Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng và sinh sản của lợn YVN1 và YVN2 nuôi tại trung tâm nghiên cứu lợn thụy phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 68 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TOUY NOYMANY

KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA LỢN
YVN1 VÀ YVN2 NUÔI TẠ I TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU
LỢN THỤY PHƯƠNG

Ngành:

Chăn nuôi

Mã số:

8620105

Người hướng dẫn khoa học

1. TS. Trịnh Hồ ng Sơn
2. TS. Hà Xuan Bợ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP - 2019

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi, các kết quả nghiên cứu
được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám


ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Touy Noymany

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc TS. Trịnh Hồng Sơn và TS. Hà Xuân Bộ đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Di truyền-giống vật nuôi, Khoa Chăn ni - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn ThS. Phạm Duy Phẩm - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu
lợn Thụy Phương, tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Tiế n Thông - Trạm trưởng Trạm nghiên cứu

và Phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điệp đã giúp ỡđ và tạo điều kiện cho tôi thực hiê ̣n nô ̣i
dung đề tài ta ̣i Tra ̣m.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Touy Noymany

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ...................................................................Error! Bookmark not defined.
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục các bảng .......................................................................................................... vi
Danh mục các biểu đồ ..................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis Abstract ................................................................Error! Bookmark not defined.
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.


Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ......................................... 2

1.4.1.

Ý nghĩa khoa học ................................................................................................. 2

1.4.2.

Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................. 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu.............................................................................................. 3
2.1.

Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 3

2.1.1.


Khả năng sinh trưởng của lợn và các yểu tố ảnh hưởng ..................................... 3

2.1.2.

Năng suất sinh sản của lợn nái và các yếu tố ảnh hưởng .................................... 8

2.1.3.

Số lươ ̣ng và chấ t lươ ̣ng tinh dịch của lợn đực ................................................... 12

2.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước và ngồi nước .............................................. 17

2.2.1.

Tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................................... 17

2.2.2.

Tình hình nghiên cứu ngồi nước ...................................................................... 19

Phần 3. Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................ 21
3.1.

Vật liệu nghiên cứu............................................................................................ 21

3.2.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu...................................................................... 21


3.3.

Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 21

3.3.1.

Nội dung 1: Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn YVN1 và YVN2 ............. 21

3.3.2.

Nội dung 2: Đánh giá năng suất sinh sản của lợn YVN1 và YVN2 .................. 21

iii

download by :


3.3.3.

Nội dung 3: Đánh giá số lươ ̣ng và chấ t lươ ̣ng tinh d ịch lợn đực YVN1 và
YVN2 ................................................................................................................ 21

3.4.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 22

3.4.1.

Phương pháp nghiên cứu nội dung 1: Đánh giá khả năng sinh trưởng ............. 22


3.4.2.

Phương pháp nghiên cứu nội dung 2: Đánh giá năng suất sinh sản .................. 23

3.4.3.

Phương pháp nghiên cứu nội dung 3: Đánh giá phẩm chất tinh dịch................ 25

3.5.

Xử lý số liệu ...................................................................................................... 27

Phần 4: kết quả và thảo luận ....................................................................................... 29
4.1.

Khả năng sinh trưởng của lợn YVN1 và YVN2 ............................................... 29

4.1.1

Ảnh hưởng c ủa một số yếu tố đến khả năng sinh trưởng của lợn YVN 1
và YVN2 ............................................................................................................ 29

4.1.2

Khả năng sinh trưởng của lợn YVN1 và YVN2 ................................................ 29

4.1.3

Khả năng sinh trưởng của lợn YVN1 và YVN2 theo tính biệt ......................... 33


4.2

Năng suất sinh sản của lợn nái YVN1 và YVN2 .............................................. 37

4.2.1

Ảnh hưởng c ủa một số yếu tố đến năng su ất sinh sản của lơ ̣n YVN 1 và
YVN2 ................................................................................................................ 37

4.2.2

Năng suấ t sinh sản của lơ ̣n nái YVN1 và YVN2 .............................................. 39

4.2.3

Năng suất sinh sản của lơ ̣n nái YVN1 theo lứa đẻ ............................................ 41

4.3.

Số lượng và chất lượng tinh dịch của lợn yvn1 và yvn2 ................................... 44

Phần 5. Kết luận và đề nghị ......................................................................................... 48
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 48

5.2.

Đề nghị .............................................................................................................. 48


Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 49

iv

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

A

Hoạt lực tinh trùng

ADG

Tăng khối lượng/ngày

C

Nồng độ tinh trùng

Ca

Canxi

cs.


Cộng sự

FCR

Tiêu tốn thức ăn

K

Tỷ lệ tinh trùng kì hình

NĐ - CP

Nghị định – Chính Phủ

NXB

Nhà xuất bản

P

Photpho



Quyết định

QĐ-BNN

Quyết định – Bộ nơng nghiệp


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TTNT

Thụ tinh nhân tạo

V

Thể tích tinh dịch

VAC

Tổng số tinh trùng tiến thẳng/lần khai thác

v

download by :


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1.

Ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng sinh trưởng của lợn

YVN1 và YVN2 .......................................................................................... 29

Bảng 4.2.

Khả năng sinh trưởng của lợn YVN1 và YVN2 ......................................... 30

Bảng 4.3.

Khả năng sinh trưởng của lợn YVN1 theo tính biệt ................................... 32

Bảng 4.4.

Khả năng sinh trưởng của lợn YVN2 theo tính biệt ................................... 35

Bảng 4.5.

Ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng sinh sản của lơ ̣n nái
YVN1 và YVN2 .......................................................................................... 38

Bảng 4.6.

Khả năng sinh sản của lơ ̣n nái YVN1 và YVN2 ......................................... 39

Bảng 4.7.

Năng suất sinh sản của lơ ̣n nái YVN1 theo lứa đẻ ..................................... 41

Bảng 4.8.

Năng suất sinh sản của lơ ̣n nái YVN2 theo lứa đẻ ..................................... 42


Bảng 4.9.

Số lươ ̣ng và chất lượng tinh dịch của lợn YVN1 và YVN2 ...................... 44

vi

download by :


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1.

Khối lượng bắt đầu và khối lượng kết thúc kiểm tra của lợn
YVN1 và YVN2 ...................................................................................... 32

Biểu đồ 4.2.

Tăng khối lượng trung bình (g/ ngày) của lợn YVN1 và YVN2 ............ 32

Biểu đồ 4.3.

Tỷ lệ nạc và tỷ lệ mỡ giắt (%) của lợn YVN1 và YVN2 ........................ 33

Biểu đồ 4.4.

Khối lượng bắt đầu và khối lượng kết thúc kiểm tra năng suất cá
thể của lợn YVN1 theo tính biệt ............................................................. 33

Biểu đồ 4.5.


Tăng khối lượng của lợn YVN1 theo tính biệt........................................ 34

Biểu đồ 4.6.

Khối lượng bắt đầu và khối lượng kết thúc kiểm tra năng suất cá
thể của lợn YVN2 theo tính biệt ............................................................. 36

Biểu đồ 4.7.

