Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm sinh học của các giống lợn nái bản địa được nuôi tại huyện hòa an cao bằng, các bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 70 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THỊ NGA

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁC GIỐNG
LỢN NÁI BẢN ĐỊA ĐƯỢC NI TẠI HUYỆN HỊA AN CAO BẰNG, CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

Chuyên ngành:

Thú y

Mã số:

60 64 01 01

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Trần Thị Đức Tám

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày… tháng… năm…
Tác giả luận văn

Phạm Thị Nga

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc cơ giáo TS. Trần Thị Đức Tám đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Giải phẫu – Tổ chức – Phôi thai, Khoa Thú y - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm giống vật
nuôi cây trồng Thủy sản Cao bằng; Ban giám hiệu, cùng các thầy cô giáo, cán bộ nhân
viên lao động của Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Cao Bằng và một số hộ dân của
huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm…
Tác giả luận văn


Phạm Thị Nga

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ................................................................................................................. v
Danh mục đồ thị, hình, sơ đồ, ảnh ................................................................................... vi
Trích yếu luận văn .......................................................................................................... vii
Thesis abstract.................................................................................................................. ix
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa khoa học thực tiễn...................................................................................... 2
Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1. Nguồn gốc và đặc điểm sinh học của lợn ................................................................ 3
2.1.1. Nguồn gốc và sự hình thành giống lợn ................................................................... 3
2.1.2. Một số đặc tính sinh học và khả năng sản xuất của lợn .......................................... 5
2.2. Đặc điểm sinh sản ở lợn .......................................................................................... 8
2.2.1. Đặc điểm sinh sản.................................................................................................... 8
2.2.2. Quá trình sinh trưởng và phát triển của lợn ở giai đoạn mang thai ....................... 10
2.2.4. Những chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái........................................ 12
2.2.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ................................................. 14
2.3. Đặc điểm về ngoại hình và tính năng sản xuất của một số giống lợn chính

được điều tra ..................................................................................................... 16
2.3.1. Giống lợn Móng Cái .............................................................................................. 16
2.3.2. Lợn Hương ............................................................................................................ 18
2.3.3. Lợn Đen Cao Bằng ................................................................................................ 19
2.4. Căn bệnh ................................................................................................................ 21
2.4.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự nhiễm bệnh của lợn nái ..................................... 21
2.4.2. Một số bệnh thường gặp ở lợn náı......................................................................... 22
Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 28
3.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 28

iii

download by :


3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................... 28
3.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 28
3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 28
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu của lợn Hương .............................................................. 28
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu của lợn Đen .................................................................. 29
3.4.3. Phương pháp nghiên cứu lợn Móng cái ................................................................ 29
3.5. Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................................. 30
3.5.1. Chỉ tiêu về sinh lý sinh dục của giống lợn nội theo dõi ........................................ 30
3.5.2. Chỉ tiêu về khả năng sinh sản của lợn nái nội ....................................................... 30
3.5.3. Chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng của thịt lợn địa phương .................................... 31
3.5.4. Chỉ tiêu về khả năng mắc bệnh sinh sản của đàn lợn nái địa phương. .................. 32
3.5.5. Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi .......................................................... 32
3.6. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................... 33
Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 34
4.1. Kết quả điều tra tình hình chăn ni lợn ở 3 giống lợn trên địa bàn huyện

hòa an, tỉnh cao bằng ........................................................................................ 34
4.2. Kết quả nghiên cứu về khả năng sinh sản của lợn nái địa phương ....................... 37
4.2.1. Kết quả nghiên cứu về một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái địa
phương .............................................................................................................. 37
4.2.2. Kết quả nghiên cứu về sức sản xuất của lợn nái địa phương ................................ 38
4.3. Kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn nội địa phương .......................... 40
4.3.1. Sinh trưởng tích luỹ lợn nội qua các tháng tuổi .................................................... 40
4.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của 3 giống lợn nội qua các giai đoạn tuổi. ........................ 42
4.3.3. Sinh trưởng tương đối của 3 giống lợn nội qua các giai đoạn tuổi ....................... 43
4.4. Kết quả đánh giá khả năng mắc bệnh của lợn nái nội địa phương ........................ 45
4.5. Kết quả điều trị theo các phác đồ của lợn nội địa phương .................................... 47
4.5.1. Kết quả điều trị bệnh suyễn lợn theo các phác đồ. ................................................ 47
4.5.2. Kết quả điều trị bệnh Viêm tử cung của lợn nái theo các phác đồ. ....................... 48
Phần 5. Kết luận và đề nghị ........................................................................................ 50
5.1. Kết luận ................................................................................................................. 50
5.2. Đế nghị .................................................................................................................. 50
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 51

iv

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Danh sách các giống lợn bảo tồn ở Việt nam (tính đến 30/12/2007) .......... 21
Bảng 4.1. Cơ cấu đàn gia súc, gia cầm của huyện Hòa An trong 3 năm gần đây ............ 34
Bảng 4.2. Cơ cấu đàn lợn của huyện Hòa An qua 3 năm 2013, 2014, 2015. ............... 35
Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái địa phương ............................. 37
Bảng 4.4. Khả năng sản xuất của đàn lợn nái nội của huyện Hòa An ......................... 38
Bảng 4.5. Khối lượng của 3 giống lợn nội qua các tháng tuổi ..................................... 40

Bảng 4.6. Sinh trưởng tuyệt đối của 3 giống lợn nội qua các giai đoạn tuổi ............... 42
Bảng 4.7. Sinh trưởng tương đối của lợn Táp Ná qua các giai đoạn ........................... 44
Bảng 4.8. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái nội của huyện Hòa An ...................... 45
Bảng 4.9. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái theo các giống lợn ............................. 46
Bảng 4.10. Kết quả điều trị bệnh Suyễn lợn theo các phác đồ ....................................... 47
Bảng 4.11. Kết quả điều trị bệnh Viêm tử cung theo các phác đồ ................................. 48

v

download by :


DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH, SƠ ĐỒ, ẢNH
Hình 2.1.

Lợn Móng Cái ........................................................................................... 17

Hình 2.2.

Lợn Hương ................................................................................................ 18

Hình 2.3.

Lợn ỉ pha (trái) và lợn ỉ mỡ (phải) ............................................................. 19

Hình 2.4.

Lợn Đen ..................................................................................................... 20

Đồ thị 4.1.


Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn nội qua các tháng tuổi ....................... 41

Đồ thị 4.2. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của lợn nội qua các giai đoạn ....................... 43
Đồ thị 4.3.

Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn nội qua các giai đoạn ..................... 44

vi

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Thị Nga
Tên luận văn: Một số đặc điểm sinh học của các giống lợn nái bản địa được
ni tại huyện Hịa An – Cao Bằng, các bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị
Ngành: Thú y

Mã số: 60 64 01 01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
1.Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được các đặc điểm sinh lý, khả năng sản xuất, quá trình sinh trưởng
phát dục, khả năng mắc bệnh của một số giống lợn nái nội nuôi tại huyện Hịa An, Cao
Bằng. Từ đó so sánh các phác đồ điều trị để đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất nhằm
mang lại hiệu quả cao trong chăn nuôi và thú y cho lợn địa phương.
2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra thu thập số liệu qua các phiếu điều tra rồi thống kê số các
chỉ tiêu qua phiếu.

Phương pháp kiểm tra, theo dõi, cân đo trực tiếp các chỉ tiêu nghiên cứu trên đàn
lợn nội khi đã xác định được tuổi của lợn cần nghiên cứu, sau đó ghi chép lại.
Phương pháp cách ly, theo dõi, chẩn đốn các bệnh trên đàn lợn nội, sau đó tiến
hành điều trị so sánh giữa các phác đồ điều trị trên đàn lợn bệnh cần nghiên cứu, rồi ghi
chép lại.
Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu trên Excel bởi các số liệu đã thu thập, ghi
chép lại.
3. Kết quả chính và kết luận
Khối lượng cơ thể khi động dục lần đầu của lợn Hương: 8,53kg/con; lợn Đen:
20,25kg/con; lợn Móng cái 40,5kg/con.
Số con đẻ ra/lứa trung bình của lợn Móng cái là 9,71 con/lứa; lợn Hương: 8,23
con/lứa; lợn Đen: 6,85 con/lứa.
Khối lượng tích lũy của lợn qua các tháng tuổi: cao nhất là Lợn Đen, sau đó đến
lợn Móng cái và cuối cùng là lợn Hương.
Khả năng sinh trưởng tuyệt đối của lợn nội tương đương nhau, tăng từ cai sữa
đến 4, 5 tháng tuổi sau đó giảm dần từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 7. Còn khả năng sinh
trưởng tương đối có khuynh hướng giảm dần theo tháng tuổi, tuổi càng cao thì sinh
trưởng tương đối càng thấp.

vii

download by :


Khả năng kháng bệnh của lợn nái nội tương đối tốt
Khi lợn bị suyễn điều trị có kết quả cao khi dùng Cefadoc: 1ml/10kg thể trọng kết
hợp Kanamycin và trợ sức trợ lực.
Khi lợn bị viêm tử cung ở lợn nái điều trị có kết quả cao khi dùng kháng sinh
amoxycillin 10-15mg/kg thể trọng kết hợp với tiêm hanprost hoặc oxytoxin, thụt dung
dịch lugol 0,1% bảo vệ niêm mạc và trợ sức, trợ lực.

Đối với các hộ chăn nuôi nên sử dụng kháng sinh tác dụng kéo dài có hoạt phổ
rộng để điều trị cho lợn nái nhằm giảm số lần tiêm tránh stress cho nái.

viii

download by :


THESIS ABSTRACT
Author name: Pham Thi Nga
Thesis title: Some biological characteristics of the native varieties bred sows in
Hoa An district - Cao Bang, common diseases and treatment measures
Major: Veterinary Medicine

Code: 60 64 01 01

Educational organization: Vietnam Natioanl Universityof Agriculture
1. Research Objectives:
Reviews are the physiological characteristics, the ability to produce the growth
process, play the exercise, the ability of some disease like sow internal feed at Hoa An
district, Cao Bang. From which to compare the treatment to bring out the most resonant
treatments to bring high efficiency in animal husbandry and veterinary medicine for the
local pig.
2. Materials and Methods:
The investigation method of data collection through the survey and statistics of
indicators through the vote.
Test methods, tracking, weight measure directly the norms of research on inner
pig when pig's age have identified the need for research, then the record.
Quarantine methods, monitoring, diagnosis of the diseases on the pig, then
proceed to the treatment of the comparison between the treatment on pig disease need

research, and record. Synthetic methods, data processing on Excel by the figures
collected, record.
3. Results and conclusion:
Body mass when pigs swine: 8.53kg/births; Black pig: 20.25 kg/births; pigs
Mong Cai 40.5 kg/births
The number of offspring out/of Mong Cai average 9.71 births/child
ages; Perfume 8.23 average pig head / group; Black Pig average 6.85 children / litter.
Cumulative volume of pigs through the years: a black Pig has accumulated
volume is highest, then to the pig Mong Cai and finally pigs.
About the potential growth of the inner pig equivalent, up from weaning to 4, 5
months old then gradually reduced from May 5th to June 7th. Also the ability to grow
relatively tends to reduce over months, years higher growth is relatively lower.
Disease resistance by relatively good domestic sows

ix

download by :


When pigs with asthma treated with high results when used Cefadoc: 1ml/10kg of
body weight and sustain kanamycin combination synergy.
When the pigs were metritis in sows treated with high results when antibiotics
amoxycillin 10-15 mg/kg in combination with either oxytocin injection hanprost,
indented 0.1% Lugol mucosal protection and health assistance, support.
For the farmers should use long-acting antibiotic with broad-spectrum activity for
the treatment of sows to reduce the number of injections to avoid stress for sows.

x

download by :



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chăn ni lợn trên thế giới cũng như ở Việt Nam giữ một vai trò rất quan
trọng, được phát triển ở hầu khắp các nước trên thế giới. Sở dĩ lợn có thể phát
triển một cách dễ dàng là do nó có nhiều đặc tính ưu việt: ăn tạp, chi phí/1kg tăng
khối lượng thấp, sức chịu đựng tốt với các điều kiện vệ sinh chăm sóc khác nhau,
chu kỳ sinh sản ngắn và tốc độ tăng trưởng nhanh, nên khả năng cho sản phẩm
rất lớn. Mỗi năm, một con lợn nái có thể đẻ từ 2 đến 2,4 lứa và lượng thịt lợn
được sản xuất từ một lợn nái cũng rất cao, có thể đạt tới 2 tấn/năm. Mặt khác, thịt
lợn giàu dinh dưỡng, phẩm chất tốt, dễ chế biến, phù hợp với khẩu vị của đa số
người tiêu dùng, nên mức tiêu thụ rất cao. Lượng thịt lợn tiêu thụ trên thế giới
tương đương với thịt bò, ở mức khoảng 40% tổng lượng thịt (FAO). Ở Việt Nam,
thịt lợn là nguồn thực phẩm chính.
Ngồi việc cung cấp nguồn thực phẩm quan trọng, thì chăn ni lợn cịn
cung cấp một lượng phân bón rất lớn cho ngành trồng trọt, khí biogas phục vụ
sinh hoạt ở nông thôn, cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế
biến, thuộc da…
Trước sức ép của thời kỳ hội nhập nền kinh tế quốc tế, cũng như các ngành
khác, ngành chăn ni lợn cũng có sự cạnh tranh xuất khẩu rất khắt khe, đòi hỏi
về số lượng và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cao. Từ thực tế đó, Nhà
nước đã và đang có những chính sách phát triển ngành chăn ni lợn, áp dụng
công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, theo hướng phát triển chăn nuôi lợn công
nghiệp, thực hiện nhập khẩu một số giống lợn ngoại cao sản trên thế giới như
Landrace, Yorkshire, Duroc, Pietrain…, nhằm cải tiến giống lợn nội và nâng cao
năng suất, tăng nhanh số lượng thịt lợn, đồng thời nâng cao chất lượng thịt, phục
vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Các nhà khoa học đã nghiên cứu lai tạo
thành công giống lợn ngoại với một số lợn nội tạo ra tập đoàn các giống lợn
ngoại và lợn lai tại Việt Nam đáp ứng với tình hình phát triển chăn ni lợn đa

