Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 118 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM VĂN DƢƠNG

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHO VAY ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG
TMCP Á CHÂU - CHI NHÁNH HÀ NỘI

Ngành:

Kế toán ứng dụng

Mã số:

8340301

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

PGS.TS. Trần Hữu Cƣờng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Mọi nội
dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực, khách quan và
chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu khoa học nào khác.
Tôi cũng xin cam kết rằng, mọi sự giúp đỡ cho công việc thực hiện luận văn đã
đƣợc cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc, bản


luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của cá nhân tôi.
Thái Bình, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Phạm Văn Dƣơng

i

download by :

năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành Kế toán với đề tài:
“Giải pháp thúc đẩy cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP
Á Châu - Chi nhánh Hà Nội", trƣớc hết tôi xin gửi đến quý thầy cô giáo trong khoa Kế
Toán & Quản Trị Kinh Doanh, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam lời cảm ơn chân
thành sâu sắc.
Đặc biệt, tôi xin gửi đến thầy giáo PGS.TS. Trần Hữu Cƣờng, ngƣời đã tận tình
hƣớng dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp này lời cảm ơn sâu sắc nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các phòng ban của ngân hàng TMCP
Á Châu - chi nhánh Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi nhiệt tình trong q trình hồn
thiện đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến những ngƣời thân trong gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
khoa học.

Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Bình, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Phạm Văn Dƣơng

ii

download by :

năm 2019


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ .......................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 1

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 1

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 2

1.4.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 2

1.4.1.

Phạm vi về nội dung ........................................................................................... 2

1.4.2.

Phạm vi không gian ............................................................................................ 2

1.4.3.


Phạm vi về thời gian ........................................................................................... 2

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 2

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về thúc đẩy cho vay đối với doanh nghiệp
nhỏ và vừa tại các NHTM ................................................................................ 3
2.1.

Cơ sở ly luận về thúc đẩy cho vay đối với DNNVV tại các NHTM .................. 3

2.1.1.

Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của thúc đẩy cho vay đối với DNNVV tại các
NHTM ................................................................................................................ 3

2.1.2.

Nội dung nghiên cứu về thúc đẩy cho vay đối với DNNVV tại các NHTM ..... 9

2.1.3.

Các yếu tố ảnh hƣởng đến thúc đẩy cho vay đối với DNNVV tại các
NHTM .............................................................................................................. 14

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 19


2.2.1.

Kinh nghiệm và bài học thúc đẩy cho vay của các ngân hàng thƣơng mại ở
Việt Nam........................................................................................................... 19

iii

download by :


2.2.2.

Bài học kinh nghiệm cho ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội ....... 21

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................... 23
3.1.

Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu .................................... 23

3.1.1.

Quá trình hình thành phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh
Hà Nội .............................................................................................................. 23

3.2.

Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 29

3.2.1.


Phƣơng pháp thu thập thông tin........................................................................ 29

3.2.2.

Phƣơng pháp phân tích thơng tin ...................................................................... 31

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu phân tích ............................................................................... 32

Phần 4. Kết quả và thảo luận về thúc đẩy cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ
và vừa tại ngân hàng TMCP Á Châu - chi nhánh Hà Nội ......................... 34
4.1.

Thực trạng thúc đẩy cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ACB Hà
Nội .................................................................................................................... 34

4.1.1.

Các điều kiện về cho vay .................................................................................. 34

4.1.2.

Các hình thức cho vay ...................................................................................... 38

4.1.3.

Quy trình cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng TMCP
Á Châu chi nhánh Hà Nội ................................................................................ 40


4.1.4.

Kết quả thúc đẩy cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ACB Hà Nội ......... 44

4.2.

Các yếu tố ảnh hƣởng đến thúc đẩy cho vay đối với DNNVV tại ngân
hàng TMCP Á Châu chi nhánh Hà Nội ............................................................ 55

4.2.1.

Các yếu tố bên trong ......................................................................................... 55

4.2.2.

Các yếu tố từ bên ngoài .................................................................................... 58

4.3.

Đánh giá chung kết quả đạt đƣợc và những hạn chế trong việc thúc đẩy
cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ACB Hà Nội ............................. 67

4.3.1.

Những kết quả đạt đƣợc ................................................................................... 67

4.3.2.

Một số hạn chế.................................................................................................. 69


4.4.

Giải pháp thúc đầy cho vay đối với dnnvv của ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Hà Nội .............................................................................................. 74

4.4.1.

Phƣơng hƣớng phát triển và mục tiêu cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ
và vừa của Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội ............................ 74

4.4.2.

Giải pháp thúc đẩy cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân
hàng TMCP Á Châu - chi nhánh Hà Nội ......................................................... 76

iv

download by :


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 91
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 91

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 92

5.2.1.


Kiến nghị đối với Nhà nƣớc ............................................................................. 92

5.2.2.

Với các DNNVV .............................................................................................. 93

5.2.3.

Kiến nghị đối với NHNN ................................................................................. 96

5.2.4.

Kiến nghị đối với ACB ..................................................................................... 98

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 99
Phụ lục ........................................................................................................................ 101

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu


CN

Chi nhánh

DN

Doanh nghiệp

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DNCP

Doanh nghiệp cổ phần

DNXD

Doanh nghiệp xây dựng

DNTM

Doanh nghiệp thƣơng mại

DNNLN

Doanh nghiệp nông lâm nghiệp

DNSXKD


Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

KHCN

Khách hàng cá nhân

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

NHNN

Ngân Hàng Nhà Nƣớc Việt Nam

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

NSNN

Ngân sách Nhà Nƣớc

PGD

Phòng giao dịch

QHKH

Quan hệ khách hàng


TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP

Thƣơng mại Cổ phần

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Cơ cấu huy động vốn tại ACB CN Hà Nội ................................................ 27

Bảng 3.2.

Dƣ nợ theo kỳ hạn cho vay tại ACB Chi nhánh Hà Nội ............................ 28

Bảng 3.3.

Lợi nhuận của ACB - CN Hà Nội năm 2016 - 2018 .................................. 29

Bảng 3.4.

Số lƣợng mẫu nghiên cứu là khách hàng ................................................... 31


Bảng 4.1.

