Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật góp phần hoàn thiện hệ thống cây trồng tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 135 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ NAM

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT GÓP PHẦN HOÀN THIỆN
HỆ THỐNG CÂY TRỒNG TẠI HUYỆN YÊN PHONG,
TỈNH BẮC NINH
Ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60 62 01 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Thị Lan

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày…tháng…năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nam

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, tơi xin phép được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc PGS.TS Nguyễn Thị Lan đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn PPTN & TKSH - Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cám ơn các phịng chun mơn của huyện n Phong: Chi cục
Thống kê, phịng Nơng nghiệp, phịng tài ngun và mơi trường đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nam


ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ....................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis abstract ............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Đặt vấn đề..........................................................................................................1

1.2.

Giả thuyết khoa học ...........................................................................................2

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................2

1.4.

Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................3


1.5.

Đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................3

1.5.1. Những đóng góp mới .........................................................................................3
1.5.2. Ý nghĩa khoa học ...............................................................................................3
1.5.3. Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................3
Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................4
2.1.

Cơ sở lý luận......................................................................................................4

2.1.1. Các lý thuyết về hệ thống. ..................................................................................4
2.1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới hệ thống cây trồng .................................................6
2.1.3. Chuỗi giá trị trong sản xuất lúa ........................................................................13
2.1.4. Phương thức sản xuất với thị trường ................................................................ 21
2.1.5. Phương thức sản xuất nông nghiệp bền vững ................................................... 23
2.2.

Cơ sở thực tiễn thực hiện đề tài ........................................................................ 25

2.2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới ........................................................................ 25
2.2.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................................ 29
2.2.3. Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cho lúa ở Việt Nam ............................31
Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 35
3.1.

Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................... 35


3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................35

iii

download by :


3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu..................................................................... 35
3.2.

Nội dung nghiên cứu........................................................................................35

3.2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh .... 35
3.2.2. Hiện trạng hệ thống sản xuất cây trồng huyện Yên Phong ................................35
3.2.3. Tiến hành thí nghiệm nhằm đề xuất biện pháp kỹ thuật giúp nâng cao hiệu
quả kinh tế góp phần hồn thiện hệ thống cây trồng ......................................... 36
3.2.4. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt ....................................................36
3.3.

Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 36

3.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập......................................................................... 36
3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng ......................................................37
3.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi: ....................................................................................... 39
3.4.

Phương pháp tính tốn và phân tích kết quả nghiên cứu ................................... 40

3.4.1. Phương pháp phân tích số liệu ......................................................................... 40
3.4.2. Hiệu quả kinh tế của các thí nghiệm .................................................................40

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................42
4.1.

Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Yên Phong ..................................42

4.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................42
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 49
4.2.

Hiện trạng hệ thống sản xuất cây trồng tại Yên Phong...................................... 57

4.2.1. Hệ thống cây trồng...........................................................................................57
4.2.2. Hiện trạng các công thức trồng trọt huyện Yên Phong......................................63
4.2.3. Biện pháp kỹ thuật canh tác .............................................................................64
4.2.4. Hiệu quả kinh tế của các công thức trồng trọt ..................................................66
4.2.5. Thị trường tiêu thụ lúa nếp ...............................................................................69
4.2.6. Đánh giá thuận lợi và tồn tại trong phát triển sản xuất lúa nói chung và lúa
nếp nói riêng của huyện ................................................................................... 70
4.3.

Kết quả thí nghiệm...........................................................................................72

4.3.1. Một số chỉ tiêu sinh trưởng ..............................................................................72
4.3.2. Một số chỉ tiêu sinh lý...................................................................................... 76
4.3.3. Một số sâu bệnh hại chính ................................................................................ 81
4.3.4. Một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ............................................... 82
4.3.5. Hiệu suất sử dụng phân hữu cơ sinh học và hiệu quả kinh tế ............................85

iv


download by :


4.4.

Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật trồng trọt nhằm nâng cao năng suất mở
rộng diện tích lúa nếp.......................................................................................87

4.4.1. Giải pháp về cải tiến công thức trồng trọt .........................................................87
4.4.2. Giải pháp về kỹ thuật ....................................................................................... 88
Phần 5. Kết luận và đề nghị ......................................................................................89
5.1.

Kết luận ........................................................................................................... 89

5.2.

Kiến nghị ......................................................................................................... 90

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 91
Phụ lục ........................................................................................................................ 97

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

CCCC

Chiều cao cuối cùng

CCCT

Cơ cấu cây trồng

CS

Cộng sự

CT

Cơng thức

ĐVT

Đơn vị tính

FAO

Tổ chức Nông lương liên hợp quốc

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội


Ha

Hecta

HSTNN

Hệ sinh thái nông nghiệp

HTCT

Hệ thống canh tác

HTCTr

Hệ thống cây trồng

HTNN

Hệ thống nông nghiệp

HTTT

Hệ thống trồng trọt

HTX

Hợp tác xã

IRRI


Viện nghiên cứu lúa Quốc tế

KCN

Khu cơng nghiệp

LAI

Chỉ số diện tích lá

NL

Nhắc lại

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

P1000

Khối lượng nghìn hạt

SNHH

Số nhánh hữu hiệu


SXHH

Sản xuất hàng hóa

SPAD

Chỉ số đánh giá hàm lượng diệp lục trong lá

THL

Tổ hợp lai

TL

Tỉnh lộ

UB.MTTQ

Ủy ban Mặt trận tổ quốc

UBND

Ủy ban nhân dân

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1.

Đặc điểm một số yếu tố khí hậu huyện Yên Phong ................................. 43

Bảng 4.2.

Diện tích các loại đất của huyện Yên Phong năm 2015 ...........................45

Bảng 4.3.

Hiện trạng sử dụng đất huyện Yên Phong năm 2015 ...............................47

Bảng 4.4.

Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp năm 2015..........................48

Bảng 4.5.