dạng, phù hợp với các vùng sinh thái của nước ta.
Bên cạnh việc quan tâm phát triển các giống lợn ngoại, lợn cao sản, thì con
lợn nội ít được đầu tư, chưa có những chính sách, định hướng cụ thể để phát
triển. Lợn nội chỉ được phát triển trong kinh tế hộ gia đình nhỏ lẻ, mang tính tự
cung tự cấp, khơng có sự đầu tư thoả đáng để có thể phát triển thành hàng hoá.
1

download by :


Chúng được nuôi phổ biến ở nông thôn, vùng miền núi và thực sự đã trở thành
lồi vật ni lâu đời nhất, gần gũi đối với người dân Việt Nam. Nước ta có tới
hơn 60 giống lợn nội, chúng phân bố rộng khắp ở các vùng sinh thái. Tại mỗi
vùng đều có những giống lợn địa phương đặc trưng cho vùng và thị hiếu riêng
của cộng đồng vùng đó. Các giống lợn này đều có chung đặc điểm là thích nghi
tốt với điều kiện tự nhiên, chịu đựng kham khổ tốt, thành thục sớm. Hiện nay,
một số giống lợn nội đang được đưa vào danh sách cần được bảo tồn như: lợn Ỉ,
lợn Hương, lợn Lang hồng, lợn Đen hay còn gọi là lợn Mán hay lợn Táp ná… số
lượng lợn nội ngày càng giảm. Trong khi đó, nhu cầu về thịt lợn nội ngày càng
tăng do xu thế hiện nay, đời sống vật chất của con người ngày càng được nâng
cao, nhu cầu ăn không chỉ dừng lại ở no và đủ, mà hướng tới chất lượng, an toàn.
Từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Một số đặc điểm sinh học của các
giống lợn nái bản địa được ni tại huyện Hịa An – Cao Bằng, các bệnh
thường gặp và biện pháp phòng trị” nhằm phục vụ cho việc bảo tồn quỹ gen
và áp dụng các biện pháp để khai thác tiềm năng di truyền của một giống lợn địa
phương ở miền núi và nâng cao năng suất chăn nuôi.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Mô tả được đặc điểm ngoại hình, một số đặc tính sinh học của giống lợn
nái nội ni tại huyện Hịa An, tỉnh Cao Bằng.
- Xác định một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục và khả năng sinh sản của lợn nái

địa phương ni tại khu vực huyện Hịa An.
- Xác định được khả năng sinh trưởng của lợn nái nội bản địa.
- Xác định một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái nội ni tại địa phương.
Từ đó đưa ra các phác đồ điều trị bệnh nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC THỰC TIỄN
- Kết quả của đề tài sẽ cung cấp các thông tin cơ bản có hệ thống về giống
lợn Hương, lợn Đen và lợn Móng cái tại huyện Hịa An, tỉnh Cao Bằng.
- Số liệu thu được phục vụ cho công tác bảo tồn quỹ gen và là cơ sở để lựa
chọn các cơng thức lai tạo sau này.
- Góp phần chủ động trong cơng tác chăm sóc, ni dưỡng và phòng chống
bệnh tật trên đàn lợn địa phương.
- Kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu phát triển
tiếp theo.
2

download by :


PHẦN 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LỢN
2.1.1. Nguồn gốc và sự hình thành giống lợn
2.1.1.1. Nguồn gốc
Lợn ngày nay có nguồn gốc từ 2 giống lợn rừng được thuần hóa mà thành, đó là:
- Lợn rừng châu Âu (Sus Scrofa ferus)
- Lợn rừng châu Á ( Sus vitatus)
* Đặc điểm của lợn rừng châu Âu
- Phân bố chủ yếu ở vùng Trung và Nam châu Âu, ngồi ra cịn có ở vùng Bắc Á
và Bắc Châu Phi.
- Đặc điểm ngoại hình: Lợn rừng châu Âu có tầm vóc tương đối lớn
+ Khối lượng cơ thể: 120 – 140kg

+ Chiều cao thân: 90 – 100cm
+ Chiều dài thân: 150 – 160cm
- Kết cấu ngoại hình: Lưng võng, mình chắc, đầu dài hẹp chắc chắn, mõm
thẳng, răng nanh rất phát triển. Đặc biệt con cái có chân dài chắc chắn, lơng da
khơ, lơng gáy dài cứng.
Màu lơng: đa số có màu lơng nâu hoặc xám, đầu lơng phần lớn bị chẻ, ngồi
lớp lơng bình thường cịn có lớp lơng nhung mao nhỏ, loại lơng này phát triển về
mùa đơng, mùa hè thì thưa hơn. Đi tương đối dài, chùm lông đuôi khá lớn.
- Đặc điểm sinh sản: Lợn cái có 8 – 10 vú, đẻ 1 năm 1 lần vào mùa ấm, mỗi
lứa từ 5 -8 con. Lợn con trên thân có những đường sọc trắng, lớn lên thì mất dần, khi
được 4 tháng tuổi thì mất hồn tồn, lợn con theo mẹ đến khi giao phối mới thôi.
- Đặc điểm sinh trưởng: sinh trưởng rất chậm, thành thục về tính muộn,
song có thể sống được 20 -25 năm và cũng có 44 răng như lợn nhà.
- Tập tính sinh hoạt: lợn đực thường sống một mình, lợn cái sống theo bầy
đàn từ 20 -30 con. Lợn thường hoạt động về ban đêm còn ban ngày ngủ trong
hang hốc.
* Đặc điểm của lợn rừng châu Á
Phân bố chủ yếu ở phía Đơng và Nam châu Á và một số đảo của Thái
Bình Dương.
3

download by :


