Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Nghiên cứu kiến trúc hướng dịch vụ SOA và ứng dụng xây dựng hệ thống giao tiếp thiết bị truy nhập mạng băng rộng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1015.06 KB, 22 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG







HOÀNG QUỐC KHÁNH



NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC HƯỚNG DỊCH VỤ SOA VÀ ỨNG DỤNG
XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIAO TIẾP THIẾT BỊ TRUY NHẬP MẠNG BĂNG
RỘNG



Chuyên nghành: Kỹ thuật Viễn thông
Mã số: 60.52.02.08





TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ








HÀ NỘI – 2013

1




Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG



Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Văn Võ

Phản biện 1: ……….……………………………… …………………

Phản biện 2: ……………….….……………………….………………



Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện
Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc: …… giờ ……. ngày ……. tháng …… năm ………
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông




2


MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây với sự phát triển nhanh chóng, vượt bậc của các công
nghệ truy nhập băng rộng (xDSL, FTTx) và các dịch vụ mới (VoIP, IPTV, VoD) với yêu
cầu về băng thông kết nối tới các thiết bị truy nhập (IP DSLAM, L2SW, MSAN …) ngày
càng cao, đã thúc đẩy các nhà cung cấp dịch vụ phải phát triển một nền tảng cơ sở hạ tầng
viễn thông có khả năng đáp ứng và có tính mở rộng.
Hiện nay phần đa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông vẫn thực hiện việc
khai bao thiết lập dịch vụ cho các thuê bao băng rộng chủ yếu được thực hiện qua giao diện
dòng lệnh (command line) thông qua cổng Console trên thiết bị truy nhập hoặc Telnet
(TErminaL NETwork) từ xa. Do thực hiện khai báo qua giao diện dòng lệnh rất chậm và dễ
bị nhầm lẫn vì phải ghõ từng lệnh trực tiếp từ bàn phím. Vì vậy sẽ tiện lợi hơn rất nhiều nếu
ta có thể tự động hóa các công việc Telnet khai báo cấu hình thiết bị truy nhập.
Kiến trúc hướng dịch vụ SOA (Service Oriented Architecture) như là giải pháp tối ưu
để tích hợp các dịch vụ viễn thông và các nhà cung cấp. Nó cho phép cung cấp những dịch
vụ có tính đầy đủ nhất đối với nhu cầu của người sử dụng, vấn đề tích hợp được đặt ra để
cho phép các ứng dụng, thiết bị riêng lẻ có thể tích hợp với nhau trong các quy trình nghiệp
vụ và không chỉ giới hạn trong các doanh nghiệp viễn thông mà còn có khả năng tích hợp
với các quy trình của khách hàng và đối tác bên ngoài.
Trước nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp viễn thông trong việc nâng cao chất
lượng quản lý, khai thác và vận hành các dịch vụ, học viên đề xuất việc “Xây dựng hệ
thống giao tiếp thiết bị truy nhập mạng băng rộng” dựa trên kiến trúc hướng dịch vụ.
Nội dung và mục tiêu của luận văn gồm 3 phần chính:
Chương 1: Kiến trúc hướng dịch vụ SOA. Giới thiệu tổng quát về kiến trúc hướng
dịch vụ SOA, những đặc điểm chính và lợi ích của kiến trúc SOA.
Chương 2: Các phương pháp tiếp cận trong triển khai SOA và quy trình phát triển
ứng dụng theo mô hình SOA. Từ đó xác định được tuỳ vào từng hệ thống mà việc xây dựng
kiến trúc hướng dịch vụ có thể sử dụng phương pháp phù hợp.