Tăng khối lượng của lợn YVN2 theo tính biệt........................................ 37

Biểu đồ 4.8.

Số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa của lợn
nái YVN1 và YVN2 ................................................................................ 40

Biểu đồ 4.9.

Khối lượng sơ sinh sống/ổ, khối lượng cai sữa/ổ của lợn nái YVN1
và YVN2 ................................................................................................. 41

Biểu đồ 4.10. Số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa của lợn
nái YVN1 qua các lứa đẻ ........................................................................ 43
Biểu đồ 4.11. Số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa của lợn
nái YVN2 qua các lứa đẻ ........................................................................ 44
Biểu đồ 4.12. Thể tích tinh dịch của lợn YVN1 và YVN2............................................ 46
Biểu đồ 4.13. Nông độ tinh trùng của lợn YVN1 và YVN2 ......................................... 47
Biểu đồ 4.14. Tổng số tinh trùng tiến thẳng (VAC) và tổng số tinh trùng (VC)
trong một lần khai thác của lợn YVN1 và YVN2 ................................... 47


vii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Touy NOYMANY
Tên Luận văn: Khả năng sinh trưởng và s inh sản của lơ ̣n YVN 1 và YVN 2 nuôi ta ̣i
Trung tâm Nghiên cứu lơ ̣n Thuy ̣ Phương
Ngành: Chăn Nuôi

Mã số: 8620105

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá đươ ̣c khả năng sinh trưởng , năng suất sinh sản, chất lượng tinh dịch
của lợn YVN1 và YVN2.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Nội dung 1: Khả năng sinh trưởng của lợn YVN1 và YVN2
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên tổng số 200 lợn (100 lợn
YVN1 và 100 lợn YVN2);
Phương pháp nghiên cứu: Thu thập và theo dõi các chỉ tiêu khối lượng bắt
đầu, khối lượng kết thúc, tăng khối lượng, dày mỡ lưng, dày cơ thăn, tỷ lệ nạc và tỷ
lệ mỡ giắt.
Nội dung 2: Năng suất sinh sản của lợn YVN1 và YVN2
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên tổng số 70 nái (35 nái
YVN1 và 35 nái YVN2);
Phương pháp nghiên cứu: thu thập các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái
Yorkshire bao gồm: tuổi đẻ lứa đầu, khoảng cách lứa đẻ, số con sơ sinh/ổ, số con sơ

sinh sống/ổ, khối lượng sơ sinh/con, số con cai sữa/ổ, khối lượng cai sữa/con.
Nội dung 3: Số và chất lượng tinh dịch của lợn YVN1 và YVN2
Đối tượng nghiên cứu: Tổng số 20 lợn đực, trong đó lợn YVN1 có 10 con với 50
lần khai thác tinh và YVN2 có 10 con với 50 lần khai thác tinh.
Phương pháp nghiên cứu: Thu thập và theo dõi các chỉ tiêu: thể tích tinh dịch,
hoạt lực tinh trùng, nồng độ tinh trùng và tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần
khai thác (VAC), tổng số tinh trùng trong một lần khai thác (VC) và tỷ lệ kỳ hình.
Kết quả chính và kết luận
1. Lợn YVN1 và YVN2 ni tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương có khả
năng sinh trưởng đạt mức khá với tăng khối lượng đạt cao (865,57 g/ngày và 905,67
g/ngày), có tỷ lệ nạc cao (59,56% và 58,99%) và có tỷ lệ mỡ giắt đạt mức trung bình

viii

download by :


(2,31% và 2,33%). Nhóm lợn có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tăng khối lượng, số ngày
tuổi kết thúc, số ngày tuổi đạt 100 kg, dày mỡ lưng và tỷ lệ nạc. Tính biệt có ảnh hưởng
đến các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng của lợn YVN1 và YVN2.
2. Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái YVN1 và YVN2 đạt mức khá
với số con sơ sinh/ổ (11,93 và 12,61 con), số con sơ sinh sống/ổ (11,51 và 12,12
con), số con cai sữa (10,92 và 11,71 con), khối lượng sơ sinh/ổ (17,02 và 17,49 kg)
và khối lượng cai sữa/ổ (70,41 và 75,81 kg). Nhóm lợn có ảnh hưởng đến số con sơ
sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa và khối lượng cai sữa/ổ. Việc lựa chọn
lợn nái YVN2 làm giống có thể cải thiện được số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa
và khối lượng cai sữa/ổ.
3. Các chỉ tiêu về chất lượng tinh dịch của lợn YVN1 và YVN2 nuôi tại Trung
tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương đạt mức khá với các chỉ tiêu thể tích tinh dịch (208,64
ml và 210,74 ml), hoạt lực tinh trùng (0,78), nồng độ tinh trùng (293,70 triệu/ml và

299,80 triệu/ml) và tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác (48,44 tỷ/lần và
49,34 tỷ/lần). Nhóm lợn khơng ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về số và chất lượng tinh dịch
của lợn YVN1 và YVN2.

ix

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Touy Noymany
Thesis title: Growth and reproductive performance of YVN1 and YVN2 pigs raised at
Thuy Phuong swine research center
Major: Animal science

Code: 8620105

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives: Evaluation of the growth and performance reproductive of
YVN1 and YVN2 pigs.
Materials and Methods
Content 1. Growth performance of YVN1 and YVN2 pigs
The study was conducted on 200 pigs (100 YVN1 and 100 YVN2 pigs). Growth
performance were evaluated from initial weight, final weight, average daily gain (ADG)
and meat production including depth of longgissimus dorsal (LD), backfat thickness
(BF), lean meat percentage (LM) and intramuscle fat (IMF).
Content 2. Reproductive performance of YVN1 and YVN2 sows
Reproductive performance of YVN1 and YVN2 sows raised at Thuy Phuong
Swine Research Center. This study was conducted on 70 sows (35 YVN1 sows and
35 YVN2 sows) were monitored from the first to third parity. Reproductive data

were age at first farrowing (AFF), farrowing interval (FI), number born (NB),
number born alive (NBA), number weaned (NW), birth rate (BR) and at weaning
rate (WR), birth weight (BW) and weaning weight (WW), litter birth weight (LBW)
and litter weaning weight (LWW).
Content 3. Semen quality of YVN1 and YVN2 boars
The experiment was based on 20 boars (10 YVN1 boars with 50 ejaculates and
10 YVN2 boars with 50 ejaculates). The data of semen quality was collected from
ejaculate volume, spermatozoon motility, sperm concentration, total number of
spermatozoon in ejaculate.
Main findings and conclusions
1. Growth performance of YVN1 and YVN2 pigs raised Thuy Phuong swine
research center was high. The average daily gain of YVN1 and YVN2 pigs was high
(865.57 g/day and 905.67 g/day). The LM of YVN1 and YVN2 pigs was high (59.56 %
and 58.99 %), but the IMF was average (2.31% and 2.33 %). The group pigs affect the
ADG, BF and LM. The gender affect the growth performance of YVN1 and YVN2 pigs.