Đặc điểm ngoại hình: do điều kiện sống khơng giống nhau nên lợn rừng châu
Á có ngoại hình thay đổi rất lớn, tuy nhiên nó vẫn có một số nét nổi bật chính
sau: tầm vóc nhỏ hơn lợn rừng châu Âu, có tầm vóc hơi trịn. Đầu tương đối rộng
và ngắn, xương lệ rộng ngắn, răng nanh không phát triển, người hẹp, tồn thân có
màu lơng đen, lơng hơi ngắn và mềm, một số có màu vàng chạy dọc theo thân.
- Khả năng sinh sản thấp. Khối lượng cơ thể từ 100 – 150 kg, chiều dài thân

từ 120 – 140cm
2.1.1.2. Sự hình thành giống lợn nhà hiện nay
Từ 2 nhóm lợn rừng châu âu và châu Á tạo nên 2 nhóm lợn lợn nguyên thủy
châu Âu và lợn nguyên thủy châu Á
Lợn nguyên thủy châu âu được hình thành từ lợn rừng châu Âu vào thời kỳ
cổ đại châu Âu, do điều kiện tự nhiên tương đối khắc nghiệt, do đó đã hình thành
giống lợn có khả năng chịu đựng kham khổ cao, thành thục muộn. Căn cứ vào
hình dáng tai lợn người ta chia giống lợn này thành lợn tai dài và lợn tai ngắn
Lợn nguyên thủy châu Á được hình thành từ lợn rừng châu Á, lợn rừng
châu Á có lịch sử hình thành sớm hơn lợn rừng châu Âu, và sớm nhất là ở vùng
Đông Nam Á. Lợn ngun thủy có đặc điểm chung là ni dễ béo, thành thục
sớm. Cũng căn cứ vào hình dáng của tai lợn người ta chia giống này ra thành lợn
tai dài và lợn tai ngắn. Sự tạp giao của 2 nhóm lợn ngun thủy trên, đã hình
thành nên nhóm lợn cổ đại, được nuôi nhiều ở các nước dọc Địa Trung Hải.
Trong đó lấy giống lợn lơng xoăn, lợn La Mã là giống lợn ở bán đảo Ban Căng,
sau đó dùng lợn Trung Quốc là giống lợn thuần thục sớm, phẩm chất thịt ngon
mềm, dễ tiến hành tạp giao rộng rãi và có mục đích, đời sau cho tự tạp giao và đã
hình thành giống lợn lai cổ đại, và dần dần đã hình thành nên giống lợn nhà ngày
nay. Như vậy giống lợn nhà hiện nay được hình thành từ 3 giống lợn cổ đại trước
kia thông qua các phương pháp tạp giao không giống nhau mà thành.
2.1.1.3. Sự thuần hóa lợn rừng thành lợn nhà
- Thời gian thuần hóa: bằng sự so sánh bộ xương lợn cổ đại trước kia và bộ
xương lợn ngày nay, các nhà nghiên cứu cho rằng vào khoảng 8 000 – 10 000
năm trước đây vào thời kỳ đồ đá mới, cùng với sự xuất hiện của nền nông nghiệp
nguyên thủy, con người đã bắt đầu thuần hóa lợn rừng. Lợn nhà ngày nay do lợn
rừng châu Âu và lợn rừng châu Á được nhân dân lao động thuần hóa, cải tạo
trong thời gian dài mà thành.
4

download by :



- Địa điểm thuần hóa: Sự thuần hóa lợn rừng thành lợn nhà được tiến hành
ở nhiều nơi trên thế giới theo các vùng phân bố của chúng.
- Quá trình thuần hóa: Lồi người từ chỗ săn bắn lợn rừng về để ăn, trong
q trình săn bắn có những lúc khơng sử dụng hết, hoặc bắt được những con cịn
nhỏ, hay những con mang thai, con người đã để lại để nuôi (nuôi vô ý thức), dần
dần thấy con vật lớn lên và sinh sản, họ thấy đây là phương phức có lợi hơn và từ
đó con người có hình thức thuần hóa và ni dưỡng lợn và cho đến khi trở thành
lợn nhà ngày nay. Lợn rừng đã được huấn luyện, chọn lọc, cải tiến điều kiện
chăm sóc ni dưỡng lâu dài trên các mặt:
+ Con người đã thay đổi điều kiện sinh tồn của lợn rừng
+ Con người làm thay đổi về số lượng và chất lượng thức ăn của lợn rừng
+ Trong q trình thuần hóa, con người cịn làm thay đổi chế độ ni dưỡng
và tập tính sinh hoạt của lợn rừng
+ Trong q trình chọn lọc các giống lợn, con người đã giữ lại những đặc
điểm tốt của một cá thể như khả năng sinh trưởng nhanh, khả năng lợi dụng thức
ăn tốt và biến những đặc điểm đó thành những đặc điểm tốt của cả đàn có tính di
truyền ổn định.
2.1.2. Một số đặc tính sinh học và khả năng sản xuất của lợn
Từ xa xưa lợn là loài sống thành bầy đàn và thường sống trong rừng. Chúng
trú ẩn trong bụi cỏ hay là ở đầm lầy và ở trong các hang mà do chúng đào hay
hoang dã được bỏ không bởi các động vật khác. Lợn là loại động vật có chân
chắc chắn và có thể chạy nhanh, bơi tốt và rất thích đằm mình trong các bãi lầy.
Lợn có phổ thức ăn rộng, thành phần của nó bao gồm nấm, lá cây, củ quả, ốc,
động vật xương sống nhỏ, trứng và các xác chết. Nó dùng các cơ, mũi linh hoạt
và chân chắc chắn để đào bới và tìm thức ăn.
Theo Nguyễn Quang Linh kể cả khi được thuần dưỡng trở thành vật ni
trong các hộ gia đình, lợn vẫn mang các đặc tính sinh học sau đây:
2.1.2.1. Lợn có khả năng sản xuất cao

Lợn ngày nay là những cỗ máy chuyển hóa thức ăn có hiệu quả, có tốc độ
sinh trưởng cao. Điều này đã rút ngắn thời gian nuôi và có ý nghĩa là hạn chế
được rủi ro về kinh tế. Một con lợn nái có thể dễ dàng sản xuất 8 đến 12 lợn
con/lứa sau khoảng thời gian có chửa là 114 ngày và trong điều kiện chăm sóc
ni dưỡng tốt thì có thể có 2 lứa/năm. Khả năng sản xuất thịt cũng khá cao. Một
5

download by :


