Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (995.19 KB, 108 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ HỒNG GIANG

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÁC HOẠT ĐỘNG
KHUYẾN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ
THỌ

Ngành:

Quản Lý Kinh Tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngoan

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào, được thực hiện dụa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức
chuyên ngành, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học
của PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngoan.


Các số liệu, bảng biểu và những kết quả trong khóa luận là trung thực, xuất phát
tự thực tiễn và kinh nghiệm hiện có, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều ghi
rõ nguồn gốc.
Một lần nữa tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên.
Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn

Lê Hồng Giang

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp này tơi đã được thực hiện tại Trung tâm Khuyến công và
Tư vấn phát triển cơng nghiệp tỉnh Phú Thọ. Để hồn thành luận văn này, tôi đã nhận
được sự dạy bảo, hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý rất nhiệt tình của q thầy cô và anh, chị
cán bộ Trung tâm. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới những sự
giúp đỡ q báu đó.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngoan đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, quý thầy cô khoa Kinh
tế và Phát triển Nông thôn, Học viên Nông nghiệp Việt Nam đã truyền đạt cho em nhiều
kiến thức quý báu trong suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ, lãnh đạo và cán bộ Trung tâm Thông
tin Thư viện Lương Định Của đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi

điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn.
Trân trọng./.
Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn

Lê Hồng Giang

ii

download by :


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................vii
DANH MỤC HỘP Ý KIẾN ........................................................................................vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................................................................... ix
THESIS ABTRACT ..................................................................................................... xi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................................. 1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2


1.2.1.

Mục tiêu chung.............................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 2

1.3.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3

1.4.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................ 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3

1.5.

NHỮNG ĐÓNG GỚP MỚI CỦA ĐỀ TÀI .................................................... 3

1.5.1.


Về lý luận ...................................................................................................... 3

1.5.2.

Về thực tiễn ................................................................................................... 3

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN
CÔNG ........................................................................................................... 5
2.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG .............................. 5

2.1.1.

Một số khái niệm liên quan đến hoạt động khuyến công ................................ 5

2.1.2.

Đặc điểm, mục tiêu, phạm vi, đối tượng và vai trò của khuyến công .............. 6

2.1.3.

Nội dung các hoạt động của khuyến công .................................................... 10

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động khuyến công ................................ 13

2.2.


CƠ SỞ THỰC TIỄN CÁC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG Ở VIỆT
NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI ........................................................................ 15

iii

download by :


2.2.1.

Kinh nghiệm về các hoạt động khuyến công trên thế giới ............................ 15

2.2.2.

Thực tiễn các hoạt động khuyến công ở Việt Nam ....................................... 20

2.2.3.

Bài học rút ra cho hoạt động khuyến cơng ................................................... 25

2.3.

TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐÃ
CÔNG BỐ................................................................................................... 25

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 27
3.1.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ....................................................... 27


3.1.1.

Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý của tỉnh Phú Thọ ..................................... 27

3.1.2.

Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ .............................................. 28

3.1.3.

Giới thiệu về Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công
nghiệp tỉnh Phú Thọ ................................................................................... 33

3.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 36

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ............................................................ 36

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 37

3.2.3.

Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ........................................................ 38


3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu ..................................................................... 38

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu sử dụng trong đề tài ....................................... 39

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................... 41
4.1.

THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH PHÚ THỌ ................................................................................ 41

4.1.1.

Hỗ trợ xây dựng mơ hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và
tiến bộ khoa học kỹ thuật ............................................................................. 41

4.1.2.

Nâng cao năng lực quản lý và tăng cường tổ chức thực hiện các hoạt
động khuyến công ....................................................................................... 48

4.1.3.

Phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu ................................... 50

4.1.4.


Tư vấn, trợ giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn ....................................... 52

4.1.5.

Cung cấp thơng tin về các chính sách phát triển công nghiệp, khuyến
công ............................................................................................................ 54

4.1.6.

Hỗ trợ liên doanh liên kết, hợp tác kinh tế, phát triển các cụm công
nghiệp và di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường .................................. 57

4.1.7.

Đặc điểm khuyến công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ........................................ 58

4.1.8.

Đánh giá chung về các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ........ 61

4.1.9.

Một số hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của hạn chế tồn tại ......................... 64

iv

download by :


4.2.


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN
CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ ................................................. 66

4.2.1.

Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định tham gia xây dựng
mơ hình của cơ sở CNNT ............................................................................ 66

4.2.2.

Nhóm các yếu tố về phía cán bộ khuyến cơng.............................................. 68

4.2.3.

Ảnh hưởng nhóm yếu tố chính sách ............................................................. 69

4.3.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG
CỦA TỈNH PHÚ THỌ ................................................................................ 71

4.3.1.

Căn cứ đề xuất các giải pháp đẩy mạnh các hoạt động khuyến công trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ.................................................................................... 71

4.3.2.

