Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rừng bền vững trên địa bàn huyện yên bình, tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 132 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HUYỀN

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI

Chuyên ngành:

Phát triển nông thôn

Mã số:

8620116

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Quyền Đình Hà

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP - 2019

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ lấy
bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Huyền

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện theo chương trình đào tạo Sau đại học, chun
ngành Phát triển nơng thơn, khố 25, giai đoạn 2016 - 2018 tại Học viện Nơng nghiệp
Việt Nam.
Trong q trình học tập và hồn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn cùng quý thầy,
cô giáo Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Uỷ ban nhân dân, Hạt kiểm lâm huyện Yên
Bình tỉnh Yên Bái; và địa phương nơi tác giả nghiên cứu. Nhân đây tác giả xin chân
thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới PGS.TS Quyền Đình
Hà người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong
suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu,
Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn cùng quý thầy, cô giáo Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập cũng như
hoàn thành luận văn. Tác giả xin cảm ơn Uỷ ban nhân dân, Hạt kiểm lâm huyện Yên
Bình tỉnh Yên Bái đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả học tập và triển khai đề tài

nghiên cứu. Xin cảm ơn địa phương nơi tác giả nghiên cứu đã cung cấp những thông tin,
tư liệu cần thiết cũng như tạo điều kiện cho tác giả thu thập số liệu ngoại nghiệp phục vụ
cho luận văn.
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè gần xa và
người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian học tập và
hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Huyền

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chư viết tắt....................................................................................................v
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Danh mục biểu đồ ...................................................................................................... vii
Danh mu ̣c hı̀nh, hô ̣p .................................................................................................. viii
Trích yế u luận văn ....................................................................................................... ix

Thesis abstract ............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................2

1.3.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................3

1.4.

Giới hạn phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3

1.5.

Những đóng góp mới của đề tài .......................................................................4


Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của quản lý rừng bền vững ................5
2.1.

Cơ sở lý luận ...................................................................................................5

2.1.1.

Một số khái niệm về quản lý rừng bền vững.....................................................5

2.1.2.

Vai trị, nơ ̣i dung của quản lý rừng bền vững ....................................................8

2.1.3.

Nội dung nghiên cứu quản lý rừng bền vững ..................................................11

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rừng bền vững tại Việt Nam .....................17

2.2.

Cơ sở thực tiễn...............................................................................................22

2.2.1.

Quản lý rừng bền vững trên thế giới...............................................................22

2.2.2.


Quản lý rừng bền vững ở một số địa phương Việt Nam..................................26

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................31
3.1.

Đặc điểm địa bàn huyện Yên Bình .................................................................31

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên .........................................................................................31

3.1.2.

Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................................36

iii

download by :


3.2.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................41

3.2.1.

Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu .........................................................41

3.2.2.


Phương pháp điều tra thơng tin ......................................................................42

3.2.3.

Phương pháp phân tích thông tin ....................................................................43

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .........................................................................44

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................45
4.1.

Thực trạng quản lý rừng sản xuấ t bền vững trên địa bàn huyện Yên Bình,
tỉnh Yên Bái ..................................................................................................45

4.1.1.

Khái quát tình hình phát triển rừng sản xuấ t trên địa bàn huyện Yên Bình......45

4.1.2.

Thực trạng quản lý rừng trên địa bàn huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái ..............51

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rừng bền vững trên địa bàn huyện Yên
Bình, tỉnh Yên Bái .........................................................................................68


4.2.1.

Các chính sách, luật pháp về lâm nghiệp ........................................................68

4.2.2.

Năng lực của địa phương ...............................................................................72

4.2.3.

Sự phối hợp giữa các cơ quan trong công tác kiểm tra, thanh tra bảo vệ rừng...... 73

4.2.4.

Trách nhiê ̣m và quyề n lơ ̣i của chủ rừng .........................................................74

4.3.

Đinh
̣ hướng và các giải pháp quản lý rừng bền vững trên địa bàn huyện
Yên Bình, tỉnh Yên Bái ..................................................................................75

4.3.1.

Đinh
̣ hướng....................................................................................................75

4.3.2.

Căn cứ ...........................................................................................................76


4.3.3.

Các giải pháp quản lý rừng bền vững trên địa bàn huyện Yên Bình, tỉnh Yên
Bái .................................................................................................................77

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................99
5.1.

Kết luận .........................................................................................................99

5.2.

Kiến nghị ..................................................................................................... 100

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 102
Phụ lục .................................................................................................................... 105

iv

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ASEAN


Hiệp hội các quốc gia Đông nam Á

BVR

Bảo vệ rừng

CCR

Chứng chỉ rừng

CoC

Chuỗi hành trình sản phẩm

C&I

Tiêu chí và chỉ số

ĐDSH

Đa dạng sinh học

GTZ

Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức

Ha

Hectare - Hec ta


HTX

Hợp tác xã

ISO

Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa

ITTO

Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế

NN & PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NWG

Tổ công tác quốc gia quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng

P&C&I VN

Bộ tiêu chuẩn FSC Việt Nam

PCCCR

Phịng cháy, chữa cháy rừng

PRA


Đánh giá nơng thơn có sự tham gia

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

QLR

Quản lý rừng

QLRBV

Quản lý rừng bền vững

QPFL

Công ty TNHH Trồng rừng Quy Nhơn, Việt Nam

SXKD

Sản xuất kinh doanh

FAO

Nông của Liên Hợp Quốc

FSC

Hội đồng quản trị rừng quốc tế


TFT

Quỹ rừng nhiệt đới

UBND

Uỷ ban nhân dân

USD

Đô la Mỹ

WWF

Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên

v

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2018 ..............................................................33
Bảng 3.2. Tình hình dân số của huyện trong giai đoạn 2016 – 2018 ..........................36
Bảng 3.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động huyện Yên Bình ..........................................37
Bảng 3.4. Chọn mẫu điều tra, đánh giá ......................................................................42
Bảng 3.5. Thông tin cầ n thu thâ ̣p và phương pháp thu thâ ̣p số liê ̣u sơ cấ p..................43
Bảng 4.1. Kết quả kiểm kê rừng tới năm 2018 trên địa bàn huyện Yên Bình .............53
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp các xã khảo sát năm 2018....................54
Bảng 4.3. Số lượng lớp tập huấn công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên

địa bàn huyện Yên Bình qua các năm ........................................................57
Bảng 4.4. Tổng hợp các khoá tuyên truyền về QLRBV .............................................58
Bảng 4.5. Diện tích rừng trồng mới theo báo cáo và theo kết quả kiểm kê rừng
qua các năm ..............................................................................................59
Bảng 4.6. Sự khác nhau giữa quy định khai thác gỗ rừng trồng là rừng sản xuất và
rừng phòng hộ ...........................................................................................60
Bảng 4.7. Các vụ vi phạm và hình thức xử lý vi phạm Luật Bảo vệ phát triển rừng
trên địa bàn huyện Yên Bình qua các năm .................................................62
Bảng 4.8. Kết quả phân loại kinh tế hộ tại 11 thôn.....................................................64
Bảng 4.9. Thống kê các nguồn thu nhập hộ gia đình năm 2017 tại các thơn ...............65
Bảng 4.10. Tiêu chí phân loại nhóm cộng đồng ...........................................................94

vi

download by :


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Hı̀nh 2.1.

Quy trı̀nh cấ p chứng chı̉ rừng ....................................................................7

Biểu đồ 4.1. Diện tích và sản lượng khai thác rừng sản xuất trên địa bàn huyện Yên
Bình qua các năm giai đoạn 2015 – 2018 ................................................45
Biểu đồ 4.2. Tỉ lệ che phủ rừng sản xuất hàng năm trên địa bàn huyện Yên Bình
qua các năm ............................................................................................46
Biểu đồ 4.3. Tổng GTSX ngành lâm nghiệp trên địa bàn huyện Yên Bình qua các
năm.........................................................................................................46
Biểu đồ 4.4. Diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC trên địa bàn huyện Yên Bình
qua các năm ............................................................................................47

Biểu đồ 4.5. Biểu tổng hợp diện tích tham gia dự án KfW8.........................................49
Biểu đồ 4.6. Đánh giá của cán bộ và hộ dân về công tác xây dựng quy hoạch và kế
hoạch quản lý rừng trên địa bàn huyện Yên Bình ....................................53
Biểu đồ 4.7. Tỉ lệ các hộ trồng rừng đã được giao đất quản lý .....................................55
Biểu đồ 4.8. Tỉ lệ các hình thức giao đất tại huyện Yên Bình năm 2018 ......................56
Biểu đồ 4.9. Mức độ ảnh hưởng của chính sách đến quản lý rừng bền vững trên địa
bàn huyện Yên Bình................................................................................72

vii

download by :


DANH MU ̣C HÌNH, HỢP
HÌNH
Hı̀nh 2.1. Quy trı̀nh cấ p chứng chı̉ rừng ......................................................................7
Hình 4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý rừng huyện Yên Bình .................................51
Hình 4.2. Mối liên hệ giữa các nhân tố kinh tế - xã hội tác động và ảnh hưởng đến
công tác QLR trên địa bàn huyện n Bình ...............................................68
HỘP
Hộp 4.1.

Vai trị của chứng chỉ rừng FSC ................................................................48

Hộp 4.2.

Thực trạng khai thác rừng phòng hộ tại huyện Yên Bình ...........................61

Hộp 4.3.


Tuyên truyền, phổ biến về quản lý rừng bền vững và xây dựng chứng
chỉ rừng FSC .............................................................................................73

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Huyền
Tên luâ ̣n văn: “Giải pháp quản lý rừng bền vững trên địa bàn huyện Yên Bình, tỉnh
Yên Bái”.
Chuyên ngành: Phát triển nông thôn

Mã số: 8620116

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý rừng bền vững, phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến quản lý rừng bền vững trên địa bàn huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, từ đó đề
xuất các giải pháp quản lý rừng bền vững trên địa bàn huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu đã
công bố như các báo cáo, niên giám thống kê của tỉnh, các báo cáo tóm tắt của các
phòng, ban liên quan. Số liệu sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn các doanh nghiệp,
cán bộ.
Phương pháp phân tích số liệu: Nghiên cứu sử dụng một số phương pháp phân
tích số liệu như phương pháp phân tích mơ tả, phân tổ thống kê và phân tích so sánh.
Kế t quả chính và kế t luận
Thực trạng cơng tác quản lý rừng bền vững trên địa bàn huyện Yên Bình: Rừng

bền vững hiện đang được triển khai thực hiện trên địa bàn huyện n Bình. Người dân
có rừng trực tiếp được hưởng lợi. Các dự án mang lại hiệu quả về kinh tế, môi trường và
xã hội. Công tác xây dựng quy hoạch và kế hoạch quản lý rừng trên địa bàn huyện Yên
Bình được đánh giá ở mức trung bình. Chính vì vậy cơng tác quy hoach, kế hoạch quản
lý rừng luôn được cán bộ các cấp chú trọng. Giao đất giao rừng cho người dân tự quản
lý và khai thác dựa trên những quyết định, quy định đã được ban hành thơng qua hình
thức giao khốn và bảo vệ. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý rừng
bền vững và phát triển rừng được duy trì và triển khai rộng khắp. Chú trọng cơng tác
kiểm tra, giám sát, đánh giá, bảo vệ rừng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến QLRBV trên địa bàn huyện Yên Bình bao gồm các
chính sách hỗ trợ, hệ thống quản lý rừng, sự tham gia của cộng đồng người dân và
nguồn lực tài chính. Có nhiều ngun nhân dẫn tới quản lý rừng chưa bền vững như: i)
Kế hoạch quản lý rừng 5 năm chưa thực sự phù hợp với tài nguyên rừng, năng lực, thiếu
cơ chế giám sát đánh giá; thiếu tính độc lập tự chủ trong lập và thực hiện kế hoạch; ii)

ix

download by :


