Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng trong thu hồi đất phục vụ dự án giao thông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 111 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH

HỒN THIỆN CƠNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ
GIẢI PHĨNG MẶT BẰNG TRONG THU HỒI ĐẤT
PHỤC VỤ DỰ ÁN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60.34.01.02

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Bùi Bằng Đoàn

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám


ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Bích

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS Bùi Bằng Đồn đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kế toán – Kiểm toán, Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh - Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành
luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm phát
triển quỹ đất huyện Gia Lâm đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực

hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Bích

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ...................................................................................................................i
Lời cảm ơn .................................................................................................................... ii
Mục lục ......................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................vii
Danh mục hình, hộp ....................................................................................................viii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể................................................................................. 2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3
Phần 2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu............................................................... 4
2.1. Cơ sở lý luận cỦa vấn đề nghiên cứu.................................................................... 4
2.1.1. Một số khái niệm chung ...................................................................................... 4
2.1.2 Nội dung, đặc điểm của công tác bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất ................ 5
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi ....................... 9
2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài ...................................................................................... 11
2.2.1. Căn cứ, quy định về công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng ở
Việt Nam qua các thời kỳ................................................................................. 11
2.2.2. Tình hình thực hiện cơng tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi
thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay ...................................................................... 15
2.2.3. Những kinh nghiệm về công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng ở
Việt Nam ........................................................................................................... 19
2.2.4. Các cơng trình nghiên cứu liên quan ................................................................ 23
Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ...................................... 25
3.1. Một số nét về huyện Gia Lâm và trung tâm phát triển quỹ đất huyện Gia
Lâm .................................................................................................................... 25
iii

download by :


3.1.1. Đặc điểm của chung của huyện Gia Lâm ........................................................ 25
3.1.2. Tổ chức và cơ cấu hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Gia
Lâm .................................................................................................................... 29
3.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 31
3.2.1. Phương pháp tiếp cận ........................................................................................ 31
3.2.2. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu .......................................................... 31

3.2.3. Phương pháp thu thập tài liệu/thông tin ........................................................... 32
3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 33
3.2.5. Phương pháp phân tích ...................................................................................... 33
3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 34
Phần 4. Kết quả nghên cứu và thảo luận ............................................................... 36
4.1. Tình hình thu hồi đất trên địa bàn huyện Gia Lâm............................................. 36
4.1.1. Khái quát về công tác thu hồi đất trên địa bàn huyện Gia Lâm những năm
gần đây .............................................................................................................. 36
4.1.2. Khái quát về tổ chức và quy trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ
GPMB tại huyện GiaLâm ................................................................................ 38
4.1.3. Thực trang công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB trên địa bàn huyện Gia Lâm44
4.1.4 Đánh giá chung về cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên
địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.................................................65
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng trong thu
hồi đất phục vụ dự án giao thông trên địa bàn huyện Gia Lâm ..................... 68
4.2.1 Các yếu tố khách quan ....................................................................................... 68
4.2.2 Các yếu tố chủ quan .......................................................................................... 71
4.3. Giải pháp hồn thiện cơng tác bồi thường, hỗ trợ trong thu hồi đất cho phát
triển giao thông trên địa bàn huyện Gia Lâm ................................................. 77
4.3.1. Đổi mới công tác lập quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất ............................... 77
4.3.2. Đổi mới chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư.......................................... 79
4.3.3. Nâng cao năng lực và hiệu lực trong tổ chức thực hiện công tác bồi thường
giải phóng mặt bằng ...................................................................................81
4.3.4. Tăng cường cơng tác tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức của người
dân bị thu hồi đất .............................................................................................. 82
iv

download by :



4.3.5. Xây dựng phương án bồi thường hỗ trợ phù hợp đối với người dân bị thu
hồi đất ................................................................................................................ 83
4.3.6. Tăng cường nhiệm vụ hướng dẫn, hỗ trợ đào tạo nghề đối với các dự án sử
dụng vào quỹ đất sản xuất của người dân ....................................................... 84
4.3.7. Một số giải pháp khác ....................................................................................... 85
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ............................................................................86
5.1. Kết luận .........................................................................................................86
5.2. Kiến nghị .......................................................................................................87
Tài liệu tham khảo ................................................................................................89
Phụ lục .................................................................................................................91
Phụ lục 1 ............................................................................................................. 91
Phụ lục 2 ............................................................................................................. 93

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HĐND


Hội đồng nhân dân

MTTQ

Mặt trận tổ quốc



Nghị định

QĐ-UBND

Quyết định UBND

UBND

UBND

BT, HT

Bồi thường, hỗ trợ

TĐC

Tái định cư

KCN

Khu công nghiệp


SDĐ

Sử dụng đất

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Gia Lâm năm 2015

28

Bảng 3.2 Nhóm đối tượng điều tra

33

Bảng 4.1 Kết quả GPMB huyện Gia Lâm năm 2013-2015

36

Bảng 4.2 Tình hình hộ dân nhận tiền bồi thường GPMB theo kế hoạch

38

Bảng 4.3 Thông báo thu hồi đất của dự án, nhận bàn giao mốc giới thực
hiện PMB tại thực địa và thành lập Hội đồng BT GPMB, thành
lập tổ công tác


