Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 132 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THỊ THU HƯỜNG

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TÍCH TỤ ĐẤT
NƠNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VŨ THƯ
TỈNH THÁI BÌNH

Ngành:

Phát triển nơng thơn

Mã số:

8620116

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Quyền Đình Hà

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP - 2019

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2019


Tác giả luận văn

Phạm Thị Thu Hường

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển
nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình
giảng dạy, hướng dẫn tơi trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành
luận văn này.
Đặc biệt, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Quyền Đình Hà, thầy là người trực
tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Vũ Thư, Phịng
Nơng nghiệp & PTNT, Phịng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Thống kê huyện Vũ
Thư đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu, tư liệu bản
đồ trong quá trình nghiên cứu luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cám ơn người thân trong gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ và động viên tơi trong q trình học tập,
nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2019
Tác giả luận văn

Phạm Thị Thu Hường

ii


download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình và biểu đồ ............................................................................................... ix
Danh mục hộp ................................................................................................................... x
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... xi
Thesis abstract................................................................................................................ xiii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2


1.3.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.1

Phạm vi về nội dung ........................................................................................... 3

1.4.2

Phạm vi về không gian ....................................................................................... 3

1.4.3

Phạm vi về thời gian ........................................................................................... 3

1.5.

Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của đề tài ........................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về tích tụ đất nơng nghiệp ................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận về tích tụ đất nông nghiệp ............................................................ 4

2.1.1.


Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 4

2.1.2.

Vai trị của tích tụ đất nơng nghiệp ..................................................................... 6

2.1.3.

Tác động của tích tụ đất nơng nghiệp ................................................................. 7

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu về tích tụ đất nơng nghiệp ................................................ 9

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ đất nơng nghiệp .......................................... 14

2.2.

Cơ sở thực tiễn về tích tụ đất nơng nghiệp ....................................................... 18

2.2.1.

Kinh nghiệm tích tụ đất nơng nghiệp của một số nước trên thế giới................ 18

2.2.2.

Kinh nghiệm tích tụ đất nông nghiệp ở một số địa phương trong nước ........... 23


iii

download by :


2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho Vũ Thư trong tích tụ đất nơng nghiệp ............ 26

2.2.4.

Những cơng trình nghiên cứu có liên quan ...................................................... 27

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 29
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 29

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên, dân số xã hội của huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình .............. 29

3.1.2.

Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản của huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình ........................ 36

3.1.3.

Đánh giá chung ................................................................................................. 39


3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 40

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 40

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................ 40

3.2.3.

Phương pháp xử lý thông tin ............................................................................ 41

3.2.4.

Phương pháp phân tích thơng tin ...................................................................... 42

3.2.5.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 444

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 45
4.1.

Thực trạng tích tụ đất nơng nghiệp ở huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình ............... 45


4.1.1.

Thực trạng tích tụ đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình ....... 45

4.1.2.

Thực trạng những giải pháp đã được áp dụng trong tích tụ đất nơng
nghiệp trên địa bàn huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình ........................................... 69

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ đất nơng nghiệp và thực hiện các giải
pháp tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình ........ 80

4.2.1.

Yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Vũ
Thư tỉnh Thái Bình ........................................................................................... 80

4.2.2.

Yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp tích tụ đất nơng nghiệp
trên địa bàn huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình ....................................................... 90

4.2.3. Phân tích SWOT về tích tụ đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Vũ Thư
tỉnh Thái Bình ................................................................................................... 91
4.3.

Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường tích tụ đất nơng nghiệp trên địa bàn
huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình ........................................................................... 94


4.3.1.

Căn cứ xây dựng giải pháp ............................................................................... 94

4.3.2.

Đề xuất hoàn thiện một số giải pháp đã thực hiện trên địa bàn huyện Vũ
Thư tỉnh Thái Bình ........................................................................................... 95

4.3.3.

Đề xuất một số giải pháp mới nhằm tăng cường tích tụ đất nơng nghiệp
trên địa bàn huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình ....................................................... 99

iv

download by :


Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 103
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 103

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 104

5.2.1.


Kiến nghị với Trung ương .............................................................................. 105

5.2.2.

Kiến nghị với tỉnh Thái Bình .......................................................................... 105

5.2.3.

Kiến nghị với huyện Vũ Thư .......................................................................... 106

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 106
Phụ lục ........................................................................................................................ 109

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

DTĐR


Dồn thửa đổi ruộng

ĐVT

Đơn vị tính

HTX

Hợp tác xã

PTNT

Phát triển nông thôn

QL10

Quốc lộ 10

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

TN&MT

Tài nguyên & Môi trường


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Vũ Thư giai đoạn 2016-2018....................... 32
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động huyện Vũ Thư năm 2016-2018 .................... 35
Bảng 3.3. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế huyện Vũ Thư (2016-2018).................... 37
Bảng 4.1. Hình thức tích tụ đất nơng nghiệp của nhóm hộ điều tra ............................. 48
Bảng 4.2. Cách thức giao dịch khi tích tụ đất nơng nghiệp của nhóm hộ th,
đấu thầu quyền sử dụng đất.......................................................................... 50
Bảng 4.3. Cách thức giao dịch khi tích tụ đất nơng nghiệp của nhóm hộ nhận
chuyển nhượng quyền sử dụng đất .............................................................. 51
Bảng 4.4. Cách thức giao dịch khi tích tụ đất nơng nghiệp của nhóm hộ góp
quyền sử dụng đất ........................................................................................ 51
Bảng 4.5. Thời gian tích tụ đất nơng nghiệp của hộ tích tụ ......................................... 53
Bảng 4.6. Hình thức thanh tốn trong tích tụ đất nơng nghiệp của hộ tích tụ .............. 57
Bảng 4.7. Mục đích sử dụng đất nơng nghiệp của hộ tích tụ ....................................... 60
Bảng 4.8. Số hộ có tích tụ đất sản xuất nơng nghiệp phân theo quy mơ diện tích
ở huyện Vũ Thư ........................................................................................... 62
Bảng 4.9. Diện tích đất nơng nghiệp của nhóm hộ điều tra ......................................... 63

