Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện cơ chế một cửa tại huyện gia lâm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 112 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THANH HUYỀN

GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠ CHẾ “MỘT CỬA”
TẠI HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Mã số:

Người hướng dẫn khoa học:

Quản lý kinh tế

8340410

GS.TS. Nguyễn Văn Song

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được
cám ơn và trích dẫn trong Luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, Ngày


tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Phạm Thanh Huyền

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài " Giải pháp hoàn thiện cơ chế “Một cửa” tại
Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội " tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo
tận tình của các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và PTNT, Học viện Nông nghiệp Việt Nam,
một số cơ quan, ban ngành, các cán bộ, đồng nghiệp và bè bạn, nhờ đó Luận văn của tơi
đã hồn thành.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới GS TS Nguyễn Văn Song đã giúp đỡ tôi rất tận
tình, chu đáo, kịp thời về chun mơn trong q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, ban ngành của huyện Gia Lâm và
các hộ gia đình đã giúp đỡ tơi trong việc thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu
của đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp đã đóng góp nhiều ý
kiến quý giá giúp tơi hồn thiện Luận văn.
Cuối cùng và khơng thể thiếu, xin cảm ơn gia đình, người thân, những người
luôn sát cánh và động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, Ngày


tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Phạm Thanh Huyền

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục bảng biểu ........................................................................................................ vi
Danh mục từ viết tắt ....................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3


1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu .............................................................. 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Những đóng góp mới của luận văn ..................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện cơ chế “một cửa” ......................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5

2.1.1.


Khái niệm về hành chính, thủ tục hành chính và cơ chế một cửa ...................... 5

2.1.2.

Vai trò của cơ chế một cửa ............................................................................... 12

2.1.3.

Nội dung quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ........... 14

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu giải pháp hoàn thiện cơ chế một cửa ............................. 17

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện giải pháp hoàn thiện cơ chế “Một cửa” .......... 19

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 23

2.2.1.

Kinh nghiệm hoàn thiện cơ chế một cửa tại một số địa phương ...................... 23

2.2.2.

Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho việc hoàn thiện cơ chế một cửa

trên địa bàn huyện Gia Lâm hiện nay ............................................................... 27

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 28
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 28

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 28

iii

download by :


3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 32

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 34

3.2.1.

Phương pháp thu thập thông tin........................................................................ 34

3.2.2.


Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 36

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 37

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 39
4.1.

Khái quát kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ............. 39

4.1.1.

Tổ chức cơ chế một cửa trên địa bàn huyện Gia Lâm ...................................... 39

4.1.2.

Kết quả giải quyết các thủ tục hành chính qua cơ chế “Một cửa” .................... 47

4.2.

Thực trạng thực hiện cơ chế một cửa trên địa bàn huyện Gia Lâm.................. 55

4.2.1.

Đánh việc áp dụng tiêu chuẩn ISO về giải quyết Thủ tục hành chính ............. 55

4.2.2.

Hoạt động liên hệ, nộp hồ sơ của người dân .................................................... 56


4.2.3.

Hoạt động xem xét, hướng dẫn nộp hồ sơ của người dân ................................ 57

4.2.4.

Hoạt động tiếp nhận hồ sơ ................................................................................ 58

4.2.5.

Cơng tác hồn trả hồ sơ nhận kết quả ............................................................... 59

4.2.6.

Công tác niêm yết cơng khai các thủ tục hành chính ....................................... 61

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng tới hoàn thiện cơ chết một cửa trên địa bàn huyện
Gia Lâm ............................................................................................................ 62

4.3.1.

Sự phối hợp giữa các đơn vị trong triển khai “Một cửa” ................................. 62

4.3.2.

Chất lượng đội ngũ cán bộ có liên quan tới cơ chế “Một cửa” ........................ 63


4.3.3.

Chất lượng cơ sở hạ tầng, Công nghệ thông tin của hệ thống “Một cửa” ........ 64

4.3.4.

Rà soát quy định, tuyên truyền phổ biến và kiểm tra giám sát bộ phận
“Một cửa” ......................................................................................................... 66

4.3.5.

Các chính sách cắt giảm thủ tục hành chính ..................................................... 68

4.3.6.

Sự lãnh đảo của cấp ủy Đảng và lãnh đạo địa phương ..................................... 69

4.3.7.

Trình độ, năng lực và chế độ đãi ngộ cán bộ công chức .................................. 71

4.3.8.

Cơ chế phối hợp, thanh kiểm tra hoạt động của bộ phận Một cửa hiện nay ........... 71

4.3.9.

Công tác thông tin tuyên truyền cho bộ phận Một cửa..................................... 72

4.4.


Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế một cửa tại huyện Gia Lâm ..................... 72

4.4.1.

Định hướng chung của huyện Gia Lâm ............................................................ 72

4.4.2.

Cơ sở của các giải pháp .................................................................................... 73

4.4.3.

Các giải pháp cụ thể.......................................................................................... 75

iv

download by :


Phần 5. Kết luận ........................................................................................................... 85
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 85

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 86

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 87


v

download by :


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1.

Tình hình phát triển kinh tế của huyện Gia Lâm ......................................... 32

Bảng 4.1.

Số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ bộ phận một cửa của các đơn
vị chủ yếu trên địa bàn huyện Gia Lâm....................................................... 46

Bảng 4.2.

Tổng hợp cơ sở vật chất, trang thiết bị tại bộ phận Một cửa một số
đơn vị ........................................................................................................... 47

Bảng 4.3.

Số lượng, chủng loại thủ tục hành chính cấp huyện, xã được niêm yết
tại huyện Gia Lâm ....................................................................................... 48

Bảng 4.4.

Kết quả giải quyết thủ tục hành chính “Một cửa” tại Ủy ban Nhân
Dân huyện Gia Lâm .................................................................................... 49


Bảng 4.5.

Kết quả giải quyết thủ tục hành chính “Một cửa” tại Thị trấn Trâu Quỳ........... 51

Bảng 4.6.

Kết quả giải quyết thủ tục hành chính “Một cửa” tại UBND xã Bát
Tràng ........................................................................................................... 52

Bảng 4.7.

Kết quả giải quyết thủ tục hành chính “Một cửa” tại Xã Văn Đức ............. 54

Bảng 4.8.