Đối tƣợng cho vay của ngân hàng Á Châu Chi nhánh Hà Nội giai
đoạn 2016-2018 .......................................................................................... 35

Bảng 4.2.

Đánh giá của khách hàng về điều kiện cho vay của Ngân hàng Á
Châu – CN Hà Nội ..................................................................................... 37

Bảng 4.3.

Đánh giá của nhân viên ngân hàng về điều kiện cho vay của Ngân
hàng Á Châu – CN Hà Nội......................................................................... 38

Bảng 4.4.

Đánh giá của khách hàng về quy trình cho vay của Ngân hàng
Thƣơng Mại Cổ Phần ACB chi nhánh Hà Nội........................................... 42

Bảng 4.5.

Đánh giá của nhân viên về quy trình cho vay của Ngân hàng Thƣơng
Mại Cổ Phần ACB chi nhánh Hà Nội ........................................................ 43

Bảng 4.6.

Số lƣợng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn tại ngân
hàng Thƣơng Mại Cổ Phần ACB chi nhánh Hà Nội .................................. 44


Bảng 4.7.

Cơ cấu và tỷ trọng dƣ nợ tín dụng đối với DNNVV ACB - Chi
nhánh Hà Nội ............................................................................................. 46

Bảng 4.8.

Doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân
hàng Thƣơng Mại Cổ Phần ACB chi nhánh Hà Nội .................................. 47

Bảng 4.9.

Tình hình cho vay các Doanh nghiệp vừa và nhỏ theo kỳ hạn tại
ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần ACB chi nhánh Hà Nội ......................... 48

Bảng 4.10. Dƣ nợ cho vay DNNVV phân theo ngành nghề......................................... 49
Bảng 4.11. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn .................................................................. 51
Bảng 4.12. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của các DNVVN tại ACB chi nhánh Hà Nội
giai đoạn 2016 - 2018 ................................................................................. 52
Bảng 4.13. Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro của ACB chi nhánh Hà Nội.............................. 53
Bảng 4.14. Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay của ACB Hà Nội ........................ 54
Bảng 4.15. Doanh số thu nợ DNNVV ACB Chi nhánh Hà Nội................................... 54
Bảng 4.16. Tổng hợp các chính sách liên quan đến quản lí hoạt động cho vay ........... 61
Bảng 4.17. Nhân tố quan trọng khi quyết định vay của KH ......................................... 64

vii

download by :



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1.

Số lƣợng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn tại ngân hàng
Thƣơng Mại Cổ Phần ACB chi nhánh Hà Nội ....................................... 45

Biểu đồ 4.2.

Dƣ nợ tín dụng đối với DNVVN giai đonn 2016 - 2018 ........................ 46

Biểu đồ 4.3.

Dƣ nợ cho vay DNNVV phân theo ngành nghề ..................................... 49

Biểu đồ 4.4.

Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn của DNVVN tại ACB Chi
nhánh Hà Nội .......................................................................................... 51

Biểu đồ 4.5.

Tỷ trọng doanh số thu nợ DNNVV ACB Chi nhánh Hà Nội ................. 55

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Phạm Văn Dƣơng
Tên Luận văn: Giải pháp thúc đẩy cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân
hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội
Chuyên ngành: Kế toán ứng dụng

Mã số: 8340301

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vay đối với DNNVV của ngân
hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội, đề xuất giải pháp khắc phục các
tồn tại nhằm thúc đẩy cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thƣơng
mại cổ phần Á Châu trong những năm tới.
Phƣơng pháp nghiên cứu
 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu, thông tin thứ cấp: Đề tài thu thập số liệu thông tin thứ cấp từ các báo
cáo tài chính, sổ sách kế tốn, sách báo, các chun đề, hội thảo,...
 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu, thông tin thu thập đƣợc xử lý bằng phần mềm exel. Đối với dữ liệu định
tính thì đƣợc chuyển đổi thành các con số. Số liệu đƣợc nhập và lƣu trữ trên các file dữ
liệu. Các file dữ liệu đƣợc thiết kế để thuận tiện cho việc nhập liệu và xử lý thông tin.
 Phương pháp thống kê mô tả
Đề tài vận dụng phƣơng pháp thống kê mô tả trong việc chọn mẫu nghiên cứu:
loại hình đơn vị, cán bộ tham gia phỏng vấn theo độ tuổi, vị trí việc làm, trình độ
chun mơn và lựa chọn các tiêu thức để so sánh phân tích.
 Phương pháp thống kê so sánh
Đề tài áp dụng phƣơng pháp thống kê so sánh tình hình thúc đẩy cho vay đối với
DNNVV tại NHTMCP Á Châu Hà Nội. Từ đó đƣa ra các kết luận có căn cứ khoa học
cho các giải pháp đồng thời đƣa ra các kiến nghị nhằm tăng cƣờng và hoàn thiện thúc
đẩy cho vay.

Kết quả chính và kết luận
Qua nghiên cứu Giải pháp thúc đẩy cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
của Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội cho thấy.
- Thực trạng phát triển chung và những kết quả đạt đƣợc về hoạt động cho vay

ix

download by :


đối với DNNVV của Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội.
- Thu nhập từ hoạt động cho vay doanh nghiệp của chi nhánh liên tục tăng
trƣởng qua các năm. Ngoài ra chi nhánh phát triển đƣợc thêm các nghiệp vụ ngân hàng
hiện đại, nâng cao uy tín, thị phần và khả năng cạnh tranh đồng thời thông qua các giao
dịch của khách hàng chi nhánh có thêm nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ đi kèm đóng
góp đáng kể vào lợi nhuận chung của chi nhánh.
- Do có định hƣớng cụ thể của chi nhánh trong việc phát triển cho vay doanh
nghiệp nên việc gia tăng về loại hình doanh nghiệp, sản phẩm và ngành nghề cho vay
trong những năm gần đây thể hiện sự nỗ lực của chi nhánh trong việc cơ cấu nền khách
hàng. Hiện nay nhóm khách hàng khác ngồi nhóm xây dựng, thƣơng mại hàng tiêu
dùng, sản xuất phân phối máy móc thiết bị đã có mức tăng trƣởng ấn tƣợng trong năm
2018 với dƣ nợ tăng thêm 376 tỷ đồng tăng 32.7% so với mới năm 2016.
- Các giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy cho vay đối với DNNVV của Ngân hàng
TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội gồm: i) Cơ cấu lại khách hàng DNNVV hiện có,
lựa chọn khách hàng tốt để mở rộng, nâng cao hiệu quả cho vay; ii) nâng cao chất lƣợng
thẩm định trƣớc khi cho vay; iii) tăng cƣờng vai trò tƣ vấn, tạo lập mối quan hệ chặt chẽ
giữa DN và NH; iv) Các giải pháp hỗ trợ khác.