Bảng 4.10. Quy mơ diện tích đất nơng nghiệp tích tụ của nhóm hộ điều tra ................. 64
Bảng 4.11. Đánh giá của cán bộ và người dân về các tác động khi tích tụ đất
nơng nghiệp .................................................................................................. 66
Bảng 4.12. Đánh giá của hộ điều tra về hiệu quả của tích tụ đất nơng nghiệp .............. 67
Bảng 4.13. Đánh giá của cán bộ về hiệu quả của tích tụ đất nơng nghiệp ..................... 68
Bảng 4.14. Khó khăn khi tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn ....................... 76
Bảng 4.15. Ý kiến của người dân khi tham gia đào tạo nghề ......................................... 77
Bảng 4.16. Các nguồn thông tin về tích tụ đất nơng nghiệp .......................................... 79
Bảng 4.17. Đánh giá về cơ chế chính sách của Nhà nước về tích tụ đất nơng nghiệp ............81
Bảng 4.18. Tâm lý, thói quen, quy mơ sản xuất của người dân huyện Vũ Thư ............. 83
Bảng 4.19. Nguồn vốn của chủ thể tham gia tích tụ đất nơng nghiệp tại huyện
Vũ Thư ......................................................................................................... 84
Bảng 4.20. Quỹ đất, vị trí thửa đất, độ màu mỡ và thị trường đất nông nghiệp tại
huyện Vũ Thư .............................................................................................. 86

vii

download by :


Bảng 4.21. Đặc điểm ngành sản xuất nông nghiệp huyện Vũ Thư ................................ 87
Bảng 4.22. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tích tụ đất nơng nghiệp tại
huyện Vũ Thư .............................................................................................. 89
Bảng 4.23. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện giải pháp tích tụ đất nơng
nghiệp tại huyện Vũ Thư ............................................................................. 90
Bảng 4.24. Phân tích SWOT về tích tụ đất nơng nghiệp tại huyện Vũ Thư .................. 93

viii

download by :



DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 3.1.

Bản đồ vị trí địa lý huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình ................................. 29

Biểu đồ 3.1.

Cơ cấu sử dụng đất năm 2018 huyện Vũ Thư ......................................... 33

Biểu đồ 4.1.

Cách thức thực hiện giao dịch khi tích tụ đất nơng nghiệp ..................... 49

Biểu đồ 4.2.

Thời gian tích tụ đất nơng nghiệp tại nhóm hộ điều tra .......................... 54

Biểu đồ 4.3.

Mức độ phù hợp về thời gian tích tụ đất nơng nghiệp của hộ tham
gia tích tụ ................................................................................................. 55

Biểu đồ 4.4.

Hình thức thanh tốn của hộ tham gia tích tụ ......................................... 56

Biểu đồ 4.5.


Số lần thanh tốn của hộ tham gia tích tụ ............................................... 58

Biểu đồ 4.6.

Số lần thanh tốn của hộ tham gia tích tụ tương ứng với từng hình
thức thanh tốn ........................................................................................ 59

Biểu đồ 4.7.

Số hộ tích tụ đất nơng nghiệp của nhóm hộ điều tra ............................... 63

Biểu đồ 4.8.

Đánh giá về quy mô diện tích và nhu cầu trong tương lai ...................... 65

Biều đồ 4.9.

Mức độ phù hợp của cơ chế chính sách đối với tích tụ đất nơng
nghiệp trên địa bàn huyện Vũ Thư .......................................................... 71

Biều đồ 4.10. Đánh giá về công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch sử dụng đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Vũ Thư ................................................. 73
Biều đồ 4.11. Đánh giá về đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn
huyện Vũ Thư.......................................................................................... 74
Biều đồ 4.12. Đánh giá về việc áp dụng khoa học công nghệ đối với tích tụ đất
nơng nghiệp trên địa bàn huyện Vũ Thư ................................................. 75
Biều đồ 4.13. Đánh giá về giải pháp đào tạo nghề trên địa bàn huyện Vũ Thư ............ 78
Biểu đồ 4.14. Cơ hội việc làm phi nông nghiệp tại huyện Vũ Thư ............................... 88

ix


download by :


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Các hình thức tích tụ đất nông nghiệp trên huyện Vũ Thư ............................ 45
Hộp 4.2. Hiệu quả tích tụ đất nơng nghiệp ................................................................... 68
Hộp 4.3 Các cơ chế chính sách của huyện về tích tụ đất nông nghiệp ........................ 71
Hộp 4.4. Hiệu quả công tác đào tào nghề cho nông hộ ................................................. 78
Hộp 4.5. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới thực hiện giải pháp tích tụ đất
nơng nghiệp tại huyện Vũ Thư ....................................................................... 91

x

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Thị Thu Hường
Tên luận văn: Giải pháp tăng cường tích tụ đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Vũ Thư
tỉnh Thái Bình
Ngành: Phát triển nông thôn

