Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn trên địa bàn huyện lương sơn, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 111 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN NHƯ HOA

HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC CHO CHƯƠNG TRÌNH
MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NƠNG THƠN TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HỊA BÌNH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Công Tiệp

Mã số:

8340410

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà nội, ngày…. tháng…. năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Như Hoa

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS. Nguyễn Cơng Tiệp đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kế hoạch và đầu tư, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành
luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND huyện
Lương Sơn đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hoàn thành luận văn./.
Hà nội, ngày…. tháng…. năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Như Hoa


ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục biểu ................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2


1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 4

2.1.1.

Các khái niệm cơ bản ......................................................................................... 4

2.1.2.

Nội dung huy động nguồn lực cho xây dựng NTM ........................................... 7


2.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng tới huy động nguồn lực .................................................. 8

2.2.

Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 11

2.2.1.

Kinh nghiệm và bài học của một số nước trên thế giới ................................... 11

2.2.2.

Kinh nghiệm, bài học trong nước về huy động nguồn lực cho xây
dựng nông thôn mới ......................................................................................... 16

2.2.3.

Bài học rút ra cho huyện Lương Sơn trong huy động nguồn lực xây
dựng nông thôn mới ......................................................................................... 20

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 22
3.1.

Đặc điểm địa bàn huyện lương sơn, tỉnh Hịa Bình ......................................... 22

iii

download by :



3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................ 22

3.1.2.

Đặc điểm về tài nguyên .................................................................................... 24

3.1.3.

Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................. 27

3.1.4.

Đặc điểm hệ thống cơ sở hạ tầng ..................................................................... 29

3.1.5.

Đặc điểm phát triển kinh tế của huyện ............................................................. 30

3.1.6.

Đánh giá chung thuận lợi, khó khăn của huyện ............................................... 31

3.2.

Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 32


3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu ..................................................................................... 32

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 33

3.2.3.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ........................................................... 35

3.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 36

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 37
4.1.

Thực trạng huy động nguồn lực cho xây dựng nơng thơn mới tại
huyện lương sơn tỉnh Hịa Bình ....................................................................... 37

4.1.1.

Lập kế hoạch huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới .................... 37

4.1.2.

Thực trạng triển khai và kết quả huy động nguồn lực cho xây dựng
NTM ở huyện Lương Sơn, Hịa Bình .............................................................. 39


4.1.3.

Kết quả huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện
Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình ............................................................................... 62

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực cho xây dựng nông
thôn mới tại huyện lương sơn .......................................................................... 73

4.2.1.

Ảnh hưởng của yếu tố năng lực của Ban chỉ đạo/Ban quản lý chương
trình XDNTM .................................................................................................. 73

4.2.2.

Ảnh hưởng của yếu tố cộng đồng tham gia trong huy động nguồn lực ........... 73

4.2.3.

Ảnh hưởng của yếu tố kinh tế địa phương ....................................................... 75

4.2.4.

Ảnh hưởng của yếu tố thu nhập của hộ ........................................................... 77

4.2.5.


Ảnh hưởng của cơ chế, chính sách và năng lực ban quản lý
chương trình xây dựng NTM ......................................................................... 78

4.3.

Định hướng và giải pháp tăng cường huy động nguồn lực cho xây
dựng nông thôn mới tại huyện lương sơn trong thời gian tới .......................... 80

4.3.1.

Định hướng ...................................................................................................... 81

iv

download by :


4.3.2.

Gải pháp tăng cường huy động nguồn lực phục vụ xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Lương Sơn, Hồ Bình ........................................ 82

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 85
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 85

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 86


5.2.1.

Đối với các cơ quan Trung ương ..................................................................... 86

5.2.2.

Đối với tỉnh Hịa Bình ...................................................................................... 86

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 87
Phụ lục .......................................................................................................................... 93

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

CN

Công nghiệp

CNH – HĐH

Cơng nghiệp hố - hiện đại hố


CNXD

Cơng nghiệp xây dựng

CS

Cơ sở

DT

Diện tích

ĐVT

Đơn vị tính

GTNT

Giao thơng nơng thơn

HTX

Hợp tác xã

MTQG

Mục tiêu quốc gia

NN


Nông nghiệp

NS

Ngân sách

NTM

Nông thôn mới

NXB

Nhà xuất bản

PTNT

Phát triển nông thôn

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TDTT

Thể dục thể thao

TMDV

Thương mại dịch vụ


TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Uỷ ban nhân dân

XD

Xây dựng

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Hiện trạng sử dụng đất huyện Lương Sơn năm 2017 ................................ 24

Bảng 3.2.

Hiện trạng dân số, lao động huyện Lương Sơn năm 2017 ........................ 27


Bảng 3.3.

Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất huyện Lương Sơn .................................. 30

Bảng 3.4.

Thu thập số liệu thứ cấp ............................................................................ 33

Bảng 3.5.

Đối tượng và số phiếu điều tra ở các nhóm đối tượng .............................. 34

Bảng 4.1.

Kế hoạch tài chính cho việc thực hiện các dự án trong Chương trình
xây dựng nơng thôn mới năm 2015 – 2017 của huyện Lương Sơn .......... 41
Kết quả huy động nguồn lực thực hiện Chương trình xây dựng nơng

Bảng 4.2.

thơn mới của huyện Lương Sơn 3 năm (2015 – 2017) .............................. 44
Kết quả huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới của huyện

Bảng 4.3.

Lương Sơn năm 2015 – 2017 .................................................................... 46
Bảng 4.4a.