Các giải pháp đẩy mạnh các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh

Phú Thọ ....................................................................................................... 73

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 86
5.1.

KẾT LUẬN ................................................................................................. 86

5.2.

KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 87

PHỤ LỤC ................................................................................................................... 91

v

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đất đai, dân số và lao động tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017 .................. 29
Bảng 3.2. Cơ cấu kinh tế và đầu tư tỉnh Phú Thọ ....................................................... 31
Bảng 3.3. Số lượng mẫu điều tra ............................................................................... 38
Bảng 4.1. Kết quả hoạt động hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật,
chuyển giao cơng nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật ................................. 43
Bảng 4.2. Đánh giá của cơ sở CNNT về khả năng áp dụng của các mơ hình trình
diễn kỹ thuật ............................................................................................. 44
Bảng 4.3. Đánh giá của cơ sở CNNT về hiệu quả của các mơ hình trình diễn kỹ
thuật .......................................................................................................... 45
Bảng 4.4. Đánh giá chính sách đầu tư xây dựng mơ hình trình diễn kỹ thuật ............. 46
Bảng 4.5. Đánh giá chính sách hỗ trợ nhân rộng mơ hình trình diễn kỹ thuật ............. 47

Bảng 4.6. Các hoạt động nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện cho cán
bộ .............................................................................................................. 48
Bảng 4.7. Các hoạt động Nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở CNNT ................ 49
Bảng 4.8. Số lượng sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu
năm 2015-2017 của tỉnh Phú Thọ .............................................................. 50
Bảng 4.9. Số lượng doanh nghiệp, cơ sở CNNT và HTX được tư vấn 2015-2017 ...... 53
Bảng 4.10. Kết quả hoạt động dịch vụ TT KC và TVPTCN 2015-2017 ....................... 54
Bảng 4.11.Kết quả hoạt động cung cấp thông tin ......................................................... 54
Bảng 4.12. Hoạt động trợ giúp các cơ sở CNNT và CCN ............................................ 57
Bảng 4.13. Kinh phí cấp cho hoạt động khuyến cơng của Trung tâm KC và
TVPTCN tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 – 2017 .......................................... 58
Bảng 4.14. Bảng tổng hợp về lao động và cơ sở vật chất của Trung tâm KC và
TVPTCN giai đoạn 2015 – 2017 ............................................................... 59
Bảng 4.15. Độ tuổi của chủ cơ sở CNNT ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định
tham gia xây dựng MHTDKT ................................................................... 67
Bảng 4.16. Trình độ học vấn của chủ cơ sở ảnh hưởng đến việc ra quyết định
tham gia xây dựng MHTDKT ................................................................... 68
Bảng 4.17. Trình độ chun mơn của cán cộ khuyến công ........................................... 69
Bảng 4.18. Đánh giá của cán bộ khuyến công về sự phù hợp của các yếu tố chính
sách trong hoạt động KC thời gian gần đây ............................................... 70

vi

download by :


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Các hoạt động khuyến công tác động đến phát triển công nghiệp nông
thôn ............................................................................................................. 9
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm KC và TVPTCN tỉnh Phú Thọ ................... 34

Sơ đồ 4.1. Mạng lưới khuyến công tại tỉnh Phú Thọ ................................................... 61
Sơ đồ 4.2. Tổ chức mạng lưới khuyến công mới tại tỉnh Phú Thọ............................... 80

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Phú Thọ .................................................................. 27

DANH MỤC HỘP Ý KIẾN
Hộp 4.1.

Ý kiến của cán bộ khuyến công về hoạt động phát triển sản phẩm CNNT
tiêu biểu .................................................................................................... 52

Hộp 4.2.

Ý kiến của cán bộ khuyến công với hoạt động cung cấp thông tin ............. 57

Hộp 4.3.

Ý kiến của Lãnh đạo Trung tâm KC và TVPTCN về tổ chức nhân sự ........ 69

vii

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


BCT

Bộ Công Thương

CNĐP

Công nghiệp địa phương

CNNT

Công nghiệp nông thôn

CNNTTB

Công nghiệp nông thôn tiêu biểu

CN-TTCN

Công nghiệp, Tiểu thủ Công nghiệp

CCN

Cụm Công nghiệp

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

HĐND


Hội Đồng Nhân Dân

KC

Khuyến công

KCĐP

Khuyến công Địa phương

KCQG

Khuyến công Quốc gia

KC và TVPTCN

Khuyến công và Tư vấn phát triển Công nghiệp

SPCNNT

Sản phẩm Công nghiệp nông thôn

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TDKT

Trình diễn kỹ thuật


IPC1

Trung tâm khuyến cơng vùng phía bắc

TVPTCN

Tư vấn phát triển công nghiệp

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lê Hồng Giang
Tên luận văn: Giải pháp đẩy mạnh các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng các hoạt động khuyến cơng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, từ
đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ. Mục tiêu cụ thể gồm: (1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về
các hoạt động khuyến công; (2) Đánh giá thực trạng hoạt động khuyến công trên địa bàn