Cơ cấu GDP các ngành kinh tế của huyện Yên Phong từ năm 2013
- 2015 (Tính theo giá hiện hành)..............................................................49

Bảng 4.6.

Số lượng và sản lượng thịt một số loại vật nuôi trên địa bàn huyện
qua 3 năm (2013 - 2015) ......................................................................... 51

Bảng 4.7.

Bảng phân tích SWOT đối với sản xuất nông nghiệp của huyện
Yên Phong.............................................................................................. 53


Bảng 4.8.

Các hạng mục công trình chính của huyện n Phong ............................ 55

Bảng 4.9.

Tình hình dân số huyện Yên Phong giai đoạn 2013 - 2015......................56

Bảng 4.10.

Hiện trạng một số loại cây trồng hàng năm huyện Yên Phong.................58

Bảng 4.11.

Hiện trạng sản xuất một số cây trồng chính năm 2015 ............................60

Bảng 4.12.

Hiện trạng sử dụng giống lúa huyện Yên Phong năm 2015 .....................62

Bảng 4.13.

Các công thức trồng trọt chính của huyện n Phong năm 2015 .............63

Bảng 4.14.

Tình hình sử dụng phân bón cho 1 ha lúa ................................................64

Bảng 4.15.


Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính năm 2015........................... 66

Bảng 4.16.

Hiệu quả kinh tế của các công thức trồng trọt năm 2015 .........................68

Bảng 4.17.

Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm vụ mùa 2016
tại Yên Phong .........................................................................................73

Bảng 4.18a. Ảnh hưởng của giống đến một số chỉ tiêu sinh trưởng ............................74
Bảng 4.18b. Ảnh hưởng của phân bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng ....................... 75
Bảng 4.18c. Ảnh hưởng tương tác của giống với liều lượng phân bón đến các
chỉ tiêu sinh trưởng ................................................................................. 76
Bảng 4.19a. Ảnh hưởng của giống đến chỉ số diện tích lá (LAI) ở một số giai
đoạn sinh trưởng .....................................................................................77
Bảng 4.19b. Ảnh hưởng của phân bón đến chỉ số diện tích lá (LAI) ở một số
giai đoạn sinh trưởng .............................................................................. 77
Bảng 4.19c. Ảnh hưởng tương tác giữa giống và phân bón đến chỉ số diện tích
lá (LAI) ở một số giai đoạn sinh trưởng .................................................. 78

vii

download by :


Bảng 4.20a. Ảnh hưởng của giống đến khối lượng chất khơ tích lũy ở một số
giai đoạn sinh trưởng .............................................................................. 79

Bảng 4.20b. Ảnh hưởng của phân bón đến khối lượng chất khơ tích lũy ở một số
giai đoạn sinh trưởng .............................................................................. 80
Bảng 4.20c. Ảnh hưởng tương tác giữa giống và phân bón đến khối lượng chất
khơ tích lũy ở một số giai đoạn sinh trưởng ............................................ 80
Bảng 4.21.

Tình hình sâu bệnh hại của các cơng thức thí nghiệm ............................. 81

Bảng 4.22a. Ảnh hưởng của giống đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng
suất......................................................................................................... 82
Bảng 4.22b. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất ................................................................................................ 83
Bảng 4.22c. Ảnh hưởng tương tác giữa giống và phân bón đến năng suất và các
yếu tố cấu thành năng suất ...................................................................... 84
Bảng 4.23.

Hiệu suất sử dụng phân hữu cơ sinh học ................................................. 85

Bảng 4.24.

Hiệu quả kinh tế với các mức phân bón khác nhau.................................. 86

Bảng 4.25.

So sánh hiệu quả kinh các công thức trồng trọt ....................................... 86

viii

download by :



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Nam
Tên luận văn: Nghiên cứu hiện trạng về đề xuất một số biện pháp kỹ thuật góp phần
hồn thiện hệ thống cây trồng tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60 62 01 10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng, xác định được các lợi thế và tồn tại của hệ
thống cây trồng trên địa bàn huyện Yên Phong. Từ đó, đề xuất một số biện pháp kỹ
thuật nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của hệ thống cây trồng phù hợp với điều kiện khí
hậu, đất đai và điều kiện canh tác cũng như phát triển nghề truyền thống của nông dân
huyện Yên Phong.
Phương pháp nghiên cứu
- Dùng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp để đánh giá điều kiện tự nhiên
kinh tế xã hội và hiện trạng hệ thống cây trồng của huyện.
- Dùng phương pháp điều tra trực tiếp nông hộ theo bảng hỏi để điều tra phương
pháp kỹ thuật sản xuất của nơng dân.
- Bố trí thí nghiệm lựa chọn giống lúa nếp phù hợp kết hợp với mức phân hữu cơ
sinh học cải tạo đất Bình Điền vừa đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao
theo phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng Split - Plot.
- Xử lý số liệu bằng phương pháp phân tích phương sai ANOVA (phần mềm
IRRISTAT 5.0) và Microsoft Excel để tính các tham số thống kê cơ bản và tính sai số
thí nghiệm.
Kết quả chính và kết luận
- Cơng thức trồng trọt chính của huyện Yên Phong là Lúa xuân - Lúa mùa, diện
tích trồng các cây rau màu vụ xn, mùa, đơng chiếm diện tích rất ít. Việc sử dụng phân

bón khơng cân đối đa phần sử dụng phân hóa học, ít chú trọng việc sử dụng các loại
phân hữu cơ.
- Kết quả thí nghiệm trên cây lúa cho thấy, khi bón phân hữu cơ sinh học cải tạo
đất Bình Điền ở mức bón 900 kg/ha trên nền phân bón chung: (90N + 60P2O5 +
120K2O)kg/ha cho hiệu quả kinh tế cao nhất đối với giống nếp cái hoa vàng và BM9603
ở trên chân đất vàn.
ix

download by :


