Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại cụm công nghiệp già khê xã tiên hưng huyện lục nam tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 97 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

MA THỊ PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG TẠI CỤM CÔNG NGHIỆP GIÀ KHÊ
XÃ TIÊN HƯNG – HUYỆN LỤC NAM –
TỈNH BẮC GIANG

Ngành:

Khoa học môi trường

Mã số:

8440301

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Đinh Thị Hải Vân

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Kết quả nghiên cứu của luận văn là những đóng góp riêng dựa trên số liệu khảo
sát thực tế, trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Những kết quả nghiên cứu kế thừa các cơng trình khoa học khác đều được trích dẫn


theo đúng quy định.
Nếu luận văn có sự sao chép từ các cơng trình khoa học khác, tác giả xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2018

Tác giả luận văn

Ma Thị Phương

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tơi đã nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân trong và ngồi trường.
Trước hết tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Môi trường và các
thầy cô giáo trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hồn
thành luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Đinh Thị Hải Vân đã tận tình
giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các cán bộ, kỹ thuật viên Trung tâm Quan trắc
Tài Nguyên & Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường Bắc Giang; Các sở ban ngành
thuộc UBND tỉnh Bắc giang và thành phố Bắc Giang đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện cho tôi thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và người
thân đã ln bên cạnh tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian tôi học tập, rèn luyện

tại trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2018

Tác giả luận văn

Ma Thị Phương

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng biểu ......................................................................................................... v
Danh mục hình ................................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.


Giả thuyết khoa học ............................................................................................ 2

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.4.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.5.

Những đóng góp mớı, ý nghĩa khoa học và thực tıễn......................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
1.1.

Những vấn đề về cơng nghiệp hóa ..................................................................... 3

1.1.1.

Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 3

1.1.2.

Cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa và mơi trường ....................................................... 4

1.2.

Tình hình phát triển các CCN ở Việt Nam ......................................................... 5


1.2.1.

Quá trình hình thành và phát triển CCN ở Việt Nam ......................................... 5

1.2.2.

Định hướng phát triển các CCN nước ta trong thời gian tới .............................. 7

1.3.

Hiện trạng mơi trường các KCN, CCN ở Việt Nam........................................... 8

1.3.1.

Ơ nhiễm nước mặt do nước thải cơng nghiệp..................................................... 9

1.3.2.

Ơ nhiễm khơng khí do khí thải cơng nghiệp .................................................... 15

1.3.3.

Chất thải rắn công nghiệp ................................................................................. 17

1.4.

Công tác quản lý môi trường KCN ở Việt Nam ............................................... 21

1.5.


Các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý môi trường. .............................. 23

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 27
3.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 27

3.1.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 27

3.1.2.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 27

iii

download by :


3.2.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 27

3.3.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 27

3.3.1.


Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ........................................................... 27

3.3.2.

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp ............................................................ 27

3.3.3.

Phương pháp lấy mẫu, phân tích mẫu............................................................... 28

3.3.4.

Phương pháp so sánh ........................................................................................ 32

3.3.5.

Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu ................................................................ 32

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 33
4.1.

Khái quát về cụm công nghiệp Già Khê, xã Tiên Hưng, huyện Lục Nam,
tỉnh Bắc Giang .................................................................................................. 33

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 33

4.1.2.


Sự phát triển của Cụm công nghiệp Già Khê ................................................... 36

4.1.3.

Quy trình, cơng nghệ sản xuất và nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu ........... 39

4.2.

Hiện trạng môi trường tại cụm công nghiệp Già Khê ...................................... 43

4.2.1.

Hiện trạng nước thải ......................................................................................... 43

4.2.2.

Chất thải rắn của các doanh nghiệp .................................................................. 49

4.2.3.

Khí thải ............................................................................................................. 53

4.3.

Công tác quản lý môi trường và những vấn đề tồn tại trong công tác quản
lý môi trường của cụm công nghiệp Già Khê ................................................... 58

4.3.1.


Thực trạng công tác quản lý môi trường của Ban Quản lý CCN ..................... 58

4.3.2.

Một số vấn đề cịn tồn tại trong cơng tác quản lý môi trường tại CCN
Già Khê ............................................................................................................ 65

4.4.

Đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý môi trường tại cụm công
nghiệp Già Khê. ................................................................................................ 67

4.4.1.

Giải pháp quản lý.............................................................................................. 67

4.4.2.

Giải pháp kỹ thuật............................................................................................. 68

4.4.3.

Các giải pháp tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ..................... 75

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 76
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 76

5.2.


Kiến nghị .......................................................................................................... 77

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 78
Phụ lục .......................................................................................................................... 80

iv

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BTNMT

Bộ Tài ngun Mơi trường

CCN

Cụm cơng nghiệp

CHXHCN

Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

CT-UB


Chỉ thị-Ủy ban

CTCN

Chất thải công nghiệp

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

CTRCN

Chất thải rắn công nghiệp

CTRNH

Chất thải rắn nguy hại

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

HTMT

Hiện trạng môi trường


KCN

Khu công nghiệp

KKT

Khu kinh tế

KCX

Khu chế xuất

KTTV

Khí tượng thủy văn

NĐ- CP

Nghị định- Chính phủ

ƠNMT

Ơ nhiễm mơi trường

PTBV

Phát triển bền vững

QCVN


Quy chuẩn Việt Nam

QĐ- TTg

Quyết định của Thủ tướng

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TT

Thông tư

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

v

download by :


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.


Đặc trưng thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp ............... 11

Bảng 2.2.

Phân loại từng nhóm ngành sản xuất có khả năng gây ơ nhiễm ................ 16

Bảng 2.3.

Thành phần trung bình các chất trong chất thải rắn của một số KCN
phía Nam .................................................................................................... 19

Bảng 3.1.

Danh mục các vị trí lấy mẫu nước ............................................................. 29

Bảng 3.2.

Danh mục các vị trí lấy mẫu khí ................................................................ 30

Bảng 3.3.

Các phương pháp và thiết bị phân tích các chỉ tiêu môi trường ................ 31

Bảng 4.1.

Bảng cơ cấu ngành nghề sản xuất các doanh nghiệp trong CCN Già Khê ...... 36

Bảng 4.2.

Cơ cấu sử dụng đất CCN Già Khê ............................................................. 37


Bảng 4.3.

Nguyên, nhiên liệu đầu vào sử dụng cho quá trình hoạt động của
cơng ty Khải Thừa và Khải Thần Việt Nam .............................................. 41

Bảng 4.4.

