Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách và phương thức cấy đến sinh trưởng, năng suất giống lúa TBR225 tại huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.41 MB, 95 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHAN THỊ THU HIỀN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KHOẢNG CÁCH VÀ
PHƯƠNG THỨC CẤY ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT
GIỐNG LÚA TBR225 TẠI HUYỆN VĨNH TƯỜNG,
TỈNH VĨNH PHÚC

Ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

8620110

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Nguyễn Ích Tân
2. TS. Trần Thị Thiêm

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.


Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Phan Thị Thu Hiền

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Ích Tân và TS. Trần Thị Thiêm đã tận tình hướng dẫn,
dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và
thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Canh tác học, khoa Nông học, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ
tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức phịng Nơng nghiệp
& PTNT, trạm Khuyến nông huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đã giúp đỡ và tạo điều

kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Phan Thị Thu Hiền

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abtract .................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.


Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................... 2

1.4.1.

Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 2

1.4.2.

Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa trên thế giới và Việt Nam ............................. 4

2.1.1.


Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa trên thế giới .................................................. 4

2.1.2.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trong nước ........................................... 10

2.1.3.

Tình hình sản xuất lúa tại Vĩnh Phúc ............................................................... 13

2.1.4.

Tình hình sản xuất lúa tại Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc ........................................ 15

2.2.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách cây và hàng cấy đến cây
lúa trên thế giới và Việt Nam ........................................................................... 16

2.2.1.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách cây và hàng cấy đến cây
lúa trên thế giới ................................................................................................. 16

2.2.2.

Kết quả nghiên cứu về khoảng cách cây và hàng cấy ảnh hưởng đến cây
lúa tại Việt Nam ................................................................................................ 19

Phần 3. Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................ 25

3.1.

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 25

3.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 25

iii

download by :


3.3.

Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................... 25

3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 25

3.4.1.

Đánh giá khoảng cách cây và hàng cấy đang áp dụng cho giống lúa
TBR225 tại huyện Vĩnh Tường, Tỉnh Vĩnh Phúc ............................................ 25

3.4.2.

Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách cây và hàng cấy đến sinh
trưởng, năng suất giống lúa tbr225 tại huyện Vĩnh Tường, Tỉnh Vĩnh

Phúc .................................................................................................................. 25

3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 26

3.5.1.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 26

3.5.2.

Bố trí thí nghiệm ............................................................................................... 26

3.5.3.

Biện pháp kỹ thuật và các chỉ tiêu theo dõi ...................................................... 28

3.5.4.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 32

Phần 4. Kết quả và thảo luận ...................................................................................... 33
4.1.

Hiện trạng canh tác giống lúa TBR225 và phương thức cấy lúa tại huyện
Vĩnh Tường, Tỉnh Vĩnh Phúc ........................................................................... 33

4.1.1.


Diện tích và cơ cấu giống lúa từ năm 2015-2017 ............................................. 33

4.1.2.

Diện tích và tỷ lệ áp dụng các phương thức cấy trên giống lúa TBR225 từ
năm 2014-2016 ................................................................................................. 35

4.1.3.

Khoảng cách cây và hàng cấy được áp dụng cho giống lúa TBR225 .............. 37

4.2.

Ảnh hưởng của khoảng cách cây và hàng cấy đến sinh trưởng, phát triển,
sâu bệnh hại và năng suất của giống lúa TBR225 ............................................ 40

4.2.1.

Ảnh hưởng của khoảng cách cây và hàng cấy đến các chỉ tiêu sinh
trưởng ............................................................................................................... 40

4.2.2.

Ảnh hưởng của khoảng cách cây và hàng cấy đến các chỉ tiêu sinh lý ................ 50

4.2.3.

Ảnh hưởng của khoảng cách cây và hàng cấy đến mức độ gây hại của
một số loại sâu bệnh hại chính.......................................................................... 58


4.2.4.

Ảnh hưởng của khoảng cách cây và hàng cấy đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất ...................................................................................... 60

Phần 5. Kết luận và kiến nghị...................................................................................... 66
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 66

5.2.

Đề nghị ............................................................................................................. 67

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 68

iv

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật


CCCC

Chiều cao cuối cùng

CIAT

Chartered Institute of Architectural Technologists

CV%

Hệ số biến động

DT

Diện tích

ĐVT

Đơn vị tính

FAO

Food and Agriculture

HĐND

Hội đồng nhân dân

ICM


Integrated Crop Management

IPM

Integrated Pest Management

IRRI

International Rice Research Institute

LAI

Chỉ số diện tích lá

LSD5%

Giới hạn sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 0,05

NHH

Nhánh hữu hiệu

NSC

Ngày sau cấy

NSLT

Năng suất lý thuyết


NSTT

Năng suất thực thu

NXB

Nhà xuất bản

P

Khoảng cách cây

PTNT

Phát triển nông thôn

R

Khoảng cách hàng

SLCC

Số lá cuối cùng

SRI

System Rice Intensification

TCN


Tiêu chuẩn ngành

TGST

Thời gian sinh trưởng

UBND

Ủy ban nhân dân

USDA

United States Department of Agriculture

v

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diễn biến tình hình sản xuất lúa trên thế giới 10 năm gần đây từ
2007-2016

4

Bảng 2.2. Tình hình sản xuất lúa các châu lục năm 2016

5

Bảng 2.3. Top 10 quốc gia sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới năm 2016


6

Bảng 2.4. Dự báo cung cầu gạo thế giới của Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) niên
vụ 2016/17 trong tháng 1/2017.

