Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận nước sạch của hộ dân trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 114 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

CHU VĂN MÀO

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN
NƯỚC SẠCH CỦA HỘ DÂN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG

Ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã ngành:

60 62 01 15

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Bùi Thị Gia

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

i

download by :


LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được
công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào.


- Tơi xin cam đoan rằng mọi sự cộng tác, giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng 9 năm 2017

Tác giả luận văn

Chu Văn Mào

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ
tận tình, sự đóng góp q báu của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc và các thầy cô
giáo Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn
Kinh tế Tài nguyên và Môi trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi học tập, nghiên
cứu và hồn thành luận văn.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Bùi Thị Gia đã giành nhiều
thời gian trực tiếp chỉ bảo tận tình, hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt thời gian tôi
thực hiện luận văn.
Tôi xin được trân trọng cảm ơn sự chia sẻ những khó khăn và sự giúp đỡ của các
anh, chị, các chú, các bác trong UBND huyện Sơn Động, các Phịng, Ban, Đồn thể
huyện Sơn Động, Ủy ban nhân dân các xã Quế Sơn, An Lập và các xã, thị trấn trong
huyện đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu, tư liệu khách quan giúp tơi hồn thành
luận văn này.

Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và người
thân đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện về mọi mặt cho tơi trong q trình thực hiện
đề tài nghiên cứu.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng 9 năm 2017

Tác giả luận văn

Chu Văn Mào

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình và đồ thị ................................................................................................. vii
Danh mục chữ viết tắt .................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract……………………………………………………….………………….xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4

1.4.

Đóng góp mới của luận văn ................................................................................ 4

1.5.


Kết cấu nội dung luận văn .................................................................................. 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về tiếp cận nước sạch của hộ dân ........................ 5
2.1.

Cơ sở lý luận về tiếp cận nước sạch của hộ dân .......................................................... 5

2.1.1.

Một số khái niệm ........................................................................................................... 5

2.1.2.

Vai trò của nước sạch.......................................................................................... 9

2.1.3.

Nội dung nghiên cứu tiếp cận nước sạch của hộ dân........................................ 10

2.1.4.

Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nước sạch của hộ dân.............................. 15

2.2.

Cơ sở thực tiễn về tiếp cận nước sạch của hộ dân ............................................ 18

2.2.1.


Kinh nghiệm tiếp cận nước sạch của người dân các nước trên thế giới ........... 18

2.2.2.

Tiếp cận nước sạch của người dân ở Việt Nam ................................................ 24

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu thực tiễn về tiếp cận nước sạch
của hộ dân ......................................................................................................... 32

Phần 3. Địa bàn và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 34

iii

download by :


3.1.

Địa bàn nghiên cứu...................................................................................................... 34

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ....................................................................................................... 34

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................................ 39


3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 45

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu................................................................. 45

3.2.2.

Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ..................................................................... 46

3.2.3.

Phương pháp thu thập số liệu............................................................................ 46

3.2.4.

Chọn mẫu nghiên cứu ....................................................................................... 47

3.2.5.

Phương pháp phân tích số liệu.................................................................................... 50

3.2.6.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu...................................................................... 51

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 52
4.1.


Khái quát tình hình sử dụng nước (trong sinh hoạt) của hộ dân trên địa
bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang .............................................................. 52

4.1.1.

Các nguồn nước sinh hoạt của hộ dân trên địa bàn huyện Sơn Động .............. 52

4.1.2.

Chất lượng các công trình cung cấp nước và chất lượng nước......................... 58

4.1.3.

Thực trạng sử dụng nước sinh hoạt của hộ dân ................................................ 59

4.2

Thực trạng tiếp cận nước sạch của hộ dân trên địa bàn huyện Sơn Động,
tỉnh Bắc Giang .................................................................................................. 59

4.2.1.

Thực trạng tiếp cận nguồn cung nước sạch ...................................................... 59

4.2.2.

Thực trạng sử dụng nước sạch của hộ dân........................................................ 61

4.2.3.


Thực trạng tiếp cận thông tin tuyên truyền về nước sạch ......................................... 64

4.2.4.

Thực trạng nhận thức của người dân về nước sạch .......................................... 66

4.2.5.

Thực trạng sự sẵn lòng chi trả để tiếp cận nước sạch của hộ dân qua điều
tra ...................................................................................................................... 68

4.2.6.

Đánh giá thực trạng tiếp cận nước sạch ........................................................... 72

4.3.

Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nước sạch của hộ dân ...................... 70

4.3.1.

Thu nhập của hộ dân ......................................................................................... 70

4.3.2.

Trình độ học vấn ............................................................................................... 72

4.3.3.


Nghề nghiệp của hộ dân.................................................................................... 73

4.3.4.

Cơ cấu thể chế, năng lực chỉ đạo điều hành, quản lý Nhà nước về nước
sạch ................................................................................................................... 74

4.3.5.

Chi phí lắp đặt, sử dụng nước sạch của hộ dân................................................. 76

iv

download by :


4.4.

Định hướng và giải pháp tiếp cận nước sạch của hộ dân trên địa bàn
huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang ..................................................................... 78

4.4.1.

Định hướng tăng cường tiếp cận nước sạch của hộ dân trên địa bàn huyện
Sơn Động, tỉnh Bắc Giang ................................................................................ 78

4.4.2.

Giải pháp tăng cường tiếp cận nước sạch của hộ dân trên địa bàn huyện
Sơn Động, tỉnh Bắc Giang ................................................................................ 80


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 86
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 86

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................... 87

5.2.1.

Đề xuất đối với cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức xã hội ................... 87

5.2.2.

Đề xuất đối với các nhà cung cấp dịch vụ nước sạch ....................................... 88

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 90
Phụ lục .......................................................................................................................... 94

v

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Tiêu chuẩn cấp nước theo Tiêu chuẩn xây dựng 33-85............................................ 13


Bảng 2.2.

Tỷ lệ % dân số trên thế giới sử dụng nguồn nước uống sạch năm 2014 ................. 19

Bảng 2.3.

Kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Nước sạch & VSMT
năm 2014...................................................................................................................... 26

Bảng 2.4.

Khả năng tiếp cận nước sạch ở các tỉnh mục tiêu ..................................................... 27

Bảng 3.1.

Diện tích đất đai của huyện Sơn Động ...................................................................... 38

Bảng 3.2.

Dân số và lao động của các xã huyện Sơn Động năm 2016 .................................... 40

Bảng 3.3.

Tổng hợp một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế .......................................................... 43

Bảng 3.4.

Bảng thu thập số liệu phỏng vấn ................................................................................ 48


Bảng 3.5.

Thông tin cơ bản về chủ hộ điều tra ........................................................................... 49

Bảng 4.1.

