Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh mốc xanh (penicillium italicum), mốc lục (penicillium digitatum) trên quả cây có múi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.62 MB, 95 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HẢO

NGHIÊN CỨU BỆNH MỐC XANH
(PENICILLIUM ITALICUM), MỐC LỤC
(PENICILLIUM DIGITATUM) TRÊN QUẢ CÂY CÓ MÚI

Ngành:

Bảo vệ thực vật

Mã số:

60 62 01 12

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Ngơ Bích Hảo

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NƠNG NGHIỆP - 2017

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hảo

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và
biết ơn sâu sắc PGS.TS Ngơ Bích Hảo đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Bệnh cây, Khoa Nông học- Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp
đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hảo

ii


download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................. vii
Danh mục bảng ......................................................................................................... viii
Danh mục biểu đồ .........................................................................................................x
Danh mục hình ............................................................................................................ xi
Trích yếu luận văn ..................................................................................................... xiii
Thesis abstract .............................................................................................................xv
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Mục đích và yêu cầu nghiên cứu ......................................................................2

1.2.1.

Mục đích .........................................................................................................2

1.2.2.

Yêu cầu ...........................................................................................................2


1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..........................................................................2

1.3.1.

Ý nghĩa khoa học .............................................................................................2

1.3.2.

Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................3
2.1.

Cây cam ..........................................................................................................3

2.1.1.

Đặc điểm chung ...............................................................................................3

2.1.2.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt trên thế giới .......................................4

2.1.3.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt ở Việt Nam ........................................6

2.1.4.


Các bệnh hại quả cây có múi giai đoạn sau thu hoạch ......................................7

2.1.5.

Một số phương pháp xử lí nấm bệnh sau thu hoạch ..........................................9

2.2.

Nấm Penicillium ............................................................................................ 12

2.2.1.

Phân loại khoa học ......................................................................................... 12

2.2.2.

Đặc điểm chung ............................................................................................. 12

2.2.3.

Hình dạng kích thước các lồi nấm Penicillium spp. ......................................13

2.2.4.

Hình thức sinh sản ......................................................................................... 14

2.3.

Đặc điểm của nấm Penicillium digitatum gây bệnh mốc lục trên cam sau

thu hoạch ....................................................................................................... 15

iii

download by :


2.3.1.

Hình thái........................................................................................................ 15

2.3.2.

Sự lây nhiễm.................................................................................................. 16

2.3.3.

Triệu chứng bệnh ........................................................................................... 16

2.3.4.

Kiểm soát bệnh ..............................................................................................17

2.4.

Đặc điểm của nấm Penicillium italicum gây bệnh mốc xanh trên cam sau
thu hoạch ....................................................................................................... 18

2.4.1.


Đặc điểm hình thái ......................................................................................... 18

2.4.2.

Đặc tính gây hại .............................................................................................19

2.4.3.

Triệu chứng gây hại .......................................................................................20

2.4.4.

Kiểm sốt ...................................................................................................... 20

2.5.

Chitosan ........................................................................................................ 20

2.5.1.

Tính chất hóa học ..........................................................................................20

2.5.2.

Nguồn sản xuất và tinh chất ........................................................................... 21

2.5.3.

Cơ chế hoạt động của chitosan ....................................................................... 21


2.5.4.

Các nghiên cứu, ứng dụng về chitosan trong bảo quản nơng sản .................... 23

2.6.

EDTA ............................................................................................................ 25

2.6.1.

Tính chất hóa học ..........................................................................................25

2.6.2.

Ứng dụng.......................................................................................................25

2.6.3.

Những nghiên cứu về EDTA trong bảo quản .................................................25

2.7.

NaHCO3 ........................................................................................................26

2.7.1.

Đặc điểm chung ............................................................................................. 26

2.7.2.


Các nghiên cứu về NaHCO3 trong bảo quản................................................... 27

2.8.

Saponin .........................................................................................................28

2.8.1.

Đặc điểm chung ............................................................................................. 28

2.8.2.

Vai trò của saponin ........................................................................................ 30

2.8.3.

Các nghiên cứu về saponin trong bảo quản .................................................... 31

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ..........................................................32
3.1.

