Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 125 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ MINH HƯƠNG

GIẢI PHÁP CHO VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC NINH

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60 34 0102

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Kim Thị Dung

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn
trung thực và chưa hề sử dụng để công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu khoa học
nào tương tự.
Tơi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Minh Hương

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện luận văn, tơi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
các cá nhân, tập thể để tơi có thể hồn thành tốt đề tài nghiên cứu này.
Trước tiên, cho phép tôi xin trân trọng cảm ơn thầy cô giáo, cán bộ của Học viện
Nơng nghiệp Việt Nam đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý
báu và tạo điều kiện học tập cho tôi trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Kim Thị Dung, giảng
viên khoa Kế toán & QTKD, đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tơi
có thể hồn thành đề tài của mình.
Trong q trình thu thập thơng tin, tơi cịn được Ban lãnh đạo và cán bộ, nhân
viên Ngân hàng Thương mại Cổ phân Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc
Ninh đã tạo điều kiện cũng như giúp đỡ nhiệt tình. Vì vậy, tơi rất mong được gửi lời
cảm ơn chân thành của mình tới Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp của tơi.
Trong q trình nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan, khách quan, luận văn
nghiên cứu khơng tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tơi rất mong nhận được sự

thơng cảm và đóng góp ý kiến của các thầy, cơ và các bạn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Minh Hương

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan .....................................................................................................................i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ......................................................................................................vi
Danh mục bảng .............................................................................................................. vii
Danh mục biểu đồ ............................................................................................................ix
Danh mục sơ đồ ...............................................................................................................ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................ xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.


Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung .................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về cho vay tiêu dùng của ngân hàng
thương mại ......................................................................................................... 4
2.1.


Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 4

2.1.1.

Một số khái niệm liên quan ................................................................................. 4

2.1.2.

Vai trò và đặc điểm của cho vay tiêu dùng cá nhân ............................................ 8

2.1.3.

Các loại cho vay tiêu dùng cá nhân ................................................................... 11

2.1.4.

Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng cá nhân của ngân hàng
thương mại ........................................................................................................ 19

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 23

2.2.1.

Kinh nghiệm cho vay tiêu dùng ở một số ngân hàng thương mại trong
nước ................................................................................................................... 23

2.2.2.


Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Bắc Ninh về cho vay tiêu dùng ......................................................................... 26

iii

download by :


Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ............................................ 28
3.1.

Đặc điểm cơ bản về tỉnh Bắc Ninh.................................................................... 28

3.1.1.

Vị trí địa lý ........................................................................................................ 28

3.1.2.

Điều kiện kinh tế ............................................................................................... 28

3.2.

Đặc điểm của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh
Bắc Ninh ............................................................................................................ 30

3.2.1.

Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh ..................................... 30


3.2.2.

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh ...................................................................... 31

3.2.3.

Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư
và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh ................................................. 36

3.3.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 39

3.3.1.

Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................... 39

3.3.2.

Xử lý số liệu .................................................................................................. ....41

3.3.3.

Phương pháp phân tích .................................................................................... ..41

3.3.4.

Chỉ tiêu chủ yếu dùng trong nghiên cứu ........................................................... 42


Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 46
4.1.

Thực trạng cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và
phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh .......................................................... 46

4.1.1.

Mạng lưới cho vay tiêu dùng của BIDV Bắc Ninh ........................................... 46

4.1.2.

Chính sách cho vay tiêu dùng cá nhân của BIDV Bắc Ninh............................. 47

4.1.3.

Quy trình cho vay tiêu dùng cá nhân tại BIDV Bắc Ninh................................. 48

4.1.4.

Một số sản phẩm cho vay tiêu dùng cá nhân của BIDV Bắc Ninh ................... 52

4.1.5.

Kết quả và hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân của BIDV Bắc Ninh .............. 56

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng tới cho vay tiêu dùng cá nhân tại BIDV Bắc Ninh ....... 65


4.2.1.

Các yếu tố khách quan ...................................................................................... 65

4.2.2.

Các yếu tố chủ quan .......................................................................................... 70

4.3.

Giải pháp cho vay tiêu dùng cá nhân tại BIDV Bắc Ninh ................................ 82

4.3.1.

Mở rộng mạng lưới hoạt động của Ngân hàng.................................................. 82

4.3.2.

Phát triển sản phẩm, dịch vụ ............................................................................. 84

4.3.3.

Đẩy mạnh marketing cho vay tiêu dùng cá nhân .............................................. 88

iv

download by :



4.3.4.

Cải thiện quy trình xử lý hồ sơ .......................................................................... 92

4.3.5.

Cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa công nghệ thông tin ................... 93

4.3.6.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân ................... 94

4.3.7.

Quản lý nợ quá hạn, nợ xấu hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân ................... 95

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 97
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 97

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................... 98

5.2.1.

Với chính phủ .................................................................................................... 98

5.2.2.


Với Ngân hàng Nhà nước.................................................................................. 99

5.2.3.

Với BIDV .......................................................................................................... 99

Danh mục tài liệu tham khảo ........................................................................................ 100
Phụ lục ......................................................................................................................... 102

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BĐS

Bất động sản

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

BIDV Bắc Ninh


Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam –
Chi nhánh Bắc Ninh

CBTD

Cán bộ tín dụng

CVTD

Cho vay tiêu dùng

ĐôngA Bank

Ngân hàng TMCP Đông Á

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

PGD

Phòng giao dịch


QHKHCN

Quan hệ khách hàng cá nhân

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCTD

Tổ chức tín dụng

Techcombank Bắc Ninh

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Bắc Ninh

TMCP

Thương mại cổ phần

TSBD

Tài sản bảo đảm

Vietcombank Bắc Ninh

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Bắc Ninh

VP Bank


Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Thu nhập bình quân đầu người tỉnh Bắc Ninh qua các năm...................... 29

Bảng 3.2.