Đánh giá kết quả huy động nguồn lực cho xây dựng NTM ...................... 48


Bảng 4.4b. Đánh giá kết quả huy động nguồn lực cho xây dựng NTM ...................... 49
Bảng 4.5.

Kết quả huy động vốn ngân sách cho hạ tầng kinh tế - xã hội trong
chương trình xây dựng NTM của huyện Lương Sơn 3 năm (2015 –
2017).......................................................................................................................... 51

Bảng 4.6.

Kết quả huy động vốn xây dựng văn hóa, xã hội, mơi trường NTM
của huyện Lương Sơn 3 năm (2015 – 2017) ............................................. 57

Bảng 4.7.

Kết quả huy động vốn cho hệ thống chính trị trong chương trình xây
dựng NTM của huyện Lương Sơn 3 năm (2015 – 2017) .......................... 58

Bảng 4.8.

Đánh giá việc huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nơng thơn
mới tại huyện Lương Sơn thời gian qua .................................................... 59

Bảng 4.9.

Đánh giá kết quả huy động nguồn lực đất đai cho xây dựng NTM so
với kế hoạch đề ra ...................................................................................... 60

Bảng 4.10. Kết quả huy động nguồn nhân lực cho xây dựng nơng thơn mới.............. 61
Bảng 4.11. Tình hình thực hiện tiêu chí quy hoạch năm 2017 .................................... 63
Bảng 4.12. Tình hình thực hiện tiêu chí giao thơng năm 2017 .................................... 65

Bảng 4.13. Tình hình thực hiện tiêu chí thủy lợi năm 2017 ........................................ 66
Bảng 4.14. Thực hiện tiêu chí về hạ tầng điện lưới nông thôn năm 2017 ................... 67
Bảng 4.15. Thực hiện tiêu chí về cơ sở vật chất trường học năm 2017 ....................... 67

vii

download by :


Bảng 4.16. Tình hình thực hiện tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa năm 2017 ................. 68
Bảng 4.17. Tình hình thực hiện tiêu chí về giáo dục năm 2017 .................................. 69
Bảng 4.18. Bảng tổng hợp kết quả thực hiện các tiêu chí NTM .................................. 71
Bảng 4.19. Bảng chi tiết kết quả đạt chuẩn các tiêu chí NTM..................................... 72
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của các yếu tố về phía cộng đồng đến huy động nguồn
lực cho xây dựng nông thôn mới ............................................................... 74
Bảng 4.21. Mối quan hệ giữa nghề nghiệp và khả năng huy động .............................. 75
Bảng 4.22. Thu nhập của người dân huyện Lương Sơn qua điều tra .......................... 77
Bảng 4.23. Mối quan hệ giữa mức thu nhập với khả năng huy động ..................... 78
Bảng 4.24. Ảnh hưởng của nhóm các yếu tố về cơ chế, chính sách và năng lực
ban quản lý chương trình xây dựng NTM ................................................. 80
Bảng 4.20a. Tổng hợp kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại
huyện Lương Sơn năm 2017 ..................................................................... 90
Bảng 4.20b. Tổng hợp kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới tại
huyện Lương Sơn năm 2017 (tiếp) ............................................................ 91
Bảng 4.20c. Tổng hợp kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới tại
huyện Lương Sơn năm 2017 (tiếp) ............................................................ 92

viii

download by :



DANH MỤC BIỂU
Biểu 4.1. Tỷ lệ vốn huy động cho hạ tầng kinh tế - xã hội xây dựng NTM
huyện Lương Sơn 3 năm (2015-2017) ........................................................... 55
Biểu 4.2. Ảnh hưởng của nghề nghiệp với khả năng huy động ...................................... 76

ix

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Như Hoa
Tên luận văn: Huy động nguồn lực cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng và phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Lương
Sơn, tỉnh Hịa Bình, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường huy động nguồn lực trong xây
dựng nông thôn mới trên địa nghiên cứu trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp để
đánh giá thực trạng huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Lương
Sơn. Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ UBND huyện Lương Sơn và các số liệu từ
các ấn phẩm khác của Nhà nước, sách báo, phương tiện truyền thơng, tạp chí chun
ngành. Số liệu sơ cấp thu thập bằng điều tra các đối tượng có liên quan như: cán bộ

thuộc Chương trình MTQG, Người dân, Cán bộ thuộc các tổ chức đồn thể: Hội nơng
dân, Đồn thanh niên. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích số liệu như thống
kê mơ tả, phương pháp so sách và phương pháp SWOT.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận:
Nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về huy động nguồn lực cho chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gồm các khái niệm, nội dung huy động
nguồn lực và các yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn
mới. Nghiên cứu đã tổng quan kinh nghiệm huy động nguồn lực xây dựng nông thôn
mới của một số địa phương trong và ngồi nước, từ đó rút ra một số bài học kinh
nghiệm cho huyện Lương Sơn trong tăng cường huy động nguồn lực cho xây dựng
nông thôn mới.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nơng
thơn mới ở huyện Lương Sơn vượt kế hoạch đề ra ban đầu, đạt 112,93%. Tổng kinh phí
huy động là 924.682 triệu đồng tại 19 xã thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn
mới. Kết quả nguồn kinh phí huy động của Lương Sơn đối với xây dựng nông thôn mời
từ nguồn ngân sách nhà nước chiếm tỷ lệ cao 76,81%, vốn tín dụng 108,2%, vốn của
người dân và doanh nghiệp 26,31%. Huy động nguồn lực đất đai cho xây dựng nông
thôn mới đạt 82,04% so với kế hoạch đề ra; số hộ tham gia hiến đất cho xây dựng nông
thôn mới đạt 71,11% so với kế hoạch đề ra. Huy động nguồn nhân lực đạt được cụ thể