Địa điểm, thời gian nghiên cứu ......................................................................32

3.2.

Vật liệu nghiên cứu........................................................................................ 32

3.3.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 32


3.3.1.

Điều tra tình hình phát triển của bệnh mốc xanh, mốc lục trên cây có múi
tại Hà Nội ......................................................................................................32

iv

download by :


3.3.2.

Xác định tác nhân gây bệnh ........................................................................... 32

3.3.3.

Các biện pháp phòng trừ ................................................................................32

3.4.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................33

3.4.1.

Phương pháp điều tra hiện trạng bệnh hại cây có múi sau thu hoạch...............33

3.4.2.

Phương pháp phân lập, chẩn đoán bệnh hại .................................................... 33


3.4.3.

Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh thái của nấm.....................................33

3.4.4.

Phương pháp nghiên cứu hiệu lực của một số thuốc hóa học, chế phẩm
sinh học đối với nấm Penicillium spp. trong điều kiện invitro ........................34

3.5.

Chỉ tiêu theo dõi và phân tích số liệu .............................................................36

3.5.1.

Chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................ 36

3.5.2.

Phân tích số liệu............................................................................................. 37

Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 38
4.1.

Tình hình nhiễm bệnh mốc xanh, mốc lục hại cam quýt do nấm
Penicillium spp gây ra tại một số chợ tại Hà Nội ............................................38

4.1.1.


Các triệu chứng của bệnh mốc lục (Penicillium digitatum) và mốc xanh
(Penicillium italicum) trên trái cây họ cam quýt. ............................................38

4.1.2.

Tình hình bệnh mốc xanh, mốc lục hại quả cây có múi tại một số chợ trên
địa bàn TP Hà Nội ......................................................................................... 38

4.2.

Phân lập và giám định nấm gây bệnh mốc xanh, mốc lục trên cam quýt ......... 40

4.3.

Ảnh hưởng của nhiệt độ và môi trường đến sinh trưởng của nấm
P.italicum và P.digitatum...............................................................................43

4.3.1.

Ảnh hưởng của nhiệt độ và môi trường PGA đến sinh trưởng của nấm
Penicillium spp .............................................................................................. 43

4.3.2.

Ảnh hưởng của nhiệt độ và môi trường WA đến sinh trưởng của nấm
Penicillium spp .............................................................................................. 44

4.4.

Ảnh hưởng của hoạt chất sinh học saponin đến sự phát triển của nấm

P.digitatum và P.italicum trên môi trường PDA ............................................. 46

4.4.1.

Ảnh hưởng của hoạt chất sinh học saponin đến sự phát triển của nấm
P.digitatum .................................................................................................... 46

4.4.2.

Ảnh hưởng của hoạt chất sinh học saponin đến sự phát triển của nấm
P.italicum ...................................................................................................... 47

v

download by :


4.5.

Ảnh hưởng của hoạt chất sinh học chitosan đến sự phát triển của nấm
P.digitatum và p.italicum trên môi trường PDA ............................................. 50

4.5.1.

Ảnh hưởng của hoạt chất sinh học chitosan đến sự phát triển của nấm
P.italicum ...................................................................................................... 50

4.5.2.

Ảnh hưởng của hoạt chất sinh học chitosan đến sự phát triển của nấm

P.digitatum .................................................................................................... 51

4.6.

Ảnh hưởng của hợp chất hóa học edta đến sự phát triển của nấm
P.digitatum và P.italicum trên môi trường PDA ............................................. 53

4.6.1.

Ảnh hưởng của hợp chất EDTA đến sinh trưởng của nấm P.italicum .............53

4.6.2.

Ảnh hưởng của hợp chất EDTA đến sinh trưởng của nấm P.digitatum ...........54

4.7.

Ảnh hưởng của hợp chất hóa học nahco3 đến sự sinh trưởng của nấm
P.digitatum và P.italicum trên môi trường PDA ............................................. 56

4.7.1

Ảnh hưởng của NaHCO3 đến sự sinh trưởng của nấm P.italicum ...................56

4.7.2

Ảnh hưởng của NaHCO3 đến sự sinh trưởng của nấm P.digitatum ................. 57

4.8.