Nguyên, nhiên liệu đầu vào sử dụng cho quá trình hoạt động của nhà
máy sản xuất giấy Kraft ............................................................................. 42

Bảng 4.5.

Hiện trạng nước thải tại các nhà máy trong CCN Già Khê ....................... 44

Bảng 4.6.

Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại điểm xả thải ra cống thải
chung tại một số doanh nghiệp .................................................................. 45

Bảng 4.7.

Kết quả phân tích mẫu nước mặt ............................................................... 47

Bảng 4.8.

Lượng phát sinh và thành phần chất thải rắn ............................................. 51

Bảng 4.9.


Đặc điểm vi khí hậu và tiếng ồn ................................................................ 54

Bảng 4.10. Chất lượng mơi trường khơng khí xung quanh tại CCN Già Khê ............ 55
Bảng 4.11. Đặc điểm vi khí hậu và tiếng ồn ................................................................ 56
Bảng 4.12. Chất lượng môi trường khơng khí xung quanh tại một số doanh
nghiệp trong CCN Già Khê........................................................................ 57
Bảng 4.13. Tình hình thực hiện cơng tác quản lý môi trường tại CCN Già Khê ......... 58
Bảng 4.14. Các biện pháp xử lý nước thải các doanh nghiệp trong CCN Già Khê ..... 59
Bảng 4.15. Các biện pháp xử lý khí thải các trong CCN Già Khê ............................... 60
Bảng 4.16. Đặc điểm các kho lưu trữ chất thải các doanh nghiệp ............................... 63

vi

download by :


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.

Mối tương quan giữa phát triển KCN và các vấn đề mơi trường ................ 5

Hình 4.1.

Diễn biến nhiệt độ trung bình năm 2017 của tỉnh Bắc Giang .................... 34

Hình 4.2.

Diễn biến lượng mưa năm 2017 của Bắc Giang ........................................ 35

Hình 4.3.


Quy trình quản lý chất thải nguy hại .......................................................... 61

Hình 4.4.

Quy trình vận chuyển bùn thải ................................................................... 65

Hình 4.5.

Đề xuất mơ hình quản lý chất thải rắn công nghiệp................................... 72

vii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Ma Thị Phương
Tên Luận văn: Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại cụm công nghiệp
Già Khê – xã Tiên Hưng – huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang
Ngành: Khoa Học Môi Trường

Mã số: 8440301

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài “Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi
trường tại cụm công nghiệp Già Khê – xã Tiên Hưng – huyện Lục Nam – tỉnh Bắc
Giang” là: Đánh giá cơ cấu tổ chức, tình hình hoạt động và các nguồn phát sinh chất
thải của Cụm công nghiệp Già Khê; Đánh giá hiện trạng môi trường và công tác quản lý

mơi trường, từ đó chỉ ra những thuận lợi, khó khăn và những vấn đề tồn tại trong công
tác quản lý môi trường để đưa ra được các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý môi
trường trong cụm công nghiệp Già Khê.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được nghiên cứu này, đề tài đã áp dụng các phương pháp chính sau
đây: Thu thập các số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội... từ Phịng tài
ngun Mơi trường huyện Lục Nam; cán bộ quản lý môi trường tại xã Tiên Hưng,
huyện Lục Nam. Khảo sát thực địa, điều tra thu thập các số liệu sơ cấp được thu thập
thêm từ điều tra 03 cán bộ của cụm công nghiệp về phương pháp thu gom, xử lý nước
thải, vận chuyển, xử lý rác thải.
Phương pháp lấy mẫu điều tra đánh giá mức độ ô nhiễm được thực hiện trên cơ
sở tuân thủ theo Tiêu chuẩn Quốc gia về lấy mẫu và đánh giá chất lượng lấy 05 mẫu
nước, 05 mẫu không đại diện cho cụm công nghiệp. Dựa vào kết quả thu thập được từ
khảo sát thực tế, ta đem so sánh, phân tích với các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường
hiện hành để đánh giá chất lượng môi trường địa bàn nghiên cứu để đánh giá mức độ ô
nhiễm môi trường, từ đó phân tích ngun nhân và đưa ra giải pháp quản lý môi trường
phù hợp tại cụm công nghiệp Già Khê.
Kết quả chính và kết luận
Sự phát triển cụm cơng nghiệp Già Khê bao gồm Công ty TNHH Khải Thừa
Việt Nam, Công ty TNHH Khải Thần Việt Nam, Nhà máy sản xuất giấy KRAFT với
những ngành nghề: Sản xuất bao bì nhựa PP thơng thường, bao lưới, lưới che nắng, túi
PE, nhựa tái sinh. Sản xuất, kinh doanh giấy cuộn, phụ gia ngành giấy... Đa phần các

viii

download by :


doanh nghiệp đang hoạt động tại cụm công nghiệp đều sản xuất và phát sinh nước thải,
khí thải, chất thải rắn công nghiệp và gây tác động đến môi trường đặc biệt trong lĩnh

vực công nghiệp nhựa.
Về hiện trạng môi trường cụm cơng nghiệp Già Khê
- Mơi trường khơng khí xung quanh đã có dấu hiệu ơ nhiễm nhẹ, hàm lượng bụi
lơ lửng tại 01 điểm giám sát vượt quy chuẩn 1,17 lần. Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu do
hoạt động lưu thông của các phương tiện giao thông, ô nhiễm xảy ra cục bộ, tại từng
thời điểm nhất định.
Mẫu nước thải của Công ty TNHH Khải Thừa Việt Nam đợt tháng 06/2017 có 2
chỉ tiêu khơng đạt chuẩn QCVN 40:2011/BTNM đó là pH thấp hơn từ 1,1 đến 1,8 lần,
N tổng số cao hơn 1,3 lần. tại một số điểm có thơng số TSS vượt q tiêu chuẩn 1,08
lần, BOD5 cao hơn 1,28-1,48 lần.
Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày của cụm công nghiệp là 1.075
kg. Ước tính lượng chất thải rắn sản xuất của cụm công nghiệp này khoảng hơn 3.000
tấn/năm, chất thải nguy hại hơn 1.200 tấn/năm, chất thải phát sinh từ quá trình xử lý
nước thải hơn 11 tấn/năm.
Là cụm CCN mới được hình thành nhưng cơng tác quản lý mơi trường ở đây đã
được áp dụng từ khi các nhà máy bắt đầu đi vào giai đoạn vận hành, tuy nhiên công tác
này vẫn chưa thực sự hiệu quả trong quá trình thực hiện. Nguyên nhân là do chưa thật
sự rõ ràng trong phân chia trách nhiệm, quyền hạn của Sở Tài nguyên và Môi trường và
Ban quản lý cụm công nghiệp; trách nhiệm của Ban quan lý cụm công nghiệp dẫn đến
việc đùn đẩy hoặc chồng chéo trách nhiệm giữa các bên. Các doanh nghiệp cũng hầu
hết chưa có cán bộ chuyên trách về môi trường nên việc tiếp cận với các vấn đề môi
trường mới hay bị gián đoạn, không tập trung cũng gây nên thiếu hiệu quả trong công
tác bảo vệ môi trường tại từng doanh nghiệp.
Để tăng cường công tác bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, giảm thiểu ô
nhiễm môi trường do nước thải cụm công nghiệp cần tiến hành tổng hợp nhiều giải
pháp trước tiên phải rà soát những doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải
nhưng hoạt động không hiệu quả chỉ mang tính chất đối phó. Cần tăng cường cơng tác
thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong
cụm cơng nghiệp và có chế tài thanh tra, xử phạt đủ mạnh đối với các cơ sở vi phạm.
Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức các đợt tập huấn về bảo vệ môi

