Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện an dương, thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 113 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

CAO THỊ THU HẰNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN DƯƠNG,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Chuyên ngành:
Mã số:

Người hướng dẫn khoa học:

Quản lý đất đai

60.85.01.03

TS. Nguyễn Duy Bình

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Cao Thị Thu Hằng

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn
Duy Bình đã định hướng và chỉ dẫn tận tình để tơi hồn thành luận văn này. Tơi xin trân
trọng cảm ơn các thầy cô giáo khoa Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Xin trân trọng cảm ơn Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, Phịng Nơng nghiệp
huyện An Dương, Trạm Khuyến nông, khuyến ngư An Dương, UBND các xã và các hộ
dân được phỏng vấn đã tạo điều kiện để tơi nghiên cứu, hồn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tơi
trong q trình thực hiện đề tài này./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn


Cao Thị Thu Hằng

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn .......................................................................................................... ix
Thesis abstract ................................................................................................................ xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục đích và yêu cầu của đề tài........................................................................... 2

1.2.1.

Mục đích nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 2

1.2.2.


Yêu cầu của đề tài ............................................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.

Một số vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ............................................................. 3

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 3

2.1.2.

Vai trị của đất đối với sản xuất nơng nghiệp ..................................................... 6

2.1.3.

Hiện tượng suy thối đất trong sản xuất nơng nghiệp ........................................ 8

2.2.

Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả ............................. 9

2.2.1.

Nguyên lý của đánh giá đất đai. ......................................................................... 9

2.2.2.

Khái niệm hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất .................................................... 10


2.2.3.

Đặc điểm, phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .............. 13

2.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp ......................... 19

2.3.1.

Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên................................................................... 19

2.3.2.

Nhóm các yếu tố kỹ thuật canh tác ................................................................... 19

2.3.3.

Nhóm các yếu tố kinh tế - tổ chức .................................................................... 19

2.3.4.

Nhóm yếu tố xã hội .......................................................................................... 20

2.4.

Các cơng trình nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp ....................................... 21

2.4.1.


Nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới........................................... 21

2.4.2.

Nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam ........................................... 22

iii

download by :


2.4.3.

Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp của huyện An Dương ............................... 23

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 25
3.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 25

3.2.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 25

3.3.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 25

3.3.1.


Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến sử dụng
đất nông nghiệp huyện An Dương. ................................................................... 25

3.3.2.

Thực trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện An Dương .................................... 25

3.3.3.

Đánh giá hiệu quả các loại hình và các kiểu sử dụng đất nông nghiệp trên
địa bàn huyện An Dương, Hải Phịng. .............................................................. 26

3.3.4.

Xác định các loại hình sử dụng đất hiệu quả .................................................... 26

3.3.5.

Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên
địa bàn huyện An Dương, thành phố Hải Phòng. ............................................. 26

3.4.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 26

3.4.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 26


3.4.2.

Phương pháp điều tra, thu thập số liệu ............................................................. 27

3.4.3.

Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất .................................................... 27

3.4.4.

Phương pháp tính tốn, tổng hợp, phân tích số liệu ......................................... 29

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 30
4.1.

Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của huyện An Dương ................................ 30

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 30

4.1.2.

Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................................... 34

4.2.

Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện An Dương ............... 40

4.3.


Hiện trạng sử dụng đất và sản xuất nông nghiệp huyện An Dương ................. 41

4.4.

Xác định các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
An Dương ......................................................................................................... 43

4.4.1.

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ................................................................. 43

4.4.2.

Loại hình sử dụng đất ....................................................................................... 48

4.5.

Đánh giá hiệu quả các loại sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện An
Dương................................................................................................................................53

4.5.1.

Hiệu quả về kinh tế ........................................................................................... 53

4.5.2.

Hiệu quả về môi trường .................................................................................... 63

iv


download by :


4.5.3.

Hiệu quả về xã hội ............................................................................................ 69

4.6.

Đề xuất các loại sử dụng đất hiệu quả .............................................................. 77

4.6.1.

Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp của huyện An Dương ............................. 77

4.6.2.

Đề xuất những loại sử dụng đất hiệu quả ......................................................... 77

4.7.

Một số giải pháp được áp dụng cho loại sử dụng đất được đề xuất. ................ 82

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 85
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 85

5.2.


Đề nghị ............................................................................................................. 86

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 87
Phụ lục .......................................................................................................................... 90

