Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của các mức protein trong khẩu phần ăn đến khả năng sản xuất của gà dòng VP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.89 MB, 75 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN BÌNH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC PROTEIN
TRONG KHẨU PHẦN ĂN ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
CỦA GÀ DỊNG VP
Ngành:

Chăn ni

Mã số:

60 62 01 05

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Nguyễn Bá Mùi
2. TS. Hồ Xuân Tùng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Bình

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến PGS. TS NGUYỄN BÁ MÙI, TS HỒ XUÂN TÙNG đã tận tình hướng
dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập
và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
mơn Sinh lý và tập tính động vật , Khoa Chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm nghiên
cứu và huấn luyện chăn nuôi - Viện chăn nuôi đã giúp đỡ và tạo điều kiện tơi trong
suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2017


Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Bình

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục biểu đồ, đồ thị ................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract.............................................................................................................. ix ix
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2


1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.

Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................... 3

2.1.1.

Khả năng sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng ................................................. 3

2.1.2.

Hiệu quả sử dụng thức ăn ................................................................................... 8

2.1.3.

Protein trong dinh dưỡng gia cầm ...................................................................... 9

2.1.4.

Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu protein của gà ...................................... 14

2.2.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ............................................ 17


2.2.1.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................................... 17

2.2.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước ..................................................................... 18

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 21
3.1.

Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 21

3.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 21

3.3.

Đối tượng, vật liệu nghiên cứu ......................................................................... 21

3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 22

3.4.1.

Xác định mức protein thích hợp trên gà giống bố mẹ ...................................... 22

3.4.2.


Xác định mức proein thích hợp trên gà thương phẩm ...................................... 23

3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 23

iii

download by :


3.5.1.

Phương pháp bố trí thí nghiệm ......................................................................... 23

3.5.2.

Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm .................. 25

3.5.3.

Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ............................................ 26

3.6.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 31

Phần 4. Kết quả và thảo luận ...................................................................................... 32
4.1.


Trên gà bố mẹ ................................................................................................... 32

4.1.1.

Tỷ lệ nuôi sống ................................................................................................. 32

4.1.2.

Khối lượng cơ thể ............................................................................................. 34

4.1.3.

Tuổi thành thục sinh dục của gà ....................................................................... 37

4.1.4.

Tỷ lệ đẻ ............................................................................................................. 38

4.1.5.

Năng suất trứng................................................................................................. 41

4.1.6.

Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng .................................................................... 42

4.1.7.

Chất lượng trứng ............................................................................................... 43


4.2.

Trên gà thương phẩm ........................................................................................ 46

4.2.1.

Tỷ lệ nuôi sống ................................................................................................. 46

4.2.2.

Khối lượng cơ thể ............................................................................................. 48

4.2.3.

Sinh trưởng tuyệt đối của gà qua các tuần tuổi................................................. 51

4.2.4.

Sinh trưởng tương đối ....................................................................................... 53

4.2.5.

Lượng thức ăn thu nhận .................................................................................... 55

4.2.6.

Hiệu quả sử dụng thức ăn ................................................................................ 57

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 59

5.1.

Kết luận............................................................................................................. 59

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 59

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 60

iv

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

A

: Sinh trưởng tuyệt đối

ĐC

: Đối chứng

Cs


: Cộng sự

CP

: Protein thô

HQSDTA

: Hiệu quả sử dụng thức ăn

KL

: Khối lượng

KLCT

: Khối lượng cơ thể

LTATN

: Lượng thức ăn thu nhận

ME

: Năng lượng trao đổi

N

: Số con




: Thức ăn

TN

: Thí nghiệm

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TTTA

: Tiêu tốn thức ăn

SE

: Sai số trung bình

SD

: Độ lệch chuẩn

R

: Sinh trưởng tương đối

v


download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên gà bố mẹ (VP4) ............................................ 24

Bảng 3.2.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên gà thương phẩm (VP34) ............................... 24

Bảng 3.3.

Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng của nguyên liệu thức ăn thí
nghiệm ....................................................................................................... 25

Bảng 3.4.

Cơng thức thức ăn cho gà bố mẹ VP4 ....................................................... 25

Bảng 3.6.

Thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm cho gà
bố mẹ ......................................................................................................... 26

Bảng 3.7.

Thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm cho gà
thương phẩm .............................................................................................. 26


Bảng 4.1.

Tỷ lệ nuôi sống của gà bố mẹ qua các tuần tuổi ........................................ 33

Bảng 4.2.

Khối lượng cơ thể gà mái VP4 qua các giai đoạn tuổi .............................. 35

Bảng 4.3.

Tuổi thành thục của gà............................................................................... 38

Bảng 4.4.

Tỷ lệ đẻ của gà qua các tuần tuổi............................................................... 39

Bảng 4.5.

Năng suất trứng (NST) qua các tuần tuổi ................................................. 41

Bảng 4.6.

Tiêu thụ thức ăn và tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng .............................. 43

Bảng 4.7.

Kết quả khảo sát trứng tại 38 tuần tuổi (n=30) .......................................... 45

Bảng 4.8.


Tỷ lệ nuôi sống của gà thương phẩm qua các tuần tuổi ............................ 47

Bảng 4.9.

Khối lượng cơ thể gà thương phẩm qua các tuần tuổi ............................... 49

Bảng 4.10. Sinh trưởng tuyệt đối của gà qua các tuần tuổi ......................................... 52
Bảng 4.11. Sinh trưởng tương đối của gà thương phẩm VP34 ................................... 54
Bảng 4.12. Lượng thức ăn thu nhận của gà ................................................................. 56
Bảng 4.13. Tiêu tốn thức ăn/kg khối lượng tăng ......................................................... 58

vi

download by :


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà bố mẹ .................................................................... 34
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ nuôi sống trên gà thương phẩm gà .................................................... 48
Đồ thị 4.1.

Khối lượng gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g) ........................................ 37

Đồ thị 4.2.

Tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ............................................ 40

Đồ thị 4.3.


Khối lượng cơ thể gà thương phẩm qua các tuần tuổi ............................... 51

Đồ thị 4.4.

Sinh trưởng tuyệt đối của gà ...................................................................... 53

Đồ thị 4.5.