tỉnh Phú Thọ. (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng hoạt động khuyến công trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ. (4) Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh các hoạt động khuyến công
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Phương pháp nghiên cứu:
Điểm nghiên cứu chọn ra khảo sát các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn
các huyện Đoan Hùng, Thanh Ba, Tam Nông của tỉnh Phú Thọ. Thu thập số liệu thứ cấp
từ các báo cáo hàng năm, chuyên đề hội thảo, hội nghị, sách, báo, tạp chí và từ
internet… Thu thập số liệu sơ cấp từ: điều tra các đối tượng được hưởng chính sách
khuyến công; điều tra đối tượng quản lý công tác khuyến công; tham khảo ý kiến
chuyên gia. Tổng hợp và xử lý số liệu được xử lý trên phần mềm Excel. Phương pháp
thống kê mơ tả để phân tích những số liệu thu thập được trực tiếp từ các báo cáo tổng
kết hàng năm, các báo cáo kết quả hoạt động công tác khuyến công, đánh giá hàng năm
của tỉnh… Phương pháp so sánh được sử dụng bằng cách tổng hợp số liệu hoạt động
khuyến công trên địa bản của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2015 – 2017 so sánh các kết
quả, các yếu tố khác liên quan đến hoạt động khuyến cơng.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận:
Đề tài làm rõ thực trạng về các hoạt động khuyến cơng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
bằng cách phân tích có số liệu về tình hình hoạt động của Trung tâm Khuyến công và
Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ. Các hoạt động khuyến cơng chính trên địa
bàn tỉnh gồm: Hỗ trợ xây dựng mơ hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và
tiến bộ khoa học kỹ thuật; Nâng cao năng lực quản lý và tăng cường tổ chức thực hiện
các hoạt động khuyến công; Phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; Tư
vấn, trợ giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn; Cung cấp thơng tin về các chính sách

ix

download by :


phát triển công nghiệp, khuyến công; Hỗ trợ liên doanh liên kết, hợp tác kinh tế, phát

triển các cụm công nghiệp và di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường;
Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được của các hoạt động khuyến công trên địa
bàn tỉnh và phân tích các một số hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của hạn chế tồn tại. Đề
tài đưa ra được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt đông khuyến cơng trên địa bàn tỉnh gồm:
Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định tham gia xây dựng mơ hình của cơ
sở CNNT; Nhóm các yếu tố về phía cán bộ khuyến cơng; nhóm yếu tố chính sách.
Các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã thu được nhiều kết quả
tốt, tuy nhiên đó mới chỉ là những kết quả bước đầu, vẫn còn một số hạn chế, tồn tại. Để
khắc phục được các hạn chế, tồn tại đó thì Chính phủ cần quan tâm nhiều hơn và có
những chính sách phù hợp hơn nữa. Tỉnh cần đầu tư về cơ sở vật chất và nguồn nhân
lực cho Trung tâm KC và TVPTCN. Cần có sự phối hợp của các cấp chính quyền địa
phương trong việc chỉ đạo thực hiện các hoạt động khuyến công. Bên cạnh đó khơng thể
thiếu sự phối hợp của các cở sở sản xuất CNNT về đầu tư nguồn lực, mở rộng quy mô
để hoạt động khuyến công đạt hiệu quả tốt nhất.

x

download by :


THESIS ABTRACT
Master candidate: Le Hong Giang
Thesis title: Solutions to support industrial promotion activities in Phu Tho province.
Major:Economic Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
The thesis aims to describe the industrial promotion activities, thereby to

propose solutions to support these activities in Phu Tho province. The specific
objectives include: (1) contributing to summarizing literature review in term of
industrial promotion activities; (2) describing the industrial promotion activities; (3)
examining the factors affecting the industrial promotion activities; (4) and proposing
solutions supporting these activities in Phu Tho province.
Materials and Methods
Rural industrial enterprises in Doan Hung, Thanh Ba, and Tam Nong district of
Pho Tho province are chosen as a study site. The secondary data also are collected from
annual reports, workshop reports, seminars, books, newspapers, scientific articles, and
the internet. The primary data are collected from beneficiaries, policies for industrial
promotion; staffs in term of industrial promotion activities; and relative experts. The
Excel software is used to analyze the data. The descriptive method is used to analyze
the data collecting from annual reports, reports of industrial promotion activities, and
annual evaluation reports of the province. The comparative method with data in the
period 2015 - 2017 is used to compare the results and relative others of industrial
promotion in Phu Tho province.
Main findings and conclusions
The thesis describes the industrial promotion activities through analyzing the
data in term of the situation of activities of Phu Tho Industrial Promotion and
Development Consultancy Center. The main industrial promotion activities includes:
supporting for making technology models, training new technologies and scientific;
improving management capacity and supporting to organize industrial promotion
activities; developing the typical rural industrial products; consulting and assisting rural
industrial enterprises; providing information on policies for industrial development and
industrial promotion; supporting connection, economic cooperation, development
industrial clusters, and relocation polluting enterprises.

