Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (912.68 KB, 120 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

HỒNG THỊ THÚY

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁNH ĐỒNG LỚN
TRONG SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN TRIỆU SƠN,
TỈNH THANH HỐ

Chun ngành:

Kinh tế nơng nghiệp

Mã số:

60 62 01 15

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Dương Văn Hiểu

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và
chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Thuý

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của
nhiều tập thể và cá nhân. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập
thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Trước hết, với tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm
ơn tới thầy giáo – TS. Dương Văn Hiểu - người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tơi
trong suốt q trình học tập, nghiên cứu, hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Bộ môn Kinh tế Nông nghiệp
và chính sách; các thầy cơ giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn; Ban Quản lý đào
tạo sau đại học Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi mọi mặt
trong q trình học tập và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo và cán bộ UBND huyện Triệu Sơn,
UBND xã Thọ Bình, Đồng Tiến, Vân Sơn; Cơng ty giống cây trồng Việt Nam, Tổng
Công ty Lương thực Miền Bắc, Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông cùng bà con
nông dân, trên địa bàn huyện Triệu Sơn đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi trong quá trình thu

thập số liệu.
Cuối cùng, tơi xin trân trọng cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn bè đã
giúp đỡ, động viên tơi trong q trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Thuý

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ................................................................................................................... iiiiii
Danh mục các chữ viết tắt ......................................................................................... vivi
Danh mục bảng .......................................................................................................viivii
Danh mục sơ đồ, đồ thị ......................................................................................... viiiviii
Danh mục hộp ........................................................................................................... ixix
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... xx
Thesis abstract .........................................................................................................xiixii
Phần 1. Mở đầu ......................................................................................................... 11
1.1.


Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 11

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 33

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 33

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 44

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển cánh đồng lớn .............................. 55
2.1.

Cơ sở lý luận về phát triển cánh đồng lớn ...................................................... 55

2.1.1.

Một số khái niệm, thuật ngữ có liên quan ....................................................... 55

2.1.2.

Đặc điểm, vai trị và điều kiện để phát triển cánh đồng lớn............................. 88

2.1.3.


Nội dung giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa.................. 1212

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện giải pháp phát triển cánh đồng lớn
trong sản xuất lúa....................................................................................... 1717

2.2.

Cở sở thực tiễn .......................................................................................... 1919

2.2.1.

Kinh nghiệm thực tiễn về phát triển cánh đồng lớn trên thế giới ................. 1919

2.2.2.

Kinh nghiệm thực tiễn về phát triển cánh đồng lớn ở Việt Nam ................. 2121

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm về phát triển cánh đồng lớn ....................................... 2626

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 2828
3.1.

Chọn điểm nghiên cứu ............................................................................... 2828

3.1.1.


Lý do chọn điểm nghiên cứu ...................................................................... 2828

3.1.2.

Khái quát địa bàn nghiên cứu ..................................................................... 2828

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 3737

iii

download by :


3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .......................................................... 3737

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu, thông tin ..................................................... 3737

3.2.3.

Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu ...................................................... 4141

3.2.4.

Phương pháp phân tích thông tin ................................................................ 4141


3.3.

Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong đề tài ........................................................ 4242

3.3.1.

Chỉ tiêu phản ánh công tác quy hoạch phát triển cánh đồng lớn.................. 4242

3.3.2.

Chỉ tiêu phản ánh công tác liên kết phát triển cánh đồng lớn ...................... 4242

3.3.3.

Chỉ tiêu phản ánh công tác tổ chức sản xuất cánh đồng lớn ........................ 4242

3.3.4.

Chỉ tiêu phản ánh công tác tuyên truyền, vận động phát triển cánh đồng lớn ..... 4343

3.3.5.

Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất và hiệu quả sản xuất trong phát
triển cánh đồng lớn .................................................................................... 4343

3.3.6.

Các chỉ tiêu phản ánh lợi ích của các bên tham gia cánh đồng lớn .............. 4343


Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ............................................................. 4444
4.1.

Thực trạng tình hình thực hiện giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong
sản xuất lúa tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá ...................................... 4444

4.1.1.

Xác định đối tác liên kết ............................................................................ 4444

4.1.2.

Liên kết, ký kết hợp đồng .......................................................................... 4747

4.1.3.

Quy hoạch cánh đồng lớn .......................................................................... 5454

4.1.4.

Tuyên truyền vận động người dân .............................................................. 5858

4.1.5.

Tổ chức sản xuất ........................................................................................ 6161

4.1.6.

Tổ chức tiêu thụ sản phẩm ......................................................................... 6666


4.1.7.

Đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất trên cánh đồng lớn .......................... 7070

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại
huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hố .............................................................. 7474

4.2.1.

Chủ trương, chính sách phát triển cánh đồng lớn........................................ 7474

4.2.2.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển cánh đồng lớn................................... 7676

4.2.3.

Trình độ học vấn, kỹ năng sản xuất ............................................................ 7878

4.2.4.

Khả năng tiếp nhận thông tin và mức độ sẵn sàng tham gia của người dân ....... 7979

4.2.5.

Điều kiện giao thông vận tải ...................................................................... 8080

4.2.6.


Công nghệ chế biến, bảo quản.................................................................... 8181

4.3.

Đánh giá chung về thực trạng thực hiện giải pháp phát triển cánh đồng
lớn trong sản xuất lúa tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá ....................... 8181

iv

download by :


4.4.

Một số giải pháp chủ yếu phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại
huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá .............................................................. 8383

4.4.1.

