Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng và sinh sản của lợn LVN1 và LVN2 nuôi tại trung tâm nghiên cứu lợn thụy phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 72 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHAMLA THAMMAVONG

KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA LỢN
LVN1 VÀ LVN2 NUÔI TẠ I TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU
LỢN THUỴ PHƯƠNG

Ngành:

Chăn nuôi

Mã số :

8620105

Người hướng dẫn khôa hộ c:

1. TS. Trịnh Hồ ng Sơn
2. TS. Hà Xuan Bợ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP - 2019

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi, các kết quả nghiên cứu
được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ
bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm


ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày…… tháng……. năm 2019
Tác giả luận văn

Khamla THAMMAVONG

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được sự
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới TS. Trịnh Hồng Sơn và TS. Hà Xuân Bộ đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Di truyền - giống vật nuôi, Khoa Chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn ThS. Phạm Duy Phẩm - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu
lợn Thụy Phương, tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Tiế n Thông - Trạm trưởng Trạm nghiên cứu
và Phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điệp đã giúp ỡđ và tạo điều kiện cho tôi thực hiê ̣n nô ̣i
dung đề tài ta ̣i Tra ̣m.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn.


Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2019
Tác giả luận văn

Khamla THAMMAVONG

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng biểu ........................................................................................................ vi
Danh mục biểu đồ ........................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1

Tính cấp thıết của đề tàı ...................................................................................... 1

1.2

Mục tıêu nghıên cứu ........................................................................................... 2

1.3


Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................ 2

1.4.1

Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 2

1.4.2

Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1

Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................... 3

2.1.1

Giới thiệu về nguồn gốc và đặc điểm của lợn LVN1 và LVN2 ......................... 3

2.1.2

Khả năng sinh trưởng của lợn và các yếu tố ảnh hưởng..................................... 3

2.1.3

Năng suấ t sinh sản của lợn nái và các yế u tố ảnh hưởng ................................... 6


2.1.4

Số lươ ̣ng và chấ t lươ ̣ng tinh dịch lợn đực và các yếu tố ảnh hưởng ................ 15

2.2

Tình hình nghiên cứu ở trong và ngồi nước ................................................... 21

2.2.1

Tình hình nghiên cứu ở ngồi nước .................................................................. 21

2.2.2

Tình hình nghiên cứu ở trong nước .................................................................. 22

Phần 3. Vật lıệu và phƣơng pháp nghıên cứu ............................................................ 26
3.1

Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................... 26

3.2

Địa đıểm nghıên cứu ......................................................................................... 26

3.3

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 26


3.4

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 26

3.4.1

Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn LVN1 và LVN2 ................................. 26

iii

download by :


3.4.2

Đánh giá năng suất sinh sản của lợn LVN1 và LVN2 ...................................... 26

3.4.3

Đánh giá số lươ ̣ng và chấ t lươ ̣ng tinh dịch lợn đực LVN1 và LVN2 ............... 27

3.5

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 27

3.5.1

Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn LVN1 và LVN2 ................................. 27

3.5.2


Đánh giá năng suất sinh sản của lợn LVN1 và LVN2 ...................................... 28

3.5.3

Đánh giá số lượng và chất lượng tinh dịch lợn đực LVN1 và LVN2 ............... 30

3.6

Xử lý số liệu...................................................................................................... 32

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 33
4.1

Mô ̣t số yế u tố ảnh hưởng đế n khả năng sin
h trưởng của lơ ̣n LVN1 và LVN2 ........ 33

4.1.1

Mô ̣t số yế u tố ảnh hưởng đế n khả năng sinh trưởng của lơ ̣n LVN
1 và LVN2 ........ 33

4.1.2

Khả năng sinh trưởng và thân thịt của lợn LVN1 và LVN2 ............................. 33

4.1.3

Khả năng sinh trưởng và thân thiṭ của lợn LVN1 theo tính biệt ...................... 36


4.1.4

Khả năng sinh trưởng và thân thiṭ của lợn LVN2 theo tính biệt ...................... 39

4.2

Mơ ̣t số yế u tố ảnh hưởng đế n năng suấ t sinh sản của lơ ̣n LVN1 và LVN2 ...... 41

4.2.1

Mô ̣t số yế u tố ảnh hưởng đế n khả năng sinh sản của lơ ̣n LVN1 và LVN2 ...... 41

4.2.2

Năng suấ t sinh sản của lơ ̣n nái LVN1 và LVN2 ............................................... 42

4.2.3

Năng suất sinh sản của lơ ̣n nái LVN1 theo lứa đẻ ............................................ 45

4.2.4

Năng suất sinh sản của lơ ̣n nái LVN2 theo lứa đẻ ............................................ 47

4.3

Số lươ ̣ng và chấ t lươ ̣ng tinh dich
̣ của lơ ̣n đực LVN1 và LVN2 ....................... 49

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 53

5.1

Kết luận............................................................................................................. 53

5.2

Kıến nghị .......................................................................................................... 53

Tàı lıệu tham khảo .......................................................................................................... 54

iv

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

A

Hoạt lực tinh trùng

BF

Độ dày mỡ lưng

C


Nồng độ tinh trùng

FCR

Tiêu tốn thức ăn

K

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình

KL

Khối lượng

KTNS

Kiểm tra năng suất

SCCS

Số con cai sữa

SCĐN

Số con để nuôi

SCĐR

Số con đẻ ra


SCSSS

Số con sơ sinh sống

TKL

Tăng khối lượng

TTTĂ

Tiêu tốn thức ăn

V

Thể tích tinh dịch

VAC

Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong 1 lần xuất tinh

MS

Meishan

v

download by :


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 4.1. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng sinh trưởng của lợn LVN1
và LVN2 ......................................................................................................... 33
Bảng 4.2. Khả năng sinh trưởng và thân thiṭ của lợn LVN1 và LVN2 .......................... 34
Bảng 4.3. Khả năng sinh trưởng và thân thiṭ của lợn LVN1 theo tính biệt .................... 37
Bảng 4.4. Khả năng sinh trưởng và thân thiṭ của lợn LVN2 theo tính biệt .................... 39
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của yếu tố giố ng và lứa đẻ đ ến khả năng sinh sản của lơ ̣n
nái LVN1 và LVN2 ........................................................................................ 41
Bảng 4.6. Khả năng sinh sản của lơ ̣n nái LVN1 và LVN2 ............................................. 43
Bảng 4.7. Năng suất sinh sản của lơ ̣n nái LVN1 theo lứa đẻ (n = 35)............................ 46
Bảng 4.8. Năng suất sinh sản của lợn nái LVN2 theo lứa đẻ (n = 35)............................ 47
Bảng 4.9. Số lươ ̣ng và chất lượng tinh dịch của lợn LVN1 và LVN2 (n = 50) ............. 49

vi

download by :


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1.

