Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi cung ứng gà đồi yên thế cho thị trường hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 111 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG ỨNG GÀ ĐỒI YÊN THẾ
CHO THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60 34 01 02

Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS. Trần Hữu Cường

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, Luận văn này là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của giáo viên. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa từng được dùng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài đã được cảm ơn và
những thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2016


Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Phương

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự quan tâm và giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Trước tiên tơi xin bày tỏ
lịng biết ơn sâu sắc đến q thầy, cơ trong Khoa Kế tốn và Quản trị kinh doanh, Học
viện Nông nghiệp Việt Nam cùng tồn thể các thầy, cơ đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian học tại Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam. Đặc biệt tôi xin gửi
lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy PGS-TS Trần Hữu Cường, người đã
trực tiếp và tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu để hồn thành bài luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Yên Thế, Sở Công Thương, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang, Sở Công Thương TP Hà Nội, Ban Giám
đốc các siêu thị, Trung tâm thương mại, Ban Quản lý các chợ đầu mối, các hộ chăn nuôi
và các thương nhân kinh doanh sản phẩm gà đồi n Thế đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong
việc thu thập số liệu và những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và đồng
nghiệp đã tận tình giúp đỡ, ủng hộ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực
hiện đề tài tốt nghiệp.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng trong q trình thực hiện Luận văn khơng
sao tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của q thầy, cơ giáo và bạn đọc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Phương

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình, sơ đồ ..................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Abridgment dissertation masters ..................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết ...................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.2.1.


Mục tiêu chung ................................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Các câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 4

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5

2.1.1.

Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của chuỗi cung ứng ................................................. 5


2.1.2.

Nội dung nghiêm cứu chuỗi cung ứng ................................................................ 9

2.1.3.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng ..................................................... 14

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 17

2.2.1.

Kinh nghiệm về chuỗi cung ứng sảm phẩm gia cầm của một số nước
trên thế giới ....................................................................................................... 17

2.2.2.

Kinh nghiệm về chuỗi cung ứng gà trong nước................................................ 20

2.2.3.

Những bài học kinh nghiệm cho chuỗi cung ứng gà đồi Yên Thế ................... 26

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ............................................ 29
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 29


3.1.1.

Đặc điểm địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang .......................................... 29

iii

download by :


3.1.2.

Đặc điểm địa bàn thành phố Hà Nội ................................................................. 33

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 37

3.2.1.

Phương pháp tiếp cận và khung phân tích ........................................................ 37

3.2.2.

Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu ........................................................... 39

3.2.3.

Phương pháp thu thập số liệu............................................................................ 39


3.2.4.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 43

3.2.5.

Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 43

3.2.6.

Hệ thống các chỉ tiêu phân tích ......................................................................... 44

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 47
4.1.

Thực trạng về chuỗi cung ứng gà đồi Yên Thế cho thị trường Hà Nội ............ 47

4.1.1.

Sơ đồ chuỗi cung ứng gà đồi Yên Thế cho thị trường Hà Nội ......................... 47

4.1.2.

Hoạt động của từng tác nhân tham gia chuỗi cung ứng .................................... 49

4.2.3.

Nhóm yếu tố thị trường..................................................................................... 74

4.2.4.


Thu nhập của người tiêu dùng .......................................................................... 75

4.2.5.

Sự tác động của thông tin ................................................................................. 75

4.3.

Các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ gà đồi Yên Thế theo chuỗi cung ứng…..78

4.3.1.

Nhóm giải pháp về cung ứng đầu vào .............................................................. 76

4.3.2.

Giải pháp về thông tin tưyên truyền và khuyến nông ....................................... 78

4.3.3.

Giải pháp phát triển cơ sở giết mổ, chế biến .................................................... 79

4.3.4.

Nhóm giải pháp về thị trường tiêu thụ .............................................................. 80

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 82
5.1.


Kết luận ............................................................................................................. 82

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................... 83

5.2.1.

Đối với cơ quan nhà nước ................................................................................. 83

5.2.2.

Đối với chính quyền địa phương ...................................................................... 84

5.2.3.

Đối với hộ chăn nuôi gà đồi Yên Thế ............................................................... 85

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 86

iv

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


ATTP

An toàn thực phẩm

BQ

Bình qn

BB

Bán bn

BL

Bán lẻ

CN

Chăn ni

CB

Chế biến

CP

Cổ phần

GDP


Tổng sản phẩm trong nước

GTSX

Giá trị sản xuất

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngồi

NN&PTNT

Nơng nghiệp và phát triển nông thôn

SXKD

Sản xuất kinh doanh

SL

Sản lượng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TT

Tiêu thụ


TP

Thành phố

TTTM

Trung tâm thương mại

TPP

Hiệp định đối tác xun Thái Bình

UBND

Dương
Ủy
ban nhân dân

VAC

Mơ hình Vườn ao chuồng

VietGAHP

Quy trình thực thành sản xuất nơng

VSATTP

nghiệp
Vệ

sinhtốt
an tồn thực phẩm

WTO

Tổ chức thương mại Thế giới

XNK

Xuất nhập khẩu

v

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình dân số và lao động huyện Yên Thế qua 3 năm (2013 2015) ..............................................................................................................30
Bảng 3.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Yên Thế qua 3 năm (2013 –
2015) ..............................................................................................................32
Bảng 3.3. Tốc độ tăng tổng sản phẩm GDP của Hà Nội các năm 2013, 2014 và
2015 ...............................................................................................................34
Bảng 3.4. Số lượng mẫu điều tra tác nhân trong chuỗi ...................................................42
Bảng 3.5. Phương pháp phân tích chi phí - lợi nhuận (theo Kaplinsky and
Morris, 2001) .................................................................................................44
Bảng 3.6. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích .......................................................................45
Bảng 4.1. Đặc điểm chung của các hộ điều tra ................................................................51
Bảng 4.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chăn nuôi .............................................53
Bảng 4.3. Nguồn vốn vay của các hộ đều tra ..................................................................54
Bảng 4.4. Kết quả chăn nuôi gà đồi Yên Thế của các hộ điều tra ...................................58

