Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 148 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN MINH ĐỨC

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG CẤP XÃ
ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Quyền Đình Hà

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc


Phú Thọ, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Đức

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viện của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS Quyền Đình Hà đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thơn – Học viện nơng
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập, thực hiện đề tài và
hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND huyện Đoan
Hùng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hoàn thành luận văn./.

Phú Thọ, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Đức

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ..................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục đồ thị, hình, sơ đồ ........................................................................................ ix
Danh mục hộp ............................................................................................................... x
Trích yếu luận văn .......................................................................................................xii
Thesis abstract ............................................................................................................xiii
Phần 1. Mở đầu .......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ............................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 3

1.4.

Giới hạn phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3

1.4.1.

Phạm vi không gian nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.2.

Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu ............................................................ 3

1.4.3.


Giới hạn phạm vi thời gian nghiên cứu ............................................................ 3

1.5.

Đóng góp mới của luận văn............................................................................. 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ............................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận của xây dựng cấp xã đạt chuẩn tcpl trên địa bàn huyện .............. 5

2.1.1.

Một số định nghĩa, khái niệm có liên quan đến xây dựng cấp xã đạt
chuẩn TCPL .................................................................................................... 5

2.1.2.

Vai trò của thực hiện đẩy mạnh xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL trong
tổng thể nhiệm vụ xây dựng NTM ................................................................. 11

2.1.3.

Yêu cầu của xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL trên địa bàn huyện ................ 14

2.1.4.

Nguyên tắc xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL trên địa bàn huyện .................. 15

2.1.5.


Nội dung nghiên cứu về xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL trên địa bàn
huyện ............................................................................................................ 15

iii

download by :


2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến đẩy mạnh xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL
trên địa bàn huyện ......................................................................................... 18

2.2.

Cơ sở thực tiễn về đẩy mạnh xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL ..................... 20

2.2.1.

Những kinh nghiệm của một số địa phương về thực hiện xây dựng cấp
xã CTCPL ..................................................................................................... 20

2.2.2.

Một số bài học kinh nghiệm cho huyện Đoan Hùng trong việc xây dựng
chuẩn TCPL trên địa bàn. .............................................................................. 24

2.2.3.


Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề .................................. 26

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 31
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................ 31

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 31

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................................. 32

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 40

3.2.1.

Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu ........................................................ 40

3.2.2

Phương pháp điều tra thông tin...................................................................... 41

3.2.3.

Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu. ......................................................... 42


3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu. ...................................................................... 43

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 43

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ..................................................................................... 45
4.1.

Thực trạng thực hiện xây dựng cấp xã đạt chuẩn tcpl trên địa bàn huyện
Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.............................................................................. 45

4.1.1.

Các thiết chế bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng
cấp xã chuẩn TCPL pháp luật. ....................................................................... 49

4.1.2.

Tổ chức, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả thi hành hiến pháp và pháp luật ............ 53

4.1.3.

Tổ chức giải quyết các thủ tục hành chính của chính quyền cấp xã. ............... 56

4.1.4.


Nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật và quyền cơng dân của người dân. ..........64

4.1.5.

Hịa giải ở cơ sở ............................................................................................ 71

4.1.6.

Thực hiện dân chủ ở cơ sở ............................................................................ 73

4.1.7.

Xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL trong tổng thể phát triển nông thôn mới. ........75

4.2

Các yếu tố ảnh hưởng đến đẩy mạnh xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận
pháp luật trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. ................................ 77

4.2.1.

Các quy định về đánh giá xã chuẩn TCPL ..................................................... 77

iv

download by :


4.2.2.


Năng lực của công chức chuyên môn, báo cáo viên và hịa giải viên pháp
luật cấp xã ..................................................................................................... 81

4.2.3.

Trình độ nhận thức và hiểu biết của người dân về các thiết chế TCPL ........... 87

4.2.4.

Sự phối hợp giữa các cơ quan tổ chức của địa phương .................................. 91

4.2.5.

Các nguồn lực cho công tác xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ........... 93

4.3.

Đẩy mạnh thực hiện xây dựng cấp xã đạt chuẩn tcpl trên địa bàn huyện
Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới ................................................. 97

4.3.1.

Đinh
̣ hướng về đẩ y ma ̣nh công tác xây dựng cấp xã chuẩn TCPL trên địa
bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. ............................................................ 97

4.3.2.

Các giải pháp đẩy mạnh thực hiện xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL trên
địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới ........................ 100


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................ 113
5.1.

Kết luận ...................................................................................................... 113

5.2.