trường trong cộng đồng các doanh nghiệp hoạt động trong cụm công nghiệp.

ix

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Ma Thi Phuong
Thesis title: Assessment of environmental management in Gia Khe industrial cluster Tien Hung commune - Luc Nam district - Bac Giang province
Major: Environmental Science

Code: 8440301

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
The research objective of the project "Assessing the current situation of
environmental management in the Gia Khe industrial cluster - Tien Hung commune Luc Nam district - Bac Giang province" is the assessment of the organizational
structure, and waste generation sources of the Gia Khe Industrial Complex; Evaluate the
current state of the environment and environmental management, thereby pointing out
the advantages and disadvantages and problems in environmental management to
provide solutions to improve the quality of management. environment in the industrial
complex of Gia Khe.
Materials and Methods
In order to carry out this research, the following main methods have been
applied: Collection of secondary data on natural, economic and social conditions from
the Office of Natural Resources and Environment in Luc Nam district The
Environmental management officer in Tien Hung commune, Luc Nam district. Field
surveys, data collection and collection of primary data were collected from 3 clusters of
industrial clusters on methods of collecting, treating wastewater, transporting and

treating waste.
The sampling method for pollution assessment was conducted on the basis of
complying with the National Standard for Sampling and Quality Assessment for 05
water samples, 05 samples did not represent industrial clusters. Based on the results
obtained from the field survey, we compare and analyze with current environmental
standards and standards to evaluate the environmental quality of the study site to assess
the level of pollution. environment, from which to analyze causes and propose
appropriate environmental management solutions at the Gia Khe industrial complex.
Main findings and conclusions
The development of the Gia Khe industrial group includes Khai Thua Vietnam
Co., Ltd, Khai Than Co., Ltd, KRAFT paper production plant with the following

x

download by :


business lines: Manufacture of ordinary plastic PP bags, net sunshade, PE bag, recycled
plastic. Production and trading of paper rolls, paper additives ... Most of the enterprises
operating in industrial clusters produce and generate waste water, waste gas, industrial
solid waste and affect the environment. Specialized in the field of plastics industry.
About the current situation of the environment of the industrial complex in Gia Khe
The ambient air environment has been shown to be slightly polluted and the
suspended dust content at a monitoring site exceeds the standard of 1.17 times. The
main source of pollution is the circulation of vehicles, the pollution occurs locally, at
certain times.
The effluent of the Khai Thua Vietnam Company Limited in June, 20117 has
two indicators that are not up to QCVN 40: 2011/BTNM standards, ie, the pH is lower
from 1.1 to 1.8 times, the total N is higher than 1 ,3 times. At some points the TSS
exceeds the standard 1.08 times, BOD5 is higher than 1.28-1.48 times.

Daily production volume of industrial clusters is 1075 kg. Estimated amount of
solid waste produced by this industrial cluster is over 3,000 tons/year, hazardous waste
is more than 1200 tons/year, wastewater generated from wastewater treatment more
than 11 tons/year.

xi

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nước ta đang diễn ra q trình cơng nghiệp hóa một cách mạnh mẽ, sự
phát triển của các cụm công nghiệp đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước. Cùng với sự phát triển là kéo theo
các vấn đề ô nhiễm về môi trường, do tập trung đông dân cư, lượng phương tiện
giao thơng, vận chuyển hàng hóa tăng, các loại nguyên, nhiên vật liệu nhiều...
gây gia tăng sự ô nhiễm về cả thành phần và số lượng của môi trường khơng khí,
nước, đất.
Việc quy hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp là rất cần
thiết, đầu tư xây dựng quy hoạch môi trường, lồng ghép với quy hoạch phát triển
kinh tế xã hội để nhằm hướng tới sự phát triển bền vững. Việc hình thành và phát
triển các cụm công nghiệp tạo điều kiện để thu hút một khối lượng lớn vốn đầu
tư cho phát triển công nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội. Công tác dự báo và
ngăn ngừa ô nhiễm ngày càng được các nhà quản lý quan tâm nhiều hơn trong
tiến trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa của nước ta hiện nay. Kinh nghiệm từ
các nước công nghiệp cho thấy quá trình xây dựng chiến lược phát triển và quy
hoạch phát triển kinh tế luôn phải kết hợp chặt chẽ với quy hoạch bảo vệ môi
trường. Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp luôn là mối quan tâm hàng đầu và trở
thành vấn đề có tính pháp lý trong chiến lược bảo vệ môi trường hoặc trong các

bộ luật bảo vệ môi trường của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, khi cụm cơng nghiệp
được hình thành các doanh nghiệp đầu tư chỉ mới chú trọng đến khía cạnh tăng
trưởng kinh tế và vấn đề ơ nhiễm cơng nghiệp cịn xem nhẹ và chưa thực hiện tốt
công tác bảo vệ môi trường. Hậu quả của ô nhiễm công nghiệp đã xuất hiện ngày
càng rõ rệt, gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và sức khỏe của người
dân, tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng kinh tế do chi phí thời gian, tài chính
để giải quyết xử lý những sự cố mơi trường do ô nhiễm công nghiệp gây ra.
Bắc Giang cũng là một trong những tỉnh đang phát triển mạnh về công
nghiệp. Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Giang năm 2017, Bắc
Giang có 05 Khu cơng nghiệp và 27 Cụm cơng nghiệp khác nhau. Để đánh giá
tình hình công tác quản lý môi trường chung của các cụm công nghiệp trên địa
bàn Bắc Giang và từ những vấn đề bất cập đang tồn tại trên thực tế ở các cụm