Bảng 4.5. Hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi gà đồi Yên Thế ..................................61
Bảng 4.6. Hoạt động cung ứng gà của thương nhân thu mua gom ..................................61
Bảng 4.7. Kết quả và HQKT của thương nhân thu mua gom ..........................................62
Bảng 4.8. Hoạt động cung ứng của cơ sở giết mổ, chế biến gà (Tính BQ/cơ sở
giết mổ) ..........................................................................................................64
Bảng 4.9. Kết quả và hiệu quả kinh tế của cơ sở giết mổ, chế biến ................................65
Bảng 4.10. Kết quả và HQKT hoạt động bán lẻ gà đã qua giết mổ, chế biến .................66
Bảng 4.11. Biến động giá gà qua các chuỗi cung ứng .....................................................68
Bảng 4.12. Chi phí và VA của các tác nhân trong chuỗi cung ứng gà Mía lai ................69
Bảng 4.13. Chi phí và VA của các tác nhân trong chuỗi cung ứng gà Ri lai ..................71

vi

download by :


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Sơ đồ về chuỗi cung ứng .................................................................................. 7
Hình 2.2. Mơ hình chuỗi cung ứng đơn giản .................................................................. 10
Hình 2.3. Mơ hình chuỗi cung ứng mở rộng .................................................................. 10
Hình 2.4. Mơ hình chuỗi cung ứng điển hình ............................................................... 11
Hình 2.5: Năm tác nhân thúc đẩy chính của chuỗi cung ứng ......................................... 14
Hình 2.6. Hiệu ứng “Roi da”trong chuỗi cung ứng ........................................................ 16
Hình 2.7. Tác động roi da ............................................................................................... 17
Hình 3.1. Khung phân tích chuỗi cung ứng gà đồi n Thế .......................................... 38
Hình 3.2. Các nhóm tham gia chuỗi cung ứng gà đồi Yên Thế ...................................... 40
Hình 4.1. Tổng quan chuỗi cung ứng gà đồi Yên Thế cho thị trường Hà Nội ............... 47
Hình 4.2. Các chuỗi tiêu thụ gà đồi Yên Thế chủ yếu .................................................... 49

vii


download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Nguyễn Văn Phương
2. Tên luận văn: “Nghiên cứu chuỗi cung ứng gà đồi Yên Thế cho thị trường
Hà Nội”
3. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã chuyên ngành: 60340102

4. Người hướng dẫn khoa học: PGS TS. Trần Hữu Cường
5. Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
6. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu:
6.1. Mục tiêu nghiên cứu:
- Phân tích thực trạng chuỗi cung ứng gà đồi Yên Thế cho thị trường Hà Nội,
làm cơ sở để đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ gà đồi Yên Thế theo chuỗi
cung ứng.
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi cung ứng;
- Phản ánh thực trạng chuỗi cung ứng gà đồi Yên Thế cho thị trường Hà Nội;
- Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ gà đồi Yên Thế theo chuỗi cung ứng
trong thời gian tới.
6.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuỗi cung ứng gà
đồi Yên Thế cho thị trường Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu về sản
xuất trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang và thị trường tiêu thụ trên địa bàn
thành phố Hà Nội. Phạm vi về thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 9/2015 đến
tháng 8/2016.

7. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng:
7.1. Phương pháp tiếp cận gồm có: Tiếp cận theo chuỗi, tiếp cận theo loại sản
phẩm và tiếp cận theo thị trường mở.
7.2. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu.
7.3. Phương pháp thu thập thơng tin gồm có: Phương pháp thu thập số liệu thứ
cấp; phương pháp thập thông tin sơ cấp.
7.4. Phương pháp xử lý số liệu: Thu thập, tập hợp, sắp xếp, phân loại số liệu thành

viii

download by :


dạng bảng, biểu đồ. Số liệu được xử lý bằng máy tính bỏ túi và máy vi tính với sự hỗ trợ
của chương trình Excel.
7.5. Phương pháp phân tích số liệu gồm có: Phương pháp thống kê mơ tả, phương
pháp thống kê so sánh và phương pháp phân tích chi phí, lợi nhuận.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
Luận văn đã hệ thống hóa được một số lý luận cơ bản về chuỗi cung ứng gà đồi
Yên Thế cho thị trường Hà Nội.
Luận văn đã đưa ra nội dung phân tích đánh giá về thực trạng và các nhân tố ảnh
hưởng đến đến chuỗi cung ứng gà đồi Yên Thế. Thực tiễn chuỗi cung ứng gà đồi Yên
Thế đã chỉ cho các hộ chăn nuôi, thương nhân thu mua gom, cơ sở giết mổ, chế biến tại
huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang và thương nhân phân phối, tiêu thụ tại địa bàn Hà Nội
những giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng gà đồi Yên Thế.
9. Luận văn đã đưa ra được các kết quả sau:
Đặc điểm, thực trạng, đánh gía, định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả
chuỗi cung ứng gà đồi Yên Thế cho thị trường Hà Nội.
10. Kết luận:
Chuỗi cung ứng là một hệ thống xem xét các đối tượng trong mối quan hệ của

các đối tượng khác và chịu sự tác động qua lại lẫn nhau. Nó ln hướng đến lợi ích lớn
nhất cho tồn bộ chuỗi chứ khơng chỉ hướng đến một tác nhân cụ thể nào. Chuỗi cung
ứng được đặc trưng bởi ba dịng: dịng sản phẩm, dịng thơng tin và dòng giá trị, các
dòng này dịch chuyển dọc theo các kênh phân phối của chuỗi từ tác nhân cung ứng đầu
tiên đến tác nhân tiêu dùng cuối cùng.
Chuỗi cung ứng đưa ra một cái nhìn tổng thể từ sản xuất đến tiêu thụ, từ đó đưa ra
các chiến lược đối với từng nhóm tác nhân nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và nâng cao
giá trị sản phẩm. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra các chính sách phát triển
cho các sản phẩm của ngành nơng nghiệp khi giá trị gia tăng còn thấp, sự liên kết trong sản
xuất và tiêu thụ còn yếu.
Chuỗi cung ứng gà đồi Yên Thế cho thị trường Hà Nội đã hình thành tương đối
đầy đủ các tác nhân. Hoạt động của chuỗi tuy đem lại lợi nhuận dương cho từng tác nhân
trong chuỗi nhưng chưa thực sự hiệu quả, chi phí sản xuất cao, lợi nhuận thấp, phân phối
lợi nhuận không đều giữa các tác nhân.
Chuỗi cung ứng gà đồi Yên Thế cho thị trường Hà Nội đang có được những
thuận lợi, nhưng cũng gặp khơng ít những khó khăn, thách thức trong thời gian tới, đặc

