Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 2015) và đề xuất giải pháp để thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ sau (2016 2020) tại huyện hiệp hòa tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 112 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ ĐÌNH PHÚC

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
KỲ ĐẦU(2011-2015) VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
ĐỂ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ SAU
(2016-2020) TẠI HUYỆN HIỆP HÒA TỈNH BẮC GIANG
Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Vũ Đình Phúc

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và
biết ơn sâu sắc thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực
hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Trắc địa bản đồ, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức phòng Tài ngun và
Mơi trường huyện Hiệp Hịa đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều

kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Vũ Đình Phúc

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................ii
Mục lục .......................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................... v
Danh mục bảng .......................................................................................................... vi
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... vii
Thesis abstract .............................................................................................................. ix
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................ 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận – khoa học của quy hoạch sử dụng đất........................................ 4

2.1.1

Khái niệm, thuật ngữ về quy hoạch sử dụng đất ............................................... 4

2.1.2

Cơ sở lý luận- khoa học quy hoạch sử dụng đất ............................................... 5

2.2.

Tình hình quy hoạch sử dụng đất trên thế giới và ở một số nước trong
khu vực ............................................................................................................ 8

2.3.


Tình hình quy hoạch sử dụng đất ở việt nam .................................................. 11

2.3.1

Quy hoạch sử dụng đất trước năm 1987 ......................................................... 11

2.3.2

Quy hoạch sử dụng đất, giai đoạn 1987-1993 ................................................. 13

2.3.3

Quy hoạch sử dụng đất, giai đoạn 1993-2003 ................................................. 14

2.3.4

Quy hoạch sử dụng đất, giai đoạn 2003 đến nay............................................. 15

2.3.5.

Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất cả nước .......................................... 16

2.3.6.

Quy hoạch sử dụng đất ở tỉnh Bắc Giang ...................................................... 20

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 21
3.1.


Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 21

3.2.

Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 21

3.3.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 21

3.4.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 22

3.4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc giang ............. 21

3.4.2.

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Hiệp Hòa,
tỉnh Bắc Giang kỳ đầu 2011-2015 so với phương án quy hoạch được
phê duyệt. ...................................................................................................... 21

iii

download by :


3.4.3.


Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quy hoạch sử dụng đất tại
huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2020 ................................... 22

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 22

3.5.1.

Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 22

3.5.2.

Phương pháp bản đồ ...................................................................................... 22

3.5.3.

Phương pháp so sánh, đánh giá ...................................................................... 22

3.5.4.

Phương pháp phân tích, tổng hợp .................................................................. 22

Phần 4. Kết quả và thảo luận ................................................................................... 23
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện hiệp hòa tỉnh bắc giang ................... 23

4.1.1


Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 23

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................................. 30

4.1.3

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến
sử dụng đất đai............................................................................................... 37

4.2.

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015
của huyện hiệp hòa so với phương án được phê duyệt. ................................... 38

4.2.1

Biến động sử dụng đất đai giai đoạn 2011 – 2015 của huyện Hiệp Hoà .......... 38

4.2.2.

Đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (20112015) so với phương án quy hoạch sử dụng đất kỳ đầu của huyện
Hiệp Hòa được phê duyệt............................................................................... 43

4.3.

Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy hoạch sử
dụng đất kỳ cuối 2016-2020 .......................................................................... 63


4.3.1.

Giải pháp kỹ thuật.......................................................................................... 63

4.3.2.

Giải pháp quản lý hành chính ......................................................................... 64

4.3.3.

Giải pháp cơ chế chính sách ........................................................................... 64

4.3.4.

Giải pháp kinh tế ........................................................................................... 64

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 66
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 66

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 67

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 68

iv


download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BTNMT

Bộ Tài ngun và Mơi trường

CV

Cơng văn

CP

Chính Phủ

CN - TTCN

Cơng nghiệp - Tiểu thủ cơng nghiệp

ĐC

Địa Chính

HĐND


Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KT-XH

Kinh tế - Xã hội



Nghị định

PNN

Phi nông nghiệp

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất



Quyết định

QH

Quốc Hội


QHKHSDĐ

Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất

TCĐC

Tổng cục định chính

TT

Thơng tư

TW

Trung ương

VLXD

Vật liệu xây dựng

UBND

Ủy ban nhân dân

v

download by :


DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1. Phân loại đất theo nguồn gốc phát sinh huyện Hiệp Hòa ............................ 27
Bảng 4.2. Biến động diện tích các loại đất chính giai đoạn 2011-2015....................... 39
Bảng 4.3. Biến động diện tích các loại đất nơng nghiệp giai đoạn 2011-2015 ............ 39
Bảng 4.4. Biến động diện tích các loại đất phi nông nghiệp ....................................... 41
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng nhóm đất chính.............................. 43
Bảng 4.6. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp ............................. 44
Bảng 4.7. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp ....................... 47
Bảng 4.8. Một số kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất xây dựng cơng trình
sự nghiệp................................................................................................... 49
Bảng 4.9. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất sản xuất kinh doanh phi
nông nghiệp .............................................................................................. 50
Bảng 4.10. Một số kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất công cộng ........................ 51
Bảng 4.11. Kết quả thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất nơng nghiệp
trong kỳ quy hoạch 2011 - 2015 ................................................................ 53
Bảng 4.12. Kết quả thực hiện chuyển mục đích đất chưa sử dụng vào sử dụng
trong kỳ quy hoạch 2011 - 2015 ................................................................ 54
Bảng 4.13. Kết quả thực hiện cơng trình, dự án phi nơng nghiệp trong kỳ
quy hoạch.................................................................................................. 59

vi

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vũ Đình Phúc
Tên luận văn: “Đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 - 2015)
và đề xuất giải pháp để thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ sau (2016 - 2020) tại
huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang”
Chuyên ngành: Quản lý đất đai