Chương 3: Phân tích và thiết kế hệ thống giao tiếp thiết bị truy nhập mạng băng rộng.
Đặt vấn đề và mô tả các yêu cầu của hệ thống với các chức năng cơ bản như kết nối với
thiết bị, thiết lập thông số cho các dịch vụ băng rộng…
3


Từ đó, hướng nghiên cứu đề tài có thể xem là giải pháp để xây dựng hệ thống tự
động hoá trong việc cung cấp dịch vụ băng rộng trong các doanh nghiệp viễn thông.
4


CHƯƠNG 1. KIẾN TRÚC HƯỚNG DỊCH VỤ SOA
Trong chương 1 của luận văn sẽ trình bày tổng quan về SOA, kiến trúc tổng thể của
SOA để từ đó thấy được những lợi ích và đặc điểm cơ bản của SOA.
1.1 Định nghĩa SOA và các khái niệm
Kiến trúc hướng dịch vụ (SOA – Service Oriented Architecture) là chủ đề mới trong
lĩnh vực công nghệ thông tin và được sự quan tâm của nhiều nhà cung cấp dịch vụ Công
nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông lớn trên thế giới như IBM, HP, BEA, Oracle, SAP
và Microsoft
SOA có thể xây dựng và thực thi các hệ thống CNTT một cách dễ dàng và nhanh
chóng bằng cách trực tiếp đáp ứng và tiếp cận các mục đích của một tổ chức. SOA tích hợp
quy trình nghiệp vụ và CNTT vào một framework mở, ở đó người ta có thể thêm vào các
dịch vụ.
1.1.1 Service là gì?
Là thao tác nghiệp vụ đơn giản, được thực hiện lặp lại nhiều lần. Service cung cấp
một giá trị hay một nội dung xác định, có thể là dịch vụ hay chức năng. VD: tra cứu thuê
bao, mở tài khoản mới, hay truy cập 1 thực thể trong CSDL.
Ta có thể hình dung service như sau:

Hình 1-1: Mô tả định nghĩa service

5


Mỗi service có thể chỉ là một công việc (task) được thực hiện bởi một cá nhân hay là
một quy trình con hoặc cũng có thể là toàn bộ một quy trình logic, được viện dẫn đến nhiều
lần.
1.1.2 Hướng “service”
Cách thức phân tích, thiết kế xây dựng các ứng dụng phần mềm lấy service làm trung
tâm, làm thành phần cơ bản, cốt lõi. Việc xây dựng các ứng dụng phần mềm hướng dịch vụ
thực hiện bằng cách phân tích, thiết kế và lắp ráp các service với nhau.
1.1.3 Kiến trúc hướng dịch vụ SOA
Trong vài năm gần đây SOA đã bắt đầu được nhắc đến nhiều hơn và có rất nhiều
khái niệm SOA được biết đến như:
+ SOA - mô hình kiến trúc hướng dịch vụ là tập hợp của các Service, ở đó chúng
giao tiếp với nhau.
+ SOA là một cấu trúc tích hợp các service lại với nhau.
+ SOA được hiểu là một cấu trúc hỗ trợ cho việc giao tiếp giữa các service, dựa trên
các nội dung chính về các ứng dụng frontend, dịch vụ, kho lưu trữ dịch vụ, và các kết nối
dịch vụ.
+ SOA được hiểu là framework (nền tảng) cho việc xây dựng và tích hợp các quy
trình nghiệp vụ, các ứng dụng dưới sự hỗ trợ của cơ sở hạ tầng CNTT.
+ Theo khái niệm của IBM thì: SOA là kiến trúc hướng dịch vụ cho phép khả năng
linh hoạt trong việc thể hiện các thành phần của quy trình nghiệp vụ và cơ sở hạ tầng
CNTT, có thể được tái sử dụng và kết hợp với nhau.
Ngoài ra, tài liệu “Enterprise SOA - SOA Best Practices” trình bày định nghĩa SOA thông
qua 4 thành phần cơ bản như sau: Kiến trúc hướng dịch vụ SOA là kiến trúc công nghệ
thông tin của doanh nghiệp bao gồm 4 thành phần: application frontends, service, service
repository và service bus. Trong đó, một service bao gồm contract, 1 hoặc nhiều interface và
implementation
6