Giải pháp về liên kết trong cánh đồng lớn .................................................. 8383

4.4.2.

Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm và thông tin thị trường............................... 8484

4.4.3.

Giải pháp kỹ thuật...................................................................................... 8585


4.4.4.

Giải pháp tuyên truyền vận động ................................................................ 8686

4.4.5.

Giải pháp về đất đai ................................................................................... 8787

4.4.6.

Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng .............................................................. 8787

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ............................................................................... 8888
5.1.

Kết luận ..................................................................................................... 8888

5.2.

Kiến nghị ................................................................................................... 8989

Tài liệu tham khảo ................................................................................................... 9191
Phụ lục .................................................................................................................. 9393

v

download by :


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

BQ

Bình quân

BVTV

Bảo vệ thực vật

CC

Cơ cấu

CĐL

Cánh đồng lớn

CN

Công nghiệp

CNH – HĐH

Công nghiệp hố - hiện đại hố

CP


Cổ phần

ĐVT

Đơn vị tính

GT

Giá trị

GTSX

Giá trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã

HĐND

Hội đồng nhân dân

LĐGĐ

Lao động gia đình

NN

Nơng nghiệp


PTNT

Phát triển nơng thơn

KHCN

Khoa học cơng nghệ

KHKT

Khoa học kỹ thuật

SL

Số lượng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TM – DV

Thương mại, dịch vụ

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp




Quyết định

UBND

Uỷ ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Triệu Sơn qua 3 năm (2013 - 2015)..... 3030
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Triệu Sơn qua 3 năm (2013 - 2015) .. 3232
Bảng 3.3. Kết quả phát triển kinh tế của huyện Triệu Sơn qua 3 năm (2013 - 2015) ..... 3434
Bảng 3.4. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ................................................. 3838
Bảng 3.5. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp .................................................. 3939
Bảng 4.1. Kết quả hình thành và phát triển cánh đồng lớn tại Triệu Sơn ................ 4545
Bảng 4.2. Đánh giá liên kết trong cánh đồng lớn trồng lúa ở huyện Triệu Sơn ........... 4747
Bảng 4.3. Trách nhiệm của doanh nghiệp và HTX trong mơ hình sản xt CĐL... 4949
Bảng 4.4. Hành động tập thể của nhóm hộ nơng dân trong CĐL ............................ 5151
Bảng 4.5. Ý kiến đánh giá của hộ về các nội dung liên kết sản xuất mô hình CĐL ...... 5353
Bảng 4.6. Kết quả thực hiện cơng tác quy hoạch vùng dự án sản xuất CĐL ........... 5555
Bảng 4.7. Kết quả đầu tư hạ tầng giao thông, thủy lợi............................................ 5656
Bảng 4.8. Sự tham gia và đánh giá của người dân trong công tác quy hoạch CĐL....... 5757

Bảng 4.9. Kết quả công tác tuyên truyền, vận động phát triển CĐL ....................... 5959
Bảng 4.10. Sự tham gia của người dân trong công tác tuyên truyền ......................... 6060
Bảng 4.11. Ý kiến đánh giá của hộ về nội dung tổ chức dịch vụ đầu vào ................. 6464
Bảng 4.12. Sự tham gia của người dân về nội dung hướng dẫn kỹ thuật .................. 6565
Bảng 4.13. Ý kiến đánh giá của các hộ về công tác tổ chức điều hành sản xuất và
chỉ đạo thực hiện ................................................................................... 6666
Bảng 4.14. Kết quả thu mua lúa của Doanh nghiệp trong CĐL ................................ 6767
Bảng 4.15. Kênh tiêu thụ sản phẩm và thông tin thị trường của hộ .......................... 6868
Bảng 4.16. Đánh giá của người dân về công tác thu mua tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp ......................................................................................... 7070
Bảng 4.17. Kết quả sản xuất cánh đồng lớn trong vụ Mùa 2015............................... 7272
Bảng 4.18. Một số chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của CĐL, 2015 ........... 7373
Bảng 4.19. Ý kiến đánh giá của các hộ dân về trình độ nhận thức, kỹ năng sản xuất .......... 7979

vii

download by :


DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 4.1.

Khái quát mối liên kết bốn nhà trong mơ hình cánh đồng lớn trồng
lúa huyện Triệu Sơn ............................................................................ 4444

Sơ đồ 4.2.

Bộ máy quản lý Dự án Cánh đồng lớn huyện Triệu Sơn ...................... 7777

Đồ thị 4.1. Diện tích CĐL tại huyện Triệu Sơn qua các vụ sản xuất ...................... 4646

Đồ thị 4.2. Kênh thông tin chủ yếu trong tuyên truyền, vận động .......................... 6060
Đồ thị 4.3. Sản lượng lúa trong CĐL được thu mua qua Doanh nghiệp ................. 6868
Đồ thị 4.4. Tỷ lệ mức độ sẵn sàng tham gia mơ hình CĐL của các hộ dân ............ 8080

viii

download by :


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.

Thực hiện liên kết, ký kết hợp đồng trong mơ hình sản xuất CĐL là
điều kiện hết sức cần thiết… ............................................................... 4848

Hộp 4.2.

Cùng nhau thực hiện đúng quy trình sản xuất… .................................. 5050

Hộp 4.3.

Một số hạn chế trong mơ hình CĐL .................................................... 5252

Hộp 4.4.

Tun truyền, vận động người dân phải bắt đầu từ cán bộ, đảng
viên…. ................................................................................................ 5858

Hộp 4.5.


Cánh đồng lớn phải đảm bảo 4 tiêu chí về mặt kỹ thuật ....................... 6262

Hộp 4.6.