x


download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Pham Van Duong
Thesis title: Solutions to promote lending for small and medium enterprises at Asia
Commercial Joint Stock Bank - Hanoi Branch
Major: Accounting application

Code: 8340301

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research purposes
On the basis of studying the status of lending activities to SMEs of Asia
Commercial Joint Stock Bank - Hanoi Branch, proposing solutions to overcome
problems to promote lending to small and medium enterprises of Asian joint-stock
commercial banks in the coming years.
Research Methods

Secondary data and information: The topic of collecting secondary data from
financial reports, accounting books, books, seminars, seminars, ...

Collected data and information are processed by exel software. For qualitative
data, it is converted into numbers. Data are imported and stored on data files. Data files
are designed to facilitate data entry and information processing.

The thesis uses descriptive statistical methods in selecting research samples:
types of units, officials participating in interviews according to age, job position,
professional qualifications and selection of criteria for comparison. analysis.


The thesis applied statistical methods to compare the situation of promoting
lending for SMEs in Asia Commercial Joint Stock Bank in Hanoi. From that, make
conclusions based on scientific basis for solutions and give recommendations to
strengthen and improve lending promotion.

Through research solutions to promote lending for small and medium enterprises
of Asia Commercial Joint Stock Bank - Hanoi Branch showed.
- General development status and achievements of lending activities to SMEs of

xi

download by :


Asia Commercial Joint Stock Bank - Hanoi Branch.
- Income from corporate lending activities of the branch has continued to grow
over the years. In addition, the branch has developed more modern banking operations,
increased prestige, market share and competitiveness, through transactions of branch
customers with additional revenue from service activities. Accompanying contributes
significantly to the overall profitability of the branch.
- Due to the specific orientation of the branch in the development of corporate
lending, the increase in the type of enterprises, products and lending industries in recent
years represents the branch's efforts in Customer background structure. Currently, the
group of customers other than construction, consumer goods, machinery and equipment
distribution has achieved impressive growth in 2018 with an increase of VND 376
billion, an increase of 32.7% compared to the new year 2016.
- Basic solutions to promote lending to SMEs of Asia Commercial Joint Stock
Bank - Hanoi Branch include: i) Restructuring existing SMEs, selecting good customers
to expand and improve efficiency loan results; ii) improve the quality of appraisal
before lending; iii) strengthen advisory role, create close relationships between

businesses and banks; iv) Other support solutions.

xii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Vốn là tiền đề để các đơn vị kinh doanh tồn tại và phát triển. Huy động
vốn đã khó, nhƣng sử dụng vốn một cách có hiệu quả để bảo tồn và phát triển
vốn bền vững cịn khó hơn. Các ngân hàng thƣơng mại, với vai trị là định chế tài
chính trung gian đã huy động và tập trung nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế
để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tƣ, phát triển sản xuất kinh doanh và
hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần duy trì sự tăng trƣởng,
kinh tế đất nƣớc. Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu và toàn
diện với kinh tế khu vực và thế giới, đòi hỏi các ngân hàng thƣơng mại phải có
những bƣớc chuyển mình, cải tổ một cách phù hợp nhằm nâng cao chất lƣợng
hoạt động, không ngừng gia tăng hiệu quả cho vay. Với mục tiêu nằm trong tốp
ba ngân hàng thƣơng mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam, Ngân hàng thƣơng mại
cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội đã chủ động hoạch định chiến lƣợc phát
triển đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025, trong đó đặt mục tiêu tăng trƣởng
an tồn, bền vững dựa trên chất lƣợng quản lý và hiệu quả kinh doanh.
Trong thời gian qua, các hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực
Tài chính - Ngân hàng rất nhiều, vấn đề về hiệu quả cho vay của các ngân hàng
thƣơng mại đã đƣợc nghiên cứu, phân tích, đề cập theo từng góc độ trong các
giáo trình, cơng trình nghiên cứu khoa học, bài báo khác nhau nhƣng nghiên cứu
một cách hệ thống và tập trung chuyên sâu về các giải pháp nhằm thúc đẩy cho
vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng thƣơng mại nói chung
cũng nhƣ tại từng ngân hàng thƣơng mại cổ phần nói riêng, trong đó có ngân

hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu – chi nhánh Hà Nội thì chƣa có đề tài nào.
Xuất phát từ những lý do trên em quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp
thúc đẩy cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Á
Châu - Chi nhánh Hà Nội” nhằm góp phần đáp ứng những địi hỏi thiết thực cả
về lý luận và thực tiễn tại các ngân hàng thƣơng mại hiện nay.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vay đối với DNNVV của
ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội, đề xuất giải pháp

1

download by :


khắc phục các tồn tại nhằm thúc đẩy cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu trong những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thúc đẩy cho vay đối
với DNNVV tại ngân hàng thƣơng mại.
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thúc đẩy cho vay đối với doanh nghiệp
nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Á Châu – chi nhánh Hà Nội.
Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và
vừa của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài: Thúc đẩy cho vay của NHTM, nhất là
vốn tín dụng.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề chung về thực trạng cho vay

nhằm thúc đẩy cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Á
Châu – chi nhánh Hà Nội.
1.4.2. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu – chi
nhánh Hà Nội.
1.4.3. Phạm vi về thời gian
Đề tài tập trung chủ yếu vào các năm 2016- 2018 và kế hoạch năm 2020
cũng nhƣ triển vọng năm 2025.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu góp phần hồn thiện về lý luận về hoạt động cho vay
đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các ngân hàng thƣơng mại, và đƣa ra giải
pháp nhằm thúc đẩy cho vay trong thời gian tới.
Trên cơ sở phân tích thực trạng cho vay tại chi nhánh, từ đó xây dựng các
giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động cho vay đối với DNNVV.