Kiến nghị .................................................................................................... 114

5.2.1.

Kiến nghị đối với Chính phủ ....................................................................... 114

5.2.1.

Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân tỉnh ...................................................... 114

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 116
Phụ lục ................................................................................................................... 120

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt


TCPL

Tiếp cận pháp luật

UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

HĐPHPBGDPL Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật
TTHC

Thủ tục hành chính

TTPBGDPL

Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật

PBGDPL

Phổ biến giáo dục pháp luật

PL

Pháp luật


vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Sản lượng một số mặt hàng công nghiệp chủ yếu của huyện Đoan
Hùng ......................................................................................................... 38
Bảng 4.1. Danh sách cấp xã đạt chuẩn TCPL trên địa bàn huyện năm 2018............... 46
Bảng 4.2. Bảng điểm số trung bình và mức độ hồn thiện của các tiêu chí ................ 47
Bảng 4.3. Danh sách các xã không đạt chuẩn TCPL năm 2018 trên địa bàn
huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ ............................................................... 48
Bảng 4.4. Các thiết chế ở cấp xã thực hiện nhiệm vụ xây dựng chuẩn TCPL ............. 50
Bảng 4.5. Đánh giá mức độ phổ biến của các nhiệm vụ đảm bảo quyền TCPL
của người dân ............................................................................................ 52
Bảng 4.6. Tình hình xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền UBND cấp
xã từ năm 2016-2018................................................................................. 55
Bảng 4.7. Tình hình giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo .......................................... 56
Bảng 4.8. Kết quả khảo sát đánh giá sự hài lòng của người dân khi giải quyết
thủ tục hành chính ..................................................................................... 57
Bảng 4.9. Mức độ hiểu biết của người dân về thủ tục hành chính .............................. 58
Bảng 4.10. Khảo sát sự hài lòng của người dân về kết quả giải quyết TTHC................ 59
Bảng 4.11. Khảo sát cách tiếp cận của người dân về thủ tục hành chính, trình tự,
thời hạn giải quyết, mức phí, lệ phí qua các nguồn thơng tin phổ
biến ........................................................................................................... 62
Bảng 4.12. Khảo sát mức độ hài lòng về cách bố trí địa điểm tiếp nhận và trả kết
quả của UBND xã ..................................................................................... 63
Bảng 4.13. Thống kê kết quả công tác tuyên truyền PBGDPL trên địa bàn huyện
từ năm 2016-2018 ..................................................................................... 67
Bảng 4.14. Tổng hợp ý kiến trả lời về xu hướng thay đổi của các hình thức

tuyên truyền PBGDPL............................................................................... 68
Bảng 4.15. Kết quả hoạt động hòa giải trên địa bàn huyện Đoan Hùng từ năm
2016-2018 ................................................................................................. 71
Bảng 4.16. Khảo sát lựa chọn của người dân giữa hòa giải với khởi kiện nếu có
tranh chấp ................................................................................................. 73
Bảng 4.17. Đánh giá về hiệu quả thực hiện dân chủ ở cơ sở ........................................ 75

vii

download by :


Bảng 4.18. Phân loại cấp xã theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và loại
đơn vị hành chính ...................................................................................... 80
Bảng 4.19. Tổng hợp rà sốt cơng chức Tư pháp – Hộ tịch.......................................... 82
Bảng 4.22. Đánh giá hiệu quả bảo đảm quyền TCPL của nhân dân của nhóm
các thiết chế về thực hiện quản lý hành chính ............................................ 88
Bảng 4.23. Một số lĩnh vực chuyên môn quy định tham gia đánh giá xã Chuẩn
TCPL ........................................................................................................ 92
Bảng 4.24. Kinh phí tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại một số xã trên
địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ ................................................... 94

viii

download by :


DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 3.1. Bản đồ huyện Đoan Hùng .......................................................................... 31
Sơ đồ: 4.1. Các thiết chế thực hiện quyền TCPL cho người dân ở cấp xã ..................... 51

Biểu 4.2. Đánh giá hiệu quả các hình thức TCPL chủ yếu của người dân .................. 69
Biểu 4.3. Bảng khảo sát nhu cầu tìm hiểu lĩnh vực luật pháp của người dân .............. 70

ix

download by :


DANH MỤC HỘP
Hình 3.1. Bản đồ huyện Đoan Hùng ......................................................................... 31
Sơ đồ: 4.1. Các thiết chế thực hiện quyền TCPL cho người dân ở cấp xã ..................... 51
Biểu 4.1.