Mã số: 60.85.01.03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá việc thực hiện kết quả quy hoạch sử dụng đất huyện Hiệp Hòa kỳ đầu
2011 – 2015, chỉ ra những mặt được và tồn tại, nguyên nhân để từ đó đề xuất những giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy hoạch cho giai đoạn 2016 – 2020 của huyện.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
- Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập dữ liệu có sẵn liên quan đến đề tài
nghiên cứu như phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Hiệp Hòa đến năm 2020, kế
hoạch sử dụng đất chi tiết 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015), số liệu thống kê đất đai các
năm...; Điều tra, thu thập số liệu về việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất theo các chỉ
tiêu đất đai; Khảo sát thực địa, điều tra bổ sung thông tin, số liệu, bản đồ.
- Phương pháp bản đồ: Phương pháp này được sử dụng thể hiện thực trạng sử
dụng đất và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 sẽ được trình bày
dưới dạng bản đồ, sử dụng phần mềm Microstation. Qua hình ảnh trực quan được thể
hiện trên 2 bản đồ sẽ cho thấy tiến độ thực hiện các cơng trình dự án, việc chuyển mục
đích sử dụng đất theo quy hoạch đã được duyệt.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Qua phân tích số liệu và tài liệu thu thập
được chỉ ra kết quả đạt được của kỳ quy hoạch, những tồn tại và nguyên nhân tồn tại, từ
đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất
cho kỳ tiếp theo.
- Phương pháp so sánh, đánh giá: Dựa vào những số liệu, tài liệu đã thu thập
được tiến hành phân tích, chọn lọc các tài liệu, số liệu phù hợp; sau đó được tổng hợp,
xử lý thông qua việc sử dụng phần mềm hỗ trợ Excel. Thống kê, so sánh một số chỉ tiêu
sử dụng đất theo quy hoạch được duyệt và kết quả thực hiện năm 2015 từ đó đưa ra
đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 – 2015.
3. Kết quả nghiên cứu chính
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2015 so với phương

án quy hoạch đầu kỳ trên địa bàn huyện Hiệp Hịa như sau: Nhóm đất nông nghiệp được

vii

download by :


duyệt là 11.876,08 ha, kết quả thực hiện đến năm 2015 là 15.104,18 ha, tăng 3.228,10
ha, đạt 127,18 % so với phương án quy hoạch; Nhóm đất phi nơng nghiệp được duyệt
là 8.169,74 ha, kết quả thực hiện đến năm 2015 là 5.426,92 ha, giảm 2.742,82 ha, chỉ
đạt 66,43% so với phương án quy hoạch; Nhóm đất chưa sử dụng được duyệt là 260,16
ha, kết quả thực hiện đến năm 2015 là 191,59 ha, giảm 68,57 ha, đạt 73,64% so với
phương án quy hoạch.
Trong kỳ quy hoạch 2011 – 2015, việc chuyển mục đích sử dụng đất được thực
hiện theo quy hoạch được duyệt, tuy nhiên do việc phê duyệt quy hoạch chậm nên diện
tích chuyển mục đích do thực hiện các hạng mục quy hoạch khơng nhiều, diện tích
chênh lệch giữa các chỉ tiêu sử dụng đất chủ yếu do địa phương thực hiện việc đo đạc
địa chính và kiểm kê đất đai theo phương pháp mới dẫn đến số liệu có sự thay đổi. Kết
quả thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất trong kỳ quy hoạch 2011 – 2015 như
sau: Diện tích đất nơng nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp trong kỳ quy hoạch là
223,72 ha, giảm 290,77 ha so với quy hoạch được duyệt; Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất
trong nội bộ đất nơng nghiệp được 3 ha, do chuyển diện tích đất lúa sang đất nuôi trồng
thủy sản; Đất chưa sử dụng chuyển sang mục đích nơng nghiệp (cụ thể là đất nuôi trồng
thủy sản) là 193,8 ha, tăng 181,8 ha so với kế hoạch được duyệt; Đất chưa sử dụng
chuyển sang mục đích phi nơng nghiệp là 14,07 ha (chuyển sang đất sản xuất vật liệu
xây dựng).
4. Kết luận chủ yếu
- Nhóm đất nơng nghiệp kết quả thực hiện đến năm 2015 là 15.104,18 ha, tăng
3.228,10 ha, đạt 127,18 % so với phương án quy hoạch;
- Nhóm đất phi nơng nghiệp được duyệt là 8.169,74 ha, kết quả thực hiện đến năm

2015 là 5.426,92 ha, giảm 2.742,82 ha, chỉ đạt 66,43% so với phương án quy hoạch;
- Nhóm đất chưa sử dụng được duyệt là 260,16 ha, kết quả thực hiện đến năm
2015 là 191,59 ha, giảm 68,57 ha, đạt 73,64% so với phương án quy hoạch.
Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011 – 2015 của huyện Hiệp Hòa
đã đạt được những kết quả nhất định, quá trình sử dụng đất đã cơ bản thực hiện đạt chỉ
tiêu kế hoạch, trong q trình thực hiện ln bám sát kế hoạch sử dụng đất được phê
duyệt. Tuy nhiên, do chậm được phê duyệt nên kỳ quy hoạch sử dụng 2011 – 2015 kết
quả thực hiện chưa cao, nhiều hạng mục cơng trình triển khai chậm tiến độ so với kế
hoạch hoặc chưa được thực hiện. Do đó để quy hoạch sử dụng đất đạt kết quả cao cần
thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thực hiện quy hoạch, các giải pháp
tăng cường vốn đầu tư và đặc biệt là các giải pháp về chính sách.

viii

download by :


THESIS ABSTRACT
Name of Student: Vu Dinh Phuc
Thesis title: "Assess of the implementation uses for land planning early of period
(2011-2015) and to propose solutions for the land use planning the end of period
(2016-2020) in Hiep Hoa district, Bac Giang province"
Major:Land Management