Khối lượng bắt đầu và khối lượng kết thúc kiểm tra của lợn LVN1
và LVN2 .................................................................................................. 34

Biểu đồ 4.2.

Tăng khối lượng trung bình (g/ngày) của lợn LVN1 và LVN2 .............. 35

Biểu đồ 4.3.

Tỷ lệ nạc và tỷ lệ mỡ giắt (%) của lợn LVN1 và LVN2 ......................... 36


Biểu đồ 4.4.

Khối lượng bắt đầu và khối lượng kết thúc kiểm tra năng suất cá
thể của lợn LVN1 theo tính biệt .............................................................. 38

Biểu đồ 4.5.

Tăng khối lượng của lợn LVN1 theo tính biệt ........................................ 38

Biểu đồ 4.6.

Khối lượng bắt đầu và khối lượng kết thúc kiểm tra năng suất cá
thể của lợn LVN2 theo tính biệt .............................................................. 40

Biểu đồ 4.7.

Tăng khối lượng của lợn LVN2 theo tính biệt ........................................ 40

Biểu đồ 4.8.

Số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ của lợn
nái LVN1 và LVN2 ................................................................................. 44

Biểu đồ 4.9.

Khối lượng sơ sinh sống/ổ, khối lượng cai sữa/ổ của lợn nái LVN1
và LVN2 .................................................................................................. 45

Biểu đồ 4.10. Số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa của lợn

nái LVN1 qua các lứa đẻ ......................................................................... 46
Biểu đồ 4.11. Số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa của lợn
nái LVN2 qua các lứa đẻ ......................................................................... 48
Biểu đồ 4.12. Thể tích tinh dịch của lợn LVN1 và LVN2 ............................................ 50
Biểu đồ 4.13. Nông độ tinh trùng của lợn LVN1 và LVN2 .......................................... 51
Biểu đồ 4.14. Tổng số tinh trùng tiến thẳng (VAC) và tổng số tinh trùng (VC)
trong một lần khai thác của lợn LVN1 và LVN2 .................................... 52

vii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Khamla THAMMAVONG
Tên Luận văn: Khả năng sinh trưởng và sinh sản của lợn LVN
Trung tâm Nghiên cứu lơ ̣n Thuy ̣ Phương
Ngành: Chăn Nuôi

1 và LVN 2 nuôi ta ̣i

Mã số: 8620105

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá đươ ̣c khả năng sinh trưởng , năng suất sinh sản, chất lượng tinh dịch
của lợn LVN1 và LVN2.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Nội dung 1: Khả năng sinh trưởng của lợn LVN1 và LVN2
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên tổng số 200 lợn (100 lợn

LVN1 và 100 lợn LVN2);
Phương pháp nghiên cứu: Thu thập và theo dõi các chỉ tiêu khối lượng bắt
đầu, khối lượng kết thúc, tăng khối lượng, dày mỡ lưng, dày cơ thăn, tỷ lệ nạc và tỷ
lệ mỡ giắt.
Nội dung 2: Năng suất sinh sản của lợn LVN1 và LVN2
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên tổng số 70 nái (35 nái
LVN1 và 35 nái LVN2);
Phương pháp nghiên cứu: thu thập các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái
Landrace bao gồm: tuổi đẻ lứa đầu, khoảng cách lứa đẻ, số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh
sống/ổ, khối lượng sơ sinh/con, số con cai sữa/ổ, khối lượng cai sữa/con.
Nội dung 3: Số và chất lượng tinh dịch của lợn LVN1 và LVN2
Đối tượng nghiên cứu: Tổng số 20 lợn đực, trong đó lợn LVN1 có 10 con với 50
lần khai thác tinh và LVN2 có 10 con với 50 lần khai thác tinh.
Phương pháp nghiên cứu: Thu thập và theo dõi các chỉ tiêu: thể tích tinh dịch,
hoạt lực tinh trùng, nồng độ tinh trùng và tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần
khai thác (VAC).
Kết quả chính và kết luận
1. Lợn LVN1 và LVN2 nuôi tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương có khả
năng sinh trưởng đạt mức khá với tăng khối lượng đạt cao (884,14 g/ngày và 866,82
g/ngày), có tỷ lệ nạc cao (59,16 % và 59,06 %) và có tỷ lệ mỡ giắt đạt mức trung bình

viii

download by :


(2,16 % và 2,28 %). Nhóm lợn có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tăng khối lượng, dày mỡ
lưng và tỷ lệ nạc. Tính biệt có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng của
lợn LVN1 và LVN2.
2. Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái LVN1 và LVN2 đạt mức khá với

số con sơ sinh/ổ (12,20 và 12,74 con), số con sơ sinh sống/ổ (12,00 và 12,22 con), số
con cai sữa (11,70 và 11,36 con), khối lượng sơ sinh/ổ (17,46 và 16,32 kg) và khối
lượng cai sữa/ổ (73,84 và 71,97 kg). Nhóm lợn có ảnh hưởng đến số con sơ sinh/ổ, số
con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa và khối lượng cai sữa/ổ.
3. Các chỉ tiêu về chất lượng tinh dịch của lợn LVN1 và LVN2 nuôi tại Trung tâm
nghiên cứu lợn Thuỵ Phương đạt mức khá với các chỉ tiêu thể tích tinh dịch (216,02 ml
và 211,28 ml), hoạt lực tinh trùng (0,79 và 0,85), nồng độ tinh trùng (231,88 triệu/ml và
235,84 triệu/ml) và tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác (39,40 tỷ/lần và
42,35 tỷ/lần). Nhóm lợn có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về số và chất lượng tinh dịch của
lợn LVN1 và LVN2.

ix

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Khamla Thammavong
Thesis title: Growth and reproductive performance of LVN1 and LVN2 pigs raised at
Thuy Phuong swine research center
Major: Animal science

Code: 8620105

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives: Evaluation of the growth and performance reproductive of
LVN1 and LVN2 pigs.
Materials and Methods
Content 1. Growth performance of LVN1 and LVN2 pigs
The study was conducted on 200 pigs (100 LVN1 and 100 LVN2 pigs). Growth

performance were evaluated from initial weight, final weight, average daily gain (ADG)
and meat production including depth of longgissimus dorsal (LD), backfat thickness
(BF), lean meat percentage (LM) and intramuscle fat (IMF).
Content 2. Reproductive performance of LVN1 and LVN2 sows
Reproductive performance of LVN1 and LVN2 sows raised at Thuy Phuong
Swine Research Center. This study was conducted on 70 sows (35 LVN1 sows and
35 LVN2 sows) were monitored from the first to third parity. Reproductive data
were age at first farrowing (AFF), farrowing interval (FI), number born (NB),
number born alive (NBA), number weaned (NW), birth rate (BR) and at weaning
rate (WR), birth weight (BW) and weaning weight (WW), litter birth weight (LBW)
and litter weaning weight (LWW).
Content 3. Semen quality of LVN1 and LVN2 boars
The experiment was based on 20 boars (10 LVN1 boars with 50 ejaculates and
10 LVN2 boars with 50 ejaculates). The data of semen quality was collected from
ejaculate volume, spermatozoon motility, sperm concentration, total number of
spermatozoon in ejaculate.
Main findings and conclusions
1. Growth performance of LVN1 and LVN2 pigs raised Thuy Phuong swine research
center was high. The average daily gain of LVN1 and LVN2 pigs was high (884.14 g/day
and 866.82 g/day). The LM of LVN1 and LVN2 pigs was high (59.16 % and 59.06 %), but
the IMF was average (2.16 % and 2.28 %). The group pigs affect the ADG, BF and LM.
The gender affect the growth performance of LVN1 and LVN2 pigs.