Mã số: 8620116

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tích
tụ đất nơng nghiệp để đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường tích tụ đất nơng nghiệp
trên địa bàn huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình. Tương ứng với mục tiêu chính đó là các mục

tiêu cụ thể gồm: (1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tích tụ đất
nơng nghiệp; (2) Đánh giá thực trạng tích tụ đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Vũ
Thư, tỉnh Thái Bình; (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ đất nông nghiệp
trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình; (4) Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng
cường tích tụ đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp giữa thông tin thứ cấp và sơ cấp để đưa ra các phân tích nhận
định và thảo luận, cụ thể:
- Các số liệu thứ cấp chủ yếu từ các nguồn, các cơng trình khoa học có liên quan
đến tích tụ đất nơng nghiệp, thơng qua các tài liệu đã được công bố như: Niên giám thống
kê huyện Vũ Thư; số liệu báo cáo của các tổ chức trong và ngồi nước, của các phịng, ban,
ngành thuộc huyện Vũ Thư; tài liệu qua các trang Website trên internet, các báo cáo nghiên
cứu khoa học, chuyên đề, tạp trí; các báo cáo định kỳ, báo cáo tổng kết đánh giá, kiểm tra,
thanh tra; các văn bản pháp luật và tài liệu khác... về tích tụ đất nơng nghiệp để làm tài liệu.
- Số liệu sơ cấp thu nhập qua phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi bán cấu trúc chuẩn
bị sẵn cho các hộ dân và cán bộ liên quan trực tiêp đến công tác quản lý đất nông nghiệp
tại xã Tân Phong và xã Nguyên Xá. Tổng số người tham gia lấy ý kiến là 214 người (190
hộ dân và 24 cán bộ).
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Tích tụ đất nơng nghiệp tại huyện Vũ Thư đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Các hình
thức tích tụ chủ yếu gồm: Thuê, đấu thầu quyền sử dụng đất; nhận, chuyển nhượng quyền

xi

download by :


sử dụng đất và góp vốn quyền sử dụng đất, trong đó th, đấu thầu chiếm 74,82% , hình
thức nhận, chuyển quyền sử dụng đất chiếm 12,59% trong số các hộ tham gia tích tụ. việc
chấp hành các quy định hành chính trong lĩnh vực đất đai của các hộ tích tụ cịn nhiều hạn

chế. Quy mơ tích tụ đất nơng nghiệp tại huyện cịn thấp chủ yếu dưới 1ha. Thời gian tích tụ
thực hiện theo quy định của Luật đất đai và chủ yếu là từ 5-10 năm, tại Nguyên Xá chiếm
45,71%, tại Tân Phong là 33,85%; chỉ có 27,41% số hộ đánh giá thời gian tích tụ đạt mức
trung bình, số cịn lại đánh giá ở mức q ngắn và ngắn. Hình thức thanh tốn và số lần
thanh toán do thỏa thuận giữa các đối tượng, chủ yếu bằng tiền mặt và sản phẩm, có thể
thanh tốn 1 lần hay nhiều lần; cụ thể, thanh toán bằng tiền mặt đối với hình thức thuê, đấu
thầu chiếm 67,33%, đối với hình thức nhận, chuyển nhượng quyền sử dụng đất chiếm
100%; trong các hộ thanh tốn bằng tiền mặt thì có 62,35% số hộ thanh tốn một lần, thanh
tốn bằng sản phẩm có số hộ thanh tốn nhiều lần chiếm đa số, đạt 92%.
Q trình tích tụ đất nơng nghiệp tại huyện Vũ Thư chịu tác động của nhiều yếu tố,
có những tác động tích cực tạo thuận lợi góp phần thúc đẩy tích tụ, cũng có những tác động
tiêu cực gây khó khăn, hạn chế đến tích tụ đất nông nghiệp tại huyện. Một số yếu tố ảnh
hưởng như: Cơ chế chính sách, đặc điểm của chủ thể sử dụng đất, đặc điểm của đất,....
Trong các yếu tố ảnh hưởng thì yếu tố tâm lý, thói quen, quy mơ sản xuất và nguồn vốn của
chủ thể sử dụng đất nơng nghiệp có ảnh hưởng nhiều nhất, đạt 4,4/5 điểm đối với đánh giá
của người dân.
Để thúc đẩy tích tụ đất nông nghiệp, UBND huyện Vũ Thư đã thực hiện nhiều giải
pháp như: Xây dựng cơ chế chính sách, quy hoạch và xây dựng kế hoạch sử dụng đất, cơ
cấu lại ngành nông nghiệp, tuyên truyền…. Những giải pháp trên bước đầu đã có những tác
dụng nhất định góp phần thúc đẩy tích tụ đất nơng nghiệp tại huyện.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng tích tụ đất nơng nghiệp, yếu tố ảnh hưởng
đến tích tụ đất nơng nghiệp tại huyện Vũ Thư, cùng với phân tích hiệu quả của các giải
pháp và yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện giải pháp tích tụ đất nơng nghiệp, nghiên cứu đề
xuất một số phương án nhằm khắc phục hạn chế của các giải pháp mà huyện Vũ Thư đã
triển khai và đề xuất một số giải pháp mới nhằm tăng cường tích tụ đất nơng nghiệp trên địa
bàn huyện.

xii

download by :



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Pham Thi Thu Huong
Thesis title: Solutions to enhance agricultural land accumulation in Vu Thu district, Thai
Binh province
Major: Rural Development

Code: 8620116

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
The study aimed to assess the situation and analyze the factors affecting agricultural
land accumulation to propose some solutions to increase agricultural land accumulation in
Vu Thu district, Thai Binh province. Corresponding to the main objective are specific
objectives, including: (1) Contributing to the systematization of theoretical and practical
basis for agricultural land accumulation; (2) Assess the situation of agricultural land
accumulation in Vu Thu district, Thai Binh province; (3) Analyze factors affecting
agricultural land accumulation in Vu Thu district, Thai Binh province; (4) Proposing some
solutions to increase agricultural land accumulation in Vu Thu district, Thai Binh province.
Methods
The project uses a combination of secondary and primary information to provide
analysis and comment, in particular:
- Secondary data mainly from scientific works related to agricultural land
accumulation, through published documents such as: Statistical Yearbook of Vu Thu
district, Thai Binh province; data reported by domestic and foreign organizations,
departments, branches and branches of Vu Thu district; documents through websites on
the internet, scientific research reports, topicals, magazines; periodic reports, reports on
evaluation, examination and inspection; legal documents and other documents... about
agglomeration of agricultural land for documentation.