8

Bảng 2.5. Diễn biến tình hình sản xuất lúa Việt Nam từ 2007-2016

11

Bảng 2.6. Tình hình sản xuất lúa tại tỉnh Vĩnh Phúc 2007-2016

13

Bảng 2.7. Tình hình sản xuất lúa tại huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc 2007-2016

15

Bảng 4.1. Diện tích và cơ cấu giống lúa từ năm 2015-2017

34

Bảng 4.2. Diện tích và tỷ lệ áp dụng các phương thức cấy trên giống lúa
TBR225 từ năm 2014-2016

36

Bảng 4.3. Khoảng cách cây và hàng cấy được áp dụng cho giống lúa TBR225

năm 2016

38

Bảng 4.4. Ảnh hưởng của khoảng cách cây và hàng cấy đến thời gian sinh
trưởng và phát triển của giống lúa TBR225

40

Bảng 4.5. Ảnh hưởng riêng rẽ của của khoảng cách cây và hàng cấy đến động
thái tăng trưởng chiều cao cây(cm)

42

Bảng 4.6. Ảnh hưởng tương tác của khoảng cách cây và hàng cấy đến động thái
tăng trưởng chiều cao cây (cm)

43

Bảng 4.7. Ảnh hưởng riêng rẽ của khoảng cách hàng và khoảng cách cây đến
động thái đẻ nhánh (nhánh/khóm)

45

Bảng 4.8. Ảnh hưởng tương tác của khoảng cách cây và hàng cấy đến động thái
đẻ nhánh (nhánh/khóm)

46

Bảng 4.9. Ảnh hưởng của khoảng cách cây và hàng cấy đến hệ số đẻ nhánh và

hệ số đẻ nhánh hữu hiệu

47

Bảng 4.10. Ảnh hưởng riêng rẽ của khoảng cách cây và hàng cấy đến động thái ra
lá (lá/cây)

49

Bảng 4.11. Ảnh hưởng tương tác của khoảng cách cây và hàng cấy đến động thái
ra lá (lá/cây)

50

vi

download by :


Bảng 4.12. Ảnh hưởng tương tác của khoảng cách cây và hàng cấy đến chỉ số
diện tích lá (m2lá/m2đất)

53

Bảng 4.13. Ảnh hưởng tương tác của khoảng cách cây và hàng cấy đến khối
lượng chất khô (g chất khô/m2)

57

Bảng 4.14. Ảnh hưởng của khoảng cách cây và hàng cấy đến mức độ gây hại của

một số loại sâu bệnh hại lúa

59

Bảng 4.15. Ảnh hưởng riêng rẽ của khoảng cách cây và hàng cấy đến các yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất

61

Bảng 4.16. Ảnh hưởng tương tác của khoảng cách cây và hàng cấy đến các yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất

vii

download by :

63


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Ảnh hưởng của khoảng cách cây đến chỉ số diện tích lá ............................... 51
Hình 4.2. Ảnh hưởng của khoảng cách hàng đến chỉ số diện tích lá ............................. 51
Hình 4.3. Ảnh hưởng của khoảng cách cây đến khối lượng chất khơ tích lũy .............. 55
Hình 4.4. Ảnh hưởng của khoảng cách hàng đến khối lượng chất khơ tích lũy ........... 55
Hình 4.5. Ảnh hưởng của khoảng cách cây và hàng cấy đến năng suất thực thu ......... 65

viii

download by :



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phan Thị Thu Hiền
Tên Luận văn: “Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách và phương thức cấy đến sinh
trưởng, năng suất giống lúa TBR225 tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc”.
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 8620110

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của khoảng cách và phương thức cấy
đến sinh trưởng và năng suất giống lúa TBR225 tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành ngồi đồng ruộng và bố trí theo kiểu Split-plot với
ba lần nhắc lại. Nhân tố ơ chính là khoảng cách cây gồm 3 mức: P1 (10 cm), P2 (13
cm) và P3 (16 cm). Nhân tố ô phụ là khoảng cách hàng cấy (R1: hàng cách hàng đều
nhau là 25 cm; R2: hàng rộng – hàng hẹp: 35 cm - 15 cm). Thí nghiệm gồm 6 cơng
thức. Cấy 2 dảnh/khóm.
Diện tích của 1 ơ thí nghiệm là 15 m2 (3*5 m)
Kết quả chính và kết luận
Kết quả điều tra nông hộ cho thấy: Giống lúa TBR225 và phương thức cấy lúa 1
hàng rộng 1 hàng hẹp (35 cm - 15 cm) đang được lựa chọn thay cho các giống lúa khác
và phương thức cấy hàng cách hàng đều nhau. Trong các khoảng cách cây và hàng cấy
người nông dân đang áp dụng thì cấy lúa theo khoảng cách 1 hàng rộng (35 cm) 1 hàng
hẹp (15 cm) và khoảng cách cây 16 cm (tương ứng với mật độ 25 khóm/m2) cho kết quả
năng suất thực thu là cao nhất.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, khi tăng khoảng cách cây cách cây đã làm tăng chỉ
số diện tích lá và khả năng tích luỹ chất khơ dẫn đến năng suất tăng. Ngoài ra, cấy hàng
rộng-hàng hẹp cho năng suất cao hơn cấy hàng cách hàng đều. Hơn nữa, sự tương tác

giữa khoảng cách cây cách cây và hàng cấy có ảnh hưởng đến năng suất thực thu ở mức
có ý nghĩa. Năng suất thực thu cao nhất khi khoảng cách cây cách cây 16 cm và cấy
hàng rộng - hàng hẹp (35 cm - 15 cm) là 80,33 tạ/ha.

ix

download by :


THESIS ABTRACT
Master candidate: Phan Thi Thu Hien
Thesis title: “Study on the effects of spacing and transplanting method on growth, yield
of rice TBR225 in Vinh Tuong district, Vinh Phuc province”
Major: Crop Science

Code: 8620110

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives
The aim of this study was to evaluate the effect of spacing and transplanting
method on the growth and yield of rice TBR225.
Materials and Methods
The field experiment was a split-plot design with three replications. Plant spacing
which served as main factor included: P1 (10 cm), P2 (13 cm) and P3 (16 cm); the subfactor consisted of two row spacings as R1 (regularly transplanted row spacing: 25 cm)
and R2 (unregularly transplanted row spacing: 35 cm - 15 cm).
Main fiddings and conclusions
The results of the household survey show that: rice TBR225 and unregularly
transplanted row spacing (35cm - 15cm) are being selected for other rice varieties and
regularly transplanted row spacing. At the spacing of plants and rows of farmers are
applied, the rice is spaced 1 row wide (35 cm) 1 narrow row (15 cm) and the distance

plant is 16 cm (corresponding to the density of 25 plants/m2) yielded the highest yield.
The obtained results showed that the increase of plant spacing increased the grain
yield due to the increased leaf area index and dry matter production. In addition, the
grain yield was significantly higher at unregularly transplanted row spacing than at
regularly transplanted row spacing. Futhermore, ignificant two-way interactions
between plant spacing and row spacing were also significantly observed for the grain
yield. The grain yield was the highest in treatment with plant spacing as 16 cm and
unregularly transplanted row spacing as 35 cm - 15 cm (P3R2: 80,33 quintal/ha).