Số cơng trình cung cấp nước sạch và hợp vệ sinh..................................................... 58

Bảng 4.2.

Tình hình sử dụng nước sinh hoạt của hộ dân trên địa bàn huyện Sơn Động
năm 2016...................................................................................................................... 59

Bảng 4.3.

Tỉ lệ hộ dân sử dụng sước sạch của huyện Sơn Động năm 2015 ........................... 61

Bảng 4.4.

Tình hình sử dụng nước sạch của hộ dân qua điều tra (n=90) ................................. 62

Bảng 4.5.

Hiện trạng sử dụng kết hợp các nguồn nước của hộ dân qua điều tra (n=90)......... 63

Bảng 4.6.

Đánh giá chung chất lượng nguồn nước dùng ở gia đình......................................... 63

Bảng 4.7.


Tiếp cận thông tin tuyên truyền nước sạch của hộ dân ............................................ 64

Bảng 4.8.

Tỷ lệ người dân kể được số lượng tiêu chí nước sạch .............................................. 66

Bảng 4.9.

Tỷ lệ hộ dân kể được số lượng nguồn nước sạch...................................................... 66

Bảng 4.10. Tỷ lệ hộ kể được tên từng bệnh gây ra do sử dụng nước không sạch qua
điều tra .......................................................................................................................... 67
Bảng 4.11. Tỷ lệ hộ gia đình có xử lý nước qua điều tra ............................................................. 68
Bảng 4.12. Mức sẵn lòng chi trả của người dân về sử dụng nước sạch trong sinh hoạt
tại huyện Sơn Động..................................................................................................... 69
Bảng 4.13. Mức sẵn lòng chi trả của hộ dân theo thu nhập ......................................................... 71
Bảng 4.14. Mức sẵn lịng chi trả của hộ dân theo trình độ học vấn ............................................ 73
Bảng 4.15. Mức sẵn lòng chi trả theo nghề nghiệp ...................................................................... 74
Bảng 4.16. Đánh giá chi phí lắp đặt, giá nước máy so với mức sống của hộ dân..................... 78

vi

download by :


DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Sự bằng lịng chi trả của người dân ..............................................................14
Hình 3.1. Bản đồ địa giới hành chính huyện Sơn Động ...............................................37
Hình 4.1. Khái qt nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu trên địa bàn huyện

Sơn Động hiện nay........................................................................................ 57
Đồ thị 4.1. Kênh tuyên truyền nước sạch cho hộ dân .....................................................64

vii

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BYT

Bộ Y tế

CN

Cơng nghiệp

CLNSHNT

Chất lượng nước sinh hoạt nơng thơn

CTMTQGNS&VSMT

Chương trình mục tiêu Quốc gia-Nước sạch& Vệ
sinh môi trường


CVM

Phương pháp tạo dựng thị trường

DV

Dịch vụ

ĐH-CĐ

Đại học- Cao đẳng

GTSX

Giá trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã

HVS

Hợp vệ sinh

MTQG

Mục tiêu Quốc gia

NN


Nông nghiệp

P

Giá cả

PTNT

Phát triển nông thôn

Q

Sản lượng

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TT-GD-TT

Thông tin- Giáo dục- Truyền thông


WTP

Willingness To Pay - Sự bằng lòng trả

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

UBND

Uỷ ban nhân dân

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Chu Văn Mào
2. Tên luận văn: “Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận nước sạch của hộ nông dân
trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”.
3. Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 60 62 01 15

4. Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Nước sạch là một nhu cầu cơ bản trong đời sống hàng ngày của mọi người và
đang trở thành đòi hỏi cấp bách trong việc bảo vệ sức khỏe và cải thiện điều kiện sinh
hoạt cho nhân dân cũng như trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đến cuối năm 2015, cả nước vẫn cịn trên 60% dân số nơng thơn chưa có nước sạch để

dùng. Nước mặt ở các sông, hồ, suối, ao đã nhiễm bẩn, nhiễm mặn. Tình hình khơ hạn,
thiếu nước sản xuất đang diễn ra gay gắt.
Nguồn nước ngầm ở tỉnh Bắc Giang nói chung, ở huyện Sơn Động nói riêng và
đặc biệt một số xã trên địa bàn huyện đang bị ô nhiễm nặng. Kết quả khảo sát chất lượng
nước cho thấy trong 14 chỉ tiêu xét nghiệm chỉ có 3 chỉ số khơng vi phạm là độ đục,
Pecmangannat và Florua, cịn lại 11 chỉ số đều có vi phạm ở mức độ khác nhau, nặng nhất
là nhiễm Colifom với 47,2% số mẫu bị nhiễm/tổng số mẫu xét nghiệm. Trong những năm
qua tỷ lệ người dân bị mắc các loại bệnh do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm trong ăn
uống và sinh hoạt trên địa bàn huyện hàng năm vẫn còn ở mức cao. Hiện nay trên tồn
huyện đã và đang triển khai thực hiện chương trình nơng thơn mới tại các xã, bình qn
mỗi xã đã đạt 10/19 tiêu chí, tuy nhiên vẫn chưa có xã nào đạt được tiêu chí 17 về mơi
trường. Xuất phát từ thực tiễn trên, việc thực hiện đề tài “Giải pháp tăng cường khả năng
tiếp cận nước sạch của hộ dân trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang” là cần
thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn nhằm nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nước
sạch của hộ dân trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
Mục tiêu của nghiên cứu là Đánh giá thực trạng tiếp cận nước sạch và đề xuất
giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nước sạch của hộ dân trên địa bàn huyện
Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khả năng tiếp cận của hộ
dân đối với nước sạch, theo đó đối tượng được khảo sát bao gồm: (1) Hộ dân ở các xã
đã có nước sạch và chưa có nước sạch; (2) Cán bộ chính quyền cấp xã, huyện, cán bộ
Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn; (3) Cán bộ các tổ chức xã hội
như Đồn thanh nhiên, hội Nơng dân, hội Phụ nữ, hội Cựu chiến binh.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ cấp
để đưa ra các phân tích, nhận định. Trong đó, số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn
các cơng trình nghiên cứu của các tác giả đi trước nghiên cứu về vấn đề nước sạch và tiếp

ix

download by :