- Các cơng thức trồng trọt có hiệu quả kinh tế cao cần ưu tiên có thể mở rộng diện
tích trên chân đất vàn gồm:
Lúa xuân - Lúa mùa (nếp cái hoa vàng) - Rau đông;
Rau xuân - Lúa mùa (nếp cái hoa vàng) - Rau đông;
Dưa chuột - Lúa mùa (nếp cái hoa vàng) - Rau đông;
Lúa xuân - Lúa mùa (BM9603) - Bí xanh;
Bí xanh - Lúa mùa (BM9603) - Cà chua;
Dưa chuột - Lúa mùa (BM9603) - Rau đông.

x

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Nam
Thesis title: “Study on current situations for suggestion of technical methods
contributed to complete cropping system in Yen Phong district, Bac Ninh province”
Major:Crop Science


Code: 60 62 01 10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Advantages and disadvantages of cropping system in Yen Phong district was
identified through the study on current situations. Based on these, some technical
methods would be advanced to improve economic efficiency of cropping system which
were suitable with climate, soil and cultivation conditions, simultaneously to develop
traditional jobs of Yen Phong's farmers.
Research method
- Collecting secondary information to estimate natural and socio- economic
conditions, and current status of cropping system in Yen Phong district.
- Interviewing farmers by questionnaire to investigate their technical methods.
- Layout the field experiments in Split- Plot design to identify suitable sticky rice
varieties combine to Binh Dien’s bio-organic fertilizer level which improved yield,
quality and economic efficiency of rice varieties.
- Data processing by IRRISTAT 5.0 software and Microsoft Excel to calculate
statistic parameters and experimental errors.
Results and conclusion
- The major cultivation formulas in Yen Phong district was Spring rice- Autumn
rice, the area cultivated upland crops in Spring season and Winter season was not
significant. Using of fertilizers was unbalanced, mostly used chemical fertilizers and
less focused in organic ones.
- The results of experiments showed that the highest economic efficiency was in
level of 900kg of Binh Dien’s bio-organic fertilizer per ha with same level of chemical
fertilizers (90N+ 60P2O5 + 120K2O)kg/ha for both Nep Cai Hoa Vang and BM9603
varieties cultivated in medium terrain.
- The cultivation formula with high economic efficiency which should be
expanded area in medium terrain include:

Spring rice- Autumn rice (Nep Cai Hoa Vang) - Winter vegetables;
xi

download by :


Spring vegetables- Autumn rice (Nep Cai Hoa Vang) - Winter vegetables;
Cucumber- Autumn rice (Nep Cai Hoa Vang) - Winter vegetables;
Spring rice- Autumn rice (BM9603) – Gourd;
Gourd- Autumn rice (BM9603) – Tomato;
Cucumber- Autumn rice (BM9603) - Winter vegetables.

xii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cần thiết, cung cấp những sản
phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho con người. Vì thế, sự ổn định xã
hội, mức an ninh về lương thực và thực phẩm phụ thuộc rất nhiều vào sự phát
triển của nông nghiệp. Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng kinh tế
mạnh mẽ, sự phát triển các khu đô thị và cụm công nghiệp, Việt Nam đang phải
đối mặt với vấn đề bùng nổ dân số (năm 2015 đạt 91,71 triệu người, tăng thêm
3,85 triệu người sau 4 năm). Mặt khác, diện tích đất nơng nghiệp ngày càng bị
thu hẹp. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2015, tổng diện tích đất lúa
cả nước là 7.834,9 nghìn ha, giảm 505,7 nghìn ha so với năm 2005 (7.329,2
nghìn ha). Đây là những thách thức mới cho sản xuất nông nghiệp, đặt biệt là
lĩnh vực trồng trọt.

Yên Phong là một huyện hầu như thuần nông của tỉnh Bắc Ninh, là địa
phương có mật độ dân số đơng với các khu, cụm cơng nghiệp phát triển. Vì
vậy, nhu cầu về lương thực, thực phẩm là rất lớn. Các chính sách phát triển cơ
sở hạ tầng của Đảng và chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho
các ngành nghề phát triển. Đặc biệt là sản xuất theo hướng chuyên sâu, nâng
cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng và thị
trường. Song, nhìn chung sản xuất nơng nghiệp ở đây vẫn cịn khơng ít những
tồn tại. Một là: Sản xuất manh mún, nhỏ lẻ không đồng bộ, cơ cấu cây trồng
chưa hợp lý; Hai là: Trình độ canh tác của nơng dân cịn hạn chế, chủ yếu sản
xuất theo phương thức truyền thống; Ba là: Sử dụng phân bón chưa hợp lý: cịn
nặng về sử dụng phân bón hóa học và sử dụng phân đạm (ure) là chính với số
lượng lớn mà không cân đối với lân, kali, hạn chế sử dụng phân chuồng. Ít hộ
sử dụng phân hữu cơ (phân chuồng và phân hữu cơ vi sinh). Thực trạng canh
tác này đã làm cho việc thâm canh cây lúa, cũng như cây rau màu dần trở nên
kém hiệu quả, đất bị thối hố nhanh chóng, mơi trường bị ô nhiễm và còn ảnh
hưởng tới sức khỏe con người.
Thực hiện Quyết định số 899/QĐ - TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng
cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh

1

download by :


