Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện nam đàn, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.4 MB, 143 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

HỒNG NGỌC LONG

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020
HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

8850103

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Văn Vân

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận
văn nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày


tháng năm 2018

Tác giả luận văn

Hoàng Ngọc Long

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ,
những ý kiến đóng góp, chỉ bảo quý báu của các thầy cô giáo bộ môn Hệ thống thông
tin đất đai, Khoa Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Để có được kết quả nghiên cứu này, ngồi sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tơi
cịn nhận được sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của TS. Phạm Văn Vân, là người hướng
dẫn trực tiếp tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và viết luận văn.
Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của UBND huyện Nam Đàn, các
phòng ban và nhân dân trong huyện, các anh chị em và bạn bè đồng nghiệp, sự động
viên, tạo mọi điều kiện của gia đình và người thân.
Với tấm lịng chân thành, tơi xin cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó!

Hà Nội, ngày

tháng năm 2018

Tác giả luận văn

Hoàng Ngọc Long


ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2

1.3.1.


Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................... 3

Phần 2. Tổng quan nghiên cứu ...................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận về quy hoạch sử dụng đất ............................................................. 4

2.1.1.

Khái niệm về đất đai và những yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất.................... 4

2.1.2.

Khái niệm và phân loại quy hoạch sử dụng đất .................................................. 9

2.1.3.

Mục tiêu, nội dung và đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất ............................ 14

2.1.4.

Các bước chính của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện .................................... 17


2.1.5.

Những nguyên tắc cơ bản của quy hoạch sử dụng đất ..................................... 17

2.1.6.

Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các loại hình quy hoạch
khác ................................................................................................................... 18

2.1.7.

Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất ........................................................ 20

2.2.

Cơ sở lý luận về đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án quy
hoạch sử dụng đất ............................................................................................. 21

2.2.1.

Khái niệm tiêu chí đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án quy
hoạch sử dụng đất ............................................................................................. 21

2.2.2.

Phân loại tính khả thi của quy hoạch sử dụng đất ............................................ 21

iii


download by :


2.2.3.

Bản chất và phân loại hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất ............................. 24

2.3.

Tình hình quy hoạch sử dụng đất trong và ngồi nước........................................ 25

2.3.1.

Tình hình quy hoạch và thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên thế giới ........... 25

2.3.2.

Tình hình quy hoạch và thực hiện quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam ........... 32

2.3.3.

Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại tỉnh Nghệ An ..................... 35

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 36
3.1.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 36

3.1.1.


Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Nam Đàn ..................... 36

3.1.2.

Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Nam Đàn ............................ 36

3.1.3.

Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Nam
Đàn, tỉnh Nghệ An ............................................................................................ 36

3.1.4.

Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện phương án QHSD
đất trên địa bàn huyện Nam Đàn ...................................................................... 38

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 38

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 38

3.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 38

3.2.3.


Phương pháp minh họa trên bản đồ .................................................................. 39

3.2.4.

Phương pháp chuyên gia................................................................................... 39

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 40
4.1.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Nam Đàn ................................. 40

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 40

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Nam Đàn ...................................................... 45

4.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Nam Đàn ......... 51

4.2.

Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất năm 2017 huyện Nam Đàn ........ 52

4.2.1.

Đánh giá tình hình sử dụng và biến động đất đai huyện Nam Đàn .................. 52


4.2.2.

Tình hình quản lý đất đai huyện Nam Đàn ....................................................... 58

4.3.

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Nam Đànđến
năm 2020 .......................................................................................................... 63

4.3.1.

Phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Nam Đàn đến năm 2020 ................. 63

4.3.2.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2015 theo phương án
quy hoạch sử dụng đất huyện Nam Đàn đã duyệt ............................................ 67

4.3.3.

Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2017 huyện
Nam Đàn ........................................................................................................... 77

iv

download by :


4.3.4.


Đánh giá việc thực hiện các cơng trình, dự án so với quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất sử dụng đất huyện Nam Đàn giai đoạn 2011- 2017 ...................... 87

4.3.5.

Đánh giá chung ................................................................................................. 89

4.4.

Đề xuất một số giáp nâng cao hiệu quả thực hiện phương án quy hoạch
sử dụng đất trên địa bàn huyện Nam Đàn......................................................... 94

4.4.1.

Nâng cao chất lượng phương án quy hoạch sử dụng đất .................................. 94

4.4.2.

Đánh giá khả năng thực hiện cơng trình, dự án ................................................ 96

4.4.3.

Huy động nguồn vốn ........................................................................................ 97

4.4.4.

Về quản lý quy hoạch và truyền thông thông tin .............................................. 97

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 99

5.1.

Kết luận............................................................................................................. 99

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 100

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 101
Phụ lục ........................................................................................................................ 103

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

BTNMT

Bộ Tài ngun và mơi trường

CHXHCNVN


Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

HĐND

Hội đồng nhân dân

KS

Khống sản

KTXH

Kinh tế xã hội

MTQH

Mục tiêu quy hoạch

NLN-TS

Nơng lâm nghiệp thủy sản

NTND

Nghĩa trang nghĩa địa


QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

SDĐ

Sử dụng đất

SX

Sản xuất

TCSN

Tổ chức sự nghiệp

TSCQ

Trụ sở cơ quan

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND


Ủy ban nhân dân

VLXD

Vật liệu xây dựng

XD

Xây dựng

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Bảng số liệu phân cấp độ dốc huyện Nam Đàn........................................... 41

Bảng 4.2.