Code:60.85.01.03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
1. Objectives of the study
Assess the implementation of the results of land use planning Hiep Hoa district

early of period 2011 - 2015, indicates the advantages, disadvantages, and causes from
which to propose solutions to improve the efficiency of the implementation plan for the
period 2016 - 2020 in the district.
2. The research methods
- Methods of data collection: Collecting the available data related to research
topics such as the land use plan in Hiep Hoa district to 2020. Planing for land use which
details for 5 years early period (2011-2015), the statistics land for a few year ago.
Investigations, collect data on the implementation of land use plans with the criteria of
each year; Reality survey, investigating to additional information, data and maps.
- Method of map: This method is used to present the current status of land use
and the results of the implementation of land use planning to 2015, which will be
presented in the form of maps, diagrams uses software support such as: Microstation,
MapInfo.
- Methods of analysis, synthesis: Synthesis, analysis of information and data has
been collected investigation, which served for the study of the topic and draw the
conclusions.
- Method of comparison and evaluation: Based on data and documents collected
to conduct synthesis and handling through using of supports software which is Excel.
Statistics, compare some indicators of land use under the planning and implementation
to 2015, from which to make an assessment of the implementation results.
3. Main results and conclusions
Results implement of land use criteria period 2011 - 2015 compared to the baseline
plan in Hiep Hoa district as follows:
Groups of agricultural land is approved which is 11876.08 hectares, the implementation
results to 2015 is 15104.18 hectares, increasing 3228.10 hectares, reached 127.18%
compared to the plan;Group non-agricultural land is approved which is 8169.74

ix

download by :



hectares, the implementation results to 2015 is 5426.92 hectares, decreasing 2742.82
hectares, reaching only 66.43% compares with baseline plan; Group of unused land is
approved which is 260.16 hectares, the implementation results to 2015 is 191.59
hectares, decreasing 68.57 hectares, reaching 73.64% compared to the plan.During the
planning period 2011 - 2015, to change the purpose of land use is done in accordance
with the approved plan, but due to delays in approving planning so the area transferred
from the application of planning category is not much, the difference between the area
of land use norms which the local mainly implements the cadastre and land inventory
under the new method of data, which leads to a change.Results of implementation
transfer of land use planning in the period 2011 - 2015 as follows: The area of
agricultural land transferred to non-agricultural land in the planning period is 223.72
hectares, decreasing 290.77 hectares compared with the approved plan;Restructuring of
land use within internal agricultural land is 3 hectares because area of the rice paddy is
transfering to land for aquaculture; unused land is switched for agricultural purposes
(specific: aquaculture land) is 193.8 hectares, increasing of 181.8 hectares compared
with the approved plan; Unused land transferred to non-agricultural purposes is 14.07
hectares (land is transferred to production of construction materials).
3. Main conclusions
- Group of agricultural land implement with the results to 2015 is 15104.18
hectares, increasing of 3228.10 hectares, reaching 127.18% compared with the plan;
- Group non-agricultural land is approved which is 8169.74 hectares, which
implements with the results to 2015 is 5426.92 hectares, decreasing 2742.82 hectares,
reaching only 66.43% compared with the plan;
- Group of unused land is approved which is 260.16 hectares, which implements
with the results to 2015 is 191.59 hectares, decreasing 68.57 hectares, reaching 73.64%
compared with the plan.

x


download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là giá đỡ cho mọi sự sống,
là tư liệu sản xuất đặc biệt, là địa bàn phân bố khu dân cư và các hoạt động kinh
tế, xã hội, an ninh quốc phịng. Trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước sự chuyển dịch kinh tế từ nơng nghiệp- công nghiệp – dịch vụ sang công
nghiệp –dịch vụ- nông nghiệp đã và đang gây áp lực lớn đối với đất đai. Để quản
lý khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, công tác quy hoạch kế hoạch
sử dụng đất là một trong những nội dung hết sức quan trọng. Điều 18 Hiến pháp
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định: “ Nhà nước
thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo việc sử dụng đất
đúng mục đích và có hiệu quả”. Luật Đất đai năm 2013 tại chương II, điều 22
quy định: Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong 15 nội dung
quản lý Nhà nước về đất đai. Điều 36, chương 4 đã quy định nguyên tắc, căn cứ
nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện ở 3 cấp: Cả nước,
tỉnh - thành phố, huyện. Điều 37 cũng quy định kỳ quy hoạch là 10 năm, trong đó
kế hoạch sử dụng đất được lập hàng năm đối với cấp huyện. Việc lập quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất đai có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm định hướng
cho các cấp, các ngành lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết; là cơ sở pháp lý cho
công tác quản lý Nhà nước về đất đai, làm căn cứ cho việc giao đất, cho thuê
đất... và đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời việc lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một biện pháp hữu hiệu của Nhà nước nhằm hạn
chế việc sử dụng đất chồng chéo, lãng phí, bất hợp lý, kém hiệu quả, ngăn chặn
các hiện tượng tranh chấp, lấn chiếm, huỷ hoại đất, phá vỡ cân bằng mơi trường
sinh thái, kìm hãm phát triển sản xuất cũng như phát triển kinh tế - xã hội.

Nghiên cứu tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai, xem xét các dự án
quy hoạch sử dụng đất đai khi đưa vào thực hiện đạt được mục đích đề ra, đem
lại hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.
Huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang là huyện rất thuận lợi so với các huyện khác
trong tỉnh Bắc Giang, có mạng lưới giao thơng chính hợp lý (1 tuyến đường quốc lộ
37, có cầu Vát bắc qua sơng Cầu về thành phố Hà Nội lên thành phố Thái Ngun, 3
tuyến đường tỉnh lộ và có sơng Cầu bao quanh phía Tây và phía Nam) tạo cho

1

download by :


huyện có nhiều lợi thế để giao lưu hàng hóa, kinh tế văn hóa, xã hội với các tỉnh ở
đồng bằng Bắc bộ, đặc biệt với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận như
Bắc Ninh, Thái Nguyên…, tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật. Huyện Hiệp
Hòa đã lập quy hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 2011-2020 được UBND tỉnh Bắc
Giang phê duyệt tại Quyết định số 152/ QĐ-UBND ngày 04/5/2013 và đưa vào
thực hiện từ đó đến nay, nhằm đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của
huyện đến năm 2020. Tuy nhiên, quá trình triển khai và thực hiện quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất vẫn bộc lộ một số tồn tại. Đặc biệt sau khi quy hoạch sử dụng
đất được phê duyệt và đưa vào thực hiện, tình hình theo dõi, giám sát việc thực
hiện quy hoạch cịn bất cập trong quản lý và sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất
phải thường xuyên điều chỉnh, thay đổi để kịp với tình hình sử dụng đất và nhu
cầu phát triển kinh tế xã hội. Song vẫn cịn tình trạng “quy hoạch treo” hoặc điều
chỉnh chưa kịp những biến động trong quá trình thực thi quy hoạch. Sau khi được
xét duyệt việc tổ chức triển khai thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đó
ra sao, kết quả như thế nào, cịn những tồn tại gì, ngun nhân do đâu, cần có giải
pháp gì khắc phục,... cho đến nay vẫn cần phải có những nghiên cứu, đánh giá,
bàn luận để rút kinh nghiệm một cách đầy đủ và tồn diện.