Sinh trưởng tương đối của gà .................................................................... 55

vii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Bình
Tên luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức protein trong khẩu phần ăn đến khả
năng sản xuất của gà dòng VP
Ngành: Chăn nuôi;

Mã số: 60 62 01 05

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Xác định mức Protein thích hợp trong khẩu phần thức ăn của gà bố mẹ dòng VP 4;
Xác định mức Protein thích hợp trong khẩu phần thức ăn ni gà thương phẩm
dòng VP 34.
Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành trên đàn gà bố mẹ và đàn gà thương phẩm tại trại

thực nghiệm Liên Ninh thuộc Trung tâm nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi – Viện
chăn nuôi.
Trên mỗi đối tượng (đàn bố mẹ và đàn thương phẩm) nghiên cứu tiến hành trên 900
gà chia thành 3 lơ thí nghiệm với chế độ ni dưỡng, chăm sóc như nhau để theo dõi.
Kết luận
Trên gà bố mẹ giai đoạn 21 – 38 tuần tuổi với mức protein 19% và 20% có tỷ lệ
đẻ và năng suất trứng cao hơn mức protein 18% (p<0,05). Tiêu tốn thức ăn/10 trứng ở
mức 19% và 20% thấp hơn mức protein 18%.
Kết thúc thí nghiệm (16TT) khối lượng gà thương phẩm trong thí nghiệm 3 với
mức protein từng giai đoạn (0 - 4 TT; 5 – 8TT; 9 – 16TT) lần lượt là: 20%; 18%; 17%
có khối lượng cơ thể cao hơn thí nghiệm 1 với mức protein trong từng giai đoạn lần
lượt là: 18%; 16%; 15%. Tiêu tốn thức ăn/kg khối lượng tăng ở thí nghiệm 3: 3,79 kg
TĂ/kg KL tăng, thấp hơn thí nghiệm 1 là: 4,16 kg TĂ/kg KL với (p<0,05).

viii

download by :


THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Van Binh
Title: Study on protein levels in the diet on production ability of VP chicken
Mayor: Animal husbandary;

Code: 60 62 01 05

Education facility: Vietnam National University of Agriculture
Objects:
Detemine the optimal protein level in diet of VP4 parent stock;
Detemine the optimal protein level in diet of VP34 broiler chicken.

Meterials and Methods
- The present study was conducted on parents stock and broiler chickenin Lien
Ninh experiment farm, Livestock Research and Traning Center – National Institute of
Animal Science.
- On each object (parents stock and broiler chicken) the study was conducted on 900
heads divided in to three experiment groups with the same nurturing and caring mode.
Results and Conclusion
On the parents stock at 21 – 38 weeks, the rate of egg lay in 19% and 20% protein
in diet groups were higher than that of the 18% group (p<0,05). Food comsumption to
produce 10 eggs in 19% and 20% groups were lower compared with that of 18% protein
in diet hens.
At the end of the study (16 weeks), broiler chicken weight in experiment 3
(protein in each period: 0 - 4 w; 5 – 8w; 9 – 16w are 20%; 18%; 17%, respectively)
was higher than that of chicken in experiment 1 (protein in each period: 0 - 4 w; 5 –
8w and 9 – 16w are 18%; 16% and 15%, respectively). Food consumption needed to
produce 1kg increase in weight in experiment 3 (3,79 kg) was lower than experiment 1
(4,16 kg; p<0,05).

ix

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, chăn nuôi gà thả vườn đang từng bước phát triển mạnh mẽ, đây là
một trong những hoạt động sản xuất mang tính truyền thống, góp phần vào
chương trình xóa đói giảm nghèo của nhiều địa phương và đã mang lại hiệu quả
thiết thực. Các giống gà thả vườn hiện nay được ni nhiều là nhóm giống gà nội
địa như gà Nòi, gà Ta, gà Tàu vàng và những giống gà nhập nội như Tam Hoàng,

Lương Phượng, Ri lai. Mỗi giống gà phù hợp với điều kiện chăn thả, khí hậu
từng vùng khác nhau. Nghiên cứu, lai tạo ra các dòng giống gà mới cùng với việc
xác định nhu cầu protein phù hợp, là nhiệm vụ quan trọng của nghành chăn nuôi.
Theo Tổng cục thống kê năm 2009, mức tiêu thụ trứng bình quân đầu
người của nước ta mới chỉ đạt khoảng 80 quả trứng/đầu người, chưa bằng 1/3
so với các nước phát triển. Theo chiến lược phát triển chăn ni đến năm 2020
của Chính phủ, nước ta sẽ sản xuất được khoảng 14 tỷ quả trứng và trên 1.000
ngàn tấn thịt. Tính bình qn sản phẩm trứng tiêu thụ/người năm 2020 đạt trên
140 quả.
Trong chăn nuôi gia cầm chi phí thức ăn chiếm 70-75% giá thành sản
phẩm, việc cân bằng các chất dinh dưỡng trong khẩu phần giúp sinh trưởng và
phát triển tốt là biện pháp quan trọng để tăng năng suất và hạ giá thành sản
phẩm. Protein là một thành phần dinh dưỡng quan trọng, nó tham gia vào cấu tạo
tế bào, là thành phần quan trọng của sự sống. Protein còn tham gia cấu tạo các
men sinh học, các hormone, làm chức năng xúc tác điều hòa cho q trình đồng
hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể động vật. Protein chiếm 1/5 khối lượng cơ
thể gà và 1/7-1/8 khối lượng trứng. Nếu protein trong thức ăn thiếu hụt sẽ làm
cho khả năng sản suất trứng và thịt giảm xuống, vì vậy, yêu cầu đặt ra trong
chăn ni là xác định được mức protein thích hợp trong thức ăn cho gà giúp
người chăn nuôi đạt hiệu quả cao nhất.
Dòng gà VP mới được chọn tạo tại Trung tâm nghiên cứu và huấn luyện
chăn nuôi bước đầu đã được người chăn ni đón nhận tích cực. Để hồn thiện
quy trình chăm sóc và ni dưỡng đối với gà dịng VP chúng tơi tiến hành triển
khai đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức protein trong khẩu phần ăn đến
khả năng sản xuất của gà dòng VP”.

1

download by :



1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định mức Protein thích hợp trong khẩu phần thức ăn nuôi gà bố mẹ VP 4;
Xác định mức Protein thích hợp trong khẩu phần thức ăn ni gà thương
phẩm VP 34;
Kết quả thu được góp phần hồn thiện qui trình ni dưỡng, chăm sóc gà bố
mẹ và gà thương phẩm hướng thịt trong nông hộ và gia trại.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiến hành trên đàn gà bố mẹ VP4 và đàn gà thương phẩm VP 34
các giai đoạn tuổi.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Đề tài góp phần xây dựng, hồn thiện qui trình chăm sóc, ni dưỡng gà bố mẹ
dòng VP 4 và gà thương phẩm hướng thịt VP34 trong nông hộ và gia trại.
Các kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị như tài liệu khoa học để tham khảo.