x

download by :


như: Cư Yên là xã về đích đầu tiên của huyện Lương Sơn với tổng số ngày công huy
động là 4570 công lao động (7,3%), Trung Sơn 4070 công lao động (6,88%), Long Sơn
là 2520 công lao động (4,26%). Như vậy, xã Cư Yên có chiến lược huy động nguồn lực
đúng đắn và đạt hiệu quả cao hơn các địa bàn khác trong huyện. Nhìn chung kết quả
huy động nguồn lực thời gian qua đã góp phần quan trọng hồn thành các tiêu chí trong

chương trình xây dựng nơng thơn mới của huyện Lượng Sơn.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các yếu tố ảnh hưởng tới huy động nguồn lực trong
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lương Sơn như: cơ chế, chính sách; năng
lực của ban quản lý chương trình xây dựng NTM; yếu tố thuộc về cộng đồng như thu
nhập, nghề nghiệp, trình độ và ý thức của người dân; điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội
của địa phương.
Một số giải pháp được đề xuất nhằm tăng cường huy đông nguồn lực cho xây
dựng nông thôn mới ở huyện Lương Sơn bao gồm: Giải pháp huy động nguồn lực từ
ngân sách Nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và địa phương; Tăng cường huy
động nguồn vốn qua kênh tín dụng; Tăng cường huy động vốn đầu tư từ doanh nghiệp;
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ tham gia thực hiện
chương trình nơng thơn mới; Tăng cường huy động nguồn lực xã hội hóa.

.

xi

download by :


THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Nhu Hoa
Thesis Title: Mobilization of resources for the National Target Program in “building
new countryside” in Luong Son District, Hoa Binh Province.
Major: Economic Management

Code: 8340410

Educational Organizaton: Vietnam National University of Agriculture
Research Objective: The study aims to assess the situation and analyze the

factors affecting to mobilization of resources for the National Target Program in
building new countryside in Luong Son District, Hoa Binh Province and to propose
solutions for enhancing the mobilization of resources for the National Target Program
in “building new countryside” in the study area in future.
Research Methods: Secondary and primary data were used in this study to assess
the current situation of mobilizing resources for the National Target Program in
building new countryside in Luong Son District. Secondary data was collected from
Luong Son District People's Committee and other publications such as books, media,
and specialized journals. Primary data was collected by surveys and interviews with
related objects such as staff of management Board about the new rural development
program, residents in research area, officials of organizations (Farmers' Association,
Youth Union). Data analysis methods used in this study are descriptive statistics,
comparison method and SWOT method.
Main findings and Conclusions:
The research has systematized the basis theories in mobilizing resources for the
National Target Program in building new countryside including the concepts and
research contents of resources mobilization and factors affecting mobilization of
resources for the new rural development program. The study has summarized
experiences in mobilizing resources for the National Target Program in building new
countryside of other localities and other countries, which was used as lessons learned
for Luong Son district in enhancing the mobilization of resources for the National
Target Program in building new countryside.
Research results show that mobilization of financial resource for “building new
countryside” in Luong Son district achieved 112.93% of initial plan. Total mobilizing
financial resource was VND 924.682 million in 19 communes implementing the
“building new countryside” program. Luong Son's mobilized funding for building new
countryside was 76.81% of State capital, 108.2% of credit fund, 26.31% of financial

xii


download by :


resources mobilized from residents and enterprises. Mobilization of land resource for
“building new countryside” in Luong Son reached to 82.04% of the plan. Total number
of households donated land for “building new countryside” was 71.11% of the plan. The
results of mobilizing human resource achieved with 4570 working days (7,3%) in Cu
Yen commune, 4070 working days (6,88%) in Trung Son commune, 2520 working days
(4,26%) in Long Son commune. Thus, Cu Yen commune has a best strategy to
mobilizing resources for “building new countryside” in Luong Son district. In general,
the results of resource mobilization have contributed significantly to the completion of
criteria in “building new countryside” program of Luong Son district over past years.
Research results show that factors affecting to mobilization of resources for the
National Target Program in “building new countryside” in Luong Son District are such
as policy mechanisms; Capacity of officials of the “building new countryside” program;
Income, occupation and perception of local people; Natural, socio-economic conditions
of research area.
This study proposed solutions to promote the mobilization of resources for the
National Target Program in “building new countryside” in Luong Son District such as:
Solutions for mobilizing resources from the state budget; Increasing capital
mobilization from credit fund; Increasing capital mobilization from enterprises;
Strengthening the training activities for staffs working in the “building new
countryside” program; Strengthening the socialization in mobilizing resources.