47

Bảng 4.4 Thực hiện phê duyệt kế hoạch tiến độ và dự tốn chi phí tổ chức
bồi thường hỗ trợ GPMB

48

Bảng 4.5 Công tác kê khai, điều tra hiện trạng, lậpphương án thẩm định và
niêm yết công khai, lấy ý kiến phương án BTHT và TĐC (dự
thảo)

50

Bảng 4.6 Hoàn chỉnh phương án BTHT &TĐC sau khi niêm yết công khai
trình xin phê duyệt phương án và thơng báo chi trả tiền
Bảng 4.7 Đơn giá bồi thường, hỗ trợ tại dự án

51
52

Bảng 4.8 Tỷ lệ ý kiến đánh giá của cán bộ địa phương về trình tự thực hiện
thơng báo thu hồi đất tại huyện Gia Lâm

53

Bảng 4.9 Nguồn thông tin và mức độ nhận biết của người dân về các thông
tin từ thông báo thu hồi đất của huyện Gia Lâm

54


Bảng 4.10 So sánh mức độ chênh lệch giữa giá bồi thường và giá thị trường
tại thời điểm thu hồi đất

56

Bảng 4.11 Ý kiến của người bị thu hồi đất về giá đất tính bồi thường

57

Bảng 4.12 Tổng hợp số hộ gia đình, cá nhân đã được hưởng chính sách hỗ
trợ

58

Bảng 4.13 Ý kiến của người có đất bị thu hồi trong việc thực hiện các chính
sách hỗ trợ

59

Bảng 4.14 Tổng hợp thời gian thực hiện của dự án

62

Bảng 4.15 Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế hộ đến công tác BTGPMB

71

Bảng 4.16 Ảnh hưởng của tuyên truyền

72

vii

download by :


Bảng 4.17 Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến thu nhập của hộ bị thu hồi đất
nông nghiệp tại dự án nghiên cứu

73

Bảng 4.18 Đánh giá về tình trạng các tệ nạn xã hội trên địa bàn huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội

75

Bảng 4.19 Ảnh hưởng của GPMB đến chất lượng hệ thống thuỷ lợi

76

Bảng 4.20 Ảnh hưởng của thu hồi đất đến môi trường sinh thái

76

viii

download by :


DANH MỤC HÌNH, HỘP
Hình 3.1 Cơ cấu kinh tế huyện Gia Lâm năm 2015 ........................................... 27

Hình 4.1 Sơ đồ các thành phần tham gia cơng tác bồi thường giải phóng
mặt bằng tại huyện Gia Lâm ............................................................... 39
Hình 4.2 Sơ đồ tóm tắt sơ đồ trình tự thủ tục thực hiện bồi thường thiệt hại
khi nhà nước thu hồi đất ..................................................................... 44
Hình 4.3 Hiện trạng đường ngã ba Phú Thị chưa di dời ..................................... 61
Hình 4.4 Khu tái định cư mới xã Phú Thị ven đường 181 .................................. 61
Hộp 4.1

Ý kiến của cán bộ xã về công tác bồi thường GPMB .......................... 64

Hộp 4.2

Ý kiến của cán bộ huyện về công tác bồi thường GPMB ................... 64

Hộp 4.3

Ý kiến của người dân về công tác bồi thường GPMB ......................... 65

ix

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tóm tắt
- Tên tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Bích
- Tên luận văn: Hồn thiện cơng tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt
bằng trong thu hồi đất phục vụ dự án giao thông trên địa bàn huyện Gia Lâm
- Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
- Mã số: 60.34.01.02

- Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
2. Nội dung bản trích yếu
- Mục đích nghiên cứu của luận văn: Góp phần hệ thống những vấn đề
lý luận và thực tiễn về đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất cho phát
triển giao thông ở các địa phương hiện nay; Đánh giá thực trạng công tác bồi
thường, hỗ trợ qua thu hồi đất để phát triển giao thông trên địa bàn huyện Gia
Lâm, Thành phố Hà Nội; Đề xuất phương án góp phần hồn thiện cơng tác hỗ trợ,
bồi thường khi thu hồi đất cho phát triển giao thông tại huyện Gia Lâm.
- Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng:
+ Phương pháp tiếp cận: Tiếp cận thể chế, tiếp cận có sự tham gia của cán
bộ làm cơng tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Gia Lâm
+ Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu: Kết hợp với kết quả của quá
trình điều tra, khảo sát thử cùng với những tham vấn của các cán bộ lãnh đạo
huyện để chọn đề tài lựa chọn nghiên cứu
+ Phương pháp thu thập tài liệu/thông tin:
Dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu này bao gồm: Thực hiện kế thừa những
nội dung qua sách báo, tạp chí, kết quả của các cơng trình nghiên cứu có liên quan đã
được cơng bố.
Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho quá trình nghên cứu gồm: Các dữ liệu có liên
quan đến cơng tác bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện gia
lâm được thu thập tại các điểm khảo sát điển hình thơng qua việc tham khảo ý kiến
của cán bộ phịng Tài chính - kế hoạch huyện, Ban Quan lý dự án huyện, Ban Bồi
thường và giải phóng mặt bằng huyện, Chủ tịch, cán bộ địa chính các xã, thị trấn
tại huyện Gia Lâm.