Vấn đề bức xúc nhất hiện nay .............................................................. 6969

Hộp 4.7.

Nơng dân và chính quyền đều rất sợ… ................................................ 7575

ix

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên đề tài: “Giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện
Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hố”.
Học viên: Hồng Thị Th
Chun ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60 62 01 15
Giáo viên hướng dẫn: TS. Dương Văn Hiểu
Mơ hình Cánh đồng lớn đã được thí điểm, khẳng định và nhân rộng theo chủ
trương của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Đây là xu thế tất yếu của sự liên kết sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm, là giải pháp thiết thực nhất cho sản xuất nông nghiệp theo quy mô
lớn. Với phương châm “Nông dân nhỏ nhưng cánh đồng lớn” sẽ hình thành những vùng
nguyên liệu lúa chất lượng cao cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Huyện Triệu Sơn là
một trong những huyện của Tỉnh Thanh Hố đang triển khai thực hiện mơ hình cánh
đồng lớn, bước đầu đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Bên cạnh đó, mơ hình
cánh đồng lớn còn bộc lộ nhiều rủi ro, bất cập và tồn tại một số hạn chế. Vì vậy, tơi đã

chọn đề tài: “Giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện Triệu
Sơn, tỉnh Thanh Hoá”.
1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tiềm năng, các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực
hiện các giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa; từ đó đề xuất các giải
pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hố.
2. Phương pháp nghiên cứu
Thơng qua các phương pháp thu thập số liệu từ các phòng, ban thuộc UBND
huyện Triệu Sơn, và phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ nơng dân của 3
xã (Thọ Bình, Đồng Tiến, Vân Sơn); Cán bộ cấp huyện, xã, HTX nông nghiệp và một
số công ty hoạt động trên địa bàn của 3 xã (Thọ Bình, Đồng Tiến, Vân Sơn).
3. Kết quả nghiên cứu
- Cánh đồng lớn mới thực sự mang đến nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp
cung ứng các dịch vụ đầu vào như giống, phân bón, thuốc BVTV. Chưa có doanh
nghiệp tham gia vào tiêu thụ sản phẩm một cách liên tục.
- Mối liên kết “bốn nhà” trong mơ hình sản xuất cánh đồng lớn mà cốt yếu là
mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm chưa chặt chẽ, lỏng
lẻo, thậm chí có nơi cịn chưa làm được.

x

download by :


- Tổ chức sản xuất đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận cho thấy điểm vượt
trội so với sản xuất quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Các tiến bộ về kỹ thuật đã được các hộ dân
ứng dụng thống nhất trong tồn quy trình sản xuất.
- Cánh đồng lớn rút ngắn khoảng chênh lệch về năng suất giữa các hộ nông dân,
các thửa ruộng, nâng cao năng suất bình quân, tạo ra thu nhập cao hơn so với sản xuất
nhỏ lẻ.

- Cánh đồng lớn tại huyện đã được mở rộng, phát triển đều đặn qua các vụ cả về
diện tích, số hộ, sơ xã tham gia, số cánh đồng. Tuy nhiên, cánh đồng lớn ở Triệu Sơn sẽ
không chỉ dừng lại trên cây lúa mà còn được nhân rộng sang các loại cây trồng khác như:
rau, ớt và mía.
4. Kết luận
Các giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa đã và đang được thực
hiện tại huyện Triệu Sơn có hiệu quả. Trong thời gian tới, cần tiếp tục thực hiện đồng
bộ các giải pháp đặc biệt là giải pháp về mối liên kết, giải pháp về tiêu thụ sản phẩm và
thông tin thị trường, giải pháp về mặt kỹ thuật, giải pháp về tuyên truyền vận động. Bên
cạnh đó, có các chính sách về đất đai và đầu tư cơ sở hạ tầng.

xi

download by :


THESIS ABSTRACT
Thesis: “Solutions for developing Large Field model in rice production
in Trieu Son district, Thanh Hoa province”.
Student: Hoang Thi Thuy
Specialization: Agricultural Economics
Code: 60 62 01 15
Supervisor: Dr. Duong Van Hieu
Large Field model has been tested and expanded following pathway of
Ministry of Agriculture and Rural Development. This is an inevitable trend of
production and marketing linkages. With slogan “small farmer but large field”,
the model development ambitously tends to create big areas of high quality rice
for domestic consumption as well as exporting. Trieu Son is one of districts in
Thanh Hoa where the provincial government is conducting Large Field model
and initially attaining significant results. However, the model development has

faced with several risks as weel as constraints. Therefore, I chose the thesis
named as “Solutions for developing Large Field model in rice production in
Trieu Son district, Thanh Hoa province”.
1. Research Objectives
To analyse situation, potentials and factors effecting on conducting
solutions fro developing Large Field model in rice production; To recommend
solutions for developing Large Field model in rice production in Trieu Son
district, Thanh Hoa province.
2. Methodology
Analysis based on collecting data from agencies of Trieu Son People
Committee ; I conduct survey to farmers in 03 communes and communal staff,
district staff and cooperative staff as well as several companies in 03 communes.
3. Research results
- Large Field model makes profit to enterprises of input supply such as
varieties, fertilizers and pesticides. There is no any enterprises of marketing for
output frequently.

xii

download by :


- “4-party” linkages in Large Field model which includes linkage between
farmer and enterprise in marketing vitally has been not firm, even not exists in
some situations.
- Production organizing has attained significant results which show the
advantages of Large Field model in comparison with scatterd production.
Technical advantages have been applied in all production process.
- The Large Field model has shortened productivity between farmers,
fields and made higher profit in comparison with scatter production.