1

download by :


công nghiệp. Tôi lựa chọn đề tài “Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi
trường tại cụm công nghiệp Già Khê – xã Tiên Hưng – huyện Lục Nam –
tỉnh Bắc Giang”.
1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
- Giả thuyết 1: Tình hình phát triển sản xuất tại các cơng ty, nhà máy
thuộc cụm cơng nghiệp Già Khê. Từ đó xác định các biện pháp quản lý các loại
chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất trong cụm công nghiệp Già Khê.
- Giả thuyết 2: Đánh giá hiệu quả các giải pháp quản lý, xử lý chất thải
rắn, lỏng, khí được các công ty, nhà máy áp dụng. Đánh giá được hiện trạng chất
lượng môi trường tại cụm công nghiệp từ đó kiến nghị bổ sung và hồn thiện các
giải pháp để có thể nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải vừa kết hợp bảo vệ
môi trường.

1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý môi trường trong Cụm công nghiệp
Già Khê để từ đó đưa ra được các giải pháp nâng cao chất lượng môi trường tại
CCN Già Khê của tỉnh Bắc Giang
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Không gian: Cụm công nghiệp Già Khê, xã Tiên Hưng, huyện Lục Nam,
tỉnh Bắc Giang.
- Thời gian: Tháng 3/2017 đến tháng 3/2018.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Nghiên cứu này góp phần bổ sung thông tin về hiện trạng môi trường và
thực trạng công tác quản lý môi trường tại các khu, cụm công nghiệp tại Việt
Nam, đặc biệt là tỉnh Bắc Giang nơi có tốc độ chuyển dịch sang cơng nghiệp
hóa ngày càng nhiều. Luận văn đã phân tích thực trạng môi trường và công tác
quản lý tại 1 CCN cụ thể để hiểu rõ hơn những khó khăn và thuận lợi trong công
tác QLMT Công nghiệp.

2

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CƠNG NGHIỆP HĨA
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Khu cơng nghiệp (KCN): Khu công nghiệp là nơi tập trung các doanh
nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho
sản xuất cơng nghiệp, nó có ranh giới đất đai ngăn cách với các khu dân cư xung
quanh. Hay có thể hiểu, khu cơng nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công
nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất cơng nghiệp, có ranh giới địa lý xác
định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định (Văn phịng

Chính phủ, 2008).
Khu chế xuất (KCX): là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện
dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý
xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với KCN
đã quy định. Thông thường KCN và KCX được gọi chung là KCN, chỉ trừ trong
những trường hợp có quy định cụ thể (Văn phịng Chính phủ, 2008).
Cụm cơng nghiệp: là một dạng KCN nhưng có quy mơ nhỏ do chính
quyền địa phương phê duyệt, cấp phép và quản lý (Bộ Tài nguyên và Môi
trường, 2009).
Điểm công nghiệp: là một dạng công nghiệp tập trung mới xuất hiện gần
đây do sự phát triển bùng phát của các làng nghề. Điểm cơng nghiệp có quy mơ
nhỏ từ vài chục ha trở xuống, được chính quyền địa phương phê duyệt và cấp
phép (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009).
Khu công nghệ cao: là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và
phát triển, ứng dụng công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh
nghiệp công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh
sản phẩm công nghệ cao; cung ứng dịch vụ công nghệ cao (Bộ Tài ngun và
Mơi trường, 2009).
Khu kinh tế: là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường
đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý
xác định… Khu kinh tế được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu thu phí

3

download by :


thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất (KCX), khu cơng nghiệp (KCN), khu giải
trí, khu du lịch, khu đơ thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng
khác phù hợp với đặc điểm của từng khu kinh tế (Văn phịng Chính phủ, 2008).

Khu cơng nghiệp sinh thái (KCNST): là một “cộng đồng” các doanh
nghiệp sản xuất và dịch vụ có mối liên hệ mật thiết trên cùng một lợi ích: hướng
tới một hoạt động mang tính xã hội, kinh tế và môi trường chất lượng cao, thông
qua sự hợp tác trong việc quản lý các vấn đề về môi trường và nguồn tài nguyên.
Bằng các hoạt động hợp tác chặt chẽ với nhau, “cộng đồng” KCNST sẽ đạt được
hiệu quả tổng thể lớn hơn nhiều so với tổng các hiệu quả mà từng doanh nghiệp
hoạt động riêng lẻ gộp lại (Nguyễn Cao Lãnh, 2004).
1.1.2. Công nghiệp hóa, đơ thị hóa và mơi trường
Cơng nghiệp hóa được hiểu là q trình chuyển đổi cơ bản, tồn diện các
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội. Từ quá trình
sử dụng lao động thủ cơng là chính sang sử dụng lao động cùng với công nghệ,
phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công
nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao (Lê
Văn Khoa và cs., 2009).
Trong khi đó đơ thị hóa được hiểu là q trình tập trung dân cư vào một
đơ thị, là sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đơ thị trên cơ sở phát triển
sản xuất và đời sống (Lê Văn Khoa và cs., 2009).
Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản Đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa là
q trình hình thành và phát triển của các đơ thị, các khu cơng nghiệp. Trên thực
tế q trình đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa khơng tách rời nhau mà chúng gắn
liền với nhau như hình với bóng. Q trình cơng nghiệp hóa làm tập trung một
lượng lớn người trong một khu vực và tạo ra các điều kiện kinh tế, xã hội thuận
lợi cho q trình đơ thị hóa diễn ra. Do đó bên cạnh các khu cơng nghiệp mới
thường hình thành nên các khu đơ thị mới (Phạm Ngọc Đăng, 2000).
Q trình cơng nghiệp hóa sẽ kéo theo q trình đơ thị hóa và đưa đến sự
tăng trưởng các ngành kinh tế, phát triển xã hội, nâng cao mức sống của nhân
dân. Tuy nhiên q trình đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa sẽ gây áp lực mạnh mẽ
đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên, làm mất cân bằng sinh thái, làm
giảm chất lượng môi trường, làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên. Mối tương
quan của việc phát triển các KCN với các vấn đề mơi trường được chỉ ra trong

hình dưới đây.