xiii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nước ta là một nước nông nghiệp, do lịch sử quá trình đấu tranh dựng
nước và giữ nước nên phần lớn dân cư nước ta sống quần tụ theo từng dòng họ
và theo phạm vi làng, xã. Cùng với văn minh lúa nước, làng (bản, thơn, xóm…)
đã trở thành nét văn hóa riêng của người Việt Nam từ mn đời nay. Đến nay,
tuy q trình đơ thị hóa đã diễn ra khá mạnh mẽ nhưng vẫn còn hơn 70% dân số
sinh sống và hơn 54% lao động làm việc ở nông thôn. Phát triển nông nghiệp
nông thôn đã, đang và sẽ cịn là mối quan tâm hàng đầu, có vai trị quyết định đối
với việc ổn định kinh tế xã hội đất nước.
Nội dung chính của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông
thôn mới là: xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cư nông thôn theo hướng văn
minh, hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hóa và môi trường sinh thái gắn với phát triển
đô thị, thị trấn...
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nơng thơn mới là chương
trình mang tính tổng hợp, sâu, rộng, có nội dung tồn diện; bao gồm tất cả các
lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh - quốc phịng. Mục tiêu chung
của chương trình được Đảng ta xác định là: xây dựng nông thôn mới có kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ
chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ;
gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thơn dân chủ, ổn
định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật
tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được
nâng cao.
Triển khai thực hiện Chương trình nơng thơn mới, huyện Lương Sơn, tỉnh
Hịa Bình gặp khơng ít khó khăn cần giải quyết như xuất phát điểm của huyện
thấp. Với tổng số 19 xã thực hiện chương trình, đầu giai đoạn bình quân đạt 5,05
tiêu chí/xã; 265 tiêu chí cần triển khai thực hiện; trong đó, các tiêu chí đạt thấp cần
thực hiện như: Giao thông, thủy lợi, Trường học, cơ sở vật chất văn hóa, mơi
trường, thu nhập...) hầu hết các xã chưa đạt, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh
tế và đời sống nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn. Sau 6 năm triển khai thực hiện,

chương trình đã đạt được những kết quả rất to lớn, bộ mặt nông thôn đã đổi thay

1

download by :


tích cực, phong trào xây dựng nơng thơn mới đã được người dân hưởng ứng và trở
thành phong trào rộng khắp trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, quá trình xây dựng
nơng thơn mới cịn bộc lộ nhiều khó khăn hạn chế, nhất là về công tác quy
hoạch. Quy hoạch nông thôn mới là một vấn đề mới, liên quan đến nhiều lĩnh vực
và phải mang tính chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đội ngũ cán bộ còn nhiều
hạn chế về năng lực, nên trong quá trình triển khai cịn nhiều lúng túng. Bên cạnh
đó chúng ta cịn gặp khó khăn về huy động nguồn vốn cho xây dựng nông thôn
mới. Đời sống của người dân nông thôn cịn nhiều khó khăn. Mặt khác, trong nhận
thức nhiều người cịn cho rằng xây dựng nơng thơn mới là dự án do nhà nước đầu
tư xây dựng nên cịn có tâm lí trơng chờ, ỷ lại. Chính vì vậy trong thời gian tới bên
cạnh việc đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chúng ta cần phải đẩy mạnh
công tác giáo dục tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, để mọi người dân
đều nhận thức rằng: "Xây dựng nông thôn mới là công việc thường xuyên của mỗi
người, mỗi nhà, mỗi thơn xóm và từng địa phương; tất cả cùng chung sức dưới sự
lãnh đạo của Đảng..." nhằm thực hiện thành công xây dựng nông thôn mới.
Với mục tiêu phấn đấu là một trong những huyện đạt chuẩn nông thôn mới
vào năm 2020 theo kế hoạch của UBND tỉnh đã đề ra, vấn đề huy động các nguồn
lực là rất quan trọng. Tuy nhiên, thời gian qua việc huy động này cịn có những hạn
chế nhất định. Để góp phần thực hiện tốt hơn Chương trình xây dựng nông thôn
mới, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Huy động nguồn lực cho chương trình
MTQG xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng huy động nguồn lực phục vụ xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình, từ đó đề xuất giải
pháp nhằm tăng cường huy động nguồn lực thực hiện thành công Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới trên địa huyện Lương Sơn trong thời
gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động nguồn
lực, nguồn lực phục vụ xây dựng nông thôn mới;
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới huy động
nguồn lực phục vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh
Hịa Bình thời gian qua;

2

download by :


- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường huy động nguồn lực cho Chương
trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn huyện Lương Sơn trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu trả lời các câu hỏi sau đây liên quan đến việc huy động nguồn
lực mơ hình nơng thôn mới:
(1) Các nguồn lực chủ yếu trong xây dựng NTM ở huyện Lương Sơn là gì?
(2) Thực trạng huy động nguồn lực phục vụ xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn huyền Lương Sơn đang diễn ra như thế nào?
(3) Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực phục vụ xây
dựng nông thôn mới tại địa phương?
(4) Các giải pháp hiện nay đang thực hiện để huy động nguồn lực phục vụ
xây dựng nông thôn mới là gì? Những ưu nhược điểm của các giải pháp này là
gì? Cần hồn thiện các giải pháp này như thế nào để tăng cường huy động nguồn

lực phục vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện trong thời gian tới?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến
huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Lương Sơn.
- Chủ thể nghiên cứu: các chủ thể tham gia q trình xây dựng nơng thơn
mới trên địa bàn huyện Lương Sơn (các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức đồn
thể xã hội và các hộ nơng dân….).
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: đánh giá thực trạng huy động nguồn lực trong xây
dựng nông thơn mới, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động
nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới, và giải pháp tăng cường huy động
nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Lương Sơn
- Phạm vi về thời gian:
+ Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2015 đến năm 2017
+ Số liệu sơ cấp được điều tra và thu thập trong năm 2017
- Phạm vi về không gian:
+ Nghiên cứu các hoạt động tổ chức, thực hiện xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình.

