Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 113 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN ĐỨC SƠN

GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THƠN
TỈNH HỊA BÌNH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Đỗ Kim Chung

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
ơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày… tháng… năm…
Tác giả luận văn

Trần Đức Sơn

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến GS.TS. Đỗ Kim Chung người đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
mơn Kinh tế nơng nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế & PTNT - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hịa Bình, Chi nhánh Sơng
Đà, Chi nhánh Phương Lâm, Chi nhánh huyện Lương Sơn, Chi nhánh huyện Kỳ Sơn,
Chi nhánh huyện Tân Lạc, Chi nhánh huyện Lạc Sơn đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi
trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm…
Tác giả luận văn


Trần Đức Sơn

ii

download by :


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ ......................................................................................... viii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1.
1.2.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................. 2

1.2.1.
1.2.2.

Mục tiêu chung..................................................................................................................... 2
Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................................... 3

1.3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................. 3


1.3.1.
1.3.2.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................ 3
Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................ 3

1.4.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI ..................................................... 4

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI ................................................................................... 5
2.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI ................................................................................................ 5

2.1.1.
2.1.2.
2.1.3.
2.1.4.

Khái niệm và bản chất huy động vốn của ngân hàng thương mại ........................ 5
Vai trò huy động vốn của ngân hàng thương mại ...................................................... 8
Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại ....................................... 12
Nội dung nghiên cứu về giải pháp huy động vốn của ngân hàng thương
mại ......................................................................................................................................... 18
Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng thương mại. .............. 35


2.1.5.
2.2.

CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI .............................................................................................. 41

2.2.1.
2.2.2.

Kinh nghiệm huy động vốn của một số ngân hàng thương mại .......................... 41
Một số kinh nghiệm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam ở các tỉnh khác ...................................................................................... 43
Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hịa Bình ................................................................ 43

2.2.3.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 45
3.1.

CHỌN ĐIỂM NGHIÊN CỨU....................................................................................... 45

iii

download by :


3.2.
3.2.1.
3.2.2.

3.2.3.
3.2.4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................ 47
Phương pháp thu thập số liệu......................................................................................... 47
Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................................. 49
Phương pháp phân tích số liệu....................................................................................... 49
Hệ thống chỉ tiêu phân tích ............................................................................................. 50

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................................. 52
4.1.

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI
NHÁNH TỈNH HỊA BÌNH .......................................................................... 52

4.1.1.
4.1.2.
4.1.3.
4.1.4.
4.1.5.

Hệ thống tổ chức mạng lưới huy động vốn ............................................................... 52
Phát triển các hình thức huy động vốn ........................................................................ 56
Tổ chức triển khai các hoạt động huy động vốn ...................................................... 57
Kiểm soát và kiểm tra các hoạt động huy động vốn ............................................... 65
Kết quả huy động vốn tại Agribank - Chi nhánh tỉnh Hịa Bình ......................... 67

4.2.


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUY ĐỘNG VỐN TẠI
AGRIBANK – CHI NHÁNH TỈNH HỊA BÌNH ......................................... 75

4.2.1.
4.2.2.

Các yếu tố khách quan ..................................................................................................... 75
Các yếu tố chủ quan.......................................................................................................... 79

4.3.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN VIỆT NAM - CHI
NHÁNH TỈNH HỊA BÌNH .......................................................................... 84

4.3.1.
4.3.2.
4.3.3.
4.3.4.
4.3.5.
4.3.6.
4.3.7.

Củng cố hệ thống tổ chức màng lưới và kênh huy động, phân cấp .................... 84
Duy trì và phát triển các sản phẩm, hình thức huy động ....................................... 84
Đổi mới hoạt động huy động vốn ................................................................................. 85
Tiếp tục cải tiến hoạt động huy động .......................................................................... 87
Thực hiện kiểm soát, kiểm tra và giám sát ................................................................ 88
Nâng cao năng lực và kỹ năng của nhân viên ........................................................... 88
Một số giải pháp khác ...................................................................................................... 89


PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 90
5.1.
5.2.

KẾT LUẬN .................................................................................................... 90
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 91

5.2.1.
5.2.2.

Đối với Agribank ............................................................................................................... 91
Đối với chính phủ .............................................................................................................. 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 93

iv

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam


DN&HTX

Doanh nghiệp và hợp tác xã

HĐQT

Hội đồng quản trị

HSX&CN

Hộ sản xuất và cá nhân

KSNB

Kiểm soát nội bộ

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTW


Ngân hàng trung ương

PGD

Phịng giao dịch

TCTD

Tổ chức tín dụng

v

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm được chọn là điểm nghiên cứu ..................................................... 47
Bảng 3.2. Loại mẫu và số lượng mẫu được chọn theo các chi nhánh .......................... 48
Bảng 4.1. Đánh giá của cán bộ và nhân viên ngân hàng về hiệu quả của hệ thống
và mạng lưới huy động vốn của Agribank - Chi nhánh tỉnh Hịa Bình ....... 55
Bảng 4.2. Đánh giá của khách hàng về sự tiện lợi của các phòng giao dịch của
Agribank - Chi nhánh tỉnh Hịa Bình ........................................................... 56
Bảng 4.3. Đánh giá của cán bộ ngân hàng về hiệu quả của hoạt động huy động
tiết kiệm, tiền gửi của Agribank - Chi nhánh tỉnh Hịa Bình. ...................... 59
Bảng 4.5. Đánh giá của cán bộ ngân hàng về hiệu quả của hoạt động mở tài
khoản thẻ của Agribank - Chi nhánh tỉnh Hịa Bình .................................... 61
Bảng 4.6. Đánh giá của khách hàng về mức độ hài lòng về hoạt động mở tài
khoản thẻ của Agribank - Chi nhánh tỉnh Hịa Bình .................................... 62
Bảng 4.7. Đánh giá của cán bộ ngân hàng về hiệu quả của hoạt động nghiệp vụ
thanh toán của Agribank - Chi nhánh tỉnh Hịa Bình ................................... 64