x

download by :



+ Phương pháp xử lý số liệu: Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành
chọn lọc, chuẩn hóa để tính tốn các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích nghiên
cứu đề tài
+ Phương pháp phân tích: Phương pháp thống kê mơ tả, phương pháp phân
tích so sánh.
- Các kết quả nghiên cứu đã đạt được:
+ Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt
bằng trên địa bàn huyện Gia Lâm.
+ Thực trạng tổ chức, triển khai thực hiện công tác bồi thường hỗ trợ trên
địa bàn huyện Gia Lâm
+ Đánh giá chung về cơng tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Gia
Lâm trong các năm gần đây
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác giải phóng mặt bằng
cho các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm

xi

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Summary
- Name of candidate: Nguyen Thi Ngoc Bich
- Topic of the dissertation: Perfection of compensation support the
clearance of land acquisition project serves traffic of Gia Lam district
- Specialized in: Business Administration
- Code number : 60.34.01.02
- Institution: Viet Nam National University of Agriculture
2. Content
- Research purpose of dissertation: Contributing to system issues and

practical arguments on compensation and assistance clearance to land acquisition
for the development of local traffic in the present; Assessment of the status of
compensation, land acquisition support to transport development in Gia Lam
district, Hanoi; Propose plans to perfect the work of support and compensation for
the land acquisition for transport development in Gia Lam district .
- The research methods were used:
+ Approaching methods: Institutional approach, participatory approach of
the staff working in the clearance of Gia Lam district.
+ Place choosing methods: Combined with the results of the investigation
process and consultation of district leaders to select a research topic selection
+ Data collection methods:
Secondary data for research include: Implement inheriting the content from
books , magazines , the results of study are related has been announced .
Primary data service of choking rescue process including: Data related to
compensation, support the clearance of land in the district which were collected in
household survey through the consultation of staff of Finance - Plan official, the
district project management Units, Compensation Committee and clearance of
district, president, administration officials of communes, town of Gia Lam district.
+ Data processing methods: The material after collection was conducted
selectively, normalized to calculate the appropriate indicators to analyze research
subjects
+ Imformation analysis Methods: the statistic descriptive method,
comparative analysis method.
xii

download by :


- The main research results:
+ Rationale and practice of compensation, support clearance of Gia Lam

district
+ Status of the organization, implementation support compensation of land
acquisition of Gia Lam district
+ An overall assessment of the work clearance of Gia Lam district in recent
years
+ Proposed a number of measures in order to improve the work of the
clearance for the construction project of Gia Lam district

xiii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỂ TÀI
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, tài sản quốc gia quý báu, địa bàn để phân
bố dân cư, các công trình xây dựng cơ bản và các hoạt động kinh tế, xã hội quốc
phòng, an ninh; là nguồn nội lực để xây dựng và phát triển bền vững quốc gia.
Trong quá trình đổi mới, đặc biệt những năm gần đây việc xây dựng cơ sở
hạ tầng, khu công nghiệp, khu đô thị mới đã phát triển nhanh, đáp ứng yêu cầu
cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước đất nước với mục tiêu đưa nước ta trở
thành một nước công nghiệp vào năm 2020.
Thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện các cơng trình
quốc phịng an ninh, lợi ích quốc gia cơng cộng, phát triển kinh tế là một khâu
quan trọng, then chốt của quá trình phát triển. Bồi thường giải phóng mặt bằng là
điều kiện ban đầu và tiên quyết để triển khai thực hiện các dự án. Có thể nói: “Giải
phóng mặt bằng nhanh là đã thực hiện được một nửa quá trình của dự án”. Chính
sách bồi thường giải phóng mặt bằng cũng là một vấn đề hết sức nhạy cảm và
phức tạp tác động tới mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội và cộng đồng dân cư ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, của chủ đầu tư, đặc biệt với hộ gia đình,