x

download by :


2. The reproductive performance of LVN1 and LVN2 sows was good with number
born (12.20 and 12.74 piglets), number born alive (12.00 and 12.22 piglets), lit ter

birth weight (17.46 and 16.32 kg), number weaned (11.70 and 11.36 piglets),
weaning weight (WW) and litter weaning weight (73.84 and 71.97). The group pigs
affect the number born, the number born alive, the number weaned and the litter
weaning weight (P <0.05).
3. The semen quality of LVN1 and LVN2 boars raised Thuy Phuong swine research
center was good with the ejaculate volume (216.02 and 211.28 ml), spermatozoon
motility (0.79 and 0.85), sperm concentration (231.88 and 235.84 million/ml), total
number of spermatozoon in ejaculate (39.40 and 42.35 billion/ejaculate). The group
pigs affect the semen quality of LVN1 and LVN2 boars.

xi

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 . TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh của ngành chăn nuôi ở
Viê ̣t Nam, đặc biệt là chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp, nhu cầu con giống
tốt có năng suất và chất lượng cao ngày càng tăng. Tuy nhiên, với cơ cấu giống
cả nước hiện nay chưa đáp ứng đủ con giống tốt cho thị trường vì chất lượng con
giống tại các trại giống cịn rất thấp. Do vậy, cải tạo nâng cao chất lượng đàn
giống gốc trong nước là vấn đề cấp thiết. Từ yêu cầu đó, một số đơn vị sản xuất
con giống đã nhập những giống lợn có năng suất cao từ các nước có nền chăn
ni phát triển như Mỹ, Pháp, Canada, Đan Mạch... để cải tạo, thay thế nguồn
gen tại cơ sở.
Trong năm 2015, Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương là một trong số
các đơn vị đã nhập giống lợn Landrace, Yorkshire từ Pháp và Mỹ về Việt Nam để
phục vụ nghiên cứu và sản xuất . Tháng 11/2017, Trung tâm nhâ ̣p bổ sung đơ ̣t 2,
nhập giống lợn Landrace, Yorkshire từ Pháp. Giống lợn Landrace và Yorkshire

của Pháp được biết đến ngoại hình phát triển và khả năng sinh sản, sinh trưởng
tốt. Từ nguồn gen lợn Landrace và Yorkshire được nhập về từ Pháp và Mỹ được
ni thích nghi tại Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương có năng suất sinh
trưởng và sinh sản rất cao : Lợn đực Landrace được nhập về từ Pháp và Mỹ giai
đoạn kiểm tra năng suất có chỉ tiêu tăng khối lượng rất cao: Lợn đực Landrace
nhập từ Pháp và Mỹ có chỉ tiêu tăng khối lượng từ 995,18 đến 998,48
g/con/ngày. Lợn cái Landrace nhập từ Pháp và Mỹ giai đoạn kiểm tra năng suất
có chỉ tiêu tăng khối lượng cao và số con sơ sinh sống rất cao: Lợn cái Landrace
nhập từ Pháp và Mỹ có chỉ tiêu tăng khối lượng từ 900,14 đến 904,36
g/con/ngày, số con sơ sinh sống /ổ từ 13,53 con/ổ đến 13,74 con/ổ. Việc cho giao
phối giữa lợn Landrace nguồn gốc Pháp và lợn Landrace nguồn gốc Mỹ đã tạo ra
sản phẩm là nhóm lợn LVN1 và LVN2.
Từ nguồn gen Landrace nhập từ Pháp và Mỹ tạo ra lợn LVN1 và LVN2
thuô ̣c đề tài Tro ̣ng điể m cấ p Bô ̣ “Nghiên cứu chọn tạo dòng lợn nái tổng hợp và
lợn đực cuối cùng từ nguồn gen nhập nội có năng suất, chất lượng cao phục vụ
chăn ni tại các tỉnh phía Bắc”. Để bước đầu làm rõ vấn đề trên chúng tôi thực

1

download by :


hiện đề tài: “Khả năng sinh trưởng và sinh sản của lợn LVN1 và LVN2 nuôi
tại Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá đươ ̣c khả năng sinh trưởng và m ột số yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng sinh trưởng của lợn LVN1 và LVN2.
- Đánh giá đươ ̣c khả năng sinh sản và m

ột số yếu tố ảnh hưởng đến khả


năng sinh sản của lợn nái LVN1 và LVN2.
- Đánh giá đươ ̣c số lươ ̣ng và chấ t lươ ̣ng tinh dich
̣ cuợn
̉ a l đực LVN1 và LVN2.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là lợn LVN1 và LVN2 nuôi tại Trạm Nghiên
cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điê ̣p và Tr ạm Nghiên cứu và phát triển
giống lợn hạt nhân Kỳ Sơn thuô ̣c Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương từ
tháng 01/2017 đến tháng 8/2019.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần cung cấp các tư liệu khoa học liên quan đến khả năng sinh
trưởng, năng suất sinh sản, phẩm chất tinh dịch của lợn LVN1 và LVN2 phục vụ
cho phát triển chăn nuôi lợn ở Viê ̣t Nam.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp đánh giá khả năng sinh trưởng, năng
suất sinh sản và phẩm chất tinh dịch của lợn LVN1 và LVN2 trong điều kiện nuôi
dưỡng tại Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương, để từ đó có định hướng đúng
đắn cho sử dụng và sự phát triển đàn lợn.
Kết quả của đề tài làm cơ sở để chọn lọc ra những cá thể lợn cái, lợn đực
đáp ứng yêu cầu thực tế của cơ sở.