x

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong năm loại lương thực chủ yếu của thế
giới. Lúa gạo ảnh hưởng tới đời sống của ít nhất 65% dân số thế giới và là nguồn
cung cấp năng lượng thiết yếu cho con người. Ước tính thế giới cần tăng thêm
116 triệu tấn gạo vào năm 2035 so với mức 439 triệu tấn của năm 2010 (Seck,
2012). Hiện nay có hơn 100 quốc gia sản xuất lúa gạo, trong đó châu Á là nơi
gắn liền với nền văn minh lúa nước lâu đời, sản xuất lúa gạo chiếm phần lớn về
diện tích và sản lượng trên thế giới. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật
trong nông nghiệp hiện nay nhu cầu về gạo chất lượng cao của thị trường ngày
càng tăng lên.
Trong sản xuất trồng trọt, việc xác định đúng khoảng cách, mật độ gieo
trồng có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo năng suất quần thể (Shirtliffe
and Johnston, 2002). Ở quần thể ruộng lúa, mật độ gieo/cấy và số dảnh cấy có
liên quan đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất. Nếu gieo cấy quá
dày hoặc nhiều dảnh trên khóm thì bơng lúa sẽ nhỏ đi đáng kể, hạt có thể nhỏ

hơn và cuối cùng năng suất sẽ giảm. Vì vậy, muốn đạt được năng suất cao thì
người sản xuất phải biết điều khiển cho quần thể ruộng lúa có số bơng tối ưu
mà vẫn không làm bông nhỏ đi, số hạt chắc và độ chắc hạt trên bơng khơng
thay đổi (Hồng Kim, 2016).
Hiện nay, phương pháp cấy lúa hàng rộng – hàng hẹp đã phát huy được
hiệu ứng hàng biên là tận dụng ánh sáng chiếu trực tiếp vào gốc, thân, lá để kích
thích lúa phát triển nhanh, đẻ sớm và đẻ nhánh khỏe, do đó làm tăng số cây/khóm
và tăng số hạt/bơng. Theo Lệ Chi (2017), phương pháp này được cấp bằng độc
quyền sáng chế tháng 9/2015, được trao Giải thưởng Vifotec năm 2015. Tại Hội
chợ triển lãm Khoa học và Công nghệ quốc tế được tổ chức ở Hàn Quốc năm
2016, phương pháp cấy lúa hiệu ứng hàng biên đã được Hàn Quốc trao huy
chương đồng và Thái Lan trao huy chương vàng. Kết quả cho thấy, nhờ phương
pháp cấy giúp tận dụng quy luật hiệu ứng hàng biên tối ưu và quy luật sức tạo
bơng tối ưu/khóm này, nơng dân giảm được ít nhất 1/3 chi phí cơng lao động,
giống, thuốc trừ sâu bệnh, phân bón nhưng tăng được 10-20% năng suất do cây
lúa sử dụng ánh sáng cho quang hợp triệt để hơn, bộ rễ phát triển tốt hơn, đẻ
khỏe, ít sâu bệnh, giảm tiêu tốn nước...

1

download by :


Giống lúa TBR225 là giống lúa cải tiển kiểu mới có khả năng sinh trưởng,
phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe, tập trung, chịu thâm canh, năng suất cao và ổn
định, chất lượng gạo ngon, thời gian sinh trưởng ngắn thuận lợi cho việc bố trí cơ
cấu cây trồng ba vụ và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của huyện
Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc nên được trồng với diện tích lớn. Vì vậy, để phát
huy tối đa tiềm năng năng suất của giống lúa TBR225 trên đồng đất Vĩnh Tường
trong điều kiện vụ xuân, việc xác định khoảng cách cây cách cây và khoảng cách

hàng cách hàng cấy thích hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc nhân rộng giống
lúa này đặc biệt là trong bối cảnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp của đất nước hiện
nay. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
ảnh hưởng của khoảng cách và phương thức cấy đến sinh trưởng, năng suất
giống lúa TBR225 tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách và phương thức cấy
thông qua khoảng cách cây và hàng cấy đến sinh trưởng, năng suất giống lúa
TBR225 từ đó tìm ra khoảng cách cây và hàng cấy phù hợp cho giống lúa này
trong điều kiện vụ Xuân tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: các đặc điểm sinh trưởng, phát triển, tình hình
sâu bệnh hại, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa
TBR225 ở các khoảng cách cây và hàng cấy khác nhau tại huyện Vĩnh Tường,
tỉnh Vĩnh Phúc.
- Địa điểm nghiên cứu: xứ đồng Gia công, thôn Nhật Tân, thị trấn Vĩnh
Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc;
- Thời gian nghiên cứu: Tháng 01/2017-4/2018.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ
THỰC TIỄN
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống về ảnh hưởng của khoảng cách
cây và hàng cấy đến tình hình sinh trưởng, năng suất của giống lúa TBR225 từ
đó xác định được khoảng cách cây và hàng cấy thích hợp cho giống lúa TBR225
trên đồng đất Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.

2

download by :



- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hồn thiện quy trình kỹ thuật gieo
cấy giống lúa TBR225 trên đồng đất Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.
- Bổ sung tài liệu tham khảo kỹ thuật gieo cấy giống lúa TBR225 phục
vụ cho công tác chuyển giao kỹ thuật, mở rộng diện tích gieo trồng giống lúa
TBR225.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần hồn thiện quy trình kỹ thuật gieo cấy giống lúa TBR225 trên
đồng đất Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc và các vùng lân cận có điều kiện sinh thái
tương tự.
- Từng bước mở rộng diện tích gieo trồng giống lúa TBR225, cải thiện năng
suất nâng cao chất lượng lúa gạo, nâng cao hiệu quả kinh tế cho sản xuất lúa
nhằm góp phần đảm bảo các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