Đánh giá khả năng phòng, trừ bệnh mốc lục của một số chất trên cam
quýt ...............................................................................................................58

4.9.

Đánh giá thời gian bảo quản của một số chất trên cam quýt ........................... 61

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 62
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 62

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................63

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 64
Phụ lục ...................................................................................................................... 69

vi

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BVTV


Bảo vệ thực vật

EDTA

Ethylenediaminetetraacetic acid

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NSC

Ngày sau cấy

Pd

Penicillium digitatum

PDA

Potato detrose agar

PE

Polyethylene

Pi

Penicillium italicum


QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TP

Thành phố

WA

Water agar

vii

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Thành phần hóa học của cam chín .............................................................3

Bảng 2.2.

Sản lượng cây có múi trên thế giới năm 2013 ............................................4

Bảng 2.3.

Tình hình xuất khẩu cam của thế giới trong 2000, 2005, 2010 ...................5


Bảng 2.4.

Tình hình sản xuất cam qt trong nước qua các năm ...............................6

Bảng 2.5.

Tính chất hóa học của NaHCO3 ..............................................................26

Bảng 4.1.

Tình hình bệnh mốc xanh trên quả cây có múi tại một số chợ trên
địa bàn TP Hà Nội ..................................................................................39

Bảng 4.2.

Tình hình bệnh mốc lục trên quả cây có múi tại một số chợ trên địa
bàn TP Hà Nội ........................................................................................ 39

Bảng 4.3.

Đặc điểm của nấm P.italicum và P.digitatum .......................................... 42

Bảng 4.4.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của nấm Penicillium
spp.trên môi trường PDA ........................................................................43

Bảng 4.5.


Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của nấm Penicillium
spp.trên môi trường WA .........................................................................44

Bảng 4.6.

Khả năng sinh bào tử của nấm P.italicum, P.digitatum trên môi
trường PDA, WA ở các mức nhiệt độ...................................................... 45

Bảng 4.7.

Hiệu quả kháng nấm của hoạt chất sinh học saponin với nấm
P.digitatum trên môi trường PDA ........................................................... 47

Bảng 4.8.

Hiệu quả kháng nấm của hoạt chất sinh học saponin với nấm
P.italicum trên môi trường PDA.............................................................48

Bảng 4.9.

Hiệu quả kháng nấm của chitosan với nấm P.italicum trên môi
trường PDA ............................................................................................ 51

Bảng 4.10. Hiệu quả kháng nấm của chitosan với nấm P.digitatum trên môi
trường PDA ............................................................................................ 51
Bảng 4.11. Hiệu quả kháng nấm của EDTA với nấm P.italicum trên môi trường
PDA........................................................................................................53
Bảng 4.12. Hiệu quả kháng nấm của EDTA với nấm P.digitatum trên môi
trường PDA ............................................................................................ 54
Bảng 4.13. Hiệu quả kháng nấm của muối NaHCO3 với nấm P.italicum trên

môi trường PDA ..................................................................................... 56

viii

download by :


Bảng 4.14. Hiệu quả kháng nấm của muối NaHCO3 với nấm P.digitatum trên
môi trường PDA ..................................................................................... 57
Bảng 4.15. Khả năng phòng bệnh mốc lục (P.digitatum) trên cam của một số
hoạt chất sinh học và hóa học .................................................................. 59
Bảng 4.16. Khả năng trừ bệnh mốc lục (P.digitatum) trên cam của một số hoạt
chất sinh học và hóa học ......................................................................... 59
Bảng 4.17. Tỷ lệ bệnh mốc xanh, mốc lục trên cam, bưởi xử lý bằng các chất
bảo quản ................................................................................................. 61

ix

download by :


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1.

Tình hình bệnh mốc xanh, mốc lục hại quả cây có múi tại một số
chợ qua các đợt điều tra ........................................................................39

Biểu đồ 4.2.

Ảnh hưởng của nồng độ saponin lên nấm P.digitatum và P.italicum ..... 48


Biểu đồ 4.3.

Hiệu lực phòng trừ nấm P.digitatum và P.italicum của saponin trên
mơi trường PDA ................................................................................... 48

Biều đồ 4.4.