x

download by :


2. The reproductive performance of YVN1 and YVN2 sows was good with
number born (11.93 and 12.61 piglets), number born alive (11.51 and 12.12 piglets),
litter birth weight (17.02 and 17.49 kg), number weaned (10.92 and 11.71 piglets),
weaning weight (WW) and litter weaning weight (70.41 and 75.81). The group pigs
affect the number born, the number born alive, the number weaned and the litter
weaning weight (P <0.05). Selection of YVN2 sows lead to improve the number born
alive, the number weaned and the litter weaning weight
3. The semen quality of YVN1 and YVN2 boars raised Thuy Phuong swine
research center was good with the ejaculate volume (208.64 and 210.74 ml),

spermatozoon motility (0.78), sperm concentration (293.70 and 299.80 million/ml), total
number of spermatozoon in ejaculate (48.44 and 49.34 billion/ejaculate). The group pigs
did not affected on semen quality of YVN1 and YVN2 boars.

xi

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam đang phát triển mạnh về quy mơ và chất
lượng sản phẩm, nên địi hỏi yêu cầu ngày càng cao hơn về phẩm chất con giống.
Những năm gần đây, nhiều nghiên cứu chọn lọc và lai tạo nhằm tạo ra những
dịng, giống mới có năng suất sinh trưởng, sinh sản cao hơn đã được thực hiện.
Tuy nhiên, việc lai tạo ra các dòng, giống mới chưa đáp ứng được yêu cầu sản
xuất vì nguồn gen hạn chế. Vì vậy, việc cải thiện, nâng cao chất lượng đàn lợn
giống ở Việt Nam cần phải có những nguồn gen mới với năng suất, chất lượng
cao hơn. Từ thực tiễn đó, một số cơ sở đã nhập những giống lợn có năng suất cao
từ các nước có nền chăn nuôi phát triển như Mỹ, Pháp, Canada, Đan Mạch...
Lợn Yorkshire nguồn gốc Pháp là giống lợn cao sản được biết đến với khả
năng sinh sản cao. Kết quả công bố của Axiom (2015) cho thấy, năng suất sinh
sản của lợn Yorkshire số con cai sữa/nái/năm, số con sơ sinh số ng/ổ và số con cai
sữa/ổ đạt kế t quả cao . Khả năng tăng khối lượng của lợn Yorkshire đối với lợn
cái đạt trên 900 g/ngày và lợn đực đạt trên 950 g/ngày. Như vậy, lợn Yorkshire
nguồn gốc Pháp có tiềm năng di truyền ở mức khá cao. Bên cạnh đó, lợn
Yorkshire nguồn gốc Mỹ cũng là giống lợn cao sản, với năng suất sinh sản cao
và mông vai phát triể n . Việc sử dụng giống lợn Yorkshire nguồn gốc Pháp và Mỹ
sẽ là nguồn gen tốt để cải thiện và nâng cao năng suất của đàn lợn trong nước.
Trong năm 2015, Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương đã nhập giống

lợn Yorkshire của Pháp và lợn Yorkshire của Mỹ để phục vụ nghiên cứu chọn lọc
và lai tạo ra dịng lợn có năng suất, chất lượng cao. Lợn YVN1 và YVN2 là kết
quả tạo ra từ việc cho giao phối giữa lợn Yorkshire nguồn gốc Pháp và nguồn
gốc Mỹ thuô ̣c đề tài Tro ̣ng điể m cấ p Bơ ̣ “Nghiên cứu chọn tạo dịng lợn nái tổng
hợp và lợn đực cuối cùng từ nguồn gen nhập nội có năng suất, chất lượng cao
phục vụ chăn ni tại các tỉnh phía Bắc”. Để đánh giá khả năng sinh trưởng, sinh
sản khi phố i hơ ̣p nguồ n gen giữa giố ng lơ ̣n Yorkshire nhâ ̣p từ Pháp và giố ng l ợn
Yorkshire nhâ ̣p từ Mỹ được nuôi tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương,
chúng tôi thực hiện đề tài: “Khả năng sinh trưởng và sinh sản của lợn YVN1 và
YVN2 nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu lợn Thuy ̣ Phương”.

1

download by :


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá đươ ̣c khả năng sinh trưởng và m ột số yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng sinh trưởng của lợn YVN1 và YVN2.
- Đánh giá đươ ̣c khả năng sinh sản và m

ột số yếu tố ảnh hưởng đến khả

năng sinh sản của lợn nái YVN1 và YVN2.
- Đánh giá đươ ̣c số lươ ̣ng và ch ất lượng tinh dịch của l ợn đực YVN 1 và
YVN2.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện trên đàn lợn YVN1 và YVN2 đang được nuôi
giữ tại Trạm Nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điê ̣p thuộc Trung
tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương.

1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp các tư liệu khoa học liên quan đến khả năng sinh trưởng, năng
suất sinh sản và chất lượng tinh dịch của lợn YVN1 và YVN2. Đồng thời đánh
giá ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng sinh trưởng, năng suất sinh sản và
chất lượng tinh dịch của lợn YVN1 và YVN2.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở để đánh giá đúng thực trạng của đàn
lợn YVN1 và YVN2 khi được nuôi giữ tại Trạm nghiên cứu và phát triển giống
lợn Tam Điê ̣p . Từ đó đưa ra những phương hướng chọn lọc và lai tạo phù hợp
với điều kiện sản xuất của Trung tâm.

2

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khả năng sinh trƣởng của lợn và các yểu tố ảnh hƣởng
2.1.1.1. Cơ sở sinh lý của sự sinh trưởng
Sinh trưởng là q trình tích lũy các chất hữu cơ, là sự tăng lên về kích
thước, khối lượng, thể tích của từng bộ phận hay của toàn cơ thể con vật. Thực
chất của sự sinh trưởng chính là sự tăng trưởng và phân chia của các tế bào trong
cơ thể vật nuôi. Để theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng của vật ni cần định kỳ cân,
đo tồn cơ thể con vật . Khoảng cách giữa các lần cân, đo phụ thuộc vào đối
tượng theo dõi và mực đích theo dõi đánh giá. Sự sinh trưởng của gia súc tuần
theo quy luật chung của sinh vật.
Sự sinh trưởng của gia súc nói chung và của lợn nói riêng đều tuân theo
quy luật của sinh vật: quy luật sinh trưởng không đồng đều, quy luật theo giai