ix

download by :


biệt là tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng với nhiều hiệp định thương
mại tự do được ký kết và thực hiện, vấn đề thị trường, giá thức ăn chăn ni có những
viến động bất lợi, giá sản phẩm gà bán ra luôn bấp bênh, nhiều hộ chăn ni có nguy cơ
bị lỗ vốn, thậm chí phá sản nếu có dịch bệnh hoặc giá thị trường giảm mạnh. Các tác
nhân trong chuỗi còn hoạt động khá đơn lẻ, rời rạc, thiếu sự gắn kết giữa các tác nhân,
vì thế chưa tạo được lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm.
Để phát triển chuỗi cung ứng một cách hiệu quả cần liên kết chặt chẽ giữa các
khâu, các tác nhân trong chuỗi cung ứng, đồng thời tăng cường sự hỗ trợ của nhà nước

giúp các hộ chăn nuôi giảm giá thành sản phẩm và thu được nhiều lợi nhuận hơn,
giảm sự bất công trong phân phối thu nhập. Mặt khác, chính quyền địa phương cần
quản lý chặt chẽ dịch bệnh, tạo điều kiện giúp người dân tăng thu nhập, ổn định đời
sống, qua đó nâng cao khả năng cung ứng của chuỗi cung ứng gà đồi Yên Thế tại thị
trường Hà Nội.

x

download by :


ABRIDGMENT DISSERTATION MASTERS
1. Author's name: Nguyen Van Phuong
2. Name of the thesis: "Research on Yen The chicken supply chain for Hanoi markets"
3. Specialized: Business Administration

Code: 23.11.09.56

4. Proposed supervisor: Assoc. Prof, PhD. Tran Huu Cuong
5. Educational institutions: Vietnam National University of Agriculture
6. Target and object research:
6.1. Research objectives:
- Analyzing the situation of Yen The chicken supply chain for Hanoi markets, as
the basis give solutions to promote Yen The chicken consumption by supply chain.
- Contributing codified theoretical basis and practical to supply chain Yen The
chicken for Hanoi markets.
- Reflecting the current situation the Yen The chicken supply chain for Hanoi markets.
- Proposing solution to Yen The chicken supply chain in the future.
6.2 Object and scope of the study:
- Research subjects: Research subjects of the study is Yen The chicken

supply chain.
+ Scope of Research: The scope of space: Research projects is on production in
Yen The district, Bac Giang province and consumer markets in Hanoi.
+ The scope of time: This study was conducted from September in 2015 to
August in 2016.
7. The method of research was used:
7.1. Methods of approach include: Approach chains, type of products,
unrestricted market.
7.2. Methods of selecting research sites.
7.3. Methods of collecting information include: Methods of collecting secondary
data. Method of collecting information primary.
7.4. Data processing methods: Collect, aggregate, arrangement, classification of
data into tables, charts, The data is processed by calculator and computer with the aid of
the Excel program.
7.5. Data analysis methods include: Descriptive statistics method, comparative
statistics method and analysis of costs, profits method.

xi

download by :


8. The significance of scientific and practical:
- Thesis has codified some basic theory about Yen The chicken supply chain for
Hanoi markets.
- Thesis has launched content analysis and evaluation of reality and factors which
affect to Yen The chicken supply chain. The practical of Yen The chicken supply chain
draws lessons for livestock producers, trader, slaughterhouse in Yen The district, Bac
Giang Province and trader in Hanoi to improve Yen The chicken supply chain effectively.
9. The thesis has given the following results:

Characteristics, status and evaluation, solution-oriented and improve Yen The
chicken supply chain.
10. Conclusion:
Supply chain is a system of objects considering that have mutual interaction. It
always cares about the biggest benefits for the entire chain, not for particular factor.
Supply chain is characterized by three lines: product line, information line and value
line. These line move along the distribution channels of the supply chain from the first
to the final consumer factor.
Supply chain launched an overview from production to consumption. From
which giving the strategy for each factor to promote product sales and enhance the value
of products. It is very important to give out developing policies of agricultural products
when added value is low and the links in the production and consumption is weak.
Yen The chicken supply chain for Hanoi market is formed with nearly full of
factors. Chain operations bring benefit to each factor. However, it is not really effective
because of high product costs, high production costs, low profits, profits unevenly
distribution among actors.
Besides advantages, Yen The chicken supply chain for Hanoi market has lots of
difficulties and challenges in the future, especially market problems, feed prices
increase, the selling precarious price. Many livestock producers are at risk of capital
loss, even bankruptcy if the disease or the market price are plummeted. The factor in the
chain also works quite single, discrete, lack of cohesion, thus failing to create a
competitive advantage for their products.
To improve supply chain effectively, there need to link step and factors in
chain closely. On the one hand government need to support livestock producers by
reducing product price and inequities in income distribution. One the other hands, local
authorities need to manage disease, to help people increasing income, stabilizing their
life, thereby enhancing the Yen The chicken supply chain for Hanoi market.