con lợn có trọng lượng xuất chuồng khoảng 100kg sẽ có khoảng 42kg thịt, 30kg
đầu, máu và nội tạng … và 28kg mỡ, xương.
2.1.2.2. Lợn là động vật ăn tạp và chịu kham khổ tốt
Lợn trong mọi giai đoạn khác nhau có thể thích hợp với nhiều loại thức ăn
khác nhau, tuy nhiên lợn con có phạm vi thức ăn hẹp hơn. Một số giống có thể
thích hợp với khẩu phần ăn có chất lượng thấp và nhiều xơ. Những giống như thế
này có vai trọng trong chăn ni quảng canh. Điều này đã được chứng minh
trong thực tế ở một số quốc gia mà ở đó người ta sử dụng rau xanh nhiều và bổ
sung một lượng nhỏ protein để ni lợn. Nó đã làm giảm năng lượng đầu vào và
nâng cao hiệu quả sản xuất của lợn nái.
2.1.2.3. Khả năng thích nghi cao và dễ huấn luyện.
Lợn là một trong những giống vật ni có khả năng thích nghi cao, chịu
đựng kham khổ tốt, đồng thời còn là một con vật thông minh và dễ huấn luyện.
Từ các đặc điểm đó đã tạo cho lợn có khả năng sinh tồn cao trong các điều kiện
môi trường địa lý khác nhau: lợn rất năng động trong việc khám phá các mơi
trường mới tìm các loại thức ăn mới. Trong trường hợp cần thiết lợn có thể chống
chọi lại một cách giận giữ để bảo vệ lãnh thổ của mình cũng như chống chọi lại
địch hại. Lợn khá mắn đẻ và có khả năng sinh sản rất nhanh, đặc điểm này có vai
trị quan trọng trong q trình hình thành bầy đàn mới cũng như sự tồn tại lâu dài
của giống nịi trong các điều kiện mơi trường mới.

2.1.2.4. Thịt lợn có chất lượng thơm ngon và tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ thịt mỡ cao
trong thân thịt.
Lợn có thể sản xuất một lượng mỡ đáng kể. Mỡ là một nguồn dự trữ năng
lượng lớn. Mỡ còn giúp cho thịt có mùi và vị ngon hơn. Mặc dừ mỡ ít phổ biến
hơn trong khẩu phần ăn của con người trong các xã hội hiện đại, nhưng thịt lợn
vốn là loại thực phẩm có giá cao và vốn được xem là giá trị cao hơn so với thịt
nạc và thịt cơ. Hầu hết thân thịt lợn đều sử dụng để chế biến hoặc làm thức ăn
cho con người, da của lợn có thể làm thức ăn hoặc cung cấp cho ngành thuộc gia,
làm áo lơng hay có thể được dùng để làm bàn chải, bút vẻ… Sự phát triển của
công nghệ chế biến hun khói, lên men đã tạo nên một số lượng sản phẩm rất đa
dạng từ lợn, các cơng nghiệp này đã giúp cho q trình bảo quản, nâng cao tính
đa dạng hương vị và nâng cao phẩm chất khẩu phần ăn cho con người. Lợn công
nghiệp ngày nay có khả năng sản xuất thịt cao hơn so với giống lợn truyền thống,
bù vào đó giống lợn truyền thống có tỷ lệ mỡ cao hơn lợn cơng nghiệp ngày nay.
6

download by :


2.1.2.5. Lợn là lồi vật ni dễ huấn luyện
Lợn là lồi động vật dễ huấn luyện thơng qua việc thiết lập các phản xạ có
điều kiện. Ví dụ trong trường hợp huấn luyện lợn đực giống xuất tinh và khai
thác tinh dịch, ngồi ra trong chăm sóc ni dưỡng, chúng ta có thể huấn luyện
cho lợn nhiều phản xạ có lợi để nâng cao năng suất và tiết kiệm lao động, ví dụ
huấn luyện lợn tiểu tiện đúng quy định.
2.1.2.6. Đặc điểm tiêu hóa của bộ máy tiêu hóa lợn
Lợn là lồi gia súc có dạ dày đơn. Bộ máy tiêu hóa của lợn gồm miệng,
thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và cuối cùng là hậu môn. Khả năng tiêu
hóa của lợn với các loại thức ăn cao thường với tỷ lệ là 80 – 85% tùy từng loại
thức ăn.

2.1.2.7. Thương mại, thu nhập và phúc lợi từ chăn ni lợn
Sau khi được thuần hóa, lợn sớm trở thành một món hàng có giá trị cho việc
kinh doanh và buôn bán. Trước khi tiền tệ xuất hiện, con người đã tiến hành trao
đổi lợn để lấy các loại hàng hóa khác. Q trình thương mại diễn ra cũng có ý
nghĩa là con lợn bắt đầu có giá trị kinh tế. Việc bán lợn và các sản phẩm lợn cung
cấp một nguồn thu nhập cho hàng triệu gia đình nông dân trên thế giới. Các sản
phẩm này ảnh hưởng rộng đến các hoạt động kinh doanh khác như: thương mại,
vận chuyển, thị trường, giết mổ, chế biến thức ăn và nhiều lĩnh vực khác nữa.
Ngồi ra nó cịn tác dụng kích cầu đối với ngành chế biến thức ăn, sản xuất con
giống, tinh dịch, thuốc thú y và các thiết bị khác. Khi lợn có giá trị kinh tế, chúng
là một hình thức tiết kiệm cho người dân. Nó là một hình thức dự trữ chờ khi
điều kiện thị trường thuận lợi hoặc khi gia đình cần có một món tiền đột xuất.
Một đàn lợn lớn có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo quản tính an tồn cho
tương lai khi các bất chắc xảy ra bằng cách chuyển sản phẩm trung gian sang sản
phẩm dự trữ lâu dài dưới dạng lợn.
2.1.2.8. Lợn có giá trị về văn hóa và xã hội
Lợn là lồi vật ni có tầm quan trọng khơng chỉ vì giá trị thức ăn mà cịn
có giá trị văn hóa độc đáo. Điều này được thể hiện trong các bài hát, thơ ca, tranh
ảnh hội họa, sách. Lợn được xem có cả đặc tính của con người. Nó được thể hiện
là các đấng anh hùng hay là kẻ hung dữ trong các truyện ngụ ngôn. Con người
cịn ni lợn như một động vật cảnh trong nhà để làm bạn đồng hành trong
những lần dạo chơi.
7

download by :


2.1.2.9. Lợn có khả năng sản xuất phân bón tốt
Giống như các gia súc, gia cầm khác, lợn đóng góp một nguồn phân bón
đáng kể cho trồng trọt. Một con lợn trưởng thành có thể sản xuất 600 – 730kg