Hiệu lực phịng trừ nấm P.italicum và P.digitatum của chitosan ở
các công thức ........................................................................................ 52

Biểu đồ 4.5.

Hiệu lực phòng trừ nấm P.italicum và P.digitatum của EDTA ở các
công thức .............................................................................................. 55

x

download by :


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.

Bệnh sẹo trên quả......................................................................................8

Hình 2.2.

Bệnh mốc xanh .........................................................................................9


Hình 2.3.

Tản nấm P.italicum trên mơi trường PDA ............................................... 19

Hình 2.4.

Cành, bào tử nấm P.italicum ................................................................... 19

Hình 2.5.

Cấu trúc của chitosan .............................................................................. 20

Hình 2.6.

Cấu tạo EDTA ........................................................................................ 25

Hình 2.7.

Cấu tạo phân tử NaHCO3 ........................................................................ 27

Hình 2.8.

Cấu trúc hóa học saponin ........................................................................ 29

Hình 4.1.

Bệnh mốc xanh trên cam ......................................................................... 38

Hình 4.2.


Bệnh mốc lục trên cam............................................................................38

Hình 4.3.

Bào tử nấm,cành bào tử phân sinh nấm P.digitatum ................................41

Hình 4.4.

Khuẩn lạc của P.digitatum trên mơi trường PDA sau 7 ngày cấy đơn
bào tử...................................................................................................... 41

Hình 4.5.

Bào tử nấm,cành bào tử phân sinh nấm P.italicum ................................42

Hình 4.6.

Khuẩn lạc của P.italicum trên môi trường PDA sau 7 ngày .................... 42

Hình 4.7.

Một số hình ảnh về nấm P.digitatum trên môi trường PDA ở các
mức nhiệt độ 20, 25, 30 oC sau 7 ngày ni cấy ......................................45

Hình 4.8.

Một số hình ảnh về nấm P.italicum trên môi trường PDA ở các mức
nhiệt độ 20, 25, 30 oC sau 7 ngày nuôi cấy .............................................. 46

Hình 4.9.


Hình ảnh về nấm P.digitatum và P.italicum trên mơi trường WA sau
7 ngày ni cấy ....................................................................................... 46

Hình 4.10.

Sự phát triển của nấm P.italicum sau 5 ngày nuôi cấy trên môi
trường PDA+ saponin các nồng độ 0,5 mg/ml, 1 mg/ml, 2 mg/ml và
4 mg/ml .................................................................................................. 49

Hình 4.11.

Sự phát triển của nấm P.digitatum sau 7 ngày nuôi cấy trên môi
trường PDA+saponin các nồng độ 0,5 mg/ml, 1 mg/ml, 2 mg/ml và 4
mg/ml .....................................................................................................50

Hình 4.12.

Sự phát triển cuả nấm P.italicum trên môi trường PDA bổ sung
chitosan 2, 3, 4, 5 % sau 7 ngày nuôi cấy ................................................ 53

xi

download by :


Hình 4.13.

Sự phát triển của nấm P.italicum trên mơi trường PDA bổ sung EDTA
các nồng độ 0,01 M, 0,02 M, 0,03 M, 0,04 M sau 7 ngày ni cấy ................55


Hình 4.14.

Sự phát triển của nấm P.italicum trên môi trường PDA bổ sung
NaHCO3 2, 3, 4, 5 % sau 7 ngày ni cấy ...............................................57

Hình 4.15.

Hình ảnh cam sau 7 ngày thí nghiệm ....................................................... 60

Hình 4.16.

Hình ảnh bưởi bị nhiễm bệnh ở các công thức sau 28 ngày theo dõi ........ 60

xii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Hảo
Tên Luận văn: Nghiên cứu bệnh mốc xanh (Penicillium italicum), mốc lục
(Penicillium digitatum) trên quả cây có múi
Ngành: Bảo vệ thực vật