Ý kiến của cán bộ về thực hiện ISO trong bộ phận Một cửa ...................... 55

Bảng 4.9.

Ý kiến của người dân về công tác liên hệ, nộp hồ sơ .................................. 56

Bảng 4.10. Ý kiến của người dân về hoạt động xem xét, hướng dẫn nộp hồ sơ của
người dân ..................................................................................................... 58
Bảng 4.11. Ý kiến của người dân về hoạt động tiếp nhận hồ sơ ................................... 58
Bảng 4.12. Đánh giá của người dân về công tác trả hồ sơ............................................. 60
Bảng 4.13. Ý kiến của người dân về cơng tác niêm yết thủ tục hành chính .................. 61
Bảng 4.14. Ý kiến của cán bộ về sự phối hợp giữa các đơn vị trong triển khai
“Một cửa” .................................................................................................... 63
Bảng 4.15. Đánh giá của người dân về thái độ của đội ngũ cán bộ bộ phận “Một

cửa” ............................................................................................................. 64
Bảng 4.16. Ý kiến của cán bộ về chất lượng CSHT, CNTT của hệ thống “Một
cửa” ............................................................................................................. 65
Bảng 4.17. Ý kiến của người dân về chất lượng CSHT, CNTT của hệ thống “Một
cửa” ............................................................................................................. 66
Bảng 4.18. Ý kiến của cán bộ về cơng tác rà sốt quy định, tun truyền phổ biến
các thủ tục hành chính ................................................................................. 66

vi

download by :


Bảng 4.19. Đánh giá về công tác Kiểm tra, giám sát bộ phận Một cửa hoạt động....... 67
Bảng 4.20. Ý kiến của các cán bộ về ảnh hưởng của các chính sách cải cách
TTHC tới hiệu quả làm việc của bộ phận một cửa...................................... 69
Bảng 4.21. Đánh giá sự lãnh đạo của cấp ủy đối với hoàn thiện cơ chế một cửa
địa phương ................................................................................................... 70
Bảng 4.22. Ma trận SWOT về hoàn thiện cơ chế một cửa trên địa bàn huyện Gia Lâm .... 74

vii

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


CCHC

Cải cách hành chính

HCNN

Hành chính Nhà Nước

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTQLCL

Tiêu chuẩn quản lý chất lượng

LĐTBXH

Lao động thương binh – xã hội

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

TNMT


Tài Nguyên môi trường

TTHC

Thủ tục hành chính

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Thanh Huyền
Tên luận văn: Giải pháp hoàn thiện cơ chế “một cửa” tại Huyện Gia lâm, Thành phố
Hà Nội
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm nghiên cứu thực trạng cơ chế một cửa hiện nay trên địa bàn huyện
Gia Lâm, từ đó tìm ra các khó khăn, vướng mắc trong q trình thực hiện để có giải
pháp nhằm cải thiện hoạt động của bộ phận một cửa, góp phần tăng cường cải cách thủ
tục hành chính, tạo hành lang thuận lợi cho kinh tế địa phương phát triển. Nghiên cứu
bao gồm bốn mục tiêu:

(1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ chế một cửa và hoàn
thiện cơ chế một cửa; (2) Phân tích thực trạng thực hiện cơ chế một cửa hiện nay tại
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội; (3) Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới việc thực
hiện cơ chế một cửa hiện nay tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội; (4) Đề xuất một số
giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế một cửa hiện nay tại huyện Gia lâm.
Phương pháp nghiên cứu
Tập trung vào 03 điểm là thị trấn Trâu Quỳ; xã Bát Tràng xã Văn Đức. Nghiên
cứu lựa chọn 120 mẫu khảo sát trong đó khách hàng của bộ phận một cửa các xã, thị
trấn là 30 người/điểm, cấp huyện là 30 người; lựa chọn phỏng vấn 30 cán bộ địa
phương; Về phương pháp nghiên cứu sử dụng 4 phương pháp: thống kê mô tả, so
sánh, cho điểm xếp hạng và phân tích SWOT. Đề tài cũng sử dụng 2 hệ thống chỉ tiêu
nghiên cứu phản ánh thực trạng hoạt động và kết quả hoạt động của bộ phận một cửa.
Kết quả chính và kết luận
Về cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp hoàn thiện cơ chế một cửa, nghiên cứu
đã tổng hợp và đưa ra một loạt các khái niệm về hành chính, bộ phận một cửa, vai trị
của cơ chế một cửa và đặc biệt là tổng hợp được nội dung nghiên cứu giải pháp hoàn
thiện cơ chế một cửa gồm 7 điểm chính.
- Về đánh giá hoạt động của bộ phận một cửa hiện nay, tác giả đã đưa ra được
những thống kê về số lượng hồ sơ và các loại lĩnh vực TTHC mà bộ phận một cửa đang
xử lý. Kết quả cho thấy số lượng TTHC hàng năm là rất lớn và tỷ lệ thuận với trình độ
phát triển của từng địa phương. Các loại thủ tục vướng mắc lớn nhất là tư pháp, tài

ix

download by :


nguyên môi trường và lao động, thương binh, xã hội.
- Đánh giá thực trạng thực hiện nay của bộ phận một cửa trên địa bàn huyện
thơng qua các tiêu chí như lãnh đạo của cấ ủy, áp dụng tiêu chuẩn ISO, các bước cụ thể