xii


download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT
Nghề chăn ni gà của nước ta đã có lịch sử từ rất lâu đời, trước đây
người nông dân chăn nuôi chủ yếu theo phương thức quảng canh, phân tán, quy
mô nhỏ lẻ, sản phẩm làm ra mang tính tự cung tự cấp. Nhưng từ năm 1970 trở lại
đây nghề ni gà có những bước tiến nhanh và vững chắc. Từ phương thức chăn
nuôi phân tán, quảng canh chuyển sang phương thức tập trung có quy mơ lớn
như sự hình thành các trang trại, gia trại và nông hộ nuôi gà chăn thả trong khu
vực vườn đồi, đồng thời ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến
trên thế giới vào sản xuất, nên đã đẩy nhanh tốc độ phát triển đàn gà, khuyến
khích dịch chuyển chăn ni trang trại cơng nghiệp và bán công nghiệp lên các
vùng trung du miền núi, vùng cịn nhiều quỹ đất, mật độ chăn ni thấp, dân cư
thưa, khuyến khích chuyển đổi các vùng đất trống, trồng trọt kém hoặc dưới tán
cây ăn quả để chăn ni gà vườn đồi. Đây chính là một hướng xóa đói giảm
nghèo mà Đảng và Nhà nước ta đang cố gắng thực hiện và đã có những thành
cơng bước đầu. Trong chiến lược phát triển nơng nghiệp tồn diện, xây dựng nền
nơng nghiệp hàng hố bền vững, Bắc Giang khuyến khích phát triển nghề chăn
ni gà đồi với quy mô, năng suất và chất lượng. Những năm qua nghề chăn ni
gà đồi đã góp phần xố đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho hàng nghìn hộ
dân trong tỉnh, điển hình là gà đồi Yên Thế.
Yên Thế là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, có nhiều đồi núi thấp,
phần lớn đã được che phủ bằng cây lấy gỗ và cây ăn quả. Với đặc điểm đất đai đa
dạng, huyện có khả năng phát triển chăn ni gia cầm cũng như cây lương thực
và các loại cây ăn quả, cây màu, cây cơng nghiệp có giá trị. Thực hiện chương
trình sản xuất nơng nghiệp hàng hóa, phát huy lợi thế vùng, hiện nay huyện đang
tập trung phát triển chăn nuôi gà đồi. Sự phát triển chăn nuôi gà đồi tại huyện
khơng những đã góp phần xóa đói giảm nghèo mà còn làm cho Yên Thế trở

thành vùng chăn nuôi gà theo quy mô lớn, mang đặc điểm của sản xuất hàng hóa.
Những năm gần đây, bên cạnh việc tập trung thu hút đầu tư phát triển
công nghiệp và dịch vụ, sản xuất nơng nghiệp hàng hóa chất lượng cao đã được
các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến huyện quan tâm chỉ đạo. Từ năm 2011
đến nay, huyện Yên Thế đã phát động mạnh mẽ phong trào chăn nuôi gà đồi theo

1

download by :


quy trình an tồn sinh học dưới tán cây rừng, cây ăn quả trên các sườn đồi và đã
đạt được kết quả bước đầu quan trọng. Chỉ trong một thời gian ngắn, Yên Thế đã
trở thành một huyện có tổng đàn gà lớn nhất toàn quốc. Theo số liệu thống kê
của UBND huyện Yên Thế, tổng đàn gà của địa phương đạt trên 4 triệu con; mỗi
năm cung ứng ra thị trường từ 12 đến 13 triệu con, tương đương 23.400 tấn.
Gà đồi Yên Thế là con vật nuôi đầu tiên được cấp Giấy chứng nhận nhãn
hiệu và được người tiêu dùng trong cả nước biết đến. Tuy vậy, việc tổ chức tiêu
thụ gà đồi Yên Thế đang là bài tốn khó trong cơ chế thị trường hiện nay và thực
tế trong thời gian vừa qua, tình hình tổ chức tiêu thụ sản phẩm gà đồi Yên Thế đã
gặp không ít khó khăn, bất cập, đó là: Phương thức tổ chức cung ứng, tiêu thụ gà
còn nhỏ lẻ, phân tán, tư duy ngắn hạn, thiếu cái nhìn tổng thể từ sản xuất đến tiêu
thụ; công tác dự báo, đánh giá tình hình thị trường cịn hạn chế; phát triển chăn
ni chủ yếu là tự phát trong các hộ gia đình, chưa có sự gắn kết giữa các hộ
chăn ni, các trang trại, gia trại với các thương nhân kinh doanh. Công tác xúc
tiến thương mại, quảng bá sản phẩm gà đồi Yên Thế chưa đáp ứng yêu cầu, vẫn
còn nhiều người tiêu dùng chưa biết đến sản phẩm gà đồi Yên Thế. Việc tiêu thụ
chủ yếu là gà lông tươi sống, thông qua các chợ đầu mối, chợ dân sinh, chưa có
nhiều sản phẩm chế biến tiêu thụ tại các trung tâm thương mại và hệ thống siêu
thị. Mối liên kết 4 nhà (nhà nông - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp - nhà quản

lý) chưa chặt chẽ, chưa hình thành chuỗi cung ứng ổn định, bền vững, gắn trách
nhiệm và quyền lợi giữa các tác nhân tham gia. Mặt khác, thị trường Hà Nội hiện
là thị trường tiềm năng nhưng cũng vơ cùng khắt khe, địi hỏi chất lượng và phải
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; nếu khơng có sự liên kết chặt chẽ giữa các
khâu, các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng, để sản phẩm gà của các địa phương
khác lấn lướt thì khó giữ được uy tín, thương hiệu gà đồi Yên Thế trong lịng
người tiêu dùng Hà Nội.
Hơn nữa, để duy trì và phát triển bền vững sản phẩm gà đồi Yên Thế tại
thị trường Hà Nội, cần được nhìn nhận một cách toàn diện để hướng tới nâng
cao chất lượng, hiệu quả không những của từng tác nhân tham gia mà cịn cả
tồn bộ chuỗi cung ứng, bao gồm phân tích về kinh tế và quản lý chuỗi cung
ứng. Về mặt kinh tế phân tích tính cơng bằng trong việc chia sẻ chi phí, lợi ích,
dựa trên sự đóng góp của từng tác nhân trong chuỗi; về mặt quản trị chuỗi phân
tích đánh giá tính linh hoạt, khả năng đáp ứng và chất lượng sản phẩm được tạo
ra từ chuỗi cung ứng. Và đây cũng là một vấn đề mới, mang tính thời sự cao đối
2