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

CPTG

Chi phí trung gian

ĐVHC

Đơn vị hành chính

GCNQSDD


Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GPMB

Giải phóng mặt bằng

GTGT

Giá trị gia tăng

GTSX

Giá trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã

HQĐV

Hiệu quả đồng vốn

TNHH

Thu nhập hỗn hợp

UBND

Ủy ban nhân dân


vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất ....... 28

Bảng 3.2. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội............................................ 29
Bảng 4.1. Bảng hiện trạng sử dụng đất huyện An Dương............................................ 41
Bảng 4.2. Bảng biến động sử dụng đất huyện An Dương ............................................ 43
Bảng 4.3. Biến động diện tích một số loại cây trồng chính trên địa bàn huyện từ
năm 2010 – 2015 .......................................................................................... 44
Bảng 4.4. Năng suất cây trồng chính trên địa bàn huyện từ năm 2010- 2015 ............. 46
Bảng 4.5. Sản lượng cây trồng chính trên địa bàn huyện từ năm 2010 – 2015 ........... 47
Bảng 4.6. Biến động ngành chăn nuôi giai đoạn 2013 – 2015 ..................................... 48
Bảng 4.7. Các loại hình sử dụng đất chính của tiểu vùng 1 năm 2015 ........................ 52
Bảng 4.8. Các loại sử dụng đất chính của tiểu vùng 2 năm 2015 ................................ 52
Bảng 4.9. Các loại sử dụng đất chính của tiểu vùng 3 năm 2015 ................................ 53
Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất vùng 1 .................................................. 55
Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 2 ................................ 57
Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế một số cây trồng chính vùng 3 .......................................... 59
Bảng 4.13. Đánh giá chung hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 1 ............. 60
Bảng 4.14. Đánh giá chung hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 2 ............. 61
Bảng 4.15. Đánh giá chung hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 3 ............. 62
Bảng 4.16. Mức đầu tư phân bón một số cây trồng chính của huyện ............................. 66
Bảng 4.17. Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên 1 số cây trồng.......................... 68
Bảng 4.18. Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 1 ................................. 70

Bảng 4.19. Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 2 ................................. 71
Bảng 4.20. Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 3 ................................. 71
Bảng 4.21. Phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 1................. 72
Bảng 4.22. Phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 2 ......... 73
Bảng 4.23. Phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội các kiểu sử dụng đất vùng 3 ................. 74
Bảng 4.24. Đề xuất diện tích các loại sử dụng đất tiểu vùng 1 đến năm 2020 .............. 79
Bảng 4.25. Đề xuất diện tích các loại sử dụng đất tiểu vùng 2 đến năm 2020 .............. 81
Bảng 4.26. Đề xuất diện tích các loại sử dụng đất tiểu vùng 3 đến năm 2020 ............. 82

vii

download by :


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Biến động diện tích một số loại cây trồng chính trên địa bàn huyện An
Dương từ năm 2010-2015 ............................................................................. 46
Hình 4.2. Cảnh quan LUT chuyên đào ......................................................................... 55
Hình 4.3. Cảnh quan LUT 2 lúa - 1 màu ...................................................................... 56
Hình 4.4. Cảnh quan LUT chuyên màu ........................................................................ 58
Hình 4.5. Ảnh cảnh quan LUT 2 vụ lúa áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật (cấy máy) ..... 59

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Cao Thị Thu Hằng
Tên đề tài: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

An Dương, thành phố Hải Phòng.
Mã số: 60.85.01.03

Ngành: Quản lý đất đai

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiệu quả các loại sử dụng đất trên địa bàn huyện An Dương phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp hiệu quả phù hợp với các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và
điều kiện đất đai của huyện.
- Đề xuất các loại sử dụng đất hiệu quả phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng
đất ở địa phương nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trong
huyện.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng các phương pháp:
+ Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Các điểm nghiên cứu điều tra phải đại diện cho các vùng, địa hình và kinh tế xã
hội khác biệt nhau của huyện. Trên cơ sở bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện An
Dương, để đảm bảo khách quan đề tài chọn 3 xã có địa hình khác biệt nhau trong huyện
làm đại diện điều tra: xã Tân Tiến, Xã Hồng Phong, Xã Quốc Tuấn.
+ Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
- Điều tra số liệu thứ cấp: thu thập dữ liệu, số liệu thơng tin có sẵn từ các cơ
quan, phòng ban chức năng từ thành phố đến huyện.
- Điều tra số liệu sơ cấp: Trên cơ sở điều tra thu thập các thông tin đánh giá
hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất bằng phương pháp điều tra nông hộ (theo mẫu phiếu
điều tra). Điều tra 90 hộ trên 3 xã điểm, mỗi xã chọn ngẫu nhiên 30 hộ để phỏng vấn.
+ Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Hiệu quả sử dụng đất là tiêu chí đánh giá mức độ khai thác sử dụng đất và được
đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế,

- Chỉ tiêu hiệu quả môi trường
- Chỉ tiêu hiệu quả xã hội

ix

download by :


+ Phương pháp tính tốn, tổng hợp, phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê được ứng dụng để xử lý số liệu điều tra trong quá trình
nghiên cứu. Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Word, Excel.
Kết quả chính và kết luận
- Kết quả chính
+ Khái quát chung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý và
sử dụng đất của huyện An Dương
+ Xác định loại sử dụng đất trên địa bàn huyện.
+ Đánh giá hiệu quả các loại sử dụng đất dựa trên các chỉ tiêu đã đề ra.
- Kết luận
1. Huyện An Dương là huyện trọng điểm về kinh tế, là đơ thị vệ tinh phía Tây
của Hải Phịng. Huyện An Dương có tuyến dường nối liền trung tâm thành phố, có vị trí
địa lý thuận lợi giáp thành phố như Hải Dương điều kiện kinh tế, đất đai, địa hình thuận
lợi cho phát triển sản xuất nơng nghiệp theo hướng đa dạng hóa các loại sản phẩm và
thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng.
2. Huyện An Dương với diện tích đất nơng nghiệp là 5.245,47 ha chiếm
50,35% tổng diện tích tự nhiên. Nơng nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh
tế của huyện. Sự phát triển kinh tế xã hội và tốc độ đơ thị hóa đang tạo ra áp lực lớn đối
với quỹ đất của huyện, đòi hỏi trong tương lai phải có những giải pháp thích hợp, tạo
điều kiện phát triển cân đối các ngành. Đất nông nghiệp được phân bố ở vùng sinh thái
với 7 loại sử dụng đất chính với 14 kiểu sử dụng đất khác nhau.
3. Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các kiểu sử dụng đất ở tiểu vùng