phân bón/năm. Hàm lượng Nitơ trong phân tươi vào khoảng 0,5 – 0,6%; photpho
0,5% và kali 0,4%. Ở Việt Nam phân lợn là nguồn phân hữu cơ chủ yếu cung cấp
cho trồng trọt, đặc biệt cho nghề trồng rau. Ở một số quốc gia nơi mà trồng mía
là một nghề chủ đạo như Philippin phân lợn được dẫn một cách trực tiếp từ trại
ni lợn ra đồng mía để vừa có chức năng tưới tiêu vừa có chức năng nâng cao
độ màu mỡ cho đất.
2.1.2.10. Một số hạn chế trong chăn ni lợn
- Ơ nhiễm mơi trường: Lợn là lồi động vật dạ dày đơn và có nhu cầu
protein cao cho nên phân của nó có thể gây ơ nhiễm cho cộng đồng. Nếu chúng
ta không xử lý một cách hợp lý thì phân và nước tiểu có thể gây ơ nhiễm nguồn
nước và đất đai. Mùi vị của nó có thể gây khó chịu cho cộng đồng sống gần trang
trại lợn, đặc biệt là sự phát xạ của Nitơ trong nước tiểu. Đã có nhiều địa phương
thực hiện chính sách cấm chăn ni lợn trong thành phố. Và có nhiều giải pháp
để hạn chế sự ô nhiễm từ chuồng lợn và các chất thải khác.
- Sức khỏe: Lợn có thể là một yếu tố lây truyền bệnh qua con người, ví dụ
bệnh nhiệt thán, bệnh gạo lợn, bệnh do leptospira…
- Cạnh tranh lương thực: ở nhiều nước có thu nhập thấp thì khơng có đủ
lương thực cho con người, trong khi đó hệ thống chăn ni cơng nghiệp đã tạo ra
sự tăng nhảy vọt về hiệu quả sản xuất. Điều này đã làm cho nó trở thành một
ngành có tính cạnh tranh cao. Nhiều cơng ty chăn ni có thể có lợi nhuận lớn.
Các hộ chăn ni nhỏ phải nâng cao hiệu quả sản xuất để duy trì tính lợi nhuận
của sản xuất đó. Chăn ni lợn ngày càng phát triển thì việc sử dụng nguồn
lương thực càng nhiều và gây nên tính cạnh tranh mạnh mẽ về lương thực với
con người.
2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở LỢN
2.2.1. Đặc điểm sinh sản
Sinh sản là một quá trình sinh lý phức tạp nhằm đáp ứng sự duy trì nịi
giống và đảm bảo cho sự tiến hố của sinh vật. Vì vậy, đây là một đặc tính quan
trọng của sinh vật đặc biệt, trong chăn nuôi vấn đề này rất được quan tâm. Mục
đích của chăn ni lợn nái là làm sao sinh sản được nhiều nhất, trong thời gian

8

download by :


ngắn nhất để từ đó đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người chăn ni. Chính
vì vậy, đối với người chăn nuôi lợn nái sinh sản cần chú ý một số đặc điểm sau:
2.2.1.1.Tuổi thành thục về tính
Một cơ thể được coi là thành thục về tính khi bộ máy sinh dục của cơ thể
đó đã phát triển cơ bản hoàn thiện. Dưới tác động của hệ thần kinh, nội tiết trong
con vật xuất hiện các hiện tượng của hưng phấn sinh dục. Sự thành thục về tính
sớm hay muộn phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
- Giống lợn: Các giống khác nhau thường có tuổi thành thục về tính khác
nhau. Gia súc có tầm vóc nhỏ thường thành thục sớm hơn gia súc có tầm vóc lớn.
Theo Phạm Hữu Doanh (1985) thì tuổi thành thục ở lợn lai muộn hơn lợn
nái nội (lợn Móng Cái, Ỉ).
- Chế độ ni dưỡng chăm sóc và quản lý: Trong cùng một giống nếu
những cá thể được chăm sóc quản lý tốt thì tuổi thành thục về tính sớm hơn và
ngược lại.
Theo Nguyễn Tuấn Anh (1998) để duy trì năng suất sinh sản cao thì nhu
cầu dinh dưỡng đối với lợn nái hậu bị cần chú ý đến cách cho ăn hạn chế đến lúc
phối giống với khẩu phần ăn 2kg/ngày (trong đó protein là 14%, năng lượng trao
đổi (ME) từ 2900 – 3000 kcal/kg).Trước khi phối giống 14 ngày phải tăng lượng
thức ăn 1 – 1,5kg có bổ sung khoáng và vitamin giúp cho lợn nái ăn được nhiều,
tăng số lượng trứng rụng.
2.2.1.2. Thành thục về thể vóc
Khi đã thành thục về tính con vật vẫn tiếp tục sinh trưởng, phát triển để
hồn thiện về thể vóc. Hồn thiện về thể vóc là tuổi mà con vật đã có sự phát
triển hồn thiện về ngoại hình, xương đã được cốt hố hồn tồn, tầm vóc ổn
định... đây mới là thời điểm tốt nhất để con vật thực hiện các hoạt động sinh sản.

Tuổi thành thục về thể vóc bao giờ cũng muộn hơn tuổi thành thục về tính.
Vì vậy không nên cho gia súc sinh sản quá sớm sẽ ảnh hưởng tới sự thành thục
về thể vóc. Ngược lại, nếu đưa gia súc vào khai thác quá muộn sẽ khơng đem lại
hiệu quả kinh tế.
2.2.1.3. Chu kỳ tính
Chu kỳ tính cũng là một q trình sinh lý phức tạp, khi thành thục về tính,
cơ thể gia súc cái có những biến đổi theo từng giai đoạn, bên trong có hiện tượng
rụng trứng. Các biến đổi sau này lặp đi lặp lại theo chu kỳ gọi là chu kỳ tính.
9

download by :


Thời gian của mỗi chu kỳ trung bình là 21 ngày, có thể dao động từ 18 - 25 ngày
và chia làm 4 giai đoạn:
* Giai đoạn trước động dục
Kéo dài từ 1 - 2 ngày và được tính từ khi thể vàng của chu kỳ trước bị thoái
hoá đến lần động dục tiếp theo. Đây là giai đoạn chuẩn bị các điều kiện cho
đường sinh dục của con cái đón trứng, tiếp nhận tinh trùng và thụ tinh.
Ở giai đoạn này con cái có một số biểu hiện sau: kêu rống, bồn chồn, lười
hoặc bỏ ăn, thích nhảy lên lưng con khác nhưng chưa cho con khác nhảy lên lưng
nó. Cơ quan sinh dục ngồi bị sung huyết có dịch nhờn chảy ra. Bên trong buồng
trứng có một số noãn bao phát triển nổi lên trên bề mặt.
* Giai đoạn động dục
Kéo dài từ 2 - 3 ngày tiếp theo của giai đoạn trước. Các hoạt động sinh dục
của con cái đã mãnh liệt hơn với các biểu hiện: lợn biếng ăn, phá chuồng đi tìm
con đực. Bên trong cổ tử cung đã hé mở và co bóp mạnh, âm hộ chuyển sang
màu mận chín có dịch nhờn chảy ra bắt đầu chịu cho con đực nhảy. Khoảng 20
giờ sau khi chịu đực trứng bắt đầu rụng. Nếu trứng rụng được thụ tinh thì lợn nái
chuyển sang giai đoạn có chửa, ngược lại sẽ chuyển sang giai đoạn động dục.