Đình Dũng, để đạt được hiệu quả cao, tái cơ cấu ngành nông nghiệp cần gắn với
nhu cầu thị trường, xác định các sản phẩm chủ lực, sản phẩm có lợi thế cạnh
tranh, sản phẩm có khối lượng lớn, chất lượng cao, giá trị cao; đa dạng hóa sản
phẩm nơng nghiệp phù hợp với điều kiện từng vùng, từng địa phương. Bên cạnh
đó, tái cơ cấu nơng nghiệp cần ứng phó với biến đổi khí hậu; gắn với phát triển

kinh tế ngành nghề ở nơng thơn nhằm mục đích nâng cao giá trị sản phẩm và đời
sống cho người dân; và tái cơ cấu phải gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường.
Một trong những mục tiêu của Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XIX,
nhiệm kỳ 2015 – 2020: “Chú trọng phát triển nông nghiệp chất lượng cao, đẩy
mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đơ thị; giải quyết tốt vấn đề mơi
trường”. Vì vậy, để đạt được mục tiêu đề ra cần tích cực ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa trong sản xuất, chủ động tìm kiếm thị trường,
đầu ra cho sản xuất,…
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu hiện trạng và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật góp phần hoàn thiện
hệ thống cây trồng tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng, xác định được các lợi thế và tồn tại của
hệ thống cây trồng trên địa bàn huyện Yên Phong. Từ đó, đề xuất một số biện
phát kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của hệ thống cây trồng phù hợp với
điều kiện khí hậu, đất đai và điều kiện canh tác cũng như phát triển nghề truyền
thống của nông dân huyện Yên Phong.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến hệ thống cây
trồng tại huyện Yên Phong.
- Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, hiệu quả kinh tế các hệ thống
cây trồng của huyện Yên Phong.
- Tiến hành thí nghiệm một số biện pháp kỹ thuật góp phần hồn thiện hệ
thống cây trồng.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần hồn thiện và nâng cao hiệu quả kinh
tế của hệ thống cây trồng.

2

download by :



1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống cây trồng tại địa bàn huyện; chú trọng
đến phát triển HTCTr có lúa (lúa nếp), có giá trị kinh tế cao nằm trong chuỗi giá
trị sản xuất.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Những đóng góp mới
- Kết quả nghiên cứu đã chọn ra được mức phân hữu cơ sinh học cải tạo đất
Bình Điền phù hợp với hai giống lúa (BM9603 và Nếp cái hoa vàng) cho năng
suất cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện.
- Chỉ ra được những công thức phù hợp có hiệu quả kinh tế cao cần phát
huy trên đất vàn.
1.5.2. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung cơ sở khoa học, hồn
thiện về nghiên cứu hệ thống cây trồng thích hợp với điều kiện sinh thái tại
huyện Yên Phong.
1.5.3. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài thành công góp phần nâng cao hiệu quả kinh
tế cho các hộ nông dân. Làm cơ sở áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào trong sản
xuất nơng nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng, phát triển kinh tế, xây
dựng nông thôn mới tại huyện Yên Phong.

3

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các lý thuyết về hệ thống
2.1.1.1. Khái niệm về hệ thống
Theo Von Bertalanffy (1933): Hệ thống là tập hợp các yếu tố (phần tử) có
liên quan với nhau thơng qua các mối quan hệ và tạo thành một tổ chức nhất định
để thực hiện một số chức năng nào đó (Phạm Tiến Dũng và Vũ Đình Tơn, 2013).
Theo Nguyễn Tất Cảnh và cs. (2008): Hệ thống là một tập hợp các đối
tượng, các thành phần có quan hệ với nhau, tương tác với nhau theo những
nguyên tắc, những cơ chế nào đó nhưng tồn tại trong một thể thống nhất.
Nghiên cứu phát triển hệ thống canh tác được xuất phát từ lý thuyết hệ
thống, đã được các nhà khoa học Speeding, 1979, Phạm Chí Thành và cs.
(1996), đề cập tới. Tổng hợp các khái niệm về hệ thống, Phạm Tiến Dũng và
Vũ Đình Tơn (2013) cho rằng: Hệ thống là một tập hợp các phần tử có quan hệ
với nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất và vận động, nhờ đó xuất hiện thuộc
tính mới, thuộc tính mới được gọi là tính trồi của hệ thống.
2.1.1.2. Hệ thống nơng nghiệp (HTNN)
HTNN là hệ thống thứ bậc được lồng vào nhau của các hệ sinh thái nông
nghiệp, bao gồm các yếu tố sinh thái, kinh tế và con người từ phạm vi cánh đồng
đến nông trại, vùng, quốc gia và thế giới (Conway, 1987; Izak and Swift, 1994;
Gallopin, 1994). Điều quan trọng là thấy rõ các mối quan hệ ràng buộc giữa các
mức phạm vi không gian khác nhau của hệ thống nông nghiệp. Nghiên cứu phát
triển hệ thống nông nghiệp là sự kết hợp nghiên cứu phát triển kỹ thuật nông
nghiệp vi mô ở mức độ nông trại với nghiên cứu chính sách phát triển nơng
nghiệp vĩ mơ ở mức độ vùng, quốc gia và thế giới. Sự phát triển nông trại sẽ là
cơ sở, nền tảng cho sự phát triển nông nghiệp vùng và quốc gia. Song sự phát
triển đó lại phụ thuộc và bị chi phối bởi các yếu tố ở các hệ thống cao hơn như:
vùng, quốc gia và thế giới. Nhất là trong sản xuất nơng nghiệp mang tính hàng
hố cao như hiện nay (Nguyễn Tất Cảnh và cs., 2008).
Theo Vissac (1979): HTNN là sự biểu hiện không gian của sự phối hợp
các ngành sản xuất và kỹ thuật do một xã hội thực hiện để thoả mãn nhu cầu.