cận nước sạch của hộ dân, những báo cáo, văn bản pháp luật của Nhà nước cũng như của
huyện Sơn Động và tỉnh Bắc Giang. Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra 90 hộ dân và
15 cán bộ có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân
tích kinh tế như: Phương pháp tạo lập thị trường, Phương pháp thống kê, phương pháp so
sánh để phân tích, đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
tiếp cận nước sạch của hộ dân trên dịa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
Qua đánh giá thực trạng tiếp cận nước sạch của hộ dân trên địa bàn huyện Sơn
Động, tỉnh Bắc Giang cho thấy tỷ lệ hộ dân sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh của huyện
là 86%, trong đó nguồn nước sử dụng dùng trong sinh hoạt của hộ dân chủ yếu vẫn là từ
các công trình cấp nước nhỏ lẻ, tỷ lệ hộ dân sử dụng nguồn nước máy chỉ đạt 37,22%.
Bình quân cứ 12,6 hộ thì có 01 hộ có giếng đào; 1,28 hộ thì có 01 hộ có giếng khoan,
1,23 hộ thì có 01 hộ có bể, bình chứa nước mưa. Tuy nhiên chất lượng nước mặt tại
nhiều nơi trên địa bàn huyện Sơn Động bị ô nhiễm. Đặc biệt khi vào mùa khô, nước mặt
bị ô nhiễm nặng bởi BOD, COD và tổng colifomrm.
Đa số các đoàn thể chỉ tuyên truyền về nước sạch trong các cuộc họp và đa số là
tuyên truyền miệng, thiếu hình ảnh tun truyền, chưa có những chuyên đề riêng để trực
tiếp tuyên truyền cho người dân, khơng có người có chun mơn để phổ biến sâu cho
người dân. Do đó, nhận thức của hộ về nước sạch còn hạn chế, các hộ dân được khảo
sát chỉ kể được tối đa 03 nguồn nước, có hộ chưa đúng về nguồn nước sạch.
Số hộ bằng lòng chi trả ở mức 2.000đ/m3 chiếm tỷ lệ khá cao 15,56%, đây là
những hộ có điều kiện kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn, và kiếm sống chủ yếu nhờ vào
làm nơng nghiệp. Tổng số hộ bằng lòng chi trả ở mức từ 4.000đ/m3 trở xuống chiếm tỷ
lệ 76,67%. Chỉ có số ít hộ dân khi được phỏng vấn chấp nhận mức giá 6.000đ/m3 trở
lên, chiếm tỷ lệ 7,78%.
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nước sách của hộ nông dân huyện
Sơn Động, tỉnh Bắc Giang bao gồm: (1) Thu nhập của hộ dân; (2) Trình độ học vấn; (3)
Nghề nghiệp của hộ dân; (4) Cơ cấu thể chế, năng lực chỉ đạo điều hành, quản lý Nhà
nước về nước sạch; (5) Chi phí lắp đặt, sử dụng nước sạch của hộ dân.
Từ kết quả nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất ra những giải pháp tăng cường khả

năng tiếp cận nước sạch của hộ dân trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang thời
gian tới như sau: Tập chung cao vào các hộ nghèo; Lồng ghép các nội dung và hoạt
động thông tin, giáo dục, truyền thông; Công tác tuyên truyển phải được tiến hành sâu
rộng, đặc biệt chú trọng tập trung vào cấp xã và thôn; Xem xét sự khác biệt; Chú trọng
đến vấn đề giới; Cần sự tham gia của nhiều ngành vào công tác tuyên truyền, giáo dục;
Đảm bảo có đủ ngân sách cho cơng tác tun truyền, giáo dục; Cần có chính sách về giá
nước hợp lý; Khuyến khích đầu tư, xây dựng các cơng trình cấp nước tập trung; Hỗ trợ
hộ dân xây dựng các cơng trình cấp nước nhỏ lẻ.

x

download by :


THESIS ABSTRACT
1. Author: Chu Văn Mào
2. Thesis: “Solutions to strengthen safe water accessibility of farmer households in Son
Dong district, Bac Giang province”
3. Major: Agricultural Economics

Code: 60.62.01.15

4. Institution: Vietnam National University of Agriculture
Safe water is a vital demand in daily life and is becoming neccessary
requirement to protect health and to improve living standard in the ear of
industrialization and modernization. Till 2015, there is 60% of rural population living
without safe water. Water in river, lakes, ponds, and streams is polluted and salted.
Drought and lack of water for production is becoming popular.
Underground water in Bac Giang generally, and Son Dong district
specifically, especially in several communes, is highly polluted. Survey in quality of

water shows that among 14 indicators, there is only 3 indicators not violated level of
mixture Pecmangannat and Florua, other 11 indicators are violated at different
levels, the most serious indicator is at Colifom infection with 47,2% infected of total
samples. Recent years, proportion of infected residents caused by polluted water
source in living is still very high. The district has been operating new rural program
in communes, and those communes reach 10/19 indicators of new rural on average
however there is no any commune reaching 17th indicator of environment. Base on
that reality, conducting the thesis “Solutions to strengthen safe water accessibility of
farmer households in Son Dong district, Bac Giang province” is scientifically and
realistically significant to strengthen accessibility of household to safe water in Son
Dong district, Bac Giang province.
Research objectives are to assess status of accessibility to safe water and to
recommend solutions to strengthen acessibility of households to safe water in Son Dong
district, Bac Giang province. Research content is accessibility of household to safe
water, survey aims to: (1) Households in communes which have safe water and no safe
water service; (2) Staff in communal governments, district government, Centre of Safe
water and Rural hygiene, Environment; (3) Staff in social organizations such á Youth
Union, Farmer Union, Women Union, Veteran Union.
In this research, I used flexibly primary data and secondary data in analysis and
discussion. Secondary data was collected from researches, studies related to safe
water and accessibility to safe water, reports, legal documents of the State as well as
Bac Giang and Son Dong governments. Primary data was collected from survey with

xi

download by :


90 households and 15 staff related to research topic. Thesis uses analysis methods
such as: CVM, descriptive statistics, statistic comparison to analyze and to assess

factors effecting on accessibility of households to safe water in Son Dong district,
Bac Giang province.
Base on assessment of accessibility of households to safe water in Son Dong
district, Bac Giang province, there is 86% of household using hygiene water, mostly
from small water supply site, proportion of households using water from water plants is
approximately 37,22%. There is 01 driven well among 12,6 households, 01 well among
1,28 households and 01 raining water tank among 1,23 households on average.
However, quality of on-ground water in Son Dong district is polluted. Especially in dry
season, on-ground water is polluted highly by BOD, COD and total colifomrm.
Communication for safe water is mostly in village and communal meetings with
lack of visual progapanda, no specific topic of safe water to promote for people, lack of
professional experts to communicate to people. Therefore, perception of household to
safe water is limited, people only know maximum 03 water sources, there is some
households not understand well.
Proportion of households willing to pay 2.000đ/m3 is quite high with 15,56%,
these households are poor economic condition and their main livelihood is agriculture.
Proportion of households willing to pay 4.000đ/m3 and below is approximately 76,67%.
There is a little households to accept 6.000đ/m3 and above, approximately 7,78%.
Factors effecting on accessibility of households to safe water in Son Dong
district, Bac Giang province includes: (1) Household income; (2) Level of literacy; (3)
Household occupation; (4) Institutional mechanism, State management and conducting
efficiency on safe water; (5) Installing cost, and price of safe water.
Base on this research, I recommend solutions to strengthen accessibility of
hosueholds to safe water in Son Dong district, Bac Giang province in future: Focusing
on poor households; Integrating safe water information to local communication
activities; Communication activities should be expanded to communal level and village
level; considering the differences; focusing on gender issues; participation of different
sectors in communication and education; to guarantee budget for communication and
eduction; reasonable pricing of safe water; to encourage investment in building common
water plants; to support household in builidng small water plant.