xi

download by :



Based on the results of the industrial promotion activities and on the analysis of
the limitations, the shortcomings, and the causes of the limitations, the thesis reports the
factors influencing industrial promotion activities such as the factors affecting the rural
technology enterprises’ decisions participating in making technology models; the
factors in term of industrial promotion staffs, the factors in term of policies.
Industrial promotion activities in Phu Tho province have achieved many good
results. However, these are only the first results, and there are still some limitations and
shortcomings. To overcome these shortcomings, the government should pay more
attention and has more appropriate policies. The Phu Tho province should invest in
facilities and improve the capacity of staffs for Industrial Promotion and Development
Consultancy Center. The coordination between local authorities is a need to guide
industrial extension activities. In addition, there is no lack of coordination among rural
technology enterprises in term of investment in resources, expanding the scale to
promote industrial promotion activities.

xii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nhằm mục tiêu sớm đưa nước ta trở thành quốc gia công nghiệp theo
hướng hiện đại, phát triển công nghệ nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng nhanh tỷ trọng giá trị
sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng sản phẩm
và lao động nông nghiệp là phương hướng cần đạt tới. 5 năm gần đây, công
nghiệp nông thôn tuy đạt tốc độ tăng trưởng cao nhưng chủ yếu quy mô nhỏ,

đầu tư tài sản cố định nghèo nàn, phát triển lệch ngành nghề, thiếu vốn và khả
năng tiếp cận vốn hạn chế, công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, khả năng cạnh
tranh kém. Đặc biệt, do thu nhập nông thôn thấp nên sức mua trì trệ dẫn đến
kinh tế khu vực này thiếu thị trường để phát triển. Lao động nông thôn chiếm
75% lao động toàn xã hội nhưng chỉ tạo ra 20,8% giá trị GDP. Thời gian nông
nhàn chiếm 21%/năm, xấp xỉ 8 triệu lao động thất nghiệp (Nguyễn Hoài và Đức
Vương, 2018).
Sau nhiều năm thực hiện Nghị định số 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ về
khuyến cơng, hoạt động khuyến cơng đã và đang khẳng định được vai trị quan
trọng trong khuyến khích phát triển cơng nghiệp nơng thơn; góp phần thực hiện
thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Trong 3 năm, từ năm 2014-2016, kinh phí hỗ trợ xây dựng mơ hình trình diễn kỹ
thuật, chuyển giao cơng nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học
kỹ thuật là 558,736 tỷ đồng, chiếm 73,8% tổng kinh phí hoạt động khuyến cơng.
Chương trình đã hỗ trợ xây dựng 133 mơ hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản
phẩm mới, phổ biến công nghệ mới, các mơ hình cơ sở cơng nghiệp nơng thơn
hoạt động sản xuất kinh doanh giỏi, điển hình. Hỗ trợ cho 1.325 cơ sở công
nghiệp nông thôn tiếp nhận chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật,
ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất, xây dựng mơ hình thí điểm về
áp dụng sản xuất sạch hơn, xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường. Một số
ngành nghề tập trung được hỗ trợ xây dựng mơ hình trình diễn kỹ thuật, chuyển
giao cơng nghệ và ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại như: khuyến khích cơ giới
hố sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; đầu tư
các cơ sở công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản; đầu tư sản xuất, gia cơng,
sửa chữa cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn; xử lý ô nhiễm môi trường của

1

download by :



các doanh nghiệp chế biến thực phẩm; đầu tư xử lý nước thải, rác thải trong các
cụm công nghiệp (Cục Công nghiệp địa phương, 2017).
Năm 2017 là năm thứ 2 Phú Thọ thực hiện kế hoạch Phát triển kinh tế xã
hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và Kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016 - 2020), phấn đấu xây dựng Phú Thọ trở
thành một trong những tỉnh phát triển hàng đầu của vùng trung du và miền núi
Bắc Bộ. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn tăng trưởng cao hơn tăng
trưởng bình qn của ngành cơng nghiệp tỉnh Phú Thọ; cơng nghiệp nơng thơn
tăng trưởng bình qn 15%/năm. Đến năm 2020 giá trị sản xuất công nghiệp
nông thôn (theo giá năm 2010) đạt khoảng 20.000 tỷ đồng; tăng tỷ trọng cơng
nghiệp chế biến sâu, có hàm lượng cơng nghệ cao, có giá trị gia tăng cao của
các sản phẩm nông - lâm - thủy sản; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao
động ở khu vực nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (UBND
tỉnh Phú Thọ, 2014).
Các hoạt động khuyên công tác động rất lớn đến kết quả đạt được của
mục tiêu khuyến cơng của tỉnh Phú Thọ. Xuất phát từ đó tơi chọn nghiên cứu
đề tài “Giải pháp đẩy mạnh các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng các hoạt động khuyến cơng trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ, Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh các hoạt động khuyến công
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về các hoạt động
khuyến công.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động khuyến cơng trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh

Phú Thọ.
- Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh các hoạt động khuyến công trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ.