Mã số: 60 62 01 12

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu về nấm Penicillium italicum và nấm Penicillium digitatum gây hại cam

quýt sau thu hoạch từ đó nghiên cứu một số biện pháp phịng trừ bệnh sau thu hoạch
do Penicillium spp có hiệu quả.
Phương pháp nghiên cứu
 Nội dung nghiên cứu:
- Điều tra bệnh mốc xanh, mốc lục trên cây có múi tại một số chợ ở Hà Nội.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của nấm P.digitatum và P.italicum.
- Khảo sát một số biện pháp phòng trừ bệnh mốc xanh, mốc lục trên quả cây
có múi.
 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra bệnh hại.
- Phương pháp phân lập, chẩn đoán bệnh hại.
- Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh thái của nấm.
- Phương pháp nghiên cứu hiệu lực của một số chế phẩm sinh học đối với nấm
trong điều kiện invitro.
Kết quả chính và kết luận
Bệnh mốc xanh do nấm Penicillium italicum gây ra và bệnh mốc lục do
Penicillium digitatum gây ra trên quả cây có múi đều được phát hiện tại ba chợ: chợ
Sấu (Hoài Đức), chợ Long Biên (Long Biên), chợ Trâu Quỳ (Gia Lâm) Hà Nội. Nấm
P.italicum phát triển chậm hơn nấm P.digitatum trên hai môi trường PDA, WA ở các
mức nhiệt độ 20, 25, 30 oC. Chitosan, saponin, EDTA, NaHCO3 được sử dụng để
nghiên cứu khả năng phòng trừ bệnh mốc xanh, mốc lục trên quả cây có múi trong
điều kiện invitro. Kết quả cho thấy ở nồng độ 2 % chitosan có khả năng kiểm soát
nấm P.italicum, P.digitatum tương ứng 63,77 % và 63,95 % trên môi trường PDA.
Nấm không mọc sau 7 ngày theo dõi trên cam lây nhiễm nhân tạo, sau 28 ngày tỷ lệ

xiii

download by :



bệnh là 20 % trên cam sành và bưởi Diễn. Saponin có khả năng kiểm sốt bệnh lên tới
65,16 % đối với P.digitatum, và 64,96 % đối với P.italicum ở nồng độ 4 mg/ml. Thời
gian ủ bệnh trên cam đã được lây nhiễm nhân tạo là 5 - 6 ngày. Tỷ lệ bệnh đối với
cam sành là 43,33 % và bưởi Diễn là 23,33 % sau 28 ngày theo dõi. EDTA có thể
kiểm sốt nấm P.italicum, P.digitatum với tỷ lệ 28,99 % và 32,56 % ở nồng độ 0,04
M. Trên cam thời gian ủ bệnh là 1- 2 ngày, sau 28 ngày cam sành có tỷ lệ bệnh là
53,33 %, bưởi Diễn là 36,67 %. Muối NaHCO3 kiểm soát nấm P.italicum, P.digitatum
với tỷ lệ tương ứng là 44,93 % và 40,70 % ở nồng độ 3 %. Thời gian ủ bệnh là 2- 3
ngày trên cam đã lây nhiễm nhân tạo. Sau 28 ngày theo dõi tỷ lệ bệnh trên cam sành là
76,67 %, bưởi Diễn là 36,67 %.

xiv

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Hao
Thesis title: Reseache blue mold (Penicillium italicum), green mold (Penicillium
digitatum) on citrus fruits.
Major: Plant protection

Code: 60 62 01 12

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
Reseache on Penicillium spp fungi and methods to prevent postharvest diseases on
citrus fruits.
Materials and Methods
Research contents:

- Investigate blue molds, citrus mold in some markets in Hanoi.
- Study some ecological characteristics of P. digitatum and P.italicum.
- Investigate some measures to prevent green, mold on citrus.
Study method:
- Disease treatment methods.
- Methodology, disease diagnosis.
- The method of studying the fungal life.
- Methods for the study of the effectiveness of some biological models for fungus
in invitro conditions.
Main findings and conclusions
Blue mold, caused by Penicillium italicum and green mold, caused by Penicillium
digitatum are diseases of citrus fruits. They were found in 3 markets in Ha Noi city: Sau
market (Hoai Duc district), Long Bien market (Long Bien district), Trau Quy (Gia Lam
district). P.italicum grown slowly than P.digitatum on PDA, WA media at 20, 25, 30 oC.
Chitosan, saponin, EDTA, NaHCO3 were used to evaluate ability of inhibition blue and
green mold for in vitro condition. Chitosan 2 % inhibited of mycelial growth of the
P.italicum, P.digitatum was 63.77 % and 63.95 %. Spores of P.italicum, P.digitatum did
not germinate on fruits treatef by chitosan after 7 days of inoculation, after 28 days
disease incidence was 20 % on Dien pomelo and Sanh organe. Saponin inhibited growth
of P.digitatum was 65.16 % and P.italicum was 64.96 % at concentrate 4mg/ml.
Incubation period on inoculated organes was 5- 6 days. Disease incidence on Sanh