3

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA TRÊN THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa trên thế giới
Lúa gạo là một loại lương thực quan trọng đối với khoảng 3,5 tỷ người,
chiếm hơn 50% dân số thế giới. Theo thống kê của Tổ chức lương thực thế giới
(FAO) năm 2016 sản lượng lúa gạo đạt 741,52 triệu tấn tăng 2,02 triệu tấn so với
năm 2015 (739,50 triệu tấn) và có xu thế tăng trong những năm tiếp theo. Tình
hình sản xuất lúa gạo thế giới trong vịng 10 năm trở lại đây diễn biến như sau:
Bảng 2.1. Diễn biến tình hình sản xuất lúa trên thế giới 10 năm
gần đây từ 2007-2016

Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

2007

155,09

4,23

656,03

2008

160,06

4,30

688,26

2009


157,98

4,34

685,63

2010

161,56

4,34

701,17

2011

162,71

4,43

720,81

2012

162,26

4,52

733,42


2013

164,26

4,50

739,17

2014

162,91

4,56

742,87

2015

160,76

4,60

739,50

2016

159,81

4,64


741,52

Năm

Nguồn: FAO (2017)

Qua bảng 2.1 cho thấy: Diện tích canh tác lúa gạo trên thế giới từ năm 2017
có xu hướng tăng, đạt cao nhất năm 2013 sau đó có xu hướng giảm dần. Tuy
nhiên sản lượng và năng suất lúa gạo thế giới lại có xu hướng tăng dần. Điều này
cho thấy cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp đã ảnh hưởng tích cực đến
sản lượng lúa của thế giới nói chung, những tiến bộ kỹ thuật mới nhất là giống
mới, kỹ thuật thâm canh tiên tiến, phù hợp được áp dụng đã góp phần làm
cho năng suất và sản lượng lúa tăng lên đáng kể.

4

download by :


Hiện nay thế giới có trên 100 nước trồng lúa ở hầu hết các châu lục.
Tuy nhiên, sản xuất lúa gạo vẫn tập trung chủ yếu ở châu Á nơi chiếm tới 90%
diện tích gieo trồng và sản lượng. Theo số liệu của FAO (2017) tình hình sản
xuất lúa gạo của các châu lục trên thế giới năm 2016 cụ thể như sau:
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất lúa các châu lục năm 2016
Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tấn/ha)


Sản lƣợng
(triệu tấn)

World

159,81

4,64

741,52

Asia

140,49

4,75

667,33

Africa

12,50

2,6

32,50

Americas

6,12


5,88

35,99

Europe

0,67

6,34

4,25

Oceania

0,03

9,37

0,28

Tên châu lục

Nguồn: FAO (2017)

Qua bảng 2.2 cho thấy, sự khác nhau về địa lý, điều kiện tự nhiên đã làm
cho diện tích và năng suất lúa của các châu lục cũng có sự khác nhau rõ rệt. Châu
Á dẫn đầu về sản lượng tăng trong năm 2016, với kỷ lục 667,33 triệu tấn, chiếm
tới 74,19% sản lượng lúa toàn cầu, chủ yếu nhờ thời tiết thuận lợi. Nhiều nước đã
có đủ mưa đem lại sự thuận lợi cho việc gieo trồng ở khu vực châu Á nằm trên

bán cầu nam. Ngoại trừ một số nơi vẫn gặp khó khăn trong sản xuất, như Trung
Quốc lục địa, các nước còn lại như Philippines, Thái Lan và nhất là Ấn Độ sản
lượng đã hồi phục khi kết thúc hạn hán. Campuchia, Đài Loan (Trung Quốc),
Cộng hoà Hồi giáo Iran, Iraq, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Cộng hoà dân chủ nhân
dân Lào, Myanmar, Nepal và Pakistan cũng tăng sản lượng trong năm nay, thừa
sức bù đắp cho sự sụt giảm ở Trung Quốc lục địa, Indonesia, Hàn Quốc,
Malaysia, Sri Lanka và Việt Nam.
Điều kiện gieo trồng ở hầu khắp châu Phi cũng thuận lợi nên sản lượng năm
2016 ước tính tăng 5% lên kỷ lục cao 32,50 triệu tấn. Ở khu vực này, Guinea,
Mali, Nigeria và Tanzania đều bội thu; sản lượng của Ai Cập hồi phục sau khi
giá tăng hấp dẫn nông dân và xu hướng chuyển từ trồng bông sang trồng lúa. Sản
lượng tăng ở những nước này bù lại cho sự sụt giảm ở Bờ Biển Ngà, Malawi,
Mauritania, Mozambique và Zambia (chủ yếu do thiếu mưa). Diện tích lúa gạo ở
châu Phi đứng thứ 2 thế giới với 12,5 triệu ha và sản lượng đứng thứ 3 thế giới là

5

download by :


32,5 triệu tấn.
Châu Mỹ có diện tích lúa gạo đứng thứ 3 thế giới với 6,12 triệu ha song sản
lượng lại đứng thứ 2 thế giới với con số 35,99 triệu tấn, cao hơn châu Phi do khu
vực này có năng suất lúa gạo khá cao, bằng 226,15% so với châu Phi.
Châu Đại Dương có diện tích và sản lượng lúa gạo thấp nhât thế giới song
năng suất lại đứng đầu thế giới bằng 201,94% so với năng suất trung bình trung
tồn thế giới.
Theo FAO (2017), 10 nước sản xuất lúa gạo đứng đầu thế giới năm 2016
được thể hiện qua bảng 2.3.
Bảng 2.3. Top 10 quốc gia sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới năm 2016

STT

Tên nƣớc

Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tấn/ha)

Sản lƣợng
(triệu tấn)

1
2
3
4

World
India
China
Indonesia
Bangladesh

159,81
42,97
30,45
14,28
11,39


4,64
3,69
6,93
5,41
4,62

741,52
158,56
211,02
77,25
52,62

5
6
7
8
9
10

Thailand
Viet Nam
Myanmar
Philippines
Cambodia
Pakistan

8,68
7,78
6,72
4,74

2,87
2,77

2,91
5,58
3,82
3,87
3,43
3,76

25,26
43,41
25,67
18,34
9,84
10,42

Nguồn: FAO (2017)