- The Large Field model in the district has been expanded and developed
in area, number of participating households as well as number of field. However,
Large Field model in Trieu Son is not only applied in rice production but also in
other crop production such as vegetables, chillies and sugar cane.
4. Conclusion
The solution for developing Large Field model has been conducted
effectively in Trieu Son district. In the future, the parties involved should keep
continuing comprehensive solutions to develop it, especially linkage developing
solutions, marketing and market information solutions, technical solutions and
progapanda solutions. Moreover, the parties should conduct land and infrastruture
solutions as well.

xiii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nước ta đang có lợi thế về sản xuất nơng nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa,
hàng năm xuất khẩu khoảng 6-7 triệu tấn gạo trị giá xuất khẩu ước đạt trên 3 tỷ
USD. Do vậy trong sản xuất lúa gạo cần phải có những bước chuyển biến tích cực
hơn nữa, với mục tiêu tăng năng suất bình quân và tăng giá trị hạt gạo, canh tác lúa
theo hướng thâm canh cao bền vững, đảm bảo vệ sinh an toàn và thân thiện với
mơi trường, tiêu thụ hết lúa hàng hóa và gia tăng lợi nhuận cho nông dân. Đặc biệt,
khi kinh tế phát triển, đời sống của người dân ngày một nâng cao thì u cầu tiêu
dùng nơng phẩm trong nước ngày càng cao đó là sản phẩm phải ngon, sạch có
nguồn gốc xuất xứ và giá phải rẻ.
Mơ hình “Cánh đồng mẫu lớn” là cụ thể hóa chủ trương xây dựng vùng sản
xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng.

Ngày 25 tháng 3 năm 2013 Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định
62/2013/QĐ-TTg về Chính sách Khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất
gắn với tiêu thụ, xây dựng cánh đồng lớn trên cơ sở kế thừa và phát huy tinh thần của
các văn bản trước đây. Mơ hình Cánh đồng mẫu lớn đã được thí điểm, khẳng định và
nhân rộng theo chủ trương của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Đây là xu thế tất yếu của
sự liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là giải pháp thiết thực nhất cho sản xuất
nông nghiệp theo quy mô lớn. Với phương châm “Nông dân nhỏ nhưng cánh đồng
lớn” sẽ hình thành những vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao cho tiêu dùng nội địa
và xuất khẩu. Sản xuất lúa theo hướng VietGAP nhằm tiến tới nâng cao giá trị và chất
lượng của hạt gạo Việt Nam đối với thị trường tiêu thụ trong nước và thế giới.
Triệu Sơn là một huyện thuần nông của tỉnh Thanh Hóa có nhiều tiềm năng
về đất đai, lao động để phát triển lương thực nhất là cây lúa. Thực hiện chủ
trương, định hướng phát triển sản xuất, Huyện đã triển khai lập dự án xây dựng
mơ hình cánh đồng lớn trên địa bàn và được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết
định 63/QĐ-UBND ngày 08 tháng 02 năm 2012. Huyện uỷ, HĐND, UBND
huyện đã ban hành nhiều Quyết định, Nghị quyết chuyên đề tập trung lãnh đạo,
chỉ đạo triển khai thực hiện dự án. Bước đầu, dự án đã đạt được những kết quả
đáng ghi nhận.

1

download by :


Thực tế cho thấy, hiệu quả mà cánh đồng lớn mang lại là rất lớn. Nhưng
trong quá trình triển khai nhân rộng, mơ hình này vẫn cịn bộc lộ một số hạn chế.
Theo đó, mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân nhiều nơi chưa chặt chẽ
trong khâu cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm, cơ cấu giống lúa chất lượng cao
chưa đồng nhất trong mơ hình, khâu tiêu thụ lúa thông qua hợp đồng với doanh
nghiệp chưa nhiều và chưa ổn định, chưa có doanh nghiệp đầu tư khép kín từ sản

xuất đến thu mua,…
Phần lớn các hộ nơng dân có diện tích đất nhỏ lẻ, manh mún, sản xuất theo
hướng tự cung, tự cấp, chưa có hướng sản xuất hàng hố theo quy mơ lớn nên
làm tăng rủi ro, ngăn cản quá trình áp dụng cơng nghệ tiên tiến, khó bảo quản
hàng hóa, tăng chi phí sản xuất, gây phức tạp cho quản lý chất lượng, an tồn
thực phẩm, kiểm sốt dịch bệnh, cản trở phát triển hợp tác nơng - cơng do tính
rủi ro khi ký kết hợp đồng bao tiêu nông sản với hàng trăm nơng hộ nhỏ, lẻ.
Tuy nhiên, trong q trình tổ chức thực hiện vẫn cịn những khó khăn thách
thức là thiếu doanh nghiệp tiêu thụ nông sản nên nông dân chưa yên tâm tham
gia sản xuất, nông dân sản xuất nhỏ, chưa quen liên kết; một số nơi chưa có hợp
tác xã hoặc hợp tác xã hoạt động yếu chưa đủ sức tổ chức và hỗ trợ cho nông
dân; nhiều cán bộ cơ sở chưa hiểu hết mục đích, u cầu của mơ hình "cánh đồng
lớn" nên cịn ngại khó hoặc trơng chờ vào sự hỗ trợ từ Nhà nước, doanh nghiệp;
một số văn bản pháp luật, chính sách hỗ trợ chưa đồng bộ, chưa khuyến khích
liên kết sản xuất, tiêu thụ theo hợp đồng.
Bên cạnh đó, mơ hình cánh đồng lớn vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Chẳng hạn, chỉ cần một hợp đồng đầu ra mất khả năng thanh toán hay vụ mùa bị
ảnh hưởng bởi thời tiết và thiên tai thì cũng sẽ ảnh hưởng đến các cam kết của
triển khai cánh đồng lớn.
Với các lý do kể trên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để tận dụng được những
cơ hội và liên kết các tác nhân tham gia mơ hình cánh đồng lớn giúp thúc đẩy sản
xuất trong nước phát triển và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tính cho đến thời
điểm hiện hay đã có một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến cánh đồng lớn.
Vũ Trọng Bình và Đặng Đức Chiến (2012), nghiên cứu về lý luận và tiếp cận
thực tiễn trên thế giới và Việt Nam. Cũng trong thời gian này nhiều tác giả như
Tăng Minh Lộc (2012), đề cập đến vấn đề phát triển cánh đồng mẫu lớn trong
xây dựng nông thôn mới, Đỗ Kim Chung (2012), một số giải pháp phát triển