làm việc của bộ phận một cửa và chất lượng đội ngũ cũng như phối hợp triển khai cho
thấy, hoạt động của bộ phận một cửa hiện nay nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp
lãnh đạo, q trình áp dụng tiêu chuẩn ISO cịn nhiều hạn chế đặc biệt là liên quan tới
trách nhiệm và phối hợp giữa các đơn vị. Chất lượng đội ngũ cán bộ đã được cải thiện
nhưng vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục. Các quy trình đều đều được thực hiện đủ
nhưng vẫn còn hạn chế ở một số khâu như khâu hướng dẫn nộp hồ sơ, phối hợp xử lý
hồ sơ, cơ sở hạ tầng còn hạn chế…Đồng thời, cơng tác rà sốt, đánh giá và sửa đổi các
thủ tục hành chính ở bộ phận một cửa cũng chưa thực hiện triệt để, chế độ cho cán bộ
cơng chức bộ phận này cịn thiếu thốn.
Đề tài cũng đã chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng tới hoàn thiện cơ chế một cửa
hiện nay trên địa bàn huyện gồm các chính sách cắt giảm TTHC, trình độ, năng lực cán
bộ và cơ chế phối hợp trong hoạt động cũng như công tác thanh kiểm tra bộ phận một
cửa hiện nay.
- Để hoàn thiện cơ chế một cửa trong thời gian tới, đề tài đề xuất bảy nhóm giải
pháp bao gồm (1) Hồn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về TTHC tại bộ phận một
cửa; (2) Cải thiện việc giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận 1 cửa; (3) Nâng cao
chất lượng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ; (4) đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra; (5) Áp
dụng các tiêu chuẩn mới về TTHC; (6) Tăng cường công tác phối hợp trong xử lý
TTHC ở bộ phận một cửa; (7) Tăng cường công tác phối hợp, tuyên truyền cho các thủ
tục hành chính ở bộ phận một cửa.

x

download by :


THESIS ABSTRACT
Name’s student: Pham Thanh Huyen
Thesis title: “The Solutions to improve the administrative procedures of "Một cửa" in
Gia Lam District, Hanoi”

Maijor: Economics Management
School: Vietnam National University of Agriculture

Code: 8340410

Reform of administrative procedures, creating favorable corridors for local
economic development. This study entle: “The Solutions to improve the administrative
procedures of "Một cửa" in Gia Lam District, Hanoi”. Specific objectives included:
(1) To systemize the theoretical and practical issues which related the administrative
procedures of "Một cửa". (2) Assessment the status of administrative procedures of
"Một cửa" in Gia Lam district. (3) Analyze the factors were affected to administrative
procedures of "Một cửa" in Gia Lam district. (4) To supply some solutions to improve
administrative procedures of "Một cửa" in Gia Lam district, Hanoi. This study used
primary and secondary data, the depth interviews, semi-structured interviews 120
samples who is citizens district. Besides, the study interview the officers, managers in
the difference offices in Gia Lam district. The research methodology such as described
statistical analysis, comparative, forecasting to assess the situation of administrative
procedures of "Một cửa" in Gia Lam district.
The results show that the number of annual administrative procedures is very
large and these are proportional to the level of development of each locality. The
number of dossiers processed on time is over 90%. The most unfavorable administrative
procedures are judiciary, environmental and labor management, war invalids and social
affairs. The department of administrative "Một cửa" was achieved ISO standard. The
quality of the staff has been improved but some problems still need to be overcome. The
review, evaluation and revision of administrative procedures at "Một cửa" has not been
fully implemented and the benefits for civil servants in this department is still in shortage.
Therefore, the solutions to improve the administrative procedures of "Một cửa"
in Gia Lam District such as (1) Complete the legal document on administrative
procedures. (2) Improve the handling of administrative procedures. (3) Improving the
quality and training of staff. (4) speed up the inspection. 5) Apply new standards on

administrative procedures; (6) Strengthening the coordination in dealing with
administrative procedures; (7) Strengthening the coordination and propaganda for
administrative procedures.

xi

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong quá trình xây dựng đất nước, nhà nước với nhiệm vụ quản lý kinh
tế - xã hội của mình có tác động rất lớn tới sự hình thành và định hướng tới mọi
hoạt động của xã hội từ sản xuất, việc làm tới các vấn đề xã hội khác. Và cơng cụ
hành chính là thứ khơng thể thiếu nhằm giúp nhà nước thực thi quyền lực của
mình một cách có hiệu quả.
Mặc dù vậy trong suốt quá trình hình thành và phát triển của nhà nước
Việt Nam hiện đại, các cơng cụ hành chính ngày càng trở nên rườm rà, phức tạp,
không đủ điều kiện phục vụ và thúc đẩy một nền kinh tế đang phát triển mạnh
mẽ. Hơn thế nữa, các vấn đề xã hội nảy sinh ngày càng nhiều khiến hệ thống
hành chính cũ khơng cịn phù hợp để xử lý các vấn đề phát sinh một cách hiệu
quả và nhanh chóng. Chính vì vậy cải cách thủ tục hành chính là một trong
những giải pháp và định hướng quan trọng nhằm hướng tới nền hành chính kiến
tạo, hiện đại, tạo chuyển bước chuyển biến căn bản trong quan hệ và thủ tục giải
quyết công việc giữa các cơ quan nhà nước, các cơ quan nhà nước với tổ chức xã
hội, với nhân dân.
Với mục đích đó, trong những năm qua, cơng tác cải cách thủ tục hành
chính đã trở thành niệm vụ trọng tâm trong suốt quá trình cơng tác của chính
phủ, các bộ ngành, địa phương. Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về tiếp tục đẩy
mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà

nước đã chỉ rõ những vấn đề tồn tại trong hệ thống thủ tục hành chính hiện nay.
Và cuối cùng, ngày 4 tháng 9 năm 2003, quyết định số 181/2003-QĐ-TTg của
thủ tướng chính phủ về việc thực hiện vơ chế một cửa tại cơ quan hành chính nhà
nước tại địa phương đã được ban hành đánh dấu sự ra đời của cơ chế “một cửa”.
Có thể nhận thấy cơ chế "một cửa" là giải pháp đổi mới hữu hiệu về
phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương các cấp,
nhằm tạo chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước
với các tổ chức và cơng dân, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm phiền hà,
chi phí, thời gian, cơng sức; đồng thời, điều chỉnh một bước về tổ chức bộ máy
và đổi mới, cải tiến chế độ làm việc và quan hệ cơng tác trong cơ quan hành
chính nhà nước.