2

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THÚC ĐẨY CHO
VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CÁC NHTM
2.1. CƠ SỞ LY LUẬN VỀ THÚC ĐẨY CHO VAY ĐỐI VỚI DNNVV TẠI
CÁC NHTM
2.1.1. Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của thúc đẩy cho vay đối với DNNVV tại
các NHTM
2.1.1.1. Khái niệm
Thúc đẩy đƣợc hiểu một cách khái quát là việc làm cho quy mô và phạm
vi của một lĩnh vực hoạt động nào đó rộng lớn hơn trƣớc. Nhƣ vậy, thúc đẩy
cho vay cũng là sự tăng lên về quy mô, sản phẩm, khối lƣợng cho vay. Trong

xu hƣớng thúc đẩy cho vay của ngân hàng, với đặc điểm, vị trí và vai trị của
mình trong nền kinh tế, các DNNVV đƣợc coi là những khách hàng có tiềm
năng nhất, mà muốn phát triển, các ngân hàng dần tập trung khai thác tốt tiềm
năng đó. Nhƣng một vấn đề đặt ra là làm thế nào có thể thúc đẩy cho vay đối
với các DNNVV và làm thế nào để có thể tăng quy mơ, khối lƣợng sản phẩm,
đối với các DNNVV đáp ứng nhu cầu thực sự của bản thân các doanh nghiệp
(Th.s.Nguyễn Văn Lộc; PGS.TS.Hà Minh Sơn đồng chủ biên; Ths. Vũ Thị Thuý
Hường, Giáo trình kế tốn ngân hàng thương mại,85).
Việc thúc đẩy cho vay đối với các DNNVV đƣợc thể hiện trên những nội
dung sau:
- Thúc đẩy cho vay nghĩa là thỏa mãn tối đa nhu cầu hợp lý của khách hàng:
Khối lƣợng tín dụng cấp cho khách hàng phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu
về vốn cho hoạt động kinh doanh của khách hàng. Việc cung cấp tín dụng chỉ
thực sự mang lại lợi ích cho ngân hàng và khách hàng khi mà khối lƣợng tín
dụng đƣợc cấp phát huy hiệu quả của nó. Nếu khối lƣợng cấp tín dụng thừa so
với nhu cầu sẽ gây lãng phí nguồn vốn và tăng rủi ro tín dụng cho ngân hàng do
nguồn vốn có thể sử dụng sai mục đích. Và ngƣợc lại, nếu nguồn vốn tín dụng
khơng đáp ứng đủ nhu cầu sẽ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất của doanh
nghiệp. Do vậy, địi hỏi ngân hàng cần có những đánh giá chính xác, những tính
tốn hợp lý khi đƣa ra những quyết định tín dụng sao cho khối lƣợng tín dụng
đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hợp lý nhất.

3

download by :


Việc thỏa mãn tối đa nhu cầu hợp lý của khách hàng còn đƣợc xác định
trên cơ sở đa dạng hóa các lĩnh vực cấp tín dụng nhƣ ngồi cho vay cầm cố, thế
chấp thơng thƣờng, ngân hàng cịn có thể thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh, thuê

mua hay tài trợ xuất khẩu…
- Thúc đẩy cho vay cũng có nghĩa là sự đa dạng hóa các đối tƣợng
khách hàng:
Điều này có nghĩa là ngân hàng khơng chỉ tiến hành cho vay đối với khách
hàng thuộc một thành phần kinh tế mà nguồn vốn cho vay sẽ đƣợc san sẻ cho các
khách hàng thuộc thành phần kinh tế khác nhau. Hoạt động tín dụng cũng khơng
chỉ bó hẹp trong phạm vi một số đối tƣợng nhất định, một số ngành nghề kinh
doanh nhất định mà ngân hàng có thể thực hiện việc thúc đẩy cho vay trên cơ sở
thiết lập mối quan hệ tín dụng với các khách hàng thuộc nhiều ngành nghề kinh
doanh khác nhau nhƣ: Nông, lâm, ngƣ nghiệp, dịch vụ, vận tải, xây dựng. Thúc
đẩy cho vay đồng nghĩa với việc đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng:
Mỗi doanh nghiệp tùy theo đặc điểm và nhu cầu của mình cũng có những
nhu cầu khác nhau đối với nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Trên cơ sở thiết lập
nhiều hình thức cho vay nhƣ cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo các
phƣơng thức khác nhau nhƣ: Cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay từng lần,
cho vay theo dự án đầu tƣ, cho vay trả góp… Các doanh nghiệp có thể dễ dàng
lựa chọn các hình thức phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của mình
[PGS.TS.Đinh Xuân Hạng, TS.Nghiêm Văn Bảy, Giáo trình quản trị ngân hàng
thương mại 1, 27]
Nhƣ vậy, đối với ngân hàng, để thúc đẩy cho vay đối với DNNVV ngân
hàng cần phải:
- Thúc đẩy mạng lƣới cấp tín dụng trên cơ sở đó tăng khả năng tiếp cận
làm đa dạng hóa đối tƣợng khách hàng.
- Tăng tỷ trọng cho vay đối với DNNVV trong tổng dƣ nợ.
- Tiến hành thúc đẩy thị phần cho vay đối với DNNVV.
2.1.1.2. Vai trị và ý nghĩa
a, Vai trị
DNNVV đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế và
giải quyết các vấn đề xã hội. Tuy nhiên, hiện nay các DNNVV đang gặp phải
nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh và chịu áp lực cạnh tranh gay gắt trên