Xuất phát từ những vấn đề trên, tơi thực hiện đề tài: “Đánh giá việc thực
hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 - 2015) và đề xuất giải pháp để thực
hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ sau (2016 - 2020) tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh
Bắc Giang”
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất theo phương án quy
hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 – 2015) huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy hoạch sử dụng
đất cho giai đoạn 2016 – 2020.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Hiệp Hòa
đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu 2011 – 2020. Đi sâu vào
đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch kỳ đầu (2011-2015) và các vấn đề liên quan.
Địa điểm nghiên cứu: Huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc giang.
Thời gian thực hiện: 6/2015 đến 8/2016.

2

download by :


1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Qua đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015) từ
đó chỉ ra được những điều làm được và nguyên nhân chưa làm được trong thực
hiện phương án quy hoạch sử dụng đất để có cơ sở đề xuất các giải pháp có tính
khả thi trong giai đoạn 2016-2020.

3

download by :



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN – KHOA HỌC CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2.1.1 Khái niệm, thuật ngữ về quy hoạch sử dụng đất
Về mặt thuật ngữ khoa học, “Quy hoạch” là việc xác định một trật tự nhất
định bằng những hoạt động như: phân bố, bố trí, sắp xếp, tổ chức... đất đai là một
thành phần lãnh thổ nhất định (vùng đất, khoanh đất, vạt đất, mảnh đất, miếng
đất...) có vị trí, hình thể, diện tích với những tính chất tự nhiên hoặc mới tạo
thành (đặc tính thổ nhưỡng, địa hình, địa chất, thủy văn, chế độ nước, nhiệt độ,
ánh sáng, thảm thực vật, các tính chất lý hóa tính...) tạo ra những điều kiện nhất
định cho việc sử dụng theo các mục đích khác nhau. Vì vậy, để sử dụng đất cần
phải làm quy hoạch, đây là quá trình nghiên cứu, lao động sáng tạo nhằm xác
định ý nghĩa mục đích của từng thành phần lãnh thổ và đề xuất một trật tự sử
dụng đất nhất định.
Quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình đánh giá tiềm năng đất và nước một
cách có hệ thống phục vụ việc sử dụng đất và kinh tế - xã hội, nhằm lựa chọn ra
phương án sử dụng đất tốt nhất. Mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất là lựa chọn
và đưa phương án đã lựa chọn vào thực tiễn để đáp ứng nhu cầu của con người
một cách tốt nhất nhưng vẫn bảo vệ được nguồn tài nguyên cho tương lai. Yêu
cầu cấp thiết phải làm quy hoạch là do nhu cầu của con người và điều kiện thực
tế sử dụng đất thay đổi nên phải nâng cao kỹ năng quản lý sử dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp quản lý, kĩ thuật và
pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao
thơng qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổ chức sử dụng đất
như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường.
Bản chất của quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế - xã hội thể
hiện đồng thời 3 tính chất: kinh tế, kĩ thuật, pháp chế. Trong đó cần hiểu:
- Kinh tế: thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất đai.

- Kĩ thuật: gồm điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý dữ
liệu, bố trí sử dụng đất.
- Pháp chế: là việc xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất
theo quy hoạch nhằm đảm bảo sử dụng quản lý đất đúng pháp luật.

4

download by :


Công tác quy hoạch sử dụng đất đai cần phải nắm vững hệ thống các biện
pháp kinh tế, kĩ thuật, pháp chế của Nhà nước và tổ chức quản lý sử dụng đất đai
một cách đầy đủ, hợp lý, khoa học, có hiệu quả cao nhất thơng qua việc phân bổ
quỹ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất... Quy hoạch sử dụng đất
đảm bảo các mục tiêu sau (Đồn Cơng Quỳ, 2006):
Tính đầy đủ: mọi loại đất đều được đưa vào sử dụng theo các mục đích nhất định.
Tính hợp lý: đặc điểm tính chất tự nhiên, vị trí, diện tích phù hợp với yêu cầu
và mục đích sử dụng.
Tính khoa học: áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến.
Tính hiệu quả: đáp ứng đồng bộ cả 3 lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường.
Như vậy, về thực chất “Quy hoạch sử dụng đất đai” là quá trình hình thành
các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại
lợi ích cao nhất, thực hiện đồng thời 2 chức năng: điều chỉnh các mối quan hệ đất
đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và mơi trường.
Quy hoạch sử dụng đất cịn là biện pháp hữu hiệu của nhà nước nhằm tổ
chức lại việc sử dụng đất theo đúng mục đích, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí
đất đai, tránh tình trạng sử dụng tùy tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông,
lâm nghiệp; ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, lấn chiếm, hủy hoại đất, phá vỡ
cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, dẫn đến những tổn thất về kinh tế, bất

ổn về chính trị, quốc phịng an ninh ở từng địa phương.
Quy hoạch sử dụng đất đai theo hướng bền vững là một hệ thống các cơng
nghệ, chính sách và hoạt động nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế, xã hội với sự
quan tâm về mơi trường để đồng thời duy trì nâng cao sức sản xuất của đất, giảm
rủi ro trong sản xuất, bảo vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên và ngăn ngừa q trình
thối hóa mơi trường đất, có hiệu quả lâu dài và được xã hội chấp nhận.
2.1.2 Cơ sở lý luận- khoa học quy hoạch sử dụng đất
2.1.2.1. Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất
Đất đai ngày càng khẳng định vị trí vơ cùng quan trọng của mình. Cùng với
sự phát triển kinh tế hiện nay thì đất đai đang là một nguồn tài nguyên rất cần
thiết cho sự phát triển của các ngành, song diện tích đất đai là có hạn trong khi
nhu cầu của con người lại vô hạn, dân số vẫn tiếp tục tăng nhanh gây ra tình
trạng sử dụng đất khơng theo quy hoạch, chồng chéo. Vì vậy, nhà nước đã ban