2


download by :


cánh đồng mẫu lớn trong nơng nghiệp. Nhìn chung hầu hết các nghiên cứu đều
tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cánh đồng lớn song chưa
có một nghiên cứu chuyên sâu nào về giải pháp phát triển cánh đồng lớn ở huyện
Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
Thực chất của vấn đề nghiên cứu giải pháp phát triển cánh đồng lớn là gì?
Nội dung nào thể hiện giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa?
Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc thực hiện giải pháp phát triển cánh đồng
lớn trong sản xuất lúa? Giải pháp nào để phát triển sản xuất theo quy mô cánh
đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện Triệu Sơn. Xuất phát từ những lý do trên,
tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản
xuất lúa tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tiềm năng, các yếu tố ảnh hưởng đến việc
thực hiện các giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa; từ đó đề xuất
các giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện Triệu Sơn,
tỉnh Thanh Hoá.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển cánh đồng lớn;
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực
hiện các giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện Triệu
Sơn, tỉnh Thanh Hoá;
- Đề xuất các giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại
huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa dựa
trên những cơ sở lý luận và thực tiễn nào?

- Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển mơ hình cánh đồng
lớn trong sản xuất lúa tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua
như thế nào?
- Cần có những giải pháp nào để phát triển mơ hình cánh đồng lớn trong
sản xuất lúa tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa?

3

download by :


1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các nội dung thực hiện về giải pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản
xuất lúa tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
- Đối tượng khảo sát là các hộ nông dân sản xuất trong cánh đồng lớn
trồng lúa; cán bộ Ban quản lý dự án các cấp huyện, xã, HTX; doanh nghiệp tham
gia liên kết để phát triển cánh đồng lớn.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài đi sâu nghiên cứu công tác tổ chức thực hiện giải
pháp phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện Triệu Sơn, tỉnh
Thanh Hoá trong dự án phát triển cánh đồng lớn tập trung vào 7 vấn đề cơ
bản: (1) Xác định đối tác liên kết; (2) Liên kết, ký kết hợp đồng; (3) Quy
hoạch cánh đồng lớn; (4) Tuyên truyền vận động người dân; (5) Tổ chức sản
xuất; (6) Tổ chức tiêu thụ sản phẩm; (7) Đánh giá kết quả, hiệu quả liên kết
sản xuất trên cánh đồng lớn trồng lúa.
- Về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện
Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
- Về thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trong khoảng thời gian từ
năm 2013, 2014, 2015 (khảo sát thực tế Vụ Mùa năm 2015).


4

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
PHÁT TRIỂN CÁNH ĐỒNG LỚN

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÁNH ĐỒNG LỚN
2.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ có liên quan
2.1.1.1. Khái niệm “Cánh đồng lớn”
Cụm từ “Cánh đồng mẫu lớn” lần đầu tiên xuất hiện tỉnh An Giang, là tên
gọi cánh đồng lúa được nông dân trồng một loại giống xác nhận. Nông dân được
doanh nghiệp cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật canh tác. Doanh nghiệp chịu
trách nhiệm vận chuyển sản phẩm đến nhà máy, sấy khơ và bao tiêu. Quy trình
sản xuất này đã cho năng suất và lợi nhuận cao hơn so với canh tác trên cánh
đồng nhỏ (Tăng Minh Lộc, 2012).
Đỗ Kim Chung (2012), lại khái niệm, cánh đồng mẫu lớn là một cánh
đồng trồng một hay vài loại giống cây trồng với diện tích lớn, có cùng thời vụ và
quy trình sản xuất, gắn sản xuất với đảm bảo cung ứng về số lượng và chất lượng
sản phẩm theo yêu cầu của thị trường.
Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng
chính phủ về liên kết bốn nhà (nay được thay thế bằng Quyết định 62/2013/QĐTTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách
khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, xây dựng cánh
đồng lớn) cũng là một tiếp cận thúc đẩy sự hình thành những liên kết nơng dân
doanh nghiệp để có những cánh đồng sản xuất lớn. Theo Quyết định 62 thì khái
niệm Cánh đồng lớn là cách thức tổ chức sản xuất trên cơ sở hợp tác, liên kết
giữa người nông dân với doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân trong sản
xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản trên cùng địa bàn, có quy mơ ruộng

đất lớn, với mục đích tạo ra sản lượng nơng sản hàng hóa tập trung, chất lượng
cao, tăng sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân và các đối tác tham gia.
Vậy cánh đồng lớn mà chúng ta đang kì vọng xây dựng là gì, hiện nay có
nhiều cách hiểu, và chưa thống nhất, theo tơi: “Là những cánh đồng có thể một
hoặc nhiều chủ, nhưng có cùng qui trình, cùng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, cung
ứng đồng đều và ổn định về số lượng và chất lượng theo yêu cầu thị trường dưới
một thương hiệu nhất định”.