- Primary data through direct interviews with semi-structured questionnaires are
prepared for households and officials directly related to agricultural land management in
Tan Phong and Nguyen Xa communes. The total number of people participating in the
consultation was 214 respondents (190 households and 24 officials).
Main findings and conclusions
Agricultural land accumulation in Vu Thu district, Thai Binh Province has been
going strong. The main types of accumulation include: Leasing, bidding for land use
rights; receive, transfer land use right and contribute land use right capital, in which
rent, bidding account for 74.82%, the form of receiving, transferring land use right

xiii

download by :


accounts for 12.59% of households participating in the accumulation. Compliance with
administrative regulations in the field of land accumulation is still limited. The scale of
agricultural land accumulation in the district is still low, mainly under 1 ha. The
accumulation period is in accordance with the Land Law and mainly from 5-10 years, in
Nguyen Xa accounts for 45.71%, in Tan Phong is 33.85%; only 27.41% of households
rated the cumulative time as average, the rest rated it too short and short. The form of
payment and the number of payments due to the agreement between the subjects,
mainly in cash and products, may be paid once or in installments; Specifically, payment
in cash for the form of rent, bidding accounted for 67.33%, for the form of receiving
and transferring land use rights accounted for 100%; Among the households paying in
cash, 62.35% of the households paid in one time, with the payment of products with the
majority of households making payment of the majority, reaching 92%.
The process of agricultural land accumulation in Vu Thu district is influenced by
many factors, which have positive impacts to create favorable conditions to contribute
to the accumulation, and also have negative impacts that cause difficulties and

limitations to the accumulation, gathering agricultural land in the district. Some
influencing factors such as: Policy mechanism, characteristics of land users, land
characteristics, etc. Among the influencing factors, psychological factors, habits,
production scale and the capital source of agricultural land users is the most influential,
reaching 4.4 / 5 points for people's evaluation.
In order to promote the accumulation of agricultural land, Vu Thu District
People's Committee has implemented many solutions such as: Building mechanisms
and policies, planning and developing land use plans, restructuring agriculture,
propagating... The above solutions have initially had certain effects, contributing to
promoting the accumulation of agricultural land in the district.
Based on the analysis and evaluation of the current situation of agricultural land
accumulation, factors affecting agricultural land accumulation in Vu Thu district, along
with analysis of the effectiveness of solutions and factors affecting the implementation
of the solution. Methods of agricultural land accumulation, the study proposes a number
of solutions to overcome the limitations of the measures that Vu Thu district, Thai Binh
province has implemented and proposed some new solutions to increase the
accumulation of agricultural land in the area of district.

xiv

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng và không thể thiếu trong phát triển
kinh tế xã hội nói chung và sản xuất nơng nghiệp nói riêng. Nắm bắt được tầm
quan trọng đặc biệt của đất đai, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách tạo sự
đột phá trong cải cách đất đai, điển hình như Nghị quyết 10 của Ban chấp hành
trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa VI năm 1998. Theo đó, đất đai được

giao ổn định và lâu dài cho người dân, lần đầu tiên hộ nông dân được thừa nhận
là một đơn vị kinh tế tự chủ. Ở Việt Nam, đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân,
do nhà nước đại diện quản lý nhằm đảm bảo việc sử dụng đất đai một cách đầy
đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất. Tuy vậy các quy định về giao đất
nông nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sử
dụng đất lâu dài đã tạo điều kiện và động lực mới thúc đẩy sản xuất nông nghiệp
phát triển.
Đất đai là tài nguyên không thể di dời, cũng không tự sản sinh (Đỗ Thị
Lan và Đỗ Anh Tài, 2007). Tuy nhiên trong quá trình phát triển xã hội, cùng
với sự gia tăng dân số, các hoạt động mở rộng sản xuất công nghiệp, đất đai
không chỉ sử dụng vào trồng trọt, chăn ni mà cịn được sử dụng cho các hoạt
động phi nông nghiệp khác dẫn đến diện tích đất nơng nghiệp bình qn đầu
người ngày càng giảm. Điều này phản ánh sự tiến bộ của xã hội, song đó lại là
mối đe dọa cho cuộc sống loài người trong việc sản xuất ra lương thực, thực
phẩm nhằm đảm bảo cho nhu cầu lương thực ngày càng tăng.
Diện tích đất nơng nghiệp sụt giảm trong những năm gần đây làm cho quy
mô sản xuất ngày một thu hẹp, gây hạn chế trong việc áp dụng cơ giới hóa vào
sản xuất nơng nghiệp. Tình trạng phân tán, manh mún ruộng đất ở nước ta hiện
nay cũng phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, hạn chế khả năng đổi mới
và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gây trở ngại trong việc
phát triển nên nông nghiệp hữu cơ, hiện đại, bền vững. Việc tích tụ đất, quản lý,
tổ chức sản xuất trên quy mô lớn là một xu thế tất yếu của phát triển sản xuất
nơng nghiệp trong tình hình mới.
Vũ Thư là huyện nằm tại cửa ngõ của tỉnh Thái Bình, bao gồm 29 xã và 01
thị trấn với tổng diện tích tự nhiên khoảng 195,1618 km² và dân số khoảng

1

download by :



