Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sản xuất rau trên vùng đất cát tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 118 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THỊ THU HÀ

ĐÁNH GIÁ SẢN XUẤT RAU
TRÊN VÙNG ĐẤT CÁT TỈNH HÀ TĨNH

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Đỗ Kim Chung

Mã số:

60 34 04 10

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng


năm 2016
Tác giả luận văn

Trần Thị Thu Hà

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới GS.TS. Đỗ Kim Chung đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn kinh tế Nơng nghiệp và chính sách, Khoa kinh tế và phát triển nông thôn Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài
và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức ... (cơ quan nơi thực
hiện đề tài) đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.

Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Thị Thu Hà

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... I
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ II
Mục lục .......................................................................................................................... III
Danh mục các từ viết tắt .................................................................................................. V
Danh mục bảng ............................................................................................................... VI
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... VIII
Thesis abstract ………………………………………………………………………….xi
Phần 1.
1.1.
1.2.
1.2.1.
1.2.2.
1.3.
1.3.1.
1.3.2.

Mở đầu ............................................................................................................... 1

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 2
Mục tiêu chung ................................................................................................... 2
Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3
Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3
Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

Phần 2.
2.1.
2.1.1.
2.1.2.
2.1.3.
2.1.4.
2.2.
2.2.1.
2.2.2.
2.2.3.
2.2.4.

Cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá sản xuất rau trên vùng đất cát ....... 4
Cơ sở lý luận về đánh giá sản xuất rau trên vùng đất cát ................................... 4
Bản chất đánh giá sản xuất rau ........................................................................... 4
Đặc điểm sản xuất rau trên đất cát ...................................................................... 8
Nội dung nghiên cứu đánh giá sản xuất rau trên đất cát ven biển .................... 10
Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất rau ............................................................ 14
Cơ sở thực tiễn về đánh giá sản xuất rau .......................................................... 16
Kinh nghiệm sản xuất rau của một số nước trên thế giới ................................. 16
Kinh nghiệm sản xuất rau của việt nam ........................................................... 18
Bài học sản xuất rau trên cát ở tỉnh Hà Tĩnh ………………………………….20

Các bài học kinh nghiệm từ nghiên cứu sản xuất rau trên thế giới và ở
Việt Nam........................................................................................................... 21

Phần 3.
3.1.
3.1.1.
3.1.2.
3.2.
3.2.1.
3.2.2.
3.2.3.

Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ........................................... 23
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 23
Điều kiện tự nhiên tỉnh hà tĩnh ........................................................................ 23
Điều kiện kinh tế- xã hội tỉnh hà tĩnh ............................................................... 29
Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 34
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 34
Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 34
Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 36

iii

download by :


3.2.4.
3.2.5.

Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 36

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 37

Phần 4.
4.1.
4.1.1.
4.1.2.
4.1.3.
4.1.4.
4.2.
4.2.1.
4.2.2.
4.2.3.
4.2.4.
4.2.5.
4.2.6.
4.3.
4.3.1.
4.3.2.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 41
Đánh giá sản xuất rau trên đất cát và sản xuất rau thông thường của hộ dân........ 41
Giới thiệu dự án sản xuất rau trên đất cát ven biển .......................................... 41
Công tác triển khai sản xuất rau trên đất cát ..................................................... 48
Kết quả thực hiện sản xuất rau trên đất cát ven biển ........................................ 51
Đánh giá về kết quả thực hiện sản xuất rau trên đất cát ................................... 54
Yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất rau trên đất cát................................................ 72
Ảnh hưởng của trình độ học vấn và trình độ kỹ thuật của chủ hộ .................... 72
Ảnh hưởng của quy mô sản xuất đến khả năng nhân rộng mơ hình................. 73
Năng lực của đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở ............................................. 74
Ảnh hưởng của nguồn lực lao động nông nghiệp của hộ ................................. 75

Ảnh hưởng các yếu tố về cơ chế, chính sách .................................................... 76
Ảnh hưởng một số yếu tố khác ......................................................................... 78
Một số giải pháp nhằm nhân rộng mơ hình sản xuất rau trên đất cát ven biển .... 81
Giải pháp về quản lý đất đai và quy hoạch vùng sản xuất rau ......................... 81
Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa
học kỹ thuật cho các hộ nông dân cũng như nâng cao trình độ và năng
lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở ...................................................... 82
Giải pháp về vốn và huy động vốn ................................................................... 83
Giải pháp về kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm ........... 84
Giải pháp về xúc tiến thương mại, xây dựng hệ thống tiêu thụ sản phẩm ....... 85
Giải pháp về tổ chức sản xuất phù hợp và tăng cường liên kết trong sản xuất ..... 87
Giải pháp về các chính sách hỗ trợ ................................................................... 88

4.3.3.
4.3.4.
4.3.5.
4.3.6.
4.3.7.

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 90
5.1.
Kết luận............................................................................................................. 90
5.2.
Kiến nghị .......................................................................................................... 91
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 94

iv

download by :



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BNN
BVTV
CNH - HĐH - ĐTH
CP
CPĐTPT
DN
DT
DVNN
HĐND- UBND
HTX
IC
KHCN
KHKT
LMLM
MH
MI

NQ
NS
PTNT

RAT
SL
TBKH

THT
TNHH
TNHH MTV
TSCĐ
VA
VSTP

Bộ nông nghiệp
Bảo vệ thực vật
Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa – Đơ thị hóa
Chính phủ
Cổ phần đầu tư phát triển
Doanh nghiệp
Diện tích
Dịch vụ nông nghiệp
Hội đồng nhân dân- Ủy ban nhân dân
Hợp tác xã
Chi phí trung gian
Khoa học Cơng nghệ
Khoa học kỹ thuật
Lở mồm long móng
Mơ hình
Thu nhập hỗn hợp
Nghị định
Nghị Quyết
Năng suất
Phát triển nơng thơn
Quyết định
Rau an tồn
Sản lượng

Tiến bộ khoa học
Tổ hợp tác
Trách nhiệm hữu hạn
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Tài sản cố định
Giá trị gia tăng
Vệ sinh thực phẩm

v

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

So sánh phương thức sản xuất của mơ hình rau trên đất cát và rau
thơng thường................................................................................................ 9

Bảng 3.2.

Số liệu thời tiết năm 2011.......................................................................... 27

Bảng 3.3.

Số liệu thời tiết năm 2012.......................................................................... 27

Bảng 3.5.