Bảng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế nông nghiệp huyện Nam
Đàn giai đoạn 2010 – 2017.......................................................................... 45

Bảng 4.3.

Bảng giá trị sản xuất của ngành CN - TTCN và xây dựng cơ bản
huyện Nam Đàn giai đoạn 2010 – 2017 ...................................................... 46


Bảng 4.4.

Một số chỉ tiêu dân số, lao động, việc làm và thu nhập huyện Nam
Đàn giai đoạn 2010 - 2017 .......................................................................... 48

Bảng 4.5.

Hiện trạng sử dụng đất huyện Nam Đàn năm 2017 .................................... 53

Bảng 4.6.

Phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Nam Đàn giai đoạn
2011-2020 .................................................................................................... 64

Bảng 4.7.

Chỉ tiêu các phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Nam Đàn đến
năm 2015 ..................................................................................................... 67

Bảng 4.8.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp đến năm
2015 huyện Nam Đàn theo quy hoạch sử dụng đất đã duyệt ...................... 69

Bảng 4.9.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp huyện
Nam Đàn đến năm 2015 theo quy hoạch được duyệt ................................. 73


Bảng 4.10. Kết quả thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất đến năm 2015 theo
quy hoạch được duyệt huyện Nam Đàn ...................................................... 75
Bảng 4.11. Kết quả thực hiện đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng đến năm 2015
theo quy hoạch được duyệt huyện Nam Đàn .............................................. 76
Bảng 4.12. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2016 ........................... 77
Bảng 4.13. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2016
huyện Nam Đàn theo kế hoạch sử dụng đất đã duyệt ................................. 78
Bảng 4.14. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp huyện
Nam Đàn đến năm 2016 theo kế hoạch đã được duyệt ............................... 79
Bảng 4.15. Kết quả thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất năm 2016 theo kế
hoạch được duyệt huyện Nam Đàn ............................................................. 81
Bảng 4.16. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của huyện
Nam Đàn...................................................................................................... 82

vii

download by :


Bảng 4.17. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2017
huyện Nam Đàn ........................................................................................... 83
Bảng 4.18. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp huyện
Nam Đàn đến năm 2017 theo kế hoạch....................................................... 85
Bảng 4.19. Kết quả thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất đến năm 2017 theo
kế hoạch được duyệt huyện Nam Đàn ........................................................ 87
Bảng 4.20. Cơng trình dự án giai đoạn 2011-2015 huyện Nam Đàn chuyển sang
kế hoạch giai đoạn sau................................................................................. 88
Bảng 4.21. Cơng trình dự án giai đoạn 2011-2015 tại huyện Nam Đàn sẽ bị
hủy bỏ .......................................................................................................... 88


viii

download by :


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.

Diện tích, cơ cấu sử dụng đất cả nước năm 2010 ...................................... 33

Hình 2.2.

Diện tích, cơ cấu sử dụng đất cả nước năm 2020 ...................................... 34

Hình 4.1.

Cơ cấu diện tích các loại đất năm 2017 huyện Nam Đàn .......................... 52

Hình 4.2.

Biến động sử dụng đất giai đoạn 2010-2017 huyện Nam Đàn .................. 57

Hình 4.3.

Phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Nam Đàn đến năm 2020 .......... 67

Hình 4.4.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015
huyện Nam Đàn ......................................................................................... 68


Hình 4.5.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất nơng nghiệp đến năm 2015
huyện Nam Đàn ......................................................................................... 70

Hình 4.6.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất phi nơng nghiệp đến năm
2015 huyện Nam Đàn ................................................................................ 74

Hình 4.7.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2016 ........................ 77

Hình 4.8.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất nơng nghiệp đến năm 2016.... 78

Hình 4.9.

Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất phi nơng nghiệp đến năm
2016 huyện Nam Đàn ................................................................................ 80

Hình 4.10.

Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất đến năm 2017 của huyện
Nam Đàn .................................................................................................... 83

Hình 4.11.


Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2017
huyện Nam Đàn ......................................................................................... 84

Hình 4.12.

Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm
2017 huyện Nam Đàn ................................................................................ 86

ix

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Hồng Ngọc Long
Tên Luận văn: Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020 huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An.
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 8850103

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2017 huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện phương án quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Nam Đàn.
Nội dung nghiên cứu
Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Nam Đàn;

Tình hình quản lý, sử dụng đất huyện Nam Đàn;
Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai
đoạn 2011-2017 huyện Nam Đàn;
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện phương án quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Nam Đàn.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu;
Phương pháp xử lý số liệu;
Phương pháp minh họa trên bản đồ;
Phương pháp chuyên gia.
Kết quả chính và kết luận
1. Huyện Nam Đàn nằm ở phía Nam của tỉnh Nghệ An, với 21 xã, thị trấn.
Huyện lỵ của Nam Đàn là Thị trấn Nam Đàn, nằm trên đường quốc lộ 46 Vinh – Đô
Lương, cách Thành phố Vinh 21 km về phía Tây. Nam Đàn có nhiều tuyến giao thông
quan trọng chạy qua địa bàn huyện như quốc lộ 46, quốc lộ 15A, sông Lam, sông Đào,
cùng với hệ thống đường liên huyện, liên xã, liên thôn cơ bản đã được cứng hóa tạo
thành mạng lưới giao thơng của huyện khá hồn chỉnh, thuận lợi cho việc lưu thơng
giữa huyện với Thành phố Vinh và các huyện phụ cận. Trong thời gian qua, kinh tế xã
hội của huyện có những bước phát triển mạnh mẽ và duy trì sự ổn định.