Qua bảng 2.3 cho thấy: Năm 2016 Ấn Độ là nước có diện tích trồng lúa lớn
nhất thế giới với diện tích là 42,97 triệu ha, tuy nhiên do năng suất lúa của nước
này thấp (chỉ đạt 3,69 tấn/ha) nên sản lượng lúa của Ấn Độ đứng thứ 2 thế giới là
158,56 triệu tấn, chiếm 21,38% tổng sản lượng của toàn thế giới.
Trung Quốc có diện tích trồng lúa đứng thứ 2 thế giới với 30,45 triệu ha,
trong vài thập niên gần đây Trung Quốc có nhiều thành tựu trong cải tiến giống
lúa, trong đó đặc biệt quan tâm đến sử dụng ưu thế lai ở lúa do đó năng suất bình
qn năm 2016 đạt 6,93 tấn/ha, sản lượng đạt 211,02 triệu tấn, chiếm 28,46%
tổng sản lượng lúa gạo, dẫn đầu về sản lượng lúa trên thế giới. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây diện tích canh tác lúa của Trung Quốc giảm do quá trình


6

download by :


cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa tăng nhanh bên cạnh đó nguồn nước ngọt khơng đủ
và phân bố khơng đều. Đây cũng là trở ngại lớn trong việc nâng cao năng suất và
sản lượng lúa của Trung Quốc.
Năm 2016, Thái Lan là nước có sản lượng lúa đứng thứ 7 nhưng lại là nước
có sản lượng gạo xuất khẩu gạo hàng đầu Thế giới, nước này cũng được thiên
nhiên ưu đãi với những vùng châu thổ trồng lúa phì nhiêu, diện tích canh tác lớn
(chiếm khoảng 40% diện tích tự nhiên), điều kiện thời tiết thuận lợi, mưa thuận
gió hịa thích hợp cho phát triển cây lúa nước. Vì vậy, cây lúa là cây trồng chính
trong sản xuất nơng nghiệp của Thái Lan với diện tích là 8,68 triệu ha, năng suất
bình quân 2,91 tấn/ha, sản lượng 25,26 triệu tấn. Các trung tâm nghiên cứu giống
lúa được thành lập ở nhiều tỉnh và khu vực. Tiêu chí chọn giống lúa của các nhà
khoa học Thái Lan là các giống phải có thời gian sinh trưởng trung bình đến dài
ngày, hạt gạo dài và trong, ít dập gãy khi xay sát, có hương thơm, coi trọng chất
lượng hơn là năng suất… điều này giải thích tại giá gạo xuất khẩu của Thái Lan
luôn cao hơn của Việt Nam.
Theo số liệu thống kê, hiện nay các nước sản xuất gạo ở Châu Á vẫn là
nguồn cung cấp gạo xuất khẩu chính của thế giới bao gồm Thái Lan, Việt Nam,
Ấn Độ. Riêng xuất khẩu gạo của hai nước Thái Lan và Việt Nam sẽ chiếm
khoảng nửa tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới.
Nhìn chung thương mại gạo trên tồn cầu năm 2016 giảm so với những dự
đoán ban đầu do nhu cầu của các nước nhập khẩu giảm. Trái với dự đoán ban
đầu, tiêu thụ của Ấn Độ giảm, tồn trữ lại tăng lên, và nước này vẫn là nhà xuất
khẩu gạo số 1 thế giới. Trái lại, xuất khẩu của Thái Lan thấp hơn kỳ vọng ban
đầu, và bán gạo tồn trữ của nước này rất chậm mặc dù chính phủ cam kết sẽ giải
phóng các kho tồn trữ này thông qua các phiên đấu giá. Xuất khẩu gạo của Việt

Nam cũng khó khăn bởi phải cạnh tranh với các nước khác, nhất là Thái Lan, nơi
có lượng tồn trữ khổng lồ.
Năm 2017, thương mại gạo thế giới dự báo sẽ tăng nhờ nhu cầu tăng từ châu Á
và Trung Đông. Xuất khẩu của Ấn Độ dự báo sẽ vẫn đứng đầu thế giới về khối
lượng, mặc dù sụt giảm so với năm 2016. Xuất khẩu của Thái Lan dự báo sẽ tăng
bởi tiếp tục bán gạo tồn trữ và nguồn cung từ vụ thu hoạch mới cũng sẽ tăng. Xuất
khẩu gạo của Việt Nam sẽ tăng nhưng vẫn thấp hơn những năm gần đây.

7

download by :


Bảng 2.4. Dự báo cung cầu gạo thế giới của Bộ nông nghiệp Mỹ
(USDA) niên vụ 2016/17 trong tháng 1/2017.
2016/17

Dự trữ
đầu vụ

Tiêu thụ

Cung
Sản
lƣợng

Nhập
khẩu

Nội địa


Xuất
khẩu

Dự trữ
cuối vụ

Thế giới
Mỹ

116,51
1,48

480,02
7,12

38,52
0,75

477,81
4,19

40,83
3,56

118,71
1,59

Các nước còn lại


115,03

472,9

37,77

473,62

37,28

117,12

Nước XK chủ yếu

28,91

159,54

0,56

132,75

29,7

26,56

Ấn Độ
Pakistan
Thái Lan
Việt Nam

Nước NK chủ yếu
Brazil
EU-27
Indonesia
Nigeria
Philippines
Trung Đông
Nước khác

18,4
1,02
8,17
1,32
8,99
0,25
1,18
3,51
0,6
2,06
0,86

106,5
6,64
18,6
27,8
64,64
7,82
2,05
36,6
2,7

11,5
2,02

0
0,01
0,25
0,3
12,05
0,65
1,85
1
2
1,3
3,6

97
2,75
10,3
22,7
76,45
7,85
3,65
37,5
5
13,1
5,8

10
4,2
9,7

5,8
0,96
0,6
0,28
0
0
0
0

17,9
0,72
7,02
0,92
8,27
0,27
1,15
3,61
0,3
1,76
0,68

0,53

1,95

1,65

3,55

0,08


0,5

Burma

1,09

12,5

0

11

1,4

1,19

Trung Mỹ và Caribê

0,53

1,7

1,79

3,53

0,02

0,46


63,74
0,92
2,61
0,12

144,85
4,55
7,79
0,17

5
0,3
0,7
0,75

144
4
8,5
0,89

0,28
0,3
0,09
0

69,31
1,48
2,52
0,15


1,7

4,2

0,41

4,48

0

1,82

Trung Quốc
Ai Cập
Nhật Bản
Mexico
Hàn Quốc

Nguồn: USDA (2017)