xii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nước sạch là một nhu cầu cơ bản trong đời sống hàng ngày của mọi người
và đang trở thành đòi hỏi cấp bách trong việc bảo vệ sức khỏe và cải thiện điều
kiện sinh hoạt cho nhân dân cũng như trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Hiện nay, sử dụng nước sạch luôn được Đảng và Nhà nước rất
quan tâm chú trọng. Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để thực
hiện mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường (VSMT) nông thôn
như Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 về việc phê duyệt “Chiến
lược quốc gia về cấp nước sạch và VSMT nơng thơn đến năm 2020”, trong đó đề
cập những chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2010 là 80% dân số nông thôn sẽ được
sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt 60 lít nước sạch/người/ngày và
70% hộ gia đình nơng thơn có nhà tiêu hợp vệ sinh. Từ đó, các cơng trình cấp
nước sạch được đầu tư xây dựng ở nhiều nơi, người dân đã được tiếp cận với các
nguồn nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt và đời sống.
Đến cuối năm 2015, vẫn còn trên 60% dân số nơng thơn chưa có nước
sạch để dùng. Nước mặt ở các sông, hồ, suối, ao đã nhiễm bẩn, nhiễm mặn. Tình
hình khơ hạn, thiếu nước sản xuất đang diễn ra gay gắt. Theo tin của Ban Chỉ
đạo quốc gia về Chương trình Nước sạch và vệ sinh mơi trường cho thấy, cả
nước có khoảng 43.729 hộ (215.720 người) thiếu nước sinh hoạt. Trong đó Đắk
Lắk 12.580 hộ (126.610 người), Gia Lai 6.752 hộ (33.760 người), Ninh Thuận
11.720 hộ (58.600 người). Tại các vùng núi, vùng thưa dân, tỷ lệ hộ sử dụng
nước sạch chỉ đạt con số rất thấp. Bắc Kạn năm 1997 mới chỉ có 11% dân số
được sử dụng nước sạch, con số này mới chỉ tăng lên đến 24% vào năm 2002.

Tại các tỉnh Đồng Tháp, Tây Ninh, con số này cũng chỉ dừng ở mức 25% và
28%. Trong tồn quốc có trên 60% hộ gia đình chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh. Đó
là những điều mà Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh mơi
trường nơng thơn cịn chưa đạt được (Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh
môi trường nông thôn, 2015).
Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm tỉnh lỵ
80 km về phía Đơng bắc, dân số 72.417 người, trong đó dân tộc thiểu số chiếm
hơn 51% dân số tồn huyện, trình độ dân trí khơng đồng đều (UBND huyện Sơn
Động, 2016). Với đặc điểm của huyện vùng cao, số hộ nghèo sống ở khu vực

1

download by :


nông thôn chiếm tỷ lệ cao. Ý thức, hành vi về mơi trường cịn nhiều hạn chế,
việc tiếp cận nước sạch của các hộ dân cịn gặp nhiều khó khăn, vấn đề nước
sạch có những dấu hiệu đáng báo động như tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch theo
quy chuẩn QCVN:02:2009/BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế còn thấp, trong khi
tỷ lệ người dân sử dụng giếng khoan cao nhưng chất lượng nước chưa đảm bảo
(Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường Bắc Giang, 2015).
Nguồn nước ngầm ở tỉnh Bắc Giang nói chung, ở huyện Sơn Động nói
riêng và đặc biệt một số xã trên địa bàn huyện đang bị ô nhiễm nặng. Theo điều
tra của Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMT nông thôn của tỉnh năm 2015 đã cho
tiến hành lấy các mẫu nước đại diện cho các vùng trong tỉnh, phân tích 345 mẫu
nước theo Bộ chỉ số của tỉnh Bắc Giang bao gồm 14 chỉ tiêu xét nghiệm. Kết quả
cho thấy trong số 14 chỉ tiêu xét nghiệm chỉ có 3 chỉ số khơng vi phạm là độ đục,
Pecmangannat và Florua, cịn lại 11 chỉ số đều có vi phạm ở mức độ khác nhau,
nặng nhất là nhiễm Colifom với 47,2% số mẫu bị nhiễm/tổng số mẫu xét
nghiệm, tập trung cao nhất ở thành phố Bắc Giang 90,9% số mẫu bị nhiễm và

huyện Sơn Động 80%. Tiếp đến là nhiễm Clorua với mức 31.6% số mẫu. Cụ thể
cao nhất ở thành phố Bắc Giang với 77,3% số mẫu bị nhiễm, huyện Sơn Động
62.8%. Bị nhiễm nhiều thứ 3 là chỉ số mùi vị mà chủ yếu là vị mặn với mức
chung toàn tỉnh là 26,95%. Một số xã trên địa bàn huyện có nguồn nước ngầm bị
ô nhiễm nặng như xã An Châu nước ở đây nhiễm sắt nặng, hàm lượng vôi trong
nước cao (Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường Bắc Giang, 2015).
Huyện có 03 trạm cấp nước tập trung do Nhà nước đầu tư trên địa bàn 03
xã, thị trấn gồm: An Châu, An Lập và Thị trấn Thanh Sơn, Ngồi ra cịn 27 trạm
cấp nước nhỏ lẻ tại các xã trong huyện, tỷ lệ hộ dân trên địa bàn huyện được tiếp
cận nước máy từ 03 trạm cấp nước tập trung và các trạm cấp nước nhỏ lẻ trên
cịn rất thấp: có 7.013 hộ trên tổng số 18.841 hộ, chiếm tỷ lệ 37,22% (UBND
huyện Sơn Động, 2016).
Tỷ lệ người dân bị mắc các loại bệnh do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm
trong ăn uống và sinh hoạt trên địa bàn huyện hàng năm vẫn còn ở mức cao.
Theo thống kê của Sở y tế tỉnh Bắc Giang hàng năm huyện Sơn Động vẫn có hơn
10.000 lượt người đến khám chữa bệnh liên quan đến việc sử dụng nước sinh
hoạt (bệnh tiêu chảy, giun sán, mắt hột, ngoài da, phụ khoa…) đã ảnh hưởng xấu
đến sức khoẻ của người dân (Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bắc Giang, 2015).
Hiện nay trên toàn huyện đã và đang triển khai thực hiện chương trình
nơng thơn mới tại các xã, bình qn mỗi xã đã đạt 10/19 tiêu chí, tuy nhiên vẫn