Nó biểu hiện sự tác động qua lại giữa một hệ thống sinh học - sinh thái mà
môi trường tự nhiên là đại diện và một bên là hệ thống xã hội - văn hố thơng

4

download by :


qua các hoạt động xuất phát từ những thành quả kỹ thuật. Touve (1988) cho
rằng hệ thống nơng nghiệp thích ứng với các phương thức khai thác nông
nghiệp trong không gian nhất định do một xã hội tiến hành, là kết quả của việc
phối hợp các yếu tố tự nhiên, xã hội - văn hóa, kinh tế và kỹ thuật (Phạm Tiến
Dũng và Vũ Đình Tơn, 2013).
Như vậy, hệ thống nơng nghiệp chính là sự thống nhất và tác động qua lại
giữa 3 hệ thống: Sinh học, xã hội và kinh tế.
2.1.1.3. Hệ thống canh tác (HTCT)
Hệ thống canh tác là một hệ thống độc lập/ổn định của những bố trí sản xuất
giữa các hoạt động sản xuất của nơng hộ do người nông dân quản lý, trong mối
tương tác với các điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội phù hợp với mục
đích, nhu cầu và tiềm năng của nông dân (Nguyễn Tất Cảnh và cs., 2008).
Phạm Tiến Dũng và Vũ Đình Tơn (2013), rút ra khái niệm chung nhất về
HTCT là: HTCT là một hệ thống bao gồm nhiều hệ thống phụ là trồng trọt, chăn
nuôi, chế biến, tiếp thị, quản lý kinh tế, được bố trí một cách hệ thống và ổn định,
phù hợp với mục tiêu trong từng nông trại hay từng tiểu vùng nông nghiệp.
2.1.1.4. Hệ thống trồng trọt (HTTT)
Theo Phạm Tiến Dũng và Vũ Đình Tơn (2013): Hệ thống trồng trọt là hệ
thống trung tâm của hệ thống canh tác, cấu trúc của nó quyết định sự hoạt động
của các hệ thống con khác nhau như: chăn nuôi, chế biến, ngành nghề, …
Theo Nguyễn Tất Cảnh và cs. (2008): Các hệ thống trồng trọt khác nhau có
thể được phân loại theo hàng loạt các đặc điểm riêng biệt. Trong thời gian gần

đây, người ta phân loại như sau: (a) phân loại theo kiểu luân canh; (b) phân loại
theo mức độ luân canh; (c) phân loại theo việc cung cấp nước; (d) phân loại theo
công thức luân canh và hoạt động chăn nuôi; (e) phân loại theo nông cụ; (g) phân
loại theo mức độ thương mại hoá.
2.1.1.5. Hệ thống cây trồng (HTCTr)
Theo Phạm Văn Hiền và Trần Danh Thìn (2009), nói đến HTCTr đa canh
là nói đến: trồng xen, trồng gối, luân canh, trồng thành băng, canh tác phối
hợp, vườn hỗn hợp, v.v… Trong đó, hệ thống luân canh cây trồng có vai trị
rất lớn, nó góp phần tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích cũng như
khai thác tối đa điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Ngồi ra, đây cịn là một
trong những biện pháp sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên đất, nước một
cách có hiệu quả.

5

download by :


Theo David Connor (2003): HTCTr tối ưu không chỉ phụ thuộc vào tài
nguyên thiên nhiên mà còn phụ thuộc vào quy mô và phần trả lại của sản phẩm
cây trồng, giá của chi phí đầu vào bao gồm cả lao động, sự kết hợp giữa các hợp
phần công việc, khả năng đầu tư của nông dân và chiều hướng của rủi ro.
Theo Đào Châu Thu (2004) thì các nghiên cứu trong việc hoàn thiện hệ
thống canh tác, hệ thống cây trồng cần dùng phương pháp phân tích hệ thống
để tìm ra điểm hẹp hay chỗ thắt lại của hệ thống. Đó là chỗ có ảnh hưởng
khơng tốt đến hoạt động của hệ thống cần được tác động sửa chữa, khai thơng
để hệ thống hồn thiện hơn, có hiệu quả kinh tế cao hơn. Để xây dựng một hệ
thống cây trồng phù hợp, có hiệu quả kinh tế cao hơn và bền vững. Như vậy,
một hệ thống cây trồng được coi là hợp lý nếu đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Đạt tổng sản lượng cao và bền vững.

- Khai thác được triệt để và có hiệu quả điều kiện khí hậu, đất đai trong
vùng và hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do khí hậu và đất đai gây ra
với cây trồng.
- Khai thác được triệt để và có hiệu quả các điều kiện kinh tế, xã hội sẵn có
để phát triển bền vững.
- Lợi dụng tốt nhất các đặc tính sinh học của cây trồng, tránh được tác hại
của sâu bệnh và cỏ dại.
- Thúc đẩy phát triển chăn nuôi và các ngành nghề phụ khác.
2.1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới hệ thống cây trồng
Theo Phạm Chí Thành (2012), người nơng dân trồng trọt loại cây gì, kỹ
thuật áp dụng, luân canh cây trồng như thế nào là tùy thuộc vào điều kiện tự
nhiên (đất đai, khí hậu …), kinh tế hạ tầng (giao thơng, thủy lợi, nhu cầu thị
trường) và xã hội (chính sách phát triển, phong tục tập quán …). Các nhóm yếu
tố này được xếp vào nhóm yếu tố bên ngồi chi phối các quyết định của người
nông dân. Nông nghiệp Việt Nam hiện tại còn ở mức sản xuất hàng hóa nhỏ do
các hộ nơng dân chủ động sản xuất trên diện tích của mình. Vì vậy, việc lựa chọn
HTCTr cịn phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của nơng hộ như: đất đai, lao động,
vốn, kỹ năng, trình độ sản xuất.
2.1.2.1. Khí hậu
Nói đến vai trị của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp, viện sĩ V. I.
Vavilop cho rằng: “Biết được các yếu tố khí hậu, chúng ta sẽ xác định được