2

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Khả năng sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng
2.1.1.1. Khả năng sinh trưởng
- Khái niệm sinh trưởng: Sinh trưởng là q trình tích luỹ các chất hữu cơ
do đồng hoá và dị hoá, là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối
lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở tính di truyền. Sinh
trưởng chính là sự tích luỹ dần dần các chất, chủ yếu là protein nên tốc độ và
khối lượng tích luỹ các chất phụ thuộc vào tốc độ hoạt động của các gen điều
khiển sự sinh trưởng (Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường, 1992).

Sự sinh trưởng của con vật được tính từ khi trứng thụ tinh cho đến khi đã
trưởng thành và được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn trong thai và giai đoạn
ngoài thai. Đối với gia cầm là thời kỳ hậu phôi và thời kỳ trưởng thành.
Thực tế nuôi gia súc, gia cầm lấy thịt cho thấy trong giai đoạn đầu của sự
sinh trưởng thức ăn dinh dưỡng được dùng tối đa cho sự phát triển của xương,
mô cơ, một phần rất ít dùng lưu giữ cho cấu tạo của mỡ. Đến giai đoạn cuối của
sự sinh trưởng nguồn dinh dưỡng vẫn được sử dụng nhiều để nuôi hệ thống cơ
xương nhưng hai hệ thống này tốc độ phát triển đã giảm, càng ngày con vật càng
tích luỹ dinh dưỡng để cấu tạo mỡ.
Sinh trưởng của vật ni nói chung và gia cầm nói riêng thường được đánh
giá qua khối lượng cơ thể và kích thước của chúng.

2.1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gà với những
mức độ khác nhau như di truyền, tính biệt, tốc độ mọc lông, các điều kiện môi
trường, nuôi dưỡng, chăm sóc…
- Ảnh hưởng của dịng, giống:
Các giống gà khác nhau thì có khả năng sinh trưởng khác nhau, giống gà
hướng thịt có khả năng sinh trưởng lớn hơn giống kiêm dụng và chuyên trứng.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh dịng, giống gia cầm có ảnh hưởng đến khả
năng sinh trưởng. Nghiên cứu Nguyễn Huy Đạt và cs. (1996), trên gà broiler của
4 giống AA, Lohmann, Isavedette và Avian cũng cho thấy gà broiler Lohmann
và Isavedette có tốc độ sinh trưởng cao hơn so với gà broiler AA và Avian từ

3

download by :


6,58 - 9,75%. Nguyễn Mạnh Hùng và cs. (1994), cũng cho biết sự khác nhau về

khối lượng giữa các giống gia cầm là rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn gà
hướng trứng khoảng 500 - 700 gam (13 - 30%).
Trong cùng một giống, các dịng khác nhau cũng có khả năng sinh trưởng
khác nhau. Theo Trần Công Xuân và cs. (2003), khi nghiên cứu gà Sao nhập từ
Hungari ở 12 tuần tuổi cho biết: dịng gà Sao nhỏ có khối lượng trung bình đạt
1886g/con, dịng gà Sao trung có khối lượng trung bình đạt 1930g/con và dịng
gà Sao lớn có khối lượng trung bình đạt 2560g/con. Trần Long (1994) cho biết
tốc độ sinh trưởng của 3 dòng thuần (V1, V3, V5) của giống gà Hybrro HV85
hoàn toàn khác nhau ở 42 ngày tuổi. Theo Nguyễn Đăng Vang và cs. (1999), khi
ni gà thịt Tam Hồng ở 85 ngày tuổi cho thấy dịng 882 có khối lượng trung
bình đạt 1418g trong khi dòng Jiangcun chỉ đạt 1248g.
- Ảnh hưởng của tính biệt:
Trong cùng một dịng (giống), giới tính khác nhau thì cũng có khả năng
sinh trưởng khác nhau. Tác giả Jull (1972), cho biết gà trống có tốc độ sinh
trưởng khác gà mái từ 24 - 32%, những gen này ở gà trống (2 nhiễm sắc thể giới
tính) hoạt động mạnh hơn ở gà mái (1 nhiễm sắc thể giới tính). Theo M.O. North
(1990), ở cùng điều kiện chăm sóc ni dưỡng giống nhau thì gà trống thường
sinh trưởng nhanh hơn gà mái. Những sai khác này cũng được biểu hiện về
cường độ sinh trưởng, được qui định không phải do hormon sinh học mà do các
gen liên kết với giới tính, những gen này ở gà trống (2 nhiễm sắc thể giới tính)
hoạt động mạnh hơn ở gà mái (1 nhiễm sắc thể giới tính).
North (1990) kết luận: lúc mới sinh gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng
tăng sự khác nhau càng lớn; ở 2 tuần tuổi là 5%, 3 tuần tuổi >11%, 5 tuần tuổi >17%,
6 tuần tuổi > 20%, 7 tuần tuổi > 23%, 8 tuần tuổi > 27 %.
- Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng:
Sinh trưởng là tổng hợp của sự phát triển các phần của cơ thể như: Thịt,
xương, da. Tỷ lệ sinh trưởng các phần này phụ thuộc vào độ tuổi, tốc độ sinh
tưởng và phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng (Chambers, 1990). Trong cùng một
dòng (giống) chế độ dinh dưỡng khác nhau cũng cho khả năng sinh trưởng khác
nhau. Nghiên cứu của Đỗ Thị Tính và cs. (1993), trên gà AA giai đoạn hậu bị

cho thấy với mức năng lượng và protein khác nhau thì khối lượng cơ thể giai
đoạn ăn tự do 1 - 3 tuần tuổi của gà thí nghiệm có sự khác nhau giữa các lơ thí