2

download by :


1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ qua
những năm qua ra sao?
2. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến đẩy mạnh các hoạt động khuyên công
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ?
3. Những giải pháp nào nhằm đẩy mạnh các hoạt động khuyến công trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận và thực tiễn về hoạt động
khuyến công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Đối tượng khảo sát: Các cơ quan quản lý khuyến công, các tổ chức và cá
nhân được hỗ trợ của chương trình khuyến cơng.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: đề tài nghiên cứu thục trạng các hoạt động khuyến cơng
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh các
hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Phú Thọ.
- Về thời gian: Số liệu được thu thập từ năm 2015 đến 2017. Đề tài được
thực hiện đề tài bắt đầu từ tháng 10/2017 đến tháng 10/2018.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GỚP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

1.5.1. Về lý luận
- Đề tài đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và thực tiễn về các hoạt
động khuyến công.
- Đề tài nghiên cứu thực tiễn và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
và một số tỉnh ở Việt Nam về tổ chức các hoạt động khuyến cơng từ đó đưa ra
bài học kinh nghiệm.
1.5.2. Về thực tiễn
- Đánh giá và phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
khuyến công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Căn cứ định hướng của hoạt động
khuyến công và mục tiêu khuyến công của tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 đề tài đưa

3

download by :


ra các giải pháp đẩy mạnh các hoạt động khuyến cơng có tính khả thi phù hợp
thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Phú Thọ.
- Những giải pháp và kiến nghị đưa ra trong luận văn có thể vận dụng
ngay vào thực tiễn các hoạt động khuyến công tại tỉnh Phú Thọ, vì vậy đề tài kỳ
vọng với những kết quả nghiên cứu của mình có thể được các cơ quan hữu quan
nghiên cứu, xem xét và lựa chọn áp dụng.

4

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG
KHUYẾN CÔNG

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến hoạt động khuyến công
* Hoạt động khuyến công là tập hợp các hoạt động: tổ chức đào tạo nghề,
Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, Hỗ trợ xây dựng mơ hình trình
diễn kỹ thuật; chuyển giao cơng nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, Phát triển
sản phẩm cơng nghiệp nơng thơn tiêu biểu… Nhằm mục đích Hỗ trợ, tạo điều
kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản
xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp một cách bền vững, nâng cao năng lực
cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.
* Cơ sở công nghiệp nông thôn là tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư, sản
xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại huyện, thị xã, thị trấn, xã và các
phường thuộc thành phố loại 2, loại 3, các phường thuộc thành phố loại 1 được
chuyển đổi từ xã chưa quá 05 năm; bao gồm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác
xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật
(Chính Phủ, 2012).
* Chương trình khuyến cơng quốc gia là tập hợp các nội dung, nhiệm vụ
về hoạt động khuyến công quốc gia và địa phương trong từng giai đoạn (thường
là 05 năm) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm mục tiêu khuyến khích
phát triển cơng nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp và áp dụng sản xuất sạch hơn trong
công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế - xã hội, lao động ở các địa phương (Chính Phủ, 2012).
* Chương trình khuyến cơng địa phương là tập hợp các nội dung, nhiệm
vụ về hoạt động khuyến công địa phương trong từng giai đoạn được Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhằm mục tiêu khuyến khích phát triển cơng
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và áp dụng sản xuất sạch hơn trong cơng nghiệp
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội,
lao động tại địa phương (Bộ Công Thương, 2012)
* Kế hoạch khuyến công là tập hợp các đề án, nhiệm vụ khuyến cơng hàng
năm, trong đó đưa ra tiến độ, dự kiến kết quả cụ thể cần đạt được nhằm đáp ứng


5

download by :