Khảo sát ý kiến người dân về hiệu quả niêm yết thủ tục hành chính........... 61

Biểu 4.2.

Đánh giá hiệu quả các hình thức TCPL chủ yếu của người dân.................. 69

Biểu 4.3.

Bảng khảo sát nhu cầu tìm hiểu lĩnh vực luật pháp của người dân ............. 70

x

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Minh Đức

Tên luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên
địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Mục dích của nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng để
đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên
địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
Phương pháp nghiên cứu:
Để làm rõ thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng để từ đó làm căn cứ đề
xuất giải pháp tăng cường xây dựng cấp xã đạt tiêu chuẩn tiếp cận pháp luật, tác giả đã
sử dụng các phương pháp so sánh, phương pháp thống kê mơ tả, các phương pháp phân
tích định tính, định lượng và phương pháp tham vấn. Đây là những phương pháp rất phù
hợp để sử dụng vào trong nghiên cứu này.
Kết quả chính và kết luận
Tiếp cận pháp luật là quyền bình đẳng của mọi người, và thực hiện xây dựng cấp
xã chuẩn tiếp cận pháp luật là một minh chứng cụ thể cho nỗ lực của chính quyền từ
Trung ương đến địa phương trong công cuộc đảm bảo quyền tiếp cận pháp luật cho
người dân.
Kết quả nghiên cứu tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ cho thấy: Về cơ bản
chính quyền địa phương đã xây dựng, duy trì và phát huy được các thiết chế đảm bảo
quyền được tiếp cận pháp luật của người dân và thực hiện có hiệu quả vai trị của các
thiết chế đó.
Hiệu quả của công tác xây dựng cấp xã chuẩn tiếp cận pháp luật phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như chính sách phải luật của nhà nước, trình độ nhận thức của người dân,
trình độ chun mơn của cán bộ cơng chức và đội ngũ tuyên truyền viên, hòa giải viên,
các điều kiện về kinh phí, thù lao và trang bị cơ sở vật chất... mà trong đó vẫn cịn nhiều

yếu tố tồn tại những hạn chế và cần được hoàn thiện.
Từ kết quả nghiên cứu về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng, tác giả đã đề xuất
nhiều giải pháp mang tính đồng bộ trong đó nêu bật lên vai trị của quy định pháp luật,
trình độ chun mơn và kỹ năng nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, tuyên truyền
viên, hòa giải viên trong thực hiện nhiệm vụ đảm bảo quyền tiếp cận pháp luật của công

xi

download by :


dân cùng với các nội dung khác như đảm bảo các điều kiện về kinh phí cũng như điều
kiện trang bị cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ này.
Việc xây đẩy mạnh xây dựng cấp xã chuẩn Tiếp cận pháp luật sẽ là điều kiện và
tiền đề quan trọng để người dân có thể thực hiện và đảm bảo các quyền về pháp luật quy
định trong Hiến pháp. Mặc dù việc hoàn thiện các thiết chế phục vụ điều kiện tiếp cận
pháp luật của người dân đã đạt nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên hiệu quả của nhiệm vụ này
này có phần phụ thuộc vào các yếu tố như trình độ nhận thức, kỹ năng chun mơn,
nghiệp vụ của những người tham gia và thụ hưởng. Tác giả đã đề ra những giải pháp để
có thể khắc phục những hạn chế đồng thời tăng cường hiệu quả “đẩy mạnh nhiệm vụ
xây dựng cấp xã chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ..

xii

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Minh Duc
Thesis title: Solution to strengthen the construction of the commune to reach the law

access standard in Doan Hung district, Phu Tho province.
Major: Economic Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
The objective of the study is analyzis the situation and influencing factors to
propose solutions to promote for construction of the commune to reach the law access
standard in Doan Hung district, Phu Tho province.
Materials and Methods
In order to clarify the situation and analyze the influencing factors from which to
use as a basis for proposing solutions to strengthen the construction of commune sto
reach the law access standard, the author used comparative method, descriptive
statistics, methods of qualitative, quantitative analysis and consultation method. These
are very suitable methods for this study.
Main findings and conclusions
Access to the law is everyone's equality right, and the implementation of
building the commune to reach the law access standard is a specific proof of the
government's efforts in ensuring ffor people to access to law.
Research results in Doan Hung district, Phu Tho province shew that: Basically,
local goverment have built, maintained and promoted institutions to ensure the right of
people to access to the law and effectively implemented the role of those institutions.
The effective of the construction of the commune to reach the law access
standard activitives depends on many factors such as the policy of the law of the State,
the level of awareness of the people, the professional qualifications of public officers
and the ommunicators, mediators, operating budget, remuneration and facilities ... in
which still exist many limitions that need to be improved.
Dase on research results about the situation and the influencing factors, the
author was proposed many synchronous solutions. Whereby, focus on the role of law

regulations, professional qualifications and professional skills of the public officers,
propagandists and mediators in performing the task of ensuring citizens' access to law
along with other contents such as ensuring operating budget and facilities.