4

download by :


nghiệm. Lã Văn Kính (1995), cho rằng nên ni gà thịt V135 tốt nhất là khẩu
phần có chứa 24% protein với mức năng lượng là 3000 - 3150Kcal ME, tỷ lệ
giữa năng lượng so với mức protein (ME/CP) là 131 - 138 cho giai đoạn từ 0 - 4
tuần tuổi. Đến giai đoạn 5 - 8 tuần tuổi thì protein và mức năng lượng cho gà này
là 20% CP và 3150 - 3300 KcalME, chỉ số ME/CP là 158 - 165. Kết quả nghiên
cứu trên gà trống ISA - 30MPK giai đoạn sau 25 tuần tuổi cũng cho kết quả
tương tự, khối lượng gà trống ở các thời điểm 21 - 60 tuần tuổi của các lơ thí
nghiệm khác nhau về thành phần dinh dưỡng thì khác nhau.
Theo Bùi Đức Lũng và cs. (1992), để phát huy khả năng sinh trưởng cần
phải cung cấp thức ăn có chứa đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng đặc biệt
là cân bằng axit amin, cân bằng năng lượng và protein. Ngoài ra thức ăn cho gia
cầm cần phải được bổ sung hàng loạt các chế phẩm sinh học không mang ý nghĩa
dinh dưỡng nhưng nó kích thích sinh trưởng, làm tăng chất lượng thịt.
- Ảnh hưởng của tốc độ mọc lông:
Những kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học xác định trong cùng
một giống, cùng giới tính ở gà có tốc độ mọc lơng nhanh có tốc độ sinh trưởng,
phát triển cao hơn gà mọc lông chậm. Kushner (1974) cho rằng tốc độ mọc lơng
có quan hệ chặt chẽ tới tốc độ sinh trưởng, thường gà lớn nhanh thì mọc lông
nhanh và đều hơn ở gà chậm mọc lông. Hayer et al. (1970) đã xác định trong
cùng một giống thì gà mái mọc lông đều hơn gà trống và tác giả cho rằng ảnh
hưởng của hoocmon sinh trưởng có tác dụng ngược chiều với giới tính quy định
tốc độ mọc lơng.

Theo Siegel and Dumington (1978) thì những alen quy định tốc độ mọc
lông nhanh phù hợp với tăng khối lượng cao.
- Ảnh hưởng của yếu tố môi trường:
Gà thịt thương phẩm đặc biệt nhất là giống gà cao sản có tốc độ sinh
trưởng và phát triển rất mạnh, nhưng sức đề kháng của cơ thể với môi trường
sống kém hơn, vì vậy nó chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố môi trường như
nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ thơng thống, mật độ ni.
+ Nhiệt độ mơi trường:
Nhiệt độ môi trường là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của gia
cầm. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng tới sinh trưởng của gia
cầm. Khi nhiệt độ quá cao gà sẽ giảm lượng thu nhận thức ăn, mất năng lượng

5

download by :


để làm mát cơ thể, nóng quá gà sẽ chết. Khi nhiệt độ thấp gà phải sản sinh ra
một lượng năng lượng để chống rét làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng
của gà.
Nhiệt độ mơi trường có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu năng lượng và
protein của gà. Khi nhiệt độ môi trường tăng nhu cầu về năng lượng và protein
giảm. Theo Cerniglia et al. (1983), khi nhiệt độ chuồng ni thay đổi 10C thì tiêu
thụ năng lượng của gà mái thay đổi tương đương 2 KcalME. Vì vậy muốn đạt tỷ
lệ nuôi sống cao, khả năng tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp phải tạo nhiệt
độ thích hợp cho gà.
Ở nước ta, vào mùa hè để cho gà sinh trưởng và phát triển tốt khi phải sử
dụng khẩu phần có mức năng lượng cao cần phải tăng hàm lượng các chất dinh
dưỡng khác (đặc biệt là protein) để khi lượng thức ăn thu nhận thấp thì vẫn đủ
các chất để gà sinh trưởng và phát triển bình thường. Ngồi ra cịn dùng các biện

pháp khắc phục chống nóng cho gà.
+ Ẩm độ:
Ẩm độ cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của gà. Ẩm độ thích hợp nhất cho
gia cầm từ 65 - 70%, nếu ẩm độ quá thấp hay quá cao đều gây ảnh hưởng tới sức
khỏe đàn gà. Nếu ẩm độ cao làm cho chất độn chuồng ẩm ướt, thức ăn dễ ôi, mốc
tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm mốc phát triển, sản sinh ra nhiều khí NH3 do vi
khuẩn phân huỷ các axit nucleic trong phân và chất độn chuồng, gây ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe của đàn gà. Tất cả các yếu tố trên tác động làm cho gà dễ mắc
các bệnh về đường tiêu hoá nhất là bệnh do Ecoli gây ra và bệnh cầu trùng…;
nếu ẩm độ thấp sẽ làm cho khơng khí chuồng ni khơ, chất độn chuồng khơ tạo
nhiều bụi nên gà rất dễ mắc bệnh về đường hơ hấp như CRD, IB, nấm phổi.
Ngồi ra tiểu khí hậu chuồng nuôi vô cùng quan trọng, chuồng nuôi thông thoáng
sẽ cung cấp đầy đủ oxy cho gà, giảm thải các khí độc như: CO2, CO, NH 3,
H2S…Vì vậy việc điều chỉnh ẩm độ trong chuồng nuôi là vấn đề hết sức quan
trọng trong chăn nuôi gia cầm.
+ Ảnh hưởng của ánh sáng:
Ngoài các vấn đề về ẩm độ và nhiệt độ thì chế độ chiếu sáng cũng là một
yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng của gà vì gà rất nhạy cảm với ánh
sáng. Khi kéo dài thời gian chiếu sáng sẽ làm tăng đòi hỏi về thức ăn và kích
thích cho cơ thể phát triển, song lại làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn, nhưng

6

download by :


nếu thời gian chiếu sáng ngắn sẽ gây nên hậu quả ngược lại tức là làm giảm nhu
cầu về thức ăn, giảm tăng trọng, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.
Ánh sáng có cường độ chiếu sáng quá yếu sẽ khiến gà khơng nhìn thấy
đường, khó tìm đến được máng ăn. Nhưng nếu cường độ chiếu sáng quá mạnh sẽ