u cầu của chương trình khuyến cơng quốc gia từng giai đoạn. Kế hoạch khuyến
công quốc gia do Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt; kế hoạch khuyến công
địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt (Chính Phủ, 2012).
* Đề án khuyến cơng là đề án được lập để triển khai một hoặc một số nội
dung hoạt động khuyến cơng. Đề án khuyến cơng có mục tiêu, nội dung và đối
tượng thụ hưởng, có thời gian thực hiện và kinh phí xác định (Chính Phủ, 2012).
- Khái niệm thúc đẩy hoạt động khuyến công: Thúc đẩy hoạt động khuyến
cơng chính là làm tăng tỷ lệ giữa kết quả đầu ra và chi phí đầu vào (tỷ lệ này luôn
lớn hơn 1), và khi tỷ lệ này ngày càng tăng tức là hiệu quả của công tác khuyến
công đang ngày được nâng cao. Để thúc đẩy hoạt động khuyến cơng chúng ta có
thể sử dụng các biện pháp khác nhau như giảm đầu vào trong khi vẫn giữ đầu ra
không thay đổi, hoặc giữ đầu vào không đổi và tăng đầu ra, hoặc giảm đầu vào
và tăng đầu ra... (Trần Tô Khương, 2012).
Thúc đẩy hoạt động khuyến công nhằm sử dụng hợp lý hơn các nguồn lực của
địa phương, giảm những tổn thất không cần thiết và tăng cường giá trị đầu ra. Thúc
đẩy hoạt động khuyến cơng địi hỏi phải có sự gia tăng về chất lượng đầu vào với
sản phẩm mới, kỹ thuật tiên tiến hơn được áp dụng vào quá trình sản xuất, chế biến
và khai thác. Qua đó, giá trị đầu ra ngày càng tăng đồng thời nâng cao sức cạnh
tranh của sản phẩm công nghiệp nông thôn trên thị trường.
2.1.2. Đặc điểm, mục tiêu, phạm vi, đối tượng và vai trò của khuyến công
* Đặc điểm của khuyến công
Khuyến công là một hoạt động bắt đầu có từ năm 2003 với Nghị định
134/2004/NĐ-CP ban hành ngày 09 thắng 06 năm 2004 về khuyến kích phát
triển Cơng nghiệp Nơng thơn và gần nhất là Nghị định 45/2012/NĐ-CP ban hành
ngày 21 tháng 05 năm 2012 của Chính Phủ vê khuyến cơng.

Khuyến cơng là hoạt động chính là hỗ trợ trực tiếp cho cơ sở CNNT về tài
chính, tư vấn, thuế và ưu tiên cho các vùng khó khăn.
Quy định về doanh nghiệp được hỗ trợ của khuyến công rất chặt chẽ và
qua nhiều lần thẩm định vì vậy số lượng đề án được thực hiện hàng năm cũng
là rất ít.
Bộ máy con người của khuyến công chưa đủ mạnh, cán bộ phụ trách
khuyến cơng mới chỉ có ở cấp huyện cịn ở xã chỉ là kiêm nhiệm.

6

download by :


Các nghiên cứu về khuyến cơng đến này chưa có nhiều, chưa được quan
tâm nhiều để giúp hoạt động khuyến công ngày càng tốt hơn.
* Mục tiêu của khuyến công
Theo Nghị định 45/2012/NĐ-CP ban hành ngày 21 tháng 05 năm 2012
của Chính Phủ vê khuyến cơng:
Động viên và huy động các nguồn lực trong nước và ngoài nước tham
gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất cơng nghiệp - tiểu thủ
cơng nghiệp.
Góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lại
lao động xã hội và góp phần xây dựng nơng thơn mới.
Khuyến khích, hỗ trợ sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu,
vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải
thiện chất lượng môi trường, sức khoẻ con người.
Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh
tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp một cách bền

vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh
tế quốc tế.
* Phạm vi chương trình khuyến cơng
Chương trình gồm các nội dung hoạt động khuyến công quy định tại Điều
1, Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến cơng,
Nghị định này quy định các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân
tham gia phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn, áp dụng sản xuất sạch hơn
trong công nghiệp.
* Đối tượng của khuyến cơng
Đối tượng áp dụng của Chương trình được quy định tại Đối tượng áp dụng
của Chương trình được quy định tại khoản 2, Điều 1 Nghị định số 45/2012/NĐCP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến cơng và được quy định chi tiết tại
Điều 3 Thông Tư số 46/2012/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công
Thương về Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị Định 45/2012/NĐ-CP
ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính Phủ về khuyến công cụ thể:

7

download by :


- Tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp tại huyện, thị xã, thị trấn, xã và các phường thuộc thành phố loại
2, loại 3, các phường thuộc thành phố loại 1 được chuyển đổi từ xã chưa quá
05 năm, bao gồm:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp
có tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế
toán của doanh nghiệp hoặc số lao động bình quân năm như quy định tại Điều 3,
Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ
giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
b) Hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã. Tổ hợp tác

thành lập và hoạt động theo Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10
năm 2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác.
c) Hộ kinh doanh theo quy định Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15
tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
d) Các cơ sở cơng nghiệp nơng thơn có trụ sở đăng ký kinh doanh tại các
phường thuộc thành phố loại 1 khi trực tiếp đầu tư, sản xuất công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp tại huyện, thị xã, thị trấn, xã và các phường thuộc thành phố loại
2, loại 3, các phường thuộc thành phố loại 1 được chuyển đổi từ xã chưa quá 05
năm thuộc đối tượng được hưởng chính sách khuyến cơng.
đ) Thời gian xác định các phường thuộc thành phố loại 1 chuyển đổi từ xã
chưa quá 05 năm kể từ ngày có hiệu lực của Quyết định chuyển đổi do cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt đến ngày 31 tháng 12 của năm trước liền kề với năm
xây dựng kế hoạch.
- Các cơ sở sản xuất công nghiệp thực hiện áp dụng sản xuất sạch hơn
không giới hạn về quy mô tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân hàng năm
và địa bàn đầu tư sản xuất.
* Vai trị của khuyến cơng
Vai trị của các hoạt động khuyến công là giúp thúc đẩy phát triển công
nghiệp nông thôn rất lớn. Động viên, huy động các nguồn lực tham gia hoặc hỗ
trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất CN-TTCN trên địa bàn tỉnh góp phần
đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, trên cơ sở phát huy các lợi thế của tỉnh. Huy động tối đa
các nguồn lực khuyến khích phát triển cơng nghiệp. Hoạt động Khuyến cơng giúp