Thiếu hệ thống cơ sở dữ liệu về tài nguyên, lẫn tài chính, kinh tế xã hội chưa được cập
nhật; iii) Chưa có hệ thống giám sát đánh giá tác động môi trường của các hoạt động
sản xuất kinh doanh; iv) Vai trò và quyền lợi, nghĩa vụ của cộng đồng trong tiến trình
quản lý rừng chưa được làm rõ, thiếu cơ chế thực hiện.
Giải pháp về các chính sách quản lý rừng bền vững: Nâng cao năng lực của
cán bộ nhà nước về quản lý rừng bền vững; Công tác tuyên truyền, phổ biến trồng
và bảo vệ rừng; Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động trồng và bảo vệ rừng; Hoàn
thiện hệ thống tổ chức bộ máy về lâm nghiệp; Quản lý rừng cộng đồng kết hợp với
quản lý nhà nước.


x

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Huyen
Thesis title: Solutions to manage sustainable forest in Yen Binh district, Yen Bai province
Major: Rural Development

Code: 8620116

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Evaluating situation and analyzing factors that influence solutions to manage
sustainable forest, and put forward several main solutions to manage sustainable forest
in Yen Binh district, Yen Bai province.
Methods
Data collection method: Secondary data is collected through proclaimed documents
such as reports, statistical yearbook of the province; summary reports of the departments,
committees. Primary data is gathered from enterprises, government officials.
Method of analysis: there are several methods of analysis using in this study
such as descriptive analysis, partial analysis, comparative analysis.
Main findings and conclusions
Evaluating the situation of sustainable forest management in Yen Binh
district: Sustainable forest is conducted in Yen Binh district, the people directly
benefit from forest. Projects bring economic, environmental and social efficiency.
The development of forest management planning work is evaluated at an average
level. Therefore, planning work are allocated for local officials. Allocating land and
forest for people to self-manage and exploited through the decisions and regulations

which are issued through contracting and protection form. Propaganda and
dissemination of laws on sustainable forest management and forest development are
maintained and widely implemented. Focusing on checking, monitoring, evaluating
and protecting forests.
Analyzing factors that influence solutions to manage sustainable forest in Yen
Binh district include: supporting policies, forest management system, participation of
community and financial resources. There are several reasons for unsustainable forest
management including: i) 5-year forest management plan is not suitable for forest
resources, capacity, lack of monitoring and evaluation mechanism; lack of
independence and autonomy in planning and implementing plans; ii) Lack of a system
of databases on resources, and financial and socio-economic issues that have not been

xi

download by :


updated; iii) There is no system for monitoring and evaluating environmental impacts of
production and business activities; iv) The role and obligations of the community in the
forest management process have not been cleared, lack of implementation mechanisms.
Put forward several main solutions to manage sustainable forest in Yen Binh
district, Yen Bai province such as.: Improving the capacity of local government on
sustainable forest management; Promoting the propaganda and dissemination of forest
planting and protection; To enhance inspection and supervision of forest planting and
protection activities; Completing the organizational system of forestry; Community
forest management combined with state management.

xii

download by :



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá của đất nước, một bộ phận quan trọng
của mơi trường sinh thái, nó khơng chỉ có khả năng tái tạo mà cịn có giá trị lớn
về kinh tế, gắn liền với đời sống người dân các dân tộc miền núi.
Việt Nam là một trong những nước có mật độ dân số cao nhất trên thế giới
và xếp thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á với ước tính có 25 triệu dân sống phụ thuộc
vào rừng cùng những tác động nghiêm trọng đến tính bền vững của các hệ sinh
thái bị ảnh hưởng quan trắc được.
Việt Nam đã phát triển và đang triển khai thực hiện các chiến lược, chính
sách và dự án khác nhau liên quan để bảo vệ đa dạng sinh học như: Chiến lược
bảo vệ môi trường quốc gia của Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020; Định hướng Phát triển bền vững ở Việt Nam; Chiến lược quản lý hệ thống
khu bảo tồn ở Việt Nam, đang tạo nền tảng cho các chính sách quốc gia về sử
dụng và bảo tồn rừng. Nâng độ che phủ rừng lên 44 - 45% vào năm 2020; tăng
năng suất, chất lượng và giá trị của rừng; cơ cấu lại gành theo hướng nâng cao
giá trị gia tăng; đáp ứng cơ bản nhu cầu gôc, lâm sản cho tiêu dùng trong nước
và xuất khẩu. Tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân có cuộc
sống gắn với nghề rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh quốc
phịng. Góp phần thực hiện đề án Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp về giải pháp
“nâng cao năng suất, chất lượng rừng”. Phát triển rừng trồng sản xuất có năng
suất cao, nâng cao tỷ lệ gỗ nguyên liệu cung ứng cho công nghiệp chế biến và
sản xuất đồ gỗ.
Tây Bắc là khu vực nghèo nhất của Việt Nam. Đất rừng chiếm đến 2/3
tổng diện tích đất của khu vực này. Hệ thống rừng nơi đây là mái nhà xanh có vai
trị quan trọng trong việc điều tiết nguồn nước các nhà máy thuỷ điện, phòng
chống lũ lụt, đảmbảo an tồn cho vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Huyện n Bình nằm ở phía Đơng Nam và là phần dưới của tỉnh Yên Bái.