là nguyên nhân gây hiện tượng mổ cắn nhau. Như vậy để thúc đẩy quá trình sinh
trưởng và sức sản xuất của gia cầm chúng ta cần có chế độ chiếu sáng thích hợp
cho từng gia cầm, với từng phương thức chăn nuôi.
Khi cường độ chiếu sáng cao, gà hoạt động nhiều do đó làm giảm khả năng
tăng khối lượng. Với chuồng ni thơng thống tự nhiên, mùa hè cần phải che
ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào chuồng, nhưng vẫn đảm bảo thơng thống, ánh
sáng được phân bố đều trong chuồng và sử dụng bóng đèn có cùng cơng suất để
tránh gà tụ tập vào nơi có ánh sáng mạnh hơn.
- Ảnh hưởng của mật độ nuôi:
Mật độ nuôi nhốt cũng là một yếu tố quan trọng để chăn nuôi gà đạt hiệu
quả cao. Mỗi giai đoạn sinh trưởng, mỗi phương thức ni đều có quy định mật
độ ni nhất định (phương thức chăn thả tự do, bán chăn thả, ni nhốt trên đệm
lót dày, ni nhốt có sân chơi yêu cầu mật độ lần lượt: 0,35; 0,3; 0,1; 0,2 m2
/con). Nếu ni q thưa thì lãng phí diện tích, nhưng nếu ni q dày thì ảnh
hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng của gà. Bởi lẽ, khi mật độ ni nhốt cao thì
chuồng nhanh bẩn, lượng khí thải NH3, CO2, H2S cao và quần thể vi sinh vật
phát triển ảnh hưởng tới khả năng tăng khối lượng và sức khoẻ của đàn gà, gà dễ
bị cảm nhiễm bệnh tật, tỷ lệ đồng đều thấp, tỷ lệ chết cao, cuối cùng làm giảm
hiệu quả trong chăn nuôi. Ngược lại, mật độ ni nhốt thấp thì chi phí chuồng
trại cao. Do vậy, tuỳ theo mùa vụ, tuổi gà và mục đích sử dụng cần có mật độ
chăn ni thích hợp.
+ Theo Lewis and Hurnik (1990) thì sự vận động của gà có ảnh hưởng chủ
yếu tới sức sản xuất, vì nó có liên quan đến sự đi tìm kiếm và sử dụng thức ăn,
nước uống. Ông thấy rằng gà broiler hoạt động suốt ngày và đi lại với khoảng
cách trung bình là 8,8m/giờ hay 212m/ngày. Mật độ chuồng nuôi tăng đã làm
giảm khoảng cách đi lại, nhưng không ảnh hưởng đến số trung bình của gà đi đến
máng ăn (4 lần/giờ) và máng uống (2 lần/giờ).
+ Theo Van Horne (1991) khi chăn ni gà ở mật độ cao thì hàm lượng
NH3, CO2, H2S được sinh ra trong chất độn chuồng cao. Vì khi mật độ gà đơng


7

download by :


thì lượng bài tiết thải ra nhiều hơn, trong khi đó gà cần tăng cường trao đổi chất
nên lượng nhiệt thải ra cũng nhiều, do đó nhiệt độ chuồng ni tăng, nên sẽ ảnh
hưởng đến việc tăng khối lượng gà và làm tăng tỷ lệ chết khi mật độ chuồng ni
q cao cùng nhiệt độ khơng khí cao.
2.1.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn
Mục tiêu cơ bản của ngành chăn nuôi gia cầm lấy thịt là khai thác sản phẩm
ở thời hạn ngắn nhất với tiêu tốn và chi phí thức ăn thấp nhất. Chi phí thức ăn để
sản xuất 1kg thịt là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả chăn ni
gia cầm lấy thịt. Vì vậy, ngồi các qui trình ni gà năng suất cao, cịn có các qui
trình ni gà chất lượng cao với thời gian nuôi dài hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn
kém hơn và chi phí thức ăn sẽ cao hơn.
Đối với gia cầm nuôi thịt, tiêu tốn thức ăn thường được tính cho 1 kg tăng
khối lượng cơ thể. Gà có tốc độ tăng khối lượng cơ thể cao thì hiệu quả sử dụng
thức ăn tốt hơn, vì ở gà một phần năng lượng cho duy trì, cịn một phần dùng để
tăng khối lượng cơ thể. Cá thể nào có tốc độ tăng khối lượng cơ thể nhanh sẽ cần
ít năng lượng cho sự duy trì cơ thể. Mặt khác tăng khối lượng cơ thể nhanh thì cơ
thể đồng hóa và dị hóa tốt nên hiệu quả sử dụng thức ăn cũng tốt hơn.
Đối với gia cầm sinh sản lấy trứng giống hoặc thương phẩm, tiêu tốn thức
ăn thường được tính cho 10 quả trứng hoặc 1kg trứng. Theo Nguyễn Đăng Vang
và cs. (1999), tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng của gà Đông Tảo trong 36 tuần
đẻ là 4,14kg. Gà Ai Cập tiêu tốn thức ăn/10 trứng trong 43 tuần đẻ là 2,33kg
(Phùng Đức Tiến và cs., 1999). Gà Goldline - 54 thương phẩm là 1,65 - 1,85
kg/10 trứng trong 12 tháng đẻ (Nguyễn Huy Đạt và cs., 1996).
Tiêu tốn thức ăn phụ thuộc vào dịng, giống, tính biệt, độ tuổi. Theo Trần
Công Xuân và cs. (1998), khi ni thịt đến 15 tuần tuổi gà Tam Hồng 882 tiêu

tốn 3,61kg thức ăn/kg tăng trọng. Đoàn Xuân Trúc và cs. (1996) cho biết tiêu tốn
thức ăn/kg tăng trọng của gà AA; ISA-MPK và BE88 khi nuôi đến 7 tuần tuổi
tương ứng là: 2,09; 2,06; 2,13kg. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai
(1994), đã kết luận sử dụng mức năng lượng và protein thích hợp trong khẩu
phần sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn của gà broiler. Cũng theo Nguyễn
Thị Mai (2001), hiệu quả sử dụng thức ăn có liên quan chặt chẽ với tốc độ sinh
trưởng của gà trong cùng một chế độ dinh dưỡng, cùng một giống, tại một thời
điểm, những lơ gà có tốc độ sinh trưởng cao hơn thì hiệu quả sử dụng thức ăn
cũng tốt hơn.

8

download by :


Pym et al. (1979), cho biết gà có tốc độ tăng trọng cao thì hiệu quả sử
dụng thức ăn tốt hơn, bởi vì ở gà một phần năng lượng cho duy trì, cịn một
phần dùng cho tăng trọng. Cá thể nào có tốc độ tăng trọng nhanh sẽ cần ít
năng lượng cho duy trì hơn. Mặt khác tăng trọng nhanh thì cơ thể đồng hố và
dị hố tốt hơn nên hiệu quả sử dụng thức ăn cũng tốt hơn. Ngoài ra, tiêu tốn
thức ăn còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu thời tiết, chế độ chăm sóc ni
dưỡng, tình trạng sức khoẻ.
Hiệu quả sử dụng thức ăn là chỉ tiêu hết sức quan trọng, nó có ý nghĩa
quyết định đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà. Do vậy, sinh trưởng nhanh
và tiêu tốn thức ăn thấp luôn là mục tiêu của nhiều cơng trình nghiên cứu về lai
tạo giống gia cầm.
2.1.3. Protein trong dinh dưỡng gia cầm
2.1.3.1. Khái niệm protein
Protein là các polymer được tạo nên từ các trình tự xác định các amino acid
(axit amin, viết tắt là aa). Protein là hợp chất hữu cơ có ý nghĩa quan trọng

bậc nhất trong cơ thể sống. Ngoài vai trị là thành phần chính trong cấu trúc của
tế bào và mơ, protein cịn có nhiều chức năng phong phú khác quyết định
những đặc điểm cơ bản của sự sống như sự truyền đạt thông tin di truyền,
sự chuyển hóa các chất. Protein có vai trị sinh học là: Tạo hình, xúc tác, bảo
vệ, vận chuyển, vận động, dự trữ và dinh dưỡng, dẫn truyền tín hiệu thần kinh,
điều hịa, cung cấp năng lượng (Hồ Trung Thơng và cs., 2006).