5

download by :


2.1.1.2. Khái niệm về phát triển và phát triển cánh đồng lớn
* Khái niệm về phát triển
Phát triển được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận
động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn của sự vật. Q trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt,
đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Quan điểm này cũng cho rằng, sự
phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay
đổi về chất, là q trình diễn ra theo đường xốy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật
lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn (Nguyễn Ngọc Long
và cs., 2009).
Ngày nay nói đến phát triển chúng ta thường đề cập tới phát triển bền
vững. Phát triển bền vững là quan niệm mới của sự phát triển. Tại hội nghị
Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng
hoà Nam Phi) năm 2002 các nhà khoa học đã thống nhất xác định: “Phát triển
bền vững là q trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà giữa 3
mặt của sự phát triển, gồm: Tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và

bảo vệ môi trường. Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng
trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp
lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi
trường sống”.
Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa về sự phát triển bền vững, trong đó
định nghĩa được nhắc đến nhiều nhất là định nghĩa của Uỷ ban Thế giới (WCED
- World commission on the Environment and Development) về Môi trường &
Phát triển đưa ra năm 1987: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu
cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ
tương lai” (Giáo trình Kinh tế tài ngun mơi trường 2006, tr 24).
Định nghĩa của FAO - 1989 về phát triển bền vững:
“Phát triển bền vững là việc quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, định
hướng những thay đổi công nghệ và thể chế theo một phương thức sao cho đạt đến
độ thoả mãn một cách liên tục những nhu cầu của con người, của thế hệ hôm nay
và mai sau”. Sự phát triển bền vững như vậy trong lĩnh vực nơng nghiệp chính là
sự bảo tồn đất nước, các nguồn gen động vật và thực vật, khơng làm suy thối mơi
trường, là kỹ thuật thích hợp, kinh tế sống động và được xã hội tiếp nhận.

6

download by :


Khái niệm của Herman Daly, 1973 (World Bank):
Một thế giới bền vững là một thế giới không sử dụng các nguồn tài
nguyên tái tạo như nước, thổ nhưỡng, sinh vật...nhanh hơn sự tái tạo của chúng.
Một xã hội bền vững cũng không sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo như
nhiên liệu hố thạch, khống sản…nhanh hơn q trình tìm ra loại thay thế chúng
và khơng thải ra mơi trường các chất độc hại nhanh hơn quá trình trái đất hấp thụ
và vơ hiệu hố chúng (Giáo trình Kinh tế tài nguyên môi trường 2006, tr 24).

“Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại
mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên
cơ sở kếp hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và
bảo vệ môi trường”(Nguyễn Thị Phương Loan, 2008).
Từ khái niệm phát triển bền vững của Uỷ ban Thế giới (WCED - World
commission on the Environment and Development) về Môi trường & Phát triển
đưa ra năm (1987), trên quan điểm tiếp cận một cách có hệ thống, các chuyên gia
của ngân hàng thế giới (1993) đã đưa ra mơ hình phát triển bền vững dưới đây :
KINH TẾ
* Tăng trưởng
* Hiệu quả * Ổn định
KT - XH
- Công bằng giữa các thế
hệ, trợ giúp việc làm
- Mục tiêu trợ giúp việc
làm

KT – MT
- Đánh giá tác động của MT
- Tiền tệ hố tác động của MT

PTBV

MƠI TRƯỜNG
* Đa dạng sinh học và thích
nghi
* Bảo tồn tài nguyên thiên
XH – MT
nhiên
- Công bằng giữa các thế hệ

* Ngăn chặn ô nhiễm
- Sự tham gia của quần chúng

XÃ HỘI
* Giảm đói nghèo
* Xây dựng thể chế
* Bảo tồn di sản
văn hoá dân tộc

Sơ đồ 2.1. Mơ hình phát triển bền vững của Ngân hàng Thế giới
Như vậy, có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển bền vững, tổng hợp
những quan điểm khác nhau đó có thể hiểu rằng “ Phát triển bền vững là sự phát
triển trong đó kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa ba mặt của sự phát triển là kinh

7

download by :


tế, xã hội, môi trường nhằm thõa mãn nhu cầu xã hội hiện tại nhưng không tổn
hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai”.
* Khái niệm về Phát triển Cánh đồng lớn
Dựa trên cơ sở lý luận về phát triển, cánh đồng lớn, chúng ta có thể hiểu
khái niệm phát triển cánh đồng lớn là q trình tăng tiến để đảm bảo hơn và hồn
thiện hơn về sản xuất theo quy mô những cánh đồng lớn. Trong phát triển cánh
đồng lớn các bên tham gia cùng liên kết với nhau thực hiện sản xuất theo một quy
trình, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, cung ứng đồng đều và ổn định về số lượng và
chất lượng theo yêu cầu của thị trường dưới một thương hiệu nhất định….nhằm
tạo ra giá trị sản xuất cao nhất, tăng thu nhập cho các hộ nông dân và các đối tác
tham gia q trình.