4

download by :


Khí thải & ơ nhiễm
khơng khí
Ơ nhiễm
do tiếng ồn

Cạn kiệt các nguồn
tài nguyên

Hủy hoại MT sống
& giảm ĐDSH

Nước thải và Ô nhiễm
các nguồn nước

Hoạt động
của các KCN

Các sự cố môi
trường KCN
CTR, chất thải độc
hại & Ô nhiễm đất

Phân bố lại địa bàn

dân cư & các vấn đề
MT liên quan

Hình 2.1. Mối tương quan giữa phát triển KCN và các vấn đề mơi trường
Nguồn: Lê Văn Khoa và cs. (2009)

1.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC CCN Ở VIỆT NAM
1.2.1. Q trình hình thành và phát triển CCN ở Việt Nam
Chúng ta biết rằng, trở thành một nước cơng nghiệp địi hỏi phải có một
nền cơng nghiệp phát triển ở trình độ cao cả về năng lực sản xuất, trình độ kỹ
thuật cơng nghệ, hình thức tổ chức sản xuất ... Kinh nghiệm phát triển của
nhiều nước và từ thực tiễn phát triển của Việt Nam cho thấy, tổ chức sản xuất
công nghiệp tập trung tại các CCN đã thật sự mang lại nhiều hiệu quả to lớn
không chỉ riêng cho sự phát triển của ngành cơng nghiệp, mà cịn đổi mới cả
nền kinh tế - xã hội ở một quốc gia, nhất là đối với các nước đang phát triển.
Thành công của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với sự hình
thành và phát triển của các CCN.
Trong những năm trước đây, việc phát triển CCN tại các địa phương nhìn
chung cịn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch đồng bộ, thiếu sự thống nhất từ
khái niệm về CCN, đến các nội dung quản lý nhà nước và tổ chức chỉ đạo hoạt
động phát triển CCN; trách nhiệm quản lý nhà nước về CCN của các Sở, ngành,
UBND cấp huyện ở một số địa phương còn chồng chéo, thiếu chặt chẽ ...

5

download by :


Ngày 19 tháng 8 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số
105/2009/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp. Đây là

văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất, quy định thống nhất về quản lý CCN
trên phạm vi cả nước. Tiếp theo đó, ngày 28 tháng 12 năm 2009 Bộ Cơng
Thương đã ban hành Thông tư số 39/2009/TT-BCT quy định thực hiện một số
nội dung của Quy chế quản lý CCN. Sau thời gian này, việc phát triển CCN,
từ công tác quy hoạch, bổ sung quy hoạch; thành lập, mở rộng CCN; đầu tư
xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng CCN; đầu tư sản xuất, kinh doanh và
dịch vụ trong CCN và trách nhiệm quản lý nhà nước đối với CCN đã được quy
định chặt chẽ, thống nhất.
Thực hiện Quy chế quản lý cụm công nghiệp theo Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Cơng Thương, các tỉnh và thành phố
trong cả nước đang tích cực rà soát, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch phát triển
CCN trên địa bàn theo đúng quy định. Theo tổng hợp từ quy hoạch của các địa
phương, số lượng CCN của cả nước đến năm 2020 sẽ có khoảng 1.864 cụm,
tương ứng với tổng diện tích 85.381ha. Trong đó, có 835 CCN đã có chủ
trương/hoặc đã thành lập, tương ứng với diện tích 33.880 ha, trong đó có 240
CCN do các doanh nghiệp làm chủ đầu tư; có khoảng 500 CCN có dự án thứ cấp
thực hiện đầu tư trong cụm với số lượng trên 8.000 dự án, tạo ra việc làm cho
xấp xỉ 250.000 lao động. Hiện nay, tỉ lệ lấp đầy trung bình các CCN đã hoạt
động đạt khoảng 46%.
Tính đến hết năm 2016, cả nước đã thành lập 736 cụm cơng nghiệp (CCN)
với tổng diện tích 22.317 ha, trong đó có 621 CCN (tổng diện tích trên 19.536
ha) đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút 10.680 dự án đầu tư sản
xuất kinh doanh với tổng vốn đăng ký 137.568 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho
537.172 lao động.
Nhìn chung, việc phát triển CCN ở các địa phương trong thời gian qua đã
góp phần quan trọng giải quyết nhu cầu mặt bằng sản xuất, thu hút, di dời các
doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nơng thơn ở nơi tập trung dân cư có nguy cơ ơ
nhiễm hoặc đã gây ơ nhiễm mơi trường; tích cực trong việc thu hút vốn đầu tư,
phát triển sản xuất công nghiệp ở nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập
cho một bộ phận lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch

kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa.

6

download by :


Một số địa phương đã có chuyển biến tích cực trong việc triển khai đầu tư,
nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển CCN (thể hiện ở các tiêu chí như số lượng
CCN đã đi vào hoạt động, thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư kinh doanh
kết cấu hạ tầng và thu hút các doanh nghiệp thứ cấp đầu tư sản xuất kinh doanh
trong CCN, giải quyết việc làm cho người lao động...), như: Long An, Bắc
Giang, Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Thái Nguyên, Thái Bình, Nghệ An, Bình
Định, Đồng Tháp, Tiền Giang...
1.2.2. Định hướng phát triển các CCN nước ta trong thời gian tới
Thời gian qua, từ sau khi Quy chế quản lý CCN được ban hành (theo
Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009), việc quản lý CCN đã được
quy định thống nhất, từ công tác quy hoạch, thành lập, đầu tư xây dựng hạ tầng
và quản lý hoạt động. Bên cạnh đó, mặc dù hỗ trợ của ngân sách trung ương cho
các CCN chưa nhiều, nhưng bước đầu đã góp phần tích cực cùng ngân sách địa
phương hỗ trợ các chủ đầu tư tháo gỡ khó khăn về vốn để đầu tư xây dựng hạ
tầng CCN cũng như phát triển sản xuất kinh doanh; góp phần thu hút đầu tư, tăng
tỷ lệ lấp đầy, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn cả nước.
Tuy nhiên, theo đánh giá chất lượng công tác quy hoạch CCN chưa cao,
khả năng dự báo, tính tốn nhu cầu quy hoạch và khả năng đáp ứng các nguồn
lực để thực hiện quy hoạch chưa sát thực tế, phù hợp thực tiễn ở địa phương.
Việc triển khai quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng CCN nhìn chung cịn chậm,
gặp nhiều khó khăn. Số CCN đi vào hoạt động, thu hút các dự án đầu tư mới đạt
42,3% so với trong quy hoạch (621/1.467 cụm). Vấn đề bảo vệ môi trường trong
CCN chưa được các địa phương, chủ đầu tư quan tâm, chưa đáp ứng các tiêu