Trong những năm 1970, phần lớn diện tích đất nông nghiệp bị ngập nước khi thi
công xây dựng nhà máy thủy điện Thác Bà dẫn đến bề mặt nước chiếm ¼ tồn
bộ diện tích huyện. Hiện nay, đất nơng nghiệp được giới hạn chỉ có 18% trong

1

download by :


khi đất lâm nghiệp chiếm 50% mà 85% trong số đó được phân loại là rừng sản
xuất. Trồng rừng chủ yếu bao gồm cây keo (~80%), một phần bạch đàn và khơng
bị bất kì thiên tai lớn nào trước đây. Sự phụ thuộc nhiều vào sản xuất lâm nghiệp
và đầu tư hộ cá thể chiếm chủ yếu trong quản lý rừng. Các can thiệp thúc đẩy đa
dạng tại huyện Yên Bình, tỉnh n Bái mục đích nhằm cân bằng khả năng kinh
tế với bền vững sinh thái đồng thời cải thiện khả năng giảm thiểu khí hậu của các
khu rừng thơng qua việc tránh các thói quen lâm sinh bất lợi được thấy ở nhiều
nơi. Tuy nhiên, thực tiễn sử dụng đất năng suất thấp, sự suy giảm và phân mảnh
liên tục của tài nguyên rừng trên địa bàn huyện, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém
và ở xa do đó hạn chế các phương án phát triển sinh kế. Ngày nay sinh kế của
người dân địa phương chủ yếu dựa vào lâm sản có giá trị cao như gỗ rừng tự
nhiên. Tuy nhiên do nhận thức của người dân địa phương còn sơ đẳng nên khi
quản lý rừng trồng thường được thực hiện theo một chu kì kinh doanh (từ trồng
đến khi thu hoạch) là 6-7 năm ít áp dụng biện pháp lâm sinh trung gian. Kéo dài
hơn thời gian luân chuyển, cải thiện tỉa thưa, khai thác gỗ có chọn lọc và sử dụng
tái sinh tự nhiên qua quản lý rừng trồng còn chưa được áp dụng. Xuất phát từ
những yêu cầu thực tiễn, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Giải pháp quản
lý rừng bền vững trên địa bàn huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng để đề

xuất các giải pháp quản lý rừng bền vững trên địa bàn huyện Yên Bình, tỉnh
Yên Bái.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rừng
bền vững.
+ Đánh giá thực trạng quản lý rừng bền vững trên địa bàn huyện n
Bình, tỉnh n Bái.
+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rừng bền vững trên địa bàn
huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
+ Đề xuất các giải pháp quản lý rừng bền vững trên địa bàn huyện Yên
Bình, tỉnh Yên Bái.

2

download by :


1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu là rừng trồng sản xuất trên địa bàn huyện Yên
Bình, tỉnh Yên Bái.
- Các điều kiện tự nhiên, kinh tế có ảnh hưởng đến quản lý rừng bền vững
trên địa bàn huyện n Bình, tỉnh n Bái.
- Các chính sách, các kết quả hoạt động liên quan đến quản lý rừng bền
vững trên địa bản huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
- Các tác nhân liên quan đến quản lý rừng bền vững trên địa bàn huyện
Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
1.4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Giới hạn phạm vi không gian nghiên cứu: đề tài đươ ̣c thư ̣c hiê ̣n trong
pha ̣m vi địa bàn huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
- Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu:

Hiê ̣n nay rừng được phân loa ̣i theo mục đích sử dụng được quy định
tại Điều 4 Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT quy định tiêu chí xác định và phân
loại rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy đinh
̣ rừng
gồ m ba loa ̣i đó là:
1. Rừng phòng hộ: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước,
bảo vệ đất, chống xói mịn, chống sa mạc hố, hạn chế thiên tai, điều hồ khí hậu
và bảo vệ môi trường.
2. Rừng đặc dụng: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên,
mẫu chuẩn hệ sinh thái của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa
học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du
lịch, kết hợp phịng hộ bảo vệ mơi trường.
3. Rừng sản xuất: là rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh
gỗ, các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phịng hộ, bảo vệ mơi trường.
Trong phạm vi cũng như điề u kiê ̣n thời gian và nguồ n lưc̣ cho phép của đề
tài, tác giả chı̉ tiến hành nghiên cứu tâ ̣p trung vào Quản lý bền vững rừng sản
xuấ t trên điạ bàn huyê ̣n Yên Bı̀nh, tı̉nh Yên Bái.
- Giới hạn phạm vi thời gian nghiên cứu: đề tài được tiến hành từ tháng 9
năm 2017 đến tháng 9 năm 2018.

3

download by :


1.5. NHỮ NG ĐÓNG GÓP MỚI CỦ A ĐỀ TÀ I
Về lý luận: Luận văn đã hê ̣ thố ng hóa các Khái niê ̣m quản lý; Khái niệm
về quản lý rừng bền vững. Luâ ̣n văn làm rõ các quan điể m về vai trò của quản lý
rừng bền vững; Nội dung quản lý rừng bền vững theo chứng chı̉ FSC; Và nội
dung nghiên cứu quản lý rừng bền vững; Các nyếu tố ảnh hưởng đế n quá trı̀nh

quản lý rừng bề n vững để làm cơ sở lý luận cho việc thực hiện đề tài. Bên cạnh
đó luận văn cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm quản lý rừng bề n vững ở trong và
ngoài nước nhằm rút ra bài học áp dụng vào thực tiễn quản lý rừng bề n vững trên
điạ bàn huyê ̣n Yên Bı̀nh.
Về thưc̣ tiễn: Luận văn đã đánh giá thực tra ̣ng phát triể n rừng sản xuấ t;
thưc̣ tra ̣ng diê ̣n tı́ch rừng đươ ̣c cấp chứng chı̉ FSC và thực tra ̣ng quản lý rừng sản
xuấ t bề n vững theo chứng chı̉ FSC trên địa bàn huyê ̣n Yên Bı̀nh. Bên ca ̣nh đó,
đưa ra đươ ̣c những yế u tố ảnh hưởng đế n quản lý rừng sản xuấ t bền vững trên địa
bàn huyê ̣n Yên Bı̀nh và từ đó đưa ra những giải pháp hỗ trơ ̣ phù hơ ̣p nhấ t để
nhằ m giúp cho công tác quản lý rừng sản xuấ t bề n vững mô ̣t cách hiê ̣u quả nhấ t.
Tác giả tiế n hành nghiên cứu bằ ng việc khảo sát 98 cá nhân với các các đối
tượng sau: Lãnh đạo huyện; Hạt kiểm lâm; Đại diện các dự án về rừng; Lãnh đạo
xã; Chủ rừng trên điạ bàn các xã Bảo Ái, Tân Hương và xã Đại Đồng. Bên ca ̣nh
đó thảo luận trao đổi ý kiến với cán bộ làm cơng tác QL rừng các cấp để có cái
nhìn tổng quan nhấ t về quản lý rừng bề n vững hướng theo chứng chı̉ FSC trên
điạ bàn huyê ̣n Yên Bı̀nh.