x

download by :


2. Công tác quản lý đất đai của huyện được thực hiện tương đối tốt. Tổng diện
tích tự nhiên của huyện năm 2017 là 29.198,91 ha, trong đó: đất nơng nghiệp là
22.330,68 ha, chiếm 76,48% tổng diện tích tự nhiên, là nhóm đât có diện tích chiếm tỷ
lệ lớn nhất. Đất phi nơng nghiệp có 6.195,61 ha, chiếm 21,22% tổng diện tích tự nhiên.
Nhóm đất chưa sử dụng cịn 672,62 ha, chiếm 2,30% tổng diện tích tự nhiên.

3. Kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2017 huyện Nam Đàn cho thấy:
Theo phương án quy hoạch sử dụng đất đã duyệt, đến năm 2020, tổng diện tích
tự nhiên là 29.198,91 ha; diện tích đất nơng nghiệp 21.037,26 ha; diện tích đất phi nơng
nghiệp là 7.582,27 ha; diện tích đất chưa sử dụng là 579,38 ha.
Kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Nam Đàn trong giai
đoạn 2011-2015 cho thấy hầu hết các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đều không đạt theo
quy hoạch đã duyệt. Đặc biệt đối với nhóm đất phi nông nghiệp. Đất nông nghiệp thực
hiện được 22.431,31 ha đạt 107,72%, đất phi nông nghiệp thực hiện 6.090,81 ha đạt
86,75%, đất chưa sử dụng thực hiện được 676,79 ha đạt 50,38%. Một số cơng trình nằm
trong kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 vẫn chưa được thực hiện. Mặt khác, lại
phát sinh thêm một số danh mục cơng trình thực hiện ngồi quy hoạch được duyệt. Kế
hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016-2017 thực hiện chưa tốt.
4. Để thực hiện tốt phương án quy hoạch sử dụng đất, trong thời gian tới huyện
cần có những giải pháp cụ thể: Nâng cao chất lượng phương án quy hoạch sử dụng đất,
Đánh giá khả năng thực hiện cơng trình, dự án, Huy động nguồn vốn, Về quản lý quy
hoạch và truyền thông, thông tin.

xi

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Hoang Ngoc Long
Thesis title: Assess the implementation of the land use planning to 2020 in Namdan
District, Nghean province.
Major: Land Management

Code: 8850103


Educational organization: Vietnam National University of Agriculture.
Research Objectives
- To assess the implementation of the land use planning to 2020 and the land use
plan for the period 2011-2017 in Namdan District, Nghean province.
- To propose solutions to improve the effectiveness of land use planning
implementation in Namdan District, Nghean province.
Research contents
- Natural and socio-economic conditions Namdan District, Nghean province;
- The land management and land use in Namdan District, Nghean province;
- Assess the implementation of land use planning to 2020 in Namdan District,
Nghean province;
- Propose some solutions to implement the land use planning in Namdan District,
Nghean province.
Methods
Method for collecting data;
Method for data analysis;
Method for mapping;
Expert method.
Main findings and conclusions
1. Nam Dan district is located in the southern part of Nghe An province, with 21
communes and towns. Nam Dan District is located on Highway 46 Vinh - Do Luong, 21
km west of Vinh City. Nam Dan has many important traffic routes running through the
district such as Highway 46, Highway 15A, Lam River, Dao River, together with the
inter-district, inter-commune and inter-village inter-district roads. The traffic network of
the district is quite complete, facilitating the circulation between the district and Vinh
City and neighboring districts. In recent years, the socio-economic development of the
district has developed strongly and maintained stability.

xii


download by :


2. Land management in the district is relatively good. The total natural area of
the district in 2017 is 29,198.91 hectares, of which: agricultural land is 22,330.68
hectares, accounting for 76.48% of the total natural area, is a group of land with the
largest area. Non-agricultural land has 6,195.61 ha, accounting for 21.22% of the total
area. The unused land area is 672.62 ha, accounting for 2.30% of the total natural area.
3. The results of the implementation of the land use planning to 2020 and the
land use planning for 2016 - 2017 in Nam Dan district show that:
According to the approved land use planning, by 2020, the total natural area is
29,198.91 hectares; area of agricultural land is 21,037.26 ha; non-agricultural land is
7,582.27 ha; unused land area is 579.38 hectares.
The results of implementing Nam Dan district land use planning for 2011-2015
show that most land use planning indicators do not meet the approved planning.
Especially for non-agricultural land. Agricultural land was 22,431.31 hectares,
accounting for 107.72%, non-agricultural land was 6,090.81 hectares, reaching 86.75%,
unused land was 676.79 hectares, reaching 50.38%. Some of the works included in the
2011-2015 land use plan have not yet been implemented. On the other hand, a number
of works have been implemented outside the approved plan. Land use planning for
2016-2017 is not good.
4. In order to well implement the land use planning, in the coming time, the
district should have specific solutions: Improving the quality of the land use planning,
evaluating the feasibility of implementing the project, mobilizing capital, planning and
communication and information management.