2.1.3.2. Chức năng sinh học của protein
Đối với bất kỳ vật nuôi nào, protein trong thức ăn là cơ sở quan trọng nhất
của cơ thể, protein có hàng loạt các đặc tính khơng thể có ở bất kỳ một hợp chất
hữu cơ nào khác. Đối với gia cầm, protein có rất nhiều chức năng và là thành
phần chính của xương, dây chằng, lông, da, các cơ quan và cơ. Do protein được
sử dụng cho duy trì, sinh trưởng và sản xuất nên nó phải được thường xuyên đưa
vào cơ thể. Nếu protein ăn vào thấp hơn nhu cầu thì độ sinh trưởng và điều kiện
sống của các mô bào sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến sự phát triển chậm các cơ quan
cần thiết trong cơ thể (Nguyễn Đức Hưng, 2006). Protein là thành phần quan
trọng của sự sống, tham gia cấu tạo nên tế bào, nó chiếm 1/5 khối lượng cơ thể
gia cầm và chiếm 1/7 đến 1/8 khối lượng trứng. Protein trong thức ăn có ảnh
hưởng rất lớn tới khả năng sản xuất thịt, trứng của gia cầm, khi khẩu phần thức
ăn cung cấp đầy đủ protein sẽ cho năng suất sản phẩm cao và ngược lại.

9

download by :


Theo Lương Đức Phẩm (1982) thì protein cần thiết cho động vật như là
nguồn dinh dưỡng không thể thay thế và đứng đầu trong đời sống động vật.
Nhờ protein có sẵn trong thức ăn, gia súc, gia cầm mới có thể tổng hợp được
protein của cơ thể và các sản phẩm khác. Ngồi ra cịn tổng hợp các chất xúc

tác sinh học như enzim và hoocmon cùng các hợp chất khác đóng vai trị quan
trọng trong q trình trao đổi chất.
Trong cơ thể động vật nói chung và cơ thể gia cầm nói riêng khơng thể
tổng hợp được protein từ gluxit và lipit mà bắt buộc lấy protein vào cơ thể từ
thức ăn hằng ngày một cách đều đặn với một lượng đầy đủ và theo một tỷ lệ
thích hợp so với các chất dinh dưỡng khác (Bùi Đức Lũng và cs., 1995).

2.1.3.3. Phân loại protein
Dựa vào hình dạng của protein : Dựa vào hình dạng của protein người ta
tạm phân hình thể protein thành hai dạng: dạng cầu và dạng sợi.
- Protein dạng cầu: Protein dạng cầu là loại protein mà phân tử của nó
thường cuộn lại thành vịng, thành búi, gần trịn hoặc bầu dục. Điển hình của
dạng protein này là: Albumin, globulin ở trong, sữa, huyết thanh, enzym pepsin,
dịch vị. . . Loại này thường hoà tan trong nước. Tuy gọi là dạng cầu, nhưng nếu
xét tỷ lệ đường kính của chúng ta thấy tương ứng l/3 (ở glubulin sữa) 1/7,5 (của
globulin huyết thanh) 1/20 (của zein ngơ). Vì vậy đó là những cấu hình đa phình
thì đúng hơn.
- Protein dạng sợi: Protein loại này với mạch peptid khơng cuộn rõ, chỉ gấp
nếp dọc chuỗi, nên nói chung có chiều dài rõ rệt. Điển hình của dạng protein này
là: fibroin ở tơ tằm, miosin ở sợi cơ, colagen và elastin ở da và gân. Đặc tính của
loại này là khơng hồ tan trong nước và có khả năng co giãn ở một chừng mực
nào đó, vì những nếp gấp của chuỗi peptid cổ thể biến đổi theo trục dài. Ví dụ
protein dạng sợi như a và β Keratin
Dựa vào chức năng của protein người ta chia thành:
- Protein co giãn cơ (actin, miosin của cơ);
- Protein dự trữ (Femtin ở gan dự trữ sắt);
- Protein men trao đổi chất (Pepsin dạ dày thuỷ phân protein);
- Protein hormon (Insulin, vasopressin);
- Protein kháng thể;


10

download by :


- Protein độc tố;
- Protein có chức năng đặc biệt (Hemoglobin mang oxygen, rodopsin trong
quá trình thị giác, virus).
Dựa vào giá trị dinh dưỡng của protein: Các nhà sinh vật học dựa vào giá trị
dinh dưỡng hay tầm quan trọng của protein đối với sự sống để phân loại protein.
protein chia làm 2 loại:
- Protein có giá trị dinh dưỡng khơng hồn tồn: Đó là những protein chứa
khơng đầy đủ hoặc đầy đủ nhưng tỷ lệ không cân đối các acid amin thiết yếu.
Loại này thường là các protein thực vật.
- Protein có giá trị dinh dưỡng hồn tồn: Đó là những protein chứa đầy đủ
với tỷ lệ cân đối các acid amin thiết yếu. Loại này thường là các protein động vật
như trứng, sữa, thịt...
Dựa vào cấu tạo hoá học của protein: Theo quan điểm của Hoppe – Seyler
và Drecxen đề ra giữa thế kỷ XIX protein chia làm 2 lớp lớn:
- Lớp protein đơn giản hay đồng nhất ;
- Lớp protein phức tạp hay còn gọi là proteidi.
+ Lớp protem đơn giản: là những protein khi bị thuỷ phân hoàn toàn sẽ cho
ta các acid amin. Các đại diện chính của lớp này là: * Albumin và globulin: Là
hai loại protein dạng cầu rất phổ biến trong cấu tạo của mô bào động vật và thực
vật Thành phần gồm hồn tồn các acid amin trong đó tỷ lệ acid amin có tính
acid khá cao. Albumin là protein đơn giản phổ biến nhất. Nó tìm thấy ở trong
máu, dịch tế bào, dịch tuỷ sống. Albumin của động vật (như albumin huyết thanh
của máu) khi thuỷ phân cho 19 acid amin và thành phần các acid amin ít khác
nhau ở các động vật (trừ vịt). Albumin thường chứa số lượng lớn các acid amin
sau: leucin, acid glutamic, acid aspartic, ly sin, cịn các acid amin như methionin,

tryptophan,... số lượng ít hơn. Trọng lượng phân tử của albumin khoảng 35.000 70.000, điểm đẳng điện nằm trong khoảng pH 4,6-4,7. Albumin thường tạo thành
các phức chất với lipid, acid béo, Acid amin, kháng thể...nên có quan điểm cho
rằng nó giữ vai trị tích cực trong trao đổi vật chất. Globulin hầu như nằm cùng
với albumin và rất phổ biến trong tự nhiên. Nó có nhiều trong máu động vật,
trong các cơ quan, tế bào, trong các dịch lỏng của cơ thể. Globulin khó tan hoặc
hồn tồn khơng tan trong nước, nhưng tan trong các dung dịch của muối trung