2

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

2.1.1. Giới thiệu về nguồn gốc và đặc điểm của lợn LVN1 và LVN2
Lợn LVN1 được tạo ra khi ghép đôi giao phối giữa lợn đực Landrace
nguồn gốc Pháp và lợn nái Landrace nguồn gốc Mỹ. Lợn LVN2 được tạo ra khi
cho ghép đôi giao phối giữa lợn đực Landrace nguồn gốc Mỹ và lợn nái
Landrace nguồn gốc Pháp.
Giống lợn Landrace nhập từ Công ty Genplus của Pháp và Công ty Cedar
Ridge Genetics của Mỹ, đây là các công ty đầu ngành về nghiên cứu di truyền
nhằm nâng cao năng suất và chất lượng giống lợn. Đàn lợn nhập về có tiềm năng
di truyền tốt, có khả năng sinh trưởng cao, năng suất sinh sản tốt và chất lượng
thịt tốt. Việc nhập các nguồn gen quý trên thế giới để đẩy nhanh tiến bộ di truyền
trong quần thể, giúp nâng cao năng suất chất lượng đàn lợn tại Việt Nam nói
chung và Trung tâm nói riêng.
Giống lợn Landrace có nguồn gốc từ Pháp với ngoại hình trường mình,
giống lợn Landrace có nguồn gốc từ Mỹ với mơng vai phát triển. Khi kết hợp hai
nguồn gen quý trên sẽ tạo được giống lợn Landrace có tiềm năng di truyền tốt,
trường mình và mơng vai phát triển. Đây là cơ sở để phối hợp nguồn gen và chọn
lọc nhân thuần để tạo ra giống lợn Landrace mang thương hiệu Việt Nam.
Tổng hợp được các nguồn gen lợn thuộc dòng đực, dòng cái năng suất cao
nhập khẩu từ các nước Mỹ và Pháp có ngành chăn ni l ợn phát triển hàng đầu
thế giới. Trao đổ i đươ ̣c nguồ n g en, thông tin và phương pháp đánh giá giá tr ị di
truyền giống hiện đại đánh giá toàn bô ̣ h ệ thống nhân giố ng nhằm chọn lọc chính
xác cá thể l ợn giống có chất lượng cao, đẩy nhanh tiến bộ di truyền đạt được
hàng năm. Xây dựng hệ thống sản suất gắn kết được các cơ sở nghiên cứu của
nhà nước với hệ thống các trung tâm giống các tỉnh và các cơ sở chăn nuôi.
2.1.2. Khả năng sinh trƣởng của lợn và các yếu tố ảnh hƣởng
2.1.2.1. Khả năng sinh trưởng của lợn
Sinh trưởng của lợn là sự tăng lên về kích thước hoặc khối lượng do có sự
tăng lên về số lượng và thể tích tế bào. Giai đoạn trước thành thục sinh dục có
tốc độ sinh trưởng nhanh, sau đó tốc độ sinh trưởng chậm lại và giảm dần cho


3

download by :


đến khi đạt ổn định về khối lượng- thành thục về thể vóc. Khả năng sinh trưởng
của lợn được mơ tả bằng sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối.
Sinh trưởng tuyệt đối được xác định bằng tỷ lệ giữa khối lượng cơ thể tăng
lên với khoảng thời gian để tăng được khối lượng đó. Chỉ tiêu này được sử dụng
để đánh giá khả năng tăng khối lượng trung bình hàng tháng (kg/tháng) hoặc
hàng ngày (gam/ngày). Sinh trưởng tuyệt đối được mơ hình hố bằng đồ thị
parabol. Đối với lợn thịt cần xác định được thời điểm đạt giá trị cực đại (đỉnh
parabol) để kết thúc giai đoạn nuôi thịt nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ % tăng lên về khối lượng kích thước và thể
tích cơ thể lúc khảo sát so với lúc ban đầu khảo sát. Đồ thị sinh trưởng tương đối
có dạng hypebol.
Trong chăn ni lợn cơng nghiệp, tăng khả năng tăng khối lượng và
giảm độ dày mỡ lưng là mục tiêu chủ yếu trong chương trình chọn lọc để cải
thiện khả năng sinh trưởng của lợn đực (Safranski., 2008).
Các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá khả năng sinh trưởng của
lợn bao gồm: Tăng khối lượng trung bı̀nh trên ngà y, tiêu tốn thức ăn/kg tăng
khối lượng, độ dày mỡ lưng và dày cơ thăn .
2.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lợn
a) Yếu tố di truyền
Yếu tố giống có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng sinh trưởng của lợn (Evan
et al., 2003). Các giống lợn khác nhau có q trình sinh trưởng khác nhau, đó là
q trình tích lũy các chất mà chủ yếu là protein. Hoạt động của hệ thống gen
điều khiển sự sinh trưởng quyết định tốc độ, quá trình tổng hợp protein của cơ
thể. Các giống lợn địa phương thường có tốc độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng
thức ăn thấp (Labroue et al., 2000). Con lai có ưu thế lại cao hơn bố mẹ chúng về

tăng khối lượng (10%) và thu nhận thức ăn hàng ngày (Sellier., 1998).
Các tính trạng sinh trưởng như tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn/kg tăng
khối lượng, thu nhận thức ăn có hệ số di truyền ở mức trung bình (h2 = 0,31). Đồng
thời, tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn có tương quan di truyền nghịch và khá chặt
chẽ. Theo Nguyễn Văn Đức (2001) tương quan di truyền (r) giữa tăng khối lượng và
tiêu tốn thức ăn: Từ -0,51 đến -0,56. Sellier (1998), cơng bố có mối tương quan di
truyền âm và chặt chẽ giữa tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn, r = -0,69 đến -0,99;
giữa tăng khối lượng và thu nhận thức ăn có tương quan di truyền âm và chặt chẽ,

4

download by :


r = -0,28 đến -0,37. Theo Radović et al. (2013), hệ số di truyền về tăng khối lượng
của lợn Landrace nuôi tại Serbia ở mức thấp (0,11) và tỷ lệ nạc ở mức cao (0,63).
b)Yếu tố ngoại cảnh
- Dinh dưỡng
Theo Wood et al. (2004), nuôi lợn bằng khẩu phần protein thấp, lợn sẽ sinh
trưởng chậm, tăng khối lượng thấp. Khẩu phần có mức năng lượng cao sẽ làm
tăng tốc độ tăng khối lượng, giảm tiêu tốn thức ăn so với mức năng lượng thấp.
Khống có vai trị đặc biệt quan trọng đối với lợn. Tốc độ sinh trưởng và
chất lượng thịt cũng thay đổi tùy thuộc vào mối quan hệ giữa Vitamin và khoáng
chất. Bổ sung Cu, Zn một cách hợp lý vào khẩu phần có tác dụng làm tăng khả
năng sinh trưởng, giảm ô nhiễm môi trường.
- Mùa vụ
Mùa vụ ảnh hưởng rõ rệt khả năng sinh trưởng của lợn thông qua ảnh
hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn và khả năng tăng khối lượng của lợn (Trần
Thị Minh Hồng và cs., 2003). Lợn ni trong mùa thu và mùa xuân có độ dày
mỡ lưng cao hơn so với mùa hè và mùa đông.