download by :


với tỉnh Bắc Giang nói chung và ngành chăn ni gà nói riêng địi hỏi phải
nghiên cứu để làm rõ.
Nhận thấy, việc nghiên cứu phát triển, đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng
gà đồi Yên Thế cho thị trường Hà Nội, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát
triển chăn ni gà đồi, tìm hiểu rõ thực trạng nghề chăn ni gà đồi tại địa
phương, từ đó có cơ sở đưa ra một số giải pháp phù hợp để giải quyết các khó
khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho sản phẩm gà đồi Yên Thế giữ vững chỗ đứng
trên thị trường Hà Nội và ngày càng phát triển sang các thị trường khác là việc
rất cần thiết. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu chuỗi cung ứng gà đồi
Yên Thế cho thị trường Hà Nội” làm đề tài luận văn của mình.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng chuỗi cung ứng gà đồi Yên Thế cho thị
trường Hà Nội, từ đó đề xuất giải pháp thúc đẩy tiêu thụ gà đồi Yên Thế theo
chuỗi cung ứng trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi cung ứng;
- Phân tích thực trạng chuỗi cung ứng gà đồi Yên Thế cho thị trường
Hà Nội.
- Đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ gà đồi Yên Thế theo chuỗi
cung ứng trong thời gian tới.
1.3. CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đề tài này sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau đây:
- Thực trạng chuỗi cung ứng gà đồi Yên Thế cho thị trường Hà Nội diễn
ra như thế nào?
- Hiệu quả kinh tế của từng tác nhân tham gia chuỗi cung ứng gà đồi Yên
Thế cho thị trường Hà Nội?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng chủ yếu đến chuỗi chuỗi cung ứng gà đồi
Yên Thế cho thị trường Hà Nội ?
- Những thuận lợi, khó khăn và bài học kinh nghiệm cho chuỗi cung ứng
gà đồi Yên Thế là gì?
3

download by :


- Để đẩy mạnh tiêu thụ gà đồi Yên Thế theo chuỗi cung ứng trong thời
gian tới cần đề xuất những giải pháp nào?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
chuỗi cung ứng gà đồi Yên Thế cho thị trường Hà Nội
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu

1.4.2.1. Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích chuỗi cung ứng gà đồi Yên Thế cho
thị trường Hà Nội với 2 sản phẩm chủ lực là gà Ri lai và gà Mía lai, thơng qua
các hoạt động cung ứng đầu vào, tổ chức chăn nuôi, các kênh phân phối, tiêu thụ,
cụ thể: Phân tích hoạt động và mối liên kết của các tác nhân trong chuỗi; Phân
tích kết quả và hiệu quả kinh tế của từng tác nhân tham gia chuỗi cung ứng; Các
yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến mối liên kết của các tác nhân, ảnh hưởng đến hiệu
quả kinh tế và quản lý chuỗi cung ứng. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp
đẩy mạnh tiêu thụ gà đồi Yên Thế theo chuỗi cung ứng.

1.4.2.2. Phạm vi không gian
- Về sản xuất: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
- Về tiêu thụ: Nghiên cứu thị trường tiêu thụ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

1.4.2.3. Phạm vi thời gian
- Thời gian thực hiện từ tháng 9/2015 đến tháng 9/2016
- Số liệu cho nghiên cứu được thu thập điều tra trực tiếp từ tháng 9/2015
đến tháng 12/2015. Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2013 đến năm 2015.

4

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1. Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của chuỗi cung ứng

2.1.1.1. Khái niệm về chuỗi cung ứng
Khái niệm về chuỗi cung ứng xuất hiện từ những năm 60 của thế kỉ XX.
Khi đó, chuỗi cung ứng là đơn lẻ, chưa có sự kết hợp cả việc cung ứng vật tư, kỹ
thuật, nguyên vật liệu,... với việc phân phối sản phẩm. Đến những năm 90, các
chuỗi cung ứng hiện đại hình thành và phát triển mạnh ở nhiều công ty.
Cho đến nay, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về chuỗi cung ứng theo
nhiều hướng tiếp cận khác nhau và có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ
“chuỗi cung ứng”. Dưới đây là một số định nghĩa về chuỗi cung ứng:
Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối
nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên vật liệu, chuyển đổi nguyên liệu
thành bán thành phẩm, thành phẩm và phân phối chúng cho khách hàng
(Ganesham, Ran & Terry P. Harrison, 1995).
Chuỗi cung ứng là sự liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm đưa sản phẩm
hay dịch vụ ra thị trường [Lambert, Douglas M., James R. Stock & Lisa M.
Ellram (1998), ch. 14].
Chuỗi cung ứng bao gồm các liên kết giữa các tổ chức trong dịng chảy
xi chiều và ngược chiều của sản phẩm, dịch vụ, tài chính, thơng tin từ nguồn
ban đầu đến khách hàng cuối cùng [Robert M. Monczka, Robert B. Handfield,
Larry C. Giunipero, James L. Patterson (2009), tr. 10].
Chuỗi cung ứng bao gồm mọi cơng đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián
tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm
nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản
thân khách hàng. Hay chuỗi cung ứng hiểu một cách đơn giản đó là sự kết nối
các nhà cung cấp, khách hàng, nhà sản xuất và các tổ chức cung cấp dịch vụ liên
quan đến quá trình kinh doanh [Chopra, Sunil, and Peter Meindl (2003), ch. 1].
Theo Hội đồng chuỗi cung ứng: Chuỗi cung ứng bao gồm mọi hoạt động
liên quan đến sản xuất và phân phối một sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn chỉnh, bắt
đầu từ nhà cung cấp đầu tiên đến khách hàng cuối cùng.