5

download by :


hành các văn bản pháp luật nhằm quản lý, sử dụng bề vững nguồn tài nguyên vô
cùng quý giá này. Đặc biệt, công tác quản lý và quy hoạch sử dụng đất được quy
định rõ trong Luật đất đai 2013 tại Chương IV nói về cơng tác quy hoạch sử dụng
đất bao gồm 17 điều.
Như vậy quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là một trong những chức năng
để Chính phủ thống nhất quản lý tồn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật,
quy hoạch sử dụng đất còn tạo ra điều kiện lãnh thổ cần thiết để sản xuất nơnglâm nghiệp, các cơng trình xây dựng cơ bản, các khu dân cư, các cơng trình văn
hóa, phúc lợi một cách hợp lý hơn. Đồng thời nhằm khai thác những tiềm năng
về đất đai, giải quyết các nhu cầu về kinh tế- văn hóa- xã hội của con người và là
cơ sở xây dựng các dự án phát triển kinh tế xã hội.
2.1.2.2. Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được “luật hóa” và bắt đầu được
triển khai chính thức từ Luật đất đai năm 1987. Trong những năm qua, các quy
định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không ngừng được bổ
sung, hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý ngày càng đầy đủ hơn để triển khai thực
hiện, phục vụ kịp thời những yêu cầu khác nhau của từng giai đoạn phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã có
những bước tiến rõ rệt và đạt được những kết quả tích cực. Quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất đã trở thành công cụ quản lý nhà nước về đất đai hiệu quả và là một
trong những giải pháp lớn để sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bảo
vệ môi trường sinh thái. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có vai trị phân bổ quỹ
đất cho các ngành, lĩnh vực nhằm thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu, chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của cả nước
và các địa phương; khắc phục các mâu thuẫn, chồng chéo trong quy hoạch sử
dụng các loại đất của các ngành, cân đối việc sử dụng hợp lý quỹ đất quốc gia
giữa các ngành thông qua việc phân bổ hợp lý quỹ đất; Quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất là cơ sở để các ngành, lĩnh vực lập quy hoạch, kế hoạch phát triển
ngành, lĩnh vực; định hướng cho các nhà đầu tư trong và ngồi nước đầu tư có
hiệu quả vào đất đai (Nguyễn Thị Kim Ngân, 2015).
Cùng với sự phát triển của Luật Đất đai thì cơng tác quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất cũng từng bước được bổ sung, hồn thiện, cơng tác quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất tương ứng với ba giai đoạn của Luật Đất đai: Luật Đất đai năm 1993,
Luật Đất đai năm 2003 và Luật Đất đai năm 2013.

6

download by :


2.1.2.3. Nội dung của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
Việc lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu cấp

huyện được thực hiện theo trình tự sau (Chính phủ, 2014):
1. Điều tra, thu thập thơng tin, tài liệu;
2. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tác
động đến việc sử dụng đất;
3. Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất; kết quả thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm năng đất đai;
4. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất;
4.1. Xác định định hướng sử dụng đất:
a) Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội;
b) Xây dựng quan điểm sử dụng đất;
c) Xác định định hướng sử dụng đất theo khu chức năng.
4.2. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất:
a) Xác định các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong kỳ quy hoạch sử
dụng đất;
b) Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất đã được phân bổ từ quy hoạch sử dụng
đất của cấp tỉnh cho cấp huyện trong kỳ quy hoạch và phân bổ đến từng đơn vị
hành chính cấp xã;
c) Xác định nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực trong kỳ quy
hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
d) Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất, cân đối để xác định các chỉ tiêu sử dụng đất nêu
tại Điểm b và Điểm c Khoản này phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
đ) Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng.
4.3. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế,
xã hội và môi trường:
a) Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến nguồn thu
từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và chi phí cho việc
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
b) Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng
bảo đảm an ninh lương thực;


7

download by :


c) Đánh tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với việc giải
quyết quỹ đất ở, mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải di dời chỗ ở, số
lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp do chuyển mục đích sử dụng đất;
d) Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến q trình
đơ thị hóa và phát triển hạ tầng;
đ) Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất việc tơn tạo di
tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hóa các dân tộc;
e) Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng
khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên; yêu cầu bảo tồn, phát triển diện tích rừng
và tỷ lệ che phủ.
4.4. Xác định các giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất:
a) Xác định các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường;
b) Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
4.5. Xây dựng hệ thống bảng, biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ.
4.6. Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất, gồm:
a) Bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
b) Bản đồ chi tiết đến từng đơn vị hành chính cấp xã các khu vực quy hoạch
đất trồng lúa, khu vực quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại
các điểm a, b, c, d và e Khoản 1 Điều 57 của Luật Đất đai.
4.7. Lập bản đồ chuyên đề (nếu có).
4.8. Xây dựng các báo cáo chuyên đề.
4.9. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo chuyên đề, bản đồ sau hội thảo.
4.10. Đánh giá, nghiệm thu.
5. Lập kế hoạch sử dụng đất năm đầu;
6. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan;

7. Thẩm định, phê duyệt và công bố công khai.
2.2. TÌNH HÌNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở
MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC
Trên thế giới công tác quy hoạch đã được tiến hành từ nhiều năm trước. Do
đó, họ có nhiều kinh nghiệm và cơng tác quy hoạch ngày càng được chú trọng và
phát triển, họ có cả quy hoạch vĩ mơ và quy hoạch vi mô. Quy hoạch ở các nước
này diễn ra trong thời gian dài (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012).