Tình hình nhân sự của BIDV Bắc Ninh..................................................... 32

Bảng 3.3.

Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Bắc Ninh giai đoạn 20132016 ........................................................................................................... 36

Bảng 3.4.

Số lượng mẫu điều tra ................................................................................ 41

Bảng 4.1.

Mạng lưới cho vay tiêu dùngcủa BIDV Bắc Ninh qua các năm ............... 46

Bảng 4.2.


Kết quả cho vay tiêu dùng cá nhân phân theo sản phẩm ........................... 57

Bảng 4.3.

Dư nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm của BIDV Bắc Ninh và
Techcombank Bắc Ninh qua các năm ....................................................... 59

Bảng 4.4.

Số lượng khách hàng vay tiêu dùng cá nhân theo sản phẩm ..................... 61

Bảng 4.5.

Đối tượng khách hàng vay tiêu dùng cá nhân ........................................... 62

Bảng 4.6.

Thu lãi cho vay tiêu dùng cá nhân qua các năm ........................................ 63

Bảng 4.7.

Nợ quá hạn, nợ xấu trong cho vay tiêu dùng cá nhân................................ 64

Bảng 4.8.

Tình hình trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo phân loại nợ cho
vay tiêu dùng cá nhân tại BIDV Bắc Ninh ................................................ 65

Bảng 4.9.


Ý kiến của cán bộ tín dụng về tác động của các yếu tố môi trường
kinh tế tới vay tiêu dùng tại BIDV Bắc Ninh ............................................ 66

Bảng 4.10. Ý kiến của cán bộ tín dụng về tác động của môi trường pháp lý tới
cho vay tiêu dùng ....................................................................................... 68
Bảng 4.11. Ý kiến của cán bộ tín dụng về tác động của các yếu tố mơi trường
văn hóa xã hội tới cho vay tiêu dùng ......................................................... 69
Bảng 4.12. Lãi suất cho vay tiêu dùng cá nhân của BIDV Bắc Ninh,
Techcombank Bắc Ninh và Vietcombank Bắc Ninh ................................. 71
Bảng 4.13. Ý kiến khách hàng vay tiêu dùng về tính phù hợp của các sản
phẩm cho vay tiêu dùng của BIDV BắcNinh ............................................ 73
Bảng 4.14. Ý kiến của khách hàng về quy định, quy trình cho vay tiêu dùng
của BIDV Bắc Ninh về sản phẩm mua ô tô và sản phẩm khơng có
TSBĐ ......................................................................................................... 75
Bảng 4.15. Ý kiến của khách hàng về quy định, quy trình cho vay tiêu dùng
của BIDV Bắc Ninh về sản phẩm mua nhà ở ............................................ 77

vii

download by :


Bảng 4.16. Ý kiến của khách hàng lý do lựa chọn BIDV ............................................ 78
Bảng 4.17. Ý kiến của khách hàng về cán bộ tín dụng và chính sách hậu mãi,
marketing ................................................................................................... 79
Bảng 4.18. Ý kiến của cán bộ tín dụng về nợ quá hạn, nợ xấu đối với cho vay
tiêu dùng .................................................................................................... 80

viii


download by :


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Tỷ trọng cho vay tiêu dùng cá nhân theo sản phẩm ................................... 60

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Cho vay tiêu dùng trực tiếp ........................................................................... 16
Sơ đồ 2.2. Cho vay tiêu dùng gián tiếp ........................................................................... 17
Sơ đồ 2.3. Quy trình cấp tín dụng tiêu dùng cá nhân tại VP bank.................................. 25
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của BIDV Bắc Ninh ................................................ 33
Sơ đồ 4.1. Quy trình cho vay tiêu dùng cá nhân tại BIDV ............................................. 51

ix

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Minh Hương
Tên Luận văn: Giải pháp cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Ninh.
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60 34 01 02

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về cho vay tiêu dùng cá nhân tại các ngân hàng thương mại.

Phân tích thực trạng về cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Ninh (BIDV Bắc Ninh). Từ đó, đề xuất giải pháp cho
vay tiêu dùng cá nhân tại BIDV Bắc Ninh.
Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập từ các nguồn thích hợp như: Các báo cáo
hoạt động kinh doanh của BIDV Bắc Ninh, cẩm nang nghiệp vụ của BIDV. Số liệu từ
báo cáo tín dụng của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Bắc Ninh (Techcombank Bắc Ninh).
Số liệu từ các báo cáo, các đề tài, cơng trình nghiên cứu về cho vay tiêu dùng (CVTD)
cá nhân đã được công bố qua các nhà xuất bản tin cậy, có uy tín và đảm bảo chất lượng.
- Số liệu sơ cấp trong khóa luận này tơi sử dụng phương pháp điều tra 40 khách
hàng vay tiêu dùng và 10 cán bộ tín dụng thực hiện cho vay tiêu dùng tại BIDV Bắc
Ninh. Theo phương thức phỏng vấn trực tiếp hoặc gửi mail. Đây là thông tin quan trọng
giúp cho việc tìm hiểu vấn đề CVTD cá nhân của ngân hàng có căn cứ thực tế.
 Xử lý số liệu
Tổng hợp, phân tích xử lý số liệu thu về được bằng phần mềm Excel.
 Phương pháp phân tích
- Thống kê mơ tả: Mơ tả dữ liệu thu thập được thành các bảng số liệu tóm tắt về
dư nợ, số lượng khách hàng, đối tượng khách hàng, thu lãi vay, nợ quá hạn...
- Thống kê so sánh: So sánh kết quả và hiệu quả CVTD giữa các năm của BIDV Bắc
Ninh; so sánh dư nợ cho vay theo sản phẩm giữa BIDV Bắc Ninh và Techcombank Bắc
Ninh; so sánh lãi suất cho vay giữa BIDV Bắc Ninh với các ngân hàng khác trên địa bàn.
Kết quả chính và kết luận
 Cho vay tiêu dùng cá nhân là một xu thế tất yếu trong nền kinh tế phát triển.
Khách hàng vay tiền của ngân hàng sử dụng vào mục đích tiêu dùng. Mặc dù khoản

x

download by :