đoạn và quy luật theo chu kỳ.
Quy luật sinh trưởng không đồng đều: Quy luật này thể hiện ở chỗ cường
độ sinh trưởng thay đổi theo tuổi, các cơ quan bộ phận khác nhau trong cơ thể có
sự sinh trưởng và phát triển khác nhau. Lợi dụng quy luật này người ta tác động
thức ăn sao cho lợn tăng trọng nhanh ở giai đoạn đầu để tỷ lệ nạc cao hơn trong
thành phần thịt xẻ.
+ Quy luật sinh trưởng theo giai đoạn:
Đối với lợn là lồi động vật có vú, quy luật theo giai đoạn được chia ra
thành giai đoạn trong thai và giai đoạn ngoài thai:
Giai đoạn trong thai được chia thành: Thời kỳ phôi thai là 1-22 ngày; thực
tế sản xuất, người chăn nuôi cần chú ý lợn chửa ở 2 thời kỳ là: Thời kỳ I được
tính từ khi bắt đầu thụ thai cho đến trước 1 tháng trước khi đẻ, thời kỳ II là thời
gian 1 tháng trước khi đẻ. Việc chia lợn chửa thành 2 thời kỳ I và II để thuận tiện
cho việc chăm sóc, quản lý lợn nái có chửa. Trên thực tế lợn chửa kỳ II rất quan
trọng, vì ảnh hưởng rất lợn đến khối lượng sơ sinh và tỷ lệ ni sống về sau, ¾
khối lượng sơ sinh được sinh trưởng ở giai đoạn chửa kỳ II. Lợn chửa II mà nuôi
dưỡng kém, sau khi sinh ra, do dưỡng tốt lợn con vẫn chậm lợn ảnh hưởng đến
khối lượng cai sữa và thời gian nuôi cho đến khối lượng xuất chuồng.
Giai đoạn ngoài cơ thể mẹ: giai đoạn này được chia làm 4 thời kỳ, thời kỳ

3

download by :


bú sữa, thời kỳ thành thục, thời kỳ trưởng thành và thời kỳ già cỗi. Thời kỳ bú
sữa ở lợn: Thông thường ở Việt Nam là 60 ngày (2 tháng). Trong thời kỳ này
lợn con có tách mẹ sớm ở 21, 28, 35, 42... ngày tuổi thì chế độ dinh dưỡng
cho lợn con vẫn là chế độ bú sữa mẹ. Thức ăn nhân tạo cho lợn con ở giai
đoạn này phải chế biến sao cho phù hợp với khả năng tiêu hóa của lợn con.

Sau khi tách mẹ, những ngày đầu thức ăn nhân tạo vẫn làm cho lợn con tăng
trọng đều mội ngày như khi vẫn con bú sữa mẹ. Có như vậy, khi đưa vào ni
thịt hay ni hậu bị, lợn con khơng có hiện tượng chậm lớn. Đây là điều kiện
để cai sữa sớm ở lợn con.
2.1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng
Để đánh giá được khả năng sinh trưởng của lợn còn tùy thuộc vào mục
đích chăn ni mà người chăn ni thường có các chỉ tiêu đánh giá khác nhau.
Để đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn từ giai đoạn 30 đến 100 kg thường
đánh giá qua các chỉ tiêu sau:
- Tuổi bắt đầu thí nghiệm (ngày)
- Khối lượng bắt đầu thí nghiệm (kg)
- Tuổi kết thúc thí nghiệm (ngày)
- Khối lượng kết thúc thí nghiệm (kg)
- Tăng khối lương/ngày kiểm tra (g/ngày)
- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg TA/kg tăng khối lượng)
2.1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng
Tính trạng về khả năng sinh trưởng của vật ni nói chung và của lợn nói
riêng được gọi chung là tính trạng sản xuất, hầu hết là tính trạng số lượng, do đó
nó chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền và ngoại cảnh.
- Yếu tố di truyền
Các giống khác nhau có tốc độ sinh trưởng khác nhau, các giống lợn nội
có tốc độ sinh trưởng và sức sản xuất thấp hơn các giống lợn ngoại. Lợn Móng
Cái tốc độ tăng khối lượng đạt 179 - 480g/ngày (Hau, 2008). Trong khi đó trên
đối tượng lợn ngoại theo kết quả nghiên cứu của Phùng Thi ̣Vân và cs . ( 2001)
công bố lơ ̣n Landrace và Yorkshire giai đoa ̣n từ 25 - 90 kg có khả năng tăng khố i
lươ ̣ng là 551,40 và 640,30 g/ngày. Ngô Thị Kim Cúc và cs. (2015) hệ số di
truyền tính trạng tăng khối lượng ở lợn Landrace là: 0,32.

4


download by :


Theo Trịnh Hồng Sơn và cs . (2014) hê ̣ số di truyề n của tính tra ̣ng đô ̣ dày
mỡ lưng ở dịng đực VCN03 có hệ số di truyền (h2 = 0,34). Nguyễn Hữu Tỉnh
(2009) cho biế t đô ̣ dày mỡ lưng của giố ng lơ ̣n Yorkshire và Landrace ta ̣i thời
điể m 90 kg có hê ̣ số di truyề n tương ứng là 0,47 và 0,60. Theo Ngô Thị Kim Cúc
và cs. (2015) hệ số di truyền tính trạng độ dày mỡ lưng ở lợn Landrace là: 0,46.
Bên cạnh hệ số di truyền còn có một mối tương quan giữa các tính trạng.
Tương quan di truyền giữa một số cặp tính trạng là thuận và chặt chẽ như tăng
khối lượng và thu nhận thức ăn (r = 0,65). Nhiều tác giả cho rằng tăng khối
lượng và tiêu tốn thức ăn có mối tương quan di truyền nghịch và khá chặt chẽ cụ
thể: - 0,51 đến - 0,56 (Nguyễn Văn Đức và cs., 2001. Bên cạnh đó là các tương
quan nghịch và chặt như tỷ lệ nạc với độ dày mỡ lưng (r = -0,87).
+ Ảnh hưởng của lai giống và ưu thế lai
Lai giống làm cho tần số kiểu gen đồng hợp tử ở thế hệ sau giảm đi, còn
tần số kiểu gen dị hợp tử ở thế hệ sau tăng lên. Lai giống là phương pháp chủ yếu
làm biến đổi di truyền của quần thể gia súc, nó thường mang lại cho con lai sức
số ng cao hơn , khỏe mạnh hơn , chố ng chiụ tố t hơn với bê ̣nh tâ ̣t và các điề u kiê ̣n
bấ t lơ ̣i của môi trường và sức sản xuấ t cao hơn trung bình của bố me .̣
Ưu thế lai phụ thuộc vào 1 số yếu tố sau:
- Công thức lai
Ưu thế lai đặc trưng cho mỗi công thức lai, mức độ ưu thế lai đạt được có
tính riêng biệt cho từng cặp lai cụ thể. Theo Trần Kim Anh (2000), ưu thế lai của
mẹ có lợi cho đời con, ưu thế lai của lợn nái ảnh hưởng đến số con/ổ và tốc độ
sinh trưởng của lợn con.
Nghiên cứu của McLaren et al. (1987) về ưu thế lai cá thể và ảnh hưởng
của giống ở các giống lợn Landrace, Yorkshire đối với các tính trạng sinh trưởng
và chất lượng thịt cho thấy, con lai F1 giữa đực và cái của các giống trên có chỉ
tiêu tăng khối lượng hằng ngày cao hơn, tuổi đạt đến khối lượng 91 kg ở con cái

và 100 kg ở con đực sớm hơn so với bố mẹ thuần, đạt ưu thế lai tương ứng là
10,5% và – 7,5% ở hai tính trạng trên.
- Tính trạng
Ưu thế lai phụ thuộc vào tính trạng, các tính trạng khác nhau thì có mức
độ di truyền khác nhau. Những tính trạng liên quan đến khả năng nuôi sống và
khả năng sinh sản có ưu thế lai cao nhất. Các tính trạng này có hệ số di truyền