4

download by :


thị trƣờng. Các DNNVV phát triển trong điều kiện năng lực tài chính, quy mơ
nhỏ bé nên việc tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng và các tổ chức tài
chính có vai trị rất quan trọng trong việc nâng cao sức mạnh tài chính và khả
năng cạnh tranh cho các DNNVV. [Nghị định số 39/2018/NĐ-CP,13]
Có thể nói hầu hết các dịch vụ ngân hàng (huy động vốn, cho vay, đầu tƣ,
thanh toán, bảo lãnh, cho thuê tài chính, tƣ vấn, quản lý tài sản…) đã đến với
cộng đồng các doanh nghiệp. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất, bức xúc nhất của
DNNVV hiện nay vẫn là thiếu vốn bởi năng lực vốn nội tại của các doanh nghiệp
này hạn chế trong khi tiếp cận vốn ngân hàng còn gặp rất nhiều rào cản. Nguyên
nhân là phần lớn DNNVV thành lập với số vốn nhỏ, hoạt động chƣa ổn định, một
số DNNVV sau một thời gian kinh doanh đã rút lui, thay tên đổi chủ (doanh
nghiệp ma) gây nên tâm lý lo ngại cho các NHTM khi tiếp cận đối tƣợng khách
hàng này. Hiệu quả sản xuất kinh doanh DNNVV bị hạn chế, khả năng sinh lời
thấp, hoàn trả vốn khó khăn tạo cho các ngân hàng tâm lý ngại tiếp cận. Một bộ
phận nhỏ DNNVV hoạt động mang tính lừa đảo; các dự án sản xuất kinh doanh
thiếu tính khả thi, thiếu tính chiến lƣợc kinh doanh, chƣa tạo lập đƣợc uy tín đối
với ngân hàng do đó các NHTM ngại tiếp cận với loại hình kinh doanh này vì độ
rủi ro quá cao. Hơn nữa, rất nhiều NHTM hiện nay, đặc biệt là các NHTM Nhà
nƣớc còn chƣa tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV tiếp cận với nguồn vốn
tín dụng ngân hàng. Các ngân hàng cịn thiếu thơng tin về DNNVV, mặt khác
năng lực thẩm định dự án còn nhiều hạn chế nên họ chƣa sẵn sàng tiếp cận với bộ
phận khách hàng quá rủi ro này.
Nhƣ vậy, với thực trạng đó thì việc thúc đẩy hoạt động cho vay các
DNNVV là một sự cần thiết bởi nếu có chính sách hỗ trợ tài chính phù hợp sẽ

tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì hoạt động cho vay
của ngân hàng cũng sẽ có hiệu quả. Việc thúc đẩy cùng với nâng cao hiệu quả
cho vay DNNVV không chỉ mang đến cho ngân hàng nguồn thu nhập cao,
tránh đƣợc rủi ro cho ngân hàng mà còn tạo điều kiện cho các DNNVV tiếp
cận đƣợc nguồn vốn lớn phục vụ cho sản xuất kinh doanh góp phần thúc đẩy
nền kinh tế phát triển.
* Đối với Ngân hàng thƣơng mại
- Thúc đẩy hoạt động cho vay DNNVV làm tăng doanh thu và lợi nhuận
cho ngân hàng.

5

download by :


DNNVV là bộ phận khách hàng lớn, chiếm trên 90% tổng số doanh
nghiệp trong cả nƣớc, DNNVV trở thành một bộ phận tiềm năng lớn để cho các
NHTM tiếp cận với đối tƣợng khách hàng này. Việc thúc đẩy hoạt động cho vay
giúp cho các NHTM đánh giá đƣợc từng đối tƣợng khách hàng, phân loại đƣợc
từng đối tƣợng khách hàng giúp ngân hàng tránh đƣợc rủi ro và chính điều đó
cũng làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Các NHTM trong quá trình đánh giá
hiệu quả cho vay sẽ phân loại từng đối tƣợng khách hàng, từ đó có các chính sách
ƣu đãi về lãi suất và điều kiện vay vốn đối với từng doanh nghiệp để khuyến
khích các doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm dịch vụ của mình làm tăng thu
nhập cho ngân hàng.
- Thúc đẩy hoạt động cho vay DNNVV giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả
cho vay hoàn thiện hơn.
Thúc đẩy cho vay DNNVV giúp ngân hàng chú trọng kiểm soát tốt hơn rủi
ro từ hoạt động cho vay. Thông qua việc xác định đƣợc những nguyên nhân chủ
yếu tác động đến hiệu quả cho vay DNNVV, ngân hàng sẽ hồn thiện hơn trong

cơng tác cho vay. Từ đó giúp ngân hàng rút ra những kinh nghiệm trong phân tích
đánh giá khách hàng, trong quá trình thực hiện nghiệp vụ nhƣ đƣa ra các cơ cấu nợ
hợp lý, đƣa ra mức lãi suất và thời hạn nợ phù hợp với từng đối tƣợng khách
hàng… đồng thời cũng giúp các ngân hàng thu thập đƣợc nhiều thông tin hơn về
khách hàng, giúp cho việc kinh doanh có hiệu quả hơn. Ngồi ra, để hoạt động cho
vay thực sự mang lại hiệu quả hơn nữa thì bên cạnh các sản phẩm tín dụng truyền
thống các NHTM cần phát triển các dịch vụ đi kèm. Có nhƣ vậy thì số lƣợng sản
phẩm dịch vụ của ngân hàng cũng gia tăng phong phú hơn, tạo điều kiện cho ngân
hàng nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng tài chính. [Nghị định số
39/2018/NĐ-CP,38]
* Đối với doanh nghiệp
- Thúc đẩy hoạt động cho vay DNNVV giúp các doanh nghiệp tiếp cận
đƣợc nguồn vốn tín dụng ngân hàng thuận lợi hơn.
Thúc đẩy hoạt động cho vay DNNVV buộc các ngân hàng phải đƣa ra
đƣợc các biện pháp phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra nhƣng vẫn đem đến
cho ngân hàng mức lợi nhuận có thể chấp nhận đƣợc. Tức là ngân hàng đã sẵn
sàng đƣơng đầu với những rủi ro có thể xảy ra khi cho vay DNNVV, vì vậy các
DNNVV có cơ hội tiếp cận đƣợc với nguồn vốn tín dụng quan trọng này. Trong
q trình hoạt động sản xuất của mình, vốn là một trong những yếu tố quan trọng