xiii

download by :



PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân
cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hố, xã hội, quốc phịng an ninh (Quốc Hội
nước CHXHCNVN, 2013b). Điều 18, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đã quy định: “Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước
thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục
đích và có hiệu quả nhất. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng
ổn định, lâu dài” (Quốc Hội nước CHXHCNVN, 2013a).
Luật đất đai năm 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy
định: Quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là 1 trong 15 nội dung quản lý
Nhà nước về đất đai; việc cho thuê đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất
phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Điều 35, Luật đất đai năm
2013 quy định nhiệm vụ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện ở 5
cấp, đó là: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; Quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất cấp tỉnh; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; Quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất quốc phòng; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.
Trong hệ thống quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) thì cấp huyện có vị trí quan
trọng làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch SDĐ. QHSDĐ cấp huyện tác động
trực tiếp đến việc sử dụng đất của các bộ, ngành, các vùng trọng điểm, các tỉnh…
đảm bảo tính thống nhất về quản lý sử dụng đất đai cả nước. QHSDĐ cấp huyện,
cụ thể hoá QHSDĐ cấp tỉnh trên địa bàn cụ thể.
Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT
hướng dẫn Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Thông tư 29/2014/TT-BTNMT quy
định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Huyện Nam Đàn nằm ở phía Nam của tỉnh Nghệ An, với 21 xã, thị trấn.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 29.150,24 ha, tổng dân số là 156.200 người.

Huyện có toạ độ địa lý từ 18034’ đến 18047’độ vĩ bắc; 105024’ đến 105037’độ kinh
đông. Huyện lỵ của Nam Đàn là Thị trấn Nam Đàn, nằm trên đường quốc lộ 46
Vinh – Đô Lương, cách Thành phố Vinh 21 km về phía Tây. Nam Đàn có nhiều
tuyến giao thơng quan trọng chạy qua địa bàn huyện như quốc lộ 46, quốc lộ 15A,

1

download by :


sông Lam, sông Đào, cùng với hệ thống đường liên huyện, liên xã, liên thơn cơ
bản đã được cứng hóa tạo thành mạng lưới giao thơng của huyện khá hồn chỉnh,
thuận lợi cho việc lưu thông giữa huyện với Thành phố Vinh và các huyện phụ
cận. Là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhiều di tích lịch sử văn hóa và
cách mạng, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, Nam Đàn được xác định là vùng
trọng điểm phát triển du lịch cùng với Vinh – Cửa Lò tạo thành tam giác phát
triển du lịch của Nghệ An.
Để đánh giá một cách chính xác kết quả thực hiện phương án QHSDĐ đến
năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 2011-2015; kế hoạch sử dụng đất 2016, 2017 ;
phân tích, đánh giá những kết quả đã đạt được và những tồn tại trong quá trình thực
hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và kiến nghị các giải pháp thực hiện nhằm
nâng cao thực hiện phương án QHSDĐ là rất cần thiết.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, việc tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An” là rất cần thiết.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2017 huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Nam Đàn.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ
đầu (2011-2015) huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; kế hoạch sử dụng đất huyện Nam
Đàn các năm 2016, 2017.
- Việc thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất được duyệt theo thời
gian và không gian.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu trong phạm vi ranh giới hành
chính huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

2

download by :


- Phạm vi thời gian: số liệu thống kê về đất đai, kinh tế xã hội, điều kiện
tự nhiên… được lấy trong giai đoạn 2010 - 2017; hiện trạng sử dụng đất lấy năm
2017. Kết quả thực hiện phương án QHSDĐ, kế hoạch sử dụng đất được tính đến
31/12/2017.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Đề tài sẽ góp phần bổ sung cơ sở khoa học để nâng cao hiệu quả quản lý,
sử dụng đất.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đề xuất được các giải pháp nhằm tăng
cường, nâng cao hiệu quả thực hiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
trên địa bàn huyện Nam Đàn trong những năm tiếp theo qua đó góp phần phát
triển kinh tế xã hội bền vững.

3


download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2.1.1. Khái niệm về đất đai và những yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất
2.1.1.1. Khái niệm về đất đai
Từ khi có sự xuất hiện của con người, con người cùng với sự tiến hóa của
mình đã khơng ngừng tác động vào đất và làm thay đổi nó một cách nhất định.
Theo tiến trình này, con người cũng nhận thức về đất đai một cách đầy đủ hơn.
Theo Mác: “Đất là kho tàng cung cấp cho con người mọi thứ, vì vậy trong
quá trình sử dụng đất muốn đạt được hiệu quả cao, nhất thiết phải có kế hoạch cụ
thể về thời gian và không gian”. Theo FAO: “Đất đai là một nhân tố sinh thái bao
gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng
nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất” (FAO, 1993). Một số ý kiến
khác cho rằng: “Đất đai là một tổng thể vật chất gồm cả sự kết hợp giữa địa hình
và khơng gian tự nhiên của thực thể vật chất đó”.
Tuy nhiên, khái niệm đầy đủ và phổ biến nhất hiện nay về đất đai như sau:
“Đất đai là một phần diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các yếu
tố cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu
bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng
với nước ngầm và khống sản trong lịng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái
định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại
để lại như hồ nước, đường xá,...” (Đồn Cơng Quỳ và cs., 2006).
Khái niệm về đất đai gắn liền với nhận thức của con người về thế giới tự
nhiên. Sự nhận thức này không ngừng thay đổi theo thời gian. Đất đai có những
vai trị và chức năng chủ yếu sau đây (Đồn cơng Quỳ và cs., 2006):
+ Chức năng môi trường sống: đất đai là cơ sở cho mọi hình thái sinh vật
sống trên lục địa thông qua việc cung cấp các môi trường sống cho sinh vật và