trong huyện cho thấy trong 14 kiểu sử dụng đất. Trong đó:
+ Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
Tiểu vùng 1: có 7 loại sử dụng đất với 12 kiểu sử dụng đất cho hiệu quả sử dụng
đất từ trung bình đến rất cao: về hiệu quả kinh tế GTSX từ 97,55 triệu đồng đến trên 1,8
tỷ đồng/ha, TNHH từ 49,36 triệu đồng đến trên 1,3 tỷ đồng/ha, HQĐV từ 1,02 đến 10,8
lần; về hiệu quả xã hội, số công lao động từ 451 đến 3.334 cơng, GTNC từ 99,31 đến
507,91 nghìn đồng.
Tiểu vùng 2: có 5 loại sử dụng đất với 9 kiểu sử dụng đất: về hiệu quả kinh tế
GTSX từ 97,84 đến 332,80 triệu đồng/ha, TNHH từ 49,26 đến 264,45 triệu đồng/ha,
HQĐV từ 1,01 đến 12,9 lần; về hiệu quả xã hội, số công lao động từ 497 đến 1.065
cơng, GTNC từ 99,12 đến 458,31 nghìn đồng.
Tiểu vùng 3: có 2 loại sử dụng đất với 2 kiểu sử dụng đất: về hiệu quả kinh tế

x

download by :


GTSX từ 97,34 đến 285,00 triệu đồng/ha, TNHH từ 48,51 đến 263,07 triệu đồng/ha,
HQĐV từ 1,01 đến 11,99 lần; về hiệu quả xã hội, số công lao động từ 507 đến 577
cơng, GTNC từ 96,30 đến 445,91 nghìn đồng.
+ Hiệu quả môi trường: các vùng được đánh giá với LUT chun lúa, ảnh hưởng
mơi trường là trung bình. Kiểu sử dụng đất có thêm đậu tương, lạc, khoai lang, ngơ sẽ
cải thiện môi trường đất. Kiểu sử dụng đất chuyên rau ảnh hưởng xấu tới môi trườg.
LUT chuyên hoa cây cảnh ảnh hưởng trung bình, LUT cây ăn quả ảnh hưởng tốt đến
môi trường.
4. Lựa chọn các loại/kiểu sử dụng đất hiệu quả cao
- Tiểu vùng 1: chọn LUT hoa cây cảnh, LUT chuyên rau, LUT rau-màu để phát
triển mở rộng.
- Tiểu vùng 2: chọn LUT chuyên rau, LUT rau-màu để phát triển và mở rộng.

- Tiểu vùng 3: đưa giống lúa mới giống lúa cao sản để tăng năng suất cây trồng,
đưa tiến bộ khoa học mới giúp giảm chi phí, nguồn lao động.
5. Để sử dụng đất nơng nghiệp hiệu quả, nghiên cứu đề xuất các nhóm giải pháp
bao gồm: giải pháp về thực hiện quy hoạch và bố trí sản xuất theo hướng nơng nghiệp
hàng hóa; giải pháp về chính sách; giải pháp về xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở để đáp
ứng nhu cầu phát triển nơng nghiệp hàng hóa; giải pháp giảm thiểu ơ nhiễm của các cơ
sở cơng nghiệp của q trình đơ thị hóa trên địa bàn huyện, giải pháp đẩy mạnh đào tạo
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triên sản xuất nơng nghiệp hàng hóa; giải pháp về
thị trường, giải pháp về vốn.

xi

download by :


ABSTRACT THESIS
Master Candidate: Cao Thi Thu Hang
Thesis title: Evaluating the agricultural land use efficiency in An Duong
district, Hai Phong city.
Major: Land Management

Code: 60.85.01.03

Educational orgainzation: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives:
- To evaluate the efficiency of land use types used for agricultural production in
accordance with conditions of socio-economic natural conditions and land use status
conditions in An Duong district.
- To propose the effective land use to serve land use planning and improying the
efficiency of agricultural land use in the district area.

Research Methods:
The following methods is applied in this Essay:
+ Selectinh the research sites:
The research and investigation shall be conducted in some communes which have
different terrain and socio - economic conditions in the whole district. Based on the
maps of current situation of land use in An Duong district, 3 communes with different
terrain shall be selected. They are: Tan Tien Commune, Hong Phong Commune, Quoc
Tuan commune.
+ Data investigation and collection:
Secondary data collection: Collection of available data and information from the
departments, divisions of An Duong district and Hai Phong city;
Primary data collection: Collection of data and information by farmer household
investigation (Under form of farmer household investigation sheet).
90 households of 3 typical communes shall be selected for investigation, in which
30 households shall be accidentally selected for interview.
+ Evaluating the land use efficiency:
Assessing the land use effectiveness based on the socio – economic – environ
mental dimensionl.
+ Data calculation, summary and analysis:
- Statistical methods shall be applied to process the investigation data in the
research process. The collected data shall be processed by Word, Excel software.

xii

download by :