224.832 người, mật độ dân số 1.152 người/ km², số người trong độ tuổi lao động
chiếm 56%, trong đó 70% là lao động nông nghiệp, lao động qua đào tạo chiếm
33% (Ủy ban nhân dân huyện Vũ Thư, 2018). Do sự gia tăng về dân số, và áp lực
về nhà ở đã làm cho diện tích đất dùng trong nơng nghiệp giảm mạnh trong những
năm gần đây. Một bộ phận lao động nông nghiệp ở khu vực nông thôn đã rời bỏ
đồng ruộng, tham gia vào khu vực sản xuất khác có mức thu nhập cao hơn. Những
hộ gia đình cịn gắn bó với sản xuất nơng nghiệp đã và đang có xu hướng mở rộng
quy mơ sản xuất theo hướng nông trại để nâng cao thu nhập. Thực tế Vũ Thư đã và
đang diễn ra q trình tích tụ đất nơng nghiệp dưới nhiều hình thức như th đất,
đấu thầu hoặc chuyển nhượng giữa các hộ gia đình. Quá trình này dẫn đến tăng
diện tích tập trung, hình thành các cánh đồng mẫu lớn, trang trại, gia trại, tạo điều
kiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng phục vụ sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, q trình
tích tụ đất nơng nghiệp vẫn diễn ra chậm chạp, xu hướng tích tụ đất nơng nghiệp
tại huyện Vũ Thư cịn mang tính tự phát, chưa được nghiên cứu một cách có hệ
thống và toàn diện (Ủy ban nhân dân huyện Vũ Thư, 2018).
Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Giải pháp tăng cường
tích tụ đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình” với mong
muốn xác định cơ sở khoa học cho các vấn đề liên quan đến tích tụ đất nơng
nghiệp nói chung, đồng thời tìm hiểu thực trạng cũng như phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến tích tụ đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Vũ Thư nói riêng, từ
đó đề xuất hồn thiện các giải pháp nhằm tăng cường tích tụ đất nơng nghiệp trên
địa bàn huyện, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân.
1.2. MỤC TIÊU CHUNG
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng tích tụ đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Vũ Thư
tỉnh Thái Bình, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường tích tụ đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tích tụ đất nơng nghiệp;

(2) Đánh giá thực trạng tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Vũ Thư,
tỉnh Thái Bình;
(3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình;

2

download by :


(4) Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường tích tụ đất nơng nghiệp trên
địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các vấn đề liên quan đến tích tụ đất nơng nghiệp, giải pháp tăng cường
tích tụ đất nơng nghiệp như: Các yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ đất, các hình thức
tích tụ đất, kết quả tích tụ đất nơng nghiệp, các giải pháp tích tụ đất nơng nghiệp,
các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp tích tụ đất nơng nghiệp...
Các đối tượng khảo sát gồm: Các hộ gia đình có sử dụng đất nông nghiệp;
các cán bộ từ huyện đến cơ sở quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, tích tụ đất
nơng nghiệp.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng tích tụ đất nơng nghiệp trên địa bàn
huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp tăng cường
tích tụ đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
1.4.2. Phạm vi về không gian
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình, trong đó tập
trung sâu ở 2 xã Tân Phong và Nguyên Xá trong huyện.
1.4.3. Phạm vi về thời gian
Số liệu nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn 2016-2018.

1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả nghiên cứu góp đã phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn
về tích tụ đất nơng nghiệp, góp phần vào cơ sở khoa học của nghiên cứu tích tụ
đất nơng nghiệp cũng như các giải pháp tăng cường tích tụ đất nơng nghiệp trên
địa bàn huyện Vũ Thư nói riêng và tỉnh Thái Bình nói chung.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tích
tụ đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình, kết quả nghiên
cứu đã đưa ra một số bất cập trong q trình tụ đất nơng nghiệp, từ đó đề xuất
hồn thiện các giải pháp phù hợp nhằm tăng cường tích tụ đất nơng nghiệp trên
địa bàn huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình trong thời gian tiếp theo.

3

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍCH TỤ ĐẤT
NƠNG NGHIỆP
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍCH TỤ ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm về đất nông nghiệp
Luật đất đai năm 2013 đã chia đất đai thành ba loại với tiêu chí phân loại
duy nhất là căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu: nhóm đất nơng nghiệp, nhóm
đất phi nơng nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng.
Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam thì đất nơng nghiệp
thường được hiểu là đất trồng lúa, trồng cây hoa màu như: ngô, khoai, sắn và
những loại cây được coi là lương thực. Tuy nhiên, trên thực tế việc sử dụng đất
nông nghiệp tương đối phong phú, không chỉ đơn thuần là để trồng lúa, hoa màu
mà cịn dùng vào mục đích chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản hay để trồng
các cây lâu năm…

Đất nông nghiệp được chia ra làm các nhóm đất chính sau: đất sản xuất
nơng nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nơng
nghiệp khác được sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về
nơng nghiệp, lâm nghiệp và ni trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ,
phát triển rừng, bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất sản xuất lâm nghiệp, đất
nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác (Quốc hội, 2013).
2.1.1.2. Khái niệm về tập trung, tích tụ đất nơng nghiệp
a. Khái niệm về tập trung, tích tụ đất nơng nghiệp
Hiện nay, vẫn đang có sự nhầm lẫn về tập trung và tích tụ đất nơng nghiệp,
vì thế trước hết cần làm rõ hai khái niệm này.
Theo Phạm Dũng (2017), tích tụ ruộng đất là sự tăng quy mơ ruộng đất của
đơn vị sản xuất (hộ nông dân, trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp...) theo thời
gian do khai hoang, thừa kế, mua, thuê, nhận cầm cố,... để tiến hành sản xuất
nơng nghiệp, đây là q trình tích tụ tư bản với đất đai là tư liệu sản xuất chính
để mở rộng sản xuất và phát huy được lợi thế kinh tế theo quy mơ. Tập trung
ruộng đất có thể được hiểu là “gom” nhiều mảnh đất hiện có thành mảnh đất, khu
đất, cánh đồng có quy mơ lớn, liền vùng, liền thửa, phục vụ cho sản xuất nông