1

download by :


Việc thực hiện cơ chế một cửa đã cơ bản thay đổi bộ mặt của cơ quan
hành chính các cấp, nâng cao chất lượng hiện đại hóa cơ sở hành chính. Ở nhiều
tỉnh, thành phố đã bắt đầu ứng dụng công nghệ thông tin, tạo điều kiện cho người
dân, cán bộ có thể kiểm tra được q trình giải quyết thủ tục một cách thuận tiện
đơn giản. Cơ chế “Một cửa” đã góp phần tăng cường năng lực, trách nhiệm của
cán bộ công chức, và thúc đẩy sự vận hành của bộ máy hành chính cũng như tồn
xã hội.
Mặc dù vậy, sau nhiều năm triển khai, cơ chế “Một cửa” đã bắt đầu xuất
hiện nhiều hạn chế. Theo Trần Văn Tuấn (2010), quá trình thực hiện cơ chế một
cửa đã gặp phải một số vấn đề, trong đó phải kể đến việc giải quyết hồ sơ chưa
đúng hẹn đặc biệt là lĩnh vực đất đai, xây dựng nhà ở. Ý thức tránh nhiệm thực
hiện nhiệm vụ, thái độ phục vụ cán bộ, cơng chức ở nhiều nơi cịn chậm chạp,
nhiều cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận một cửa thiếu trách nhiệm và chưa

quan tâm đầy đủ tới việc xử lý hồ sơ cho người dân; Việc triển khai còn thiếu
đồng bộ, một số loại thủ tục còn bị cắt khúc theo phân cấp hành chính; cơng tác
tun truyền chưa tốt; cơ sở trang thiết bị còn chưa đẩy đủ…Tất cả những vấn đề
này đang ảnh hưởng một cách tiêu cực tới kết quả thực hiện cơ chế một cửa hiện
nay. Chính vì vậy việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hiệu quả
cơ chế một cửa là một trong những yêu cầu bức thiết hiện nay.
Gia Lâm là một huyện nằm ở cửa ngõ Đơng Bắc Hà Nội, nơi có hoạt động
kinh tế diễn ra nhộn nhịp. Chính vì vậy áp lực lên hệ thống hành chính một cửa
của huyện hiện nay là rất lớn. Trong thời gian qua hệ thống một cửa của huyện
cũng đã gặp phải rất nhiều khó khăn, tồn tại. Theo Nguyễn Ngọc Thuần (2016),
tuy đã đạt nhiều kết quả, cơ chế một cửa tại một cửa vẫn còn một số hạn chế như
một số đơn vị chưa thực sự quan tâm tới cơ chế một cửa, công tác thanh kiểm tra
chưa kịp thời, ứng dụng công nghệ thông tin thiếu hiệu quả gây ra chậm trễ trong
xử lý công việc, bên cạnh đó, một số bộ phận cán bộ còn chưa làm tròn trách
nhiệm, hồ sơ thủ tục còn chậm trễ, cơ sở trang thiết bị cịn thiếu...Vì vậy, việc
hoàn thiện cơ chế “Một cửa” để phục vụ nhân dân tốt hơn, gỡ bỏ những rào cản,
thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương là điều cần thiết phải thực
hiện.Tuy nhiên để làm được điều đó, các nghiên cứu cần phải trả lời được các
câu hỏi như thực trạng cơ chế “Một cửa" hiện nay đang diễn ra như thế nào? Có
những yếu tố gì ảnh hưởng tới cơ chế một cửa hiện nay? và giải pháp nào nhằm
khắc phục những vấn đề còn tồn tại của cơ chế một cửa ở Huyện Gia lâm hiện

2

download by :


nay và định hướng trong thời gian tới. Từ những lý do trên, Tôi lựa chọn thực
hiện đề tài: “Giải pháp hoàn thiện cơ chế một cửa tại huyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội.”

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động của cơ chế “Một cửa” tại huyện
Gia Lâm, Thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp hồn thiện cơ chế “Một
cửa” nhằm thúc đẩy nền hành chính cơng phục vụ xã hội tốt hơn
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ chế một cửa và
hoàn thiện cơ chế một cửa;
- Phân tích thực trạng thực hiện cơ chế một cửa hiện nay tại huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội;
- Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện cơ chế một cửa
hiện nay tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế một cửa hiện nay tại
huyện Gia lâm.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ chế một cửa;
Việc thực hiện cơ chế một cửa trên địa bàn huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội
- Đối tượng khảo sát: Các công chức nhà nước tại huyện, các xã, thị trấn
có liên quan tới cơ chế một cửa; Người dân địa phương, các doanh nghiệp trên
địa bàn sử dụng cơ chế một cửa.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng vận hành cơ
chế “một cửa” trên địa bàn huyện Gia Lâm tại cấp huyện, xã và các đơn vị có
liên quan; Đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơ chế một cửa trên địa bàn
huyện Gia Lâm hiện nay.
- Phạm vi về không gian: Huyện Gia Lâm – Thành Phố Hà Nội
- Phạm vi về thời gian: Sử dụng số liệu thứ cấp từ 2015– 2017, số liệu

3


download by :


điều tra năm 2017.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Đề tài đã góp phần hệ thống hóa các nội dung lý luận cơ bản về cải
cách hành chính và bộ phận một cửa, đồng thời đã chỉ ra các vấn đề thuộc nội
dung nghiên cứu để hoàn thiện cơ chế một cửa. Bên cạnh đó, đề tài cũng tổng
hợp được các kinh nghiệm thực hiện cơ chế một cửa trên các nước trên thế
giới và rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và huyện
Gia Lâm nói riêng.
- Đề tài đã làm rõ được các nội dung nghiên cứu về hoàn thiện cơ chế một
cửa thơng qua phân tích thực trạng thực hiện cơ chế một cửa trên địa bàn huyện
Gia Lâm gồm 4 nội dung chính
- Đề tài đã phân tích và làm rõ năm yếu tố ảnh hưởng tới hoàn thiện cơ
chế một cửa hiện nay và đưa rabảy nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế một
cửa trên địa bàn huyện Gia Lâm. Đây là những giải pháp thiết thực, xuất phát từ
kết quả nghiên cứu và có giá trị thực tiễn cao.