5

download by :


Như vậy, chuỗi cung ứng là mối liên kết thành dòng chảy của các bên liên
quan, để nguyên vật liệu được chuyển thành sản phẩm và phân phối đến tay
người tiêu dùng cuối cùng. Để quá trình này diễn ra trôi chảy, cần xây dựng được
mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà cung cấp, nhà sản xuất, khách hàng.
Theo các quan điểm trên, chúng ta có thể hiểu thuật ngữ “chuỗi cung ứng”
bao gồm đối tượng tham gia chuỗi, quá trình vận chuyển và lưu giữ các sản
phẩm, quá trình tạo giá trị, q trình trao đổi thơng tin, q trình chi trả. Những
thành phần này sẽ tác động qua lại với nhau để kết nối tài nguyên và sản phẩm
đến người tiêu dùng cuối cùng.
Mục đích cuối cùng và quan trọng nhất của chuỗi cung ứng là quá trình
tạo giá trị cho doanh nghiệp thông qua các giai đoạn khác nhau của quá trình
cung ứng, sản xuất, phân phối nhằm làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Theo các định nghĩa này thì một chuỗi cung ứng được dùng để miêu tả
cho một chuỗi các hoạt động có quan hệ chặt chẽ, với nhiều tác nhân tham gia từ
cung ứng nguyên liệu, sản xuất, phân phối nhằm thỏa mãn nhu cầu của người
tiêu dùng. Cung ứng tập trung vào cách thức, nơi mà từ khi nguyên liệu được
mua và cung cấp cho nhà sản xuất. Sản xuất là quá trình chuyển đổi các nguyên
liệu đến thành phẩm. Phân phối là các sản phẩm này đã hoàn thành đưa đến
khách hàng cuối cùng thông qua một mạng lưới các nhà phân phối, nhà kho và
nhà bán lẻ.
Chuỗi cung ứng là một hệ thống các tổ chức, con người, hoạt động, thông
tin và các nguồn lực liên quan tới việc chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung
cấp (chuỗi cung ứng) đến khách hàng. Hoạt động chuỗi cung ứng liên quan đến
chuyển đổi các tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu và các thành phần thành một
sản phẩm hoàn chỉnh để giao cho khách hàng cuối cùng. Trong các hệ thống

chuỗi cung ứng phức tạp, các sản phẩm được sử dụng có thể tái nhập vào chuỗi
cung ứng tại bất kỳ điểm nào giá trị cịn lại có thể tái chế được.
Tóm lại, có thể khái quát, chuỗi cung ứng là tập hợp một chuỗi các hoạt
động để chuyển hóa nguồn lực đầu vào thành các sản phẩm đầu ra (hình 2.1).
Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp
hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, thể hiện sự dịch chuyển
nguyên vật liệu xuyên suốt quá trình từ nhà cung cấp ban đầu đến khách hàng
cuối cùng.
6

download by :


Sản phẩm/dịch vụ
Tạo giá trị

Nguyên
liệu đầu
vào

Sản xuất,
chế biến

Người bán
buôn

Người
bán lẻ

Người tiêu

dùng

Thơng
tin
Tài
chính
Hình 2.1. Sơ đồ về chuỗi cung ứng
Một chuỗi cung ứng hợp nhất nối liền từ người cung cấp đến người tiêu
dùng thông qua một loạt các đơn vị liên quan như người chế biến, người bán buôn,
người bán lẻ nhằm quản trị ba dòng là: sản phẩm dịch vụ (hàng hóa lưu thơng),
thơng tin liên quan và cả về mặt tài chính. Trong đó, người tiêu dùng khơng tạo ra
giá trị gia tăng như các tác nhân khác, đơn thuần chỉ là người mua hàng của người
bán lẻ. Người bán lẻ là tác nhân cuối cùng tạo ra giá trị gia tăng trong chuỗi.
Đặc trưng của chuỗi cung ứng là quá trình biến đổi các yếu tố vật chất
thành sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng.
2.1.1.2. Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng
 Giúp các tác nhân khắc phục những khó khăn, bất lợi
Để sản xuất ra một loại sản phẩm, yêu cầu những chủng loại, vật tư nguyên
liệu đầu vào, khoa học kỹ thuật, trình độ của nhân công khác nhau trong khi mỗi
đơn vị sản xuất khơng tự làm được tất cả cơng đoạn, đó là kết quả của q trình
phân cơng lao động, liên kết hợp tác giữa hai hoặc nhiều bên nhằm phát huy lợi thế
so sánh, giảm chi phí sản xuất và chủ động, ổn định sản xuất - kinh doanh.
 Giúp các tác nhân phản ứng nhanh với thay đổi của thị trường
Ở một khía cạnh khác, chuỗi cung ứng liên kết còn giúp cho các tác nhân
phản ứng nhanh trước những thay đổi của thị trường. Trước những nhu cầu và điều
kiện thay đổi của thị trường, cần phải có thông tin và đủ khả năng triển khai nhanh
7

download by :