Main results and conclusions
- Main results:
+ Generalization of socio – economic and natural conditions, land management

and land use status in An Duong district
+ Determination of land use types in An Duong district
+ Assessment of land use efficiency based on the proposed criteria.
- Conclusion:
1. An Duong district's key economic district, the western satellite city of Hai
Phong. An Duong district roads connecting the city center with its favorable
geographical location bordering cities such as Hai Duong economic conditions, land,
favorable terrain for the development of agricultural production towards diversification
of the types of products and intensive cultivation, increased crop yields.
2. An Duong district with an area of 5245.47 hectares of agricultural land is
accounted for 50.35% of the total natural area. Agriculture still plays a key role in the
economic structure of the district. The socio-economic development and urbanization
rate is creating greater pressure on land in the district, demanding in the future must
have the appropriate solutions, facilitate balanced development of the sector.
Agricultural land was distributed in ecoregions with 7 main types of land use with 14
different types of land use.
3. The results of assessment of land use efficiency of land use types in the
subareas in the district showed 14 types of land use. In which:
+ Social and economic efficiency
Subarea 1: having7 land use types with 12 land use system, which giving land use
efficiency at medium to high: lever the production value from 97.55 million to over 1.8
billion / ha, Ltd the mixed income í . from 49.36 million to over 1.3 billion VND / ha;
the profit from one dong of capital is from 1.02 to 10.8 times. The althracted layboar
days/ha 451 to 3334. The layabour day income is from 99.31 to 507.91 thousand dong.
Subarea 2: having 5 land use types with 9 land use systems: the production value
is from 97.84 to 332.80 million / ha; the misied incomie is from 49.26 to 264.45, Ltd.
Million dong / ha , the profit from one dong of capital 1.01 to 12.9 times; social
efficiency, the attracted laybour days/ha is from 497 to 1,065. The laybour day in come
is 99.12 to 458.31 thousand dong.
Subrarea 3: having 2 type of land use types with 2 land use sustems: the

production value from 97.34 to 285.00 million / ha. The mixed income is from 48.51 to
263.07 million / ha. The prefit from one dong of capital is from 1.01 to 11.99 time. The

xiii

download by :


attracted laybour days/ha from 507 to 577. The laybour day in come is from 96.30 to
445.91 thousand dong.
+ The LUT of specialized rice having environmeontal efficiency at medleam
level. The soil envirionment under soybean, ground meet, sweet potato, corn ailtive –
tion is sound. The specialized vegetablr land use adyerselyaffectes on soil environment.
The LUT of specialized flower havinh environ mental efficiening at meduing lever. The
soil environment under fruir tree is sound.
4. Selecting the high effective land use types anf systems
- Subarea 1: LUT of flower and ornamental plants, specialized vegetable LUT,
LUT of vegetables – subsidiary crops for the development and expansion.
- Subarea 2: select specialized vegetable LUT, LUT vegetables - color to develop
and expand.
- Subarea 3: using new high yield rice varieties to increase crop yields, applying
new scientific advances to reduce thed costs, and labor.
5. To use agricultural land efficiently, studying and proposing solutions groups
include: Solutions to allocate land cultivation systems for agricultural production;
Solutions on mechanisms and policies in agriculture; solutions for human resource
development, science and technology; solutions on infrastructure.

xiv

download by :



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tất cả các nước trên thế giới dù ở trình độ phát triển không giống nhau
đều phải quan tâm tới việc xây dựng "một nền nông nghiệp theo quan điểm sinh
thái và phát triển lâu bền" với mục tiêu quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên,
định hướng sự thay đổi công nghệ thoả mãn liên tục các nhu cầu của thế hệ hôm
nay và mai sau.
Đất là "cơ sở của sản xuất nông nghiệp" là "tư liệu sản xuất đặc biệt" là
"đối tượng lao động độc đáo" đồng thời cũng là môi trường sản xuất ra lương
thực, thực phẩm với giá thành thấp nhất, là một nhân tố quan trọng hợp thành
mơi trường, do đó chiến lược sử dụng đất hợp lý, tất yếu phải là một phần hợp
thành của chiến lược nông nghiệp sinh thái và phát triển lâu bền của tất cả các
nước trên thế giới cũng như ở nước ta hiện nay.
Hơn 40 năm qua, công tác điều tra phân loại đất đã được tiến hành ở nước
ta với đội ngũ cán bộ chuyên môn được đào tạo theo nhiều hình thức khác nhau
và đã thu được những kết quả khá cao. Đến nay, do tình hình phát triển của nơng
nghiệp, việc khai thác sử dụng đất được mở rộng, trình độ thâm canh phát triển
cao, việc đa dạng hoá cây trồng đang được tiến hành theo cơ chế thị trường; mặt
khác tình trạng xói mịn thoái hoá đất nhiều nơi đang ở mức độ nghiêm trọng,
cho nên công tác khảo sát đất cần được phát triển một bước và cần có sự tham
gia khơng chỉ của đội ngũ chuyên gia chuyên ngành mà còn của đông đảo cán bộ
trong ngành nông nghiệp.
Huyện An Dương là huyện ven đơ của thành phố Hải Phịng có quỹ đất
cho sản xuất nông nghiệp là 5245,47 ha, những năm gần đây việc chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý đã không ngừng nâng cao được năng suất và sản
lượng các sản phẩm nông nghiệp. Để phát triển kinh tế ban lãnh đạo huyện đã
chủ trương tăng tỷ trọng ngành tiểu thủ công nghiệp – xây dựng – dịch vụ
thương mại, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu sản xuất. Vì vậy,

vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần được quan tâm hơn nữa,
đánh giá được hiệu quả sử dụng để có phương án sử dụng đất tốt nhất, đảm bảo
cho phát triển bền vững.