4

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ
CỦA QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm về quản lý rừng bền vững
2.1.1.1. Khá i niê ̣m quả n lý
Quản lý (tiếng Anh là Management): Thuật ngữ quản lý được định
nghĩa theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở những cách tiếp cận khác nhau.
Các tác giả đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về quản lý, vı́ dụ như:

+ Thông thường, quản lý đồng nhất với các hoạt động tổ chức chỉ huy,
điều khiển, động viên, kiểm tra, điều chỉnh… theo lý thuyết hệ thống: “quản lý là
sự tác động có hướng đı́ch của chủ thể quản lý đến một hệ thống nào đó nhằm
biến đổi nó từ trạng thái này sang trạng thái khác theo nguyên lý phá vỡ hệ thống
cũ để tạo lập hệ thống mới và điều khiển hệ thống” (Đỗ Hoàng Toàn, 2001).
+ Theo Phạm Thanh Nghị (2000) cho rằng, quản lý là tác động có định
hướng, có chủ đı́ch của chủ thể quản lý (người quản lý ) đến khách thể quản lý
(người bị quản lý) trong một nhó m tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và
đạt được mục đı́ch của tổ chức.
Như vậy, quản lý là một chức năng riêng biệt nảy sinh ra từ bản thân,
bản chất của quá trình xã hội, của lao động thuộc về nó. Bản chất của quản lý
là một quá trình điều khiển mọi quá trình xã hội khác. Giữa chủ thể quản lý và
khách thể bị quản lý diễn ra một mối quan hệ tương tác, ảnh hưở ng qua lại lẫn
nhau và chính nhờ mối quan hệ đó mà hệ thống vận động đến mục tiêu. Tổ
hợp những tác động từ chủ thể đến khách thể làm cho hệ vận hành đến mục
tiêu và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác. Đó là quản lý, tập hợp
các tác động quản lý làm nảy sinh ra các mối quan hệ quản lý.
2.1.1.2. Khá i niê ̣m quản lý rừng bền vững
Khái niệm về quản lý rừng bền vững đã được hình thành từ đầu thế kỷ
thứ 18. Ban đầu chỉ chú trọng đến khai thác, sử dụng gỗ được lâu dài, liên tục.
Cùng với sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và phát triển kinh tế-xã hội quản lý
rừng bền vững đã chuyển từ quản lý kinh doanh gỗ sang quản lý kinh doanh

5

download by :


nhiều mặt tài nguyên rừng, quản lý hệ thống sinh thái rừng và cuối cùng là
quản lý rừng bền vững trên cơ sở các tiêu chuẩn, tiêu chí được xác lập chặt

chẽ, toàn diện về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường.
Định nghĩa về quản lý rừng bền vững của Uỷ ban Quốc Tế về Môi
Trường và Phát Triển được đưa ra vào năm 1987 được chấp nhận rộng rãi. Đó
là: “Quản lý bền vững là việc đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không ảnh
hướng tới khả năng tái tạo để đáp ứng nhu cầu tương lai” (Uỷ ban Quốc Tế về
Môi Trường và Phát Triển, 1987).
Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý những lâm phận ổn định
nhằm đạt được một hoặc nhiều hơn những mục tiêu quản lý rừng đã đề ra một
cách rõ ràng, như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ mong
muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương
lai của rừng và không gây ra những tác động không mong muốn đối với môi
trường tự nhiên và xã hội (Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế -ITTO, 1983).
Hoặc theo Tiến trình Hensinki (1975): “Quản lý rừng bền vững là sự
quản lý rừng và đất rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa
dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm
năng của rừng trong quá trình thực hiện và trong tương lai, các chức năng sinh
thái, kinh tế và xã hội của rừng ở cấp địa phương, cấp quốc gia và toàn cầu và
không gây ra những tác hại đối với hệ sinh thái khác“.
Quản lý rừng bền vững là phương thức quản trị rừng bảo đảm đạt được
các mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng, không làm suy giảm các giá trị và
nâng cao giá trị rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ mơi trường, góp phần giữ vững
quốc phịng, an ninh (Khoản 19 Điều 2 Luật Lâm nghiệp, 2017).
Có nhiều quan điểm khác về vấn đề quản lý rừng bền vững, nhưng tựu
chung đều có ý nghĩa như sau: “Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý
rừng để đạt được 1 hay nhiều mục tiêu cụ thể đồng thời xem xét đến việc phát
triển sản xuất dịch vụ và sản phẩm lâm nghiệp, đồng thời không làm giảm giá
trị hiện có và ảnh hưởng đến năng suất sau này, cũng như không gây ra các tác
động xấu đến môi trường tự nhiên và xã hội”.

6


download by :


2.1.1.3. Quy trı̀nh cấ p chứng chı̉ rừng

download by :

Để một khu rừng trồng được công nhận là quản lý rừng bền vững thì cần thiết phải có một cơ quan chứng nhận đánh giá đạt tiêu chuẩn FSC. Quy
trình dưới đây được xây dựng theo yêu cầu tiêu FSC. Dưới đây là sơ đồ tóm lược quy trình cấp chứng chỉ.
1

2

3

4

5

6

7

8

Chon cơ quan
chứng nhâ ̣n

Đơn xin

chứng nhâ ̣n

Ký tên

Tiề n đánh giá

Đánh giá
chính

Quyế t đinh
̣
chứng nhâ ̣n
(nế u cầ n)

Đánh giá
giám sát

Phương pháp
khắ c phu ̣c lỗi

(nế u cầ n)

(nế u cầ n)

(nế u cầ n)

(nế u cầ n)

• Chủ rừng chọn
và nộp đơn xin

chứng nhận
CCR đến đơn vị
chứng nhận
(CB) được FSC
ủy quyền
• Chủ rừng dựa
vào các báo giá
và thông tin
được các CB
cung cấp để lựa
chọn CB phù
phợp dựa trên
chi phí, hiệu
quả, danh tiếng
của CB

• CB sẽ cung cấp cho
Chủ rừng tất cả các
thông tin cần thiết về
quá trình chứng nhận
và các u cầu chứng
nhận của FSC
• CB xem xét đơn và
thông tin thu được từ
người nộp đơn để: lập
kế hoạch và tiến hành
quá trình chứng nhận;
thống nhất cách hiểu
các vấn đề giữa cơ
quan chứng nhận và

người nộp đơn; xác
định phạm vi chứng
nhận; xem xét việc có
phải đánh giá trước
hay khơng.