4

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOÀN THIỆN
CƠ CHẾ “MỘT CỬA”
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm về hành chính, thủ tục hành chính và cơ chế một cửa
2.1.1.1. Khái niệm hành chính

Theo Lê Thị Vân Hạnh (2003), theo nghĩa rộng, "Hành chính” là một
thuật ngữ chỉ một hoạt động hoặc tiến trình chủ yếu có liên quan tới những biện
pháp đê thực thi những mục tiêu, nhiệm vụ đã được vạch sẵn. Khi có hai người
trở lên cùng hợp tác để thực hiện một mục tiêu chung mà một cá nhân khơng làm
được thì ở đó xuất hiện thể thức thơ sơ của quản lý nói chung và hành chính là
một dạng của quản lý. Như vậy, theo nghĩa rộng, hành chính có thểđược định
nghĩa như những biện pháp tổ chức và điều hành cuả các tổ chức, các nhóm, các
đồn thể hợp tác trong hoạt động của mình để đạt được mục tiêu chung. Vì quản
lý liên quan tới nhiều thể thức hoạt động hợp tác cho nên tất cả những ai tham gia
vào hoạt động hợp tác đều có nghĩa là tham gia vào một dạng hoạt động của quán
lý - đó là cơng việc hành chính. Các câu lạc bộ, các tổ chức chính trị, các hiệp
hội, trường học, nhà thờ và cả gia đình nữa đều cần đến hành chính để đạt được
mục tiêu chung.
Như vậy, với nghĩa rộng nhất, về mặt lý luận, hành chính có mục đích bảo
đảm được hành vi có ý thức và có hiệu năng đối với một bộ phận các thành viên
của tổ chức và có thể định nghĩa hành chính như là những loại hoạt động quản lý
chung nhất của các nhóm người hợp tác với nhau để hồn thành các mục đích
chung. Chính những đặc điểm phổ biến nàv cho chúng ta thấy hành chính là một
q trình tổng hợp, với quan niệm như vậy về hành chính, người tađã cố gắng
khái quát hóa thành các học thuyết hành chính, các ngun tắc và các mối quan
hộ chung mà để đạt được mục đích chung của tổ chức, các nhà hành chính và các
tô chức khác nhau đều phảituân theo (Lê Thị Vân Hạnh, 2003).
Theo nghĩa hẹp, “Hành chính” được nhiều học giả xem là hoạt dộng quàn
lý các công việc của Nhà nước, xuất hiện cùng vổi Nhà nước,Ở Trung Quốc, hai
chữ “hành chính” có một lịch sử lâu dài. Trong bộ “Tả truyện” viết cách dây hơn
2000 năm đã dùng các từ “hành kỳ chính sự”, “hành kỳ chính lệnh” để chi những
hoạt dộng có liên quan dến Nhà nước và quyền lực nhà nước. Theo nghĩa này

5


download by :


hành chính thường di kèm với khái niệm cơng – hành chính cơng.
Theo Ralph C.Chandler et al. (1988), “Hành chính cơng có liên quan mật
thiết vớiviệc làm cho pháp luật có hiệu lực, ra các văn bản pháp quy và làm cho
chúng chúng có hiệu lực và thực hiện chính sách cơng. Khái niệm “cơng” có thể
đối lập với lợi nhuận, tư nhân và doanh nghiệp, trong khi hành chính tư lên quan
đến các yếu tố như bán hàng, sản phẩm và lợi nhuận”.
Tóm lại, có rất nhiều cách hiếu khác nhau về “hành chính”. Tùy theo
những góc độ khác nhau mà người ta gắn cho nó những ý nghĩa khác nhau. Ngay
cả theo nghĩa có lên quan tới cơng việc quan lý của Nhà nước cũng cỏ nhiều cách
hiểu khác nhau. Ví dụ, nhiều dộc gia di từ góc độ “tam quyển phân lập” đổ giai
thích cho thuật ngữ hành chính. Họ cho rằng “hành chính” dược dùng để chỉ một
bộ phận trong "tam quyền” đứng ngang hàng với quyền tư pháp và quyền lập
pháp. Quan điểm xuất phát từ mơi quan hệ giữa hành chính với chính trị lại cho
rằng chính trị là sự biểu hiện ý chí của Nhà nước, cịn hành chính chỉ thì sự chấp
hành ý chí Nhà nước. Theo cách hiểu này thì bất kỳ bộ phận quen lý nào, bất kỳ
hoạt động quản lý thuộc loại chấp hành ý chí của Nhà nước đều được gọi là hành
chính. Tuy nhiên, lại có quan điểm xuất phát từ góc độ khoa học quản lý để giải
thích hành chính. Theo quan điem này, mọi hoạt động có liên quan đến quản lý
đều là hành chính. Bất kỳ một cơ quan quản lý Nhà nước nào, nất kỳ một cơ
quan quản lý cơng hay tư, có lợi nhuận hay khơng có lợi nhuận... đều thực hiện
hành chính trên cơ sở phân tích cơng việc một cách khoa học, có căn cứ lý luận,
nguyên tắc, phương pháp có ý nghĩa phổ biến (Vũ Huy Từ, 1998).
Như vậy, ngay cả theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp, khái niệm “hành chính”
cũng có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Vì vậy, để có một định nghĩa thơng nhất
làm cơ sở cho những nghiên cứu sau này về hành chính, việc phân biệt những
khái niệm như “hành chính và quản lý”, “hành chính và tổ chức”, “hành chính
cơng - hành chính tư” là một việc làm rất quan trọng và cần thiết.

2.1.1.2. Khái niệm thủ tục hành chính
a. Khái niệm
Theo Lê Thị Vân Hạnh (2003), “Thủ tục là những quy tắc, chế độ, phép
tắc hay quy định chung phải tuân theo khi thục hiện một công việc nhất định”.
Hoạt động nhà nước cần phải tuân theo pháp luật, trong đó có nhũng quy định vể
trình tự, cách thức sử dụng thẩm quyền của từng cơ quan đế giải quyết công việc