Bảng 4.8. Đánh giá của khách hàng về mức độ hài lòng về hoạt động nghiệp vụ
thanh tốn của Agribank - Chi nhánh tỉnh Hịa Bình ................................... 64
Bảng 4.9. Kết quả đánh giá mức độ hiệu quả của cơng các kiểm sốt, kiểm tra
các hoạt động huy động vốn tại Agribank - Chi nhánh tỉnh Hòa Bình ........ 67
Bảng 4.10. Kết quả huy động vốn tại Agribank – Chi nhánh tỉnh Hịa Bình ................. 68
Bảng 4.11. Kết quả mở tài khoản thẻ từ năm 2015 đến 2017 ........................................ 70
Bảng 4.12. Số liệu của nghiệp vụ thanh toán trong các năm từ 2015 đến 2017............. 72
Bảng 4.13. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank - Chi nhánh tỉnh Hịa
Bình từ 2014 - 2016 ..................................................................................... 73
Bảng 4.14. Hiệu quả tài chính mang lại từ hoạt động dịch vụ ....................................... 74
Bảng 4.15. Đánh giá của cán bộ Agribank - Chi nhánh tỉnh Hịa Bình về các yếu
tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn............................... 75
Bảng 4.16. Tiền gửi bình quân/1 cán bộ......................................................................... 77
Bảng 4.17. Kết quả hoạt động huy động vốn của các NHTM trên địa bàn tỉnh Hịa
Bình .............................................................................................................. 79

vi

download by :


Bảng 4.18. Đánh giá của khách hàng về mức độ hài lòng đối với nhân viên giao
dịch của Agribank - Chi nhánh tỉnh Hịa Bình ............................................. 80
Bảng 4.19. Đánh giá của cán bộ và nhân viên với trụ sở làm việc và trang thiết bị
của Agribank - Chi nhánh tỉnh Hịa Bình .................................................... 81
Bảng 4.20. Lý do khách hàng giao dịch với Agribank - Chi nhánh tỉnh Hịa Bình....... 83

vii

download by :



DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 3.1.

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hồ Bình .........................................................46

Sơ đồ 4.1. Tổ chức mạng lưới huy động vốn của Agribank - Chi nhánh tỉnh Hịa
Bình .............................................................................................................54

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Đức Sơn.
Tên luận văn: Giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Hịa Bình.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nơng thơn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hịa Bình đề xuất giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nơng thơn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hịa Bình.

Phương pháp nghiên cứu
Luận văn thực hiện nghiên cứu thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hịa Bình. Thu
thập thơng tin về hoạt động huy động vốn được tiến hành tại hội sở Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hịa Bình và 3 nhóm nghiên
cứu với các đặc điểm cụ thể như sau: Nhóm 1 là địa bàn thành phố Hịa Bình, khu vực
thành thị, kinh tế phát triển mạnh, thu nhập cao; Nhóm 2 là khu vực nông thôn, kinh tế
phát triển khá, thu nhập từ trung bình đến khá; Nhóm 3 là khu vực nơng thơn, kinh tế
kém phát triển, thu nhập thấp. Số liệu thứ cấp được thu thập từ dữ liệu từ các báo cáo tài
chính, báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh và nhiệm vụ trọng tâm của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hịa Bình từ năm 2014
đến năm 2016. Thơng tin, số liệu sơ cấp được thu thập thông qua 355 phiếu điều tra.
Đối tượng điều tra là 130 cán bộ và nhân viên ngân hàng, 145 khách hàng cá nhân và 80
khách hàng là các tổ chức của các chi nhánh, phòng giao dịch được chọn nghiên cứu.
Các đối tượng này là các đội tượng điển hình, có các đặc điểm, yêu cầu đại diện cho
mỗi nhóm nghiên cứu. Nội dung điều tra liên quan đến việc đánh giá của cán bộ, nhân
viên ngân hàng và khách hàng về hệ thống mạng lưới, sự tiện lợi của các chi nhánh,
phòng giao dịch, hiệu quả của hoạt động huy động vốn, mở tài khoản thẻ và các dịch vụ
thanh toán. Số liệu thu thập được tổng hợp và phân tích để đánh giá thực trạng hoạt
động huy động vốn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn
của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thơn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hịa
Bình thời gian tới.

ix

download by :


Kết quả nghiên cứu và kết luận
Theo kết quả điều tra, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt

Nam – Chi nhánh tỉnh Hịa Bình đang là NHTM lớn nhất tỉnh Hịa Bình hiện nay, có
nguồn vốn huy động đã đạt 5.387 tỷ đồng, phát hành được 118.920 thẻ ATM các loại,
dư nợ tín dụng đầu tư cho nền kinh tế đạt 8.750 tỷ đồng, phí thu được từ các dịch vụ
thanh toán đạt 29.484 triệu đồng (báo cáo tổng kết 2017). Nhưng do địa bàn tỉnh Hịa
Bình là vùng đồi núi nên việc kinh doanh ngân hàng gặp khơng ít khó khăn. Bên cạnh
đó là sự canh tranh giữa các NHTM ngày càng lớn, thị phần ngày càng bị thu hẹp. Mặc
dù với vị thế là Ngân hàng lớn nhất tỉnh Hịa Bình từ trước tới nay, nhưng nếu khơng
tiếp tục duy trì và phát huy những điểm mạnh, khắc phục đổi mới những điểm yếu theo
chiều hướng tích cực hơn thì Chi nhánh sẽ khó giữ được vị thế trong tương lai.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hịa Bình gồm: Các yếu tố khách
quan (Mơi trường pháp lý, môi trường kinh tế, đặc điểm người tiêu dùng và sự cạnh
tranh của các ngân hàng thương mại); Các yếu tố chủ quan (Chính sách của Ngân hàng
Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, đội nguc nhân sự, hạ tầng cơng nghệ,
hình ảnh và uy tín của ngân hàng).
Để hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hịa Bình có hiệu quả hơn, tác giả đề xuất một số giải pháp
như: Củng cố hệ thống tổ chức màng lưới và kênh huy động, phân cấp; Duy trì và phát
triển các sản phẩm, hình thức huy động; Nâng cao năng lực và kỹ năng của nhân viên;
Bổ sung hệ thống ATM đáp ứng nhu cầu của người dân; Liên kết các sản phẩm dịch vụ;
Liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ trên địa bàn hoạt động; Nâng cao hình ảnh, uy tín
của ngân hàng.