Số liệu thời tiết năm 2014.......................................................................... 27


Bảng 3.1.

Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hà Tĩnh năm 2015 ........................................ 29

Bảng 3.7.

Phân bố mẫu điều tra ................................................................................. 36

Bảng 4.1.

Diện tích và năng suất của rau trên đất cát và rau thơng thường............... 46

Bảng 4.2.

Tổng hợp diện tích, số hộ tham gia mơ hình trồng rau trên đất cát
tỉnh Hà Tĩnh ............................................................................................... 48

Bảng 4.3.

Diện tích, số lượng các đơn vị tham gia mơ hình sản xuất rau trên đất
cát tỉnh Hà Tĩnh ......................................................................................... 49

Bảng 4.4.

Tổng hợp kết quả trồng rau trên đất cát đến hết năm 2015 ....................... 53

Bảng 4.5.

Tổng hợp các yếu tố kỹ thuật từ người dân .............................................. 55


Bảng4.6.

Tổng hợp chi phí cố địnhcủa cơng ty Khống Sản .................................... 56

Bảng 4.7.

Chi phí trồng Măng Tây ............................................................................ 57

Bảng 4.8.

Chi phí mơ hình trồng Hành Lá ................................................................. 58

Bảng 4.9.

Chi phí mơ hình trồng Cải bẹ .................................................................... 59

Bảng 4.10. Chi phí mơ hình trồng Củ cải (bình qn/ha/vụ/năm) ............................... 60
Bảng 4.11. Chi phí mơ hình trồng Cà rốt ..................................................................... 60
Bảng 4.12. Chi phí mơ hình trồng Dưa hấu ................................................................. 61
Bảng 4.13. Hiệu quả kinh tế của các mơ hình trồng rau của Tổng công ty tại
huyện Thạch Hà ......................................................................................... 62
Bảng 4.14. Tổng hợp kết quả sản xuất của các HTX, THT năm 2015 ........................ 66
Bảng 4.15. Tổng hợp chi phí cố định của HTX, THT của huyện Nghi Xuân và
huyện Thạch Hà ......................................................................................... 67
Bảng 4.16. Hiệu quả kinh tế của các mơ hình sản xuất rau của các HTX, THT
năm 2015 ................................................................................................... 68
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của trình độ học vấn và kỹ thuật của chủ hộ đến quyết
định áp dụng sản xuất rau trên đất cát ....................................................... 73


vi

download by :


Bảng 4.18.

Ảnh hưởng của quy mơ diện tích đến khả năng ứng dụng mơ hình
vào sản xuất rau của hộ.............................................................................. 73

Bảng 4.19. Ảnh hưởng năng lực đội ngũ cán bộ khuyến nơng đến ứng dụng mơ
hình sản xuất rau trên đất cát ..................................................................... 74
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của nguồn lực lao động nông nghiệp của hộ đến việc ra
quyết định ứng dụng mơ hình sản xuất rau ............................................... 75

DANH MỤC BIỀU ĐỒ
Biểu đồ 4.1.

Đồ thị biễu diễn mối quan hệ giữa GO/TC, VA/TC VÀ TPr/TC của
6 loại rau .................................................................................................. 63

vii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Thị Thu Hà
Tên Luận văn: “Đánh giá sản xuất rau trên vùng đất cát tỉnh Hà Tĩnh”.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được hiệu quả kinh tế, xã hội của các đơn vị sản xuất rau tại huyện
Thạch Hà và huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh. Trên cơ sở đó rút ra những kết luận và
đề xuất một số giải pháp đúng đắn có cơ sở khoa học cho việc phát triển dự án trong
tương lai.
Phương pháp nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu:
+ Đánh giá dự án Trồng rau trên đất cát ven biển của Tổng Cơng ty Khống sản
và Thương mại Hà Tĩnh tại xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà.
+ Phân tích hiệu quả của các đơn vị sản xuất rau trên vùng đất cát.
+ Tìm ra những thuận lợi và khó khăn trong việc sản xuất rau trên đất cát ven biển.
+ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, mở rộng vùng sản xuất rau
trên đất cát ven biển.
+ Tập trung đi sâu đánh giá hiệu quả của việc sản xuất 8 loại rau chính là: Cây
Măng tây, cải củ trắng loại nhỏ, cải củ trắng loại lớn, cải bẹ nhỏ, cải thảo, cà chua, cà
tím, hành lá, cà rốt…
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
+ Phương pháp thu thập số liệu
+ Phương pháp xử lý số liệu
+ Phương pháp phân tích số liệu
+ Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
Kết quả chính và kết luận
- Kết quả thực hiện mơ hình rau trên đất cát của tồn tỉnh đến nay có 44 tổ chức,
cá nhân tham gia; tổng diện tích đất sản xuất năm 2015 đạt 258,04ha, năng suất bình
quân đạt 19,67 tấn/ha và sản lượng 5.075,65 tấn.

viii


download by :


- Quy trình sản xuất do Sở Nơng nghiệp và PTNT Hà Tĩnh ban hành tạm thời
cho vùng đất cát và được chuyển giao, hướng dẫn cho các đơn vị tham gia, người nông
dân thông qua các lớp tập huấn và qua chỉ đạo của cán bộ kỹ thuật. Nên về cơ bản việc
áp dụng quy trình kỹ thuật được đảm bảo, người dân tham gia hiểu rõ quy trình, nên
hiệu quả về kinh tế và xã hội đạt cao hơn so với sản xuất truyền thống.
- Tình hình tiêu thụ: Mơ hình thực hiện có sự liên kết với các doanh nghiệp đầu
mối, chính vì vậy mà việc tiêu thụ sản phẩm do các công ty đảm nhận và tiêu thụ theo
đúng hợp đồng liên kết. Điều đó khác biệt với sản xuất rau truyền thống là phần lớn
(khoảng 83% - số liệu Cục Thống kê) là bán lẻ tại các chợ địa phương, chỉ có 7% bán
cho các đại lý cơ sở chế biến và 10% là bán bn tại ruộng.
- Hiệu quả kinh tế: Góp phần nâng cao trình độ sản xuất rau trên đất cát ven biển
cho các đơn vị sản xuất, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân về sản phẩm rau
an toàn, bảo vệ môi trường, tài nguyên đất, nguồn nước, sức khỏe của người sản xuất và
người tiêu dùng. Sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao trên đất cát cũng đã mang lại
hiệu quả kinh tế cao hơn sản xuất rau thơng thường từ 7 - 10 triệu đồng/ha/năm, có đơn
vị có thể đạt hơn 10 triệu/ha/năm. Tuy nhiên, việc sản xuất rau cơng nghệ cao cịn gặp
nhiều rủi ro, khi chi phí đầu vào cao, nhưng là thị trường tiêu thụ bấp bênh, quy trình
sản xuất dù đã đảm bảo chất lượng rau an toàn, nhưng khi sản phẩm rau mang ra thị
trường người tiêu dùng vẫn còn nhiều nghi ngại. Chính vì vậy, sự phát triển của dự án
đến đầu năm 2016 có xu hướng chững lại.
Bên cạnh đó, hiệu quả về mặt xã hội đạt cao, đó là trước khi triển khai dự án thì
các vùng đất cát bạc màu ven biển này chỉ là vùng đất bỏ hoang, không được khai thác
hoặc chỉ trồng một số loại cây có hiệu quả kinh tế rất thấp như sắn, khoai, ngơ, như
người dân Hà Tĩnh đã nói là dự án đã biến vùng đất chết trở thành vùng đất cho thu
nhập cao, làm thay đổi nhận thức và tập quán sản xuất của người dân vùng ven biển.
Hơn nữa, dự án đã giúp phủ xanh vùng đất trống, góp phần chống biến đổi khí hậu và