cá nhân có đất bị thu hồi trên phạm vi cả nước, đến từng địa phương, cơ sở.
Ngun nhân gây nên tình trạng này ngồi vấn đề về giá đất tính bồi thường
chưa hợp lý, cịn nguyên nhân quan trọng là do chính sách, thủ tục về thu hồi đất,
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư còn nhiều vướng mắc, bất cập hoặc do quá trình
thực hiện chính sách pháp luật chưa khoa học gây chậm trễ trong cơng tác giải
phóng mặt bằng.
Gia Lâm là một huyện kinh tế trọng điểm của thành phố Hà Nội. Để thực
hiện nhiệm vụ xây dựng Gia Lâm theo hướng hiện đại, văn minh, giàu đẹp nhằm
góp phần đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đơ đã được Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ huyện Gia Lâm lần thứ XX khẳng định. Trong thời gian qua
trên địa bàn huyện đã và đang triển khai nhiều dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng, dự án đường giao thông, các khu đô thị, khu công nghiệp, thương mại, dịch
vụ … Song trong đó có nhiều dự án quá trình thu hồi đất, bồi thường, giải phóng
mặt bằng kéo dài trên 3 năm. Những vướng mắc, bất cập nào về chính sách bồi

1

download by :


thường, hỗ trợ, tái định cư cần phải tiếp tục kiến nghị tháo gỡ là các câu hỏi cần
phải được giải đáp qua thực tiễn để đề xuất giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ
giải phóng mặt bằng, góp phần hồn thiện chính sách đất đai trong thời gian tới.
Vì vậy việc điều tra khảo sát thực tế, phân tích, đánh giá có cơ sở khoa học,
từ đó đề xuất để sửa đổi bổ sung, hồn thiện cơng tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà
nước thu hồi đất nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân có đất bị thu hồi, góp phần thiết lập trật tự, kỷ cương pháp luật, hạn chế
tranh chấp, khiếu kiện về đất đai trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi
Nhà nước thu hồi đất là cần thiết.
Đề tài: “Hồn thiện cơng tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng

trong thu hồi đất phục vụ dự án giao thông trên địa bàn huyện Gia Lâm,
Thành phố Hà Nội” được thực hiện nhằm góp phần thực hiện mục tiêu trên với
những mục đích, yêu cầu cụ thể dưới đây:
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Làm rõ những vấn đề liên quan đến công tác hỗ trợ, đền bù giải phóng mặt
bằng khi thu hồi đất phục vụ các dự án phát triển giao thông và các giải pháp
hồn thiện cơng tác này tại các địa phương hiện nay.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Góp phần hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về đền bù, hỗ trợ
giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất cho phát triển giao thông ở các địa phương
hiện nay;
- Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ qua thu hồi đất để phát
triển giao thông trên địa bàn huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội;
- Đề xuất phương án góp phần hồn thiện cơng tác hỗ trợ, bồi thường khi
thu hồi đất cho phát triển giao thông tại huyện Gia Lâm.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊM CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các hoạt động của các đơn vị liên quan đến công tác thực hiện chính sách
bồi thường hỗ trợ GPMB trên địa bàn huyện Gia Lâm.

2

download by :


- Đánh giá việc thực hiện chính sách BT, HT và TĐC khi nhà nước thu hồi
đất phục vụ Dự án Nâng cấp, mở rộng tuyến đường nối từ Quốc lộ 5 vào khu
công nghiệp Hapro.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu quá trình thực hiện chính sách bồi
thường, hỗ trợ GPMB; các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác thực thi chính sách bồi
thường hỗ trợ và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chính sách
bồi thường, hỗ trợ GPMB phục vụ dự án giao thông trên địa bàn huyện Gia Lâm.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ
giải phóng mặt bằng phục vụ dự án giao thông trên địa bàn huyện Gia Lâm và một số xã,
cá nhân, tổ chức có diện tích đất nơng nghiệp, đất ở lâu năm bị thu hồi để thực hiện dự án
được lựa chọn nghiên cứu.
- Về thời gian:
Các dữ liệu phục vụ đánh giá thực trạng cơng tác bồi thường giải phóng mặt
bằng được thu thập từ năm 2013 - 2015.
Đề tài được thực hiện trong 14 tháng ( từ tháng 10/2014 đến tháng 12/2015).
Các giải pháp đề xuất sẽ áp dụng cho giai đoạn từ 2016 đến 2020.