CVTD là khoản vay nhỏ nhưng nhờ khoản vay tiêu dùng khách hàng đã có nhà để ở, có
xe để đi,.. đời sống được cải thiện hơn. Về phía ngân hàng đã phân tán được rủi ro trong
hoạt động cho vay, góp phần nâng cao thu nhập cho ngân hàng. Mặt khác, nhu cầu tiêu
dùng hàng hóa ngày càng tăng và phong phú sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Có nhiều loại CVTD như: Cho vay khơng có tài sản bảo đảm, cho vay có tài sản bảo
đảm, cho vay trực tiếp, cho vay gián tiếp...
 Qua nghiên cứu thực trạng CVTDcá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh trong giai đoạn 2014-2016 cho thấy:
+ Dư nợ CVTD có xu hướng tăng lên, tốc độc tăng bình qn đạt 22,2%. Dư nợ
năm 2014 đạt 331.655 triệu đồng, đến năm 2015 dư nợ tăng lên 569.355 triệu đồng,
tăng 71,6% so với năm 2014, sau giảm nhẹ 13% trong năm 2016. Khách hàng vay vốn
tiêu dùng tại BIDV Bắc Ninh tập trung vào 3 sản phẩm đó là: Cho vay mua ô tô, cho
vay mua nhà ở, cho vay không có tài sản bảo đảm. Nhu cầu vay mua nhà ở các năm qua
là rất cao. Theo đó, tốc độ tăng bình quân của sản phẩm này là cao nhất đạt 32,4%, sau
đó là sản phẩm mua ơ tơ đạt 22,6%, cuối cùng là cho vay khơng có tài sản bảo đảm đạt
0,5%. Số lượng khách hàng vay tiêu dùng cao nhất trong năm 2015, với 2.266 khách
hàng, tăng 71,8% so với năm 2014, năm 2016 số lượng khách hàng giảm còn 1.910
khách hàng. Đối tượng vay tiêu dùng gồm công chức, viên chức; chủ doanh nghiệp, chủ
công ty; công nhân, nhân viên của doanh nghiệp và người lao động khác.
+ Thu lãi CVTD cá nhân trong những năm qua đạt kết quả cao, thu từ 32.696 triệu
đồng trong năm 2014, tăng lên 56.760 triệu đồng trong năm 2015, giảm nhẹ còn 49.427
triệu đồng trong năm 2016. Tỷ lệ thu lãi qua các năm từ 96% trở lên. Qua đó, cho thấy
hoạt động CVTD cá nhân của BIDV Bắc Ninh rất ổn định, đảm bảo tăng trưởng theo kế
hoạch, góp phần tăng thu nhập cho Chi nhánh.
+ Bên cạnh kết quả đạt được, BIDV Bắc Ninh vẫn còn tồn tại một số vấn đề như:
Mạng lưới cho vay tiêu dùng chưa được rộng khắp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Sản
phẩm cho vay chưa được đa dạng, phong phú so với các NHTM trên địa bàn tỉnh nói
chung, với Techcombank Bắc Ninh nói riêng; Nhiều người dân cịn chưa biết về sản
phẩm CVTD của BIDV, chính sách CVTD chưa thể hiện được nét đặc trưng riêng; Quá

trình thực hiện cho vay với từng khoản vay còn kéo dài, qua nhiều khâu, nhiều bước;
Tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu vẫn có chiều hướng tăng nhẹ cho thấy BIDV Bắc Ninh
chưa kiểm soát được nợ quá hạn, nợ xấu;

 Để phát triển cho vay tiêu dùng cá nhân, BIDV Bắc Ninh thực hiện các giải pháp
như: (1) Mở rộng mạng lưới hoạt động của NH; (2) Phát triển sản phẩm, dịch vụ; (3) Đẩy
mạnh marketing CVTD cá nhân; (4) Cải thiện quy trình xử lý hồ sơ; (5) Cải tạo nâng cấp cơ
sở hạ tầng, hiện đại hóa cơng nghệ thơng tin; (6) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quan
hệ khách hàng cá nhân; (7) Quản lý nợ quá hạn, nợ xấu hoạt động CVTD cá nhân.

xi

download by :


THESIS ABSTRACT
The writer’s name: Nguyen Thi Minh Huong
The name of thesis: The solution for lending personal consuming loans at The Joint
Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam, branch Bac Ninh.
Branch of learning: Business administation Code number: 60 34 01 02
The training institution’s name: VietNam National University of Agriculture
The aim of research
Basing on the theory of personal consuming loans of commercial banks,
analyzing the real stitutions of lending personal consuming loans at The Joints Stock
Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam branch Bac Ninh
(BIDV Bac Ninh), the writer recommend the solution for the lending personal
consuming loans at BIDV of Bac Ninh.
The method of study
The method of collecting figures
The secondary figures of the thesis are collected from suitable recources such

as : The reports of business activities of BIDV Bac Ninh, the special manual of
BIDV the head office, the figures from The Joint Stock Commercial Bank for
Technology of Bac Ninh (Techcombank of Bac Ninh), the figures from reports and
projects of personal consuming loans, which have been declared from qualified
reliable and prestiguos editors.
The primary figures of the thesis I use the method of investigating 40 customers
of personal consuming loans and 10 cadres who carry out the lending personal
consuming loans at BIDV Bac Ninh. According to the method of interviewing directly
or sending and receiving emails, these are important pieces of informatiopn which help
to study the problems of lending personal consuming loans of the banks and that has the
real figures.
Dealing with the figures
Collecting and analyzing the figures with the solfware Excel
The method of analyzing
Statistic description: Describing the collected figures to make figuring tables
which summarize the old loan, the number of customers, the customers and out of
date loans...