2

download by :


chưa có xã nào đạt được tiêu chí 17 về môi trường (khu vực nông thôn 90% hộ
dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuần Quốc gia; 100% các xã
có cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về mơi trường, khơng có các hoạt động suy giảm
mơi trường và có các hoạt động phát triển mơi trường xanh, sạch, đẹp; nghĩa

trang được xây dựng theo quy hoạch; chất thải được thu gom và xử ký theo quy
định) (UBND huyện Sơn Động, 2016).
Để phân tích các thực trạng nêu trên, trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu?
Các hộ dân có được dùng nước sạch khơng? Có biết về nước sạch khơng? Có
mong muốn sử dụng nước sạch khơng? Có sẵn sàng chi trả để được dùng nước
sạch không? Đồng thời xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận
nước sạch của hộ dân và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ tiếp cận nước
sạch của hộ dân, đạt được các mục tiêu theo chiến lược quốc gia về cấp nước
sạch và VSMT nông thôn đến năm 2020, chúng tôi thực hiện đề tài “Giải pháp
tăng cường khả năng tiếp cận nước sạch của hộ dân trên địa bàn huyện Sơn
Động, tỉnh Bắc Giang”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng khả năng tiếp cận nước sạch của hộ dân trên địa bàn
huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng
cường khả năng tiếp cận nước sạch của hộ dân trên địa bàn trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về nước sạch và tiếp cận
nước sạch của hộ dân.
- Đánh giá thực trạng tiếp cận nước sạch của hộ dân trên địa bàn huyện
Sơn Động, tỉnh Bắc Giang và phân tích yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận
nước sạch của hộ dân trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nước sạch của hộ
dân trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là sự tiếp cận nước sạch của hộ dân.
Đối tượng điều tra thu thập tài liệu, số liệu gồm:
- Hộ dân ở các xã đã có nước sạch và chưa có nước sạch.


3

download by :


- Cán bộ chính quyền cấp xã, huyện, cán bộ Trung tâm Nước sạch và Vệ
sinh môi trường nông thôn.
- Cán bộ các tổ chức xã hội như Đoàn thanh nhiên, hội Nông dân, hội Phụ
nữ, hội Cựu chiến binh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Sự tiếp cận nước sạch và giải pháp tăng cường khả
năng tiếp cận nước sạch của hộ dân trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
Phạm vi về không gian: Trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
Phạm vi về thời gian: Luận văn sử dụng số liệu thống kê về tiếp cận nước
sạch của hộ dân từ năm 2014 - 2016 và số liệu điều tra năm 2016.
1.4. ĐÓNG GĨP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đã góp phần hệ thống hóa và làm rõ một số khái niệm về Khái
niệm nước sạch, tiêu chuẩn nước sạch, nước hợp vệ sinh, nguồn nước sạch, tiếp
cận nước sạch, khả năng tiếp cận nước sạch. Luận văn cũng đã bàn luận về vai
trò của nước sạch và những nội dung nghiên cứu tiếp cận nước sạch của hộ dân.
Đồng thời làm rõ được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nước sạch
của hộ dân cũng như cơ sở thực tiễn về tiếp cận nước sạch của người dân thông
qua việc khái quát hóa kinh nghiệm tiếp cận nước sạch của người dân ở một số
nước trên thế giới và ở Việt Nam.
Căn cứ vào cơ sở lý luận đó, kết hợp với kết quả nghiên cứu trên địa bạn
huyện Sơn Động, đề tài đã làm rõ được thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng tiếp cận nước sạch của người dân huyện Sơn Động. Đây là cơ sở khoa
học để đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nước sạch
của hộ dân trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang phù hợp với thực tiễn
và có tính khả thi cao.

1.5. KẾT CẤU NỘI DUNG LUẬN VĂN
Kết cấu nội dung của Luận văn bao gồm các phần sau:
Phần 1. Mở đầu
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về tiếp cận nước sạch của hộ dân
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
Phần 4. Kết quả nghiên cứu
Phần 5. Kết luận và kiến nghị

4

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TIẾP CẬN
NƯỚC SẠCH CỦA HỘ DÂN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIẾP CẬN NƯỚC SẠCH CỦA HỘ DÂN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm nước sạch
Nước sạch là nước chỉ chấp nhận sự hiện diện của các hợp chất hữu cơ,
kim loại và các ions hòa tan với một vi lượng rất nhỏ.
Theo Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hồ xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khố XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012:
Nước sạch là nước dùng cho sinh hoạt và nước ăn uống đã qua xử lý có chất
lượng bảo đảm, đáp ứng yêu cầu sử dụng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới thì “Nước sạch là nước phải trong, khơng có
màu, khơng có mùi vị lạ gây khó chịu cho người sử dụng, không chứa các mầm
bệnh và các chất độc hại”. Để có một nguồn nước sạch phải lấy nước để xét
nghiệm theo tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch của Bộ Y tế Việt Nam ban hành theo
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN
02:2009/BYT) do Bộ Trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2009/TT-BYT

ngày 17 tháng 6 năm 2009. Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức,
cá nhân và hộ gia đình khai thác, kinh doanh nước sinh hoạt (Các cơ sở cung cấp
nước) và các cá nhân, hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng cho mục đích
sinh hoạt.
Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước
sử dụng cho mục đích sinh hoạt thơng thường khơng sử dụng để ăn uống trực
tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm.
2.1.1.2. Khái niệm tiêu chuẩn nước sạch
Nước sạch quy định trong tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch sinh hoạt là nước
dùng cho các mục đích sinh hoạt cá nhân và gia đình sử dụng làm nước ăn uống.
Tiêu chuẩn này áp dụng đối với các hình thức cấp nước sạch hộ gia đình,
các trạm cấp nước tập trung phục vụ tối đa 500 người và các hình thức cấp nước
sạch khác (Phụ lục 1).