chóng các phương án sản xuất mới. Nó giúp cho sản phẩm được tiêu thụ nhanh
hơn, khi mà các cửa hàng kinh doanh nhận làm đại lý bán buôn, bán lẻ sản phẩm,
do đó mà sản phẩm sẽ được đưa vào thị trường nhanh chóng, kịp thời hơn. Giúp
cho sự tiếp cận nhanh chóng các cơng nghệ và kỹ thuật mới. Ngược lại, sự thay đổi
của thị trường cũng thúc đẩy liên kết cung ứng. Trong thực tế, khi những thay đổi
của thị trường vượt ra ngoài khả năng đáp ứng của một hộ, một cơ sở hay một
doanh nghiệp thì buộc các hộ phải tìm cách liên kết với các đối tác khác để tìm
kiếm sự hỗ trợ về vốn và công nghệ.
 Giúp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh
Trong kinh doanh có nhiều rủi ro đến từ các yếu tố khách quan hoặc chủ
quan, khi đó nếu như đứng ngồi vịng liên kết theo chuỗi cung ứng, thì có thể
các tác nhân sẽ phải chịu nhiều thiệt hại, đồng thời phải bỏ ra những khoản chi
phí để ứng phó lại với những khó khăn đó. Ngược lại nếu có sự liên kết trong
chuỗi cung ứng, sẽ có sự hỗ trợ đến từ các phía; thơng qua hợp đồng đã ký kết
giữa các bên, các tác nhân sẽ bớt chịu sự tác động của đối tác, có thể là nhà cung
cấp hoặc phía khách hàng.
2.1.1.3. Ý nghĩa của chuỗi cung ứng
Ngày nay, để cạnh tranh thành công trong bất kỳ môi trường kinh doanh
nào, các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào hoạt động của riêng mình mà phải
tích hợp vào cơng việc của nhà cung cấp cũng như khách hàng của nó. Bởi lẽ khi
doanh nghiệp muốn đáp ứng sản phẩm hay dịch vụ cho khách hàng họ buộc phải
quan tâm sâu sắc hơn đến dòng dịch chuyển nguyên vật liệu, cách thức thiết kế,
đóng gói và dịch vụ của nhà cung cấp hay cách vận chuyển, bảo quản hàng hóa,
phục vụ khách hàng của nhà bán lẻ… Hơn nữa cạnh tranh mang tính tồn cầu ngày
càng khốc liệt, chu kỳ sống của sản phẩm mới ngày càng ngắn hơn, mức độ kỳ
vọng của khách hàng ngày càng cao hơn buộc các doanh nghiệp phải đầu tư và tập
trung nhiều hơn vào chuỗi cung ứng của nó. Lợi ích của chuỗi cung ứng là:
• Khỏa lấp một cách hữu hiệu khoảng trống giữa nguồn cung với nhu cầu
cuối cùng

• Nhà sản xuất bố trí cơ sở sản xuất tại vị trí tốt nhất, bất kể đến vị trí của
khách hàng
• Thơng qua việc tập trung hoạt động sản xuất ở một cơ sở lớn, nhà sản
xuất hưởng lợi từ tính kinh tế nhờ quy mơ.
8

download by :


• Nhà sản xuất không cần lưu trữ số lượng lớn sản phẩm hoàn thành, các
thành tố ở gần khách hàng sẽ thực hiện việc lưu trữ này.
• Nhà bán sỉ đặt các đơn hàng lớn, và nhà sản xuất chiết khấu giá cho nhà
bán sỉ làm cho chi phí đơn vị giảm.
• Nhà bán sỉ giữ nhiều loại sản phẩm tồn kho từ nhiều nhà sản xuất, cung
cấp đa dạng sự lựa chọn cho khách hàng bán lẻ.
• Nhà bán sỉ ở gần nhà bán lẻ vì thế thời gian giao hàng ngắn
• Nhà bán lẻ lưu trữ tồn kho thấp khi nhà bán sỉ cung cấp hàng một cách
tin cậy.
• Nhà bán lẻ kinh doanh ít hàng hóa với quy mô hoạt động nhỏ nên phục
vụ khách hàng một cách nhanh chóng hơn.
• Tổ chức có thể phát triển chuyên môn trong một loại hoạt động hoặc
chức năng kinh doanh cụ thể.
Xây dựng chuỗi cung ứng gà đồi Yên Thế cho thị trường Hà Nội nhằm
đưa ra mô hình chuỗi cung ứng phù hợp, giúp các khâu, các hoạt động trong
chuỗi cung ứng liên kết lại với nhau tạo thành một mắt xích vững chắc, thuận lợi
trong việc chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng
các yêu cầu ngày càng khắt khe từ các thị trường khó tính, gia tăng sự thỏa mãn
của khách hàng và các bên liên quan thông qua việc cải thiện các mối quan hệ
trong chuỗi cung ứng để tạo lợi thế cạnh tranh.
Đề tài này sẽ cung cấp cho nhà quản trị chuỗi cung ứng một mô hình tổng

thể về việc tối ưu hóa các hoạt động từ khâu cung ứng nguồn nguyên liệu đầu
vào đến khi phân phối sản phẩm cuối cùng được nghiên cứu sâu, có cơ sở khoa
học và số liệu thực tiễn để xem xét và từ đó có thể đưa ra các quyết định cần thiết
cho sản xuất, kinh doanh đạt được các mục tiêu.
2.1.2. Nội dung nghiêm cứu chuỗi cung ứng
2.1.2.1. Các mơ hình chuỗi cung ứng
Có rất nhiều mơ hình chuỗi cũng ứng mà đề cập đến cả phía trên và phía
dưới của chuỗi. Mơ hình SCOR (Supply - Chain Operations Reference - Tham
khảo chuỗi hoạt động cung ứng) được phát triển bởi công ty tư vấn PRTM (bây
giờ là một phần của PricewaterhouseCoopers LLP - PwC) đã được xác nhận bởi
hội đồng chuỗi cung ứng (Supply - Chain Council - SCC) và trở thành công cụ

9

download by :


chuẩn đốn tiêu chuẩn cho các yếu tố cơng nghiệp trong quản trị chuỗi cung ứng.
SCOR đo lường toàn bộ hiệu suất chuỗi cung ứng. Đó là một mơ hình tham chiếu
quá trình cho quản trị chuỗi cung ứng, trải rộng từ các nhà cung cấp của nhà cung
cấp tới khách hàng của khách hàng[3]. Nó bao gồm thực hiện giao hàng và thực
hiện đơn hàng, sản xuất linh hoạt, chi phí bảo hành và q trình gửi trả về, hàng
tồn kho, các lượt tài sản, và các yếu tố khác trong việc đánh giá hiệu suất hiệu
quả toàn bộ của chuỗi cung ứng. Dưới đây là một số mô hình chuỗi cung ứng:
a) Mơ hình chuỗi cung ứng đơn giản:
Mơ hình này bao gồm cơng ty, các nhà cung cấp và khách hàng của cơng ty
đó. Các mối liên kết trong chuỗi cung ứng chỉ dừng lại ở mức độ 2 bên. Những
cơng ty có quy mơ nhỏ sẽ có mơ hình quản lý chuỗi cung ứng này.
Nhà cung ứng