chuẩn môi trường; đa số các CCN chưa xây dựng khu vực tập trung rác thải, hệ
thống xử lý nước thải. Cả nước chỉ có 98 CCN có cơng trình xử lý nước thải đi
vào hoạt động (chiếm 15,7% số CCN đi vào hoạt động). Việc thu hút các nguồn
vốn đầu tư kinh doanh hạ tầng CCN gặp nhiều khó khăn, do đa số các CCN nằm
ở địa bàn nơng thơn, vị trí khơng thuận lợi về giao thông, hạ tầng cơ sở xung
quanh yếu kém...
Theo Quy hoạch phát triển CCN đến năm 2020 của các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương, cả nước có 1.467 CCN với tổng diện tích 48.899 ha. Như
vậy chỉ tính riêng từ nay đến năm 2020, sẽ tăng gấp đôi số CCN thành lập. Để
tiếp tục tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với các
CCN, ngày 25/5/2017 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2017/NĐ-CP về

7

download by :


quản lý, phát triển CCN. Đây là cơ sở quan trọng để các địa phương triển khai rà
soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển CCN cho phù hợp với thực tế trên địa bàn
và thực hiện đúng quy định, từng bước đưa công tác quản lý CCN vào nề nếp.
Nghị định cũng đã đưa ra các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cụ thể góp phần vào việc
xây dựng và phát triển các CCN nhằm phục vụ nhu cầu di dời và mở rộng mặt
bằng sản xuất của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn đầu
tư, mở rộng sản xuất kinh doanh; khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường; giải
quyết việc làm cho lao động địa phương; thúc chuyển dịch cơ cấu lao động xã
hội theo hướng cơng nghiệp hóa.
Việc quản lý, phát triển CCN hiệu quả sẽ góp phần khai thác được các lợi
thế về tài nguyên, lao động và hạ tầng tại địa phương; đồng thời phát triển CCN
gắn với bảo vệ môi trường; xây dựng được các mối liên kết kinh tế trong khu
vực, vùng, cả nước sẽ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển cơng nghiệp nơng thơn

nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung cả nước phát triển bền vững.
1.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CÁC KCN, CCN Ở VIỆT NAM
Khơng phủ nhận đóng góp của các cụm cơng nghiệp (CCN) đối với tiến
trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Tuy nhiên, cũng phải khẳng định
một thực tế, do hạ tầng kỹ thuật thiếu đồng bộ, một số CCN, thậm chí nằm đan
xen với khu dân cư nên ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề nan giải. Bên
cạnh những kết quả đạt được kể trên, việc đầu tư phát triển CCN còn gặp khơng
ít khó khăn. Điều đó thể hiện trên một số mặt chính sau đây:
Một là, chất lượng cơng tác quy hoạch phát triển CCN còn thấp; việc triển
khai thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng CCN nhìn chung rất
chậm, thiếu đồng bộ. Hầu hết các CCN chưa được đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng theo nội dung quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư được phê duyệt.
Hai là, việc huy động các doanh nghiệp vào đầu tư kinh doanh hạ tầng
CCN và thu hút các doanh nghiệp thứ cấp đầu tư trong cụm gặp nhiều khó khăn,
tỷ lệ lấp đầy trong các CCN cịn thấp.
Ba là, cơng tác bảo vệ môi trường trong CCN chưa được cải thiện đáng
kể, vấn đề xử lý nước thải chung của các CCN chưa được quan tâm thực hiện,
chưa đáp ứng được với tiêu chuẩn môi trường. Theo báo cáo từ các địa phương,
đến nay, mới có 35 CCN có cơng trình xử lý nước thải chung đi vào hoạt động,
chiếm khoảng 4,2%.

8

download by :


Bốn là, cơng tác đền bù, giải phóng mặt bằng để phát triển CCN ở nhiều
địa phương cịn khó khăn, vướng mắc, mất nhiều công sức, thời gian giải quyết.
Thời gian gần đây, việc đầu tư phát triển CCN đã và đang được Chính phủ, các
Bộ, ngành và chính quyền địa phương quan tâm. Tuy nhiên, các chính sách hỗ

trợ cho phát triển CCN hiện có chưa được ban hành riêng, mà được lồng ghép
trong các văn bản quy phạm pháp luật chung với những lĩnh vực khác.
Trong giai đoạn phát triển hiện nay, sự phát triển của KCN đã tạo sức ép
không nhỏ đối với môi trường. Với đặc thù là nơi tập trung các cơ sở công
nghiệp thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, nếu công tác bảo vệ mơi
trường khơng được đầu tư đúng mực thì chính các KCN trở thành nguồn thải ra
mơi trường một lượng lớn các chất thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn
đến sức khỏe, cuộc sống của cộng đồng xung quanh và tác động xấu lên hệ sinh
thái nông nghiệp và thủy sinh..
1.3.1. Ô nhiễm nước mặt do nước thải công nghiệp
1.3.1.1. Đặc trưng nước thải công nghiệp
Nước thải công nghiệp là nước thải được sinh ra trong quá trình sản xuất
cơng nghiệp, từ các cơng đoạn sản xuất và các hoạt động phục vụ cho sản xuất
như nước thải khi tiến hành vệ sinh công nghiệp hay hoạt động sinh hoạt của
công nhân viên. Nước thải công nghiệp rất đa dạng, khác nhau về thành phần
cũng như lượng phát thải và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại hình cơng nghiệp,
loại hình cơng nghệ sử dụng, tính hiện đại của cơng nghệ, tuổi thọ của thiết bị,
trình độ quản lý của cơ sở và ý thức cán bộ công nhân viên.
Cơ sở để nhận biết và phân loại như sau: Nước thải được sản sinh từ nước
không được dùng trực tiếp trong các công đoạn sản xuất, nhưng tham gia các q
trình tiếp xúc với các khí, chất lỏng hoặc chất rắn trong quá trình sản xuất. Loại
này có thể phát sinh liên tục hoặc khơng liên tục, nhưng nói chung nếu sản xuất
ổn định thì có thể dễ dàng xác định được các đặc trưng của chúng. Nước thải
được sản sinh ngay trong bản thân quá trình sản xuất. Vì là một thành phần của
vật chất tham gia q trình sản xuất, do đó chúng thường là nước thải có chứa
ngun liệu, hố chất hay phụ gia của q trình và chính vì vậy những thành
phần ngun liệu hố chất này thường có nồng độ cao và trong nhiều trường hợp
có thể được thu hồi lại. Ví dụ như nước thải này gồm có nước thải từ quá trình
mạ điện, nước thải từ việc rửa hay vệ sinh các thiết bị phản ứng, nước chứa
amonia hay phenol từ q trình dập lửa của cơng nghiệp than cốc, nước ngưng từ