xii

download by :


Comparative Statistic : Comparing the results and the effectiveness of the
lending personal consuming loans in years at BIDV of Bac Ninh, comparing the odd
loans according to the product between BIDV and other banks in the area.
The main result and the conclusion
Lending the personal consuming loans are the right way in the economic
development. Customers use the money from the bank for consuming purposes.
Although the personal consuming loans are small amounts, the customers have had

houses to live, cars to use, ect and their lives have been better. Therefore, the bank has
divided the risk in the lending aspect, which helps to increase the benefit of the bank.
On the other hand, the need of consuming is rising gradually and more diversified,
which will motivate the development of the economy. There are a lot of types of lending
personal consuming loans such as lending without property guarantee, lending with
property guarantee, indirect lending...
Researching the real situation of lending personal comsuming loans at BIDVBranch Bac Ninh from 2014 to 2016 is indicated as below:
The odd loans of the lending personal consuming loans are going up, the rising
speed is about 22.2% in average. The odd loans in 2014 got 331,655 million VND, in
2015 the odd loans went up to 569,355 million VND, which increased 71.6% in
comparsion with 2014, later it decreased a little 13% in 2016. The customers who get
the personal consuming loans at BIDV Bac Ninh took the three products : Lending to
buy cars, lending to buy houses and lending without property guarantee. The need of
borrowing money to buy houses has been very high in recent years. Therefore, the
increasing speed of this product is the hightest gets 32.4%, right after that is the product
for bying cars which gets 22.6% and the last is the product of lending without property
guarantee which gets 0.5%. The number of customers was hightest in 2015 with 2,266
customers, which increased 71.8% in comparison with that in 2014, in 2016 the number
of customers decreased, so there were 1,910 customers. The customers of this type are
civil servants, businessmen, CEO, workers, assistants os bussiness and other employees.
Getting the benefit of lending personal consuming loans has got quite high
result in recent years, which got 32,696 million VND in 2014, going up to 56,760
million in 2015 and decreasing a bit with 49,427 million VND in 2016. The rate of
getting the benefit of these years got at least 96%. According to that activity of lending
personal consuming loans at BIDV Bac Ninh is very stable, which ensures the
increasing as the plan and helps to extend the benefit of the branch.
Besides the achievement, BIDV Bac Ninh still has several problems such as
the net of the lending personal consuming loans is not in every place in Bac Ninh

xiii


download by :


province, the products of lending the personal consuming loans are not as diversified
as other commercial banks in the area in general and Techcombank of Bac Ninh in
particular, a lot of citizens haven’t known the products of BIDV Bac Ninh, the
policies of the lending personal consuming loans have not had the specific
characteristics, the duration of lending with each loan has been so long, with many
steps, bad loans and expired loans.
In order to develop the lending consuming loans, BIDV Bac Ninh needs to carry
out the solutions such as: (1) Extending the net of the bank; (2) Developing the products
and service; (3) Motivating the marketing of the lending personal consuming loans; (4)
Improving the duration of dealing with records; (5) Improving and developing the
facility and modernizing information technology ; (6) Improving the quality of the
assistant of personal customers; (7) Managing bad loans and expired loans of the
lending personal consuming loans.

xiv

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hệ thống ngành ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng với nền kinh tế thế
giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Trong những năm vừa qua các
ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) đã thực hiện tương đối tốt nhiệm vụ của
mình. Với chức năng và nhiệm vụ đặc thù, hệ thống ngân hàng luôn đáp ứng nhu
cầu nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh của đại bộ phận các doanh nghiệp, tập

đoàn, các hộ kinh doanh cá thể. Nhờ có hoạt động của hệ thống ngân hàng
thương mại (NHTM) và đặc biệt là hoạt động tín dụng, các doanh nghiệp, cá
nhân có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc, cơng nghệ để tăng năng
suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng sản phẩm cho xã hội.
Bên cạnh các hoạt động tín dụng dành cho lĩnh vực sản xuất, các NHTM
hiện nay đang thực hiện những chiến lược nhằm phát triển mạnh mẽ các gói tín
dụng khác cũng như đa dạng các loại hình dịch vụ. Trong đó, đẩy mạnh gói tín
dụng CVTD cá nhân đang là mục tiêu mà nhiều NHTM đang hướng tới. Theo
John Maynard Keynes (1936), tiêu dùng có vai trị rất quan trọng nhằm thúc đẩy
phát triển kinh tế và gia tăng giá trị của tổng sản phẩm quốc nội, việc kích cầu sẽ
làm gia tăng sản xuất và đẩy mạnh tiêu dùng xã hội. Hơn nữa, trong nền kinh tế
thị trường, các hoạt động kích cầu trong đó đặc biệt là CVTD mang lại nhiều lợi
ích cho cả ngân hàng (NH), cũng như cho khách hàng và cả nền kinh tế. Đây là
nhân tố quan trọng làm thúc đẩy sản xuất và luân chuyển dịng Tiền – Hàng một
cách nhanh chóng hơn.
Theo Đinh Thế Hiển (2013), tín dụng tiêu dùng của Việt Nam chỉ mới
trong giai đoạn đầu phát triển và tiềm năng rất lớn. Hiện nay, tỷ lệ tín dụng bình
qn của Việt Nam chiếm khoảng 5- 6% GDP (tại Mỹ 17-18% GDP). Dự đốn
trong 5 năm tới, tỷ lệ này có thể đạt đến mức 10% GDP, tức tăng ở mức
20%/năm. Riêng tăng trưởng CVTD sẽ tăng khoảng 15- 17% trong 3 năm tới.
Điều này hứa hẹn sự bủng nổ các sản phẩm, dịch vụ CVTD trong thời gian tới.
Các chuyên gia tài chính của nhiều tổ chức cũng đánh giá rằng CVTD của Việt
Nam sẽ là lĩnh vực nhiều tiềm năng cho các NHTM Việt Nam.
Song theo Paul Facer (2013), CVTD tại Việt Nam hiện nay cũng tiềm ẩn
rất nhiều rủi ro mà theo đó, các rủi ro này khơng phải là cho nền kinh tế mà là do