5

download by :


thấp thường có ưu thế lai cao, vì vậy để cải tiến các tính trạng này, so với chọn
lọc, lai giống là một biện pháp nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Theo Bourdon et al. (1997) ở lợn các tính trạng khác nhau có ưu thế lai
khác nhau, số con đẻ ra/ổ có ưu thế lai cá thể là 2%, ưu thế lai của mẹ là 8%, số
con cai sữa có ưu thế lai của mẹ là 11%, khối lượng cả ổ ở 21 ngày tuổi có ưu thế
lai cá thể 12%, ưu thế lai của mẹ 18% .
Theo Nguyễn Thị Viễn và cs. (2003) thành phần di truyền trội của bản
thân cá thể ảnh hưởng đến tính trạng tăng khối lượng là 29 g/ngày và ảnh hưởng
di truyền trội từ mẹ là 9 g/ngày khi nghiên cứu trên các tổ hợp lợn lai giữa các
giống Landrace, Yorkshire.
- Sự khác biệt giữa bố và mẹ
Ưu thế lai phụ thuộc vào sự khác biệt giữa hai giống đem lai, hai giống
càng khác xa nhau về di truyền thì ưu thế lai thu được càng lớn. Lasley (1974)
cho biết: nếu các giống hay các dịng đồng hợp tử đối với một tính trạng nào đó
thì mức độ dị hợp tử sẽ giảm dần.
Các giống càng xa nhau về điều kiện địa lý, ưu thế lai càng cao. Như vậy,
ưu thế lai của một tính trạng nhất định phụ thuộc đáng kể vào ngoại cảnh.
- Các yếu tố ngoại cảnh

+ Ảnh hưởng của dinh dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất trong số các yếu tố ngoại cảnh chi
phối sinh trưởng và khả năng cho thịt của gia súc. Mối quan hệ giữa năng lượng
và protein trong khẩ u phầ n thức ăn là y ếu tố quan trọng giúp cho việc điều khiển
tốc độ tăng trọng, tỉ lệ nạc mỡ và tiêu tốn thức ăn của lợn thịt. Tốc độ tăng khố i
lươ ̣ng, chất lượng thịt cũng thay đổi tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa các vitamin
với nhau và giữa vitamin với protein và khoáng. Việc bổ sung các axit amin giới
hạn vào khẩu phần lợn thịt giúp tăng tr ọng tăng, tiết kiệm được thức ăn và
protein. Chẳng hạn, bổ sung lysin đủ nhu cầu vào khẩu phần cho lợn sẽ làm cơ
bắp phát triển nâng cao tỉ lệ nạc.
+ Ảnh hưởng của mùa vụ
Lơ ̣n điề u chỉnh thân nhiê ̣t củ a chúng bằ ng cách cân bằ ng nhiê ̣t lươ ̣ng mấ t
đi với nhiê ̣t ta ̣o ra qua trao đổ i chấ t và lươ ̣ng nhiê ̣t hấ p thu ̣ đươ ̣c
. Khi sự khác
nhau giữa thân nhiê ̣t và nhiê ̣t đô ̣ môi trường trở nên lớn thì tỉ lê ̣ thoát nhiê ̣t sẽ
tăng lên. Về mùa lạnh nhiệt độ môi trường xuống thấp dưới nhiệt độ hữu hiệu thì

6

download by :


tăng thêm chi phí thức ăn để tăng nhiê ̣t lươ ̣ng trao đổ i chấ t để vâ ̣t nuôi tự nó ta ̣o
ra nhiê ̣t lươ ̣ng để giữ ấ m cho cơ thể .
Theo Stanley E . Cursti (1996), khi nhiê ̣t độ thấp hơn 100C so với nhiê ̣t đô ̣
tố i ưu thì nhu cầ u thức ăn/1 lơ ̣n nái/ngày đêm tăng 0,68 kg; với lơ ̣n choai có khố i
lươ ̣ng trung biǹ h 36 kg khi nhiê ̣t đô ̣ giảm 70C so với nhiê ̣t đô ̣ tố i ưu thì nhu cầ u
thức ăn tăng 0,11 kg/con/ngày.
Ảnh hưởng của mùa vụ đến lượng thức ăn tiêu thụ của lợn trong giai đoạn
sinh trưởng là r ất rõ rệt. Theo Gourdine et al. (2006), trong suốt giai đoạn mùa

hè, lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày giảm 20% ở giống lợn Yorkshire và 14% ở
giống lợn địa phương, do có sức chịu đựng khí hậu nóng giống của lợn Yorkshire
kém hơn giống lợn địa phương. Khi lượng thức ăn tiêu thụ giảm đã dẫn tới sinh
trưởng giảm.
+ Ảnh hưởng của thời gian nuôi
Thời gian nuôi ảnh hưởng lớn đế n năng suấ t và chấ t lươ ̣ng thiṭ . Sự thay
đổi thành phần hố học của mơ cơ, mơ mỡ lợn chủ yếu xảy ra trong giai đoạn
trước 4 tháng tuổi. Dựa vào quy luật sinh trưởng tích lũy chất dinh dưỡng trong
cơ thể lợn người ta đề ra hai phương thức ni: ni lấy nạc địi hỏi thời gian
ni ngắn, khối lượng giết thịt nhỏ hơn phương thức nuôi lấy thịt - mỡ, cịn
phương thức ni lấy mỡ cần thời gian nuôi dài, khối lượng giết thịt lớn hơn.
+ Ảnh hưởng của chăm sóc ni dưỡng
Nhiệt độ chuồng ni thấp hoặc cao hơn nhiệt độ giới hạn thích ứng cho
phép đều là các yếu tố bất lợi đối với sinh trưởng của lợn thịt. Các nhân tố stress
trong thời gian chăn ni cũng ảnh hưởng xấu tới q trình trao đổi chất, sức sản
suất và chất lượng thịt của lợn. Theo Stanley E . Curstis (1996), khi nhiê ̣t đô ̣
chuồ ng nuôi tăng trên mức tố i ưu thì lơ ̣n thiṭ giảm tăng khố i lươ ̣ng và tăng chi
phí thức ăn.
+ Tính biệt
Nguyễn Văn Đức và cs., (2001) khẳng định giống có ảnh hưởng rõ rệt đến
tăng khối lượng của lợn. Theo Campell et al. (1985) lợn cái, lợn đực hay lợn đực
thiến đều có tốc độ phát triển và cấu thành cơ thể khác nhau, lợn đực có khối
lượng nạc cao hơn nhưng nhu cầu năng lượng cho duy trì cũng cao hơn lợn cái
và lợn đực thiến. Lợn đực lớn nhanh hơn lợn cái và tăng khối lượng cao hơn lợn
cái 3% (Kortz et al., 2000)