• Thỏa thuẩn

chứng nhận
(Licence
Agreement)
• Hợp đồng
chứng nhận
rừng (Forest
Certification
Contract)
• Biểu tính phí
đánh giá cho
từng năm
(Schedule of
fee & charges)

• Mục đích của tiền
đánh giá là để xem
xét những lỗi của hệ
thống quản lý rừng
của chủ rừng so với
tiêu chuẩn FSC để
chủ rừng có thời gian
khắc phục trước khi

tiến hành đánh giá
chính thức.

• Họp giới thiệu và
lên kế hoạch đánh giá
tại hiện trường.
• Thu thập bằng
chứng khách quan để
đánh giá sự tuân thủ
với tiêu chuẩn thông
qua việc xem xét tài
liệu, quan sát tại hiện
trường, thảo luận và
phỏng vấn các bên liên
quan.
• Đoàn đánh giá ghi
chép các yêu cầu khắc
phục (CAR - lỗi khi
tìm ra điểm khơng phù
hợp so với tiêu chuẩn).
• Họp thông báo sơ
bộ kết quả đánh giá

CB đưa ra kết luận • Chứng
chỉ
và thơng báo quyết
rừng thường có
định chứng nhận
thời hạn 5 năm
cho khách hàng

nhưng
phụ
trong thời hạn:
thuộc vào kết
• 12 tháng đối với
quả đánh giá
công tác đánh giá
giám sát hàng
quản lý rừng, hoặc
năm.
• 18 tháng đối với • Đánh
giá
những trường hợp
giám sát hàng
ngoại lệ và hợp lý
năm giống như
đối với các đánh
đánh giá chính
giá quản lý rừng
nhưng thời gian
• Thơng thường
ngắn hơn.
chỉ từ 3 – 6 tháng

Phân tích lỗi và xác
định nguyên nhân
cốt lõi gây ra lỗi
• Lên kế hoach thực
hiện sửa lỗi
• Thực hiện hành

động khắc phục
• Tài liệu hóa và lưu
trữ bằng chứng khắc
phục lỗi
• Ngăn ngừa lỗi xảy
ra trong tương lai


Hın
̀ h 2.1. Quy trın
̀ h cấ p chứng chı̉ rừng
Nguồ n: Sổ tay hướng dẫn thực hiê ̣n quản lý rừng bề n vững (2018)
7


2.1.2. Vai trị, nơ ̣i dung của quản lý rừng bền vững
2.1.2.1. Vai trò của quản lý rừng bền vững
Quản lý và phát triển rừng bền vững là 1 trong 3 chương trình phát triển
được xác định trong Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006
– 2020 với mục tiêu “Quản lý, phát triển và sử dụng rừng bền vững, có hiệu quả
nhằm đáp ứng về cơ bản nhu cầu lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu,
đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc dân, ổn định xã hội, đặc biệt tại khu vực
các dân tộc ít người và miền núi, đồng thời bảo đảm vai trò phòng hộ, bảo tồn đa
dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ mơi trường, góp phần phát triển bền vững
quốc gia” (Hoàng Hải, 2018).
Quản lý rừng bền vững là một bộ phận của phát triển bền vững, nghĩa là
sự phát triển có hiệu quả về kinh tế, không gây tác hại đến môi trường sống (kẻ
cả của người và các lồi sinh vật) và có đóng góp thiết thực cho giải quyết các
vấn đề xã hội cả cho hiện nay và mãi mãi về sau. Phát triển bền vững là một yêu
cầu cấp bách hiện nay của tồn thế giới, vì trong q khứ và hiện tại, sự phát

triển không bền vững đã và đang làm suy giảm nghiêm trọng tài nguyên thiên
nhiên, hủy hoại môi trường sống, đe dọa sự sống cịn của chính con người
(Hoàng Hải, 2018).
Hiện nay, trên phạm vi toàn thế giới cũng như từng quốc gia, quản lý rừng
không bền vững đã và đang là nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng ngày
một giảm, năng suất chất lượng rừng ngày càng kém, nhiều loài cây rừng và
động vật hoang dã ngày càng ít hoặc tuỵệt chủng; mơi trường sống bị đe dọa
nghiêm trọng như lũ lụt, khơ hạn, xói mòn đất ngày một gia tăng; đời sống của
người dân nhất là ở các cộng đồng địa phương sống trong và gần rừng bị ảnh
hưởng nghiêm trọng. Với quản lý rừng trồng, nếu chọn lồi cây trồng khơng phù
hợp có thể làm xói mịn đất, rừng bị sâu bệnh, năng suất kém; không giải quyết
tốt các vấn đề xã hội trong quản lý rừng sẽ dẫn đến khai thác trộm hoặc lấn
chiếm đất rừng, cường độ khai thác không hợp lý dẫn đến làm mất khả năng tái
sinh của rừng, v.v. (Đào Công Khanh, 2015).
2.1.2.2. Nội dung quản lý rừng bền vững
a. Chứng chı̉ rừng
Người sản xuất muốn chứng minh rằng các sản phẩm rừng của mình đặc
biệt là gỗ, được khai thác từ rừng đã được quản lý một cách bền vững phải tổ