2.1.2. Đặc điểm, vai trị và điều kiện để phát triển cánh đồng lớn
2.1.2.1. Đặc điểm của cánh đồng lớn
Mơ hình cánh đồng lớn là hình thức sản xuất nông nghiệp theo tiêu
chuẩn “Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt - VietGap” để phục vụ xuất khẩu, là
mơ hình nơng dân tham gia trên tinh thần tự nguyện, được cán bộ kỹ thuật nông
nghiệp hướng dẫn kỹ thuật canh tác, hướng dẫn cách ghi chép trong quá trình sản
xuất nơng nghiệp.
Là cánh đồng trồng cây hàng năm như lúa, rau, màu. Đặc điểm này giúp
phân biệt với các vườn cây cao su, cà phê hay chè.
Diện tích trồng cây trồng đó trên cánh đồng phải “lớn”. “Mẫu lớn” là
cụm từ nông dân Nam bộ dùng để chỉ diện tích cánh đồng có thể từ vài ba chục
đến hàng trăm hécta. Khơng có một quy định cụ thể về diện tích cho một cánh
đồng lớn. Quy mơ diện tích của cánh đồng khác nhau theo đặc điểm kinh tế - tự
nhiên và xã hội của mỗi địa phương, nhưng phải đủ lớn để sử dụng hợp lý và
hiệu quả cơng trình thủy lợi, máy làm đất, máy xạ, hệ thống sấy phơi và cung cấp
hàng hóa cho thị trường. Có một số người quan niệm rằng, “mẫu lớn” là “làm
mẫu” trên quy mơ “lớn”. Cách giải thích này thiên về quan điểm của những
người chỉ đạo và nhân rộng mơ hình hơn là từ phía nơng dân. Theo quan điểm
này, từ “mẫu” ở đây được hiểu là hình mẫu trên các phương diện tổ chức sản
xuất trên quy mơ lớn, cùng áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, cùng thời vụ sinh
trưởng và phát triển, gắn sản xuất với thị trường.

8

download by :


Cánh đồng có thể có một hay nhiều hộ canh tác. Đặc điểm này nói lên
rằng, cánh đồng có thể do một chủ (do kết quả của tích tụ và tập trung ruộng
đất) nhưng cũng có thể do nhiều hộ canh tác trên cánh đồng đó. Bình qn một

hộ có từ 1-2 ha ở Đồng bằng sông Cửu Long và 0,4-0,5 ha ở đồng bằng sơng
Hồng. Vì thế, một cánh đồng mẫu lớn có thể là sự tập hợp từ 30 đến 50 hộ sản
xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long và hàng trăm hộ ở các tỉnh đồng bằng
sông Hồng trở lên.
Cánh đồng sản xuất cùng một (hoặc hai) loại giống cây trồng để phù hợp với
nhu cầu thị trường thường là giống xác nhận cấp 1 hoặc cấp 2. Đặc điểm này địi
hỏi, để có cánh đồng mẫu lớn thì cánh đồng đó phải là sản xuất ra sản phẩm hàng
hóa có chất lượng tốt. Để có sản phẩm hàng hóa có chất lượng tốt phải đồng nhất về
giống và chất lượng giống, tạo ra sự sinh trưởng đồng đều về thời vụ, tiện cho áp
dụng một quy trình kỹ thuật tiên tiến trong các khâu làm đất, tưới nước, gieo xạ, bảo
vệ thực vật, thu hoạch, phơi, sấy, chế biến và tiêu thụ.
Cánh đồng lớn được sản xuất thống nhất theo quy trình kỹ thuật và được
tuân thủ thực hiện nghiêm túc ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất từ: Cày
ải phơi đất, vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo sạ; sử dụng cùng 1 loại giống lúa
được xác nhận chất lượng cao, xuống giống đồng loạt với mật độ gieo sạ … Việc
triển khai xây dựng mơ hình cánh đồng mẫu lớn gắn với sản xuất lúa theo tiêu
chuẩn VietGap tạo điều kiện thuận lợi cho ngành nông nghiệp quy hoạch vùng sản
xuất lúa chất lượng cao theo hướng bền vững; đồng thời giúp nông dân ứng dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất hàng nông sản theo hướng tập trung với
khối lượng lớn, chất lượng cao, trên cơ sở đó, mở rộng liên kết “4 nhà”.
Khi nơng nghiệp phát triển thêm bước nữa, người nông dân tiến tới thực
hiện 3 khơng, đó là khơng cấy lúa (mà gieo sạ), không gặt đập bằng tay (mà bằng
máy liên hợp), khơng phơi lúa (mà sấy)… thì ngày cơng lao động sẽ giảm đi,
nơng dân sẽ có thêm điều kiện để nâng cao kiến thức về mọi mặt. Đấy sẽ là một
trong những điều kiện góp phần xây dựng nơng thơn mới.
Có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nơng dân khơng có thành
phần thương lái trung gian: Doanh nghiệp nắm vững nhu cầu thị trường, đặt
hàng cho nông dân, cung cấp đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm.
Nông dân thực hiện các khâu theo quy trình hướng dẫn và bán sản phẩm cho
doanh nghiệp. Đặc điểm này được kể ra cuối cùng nhưng lại là quan trọng nhất.