9

download by :


quá trình sản xuất giấy. Do đặc trưng về nguồn gốc phát sinh nên loại nước thải
này nhìn chung có nồng độ chất gây ơ nhiễm lớn, có thể mang tính nguy hại ở
mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào bản thân q trình cơng nghệ và phương thức
thải bỏ. Nước thải loại này cũng có thể có nguồn gốc từ các sự cố rò rỉ sản phẩm
hoặc nguyên liệu trong quá trình sản xuất, lưu chứa hay bảo quản sản phẩm,
ngun liệu. Thơng thường các dịng nước thải sinh ra từ các cơng đoạn khác
nhau của tồn bộ q trình sản xuất sau khi được xử lý ở mức độ nào đó hoặc
khơng được xử lý, được gộp lại thành dịng thải cuối cùng để thải vào mơi trường
(hệ thống cống, lưu vực tự nhiên như sông, ao hồ...). Có một điều cần nhấn
mạnh: thực tiễn phổ biến ở các đơn vị sản xuất, do nhiều nguyên nhân, việc phân
lập các dịng thải (chất thải lỏng, dịng thải có nồng độ chất ơ nhiễm cao với các
dịng thải có tải lượng gây ô nhiễm thấp nhưng lại phát sinh với lượng lớn như
nước làm mát, nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn...) cũng như việc tuần
hoàn sử dụng lại các dòng nước thải ở từng khâu của dây chuyền sản xuất,
thường ít được thực hiện (Trần Hiếu Nhuệ, 2004).
Nhìn chung sự gia tăng nước thải từ các KCN trong những năm gần đây là
rất lớn. Tốc độ gia tăng này cao hơn nhiều so với sự gia tăng tổng lượng nước
thải từ các lĩnh vực khác trong toàn quốc. Theo thống kê, lượng nước thải từ các
KCN phát sinh lớn nhất ở Khu vực Đông Nam Bộ, chiếm 49% tổng lượng nước
thải các KCN và thấp nhất ở Khu vực Tây Nguyên (chiếm 2%) (Bộ Tài nguyên
và Môi trường, 2009).
Thành phần nước thải các KCN phụ thuộc vào ngành nghề của các cơ sở
sản xuất trong KCN. Thành phần này chủ yếu bao gồm các chất lơ lửng (SS),
chất hữu cơ (thể hiện qua hàm lượng BOD, COD), các chất dinh dưỡng (thể hiện

bằng hàm lượng tổng Nitơ và tổng Phốt pho), kim loại nặng.
Chất lượng nước thải đầu ra của các KCN phụ thuộc rất nhiều vào việc
nước thải có được xử lý hay khơng. Hiện nay, tỷ lệ các KCN đã đi vào hoạt động
có trạm xử lý nước thải tập trung chỉ chiếm khoảng 43%, rất nhiều KCN đã đi
vào hoạt động mà hoàn toàn chưa triển khai xây dựng hạng mục này. Nhiều KCN
đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng tỷ lệ đấu nối của các doanh
nghiệp trong KCN còn thấp. Nhiều nơi doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý
nước thải cục bộ nhưng không vận hành hoặc vận hành không hiệu quả. Thực
trạng trên đã dẫn đến phần lớn nước thải của các KCN khi xả ra môi trường đều
có các thơng số ơ nhiễm cao hơn nhiều so với QCVN.

10

download by :


Bảng 2.1. Đặc trưng thành phần nước thải của một số ngành
công nghiệp (trước xử lý)
Ngành công nghiệp

Các chất ô nhiễm chính

Chất ơ nhiễm phụ

Chế biến đồ hộp, thủy
sản, rau quả, đông lạnh

BOD, COD, pH, SS

Mầu, tổng P, tổng N


Chế biến nước uống có
cồn, bia, rượu

BOD, pH, SS, N, P

TDS, mầu, độ đục

Chế biến thịt

BOD, pH, SS, độ đục

NH4+, P, mầu

Sản xuất bột ngọt

BOD, SS, pH, NH4+

Độ đục, NO3-, PO43,

Cơ khí

COD, dầu mỡ, SS, CN-, Cr, Ni

SS, Zn, Pb, Cd

Thuộc da

BOD5, COD, SS, Cr, NH4+, dầu
mỡ, phenol, sunfua


N, P, tổng coliforms

Dệt nhuộn

SS, BOD, kim loại nặng, dầu mỡ

Mầu, độ đục

Phân hóa học

pH, độ axit, F, kim loại nặng

Màu, SS, dầu mỡ, N, P

Sản xuất phân hóa học

NH4+, NO3-, urê

pH, hợp chất hữu cơ

Sản xuất hóa chất hữu
cơ, vơ cơ

pH, tổng chất rắn, SS, Cl-, SO4-,

COD, phenol, F,
Silicat, kim loại nặng

Sản xuất giấy


SS, BOD, COD, phenol, lignin, tanin

pH, độ đục, màu

Nguồn: Báo cáo hiện trạng mơi trường quốc gia (2009)

1.3.1.2 .Ơ nhiễm nước mặt do nước thải công nghiệp
Cùng với nước thải sinh hoạt, nước thải các KCN đã làm cho tình trạng ơ
nhiễm tại các sơng, hồ, kênh, rạch trở lên trầm trọng hơn. Những nơi tiếp nhận
nước thải của các KCN đã bị ô nhiễm nặng nề, nhiều nơi nguồn nước không thể
sử dụng được cho bất kỳ mục đích sử dụng nào. Kết quả điều tra, khảo sát cho
thấy, các lưu vực sông bị ô nhiễm nặng nề nhất như hệ thống sông Đồng Nai,
sông Nhuệ, sông Đáy, Sông Cầu đều là các lưu vực gắn với các vùng phát triển
các KCN. Nguyên nhân của tình trạng này chính là việc các KCN vẫn phớt lờ
trách nhiệm xử lý nước thải đạt chuẩn trước khi thải ra môi trường (Nguyễn
Uyên, 2013).
Theo thống kê sơ bộ, lượng nước thải từ các KCN, khu chế xuất khoảng
1.000.000m3/ngày, chiếm 35% tổng lượng nước thải trên toàn quốc (lượng nước