6

download by :


năng suất, sản lượng mùa màng, chúng mạnh hơn cả kinh tế, mạnh hơn cả kỹ
thuật”. Những điều kiện khí hậu được xác định cho nông nghiệp là ánh sáng,
nhiệt độ và nước. Ngồi ra, cũng phải thấy “khí hậu nào, đất nào, cây đó”, cho

nên khí hậu là yếu tố quyết định sự phân bố động, thực vật trên trái đất, ngay cả
mạng lưới song ngòi, độ màu mỡ của đất cũng là hệ quả của khí hậu (Dẫn theo
Nguyễn Văn Viết, 2009).
* Nhiệt độ
Các loại cây trồng sống trong điều kiện nhiệt độ thích hợp sẽ sinh trưởng
và phát triển tốt, cho năng suất cao, phẩm chất tốt. Ngược lại, điều kiện nhiệt
độ quá thấp hoặc quá cao đều có ảnh hưởng xấu tới q trình sống. Hầu hết
các loại cây trồng yêu cầu nhiệt độ tương đối cao vào thời kỳ gieo hạt và ra
hoa kết quả, còn các thời kỳ khác yêu cầu ở mức thấp hơn. Theo nhiều tác giả,
nhiệt độ tối thấp sinh vật học của lúa ở miền Bắc nước ta là 10 - 130C, riêng
giai đoạn trỗ cờ là 18- 200C. Nhiệt độ có vai trị quyết định tốc độ phát dục
của cây trồng. Nhiệt độ càng cao càng rút ngắn thời gian sinh trưởng, phát dục
của cây trồng. Thực tế sản xuất cho thấy, các giống cây trồng nếu gieo trồng
trong vụ đơng xn thì thời gian sinh trưởng dài hơn trong vụ mùa. Sở dĩ như
vậy vì các tháng trong vụ đơng xn có nhiệt độ thấp hơn các tháng trong vụ
mùa (Đoàn Văn Điếm và cs., 2005).
Theo Nguyễn Văn Viết (2009), diễn biến của nhiệt độ có ý nghĩa quyết định
đến cơ cấu thời vụ gieo trồng khi các điều kiện khác nhau được bảo đảm. Từng
loại cây, giống cây, các bộ phận của cây, các quá trình sinh lý của cây phát triển
thích hợp và an tồn trong khoảng nhiệt độ nhất định.
* Lượng mưa
Trong suốt thời gian sinh trưởng, cây cần rất nhiều nước. Nước là
nguyên liệu của quá trình quanh hợp để tạo ra các chất hữu cơ cấu tạo nên cơ
thể và các sản phẩm thu hoạch. Cây trồng đòi hỏi một lượng nước lớn khổng
lồ gấp nhiều lần trọng lượng vật chất khô của chúng. Lượng nước mà cây tiêu
thụ để hình thành một đơn vị chất khô của một số cây trồng (gọi là hệ số tiêu
thụ nước) như ngô: 250 - 400 đơn vị nước cho một đơn vị chất khô, lúa: 500 800 đơn vị nước cho một đơn vị chất khô, tiếp đến bông: 300 - 600 đơn vị
nước cho một đơn vị chất khơ, lúa mì: 300 - 600, cây gỗ: 400 - 600, …(Đoàn
Văn Điếm và cs., 2005).


7

download by :


* Ánh sáng
Dựa vào yêu cầu về cường độ ánh sáng với quanh hợp người ta chia thực
vật làm 2 nhóm:
+ Cây ưa bóng: Có điểm bù ánh sáng từ 500 - 1000 lux, điểm bão hoà ánh
sáng từ 10.000 - 50.000 lux. Loại cây này có đặc điểm thực vật học điển hình như lá
rộng, mỏng, lớp cutin mỏng, khí khổng lớn…(Ví dụ: Cây họ đậu, tam thất, chè…).
+ Cây ưa sáng: Có điểm bù ánh sáng từ 3.000 - 5.000 lux, điểm bão hoà từ
50.000 - 100.000 lux. Đặc điểm thực vật có bản lá to, cutin dày, khí khổng bé
…(Ví dụ: Cam, qt, …).
Trong nơng nghiệp, lợi dụng đặc điểm ưa sáng, ưa bóng người ta xây dựng
cấu trúc rừng nhiều tầng, trồng xen, trồng gối … để tận dụng bức xạ mặt trời
(Đoàn Văn Điếm và cs., 2005).
* Độ dài ngày
Độ dài ngày dùng để xác định thời gian sinh trưởng của cây, muốn biết khả
năng cung cấp ánh sáng cho cây, cần biết bức xạ và số giờ nắng hàng tháng hoặc
số giờ nắng bình trung ngày. Khi xem xét vai trò của ánh sáng (độ dài ngày ngắn
hay dài) đối với cây trồng cần xem xét độ dài ngày theo mùa sinh trưởng của cây
trồng (Nguyễn Văn Liêm và cs., 2007; Nguyễn Văn Viết, 2009). Để bố trí hệ
thống cây trồng phù hợp, đạt năng suất cao và ổn định cần phải căn cứ vào nhu
cầu của cây về nhiệt độ và ánh sáng ở giai đoạn cuối và tình hình nhiệt độ, ánh
sáng từng tháng trong năm.
2.1.2.2. Đất đai
Thành phần cơ giới của đất quy định tính chất của đất như chế độ nước,
khơng khí, nhiệt độ và dinh dưỡng. Đất có thành phần cơ giới nhẹ thích hợp cho
trồng cây lấy củ. Đất có thành phần cơ giới nặng và có nước trên mặt phù hợp

cho các cây ưa nước. Các cây trồng cạn như ngô, lạc, đậu tương … thường sinh
trưởng tốt và cho năng suất cao trên các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ (Phạm
Bình Quyền và cs., 1992). Bón phân và canh tác hợp lý là biện pháp hữu hiệu
điều khiển dinh dưỡng đất. Nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh trưởng, phát triển
và năng suất cây trồng ở vùng đất đồi núi nhờ nước trời ở Indonexia cho thấy hạn
chế chủ yếu để cây trồng tăng trưởng và cho năng suất tốt là độ màu mỡ của đất
thấp. Phân bón, đặc biệt phân đạm và phân lân là yếu tố chính để giải quyết vấn
đề này (Suryatra et al., 1982).