Nhập khẩu gạo của một số thị trường có xu hướng giảm trong năm 2016.
Trung Quốc vẫn là nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới mặc dù đã giảm tốc độ nhập
trong mấy tháng gần đây. Dự báo năm 2017, Trung Quốc sẽ tăng nhập khẩu trở
lại bởi sản lượng trong nước giảm và nối lại cam kết mua gạo Thái Lan. Đối với
Philippines, nhập khẩu đã giảm một nửa trong năm 2016, mặc dù dự báo ban đầu
là thời tiết xấu có thể sẽ buộc nước này phải nhập khối lượng lớn. Nhập khẩu vào

8


download by :


Philippines dự báo sẽ trở lại bình thường bởi lượng dự trữ cạn dần. Tuy nhiên đối
với Bangladesh, sản xuất đủ và việc tăng thuế nhập khẩu đã khiến nhập khẩu
giảm mạnh trong năm 2016, và dự báo sẽ vẫn thấp trong tương lai gần. Những thị
trường khác như Nigeria, Indonesia và Iran cũng sẽ giảm nhẹ nhập khẩu trong
năm 2016.
Về nguồn cung, sản lượng của Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi
thương mại gạo thế giới giảm trong năm 2016. Xuất khẩu gạo Việt Nam ước tính
giảm xuống mức thấp nhất trong 7 năm trở lại đây một phần do sản lượng giảm,
phần nữa do nhu cầu của những thị trường trọng điểm giảm sút. Ở những nơi
khác, Australia, Brazil và Ấn Độ xuất khẩu cũng bị giảm. Xuất khẩu của
Myanmar cũng bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc đang nỗ lực kiểm soát nhập khẩu
gạo qua tất cả các đường biên giới. Trong khi đó, lượng tồn trữ còn nhiều tạo cơ
hội cho Argentina, Pakistan, Paraguay, Thái Lan, Mỹ và Uruguay tăng xuất khẩu
trong năm nay. Campuchia, Trung Quốc lục địa, Liên minh châu Âu và Liên
bang Nga cũng tương tự như vậy.
Triển vọng nhập khẩu vào châu Âu và Bắc Mỹ sẽ tăng, nơi có nhu cầu
trong nước mạnh và sẽ tiếp tục tăng trong năm 2017. Nhu cầu mua ở Mỹ Latinh
và Caribe có thể giảm nhẹ bởi sản lượng trong nước tăng và giá gạo nội địa giảm.
Trong số những nước xuất khẩu, sản lượng hồi phục sẽ cho phép Ấn Độ duy trì
vị thế nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới năm thứ 6 liên tiếp. Australia, Trung
Quốc lục địa, Pakistan, Mỹ và Việt Nam đều sẽ tăng xuất khẩu trong năm 2017,
trái lại Argentina, Brazil, Campuchia, Guyana, Myanmar, Paraguay, Thái Lan và
Uruguay sẽ giảm xuất khẩu do cạnh tranh khó hơn trên các thị trường.
Mặc dù điều chỉnh giảm 1 triệu tấn, tiêu thụ gạo toàn cầu năm 2016/17 dự
báo sẽ vượt 5,2 triệu tấn so với năm 2015/16, lên 500,2 triệu tấn. Sử dụng gạo
làm lương thực sẽ tăng 1,5% lên 402,5 triệu tấn, mức tăng tập trung ở châu Á do
dân số tăng, và nhu cầu ở châu Phi sau khi nguồn cung được cải thiện và giá rẻ.

Khối lượng gạo trong ngành chăn ni và các mục đích/lý do khác (chủ yếu là
hạt giống, thất thoát sau thu hoạch và sử dụng trong công nghiệp) sẽ lần lượt ở
mức 18 triệu và 79,9 triệu tấn. Trên cơ sở đó, tiêu thụ gạo lương thực trung bình
người trên tồn cầu năm 2016/17 chắc chắn sẽ vượt mức trung bình 54,1 kg năm
2015/16 lên 54,2 kg năm 2016/17.

9

download by :


2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trong nƣớc
Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới có nền văn minh lúa
nước lâu đời và sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh mẽ. Nghề trồng lúa ở Việt
Nam có lịch sử lâu đời nhất tại châu Á. Theo các tài liệu khảo cổ ở Trung Quốc,
Ấn Độ, Việt Nam... Cây lúa đã có mặt từ 3000 - 2000 năm trước công nguyên.
Tổ tiên chúng ta đã thuần hóa cây lúa dại thành cây lúa trồng và đã phát triển
nghề trồng lúa đạt được những tiến bộ nhất định. Nhiều thập kỷ qua thương hiệu
lúa gạo Việt Nam đã khẳng định được vị thế trên trường quốc tế. Việt Nam nhiều
năm liền được xếp vào nhóm các nước dẫn đầu về xuất khẩu gạo và luôn hoàn
thành tốt nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và quốc tế, sản xuất lúa
gạo còn là cơ sở kinh tế sống còn của đất nước.
Theo Tổng cục thống kê (2017) dân số nước ta là hơn 92 triệu người,
trong đó dân số ở nơng thơn chiếm 67,9% và lực lượng lao động trong nghề
trồng lúa chiếm 41,9% lực lượng lao động cả nước. Điều đó cho thấy lĩnh vực
nông nghiệp trồng lúa thu hút đại bộ phận lực lượng lao động cả nước, đóng vai
trị rất lớn trong nền kinh tế quốc dân.
Bên cạnh đó, ưu thế lớn của nghề trồng lúa còn thể hiện rõ ở diện tích canh
tác trong tổng diện tích đất nơng nghiệp cũng như tổng diện tích trồng cây lương
thực. Cũng theo Tổng cục thống kê, năm 2016 diện tích lúa cả nước là 7,79 triệu