6

download by :


nhất của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ làm ăn hiệu quả hơn nếu có một cơ cấu
vốn tối ƣu. Đặc điểm nổi bật nhất của các DNNVV là vốn chủ sở hữu thấp nên
vốn vay là nguồn vốn cực kỳ quan trọng. Có thể vay vốn dƣới nhiều hình thức
khác nhau nhƣ thơng qua tín dụng ngân hàng, tín dụng thƣơng mại hoặc phát
hành trái phiếu, hoặc thông qua các quỹ hỗ trợ… Nhƣng hầu hết các DNNVV lại

không đủ điều kiện để phát hành trái phiếu, các quỹ hỗ trợ chƣa đƣợc quan tâm
vì thế nguồn vốn vay từ các NHTM đƣợc xem là nguồn vô cùng quan trọng đối
với các DNNVV. Khi DNNVV tiếp cận đƣợc nguồn vốn ngân hàng thì quá trình
kinh doanh của các doanh nghiệp trở nên thuận lợi hơn, cùng với đó hoạt động
cho vay của ngân hàng sẽ đem lại hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cả ngân hàng và
doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ trƣớc khi quyết định cho vay và vay, cần xác
định tỷ lệ vốn vay hợp lý để tránh đƣợc rủi ro cho ngân hàng nhƣng đồng thời
cũng không bỏ qua cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp[Nghị định số
39/2018/NĐ-CP,47]
- Thúc đẩy hoạt động cho vay DNNVV giúp các doanh nghiệp nâng cao
hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
Khi đi vay doanh nghiệp phải chịu áp lực trả nợ khi đến hạn. Do đó, buộc
các doanh nghiệp phải tính tốn chính xác chi phí sản xuất kinh doanh, tốc độ
quay vòng của vốn, giá thành sản phẩm… sao cho sau một chu kỳ sản xuất kinh
doanh doanh nghiệp không chỉ thu đủ để trả nợ ngân hàng mà còn có lợi nhuận
mang lại. Để làm tốt buộc các doanh nghiệp phải nâng cao khả năng hạch toán
kinh doanh, tổ chức kinh doanh, sử dụng vốn một cách có hiệu quả.
- Thúc đẩy hoạt động cho vay DNNVV buộc công tác hạch toán kế toán
của các doanh nghiệp phải rõ ràng minh bạch hơn.
Các báo cáo tài chính là những tài liệu quan trọng không thể thiếu trong
hồ sơ xin vay vốn của các doanh nghiệp. Thơng qua đó ngân hàng có thể phân
tích, thẩm định, đánh giá năng lực tài chính cũng nhƣ khả năng kinh doanh của
doanh nghiệp để đƣa ra các quyết định cho vay hay không. Nếu các báo cáo thiếu
tính minh bạch, khơng rõ ràng, khơng chứng minh đƣợc khả năng tài chính lành
mạnh của doanh nghiệp thì sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc vay
vốn. Vì thế, doanh nghiệp khi đi vay cần phải đáp ứng đầy đủ và chính xác các
yêu cầu của ngân hàng để việc vay vốn dễ dàng, thuận lợi hơn, tiết kiệm đƣợc
thời gian, đảm bảo kịp thời nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp diễn ra đúng dự định.


7

download by :


- Thúc đẩy hoạt động cho vay DNNVV làm tăng khả năng cạnh tranh và
uy tín cho các doanh nghiệp.
Thúc đẩy hoạt động cho vay DNNVV giúp các doanh nghiệp tiếp cận dễ
dàng hơn nguồn vốn tín dụng ngân hàng từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp
thúc đẩy quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao sức mạnh tài chính và khả năng
cạnh tranh. Nhờ nguồn vốn vay đó doanh nghiệp có khả năng tiếp cận với cơng
nghệ sản xuất hiện đại, thúc đẩy thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy các quan
hệ hợp tác từ đó tạo uy tín lớn cho doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng.
* Đối với nền kinh tế
Việc thúc đẩy hoạt động cho vay không những tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn mà cịn giúp cho hoạt động của ngân hàng
mang lại thu nhập đáng kể. Điều đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Mặt khác, thúc đẩy hoạt động cho vay buộc các NHTM phải có một cơ cấu vốn,
một chính sách tín dụng hợp lý nhằm giải quyết các mối quan hệ cung cầu trong
nền kinh tế một cách phù hợp và hiệu quả; đồng thời cũng tạo điều kiện để thúc
đẩy các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt, giảm đƣợc lƣợng tiền mặt
trong lƣu thơng, tiết kiệm chi phí lƣu thơng cho xã hội.
Thúc đẩy hoạt động cho vay DNNVV tạo đà cho việc thúc đẩy tăng
trƣởng kinh tế, tăng uy tín cho ngân hàng; đồng thời góp phần kiềm chế và đẩy
lùi lạm phát, thực hiện ổn định tiền tệ.
Thúc đẩy hoạt động cho vay sẽ thúc đẩy sự phát triển các DNNVV; góp
phần quan trọng trong việc thực hiên các quy hoạch, chƣơng trình phát triển kinh
tế của đất nƣớc, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, xố đói
giảm nghèo, khơi dậy các tiềm năng phát triển của địa phƣơng, cung cấp ngày
càng nhiều sản phẩm cho xã hội…

Nhƣ vậy, có thể nói thúc đẩy hoạt động cho vay DNNVV của NHTM có
vai trị vơ cùng quan trọng không chỉ đối với bản thân của ngân hàng và doanh
nghiệp mà cho cả nền kinh tế. Thúc đẩy hoạt động cho vay giúp ngân hàng nâng
cao mức thu nhập đồng thời giúp cho các DNNVV khắc phục đƣợc những nhƣợc
điểm về vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh trên
thị trƣờng từ đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và ổn định xã hội.
b. Ý nghĩa
Thúc đẩy cho vay DNNVV là xu hƣớng tất yếu, nhất là trong điều kiện
khách quan của nền kinh tế thị trƣờng mở cửa hội nhập, khi mà mức sống ngƣời