8

download by :


chức đánh giá và cấp Chứng chỉ rừng. Chứng chỉ rừng (CCR) được coi là công
cụ mềm để thiết lập Quản lý rừng bền vững nhằm vừa đảm bảo đạt được các mục
tiêu phát triển kinh tế, vừa đảm bảo các mục tiêu về mơi trường và xã hội. Lợi
ích của cấp chứng chỉ là sản phẩm từ rừng có tính cạnh tranh cao trên những thị
trường và đặc biệt là coi trọng bảo vệ rừng và môi trường. (Đào Công Khanh,
2015) Chứng chı̉ rừng bao gồ m:

i) Chứng chỉ FM (Forest Management Certificate) – Chứng chỉ Quản lý
rừng: là chứng nhận cấp cho một hoặc các khu rừng xác định đã tuân thủ, đáp
ứng đầy đủ các yêu cầu liên quan đến các tiêu chuẩn bền vững về môi trường,
kinh tế và xã hội từ lúc trồng, quản lý đến khâu khai thác.
ii) Chứng chỉ CoC (Chain of Custody Certificate) – Chứng chỉ “Chuỗi
hành trình sản phẩm”: là giấy chứng nhận cấp cho các tổ chức đã chứng minh
được các sản phẩm chế biến từ gỗ được giao dịch từ các nguồn gốc đã được cấp
chứng chỉ, các sản phẩm này có thể sử dụng nhãn FSC và dấu chứng nhận của tổ
chức Chứng nhận.
Bên cạnh đó cịn có chứng chỉ gỗ có kiểm sốt (CW – Controlled Wood).
Là chứng chỉ xác nhận gỗ hoặc nguyên liệu gỗ không phải từ các nguồn sau: i)
Gỗ khai thác trái phép; ii) Gỗ khai thác vi phạm các quyền truyền thống và dân
sự; iii) Gỗ khai thác từ các khu rừng mà hoạt động quản lý đe doạ các giá trị bảo
tồn cao; iv) Gỗ khai thác trong các khu rừng được chuyển đổi từ rừng tự nhiên và
bán tự nhiên thành rừng trồng hoặc đất khơng có rừng; v) Gỗ từ rừng trong đó có
trồng lồi biến đổi gen. Gỗ có kiểm sốt dùng để trộn với gỗ có chứng chỉ FM
(thành FSC Mix/hoặc theo tỷ lệ pha trộn) khi chế biến thành sản phẩm.
Chứng chỉ rừng đã được áp dụng ở Việt Nam từ những năm 2000 và được
chính phủ coi là công cụ quản lý rừng bền vững. Chứng chỉ rừng là một trong
những mục tiêu chính của Chiến lược lâm nghiệp 2006-2020 - 30% rừng sản xuất
tương đương với khoảng 2 triệu ha đạt chứng chỉ rừng (Quyết định 18/2007/QĐTTg; Quyết định 3158/QĐ-BNN-TCLN-2016).
b. Nô ̣i dung quản lý rừng bền vững
Việc đánh giá và cấ p chứng chı̉ rừng cầ n đươ ̣c dưạ trên bộ “Tiêu chuẩn
quố c gia về quản lý rừng bền vững”. Hay nói cách khác nơ ̣i dung của quản lý
rừng bền vững chính là viê ̣c đánh giá và cấ p chứng chı̉ rừng dưạ trên bô ̣ “Tiêu
chuẩn quố c gia về quản lý rừng bền vững”.

9

download by :



Tiêu chuẩn quốc gia về QLRBV (Tiêu chuẩn FSC Việt Nam) được Tổ
Công Tác quốc gia Việt Nam (NWG) về QLRBV (nay là Viện quản lý rừng bền
vững và chứng chỉ rừng) biên soạn trên cơ sở Bộ tiêu chuẩn của FSC quốc tế
(P&C), có sử dụng những ý kiến đóng góp của nhiều nhà quản lý, khoa học, kinh
doanh lâm nghiệp trong nước và quốc tế để vừa đảm bảo được những tiêu chuẩn
quốc tế, vừa phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam. Tiêu chuẩn này là căn cứ
để đánh giá QLRBV của các chủ rừng ở Việt Nam. Qua nhiều lần sửa đổi, tới
nay phiên bản cuối cùng là 9c. Bộ tiêu chuẩn này bao gồm 10 tiêu chuẩn với 56
tiêu chí và 158 chỉ số, cụ thể như sau:
- Tiêu chuẩn 1: Tuân theo pháp luật và Tiêu chuẩn FSC Việt Nam: Chủ
rừng tuân theo pháp luật, những quy định hiện hành khác của Nhà nước và những
thoả thuận quốc tế mà Nhà nước đã ký kết, đồng thời tuân theo tất cả những tiêu
chuẩn và tiêu chí của Tiêu chuẩn FSC Việt Nam. Tiêu chuẩn này có 6 tiêu chí, 12
chỉ số.
- Tiêu chuẩn 2: Quyền và trách nhiệm sử dụng đất: Quyền và trách nhiệm
sử dụng lâu dài đất và tài nguyên rừng được xác lập rõ ràng, tài liệu hoá và được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tiêu chuẩn này có 3 tiêu chí, 8 chỉ số.
- Tiêu chuẩn 3: Quyền của người dân sở tại: Quyền hợp pháp và theo
phong tục của người dân sở tại về quản lý, sử dụng rừng và đất của họ được công
nhận và tơn trọng. Tiêu chuẩn này có 4 tiêu chí và 8 chỉ số.
- Tiêu chuẩn 4: Quan hệ cộng đồng và quyền của công nhân: Những hoạt
động quản lý kinh doanh rừng có tác dụng duy trì hoặc tăng cường phúc lợi kinh
tế xã hội lâu dài của công nhân lâm nghiệp và các cộng đồng địa phương. Tiêu
chuẩn này có 5 tiêu chí và 17 chỉ số.
- Tiêu chuẩn 5: Những lợi ích từ rừng: Những hoạt động quản lý rừng có
tác dụng khuyến khích sử dụng có hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ đa dạng của
rừng để đảm bảo tính bền vững kinh tế và tính đa dạng của những lợi ích mơi
trường và xã hội. Tiêu chuẩn này có 6 tiêu chí và 19 chỉ số.