1

download by :


Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của vấn đề, đồng thời được sự
phân công của nhà trường, của khoa Quản lý đất đai cùng với sự hướng dẫn của
thầy giáo TS. Nguyễn Duy Bình, tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện An Dương, thành phố
Hải Phịng”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ U CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá hiệu quả các loại sử dụng đất trên địa bàn huyện An Dương
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, phù hợp với các điều kiện tự nhiên kinh tế xã
hội và điều kiện đất đai của huyện.
- Đề xuất các loại sử dụng đất hiệu quả phục vụ cho công tác quy hoạch sử
dụng đất ở địa phương.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp trong huyện.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Quán triệt quy trình, nguyên tắc và phương pháp đánh giá đất theo FAO,
áp dụng vào điều kiện thực tế của huyện An Dương để đánh giá hiệu quả sử dụng
của các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp của huyện.
- Đánh giá đúng, khách quan, khoa học và phù hợp với tình hình thực
tiễn ở địa phương.
- Thu thập số liệu một cách chính xác và tin cậy

- Các giải pháp đề xuất phải khoa học và có tính khả thi.
- Định hướng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

2

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
+ Đất đai
Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, "đất đai'' được nhìn nhận là
một nhân tố sinh thái. Đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên
của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng
đất. Những thuộc tính của đất đai bao gồm: khí hậu, thổ nhưỡng và lớp địa chất
bên dưới, thủy văn, giới động vật, thực vật và những tác động của quá khứ cũng
như hiện tại của con người.
Đất đai là sản phẩm của thiên nhiên, đất đai có những tính chất đặc trưng
riêng khiến nó khơng giống với bất kỳ một tư liệu sản xuất nào khác, đó là: đất
có độ phì, giới hạn về diện tích, có vị trí cố định trong khơng gian, và vĩnh cửu
với thời gian nếu biết sử dụng đúng.
Cho đến nay đã có nhiều nhà thổ nhưỡng, nhà quản lý đưa ra những khái
niệm, định nghĩa về đất. Khái niệm đầu tiên được nhiều người biết đến là của nhà
thổ nhưỡng Nga Đocutraiep (1897) cho rằng “Đất là một vật thể thiên nhiên cấu
tạo độc lập lâu đời do kết quả của quá trình tác động tổng hợp của 5 yếu tố hình
thành đất: sinh vật, đá mẹ, khí hậu, địa hình và thời gian” (Hội Khoa học Đất
Việt Nam, 2000).
Như vậy đất phải được xem xét trên phạm vi rất rộng bao gồm cả khơng
gian, thời gian với các thuộc tính tổng hợp của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã

hội và môi trường. Đặc điểm của đất trong nghiên cứu đánh giá đất là những
thuộc tính của đất mà chúng ta có thể đo lường hoặc ước lượng được.
+ Khái niệm đất nông nghiệp
Luật Đất đai (2013) quy định, đất nông nghiệp là đất được xác định chủ
yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như đất trồng cây hàng năm, đất trồng
cây lâu năm, đất rừng sản xuất, rừng phịng hộ, rừng đặc dụng, đất ni trồng
thuỷ sản, đất làm muối hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nơng nghiệp nghiệp (Quốc
hội nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013).
Trong nông nghiệp, đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao

3

download by :


động. Như vậy đất đai không chỉ là chỗ đứng, chỗ tựa của lao động mà còn cung
cấp dinh dưỡng nuôi cây trồng và thông qua sự phát triển của trồng trọt tạo điều
kiện cho ngành chăn nuôi phát triển. Với ý nghĩa đó, đất đai là tư liệu sản xuất
đặc biệt, là cơ sở tự nhiên sản sinh ra của cải vật chất cho xã hội. Ở nước ta với
hơn 70% dân số làm nông nghiệp nên vấn đề phát triển nông nghiệp là mặt trận
hàng đầu tạo cơ sở vững chắc cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất
nước (Theo Lê Phong Du, 2007).
+ Sử dụng đất
Đất đai là nguồn tài nguyên cơ bản cho nhiều kiểu sử dụng:
- Sử dụng trên cơ sở sản xuất trực tiếp (cây trồng, đồng cỏ và trồng rừng).
- Sử dụng cơ sở sản xuất thứ yếu/gián tiếp (chăn nuôi).
- Sử dụng vì mục đích bảo vệ (chống suy thối đất, bảo tồn đa dạng hóa
lồi sinh vật, bảo vệ các loài quý hiếm).
- Sử dụng đất theo các chức năng đặc biệt như đường sá, dân cư, công
nghiệp, an dưỡng…

Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ
người - đất trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường.
Căn cứ vào quy luật phát triển kinh tế xã hội cùng với yêu cầu không ngừng ổn
đinh và bền vững về mặt sinh thái, quyết định phương hướng chung và mục tiêu
sử dụng đất hợp lý nhất là tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công dụng của đất
nhằm đạt tới hiệu ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất. Vì vậy, sử dụng đất
thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại. Trong mỗi phương thức sản xuất
nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào
thuộc tính tự nhiên của đất đai.
Theo FAO, đất đai là nguồn tài nguyên được sử dụng cho nhiều mục đích
khác nhau :
- Sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp :
+ Sản xuất cây trồng (tạo ra các sản phẩm sơ cấp);
+ Sản xuất chăn nuôi (tạp ra các sản phẩm thứ cấp);
- Sử dụng cho mục đích bảo vệ (chống suy thoái đất, bảo tồn đa dạng hóa
lồi sinh vật, bảo vệ các lồi q hiếm);
- Sử dụng cho các mục đích khai thác khống sản;