8

download by :


dân đƣợc nâng cao, đồng thời đó cũng là chiến lƣợc, mục tiêu và là thị trƣờng
đầy tiềm năng của các NHTM Việt Nam.
Có thể nói thị trƣờng DNNVV ở nƣớc ta ngày càng phong phú và đa dạng,
ngoài những doanh nghiệp thiết yếu cịn có những doanh nghiệp có ngành nghề cao,
làm mức sống ngƣời dân đƣợc nâng cao, yêu cầu trong cuộc sống cao hơn (nhƣ nhu
cầu đƣợc tơn trọng, vị trí trong xã hội). Mặt khác, Việt Nam đƣợc đánh giá là nƣớc
có nền chính trị ổn định vào bậc nhất Châu Á, nền kinh tế với tốc độ phát triển khá
cao thu hút mạnh mẽ vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Nhƣ vậy, tiềm năng về lĩnh vực cho
vay DNNVV là rất rộng lớn, đang mở ra cho hoạt động của các NHTM.
Trong nền kinh tế mở, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng ngày càng cao, nhất
là ngân hàng bán lẻ, dịch vụ thƣờng đơn giản, dễ thực hiện, trong đó chú trọng
phát triển các dịch vụ tín dụng DNNVV nhƣ: cho vay thế chấp nhà, cầm cố sổ
tiết kiệm,... Cần có một chính sách khách hàng nhất quán để có thể quản lý tập
trung và phân đoạn khách hàng theo từng mạng lƣới chi nhánh, nhằm khai thác
hết nguồn lực rất lớn trong dân cƣ.

Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra cánh cửa hội nhập lớn cho nền kinh tế
- chính trị của đất nƣớc, đời sống nhân dân đƣợc nâng cao, nhu cầu cuộc sống
ngày càng chất lƣợng, hiện đại. Đặc biệt là dịch vụ ngân hàng đã trở thành công
cụ hữu dụng cho cuộc sống ngƣời dân trong thanh toán, cất giữ tiền tiết kiệm
(hạn chế không sử dụng tiền mặt, tiết kiệm chi phí), ngân hàng cịn hỗ trợ vốn
cho ngƣời dân trong kinh doanh, chi tiêu, học hành,...
Do vậy, các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đã và đang phát triển dịch
vụ ngân hàng bán lẻ, đặc biệt các sản phẩm tín dụng DNNVV, đây là xu thế tất
yếu, phù hợp với xu hƣớng chung của các ngân hàng trong khu vực và thế giới,
phục vụ đối tƣợng khách hàng DNNVV, hộ kinh doanh nhỏ, đảm bảo cho các
ngân hàng quản lý rủi ro hữu hiệu, cung ứng dịch vụ chất lƣợng cao cho khách
hàng, định hƣớng kinh doanh, thị trƣờng sản phẩm mục tiêu, giúp ngân hàng đạt
hiệu quả kinh doanh tối ƣu.
Có thể nói tại Việt Nam, kinh tế tăng trƣởng liên tục, mơi trƣờng pháp lý
hồn thiện dần, nhu cầu xã hội ngày càng tăng, thị trƣờng sản phẩm cho vay
DNNVV còn rất nhiều tiềm năng phát triển.
2.1.2. Nội dung nghiên cứu về thúc đẩy cho vay đối với DNNVV tại các NHTM
Thiếu vốn là tình trạng thƣờng xuyên xảy ra trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của các DNNVV. Do đó, thúc đẩy cho vay tạo điều kiện cho các

9

download by :


doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận nguồn vốn tín dụng để thúc đẩy sản xuất kinh
doanh, đầu tƣ đổi mới trang thiết bị… Việc phân phối tín dụng đã góp phần điều
hồ vốn trong tồn bộ nền kinh tế tạo cho quá trình sản xuất đƣợc liên tục.
Hiện nay, với sự xuất hiện hàng loạt các loại hình ngân hàng khác nhau
nhƣ: ngân hàng hợp danh, ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh… Điều này

dẫn đến áp lực cạnh tranh, địi hỏi các ngân hàng phải ln ln chú trọng tìm ra
những giải pháp nhằm thắng trong cạnh tranh, nâng cao uy tín trên thị trƣờng.
Cho nên, thúc đẩy cho vay không những thu hút khách hàng mới mà cịn phải
gắn liền với chất lƣợng tín dụng, đảm bảo nguồn vốn đƣợc sử dụng có hiệu quả.
Trên cơ sở đó, nội dung thúc đẩy cho vay đề cập tới một số vấn đề cần
phải thực hiện nhƣ:
2.1.2.1. Cải thiện điều kiện về cho vay
DNNVV thƣờng có quy mơ hoạt động nhỏ, trình độ quản lý cịn hạn chế,
hệ thống sổ sách khơng rõ ràng, nhu cầu món vay nhỏ…Nên, thúc đẩy điều kiện
cho vay là yêu cầu rất cần thiết giúp các DNNVV tiếp cận vốn ngân hàng ACB
một cách dễ dàng hơn.
+ Đổi mới quy trình cho vay: nhằm giảm bớt các thủ tục, nội dung không
cần thiết; chỉnh sửa những quy định không phù hợp với thực tiễn, các quy định
cần rõ ràng để tránh tình trạng hiểu sai hoặc có tình vận dụng. Cụ thể hoá thể lệ,
chế độ mà NHNN và các NHTM ban hành bằng một quy trình cho vay riêng đối
với các đối tƣợng khách hàng khác nhau, đặc biệt là đối với các DNNVV nhƣng
đồng thời cũng phải phù hợp với đặc điểm của chi nhánh.
+ Linh hoạt trong việc thực hiện cơ chế lãi suất cho vay phù hợp với cơ
chế thị trƣờng.
Lãi suất có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hƣởng rất lớn đến sự thành bại
trong kinh doanh của ngân hàng. Vì thế, lãi suất cho vay của ngân hàng phải căn
cứ vào rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải, khơng nên phân biệt lãi suất cho vay
doanh nghiệp lớn và với lãi suất cho vay DNNVV. Cùng với việc phân loại
khách hàng để có chính sách lãi suất phù hợp, tạo sự khác biệt trong lãi suất
nhằm thu hút các DNNVV vay vốn tại ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng có thể
cùng thoả thuận với khách hàng để có một lãi suất thống nhất, phù hợp cho cả
doanh nghiệp và ngân hàng. Ngoài ra, cần áp dụng lãi suất cho vay ƣu đãi đối với
DNNVV có quan hệ lâu dài, có uy tín với ngân hàng ACB và đối với DNNVV