7

download by :



2.1.2. Năng suất sinh sản của lợn nái và các yếu tố ảnh hƣởng
2.1.2.1. Năng suất sinh sản của lợn nái
Để đánh giá một cách đúng đắn năng suất sinh sản của lợn cái cần phải xác
định được các chỉ tiêu cơ bản, quan trọng, lấy đó làm cơ sở, thước đo để định ra thời
gian sử dụng lợn cái hiệu quả. Các chỉ tiêu này cần phải được tính chung trong toàn
bộ thời gian sử dụng lợn cái từ lứa đẻ đầu tiên đến lứa đẻ cuối cùng. Thảo luận về
vấn đề này các chuyên gia có nhiều ý kiến khác nhau:
Vander steem (1986) cho rằng các tính trạng năng suất sinh sản để đánh giá
lợn nái bao gồm: Tuổi động dục lần đầu, tỷ lệ thụ thai, số con/ổ, thời gian động
dục trở lại.
Kết quả các nghiên cứu khác cho rằng, các chỉ tiêu ảnh hưởng đến số lượng
lợn con cai sữa của 1 nái/1 năm là: tính đẻ nhiều con (số lợn sơ sinh), tỷ lệ chết
của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa, thời gian bú sữa, tuổi đẻ lứa đầu và thời gian
từ cai sữa đến khi thụ thai lứa sau (Legault, 1985).
Theo Ducos (1994), các thành phần đóng góp vào chỉ tiêu số con còn sống
khi cai sữa gồm: Số trứng rụng, tỷ lệ sống khi sơ sinh và tỷ lệ lợn con sống tới
lúc cai sữa.
Theo Marby et al. (1997), các tính trạng năng suất sinh sản chủ yếu của lợn
nái bao gồm: Số con sơ sinh/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng toàn ổ ở 21 ngày tuổi
và số lứa đẻ/nái/năm. Các tính trạng này ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của người
chăn nuôi lợn nái.
Gordon (2004) cho rằng, trong các trang trại chăn nuôi hiện đại, số lượng
con cai sữa do một nái sản xuất trong 1 năm là chỉ tiêu đánh giá đúng đắn nhất
khả năng sinh sản của lợn nái.
2.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng dến sinh sản của lợn
- Các yếu tố về di truyền.
Giữa các giống lợn khác nhau có sự khác biệt về sự thành thục về tính dục
có sự khác biệt giữa các giống khác nhau. Các giống Lơ ̣n khác nhau thì s ự thành
thục về tính cũng khác nhau. Sự thành thục về tính ở lợn cái được định nghĩa là

thời điểm rụng trứng lần đầu tiên và xảy ra lúc 3 - 4 tháng tuổi đối với các giống
lợn thành thục sớm (các giống lợn nội và một số giống lợn Trung Quốc) và 6 - 7
tháng tuổi đối với hầu hết các giống lợn được nuôi phổ biến ở tại các nước phát
triển (Rothschild and Bidanel, 1998). Những giống lợn có tuổi thành thục về tính
sớm thường có năng suất sinh sản cao và có khả năng ni con tốt hơn so với

8

download by :


giống lợn có tuổi thành thục về tính muộn.
Hệ số di truyền cũng là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn
nái. Đa số các chỉ tiêu sinh sản thường có hệ số di truyền thấp

, t̉ i đẻ lứa đầ u

với h2 = 0,27 (Rydhmer et al., 1995); Hệ số di truyền cộng gộp đối với tính trạng
sớ con đẻ ra /ổ và số con cai sữa /ổ của một số công bố đều dao đ ộng từ 0,03 đến
0,12: số con đẻ ra/lứa với h2 = 0,03 (Imboonta et al., 2007), h2 = 0,09 (Lundgren
et al., 2010) và h 2 = 0,12 (Schneider et al., 2011); số con cai sữa /ổ với h2 = 0,11
(Schneider et al., 2011). Khố i lươ ̣ng sơ sinh /ổ với h 2 = 0,07 và h 2 = 0,18
(Schneider et al., 2011); khố i lươ ̣ng sơ sinh /con với h 2 = 0,44 (Schneider et al.,
2011); khố i lươ ̣ng cai sữa /ổ với h 2 = 0,21 (Lundgren et al., 2010) và h 2 = 0,22
(Schneider et al., 2011); khoảng cách giữ a hai lứa đẻ với h 2 = 0,08 (Rydhmer et
al., 1995). Vì hệ số di truyền của năng suất sinh sản thấp nên các tính trạng này
chịu ảnh hưởng lớn bời tác động của các yếu tố môi trường.
+ Ảnh hưởng của lai giống và ưu thế lai
Nhiều tác giả cho biết lợn nái lại có tuổi thành thục về tính sớm hơn (11,3
ngày), có tỷ lệ thụ thai cao hơn (2 - 4%), số trứng rụng lớn hơn (0,5 trứng), số

con đẻ ra/ổ (0,6 - 0,7 con) và số con cai sữa/ổ (0,8 con) nhiều hơn so với nái
thuần chủng. Tỷ lệ nuôi sống lợn con ở nái lai cao hơn (5%) và khối lượng sơ
sinh/ổ (1 kg), khối lượng 21 ngày/ổ (4,2 kg) cao hơn so với giống thuần (Gunsett
and Robison, 1990). Đối với nái nội thuần chủng (Ỉ, Móng Cái...) thì tuổi thành
thục ở lợn lai lại muộn hơn thường ở tháng thứ 4, thứ 5 (120 - 150 ngày tuổi). Ở
lợn F1 thường động dục lần đầu ở 6 tháng tuổi và lợn ngoại 6 - 8 tháng tuổi
- Các yếu tố ngoại cảnh
Ngoài yếu tố di truyền, các yếu tố ngoại cảnh cũng ảnh hưởng rất rõ ràng
và có ý nghĩa đến năng suất sinh sản của lợn nái. Chế độ nuôi dưỡng, bệnh tật,
phương thức phối, lứa đẻ, mùa vụ, nhiệt độ, thời gian chiếu sáng... đều có ảnh
hưởng tới các chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái.
- Chế độ dinh dưỡng
Điều quan trọng đối với cái hậu bi ̣và l ợn nái là cần đủ số lượng và chất
lượng dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo cho khả năng sinh s ản tốt. Zimmerman et
al. (1996) cho biết, các mức ăn khác nhau trong giai đoạn từ khi lơ ̣n nái cai s ữa
con đế n lúc đô ̣ng du ̣c trở la ̣i và ph ối giống có ảnh hưởng tới tỉ lệ thụ thai. Cho ăn
mức năng lượng cao trong vòng 7 - 10 ngày của chu kỳ động dục trước khi phố i