8

download by :


Đặc điểm của các nước này là thiên về mở rộng các cơng trình sử dụng
chun dùng, đất khi dân cư và đất khu thương mại dịch vụ, còn về những đất
nơng nghiệp kém hiệu quả thì chuyển sang đất bảo vệ mơi trường hoạc khu vui
chơi giải trí. Một trong những nước thuộc nhóm này đã xây dựng cơ sở lý luận
của ngành quy hoạch đất đai tương đối hồn chính đó là đất nước Nga và một số
nước Châu Âu.
Tại Nga, nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất đai nhằm phục vụ cho việc
tôt chức lãnh thổ, phân bố và phát triển lực lượng sản xuất trên phạm vi lãnh thổ,
bảo vệ và sử dụng có hiệu quả ðất ðai của từng đơn vị sử dụng đất, từng nông
trang cũng như các đơn vị sản xuất nông nghiệp… Công tác quy hoạch sử dụng
đất được thực hiện bởi cơ quan chuyên môn và được tiến hành thường xuyên, có
luận chứng kinh tế- kỹ thuật với đầy đủ tính khoa học và pháp lý.
Đối với các nước đang phát triển, việc quy hoạch sử dụng đất mới chỉ là
mức vi mô, chú trọng hơn vào quy hoạch mặt bằng và mục tiêu lương thực, thực
phẩm còn mục tiêu mơi trường, vấn đề sử dụng đất lâu dài thì chưa được chú
trọng, đặc biệt là các nước Châu Phi. Tuy nhiên, một số nước đã chú trọng đến
vấn đề môi trường sinh thái và sử dụng bền vững.

Ở các quốc gia phát triển như Đức, Mỹ quy hoạch sử dụng đất luôn gắn
liền với việc giải quyết các yêu cầu về môi trường, đảm bảo sử dụng đất hiệu quả
bền vững. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất tại các nước này có tính khả thi cao.
Những ngun tắc về sử dụng đất được thông qua ở thành phố NewYork từ năm
1916 đến những năm 30 và hầu hết các Bang của nước Mỹ tuân thủ theo nguyên
tắc này. Đến những năm 70, các Bang ngày gặp phải một số vấn đề về môi
trường và sự bảo tồn các di tích lịch sử nên địi hỏi phải có những ngun tắc và
tầm nhìn xa hơn. Từ địi hỏi trên, Luật đất đai mới của Mỹ đã hình thành hệ
thống quy hoạch sử dụng đất mới...
Ở Đức, điển hình là thành phố Berlin, hệ thống quy hoạch sử dụng đất đã
được xây dựng từ rất sớm. Chỉ vài năm sau khi có sự thống nhất tồn vẹn lãnh
thổ đất nước, năm 1994, hệ thống quy hoạch sử dụng đất được xây dựng với bản
đồ tỉ lệ 1:50.000. Sau đó, việc điều chỉnh và cập nhật những biến động đất đai
cho phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế, xã hội và mục tiêu của Chính phủ
được tiến hành thường xuyên. Do đó, hệ thống quy hoạch sử dụng đất ở thành
phố Berlin nói riêng, của Đức nói chung có hiệu quả cao, đảm bảo sử dụng đất
hiệu quả, tiết kiệm và bền vững, tạo đà cho sự phát triển nền kinh tế.

9

download by :


Ở Pháp, quy hoạch sử dụng đất được xây dựng theo hình thức mơ hình
hố nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao trong việc sử dụng tài nguyên, môi trường và
lao động, áp dụng bài tốn quy hoạch tuyến tính có cấu trúc sản xuất hợp lý, thúc
đẩy nền kinh tế phát triển.
Tại Thụy Điển và các nước Đông Âu khác phân vùng sử dụng đất được
lồng ghép ngay trong khi tiến hành quy hoạch tổng thể không gian. Việc mọi
quan tâm chủ yếu tập trung vào quy hoạch chi tiết phát triển đô thị và vấn đề bảo

vệ môi trường sống luôn được đặt lên hàng đầu.
Các nước thuộc Liên Xơ (cũ) có bước đi tương tự nhau; trước hết là lập sơ
đồ tổng thể phát triển lực lượng sản xuất sau đó tiến hành quy hoạch chi tiết các
ngành, trên cơ sở nhu cầu sử dụng đất của các ngành để tiến hành quy hoạch sử
dụng đất đai. Tuy nhiên, việc phân bổ các khu chức năng để bảo đảm phát triển
bền vững và bảo vệ môi trường luôn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Một nguyên tắc cơ bản của các nước này là bảo vệ nghiêm ngặt đất sản xuất, đặc
biệt là đất canh tác. Tại các nước này quy hoạch tổng thể phát triển lực lượng sản
xuất do Ủy Ban kế hoạch Nhà nước (tương đương Bộ Kế hoạch và Đầu tư của
Việt Nam) đảm trách; quy hoạch đô thị do ngành xây dựng, quy hoạch sử dụng
đất đai do cơ quan quản lý đất đai thực thi.
Ở Nhật Bản trong những năm gần đây, tốc độ cơng nghiệp hố, hiện đại
hố và đô thị tăng đã đặt ra nhu cầu sử dụng đất ngày một lớn cho tiến trình phát
triển kinh tế - xã hội, sự cạnh tranh về mục đích sử dụng đất diễn ra không chỉ ở
trong khu vực đô thị mà còn ở hầu hết trên lãnh thổ đất nước. “Trong những thập
kỷ vừa qua cơ cấu sử dụng đất đã có sự thay đổi, bình qn mỗi năm chuyển đổi
khoảng 30.000 ha đất sản xuất nông nghiệp sang các mục đích khác...
Ở Campuchia, do nền kinh tế kém phát triển, có xuất phát diểm thấp, tình
hình chính trị rối loạn, nhiều nhà khoa học đã bị giết, nên trước những năm 2000,
công tác quản lý đất đai chưa được quan tâm, chưa hình thành được hệ thống
Luật đất đai và quy hoạch sử dụng đất. Đến năm 2000, Bộ quy hoạch đất đai và
xây dựng đã hoàn thiện Luật đất đai, nhưng công tác quy hoạch sử dụng đất cịn
gặp nhiều khó khăn, kế hoạch sử dụng đất ở từng địa phương không rõ ràng nên
sử dụng đất kém hiệu quả và làm suy thoái đất. Mặc dù vậy, nhờ có sự cố gắng
tìm hiểu, học hỏi, nghiên cứu công tác quản lý, sử dụng đất đai của các nhà khoa
học nên Campuchia đã xây dựng được hệ thống Luật đất đai, quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đồng bộ.