3

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Huy động
Huy động là "q trình hình thành đám đơng, nhóm, assiciations, và tổ

chức cho việc theo đuổi các mục tiêu tập thể" (Minion K. C. Morrison, 1987).
Như vậy, “huy động” là điều nhân lực, của cải cho một công việc lớn; huy động
nguồn lực, kinh phí cho cơng trình.
Phương thức huy động: Bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động.
Nguyên tắc huy động: Huy động được thực hiện theo nguyên tắc tự
nguyện, dân chủ bàn bạc, công khai minh bạch và quyết định theo đa số.
2.1.1.2. Nguồn lực
Nguồn lực là toàn bộ những yếu tố trong và ngoài nước đã, đang và sẽ
tham gia vào quá trình thúc đẩy, phát triển, cải biến xã hội của một quốc gia.
Theo quan điểm hệ thống, “nguồn lực là tất cả những yếu tố và phương
tiện mà hệ thống có quyền chi phối, điều khiển, sử dụng để thực hiện mục tiêu
của mình. Đối với hệ thống kinh tế - xã hội, có thể chia nguồn lực thành các bộ
phận khác nhau như nguồn nhân lực, nguồn tài lực, nguồn vật lực và nguồn
thơng tin”.
Theo Ngơ Dỗn Vịnh (2011)- Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển:
Trong những năm vừa qua, khi bàn về các chủ trương, đường lối phát triển kinh
tế, bao giờ người ta cũng bàn tới hai vấn đề cơ bản là nguồn lực và động lực phát
triển. Cho đến nay, về hai vấn đề này cũng cịn nhiều điểm, khía cạnh phải bàn
thêm cho rõ. Về nguồn lực, quan niệm thế nào là nguồn lực, làm thế nào huy
động được nguồn lực và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực? Nhìn chung đến nay
chúng ta chưa nhận thức đầy đủ về nguồn lực, mới nói chung mà chưa hướng tới
định lượng, không chỉ rõ chủ thể của nguồn lực. Nhìn nhận về nguồn lực chưa
nhất quán và thiếu cách nhìn định lượng. Việc lãng phí nguồn lực cũng chưa
được xem xét đúng mức (Trích theo Nguyễn Thị Hạnh Trang, 2014).
Những thứ được coi là nguồn lực phải là những thứ được sử dụng hoặc có
khả năng sử dụng trong thời kỳ dự kiến phát triển. Tiềm năng chưa đưa được vào

4

download by :



sử dụng hoặc chưa có khả năng đưa vào sử dụng thì chưa được xem là nguồn lực.
Các nguồn lực được xem xét dưới nhiều góc độ:
Người ta chia các nguồn lực thành các loại khác nhau để có thái độ đúng đắn
và có cách ứng xử với chúng thích hợp. Với cách nhận thức như thế và trên quan
điểm thiết thực, việc phân chia các nguồn lực được tiến hành theo hai cách chủ yếu:
Cách thứ nhất, người ta chia ra thành nhóm nguồn lực vật chất và nguồn
lực con người.
Nhóm nguồn lực vật chất gồm có: tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên đất,
tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên thuỷ điện, tài nguyên nước, tài
nguyên khí hậu, vị trí địa kinh tế...) và cơ sở vật chất kỹ thuật đã tạo dựng (nhà
cửa, cơng trình cơng cộng, đường sá, hải cảng, sân bay, hệ thống sản xuất và
truyền tải điện, hệ thống cung cấp và thoát nước, hệ thống xử lý chất thải, hệ
thống viễn thông và truyền thơng...).
Nhóm nguồn lực con người (gắn với tài ngun trí thức) và tài ngun
thơng tin. Trí tuệ của con người có giá trị đặc biệt và khơng thể tự có được mà
con người phải mất cơng, mất sức mới có. Muốn có trí tuệ, con người phải có thể
lực và trí lực cùng hồn cảnh thuận lợi. Đối với vấn đề xây dựng trí tuệ, việc giáo
dục quan trọng như thế nào thì việc cải tạo nịi giống cũng quan trọng không
kém. Trong lĩnh vực xây dựng nguồn lực con người, không thể xem nhẹ việc bồi
dưỡng sức dân và thực hiện nhân đạo hiện đại đối với vấn đề sinh sản. Để có
được nguồn thơng tin chất lượng cao nhằm cung cấp kịp thời, đầy đủ cho người
dân, Nhà nước phải tiến hành xây dựng hệ thống thông tin thống nhất từ trung
ương tới các địa phương. Có như thế mới khắc phục được tình trạng thiếu thơng
tin trầm trọng như hiện nay ở nước ta.
Cách thứ hai, căn cứ vào nguồn gốc của các nguồn lực để phân loại.
Người ta chia chúng ra thành hai nhóm lớn: nguồn lực trong nước và nguồn lực
ngoài nước. Nguồn lực trong nước bao giờ cũng giữ vai trò quyết định. Bằng cơ
chế, chính sách, người ta tạo ra mơi trường hấp dẫn để thu hút các nguồn lực bên

ngoài, nhất là thu hút nhân tài. Thơng qua cơ chế, chính sách, nhà nước và các
doanh nghiệp có thể biến ngoại lực thành nội lực. Phần lớn các nguồn lực đều
hữu hạn. Vì thế, việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực và dự trữ các
nguồn lực trong điều kiện có thể là một trong những quốc sách quan trọng (Thư
viện học liệu mở Việt Nam, 2015).