gien di truyền để bảo tồn cho thực vật, động vật và các cơ thể sống cả trên và
dưới mặt đất.
+ Chức năng sản xuất: đất đai là cơ sở cho rất nhiều hệ thống phục vụ
cuộc sống con người qua quá trình sản xuất, cung cấp lương thực, thực phẩm và
rất nhiều sản phẩm sinh vật khác cho con người sử dụng trực tiếp hay gián tiếp

4

download by :


qua chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại thủy hải sản.
+ Chức năng cân bằng sinh thái: đất đai và việc sử dụng nó là nguồn và là
tấm thảm xanh, hình thành một thể cân bằng năng lượng trái đất, sự phản xạ, hấp
thụ và chuyển đổi năng lượng phóng xạ từ mặt trời và của tuần hồn khí quyển
địa cầu.
+ Chức năng tàng trữ và cung cấp nguồn nước: đất đai là kho tàng lưu trữ
nước mặt và nước ngầm vơ tận, có tác động mạnh tới chu trình tuần hồn nước
trong tự nhiên và có vai trò điều tiết nước rất to lớn.
+ Chức năng dự trữ: đất đai là kho tài nguyên khoáng sản cung cấp cho
mọi nhu cầu sử dụng của con người.
+ Chức năng khơng gian sự sống: đất đai có chức năng tiếp thu, gạn lọc, là
môi trường đệm và làm thay đổi hình thái của các chất thải độc hại.
+ Chức năng bảo tồn, bảo tàng lịch sử: đất đai là trung gian để bảo vệ, bảo
tồn các chứng tích lịch sử, văn hóa của lồi người, là nguồn thơng tin về các điều
kiện khí hậu, thời tiết trong quá khứ và cả về việc sử dụng đất đai trong quá khứ.
+ Chức năng vật mang sự sống: đất đai là không gian cho sự chuyển vận
của con người, cho đầu tư, sản xuất và cho sự dịch chuyển của động vật, thực vật
giữa các vùng khác nhau của hệ sinh thái tự nhiên.
2.1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất

Đất đai là một vật thể tự nhiên nhưng cũng là một vật thể mang tính
lịch sử. Đất luôn tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Do vậy, quá trình sử
dụng đất bao gồm phạm vi sử dụng đất, cơ cấu và phương thức sử dụng... luôn
luôn chịu sự chi phối bởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên cũng như
chịu sự ảnh hưởng của các điều kiện, quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ
thuật.Những điều kiện và nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất bao gồm
(Lê Quang Trí, 2005).
a. Yếu tố tự nhiên
Yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất. Do vậy,
việc sử dụng đất đai luôn chịu sự ảnh hưởng của nhân tố tự nhiên. Vì thế
khi sử dụng đất đai ngồi bề mặt khơng gian cần chú ý đến việc thích ứng với
điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái tự nhiên của đất cũng như các yếu tố bao
quanh mặt đất như nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, khơng khí và các khống sản
trong lịng đất... Trong điều kiện tự nhiên, khí hậu là nhân tố hạn chế hàng đầu

5

download by :


của việc sử dụng đất đai, sau đó là điều kiện đất đai (chủ yếu là địa hình, thổ
nhưỡng) và các nhân tố khác.
- Điều kiện khí hậu: Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất
nơng nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Tổng tích ơn, nhiệt độ bình
qn, sự sai khác nhiệt độ về thời gian và không gian, sự sai khácgiữa nhiệt độ
tối cao và tối thấp, thời gian có sương dài hoặc ngắn... trực tiếp ảnh hưởng đến sự
phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng, cây rừng và thực vật hủy sinh.
Cường độ ánh sáng, thời gian chiếu sáng cũng có tác dụng ức chế đối với sinh
trưởng, phát dục và quá trìnhquang hợp của cây trồng. Chế độ nước vừa là điều
kiện quan trọng để cây trồngvận chuyển chất dinh dưỡng vừa là vật chất giúp cho