6

download by :


theo chức năng nhiệm vụ được giao, Khoa học pháp lý gọi dó là những quy phạm
thủ tục. Quy phạm này quy định về các loại thủ tục: thủ tục lập pháp, thủ tục tố
tụng tư pháp và thủ tục hành chính, Như vậy, xét trong thể chế của nền hành
chính, thủ tục hành chính là một bộ phận cấu thành tất yếu của thể chế hành
chính nói chung. Đây là một loại quy phạm phản ánh trình tự thực hiện thẩm
quyền trong hoạt động hành chính nhà nước.
b. Bản chất của thủ tục hành chính
Theo Nguyễn Văn Thâm (2003), nhà nước thực hiện quyền hành pháp với
các hình thức hoạt động đa dạng và được xác định bằng luật pháp. Quan lý nhà nước
trong mọi trường hợp đều nhằm tổ chức và quản lý địi sơng xã hội một cách hợp lý
và hợp pháp, bảo đảm cho xã hội phát triển theo một trật tự cần thiết, ổn định.
Thông qua cơ chế áp dụng quy phạm pháp luật, các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đưa ra các quvết định hành chính và thực hiện các hành vi hành chính trực
tiếp, liên tục, thường xuyên hàng ngày đe giải quyết cơng việc vì lợi ích của nhà
nước và của cộng đồng. Hoạt dộng đó xảy ra trong từng đơn vị, lãnh thổ hành chính,
từng ngành, từng lĩnh vực và có tính bắt buộc theo quy định của pháp luật.
Tồn bộ các quy tắc pháp lý quy định vể trình tự, trật tự thực hiện thẩm
quyền của cơ quan nhà nước trong việc giải quyết nhiệm vụ nhà nước và công

việc liên quan đến công dân tạo thành hệ thông quy phạm thủ tục, có tính bắt
buộc các cơ quan nhà nước cũng như các công chức nhà nước phải tn theo
trong q trình giải quyết cơng việc thuộc chức năng và thẩm quyền của mình.
Nhằm bảo đảm cho cơng việc đạt được mục đích đã định, phù hợp với thẩm
quyển, chức năng do luật quy định. Bởi vậy, có thể xem thủ tục được thực hiện
bởi các cơ quan nhà nước là trình tự thực hiện thẩm quyền của các cơ quan nhà
nước (hoặc của các cá nhân, tổ chức dược ủy quyền) trong việc thực thi công vụ,
trong việc giải quyết các kiến nghị, các yêu cầu của dân và tổ chức (Nguyễn
Khắc Hùng, 2002).
Thủ tục hành chính được điều chỉnh bởi quy phạm hành chính. Nó là cơ
sở pháp lý cho các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng của mình nhằm bảo
đảm cho các quy phạm vật chất của luật hành chính được thực hiện có hiệu lực
và hiệu quả. Theo ý nghĩa đó, thủ tục hành chính tạo điều kiện bảo đảm cho pháp
chế được giữ vững, mở rộng dân chủ, công khai trong quản lý nhà nước theo một
quy trình được xác định cụ thể.

7

download by :


Xét trong nội bộ của bộ máy hành chính nhà nước, thủ tục hành chính
trước hết là do các cơ quan nhà nước xây dựng và công bố để thực hiện chức
năng quản lý của nền hành chính nhà nước và địi hỏi các cơ quan hành chính
nhà nước có trách nhiệm thực thi các thủ tục đó. Trong khoa học pháp lý, thuật
ngữ “thủ tục” thường được sử dụng ở khía cạnh là trình tự thực hiện quy phạm
của luật vật chất (nội dung), là phương tiện đưa luật vật chất vào đời sống xã hội
(Cao Thị Hà, 2015).
Nếu xét theo quan hệ điều hành và căn cứ vào tính chất của chủ thể thực
hiện thủ tục, có thể xem thủ tục hành chính là trình tự về thời gian, không gian và

là cách thức giải quyết công việc của cơ quan hành chính nhà nước trong mối
quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân. Nó được đặt ra để các cơ
quan nhà nước có thể thực hiện mọi hoạt dộng cần thiết của mình, trong đó bao
gồm cả trình tự thành lập các cơng sở, trình tự bổ nhiệm, bãi nhiệm, điều động
viên chức, trình tự lập quy, áp dụng quy phạm để bảo đảm các quyển chủ thể và
xử lý vi phạm, trình tự điều hành, tổ chức các hoạt động tác nghiệp hành chính.
Đây là một kiểu quan hệ có tính biện chứng với nhìểu tác động qua lại (Nguyễn
Khắc Hùng, 2002).
c. Đặc điểm của thủ tục hành chính
Thứ nhất, nó thường được thực hiện bởi nhiều cơ quan và công chức nhà
nước. Ngồi cơ quan hành chính và cơng chức hành chính nhà nước là những chủ
thể chủ yếu tiến hành thủ tục hành chính, theo quy định của luật pháp hiện hành,
các cơ quan lập pháp, tư pháp cũng có loại hoạt động mang tính chất quản lý
hành chính nhà nước cho nên nó cũng thực hiện một số thủ tục hành chính nhất
định (Nguyễn Văn Thâm, 2003).
Thứ hai, đây là thủ tục giải quyết công việc nội bộ của nhà nước và công
việc liên quan đến quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý của công dân. Do vậy, cơng
việc cần thực hiện thường rất phức tạp, Có việc cần phải thực hiện nhanh gọn,
qua ít khâu, ít cấp. Nhưng cũng có nhiều trường hợp địi hỏi phải rất thận trọng,
phải qua nhiều khâu và cần có nhiều loại giấy tờ, xác minh tỉ mỉ (Đinh Đức
Toàn, 2015).
Thứ ha, quản lý hành chính nhà nước chủ yếu là hoạt động cho phép, ra
quyết định có tính chất đơn phương và đòi hỏi thi hành ngay nhằm giải quyết
nhanh chóng, có hiệu quả mọi cơng việc diễn ra sơi động hàng ngày trong đời

8

download by :