Stress nhiệt tác động làm giảm khả năng thu nhận thức ăn, do đó ảnh hưởng
đến khả năng sinh trưởng của lợn.
- Chế độ chăm sóc và ni dưỡng
Chế độ chăm sóc và ni dưỡng như nhiệt độ chuồng nuôi, ánh sáng, stress
nhiệt, ... ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng ở lợn. Nhiệt độ chuồng nuôi cao
hay thấp hơn nhiệt độ giới hạn đều bất lợi cho sinh trưởng của lợn.
Q trình tích lũy các chất dinh dưỡng nuôi trong giai đoạn vỗ béo sẽ tăng
lên khi che tối chuồng nhằm hạn chế hoạt động của lợn.
Các yếu tố stress bao gồm: Sự thay đổi nhiệt độ chuồng ni, tiểu khí hậu
khơng thích hợp, cho ăn, chăm sóc khơng tốt, cân gia súc, vận chuyển, bắt lợn để lấy
máu, thiến hoạn, phân đàn, chuyển chuồng, tiêm,... ảnh hưởng đến hoạt động trao
đổi chất và làm giảm sức sản xuất của lợn.
Điều kiện vệ sinh chuồng trại không tốt cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng và
hiệu quả chăn nuôi lợn. Đặc biệt nhiễm giun là nguyên nhân quan trọng làm giảm
hiệu quả kinh tế trong chăn ni lợn (Goft et al., 2003). Do đó, việc đảm bảo vệ
sinh chuồng trại sạch sẽ và tẩy giun sán định kỳ là hết sức cần thiết.

5

download by :


- Tính biệt
Tính biệt có ảnh hưởng rõ rệt đến tăng khối lượng của lợn. Theo Campell et
al. (1985) lợn cái, lợn đực hay lợn đực thiến đều có tốc độ phát triển và cấu thành
cơ thể khác nhau, lợn đực có khối lượng nạc cao hơn nhưng nhu cầu năng lượng
cho duy trì cũng cao hơn lợn cái và lợn đực thiến. Lợn đực lớn nhanh hơn lợn cái
(Evan et al., 2003), tăng khối lượng cao hơn lợn cái 3% (Kortz et al., 2000).
2.1.3. Năng suấ t sinh sản của lợn nái và các yế u tố ảnh hƣởng
2.1.3.1. Năng suấ t sinh sản của lợn nái

Năng suất sinh sản lợn nái là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả
chăn nuôi lợn nái. Năng suất sinh sản của lợn nái bao gồm rất nhiều chỉ tiêu:
Số con đẻ ra, số con sơ sinh sống, số con để nuôi, số con cai sữa, khối lượng
sơ sinh, khối lượng cai sữa,... Do đó, để đánh giá một cách đúng đắn năng suất
sinh sản của lợn cái cần phải xác định được các chỉ tiêu cơ bản, quan trọng.
Các chỉ tiêu này cần phải được tính chung trong tồn bộ thời gian sử dụng lợn
cái từ lứa đẻ đầu tiên đến lứa đẻ cuối cùng.
Các tính trạng năng suất sinh sản chủ yếu của lợn nái bao gồm: Số con sơ
sinh/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng toàn ổ ở 21 ngày tuổi và số lứa đẻ/nái/năm.
Một số tác giả cho rằng: Các tính trạng năng suất sinh sản cho phép đánh giá lợn
nái bao gồm: Tuổi động dục lần đầu, tỷ lệ thụ thai, số con/ổ, thời gian động dục
trở lại. Các thành phần đóng góp vào chỉ tiêu số con còn sống khi cai sữa gồm:
Số trứng rụng, tỷ lệ sống khi sơ sinh và tỷ lệ lợn con sống tới lúc cai sữa.
Theo Gordon (2004) trong các trang trại chăn nuôi hiện đại, số lượng con
cai sữa do một nái sản xuất trong 1 năm là chỉ tiêu đánh giá đúng đắn nhất khả
năng sinh sản của lợn nái. Các chỉ tiêu ảnh hưởng đến số lượng lợn con cai sữa
của 1 nái/năm là: Tính đẻ nhiều con (số lợn sơ sinh), tỷ lệ chết của lợn con từ sơ
sinh đến cai sữa, thời gian bú sữa, tuổi đẻ lứa đầu và thời gian từ cai sữa đến khi
thụ thai lứa sau.
Năng suất sinh sản của lợn nái được đánh giá trên các mặt: Chu kỳ động
dục, tuổi thành thục sinh dục, tuổi có khả năng sinh sản, thời gian chửa, số con sơ
sinh/lứa. Ở Việt Nam, tiêu chuẩn nhà nước về lợn giống đã đề ra 4 chỉ tiêu giám
định lợn nái tại các cơ sở giống nhà nước là: Số con sơ sinh sống/ổ, khối lượng
toàn ổ lúc 21 ngày, khối lượng toàn ổ lúc 60 ngày, tuổi đẻ lứa đầu đối với lợn nái
đẻ lứa 1 hoặc khoảng cách lứa đẻ đối với nái đẻ từ lứa thứ 2 trở đi.
Theo Nguyễn Khắc Tích (2002), khả năng sinh sản của lợn nái chủ yếu

6

download by :



được đánh giá dựa vào chỉ tiêu số lợn con cai sữa/nái/năm. Chỉ tiêu này lại
phụ thuộc vào 2 yếu tố là số con sơ sinh và số lứa đẻ/nái/năm. Hiệu quả của
chăn nuôi lợn nái được đánh giá bằng số lợn con cai sữa/nái/năm và tổng khối
lượng lợn con cai sữa/nái/năm. Tuổi thành thục về tính, tỷ lệ thụ thai, số con
sơ sinh, số lứa đẻ/năm, số con sơ sinh sống/ổ, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa, khả
năng tiết sữa của mẹ, kỹ thuật nuôi dưỡng ảnh hưởng đến số lợn con cai
sữa/nái/năm. Do đó, việc cải tiến để nâng cao số lợn con và khối lượng lợn
con lúc cai sữa là một trong những giải pháp làm tăng hiệu quả kinh tế trong
chăn nuôi lợn nái.
Như vậy, năng suất sinh sản lợn nái được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu
chính sau:
- Tuổi phối giống lần đầu:
Là số ngày được tính từ khi lợn cái được sinh ra đến ngày lợn cái được
phối giống lần đầu. Tuổi phối lần đầu là chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự thành
thục về tính cũng như thành thục về thể chất của lợn cái. Một số nghiên cứu
đã chỉ ra ảnh hưởng đáng kể của tuổi phối giống lần đầu lên năng suất sinh
sản của con nái bao gồm các chỉ tiêu: Số thai, tuổi đẻ lứa đầu, số con đẻ ra/lứa
và tuổi sử dụng của lợn nái. Lợn nái có tuổi phối giống lần đầu thấp thì số con
đẻ ra/lứa thấp hơn ở lứa đầu và lứa thứ 2, nhưng tuổi sử dụng con nái dài hơn
so với những con cái hậu bị có tuổi phối giống cao hơn.
- Tuổi đẻ lứa đầu:
Là số ngày được tính từ khi lợn cái được sinh ra đến ngày lợn cái đẻ lần
đầu. Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng có liên quan chặt chẽ đến tuổi phối giống
lần đầu, nó cho biết độ tuổi bắt đầu khai thác khả năng sinh sản của lợn nái. Tuổi
đẻ lứa đầu càng sớm thì thời gian sử dụng lợn nái càng dài.
Tuổi đẻ lứa đầu là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng đẻ sớm của lợn nái.
Tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái phụ thuộc vào tuổi phối giống lần đầu, tỷ lệ phối
giống lần đầu có chửa và thời gian mang thai (Holm et al., 2004). Tuổi đẻ lứa