4

download by :


- Sử dụng cho các mục đích khác: sử dụng đất theo các chức năng đặc biệt
như đường sá, dân cư, cơng nghiệp, an dưỡng, …
Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một
vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế xã hội và kỹ thuật được xác định.
Những loại hình sử dụng đất này có thể hiểu nghĩa rộng là các loại hình
sử dụng đất chính (LMU : Major type of land use), hoặc có thể được mơ tả chi
tiết hơn với khái niệm là các loại hình sử dụng đất (Land use type – LUT) và các

kiểu sử dụng đất (cơ cấu cây trồng). Cơ cấu cây trồng: là thành phần các giống
cây trồng và lồi cây được bố trí theo khơng gian và thời gian trong một
hệ thống sinh thái nông nghiệp, nhằm tận dụng hợp lý nguồn lợi tự nhiên - kinh
tế - xã hội sẵn có.
+ Hệ thống sử dụng đất (Land Use System - LUS): được xác định bởi sự
kết hợp của đơn vị bản đồ đất đai và các loại hình sử dụng đất ở hiện tại và
tương lai.
Mỗi hệ thống sử dụng đất có một hợp phần đất đai và một hợp phần
sử dụng đất đai.
LUS = LUT + LMU
- Hợp phần đất đai của LUS là các đặc tính của LMU: thời vụ cây trồng,
độ dốc , thành phần cơ giới, loại đất, chế độ tưới tiêu…
- Hợp phần sử dụng đất của LUS là sự mơ tả các LUT bởi các thuộc tính
của các LUT.
Các đặc tính của LMU và các thuộc tính của LUT đều ảnh hưởng đến
tính thích hợp của đất đai. Vì vậy trong đánh giá đất chúng ta khơng đánh giá đất
(thổ nhưỡng) hoặc sử dụng đất (cây trồng) mà là đánh giá hệ thống sử dụng đất
(Theo Đào Châu Thu, Nguyễn Khang, 1998).
+ Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một
vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế - xã
hội và kỹ thuật được xác định.
Những loại hình sử dụng đất này có thể hiểu nghĩa rộng là các loại hình
sử dụng đất chính (Major type of land use), hoặc có thể được mô tả chi tiết hơn
với khái niệm là các loại hình sử dụng đất (Land use type - LUT) và các kiểu sử
dụng đất.
+ Hiệu quả sử dụng đất

5

download by :



Hiệu quả chính là kết quả như u cầu cơng việc mang lại. Do tính chất
mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu ngày càng cao của con
người mà ta phải xem xét kết quả tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra để tạo ra kết
quả đó là bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích khơng? Chính vì thế khi đánh giá
hoạt động sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh
giá chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá
chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng là một nội dung đánh giá
hiệu quả.
Để xác định bản chất và khái niệm hiệu quả cần xuất phát từ những luận
điểm của Mac và những luận điểm lý thuyết hệ thống sau:
- Thứ nhất: Bản chất của hiệu quả là thực hiện yêu cầu tiết kiệm thời gian,
thể hiện trình độ sử dụng nguồn lực xã hội. C.Mác cho rằng quy luật tiết kiệm
thời gian là quy luật có tầm quan trọng đặc biệt tồn tại trong nhiều phương thức
sản xuất. Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật đó, nó quyết định
động lực phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện phát triển văn minh xã
hội và nâng cao đời sống của con người qua mọi thời đại.
- Thứ hai: Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã hội
là một hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con
người với con người trong quá trình sản xuất. Hệ thống sản xuất xã hội bao gồm
trong nó các q trình sản xuất, các phương tiện bảo tồn và tiếp tục đời sống xã
hội, đáp ứng các nhu cầu xã hội, nhu cầu của con người là những yếu tố khách
quan phản ánh mối quan hệ nhất định của con người đối với mơi trường bên
ngồi. Đó là q trình trao đổi vật chất giữa sản xuất xã hội và môi trường.
- Thứ ba: Hiệu quả kinh tế là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêu cuối
cùng mà là mục tiêu xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Trong quy hoạch và quản
lý kinh tế nói chung hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu vào và đầu ra, là
lợi ích lớn hơn thu được với một chi phí nhất định, hoặc một kết quả nhất định
với chi phí lớn hơn.