* Giai đoạn sau động dục
Đó là thời gian sau 3 - 4 ngày tiếp theo của giai đoạn trước, hoạt động sinh
dục của con cái giảm dần, âm hộ teo và tái lại, lợn ăn tốt hơn. Bên trong buồng
trứng thể vàng xuất hiện và tiết ra progesteron tác động lên tuyến yên làm giảm
tiết oestrogen từ đó làm con vật khơng có biểu hiện động dục nữa.
Nếu gia súc mang thai thể vàng sẽ tồn tại đến 2 - 3 ngày trước khi đẻ cịn
khơng thì sau 14 - 15 ngày thể vàng sẽ tiêu biến và một chu kỳ mới lại bắt đầu.
* Giai đoạn yên tĩnh
Là thời gian được tính từ ngày thứ 4 sau khi trứng không được thụ tinh đến
khi thể vàng tiêu biến. Đây là thời gian dài nhất con vật không biểu hiện các hành
vi sinh dục, là giai đoạn phục hồi lại cấu trúc và chức năng của đường sinh dục.
2.2.2. Quá trình sinh trưởng và phát triển của lợn ở giai đoạn mang thai
Thời gian mang thai của lợn trung bình là 114 ngày được chia làm 3 giai đoạn.
2.2.2.1. Giai đoạn phôi thai (ngày thứ 1 - 22)
Sau khi tinh trùng vào ống dẫn trứng và gặp trứng ở 1/3 ống dẫn trứng phía
10

download by :


trước thì bắt đầu thực hiện quá trình phá vỡ các lớp màng của tế bào trứng. Cuối
cùng chỉ có một tinh trùng chui được vào tế bào trứng và kết hợp để tạo thành
hợp tử. Sau khoảng 20 giờ hợp tử bắt đầu phân chia, đến 48 giờ sự phân chia đó
sẽ tạo thành 8 tế bào phơi, lúc này hợp tử chuyển dần vào 2 bên sừng tử cung và
làm tổ ở đó. Khi làm tổ ở sừng tử cung thì hợp tử tiếp tục phân chia thành hàng
trăm tế bào hình cầu và túi phơi được hình thành sau 5 - 6 ngày, mầm thai được
hình thành sau 7 - 8 ngày và đồng thời màng ối được hình thành. Màng ối là
màng trong cùng bao bọc thai có chứa dịch ối và có nhiều tác dụng. Màng niệu
hình thành sau khoảng 10 ngày và là màng ở giữa có chứa dịch niệu, chứa kích tố
nhau thai và chứa nhiều nước tiểu của bào thai. Màng đệm ngồi cùng hình thành

sau 12 ngày và tiếp giáp với niêm mạc tử cung lợn mẹ, trên màng đệm có nhiều
lơng nhung có tác dụng hút các chất dinh dưỡng của mẹ vào phôi thai.
Thời kỳ này chủ yếu là hình thành các nang, ở cuối kỳ hình dáng đầu cũng
được hình thành, tim, gan cũng được hình thành. Ở thời kỳ này sự kết hợp giữa
mẹ và con chưa chắc chắn nên rất dễ bị sảy thai. Cuối thời kỳ này mỗi phôi chỉ
nặng 2 - 3g.
2.2.2.2. Giai đoạn tiền thai (từ ngày 23 - 39)
Giai đoạn này thai phát triển mạnh, nhau thai đã được hình thành nên sự
tiếp hợp giữa cơ thể mẹ và bào thai chắc chắn hơn. Hầu hết các khí quan đã được
hình thành rõ rệt, cho đến cuối giai đoạn thì bào thai đã tương đối hoàn chỉnh
khối lượng mỗi bào thai đã lên đến 6 - 7g.
2.2.2.3. Giai đoạn bào thai (từ ngày 40 - 114)
Ở giai đoạn này sự trao đổi chất của bào thai diễn ra mãnh liệt để hoàn
thành tốt những bộ phận cịn lại như: da, lơng, răng và bắt đầu hình thành những
đặc điểm của giống. Thai phát triển rất nhanh, nhất là từ ngày thứ 90 trở đi và
cuối giai đoạn khối lượng tăng lên gần tới mức tối đa.
Lúc này dinh dưỡng của thai được lấy qua nhau thai và cho đến khi thai
phát triển đầy đủ, các khí quan hồn chỉnh thì thai mới được đẩy ra ngồi.
2.2.3. Q trình sinh trưởng và phát triển của lợn ở giai đoạn ngoài thai (giai
đoạn bú sữa)
Giai đoạn này tính từ khi đẻ đến khi cai sữa. Q trình sinh trưởng diễn ra
rất nhanh chóng, khối lượng cơ thể tăng rất nhanh. Theo tác giả Trương Lăng
(1993) thì khối lượng lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 2 lần so với lúc sơ sinh, các cơ
11

download by :


quan tiêu hóa phát triển tăng về kích thức và hoàn chỉnh về chức năng.
So với lúc sơ sinh sau 10 ngày tuổi dạ dày lợn tăng gấp 2 lần, 20 ngày tuổi

tăng gấp 8 lần, ruột non sau 10 ngày tuổi tăng gấp 3 lần và sau 20 ngày tuổi tăng
gấp 6 - 7 lần thể tích so với lúc sơ sinh.
Chức năng của bộ máy tiêu hóa vẫn chưa hoàn chỉnh nhất là 3 - 4 tuần đầu
dạ dày chưa tiết HCl. Nguyên nhân do men Pepsin chưa hoạt động mạnh vì thiếu
HCl tự do. Do đó trong thời gian này lợn con tiêu hóa rất kém, lợn con tiêu hóa
tốt được sữa mẹ là nhờ men Trypsin có hoạt tính mạnh sau 4 tuần. Các men
Amylase trong 2 tuần tuổi đầu hoạt tính yếu nên lợn con tiêu hóa tinh bột kém
nhất là tinh bột sống. Chính vì vậy, cơng nghệ sản xuất thức ăn cho lợn thì thành
phần tinh bột thường được làm chín.
Ở lợn con sơ sinh mỗi ngày chúng cần từ 9 - 10mg sắt (Fe) để tạo máu và
chống đỡ bệnh tật nhưng trong sữa mẹ chỉ đáp ứng được 1 - 2mg sắt/ngày. Trong
khi đó lượng sắt dự trữ trong cơ thể lợn con chỉ có 50mg Fe. Như vậy, trong 5 21 ngày đầu lợn con sẽ thiếu từ 150 - 200mg Fe nên ta phải bổ sung sắt cho lợn
con dưới dạng Dextran-Fe vào ngày thứ 3 và ngày thứ 10 với liều là 100mg
Fe/con/lần.Theo kết quả nghiên cứu của Hội đồng nghiên cứu Quốc gia Hoa Kỳ
năm 2000 thì nhu cầu sắt của lợn như sau: lợn từ 3 - 5kg và 5 - 10kg là 100
mg/kg khẩu phần và lợn 10 - 20kg là 80 mg/kg khẩu phần.
2.2.4. Những chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái
Để đánh giá được khả năng sinh sản của đàn lợn nái ta cần phải tiến hành
theo dõi một số chỉ tiêu cụ thể như sau:
* Tuổi động dục lần đầu
Tuổi động dục lần đầu là thời gian từ khi sơ sinh đến khi lợn nái hậu bị
động dục lần đầu tiên. Tuỳ theo từng giống mà tuổi động dục khác nhau. Nhìn
chung, lợn nội có tuổi động dục sớm hơn lợn ngoại, cụ thể: lợn Móng Cái có tuổi
động dục lần đầu khoảng 150 - 180 ngày tuổi, Yorkshire nhập vào Việt Nam có
tuổi động dục lần đầu là 203 - 208 ngày và Landrace có tuổi động dục lần đầu là
208 - 209 ngày. Tuổi động dục lần đầu sớm hay muộn còn phụ thuộc vào một số
yếu tố như: khả năng sinh trưởng, chế độ chăm sóc ni dưỡng, khí hậu, kích
thích từ con đực,…
* Tuổi phối giống lần đầu
Thông thường ở lần động dục đầu tiên người ta bỏ qua khơng phối vì thời