đầu có hệ số di truyền thấp nên chịu ảnh hưởng lớn từ các yếu tố ngoại cảnh. Chỉ
tiêu này có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái. Bởi nếu lợn nái
bị đưa vào khai thác q sớm khi thể vóc phát triển chưa hồn thiện thì số trứng
rụng ít, dẫn đến số con đẻ ít, khối lượng sơ sinh thấp, tỷ lệ chết cao, hao hụt lợn nái
lớn làm ảnh hưởng đến lứa đẻ tiếp theo. Ngược lại, nếu đưa nái vào khai thác quá

7

download by :


muộn thì sẽ làm giảm năng suất sinh sản của lợn nái, thời gian sử dụng nái giảm và
giảm hiệu quả chăn nuôi.
- Số con đẻ ra/ổ:
Số con đẻ ra/ổ là tổng tất cả số con đẻ ra còn sống, số con chết khi sinh và
số thai chết lưu. Chỉ tiêu này đánh giá số trứng được thụ tinh và kỹ thuật phối
giống cũng như kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái mang thai. Số con đẻ ra
nhiều hay ít phụ thuộc vào số hợp tử được hình thành và khả năng nuôi thai của
lợn mẹ. Chỉ tiêu này có hệ số di truyền thấp h2 = 0,10 – 0,15; có tương quan kiểu
hình thuận và chặt chẽ với số con sơ sinh sống, r = 0,92 (Rothschild and Bidanel,
1998). Do vậy, nó quyết định nhiều đến số con đẻ ra cịn sống/ổ hay nói cách
khác nâng cao được số con đẻ ra/ổ cũng có ý nghĩa góp phần nâng cao được số
con còn sống/ổ. Số con đẻ ra/ổ khác nhau qua các lứa đẻ và tuân theo một quy
luật, lứa đầu khơng cao sau đó tăng lên ở lứa thứ 2, tương đối ổn định ở các
lứa tiếp theo đến lứa 6-7 sau đó giảm dần.
- Số con sơ sinh sống/ổ:
Đối với lợn nái, số con sơ sinh sống là tính trạng quan trọng nhất, là chìa
khóa quyết định năng suất, chất lượng đàn nái và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn
nái. Số con sơ sinh sống/ổ là một chỉ tiêu đánh giá sức sống của thai, khả năng
nuôi thai của lợn mẹ và kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái trong thời kỳ mang

thai. Chỉ tiêu này có tương quan di truyền thuận và chặt chẽ với số con cai sữa,
r = 0,81 (Rothschild and Bidanel, 1998). Do vậy, việc chọn lọc nâng cao số con
sinh ra cịn sống/ổ sẽ góp phần quyết định đến việc tăng số con cai sữa/ổ và số
con cai sữa/nái/năm.
- Số con để nuôi/ổ:
Là số con sơ sinh sống/ổ được để lại nuôi. Trên thực tế, một số trường hợp
trong đàn có con sơ sinh bị yếu, dị tật… hay số con sơ sinh sống/ổ nhiều hơn số
vú của nái (thường người ta chỉ để lại số con nuôi tới cai sữa <= số vú của nái),
người ta sẽ loại thải những con yếu và tách một số con đem gửi nuôi nái khác (số
con chuyển ghép). Số con để nuôi/ổ = Số con sơ sinh sống/ổ – Số con chuyển ghép –
Số con loại thải.
Số con để ni/ổ có hệ số di truyền thấp (h2 = 0,064–0,076) nên chịu ảnh
hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh, có sự liên quan chặt chẽ với số vú, khả năng
nuôi con, sức khoẻ của lợn nái và trình độ kỹ thuật của cơ sở chăn nuôi.

8

download by :


- Khối lượng sơ sinh/ổ:
Chỉ tiêu này phụ thuộc vào số con sơ sinh/ổ và khối lượng sơ sinh/con, chỉ
tiêu này có tương quan di truyền thuận và chặt chẽ với số con sơ sinh/ổ, r = 0,65
(Rosthchild and Bidanel, 1998).
- Khối lượng sơ sinh/con:
Là khối lượng lợn con được cân ngay sau khi được đẻ ra, cắt rốn, lau khô
và chưa cho bú sữa đầu. Khối lượng sơ sinh là chỉ tiêu thể hiện khả năng nuôi
dưỡng thai của lợn mẹ, kỹ thuật chăn ni, chăm sóc quản lý và phòng bệnh cho
lợn nái chửa của cơ sở chăn ni. Chỉ tiêu khối lượng sơ sinh/con có liên quan
đến số con đẻ ra cịn sống/ổ và có ảnh hưởng đến mức độ tăng khối lượng của

lợn con trong giai đoạn theo mẹ và sau cai sữa.
Mối quan hệ giữa khối lượng sơ sinh/con và khối lượng cai sữa/con đã được
một số tác giả công bố: Khối lượng sơ sinh/con có ảnh hưởng đến khối lượng cơ
thể và tăng khối lượng/ngày đêm của lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi (Deen
and Bilkei, 2004), khối lượng cơ thể và mức tăng khối lượng/ngày của lợn con ở
các giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuần tuổi và từ 3 đến 8 tuần tuổi tăng theo khối
lượng sơ sinh/con (Phan Xuân Hảo, 2007). Theo Gondret et al. (2005) khối lượng
sơ sinh có ảnh hưởng tới tăng khối lượng của lợn con ở giai đoạn theo mẹ cũng
như giai đoạn sau cai sữa.
- Số con cai sữa/ổ:
Số con cai sữa/ổ là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả chăn nuôi lợn
nái. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào sức sống của lợn con trong thời gian theo mẹ,
tính ni con khéo của lợn mẹ và điều kiện quản lý, chăm sóc, ni dưỡng của
các cơ sở chăn ni đối với lợn mẹ và lợn con. Chỉ tiêu số con cai sữa/ổ có tương
quan kiểu hình thuận với số con sơ sinh sống/ổ.
- Khối lượng cai sữa/con:
Khối lượng cai sữa/con giúp đánh giá mức độ tăng khối lượng của lợn con
trong giai đoạn theo mẹ và khả năng nuôi con của lợn nái. Khối lượng cai
sữa/con, phụ thuộc vào độ đồng đều của đàn lúc sơ sinh, tỉ lệ nuôi sống, độ đồng
đều khi cai sữa, khối lượng cai sữa toàn ổ và số con cai sữa/ổ.
- Khối lượng cai sữa/ổ:
Khối lượng cai sữa/ổ là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, đánh giá năng suất
và chất lượng sữa mẹ, khả năng nuôi con của lợn mẹ và chế độ chăm sóc ni