5

download by :


2.1.1.3. Huy động nguồn lực
Huy động nguồn lực là một chính lý thuyết xã hội học trong việc nghiên
cứu các phong trào xã hội mà nổi lên trong những năm 1970. Nó nhấn mạnh đến
khả năng của các thành viên của phong trào để có được nguồn tài nguyên và huy
động người dân đối với việc hoàn thành các mục tiêu của phong trào (Thư viện
học liệu mở Việt Nam, 2015).
Huy động nguồn lực là hướng dẫn huy động các nguồn lực, chủ yếu là nội
lực, để tăng cường năng lực tổ chức và mang lại lợi ích cho cộng đồng.
Mục đích của huy động nguồn lực là làm thế nào để một tổ chức có thể
gây quỹ cần thiết để thực hiện sứ mệnh của mình? Các nguồn lực cần có đang ở
đâu? Làm thế nào để bạn có thể duy trì tổ chức và cơng việc của mình? Đó là
những câu hỏi chính mà các tổ chức phải đối mặt khi họ phải xem xét làm thế
nào để duy trì cơng việc của họ và tăng cường tính bền vững của tổ chức.
Việc xây dựng một kế hoạch hoặc một chiến lược huy động nguồn lực có
thể dẫn đến các nỗ lực sáng tạo trong việc sử dụng các tài sản của chính bạn để
đạt được sự ủng hộ cho tổ chức của bạn. Các nguồn tài trợ khác nhau có thể làm
tăng tính độc lập và linh hoạt để thực hiện các chương trình và giảm thiểu sự phụ
thuộc vào các nguồn quỹ bên ngoài (của nước ngồi).
2.1.1.4. Nơng thơn


Nơng thơn được coi là khu vực địa lý nơi đó sinh kế cộng đồng gắn
bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng, bảo vệ môi trường và tài
nguyên thiên nhiên cho hoạt động sản xuất nơng nghiệp.
“Khu vực của nền kinh tế trong đó các hoạt động sản xuất kinh doanh
nông nghiệp được tiến hành là nông thôn. Nông thôn là khu vực khác với
thành thị về không gian, hoạt động kinh tế, đặc điểm cộng đồng và sinh
thái. Nông thôn gắn với đời sống, tập tục và bản sắc văn hóa của một cộng
đồng. Về phương diện kinh tế, nông thôn bao gồm cả các lĩnh vực kinh tế,
xã hội, môi trường, văn hóa, tài ngun thiên nhiên, tổ chức và thể chế,
cơng nghệ và cơ sở hạ tầng” (Đỗ Kim Chung, 2012).
2.1.1.5. Xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là một cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để

6

download by :


cộng đồng dân cư ở nơng thơn đồng lịng xây dựng thơn, xã, gia đình của mình
khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất tồn diện (nơng nghiệp, cơng nghiệp,
dịch vụ); có nếp sống văn hóa, mơi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo;
thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Xây dựng
nơng thơn mới là sự nghiệp cách mạng của tồn Đảng, tồn dân, của cả hệ thống
chính trị. Nơng thơn mới không chỉ là vấn đề kinh tế- xã hội, mà là vấn đề kinh
tế- chính trị tổng hợp. Xây dựng nơng thơn mới giúp cho nơng dân có niềm tin,
trở nên tích cực, chăm chỉ, đồn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển
giàu đẹp, dân chủ, văn minh (Phạm Tất Thắng, 2015).
2.1.1.6. Nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới
Nguồn vốn xây dựng nông thôn mới có 5 nguồn chính sau:

Đóng góp của cộng đồng bao gồm cả cơng sức, tiền của đóng góp và tài
trợ của các tổ chức cá nhân.
Vốn đầu tư của các doanh nghiệp bao gồm các nguồn vốn do DN đóng
góp, nguồn xã hội hóa.
Vốn tín dụng bao gồm cả đầu tư phát triển và thương mại.
Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, đây là nguồn vốn quan trọng, có ý nghĩa
quyết định đến sự thành công hay không thành công hay khơng thành cơng của
chương trình xây dựng nơng thơn mới.
Vốn tài trợ khác
Thực hiện xây dựng nông thôn mới cần có sự kế thừa, lồng ghép các
chương trình, dự án đang và sẽ triển khai trên địa bàn. Các cơng trình xây dựng
phải trên cơ sở chỉnh trang, nâng cao là chính để giảm thiểu nguồn lực trong điều
kiện kinh tế cịn khó khăn.
2.1.2. Nội dung huy động nguồn lực cho xây dựng NTM
2.1.2.1. Lập kế hoạch huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới
− Thành lập hệ thống Ban chỉ đạo và Ban quản lý chương trình xây dựng
nông thôn mới huyện.
− Tổ chức thông tin, truyền thơng về thực hiện Chương trình xây dựng
nơng thơn mới ( được thực hiện trong suốt quá trình triển khai thực hiện).
− Tổ chức thực hiện đề án.

7

download by :


2.1.2.2. Triển khai thực hiện kế hoạch huy động nguồn lực xây dựng nơng
thơn mới.
Cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị xã hội cấp huyện, xã , các phịng, ban,
ngành, huyện, thành viên Ban chỉ đạo huyện xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai

các nội dung kế hoạch; định kỳ hàng quý tổng hợp báo cáo về Ban chỉ đạo Chương
trình nơng thơn mới huyện (qua phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn).
2.1.2.3. Kết quả huy động nguồn lực phục vụ xây dựng NTM
Các loại nguồn lực tham gia xây dựng NTM có vai trị và trách nhiệm cụ
thể, khác nhau trong tiến trình xây dựng.
− Nguồn nhân lực: là việc đóng góp sức lao động của người dân thơng qua các
tổ chức đồn thể của địa phương như: Hội nơng dân, Hội phụ nữ, Đồn thanh niên,..
− Nguồn tài lực: nguồn tài chính cho xây dựng nông thôn mới được Nhà
nước phân bổ một phần, phần còn lại được huy động từ sức dân, từ sự đầu tư vốn
của doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác và vốn từ các chương trình, dự án
lồng ghép đang đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn tại địa phương.
− Nguồn vật lực: chủ yếu là những đóng góp về đất đai, nguồn lực này được
huy động trực tiếp từ nơng dân thơng qua các hình thức tuyên truyền, phổ biến nâng
cao nhận thức của người dan về vai trị của xây dựng nơng thơn mới, về những giá
trị đóng góp của người dân trong xây dựng các cơng trình giao thơng nơng thơn,
giao thơng nội đồng và các cơng trình mử rộng kênh mương nội đồng.
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới huy động nguồn lực cho xây dựng NTM
2.1.3.1. Năng lực của Ban chỉ đạo/Ban quản lý xây dựng nông thôn mới
Năng lực của Ban chỉ đạo/Ban quản lý xây dựng nông thôn mới là một
trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động nguồn lực. Năng
lực của Ban chỉ đạo ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch huy động, xây dựng
phương pháp huy động và chỉ rõ các nguồn lực cần phải huy động cho xây dựng
nông thôn mới’ trên cơ sở đó xác định mức độ có khả năng huy động và định
mức từng hạng mục đầu tư sử dụng nguồn lực huy động. Năng lực của Ban chỉ
đạo ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện triển khai việc huy động nguồn lực,
qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc huy động các nguồn lực cho
xây dựng nông thôn mới.
2.1.3.2. Sự tham gia của cộng đồng trong huy động các nguồn lực
Ý thức cộng đồng tại các địa phương được thể hiện bằng việc tự nguyện


8

download by :


tham gia vào các hoạt động tập thể của cộng đồng. Khái niệm ý thức cộng đồng
có tính lý thuyết hơn, dựa vào quyền lợi của những thành viên và các nhà nghiên
cứu trong tương quan giữa ý thức cộng đồng với mức độ tham gia của người dân
địa phương trong quản lý phát triển. Cộng đồng là khái niệm có 2 khía cạnh tự
nhiên và tinh thần mà các thành viên cộng đồng đã từng trải. Khái niệm các hoạt
động phát triển ở nông thôn dựa vào lãnh thổ, hoặc dưới tên gọi khác là các hoạt
động phát triển ở nông thôn dựa vào cộng đồng, dẫn tới việc phân cấp các hoạt
động phát triển ở cấp địa phương (Vũ Thị Huyền Trang, 2014).
Cộng đồng cũng thể hiện những kinh nghiệm được chia sẻ kết nối cuộc sống
của người dân trong cùng một không gian. Điều này dẫn tới tình cảm và sự gắn kết
về tinh thần. Ý thức của từng cá thể cộng đồng ảnh hưởng tới việc tự nguyện tham
gia vào các hoạt động để trợ giúp và hồn thiện cộng đồng. Ý thức cộng đồng được
hình thành qua lịch sử cộng đồng. Nó bao gồm sự tự nguyện ở lại cộng đồng, thăm
hỏi lẫn nhau, có cùng cảm xúc với các thành viên cộng đồng, tranh thủ hoặc trao đổi
tình cảm với nhauvv...(Vũ Thị Huyền Trang, 2014).
2.1.3.3. Yếu tố thu nhập (kinh tế địa phương)
Điều kiện kinh tế địa phương cũng ảnh hưởng tới mức độ huy động các
nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. Các địa phương khác nhau có mức độ
kinh tế khác nhau và có sự huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
khác nhau. Đối với các địa phương có điều kiện kinh tế mạnh, cũng là những địa
phương cịn ít khó khăn trong xây dựng nơng thơn mới và việc huy động nguồn
lực cho xây dựng nông thôn mới cũng trở nên dễ dàng hơn. Ngược lại, đối với
các địa phương cịn nhiều khó khăn, đồng nghĩa với việc có nhiều hạng mục cơng
trình cần phải đầu tư xây dựng mới và sửa chữa; đòi hỏi nguồn lực huy động phải
lớn, trong khi kinh tế địa phương có hạn, do đó gặp phải nhiều khó khăn trong

việc huy động nguồn lực.
Năng lực lập kế hoạch và điều phối kinh phí trong sử dụng nguồn lực là
yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông
thôn mới. Lập kế hoạch và điều phối kinh phí được tiến hành một cách hợp lý thì
việc sử dụng vốn mới được hiệu quả và hợp lý giữa các hạng mục đầu tư, hay
giữa các thời điểm đầu tư. Ngược lại, nếu việc lập kế hoạch và điều phối kinh phí
khơng được thực hiện một cách hợp lý sẽ gây ra hiện tượng lãng phí trong sử
dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới, việc sử dụng nguồn lực sẽ khơng
đúng mục đích và kém hiệu quả.