9

download by :


giố ng, số trứng rụng đa ̣t đươ ̣c t ối đa. Tuy nhiên, nếu tiếp tục cho ăn với mức
năng lượng cao vào đầu giai đoạn có chửa sẽ làm tăng tỉ lệ chết phôi và giảm số
lượng lợn con sinh ra trong ổ. Cho lơ ̣n ăn quá mức khơng những làm lãng phí mà
cịn làm tăng khả năng chết thai (Diehl et al., 1996). Bên cạnh đó, một số nghiên
cứu cũng đã chỉ ra rằng thiếu trầm trọng vitamin, khống cũng có thể gây chết
tồn bộ phơi.
- Ảnh hưởng của các mức ăn

Ảnh hưởng của mức ăn trong giai đoạn nuôi con và giai đoạn chờ phối sau
cai sữa đến năng suất sinh sản của lợn nái đã được nghiên cứu từ rất sớm. Mức
ăn cao trong giai đoạn chờ phối sau cai sữa có ảnh hưởng tích cực tới tỷ lệ rụng
trứng và số con đẻ ra/ổ của lứa đẻ tiếp theo nhưng mức ăn trong giai đoạn nuôi
con không ảnh hưởng tới tỷ lệ rụng trứng, số con trong mỗi lứa đẻ tiếp theo và tỷ
lệ hao hụt của lợn con (King and Williams, 1984). Trong giai đoạn nuôi con, tốc
độ sinh trưởng của lợn con tăng lên khi lượng thức ăn ăn vào tăng lên và các ảnh
hưởng này chủ yếu xảy ra trong tuần cuối cùng trước khi cai sữa. Khối lượng
trung bình của lợn con 21 ngày tuổi không bị ảnh hưởng bởi mức cho ăn, nhưng
những con nái được cho ăn với mức ăn thấp có tỷ lệ hao mịn cơ thể lớn hơn
những con nái được cho ăn mức ăn cao trong giai đoạn nuôi con, đặc biệt là tuần
cuối trước khi cai sữa. Để đáp ứng đủ cho nhu cầu tiết sữa, những con nái được
cho ăn mức ăn thấp phải huy động lượng mỡ dự trữ trong cơ thể, nên tỷ lệ hao
mòn của những con nái này tăng lên. Trong thực tế sản xuất, các dữ liệu thu thập
theo từng cá thể hay nhóm cá thể về mức ăn hầu như rất khó thực hiện, do vậy
các ảnh hưởng này thường được quy chung về phương thức cho ăn, chăm sóc
ni dưỡng khi thiết lập các nhóm tương đồng trong đánh giá di truyền.
- Mùa vụ, nhiệt độ và chế độ chiếu sáng
Các biểu hiện sinh sản bị ảnh hưởng theo mùa vụ có thể dễ nhận biết như
lợn nái chậm thành thục về tính, thời gian chờ phối sau cai sữa kéo dài, tỷ lệ chết
thai cao hơn và tỷ lệ xảy thai tăng lên cũng như số con đẻ ra/ổ giảm. Tuy vậy,
ảnh hưởng quan trọng nhất của mùa vụ là giảm tỷ lệ phối giống đậu thai và tỷ lệ
đẻ trong đàn nái. Nhiều nghiên cứu đã chia các ảnh hưởng này thành hai nhóm,
bao gồm các ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng và các ảnh hưởng của nhiệt độ.
Ảnh hưởng nhiệt vào thời điểm phối giống có thể ảnh hưởng đến quá trình rụng
trứng và làm mất cân bằng nội tiết của các lợn nái. Ngồi ra, nhiệt độ cịn ảnh
hưởng đến quá trình tiết sữa của lợn nái trong giai đoạn nuôi con. Các gia súc tiết

10


download by :


sữa có những cơ chế đặc biệt điều tiết giảm tiết sữa khi phải chịu đựng các bức
xạ nhiệt từ môi trường nhiệt độ cao. Nghiên cứu của Gourdine et al. (2006) đã
chỉ ra rằng ảnh hưởng của mùa vụ đến lượng thức ăn tiêu thụ của lợn nái trong
giai đoạn tiết sữa là rất rõ rệt ở giống Yorkshire so với giống địa phương ở vùng
Caribbean.
Theo Koketsu et al. (1997), khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng cho thấy,
nái đẻ vào mùa hè và mùa xuân có thời gian từ cai sữa đến phối có chửa lứa tiếp
theo là dài nhất, trong đó nái đẻ vào mùa hè có khối lượng cai sữa/lứa thấp hơn nái
đẻ vào mùa xuân. Lorvelec và cs. (1998) nghiên cứu về ảnh hưởng của mùa vụ đến
khả năng sinh sản của lợn nái Large White đã đưa ra kết luận số con sơ sinh/lứa
của lợn nái đẻ ra trong mùa khô, mát cao hơn 25% so với mùa lạnh, ẩm ướt.
Đặng Vũ Bình (1999) phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến các tính
trạng năng suất sinh sản trong một lứa đẻ của lơ ̣n nái ngoa ̣i đã k ết luận yếu tố
mùa vụ ảnh hưởng đến hầu hết các tính trạng (trừ tính trạng số con 35 ngày tuổi,
khối lượng toàn ổ giai đoạn sơ sinh và 21 ngày tuổi). Khối lượng tồn ổ sơ sinh ở
mùa đơng cao hơn mùa thu (P<0,01). Trần Thị Minh Hoàng và cs. (2008); Phạm
Thị Kim Dung và Trần Thị Minh Hoàng (2009) cũng cho biế t yếu tố mùa vụ ảnh
hưởng đến tất cả các tính trạng sinh sản mà các tác giả đã nghiên cứu.
- Ảnh hưởng của lơ ̣n đực phố i và phương thức phối giố ng
Một số nghiên cứu cho thấy sự kích thích của lợn đực cũng ảnh hưởng đến
tuổi thành thục ở lợn cái. Nếu cách ly lợn cái hậu bị (ngoài 5 tháng tuổi) khỏi lợn
đực sẽ dẫn đến làm chậm sự thành thục về tính dục so với những cái hậu bị cùng lứa
tuổi được tiếp xúc với lợn đực. Theo Paul Hughes and James Tilton (1996) nếu cho
lợn cái hậu bị tiếp xúc với lợn đực 2 lần/ngày với thời gian 15 - 20 phút/lần thì kết
quả 83% lợn nái (khối lượng trên 90 kg) động dục lúc 165 ngày tuổi.
Như vậy việc sử dụng sự kích thích của đực giống đối với cái hậu bị là cách
làm hiệu quả để hồn thiện tính sinh dục ở lợn cái hậu bị nhưng cũng cần chú ý