xâm thực của cát biển.
Có thể thấy rằng, hiệu quả của dự án Trồng rau trên đất cát ven biển tại Hà Tĩnh
đã được khẳng định bởi thực tiễn sản xuất của người dân và các tổ chức.

ix

download by :


THESIS ABSTRACT
Name: Tran Thi Thu Ha
Thesis title: “Assessment on production of vegetables on sandy soil in Ha Tinh”.
Major: Economic Management
Code: 60 34 04 10
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Objectives:
In order to assess economic and social efficiency of the vegetable production units
in Thach Ha district and Nghi Xuan district in Ha Tinh province and then in order to draw
conclusions and propose somescientific solutions to the development of projects in
thefuture.
Research methods:
- Research contents:
+ To assess the project of growing vegetables on coastal sandy soil by the Ha Tinh
Minerals and Trading Corporation in Thach Van commune, Thach Ha District.
+ To analyze the effectiveness of the vegetable production units on coastal sandy
soil.
+ To find out advantages and disadvantages of the production of vegetables on
coastal sandy soil.
+ To propose some measures to improve economic efficiency, expand vegetable
production areas in the coastal sandy soil.

+ To assess the efficiency of production of eight main kinds of
vegetables:Asparagus, white radishes, long white radish, cabbage, tomatoes, eggplant,
onions, carrots ...
- Research Methods:
+ Methodsof selecting research sites
+ Methods of data collection
+ Method of processing data
+ Method of analyzing data
+ System of research targets
Main findings and conclusions:
- There are 44 organizations, individuals that involve in growing vegetables in
sandy soil; the total production area in 2015 was258,04ha, the average output was 19.67
tonnes / ha and output was 5075.65 tons.
- Production process issued temporarilyby Ha Tinh Department of Agriculture and
Rural Development in sandy soil and transferred, guided to units and farmers through

x

download by :


training and workshops. Basically, the application of technical procedures is
guaranteedand people who involve in the project understand the process, therefore,
economic and social efficiency is higher than traditional production.
- Situation on consumption:
The model is linked with major enterprises;therefore, products’ consumption is
implemented according to the contract. It differs from traditional vegetable production
that mostly (about 83% - figures of Statistics Department) is retailed at local markets,
only 7% is sold to dealers and 10% is sold to wholesalers in the field.
- Economic efficiency: Contributing to improve vegetable production on coastal

sandy soil for production units, and raising awareness of people about safe vegetable
products, environmental protection, land resources, water resources, health of producers
and consumers. Vegetable production using technical applicationsin sandy soil also
brings greater economic efficiency that normal production from 7-10 million / ha / year,
units can reach more than 10 million / ha / year. However, the high-tech vegetable
production also faces many risks. Input cost is high, the market for consumption is not
stable, the production process meets requirements on quality, but when vegetables are
sold in the market, consumers are still skeptical. Therefore, the development of the
project until the early 2016 tended to level off.
Besides, social efficiency was high and that was before the implementation of
the project, the land of the coastal sand color silver is only wasteland, not to exploit or
just planting some crops economic efficiency is very low, such as cassava, potato,
cornas Ha Tinh people have said that the project has turned into dead areasinto areas
that can generate high-income, changing the perception and production practices of
residentsin coastal zone. Moreover, the project has helped covering bare soil and
contribute to deal with climate change and sand erosion.
It can be seen that effects of the project on growing vegetables in Ha Tinh
coastal sandy soil was confirmed by practical production of people and organizations.

xi

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của
mỗi người trên khắp hành tinh, đặc biệt khi lương thực và các loại thức ăn giàu
đạm đã được đảm bảo thì nhu cầu về rau xanh lại càng gia tăng, như một nhân tố
tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Về mặt dinh dưỡng, rau