12

download by :


điểm này thể vóc phát triển chưa hồn chỉnh và số lượng trứng rụng lần đầu ít.
Do đó, trong chăn nuôi lợn nái nên phối giống vào lần động dục thứ 2 hoặc thứ 3
trở đi. Tuổi phối giống lần đầu thích hợp với lợn nội là 7,5 - 8 tháng tuổi và lợn
ngoại là 8 - 8,5 tháng tuổi.
* Tuổi đẻ lứa đầu
Là thời gian từ khi lợn được sinh ra cho đến khi lợn đẻ lứa đầu. Tuổi đẻ lứa
đầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi phối giống lần đầu, kết quả của lần phối
giống, giống lợn và thời gian mang thai. Đối với lợn ngoại tuổi đẻ lứa đầu
thường muộn hơn lợn nội do tuổi thành thục về tính cũng muộn hơn.Tuổi đẻ lứa
đầu phản ánh khả năng thành thục về tính sớm hay muộn. Lợn (Ỉ - Móng Cái)
tuổi đẻ lứa đầu thường từ 11 – 12 tháng, lợn nái lai và nái ngoại là 12 – 13 tháng
tuổi (Phạm Hữu Doanh, 1996).
* Số con đẻ ra/ổ
Số con đẻ ra trên ổ là tổng số con đẻ ra trên một lứa (bao gồm cả con sống và
con đã chết sau khi đẻ). Chỉ tiêu này đánh giá khả năng nuôi thai của con nái, kỹ
thuật chăm sóc, ni dưỡng của người chăn ni trong giai đoạn lợn nái mang thai.
* Khối lượng sơ sinh/ổ
Khối lượng sơ sinh trên ổ là khối lượng lợn sơ sinh đẻ ra trên một lứa. Đây
là khối lượng sau khi lợn con được cắt rốn, lau khô và chưa cho bú sữa đầu. Chỉ
tiêu kinh tế kỹ thuật này nói lên trình độ chăn ni, đặc điểm của giống và khả
năng nuôi thai của lợn mẹ.
* Số con sơ sinh cịn sống/ổ
Được tính bằng số con sống đến khi đẻ con cuối cùng. Đây là chỉ tiêu đánh
giá khả năng nuôi thai của lợn nái, khả năng đẻ nhiều con hay ít con của giống,
đánh giá trình độ chăm sóc ni dưỡng của người chăn ni trong giai đoạn lợn

nái mang thai và kỹ thuật đỡ đẻ của hộ lý.
* Số con cai sữa/ổ
Số con cai sữa trên ổ là chỉ tiêu sinh sản quan trọng nhất đánh giá tổng quát
nhất đối với nghề chăn nuôi. Chỉ tiêu này liên quan đến kỹ thuật chăn nuôi lợn
con bú sữa, khả năng tiết sữa và nuôi con của lợn mẹ.
* Khối lượng cai sữa/ổ
Khối lượng toàn ổ lúc cai sữa có ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng xuất
13

download by :


chuồng, vì tốc độ tăng trọng từ lúc cai sữa đến khi xuất chuồng có hệ số di truyền
h² = 0,29. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tiết sữa và ni con của lợn mẹ và điều
kiện chăm sóc nuôi dưỡng của người chăn nuôi lợn nái nuôi con.
* Thời gian cai sữa
Đây là khoảng thời gian lợn mẹ nuôi con. Hiện nay, các cơ sở chăn nuôi
thường áp dụng thời gian cai sữa là 21 ngày.
* Thời gian động dục trở lại
Đây là khoảng thời gian lợn nái động dục trở lại sau khi cai sữa lợn con hay
phối giống không đạt. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào giống lợn, thể trạng, điều kiện
dinh dưỡng và thời gian cai sữa lợn con.
* Tổng số con cai sữa/nái/năm
Đây là chỉ tiêu sinh sản quan trọng đối với lợn nái. Chỉ tiêu này phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như: số con để nuôi, thời gian cai sữa, kỹ thuật chăm sóc và
ni dưỡng lợn nái ni con,...
* Số lứa đẻ/nái/năm
Đây là chỉ tiêu quan trọng nó được coi như một hệ số đánh giá khả năng
sinh sản của lợn nái. Số lứa đẻ/nái/năm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thời gian
lợn nái mang thai, thời gian nuôi con, thời gian động dục trở lại hoặc tuổi phối

giống lần đầu. Trong các yếu tố đó thì thời gian mang thai là ổn định, còn các
yếu tố khác đều thay đổi (có thể tác động trong q trình chăn ni).
* Khoảng cách giữa hai lứa đẻ
Được tính bằng thời điểm phối giống đạt lần trước đến thời điểm phối giống
đạt lần sau hay có thể tính tổng thời gian mang thai, thời gian ni con và thời
gian chờ phối. Trong đó, thời gian mang thai là khoảng cách giữa 2 lứa đẻ.
Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ ngắn sẽ làm tăng số lứa đẻ/nái/năm. Theo kết quả của
Đặng Vũ Bình (2002) khoảng cách lứa đẻ là 171,07 ngày tương ứng 2,2
lứa/nái/năm, còn theo Đinh Văn Chỉnh và Cs (2008) khoảng cách lứa đẻ của lợn
nái là 162,11ngày tương ứng 2,25 lứa/nái/năm.
2.2.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Năng suất sinh sản của lợn nái được đánh giá thông qua khả năng sinh sản
của lợn mẹ và chất lượng đàn con theo mẹ. Do đó các yếu tố tác động tới khả
năng sinh sản của lợn nái cũng như tác động tới chất lượng đàn con đều là những
nhân tố quan trọng. Năng suất sinh sản của lợn nái được đánh giá cuối cùng
14

download by :


×