10


download by :


vay lần đầu có thể áp dụng giảm lãi suất để thu hút thêm khách hàng mới đến với
ngân hàng.
2.1.2.2. Hoàn thiện phương thức cho vay
Việc thúc đẩy phƣơng thức cho vay vừa phải chặt chẽ về pháp lý, phù hợp
với pháp luật nhƣng an toàn về tài sản, đơn giản về thủ tục, linh hoạt chủ động
cho khách hàng DNNVV tuỳ chọn cho mình một phƣơng thức vay vốn thuận tiện
trong giao dịch cũng nhƣ trong việc sử dụng vốn. Để phù hợp với cơ chế tín dụng
trong nền kinh tế thị truờng, việc thúc đẩy các phƣơng thức cho vay không những
tận dụng các ƣu điểm của từng phƣơng thức mà cịn tạo điều kiện cho doanh
nghiệp có cơ hội lựa chọn, đáp ứng nhu cầu phong phú của doanh nghiệp.
+ Thúc đẩy phƣơng thức cho vay theo hạn mức tín dụng (HMTD).
Ƣu điểm nổi bật nhất của việc cho vay theo HMTD là đáp ứng đƣợc vốn
tín dụng kịp thời, đơn giản hoá trong các khâu lập hồ sơ cho vay, hồ sơ thế chấp
tài sản đối với khách hàng vay vốn ngắn hạn, có nhu cầu vốn thƣờng xuyên, sản
xuất kinh doanh ổn định, phƣơng thức luân chuyển vốn không phù hợp với
phƣơng thức cho vay từng lần.
+ Cho vay thấu chi: Đây là phƣơng thức cho vay tốt vì nó tiết kiệm đƣợc
chi phí thời gian thủ tục, DN chủ động về nhu cầu vốn kinh doanh. Phƣơng thức
này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cả ngân hàng và DN, bởi vì DN muốn vay theo
phƣơng thức này phải đều mở tài khoản thanh tốn tại ngân hàng ACB, do đó
ngân hàng ACB có thể kiểm sốt đƣợc tình hình thu chi của doanh nghiệp để có
quyết định đúng đắn có cho vay tiếp hay không, đồng thời DN sử dụng tiền vay
một cách chủ động kịp thời và linh hoạt.
+ Cho vay trả góp: Rất thích hợp với các DNNVV, vừa đơn giản lại ít rủi
ro bởi vì món vay đƣợc thực hiện trên những đảm bảo chắc chắn về nguồn trả nợ.
+ Cho vay khấu trừ chứng từ: Khi mà thị trƣờng chứng khoán nƣớc ta

đang dần phát triển, các luật về lƣu thơng hối phiếu và kỳ phiếu đƣợc ban hành
thì nghiệp vụ chiết khấu chứng từ là nghiệp vụ đƣợc áp dụng phổ biến. Hiện nay,
một số NHTM có cơ chế hƣớng dẫn nghiệp vụ này nhƣng thực tế các ngân hàng
cơ sở chỉ cho vay chiết khấu những chứng từ có thời hạn là ngắn.
Nhƣ vậy, Trong tƣơng lai gần, khi có đầy đủ các phƣơng tiện, trình độ của
cán bộ tín dụng đƣợc nâng cao và khả năng áp ứng về tín dụng tốt hơn, ngân

11

download by :


hàng nên triển khai đáp ứng đầy đủ tất cả các phƣơng thức cho vay cho từng loại
hình DNNVV nói chung và cho từng DN nói riêng.
2.1.2.3. Da dạng hóa sản phẩm cho vay
Thúc đẩy cho vay DNNVV với đầy đủ các loại vốn ngắn, trung, dài hạn
đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn nhằm thu hút các dự án, các chƣơng trình kinh tế
trọng điểm của tỉnh. Đồng thời có chính sách thích hợp đúng đắn đối với các dịch
vụ cơ bản (nghiệp vụ huy động vốn, dịch vụ cho vay, dịch vụ thanh tốn) thì
chính sách giá cả, chính sách phân phối, chính sách giao tiếp khuếch trƣơng mới
có điều kiện thực hiện hiệu quả. Ngồi ra, phát triển các dịch vụ ngoại vi, đây là
dịch vụ mang tính bổ trợ, bổ sung làm tăng thêm giá trị của dịch vụ cơ bản và có
thể tạo ra sự khác biệt giữa các ngân hàng trên cùng địa bàn.
2.1.2.4. Đánh giá hoạt động thúc đẩy cho vay đối với DNVVN
Để đánh giá hoạt động thúc đẩy cho vay đối với DNVVN có hệ thống chỉ
tiêu sau đây:
(1). Doanh số cho vay: là số tiền mà ngân hàng đã thực sự giải ngân
cho khách hàng đƣợc tính trong một khoảng thời gian nhất định. Doanh số cho
vay là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt động cho vay. Đây là
vốn NH giúp DN trong đầu tƣ, cải tiến máy móc thiết bị, ứng dụng cơng nghệ

mới, mở rộng sản xuất kinh doanh. Con số và tốc độ của doanh số cho vay
trong các năm phản ánh quy mô và xu hƣớng của hoạt động cho vay là đang
mở rộng hay thu hẹp.
(2). Doanh số thu nợ: phản ánh lƣợng vốn mà NH đã thu hồi đƣợc từ các
khách hàng vay vốn trong một thời kỳ nhất định
(3).Dư nợ cho vay: chỉ tiêu này đƣợc đo bằng số tuyệt đối giữa doanh số
cho vay và doanh số thu nợ, nó phản ánh lƣợng vốn mà khách hàng còn nợ NH
tại một thời điểm cụ thể. Tổng dƣ nợ thấp phản ánh hiệu quả cho vay thấp, nó chỉ
ra NH khơng có khả năng mở rộng hoạt động cho vay, khả năng tiếp thị kém, thị
phần thấp…Tuy nhiên khi xem xét chỉ tiêu này không nên xem xét trong một
thời kỳ riêng lẻ mà phải xem xét trong cả q trình trên cơ sở phân tích các yếu
tố bên ngoài để chỉ tiêu này phản ánh một cách có hiệu quả.
(4).Tổng dư nợ q hạn: khả năng hồn trả của ngƣời vay là yếu tố quan
trọng nhất để cấu thành hiệu quả của hoạt động cho vay. Khi đến hạn trả nợ
khách hàng không chủ động trả, trên tài khoản tiền gửi khơng có tiền hoặc khơng

12

download by :


×