x

download by :


THESIS ABSTRACT
Name of student: Tran Duc Son

Title: Solutions to mobilize capital at the Vietnam Bank for Agriculture and Rural
Development - Hoa Binh province Branch
Major: Master in Economic Management

Code: 8340410

Advisor: Prof. Dr. Do Kim Chung
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research purposes
Based on the current status of capital mobilization activities at the Vietnam
Bank for Agriculture and Rural Development - Hoa Binh province Branch, we propose
solutions to improve the efficiency of mobilizing capital at the Vietnam Bank for
Agriculture and Rural Development - Hoa Binh province Branch.
Research Methods
The thesis examined the status of capital mobilization activities of the Vietnam
Bank for Agriculture and Rural Development - Hoa Binh province Branch. The
information on capital mobilization was conducted at the headquarter of the Vietnam
Bank for Agriculture and Rural Development - Hoa Binh province Branch and 3
research groups with the following characteristics: Group 1 is Hoa Binh city that is
urban area, strong economic development, and high income; Group 2 is a rural area that
is good economic development, moderate to good income; Group 3 is rural that is
underdeveloped economy and low income. Secondary data is collected from data from
financial reports, business performance reports and key tasks of Vietnam Bank for
Agriculture and Rural Development - Hoa Binh province Branch from 2014 to 2016.
Information, primary data was collected through 355 questionnaires. The study is
collected 130 officers and employees, 145 individual clients and 80 clients are
organizations of branches and transaction offices for research. These objects were
typical hypothetical groups, with characteristics, required to represent each research
team. The content of the investigation related to the assessment of staff, bank staff and
customers about the network system, the convenience of branches, transaction offices,

the efficiency of capital mobilization, card and payment services. The study is suggested
solutions to improve the efficiency of capital mobilization of Vietnam Bank for
Agriculture and Rural Development - Branch Hoa Binh province in the coming time.
Research results and conclusions
According to the survey results, the Vietnam Bank for Agriculture and Rural
Development - Hoa Binh Branch is the largest commercial bank in Hoa Binh province.

xi

download by :


The total mobilized capital reached nearly 5.387 billion, issued 118,920 cards ATMs,
outstanding loans for investment to the economy reached 8,750 billion, fees from
payment services reached 29,484 million. However, Hoa Binh is a mountainous area, so
the banking business is facing many difficulties. Besides, the competition between
commercial banks is increasing, the market share is narrowing. Although Hoa Binh is
the largest bank in the province, if it does not continue to maintain and develop its
strengths and overcome the weaknesses in a more positive way, the branch will be not
keeping the position in the future.
Factors influencing the mobilization of capital of the Vietnam Bank for
Agriculture and Rural Development - Hoa Binh Branch include: Objectives (Legal
environment, economic environment, human characteristics consumption and
competition of commercial banks); Subjective factors (Policies of the Vietnam Bank for
Agriculture and Rural Development, human resources, technology infrastructure, image
and reputation of the bank)
For the mobilization of capital from the Vietnam Bank for Agriculture and Rural
Development - Hoa Binh Branch is more effective, the author proposed solutions such
as: strengthening the network organization system and the channel dynamic,
decentralized; Maintaining and developing products and forms of mobilization; Improve

the capacity and skills of employees; Additional ATM system to meet the needs of the
people; Linking products and services; Link with local service providers; Enhance the
image, reputation of the bank.

xii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hội nhập quốc tế đang trở thành yêu cầu cấp thiết đối với mỗi quốc gia,
trong xu thế hiện nay và Việt Nam cũng đang vận hành nền kinh tế theo xu thế hội
nhập đó. Ngày nay, muốn cạnh tranh với các ngân hàng nước ngồi thì ngân hàng
trong nước phải ngày càng mở rộng quy mô chiếm nhiều thị phần, phát triển trên cơ
sở an toàn, bền vững và hiệu quả bởi vì an tồn là nền tảng để ngân hàng lớn, mạnh
và phát triển. Tuy nhiên, để làm được điều này các ngân hàng cần phải có một lượng
vốn đáng kể và lượng vốn đó được huy động từ nhiều hình thức khác nhau. Trong
nền kinh tế thị trường hiện nay ngân hàng đóng vai trị hết sức quan trọng. Ngân
hàng là trung gian tài chính cho các hoạt động đời sống của người dân, hoạt động
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, thông qua việc huy động nguồn tiền
nhàn rỗi của tổ chức kinh kế và dân cư, sau đó dùng nguồn tiền huy động đó đem
cho vay đối với doanh nghiệp đang cần vốn để kinh doanh. Mặt khác, ngân hàng
giúp cho đồng tiền của người dân được sinh sôi nảy nở, giúp cho luồng tiền chu
chuyển nhiều hơn tạo nên một nền kinh tế đa dạng và phát triển.
Ngân hàng là loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh trên lĩnh vực đặc thù
- kinh doanh tiền tệ, do đó vốn là yếu tố tiên quyết trong việc quyết định sự tồn tại
và phát triển của mỗi ngân hàng. Vì vậy hoạt động huy động vốn là vấn đề then chốt
trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhận thức được điều này các ngân hàng
luôn chú trọng nâng cao khả năng huy động vốn của mình. Trong những năm gần