là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể con người như vitamin, chất khoáng...
Về giá trị kinh tế, rau là mặt hàng xuất khẩu giá trí và có ý nghĩa chiến lược, vì
rau là ngun liệu của ngành công nghiệp thực phẩm, là nguồn thức ăn cho gia
súc, đồng thời phát huy được lợi thế về điều kiện tự nhiên và sinh thái của vùng.
Ngoài ra, rau cịn có nhiều giá trị về làm các loại thuốc trong y học cổ truyền và
ý nghĩa về mặt xã hội khi ngành công nghiệp sản xuất rau phát triển sẽ góp phần
tăng thu nhập, sủ dụng nguồn lao động hợp lý, mở rộng ngành nghề, giải quyết
công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động ở vùng nông thôn và ven đô thị và các
lĩnh vực khác như marketing, chế biến và vận chuyển.
Hà Tĩnh là tỉnh ven biển của miền Trung, có vùng đất cát ven biển rộng
lớn khoảng 2700 km2 còn để hoang hoặc sản xuất không phát triển, chưa mang
lại giá trị kinh tế. Đây là vấn đề trăn trở của các cấp chính quyền và nhà nước,
mặc dù trong thời gian qua đã có nhiều chương trình hỗ trợ thiết thực cho việc
phục hồi và phát triển những vùng đất này, nhưng chưa mang lại kết quả đáng kể.
Năm 2013, sau khi Lãnh đạo Tổng Cơng ty Khống sản và Thương mại Hà Tĩnh
có chuyến tham quan tại vùng Dong Shan, Phúc Kiến, Trung Quốc là vùng có
điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khá tương đồng với vùng đất cát ven biển Hà
Tĩnh; cùng với việc phân tích, đánh giá điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, lựa chọn
cây trồng, cơng nghệ sản xuất, quản lý nông nghiệp cho phù hợp với điều kiện
các khu vực này là yếu tố quyết định đến kết quả phát triển nông nghiệp. Cùng
với sự ủng hộ của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành và địa phương, Tổng Cơng ty
Khống sản và thương mại Hà Tĩnh (Mitraco) đã triển khai thí điểm dự án Trồng
rau cơng nghệ cao trên vùng đất cát hoang hóa, bạc màu ven biển Hà Tĩnh tại xã
Thạch Văn, huyện Thạch Hà với quy mô 12 ha từ tháng 9/2013. Qua kết quả
triển khai dự án vụ Đông 2013 và vụ Xuân 2014, UBND tỉnh Hà Tĩnh quyết định
chỉ đạo các cấp, ngành tổ chức đánh giá hiệu quả của dự án trên tất cả các mặt,
qua đó chỉ đạo quy hoạch mở rộng vùng sản xuất rau trên cát của Hà Tĩnh đến

1


download by :


năm 2020 theo Quyết định số 1742/QĐ-UBND ngày 20/6/2014, với quy mô dự
kiến 684 ha thuộc 13 xã của 4 huyện ven biển gồm: Nghi Xuân, Thạch Hà, Cẩm
Xuyên và Kỳ Anh; đồng thời, mở rộng thêm dự án trên vùng đất bãi bồi ven sông
thuộc 2 huyện Đức Thọ và Vũ Quang. Với mục tiêu cụ thể, phấn đấu đến năm
2020 tồn tỉnh Hà Tĩnh hình thành các vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ
cao, đạt 684,1 ha trong đó diện tích sản xuất ổn định 257,8 ha và tạm thời 426,3
ha; với sản lượng đạt 23.000 tấn, giá trị sản xuất đạt khoảng 230 tỷ đồng, xuất
khẩu đạt 6 triệu USD/năm; giải quyết cho khoảng 12.000 lao động, thu nhập bình
quân đạt 5-7 triệu đồng/tháng; hình thành được mạng lưới kênh tiêu thụ ổn định,
xây dựng và khẳng định thương hiệu “Rau tươi sạch Hà Tĩnh”; đảm bảo về số
lượng, chất lượng, độ an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP, hướng đến
xuất khẩu 50% tổng sản lượng (Dương Tất Thắng, 2015) .
Như vậy, có thể thấy rằng trong thời gian qua với những kết quả bước đầu
về dự án thử nghiệm trồng rau trên đất cát bạc màu ven biển đạt kết quả cao, tỉnh
Hà Tĩnh đã xác định chiến lược, định hướng rất lớn cho việc phát triển nơng
nghiệp trên vùng đất khó khăn này, hướng đến sản xuất rau theo hướng hàng hóa,
tạo cơng ăn việc làm, tăng thu nhập ổn định cho người dân. Để đánh giá cụ thể về
quá trình triển khai dự án, những kết quả đã đạt được và những định hướng, mục
tiêu của tỉnh Hà Tĩnh trong phát triển sản xuất rau an toàn trên vùng đất cát ven
biển, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá sản xuất rau trên vùng đất cát
tỉnh Hà Tĩnh”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được hiệu quả kinh tế, xã hội của các đơn vị sản xuất rau tại
huyện Thạch Hà và huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh. Trên cơ sở đó rút ra những
kết luận và đề xuất một số giải pháp đúng đắn có cơ sở khoa học cho việc phát
triển dự án trong tương lai.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá sản xuất rau trên vùng
đất cát tỉnh Hà Tĩnh.
- Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế của đánh giá sản xuất rau trên vùng
đất cát tỉnh Hà Tĩnh.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của quy mô sản
xuất rau tại địa bàn nghiên cứu.

2

download by :


- Đề xuất giải pháp nhân rộng quy mô sản xuất rau trên vùng đất cát tỉnh
Hà Tĩnh.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình sản xuất rau trên vùng đất cát
bạc màu ven biển do Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh ban hành tạm thời để áp
dụng vào sản xuất tại Dự án Trồng rau, củ, quả của Tổng Cơng ty Khống sản và
Thương mại Hà Tĩnh, các hợp tác xã, tổ hợp tác đại diện cho các đơn vị sản xuất
rau trên đất cát ven biển thuộc huyện Thạch Hà và Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian nghiên cứu: Trên địa bàn huyện Thạch Hà và huyện
Nghi Xuân, Tỉnh Hà Tĩnh .
- Phạm vi thời gian nghiên cứu:
+ Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thu thập từ năm 2011 - 2015
+ Số liệu sơ cấp điều tra phỏng vấn từ tháng 8/2015 đến 12/2015
- Phạm vi nội dung nghiên cứu:
+ Đánh giá dự án Trồng rau trên đất cát ven biển của Tổng Cơng ty

Khống sản và Thương mại Hà Tĩnh tại xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà.
+ Phân tích hiệu quả của các đơn vị sản xuất rau trên vùng đất cát.
+ Tìm ra những thuận lợi và khó khăn trong việc sản xuất rau trên đất cát
ven biển.
+ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, mở rộng vùng sản
xuất rau trên đất cát ven biển.
+ Tập trung đi sâu đánh giá hiệu quả của việc sản xuất 8 loại rau chính là:
Cây Măng tây, cải củ trắng loại nhỏ, cải củ trắng loại lớn, cải bẹ nhỏ, cải thảo, cà
chua, cà tím, hành lá, cà rốt…