xiii

download by :


Construction of the commune to reach the law access standard will be an
important condition for people to implement and ensure the legal rights stipulated in the
Constitution. Although the completion of institutions to serve the law access conditions
of the people has achieved many good results. However, the effectiveness of this task
depend on factors such as the level of awareness, professional skills and skills of
participants and beneficiaries. The author set out solutions to overcome the limitations
and increase efficiency "to promote construction of commune law access standard" in
Doan Hung district, Phu Tho province.

xiv

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, Việt Nam đã có những bước tiến dài trong việc
phát triển khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện cho việc chuyển đổi từ nền kinh tế tập
trung sang nền kinh tế thị trường và xây dựng nhà nước pháp quyền. Bước sang
giai đoạn 2016-2020, trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng và đáp ứng yêu
cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa theo Hiến pháp năm 2013,

vấn đề cải cách tư pháp, cải cách hành chính, xây dựng và hồn thiện hệ thống
pháp luật đồng bộ, thống nhất và thực thi công khai đòi hỏi Đảng và Nhà nước
cần quan tâm, nhận thức đúng đắn việc xây dựng một cơ chế đảm bảo quyền tiếp
cận pháp luật cho người dân.
Kết hợp với nhiệm vụ phát triển nông nghiệp nông thôn đã và đang mối
quan tâm hàng đầu, có vai trị quyết định đối với việc phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của
Đảng, ngày 16/8/2016 Thủ tướng Chính phủ đã ký, ban hành Quyết định số
1600/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thôn mới
giai đoạn 2016 – 2020 đã xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới là: “Xây
dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; có
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức
sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát
triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản
sắc văn hóa dân tộc; mơi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phịng và an ninh,
trật tự được giữ vững”. Bộ Tư pháp được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì,
hướng dẫn thực hiện “đánh giá, công nhận, xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp
luật; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân” trong
nội dung thành phần về nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng,
chính quyền, đồn thể chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; cải thiện và
nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính cơng; bảo đảm và tăng cường khả
năng tiếp cận pháp luật cho người dân của Chương trình. Triển khai thực hiện
nhiệm vụ được giao, Bộ Tư pháp đã tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ký, ban
hành Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08/5/2017 ban hành Quy định về xây dựng
xã, phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL, trong đó quy định về các tiêu chí, chỉ tiêu

1

download by :



TCPL, nội dung xây dựng, thẩm quyền, quy trình và trách nhiệm của cơ quan, tổ
chức trong việc xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL. Tiêu chí xã đạt
chuẩn TCPL là tiêu chí thành phần 18.5 trong tiêu chí 18 - Hệ thống chính trị và
tiếp cận pháp luật thuộc bộ tiêu chí quốc gia về xã nơng thôn mới theo Quyết định
số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Lần đầu tiên chuẩn
tiếp cận pháp luật được xác định và trở thành một trong nội dung của Bộ tiêu chí
quốc gia về xã nơng thơn mới giai đoạn 2016 – 2020.
Việc đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là tiêu chí đánh
giá xã đạt chuẩn nơng thơn mới; là tiêu chí đánh giá phường, thị trấn đạt chuẩn
đô thị văn minh; Đảng bộ, chính quyền cấp xã đạt tiêu chuẩn “ trong sạch, vững
mạnh”. Để thực hiện tiêu chí này trong xây dựng nơng thơn mới, chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 đề ra một nhiệm
vụ “ Đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn TCPL, bảo đảm và tăng cường khả năng
TCPL cho người dân”.
Thực hiện đường lối của Đảng, trong thời gian qua, đẩy mạnh xây dựng
nông thôn mới đã và đang diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trên cả nước nói
chung và ở huyện Đoan Hùng - một huyện vùng trung du của tỉnh Phú Thọ nói
riêng trong đó nhiệm vụ xây dựng cấp xã chuẩn TCPL là một trong các nhiệm vụ
được quan tâm triển khai thực hiện. Đến năm 2018, trên địa bàn huyện Đoan
Hùng đã có 23/28 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn TCPL với những thống
kê được đánh giá cao. Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được, trong q trình
thực hiện vẫn cịn tồn tại nhiều khó khăn thách thức do nhiệm vụ xây dựng địa
phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật có phạm vi rất rộng, liên quan đến nhiều
cấp, nhiều ngành; một số nội dung còn dẫn đến cách hiểu khác nhau, quy trình
cịn phức tạp; nhiều tiêu chí, chỉ tiêu cịn định tính, thiếu định lượng cụ thể, thậm
chí khơng khả thi; một số chính quyền cơ sở cũng chưa chuẩn bị đầy đủ tinh thần
và điều kiện để triển khai thực hiện dẫn đến thực hiện xây dựng cấp xã khơng
đảm bảo tiến độ, lộ trình cơng nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới của tỉnh. Vấn đề
này cần sớm phân tích, làm rõ và có các giải pháp thúc đẩy phù hợp