4

download by :


nghiệp, công nghiệp dịch vụ, bằng con đường thuê mướn hoặc liên kết sản xuất,
kinh doanh, góp vốn QSDĐ vào doanh nghiệp...
Theo Dỗn Trí Tuệ (2017), bản chất của tích tụ ruộng đất thực chất là quá
trình mua gom đất lại để sở hữu đất đai trên quy mô lớn nhằm phục vụ cho mục
tiêu sản xuất và kinh doanh của cá nhân hay của một doanh nghiệp nào đó. Còn
tập trung đất đai là sự liên kết của nhiều mảnh ruộng lại của nhiều chủ sở hữu
khác nhau để hình thành vùng sản xuất lớn như cánh đồng lớn sản xuất lúa gạo

hàng hóa, cánh đồng rau sạch, cánh đồng mía nguyên liệu cho nhà máy đường...
Tích tụ đất đai (land accumulation) là một hành vi trong đó chủ thể sở hữu
và sử dụng ruộng đất dùng các biện pháp khác nhau như mua, chuyển nhượng và
các biện pháp khác nhằm tăng được quy mơ ruộng đất mà mình sở hữu và sử
dụng. Tập trung đất đai (land concentration) được hiểu là q trình làm tăng quy
mơ đất đai cho sản xuất kinh doanh hay mục đích nào đó nhưng không thay đổi
quyền sở hữu hay quyền sử dụng của các chủ thể sử hữu và sử dụng ruộng đất
(Đỗ Kim Chung, 2018).
Vậy có thể hiểu:
- Tập trung đất nông nghiệp: Là phương thức làm tăng quy mô (diện tích)
đất nơng nghiệp nhưng khơng thay đổi quyền sở hữu về quyền sử dụng.
- Tích tụ đất nơng nghiệp: Là phương thức tăng quy mơ (diện tích) đất nơng
nghiệp cùng với tăng quyền sở hữu về quyền sử dụng lớn hơn ở từng chủ sở hữu
quyền sử dụng đất.
Hiện nay, mặc dù có nhiều cách tiếp cận và quan điểm khác nhau liên quan
đến tích tụ ruộng đất, nhưng tất cả đều có những điểm chung là:
+ Tích tụ ruộng đất làm tăng quy mô ruộng đất của một chủ thể;
+ Tích tụ ruộng đất sẽ khắc phục được tình trạng manh mún đất đai khi tăng
quy mơ diện tích canh tác của hộ gia đình;
+ Hoạt động tích tụ không thể tách rời với thị trường đất đai mà cụ thể bao
gồm thị trường chuyển nhượng Quyền sử dụng đất và thị trường thuê đất (Phạm
Dũng, 2017).
b Sự khác nhau giữa tập trung và tích tụ đất nơng nghiệp
Tích tụ và tập trung ruộng đất nói riêng, đất nơng nghiệp nói chung có
những điểm giống và khác nhau sau:

5

download by :



* Giống nhau: Đây là q trình tăng quy mơ diện tích đất đai phục vụ mục
đích kinh tế nhất định (Đỗ Kim Chung, 2018).
* Khác nhau:
- Về sở hữu: Tích tụ ruộng đất là một q trình mà một cá nhân tích góp
bằng việc mua hay các biện pháp khác để có thể sở hữu được nhiều diện tích
hơn, còn tập trung ruộng đất là liên kết nhiều mảnh ruộng của nhiều chủ sở hữu
khác nhau lại thành mô hình cánh đồng lớn (Đỗ Kim Chung, 2018).
- Mục tiêu: Mục tiêu cơ bản của tích tụ đất là để sở hữu được diện tích lớn,
trong khi đó, tập trung đất đai khơng vì mục tiêu sở hữu đất mà tạo điều kiện để
sản xuất và kinh doanh một sản phẩm nào đó với quy mơ tập trung. Tập trung
khơng làm thay đổi sở hữu đất như tích tụ mà chỉ thay đổi cách thức quản lý sử
dụng đất đai hợp lý và hiệu quả hơn (Đỗ Kim Chung, 2018).
2.1.2. Vai trị của tích tụ đất nơng nghiệp
Tích tụ đất nơng nghiệp có vai trị quan trọng trong phát triển nơng nghiệp,
bởi những lý dó sau:
- Sau hơn 30 năm đổi mới, cơ cấu kinh tế Việt Nam đã chuyển dịch mạnh
mẽ, thốt ra khỏi tình trạng một nền kinh tế nông nghiệp. Do quy mô sản xuất
nông nghiệp quá nhỏ, đóng góp của nơng nghiệp trong tổng thu nhập của gia
đình ngày càng giảm nên vai trị là tư liệu sản xuất quan trọng nhất của đất đã
giảm sút đáng kể (Phạm Dũng, 2017).
- Để phát triển một nền nông nghiệp sản xuất lớn, công nghệ cao, cần phải
thực hiện tích tụ, tập trung ruộng đất ở quy mơ phù hợp. Với quy mô như vậy, sản
xuất nông nghiệp thời gian qua phổ biến dựa trên sản xuất nông hộ quy mô nhỏ,
thiếu liên kết đã dẫn đến nhiều hệ lụy: Khó khăn trong thực hiện cơ giới hóa, hiện
đại hóa trong làm đất, chăm sóc, thu hoạch, chế biến; hạn chế khả năng tiếp cận
vốn, ứng dụng khoa học và cơng nghệ, quản trị, ứng dụng quy trình công nghệ tiên
tiến, quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (Phạm Dũng, 2017).
- Dưới tác động và sức hút tự nhiên của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa nền kinh tế và đơ thị hóa. Tình trạng nông dân “bỏ ruộng” đã xuất hiện từ

khoảng năm 2005, nhưng nay đã trở thành một hiện tượng lan rộng ở nhiều tỉnh.
Đây là hiện tượng mang tính tất yếu khách quan, phản ánh xu hướng tích cực của
quá trình rút bớt lao động ra khỏi nơng nghiệp, nơng thơn, tạo điều kiện để tích tụ,
tập trung ruộng đất cho phát triển nền nơng nghiệp hàng hóa, (Phạm Dũng, 2017).