10


download by :


Tại Thái Lan, quy hoạch đất đai được được phân bố theo 3 cấp: Quốc gia,
vùng và địa phương. Quy hoạch nhằm thể hiện cụ thể các chương trình kinh tế xã
hội của Hoàng gia Thái Lan gắn liền với tổ chức hành chính và quản lý nhà nước
phối hợp với chính phủ và chính quyền địa phương. Dự án phát triển Hồng gia
đã xác định vùng nơng nghiệp chiếm vị trí quan trọng về kinh tế - xã hội - chính
trị của Thái Lan. Các dự án đều tập trung vào vấn đề quan trọng là nguồn nước,
đất đai nông nghiệp, thị trường lao động.
Ở Đài Loan, trong vài thập kỷ gần đây, q trình đơ thị hố đơ thị hoá và
bùng nổ kinh tế đang diễn ra hết sức sơi động, thành phố Cao Hùng (thành phố
phía Nam của Đài Loan) đã phải đối mặt với áp lực tăng dân số đơ thị nhanh
chóng, làm thay đổi mạnh mẽ về quy mô lẫn diện mạo của thành phố. Chính
quyền thành phố đã dựa trên kế hoạch, thực thi một cách tích cực dự án tổng thể
nâng cấp đất đô thị với tên gọi là: “Củng cố đất đô thị”, theo đó, trước khi xây
dựng ổn định, vững chắc, những mảnh đất nhỏ nào có hình dạng khơng đều và
khơng có giá trị kinh tế sẽ được chuyển sang dạng vng vắn, có đường giao
thơng thuận tiện cho việc sử dụng tối ưu và cho các mục đích xây dựng thông
qua việc điều chỉnh lại ranh giới cũ bằng cách hợp nhất, chuyển đổi và phân chia
lại các mảnh đất. Quy trình hoạt động của dự án củng cố đất đô thị gồm 4 phần
nội dung cơ bản: bắt đầu từ khi lựa chọn vùng đất, quyết định phạm vi đất để sử
dụng cho dự án, cho đến khâu quy hoạch thiết kế; điều tra, cải tạo đất, bồi thường
cho những phần bị tháo dỡ – tính tốn hình dạng của đất với sự tham gia của các
chủ sử dụng đất và giao đất đã được củng cố cho các ngành, các tập đồn – báo
cáo, thơng qua kết quả của công tác giao đất, cho đến việc thực hiện giao dịch đất
đai và sắp xếp địa chính.
Nhìn chung, hệ thống pháp luật đất đai ở các nước phát triển tương đối
hồn thiện nên cơng tác xây dựng và thực hiện quy hoạch sử dụng đất được triển
khai tốt, sử dụng đảm bảo hiệu quả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Ở các

nước kém phát triển, do thiếu kinh phí, thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn, nên
hệ thống Luật đất đai không đồng bộ, hệ thống quy hoạch sử dụng đất có hiệu
quả khơng cao, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế.
2.3. TÌNH HÌNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT Ở VIỆT NAM
2.3.1. Quy hoạch sử dụng đất trước năm 1987
Năm 1960 khi chuẩn bị xây dựng và công bố kế hoạch 5 năm lần thứ nhất
(1961 - 1965) cả nước đang bước vào thời kỳ hừng hực khí thế xây dựng đất
nước mà trước hết là phải đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, sử dụng tốt quỹ đất

11

download by :


đai. Chính vì vậy mà cơng tác phân vùng quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp, đã
được đặt ra ngay từ những năm 1960 này. Do đó có thể nói “quy hoạch sử dụng
đất đai cũng đồng thời được đặt ra (chính xác là năm 1962), các bộ ngành chủ
quản, các tỉnh, huyện đã có những điều chỉnh về sử dụng đất cho các mục đích
giao thơng, thuỷ lợi, xây dựng kho tàng, trại chăn ni, bến bãi, nhà xưởng…
mang tính chất bố trí sắp xếp lại việc sử dụng đất cũng chỉ mới được đề cập như
một phần nội dung lồng ghép vào các phương án phân vùng nông nghiệp, lâm
nghiệp, các phương án sản xuất hay cơng trình xây dựng cụ thể nào đó cho
những mục đích đơn lẻ”.
Trong bối cảnh cả nước có chiến tranh cho tới khi giải phóng Miền Nam
thống nhất đất nước năm 1975, quy hoạch sử dụng đất đai chưa có điều kiện tiến
hành theo một nội dung, phương pháp, trình tự thống nhất trong phạm vi một cấp
vị lãnh thổ nào đó. Mặc dù vậy với tư cách là một phần nội dung của các phương
án phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, quy hoạch sử dụng đất đai đã tạo ra
những cơ sở có tính khoa học cho việc tính tốn các phương án sản xuất có lợi
nhất. “Nó là một yêu cầu không thể thiếu được đối với các nhà quản lý sản xuất

nông nghiệp ngay cả ở cấp vị một Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ
này” (Tổng Cục Địa Chính, 1996).
Từ năm 1975 - 1981 là thời kỳ triển khai hàng loạt các nhiệm vụ điều tra cơ
bản trên phạm vi cả nước. “Vào cuối năm 1978 lần đầu tiên đã xây dựng được
các phương án phân vùng nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến nông
lâm sản của cả nước, của 7 vùng kinh tế và của tất cả 44 tỉnh, thành phố thuộc
Trung ương trình Chính phủ xem xét phê duyệt”. Trong các tài liệu này đều đã đề
cập đến quy hoạch sử dụng đất đai, coi đó như những căn cứ khoa học quan
trọng để luận chứng các phương án phát triển ngành. Cùng với lĩnh vực nông
nghiệp, các khu cụm công nghiệp, các khu đô thị, các khu đầu mối giao thông…
cũng được nghiên cứu xem xét để cải tạo và xây mới. Thực tế lúc bấy giờ cho
thấy các thông tin, số liệu, tư liệu đo đạc bản đồ phục vụ cho quản lý đất đai nói
chung và cho quy hoạch sử dụng đất đai nói riêng là vừa thiếu, vừa tản mạn lại
vừa khập khiễng, làm cho độ tin cậy về quy mơ diện tích, vị trí cũng như tính
chất đất đai tính tốn trong các phương án này khơng được bảo đảm. Rất nhiều
phương án tính tốn diện tích cây trồng chủ lực như cao su, cà phê, chè, dứa, lạc,
đay, đậu đỗ… trong cùng một địa bàn cụ thể có sự chồng chéo, thiếu tính khả thi.
Đây cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy việc Chính phủ quyết định thành
lập Tổng cục Quản lý ruộng đất (Nghị quyết số 548/NQ/QH ngày 24/5/1979 của