Như vậy bản chất của hiệu quả được xem là: Việc đáp ứng nhu cầu của
con người trong xã hội; việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực để phát
triển bền vững.
2.1.2. Vai trò của đất đối với sản xuất nơng nghiệp
Đất đóng vai trị quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài

6

download by :


người, là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. Đất vừa là đối
tượng lao động vừa là tư liệu lao động trong quá trình sản xuất. Đất là đối tượng
lao động bởi lẽ nó là nơi để con người thực hiện các hoạt động của mình tác động
vào cây trồng, vật ni để tạo ra sản phẩm. Bên cạnh đó, đất đai cịn là tư liệu lao
động trong q trình sản xuất thơng qua việc con người đã biết lợi dụng một cách
ý thức các đặc tính tự nhiên của đất như lý học, hố học, sinh vật học và các tính
chất khác để tác động và giúp cây trồng tạo nên sản phẩm.
Đất có vị trí cố định và có chất lượng khơng đồng đều giữa các vùng,
miền. Mỗi vùng đất luôn gắn liền với các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, khí
hậu, nước, thảm thực vật), điều kiện kinh tế - xã hội như (dân số, lao động, giao
thông, thị trường). Do vậy, muốn sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả cần xác định cơ
cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp trên cơ sở nắm chắc điều kiện của từng vùng
lãnh thổ.
Đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp nếu
biết sử dụng hợp lý thì sức sản xuất của đất sẽ ngày càng tăng lên. Tuy nhiên,
thực tế cũng cho thấy diện tích đất tự nhiên nói chung và đất nơng nghiệp nói
riêng có hạn và chúng khơng thể tự sinh sơi. Trong khi đó, áp lực từ sự gia tăng
dân số, sự phát triển của xã hội đã và đang làm đất nông nghiệp ngày càng bị thu
hẹp do chuyển đổi sang mục đích phi nơng nghiệp như xây dựng cơ sở hạ tầng,

các khu đô thị, khu công nghiệp… đã làm cho đất đai ngày càng khan hiếm về số
lượng, giảm về mặt chất lượng và hạn chế khả năng sản xuất. Sử dụng đất một
cách hợp lý, có hiệu quả và bền vững là một trong những điều kiện quan trọng
nhất để phát triển nền kinh tế của mọi quốc gia (Theo Đặng Kim Sơn, 2008).
Nông nghiệp là một ngành sản xuất dựa vào đất nhưng chiếm tỷ trọng
không nhỏ trong cơ cấu kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt ở các nước
đang phát triển, sản xuất nông nghiệp không chỉ đảm bảo nhu cầu lương thực,
thực phẩm cho con người mà còn tạo ra sản phẩm xuất khẩu, thu ngoại tệ cho
quốc gia. Theo đánh giá của Ngân hành thế giới, tổng sản lượng lương thực sản
xuất ra chỉ đáp ứng nhu cầu cho khoảng 6 tỷ người trên thế giới, tuy nhiên có sự
phân bổ không đồng đều giữa các vùng. Nông nghiệp sẽ phải gánh chịu sức ép từ
nhu cầu lương thực thực phẩm ngày càng tăng của con người.
Tại Việt Nam, theo số liệu của (Tổng cục Thống kê, 2013), (tiêu chí cũ
khơng có đất lâm nghiệp) diện tích đất nơng nghiệp và diện tích đất canh tác
nơng nghiệp của Việt Nam có sự biến động lớn, năm 1990 diện tích đất nơng

7

download by :


nghiệp có 9.940.000ha; diện tích đất canh tác nơng nghiệp là 8.101.500ha; bình
quân đất canh tác là 1.223m2/người; đến năm 2012 diện tích đất nơng nghiệp là
26.371.500ha; diện tích đất canh tác có 10.210.800ha; bình qn đất canh tác
1.138,21m2/người.
Đất đai là yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp, sử dụng nó có ảnh
hưởng lớn đến kết quả đầu ra và khả năng sinh lợi. Đất đai được coi là một loại
tài sản, chủ tài sản đất có quyền nhất định do luật pháp của mỗi nước quy định.
Đây là điều kiện để chủ tài sản có thể chuyển nhượng và phát huy được hiệu quả
sử dụng đất.

Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy rằng diện tích đất tự nhiên nói chung và
đất nơng nghiệp nói riêng là có hạn và chúng không thể tự sinh sôi. Trong khi đó,
áp lực từ sự gia tăng dân số, sự phát triển của xã hội đã và đang làm đất nông
nghiệp ngày càng bị thu hẹp do chuyển đổi sang mục đích phi nơng nghiệp như
xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu đô thị, khu công nghiệp … đã làm cho đất đai
ngày càng khan hiếm về số lượng, giảm về mặt chất lượng và hạn chế khả năng
sản xuất. Sử dụng đất đai một cách hợp lý, có hiệu quả là một vấn đề quan trọng
để phát triển nền kinh tế của mọi quốc gia.
2.1.3. Hiện tượng suy thoái đất trong sản xuất nơng nghiệp
* Phân bón và hố chất BVTV
Phân bón hóa học và hóa chất BVTV đã góp phần quan trọng vào tăng
năng suất cây trồng, nhưng do tình trạng lạm dụng quá mức và thiếu hiểu biết
của người dân trong việc sử dụng phân bón hố học và hóa chất BVTV đã dẫn
đến tình trạng suy thối đất nơng nghiệp (do làm giảm tính chất cơ lý của đất,
tích luỹ nhiều kim loại nặng trong đất, làm tăng độ chua của đất...) và tồn dư quá
mức hóa chất BVTV trong mơi trường đất, đặc biệt là các hóa chất BVTV nhóm
clo (DDT, 666, 2,4-D...), tác hại đến hệ sinh thái nông nghiệp.
* Các chất thải từ các hoạt động công nghiệp
Một số hoạt động công nghiệp làm phát sinh bụi, nước thải và CTR gây ô
nhiễm môi trường đất (do không được thu gom và xử lý đúng quy định) như: bụi
thải từ các nhà máy sản xuất xi măng, các cơ sở khai thác đá ... gây ô nhiễm đất
khu vực lân cận; chất thải (nước thải và CTR) từ hoạt động sản xuất thép, cơ khí,
gia cơng kim loại, sửa chữa ơtơ, xe máy... chứa nhiều kim loại nặng, dầu mỡ...;
chất thải từ quá trình sản xuất giấy và bột giấy chứa nhiều chất hữu cơ khó phân