9

download by :


2.1.3.4. Yếu tố kinh tế hộ ( nghề nghiệp)
Trong nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy điều kiện hộ gia đình ảnh
hưởng đến sự huy động các nguồn lực của người dân trong các họat động phát
triển nói chung và việc thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới nói
riêng. Trong khn khổ nghiên cứu về sự tham gia đã liệt kê các đặc trưng hộ gia
đình ảnh hưởng tới sự tham gia. Đó là : độ tuổi, giới tính, tình trạng hơn nhân,
điều kiện kinh tế, quan hệ xã hội, và vv... Trong nghiên cứu khác, thấy rằng lịch
sử di dân và định cư của hộ gia đình cũng ảnh hưởng tới sự tham gia đóng góp
của cộng đồng vào các hoạt động trong xây dựng nông thôn mới (Vũ Thị Huyền
Trang, 2014).
Các đặc trưng tự nhiên của bất kì của dự án nào cũng khơng đủ để huy
động sự tham gia của người dân, nếu khơng có cơ sở nghiên cứu về các yếu tố
chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội, lịch sử và nếu không thuyết phục và cho
phép người dân tham gia phát triển.
Poudyal (1990) trong luận án của ông về " liên quan của người dân với

phát triển huyện thông qua việc phân cấp ở Nêpan", kết luận rằng có 6 yếu tố là:
điều kiện kinh tế, giáo dục/đào tạo, địa vị, cấu trúc tuổi, số nguời trong hộ, thuộc
tổ chức nào có ảnh hưởng tới năng lực tham gia của người dân. Mơ hình trong
nghiên cứu của ơng giả thiết rằng sự tham gia bị tác động bởi phạm vi, năng lực,
nhu cầu và những lợi ích (Vũ Thị Huyền Trang, 2014).
2.1.3.5. Cơ chế và chính sách trong huy động nguồn lực cho xây dựng nông
thôn mới
Việc huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới chịu sự chi
phối của nhiều yếu tố, trong đó khơng thể tính đến các yếu tố về chính sách và cơ
chế hoạt động của chương trình xây dựng nơng thơn mới để tạo điều kiện cho
việc huy động các nguồn lực cho xây dựng nơng thơn mới. Bên cạnh đó, trong
các hoạt động ở từng lĩnh vực cần có những cơ chế phù hợp để làm thế nào thu
hút được sự tham gia đóng góp của cộng đồng và khi đã thu hút được cộng đồng
tham gia đóng góp rồi thì ý kiến của họ phải được tôn trọng và các kế hoạch hay
quyết định trước khi đưa vào triển khai cần phải được họ đồng ý.
Ngồi ra, sự tham gia đóng góp của các cá nhân hay tổ chức trong cộng
đồng còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố về điều kiện tự nhiên như đất canh tác,
nguồn nước tưới và các yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới sự tham gia đóng góp.
Hệ thống cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, điện, thông tin liên lạc, và vv...

10

download by :


hỗ trợ người dân địa phương tiếp xúc với cộng đồng bên ngồi có được thơng tin
và trao đổi hàng hóa, củng cố năng lực và lịng tin cho họ. Nhìn chung, do cơ sở
hạ tầng cịn nghèo ở các vùng nông thôn, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa đã cô
lập các cộng đồng làm cho việc phát triển kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn, và
điều này đã ảnh hưởng tới sự tham gia của người dân địa phương (Vũ Thị Huyền

Trang, 2014).
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1. Kinh nghiệm và bài học của một số nước trên thế giới
2.2.1.1. Hàn Quốc
Hàn quốc chịu ảnh hưởng đạo Khổng: Tôn trọng lễ nghĩa, đề cao tôn ti
trật tự, coi trọng học thuật, người đỗ đạt; không chú trọng vai trị đồn kết cộng
đồng, ít đề cao vai trị dân nghèo, coi nhẹ phụ nữ, trông chờ bù đắp kiếp sau.
Triều đại phong kiến (cuối TK XIX- đầu TK XX) tự đóng cửa cơ lập đất
nước để chống xâm nhập văn minh công nghiệp phương Tây.
Nông dân bảo thủ, tự ti, cam chịu, khơng tìm tịi, chấp nhận thử thách,
không dám thay đổi cuộc đời, ỷ lại, đổ tại bên ngoài...
Đất nước nghèo nàn sau chiến tranh, chế độ thực dân, hậu quả chiến tranh
làm tăng tâm lý cam chịu của nông dân
Nghèo tài nguyên, >2 triệu ha đất canh tác, khí hậu :ít mưa, rét...
Cuối thập kỷ 50 đầu 60 là nước Nông nghiệp chậm phát triển, dân số tăng
3%/năm, GDP tăng 3,7%/năm, GDP bình quân 67- 87 USD/ người, >75% dân cư
nông thôn, vốn đầu tư chủ yếu vay nước ngồi (Bài giảng phát triển nơng thơn,
Quyền Đình Hà, 2015).
1962- 1971 tập trung ương tiên phát triển công nghiệp (chưa chú trọng phát
triển nông nghiệp, nông thôn), hướng vào xuất khẩu để tăng trưởng kinh tế, GDP
tăng bình qn 9,3%/năm (cơng nghiệp tăng >10%), cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa
nhanh đối nghịch với nơng thơn, nơng nghiệp lạc hậu → rừng bị tàn phá, dân đổ ra
thành thị, thất nghiệp, tệ nạn xã hội, tắc nghẽn giao thơng, ơ nhiễm mơi trường,
nghèo, đói... gia tăng cách biệt Nơng thơn- Thành thị (Quyền Đình Hà, 2015).
Cuối thập kỷ 60, đề ra chính sách tăng trưởng cân đối Công nghiệp và
Nông nghiệp. Đầu thập kỷ 70 (71- 76) đề ra 3 mục tiêu phát triển kinh tế: tăng
xuất khẩu; phát triển công nghiệp nặng, phát triển nông nghiệp, đầu tư của nhà
nước 2 tỷ USD cho phát triển nông thôn, 1971 chủ trương phát triển nông thôn

11


download by :


×