8

download by :


người lao động tại nông thôn tăng thu nhập nhằm giảm bớt sự chênh lệch giữa

thành thị và nông thôn.
Đào tạo nghề, truyền nghề
và phát triển nghề

Hỗ trợ phát triển các cụm
công nghiệp

Nâng cao năng lực quản lý
cho các cơ sở CNNT

Hỗ trợ xây dựng mơ hình
trình diễn kỹ thuật, chuyển
giao công nghệ và tiến bộ
khoa học kỹ thuật

Phát triển

Phát triển sản phẩm CNNT

Công nghiệp
Nông thôn

Hỗ trợ liên doanh liên kết,
hợp tác kinh tế

Cung cấp thơng tin về các
chính sách

Tư vấn trợ giúp các cơ sở
công nghiệp nông thôn


Sơ đồ 2.1. Các hoạt động khuyến công tác động đến phát triển cơng nghiệp
nơng thơn
Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu
tư phát triển sản xuất CN-TTCN một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh,
thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế và góp phần xây dựng nơng
thơn mới.
Khuyến khích, hỗ trợ sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp
trên địa bàn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên
liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô
nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chống biến đổi khí hậu.
Với vai trị hỗ trợ khởi nghiệp doanh nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực và
hỗ trợ liên kết nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới, công tác khuyến công đã góp
phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động ở nơng thơn theo hướng
cơng nghiệp hóa.
- Vai trị khuyến cơng đối với nhà nước
Khuyến cơng là một trong những tổ chức giúp nhà nước thực hiện các
chính sách, chiến lược phát triển cơng nghiệp nơng thơn.

9

download by :


Vận động cơ sở công nghiệp nông thôn tiếp thu và thực hiện chính sách,
pháp luật của nhà nước.
Trực tiếp hoặc góp phần cung cấp thơng tin về những nhu cầu và nguyện
vọng của các cơ sở công nghiệp nông thôn đến các cơ quan nhà nước, trên cơ sở đó
nhà nước hoạch định, sửa đổi để có được các chính sách phù hợp.
- Khuyến cơng là cầu nối giữa cơ sở cơng nghiệp và nhà khoa học

Trong đó phải kể đến nội dung chương trình hỗ trợ xây dựng mơ hình
trình diễn kỹ thuật, chuyển giao cơng nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến
bộ khoa học kỹ thuật, nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất,
đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đã được
nhiều địa phương quan tâm tổ chức thực hiện.
Cụ thể, trong 3 năm, từ năm 2014-2016, kinh phí hỗ trợ xây dựng mơ hình
trình diễn kỹ thuật, chuyển giao cơng nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến
bộ khoa học kỹ thuật là 558,736 tỷ đồng, chiếm 73,8% tổng kinh phí hoạt động
khuyến cơng. Chương trình đã hỗ trợ xây dựng 133 mơ hình trình diễn kỹ thuật
sản xuất sản phẩm mới, phổ biến cơng nghệ mới, các mơ hình cơ sở công nghiệp
nông thôn hoạt động sản xuất kinh doanh giỏi, điển hình. Hỗ trợ cho 1.325 cơ sở
cơng nghiệp nơng thôn tiếp nhận chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ
thuật, ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất, xây dựng mơ hình thí
điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn, xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường
(Cục Công nghiệp địa phương, 2017).
2.1.3. Nội dung các hoạt động của khuyến công
Theo Nghị định 45/2012/NĐ-CP ban hành ngày 21 tháng 05 năm 2012
của Chính Phủ về khuyến cơng, có 9 nội dung hoạt dộng của khuyến công nhưng
đề tài chỉ tập chung nghiên cứu 6 nội dung khuyến cơng chính gồm:
2.1.3.1. Hỗ trợ xây dựng mơ hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ
và tiến bộ khoa học kỹ thuật
Hỗ trợ xây dựng mơ hình trình diễn kỹ thuật; chuyển giao cơng nghệ và ứng
dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu
thủ cơng nghiệp; xây dựng các mơ hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn.
Mục đích là hỗ trợ các cơ sở CNNT đầu tư xây dựng mơ hình trình diễn
kỹ thuật áp dụng cơng nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới, mơ hình thí điểm áp
dụng sản xuất sạch hơn và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công