Trước yêu cầu thực tiễn trong việc xây dựng nơng thơn mới nói chung và
xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận nói riêng trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh
Phủ Thọ và mong muốn hoàn thiện kinh nghiệm và sớm đưa công tác xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn về đích, tơi lựa chọn đề tài “Giải pháp đẩy mạnh xây
dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh
Phú Thọ” làm đề Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành quản lý kinh tế.

2

download by :


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yêu tố ảnh hưởng để đề
xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL trên địa bàn
huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về xây dựng cấp xã đạt TCPL.
Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng cấp
xã đạt chuẩn TCPL trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL
trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu các vấn đề lí luận và thực tiễn về giải pháp đẩy mạnh xây
dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL.
Đối tượng khảo sát: Lãnh đạo Chính quyền cấp huyện, cấp xã, lãnh đạo
phịng Tư pháp, cơng chức Tư pháp và một số công chức cấp xã ở vị trí cơng tác
khác, người dân trên địa bàn là đối tượng trực tiếp thực hiện, đánh giá hoặc
hưởng lợi từ nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL.

1.4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm vi không gian nghiên cứu
Phạm vi không gian nghiên cứu của luận văn tập trung chủ yếu trên địa
bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
1.4.2. Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu
Giới hạn nội dung nghiên cứu của luận văn tập trung trong phạm vi các
vấn đề về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
1.4.3. Giới hạn phạm vi thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu, thơng tin về tình hình thực hiện xây
dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL trên điạ bàn thời gian 3 năm gần đây (2016 –
2018), thông tin sơ cấp được điều tra trong năm 2018.

3

download by :


1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Sau khi luận văn hoàn thành, luận văn được thực hiện sẽ đem lại các kết
quả sau:
Luận văn đã hệ thống hoá, làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xây
dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL; thực trạng thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xây dựng
cấp xã đạt chuẩn TCPL ở nhiều địa phương trong cả nước thời gian qua, những
thành công và những thách thức và kinh nghiệm đặt ra trong việc xây dựng cấp xã
chuẩn TCPL; đưa ra một số bài học kinh nghiệm về thực hiện giải pháp đẩy mạnh
xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
Luận văn đã đánh giá được thực trạng và phân tích được các yếu tố ảnh
hưởng đến thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL thời
gian qua. Luận văn đã chỉ ra được nguyên nhân của những yếu kém trong thực hiện
các giải pháp đó. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xây dựng cấp xã

đạt chuẩn TCPL trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.

4

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA XÂY DỰNG CẤP XÃ ĐẠT CHUẨN TCPL
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
2.1.1. Một số định nghĩa, khái niệm có liên quan đến xây dựng cấp xã đạt
chuẩn TCPL
2.1.1.1. Khái niệm pháp luật
Theo định nghĩa tại Khoản 1, Điều 3, Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật năm 2015 của Quốc hội thì Pháp luật hay quy phạm pháp luật “là quy
tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều
lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành
chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật
này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.” hay nói một cách khác
Luật pháp dưới góc độ luật học được hiểu như là tổng thể các quy tắc xử sự có
tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí chung của
một quốc gia, khu vực, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp
giáo dục, thuyết phục, và cưỡng chế.
Luật pháp là hệ quả tất yếu của xã hội có giai cấp như Mác và Angel đã
phân tích “Pháp luật hay luật pháp chỉ phát sinh, tồn tại và phát triển trong một
xã hội có giai cấp, có nhà nước, bản chất của pháp luật thể hiện ở tính giai cấp
của nhà nước. Tuy nhiên pháp luật cũng mang tính xã hội bởi vì ở mức độ nhất
định, nó phải thể hiện và bảo đảm những yêu cầu chung của xã hội về văn hóa,
phúc lợi, môi trường sống… về mặt này, pháp luật xã hội chủ nghĩa có tính thống
nhất về tính giai cấp và tính xã hội”.