11

download by :


thải từ KCN khu vực Đông Nam Bộ chiếm khoảng 54%). Nhưng, hơn 75%
lượng nước thải từ các KCN, khu chế xuất không được xử lý trước khi xả
thẳng ra mơi trường (chủ yếu là xả vào sơng, ngịi, kênh rạch). Điều này hoàn
toàn phù hợp với thực tế chỉ có 60/219 khu cơng nghiệp, khu chế xuất trên
địa bàn tồn quốc có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nhưng các hệ thống

này có vận hành thường xuyên và xử lý nước thải đạt chuẩn hay không lại là
chuyện khác. Nhiều KCN như Vĩnh Lộc, Tân Phú Trung, Bình Chiểu có thời
điểm nước thải vượt mức cho phép trên 100 lần. Kênh Bàu Lăng (Quảng
Ngãi) vốn là nơi cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, sau nhiều năm tiếp
nhận nước thải của khu công nghiệp Quảng Phú đã biến thành kênh nước thải ô
nhiễm nghiêm trọng (Nguyễn Uyên, 2013).
Lẽ ra việc quy hoạch các KCN sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo
vệ môi trường, trong đó có việc xử lý nước thải triệt để và tiết kiệm hơn so với
việc xử lý phân tán, đơn lẻ. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn còn quá nhiều khu
công nghiệp không tuân thủ việc xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải
tập trung theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường. Một trong các nguyên
nhân của tình trạng này là do vẫn chưa có một cơ quan đầu mối quản lý chính về
mơi trường đối với KCN. Chính sự phân cấp không rõ ràng giữa cơ quan quản lý
ngành (Sở TN& MT) và Ban Quản lý KCN cộng với việc kiểm tra, giám sát chưa
thật quyết liệt, liên tục khiến cho các khu công nghiệp vẫn lảng tránh nghĩa vụ xử
lý ô nhiễm môi trường, khiến cho các lưu vực sông bị ơ nhiễm hàng ngày.
Tình trạng ơ niễm khơng chỉ dừng lại ở hạ lưu các con sông mà lan lên tới
cả phần thượng lưu theo sự phát triển của các KCN. Kết quả quan trắc chất lượng
nước ở cả 3 lưu vực sông Đồng Nai, Sông Nhuệ - Đáy và sông Cầu đều cho thấy
bên cạnh nguyên nhân do tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ các đô thị trong lưu
vực chịu tác động của nước thải KCN có chất lượng nước sông bị suy giảm,
nhiều chỉ tiêu như BOD5, COD, NH4+, tổng N, tổng P đều cao hơn QCVN nhiều
lần (Kim Thoa, 2013).
Hệ thống sông Đồng Nai:
Đã từ nhiều năm nay, tình hình ơ nhiễm mơi trường nước trong lưu vực hệ
thống sông Đồng Nai ngày càng trở nên trầm trọng. Trên lưu vực sơng Đồng
Nai có hàng trăm KCN, cụm công nghiệp và cơ sở sản xuất đang hoạt động.
Hàng ngày, các nhà máy thải hàng triệu mét khối nước thải ra sông, chiếm đến
57,2% trong tổng lượng nước thải ra sơng Đồng Nai. Theo phân tích của Sở


12

download by :


Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai, do nhiều nhà máy không xử lý nước thải
cục bộ, hoặc xử lý nhưng không đạt yêu cầu nên nguồn nước thải đổ ra sơng
có nhiều chỉ tiêu vượt mức cho phép nhiều lần, gây ô nhiễm cho sông Đồng Nai
(Kim Thoa, 2013).
Trong số nhiều KCN gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Đồng Nai
như Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 3, Cái Mép, Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 6, Biên Hịa 1…
thì KCN Biên Hòa 1 trên địa bàn thành phố Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai là KCN có
nguồn gây ơ nhiễm đối với sông Đồng Nai khá lớn. Đây là khu công nghiệp được
xây dựng từ năm 1963 và được tỉnh Đồng Nai tiếp nhận ngay sau ngày giải
phóng. Tại KCN này, cơng nghệ và thiết bị, máy móc sản xuất đã lạc hậu, công
tác xử lý nước thải chưa được cải tiến.
Hiện nay, mỗi ngày, 105 doanh nghiệp đóng tại Khu cơng nghiệp Biên
Hịa 1 xả ra lượng nước thải khoảng gần 8.000 m3. Trong số này, chỉ có trên
1.000 m3 được đấu nối qua KCN Biên Hòa 2 để xử lý, lượng nước thải còn lại
được các doanh nghiệp tự xử lý rồi xả trực tiếp ra sông Đồng Nai. Tình trạng này
kéo dài trong nhiều năm qua đã tạo cho sông Đồng Nai một gánh nặng quá sức
so với khả năng tự làm sạch tự nhiên, dẫn đến tình trạng ơ nhiễm trên sơng ngày
một trở nên trầm trọng. Chính vì vậy, tỉnh Đồng Nai đã quyết định di dời KCN
Biên Hịa 1 để cứu sơng Đồng Nai (Kim Thoa, 2013).
Theo Tổng cục môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), hiện nay môi
trường lưu vực sông Đồng Nai, bao gồm các sơng chính là Đồng Nai, sơng Bé,
Sài Gòn, Vàm Cỏ và Thị Vải đang ở mức báo động đỏ. Theo kết quả phân tích
gần đây nhất, hạ lưu sông Đồng Nai đoạn từ Nhà máy nước Thiện Tân đến Long
Đại đã bắt đầu ô nhiễm chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng vượt từ 3 đến 9 lần giới
hạn cho phép (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010).

Lưu vực Sông Cầu
Nhiều đoạn thuộc lưu vực sơng Cầu đã bị ơ nhiễm nặng. Ơ nhiễm cao nhất
là đoạn sông Cầu chảy qua địa phận thành phố Thái Nguyên, đặc biệt là các điểm
thải của Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, Khu Gang thép Thái Nguyên, …. Chất
lượng nước không đạt QCVN. Tiếp đến là đoạn sông Cà Lồ, hạ lưu sông Công
chất lượng nước không đạt QCVN giới hạn A và một số yếu tố không đạt QCVN
giới hạn B.( Ban quản lý các CCN thành phố Hà Nội 2013)
Theo đánh giá của Trung tâm Quan trắc và Công nghệ môi trường Thái

13

download by :


×