10


download by :


nghệ, đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất và nhân rộng các mơ hình sản xuất
kinh doanh đạt hiệu quả cao.
2.1.3.2. Nâng cao năng lực quản lý và tăng cường tổ chức thực hiện các hoạt
động khuyến công
* Cho cán bộ làm công tác khuyến công
a) Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp thành lập các hiệp hội, hội ngành nghề. Hỗ
trợ xây dựng các cụm liên kết doanh nghiệp công nghiệp.
b) Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và thu hút
đầu tư phát triển cụm công nghiệp.
c) Hỗ trợ tư vấn, lãi suất vốn vay cho các cơ sở công nghiệp nông thôn gây
ô nhiễm môi trường di dời vào các khu, cụm công nghiệp. Hỗ trợ xây dựng hệ
thống xử lý ô nhiễm môi trường tại các cụm cơng nghiệp, cơ sở cơng nghiệp
nơng thơn.
Mục đích là hỗ trợ phát triển hạ tầng cụm CN-TTCN trên địa bàn; sửa
chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường và di dời các cơ sở gây ô
nhiễm môi trường.
* Cho các cơ sở CNNT
Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, nhận thức và năng lực áp
dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp thông qua các hoạt động tư
vấn, tập huấn, đào tạo, hội thảo, diễn đàn; tham quan, khảo sát học tập kinh
nghiệm trong và ngoài nước. Hỗ trợ khởi sự, thành lập doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp nông thôn. Hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm
công nghiệp nơng thơn.
Mục đích là khuyến khích, tư vấn hỗ trợ các cá nhân, tổ chức đầu tư vào sản
xuất công nghiệp. Trang bị kiến thức khởi sự doanh nghiệp và nâng cao kỹ năng quản
trị doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh, phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế
và nâng cao nhận thức về lợi ích áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.

2.1.3.3. Phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
Phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, thông qua tổ chức
bình chọn sản phẩm cơng nghiệp nơng thơn tiêu biểu. Hỗ trợ tổ chức hội chợ,

11

download by :


triển lãm hàng công nghiệp nông thôn, hàng thủ công mỹ nghệ; hỗ trợ các cơ sở
công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ, triển lãm. Hỗ trợ xây dựng, đăng ký
thương hiệu và đầu tư các phòng trưng bày để giới thiệu quảng bá sản phẩm và
các hoạt động xúc tiến thương mại khác.
Mục đích là khai thác các nguồn lực tại chỗ (lao động, tài nguyên, truyền
thống văn hoá lịch sử) nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm CNTTCN tiêu biểu, đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Lựa chọn sản phẩm tiêu biểu có tiềm năng phát triển để hỗ trợ, tạo điều kiện phát
triển đạt được cấp cao hơn và trở thành sản phẩm thế mạnh, sản phẩm xuất khẩu.
2.1.3.4. Tư vấn, trợ giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn
Tư vấn trợ giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn trong việc: Lập dự án
đầu tư, marketing; quản lý sản xuất - tài chính - kế toán - nhân lực; thành lập
doanh nghiệp; liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh; thiết kế mẫu mã,
bao bì đóng gói; ứng dụng cơng nghệ - thiết bị mới. Tư vấn hướng dẫn, hỗ trợ
các tổ chức, cá nhân tiếp cận các chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách đất đai,
chính sách khoa học cơng nghệ, chính sách tài chính - tín dụng và các chính sách
ưu đãi khác của Nhà nước.
Mục đích là hướng dẫn, tư vấn hỗ trợ các cơ sở CNNT nâng cao năng lực
quản lý, hợp lý hoá sản xuất, hạ giá thành sản phẩm; đầu tư xây dựng dây chuyền
mới, mở rộng quy mô nâng cao năng lực sản xuất, quản lý chất lượng, mẫu mã
sản phẩm, xử lý chất thải bảo vệ mơi trường, áp dụng ISO, HACCAP và các
chương trình về tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch hơn... Phát triển năng lực

của các chuyên gia, các tổ chức dịch vụ khuyến công, mở rộng phạm vi, nội dung
khuyến công đến các cơ sở CNNT.
2.1.3.5. Cung cấp thông tin về các chính sách phát triển cơng nghiệp, khuyến cơng
Cung cấp thơng tin về các chính sách phát triển cơng nghiệp, khuyến
công, thông tin thị trường, phổ biến kinh nghiệm, mô hình sản xuất kinh doanh
điển hình, sản xuất sạch hơn trong cơng nghiệp, thơng qua các hình thức như:
Xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh; xuất bản các bản tin, ấn
phẩm; xây dựng dữ liệu, trang thông tin điện tử; tờ rơi, tờ gấp và các hình thức
thơng tin đại chúng khác.
Mục đích là tổ chức thơng tin, tun truyền các chính sách của Nhà nước
về khuyến cơng, về tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn bằng nhiều hình

12

download by :


×