11

download by :


tính, kiềm, acid. Globulin chứa khoảng 14-19 acid amin quan trọng như: Leucin,
ly sin, acid glutamic, sâm, treonin. Trọng lượng phân tử của globulin khoảng
90.000 - 1.500.000 hoặc lớn hơn, điểm đẳng điện nằm trong khoảng pH 5,0-7,5.
Globulin gồm α, β, γ. Chính y - globulin là nguồn gốc kháng thể trong cơ thể. Tỷ
lệ AIG trong huyết thanh động vật thường ở mức khá ổn định và thay đổi rõ khi
cơ thể mắc bệnh. Điều đó có ý nghĩa rất lớn trong chẩn đốn về tình trạng sức
khoẻ của động vật. Đồng thời hàm lượng globulin huyết thanh còn phản ánh tính
đề kháng của cơ thể. * Hisum và protamin Histon và protamin là hai loại protein
có tính kiềm rõ rệt vì trong thành phần của chúng từ 30 - 80% acid amin kiềm
tính như ly sin và arginin. Histon là protein có cấu tạo đơn giản. Trong histon
khơng có cystein, cystin, tryptophan, mà chủ yếu là arginin và lysin (20-30%).
Histon được Koccel tìm thấy trong nhân tế bào, trong thành phần của
nucleoprotein và các protein phức tạp khác. Điểm đẳng điện của histon nằm
trong khoảng pH 9,0-11,0. Protamin được Miser và Koccel tìm thấy trong thành
phần của nucleoprotein của tế bào sinh dục cá. Sau đó cịn phát hiện ở lách, tuyến
diều và các cơ quan khác. Protamin có trọng lượng phân tử thấp (2.000-8.000),
thành phần chứa ít acid amin (6- 8), trong đó chủ yếu là acid amin diamin (tới
80% arginin). Đại diện protamin được nghiên cứu nhiều là xan min- đó là một

chuỗi polypeptid kết thúc bởi nhóm quan của thoăn. Khi đun protamin khơng
đơng và khơng sa lắng, nó chỉ sa lắng bởi muối kim loại nặng. Điểm đẳng điện
của protamin nằm trong khoảng pH từ 10,5 đến 12,0. * Glutelin và prolamin Đó
là những protein thực vật có trong chất dẻo của lúa, gạo, ngơ. - Prolamin có nhiều
ở các hạt hồ thảo. Đặc điểm của prolamin là tính hồ tan trong cồn 70% và
không tan trong nước. Mấy đại diện của prolamin được nghiên cứu kỹ nhất là
gliadin của lúa mì, gordein của đại mạch, zein của ngô, avenin của yến mạch.
Trong thành phần mấy protein này tỷ lệ lysin rất thấp (ở zein hầu như khơng có).
- Glutelin có ở các loại hạt khác nhau, hàm lượng đạt từ 1 - 3%, đặc tính của
glutelin là chỉ hồ tan trong kiềm lỗng 0,2 - 2,0%. * Các proteinoit: Đây là
nhóm protein của mô chống đỡ ở cơ thể động vật như xương, gân, da, sừng, lơng,
móng... Chúng được gọi là "giống protein" vì tuy được cấu tạo từ các acid amin,
nhưng chúng mất tính keo quan trọng là tính hồ tan.. Chức năng: Bảo vệ cơ giới
đối với mô bào. Các đại diện của nhóm này là: Colagen (và procolagen) là
protein của sợi mô liên kết ở gân, ở da, ở dưới da... Nó khơng hồ tan trong nước,
nhưng khi tác động lâu của nhiệt sẽ trở thành dạng hoà tan là gelatin. Keo dán

12

download by :


chế ở da trâu chính là colagen. Hàm lượng glycin của colagen khá cao (25%),
nhưng về nhiều acid amin không thay thế được thì lại thiếu. Colagen tăng tỷ lệ
với tuổi tác. - Elastin: phân bố ở các mô co giãn và chịu lực như gân, dây chằng
các khớp xương. Độ bền chắc của elastin cao hơn colagen và hoàn tồn khơng
thể trương như colagen. - Keratin (tiếng Hy Lạp keras - sừng) là chất chủ yếu của
tóc, lơng, sừng, móng, lớp thượng bì... hồn tồn khơng tan, kể cả trong dung
dịch acid, kiềm. Khi thuỷ phân cho nhiều cystin (7 - 12%) và acid glutamic (4 17%). Trọng lượng phân tử khoảng 2 triệu. Fibroin: protein của tơ lụa do tằm nhả
ra. Sợi tơ do nhiều sợi fibroin liên kết thành bó, gắn bởi hồ sericin của tằm hoặc

nhện nhả ra (ươm tơ với nước nóng nhằm tẩy hồ này).
+ Lớp protein phức tạp : là những chất bao gồm 2 thành phần: - Phần
protein đơn giản - Phần phụ hay cịn gọi là nhóm ghép. Nhóm ghép có nguồn gốc
khác nhau. Sự liên kết giữa chúng với phần protein đơn giản có độ bền vững
khơng đều, có chất liên kết chặt chẽ, có chất liên kết hời hợt, dễ tách trong q
trình phân tích nghiên cứu. Dựa vào bản chất của nhóm ghép, ngày nay người ta
chia protein phức tạp thành 5 loại chính. - Glucoprotein - Phosphoprotein Chromoprotein - Lipoprơtein – Nucleoprotein.