ha trong tổng số 11,68 triệu ha cây hàng năm. Như vậy, bên cạnh sự thu hút về
nguồn lực con người thì sự thu hút nguồn lực đất đai cũng lại khẳng định rõ vị trí
của lúa gạo trong nền kinh tế quốc dân.
Trước năm 1945, diện tích trồng lúa cả nước ta là 4,5 triệu ha, năng suất
trung bình đạt 1,3 tấn/ha, sản lượng 5,4 triệu tấn. Hiện nay, với những tiến bộ
vượt bậc trong sản suất nông nghiệp, người dân đã tiếp cận với những phương
thức sản xuất tiên tiến, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, dùng các giống
lúa mới, các giống lúa ưu thế lai, các giống lúa cao sản, các giống lúa thích nghi
với điều kiện của từng vùng, các giống lúa chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu…
kết hợp đầu tư thâm canh cao và hợp lý. Nhờ vậy, ngành trồng lúa nước ta đã có
bước nhảy vọt về năng suất, sản lượng và giá trị kinh tế. Năm 1996, nước ta xuất
khẩu được 3,2 triệu tấn lương thực. Năm 1999, nước ta vươn lên đứng thứ hai thế
giới về xuất khẩu gạo. Năm 2002, tổng sản lượng lương thực đạt 36,4 triệu tấn,
trong đó lúa chiếm 70%. Tuy nhiên con số này bị chững lại vào năm 2003 giảm
xuống còn 34,5 triệu tấn. Theo FAO, năm 2006 Việt Nam có tổng sản lượng lúa

10

download by :


hàng năm đứng thứ 5 trên thế giới nhưng lại là nước xuất khẩu đứng thứ hai thế
giới. Hiện nay với sản lượng lúa gạo xuất khẩu bình quân trên dưới 4 triệu
tấn/năm. Hạt gạo Việt Nam không những đủ đảm bảo yêu cầu về an ninh lương
thực trong nước mà cịn góp phần rất quan trọng trong thị trường lúa gạo thế giới
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2006).
Sản xuất kinh doanh lúa gạo đóng vai trị quan trọng trong q trình phát
triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Tình hình sản xuất lúa gạo ở
Việt Nam trong những năm gần đây tương đối ổn định cả về diện tích và sản
lượng, diện tích đạt cao nhất năm 2013 với 7,9 triệu ha và sản lượng đạt cao nhất

năm 2015 với 45,18 triệu tấn. Chi tiết thể hiện qua bảng 2.5:
Bảng 2.5. Diễn biến tình hình sản xuất lúa Việt Nam từ 2007-2016
Năm

Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tấn/ha)

Sản lƣợng
(triệu tấn)

2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016

7,21
7,40
7,43
7,49
7,66
7,76

7,90
7,81
7,83
7,79

4,99
5,23
5,23
5,34
5,53
5,63
5,57
5,75
5,77
5,60

35,98
38,70
38,86
40,00
42,36
43,69
44,00
44,91
45,18
43,62

Nguồn: Tổng cục thống kê (2017)

Do sản xuất lúa gạo là nguồn thu nhập và cung cấp lương thực chính của các

hộ nơng dân nên chính sách phát triển kinh tế nơng nghiệp, nông dân và nông thôn
gắn liền với phát triển ngành hàng lúa gạo. Trong gần ba thập kỷ qua nhờ đổi mới cơ
chế quản lý, Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn trong sản xuất lúa gạo,
không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà hàng năm còn tham gia xuất khẩu với
kim ngạch đáng kể và đóng góp khơng nhỏ cho ngân sách quốc gia.
Như vậy, bên cạnh sự thu hút về nguồn lực con người thì sự thu hút nguồn
lực đất đai cũng lại khẳng định rõ vị trí của lúa gạo trong nền kinh tế quốc dân.
Có được thành tựu trên nhờ chúng ta không ngừng cải thiện công tác chọn tạo
giống trong sản xuất lúa, đây cũng chính là chiến lược sản xuất của Việt Nam

11

download by :


trong thời gian tới, phấn đấu đạt và duy trì sản lượng lúa hàng năm là 45 triệu
tấn/năm, đẩy mạnh sản xuất giống lúa có chất lượng cao xuất khẩu hàng năm từ
5 - 6 triệu tấn. Việc nghiên cứu, chọn lọc, lai tạo và nhập khẩu các loại giống lúa
có chất lượng cao phục vụ cho yêu cầu sản xuất là một nhiệm vụ sống còn và
phải đặt thành chương trình cấp Quốc gia và phải huy động cả “4 nhà” (Nhà
nước, Nhà khoa học, Nhà nông và Nhà Doanh nghiệp) cùng tham gia thì mới có
hy vọng đạt kết quả như mong muốn.
Bên cạnh những biện pháp đổi mới của Chính phủ, cơng tác cải tiến giống
lúa có vai trị quan trọng và sau đó là những thay đổi kỹ thuật trồng lúa như việc
chuyển đổi mùa vụ, giải quyết vấn đề thủy lợi để tưới tiêu, cải tạo đất phèn ở
Đồng bằng sông Cửu Long… Việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, mở
rộng diện tích giống lúa lai, lúa thuần cải tiến kiểu mới có năng suất cao kết hợp
với các biện pháp thâm canh tổng hợp đã góp phần chủ yếu làm tăng năng suất
lúa với tốc độ cao ổn định. Tỷ lệ diện tích gieo cấy bằng các giống lúa lai, lúa
thuần có năng suất cao tăng là yếu tố cơ bản làm tăng năng suất lúa. Hiện nay các

giống lúa mới chiếm khoảng 65% diện tích gieo trồng của cả nước. Những năm
gần đây nước ta có chính sách mở cửa nhập nội một số giống lúa từ các Viện lúa
quốc tế IRRI, CIAT... và của một số nước khác đặc biệt là Trung Quốc.
Việt Nam vẫn là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất và được
chứng minh bằng việc Việt Nam tiếp tục giành nhiều lợi thế cạnh tranh trong
sản xuất gạo so với những nhà sản xuất khác và lợi thế này ngày càng mạnh đối
với sản phẩm gạo chất lượng cao. Theo các báo cáo tại hội nghị “Giải pháp phát
triển bền vững ngành hàng lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long” năm
2016, các doanh nghiệp xuất khẩu hơn 4,8 triệu tấn gạo, trị giá 2,1 tỷ USD. Hạt
gạo Việt Nam có mặt tại trên 150 nước, thị trường chính là Trung Quốc (chiếm
38%), Philippines (9%), Malaysia (9%), Bờ Biển Ngà (9%)… Vùng Đồng bằng
sông Cửu Long chiếm hơn 50% sản lượng và hơn 90% lượng gạo xuất khẩu của
cả nước.
Tuy nhiên, hiệu quả chuỗi giá trị cịn thấp do tỷ lệ thất thốt cao, chất
lượng gạo xuất khẩu còn thấp do vậy giá gạo Việt Nam thấp, lợi nhuận thu được
từ trồng lúa của nông dân Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với Thái Lan,
Indonesia và Philippines. Sản xuất lúa gạo còn gặp nhiều rủi ro do thiên tai, hạn
hán, xâm nhập mặn, lũ lụt, diện tích canh tác ngày càng bị thu hẹp, quy mơ sản
xuất nơng hộ nhỏ, cơ giới hóa khó khăn, liên kết trực tiếp nơng dân với doanh