đây, sự cạnh tranh huy động vốn giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt trong khi tốc
độ tăng trưởng tín dụng ngày càng tăng. Vậy để có thể huy động vốn có hiệu quả,
các ngân hàng cần nhận thức đúng đắn, sâu sắc các quan điểm có tính định hướng
cho việc huy động vốn ở các đơn vị kinh tế, trong dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế và đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Trong bối cảnh chung của nền kinh tế, đặc biệt khi tình hình lạm phát tăng cao,
các doanh nghiệp, cá nhân gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn để duy
trì hoạt động và phát triển. Với vai trị là “cầu nối” giữa cung và cầu vốn trong xã
hội, thơng qua các nghiệp vụ huy động vốn của mình, các NHTM đã góp phần quan
trọng trong việc khơi thơng nguồn vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế đáp ứng cho nhu cầu
tín dụng, góp phần đảm bảo hiệu quả kinh doanh ngân hàng, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế - xã hội và thực hiện Chính sách tiền tệ quốc gia.

1

download by :


Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh
Hịa Bình là Chi nhánh Loại I trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam. Hoạt động trong môi trường cạnh tranh mới, Chi nhánh gặp
phải nhiều khó khăn. Hoạt động huy động vốn của Chi nhánh, dù đã có những
thành cơng nhất định, song vẫn cịn những hạn chế. Nếu khơng tăng cường huy
động vốn, Chi nhánh sẽ rất khó giữ được vị thế và tiếp tục phát triển.
Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động, lành mạnh hóa tình hình tài chính,
nâng cao sức cạnh tranh, việc nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận, phân
tích đánh giá thực trạng và từ đó đề ra các giải pháp nhằm mở rộng huy động vốn
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh
Hịa Bình là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn trong điều kiện hiện nay. Chính vì vậy,
việc đẩy mạnh công tác huy động vốn tại các ngân hàng trở thành vấn đề then

chốt quyết định sự thành bại trong kinh doanh của mỗi ngân hàng.
Qua tìm hiểu, tác giả thấy có rất nhiều đề tài nghiên cứu về huy động vốn
tại ngân hàng như: Ngô Thị Thanh Hà (2013) đã nghiên cứu Tăng cường huy
động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú
Tài. Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng. Mai Xuân Phúc
(2013) đã nghiên cứu Mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phương Tây Chi nhánh Đà Nẵng. Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
Nguyễn Thị Thiên Hương (2013) đã nghiên cứu Huy động vốn tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Quốc Tế chi nhánh Đăk Lăk. Luận văn Thạc sĩ Tài chính
ngân hàng, Học viện Hành chính. Ngồi ra cịn rất nhiều các nghiên cứu có liên
quan khác, tuy nhiên, tác giả khơng tìm thấy nghiên cứu nào về giải pháp huy
động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi
nhánh tỉnh Hịa Bình.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nói trên, cùng với mong
muốn học hỏi thêm kiến thức về hoạt động ngân hàng đó là lý do tôi đã chọn đề
tài: “Giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hịa Bình”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Từ đánh giá thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hịa Bình để đưa ra một số giải pháp

2

download by :


nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hịa Bình.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động vốn của các

ngân hàng thương mại.
Phân tích thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nơng thơn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hịa Bình.
Đề xuất một số giải pháp cải thiện hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hịa Bình.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các vấn đề liên quan đến huy động vốn và giải pháp huy
động vốn của Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn Hịa Bình.
Đối tượng khảo sát là cán bộ, nhân viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hịa Bình và các khách hàng là tổ
chức, cá nhân trên địa bàn nghiên cứu.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung của đề tài như sau: Nghiên cứu giả pháp huy động vốn
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh
Hịa Bình. Các hình thức huy động vốn bao gồm: Hoạt động tiền gửi và tiết kiệm;
Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu; Vay các tổ chức tín dụng, ngân hàng khác; Mở tài
khoản thẻ; Các hoạt động thanh toán. Do hạn chế về mặt thời gian nghiên cứu và
trong phạm vi tỉnh Hịa Bình nên đề tài chủ yếu tập chung nghiên cứu một số sản
phẩm chủ lực là Hoạt động tiền gửi và tiết kiệm; Mở tài khoản thẻ; Các hoạt
động thanh toán qua các nội dung cơ bản như Hệ thống tổ chức mạng lưới hoạt
động huy động vốn; Đa dạng hóa hình thức huy động vốn; Tổ chức triển khai các
hoạt động huy động vốn của NHTM; Kiểm tra, giám sát hoạt động huy động vốn;
Kết quả hoạt động huy động vốn. Các sản phẩm khác như Phát hành kỳ phiếu,
trái phiếu; Vay các tổ chức tín dụng, ngân hàng khác hiện tại chưa được triển
khai ở Chi nhánh Hịa Bình.
Khơng gian nghiên cứu của đề tài là tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thơn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hịa Bình.

3


download by :