1

download by :



các hình thức cho vay khơng lành mạnh, cho vay thiếu trách nhiệm và định giá
không minh bạch. Thực tiễn cho thấy, vay tiêu dùng đã và đang đặt ra nhiều vấn
đề và thách thức lớn không chỉ đối với các NHTM, cơng ty tài chính, như: Quản
lý thơng tin khách hàng, xây dựng kênh bán hàng, quản trị rủi ro, lãi suất....Theo
đó, CVTD cá nhân hiện nay gặp phải nhiều khó khăn trong q trình triển khai
khiến kết quả cho vay của nhiều NH không tương xứng với nhu cầu và sức lớn
của thị trường. Bên cạnh đó, các ảnh hưởng của chính sách, luật pháp cũng là
một trong những thách thức lớn.
Chính vì vậy, nghiên cứu các giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro và
đẩy mạnh CVTD của các NHTM là rất cần thiết. Do đó, tôi tiến hành thực hiện
đề tài “Giải pháp cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Ninh”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng CVTD cá nhân ở ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triểnViệt Nam Chi nhánh Bắc Ninh, đề ra giải pháp phát triển CVTD
cá nhân tại ngân hàng này trong những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về CVTD cá nhân của
NHTM.
- Phản ánh thực trạng CVTD tại BIDV Bắc Ninh trong những năm qua và
tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến CVTD của Chi nhánh.
- Đề ra giải pháp nhằm phát triển CVTD của BIDV Bắc Ninh trong thời
gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến CVTD tại
BIDV Bắc Ninh.
- Đối tượng khảo sát chủ yếu của đề tài là các khách hàng cá nhân vay tiêu

dùng tại BIDV Bắc Ninh.

2

download by :


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Về thời gian
- Luận văn được tiến hành thực hiện từ năm 2015 đến tháng 01 năm 2017.
Do đó, dữ liệu thứ cấp phản ánh trong đề tài là từ năm 2014 đến năm 2016.
- Số liệu sơ cấp điều tra vào năm 2016; Thời điểm điều tra là tháng
01/2017.
- Giải pháp đề ra đến năm 2020.
1.3.2.2. Về không gian
Đề tài được tiến hành tại BIDV Bắc Ninh trên phạm vi tỉnh Bắc Ninh.
1.3.2.3. Về nội dung
- Nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn về CVTD cá nhân của NHTM.
Đề tài tập trung nghiên cứu vào vai trò, đặc điểm của CVTD cá nhân, các loại sản
phẩm CVTD cá nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến CVTD cá nhân của NHTM.
Đề tài cịn tìm hiểu kinh nghiệm CVTD của một số NH trong nước. Từ đó, rút ra
bài học kinh nghiệm trong CVTD cho BIDV Bắc Ninh.
- Nghiên cứu thực trạng CVTD cá nhân tại BIDV Bắc Ninh; trong đó, tập
trung phản ánh quy trình cho vay, kết quả cho vay, nhân tố ảnh hưởng đến CVTD.
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm phát triển CVTD tại BIDV Bắc Ninh
trong thời gian tới. Tập trung chủ yếu vào những nhân tố thuộc về BIDV Bắc Ninh.

3

download by :



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự
phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển của hệ thống NHTM đã có tác động
rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại
kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị
trường thì NHTM cũng ngày càng được hồn thiện và trở thành những định chế
tài chính khơng thể thiếu được. Thơng qua hoạt động tín dụng thì NHTM tạo lợi
ích cho người gửi tiền, người vay tiền và cả NH thông qua chênh lệch lãi suất mà
thu được lợi nhuận cho NH (Phan Thị Thu Hà, 2013).
Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM, như:
Theo Luật Ngân hàng Đan Mạch năm 1930: “Những nhà băng thiết yếu
bao gồm những nghiệp vụ nhận tiền gửi, buôn bán vàng bạc, hành nghề thương
mại và các giá trị địa ốc, các phương tiện tín dụng và hối phiếu, thực hiện các
nghiệp vụ chuyển ngân, đứng ra bảo hiểm...” (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2010).
Theo Luật Ngân hàng Pháp năm 1941: “NHTM là những xí nghiệp hay cơ
sở hành nghề thường xun nhận tiền bạc của cơng chúng dưới hình thức ký thác
hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết
khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính” (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2010).
Theo Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội khố 12 thơng qua vào ngày
16/6/2010, định nghĩa: “NHTMlà loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các
hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật
này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Luật này cũng định nghĩa: “Tổ chức tín dụng là
doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ
chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài

chính vi mơ và quỹ tín dụng nhân dân”.
Theo Luật Ngân hàng Nhà nước (2010): “Hoạt động ngân hàng là hoạt
động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận

4

download by :


tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung cấp dịch vụ thanh tốn”.
Như vậy, NHTM là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc
nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn tiền
vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để có thể cho
vay phát triển kinh tế.
Từ đó có thể nói bản chất của NHTM được thể hiện qua các điểm sau:
+ Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế.
+ Ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín
dụng và dịch vụ ngân hàng.
Sự khác nhau giữa NHTM và Tổ chức tín dụng (TCTD) phi ngân hàng
Ngân hàng thương mại

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

+ Là tổ chức tín dụng;

+ Là tổ chức tín dụng;

+ Được thực hiện tồn bộ hoạt
động ngân hàng;


+ Được thực hiện một số hoạt động
ngân hàng;

+ Là tổ chức nhận tiền gửi (deposit
institution);

+ Là tổ chức không nhận tiền gửi
(nondeposit institution);

+ Cung cấp dịch vụ thanh tốn.

+ Khơng cung cấp dịch vụ thanh
tốn.

Theo Nguyễn Thị Thu Hiền (2010), có rất nhiều loại NHTM: Căn cứ vào
hình thức sở hữu thì gồm: Ngân hàng thương mại Quốc doanh; Ngân hàng
thương mại cổ phần; Ngân hàng liên doanh; Chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài; Căn cứ vào chiến lược kinh doanh
bao gồm: Ngân hàng bán buôn; Ngân hàng bán lẻ; Ngân hàng vừa bán buôn vừa
bán lẻ. Căn cứ vào tính chất hoạt động bao gồm: Ngân hàng chuyên doanh; Ngân
hàng kinh doanh tổng hợp.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hệ thống NH phát triển, các
NHTM thường thực hiện đầy đủ cả 3 chức năng gồm chức năng trung gian tài
chính, chức năng trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền (Nguyễn Thanh
Phong, 2015)
Với sự phát triển của kinh tế, khoa học công nghệ hiện đại, sự gia tăng cạnh
tranh trong lĩnh vực NH, hoạt động của NHTM ngày càng đa dạng. Các hoạt
động cơ bản của NHTM bao gồm: Hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng,
hoạt động đầu tư và các hoạt động khác (Phan Thị Thu Hà, 2013).


5

download by :


2.1.1.2. Khái niệm về cho vay tiêu dùngcá nhân
Theo Nguyễn Thị Thu Hiền (2010), tín dụng ngân hàng được hiểu là một
giao dịch về tài sản giữa NH và khách hàng (bên đi vay) trong đó NH chuyển
giao một số tiền nhất định cho khách hàng sử dụng trong một thời hạn nhất định
theo thỏa thuận, khách hàng có trách nhiệm hồn trả vơ điều kiện gốc và lãi cho
NH khi đến hạn.
Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của các NHTM. Bên cạnh việc
mang lại thu nhập chính cho NH thì rủi ro trong kinh doanh NH cũng có xu
hướng tập trung vào danh mục tín dụng. Chính vì vậy mà hoạt động tín dụng
ln là mối quan tâm lớn nhất của các NHTM cũng như thanh tra ngân hàng.
Dựa trên những tiêu thức khác nhau thì người ta có thể phân hoạt động
cho vay làm nhiều loại như: Cho vay theo mức độ tín nhiệm khách hàng, gồm:
Cho vay có bảo đảm và cho vay khơng có bảo đảm; Cho vay theo đối tượng tham
gia vào quy trình cho vay, gồm có: Cho vay trực tiếp và cho vay gián tiếp; Dựa
vào mục đích sử dụng vốn, gồm có: Cho vay sản xuất kinh doanh và cho vay tiêu
dùng. Nếu Cho vay sản xuất kinh doanh (SXKD) là hoạt động NH cho các tổ
chức, doanh nghiệp hay các công ty vay để kinh doanh dịch vụ hay thực hiện các
dự án đầu tư, các phương án sản xuất thì CVTD lại là hình thức tài trợ cho nhu
cầu chi tiêu (Phan Thị Thu Hiền, 2010).
Vốn vay cho tiêu dùng là một nguồn tài chính quan trọng giúp người vay
trang trải nhu cầu nhà ở, mua sắm đồ dùng gia đình, mua sắm phương tiện đi
lại…Bên cạnh đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và du lịch cũng có
thể được tài trợ bởi CVTD. Như vậy, bằng việc CVTD các NH sẽ giúp các cá
nhân, hộ gia đình thoả mãn nhu cầu trước khi họ có khả năng chi trả.
Do đó, ta có thể đưa ra một khái niệm mang tính tổng quát về CVTD tại

NHTM, như sau:
Cho vay tiêu dùng là một hình thức cho vay, qua đó Ngân hàng chuyển
cho khách hàng (cá nhân hay hộ gia đình) quyền sử dụng một lượng giá trị (tiền)
trong một khoảng thời gian nhất định với những thoả thuận mà hai Bên đã kí kết
(về số tiền vay; thời gian vay; lãi suất phải trả …) nhằm giúp cho khách hàng có
thể sử dụng những hàng hố và dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả, tạo
điều kiện cho họ có thể hưởng một cuộc sống cao hơn.
Như vậy, cho vay tiêu dùng cá nhân là hình thức cho vay mà các NHTM
cho cá nhân vay vào mục đích tiêu dùng.