Hình 1-2: Các thành phần trong định nghĩa SOA
Application frontend (Các ứng dụng giao tiếp với người dùng): là ứng dụng giao tiếp
với người sử dụng. Chúng khởi tạo và điều khiển các hoạt động của hệ thống phần mềm
doanh nghiệp.
Service (Dịch vụ): là thành phần phần mềm thực hiện một chức năng riêng biệt, độc
lập. Bao gồm cài đặt cụ thể để cung cấp logic nghiệp vụ, dữ liệu được thực hiện bằng các
ngôn ngữ và kỹ thuật lập trình khác nhau.
Service repository (Kho lưu trữ các service): cung cấp khả năng lưu trữ, tìm kiếm các
services và có được các thông tin mô tả và sử dụng service từ service contract.
Service bus: Thành phần cung cấp khả năng kết nối linh hoạt, lỏng lẻo các thành
phần tham gia SOA, bao gồm các services và các ứng dụng không đồng nhất.
1.1.4 Kiến trúc tổng thể SOA
Để có cái nhìn tổng quát về SOA, chúng ta cùng tìm hiểu kiến trúc tổng thế của nó.
Kiến trúc SOA là một kiểu kiến trúc phân tầng, được thể hiện qua hình vẽ sau:
7



Hình 1-3: Kiến trúc tổng thể SOA
Nhìn từ dưới lên ta có thể thấy được kiến trúc SOA như sau:
- Tầng dưới cùng là tầng chứa các ứng dụng con trong hệ thống CNTT của doanh
nghiệp.
- Tầng phía trên nó là tầng chứa service thực thi.
- Tầng tiếp theo là tầng Orchestration (kết hợp) là sự kết hợp các service thực thi theo
một quy trình.
- Tầng trên của tầng Orchestration là tầng chứa các service nghiệp vụ.
- Tầng trên của tầng các service nghiệp vụ thể hiện toàn bộ quy trình hay luồng công

việc của hệ thống doanh nghiệp.
- Tầng trên cùng trong kiến trúc SOA là tầng các ứng dụng front-end.
1.2 Những đặc điểm và lợi ích của SOA
1.2.1 Các đặc điểm của kiến trúc SOA
- Tăng khả năng cộng tác.
- Tăng cường tính mềm dẻo của quy trình nghiệp vụ.
- Cung cấp thống nhất thao tác truy cập dữ liệu.
- Tăng cường khả năng kết nối không đồng nhất.
- Tăng khả năng tái sử dụng các services.
8


1.2.2 Lợi ích của kiến trúc SOA
Với các đặc điểm trên của kiến trúc hướng dịch vụ SOA, kiến trúc SOA sẽ mang lại
cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích khi doanh nghiệp triển khai thành công kiến trúc này:
Về công nghệ thông tin
- Giảm thời gian và công sức xây dựng lại ứng dụng phần mềm.
- Tăng tính linh hoạt để thay đổi hoạt động của hệ thống phức.
- Giảm thiểu chi phí về thời gian, nhân lực, vật lực để bảo trì các ứng dụng phần mềm.
- Giảm thiểu rủi ro đối với các dự án lớn, phức tạp.
Về quy trình nghiệp vụ
- Mềm dẻo trong việc xây dựng quy trình nghiệp vụ.
- Tăng cường khả năng trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp và các khách hàng và đối
tác thương mại.
- Dễ dàng và nhanh chóng cải tiến quy trình nghiệp vụ, góp phần nâng cao hiệu quả
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3 Kết chương
Kiến trúc công nghệ thông tin ngày càng là một thành phần thân thiết trong doanh
nghiệp. Cũng bởi vậy, nên càng ngày, các thành phần phần mềm của ứng dụng được module
hóa càng nhỏ càng tốt và khả năng tái sử dụng càng ngày được doanh nghiệp mong muốn

tăng cường. Và do đó, SOA là kiến trúc công nghệ thông tin đang được các doanh nghiệp
trong nước cũng như thế giới quan tâm, nghiên cứu và triển khai ứng dụng.