Thời gian nghiên cứu: Các số liệu nghiên cứu về Giải pháp huy động vốn
của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh
Hịa Bình từ năm 2014 - 2016, nghiên cứu được tiến hành từ năm 2017 - 2018.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Hoạt động huy động vốn là vấn đề then chốt trong hoạt động kinh doanh
của ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả huy
động vốn, cùng với q trình cơng tác thực tế của bản thân tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nơng thơn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hịa Bình. Tác giả lựa
chọn đề tài nghiên cứu này nhằm làm rõ hơn vai trò của huy động vốn đối sự tồn
tại và phát triển của các NHTM. Luận văn đã chỉ ra những vấn đề lý luận và thực
tiễn về hiệu quả huy động vốn, các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả huy động vốn
của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh
Hịa Bình. Kết quả huy động vốn tính đến hết năm 2017 của Agribank - Chi
nhánh tỉnh Hịa Bình đạt 5.374 tỷ đồng. Hy vọng với những giải pháp, đề xuất
mới của đề tài góp phần hồn thành mục tiêu kinh doanh của Chi nhánh trong
giai đoạn từ nay đến năm 2025, nguồn vốn nội tệ tăng trưởng tối thiểu 15% so
với giai đoạn 2010 - 2018. Trong đó, tiền gửi dân cư chiếm tối thiểu 85% và tăng
trung bình từ 85% - 95%. Thơng qua đó đề xuất được các giải pháp để hoạt động
huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Hịa Bình ngày càng phát triển như: Cần cải tiến các chính sách
sản phẩm, quy trình tổ chức hoạt động huy động; áp dụng các sản phẩm dịch vụ
thanh tốn khơng dùng tiền mặt phù hợp, thuận lợi cho khách hàng; liên kết các
sản phẩm dịch vụ, kết hợp chéo với nhau, hỗ trợ nhau…
Ngoài ra, luận văn đề xuất một số kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Việt Nam thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng kinh doanh cho cán bộ nhân viên trong ngân
hàng; nghiên cứu cho ra các sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao. Đối với Chính

phủ trong việc ổn định mơi trường kinh tế vĩ mơ, hồn thiện môi trường pháp lý
phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế, tạo điều kiện cho các NHTM Việt
Nam nói chung, Agribank nói riêng trong hoạt động ngân hàng để nâng cao hiệu
quả kinh doanh trong thời gian tới.

4

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HUY ĐỘNG VỐN CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
2.1.1. Khái niệm và bản chất huy động vốn của ngân hàng thương mại
2.1.1.1. Ngân hàng thương mại
Sự ra đời, tồn tại và phát triển của Ngân hàng thương mại gắn liền với sự
phát triển của quan hệ hàng hóa - tiền tệ. Trong quan hệ đó, ngân hàng phát triển
qua các giai đoạn khác nhau, từ thấp đến cao; hình thức và hoạt động của ngân
hàng ngày càng phong phú. Tuy vậy, ngân hàng là thế nào, thì trong diễn đàn
khoa học khơng có khái niệm giống nhau.
Nhà kinh tế học, người Anh Peter S. Rose (2004) thì cho rằng, “ngân hàng
là loại hình tổ chức tài chính cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc
biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài
chính nhất so với bất cứ một tổ chức kinh doanh nào”. Khái niệm của Peter Rose
chỉ tiếp cận hoạt động của ngân hàng như là một loại hình doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ tài chính trong nền kinh tế; không đề cập đến mục tiêu cung hoạt động;
cũng như không chi tiết hoạt động của từng loại hình ngân hàng.
Trên phương diện luật pháp, mỗi quốc gia cũng đưa ra khái niệm khơng
giống nhau. Có quốc gia tiếp cận khái niệm ngân hàng một cách chung nhất trên

phương diện hoạt động; nhưng cũng có nước thì tiếp cận chi tiết hơn. Ví dụ, theo
luật Mỹ, thì bất cứ một tổ chức nào cung cấp tài khoản tiền gửi cho phép khách
hàng rút tiền theo yêu cầu và cho vay đối với các tổ chức kinh doanh hay cho vay
thương mại sẽ được xem là ngân hàng. Luật ngân hàng của Pháp (1941) định
nghĩa: “Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp
thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới
các hình thức khác và sử dụng tài ngun đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về
chiết khấu, tín dụng và tài chính”.
Luật pháp Việt Nam khái niệm về ngân hàng chi tiết hơn, cụ thể hơn so
với nhiều nước trên thế giới. Theo đó:
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các
hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật; trong đó TCTD là doanh nghiệp
thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng, bao gồm việc kinh

5

download by :


doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ như nhận tiền
gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các
hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật
này nhằm mục tiêu lợi nhuận (Quốc hội, 2010).
Ngân hàng thương mại được tổ chức dưới các hình thức khác nhau: Ngân
hàng thương mại Nhà nước (bao gồm ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu
100% vốn điều lệ và ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước sở hữu trên
50% vốn điều lệ); Ngân hàng thương mại tổ chức dưới hình thức công ty cổ
phần; Ngân hàng thương mại được thành lập tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ
thuộc sở hữu nước ngồi; trong đó phải có một ngân hàng nước ngoài sở hữu trên

50% vốn điều lệ (ngân hàng mẹ); Ngân hàng thương mại được thành lập dưới
hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc từ hai thành viên trở
lên, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam; Ngân hàng thương mại
liên doanh thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp của Bên Việt Nam (gồm một
hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam) và Bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều ngân
hàng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Ngân hàng thương mại liên
doanh được thành lập dưới hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành
viên trở lên, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam.
2.1.1.2. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại
Nguồn vốn của ngân hàng thương mại là toàn bộ vốn điều lệ và vốn huy
động được ngân hàng thương mại tạo lập bằng nhiều hình thức để cho vay, đầu
tư và thực hiện các dịch vụ ngân hàng. Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm 2 loại
chính: Vốn chủ sở hữu và vốn nợ (vốn huy động). (Mai Văn Bạn và cs., 2009).
* Vốn chủ sở hữu
Theo Mai Văn Bạn và cs (2009), vốn chủ sở hữu là lượng vốn mà chủ ngân
hàng phải có để bắt đầu hoạt động, thuộc quyền sở hữu của ngân hàng thương
mại. Nguồn hình thành nguốn vốn này rất đa dạng, tùy vào tính chất sở hữu, năng
lực tài chính của ngân hàng, yêu cầu và sự phát triển của thị trường.
Vốn chủ sở hữu là vốn, nếu xét trên khía cạnh cơ cấu là hiệu số giữa tổng
nguồn vốn và nợ phải trả; nếu xét dưới góc độ, vốn chủ sở hữu tham gia vào quá
trình tạo ra tài sản ngân hàng thì vốn chủ sở hữu là hiệu số giữa tổng tài sản có và
nợ phải trả. Nếu xét theo nguồn gốc hình thành thì vốn tự có là phần vốn được
hình thành bằng đóng góp của cổ đơng, vốn cấp của tổ chức thành lập ngân hàng