3

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ SẢN
XUẤT RAU TRÊN VÙNG ĐẤT CÁT
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ SẢN XUẤT RAU TRÊN VÙNG
ĐẤT CÁT
2.1.1. Bản chất đánh giá sản xuất rau
2.1.1.1. Khái niệm về sản xuất
Trong tài khoản quốc gia, Liên hiệp quốc đưa ra khái niệm sản xuất khi
xây dựng phương pháp thống kê tài khoản quốc gia như sau: “Sản xuất là mọi
hoạt động của con người với tư cách là cá nhân hay tổ chức bằng năng lực quản
lý của mình, cùng với các yếu tố tài nguyên, đất đai và vốn (tư bản), sản xuất ra
những sản phẩm vật chất và dịch vụ hữu ích và có hiệu quả nhằm thỏa mãn nhu
cầu sử dụng cho sản xuất, sử dụng cho nhu cầu tiêu dùng cuối cùng của đời sống
sinh hoạt hộ gia đình dân cư, nhà nước, tích lũy tài sản để mở rộng sản xuất và
nâng cao đời xã hội, xuất khẩu ra nước ngoài”.
Như vậy sản xuất là hoạt động của con người nhằm biến đổi các yếu tố

đầu vào, tạo ra các sản phẩm hữu ích phục vụ cho con người, cộng đồng và xã
hội. Nếu giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ th`ống sử dụng các đầu
vào hợp lý, người ta mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra bằng một hàm
sản xuất:
Q = f( X 1, X 2, …, X n )
Trong đó:
Q là số lượng một loại sản phẩm nhất định
X 1, X 2, …X n là lượng của một số yếu tố đầu vào
- Theo kinh tế học: sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu
trạng các hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản
phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dưạ
vào các vấn đề chính sau: sản xuất cái gì?, sản xuất như thế nào?, giá thành
sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai khai thác các
nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm?

4

download by :


Tùy theo sản phẩm sản xuất được phân theo ba khu vực:
+ Khu vực một của nền kinh tế: Nông nghiệp, Lâm nghiệp,Thủy sản.
+ Khu vực hai của nề kinh tế: Khai thác mỏ.công nghiệp chế tạo và xây
dựng.
+Khu vưc ba của nền kinh tế là khu vực dịch vụ.
-Kinh tế học tân cổ điển hay kinh tế học vi mô,bàn về cách sản xuất với
chủ nghĩa cận biên. Sản xuất là việc tạo ra hàng hóa dịch vụ có thể trao đỏi
được trên thị trường để đem lại cho người sản xuất càng nhiều lợi nhuận càng
tốt. Cách tiếp cận này bàn luận nhiều hơn về các chủ đề như: chi phí sản xuất,
tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí sản xuất, năng suất lao động cận

biên, tỉ lệ thay thế kĩ thuật cận biên.
-Kinh tế chính trị Mác-Lênin định nghĩa về sản xuất từ góc độ của kinh
tế chính trị và thể chế.
2.1.1.2. Khái niệm sản xuất rau
- Sản xuất rau là quá trình người sản xuất sẽ sử dụng tư liệu sản xuất đặc
biệt là đất đai, kết hợp cá yếu tố đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu…và
các tư liệu sản xuất khác với sức lao động của con người để tạo sản phẩm.
- Doanh nghiệp sản xuất rau phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, sản
phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thi trường, thường được sản xuất trên quy
mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Phương thức này mang tính tập trung
chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao.
Sản xuất rau là một phần của sản xuất lương thực, thực phẩm và có
những đặc trưng riêng do đặc điểm ngành nông nghiệp, cây rau là lồi sinh vật
sốn có chu kỳ sinh trưởng và phát triển riêng, phải phù hợp với đất đai khí hậu,
mùa vụ, do đó người sản xuất rau phải ln theo dõi, chăm sóc phù hợp với từng
giai đoạn sinh trưởng và phát triển của nó .
2.1.1.3. Các yếu tố sản xuất
Quá trình sản xuất là sự kết hợp của 3 yếu tố cơ bản là: sức lao động, đối
tượng lao động và tư liệu lao động trong đó sức lao động là yếu tố chủ thể của
sản xuất còn tư liệu sản xuất (gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động) đóng
vai trị là khách thể của sản xuất.
* Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực của con người được sử dụng
trong quá trình lao động. Hay nói cách khác sức lao động chính là khả năng lao
động của con người.

5

download by :



* Đối tượng lao động là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con
người tác động vào làm thay đổi hình thái của nó cho phù hợp với mục đích con
người. Đối tượng lao động tồn tại dưới 2 dạng: dạng có sẵn trong tự nhiên và
dạng đã qua lao động chế biến hay còn gọi là nguyên liệu.
* Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền
dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng
lao động thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu của con người.
Cả 3 yếu tố trên mới chỉ nói lên khả năng diễn ra sản xuất hay đó chính là
những điều kiện để q trình sản xuất có thể diễn ra. Muốn biến khả năng đó
thành hiện thực thì phải biết kết hợp với các yếu tố theo công nghệ nhất định.
Trong sản xuất đối tượng mà con người tác động vào là các cây rau, chúng
có thời gian sinh trưởng và phát triển riêng, vì thế con người chỉ sử dụng các tư
liệu lao động trong một thời kỳ nhất định để tác động vào đối tượng này.
2.1.1.4. Vai trò của sản xuất rau
- Sản xuất rau cung cấp nguồn thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng
Trong ăn uống hành ngày, rau tươi có vai trị đặc biệt quan trọng. Thành
phần và giá trị dinh dưỡng của rau tươi có khác nhau tùy theo từng loại rau. Chất
xenluloza của rau có vai trị sinh lý lớn vì cấu trúc của nó mịn màng hơn
xenlulozacuar ngũ cốc. Nhu cầu về vitamin và muối khoáng của con người được
cung cấp qua bữa ăn hàng ngày qua rau tươi. Hầu hết các rau tươi thường dùng
của nhân dân đều giàu vitamin nhất là vitamin A và C là những vitamin hầu như
khơng có hoặc chỉ có rất ít trong thức ăn động vật. Các chất khoáng trong rau
tươi cũng rất quan trọng như kali, canxi, magiê, chúng giữu vai trò quan trọng
trong cơ thể. Rau còn là nguồn chất sắt quan trọng. Sắt trong rau được cơ thể hấp
thụ tốt hơn sắt ở các hợp chất vơ cơ.
Vì vậy sản xuất rau tươi sẽ cung cấp thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho
người tiêu dùng. Điều quan trọng là phải đảm bảo rau sạch, khơng có vi khuẩn
gây bệnh và các hóa chất độc nguy hiểm.
- Sản xuất rau mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với ngiều loại cây
trồng khác