xv

download by :


organe was 43.33 % and 23.33 % on Dien pomelo after 28 days of inoculation. EDTA
inhibited of mycelial growth of the P.italicum, P.digitatum was 28.99 % and 32.56 % at
concentration 0.04 M. Incubation period was 1- 2 days, after 28 days of inoculation

disease incidence on Sanh organe was 53.33 %, Dien pomelo was 36.67 %. Effective
treatment of NaHCO3 on P.italicum, P.digitatum was 44.93 % and 40.70 % at 3 %.
Incubation period was 2-3 days. After 28 days of inoculation disease incidence on Sanh
organe was 76.67 %, Dien pomelo was 36.67 %.

xvi

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây ăn quả có múi gồm cam, quýt, chanh bưởi thuộc họ Rutaceae, là
những cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao đã và đang được ưu tiên
phát triển trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam cây ăn quả có múi
được trồng rộng khắp ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước từ trung du, miền
núi phía Bắc đến đồng bằng sơng Hồng, miền Trung, đồng bằng sông Cửu
Long. Ở mỗi vùng trồng cam quýt đều có những giống đặc sản mang chỉ dẫn
địa lý như cam Canh, bưởi Diễn, bưởi Quế Dương của Hà Nội, cam Sành của
Hà Giang, Tuyên Quang, quýt đỏ Bắc Quang, Hà Giang, bưởi Đoan Hùng,
Phú Thọ, cam Xã Đồi, cam Sơng Con của Nghệ An, bưởi Năm Roi, Da Xanh
của đồng bằng sơng Cửu Long,…
Diện tích trồng cây có múi ở Việt Nam ngày càng được mở rộng, việc phát
triển cây có múi được xem như một giải pháp hữu ích trong chuyển dịch cơ cấu
cây trồng ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân hạn chế
sự phát triển của cây có múi là do sự gây hại nghiêm trọng của nhiều côn trùng
và bệnh hại như bệnh Greening, bệnh loét cây có múi, bệnh ghẻ sẹo cam quýt,
bệnh chảy gôm, bệnh mốc xanh trong bảo quản,… Hiện không chỉ Việt Nam mà
nhiều nước trên thế giới đang phải đương đầu và gánh chịu những thiệt hại lớn
do bệnh hại gây ra.

Trên thế giới nói chung cũng như ở nước ta sản lượng cam tuy lớn nhưng
chủ yếu là được tiêu thụ trong nước dưới dạng trái cây tươi. Việc thương mại hóa
loại hàng hóa trở nên khó khăn do có sự hư hỏng và giảm đáng kể chất lượng
trong quá trình thu hoạch, vận chuyển, bảo quản và phân phối. Các loại hư hỏng
của cây có múi như thối hỏng do bệnh sau hoạch gây ra, thiệt hại có thể lên tới
50 % trong một vụ thu hoạch, trong đó do nấm là 21,9 % (Dantas et al., 2003).
Từ đó dẫn tới việc giảm tổn thất và duy trì chất lượng của cam sau thu hoạch trở
thành hai thách thức quan trọng đối với ngành công nghiệp rau quả hiện đại.
Xuất phát từ vấn đề trên chúng tôi thực hiện đề tài “ Nghiên cứu bệnh mốc
xanh (Penicillium italicum), mốc lục (Penicillium digitatum) trên quả cây có
múi” nhằm tìm hiểu thêm về tình hình gây hại của bệnh mốc xanh, mốc lục trên
cây có múi, từ đó đưa ra một số giải pháp phòng trừ bệnh hiệu quả, giúp nâng
cao thu nhập cho người nông dân và bảo vệ môi trường.