3

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.1. Một số khái niệm chung
2.1.1.1. Khái niệm về thu hồi đất
Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất
của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử
dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai (Luật đất đai, 2013).
Từ quy định của Luật, có thể hiểu:
Thu hồi đất là Quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
về giao đất, cho thuê đất. Từ đó tuân thủ đúng thẩm quyền.
Nhà nươc thu hồi đất phải xuất phát từ nhu cầu của xã hội và phát triển kinh

tế hoặc chế tài xử lý các vi phạm luật đất đai của người sử dụng đất. Việc thu hồi
đất phải đặt trong mối quan hệ về lợi ích của 3 chủ thể: Nhà nước – Nhà đầu tư –
người có đất bị thu hồi.
Trong những năm qua, ở Việt Nam, thu hồi đất luôn là một nội dung quan
trọng trong chính sách quản lý đất đai và được quy định bởi luật đất đai qua các
thời kỳ. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề nóng, quá trình thu hồi đất tại các địa
phương xảy ra nhiều phản ứng, bức xúc dẫn đến khiếu kiện,… của người dân có
đất bị thu hồi. Một trong những nguyên nhân là việc bồi thường, hỗ trợ chưa đáp
ứng được nguyện vọng của đa số người bị thu hồi đất, vấn đề giải quyết việc làm,
ổn định đời sống, tái định cư cịn nhiều hạn chế. Từ đó nhiều dự án khơng thực
hiện đúng tiến độ, thậm chí vì dự án “treo” do khơng giải phóng được mặt bằng
gây lãng phí nhân lực, vật lực và ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, ảnh hưởng
đến sự phát triển kinh tế xã hội đất nước. Từ đó các địa phương, tổ chức khi thực
hiện thu hồi đất phải nắm rõ các quy định về BTHT khi thu hồi đất, áp dụng, vận
dụng phù hợp với thực tiễn địa phương nơi có đất bị thu hồi nhằm đảm bảo và
hài hịa lợi ích của người bị thu hồi đất; lợi ích cho tồn xã hội.
2.1.1.2. Khái niệm bồi thường hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc việc Nhà nước trả lại giá trị
quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất (Quốc hội,
2013).

4

download by :


Bồi thường thiệt hại có nghĩa là trả lại tương xứng với giá trị hoặc công lao
cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì hành vi của chủ thể khác (Ban chỉ đạo
thành phố Hà Nội, 2012).
Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất

thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển (Quốc hội, 2013)
2.1.1.3. Tái định cư
Tái định cư là một bộ phận không thể tách rời và giữ vị trí rất quan trọng
trong chính sách GPMB. Các dự án tái định cư cũng được coi là các dự án phát
triển và phải được thực hiện như các dự án phát triển khác.
Bố trí tái định cư cho người có đất ở thu hồi mà phải di chuyển chỗ ở được
thực hiện theo Điều 86 Luật Đất đai năm 2013.
Tái định cư được hiểu là một quá trình từ bồi thường thiệt hại về đất, tài
sản; di chuyển đến nơi ở mới và các hoạt động hỗ trợ để xây dựng lại cuộc sống,
thu nhập, cơ sở vật chất, tinh thần tại đó. Như vậy, TĐC là hoạt động nhằm giảm
nhẹ các tác động xấu về kinh tế - xã hội đối với một bộ phận dân cư đã gánh chịu
vì sự phát triển chung.
Hiện nay ở nước ta, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì
người sử dụng đất được bố trí TĐC bằng một trong các hình thức sau:
- Bồi thường bằng nhà ở.
- Bồi thường bằng giao đất ở mới.
- Bồi thường bằng tiền để người dân tự lo chỗ ở.
TĐC là một bộ phận không thể tách rời và giữ vị trí rất quan trọng trong
chính sách GPMB. Các dự án TĐC cũng được coi là các dự án phát triển và phải
được thực hiện như các dự án phát triển khác.
2.1.2 Nội dung, đặc điểm của công tác bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất
2.1.2.1. Khái niệm về công tác bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất
Công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng (GPMB) là q trình tổ
chức thực hiện các công việc liên quan đến di dời nhà cửa, cây cối và các cơng
trình xây dựng trên phần đất nhất định được quy định cho việc cải tạo, mở rộng
hoặc xây dựng một cơng trình mới trên đó. Cơng tác GPMB mang tính quyết
định đến tiến độ của dự án là khâu đầu tiên để thực hiện dự án, trong đó đền bù
thiệt hại là khâu quan trọng quyết định tiến độ GPMB.
5


download by :


Bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng có nghĩa là hoàn trả lại toàn bộ giá
trị tài sản và hỗ trợ thêm một phần giá trị hoặc công lao động và một số hỗ trợ xã
hội khác cho người có đất bị thu hồi.
Cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất là việc
Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho
người bị thu hồi đất.
Cơng tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng là một q trình thực hiện
các cơng việc liên quan đến bồi hoàn giá trị về đất, tài sản trên đất bằng tiền hoặc
bằng tài sản tương ứng cùng một số chính sách hỗ trợ xã hội. Tổ chức việc di dời
tài sản, hoa màu trên đất để giải phóng mặt bằng. Bàn giao phần diện tích mặt
bằng đó cho chủ thể mới để cải tạo, xây dựng công trình mới có giá trị, lợi ích
kinh tế, lợi ích xã hội lớn hơn (Viện nghiên cứu Địa chính, 2008).
Cơng tác Bồi thường hỗ trợ bằng các hình thức:
- Giao đất có cùng mục đích sử dụng đất.
- Bồi thường bằng tiền theo giá đất cùng loại.
- Phải di chuyển chỗ ở, được Nhà nước bán, cho thuê, mua nhà ở cho thuê.
Các hình thức Nhà nước hỗ trợ cho các hộ khi có đất bị thu hồi:
- Ổn định đời sống
- Đào tạo nghề
- Hỗ trợ Tái định cư
- Hỗ trợ khác
Hiện nay ở nước ta, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì
người sử dụng đất được bố trí TĐC bằng một trong các hình thức sau:
- Bồi thường bằng nhà ở.
- Bồi thường bằng giao đất ở mới.
- Bồi thường bằng tiền để người dân tự lo chỗ ở.
2.1.2.2. Đặc điểm của cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng

Đặc điểm bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án, xây
dựng các cơng trình mang tính phức tạp và đa dạng.
Tính phức tạp: Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trị quan trọng trong
đời sống kinh tế - xã hội đối với mọi người dân. Đối với khu vực nông thôn, dân
6

download by :


cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu
sản xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất của nơng dân thấp, khả năng
chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn do đó tâm lý dân cư vùng này là giữ được đất
để sản xuất, thậm chí họ cho th đất cịn được lợi nhuận cao hơn là sản xuất
nhưng họ vẫn không cho thuê. Mặt khác, cây trồng, vật nuôi trên vùng đó cũng
đa dạng dẫn đến cơng tác tun truyền, vận động dân cư tham gia di chuyển, định
giá bồi thường rất khó khăn và việc hỗ trợ chuyển nghề nghiệp là điều cần thiết
để đảm bảo đời sống dân cư sau.
Đối với đất ở lại càng phức tạp hơn do những nguyên nhân sau:
- Đất ở là tài sản có giá trị lớn, gắn bó trực tiếp với đời sống và sinh hoạt
của người dân mà tâm lý, tập quán là ngại di chuyển chỗ ở.
- Nguồn gốc sử dụng đất khác nhau qua nhiều thời kỳ với chế độ quản lý
khác nhau, cơ chế chính sách khơng đồng bộ dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất đai
xây nhà trái phép diễn ra thường xuyên.
- Thiếu quỹ đất do xây dựng khu tái định cư cũng như chất lượng khu tái
định cư thấp chưa đảm bảo được yêu cầu.
- Dân cư một số vùng sống chủ yếu bằng nghề buôn bán nhỏ và sống bám
vào các trục đường giao thông của khu dân cư làm kế sinh nhai nay chuyển đến ở
khu vực mới thì điều kiện kiếm sống bị thay đổi nên họ khơng muốn di chuyển.
Tính đa dạng: Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với
điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội dân cư khác nhau. Khu vực nội thành, mật độ

dân cư cao, ngành nghề đa dạng, giá trị đất và tài sản trên đất lớn; khu vực ven
đô, mức độ tập trung dân cư khá cao, ngành nghề dân cư phức tạp, hoạt động sản
xuất đa dạng: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, buôn bán nhỏ; khu
vực ngoại thành, hoạt động sản xuất chủ yếu của dân cư là sản xuất nơng nghiệp.
Do đó mỗi khu vực bồi thường GPMB có những đặc trưng riêng và được tiến
hành với những giải pháp riêng phù hợp với những đặc điểm riêng của mỗi khu
vực và từng dự án cụ thể.
Từ các đặc điểm trên cho thấy công tác thực thi chính sách bồi thường hỗ trợ
giải phóng mặt bằng tại mỗi địa bàn khác nhau có những đặc điểm khác nhau và
phải có những phương án bồi thường khác nhau sao cho phù hợp và thỏa đáng.

7

download by :


2.1.2.3. Vai trị của cơng tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, khơng sinh sơi nảy nở thêm. Vì vậy,
phải có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có hiệu quả, nâng cao độ phì của đất,
bồi bổ đất, để đất ngày càng có hiệu quả kinh tế cao. Quy hoạch sử dụng đất để
xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới cần thông báo sớm, một cách
công khai để cho nhân dân được biết. Các cấp uỷ, chính quyền, các đơn vị nhận
đất cần phối hợp với các đồn thể nhân dân, trong đó Hội Nơng dân các cấp là
nòng cốt để tiến hành các thủ tục cần thiết và tuyên truyền các chủ trương của
Đảng, Nhà nước về đất đai, nhằm hạn chế việc khiếu kiện trong nhân dân. Việc
thu hồi đất nên theo nguyên tắc: nhu cầu đất đến đâu thì thu hồi đất đến đó. Đền
bù, giải phóng mặt bằng theo giá của Nhà nước quy định và tính đến yếu tố giá
cả thị trường trong từng thời điểm nhất định, theo hướng tạo điều kiện thuận lợi
cho nơng dân, cho người có đất bị thu hồi.
Tổ chức tốt việc giao đất hoặc nhà tái định cư cho hộ dân sau khi thu hồi