6

download by :


Nước ta là một nước nhiệt đới có thể tiến hành trồng rau quanh năm,
ngành rau nước ta phát triển khá lâu và đóng góp khoảng 3% trong tổng giá trị
ngành nông nghiệp (Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê Hà Nội 2012)
Một số nước trên thế giưới đánh giá người trồng rau tạo ra thu nhập cao
hơn các nông dân trồng cây khác. Ở nước ta trồng rau mang lại thu nhập cao gấp
2-5 lần so với trồng lúa. Đặc biệt mốt số loại rau trên địa bàn thành phố Hà Nội
cịn có thu nhập cao hơn nhiều các cây lương thực,như cà chua cao gấp 10,14 lần
trồng lúa và 10,39 so với trồng ngô, bắp cải cao gấp 5,02 lần so với trồng lúa và
5,15 lần so với ngơ. Do đó, trồng rau mang lại thu nhập lớn cho hộ nông dân và
các doanh nghiệp, cải thiện đới sống của người sản xuất.
- Tạo việc làm cho người sản xuất, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đơi
sống. Rau là cây ngắn ngày, có những loại rau như cải canh, cải củ từ 30-40 ngày
đã cho thu hoạch, rau bắp cải 75-85 ngày,rau gia vị chỉ 15-20 ngày một vụ…, cho
nên có thể trồng được 2 -3 vụ, thậm chí 4-5 vụ. Cây rau là cây dễ trồng xen, trồng
gối vì vậy trồng rau tạo điều kiện tận dụng đất đai, nâng cao hệ số sử dụng đất.
Khi ngành sản xuất rau phát triển thì sẽ có tác động tích cực đối với đời
sống của con người như: góp phần tăng thu nhập cho người lao động, đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của xã hội, sản xuất rau với quy mô lớn sẽ tạo điều kiện
sắp xếp lao động nông nhàn một cách hợp lý, hơn nữa phát triển sản xuất rau còn
tạo điều kiện hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
Sản xuât rau cung cấp nguyên liệu để phát triển ngành công nghiệp thực phẩm
tăng dự trữ, góp phần điều hịa cung trên thị trường, ổn định giá cả, đồng thơi để
xuất khẩu và tăng giá trị sản phẩm rau.

- Rau còn là nguồn xuất khảu quan trọng
Xuất khẩu rau có ý nghĩa trong việc mở rộng quan hệ quốc tế, góp phần
tăng nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân trên con đường cơng nghiệp
hóa-hiện đại hóa. Sản xuất rau tạo ra những giá trị hàng xuất khẩu có giá trị kinh
tế cao như cải bắp, cà chua, ớt, dưa chuột,… đóng góp một phần đáng kể vào sản
xuất chung của că nước và mở rộng quan hệ quốc tế.

7

download by :


Tóm lại, sản xuất rau có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó
cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho
chế biến và sản phẩm cho xuất khẩu, góp phần tăng sản lượng nông nghiệp, đảm
bảo an ninh lương thực quốc gia, tăng thu nhập cho nông dân, doanh nghiệp sản
xuất, tận dụng đất đai, điều kiện sinh thái.
2.1.1.5. Giá trị kinh tế của rau
Rau là nguyên liệu và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Xuất khẩu rau có ý
nghĩa trong việc mở rộng quan hệ quốc tế, góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho
nền kinh tế quốc dân trên con đường cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa. Sản xuất rau
tạo ra những giá trị hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao như cải bắp, cà chua, ớt,
dưa chuột,…đóng góp một phần đáng kể vào sản xuất chung của cả nước và mở
rộng quan hệ quốc tế.
Bên cạnh đó rau cịn là ngun liệu cung cấp cho các ngành thực phẩm:
Công nghiệp đồ hộp, công nghiệp bánh kẹo, công nghiệp sản xuất nước giải khát,
công nghiệp chế biến thuốc dược liệu, ngồi ra rau cịn phát triển ngành kinh tế
khác như chăn nuôi.
* Ý nghĩa về mặt xã hội
Sản xuất rau góp phần sắp xếp lao động hợp lý, tăng thu nhập cho người

lao động, mở rộng thêm ngành nghề, giải quyết tốt việc làm cho nông dân lúc
nông nhàn.
Nghề trồng rau phát triển người nơng dân có cơ hội được tiếp thu khoa
học kỹ thuật tiến bộ mới trong sản xuất từ đó góp phần nâng cao dân trí, thay đổi
tập quán canh tác lạc hậu từ bao đời nay của nông dân Việt Nam.
Như vậy, rau khơng chỉ là cây trồng xóa đói giảm nghèo mà còn là cây
trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, từ cây rau người nơng dân có thể làm giàu
chính đáng trên mảnh đất của mình.
2.1.2. Đặc điểm sản xuất rau trên đất cát
Kỹ thuật canh tác đất cát ven biển có những khó khăn như đất có giá
trị dinh dưỡng thấp nên việc trồng rau trên đất cát này phải sử dụng nhiều
dinh dưỡng đặc biệt là phân hữu cơ vi sinh để cải tạo đất. Việc sử dụng phân
vô cơ cũng phải sử dụng một cách cân đối, hợp lý dựa trên cơ sở sinh trưởng

8

download by :


phát triển của cây trồng. Việc sử dụng nước tưới là yếu tố rất quan trọng vi
đất cát bị mất nước rất nhanh nên cần sử dụng hệ thống tưới phun mưa hoặc
nhỏ giọt, tưới hằng ngày vào buổi sáng và chiều tối. Việc làm đất phải tiến
hành lên luống hợp lý đối với từng loại cây trồng để tiện cho q trình chăm
sóc và thu hoạch.
Canh tác trên đất cát là vùng gần biển nên cần quan tâm đến việc trồng các
loại cây chắn gió trên cát để tránh ảnh hưởng của gió và cát đến cây trồng trong
quá trình sản xuất.
Ở các vùng đất cát rất dễ xảy ra hiện tượng ngập úng nên bên cạnh hệ
thống tưới thì việc đào các mương tiêu nước xung quanh khu vực dự án là hết
sức quan trọng.

Bên cạnh những khó khăn đó việc trồng rau trên cát cũng có nhiều thuận
lợi trong canh tác như làm đất dễ dàng hơn so với các vùng đất khác và do đất cát
có hàm lượng dinh dưỡng thấp nên khâu bón phân có thể chủ động được lượng
bón căn cứ vào tình hình sinh trưởng của cây.
Bảng 2.1. So sánh phương thức sản xuất của mơ hình rau trên đất cát và
rau thơng thường
STT
1.