8

download by :



huỷ, sunfua... tác hại đến vi sinh vật đất, chất lượng đất; nước thải từ các nhà
máy chế biến nông - lâm thủy hải sản như: tinh bột sắn, cao su, cà phê, bột cá...
có nồng độ chất ơ nhiễm cao.
* Các hoạt động sản xuất khác
Hoạt động khai thác khoáng sản như khoáng ilmenit chứa titan làm phát
sinh lượng lớn CTR (đất, cát) che phủ nhiều vùng đất ven bờ, làm xáo trộn tầng
đất dẫn đến tăng tốc độ ô xy hóa phèn tiềm tàng, đồng thời làm tăng xâm nhập
mặn từ biển vào các vùng khai thác làm nhiễm mặn đất và nước ngầm. Hoạt
động nuôi tôm nước lợ/mặn vùng ven bờ cũng gây ra sự nhiễm mặn đất canh tác
nông nghiệp. Sự nhiễm mặn tăng lên cũng có thể gây nhiễm phèn làm chua đất
(hay suy giảm chất lượng đất).
2.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
HIỆU QUẢ
2.2.1. Nguyên lý của đánh giá đất đai.
Nguyên lý 1: Khả năng thích hợp đất đai phải được đánh giá và phân hạng
cho một loại sử dụng chuyên biệt.
Nguyên lý 2: Đánh giá đòi hỏi phải có sự so sánh về lợi nhuận có được và
mức đầu tư cần thiết cho từng kiểu sử dụng đất đai khác nhau.
Nguyên lý 3: Đánh giá đất đai đòi hỏi phải đa ngành.
Nguyên lý 4: Đánh giá cần phải chú ý và đứng trên quan điểm sự ảnh
hưởng và liên quan các yếu tố về môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội đến vùng
đang nghiên cứu.
Nguyên lý 5: Đánh giá phải xây dưng trên nền tảng tính bền vững.
Nguyên lý 6: Đánh giá tích hợp thường phải so sánh nhiều kiểu sử dụng
với nhau.
+ Các loại sử dụng đất cần được mô tả và định rõ các thuộc tính về kỹ
thuật, kinh tế, xã hội.
- So sánh các LUT khác nhau trong vùng nghiên cứu, mức độ thích hợp
của đấtđaiđượcđánh giá và phân hạng cho các LUTcụthể.
+ Việc đánh giá khả năng thích hợp của đất đai yêu cầu có sự so sánh

hiệu quả kin tế giữa các LUT về lợi nhuận thu được và đầu tư cần thiết ( về phân
bón, lao động, thuốc trừ sâu, máy móc, vv...).

9

download by :


Đối với đất nơng nghiệp
- Mức độ thích hợp của đất đai được đánh giá và phân hạng cho các
loạihình sử dụng đất (các LUT) cụ thể.
- Việc đánh giá đòi hỏi sự so sánh giữa lợi nhuận thu được và đầu tư cần
thiếttrên các loại đất khác nhau.
- Yêu cầu phải có quan điểm tổng hợp, nghĩa là phải có sự phối hợp và
tham gia đầy đủ của các nhà nông học, lâm nghiệp, kinh tế và xã hội học.
- Việc đánh giá đất phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
của vựng, khu vực đất nghiên cứu.
Khả năng thích hợp đưa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở bề vững, các
nhân tố sinh thái trong sử dụng đất phải được xây dựng để quyết định (Đào Châu
Thu và Nguyễn Khang, 1999)
* Các phương pháp đánh giá đất đai theo FAO
Sự liên hệ giữa những khảo sát tài nguyên và phân tích kinh tế - xã hội
cũng như đối chiếu với cách thức mà các loại hình sử dụng đất được xây dựng cụ
thể tiến hành theo phương pháp 2 bước (Two Stage) hoặc phương pháp song
song (Paralell)
- Phương pháp 2 bước: bao gồm bước thứ nhất chủ yếu là đánh giá điều
kiện tự nhiên,sau đó là bước thứ 2 bao gồm những phân tíchvề kinh tế-xã hội.
- Phương pháp song song: Trong phương pháp này, sự phân tích mối liên
hệ giữa đất đai và loại hình sử dụng đất được tiến hành đồng thời với phân tích
kinhtế - xã hội (Theo Đào Châu Thu và Nguyễn Khang,1999).

2.2.2. Khái niệm hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất
* Khái niệm hiệu quả:
Bản chất của hiệu quả được hiểu như sau:
- Việc đáp ứng nhu cầu của con người trong đời sống xã hội
- Việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực để phát triển lâu bền.
Theo các nhà khoa học kinh tế Smuel-Norhuas; “Hiệu quả khơng có
nghĩa là lãng phí. Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội.
Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng số lượng một loại hàng hố
này mà khơng cắt giảm số lượng một loại hàng hoá khác” (Theo Vũ Thị
Phương Thuỵ, 2000).

10

download by :


×