sống xã hội. Vì vậy, việc quy định thủ tục hành chính địi hỏi phải kết hợp những
khn mâu ổn định tương đối và chặt chẽ với các biện pháp thích ứng cho từng
loại cơng việc và đối tượng để bảo đảm công việc được giải quyết kịp thời theo
từng trường hợp cụ thể (Nguyễn Văn Thâm, 2003).
Thứ tư, do hiện nay nền hành chính nhà nước đang chuyển từ hành chính
cai quản (hành chính đơn thuần) sang hành chính phục vụ, làm dịch vụ công;
đồng thời nển kinh tế cũng đang chuyển từ cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung
sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, cho nên hoạt động quản lý
hành chính ngày càng đa dạng về nội dung và phong phú, uyển chuyển về hình
thức, biện pháp. Ngồi ra, đơi tượng quản lý của nó là xã hội dân sự cũng mn
hình mn vẻ, khơng chỉ trong phạm vi nội bộ cơng dân nước ta mà cịn liên
quan đến các yếu tố" nước ngồi. Từ đó thủ tục hành chính phải được xây dựng
như thế nào cho phù hợp (Lê Thị Vân Hạnh, 2003).
2.1.1.3. Khái niệm cơ chế một cửa
Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 4/5/1994 của Chính phủ về cải cách một
bướcthủ tục hành chính trong việc giải quyết cơng việc của công dân và tổ chức
là văn bản mang tính pháp lý đầu tiên có đề cập đến việc giải quyết thủ tục hành
chínhthơng qua "một cửa", dựa vào ngun tắc nơi nào là đầu mối có trách nhiệm
chínhtrong việc giải quyết cơng việc thì cá nhân, tổ chức trực tiếp đến đó:
"Trường hợp đề nghị của tỉnh và thành phố có liên quan đến nhiều Bộ, thì Bộ
chun ngành phải làm đầu mối bàn với các Bộ liên quan khác. Không nên để
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phải đi đến từng Bộ để xin ý kiến giải
quyết của Bộ trưởng sau đó mới đến Bộ trưởng chun ngành giải quyết" (Chính
phủ, 1994).
Những cơngviệc liên quan đến nhiều bộ phận trong cơ quan thì Thủ
trưởng cơ quan phải đề ra quy chế phối hợp giải quyết trong nội bộ cơ quan để
công dân, tổ chức có u cầu giải quyết cơng việc chỉ phải làm việc với một công
chức được giao nhiệm vụ được làm đầu mối tiếp xúc, nhận hồ sơ và giải quyết
công việc”.
Như vậy, có thể xác định trong việc giải quyết thủ tục hành chính liên

quan đến nội bộ của bộ máy hành chính Trung ương, địa phương hay trong mối
quan hệ cung cấp dịch vụ cơng cho cơng dân thì ngun tắc tập trung vào một
đầu mối chính có chức năng quản lý chủ yếu để giải quyết công việc là nguyên

9

download by :


tắc xuyên suốt quá trình thực hiện. Đây cũng là tinh thần chủ đạo của cải cách
thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa".
Khái niệm quy chế “một cửa” lần đầu tiên được sử dụng trong Quyết định
số 366/HĐBT ngày 07/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ),
banhành quy chế thẩm định các dự án có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
Theo Quyết định số 181/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, quy chế “một cửa’
được hiểu là quy chế giải quyết mọi công việc của tổ chức, cơng dân thuộcthẩm
quyền của cơ quan hành chính Nhà nước. Từ tiếp nhận yêu cầu tới trả kết quảgiải
quyết TTHC đều thông qua một đầu mối là “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả”.
Một cửa là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân, bao gồm cả
tổchức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân) thuộc trách nhiệm,
thẩmquyền của một cơ quan hành chính nhà nước, từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ,
hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước (Thủ tướng Chính phủ, 2007).
Thực chất, cơ chế “một cửa” là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá
nhân thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước
cùng cấp hoặc giữa các cấp hành chính từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ
giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả của một cơ quan hành chính nhà nước.
Mục đích của việc thực hiện cơ chế “một cửa”:
- Giảm phiền hà cho tổ chức, cơng dân khi có u cầu giải quyết cơng

việctại cơ quan hành chính nhà nước.
- Góp phần chống tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng của một bộ phận
cánbộ, công chức. Nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần, thái độ phục vụ tổ
chức, công dân của đội ngũ cán bộ, công chức.
- Nâng cao chất lượng công vụ; hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan
hành chính nhà nước.
- Làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước các
cấp trong giải quyết công việc liên quan đến tổ chức, công dân.
- Đổi mới cơ bản phương thức hoạt động của bộ máy các cơ quan hành
chính nhà nước, trên cơ sở đó sắp xếp lại tổ chức theo hướng gọn nhẹ, hoạt động
có hiệu lực, hiệu quả.

10

download by :


Việc áp dụng thực hiện cơ chế “một cửa” cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật.
- Công khai các thủ tục hành chính, phí, lệ phí và thời gian giải quyết công
việc của tổ chức, công dân.
- Nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
- Việc phối hợp các bộ phận có liên quan trong bộ máy cơng quyền nhằm giả
cơng việc của tổ chức, công dân là trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước.
- Bảo đảm giải quyết cơng việc nhanh chóng, thuận tiện, đúng thời gian
chotổ chức, công dân.
Các lĩnh vực áp dụng cơ chế "một cửa":Tại Quyết định 181/2003/QĐTTg, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã, thành phố
trực thuộc tỉnh thực hiện quy chế “một cửa” đối với 7 loại TTHC, bao gồm: cấp
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các hộ kinhdoanh cá thể; cấp giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà; quyền sử dụng đất; đăng ký hộ khẩu; cơng chứng,

chứng thực; các chính sách xã hội.Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả là nơi tiếp
xúc đầu tiên của người dân với cơ quan hành chính. Cơng việc của bộ phận này
là tiếp nhận, hướng dẫn người dân đầy đủ thủ tục cần thiết để giải quyết công
việc, thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ, sau đó chuyển cho các phịng ban có chức
năng giải quyết. Người dân cũng đến chính nơi mà mình đã nộp hồ sơ để nhận lại
kết quả.
Xét từ phía cá nhân, tổ chức, quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn
rất nhiều so với trước đây khi họ phải liên hệ với cơ quan hành chính. Họ khơng
mất nhiều thời gian để đi qua rất nhiều cửa sau đó mới có thể đến được cửa quan
trọng sau cùng. Mà việc đi lại "nhiều cửa" đa số trường hợp không đạt kết quả vì
"mỗicửa" hướng dẫn một khác, "cửa" này khơng chấp nhận kết quả của "cửa"
kia. Công dân muốn làm cho các "cửa" của cơ quan hành chính "thơng suốt"
được với nhau đòi hỏi tiêu tốn rất nhiều tiền của, công sức, thời gian, nhiều lúc
họ phải sử dụng đến nhiều mối quan hệ ngồi cơng vụ mới có thể giải quyết
được. Tuy nhiên, trên thực tế không phải cá nhân, tổ chức nào cũng có đủ điều
kiện và tự nguyện làm "cơng việc" này. Từ đó tạo sự bất bình đẳng trong việc
được cung ứng dịch vụ cơng của người dân. Quy chế "một cửa" đã khắc phục cơ
bản được tình trạng bức xúc này, bởi nó trả về đúng bản chất của sự việc, cơ
quan nhà nước phải tự làm cơng việc của mình, khơng được đùn đẩy những việc