6

download by :


và vốn hình thành trong quá trình hoạt động kinh doanh. Theo quy định của Nhà

nước Việt Nam, thì vốn tự có gồm giá trị thực vốn điều lệ của ngân hàng thương
mại và các quỹ dự trữ, một số tài sản nợ khác theo quy định của Ngân hàng nhà
nước Việt Nam (Quốc hội, 2010).
* Vốn nợ (vốn huy động)
Nợ phải trả của ngân hàng thương mại, xét theo cấu trúc nguồn vốn, nợ phải
trả là chênh lệch giữa tổng nguồn vốn và vốn chủ sở hữu. Xét theo khía cạnh đầu
tư, nợ phải trả của ngân hàng chính là chênh lệch giữa tổng tài sản có và vốn chủ
sở hữu. Xét theo nguồn gốc hình thành, thì nợ phải trả là giá trị tiền tệ của tài sản
mà ngân hàng huy động được và hình thành trong quá trình hoạt động kinh doanh
của ngân hàng. Cấu trúc nợ phải trả gồm: các khoản nợ chính phủ và Ngân hàng
nhà nước; các khoản nợ các TCTD khác; tiền gửi khách hàng; ngân hàng phát
hành giấy tờ có giá; vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay; các khoản phải trả cho
bên ngoài; các khoản phải trả nội bộ; các giao dịch ngoại hối; tài sản nợ khác; lãi
và phí phải trả (Mai Văn Bạn và cs., 2009).
2.1.1.3. Huy động vốn của ngân hàng thương mại
Huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất
của NHTM. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để NH có thể thực hiện các hoạt
động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ NH cho khách hàng. Nhìn
vào bảng cân đối tài sản của NHTM chúng ta thấy rằng nghiệp vụ huy động vốn
được phản ánh vào tài sản bên nợ. Do đó huy động vốn còn được gọi là nghiệp
vụ tài sản nợ (Lê Trung Thành, 2002).
Vốn huy động của NHTM là giá trị tiền tệ mà các NHTM huy động được
trên thị trường thông qua nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay và một số nguồn vốn
khác. Bộ phận vốn huy động có ý nghĩa quyết định khả năng hoạt động của
mỗi NHTM.
Huy động vốn là nghiệp vụ tiếp nhận nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các tổ
chức, cá nhân bằng nhiều hình thức khác nhau để hình thành nên nguồn vốn của
ngân hàng. Hoạt động huy động vốn được thông qua các hình thức như:
- Hoạt động tiền gửi và tiết kiệm;
- Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu;

- Vay của các tổ chức tín dụng, ngân hàng khác;
- Mở tài khoản thẻ;
- Các nghiệp vụ thanh toán

7

download by :


Bản chất của huy động vốn của các NHTM là NH thu hút nguồn vốn nhàn
rỗi, sau đó sử dụng nguồn vốn này vào việc kinh doanh sinh lời và trả lại một
phần lợi nhuận này cho người gửi thông qua công cụ lãi suất. Tuy nhiên cần lưu
ý rằng, không phải tất cả nguồn vốn huy động được đều được đưa vào kinh
doanh, mà tùy theo kỳ hạn của từng loại tiền gửi phải có tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Việc này nằm đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng trong hoạt động kinh
doanh, tránh bị mất thanh khoản tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định.
Như vậy, hiểu đơn giản bản chất của huy động vốn là việc NHTM động viên các
nguồn vốn trong xã hội để phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình.
2.1.2. Vai trò huy động vốn của ngân hàng thương mại
2.1.2.1. Đối với Ngân hàng thương mại
Đối với bất kỳ Doanh nghiệp nào, muốn hoạt động kinh doanh được thì
phải có vốn, bởi vì vốn phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh
doanh. Riêng đối với NH là một doanh nghiệp kinh doanh một loại hàng hoá đặc
biệt là “tiền tệ”, với đặc thù hoạt động kinh doanh là “đi vay để cho vay”. Cho
nên nguồn vốn đối với NH lại càng có vai trị hết sức quan trọng, trong đó nguồn
vốn mà NH đi huy động (đi vay các tổ chức kinh tế và cá nhân) chiếm phần lớn
trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Trong đó, một số vai trị chính của huy động
vốn đối với NHTM là đảm bảo đủ vốn kinh doanh và đảm bảo q trình kinh
doanh của NH diễn ra có hiệu quả.
a. Vai trị đảm bảo có đủ vốn kinh doanh

Vốn là cơ sở để NH tiến hành hoạt động kinh doanh: Trong môi trường
kinh doanh NH cạnh tranh gay gắt thì vốn là một yếu tố giúp các NH thắng
thế. NH nào trường vốn sẽ có khả năng thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách
hàng, có khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng thu nhập, củng cố địa
vị trên thị trường. Huy dộng vốn có hiệu quả giúp NH giảm tối đa những chi
phí khơng cần thiết, đồng thời vẫn đảm bảo sự hài lòng của khách hàng, như
vậy giúp chi phí huy động vốn của NH giảm, lợi nhuận trong hoạt động kinh
doanh tăng lên, góp phần giúp NH không ngừng phát triển.
b. Đảm bảo quá trình kinh doanh của ngân hàng diễn ra có hiệu quả
Hiệu quả công tác huy động vốn được các ngân hàng quan tâm khơng chỉ vì
nó là một nghiệp vụ truyền thống mà cịn vì nó là một trong những hoạt động chủ
yếu và mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Nhận thức được vai trò to lớn