Cơng ty

Khách hàng

Hình 2.2. Mơ hình chuỗi cung ứng đơn giản
Nguồn: Mechael Hugos (2003)

Một công ty sản xuất sẽ nằm trong “mơ hình đơn giản”, khi họ chỉ mua
ngun vật liệu từ một nhà cung cấp, sau đó tự làm ra sản phẩm của mình rồi bán
trực tiếp cho người sử dụng. Ở đây, công ty chỉ phải xử lý việc mua nguyên vật
liệu rồi sản xuất ra sản phẩm bằng một hoạt động và tại một địa điểm duy nhất
(single-site).
b) Mơ hình chuỗi cung ứng mở rộng:
Nhà C.cấp
cuối cùng

Nhà cung cấp

Cơng ty

Khách hàng

Khách hàng
cuối cùng

Nhà C.cấp
dịch vụ

Hình 2.3. Mơ hình chuỗi cung ứng mở rộng
Nguồn: Mechael Hugos (2003)


10

download by :


Ngoài những thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng đơn giản, chuỗi cung
ứng mở rộng sẽ có thêm các thành phần như nhà cung cấp của nhà cung cấp,
khách hàng của khách hàng, công ty cung cấp dịch vụ cho chuỗi cung ứng như
logistics, tài chính, tiếp thị và cơng nghệ thơng tin.
c) Mơ hình chuỗi cung ứng điển hình:
Trong mơ hình chuỗi cung ứng điển hình, ngun vật liệu được mua ở
một hoặc nhiều nhà cung cấp, các bộ phận được sản xuất ở một hoặc nhiều nhà
máy, sau đó được chuyển đến cơng ty sản xuất. Sản phẩm được phân phối đến
nhà bán sỉ, qua nhà bán lẻ đến tay người tiêu dùng. Các mối quan hệ này được
liên kết với nhau thành một mạng lưới. Dòng sản phẩm, dịch vụ và thông tin lưu
chuyển liên tục trong cả chuỗi.

Hình 2.4. Mơ hình chuỗi cung ứng điển hình
Nguồn: Giáo trình quản trị chuỗi cung ứng (2004)

Chuỗi cung ứng điển hình như trong hình 2.4, chúng ta có thể hình dung
các doanh nghiệp nằm ở khu vực giữa như doanh nghiệp trung tâm. Thực tế,
doanh nghiệp trung tâm không chỉ là doanh nghiệp lắp ráp sản phẩm cuối cùng, nó
cũng có thể là bất cứ doanh nghiệp nào tham gia trong chuỗi cung ứng, tùy thuộc
vào phạm vi tham chiếu và mục tiêu của nhà quản trị khi xem xét mơ hình. Các
sản phẩm sẽ đến tay người tiêu dùng theo một số hình thức của chuỗi cung ứng.
Chuỗi cung ứng đơn giản sẽ chỉ có ít thực thể tham gia, trong khi với các chuỗi
phức tạp số các thực thể tham gia sẽ rất lớn. Như thế, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy
11


download by :


rằng chỉ có một nguồn tạo ra lợi nhuận duy nhất cho tồn chuỗi đó là khách hàng
cuối cùng. Khi các doanh nghiệp riêng lẻ trong chuỗi cung ứng ra các quyết định
kinh doanh mà không quan tâm đến các thành viên khác trong chuỗi, dẫn đến giá
bán cho khách hàng cuối cùng sẽ rất cao, mức phục vụ của chuỗi cung ứng thấp và
nhu cầu khách hàng tiêu dùng cuối cùng có thể sẽ giảm xuống. Cùng với các thực
thể chính, có rất nhiều doanh nghiệp khác liên quan một cách gián tiếp đến hầu hết
các chuỗi cung ứng, và họ đóng vai trị quan trọng trong việc phân phối sản phẩm
cuối cùng cho khách hàng. Đó là các nhà cung cấp dịch vụ, chẳng hạn như các
công ty vận tải đường không và đường bộ, các nhà cung cấp hệ thống thông tin,
các công ty kinh doanh kho bãi, các hãng môi giới vận tải, các đại lý và các nhà tư
vấn. Trong đa số chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này đặc biệt
hữu ích đối với các doanh nghiệp trung tâm, vì nhờ thế họ có thể mua sản phẩm ở
nơi họ cần, hoặc cho phép người mua và người bán giao tiếp một cách hiệu quả,
cho phép doanh nghiệp phục vụ các thị trường xa xôi, giúp các doanh nghiệp tiết
kiệm chi phí vận tải nội địa và quốc tế, và nói chung cho phép doanh nghiệp phục
vụ tốt khách hàng với chi phí thấp nhất có thể.
2.1.2.2. Các tác nhân trong chuỗi cung ứng
Với hình thức đơn giản nhất, một chuỗi cung ứng bao gồm công ty, các
nhà cung cấp và khách hàng của cơng ty đó. Đây là tập hợp những đối tượng
tham gia cơ bản để tạo ra một chuỗi cung ứng cơ bản. Những chuỗi cung ứng mở
rộng có ba loại đối tượng tham gia truyền thống:
- Loại thứ nhất là: nhà cung cấp của các nhà cung cấp hay nhà cung cấp
cuối cùng ở vị trí bắt đầu của chuỗi cung ứng mở rộng.
- Loại thứ hai là: khách hàng của các khách hàng hay khách hàng cuối
cùng ở vị trí kết thúc của chuỗi cung ứng.
- Loại thứ ba là: tổng thể các công ty cung cấp dịch vụ cho những công ty

khác trong chuỗi cung ứng. Đây là các công ty cung cấp dịch vụ về hậu cần, tài
chính, tiếp thị và cơng nghệ thơng tin. Trong chuỗi cung ứng cũng có sự kết hợp
của một số công ty thực hiện những chức năng khác nhau. Những cơng ty đó là
nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ và khách hàng cá nhân hay
khách hàng là tổ chức. Những công ty thứ cấp này sẽ có nhiều cơng ty khác nhau
cung cấp hàng loạt những dịch vụ cần thiết.

12

download by :


×