9

download by :


dưỡng. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào số con cai sữa/ổ, số ngày cai sữa, giống, lứa

đẻ và khối lượng sơ sinh.
- Khoảng cách lứa đẻ:
Là số ngày từ ngày đẻ của lứa đẻ này đến ngày đẻ của lứa đẻ tiếp theo. Bao
gồm: Thời gian nuôi con, thời gian chờ phối, thời gian mang thai. Trong đó, thời
gian mang thai thường cố định hoặc biến đổi rất nhỏ nên khoảng cách hai lứa đẻ
phụ thuộc vào thời gian nuôi con và thời gian chờ phối.
2.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái
a) Các yếu tố di truyền
Các giống lợn khác nhau có khả năng sinh sản khác nhau đã đư ợc nhiều tác
giả nghiên cứu và công b ố. Một số tác giả nghiên cứu trên lợn Landrace và
Yorkshire, nhận thấy yếu tố giống ảnh hưởng đến tất cả các tính trạng số con/ổ (số
con sơ sinh, số con sơ sinh sống, số con cai sữa), khoảng cách lứa đẻ và khối
lượng toàn ổ giai đoạn sơ sinh, cai sữa (Trần Thị Minh Hồng và cs., 2008). Theo
Đặng Vũ Bình (1999), khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới các tính trạng năng
suất sinh sản trong một lứa đẻ của lợn nái ngoại (Landrace và Yorkshire) ni tại
Xí nghiệp lợn giống Mỹ Văn cho thấy giống chỉ ảnh hưởng tới số con để ni
(P<0,05).
Lơ ̣n thuộc các giống khác nhau thì sự thành thục về tính cũng khác nhau .
Sự thành thục về tính ở các giớ ng lơ ̣n có tầm vóc và khối lượng nhỏ thường sớm
hơn so với các giớ ng lơ ̣n có tầm vóc và khối lượng lớn . Sự thành thục về tính ở
lợn cái được định nghĩa là thời điểm rụng trứng lần đầu tiên và xuất hiện lúc 3-4
tháng tuổi đối với các giống lợn thành thục sớm (các giống lợn nội và một số
giống lợn Trung Quốc) và 6-7 tháng tuổi đối với hầu hết các giống lợn phổ biến
ở các nước phát triển (Rothschild and Bidanel, 1998). Giống lợn Meishan (MS)
có tuổi thành thục về tính sớm, năng suất sinh sản cao và chức năng làm mẹ tốt.
So với giống lợn Large White, lợn MS đạt tuổi thành thục về tính sớm hơn
khoảng 100 ngày và có số con sơ sinh nhiều hơn 2,4-5,2 con/ổ.
Các chỉ tiêu sinh sản thường có hệ số di truyền thấp , tuổ i đẻ lứa đầ u với
h =0,27 (Rydhmer et al., 1995), hệ số di truyền đối với tính trạng sớ con sơ sinh/ổ
và số con cai sữa/ổ của một số công bố đều dao động 0,03-0,12. Trong đó, sớ con sơ

sinh/ổ có h2=0,03 (Imboonta et al., 2007), h2 = 0,12 (Schneider et al., 2011), sớ con
cai sữa /ổ có h 2=0,11 (Schneider et al., 2011). Khớ i lươ ̣ng sơ sinh /ổ có h 2=0,07
2

10

download by :


(Grandinson et al., 2005) và h 2=0,18 (Schneider et al., 2011), khớ i lươ ̣ng sơ
sinh/con có h2=0,44 (Schneider et al., 2011), khớ i lươ ̣ng cai sữa /ổ có h 2=0,21
(Lundgren et al., 2010) và h 2=0,22 (Schneider et al., 2011). Khoảng cách giữ hai
lứa đẻ có h 2=0,08 (Rydhmer et al., 1995). Các chỉ tiêu sinh sản có hệ số di truyề n
thấ p nên năng suấ t sinh sản c ủa lợn nái chiụ ảnh hưởng lớn bởi tác đ ộng của các
yế u tố môi trường.
Trong cho ̣n lo ̣c nhân thuầ n, đố i với các tı́nh tra ̣ng năng suấ t sinh sản thường
đa ̣t tiế n bô ̣ di truyề n châ ̣m hơn so vơí nhóm các tı́nh tra ̣ng sinh trưởng và chấ t lươ ̣ng
thịt. Ngoài ra, năng suất sinh sản của lợn nái cũng chịu ảnh hưởng của cận huyết.
Khi hệ số cận huyết ở lợn nái tăng thêm 10% thì số con đẻ ra sẽ giảm khoảng
0,29 con/ổ.
Tại các trang trại nuôi lợn nái, tỉ lệ lợn con chết khi sơ sinh khoảng 6-8%.
Đây là các trường hợp thai chết ngay trước lúc sinh hoặc trong khi đẻ. Tuy nhiên,
lợn nái nhạy cảm stress nhiệt có tỉ lệ chết sơ sinh cao hơn. Tỉ lệ lợn con sơ sinh
bị dị dạng hay khuyết tật di truyền chiếm 1%. Những dị tật này có thể do các yếu
tố mơi trường hay di truyền gây ra và hội chứng stress được xem như là một biến
dị di truyền ảnh hưởng đến tỉ lệ này.
b) Các yếu tố ngoại cảnh
- Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến năng suất sinh sản, thời gian sử dụng
và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái. Để đạt năng suất sinh sản tốt nhất thì

cái hậu bi ̣và lợn nái cần được cung cấp chế độ dinh dưỡng đảm bảo đủ số lượng
và cân đối thành phần các chất dinh dưỡng.
Nuôi dưỡng hạn chế đối với lợn cái trong giai đoạn hậu bị sẽ làm tăng
tuổi động dục lần đầu, tăng tỷ lệ loại thải lợn cái so với lợn cái hậu bị được
nuôi dưỡng đầy đủ. Nuôi dưỡng tốt lợn nái trước khi động dục có thể làm tăng
số lượng trứng rụng, tăng số phôi sống.
Lợn nái ăn gấp đôi lượng thức ăn ở giai đoạn trước khi phối giống và ở
ngày phối giống so với bình thường có tác dụng làm tăng số lượng trứng rụng và
số con đẻ ra/ổ. Nuôi dưỡng lợn nái với mức cao ở thời kỳ chửa đầu có thể làm
tăng tỷ lệ chết phôi ở lợn nái đẻ lứa đầu.
Zimmerman et al. (1996), cho biết, các mức ăn khác nhau trong giai đoạn
từ cai sữa tới phối giống trở lại có ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ thai. Cho ăn mức năng