9


CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG THEO MÔ HÌNH
SOA
Trong chương này sẽ đưa ra hai phương pháp tiếp cận:
1. Phương pháp tiếp cận Bottom-up (từ dưới lên): xuất phát từ thực trạng của hệ thống
hiện có.
2. Phương pháp tiếp cận Top-down (từ trên xuống): xuất phát từ yêu cầu nghiệp vụ.
2.1 Các phương pháp tiếp cận trong triển khai SOA
2.1.1 Cách tiếp cận Bottom-up (từ dưới lên)
Phương pháp này dựa trên việc phân tích tình trạng, các tài nguyên có sẵn của hệ
thống hiện có và tái sử dụng lại những thành phần này trong việc xây dựng các dịch vụ mới.
Sau khi có được các dịch vụ từ những thành phần đó, ta có thể cải tiến chất lượng dịch vụ
hoặc tổ hợp các dịch vụ lại để tạo ra những dịch vụ cao cấp hơn hay còn gọi là các dịch vụ
tổ hợp.
Các thành phần chính của các tổ chức hiện nay được xây dựng trên các service như
Web service theo một tiến trình tương tự như sau:

Hình 2-1: Các bước cơ bản trong tiến trình bottom-up.
- Bước 1: Model application services
Kết quả của giai đoạn này là sự định nghĩa của các yêu cầu ứng dụng được thoả mãn
thông qua việc sử dụng Web service.

10



- Bước 2: Design application services
Một vài các dịch vụ ứng dụng được mô hình hoá trong bước 1 có thể được trình bày
thành bản thiết kế. Các dịch vụ có thể cung cấp thêm vào cho thiết kế.
- Bước 3: Deploy application services
Các dịch vụ ứng dụng được phát triển theo sự mô tả dịch vụ và bản thiết kế chi tiết
ứng dụng.
- Bước 4: Test services
Các dịch vụ, môi trường kết hợp của chúng và logic của những hệ thống cũ sẽ được
kiểm tra để đảm bảo chắc chắn rằng xử lý các yêu cầu là phù hợp.
- Bước 5: Deploy services
Những giải pháp và các dịch vụ ứng dụng của nó sẽ triển khai thành sản phẩm.
2.1.2 Cách tiếp cận Top-down (từ trên xuống)
Trong xây dựng một hệ thống SOA, top-down là chiến lược lấy xuất phát điểm là các
yêu cầu nghiệp vụ, sau đó xác định các yêu cầu chức năng, các tiến trình nghiệp vụ đi tới
xác định các thành phần, các dịch vụ … của hệ thống.

Hình 2-2: Các bước cơ bản trong tiến trình top-down.
- Bước 1: Define relevant ontology
Bước này là để xác định, phân loại các tập thông tin được xử lý bởi các cơ cấu tổ
chức của hệ thống.
11


- Bước 2: Align relevant business models (including entity models)
Sau khi ontology được thiết lập, sự tồn tại các mô hình nghiệp vụ có thể cần thay đổi
(hay tạo ra) để thể hiện các từ vựng bằng cách cung cấp ontology trong các thuật ngữ mô
hình nghiệp vụ.
- Bước 3: Perform service-oriented analysis
Xác định các dịch vụ và hướng tiếp cận cho các dịch vụ, mô hình hoá các dịch vụ.
- Bước 4: Perform service-oriented design

Thực hiện thiết kế hướng dịch vụ.
- Bước 5: Develop services
Phát triển các dịch vụ theo yêu cầu. Các dịch vụ được phát triển theo những bản thiết
kế kỹ thuật tương ứng với các đặc tả dịch vụ được tạo ra ở bước 4.
- Bước 6: Test service operations
Giai đoạn kiểm thử được yêu cầu cho tất cả quá trình hoạt động của dịch vụ và quá
trình kiểm tra phải thực hiện đảm bảo chất lượng.
- Bước 7: Deploy service
Quan tâm tới vấn đề thực thi, xác định tiềm năng tương lai sử dụng lại của dịch vụ.
2.2 Các phương pháp tiếp cận trong triển khai SOA
Tổng quan lại, mô hình chuẩn của chu trình phát triển một ứng dụng SOA gồm 5 pha:
Mô hình hóa, tích hợp, triển khai, quản lý và giám sát điều khiển (Govern), nhưng thực tế
chỉ có 4 pha quan trọng nhất. Khi nghiên cứu chu trình SOA, cần phải chú ý:
- Đầu tiên là sự tương tác giữa các thành phần của nó, cụ thể 4 pha chính: mô hình
hóa, tích hợp, triển khai và quản lý không bao giờ kết thúc. Chúng ta có thể bắt đầu tại bất
kỳ điểm nào trên chu trình đó, hầu hết điểm bắt đầu là giai đoạn mô hình hóa hoặc giai đoạn
tích hợp. Governance không nằm trong chu trình nhưng lại có chức năng điều khiển và quản
lý tất cả các bước trong chu trình đó.
12