sinh vật sinh trưởng và phát triển. Lượng mưa, lượng bốc hơi có ý nghĩa quan
trọng trong việc giữ nhiệt độ và độ ẩm của đất cùng khả năng đảm bảo cung cấp
nước cho sự sinh trưởng của động và thực vật. Tuy nhiên, các yếu tố khí hậu có
các đặc trưng rất khác biệt giữa các mùa trong năm cũng như các vùng lãnh thổ
khác nhau.
- Yếu tố địa hình: Địa hình là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc sử
dụng đất của các ngành. Đối với sản xuất nơng nghiệp, sự sai khác giữa địa hình,
địa mạo, độ cao so với mặt nước biển, độ dốc và hướng dốc, sự bào mịn mặt đất
và mức độ xói mòn... thường dẫn đến sự khác nhau về đất đai và khí hậu, từ đó
ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố các ngành nơng - lâm nghiệp, hình thành sự
phân biệt địa giới theo chiều thẳng đứng đối với nơng nghiệp. Bên cạnh đó, địa
hình và độ dốc ảnh hưởng đến phương thức sử dụng đất nông nghiệp từ đó đặt ra
yêu cầu phải đảm bảo thủy lợi hóa và cơ giới hóa cho đồng ruộng nhằm thu lại
hiệu quả sử dụng đất là cao nhất. Đối với ngành phi nơng nghiệp, địa hình phức
tạp sẽ ảnh hưởng đến giátrị cơng trình và gây khó khăn cho thi cơng.
- Yếu tố thổ nhưỡng: Mỗi loại đất đều có những đặc tính sinh, lý, hóa học
riêng biệt trong khi đó mỗi mục đích sử dụng đất cũng có những u cầu sử dụng
đất khác nhau. Do vậy, yếu tố thổ nhưỡng quyết định rất lớn đến hiệu quả sản
xuất nông nghiệp. Độ phì của đất là tiêu chí quan trọng về sản lượng cao hay
thấp. Độ dày tầng đất và tính chất đất có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của
cây trồng.
- Yếu tố thủy văn: Yếu tố thủy văn được đặc trưng bởi sự phân bố của hệ
thống sơng ngịi, ao hồ... với các chế độ thủy văn cụ thể như lưu lượng nước, tốc
độ dòng chảy, chế độ thủy triều... sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cung cấp

6

download by :



nước cho các yêu cầu sử dụng đất.
Đặc thù của nhân tố điều kiện tự nhiên mang tính khu vực. Vị trí của vùng
với sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, nguồn nước và các điều kiện
tự nhiên khác sẽ quyết định đến khả năng, công dụng và hiệu quả của việc sử
dụng đất đai. Vì vậy, trong thực tiễn sử dụng đất cần tuân thủ quy luật tự
nhiên, tậndụng các lợi thế nhằm đạt được hiệu ích cao nhất về xã hội, môi
trường và kinh tế.
b. Yếu tố kinh tế - xã hội
Nhân tố kinh tế xã hội bao gồm các yếu tố như chế độ xã hội, dân số và
lao động, mức độ phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, sử dụng lao
động, khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất.
Nhân tố kinh tế xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với việc
sử dụng đất đai. Phương hướng sử dụng đất được quyết định bởi yêu cầu của xã
hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Điều kiện tự nhiên của đất
cho phép xác định khả năng thích ứng về phương thức sử dụng đất. Còn sử dụng
đất như thế nào, được quyết định bởi sự năng động của con người và các điều
kiện kinh tế xã hội, kỹ thuật hiện có.
Trong một vùng hoặc trên phạm vi một nước, điều kiện vật chất tự nhiên
của đất thường có sự khác biệt không lớn, về cơ bản là giống nhau. Nhưng với
điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, dẫn đến tình trạng có vùng đất đai được
khai thác sử dụng triệt để từ lâu đời và đã đem lại những hiệu quả kinh tế xã hội
rất cao nhưng có nơi đất đai bị bỏ hoang hóa hoặc khai thác với hiệu quả kinh tế
rất thấp... Có thể nhận thấy, điều kiện tự nhiên của đất chỉ là một tồn tại khách
quan, khai thác và sử dụng đất quyết định vẫn là do con người. Cho dù điều kiện
tự nhiên có nhiều lợi thế nhưng các điều kiện xã hội, kinh tế kỹ thuật khơng
tương ứng thì ưu thế tài nguyên cũng khó có thể trở thành sức sản xuất hiện
thực, cũng như chuyển hóa thành ưu thế kinh tế. Ngược lại, khi điều kiện kỹ
thuật được ứng dụng vào khai thác và sử dụng đất thì sẽ phát huy được mạnh mẽ
tiềm lực sản xuất của đất, đồng thời góp phần cải tạo điều kiện mơi trường tự
nhiên, biến điều kiện tự nhiên bất lợi thành điều kiện có lợi cho phát triển kinh

tế xã hội.
Chế độ sở hữu tư liệu sản xuất và chế độ kinh tế xã hội khác nhau đã tác
động đến việc quản lý của xã hội về sử dụng đất đai, khống chế phương thức và

7

download by :