đến yếu tố ngoại cảnh làm giảm tác dụng của việc tiếp xúc giữa đực giống và con
cái hậu bị.
- Chế độ nuôi nhốt
Nuôi nhốt lợn cái hậu bị hoàn toàn ảnh hưởng đế n quá trin
̀ h sinh lý và gây
trở ngại cho phối giống, chủ yếu là gây hiê ̣n t ượng l ợn cái không hoă ̣c châ ̣m
động dục. Các nhà chăn nuôi khuyế n cáo kh ắc phục vấn đề này bằng cách không

11

download by :


nhốt lợn cái hậu bị mà thả chúng ra bên ngoài trước thời kỳ phối giống
(Zimmerman et al., 1996). Việc nuôi nhốt cá thể hoặc nuôi riêng biệt từng lợn cái
hậu bị cũng sẽ làm chậm thành thục về tính so với những cái hậu bị được ni
theo nhóm. Do vậy, nhiều nhà nghiên cứu khuyến cáo không nên nuôi lơ ̣n cái
giai đoa ̣n h ậu bị tách biệt đàn. Tuy nhiên, mật độ nuôi hậu bị không phù hợp
cũng làm chậm tuổi động dục của lợn cái hậu bị .
- Ảnh hưởng của yếu tố lứa đẻ
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của lứa đẻ đến số con đẻ ra/ổ, một số tác giả đã
cho biết số con đẻ ra/ổ thấp nhất ở lứa thứ nhất, tăng dần và đạt tối đa ở lứa thứ
ba, lứa thứ tư và lứa thứ năm, sau đó ổn định và giảm dần ở các lứa tiếp theo.
Tuy nhiên, trong mỗi lứa đẻ, các yếu tố ảnh hưởng đến số con đẻ ra/ổ cũng cần
được xác định nhằm tránh lẫn lộn các ảnh hưởng của lứa đẻ với các yếu tố này.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố lứa đẻ đến các tính trạng sinh sản
trên đàn lợn Landrace, Yorkshire ni tại Mỹ Văn, Trạm nghiên cứu và phát triển
giố ng lơ ̣n ha ̣t nhân Th ụy Phương và Tra ̣m nghiên cứu và phát triể n giố ng lơ ̣n h ạt
nhân Tam Điệp, tác giả Trần Thị Minh Hoàng và cs. (2008) cho biết yếu tố lứa
đẻ ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê rõ rệt đến tất cả các tính trạng năng suất sinh

sản. Phạm Thị Kim Dung và Trần Thị Minh Hồng (2009) cũng có kết luận
tương tự.
Về khả năng tiết sữa, nhiều tác giả đã chỉ ra rằng sản lượng sữa của những
lơ ̣n nái kiể m đinh
̣ (lứa thứ nhất) thấp hơn khoảng 20% so với những lơ ̣n nái đẻ từ
lứa hai trở lên. Sự khác biệt này có thể do lượng thức ăn tiêu thụ thấp hơn và nhu
cầu đáp ứng cho tăng trưởng tiếp tục của lợn nái kiể m đinh
̣ . Thông thường, khả
năng tiết sữa và nuôi con của lợn nái được đánh giá thông qua khối lượng lợn
con 21 ngày tuổi/ổ. Chỉ tiêu năng suất này đạt cao nhất ở lứa thứ hai, rồi giảm
dần trong các lứa tiếp theo. Như vậy, khi đánh giá di truyền trên các tính trạng số
con sơ sinh sống/ổ và khối lượng 21 ngày tuổi/ổ, các yếu tố ảnh hưởng như tuổi
phối giống lần đầu hay lứa đẻ của lợn nái nhất thiết phải được theo dõi ghi chép
chính xác, đầy đủ.
2.1.3. Sớ lƣơ ̣ng và chấ t lƣơ ̣ng tinh dịch của lợn đực
2.1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá số lượng và chấ t lượng tinh dịch của lợn đực
Để đánh giá phẩm chất tinh dịch của lợn đực thường sử dụng các chỉ tiêu:
Thể tích tinh dịch (V), nồng độ tinh trùng (C), hoạt lực tinh trùng (A), tỉ lệ tinh

12

download by :


trùng kỳ hình (K), tổng số tinh trùng tiến thẳng một lần khai thác (VAC) thường
đươ ̣c sử du ̣ng. Trong đó:
+ Thể tić h tinh dich
̣ (V) (ml): Là thể tích tinh dịch trong một lần khai thác tinh
của lợn đực sau khi đã lọc bỏ chất keo phèn, được xác định bằng cốc đong chia vạch.
+ Hoạt lực tinh trùng (A) (%): Là tỷ lệ phần trăm số tinh trùng có hoạt động

tiến thẳng trong vi trường, được xác định bằng số tinh trùng tiến thẳng so với
tổng số tinh trùng quan sát trong vi trường của kính hiển vi với độ phóng đại 100
- 300 lần.Tinh trùng có hoạt lực càng cao thì chất lượng tinh dịch càng tốt. Do
vậy, người ta đánh giá chất lượng tinh dịch thông qua ước lượng tỷ lệ % tinh
trùng tiến thẳng hoặc mức độ "sóng động" của mặt thống vi trường tinh dịch do
sức hoạt động của tinh trùng tạo nên.
+ Nồ ng đô ̣ tinh trùng (C) (triê ̣u/ml): là số lượng tinh trùng trong 1 ml tinh
dịch, được xác định bằng máy xác định nồng độ tinh trùng
+ Tỷ lê ̣ t inh trùng kỳ hình (K) (%): là tỷ lệ phần trăm giữa tinh trùng khác
thường có trong tổng số 300 đến 500 tinh trùng nhuộm mầu đã đếm được, được
xác định bằng phương pháp nhuộm và soi trên kính hiển vi với độ phóng đại 400
- 600 lần.
+ Chỉ tiêu VAC (tỷ/lần): là tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai
thác được tính bằng cách nhân lượng khai thác (V) với hoạt lực tinh trùng (A) và
nồng độ tinh trùng (C).
2.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phẩm chất tinh dịch của lợn đực
a, Yếu tố di truyền
Các giống lợn đực khác nhau có ph ẩm chất tinh dịch khác nhau. Sự sinh
tinh ở lợn đực đối với hầu hết các giống lợn bắt đầu lúc 4 - 6 tháng tuổi, cũng có
giớ ng lơ ̣n thành thu ̣c sớm hơn như Meishan thành thu ̣c trư ớc 100 ngày tuổi. Sau
đó, phẩm chất tinh dịch của lợn đực tăng lên dần cùng với sự phát triển của cơ
quan sinh tinh. Tuy nhiên, cho đến 6 - 8 tháng tuổi lợn mới xuất hiện sự thành
thục về khả năng sinh tinh và lúc đó lợn đực sản xuất một khối lượng tinh thấp
hơn nhiều so với mức khi trưởng thành về khối lượng cơ thể.
Theo Zimmerman et al. (1996) những giống lợn màu trắng (Yorkshire,
Large White) hăng về tính dục hơn và lúc cịn non tỏ ra thành thạo hơn về phản
xạ sinh dục so với một số giống lợn sẫm màu như Hampshire và Duroc.

13


download by :


×