2.

3.

Nội dung

Rau trên đất cát

Áp dụng theo quy trình sản xuất rau
Quy trình
trên cát của Sở Nơng nghiệp và
sản xuất
PTNT ban hành.
Được nhập nội từ Hồng Kông thông
qua Công ty TNHH Fineton và Tổng
Giống
Công ty KS&TM Hà Tĩnh và những
nguồn giống có nguồn gốc và chất
lượng của các Cơng ty khác trong nước
Có liên kết tiêu thụ sản phẩm với các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh như:

Tiêu thụ
Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh,
sản phầm
Công ty CP ĐTPT Công thương
Miền Trung, Công ty TNHH
Fineton…

Rau thông thường
Sản xuất theo tập quán của
người dân
Hộ dân tự mua ở chợ hoặc
các đại lý bán giống tại địa
phương

Phục vụ nhu cầu gia đình
và bán lẻ tại chợ ở địa
phương

Nguồn: Phịng nơng nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thạch Hà (2015)

9

download by :


2.1.3. Nội dung nghiên cứu đánh giá sản xuất rau trên đất cát ven biển
2.1.3.1. Giới thiệu sản xuất rau trên đất cát ven biển
a. Mục tiêu của sản xuất rau trên đất cát ven biển
- Mục tiêu chung
Ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp trên

vùng đất cát hoang hóa, bạc màu ven biển nhằm tạo ra sản phẩm rau hữu cơ an
tồn, có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, chống
hoang mạc hóa.
- Mục tiêu cụ thể
Đề án xây dựng mơ hình thử nghiệm dự án cải tạo đất hoang sản xuất rau
nhằm:
+ Sử dụng các giống cây trồng mới, có khả năng thích ứng rộng, hiệu quả cao
đã thử nghiệm thành cơng tại mơ hình, bố trí hệ thống thủy lợi phù hợp, kết hợp phân
bón hữu cơ vi sinh và thuốc bảo vệ thực vật gốc thảo mộc nhằm tạo ra sản phẩm hữu
cơ đạt tiêu chuẩn; sau đó xử lý, bảo quản để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
+ Là mơ hình điểm về sản xuất các loại rau công nghệ cao an toàn tại vùng
đất cát bạc màu để nhân dân trong vùng nâng cao trình độ về nhận thức và nhân
rộng thực hành sản xuất nông nghiệp.
+ Chuyển giao công nghệ phù hợp cho nông dân và cán bộ nông nghiệp,
đào tạo nguồn nhân lực sản xuất nông nghiệp vùng ven biển.
+ Cải tạo vùng đất cát ven biển có hàm lượng dinh dưỡng thấp, sản xuất
nông nghiệp kém hiệu quả bằng việc áp dụng các loại cây trồng, hệ thống luân
canh, xen canh, hệ thống thủy lợi phù hợp và sử dụng phân hữu cơ sinh học.
+ Quy hoạch vùng trồng rau trên địa bàn các xã, huyện gắn với quy hoạch
phát triển nông thôn mới theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và địa phương.
b. Sản phẩm của các đơn vị sản xuất rau trên đất cát
Sản phẩm chính của mơ hình được xác định là tạo ra những loại rau hữu
cơ có chất lượng cao, năng suất cao và ổn định, đáp ứng được thị hiếu của người
tiêu dung trong và ngoài nước, từng bước hướng đến xuất khẩu.
Bên cạnh đó, sản phẩm của mơ hình cịn là việc nâng cao nhận thức, thay
đổi tập quán sản xuất của người nông dân ở các vùng đất cát ven biển. Đồng thời,
việc thực hiện thành cơng mơ hình cũng góp phần phủ xanh đất trống, tạo nên

10


download by :


mơi trường sinh thái, chống sa mạc hóa và chống biến đổi khí hậu là một vấn nạn
đang xảy ra tại Việt Nam nói riêng và trên tồn thế giới.
2.1.3.2. Triển khai thực hiện sản xuất rau trên đất cát ven biển
a. Lựa chọn đối tác thực hiện sản xuất
Để đảm bảo tính hiệu quả của việc sản xuất rau trên vùng đất cát bạc màu
ven biển với nhiều khó khăn, đặc biệt là việc áp dụng khoa học, công nghệ với vào
sản xuất và chi phí đầu tư để thực hiện mơ hình cao. Thì việc lựa chọn đối tác để
thực hiện mơ hình rất quan trọng, trong đó xác định 3 đối tác chính tham gia:
- Các đơn vị quản lý nhà nước tại địa phương: Bao gồm đơn vị quản lý
nhà nước chuyên ngành là Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND cấp huyện, cấp xã
nơi triển khai thực hiện mơ hình. Những đơn vị này có trách nhiệm quản lý về
mặt nhà nước đối với việc tổ chức sản xuất rau trên vùng đất cát ven biển; đồng
thời, có trách nhiệm hỗ trợ về mặt chun mơn, kỹ thuật cho các đối tác tổ chức
sản xuất đảm bảo tính hiệu quả.
- Doanh nghiệp liên kết: Là những doanh nghiệp có năng lực về tài
chính, có mối quan hệ sản xuất kinh doanh sâu rộng, có hiểu biết về lĩnh vực
kinh doanh rau thực phẩm, có cam kết về uy tín kinh doanh và đặc biệt là có
năng lực về lập kế hoạch sản xuất để liên kết với các đơn vị sản xuất để cung
ứng giống, vật tư đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, thu mua sản phẩm
nông sản để xuất bán.
- Các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất: Là những đơn vị có nguồn lực
về đất đai, lao động, năng lực về trình độ kỹ thuật và quản lý để tổ chức sản xuất
rau trên đất cát ven biển. Các đơn vị này muốn sản xuất có hiệu quả phải được
liên kết với các doanh nghiệp để được cung ứng giống, vật tư và bao tiêu sản
phẩm đầu ra. Đây là chủ thể của sản xuất.
b. Bố trí nguồn lực các đơn vị sản xuất rau
Để dự án triển khai nhanh, hiệu quả, bền vững thì việc đánh giá nguồn lực

và tiềm lực của các nhà đầu tư rất quan trọng, nên khi các tổ chức, cá nhân tham
gia dự án phải được sự thẩm định chặt chẽ của Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở,
ngành và địa phương liên quan trước khi UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu
tư. Qua đó, UBND tỉnh đánh giá được tiềm lực về kinh tế, nguồn lao động, năng
lực quản lý… của nhà đầu tư. Đồng thời, tỉnh sẽ cho phép các đơn vị lồng ghép
các chương trình, dự án, nguồn hỗ trợ khác ngồi nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân

11

download by :


sách tỉnh. Nên các tổ chức, cá nhân trước khi đầu tư dự án phải nghiên cứu kỹ và
chuẩn bị nguồn lực để đầu tư phù hợp, đảm bảo hiệu quả.
c. Địa điểm thực hiện của các đơn vị sản xuất rau trên cát
Địa điểm thực hiện mơ hình phải nằm trong vùng quy hoạch sản xuất rau
trên đất cát do UBND cấp tỉnh ban hành. Vì chỉ những vùng đất cát ven biển có
các điều kiện phù hợp với yêu cầu mới được đưa vào vùng quy hoạch và được tổ
chức sản xuất dưới sự quản lý, giám sát và hỗ trợ của các cơ quan chức năng tại
địa phương để đảm bảo tính hiệu quả của mơ hình.
d. Tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ
Trồng rau trên vùng đất cát bạc màu ven biển là mơ hình mới cả về
hình thức và phương thức thực hiện, nên trước khi các tổ chức, cá nhân thực
hiện dự án phải được đào tạo tập huấn 1 cách bài bản, cụ thể. Đối với những
đơn vị muốn triển khai mô hình phải được chuyên gia, cán bộ kỹ thuật đã
qua đào tạo có đủ chun mơn, nghiệp vụ tập huấn, hướng dẫn cả lý thuyết
và thực hành trên đồng ruộng để đảm bảo người dân sau khi được hướng dẫn
sẽ tiếp cận được với quy trình sản xuất, giúp cho việc trồng, chăm sóc và thu
hoạch đúng quy trình, hiệu quả, chất lượng. Như vậy, công tác tổ chức tập
huấn, hướng dẫn kỹ thuật cần phải được được thực hiện tốt, đúng quy trình

đề ra.
2.1.3.3. Đánh giá tính khả thi sản xuất rau trên đất cát
a. Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật
Mơ hình sản xuất rau trên đất cát ven biển đã triển khai gần 2 năm, đến
nay đã có những đúc kết và ban hành được một số Quy trình kỹ thuật tạm thời
cho các loại cây rau các loại thích ứng với vùng đất cát ven biển, bao gồm
như: Cải củ trắng nhỏ, cải củ trắng lớn, cải thảo, cải bẹ nhỏ, hành lá, cà rốt,
măng tây… Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ kỹ thuật cấp tỉnh, cấp huyện, các
doanh nghiệp liên kết và các đơn vị sản xuất khác cơ bản đã nắm vững các
phương thức canh tác các loại cây rau trên đất cát ven biển cả về chọn giống,
sử dụng cân đối phân bón hữu cơ, vơ cơ, chọn lọc và sử dụng các loại thuốc
bảo vệ thực vật đảm bảo an tồn, hiệu quả, biện pháp chăm sóc, thu hoạch,
bảo quản sau thu hoạch. Qua đó có thể thấy rằng, về kỹ thuật sản xuất rau trên
đất cát ven biển đã được các tổ chức, cá nhân thực hiện mơ hình nắm vững và
chủ động thực hiện.

12

download by :


b. Đánh giá tính khả thi về kinh tế
Để đánh giá tính khả thi về hiệu quả kinh tế của đơn vị sản xuất, trong
thời gian qua Hà Tĩnh đã giao cho các sở, ngành tổ chức kiểm tra, đánh giá và đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa của mơ hình trong thời gian
tới. Kết quả phân tích các yếu tố về chi phí và thu nhập cho thấy, nếu sản xuất
rau công nghệ cao theo mơ hình lãi rịng có thể đạt được qua mỗi vụ là 50 - 80
triệu đồng/vụ/ha; tính cho 01 năm có thể đạt 150 - 200 triệu đồng/ha/năm. Như
vậy, có thể thấy rằng từ đồng đất cát bạc màu người nơng dân vẫn có thể sản xuất
rau cơng nghệ cao, đồng thời cho thu nhập cao gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa, đó

là kết quả đáng ghi nhận.
Qua kết quả đánh giá nêu trên, có thể khẳng định mơ hình Trồng rau ứng
dụng cơng nghệ cao trên đất cát ven biển đạt hiệu quả và cần nhân rộng trong
thời gian tới.
c. Đánh giá tính khả thi về mơi trường
Từ vùng đất cát ven biển hoang hóa, bạc màu từ hang trăm năm nay cây
cỏ cũng rất khó mọc, một số vùng đất tốt hơn có thể canh tác các loại cây kém
hiệu quả như sắn, khoai lang, ngô… đến nay, khi dự án sản xuất rau được thực
hiện, các vùng đất cát trắng hoang hóa, bạc màu trở thành những cánh đồng rau,
bên cạnh mang lại hiệu quả kinh tế, thì việc thực hiện mơ hình đã giải quyết được
vấn đề về mặt môi trường sinh thái, đó là việc tận dụng các phế phụ phẩm nơng
nghiệp trong hộ dân trở thành nguồn phân bón cung cấp cho sản xuất rau; cải tạo
được môi trường trong lành hơn và chống biến đổi khí hậu là vấn đề đang rất
được quan tâm.
d. Khả năng tiếp thu quy trình sản xuất
Tiến bộ kỹ thuật áp dụng cho mơ hình đã được áp dụng hiệu quả, nên
cơng tác chuyển giao từ các chuyên gia cho cán bộ kỹ thuật cấp tỉnh, huyện
sẽ tiếp tục chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân tham gia mở rộng mơ hình,
trong đó quan trọng nhất là chuyển giao kỹ thuật cho công nhân, nông dân ở
các vùng ven biển. Việc tiếp thu được thực hiện nghiêm túc và đạt kết quả
cao, bằng chứng là đến nay hầu hết các đơn vị mở rộng mơ hình đã nắm bắt
được đầy đủ những quy trình kỹ thuật sản xuất rau cơng nghệ cao trên đất cát
ven biển.

13

download by :



×