2.1.1.2. Tiếp cận pháp luật
TCPL là một khái niệm mới trong khoa học pháp lý và hiện nay tồn tại
nhiều cách hiểu khác nhau. UNDP trình bày trong Khảo sát ý kiến của người dân
về tiếp cận pháp luật và Tư pháp ở Việt Nam tháng 5 năm 2004, thuật ngữ tiếp
cận pháp luật được trình bày: “...tiếp cận pháp luật là khả năng tiếp cận của
người dân trong sử dụng các dịch vụ pháp luật công và tư”.
Về mặt khái niệm, quyền TCPL có thể được hiểu là quyền của người dân
được hưởng thụ/sử dụng những thiết chế trong hệ thống pháp luật để qua đó, tìm
kiếm sự cơng bằng và lợi ích hợp pháp. Cũng có thể nói cách khác, quyền TCPL

5

download by :


là nghĩa vụ của Nhà nước cung cấp các dịch vụ, các thiết chế pháp luật để đảm
bảo sự bình đẳng của các nhóm xã hội trong việc hưởng thụ/sử dụng các dịch vụ
pháp lý để có thể được đảm bảo về các quyền và lợi ích hợp pháp
Để khẳng định bản chất tốt đẹp của chế độ ta trong việc chăm lo, bảo vệ và
phát huy đầy đủ các quyền con người, quyền công dân, Hiến pháp năm 2013 của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: "Ở nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền cơng dân về chính trị, dân sự,
kinh tế, văn hóa, xã hội được cơng nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến
pháp và pháp luật”. Hiến pháp còn tuyên bố: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do
Nhân dân, vì Nhân dân”; "Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp
và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật”, “Nhà nước bảo đảm
và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo
đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, cơng bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc,

có điều kiện phát triển tồn diện”.
Để thực hiện các quy định trên đây của Hiến pháp, kịp thời hỗ trợ, giúp
đỡ người dân trong tiếp cận, sử dụng pháp luật để thực thi quyền, nghĩa vụ
của mình cũng như bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, tham gia quản lý
nhà nước, quản lý xã hội ngay tại địa bàn xã, phường, thị trấn. Nhà nước từng
bước thiết lập và khơng ngừng hồn thiện các thiết chế thực thi pháp luật, hỗ
trợ người dân thực thi pháp luật (thiết lập bộ máy tổ chức, bố trí cán bộ, bảo
đảm cơ sở vật chất; hồn thiện quy trình giải quyết yêu cầu, vướng mắc pháp
luật, thiết lập các cơ chế bảo vệ, hỗ trợ người dân thực thi pháp luật...). Ngày
13/01/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 09/2013/QĐTTg Quy định về chuẩn TCPL của người dân tại cơ sở trong đó có quy định
“TCPL là hoạt động tuyên truyền, giáo dục đưa pháp luật về với người dân
giúp người dân tại cơ sở có cái nhìn đúng đắn về pháp luật, bảo đảm điều
kiện đáp ứng nhu cầu nâng cao nhận thức pháp luật, thực hiện, bảo vệ và phát
huy quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân ngay tại cơ sở; phát huy vai trò
của pháp luật trong đời sống xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”.

6

download by :


2.1.1.3. Chuẩn tiếp cận pháp luật
Chuẩn TCPL là một hệ thống các tiêu chí và chỉ tiêu thành phần được quy
định cụ thể tại Phụ lục I - Thông tư 07/2017/TT-BTP ngày 28/7/2017 quy định
về điểm số, hướng dẫn các tính điểm các chỉ tiêu TCPL, hội đồng đánh giá TCPL
và một số nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL theo đó
chuẩn TCPL có 05 tiêu chí (và 25 chỉ tiêu thành phần), bao gồm:
1) Bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật (05 Chỉ tiêu - 15 điểm);
2) Thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân

cấp xã (05 chỉ tiêu - 30 điểm);
3) Phổ biến, giáo dục pháp luật (09 chỉ tiêu - 25 điểm);
4) Hòa giải ở cơ sở (03 Chỉ tiêu - 10 điểm);
5) Thực hiện dân chủ ở cơ sở (05 Chỉ tiêu - 20 điểm).
Như vậy, chuẩn TCPL phải được hiểu là chính quyền cấp xã phải bảo đảm
thực hiện đầy đủ quyền được thông tin về pháp luật của công dân; bảo đảm thi
hành Hiến pháp và pháp luật; thực hiện tốt thủ tục hành chính; thực hiện dân chủ
ở cơ sở và cơng tác hịa giải ở cơ sở ở một mức độ tối đa; phải thực hiện nghiêm
chỉnh Luật PBGDPL, Luật hịa giải ở cơ sở, Luật Tổ chức chính quyền địa
phương; Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Luật có liên quan như Luật
tiếp cơng dân, Luật khiếu nại, Luật tố cáo và các quy định liên quan đến thực
hiện các thủ tục hành chính. Người dân phải có hiểu biết pháp luật, nắm vững
pháp luật, dễ dàng tiếp cận, khai thác và sử dụng pháp luật; các cơ quan nhà nước
và người thi hành công vụ phải thực hiện nghiêm chỉnh và và đầy đủ trách nhiệm
được giao theo Luật để bảo đảm thực hiện đầy đủ nhất các quyền và lợi ích hợp
pháp của người dân, doanh nghiệp. Các tổ chức đoàn thể xã hội, nhất là Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận và người dân phải
được tham gia, giám sát việc thực hiện.
Việc ban hành văn bản này và triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng
cấp xã đạt chuẩn TCPL sẽ nâng cao nhận thức pháp luật trong toàn xã hội, bảo
đảm thực hiện đầy đủ quyền được thông tin về pháp luật của cơng dân, mà cịn
bảo đảm cho Hiến pháp và pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh, thống nhất,
phát huy và thực hiện dân chủ ở cơ sở, bảo đảm thực thi trên thực tế các quyền
con người, quyền cơng dân khi thực hiện các thủ tục hành chính tại cấp xã và kịp
thời giải tỏa mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật ngay tại cộng đồng dân cư,

7

download by :



không để tranh chấp, mâu thuẫn, xung đột đẩy lên cao gây ra bất ổn xã hội. Qua
thực hiện tốt nhiệm vụ này còn nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và xã hội
bằng pháp luật; nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức cấp xã trong thực thi
công vụ; cải thiện điều kiện tiếp cận thông tin pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp
luật, hòa giải ở cơ sở, giải quyết thủ tục hành chính, phát huy dân chủ ở cơ sở của
cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2.1.1.4. Cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Theo quy định tại Điều 6 Quyết định số 619/QĐ-TTg, cấp xã đạt đủ điều
kiện đạt chuẩn TCPL khi đáp ứng đủ 04 điều kiện như sau:
Thứ nhất, khơng có tiêu chí nào dưới 50% số điểm tối đa. Nếu có một hoặc
một số chỉ tiêu, nội dung thành phần của tiêu chí đạt dưới 50% số điểm tối đa
theo quy định nhưng tổng số điểm của tiêu chí đó khơng dưới 50% số điểm tối đa
thì vẫn đáp ứng điều kiện này.
Để có đủ điều kiện, số điểm đạt được của từng tiêu chí là:


Tiêu chí 1. Bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật: đạt từ 7,5 điểm

trở lên.


Tiêu chí 2. Thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban

nhân dân cấp xã: đạt từ 15 điểm trở lên


Tiêu chí 3. Phổ biến, giáo dục pháp luật: đạt từ 12,5 điểm trở lên




Tiêu chí 4. Hịa giải ở cơ sở: đạt từ 5 điểm trở lên



Tiêu chí 5. Thực hiện dân chủ ở cơ sở: đạt từ 10 điểm trở lên

Thứ hai, kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân về chất lượng,
thái độ phục vụ khi thực hiện thủ tục hành chính đạt từ 80% tổng số điểm tối đa
trở lên. Đây cịn là một chỉ tiêu của tiêu chí TCPL (chỉ tiêu 5 của Tiêu chí 2). Vì
vậy, kết quả đánh giá sự hài lòng vừa là điều kiện để xét, công nhận đạt chuẩn
TCPL của cấp xã, vừa được cộng điểm để tính vào điểm số chung của các tiêu
chí TCPL. Điểm số tối đa của chỉ tiêu này là 12 điểm, theo đó để đảm bảo điều
kiện này thì kết quả điểm số đạt được của chỉ tiêu này trên thực tế phải tương
ứng từ 8 điểm trở lên.
Thứ ba, tổng số điểm của các tiêu chí phải đạt từ 90% số điểm tối đa trở lên
đối với cấp xã loại I, từ 80% số điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại II và từ
70% số điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại III. Việc phân loại cấp xã loại I,

8

download by :


loại II, loại III được thực hiện theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày
25/5/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII về tiêu chuẩn của đơn vị
hành chính và phân loại đơn vị hành chính.
Thứ tư, trong năm khơng có cán bộ, cơng chức cấp xã bị xử lý kỷ luật bằng
hình thức từ cảnh cáo trở lên do vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ hoặc
phải bồi thường thiệt hại do hành vi công vụ trái pháp luật gây ra.