hiệu quả sử dụng đất. Trình độ phát triển kinh tế và xã hội khác nhau dẫn đến
trình độ sử dụng đất khác nhau. Nền kinh tế và các ngành càng phát triển, yêu
cầu về đất đai sẽ càng lớn, lực lượng vật chất dành cho việc sử dụng đất càng
được tăng cường, năng lực sử dụng đất của con người sẽ càng được nâng cao.
Ảnh hưởng của nhân tố kinh tế xã hội đến việc sử dụng đất được đánh giá
bằng hiệu quả sử dụng đất. Thực trạng sử dụng đất liên quan đến lợi ích kinh tế
của người sở hữu, sử dụng và kinh doanh đất đai. Trong điều kiện nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đất được dùng cho xây dựng cơ sở hạ
tầng đều được dựa trên nguyên tắc hạch toán kinh tế thơng qua việc tính tốn
hiệu quả kinh doanh sản xuất. Tuy nhiên, nếu có chính sách ưu đãi sẽ tạo điều
kiện cải thiện và hạn chế việc sử dụng theo kiểu bóc lột đất đai. Bên cạnh đó,
cũng cần phải chú ý rằng sự quan tâm quá mức đến lợi nhuận tối đa cũng dẫn
đến tình trạng đất đai bị sử dụng không hợp lý, không chú ý đến việc xử lý nước
thải, chất thải và khí thải đô thị, công nghiệp sẽ làm mất đi vĩnh viễn diện tích
lớn đất canh tác, cùng với việc gây ơ nhiễm đất đai, nguồn nước, bầu khí quyển,
hủy hoại chất lượng môi trường cũng như những hậu quả khôn lường khác.
Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội
tạo ra nhiều tổ hợp ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai. Tuy nhiên, mỗi nhân tố
giữ vị trí và có tác động ở mức độ khác nhau. Điều kiện tự nhiên là yếu tố cơ bản
để xác định công dụng của đất đai, có ảnh hưởng trực tiếp, cụ thể và sâu sắc nhất
là đối với sản xuất nông nghiệp. Điều kiện kinh tế sẽ kiềm chế tác dụng của con

người trong việc sử dụng đất. Điều kiện xã hội tạo ranhững khả năng khác nhau
cho các yếu tố kinh tế và tự nhiên tác động tới việc sử dụng đất. Vì vậy, cần phải
dựa vào quy luật tự nhiên và quy luật kinh tế - xã hội để nghiên cứu, xử lý mối
quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội trong sử dụng đất đai. Căn cứ
vào yêu cầu của thị trường và của xã hội, xác định mục đích sử dụng đất, kết hợp
chặt chẽ yêu cầu sử dụng với ưu thế tàinguyên của đất đai để đạt tới cơ cấu tổng
thể hợp lý nhất, với diện tích đất đai có hạn sẽ mang lại hiệu quả sử dụng đất đai
cao và bền vững.
- Nhân tố không gian
Trong thực tế, mọi ngành sản xuất đều cần đến đất đai như điều kiện
không gian (bao gồm cả vị trí và mặt bằng) để hoạt động. Đặc tính cung cấp
khơng gian của đất đai là yếu tố vĩnh hằng của tự nhiên ban phát cho loài người.

8

download by :


Vì vậy, khơng gian trở thành một trong những nhân tố hạnchế cơ bản nhất của
việc sử dụng đất.
Vị trí và không gian của đất không tăng thêm cũng không mất đi trong
quá trình sử dụng do vậy, tác dụng hạn chế của đất sẽ thường xuyên xảy ra khi
dân số và xã hội luôn phát triển. Không gian mà đất đai cung cấp có đặc tính là
khơng thể gia tăng, không thể hủy diệt cũng không thể vượt qua phạm vi quy mô
hiện hữu, do vậy, theo đà phát triển của dân số và kinh tế xã hội tác dụng ức chế
của không gian của đất sẽ thường xuyên xảy ra.
Sự bất biến của tổng diện tích đất đai không chỉ hạn chế khả năng mở
rộng không gian sử dụng mà còn chi phối giới hạn thay đổi của cơ cấu đất đai.
Điều này quyết định việc điều chỉnh cơ cấu đất đia theo loại, số lượng được sử
dụng căn sức sản xuất của đất và yêu cầu của xã hội nhằm đảm bảo nâng cao lực

tải của đất.
Tài ngun đất đai có hạn lại giới hạn về khơng gian vì vậy cần phải thực
hiện nghiêm ngặt nguyên tắc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả kết hợp
với việc bảo vệ đất và bảo vệ môi trường.
Đối với đất xây dựng đô thị, đất dùng cho cơng nghiệp, xây dựng cơng
trình, nhà xưởng, giao thơng... mặt bằng khơng gian và vị trí của đất đai có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng và có giá trị kinh tế rất cao.
2.1.2. Khái niệm và phân loại quy hoạch sử dụng đất
2.1.2.1. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất
“Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và
pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng, quản lý đất đai một cách đầy đủ, hợp
lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất, thơng qua việc tính tốn, phân bổ quỹ đất
cho các ngành, cho các mục đích sử dụng, cho các tổ chức và cá nhân sử dụng
đất đai nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội và tạo điều kiện bảo vệ đất đai,
mơi trường sinh thái” (Đồn Cơng Quỳ và cs., 2006).
Về bản chất: Đất đai là đối tượng của mối quan hệ sản xuất trong lĩnh vực
sử dụng đất (gọi là mối quan hệ đất đai) và tổ chức sử dụng đất như “tư liệu sản
xuất đặc biệt” gắn chặt với phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, Quy hoạch sử
dụng đất sẽ là một hiện tượng kinh tế - xã hội thể hiện đồng thời ba tính chất:
kinh tế, kỹ thuật và pháp chế. Trong đó tính kinh tế thể hiện ở hiệu quả sử dụng
đất đai. Tính kỹ thuật bao gồm các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật như điều tra,

9

download by :


khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu. Tính pháp chế xác nhận
tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất theo quy hoạch nhằm đảm bảo sử
dụng đất đai đúng pháp luật.