đất tạo cơ hội cho họ có đất sử dụng, giúp họ yên tâm sản xuất. Các khu tái định
cư cũng nên gần làng q, dịng họ của các hộ nơng dân đã sống, gắn bó nhiều
đời. Đặc biệt trong quá trình tiến hành thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội của
địa phương nên đề cao vai trò tham gia và tham vấn của người dân. Khi thực hiện
việc bồi thường giải phóng mặt bằng cần có sự công khai minh bạch và tổ chức
họp dân để thống nhất phương án bồi thường sao cho thỏa đáng nhất, tránh để
xảy ra khiếu kiện, tố cáo trong quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng các khu
khu vực thu hồi đất tại các địa phương.
2.1.2.4. Quy trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Gia Lâm
Căn cứ theo các văn bản quy phạm liên quan đến cơng tác thực hiện chính
sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất do Chính phủ
ban hành thì trình tự, thủ tục thu hồi đất và thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi nhà nước thu hồi đất được thực hiện gồm những bước lớn như sau:
- Giới thiệu địa điểm
Chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê đất nộp hồ sơ tại
Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tổ chức lấy ý
kiến các cơ quan có liên quan đến dự án đầu tư trình UBND tỉnh xem xét, quyết
định chấp thuận địa điểm đầu tư.

8

download by :


- Thông báo thu hồi đất
Uỷ ban nhân dân tỉnh thông báo thu hồi đất hoặc uỷ quyền cho Uỷ ban nhân
dân huyện thông báo thu hồi đất ngay sau khi giới thiệu địa điểm đầu tư; trường
hợp thu hồi đất theo quy hoạch thì thực hiện thơng báo sau khi quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm

dân cư nông thôn đã được xét duyệt và công bố.
- Đánh giá của cán bộ tham gia thu hồi đất
Để xem xét tình hình thực hiện các bước trong quy trình thu hồi đất, bồi
thường giải phóng mặt bằng theo quy định, tác giả tiến hành phỏng vấn các cán bộ,
lãnh đạo và người dân về công tác chuẩn bị cho giải phóng mặt bằng ở huyện.
- Lập, niêm yết và lấy ý kiến về phương án bồi thường
Sau khi dự án đầu tư được xét duyệt hoặc chấp thuận thì Hội đồng bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc tổ chức phát triển quỹ đất có trách nhiệm lập
và trình phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định gồm: Lãnh
đạo UBND huyện và các ngành liên quan như Tài ngun & Mơi trường, Tài
chính - Kế hoạch, Thanh tra, Văn phòng UBND huyện, Chủ tịch UBND các xã, thị
trấn có đất bị thu hồi, tổ chức lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Quyết định thu hồi đất, phê duyệt và thực hiện phương án bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư
Quyết định thu hồi đất
Quyết định phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư
Thực hiện phương án bồi thường
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi
2.1.3.1. Các yếu tố khách quan
a. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Việc thay đổi liên tục chính sách đền bù sẽ tạo ra một hiện tượng những
người chấp hành trước thì thiệt thịi hơn so với những người chống đối, không
chấp hành. Tạo một tâm lý chung trong nhân dân là không tự nguyện chấp hành và
khiếu kiện nhằm đạt mục đích được hưởng quyền lợi cao hơn. Hoặc ngược lại, các
chính sách trước khi thay đổi sẽ tạo ra những lợi ích lớn hơn cho những hộ chấp
hành đầu tiên. Trường hợp này hiếm khi xảy ra, tuy nhiên trong điều kiện biến

9

download by :