6

download by :


Cho vay có hiệu quả đảm bảo cho NH duy trì sự tồn tại và phát triển ổn
định. Muốn vậy, hoạt động cho vay của NH phải lành mạnh và có hiệu quả. Cụ
thể, các tổ chức tín dụng phải thực hiện tốt việc kiểm tra khả năng hoàn trả của
người xin vay trước khi cho vay, đảm bảo tính độc lập trong kiểm tra, tuân thủ
quy trình cho vay, đảm bảo việc cho vay chỉ tiến hành trên cơ sở có bảo đảm theo
đúng quy định.
Khách hàng vay vốn tiêu dùng cá nhân phải đảm bảo được về nguyên tắc
vay vốn, đáp ứng được điều kiện vay. Dựa trên kết quả thẩm định và đề xuất của
cán bộ tín dụng NHTM quyết định về mức cho vay và thời hạn vay (Nguyễn Thị
Kim Thanh, 2015).
Ở Việt Nam, các NHTM thực hiện hoạt động cho vay tiêu dùng phải đảm
bảo theo quy định tại Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà
nước, cụ thể như:
+ Khách hàng vay vốn tiêu dùng phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục
đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng; Hồn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng

thời hạn đã thảo thuận trong hợp đồng tín dụng.
+ Khách hàng là cá nhân Việt Nam có năng lực pháp luật và năng lực hành
vi dân sự; Là cá nhân nước ngoài phải có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng
lực hành vi dân sự được Bộ luật dân sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định;
Sinh sống hoặc làm việc thường xuyên tại tỉnh thành phố nơi NHTM cho vay
hoặc địa bàn giáp ranh tỉnh/ thành phố NHTM cho vay; Có mức thu nhập từ tiền
lương, thưởng và các khoản phụ cấp (nếu có) hoặc có tài sản bảo đảm (TSBĐ)
khả năng trả nợ trong thời hạn cam kết; Thực hiện quy định bảo đảm tiền vay
theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Về mức cho vay tiêu dùng của các NHTM ở Việt Nam được các NHTM
quy định cụ thể với mỗi sản phẩm cho vay. Về lãi suất cho vay được các
NHTM quy định trong những thời điểm nhất định trong năm tài chính. Cịn về
thời gian cho vay bao gồm: Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn vay
tối đa đến 12 tháng; Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn vay từ 12
tháng đến tối đa 60 tháng; Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn vay
trên 60 tháng trở lên.

7

download by :


2.1.2. Vai trò và đặc điểm của cho vay tiêu dùng cá nhân
2.1.2.1 Vai trò cho vay tiêu dùngcá nhân
a. Đối với khách hàng
CVTD là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của khách
hàng. Nhờ những khoản vay tiêu dùng từ NH, họ có thể mua sắm những hàng
hoá cần thiết, các hàng hoá xa xỉ, có giá trị cao, giúp thoả mãn nhu cầu tiêu dùng

và cải thiện cuộc sống ngay cả khi khả năng tài chính hiện tại của họ chưa cho
phép. Vì vậy, việc NH thực hiện và phát triển hoạt động CVTD sẽ mang đến
những lợi ích tốt, thiết thực cho khách hàng. Có thể nói rằng khách hàng chính là
những người hưởng lợi nhiều nhất và trực tiếp nhất mà hình thức CVTD này
mang lại (Đinh Thế Hiển, 2013).
b. Đối với ngân hàng
CVTD tuy đã xuất hiện từ những năm 1980, nhưng gần đây nó mới được
các NHTM quan tâm mở rộng, phát triển và loại hình tín dụng này cịn khá mới mẻ
ở các NHTM Việt Nam. Nhưng khơng phải vì thế mà phủ nhận vai trị quan trọng
của hoạt động CVTD đối với các NHTM. Vai trò ấy được khái quát như sau:
Cho vay tiêu dùng tạo điều kiện đa dạng hố hoạt động kinh doanh, nhờ
đó góp phần giúp các NHTM tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao thu nhập và
phân tán được rủi ro.
Trong điều kiện ngày nay, khi mà sự cạnh tranh trong lĩnh vực Tài chínhNgân hàng ngày càng gay gắt, quyết liệt thì vai trò của CVTD thực sự quan trọng
đối với các NHTM, bởi nó góp phần tăng khả năng cạnh tranh giữa các NH so
với các định chế tài chính khác. CVTD nếu xét về tổng quy mơ thì mức độ rủi ro
của nó lớn (do tổng quy mơ lớn) nhưng thực tế do quy mô của mỗi khoản cho
vay thường nhỏ và số lượng các khoản vay tiêu dùng lớn nên NH có thể phân tán
được rủi ro tốt hơn. Hơn nữa, do lãi suất CVTD thường cao nên thu nhập của các
NHTM từ hoạt động CVTD thường rất lớn.
Cho vay tiêu dùng giúp các NHTM mở rộng quan hệ với khách hàng.
Do tính lan truyền trong dân cư là rất cao nên các NH có thể thơng qua các
khoản CVTD mà quảng cáo về mình, từ đó thu hút các khách hàng đến với các
dịch vụ khác của NH. Trong khi đó các khoản tín dụng tiêu dùng tuy là những
khoản tín dụng nhỏ nhưng nhu cầu về chúng lại rất lớn nên nếu khai thác được
thị trường này thì các NHTM có thể sử dụng được một số lượng vốn lớn. Hơn