8

download by :


Nước ta có khoảng 22 triệu ha đất đồi núi, chiếm 2/3 tổng diện tích tự
nhiên, có độ dốc nhất định. Gieo trồng cây ngắn ngày thường làm giảm hàm
lượng hữu cơ và dự trữ mùn, đạm. Để phục hồi đất đồi núi, cần bổ sung vào đất
một lượng chất hữu cơ mới (phân chuồng, phân xanh, tàn dư cây trồng …)
khoảng 10-15 tấn/ha/năm. Chuyển từ cơ cấu độc canh cây ngắn ngày sang đa
canh sẽ tăng mạnh lượng hữu cơ và nhịp độ tuần hoàn hữu cơ trong đất. Điều đó
góp phần đảm bảo cho sử dụng đất lâu bền (Nguyễn Văn Bộ, 2001).
2.1.2.3. Quần thể sinh vật
Theo các tác giả Lý Nhạc và cs. (1987) thì khi xây dựng hệ thống cây trồng
cần chú ý đến các mối quan hệ theo nguyên tắc:
- Lợi dụng mối quan hệ tốt giữa các sinh vật với cây trồng;
- Khắc phục, phòng tránh hoặc tiêu diệt mầm mống tác hại đối với cây
trồng do các vi sinh vật gây nên.
Trong hệ thống cây trồng cũng xảy ra sự cạnh tranh cùng loài hoặc khác
loài. Khi gieo trồng một loại cây trồng thì vấn đề cạnh tranh cùng lồi rất quan
trọng. Cần xác định mật độ gieo trồng và các biện pháp điều chỉnh quần thể để

giảm sự cạnh tranh trong loài. Sự cạnh tranh khác loài cũng xảy ra khi ta trồng
xen hoặc giữa cây trồng với cỏ dại. Vì vậy, khi xây dựng hệ thống cây trồng cần
chú ý các vấn đề sau:
- Xác định thành phần cây trồng và giống cây trồng thích hợp với điều kiện
cụ thể của cơ sở sản xuất.
- Bố trí cây trồng theo thời vụ tốt cũng tránh tác hại của cỏ dại, sâu, bệnh.
Dịch sâu bệnh hại phát triển theo lứa và theo mùa, tác hại của chúng xảy ra
nghiêm trọng trong thời kỳ sinh trưởng, phát triển nhất định của cây trồng. Do
vậy xác định thời vụ tốt cũng có khả năng né tránh được tác hại của sâu bệnh.
2.1.2.4. Phương thức canh tác
Luân canh là biện pháp kỹ thuật trồng trọt hồn chỉnh có tổ chức để hồn
thành mục tiêu sản xuất nông nghiệp ở một vùng, tiểu vùng, khu vực nhất định
dựa trên cơ sở lợi dụng tốt nhất các điều kiện tự nhiên và xã hội của vùng đó.
Các chế độ canh tác khác nhau như thuỷ lợi, phân bón, nước, đất, thuốc bảo vệ
thực vật... đều căn cứ vào loại giống cây trồng, trình tự luân phiên cây trồng
trong hệ thống luân canh là cần xác định đúng chỗ đứng và khả năng thích
nghi của các loại cây trồng.

9

download by :


Mối quan hệ giữa các loại cây trồng trong luân canh là quan hệ cây trồng
trước với cây trồng sau và ảnh hưởng của chúng trong một cơ cấu cây trồng ở
vùng, tiểu vùng sinh thái. Điều đó cho thấy trong việc bố trí cơ cấu cây trồng,
việc xác định cây trồng trước và sau rất quan trọng, vừa đáp ứng được mức độ
sản xuất, vừa lợi dụng các điều kiện tốt của tự nhiên giúp cho cây trồng hoàn
chỉnh hơn trong hệ thống luân canh.
Cây trồng ở mỗi vùng có khả năng thích nghi dần với điều kiện ngoại cảnh

và thường xuyên bị chi phối bởi các quy luật tự nhiên. Điều kiện tự nhiên của
từng tiểu vùng sinh thái đều có những nét đặc thù, nên khi đưa ra một loại cây
trồng mới vào để thay đổi cơ cấu cây trồng và cải tiến hệ thống cây trồng cần
phải chú ý đến tính chất này.
Có thể tóm tắt mối quan hệ giữa cây trồng và môi trường qua sơ đồ sau:
Khí hậu

Năng suất kinh tế
Quần thể cây trồng

Quần thể sinh vật

Đặc điểm di truyền của cá thể
cây trồng
Tác động của
con người

Đất và nước

Nguồn: Đào Thế Tuấn (1984)

Sơ đồ 2.1. Mối quan hệ giữa cây trồng và môi trường
2.1.2.5. Khoa học công nghệ
- Tiến bộ kỹ thuật: Bao gồm các quy trình, cơng nghệ, biện pháp kỹ thuật
cụ thể và quản lý sử dụng đất, sản xuất, thu hoạch, chăm sóc, bảo vệ các loại sản
phẩm nơng nghiệp. Tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt là các kỹ thuật mang lại hiệu
quả cụ thể trong việc chọn tạo giống cây trồng, kỹ thuật canh tác, chăm sóc, bón
phân, cải tạo và sử dụng đất, bảo vệ thực vật … (Nguyễn Ngọc Nông, 2002).
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi vùng có khác nhau với yêu
cầu giống cây khác nhau địi hỏi phải có kỹ thuật canh tác khác nhau. Trong

nông nghiệp, tập quán, kỹ thuật canh tác của từng vùng, từng địa phương có

10

download by :