8

download by :


của vốn trong hoạt động kinh doanh, các NHTM tìm mọi biện pháp để phát triển
nguồn vốn của mình đồng thời đẩy mạnh hiệu quả hoạt động huy động vốn.
Thứ nhất vốn là cơ sở để ngân hàng tiến hành hoạt động kinh doanh. Đối
với bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn hoạt động kinh doanh được thì phải có vốn,
vì vốn phản ánh năng lực hoạt động kinh doanh. Điều này thể hiện ở vốn tự có,
vốn huy động, vốn đi vay của NH. Nếu vốn tự có giữ vai trị quan trọng sau việc
thành lập thì sau khi đi vào hoạt động, vốn huy động quyết định tới quy mô đầu
tư, cho vay nên sẽ ảnh hưởng tới thu nhập của NH.
Vậy, nếu NH khơng có vốn thì khơng thể tiến hành hoạt động kinh doanh.
Bởi vì đặc trưng của hoạt động NH, vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh mà
vốn còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu. Trên thực tế, NH nào có khối lượng
kinh doanh lớn hơn thì NH đó có thế mạnh cạnh tranh trong kinh doanh.

Thứ hai, vốn ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô các hoạt động của NH
thương mại. Vốn của NH có ảnh hưởng đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng,
hoạt động bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ hay trong hoạt động thanh tốn của các
NHTM. Thơng thường so với các NH nhỏ, các NH lớn có những khoản mục về
đầu tư cho vay đa dạng hơn, phạm vi và khối lượng cho vay của các NH này
cũng lớn hơn.
Thứ ba, vốn giúp NH chủ động trong kinh doanh. NH không thể hoạt động
tốt nếu các hoạt động nghiệp vụ hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đi vay: vay để cho
vay, vay để đầu tư, vay để thanh tốn… bởi vì khi đi vay vốn để thực hiện các
hoạt động của mình, ngân hàng sẽ phụ thuộc hồn toàn vào đối tượng cho vay về
thời hạn cho vay, số lượng vay và chi phí vay cao. Do đó có thể ngân hàng bỏ lỡ
cơ hội trong kinh doanh. Ngược lại, NH có lượng vốn huy động dồi dào sẽ hoàn
toàn chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình. Nguồn vốn huy động lớn
cũng làm tăng khả năng hoạt động của NH như chủ động và đa dạng các hoạt
động kinh doanh nhằm phân tán rủi do và tăng thu nhập, đạt mục tiêu cuối cùng
của NH là an toàn và sinh lợi.
Thứ tư, vốn giúp NH quyết định năng lực thanh tốn và đảm bảo uy tín của
mình trên thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và ngày càng mở rộng quy mô hoạt
động địi hỏi NH phải coi uy tín của mình trên thị trường là điều quan trọng. Uy
tín đó trước hết phải được thể hiện ở khả năng sẵn sàng thanh toán cho khách
hàng. Khả năng thanh toán của khách hàng càng cao thì vốn khả dụng càng lớp.

9

download by :


Mặt khác, uy tín của NH cịn được thể hiện ở khả năng cho vay và đầu tư của NH
(NH chỉ có thể cho vay một dự án lớn, thời hạn dài nếu NH có nguồn vốn lớn).

Điều này phụ thuộc hoạt động huy động vốn của NH. Với tiền năng vốn và khả
năng huy động vốn lớn, NH có thể hoạt động với quy mô ngày càng tăng, tiến
hành cạnh tranh có hiệu quả, vừa giữ chữ tín vừa nâng cao thanh thế của NH trên
thị trường.
Thứ năm, vốn quyết định năng lực cạnh tranh của NH. Quy mô, trình độ
cán bộ, cơng nhân viên, phương tiện kỹ thuật hiện đại của NH là tiền đề thu hút
vốn. Khả năng vốn lớn là điều kiện thuận lợi đối với NH trong việc mở rộng
quan hệ tín dụng đối với các thành phần kinh tế cả về quy mơ tín dụng lẫn việc
chủ động về thời hạn cho vay và thậm chí trong khi giải quyết lãi suất phù hợp
với khách hàng. Điều này sẽ thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với mình,
nghĩa là doanh số hoạt động của NH sẽ tăng lên trong tương lai và NH có nhiều
thuận lợi hơn trong kinh doanh. Để NH tồn tại và phát triển, ngoài vốn chủ sở
hữu (thường chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn) các NH phải chú trọng
tới việc tăng trưởng nguồn vốn nghĩa là phải làm tốt công tác huy động vốn.
2.1.2.2. Đối với khách hàng
Trong nền kinh tế thì ai cũng muốn đồng vốn của mình phải sinh lời.
Những người có vốn tạm thời nhàn rỗi sẵn sàng cho vay số tiền đó của mình nếu
biết có người cần vay và có đủ độ tin tưởng. Những nhà doanh nghiệp vì mục
đích sinh lợi của vốn mà rất cần vay thêm tiền để đầu tư. Giải quyết mâu thuẫn
này, NH là cầu nối trung gian, thông qua hoạt động huy động vốn của nhà công
thương nghiệp, hộ kinh doanh đang cần vốn vay. Qua sự trung gian này NH đã
đáp ứng được yêu cầu vốn của quá trình tái sản xuất và sự vận động sinh lời của
vốn nhàn rỗi. Như vậy, huy động vốn nhằm đảm bảo được quyền lợi và lợi ích
của khách hàng.
Mỗi NH luôn đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng và có đủ lượng tiền
khách hàng cần rút sẽ tạo niềm tin cho khách hàng và chứng tỏ tiềm lực tài chính
của ngân hàng đó. Đồng thời NH có làm ăn hiệu quả hay khơng? thu được nhiều
lợi nhuận hay khơng? Nó phụ thuộc quan trọng vào nghiệp vụ huy động vốn.
Nếu huy động được nguồn vốn rẻ, chi phí thấp NH có thể thu được lợi nhuận
cao. NH phải có chiến lược thu hút vốn hợp lý từ đó mới có chiến lược cho vay

hiệu quả.