8

download by :



nữa, dân cư là khách hàng tiềm năng lớn của NH, để phát triển bền vững thì các
NH cần phải dựa vào nhóm đối tượng này (Nguyễn Thị Kim Thanh, 2015).
c. Đối với nền kinh tế
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các sản phẩm, dịch vụ
tiêu dùng ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, phù hợp với nhu cầu của người
tiêu dùng. Tuy nhiên, với mức thu nhập như hiện nay, phần lớn người tiêu dùng
không thể chi trả cho tất cả các nhu cầu mua sắm cùng lúc, đặc biệt là những vật
dụng đắt tiền. Nếu người tiêu dùng có thể vay được tiền từ NH thì họ có thể thoả
mãn được nhu cầu của họ ngay trong hiện tại. Điều đó làm tăng sự tiêu dùng
hàng hoá, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các hãng, tạo nhiều công
ăn việc làm cho người lao động, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung
của toàn xã hội một cách nhanh chóng. Do đó, với việc thực hiện hoạt động
CVTD có thể thực hiện tốt nhiệm vụ kích cầu cho nền kinh tế, tạo nên sự hoà
hợp giữa Cung - Cầu tiêu dùng tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển cao hơn
(Nguyễn Thị Kim Thanh, 2015).
2.1.2.2. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng cá nhân
a. Đối tượng của cho vay tiêu dùng cá nhân
Đối tượng của CVTD là khách hàng cá nhân. Để xây dựng chiến lược, có
những chính sách thích hợp với khách hàng vay tiêu dùng. Theo Nguyễn Hương
Lan (2008), dựa theo khả năng tài chính của khách hàng mà phân làm ba nhóm
như sau:
+ Nhóm đối tượng có thu nhập thấp: Những người có thu nhập thấp thì
thơng thường nhu cầu vay để tiêu dùng không cao và bị giới hạn bởi thu nhập,
việc vay vốn chỉ nhằm cân đối giữa thu nhập và chi tiêu.
+ Nhóm đối tượng có thu nhập trung bình: Nhóm đối tượng này muốn vay
để tiêu dùng hơn là dùng chính tiền tích luỹ, dự phịng của mình để chi tiêu. Do
đó, nhóm đối tượng này có nhu cầu vay vốn tăng mạnh so với Nhóm đối tượng
có thu nhập thấp.

+ Nhóm đối tượng có thu nhập cao: Nhóm đối tượng này vay tiêu dùng
nhằm tăng khả năng thanh toán và coi đó như một khoản linh hoạt để chi tiêu khi
tiền tích luỹ của họ thấp hay lợi nhuận do đầu tư mang lại chưa thu được. Đây là
nhóm đối tượng có những khoản tiêu dùng lớn và thường xun. Do đó, các
NHTM cần dùng những biện pháp thích hợp để tiếp cận và mở rộng nhóm đối
tượng này.

9

download by :


b. Về qui mô cho vay tiêu dùng cá nhân
Đối với CVTD cá nhân ta có thể thấy một đặc điểm là qui mô các khoản
vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay rất lớn. Với mục đích vay để tiêu dùng
nên dư nợ một khoản vay thường không lớn. Hơn nữa, nhu cầu của dân cư với
các loại hàng hố xa xỉ là khơng cao hoặc người vay cũng đã có một khoản tiền
tích luỹ trước đối với các loại tài sản có giá trị lớn. Tuy vậy, vay tiêu dùng lại là
nhu cầu vay vốn khá phổ biến, đa dạng và thường xuyên đối với mọi tầng lớp dân
cư nên mặc dù mỗi món vay tiêu dùng có quy mô nhỏ nhưng do số lượng vay
tiêu dùng lớn khiến cho tổng quy mô CVTD cá nhân của các NH thường khá lớn
(Phạm Thùy Dương, 2015).
c. Về lãi suất cho vay tiêu dùng cá nhân
Không như hầu hết các khoản cho vay SXKD có lãi suất thay đổi theo điều
kiện thị trường, lãi suất CVTD thường được cố định. Khi đưa ra mức lãi suất cho
vay cố định này các NH sẽ phải dự tính đến yếu tố lãi suất huy động đầu vào (có
xu hướng thay đổi như thế nào?); tính đến phần bù rủi ro và chi phí. Tuy qui mơ
mỗi khoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn nên tổng chi phí CVTD
lớn. Hơn nữa, CVTD còn được xem là tiềm ẩn nhiều rủi ro nên phần bù rủi ro
cũng khá cao. Vì thế, lãi suất CVTD thường cao và cố định (Bùi Thị Vui, 2009).

d. Về tính nhạy cảm theo chu kỳ của cho vay tiêu dùng cá nhân
Thật vậy, số lượng các khoản CVTD phụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng của
dân cư và cầu có khả năng thanh tốn của họ. Do đó, nó có tính nhạy cảm theo
chu kỳ. Số lượng các khoản CVTD sẽ tăng lên trong thời kỳ kinh tế phát triển.
Lúc này, người dân có mức thu nhập tương đối cao và ổn định, tình hình hình
kinh tế xã hội đầy lạc quan. Và ngược lại, trong thời kỳ nền kinh tế rơi vào suy
thoái, rất nhiều cá nhân và hộ gia đình sẽ cảm thấy khơng mấy tin tưởng vào
tương lai, nhất là khi họ thấy thu nhập của họ giảm xuống. Lúc này, mọi người
có xu hướng tiết kiệm hơn là tiêu dùng. Do đó, việc vay NH nói chung và vay
tiêu dùng nói riêng sẽ hạn chế, làm cho số lượng các khoản CVTD giảm xuống
trầm trọng (Bùi Thị Vui, 2009).
e. Về rủi ro cho vay tiêu dùng cá nhân
Nhìn chung, các khoản CVTD có độ rủi ro cao vì bên cạnh sự ảnh hưởng
của các yếu tố khách quan như: Môi trường kinh tế, văn hố, xã hội… nó cịn
chịu tác động của những nhân tố chủ quan xuất phát từ bản thân khách hàng.

10

download by :


×