6

download by :


- Ngồi ra, tích tụ ruộng đất được xem là tiền đề phát triển kinh tế hộ gia
đình trong quá độ chuyển từ sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp lên sản xuất hàng hóa
quy mơ lớn. Q trình này vận động theo cơ chế thị trường, thông qua các hình
thức giao dịch dân sự (chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thừa kế, cho, tặng
Quyền sử dụng đất). Một bộ phận hộ gia đình nơng dân có kinh nghiệm sản
xuất, sử dụng đất hiệu quả, có thu nhập, có nguồn vốn để nhận chuyển Quyền
sử dụng đất, mở rộng quy mơ sử dụng đất (tích tụ ruộng đất); tuy nhiên đa số hộ
gia đình nơng dân thiếu vốn để thực hiện tích tụ ruộng đất, muốn sử dụng đất
hiệu quả, họ phải chọn hình thức khác (thơng qua cho th hoặc góp vốn bằng
Quyền sử dụng đất) (Phạm Dũng, 2017).
Trong bối cảnh phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại
hóa nói chung và chuyển đổi cơ cấu nơng nghiệp, nơng thơn nói riêng thì tích tụ
và tập trung đất đai là tất yếu. Các hoạt động này giúp cho các hộ ở nông thôn
thực hiện được chun mơn hóa theo hộ theo lợi thế của mình. Hộ nào giỏi nghề
gì thì làm nghề ấy. Hộ thuần nơng có xu hướng mở rộng đất đai thơng qua các
hoạt động tích tụ và tập trung, trong khi đó, hộ ngành nghề chuyển nhượng đất
cho các hộ thuần nông để tập trung phát triển ngành phi nông nghiệp. Các hộ có
năng suất đất đai thấp hơn so với giá th đất thì sẽ cho th hay chuyển nhượng
diện tích canh tác của mình (Đỗ Kim Chung, 2000, Nguyễn Văn Tiến, 2017).
Tích tụ ruộng đất khơng chỉ đơn thuần là dồn các mảnh ruộng nhỏ lẻ vào

một vài thửa lớn mà phải tăng diện tích, mở rộng quy mơ sản xuất hình thành
vùng sản xuất nơng nghiệp hàng hố tập trung. Bên cạnh đó, ruộng đất được tích
tụ sẽ khuyến khích nơng dân, các nhà đầu tư áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản
xuất. Khi các hộ gia đình tham gia sản xuất nơng nghiệp có thể tích tụ ruộng đất
ở quy mơ thích hợp, đóng góp của họ sẽ không chỉ làm thay đổi cung cách sản
xuất manh mún mà cịn tạo ra những đổi mới ở nơng thôn (Trung tâm quy hoạch
và phát triển nông thôn II, 2008).
2.1.3. Tác động của tích tụ đất nơng nghiệp
2.1.3.1. Tác động tích cực của tích tụ đất nơng nghiệp
Theo Chu Văn Cấp (2017), các tác động tích cực của tích tụ đất nơng
nghiệp gồm có:
Một là: Tích tụ, tập trung ruộng đất là một trong những yếu tố tạo điều
kiện hình thành nền nơng nghiệp sản xuất hàng hóa lớn trên cơ sở phát huy lợi
thế về quy mô do khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất, mở rộng diện tích

7

download by :


canh tác, tránh lãng phí; có khả năng ứng dụng khoa học và cơng nghệ, nhất là cơ
giới hóa…, qua đó nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của
sản phẩm nông nghiệp.
Hai là: Trên phạm vi tồn xã hội, tích tụ, tập trung ruộng đất sẽ góp phần
làm giảm chi phí xã hội, thuận lợi hơn trong việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
kỹ thuật ở nông thôn (giao thông, hệ thống thủy lợi…).
Ba là: Tích tụ, tập trung ruộng đất sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn theo hướng phân cơng lại lao động trong nơng nghiệp và hình thành
các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa tập trung, góp phần cải thiện chất lượng
và giảm tình trạng suy thối đất đai do chế độ canh tác hợp lý và do thâm canh,

cải tạo đất.
Bốn là: Tích tụ, tập trung ruộng đất làm tăng năng suất và hiệu quả sản
xuất nông nghiệp. Thực tế chứng minh, khi quy mô ruộng đất lớn hơn thì năng
suất cao hơn. Tuy nhiên, diện tích lớn năng suất cao khơng đồng nghĩa với năng
suất nhỏ diện tích thấp. Bởi năng suất trong nơng nghiệp phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khách quan và chủ quan, như thời tiết, độ màu mỡ của đất đai, giống cây
trồng và vật ni mới,….Tích tụ, tập trung ruộng đất làm giảm chi phí, tăng sản
lượng, lợi nhuận và những lợi ích vật chất khác cho người sản xuất.
2.1.3.2. Tác động tiêu cực của tích tụ đất nơng nghiệp
Theo Chu Văn Cấp (2017), các tác động tiêu cực của tích tụ đất nơng nghiệp
gồm có:
Thứ nhất: Tích tụ, tập trung ruộng đất là một trong các yếu tố dẫn đến
phân hóa giàu nghèo ở nơng thơn. Nhìn nhận một cách khách quan, khi đời sống
của người nông dân chủ yếu vẫn phụ thuộc vào ruộng thì nhiều đất, ít đất hay
khơng có đất sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến kinh tế hộ nơng dân.
Thứ hai: Tích tụ, tập trung ruộng đất làm mất sinh kế của một bộ phận
người dân. Tích tụ, tập trung ruộng đất có thể được coi là quá trình mà đất đai tập
trung vào tay người này thì ra khỏi tay người khác…Việc mất đi sinh kế dựa vào
đất đai ảnh hưởng không chỉ đến thu nhập mà còn đến tâm lý, tinh thần của
người dân và có thể gây ra những vấn đề xã hội khác.
Thứ ba: Tích tụ, tập trung ruộng đất làm gia tăng sự bất bình đẳng ở nơng
thơn cả về thu nhập và đất đai. Tích tụ ruộng đất dẫn đến phân hóa trong nơng
thơn vì xu hướng đất tập trung và một số người dẫn đến sự mất cân bằng về thu