Hình 2-3: Chu trình phát triển một ứng dụng SOA.
Từ các pha trên, phân tích chi tiết việc xây dựng hệ thống SOA được thực hiện qua 6
bước sau đây:

Hình 2-4: Các bước cơ bản trong xây dựng hệ thống SOA.
- Bước 1: Service-oriented analysis (Phân tích hướng dịch vụ)
Đây là giai đoạn đầu để quyết định phạm vi của hệ thống SOA. Hệ thống gồm những
dịch vụ nào? Tầng dịch vụ là được lược đồ hoá ra (mapped out), và chia dịch vụ ra thành

các mô hình, bao gồm hệ thống SOA sơ bộ.


13


- Bước 2: Service-oriented design (Thiết kế hướng dịch vụ)
Đây là giai đoạn có sự kết hợp chặt chẽ về sự thoả hiệp của doanh nghiệp và nguyên
lý hướng dịch vụ thành quy trình thiết kế dịch vụ.
- Bước 3: Service development (Phát triển dịch vụ)
Trong bước này là giai đoạn xây dựng thực tế. Ở đây vấn đề về nền tảng phát triển đi
vào hoạt động, không quan tâm tới nó là loại dịch vụ nào.
- Bước 4: Service testing (Kiểm thử dịch vụ)
- Bước 5: Service deployment (Triển khai dịch vụ)
Giai đoạn thực thi này đưa đến việc cài đặt và cấu hình cho các thành phần phân tán,
các giao diện dịch vụ.
- Bước 6: Service administration (Quản trị dịch vụ)
Sau khi các dịch vụ được triển khai, vấn đề quản lý các ứng dụng trở thành hàng đầu,
mối quan tâm cho hệ thống phân tán, và các ứng dụng dựa trên các thành phần (component-
based applications) và việc xem xét chúng như các dịch vụ trong một tổng thể.
2.3 Kết chương
Một số hệ thống cũ muốn nâng cấp hay tích hợp thêm một số dịch vụ hoặc tổ hợp lại
với nhau thành một hệ thống lớn thường sử dụng phương pháp bottom-up để tận dụng cơ sở
hạ tầng có sẵn và tiết kiệm chi phí. Còn hầu hết những hệ thống lớn hiện nay đi vào xây
dựng đều theo định hướng SOA và áp dụng phương pháp top-down, nhằm mục đích đảm
bảo khả năng mở rộng và thường xuyên thay đổi các yêu cầu với hệ thống.
14


CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG GIAO TIẾP THIẾT BỊ

TRUY NHẬP MẠNG BĂNG RỘNG
Sau quá trình nghiên cứu, tìm hiểu lý thuyết về kiến trúc dịch vụ SOA, học viên đã
bắt tay tìm hiểu cách thức xây dựng một ứng dụng theo kiến trúc này và trong phần này sẽ
thực hiện phân tích, thiết kế hệ thống giao tiếp thiết bị truy nhập băng rộng theo kiến trúc
hướng dịch vụ SOA.
3.1 Đặt vấn đề
Hiện nay việc khai bao thiết lập (mở/cắt) dịch vụ cho các thuê bao băng rộng (HIS,
IPTV…) trên L2SW-Huawei tại một số doanh nghiệp viễn thông chủ yếu được thực hiện
qua giao diện dòng. Do đó việc thực hiện khai báo qua giao diện dòng lệnh rất chậm và dễ
bị nhầm lẫn vì phải ghõ từng lệnh trực tiếp từ bàn phím. Vì vậy sẽ tiện lợi hơn rất nhiều nếu
ta có thể tự động hóa các công việc.
Một vấn đề nữa là việc áp dụng và khai thác các quy trình nghiệp vụ không thực hiện
một cách liên tục mà bị phân thành nhiều đoạn khác. Chính vì vậy, với việc áp dụng kiến
trúc SOA sẽ mô hình hoá quy trình nghiệp vụ (mở/cắt) dịch vụ thành một luồng nghiệp vụ
có thể thực hiện độc lập và kết hợp với các luồng nghiệp vụ khác trong hoạt động điều hành
sản xuất của doanh nghiệp viễn thông.
Với những tồn tại trên và dựa trên kiến trúc kiến trúc hướng dịch vụ SOA tìm hiểu
được học viên xây dựng hệ thống giao tiếp thiết bị L2SW quản lý khai báo thiết lập
(mở/cắt) dịch vụ cho các thuê bao băng rộng.
3.2 Mô tả yêu cầu của hệ thống
Hệ thống giao tiếp với L2SW tự động hóa việc TELNET khai báo thiết lập (mở/cắt)
dịch vụ cho thuê bao băng rộng, không phải ghõ lệnh lệnh dài dòng. Mục đích dùng để quản
lý, khai thác, vận hành hệ thống L2SW.
Người sử dụng đưa vào lệnh và số liệu, chương trình Telnet ở máy khách (client
Telnet) sẽ chuyển lệnh và số liệu đến chương trình Telnet trên máy chủ (server telnet) tương
ứng. Server telnet xử lý và gửi kết quả trở lại cho Client Telnet.
3.3 Mô hình nghiệp vụ
Sau khi nhận được yêu cầu mở/cắt dịch vụ của bộ phận tiếp nhận chuyển đến bộ
phận kỹ thuật thực hiện:
15



3.3.1 Thiết lập dịch vụ (mở dịch vụ)
- Khảo sát các thông tin về kết cuối gần thuê bao nhất, cấp các thông số cáp: kết cuối,
jumper vào, cáp gốc, đôi cáp gốc , các thông số tổng đài: L2SW, slot, port.
- Telnet vào L2SW đã khảo sát, kiểm tra, lựa chọn và tạo C-VLAN dịch vụ chưa sử
dụng (còn trống) theo quy hoạch.
- Đấu đây nhảy nối Port vừa khai báo với ODF của tuyến cáp đã thông tuyến đến nhà
thuê bao.
- Thực hiện kiểm tra trên L2SW qua Telnet tình trạng hoạt động của Port vừa khai báo
và đấu.
- Kiểm tra chất lượng dịch vụ tại nhà thuê bao và bàn giao dịch vụ cho khách hàng.
3.3.2 Cắt dịch vụ (huỷ dịch vụ)
- Kiểm tra thông tin khách hàng như: L2SW, Port… đang cung cấp dịch vụ cho khách.
- Telnet vào L2SW đang cung cấp dịch vụ cho khách, vào interface Port đang kết nối
với thiết bị đầu cuối khách hàng xóa các thông tin trước đây đã khai báo dịch vụ cho khách
hàng.
- Tháo đây nhảy nối Port vừa khai báo với ODF của tuyến cáp đã thông tuyến đến nhà
thuê bao


16


3.4 Phân tích hệ thống
3.4.1 Biểu đồ usecase tổng quát

Hình 3-1: Biểu đồ Usecase tổng quát hệ thống

3.4.2 Phân rã Usecase

3.4.2.1 Quản lý L2SW
3.4.2.2 Quản lý người dùng
3.4.2.3 Khoá/mở port

17


3.5 Thiết kế hệ thống
3.5.1 Biểu đồ tuần tự cho chức năng quản lý L2SW
3.5.2 Biểu đồ tuần tự cho chức năng quản lý người dùng
3.5.3 Biểu đồ tuần tự cho chức năng mở/khoá port

Hình 3-2: Biểu đồ tuần tự chức năng mở/khoá Port.
3.6 Demo thử nghiệm hệ thống
Dựa vào các phân tích và thiết kế hệ thống, học viên đã xây dựng chức năng cơ bản
của hệ thống thông qua Webservice thực hiện mở/cắt port.
18