ảnh hưởng trực tiếp đến HTCTr. Vùng có trình độ kỹ thuật canh tác cao như
hệ thống cây trồng rau, hoa cao cấp như xã Tây Tựu huyện Từ Liêm (phường
Tây Tựu quận Bắc Từ Liêm), xã Vân Nội huyện Đông Anh - TP.Hà Nội, TP.
Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng.
- Các tiến bộ khoa học - cơng nghệ: Nhờ có công nghệ mà các yếu tố sản
xuất như đất đai, sinh vật, khí hậu, máy móc, lao động và kinh tế kết hợp với
nhau để tạo ra sản phẩm nông nghiệp. Trong thực tế sản xuất, những hộ tiếp cận
với tiến bộ khoa học, công nghê sản xuất, hiểu biết thị trường sẽ ảnh hưởng tới
HTCTr. Vùng sản xuất nông nghiệp cơng nghệ cao có HTCTr chun sản xuất
sản phẩm hàng hóa; sản xuất được điều khiển theo thị hiếu của thị trường, kinh tế
giảm dần tác động của yếu tố tự nhiên.
2.1.2.6. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt
động kinh tế. Nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế nghĩa là tăng cường trình độ
lợi dụng các nguồn lực sẵn có trong một hoạt động kinh tế. Đây là đòi hỏi khách
quan của nền sản xuất xã hội do nhu cầu vật chất cuộc sống của con người ngày
một tăng. Do yêu cầu của công tác quản lý kinh tế, do đó đã xuất hiện phạm trù
hiệu quả kinh tế. Vận dụng vào việc phát triển hệ thống cây trồng bền vững cho
thấy cần phải tận dụng triệt để điều kiện tự nhiên để bố trí cơ cấu cây trồng,
chủng loại cây trồng sao cho hợp lý trên một đơn vị diện tích.
2.1.2.7. Thuỷ nơng
Trên thế giới, do dân số ngày càng gia tăng nên yêu cầu cải tạo đất và phát
triển nông nghiệp để giải quyết nhu cầu lương thực cho loài người ngày càng lớn.

Cơ sở hạ tầng để cải tạo đất và phát triển nông nghiệp là các hệ thống thủy nông
cấp nước cho nơng nghiệp. Vì vậy, sự nghiệp tưới, tiêu nước trên thế giới đã phát
triển nhanh chóng. Năm 1950, diện tích đất được tưới nước trên thế giới chỉ đạt
96 triệu ha, năm 1959 đã đạt tới 233 triệu ha và năm 1990 đạt 260 triệu ha. Trên
toàn thế giới, diện tích đất được tưới nước mới chỉ đạt 14% diện tích đất trồng
trọt nhưng giá trị sản phẩm trên diện tích này đã chiếm 37% tổng sản phẩm nơng
nghiệp mang lại.
Các cơng trình thủy nơng đã xây dựng là cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc
thâm canh cây trồng thu hẹp diện tích hoang hóa, tăng vụ, mở rộng diện tích
trồng trọt, cải tạo đất chua mặn, lầy thụt, chống xói mịn … góp phần củng cố
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

11

download by :


Cây trồng muốn sinh trưởng phát triển tốt cần 5 yếu tố: Nước, nhiệt độ,
khơng khí, dinh dưỡng, ánh sáng. Trong 5 yếu tố, nước đóng vai trị quan trọng
nhất. Đất được tưới nước làm thay đổi tính chất lý hóa học của đất, tạo điều
kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Vì vậy tưới nước có thể
làm tăng năng suất cây trồng từ 50 đến 100% (Phạm Ngọc Dũng và Nguyễn
Văn Dung, 2008).
2.1.2.8. Nông hộ
Theo Đặng Kim Sơn (2006), nước ta trong thời kỳ đổi mới, các chính sách
mới một lần nữa xác lập vị trí số một của kinh tế hộ nơng dân ở nơng thơn.
Trong nơng thơn có 3 nhóm hộ chính là: (i) Nhóm hộ sản xuất hàng hóa (chiếm
khoảng 30%); (ii) nhóm hộ bước đầu đi vào sản xuất hàng hóa nhưng cịn ít,
quy mơ nhỏ (chiếm gần 55%); (iii) nhóm hộ nghèo (chiếm dưới 15%).
Hộ nông dân không phải là một hình thái sản xuất đồng nhất mà là tập

hợp các kiểu nơng hộ khác nhau, có mục tiêu và cơ chế hoạt động khác nhau.
Đây là những căn cứ để phân biệt các kiểu hộ nông dân: (i) Kiểu hồn tồn tự
cấp: Trong điều kiện này người nơng dân ít có phản ứng với thị trường, nhất
là thị trường lao động và vật tư; (ii) kiểu nông hộ chủ yếu tự cấp, có bán một
phần nơng sản đổi lấy hàng tiêu dùng, có phản ứng ít nhiều với giá cả (chủ
yếu giá vật tư); (iii) kiểu hộ bán phần lớn nơng sản, có phản ứng nhiều với thị
trường; (iv) kiểu hộ hồn tồn sản xuất hàng hóa, có mục tiêu kiếm lợi nhuận
như là một xí nghiệp tư bản chủ nghĩa. Mục tiêu sản xuất của các hộ quyết
định sự lựa chọn sản phẩm kinh doanh, cơ cấu cây trồng, mức đầu tư, phản
ứng với giá cả vật tư, lao động và sản phẩm của thị trường. Quá trình phát
triển của các hộ nông dân trải qua các giai đoạn từ thu nhập thấp đến thu nhập
cao. Để tránh sự bấp bênh, rủi ro của thị trường, nâng cao năng suất, chất
lượng sản phẩm đầu ra, các nông hộ tập hợp lại hình thành các hợp tác xã kiểu
mới. Theo báo cáo sơ kết của Ban Kinh tế Trung ương, năm 2015 cả nước có
143.000 tổ hợp tác đang hoạt động với trên 1,5 triệu thành viên. Có 18.837
HTX trên toàn quốc với tổng số gần 7,4 triệu thành viên, vốn điều lệ bình
quân khoảng 1,3 tỷ đồng/HTX. Hiện nay doanh thu bình quân các HTX đạt
khoảng 2,9 tỷ đồng/năm, đạt lợi nhuận bình quân 261 triệu đồng/HTX/năm,
thu nhập bình quân của thành viên, người lao động ước đạt 1,7 triệu
đồng/tháng.

12

download by :


×