8

download by :


nhập. Điều này có thể xảy ra tâm lý tiêu cực, tự ti trong một bộ phận người dân

nông thôn, từ đó dẫn đến hậu quả về mặt xã hội.
2.1.4. Nội dung nghiên cứu về tích tụ đất nơng nghiệp
2.1.4.1. Nghiên cứu về quan điểm, chính sách của Nhà nước về tích tụ đất
nơng nghiệp
Vấn đề ruộng đất cho nơng dân gắn với phát triển nơng nghiệp, nơng thơn,
xóa đói giảm nghèo và đảm bảo công bằng xã hội luôn được Đảng và Nhà nước
ta đặc biệt quan tâm. Trong giai đoạn 1953-1956, Nhà nước thực hiện cải cách
ruộng đất, với khẩu hiệu "người cày có ruộng", tịch thu ruộng, đất của địa chủ,
phú nông chia đều cho nông dân. Giai đoạn 1959-1960, Nhà nước triển khai hợp
tác hóa nơng nghiệp, thu gom các mảnh ruộng, đất của từng hộ nông dân vào hợp
tác xã để thực hiện cánh đồng lớn. Những lần phân chia rồi lại tích tụ ruộng
đất này đã tạo ra nhiều xáo trộn lớn trong cách thức tổ chức sản xuất nông nghiệp
và kinh tế nông thơn.
Khốn 10 đã cởi bỏ sự ràng buộc khắt khe của cơ chế cũ, tạo ra cú hích lớn
cho nơng nghiệp phát triển trong thời kỳ đầu của đổi mới. Với việc triển khai
Luật Đất đai năm 1993 và Nghị định 64/NĐ-CP của Chính phủ (năm 1993) về
phân bổ, giao lại cho các hộ nông dân sử dụng ruộng, đất của hợp tác xã, ủy ban
nhân dân các cấp đã cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình cá nhân sử dụng đất ổn
định, lâu dài, tạo điều kiện cho người sử dụng đất an tâm và có kế hoạch đầu tư,
cải tạo làm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Tuy nhiên, với cách giao khoán đến
từng hộ gia đình theo ngun tắc cơng bằng, nghĩa là đất nơng nghiệp được chia
bình qn: có ruộng tốt, có ruộng xấu, có gần, có xa, đã tạo ra những mảnh ruộng
nhỏ, phân tán và manh mún.
Luật đất đai 2003 đã hình thành cơ chế cho q trình tích tụ, tập trung đất
nơng nghiệp, được coi là chìa khóa cho vấn đề tích tụ khi cho phép người sử
dụng đất được quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế,
tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất
(Điều 61, Luật đất đai, 2003). Tuy nhiên, hạn chế của Luật đất đai 2003 là chỉ ra
mức hạn điền của đất. Theo Luật này, hạn mức giao đất trồng cây hàng năm cho
mỗi hộ gia đình, cá nhân khơng q 3ha, giao đất trồng cây lâu năm không quá

10ha đối với xã phường, thị trấn ở đồng bằng và không quá 30ha đối với xã,
phường, thị trấn ở khu vực trung du, miền núi. Thời hạn cho thuê đất trồng cây

9

download by :


hàng năm không quá 20 năm, đất lâu năm với đất rừng không quá 50 năm (Điều
70, Luật đất đai 2003). Để khắc phục những hạn chế trên, Luật đất đai 2013 đã
mở rộng thời hạn giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sản xuất nơng
nghiệp. Cụ thể, nâng thời hạn giao đất nông nghiệp trong hạn mức đối với hộ gia
đình, cá nhân từ 20 năm lên 50 năm. Luật cũng mở rộng hạn mức nhận chuyển
quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đáp ứng yêu cầu tích tụ đất đai phục
vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại phù hợp với đường lối phát triển
nông nghiệp, nông thôn. Cho phép hộ gia đình, cá nhân tích tụ với diện tích lớn
hơn (không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp).
Ngày 27 tháng 2 năm 2007, Chính phủ ra Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP đề
cập đến vấn đề nghiên cứu xây dựng chính sách thúc đẩy q trình tích tụ ruộng
đất gắn với chuyển dịch lao động nông nghiệp và tạo việc làm phi nơng nghiệp ở
nơng thơn. Đây chính là điều kiện thuận lợi để khuyến khích tích tụ đất nơng
nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua.
Sự ra đời của Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân và nông thôn tại hội
nghị lần thứ VII ban chấp hành trung ương khóa X đã đánh dấu một bước ngoặt
quan trọng trong q trình cải cách nơng nghiệp Việt Nam. Văn kiện nêu định
hướng: có chính sách phù hợp để tích tụ, tập trung ruộng đất, coi đây là giải pháp
quan trọng nhằm thu hút mạnh các nguồn lực đầu tư phát triển nơng nghiệp,
trong đó xác định vai trị hạt nhân của doanh nghiệp trong nông nghiệp (Đảng
Cộng sản Việt Nam, 2016).
Như vậy vấn đề tích tụ đất nơng nghiệp ở Việt Nam đã có từ rất lâu, và

được Đảng và nhà nước quan tâm, có nhiều chính sách đưa vào thực tiễn. Hiện
nay, nhiều vùng, địa phương trong cả nước đã xuất hiện các mơ hình tích tụ đất
đai thành cơng, góp phần xé rào cản về cơ chế hạn điền đất đai, tạo đột phá trong
nông nghiệp.
2.1.4.2. Nghiên cứu về các hình thức tích tụ đất nơng nghiệp
Có nhiều cách phân loại các hình thức tích tụ, tập trung đất đai nói chung,
đất nơng nghiệp nói riêng. Ví dụ, phân loại theo hoạt động có các hình thức như:
dồn điền đổi thửa; xây dựng các mơ hình cánh đồng mẫu lớn; các hoạt động
chuyển giao đất nông nghiệp dưới các hình thức thuê, mua, thừa kế... Phân loại
theo đối tượng như: tích tụ, tập trung ruộng đất bởi các cá nhân, hộ gia đình; bởi
nhóm người (mơ hình hợp tác xã nông nghiệp); bởi doanh nghiệp; bởi Nhà
nước... Mỗi vùng, miền ở Việt Nam do những đặc thù về đất đai, tập quán tổ

10

download by :


×