12

download by :


Uỷ Ban thường vụ Quốc hội về thành lập Tổng cục Quản lý ruộng đất; Nghị định
số 404/CP ngày 09/11/1979 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý ruộng đất).
Trước áp lực về lương thực và hàng tiêu dùng, trong giai đoạn này Trung
ương Đảng và Chính phủ đã có những Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định quan

trọng nhằm “làm cho sản xuất bung ra” ví dụ như Quyết định tận dụng đất nơng
nghiệp (9/1979); xố bỏ tình trạng ngăn sơng cấm chợ (10/1979); thơng báo về
“khốn” sản xuất nông nghiệp sau Hội nghị nông nghiệp ở Đồ Sơn - Hải Phòng
(1980). Đặc biệt phải kể đến Chỉ thị số 100/TW ngày 13/01/1981 về cải tiến cơng
tác khốn, mở rộng khốn sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong
hợp tác xã nông nghiệp. Thời kỳ này xuất hiện cụm từ “Quy hoạch Hợp tác xã”
mà thực chất công tác này tập trung vào quy hoạch đồng ruộng với nội dung chủ
yếu của nó là quy hoạch sử dụng đất đai.
Bước vào thời kỳ 1981 - 1986, Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ V (1982) đã
quyết định: “Xúc tiến công tác điều tra cơ bản, dự báo, lập Tổng sơ đồ phát triển
và phân bố lực lượng sản xuất, nghiên cứu chiến lược kinh tế xã hội, dự thảo kế
hoạch triển vọng để chuẩn bị tích cực cho kế hoạch 5 năm sau (1986 - 1990)”.
2.3.2. Quy hoạch sử dụng đất, giai đoạn 1987-1993
Từ những năm 1987 tới trước Luật đất đai1993, Luật Đất đai 1987 ra đời,
đánh dấu một bước mới nữa về quy hoạch sử dụng đất đai vì nó được quy định rõ
ở Điều 9 và Điều 11 tức là quy hoạch sử dụng đất đai có tính pháp lý. Tuy nhiên,
đây lại là thời kỳ bắt đầu công cuộc đổi mới, cả nước vừa trải qua một thời kỳ
triển khai rầm rộ cơng tác quy hoạch nói chung và quy hoạch sử dụng đất đai nói
riêng nhưng thực tế nền kinh tế đất nước ta đang đứng trước những khó khăn lớn.
Những thay đổi lớn ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu cùng với nhiều vấn đề
trước mắt thường nhật phải giải quyết làm cho công tác quy hoạch sử dụng đất
đai lại rơi vào trầm lắng (Tổng Cục Địa Chính, 1996).
Thực tế địi hỏi phải đổi mới nội dung, phương pháp cho phù hợp với yêu
cầu của quá trình chuyển dần sang nền kinh tế cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tổng cục Quản lý Ruộng đất
lần đầu tiên ra Thông tư số 106/QHKH/RĐ ngày 15/4/1991 hướng dẫn về quy
hoạch phân bổ đất đai chủ yếu đối với cấp xã với những nội dung như sau: Xác
định ranh giới về quản lý, sử dụng đất; Điều chỉnh một số trường hợp về quản lý

13


download by :


và sử dụng đất; Phân định và xác định ranh giới những khu vực đặc biệt; Một số
nội dung khác về chu chuyển 5 loại đất, mở rộng diện tích đất sản xuất, chuẩn bị
cho việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng các văn bản
chính sách đất đai, kế hoạch sử dụng đất đai.
Với những thay đổi lớn về vai trò của Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp,
việc quản lý sử dụng đất ở khu vực nông thôn nổi lên hết sức quan trọng. Căn cứ
theo Thơng tư hướng dẫn có những tỉnh ở đồng bằng đã tiến hành lập quy hoạch
sử dụng đất đai cho hàng trăm xã (tới một nửa số xã trong tồn tỉnh). Tuy nhiên,
do chưa có quy hoạch từ trên xuống cũng như các tài liệu hướng dẫn về quy
trình, định mức, phương pháp, nội dung thống nhất nên các quy hoạch này bộc lộ
nhiều hạn chế. “Đại đa số đều chỉ mới chú trọng tới việc giãn dân là chủ yếu.
Vấn đề này có mặt được nhưng có nhiều mặt khơng được vì phải cấp đất làm nhà
ở với số lượng lớn mà chủ yếu lấn vào đất ruộng, với những định mức sử dụng
đất rất khác nhau, tạo nên nhiều bất cập phải tiếp tục giải quyết sau này nhất là ở
các khu vực ven đô thị”.
2.3.3. Quy hoạch sử dụng đất, giai đoạn 1993-2003
Sau Đại hội Đảng lần thứ VII năm 1992, Nhà nước ta triển khai công tác
nghiên cứu chiến lược phát triển, quy hoạch tổng thể kinh tế, xã hội ở hầu hết 53
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các vùng kinh tế. Đây là mốc bắt đầu của
thời kỳ đa công tác quản lý đất đai vào nề nếp.
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã góp phần đảm bảo tính thống
nhất trong cơng tác quản lý nhà nước về đất đai. Thông qua quy hoạch sử dụng
đất, Nhà nước thực hiện quyền định đoạt về đất đai, nắm được quỹ đất đai đến
từng loại, bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử
dụng đất, gắn chuyển mục đích sử dụng đất với mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội, có cơ sở để điều chỉnh chính sách đất đai tại mỗi địa phương, chủ động giành

quỹ đất hợp lý cho phát triển các ngành, các lĩnh vực, góp phần thúc đẩy quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vừa đảm bảo ổn định các mục tiêu xã hội vừa
đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Từng bước chủ động
dành quỹ đất hợp lý cho xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, phát triển kết cấu hạ tầng
cho công nghiệp, dịch vụ, đô thị. Qua công tác quy hoạch sử dụng đất đai,
UBND các cấp nắm chắc được quỹ đất đai của địa phương mình, có dự tính được
nguồn thu từ đất cho ngân sách nhà nước.

14

download by :


×