5

download by :


2.1.1.3. Khái niệm nước hợp vệ sinh
Được quy định tại Quyết định 2570/QĐ-BNN-TCTL ngày 22 tháng 10
năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Là nước được
sử dụng trực tiếp hoặc sau khi xử lý thoả mãn các điều kiện trong, không màu,
không mùi, không vị (Quyết định 2570/QĐ-BNN-TCTL).
Định nghĩa này cịn định tính, cần kết hợp với những quan sát theo hướng
dẫn sau đây:
- Nước máy hợp vệ sinh: Là nước từ các công trình cấp nước tập trung (tự
chảy, bơm dẫn) có đường ống cung cấp nước cho nhiều hộ gia đình thoả mãn các
điều kiện: trong, không màu, không mùi, không vị.
- Giếng đào hợp vệ sinh:

+ Giếng đào phải nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô
nhiễm khác ít nhất 10m.
+ Thành giếng cao tối thiểu 0,6m hoặc được xây bằng gạch, đá và thả ống
buy sâu ít nhất 3m kể từ mặt đất.
+ Sân giếng phải làm bằng bê tông hoặc lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.
- Giếng khoan hợp vệ sinh:
+ Giếng khoan phải nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô
nhiễm khác.
+ Sân giếng phải làm bằng bê tông hoặc lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.
- Các nguồn nước hợp vệ sinh khác:
+ Nước suối hoặc nước mặt không bị ô nhiễm bởi các chất thải của
người hoặc động vật, hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất thải công
nghiệp, làng nghề.
+ Nước mưa được thu hứng từ mái ngói, mái tơn, trần nhà bằng bê tơng
(sau khi đã xả bụi bẩn trước khi thu hứng) trong bể chứa, lu chứa được rửa sạch
trước khi thu hứng.
+ Nước mạch lộ là nguồn nước ngầm xuất lộ từ khe núi đá và núi đất
không bị ô nhiễm bởi chất thải của người hoặc động vật hoặc các chất thải công
nghiệp, làng nghề.
Theo tài liệu hướng dẫn điền thông tin đánh giá Bộ chỉ số theo dõi nước
sạch và vệ sinh nông thôn của Bộ Nông nghiệp & PTNN:

6

download by :


+ Nếu một hộ gia đình dùng hai hay nhiều nguồn nước một lúc chỉ chọn
đưa vào thống kê nguồn nào thường xuyên sử dụng nhất để kết luận xem hộ gia
đình đó có sử dụng nước hợp vệ sinh hay khơng. Ví dụ, hộ ơng Hà Văn Hùng sử

dụng giếng đào trong 8 tháng, sử dụng nước mưa từ bể chứa của gia đình 4
tháng, khi điều tra nguồn nước mưa là HVS và nguồn nước giếng đào không
HVS thì khơng xếp hộ này là hộ sử dụng nước HVS vì thời gian sử dụng nước
giếng đào thường xuyên hơn.
+ Nếu hộ gia đình phải mua nước thường xuyên từ thuyền, xe chở nước
lưu động, thì phải xác định xem nguồn nước đó là nguồn nào (giếng khoan hay
nước máy…) và ghi ký hiệu dùng chung nguồn nước đó, ví dụ giếng khoan thì
ghi “CNL” (Chung nhỏ lẻ) (Bộ nông nghiệp & PTNT).
2.1.1.4. Khái niệm các nguồn nước sạch
Nguồn nước được lấy từ các loại hình cấp nước như nước máy, nước các
nhà máy đóng chai, bình, nước máy lọc nước hộ gia đình, bể nước qua xử lý bể
lọc tại hộ gia đình được coi là loại hình cấp nước sạch. Các loại hình cấp nước
phải đảm bảo một số tiêu chuẩn trong xây dựng và sử dụng như sau:
- Nước máy: Các cơng trình này địi hỏi kỹ thuật cao trong quá trình xây
dựng, vận hành và bảo dưỡng. Thường do các cơ quan chuyên môn đảm nhiệm.
- Nước đóng chai, đóng bình: Là nước do các công ty TNHH hoặc nhà
máy nước tư nhân xử lý nước theo tiêu chuẩn được các cấp có thẩm quyền kiểm
tra và đạt tiêu chuẩn nước sạch, sau đó đóng chai, đóng bình và bán trên thị
trường thơng qua các đại lý hay các hàng quán.
- Nước máy lọc hộ gia đình: Là nước do hộ gia đình tự mua máy lọc được
cơ quan chức năng kiểm định và đạt tiêu chuẩn đem về lọc nước để sử dụng cho
ăn uống hàng ngày.
- Nước bể qua xử lý hệ thống lọc: Là nước do hộ gia định xây và xử lý
qua hệ thống lọc cát và cho lắng để xử dụng cho ăn uống của hộ gia đình (Bộ
nơng nghiệp & PTNT) .
2.1.1.5. Khái niệm tiếp cận nước sạch

- Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Sự tiếp cận là một cụm từ chung
dùng để miêu tả mức độ một sản phẩm, thiết bị, dịch vụ, hoặc mơi trường có thể
được sử dụng bởi càng nhiều người càng tốt. Sự tiếp cận có thể được xem

như khả năng tiếp cận và khả năng hưởng lợi từ một hệ thống hay vật chất.

7

download by :


- Thuật ngữ tiếp cận được định nghĩa là “khả năng hưởng lợi từ cái gì đó”.
Theo hai tác giả này tiếp cận nên được hiểu là tập hợp các quyền và quan hệ cho
phép cá nhân hay nhóm “lấy được, quản lý và giữ được (khả năng hưởng lợi)”
(UNDP, 2012).
- Bertrand và các cộng sự định nghĩa tiếp cận là mức độ những gói dịch vụ
hợp lý đến được và sử dụng bởi các cá nhân ở một địa điểm nào đó. Tiếp cận có
nhiều phương diện khác nhau gồm phương diện vật chất, hành chính, kinh tế,
nhận thức tâm lý (Benrtrand et al.,1995).
Từ các khái niệm trên có thể thấy: Tiếp cận nước sạch có thể được hiểu là
khả năng của các hộ dân có nhu cầu về nước sạch có thể mua, có thể nhận được
để dùng trong sinh hoạt hoặc để uống.
Nghiên cứu về tiếp cận nước sạch của hộ dân là việc xem xét cả hai phía
cung và cầu của mối tương tác để đánh giá xem cung phù hợp với cầu ở mức độ
nào. Tìm hiểu mối quan hệ tác động, ảnh hưởng của các yếu tố tác động tới cung
và cầu như nhận thức, chi phí sử dụng nước, phong tục tập quán của người
dân… dẫn đến việc khó, hoặc khơng tiếp cận được nước sạch.
2.1.1.6. Khái niệm tiếp cận nước sạch của hộ dân
Tiếp cận nước sạch là việc người dân được sử dụng nước sạch từ một
hoặc nhiều nguồn nước sạch phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người
dân, là lượng nước được khai thác, xử lý mà nhà máy cung cấp nước tập trung
cung ứng (Với tư cách là người bán) có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá
khác nhau trong một thời gian nhất định, với điều kiện các yếu tố khác không đổi
(Quyết định 2570/QĐ-BNN-TCCL).