10

download by :


- Đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức: huy động vốn giúp các tổ
chức kinh tế, các doanh nghiệp thuận tiện trong thanh tốn, giao dịch thơng qua
tài khoản tiền gửi thanh toán. NH nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn sẽ
giúp các doanh nghiệp rất nhiều trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. NH huy
động vốn có hiệu quả sẽ giảm được chi phí huy động, từ đó chi phí cho vay cũng
được giảm xuống vì mức lãi suất cho vay thấp hơn đó vẫn đảm bảo lợi nhuận
mục tiêu của NH. Điều này giúp doanh nghiệp giảm được chi phí vay vốn, tiết
kiệm chi phí trong sản xuất, kinh doanh. Hơn nữa, hoạt động huy động vốn có
hiệu quả giúp cho ngân hàng có được kế hoạch sử dụng nguồn vốn rõ ràng, đáp
ứng được các nhu cầu vốn sản xuất của doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp
được tiếp cận với nguồn vốn một cách thuận tiện hơn với chi phí hợp lý hơn. Có
thể nói, từ góc độ của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn
là điều vô cùng cần thiết.
- Đối với khách hàng là người dân: huy động vốn đã cung cấp cho người
dân các phương thức thanh tốn, tiết kiệm hợp lý và an tồn. Các ngân hàng
muốn nâng cao hiệu quả huy động vốn trước hết phải gia tăng được quy mô
nguồn vốn huy động. Mặt khác, mục tiêu của việc nâng cao hiệu quả hoạt động
huy động vốn của các NHTM không chỉ là huy động được nhiều vốn mà còn là
sự hài lòng tối đa của khách hàng. Do đó, các NHTM phải đưa ra các biện pháp
huy động vốn đa dạng, phong phú cùng với các tiện ích ngày càng tăng cao do
các dịch vụ của ngân hàng đem lại nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng. Bên cạnh đó, dịch vụ chăm sóc khách hàng được đẩy mạnh tạo cho
khách hàng một cảm giác thân quen, gần gũi với ngân hàng.

2.1.2.3. Đối với nền kinh tế
Hoạt động huy động vốn có hiệu quả mang lại lợi ích cho cả người tạm thời
dư thừa và người thiếu hụt vốn, tạo điều kiện phát triển kinh tế đất nước. Hiệu
quả hoạt động huy động vốn được nâng cao góp phần to lớn vào việc thúc đẩy sự
phát triển bền vững của cả hệ thống NH nói riêng và nền kinh tế nói chung. Đây
là tiền đề cho sự phát triển của xã hội, góp phần đưa Việt Nam trở thành một đất
nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Góp phần ổn định kinh tế vĩ mô: Hoạt động huy động vốn qua NH thương
mại góp phần kiềm chế và kiểm sốt lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền.
Ngân hàng thương mại thực hiện được vai trị đó thơng qua điều chỉnh lượng
tiền tham gia vào q trình lưu thơng. Khi nền kinh tế lạm phát, để kiềm chế lạm

11

download by :


phát thông qua ngiệp vụ tăng lãi suất tiền gửi nhằm thu hút lượng tiền trong nền
kinh tế nhằm giảm lượng cung tiền. Ngồi ra, NH cịn cung cấp một lượng vốn tín
dụng lớn đáp ứng các khoản chi tiêu và đầu tư của chính phủ cho các dự án về sản
suất kinh doanh và những dự án thực hiện chính sách xã hội, bù đắp những thiếu
hụt tạm thời của ngân sách thơng qua hình thức vay nợ giữa các NH.
Quản lý tốt lưu thông tiền tệ: Nguồn vốn huy động của các NHTM ngoài
nguồn vốn huy động trong nước cịn nguồn vốn huy động từ nước ngồi. Trong
đó vốn trong nước là yếu tố quyết định, vốn nước ngồi là quan trọng.
Vai trị quyết định của nguồn vốn trong nước thể hiện:
Thứ nhất: Tạo tính chủ động trong q trình huy động vốn, chi phí huy
động vốn thấp, hiệu quả kinh tế xã hội cao.
Thứ hai: Tạo điều kiện thuận lợi để hấp thụ và khai thác nguồn vốn đầu tư
nước ngồi.

Thứ ba: Hình thành và tạo lập sức mạnh hồi sinh cho nền kinh tế, hạn chế
tiêu cực cho phát sinh về kinh tế xã hội do đầu tư nước ngồi mang lại. Nhờ vậy
tính độc tập tự chủ của đất nước được bảo đảm, tránh lệ thuộc nước ngoài do
quan hệ vay mượn.
Điều tiết luồng vốn hiệu quả: Giúp thúc đẩy q trình thanh tốn, ln
chuyển vốn trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu của khách hàng đồng thời điều
tiết các luồng vốn một cách có hiệu quả.
2.1.3. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
Mỗi ngân hàng đều có chính sách huy động vốn riêng của mình tuỳ thuộc
và nhu cầu và mục đích hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên thì khơng phải lúc nào
và bao giờ ngân hàng cũng có thể thực hiện được theo đúng như yêu cầu của
mình đã đặt ra, bởi lẽ hoạt động ngân hàng có liên quan trực tiếp tới hoạt động
nền kinh tế, nó là thước đo “sức khoẻ” của nền kinh tế, mọi sự biến động của tình
hình kinh tế xã hội đều ít nhiều tác động đến hoạt động ngân hàng.
Theo quy định của luật các TCTD năm 2010, một trong những nội dung
hoạt động ngân hàng của ngân hàng là: “nhận tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có
kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác. Phát hành chứng chỉ tiền gửi,
kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài”.
2.1.3.1. Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của ngân
hàng thương mại, khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở

12

download by :


×