động kinh tế lớn như hiện nay, đồng tiền trượt giá cùng với những chi phí cơ hội
khá lớn sẽ khiến người chấp hành trước được hưởng lợi từ chính sách nhiều hơn.
b. Về chính sách tái định cư và nhà tái định cư
Nhiều hình thức tái định cư khác nhau sẽ tạo ra sự so sánh trong nhu cầu
của người dân, chẳng hạn như yêu cầu phải được tái định cư bằng đất thay vì
chung cư; thu hồi đất nông nghiệp phải được chia đất dịch vụ... sẽ làm ảnh hưởng
lớn đến cơng tác đền bù giải phóng mặt bằng.
Quỹ nhà tái định cư so với nhu cầu phục vụ công tác GPMB thực tế từ năm
2010 đến nay của UBND huyện Gia Lâm là thiếu, bên cạnh đó có một số khu
nhà tái định cư được UBND Thành phố thoả thuận cho UBND huyện Gia Lâm
hiện tại chưa hoàn thiện để bàn giao cho UBND quận, việc này dẫn đến khó
khăn trong cơng tác GPMB một số dự án trọng điểm.
c. Yếu tố từ phía nhà đầu tư
Một số nhà đầu tư theo quy định phải ứng trước kinh phí để chi trả bồi
thường, hỗ trợ tái định cư nhưng do năng lực tài chính hạn chế nên không đáp
ứng kịp thời nguồn để chi trả bồi thường. Ngoài ra nhiều nhà đầu tư chậm tiến
độ, đầu tư cầm chừng, đầu tư không đúng hướng không giải quyết công ăn việc
làm cho người dân, không đi vào sản xuất, thực chất một số dự án thu hồi đất đất
xong không tiến hành xây dựng nhà xưởng để đi vào sản xuất mà bán lại cho
người khác dẫn đến bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu
tư. Bên cạnh đó cơng tác đào tạo nghề của các doanh nghiệp nhận đất không
được quan tâm, đa số các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến trách nhiệm
hỗ trợ, giải quyết việc làm cho người lao động có đất bị thu hồi để xây dựng các
khu công nghiệp, khu đô thị. Nhiều doanh nghiệp chỉ tiếp nhận người lao động bị
thu hồi đất vào làm việc mang tính hình thức để chứng tỏ rằng họ cũng thực hiện
đúng cam kết về tuyển dụng lao động địa phương, nhưng sau đó bằng cách này
hay cách khác, họ sẽ dần dần sa thải lực lượng lao động này.
2.1.3.2. Các yếu tố chủ quan

a. Yếu tố từ phía người dân có đất bị thu hồi nhận tiền bồi thường
Một bộ phận người dân khơng hiểu chính sách pháp luật, khơng đồng ý với
giá bồi thường, hỗ trợ từ chính sách và địi hỏi chính quyền đáp ứng đúng nhu
cầu, nguyện vọng khi GPMB thu hồi đất, cũng có nhiều người tỏ ra thiếu ý
thức cộng với tư tưởng “chây ì” đã làm cho nhiều dự án thu hồi đất gặp phải trở
ngại lớn và ảnh hưởng đến tiến độ GPMB. Mặt khác họ cịn lơi kéo kích động

10

download by :


nhân dân khơng chấp hành chính sách của Nhà nước, làm ảnh hưởng tới tiến độ
bồi thường GPMB và triển khai dự án.
b. Về đội ngũ thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng
Số lượng và chất lượng (trình độ chun mơn nghiệp vụ) của độ ngũ cán bộ
thực hiện công tác GPMB liên quan rất lớn đến tiến độ GPMB. Thực tế cho thấy
ở những địa phương có đội ngủ này đơng đủ, trình độ chun mơn và nghiệp vụ
tốt sẽ tạo ra kết quả lớn trong cơng tác GPMB và ngược lại. Chính sách khuyến
khích, động viên thêm về chế độ lương, thưởng đối với các cán bộ trực tiếp thực
hiện nhiệm vụ này là một động lực lớn góp phần nâng cao ý thức cũng như sự
quan tâm hơn của đội ngũ cán bộ vào công tác GPMB.
c. Sự phối hợp của chủ đầu tư và UBND các phường.
Nếu chủ đầu tư chưa thực sự quyết liệt cho cơng tác giải phóng mặt bằng
cho dự án hoặc khơng có sự tập trung cao độ về nhân lực, vật lực để thực hiện dự
án dẫn đến tình trạng gián đoạn trong cơng tác GPMB. Điều này sẽ gây bất lợi lớn
trong việc tiếp tục triển khai dự án do chính sách GPMB thay đổi, muốn thực hiện
tiếp phải xin cơ chế chính sách của Nhà nước cho phù hợp giữa các hộ đã phê
duyệt dự án và các hộ chưa phê duyệt phương án.Việc phối hợp giữa các chủ đầu
tư – UBND các địa phương và các đơn vị chưa thực sự gắn kết dẫn tới việc triển

khai dự án cịn đơi lúc gặp trở ngại ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án.
Ngoài ra hệ thống tài liệu pháp lý về quyền sử dụng đất chưa đầy đủ, sự
buông lỏng trong quản lý đất đai của các cơ quan có thẩm quyền, các ngành chức
năng đặc biệt là ở cấp phường trước đây dẫn tới khi thực hiện cơng tác GPMB rất
khó xác định nguồn gốc đất cũng như những biến động về đất đai. Ngồi ra,
chính quyền một số địa phương cịn chưa thực sự quyết liệt trong công tác
GPMB; ngại va chạm với dân và còn chưa hiểu thấu đáo chế độ chính sách về
GPMB của nhà nước dẫn tới vai trị tuyên truyền, giải thích và vận động cho
nhân dân địa phương chưa thực sự hiệu quả cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến
công tác GPMB.
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.2.1. Căn cứ, quy định về công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng
ở Việt Nam qua các thời kỳ
2.2.1.1. Trước khi có Luật Đất đai 1993
Sau cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, lần đầu tiên nước

11

download by :


×