2.1.3.4. Nhu cầu protein cho gia cầm
Đối với gia cầm, nhu cầu protein dùng cho sinh trưởng được xác định dựa
vào nhu cầu duy trì, nhu cầu tăng trọng và nhu cầu cho phát triển lông (Vũ Duy
Giảng và cs., 1997).
Nhu cầu duy trì

0,0016 x thể trọng (g)
=

0,55

Trong đó:
0,0016: 1g thể trọng gia cầm tương ứng với 0,0016g protein;
0,55: hiệu quả sử dụng protein thức ăn thành protein cơ thể gia cầm là 55 %.
Nhu cầu tăng trọng

0,18 x tăng trọng (g)
=

0,55

Trong đó:

0,18 là hàm lượng protein trong cơ thể gia cầm khoảng 18%;
0,55: hiệu quả sử dụng protein thức ăn thành protein cơ thể gia cầm là 55 %.

13

download by :


2.1.3.5. Phương pháp biểu thị nhu cầu protein của gà
Dinh dưỡng protein thực chất là dinh dưỡng axit amin bởi vì axit amin là
thành phần cấu tạo cơ bản của protein. Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của động
vật, người ta chia axit amin thành 2 loại là: Axit amin thay thế được (axit amin
không thiết yếu) và không thay thế được (axit amin thiết yếu).
Theo nhiều tài liệu cho thấy gia cầm cần 11 axit amin thiết yếu: valine,
leucine, isoleucine, lysine, histidine, threonine, methionine, phenylalanine,
tryptophan, agrinine, glycine. Trong 11 loại axit amin thiết yếu này thì có 4 loại
thường có giới hạn trong thức ăn theo thứ tự từ có giới hạn nhiều đến ít:
methionine  lysine  threonine  tryptophan. Nếu đem so sánh với nhu cầu thì
loại nào thiếu nhiều nhất ta gọi là axit amin có giới hạn số1, kế đến là số 2, số
3,… chỉ khi nào bổ sung đầy đủ axit amin có giới hạn số 1 xong thì bổ sung axit
amin có giới hạn số 2 mới có ý nghĩa.
Theo Baker thì giữa axit amin và nhu cầu protein thô trong thức ăn có quan
hệ mật thiết. Nếu các axit amin thiết yếu được cân đối tốt giữa chúng với nhau và
giữa chúng với mức năng lượng thức ăn, thì nhu cầu protein thô trong thức ăn sẽ
thấp. Sự lợi dụng protein trong gia cầm sẽ có hiệu quả.
Ở gia cầm cũng như động vật khác có thể tự tổng hợp được 13- 15 axit
amin từ sản phẩm trung gian trong qúa trình trao đổi axit amin, axit béo, từ hợp
chất chứa nhóm amino… những axit amin được tổng hợp trong cơ thể gia cầm
như vậy gọi là những axit amin không thiết yếu. Có 13 axit amin khơng thiết yếu
trong cơ thể gia cầm: alanin, asparaginin, aspartic, xystin, glutamic, glyxin,

hydroprolin, prolin, serin, xitrulin, tyrozin, xystein và hydroxylizin. Các axit
amin này có thể không cần thiết cung cấp qua thức ăn.
Khi nghiên cứu cân bằng protein người ta nhận thấy trong giai đoạn tăng
trưởng cơ thể con vật có sự tích lũy protein cao, hàm lượng lysin trong cơ thể rất
cao, vì vậy thời kỳ sinh trưởng gia cầm cần nhiều lysin tăng trọng.
2.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu protein của gà
Nhu cầu protein của gia cầm bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau,
nhưng quan trọng nhất chính là lượng thức ăn thu nhận (Duke, 1984). Vì vậy,
những yếu tố ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận thì cũng ảnh hưởng đến
nhu cầu protein của gia cầm. Do đó lượng thức ăn thu nhận đóng vai trị quan
trọng tới nhu cầu protein của gia cầm. Nếu ta coi các yếu tố quy định kỹ thuật
được thực hiện nghiêm ngặt thì lượng thức ăn thu nhận và nhu cầu protein phụ

14

download by :


thuộc một số yếu tố như: giống, giới tính, lứa tuổi, nhiệt độ mơi trường, ảnh
hưởng của các chất có hoạt tính sinh học và các ngun tố khống, mức năng
lượng, protein, và sự cân bằng axit amin trong khẩu phần (Scott, 1980;
Campell, 1983).
- Giống:
Giống là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến lượng thức ăn thu
nhận của gia cầm, những giống có khối lượng lớn thì lượng thức ăn thu
nhận cao hơn những giống nhẹ cân, do đó nhu cầu protein ở các giống có khối
lượng cơ thể lớn sẽ cao hơn các giống có khối lượng cơ thể nhỏ. Ngay trong
cùng một giống, những cá thể nào có khối lượng lớn thì nhu cầu protein cũng
lớn hơn. Giống hướng thịt có nhu cầu protein cao hơn giống hướng trứng là 23
- 25% (Lã Văn Kính,1995).

- Giới tính:
Giới tính cũng ảnh hưởng đến nhu cầu protein của gia cầm, nhu cầu dinh
dưỡng của gà mái thấp hơn gà trống (Pilgel H and Sholtsek S, 1999). Sở dĩ
như vậy là do gà trống ln có tốc độ sinh trưởng cao hơn gà mái cùng lứa
tuổi nên nhu cầu về protein và axit amin ở gà trống luôn cao hơn để đáp ứng
cho quá trình tổng hợp protein của cơ thể.
- Nhiệt độ môi trường:
Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng lớn đến lượng thức ăn thu nhận, nhiệt
độ mơi trường càng cao thì lượng thu nhận thức ăn càng giảm và nó làm giảm
hiệu quả sử dụng thức ăn, làm giảm khả năng sản xuất của gia cầm. Do khi
thu nhận thức ăn giảm thì lượng protein ăn vào cũng giảm, như vậy nó khơng
đáp ứng được cho nhu cầu duy trì cũng như sản xuất. Khi nhiệt độ mơi trường
giảm thì sự thu nhận thức ăn tăng lên nhưng hiệu quả sử dụng thức ăn không
cao do lượng thức ăn thu nhận tăng nhưng phần lớn năng lượng lại dùng cho
việc trống rét cho cơ thể.
- Ảnh hưởng của các chất có hoạt tính sinh học, các nguyên tố khoáng:
Nhu cầu về protein của gia cầm cịn bị ảnh hưởng bởi các chất có hoạt tính
sinh học cao như: Vitamin, acid amin và một số nguyên tố vi lượng. Nếu trong
khẩu phần ăn mất sự cân đối giữa các acid amin thì sẽ làm giảm sinh trưởng, tăng
q trình ơxy hóa, làm giảm hiệu quả sử dụng protein khẩu phần và làm giảm lượng
thức ăn thu nhận.

15

download by :


×