12

download by :


nghiệp đã hình thành nhưng cịn chậm, chiếm chưa đến 4% tổng sản lượng lúa
thu hoạch hàng năm. Chính sách đất đai chưa tạo mơi trường thuận lợi để khuyến
khích q trình tích tụ ruộng đất, tăng quy mơ sản xuất.
2.1.3. Tình hình sản xuất lúa tại Vĩnh Phúc
Cùng với sự phát triển của nghề trồng lúa trong cả nước, tỉnh Vĩnh Phúc

trong những năm gần đây đặc biệt quan tâm phát triển sản xuất lúa và đã thu
được nhiều kết quả nhất định nhờ việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật
mới vào sản xuất nên diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên địa bàn tồn tỉnh
tăng nhanh trong những năm gần đây. Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc từ năm 2007-2016 thể hiện qua bảng 2.6:
Bảng 2.6. Tình hình sản xuất lúa tại tỉnh Vĩnh Phúc 2007-2016
Năm

Diện tích
(nghìn ha)

Năng suất
(tấn/ha)

Sản lƣợng
(nghìn tấn)

2007
2008
2009
2010

57,9
60,5
60,5
59,3

4,58
5,21
5,35

5,30

265,18
315,21
323,68
314,29

2011
2012
2013
2014
2015
2016

59,2
59,4
59,0
58,6
58,4
58,4

5,67
5,05
5,23
5,65
5,59
5,00

335,66
299,97

308,57
331,09
326,46
292,00

Nguồn: Tổng cục thống kê (2017)

Qua bảng 2.6 cho thấy, diện tích lúa cả năm trong những năm gần đây
tương đối ổn định dao động từ 57,9 – 60,5 nghìn ha. Tuy nhiên, con số này đang
có xu hướng giảm nhẹ, do sự phát triển của các khu công nghiệp, do chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nơng thôn mới đất trồng lúa bị thu hồi để xây
dựng các cơng trình phúc lợi xã hội, phục vụ dân sinh. Nhiều tiến bộ kỹ thuật
mới được đưa vào: giống mới, kỹ thuật canh tác tiến tiến được áp dụng… làm
năng suất lúa liên tục tăng. Năm 2016 năng suất lúa giảm mạnh do diễn biến bất
thường của điều kiện thời tiết, nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện gây
hạn hán, ngập úng… ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp.
Giai đoạn 2001 - 2005, tỉnh đề ra 10 chương trình phát triển kinh tế - xã

13

download by :


hội trọng điểm, trong đó tập trung phát triển nơng nghiệp theo hướng hàng hóa
với 18 dự án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và 15 dự án xây dựng kết cấu hạ tầng
phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế được triển khai thực hiện. Thông qua việc
thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như gieo cấy lúa theo
lịch thời vụ, gieo mạ tập trung có che phủ nilon, cấy mạ non, bón phân cân đối,
áp dụng IPM, thực hiện 3 giảm, 3 tăng, thử nghiệm, áp dụng công nghệ mới vào
sản xuất… Vĩnh Phúc đã thành công trong việc mở rộng hơn 75% diện tích trà

lúa xuân muộn, hơn 85% diện tích mùa sớm (bỏ hẳn trà lúa xuân chính vụ, mùa
cực sớm) với bộ giống lúa chủ lực Khang dân 18, Q5, lúa lai bội tạp sơn thanh; là
một trong những tỉnh dẫn đầu miền Bắc về sản xuất các giống lúa có chất lượng
góp phần tạo sự bứt phá với năng suất lúa vượt 50 tạ/ha vào năm 2005.
Sau khi Nghị quyết 03-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp, nông
thôn và nâng cao đời sống nông dân được ban hành đã tạo nên cuộc cách mạng
về chuyển đổi cơ cấu giống lúa chất lượng trên địa bàn tỉnh, làm thay đổi nếp
nghĩ, cách làm của của người dân theo tư duy sản xuất hàng hóa trong cơ chế thị
trường. Nhiều giống lúa mới có đặc tính chất lượng gạo ngon, năng suất cao như
TBR225, RVT, QR1, Thiên ưu 8, lúa lai: GS9, TH3-3, TH3-5 nhanh chóng được
nơng dân đưa vào sản xuất, hình thành các vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng
cao ở các huyện: Vĩnh Tường, n Lạc, Bình Xun, Tam Dương; các mơ hình
cấy lúa theo hiệu ứng hàng biên; mơ hình cánh đồng mẫu lớn… nhờ vậy năng
suất lúa liên tục tăng.
Hiện thực hóa chủ trương Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Năm 2016, tỉnh đã hỗ trợ gần
300 tấn lúa giống lúa mới: TBR225, Thiên ưu 8, RVT, Hương thơm số 1 cho bà
con nông dân. Thực tế cho thấy, đây là những giống lúa có năng suất cao, khả
năng chống chịu với điều kiện bất thuận của thời tiết, có khả năng thay thế diện
tích giống lúa Khang dân 18 (đã tồn tại trên đồng đất của tỉnh khoảng 18 năm,
đến nay đã có biểu hiện thối hóa và giá trị sản xuất thấp) tạo ra vùng sản xuất
lúa hàng hóa chất lượng cao.
Để đạt mục đến năm 2020, tồn tỉnh có 100% giống lúa mới chất lượng
được đưa vào sản xuất; 50% diện tích đất lúa được đưa vào sản xuất theo quy
trình VietGAP. Trong thời gian tới bên cạnh quy hoạch lại, chuyển đổi diện tích
lúa sản xuất kém hiệu quả sang trồng các loại cây rau màu, tỉnh hỗ trợ doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất giống liên kết với hộ nông dân để sản xuất giống lúa; hỗ

14


download by :


×