Khi xem xét điều kiện này, cần lưu ý một số yếu tố về:
a. Hình thức xử lý kỷ luật cán bộ, công chức phải từ cảnh cáo trở lên.
b. Hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức phải liên quan đến thực thi
công vụ, đó là hành vi khơng thực hiện hoặc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
không đúng quy định của pháp luật trong q trình thực thi cơng vụ.
c. Hành vi công vụ trái pháp luật của cán bộ, công chức đã gây ra thiệt hại, phải
bồi thường thiệt hại. Việc bồi thường này được xác định trong quyết định giải
quyết khiếu nại, tố cáo của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc
trong bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
2.1.1.5. Đánh giá công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Theo quy định tại Quyết định số 619/QĐ- TTg quy định về xây dựng xã,
phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL, hàng năm, UBND cấp xã sẽ tiến hành rà sốt,
chấm điểm, đánh giá các tiêu chí TCPL. Sau khi xét thấy địa phương đã đạt đủ
điều kiện thực hiện đánh giá đạt chuẩn TCPL theo quy định, UBND cấp xã tiến
hành lập hồ sơ đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn TCPL và phải hoàn thành
trước ngày 05/01 của năm liền kề sau năm đánh giá. Quy trình đánh giá xã chuẩn
TCPL ở cấp xã có thể tóm tắt trong 05 bước:
Bước 1: Rà soát, theo dõi, chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu TCPL
Nội dung cơng việc: Rà sốt, theo dõi, chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu
TCPL theo lĩnh vực quản lý và được giao theo dõi.
Thời hạn thực hiện: Trước ngày 31/12 của năm đánh giá.
Kết quả thực hiện: Bảng chấm điểm kết quả thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu
(theo Mẫu số 01-TCPL-II Thơng tư số 07/2017/TT-BTP).
Bước 2: Tổng hợp kết quả chấm điểm, dự thảo Báo cáo tự đánh giá kết quả
đạt chuẩn TCPL
Nội dung công việc:

9

download by :



- Tổng hợp kết quả trên cơ sở kết quả chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu TCPL
của cơng chức cấp xã theo lĩnh vực quản lý và nhiệm vụ được giao theo dõi.
- Xây dựng Báo cáo tự đánh giá kết quả đạt chuẩn TCPL trên địa bàn xã,
phường, thị trấn.
Bước 3: Họp đánh giá cấp xã đạt chuẩn TCPL
Nội dung công việc:
- Chủ tịch UBND cấp xã triệu tập cuộc họp, trình bày nội dung, tài liệu liên
quan và những vấn đề trọng tâm phục vụ đánh giá.
- Tổ chức họp cho ý kiến về kết quả xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL.
Người thực hiện:
- Chủ trì họp: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Công chức Tư pháp - Hộ tịch, Văn phòng - Thống kê có trách nhiệm tham
mưu, chuẩn bị nội dung, tài liệu có liên quan phục vụ họp đánh giá.
- Thành phần tham dự: Do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định,
gồm: các công chức chuyên môn của cấp xã được giao theo dõi các tiêu chí, chỉ
tiêu TCPL; mời đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính
trị - xã hội cấp xã (Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nơng dân,
Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh) dự họp.
- Chủ trì cuộc họp kết luận cuộc họp.
- Chuẩn bị hồ sơ để đề nghị xét, công nhận cấp xã đạt chuẩn TCPL nếu đủ
điều kiện theo quy định.
Bước 4: Lập hồ sơ đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn TCPL.
Nội dung công việc:
- Lập hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn TCPL (nếu đủ điều kiện theo
quy định).
Bước 5: Hoàn thiện, gửi hồ sơ đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn TCPL
Nội dung công việc:
Rà sốt, hồn chỉnh hồ sơ đề nghị cơng nhận cấp xã đạt chuẩn TCPL, phê

duyệt hồ sơ và gửi hồ sơ đến Phòng Tư pháp cấp huyện.
Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện, việc xét, công nhận đạt chuẩn TCPL
phải hoàn thành trước ngày 25/01 của năm sau liền kề năm đánh giá. Cấp xã sau

10

download by :


×