Từ đó, có thể đưa ra khái niệm: quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các
biện pháp của Nhà nước về quản lý và tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, hiệu
quả, khoa học thông qua việc phân bổ đất đai cho các mục đích sử dụng và định
hướng tổ chức sử dụng đất cho các cấp lãnh thổ, các ngành, tổ chức và người sử
dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, thực hiện đường lối kinh tế
của Nhà nước trên cơ sở dự báo theo quan điểm sinh thái bền vững.
Theo FAO: “Quy hoạch sử dụng đất là quá trình đánh giá tiềm năng đất và
nước một cách có hệ thống phục vụ việc sử dụng đất và kinh tế - xã hội nhằm lựa
chọn ra phương án sử dụng đất tốt nhất. Mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất là
lựa chọn và đưa ra phương án đã lựa chọn vào thực tiễn để đáp ứng nhu cầu của
con người một cách tốt nhất nhưng vẫn bảo vệ được nguồn tài nguyên cho tương
lai. Yêu cầu cấp thiết phải làm quy hoạch là do nhu cầu của con người và điều
kiện thực tế sử dụng đất thay đổi nên phải nâng cao kỹ năng sử dụng đất” (dẫn
theo Đồn Cơng Quỳ và cs., 2006).
Theo Điều 3, Luật đất đai năm 2013 Quy hoạch sử dụng đất là việc phân
bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ mơi trường và thích ứng biến đổi
khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh
vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng
thời gian xác định. Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng
đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất (Quốc hội nước
CHXHCNVN, 2013a).
Phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt là căn cứ để bố trí sử dụng đất, giao
đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất đặc biệt là chuyển
diện tích trồng lúa có hiệu quả cao sang các mục đích phi nơng nghiệp, ni
trồng thuỷ sản hoặc trồng cây lâu năm. Như vậy, mục đích của quy hoạch sử
dụng đất nhằm tạo ra những điều kiện về tổ chức lãnh thổ, thúc đẩy các đơn vị
sản xuất thực hiện đạt và vượt mức kế hoạch Nhà nước giao.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đóng vai trò quan trọng, là cơ sở để Nhà

nước thống nhất quản lý đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Nó được xây

10

download by :


dựng trên định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển đô thị, yêu
cầu bảo vệ mơi trường, tơn tạo di tích lịch sử văn hố, danh lam thắng cảnh; Hiện
trạng quỹ đất và nhu cầu sử dụng; Định mức sử dụng đất, tiến bộ khoa học kỹ
thuật; Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước.
Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bố và tái phân bố quỹ đất nhằm đáp
ứng mục tiêu phát triển KTXH, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường trên cơ
sở tiềm năng đất đai và nhu cầu SDĐ trong giới hạn không gian và thời gian xác
định. QHSDĐ là công cụ quan trọng của người quản lý và người SDĐ. Đối với
Nhà nước, đó là cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý nhà nước về đất đai. Đối với
người SDĐ đó là cơ sở pháp lý để chuyển đổi mục đích SDĐ hiệu quả. Vì vậy
QHSDĐ khơng đơn thuần là một hoạt động kinh tế - kỹ thuật mà còn là một hoạt
động quản lý có ý nghĩa kinh tế, chính trị, thể hiện ý chí của nhà nước về phát
triển trong tương lai; là hệ thống các giải pháp để quản lý tài nguyên đất đai (Tôn
Gia Huyên và cs., 2011).
Về góc độ kỹ thuật, QHSDĐ là việc tổ chức SDĐ cho những mục tiêu
KTXH định trước của một vùng lãnh thổ. Với vốn đất đai và lao động xác định,
phải sắp xếp sao cho đạt được sự phát triển như mong muốn và chỉ ra được sự
phối hợp SDĐ của các địa phương để đảm bảo sự đồng bộ trong phát triển. Dưới
góc độ kinh tế, QHSDĐ là q trình tối đa hóa giá trị của bất đất. Vì vậy, việc
SDĐ được quyết định trên cơ sở các động lực của thị trường, nên QHSDĐ cũng
là một sản phẩm của cơ chế thị trường. Yêu cầu đặt ra là mỗi thửa đất cần phải
được sử dụng sao cho có giá trị lớn nhất mà không gây ra sự giảm giá đồng loạt
cho những thửa đất còn lại trong vùng, đồng thời làm cho tổng giá trị đất đai

trong vùng được tăng cao. Về góc độ xã hội, QHSDĐ đảm bảo cân bằng nhu cầu
đất đai cho các nhóm lợi ích, cân bằng giữa nhu cầu sản xuất với đời sống của cộng
đồng dân cư và nhu cầu của toàn xã hội. Dưới góc độ pháp lý, lập và thực hiện
QHSDĐ là q trình hồn thiện bộ máy quản lý nhà nước và thực hiện dân chủ
hóa trong quản lý đất đai. Các quy định pháp luật về lập, xét duyệt và tổ chức
thực hiện QHSDĐ trở thành công cụ quản lý nhà nước đảm bảo cho sự phát triển
đồng bộ, ổn định và an tồn (Tơn Gia Hun và cs., 2011). Vì vậy QHSDĐ cịn
cần có một thể chế chặt chẽ, hợp lý và lành mạnh; huy động được mọi nguồn lực
và hài hồ lợi ích trước mắt và lâu dài, giữa cục bộ và tổng thể...
Như vậy, về thực chất quy hoạch sử dụng đất là quá trình hình thành các
quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi

11

download by :


×