11

download by :


lượng cao trong vòng 7-10 ngày của chu kỳ động dục trước khi phố i giố ng , số
trứng rụng đa ̣t đươ ̣c tối đa. Tuy nhiên, nếu tiếp tục cho ăn với mức năng lượng
cao vào đầu giai đoạn có chửa sẽ làm tăng tỷ lệ chết phơi và giảm số lượng
lợn con sinh ra trong ổ. Cho lơ ̣n ăn quá nhi ều gây lãng phí thức ăn, giảm hiệu
quả kinh tế và tăng khả năng chết thai. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng
đã chỉ ra rằng khẩu phần ăn của lợn nái thiếu vitamin, khống có thể gây chết
tồn bộ phơi.
Mức ăn c ủa lợn nái trong giai đoạn nuôi con và giai đoạn chờ phối sau cai
sữa cũng ảnh hưởng lớn đến năng suất sinh sản của chúng. Mức ăn trong giai
đoạn nuôi con không ảnh hưởng tới tỷ lệ rụng trứng, số con trong mỗi lứa đẻ tiếp
theo và tỷ lệ hao hụt của lợn con. Tuy nhiên, mức ăn cao trong giai đoạn chờ
phối sau cai sữa có ảnh hưởng tích cực tới tỷ lệ rụng trứng và số con sơ sinh/ổ

của lứa đẻ tiếp theo.
Tốc độ sinh trưởng của lợn con tăng lên khi lượng thức ăn ăn vào tăng lên
và các ảnh hưởng này chủ yếu xảy ra trong tuần cuối cùng trước khi cai sữa.
Khối lượng trung bình của lợn con 21 ngày tuổi không bị ảnh hưởng bởi mức cho
ăn, nhưng những con nái được cho ăn với mức ăn thấp có tỷ lệ hao mịn cơ thể
lớn hơn những con nái được cho ăn mức ăn cao trong giai đoạn nuôi con, đặc biệt
là tuần cuối trước khi cai sữa. Những con nái được cho ăn mức ăn thấp phải huy
động lượng mỡ dự trữ trong cơ thể để đáp ứng đủ cho nhu cầu tiết sữa, nên tỷ lệ
hao mòn của những con nái này cao hơn những lợn nái được cho ăn đáp ứng đủ
nhu cầu.
Trong thời giai đoạn nuôi con, lợn nái được ni dưỡng bằng khẩu phần ăn có
mức lyzin thấp và protein thấp sẽ làm giảm khả năng trưởng thành của tế bào trứng,
giảm số con đẻ ra, giảm số con còn sống trên ổ, tăng tỷ lệ hao hụt của lợn mẹ và
giảm tốc độ sinh trưởng của lợn con. Đặc biệt, 9 axit amin cần thiết đóng vai trị
quan trọng trong quá trình sinh sản và trong quá trình phát triển của phôi. Song mức
protein quá cao trong khẩu phần sẽ không tốt cho lợn nái.
- Mùa vụ, nhiệt độ và chế độ chiếu sáng
Mùa vụ, nhiệt độ và chế độ chiếu sáng ảnh hưởng lớn đến năng suất sinh
sản của lợn nái. Ảnh hưởng quan trọng nhất của mùa vụ là giảm tỷ lệ phối giống
có chửa và giảm tỷ lệ đẻ của lợn nái. Bên cạnh đó, mùa vụ ảnh hưởng đến năng
suất sinh sản của lợn nái như lợn nái chậm thành thục về tính, thời gian phối lại

12

download by :


sau cai sữa kéo dài, tỷ lệ chết thai cao hơn, tỷ lệ sảy thai tăng lên và số con sơ
sinh/ổ giảm.
Nhiều nghiên cứu đã chia các ảnh hưởng của mùa vụ thành hai nhóm, bao

gồm ảnh hưởng của quang kỳ và ảnh hưởng của nhiệt độ. Stress nhiệt vào thời
điểm phối giống có thể ảnh hưởng đến q trình rụng trứng và làm mất cân bằng
nội tiết của các lợn nái, do đó làm tăng tỷ lệ khơng đậu thai của lợn nái. Stress
nhiệt có thể làm giảm tỷ lệ thụ thai tới 20%, giảm số phôi sống 20% và do đó làm
giảm thành tích sinh sản của lợn nái. Ngồi ra, stress nhiệt cịn ảnh hưởng đến q
trình tiết sữa của lợn nái trong giai đoạn nuôi con. Các gia súc tiết sữa có những cơ
chế đặc biệt điều tiết giảm tiết sữa khi phải chịu đựng các bức xạ nhiệt từ môi
trường nhiệt độ cao.
Mùa vụ ảnh hưởng đến lượng thức ăn tiêu thụ của lợn nái trong giai đoạn tiết
sữa. Koketsu et al. (1997), phân tích các nhân tố ảnh hưởng bằng chương trình
General Linear Model của SAS cho thấy, nái đẻ vào mùa hè và mùa xuân có thời
gian từ cai sữa đến phối có chửa lứa tiếp theo là dài nhất, trong đó nái đẻ vào
mùa hè có khối lượng cai sữa/lứa thấp hơn nái đẻ vào mùa xuân. Lorvelec et al.
(1998), nghiên cứu về ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng sinh sản của lợn nái
Large White đã đưa ra kết luận: Số con sơ sinh/lứa của lợn nái trong mùa khô,
mát cao hơn 25% so với mùa lạnh, ẩm ướt.
Theo Phạm Thị Kim Dung và Trần Thị Minh Hoàng (2009), yếu tố mùa vụ
ảnh hưởng đến tất cả các tính trạng sinh sản như: Số con sơ sinh, số con sơ sinh
sống, số con cai sữa, khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa,... Pholsing et al.
(2009), nghiên cứu về khả năng sinh sản của lợn Pietrain tại Thái Lan chỉ ra rằng
các tính trạng sinh sản ít bị thay đổi trong cùng điều kiện khí hậu.
- Ảnh hưởng của lợn đực và phương thức phối
Lơ ̣n đực có ảnh hưởng lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái, ảnh hưởng
của cá thể đực giống đối với tỷ lệ thụ thai là rõ rệt. Nếu sử du ̣ng đ ực giống quá
già hoặc quá non cũng sẽ làm giảm số con trong một lứa đẻ . Có thể tăng thêm tỷ
lệ thụ thai và số con sơ sinh/ổ bằng cách sử dụng tinh của nhiều đực cho một nái
(phối kép). Điều này tạo cơ hội để sử dụng tối đa lợn đực có khả năng thụ tinh và
khả năng phù hợp trên lợn cái.
- Chế độ nuôi nhốt, điều kiện chuồng trại
Chế độ nuôi nhốt lợn nái ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái và


13

download by :


×