11

download by :


của mình về phía người dân, đẩykhó khăn cho người dân.
Xét từ góc độ của cơ quan hành chính nhà nước, khi triển khai giải quyết
thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa", cơ quan hành chính phải kiện tồn bộ
máy của mình, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức. Bởi vì,
họ phải đảm nhận và thực hiện chức năng thực sự của mình qua cơ chế mới,

khơng cịnchuyện người dân làm thay cho cơ quan nhà nước như trước đây.
Xuất phát từ những quy định mang tính nguyên tắc định hướng của Nghị
quyết 38/CP ngày 4-5-1994 về cải cách thủ tục hành chính, khi thực hiện quy chế
này phải xác định rõ bản chất pháp lý của cơ chế "một cửa". "Một cửa" tức là
cơng việc tập trung về một đầu mối có trách nhiệmchính thực hiện thơng qua sự
phối hợp với các "cửa" khác. Không thể nhầm lẫngiữa việc tập hợp các "cửa" tức
là các cơ quan chuyên môn, chuyên trách một mặt quản lý nhà nước với việc tập
trung đầu mối để giải quyết công việc. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả là nơi tập
trung đầu mối chứ không phải là nơi tập hợp các "cửa". Việc tập hợp đầu mối có
thể tiến hành dễ dàng thơng qua một quy chế phối hợp, nhưng việc tập hợp các
"cửa" đòi hỏi phải qua quá trình lâu dài đúc kết từ thực tiễn quản lý. Việc tập hợp
các "cửa" chính là làm thay đổi cơ cấu của bộ máy hành chính nói riêng và bộ
máy nhà nước nói chung. Đã có địa phương trong một thời gian dài không nắm
rõ bản chất của vấn đề nên đã tiến hành thu hồi dấu các "cửa" ở cấp huyện, do đó
gây ra những tác động khơng tích cực đối với việc thực hiện cơ chế "một cửa" ở
cấp huyện. Cũng chính những địa phương này góp phần hồn thiện cơ chế "một
cửa" từ những bước thử nghiệm ban đầu chưa được chính xác đó.
Ngun nhân là do tính chất mới mẻ của vấn đề, cả trong tư duy quản lý
và phương thức quản lý "một cửa" cũng không phải là phương thức để giải quyết
tồn bộ vấn đề cải cách hành chính ở địa phương, nó chỉ là một khâu trong q
trình cải cách hành chính và cũng khơng nằm ngồi xu thế chung của mục tiêu
cải cách hành chính nhằm hồn thiện bộ máy nhà nước.
2.1.2. Vai trò của cơ chế một cửa
Cơ chế “Một cửa” tạo ra được chuyển biến đáng kể trong hoạt động của
cơ quan hành chính nhà nước, tạo sự đồng tình, ủng hộ cao của nhân dân, góp
phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính, nâng cao trình độ nghiệp
vụ, tính chun nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức, chấm dứt quan niệm "xin
- cho" nơi bộ máy cơng quyền (Hồng Thị Tâm, 2014).

12


download by :


Cơ chế "một cửa" thực sự đã tạo ra một diện mạo mới, phát triển chất
và lượng ở mức độ cao hơn so với thời kỳ trước. Thủ tục hành chính giờ đây
được thực hiện một cách đơn giản, nhanh chóng, thuận lợi làm giảm đi các phí
tổn, phiền tối cho người dân một cách không cần thiết. Đây là điều có ý
nghĩa hết sức to lớn khơng chỉ mang ý nghĩa thúc đẩy các quan hệ xã hội phát
triển thuận lợi mà cịn mang ý nghĩa chính trị sâu sắc. Nhân dân thông qua cơ
chế này thấy rõ được nhà nước là nhà nước phục vụ nhân dân (Nguyễn Mạnh
Cường, 2010).
Những biểu hiện lạc hậu như hách dịch, cửa quyền, trì trệ... khơng cịn chỗ
tồn tại trong cơ chế mới, tiến bộ. Lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước
ngày càng được củng cố vững chắc. Không chỉ vậy, cơ chế này cũng góp phần
đẩy nhanh tiến trình cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính nhà nước lành
mạnh, sử dụng đúng quyền lực và hoạt động có hiệu quả. Việc thực hiện cơ chế
và từng bước hoàn thiện cơ chế đã kéo theo nhiều cải cách quan trọng các yếu tố
cấu thành nền hành chính nhà nước như thể chế, chế độ phân cấp mạnh mẽ cho
các cấp chính quyền, chuyển giao sang khu vực tư... (Đinh Đức Toàn, 2015)
Xuất phát từ yêu cầu phối hợp cơng tác trong mơ hình "một cửa", các
cơquan chun môn của Uỷ ban nhân dân bắt buộc phải tự rà sốt, hồn thiện
quy chế hoạt động của mình, tổ chức sắp xếp lại bộ máy một cách khoa học, tinh
giản biên chế, sử dụng đúng người, đúng việc. Phong cách làm việc, tiếp xúc với
dân của đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức có những nét chuyển biến tích cực,
ngày càng gần dân hơn, thơng cảm với những khó khăn của nhân dân để hướng
dẫn họ hồn thành thủ tục hành chính theo quy định một cách tiết kiệm, hiệu quả
nhất (Nguyễn Khắc Hùng, 2002).
Chính những tác động hiệu quả, cụ thể của việc thực hiện cơ chế "một
cửa" thời gian qua nên cơ chế này vẫn được tiếp tục triển khai và hệ thống trong

thời gian tới. Đồng thời sẽ được tiếp tục thu thập ý kiến, áp dụng rộng rãi ở các
cấp kể cả Trung ương và thực hiện thí điểm cơ chế "một cửa" liên thơng ở một số
địa phương, một số ngành có liên quan.Mơ hình này cụ thể hóa quan điểm của
Đảng và Nhà nước trong việc cải thiện mối quan hệ công việc giữa cơ quan hành
chính nhà nước và cá nhân, tổ chức, cải thiện một bước bộ mặt của nền hành
chính quốc gia hướng đến mục tiêu một nền hành chính phát triển, hành chính
0.0phục vụ (Đinh Đức Tồn, 2015).

13

download by :


×