9

download by :


Chỉ có sự liên kết giữa doanh nghiệp với nơng dân trong chuổi giá trị rõ ràng và
minh bạch thì mới có thể tạo ra cánh đồng mẫu lớn. Tính hài hòa và minh bạch
trong liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân cần thiết gắn kết với nhau trong
dây chuyền sản xuất. Giá trị gia tăng của sản phẩm làm ra phải được đánh giá và
hưởng thụ công bằng, thỏa đáng cho mọi thành viên trong chuỗi cung ứng.
Có hiệu quả sản xuất và tiêu thụ cao. Đặc trưng này là cuối cùng nhưng
lại là quan trọng nhất. Cánh đồng mẫu lớn phải có đảm bảo đồng đều về năng
suất, năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt. Do đó, thu nhập trên một đơn vị
diện tích, đồng vốn đầu tư phải cao. Lợi ích của nơng dân, của nhà doanh nghiệp
được đảm bảo. Với nghĩa đó, cụm từ “mẫu lớn” còn thể hiện làm mẫu về hiệu
quả sản xuất (Đỗ Kim Chung, 2012).
2.1.2.2. Vai trò của cánh đồng lớn
Về lý luận, cánh đồng lớn tuân theo nguyên lý “kinh tế của quy mô”
(Economize of scale) của sản xuất nông nghiệp. Theo Đỗ Kim Chung (2012),
Cánh đồng mẫu lớn có vai trị quan trọng cho phát triển nơng nghiệp theo hướng
hàng hóa:
Gắn sản xuất nơng nghiệp với chế biến và tiêu thụ, gắn sản xuất với thị
trường. Sản xuất trên quy mô thể hiện sự liên kết giữa người chế biến và tiêu thụ
sản phẩm. Việc sản xuất nơng nghiệp hàng hóa theo quy mơ lớn để đáp ứng tốt
hơn địi hỏi của thị trường về nơng phẩm.
Do sản xuất trên quy mô lớn, nên tạo điều kiện ứng dụng được quy trình
sản xuất tiên tiến để tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Chỉ trên cơ
sở quy mô lớn mới phát huy hiệu quả các cơng trình thủy lợi, cơ giới hóa khâu
làm đất, gieo cấy, áp dụng công nghệ sau thu hoạch và chế biến.

Tạo điều kiện cho nông dân tiết kiệm được chi phí sản xuất và nâng cao
hiệu quả sản xuất. Do ưu thế kinh tế của quy mô, sản xuất trên quy mô lớn, với
sự ứng dụng của công nghệ tiên tiến, nơng dân có cơ hội tiết kiệm được chi phí
(giống, nhiên liệu, chi phí làm đất, thủy lợi, bảo vệ thực vật, gặt đập và phơi sấy),
trên cơ sở đó, nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất.
Giúp nông dân sản xuất nhỏ liên kết nhau lại, hình thành kinh tế hợp tác
để nâng cao năng lực cạnh tranh của nông dân sản xuất nhỏ. Việc xây dựng
cánh đồng lớn góp phần thúc đẩy liên kết của nông dân với nông dân, liên kết
của nông dân với doanh nghiệp, tạo ra vùng sản xuất chuyên canh tập trung.

10

download by :


Góp phần làm cho nơng nghiệp phát triển theo hướng bền vững. Nghĩa là
Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt được xây dựng dựa trên 4 tiêu chí: Tiêu
chuẩn về kỹ thuật sản xuất; an tồn thực phẩm; mơi trường làm việc và truy tìm
nguồn gốc sản phẩm. Tiêu chuẩn này là tập hợp những nguyên tắc, trình tự, thủ
tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn,
nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất
và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
2.1.2.3. Điều kiện để phát triển cánh đồng lớn
Để phát triển được cánh đồng lớn, cần phải có các điều kiện sau đây:
- Phải có quy hoạch sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Đây cũng là điều kiện cơ bản đảm bảo cho cánh đồng mẫu lớn thành công. Chỉ
trên cơ sở chủ động về thuỷ lợi, tưới tiêu, ngăn lũ thì sản xuất lúa trên quy mô
lớn được đảm bảo và ổn định.
- Phải có sự liên kết giữa nơng dân với người thu mua lúa, nghĩa là có
liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp. Điều kiện này là cơ bản và quyết định.

Chỉ có trên cơ sở liên kết giữa doanh nghiệp thu mua, chế biến và xuất khẩu với
nơng dân mới hình thành nên cánh đồng lớn. Dựa theo nhu cầu của thị trường,
các doanh nghiệp hợp đồng với nông dân về loại giống lúa cần sản xuất, lượng
lúa cần mua, thời gian cần thu mua. Trên cơ sở đó, nơng dân tổ chức sản xuất
theo một quy trình thống nhất, để tạo ra sản lượng lúa với chất lượng phù hợp với
nhu cầu thị trường. Sự liên kết này còn thể hiện rõ vai trò và trách nhiệm của
doanh nghiệp với nông dân trong chỉ đạo và hướng dẫn kỹ thuật để đảm bảo sản
xuất lúa đạt chất lượng.
- Diện tích đủ lớn cho sản xuất hàng hố quy mơ lớn và tương đối đồng
nhất về chất đất, đặc điểm địa hình cho canh tác. Điều kiện này là tương đối dễ
với các vùng đồng bằng, nhất là Nam Bộ và sẽ là khó khăn với các vùng canh tác
trên đất dốc, vùng đồng bằng địa hình không bằng phẳng, không đồng nhất về
chất đất.
- Thống nhất về quy trình sản xuất và hình thức liên kết. Xây dựng mơ
hình cánh đồng lớn, đưa vào sản xuất các giống lúa triển vọng kết hợp ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã giúp nông dân giảm chi phí sản xuất,
tăng năng suất và tăng lợi nhuận. Cùng với việc tăng hiệu quả kinh tế, thơng qua
mơ hình cánh đồng lớn đã giúp nơng dân tiếp cận với một phương thức sản xuất

11

download by :


×