3.6.1 Service kích hoạt port

Hình 3-3: Chức năng kích hoạt Port thông qua Webservice.
3.6.2 Service khoá port

Hình 3-4: Chức năng khoá Port thông qua Webservice.
19


3.7 Kết chương
Với việc phân tích và thiết kế hệ thống giao tiếp với thiết bị băng rộng dựa trên kiến

trúc hướng dịch vụ SOA đã giúp cho quá trình tự động hoá các quy trình cung cấp dịch vụ
băng rộng, việc khai báo thiết lập (mở/cắt) dịch vụ cho các thuê bao HSI, IPTV được thực
hiện nhanh chóng chính xác, đảm bảo việc cung cấp dịch vụ và chăm sóc khách hàng tốt
nhất.
















20


KẾT LUẬN KHUYẾN NGHỊ
Kiến trúc hướng dịch vụ SOA bao gồm các services nghiệp vụ độc lập, không đồng
nhất được kết hợp với nhau trong quy trình nghiệp vụ linh hoạt mềm dẻo - hiện đang là cầu
nối giữa nhu cầu thay đổi vô hạn của doanh nghiệp với hữu hạn về tài nguyên của mình. Do
đó, SOA là kiến trúc công nghệ thông tin đang được các doanh nghiệp trong nước cũng như
thế giới quan tâm, nghiên cứu và triển khai ứng dụng.
Trong thời gian thực hiện đề tài, bên cạnh hoạt động tìm hiểu và nghiên cứu cụ thể về

các khía cạnh kỹ thuật kiến trúc hướng dịch vụ SOA, học viên đã bắt tay thực hành các lý
thuyết đó bằng việc phân tích, thiết kế và thử nghiệm phát triển một sản phẩm phần mềm
theo hướng dịch vụ. Kết hợp giữa lý thuyết và thực hiện, học viên đã hiểu sâu hơn về kiến
trúc hướng dịch vụ SOA, thực tiễn khai thác và quản lý dịch vụ viễn thông trong các doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ.
Học viên cũng nhận thấy rằng việc xây dựng và chuyển đổi các ứng dụng phần mềm
trong doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sang kiến trúc SOA là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên,
trong quá trình nghiên cứu và xây dựng ứng dụng mẫu học viên gặp những khó khăn và
khuyến nghị hướng phát triển tiếp theo.
Những khó khăn trong quá trình nghiên cứu và xây dựng ứng dụng:
 Tìm hiểu nhu cầu thực tiễn trong khai thác và quản lý dịch vụ tại doanh nghiệp
chưa nhiều
 Quá trình thử nghiệm ứng dụng cần có phòng lab để thực hiện
 Thời gian nghiên cứu về công nghệ còn hạn chế
Kiến nghị hướng phát triển tiếp theo:
 Tìm hiểu và lựa chọn giải pháp hỗ trợ SOA để làm nền tảng cơ sở hạ tầng và các
công cụ phát triển ứng dụng phần mềm.
 Ứng dụng mẫu có thể khai thác thực tế tại các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
viễn thông.
 Ứng dụng có khả năng tích hợp với các hệ thống khác được thiết kế theo SOA.
 Phát triển và mở rộng thêm nhu cầu khai thác ứng dụng.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Quyết định số 1792/QĐ-VNPT-VT (2010), Quy định quản lý và khai thác Dịch vụ truy
nhập Internet tốc độ cao của VNPT.
2. Tài liệu nội bộ Kỹ năng cấu hình các dịch vụ băng rộng của VNPT.

Tiếng Anh
1. Service-Oriented Architecture: Concepts, Technology, and Design By Thomas Erl
2. Enterprise SOA – Service Oriented Architecture Best Pratices – Dirk Krafzig, Karl
Banke, Dirk Slama
3. Hartwig Gunzer (2002), Introduction to Web Services.
4. Rick Robinson, Enterprise Service Bus Patterns.
5. Thomas Erl, Service Oriented Architecture.
6.
5f5e5c59575f58
7.


×