- Tiêu chuẩn 6: Tác động môi trường: Chủ rừng thực hiện bảo tồn đa dạng
sinh học và những giá trị của đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn nước, đất đai,
những hệ sinh thái và sinh cảnh đặc thù dễ bị tổn thương, duy trì các chức năng
sinh thái và tồn vẹn của rừng. Tiêu chuẩn này có 10 tiêu chí và 32 chỉ số.
- Tiêu chuẩn 7: Kế hoạch quản lý: Có kế hoạch quản lý phù hợp với quy

10

download by :


mô và cường độ hoạt động lâm nghiệp, với những mục tiêu rõ ràng và biện pháp
thực thi cụ thể, và được thường xuyên cập nhật. Tiêu chuẩn này có 4 tiêu chí và
14 chỉ số.
- Tiêu chuẩn 8: Giám sát và đánh giá: Thực hiện giám sát định kỳ tương
ứng với quy mô và cường độ kinh doanh để nắm được tình hình rừng, sản lượng
các sản phẩm, chuỗi hành trình, các hoạt động quản lý rừng và những tác động
môi trường và xã hội của những hoạt động đó. Tiêu chuẩn này có 5 tiêu chí và 12
chỉ số.
- Tiêu chuẩn 9: Duy trì những rừng có giá trị bảo tồn cao: Những hoạt
động quản lý rừng ở những rừng có giá trị bảo tồn cao (RBTC) có tác dụng duy
trì hoặc tăng cường các thuộc tính của những rừng đó. Những quyết định liên
quan đến RBTC ln được cân nhắc cẩn thận trên cơ sở giải pháp phịng ngừa.
Tiêu chuẩn này có 4 tiêu chí và 9 chỉ số.
- Tiêu chuẩn 10: Rừng trồng: Rừng trồng được quy hoạch và quản lý phù
hợp với các Tiêu chuẩn và Tiêu chí từ 1 đến 9. Khi trồng rừng để đáp ứng các lợi
ích về kinh tế, xã hội và các nhu cầu về sản phẩm rừng của thị trường, những
rừng trồng đó cũng phải góp phần tạo điều kiện cho việc quản lý tốt các rừng tự
nhiên, làm giảm áp lực lên rừng tự nhiên, giúp phục hồi và bảo tồn rừng tự nhiên.
Tiêu chuẩn này có 9 tiêu chí và 27 chỉ số.

Trong 10 tiêu chuẩn trên thì các tiêu chuẩn 5, 7 và 8 với 15 tiêu chí và 45
chỉ số liên quan đến các yếu tố kinh tế; tiêu chuẩn 6, 9 và 10 với 23 tiêu chí và 68
chỉ số liên quan đến các yếu tố môi trường; tiêu chuẩn 1, 2, 3 và 4 với 18 tiêu chí
và 45 chỉ số liên quan tới các yếu tố xã hội.
2.1.3. Nội dung nghiên cứu quản lý rừng bền vững
Nô ̣i dung phương án quản lý rừng sả n xuấ t bề n vữ ng đươ ̣c nêu rõ ta ̣i
điề u 7 củ a Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT về quản lý rừng bền vững. Cu ̣
thể bao gồ m:
1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; thực trạng tài nguyên
rừng; kết quả sản xuất, kinh doanh; đánh giá thị trường có ảnh hưởng, tác động
đến hoạt động của chủ rừng:
a) Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; thực trạng tài nguyên
rừng, đa dạng sinh học:

11

download by :


- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất, rừng, hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh
học, di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan trong phạm vi của khu rừng; đánh giá
điều kiện tự nhiên về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu thủy văn, thổ nhưỡng và kinh
tế - xã hội theo số liệu thống kê;
- Tổng hợp đặc điểm dân số, lao động, dân tộc, thu nhập bình quân đầu
người/năm;
- Tổng hợp, đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng về giao thông;
- Tổng hợp, đánh giá hiện trạng sử dụng đất của chủ rừng từ kết quả thống
kê hoặc kiểm kê đất đai cấp xã năm gần nhất với năm xây dựng phương án quản
lý rừng bền vững;
- Tổng hợp, đánh giá hiện trạng rừng, trữ lượng rừng từ kết quả điều tra,

kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng;
- Đánh giá đa dạng loài thực vật rừng, động vật rừng chủ yếu; xác định các
loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu và sinh cảnh sống
của chúng; xác định hệ sinh thái rừng suy thoái cần phục hồi, khu vực cảnh quan
cần được bảo vệ và tổng hợp danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng.
b) Đánh giá kết quả sản xuất, kinh doanh của chủ rừng trong 03 năm liên
tiếp liền kề đến trước năm xây dựng phương án quản lý rừng bền vững;
c) Đánh giá thị trường tiêu thụ gỗ, sản phẩm gỗ trong nước có ảnh hưởng,
tác động đến hoạt động của chủ rừng; dự tính, dự báo các tác động của thị trường
đến hoạt động sản xuất, kinh doanh rừng, chế biến, thương mại lâm sản; khả
năng liên kết nâng cao hiệu quả sản xuất.
2. Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững trong giai đoạn thực
hiện phương án:
a) Về kinh tế: trồng rừng thâm canh, nâng cao năng xuất, chất lượng rừng
trồng; nâng cao chất lượng rừng tự nhiên; diện tích, sản lượng gỗ khai thác từ
rừng trồng, sản lượng gỗ khai thác tận thu, tận dụng; giá trị thu từ các hoạt động
chi trả dịch vụ môi trường rừng, trữ lượng các-bon rừng và các dịch vụ khác;
b) Về mơi trường: tổng diện tích rừng được bảo vệ, độ che phủ của rừng
đạt được; bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo vệ các loài thực vật rừng, động vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm; giảm số vụ cháy rừng, vi phạm pháp luật về lâm
nghiệp; diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững;

12

download by :


×