2.1.1.7. Khái niệm khả năng tiếp cận nước sạch
Khả năng tiếp cận nước sạch là chỉ tiêu tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch
ở một địa phương cao hay thấp, tỷ lệ này là giá trị chỉ số tổng số dân được sử
dụng nước sạch từ nước máy (Cơng trình cấp nước tập trung), từ trạm cấp nước
nhỏ lẻ và các nguồn nước sạch khác chia cho tổng số dân nhân với 100%. Trong
cung cấp nước sạch cho hộ dân, khi một bên có phát sinh nhu cầu và một bên có
khả năng cung cấp sẽ có tương tác giữa hai bên, đó là khi bên có nhu cầu đã tiếp
cận được với nước sạch và nhu cầu được đáp ứng. Tuy nhiên, vẫn có giả định
rằng những trường hợp có cung và có cầu nhưng vẫn chưa dẫn tới việc sử dụng
nước sạch. Điều này có thể do cung chưa thực sự phù hợp với cầu hoặc có những

8

download by :


rào cản hạn chế việc sử dụng này ngay cả khi họ có nhu cầu chẳng hạn chi phí
(Giá nước, chi phí đấu nối nước sạch, các chi phí khác liên quan, chi phí cơ hội
cho thời gian bỏ ra), phong tục tập quán, chính sách (Lê Minh Phương, 2014).
2.1.2. Vai trò của nước sạch
Nước sạch là điều kiện cần thiết cho sức khoẻ và đời sống con người: Có
thể nói khơng có nước thì khơng có sự sống trên Trái Đất. Nước chiếm trên 2/3
trọng lượng cơ thể con người, cơ thể người trưởng thành chứa tới 65% là nước,
nước trong não chiếm tới 80% và trong cơ là 75%. Nước tham gia vào mọi q
trình chuyển hố trong cơ thể và vận chuyển bài tiết các chất độc hại ra ngồi.
Trung bình một người trong suốt cuộc đời (70 tuổi) uống hết khoảng 35.000 lít
nước. Mỗi người chúng ta cần có ít nhất là 1,5 lít nước uống mỗi ngày, người ta
có thể nhịn đói được một tháng nhưng khơng thể nhịn uống nước trên một tuần.
Điều đó cho thấy, nước có ý nghĩa và vai trị hết sức quan trọng đối với
đời sống con người, nhưng đó chỉ là nước sạch, nhưng khi nhiễm bẩn thì ngược

lại theo thống kê của Tổ Chức Y Tế Thế Giới thì có tới 80% các loại bệnh tật liên
quan đến việc sử dụng nước bị ô nhiễm. Các loại bệnh phổ biến thường gặp ở
nông thôn là bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn, giun sán, phụ khoa… Đôi khi
chúng còn lây lan nhanh thành dịch, gây thiệt hại lớn về sức khỏe, tiền bạc và
thậm chí sinh mạng con người (UNICEF, 2013).
Nước sạch được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày của các hộ gia đình
cho các mục đích tắm, giặt giũ, làm cơm, cho các mục đích khác như dùng để lau
rửa, tưới cây… Chính vì vai trị thiết yếu cho cuộc sống của con người tham gia
vào mọi hoạt động sản xuất, sử dụng trong sinh hoạt của con người, nên cuối
cùng sau nhiều năm tranh luận, cuối tháng 7/2010, Đại hội đồng Liên Hợp
Quốc đã bỏ phiếu công nhận tiếp cận nước sạch và điều kiện sống hợp vệ sinh là
một trong những quyền căn bản của con người, với 122 phiếu ủng hộ, 44 phiếu
trắng và 0 phiếu chống. Đó là một sự cơng nhận khá muộn màng, vì nhiều quyền
cơ bản của con người được cơng nhận trước đó khơng thể tồn tại nếu khơng có
nước, chẳng hạn quyền được sống. Có người được xác nhận nhịn ăn suốt 2 tháng
trời mà không chết, nhưng khơng ai có thể sống mà khơng uống nước trong vịng
3-4 ngày. Khơng chỉ quan trọng đối với con người, nước còn là cội nguồn của tất
cả các dạng sống. Khi truy tìm sự sống ở các hành tinh khác, điều người ta quan
tâm trước hết là xem hành tinh đó có nước hay khơng. Hoặc quyền được ăn,
khoảng 1/3 hoạt động sản xuất lương thực trên thế giới cần đến việc tưới tiêu...

9

download by :


Cho đến nay, việc thiếu tiếp cận nước sạch là vi phạm nhân quyền lớn nhất trên
thế giới. Theo bà Maude Barlow, cố vấn cao cấp về nước cho Chủ tịch Đại hội
đồng Liên Hiệp Quốc, gần 2 tỷ người sống trong các khu vực căng thẳng về nước
và 3 tỷ người khơng có nước dùng trong vịng 1 km từ nơi ở của họ. Cứ 3,5 giây

có 1 trẻ em chết do uống nước bẩn (Đào Minh Hương, 2013).
2.1.3. Nội dung nghiên cứu tiếp cận nước sạch của hộ dân
2.1.3.1. Khả năng tiếp cận thông tin tuyên truyền về nước sạch
Công tác tiếp cận thông tin tuyên truyền về nước sạch là nội dung quan
trọng trong nghiên cứu tiếp cận nước sạch của hộ dân, bởi lẽ người dân mặc dù
có đầy đủ các điều kiện, yếu tố dẫn đến việc sử dụng nước sạch cũng như khả
năng chi trả, sự đáp ứng, sẵn có về phía nguồn cung cấp nước sạch, nhưng hộ
dân không biết, không nhận thức được sự cần thiết phải dùng nước sạch dẫn đến
họ khơng quan tâm, khơng sử dụng nước sạch từ phía các nhà cung cấp, hoặc cải
thiện nguồn nước họ sử dụng để đảm bảo là nguồn nước sạch phục vụ cho nhu
cầu ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Như vậy cơng tác tiếp cận thơng tin tun
truyền chính là cầu nối, làm thay đổi nhận thức, phong tục tập quán sử dụng
nước sạch của hộ dân, đây cũng chính là nội dung quan trọng trong bất kỳ một
chương trình, đề án nào về nước sạch (Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ
sinh mơi trường nơng thơn, 2015).
Hình thức tuyên truyền về nước sạch đa dạng, phong phú, mức độ ảnh
hưởng của phạm vi tuyên truyền ngày càng sâu rộng, có nhiều hình thức tun
truyền như: phát tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu, thông qua thông tin loa, đài, các
hoạt động của các tổ chức xã hội như họp dân, Hội Nơng dân, Hội Phụ nữ, Đồn
Thành niên, Cựu chiến binh. Thực tế cho thấy những địa phương thực hiện tốt
công tác tuyên truyền sử dụng nước sạch cho thấy nhận thức của hộ dân nâng lên
và tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch cao hơn. Những nơi chỉ quan tâm đến đầu tư
xây dựng các cơng trình cấp nước cộng đồng mà ít có các hoạt động truyền thông
thay đổi hành vi cũng thường không thay đổi được thói quen sử dụng nước sạch
của hộ dân và hiệu quả các dự án đầu tư xây dựng công trình nước sạch làm tăng
tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đạt hiệu quả không cao (Trung tâm Quốc gia
Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, 2015).
Một số nguyên nhân dẫn đến hiệu quả công tác tuyên truyền còn thấp hiện
nay là:


10

download by :


- Các cấp, các ngành chưa xây dựng kế hoạch truyền thông tổng thể về
nước sạch.
- Tần suất các hoạt động truyền thông không đều và chưa thường xuyên,
phần lớn hoạt động tập trung vào dịp họp dân, sinh hoạt đoàn, hội, thiếu sự phối
hợp giữa các ngành, đoàn thể trong triển khai thực hiện các hoạt động, các đơn vị
được phân bổ vốn tự thiết kế và tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông
một cách riêng rẽ, ít phối hợp với nhau và với các hội đoàn thể có thế mạnh trong
triển khai các hoạt động tuyên truyền như Đồn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội
Nơng dân, Hội Cựu chiến binh…
- Kinh phí phân bổ cho truyền thông thấp, không thu hút được sự tham gia
của các hộ dân và các tổ chức đoàn thể.
- Các doanh nghiệp cung cấp nước sạch, Trung tâm nước sạch & VSMT
cũng chưa thật sự quan tâm đến hoạt động truyền thơng, ngun nhân do nhận
thức về vai trị truyền thơng nước sạch và do lợi nhuận kinh doanh thấp nên ít
đầu tư nhiều các hoạt động truyền thông (Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ
sinh môi trường nông thôn, 2015).
Nhận thức của người dân về nước sạch ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định
sử dụng nước sạch của họ.
Nhận thức của người dân về nước sạch phụ thuộc vào trình độ văn hóa,
khả năng tiếp thu, mức độ tun truyền.
Đánh giá sự hiểu biết về nước sạch của hộ dân để có các giải pháp thích
hợp tác động vào nhận thức của hộ dân về nước sạch dẫn đến thay đổi hành vi sử
dụng nước sạch của hộ dân.
Đo lường sự hiểu biết nước sạch của người dân thông qua các chỉ tiêu: tỷ
lệ người dân biết được các nguồn nước sạch, kể tên được các nguồn nước sạch

(nước mưa; nước máy; nước giếng khoan, giếng đào; hệ thống cấp nước tự chảy;
nước sông, ao hồ, suối; các nguồn khác), tỷ lệ hộ gia đình có xét nghiệm chất
lượng nguồn nước đang sử dụng xem chất lượng nước nhà mình dùng có đảm
bảo tiêu chuẩn vệ sinh hay khơng? các biện pháp hộ gia đình sử dụng để xử lý
nguồn nước (Không xử lý, sử dụng bể lọc, để cho nước lắng…); tỷ lệ người dân
thực hiện thói quen uống nước sạch (Số hộ gia đình thường xuyên uống nước
sạch đã được đun sôi hoặc tiệt trùng; số hộ gia đình thỉnh thoảng có dùng nước lã
để uống…); tỷ lệ hộ gia đình kể tên được các loại bệnh và cách phòng bệnh liên

11

download by :


quan đến việc sử dụng nước không hợp vệ sinh gây nên (Trung tâm Y tế dự
phòng Bắc Giang, 2015).
2.1.3.2. Nhu cầu và tình hình sử dụng nước sạch của hộ dân
Theo Từ điển bách khoa toàn thư của Việt Nam định nghĩa nhu cầu như
sau: Nhu cầu là sự phản ánh một cách khách quan các đòi hỏi về vật chất, tinh
thần và xã hội của đời sống con người phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã
hội trong từng thời kỳ.
Nhu cầu hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Mức độ nhu cầu
và phương thức thoả mãn nhu cầu cơ bản phụ thuộc vào trình độ phát triển của
xã hội, trước hết là trình độ phát triển kinh tế. Nhu cầu là động lực mạnh mẽ thúc
đẩy sản xuất và toàn xã hội phát triển kinh tế và quản lý kinh tế. Sau nhiều
nghiên cứu và rút ra các bài học kinh nghiệm, Chính phủ và các nhà tài trợ nhận
thấy để các cơng trình cấp nước sạch cho các hộ dân thật sự bền vững thì phải
chuyển sang cách tiếp cận mới đi từ dưới lên: Đáp ứng dựa vào nhu cầu, mong
muốn, vào chính nguyện vọng của người dân. Người dân sẽ quyết định thực sự
muốn xây dựng các công trình nước sạch hay khơng, lựa chọn quy mơ cung cấp

nào, lựa chọn công nghệ, địa điểm xây dựng, mức chi trả cho quản lý vận hành
các cơng trình cấp nước. Các cơ quan Nhà nước, các nhà tài trợ sẽ làm nhiệm vụ
tư vấn, hỗ trợ, quản lý chứ khơng làm thay. Để đảm bảo tính bền vững cho hệ
thống cung cấp nước thì phải giải quyết được mối quan hệ giữa cung và cầu. Một
bên là người dân có nhu cầu sử dụng nước sạch nhiều, giá nước rẻ, chất lượng
cung cấp dịch vụ nước sạch tốt. Một bên là phía người cung cấp, quản lý nước
sạch cần phải đảm bảo nguồn thu để trả lương cho nhân viên, tái đầu tư, nâng cao
chất lượng bảo trì, bảo dưỡng hệ thống cung cấp nước sạch, thu nhập của nhân
viên cao hơn dẫn đến thái độ, chất lượng dịch vụ được nâng lên.
Theo Nguyễn Thị Phương Loan (2005), các hộ dân sử dụng nước vào
nhiều mục đích khác nhau: về mặt sinh lý, mỗi người chỉ cần 1-2 lít nước/ngày.
Trung bình nhu cầu nước trong sinh hoạt của mỗi người là 10-15 lít cho vệ sinh
cá nhân, 20-200 lít cho tắm, 20-50 lít cho làm cơm, 40-80 lít cho giặt bằng
máy… Nhu cầu nước cho sinh hoạt ít về lượng nhưng lại rất cao về chất. Định
mức cấp nước sinh hoạt theo đầu người ở mức thấp là 30 lít/ngày, cao là 300-400
lít/ngày, phụ thuộc chủ yếu vào mức sống và khả năng cấp nước của hệ thống.
Theo tiêu chuẩn xây dựng TCXD 33:1985 về cấp nước, mạng lưới bên
ngồi và cơng trình, tiêu chuẩn thiết kế (tiêu chuẩn ngành này áp dụng để thiết kế

12

download by :


×