1

download by :


1.2. MỤC ĐÍCH VÀ U CẦU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục đích
Tìm hiểu về nấm P.italicum, P.digitatum gây hại cam quýt sau thu hoạch từ
đó nghiên cứu một số biện pháp phịng trừ bệnh mốc xanh, mốc lục sau thu hoạch.
1.2.2. Yêu cầu
- Điều tra mức độ phổ biến của bệnh mốc xanh, mốc lục hại cam quýt tại
một số chợ ở vùng Hà Nội.
- Phân lập, giám định nấm P.italicum, P.digitatum gây bệnh mốc xanh, mốc
lục cam quýt.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của hai loài nấm P.italicum và
P.digitatum.

- Khảo sát một số biện pháp xử lý quả cây có múi phịng trừ bệnh mốc
xanh, mốc lục.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Bổ sung các dẫn liệu khoa học về đặc điểm hình thái, sinh học của nguyên
nhân gây bệnh mốc xanh (Penicillium italicum), mốc lục (Penicillium digitatum)
tại một số chợ vùng Hà Nội.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp một số phương pháp phòng trừ
bệnh mốc xanh, mốc lục bằng biện pháp sinh học có hiệu quả, đảm bảo vấn đề
an toàn thực phẩm.

2

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CÂY CAM
2.1.1. Đặc điểm chung
Cây cam (Citrus sinensis (L.)) thuộc họ Rutaceae, có nguồn gốc từ vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới Đông Nam Á, từ đông Ấn Độ qua Úc, nam Trung
Quốc và Nhật Bản.
Hiện nay các giống cam rất đa dạng do có sự lai tạo giữa các giống cam với
nhau để phù hợp với khí hậu, đất đai…
Các giống cam trên thế giới: Cam Valencia (ít hạt, thơm, chín muộn), cam
Washington Navel (có núm rốn, khơng hạt), cam Hamlin (chín sớm), cam Chinee
của Trung Quốc.
Các giống Cam chính ở Việt Nam:
- Cam Sơng Con;

- Cam Vân Du;
- Cam Xã Đồi;
- Cam Hamlin;
- Cam Valencia;
- Cam dây (Cam Mật).
Ngoài các giống phổ biến trên ở nước ta cịn có một số giống cam khác
như: cam bù Hà Tĩnh, Cam sành Bố Hạ (Hà Bắc cũ), cam Naven, cam Sành
Đồng Bằng Sông Cửu Long...
Bảng 2.1. Thành phần hóa học của cam chín
Thành phần
Nước

Hàm lượng
87,5 %

Protein

0,5 %

Acid hữu cơ

1,3 %

Glucid

8,4 %

Celulose

1,4 %


Năng lượng
Vitamin C

43 Cal/100g

Thành phần
Khoáng
(mg/100g)

Vitamin
(mg/100g)

48 (mg/100g)

Hàm hượng
Ca

34

P

23

Fe

0,4

A


0,3

B1

0,08

B2

0,03

PP

0,2

Nguồn: />m&key=&char=C

3

download by :


Cam là cây ăn quả quan trọng, có giá trị dinh dưỡng cao nhất là vitamin C
(45 mg/100g ăn được), các loại vitamin A, vitamin B, khoáng chất như kali (169
mg), canxi (43 mg),….
Cam thường được sử dụng tươi hoặc ép lấy nước uống. Ngoài ra, vỏ cam
cũng là một sản phẩm phụ khi trích ly tinh dầu từ vỏ và bổ sung vào các sản
phẩm đồ uống, nước hoa…
2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt trên thế giới
Cây có múi là cây ăn quả thương mại quan trọng đối với hơn 135 quốc gia
trên thế giới với nhu cầu tăng hàng năm khoảng 102,64 triệu tấn (S. A. M.

Naqvi, 2004). Trong suốt những năm qua, mức tiêu thụ quả có múi khơng
ngừng tăng nhanh và theo đó ngành sản xuất cam cũng ngày càng mở rộng.
Theo thống kê của FAO năm 2013, diện tích sản xuất cam quýt trên thế giới đạt
9.634.816 ha. Trong đó, Trung Quốc có diện tích sản xuất cây có múi lớn nhất
thế giới với diện tích là 3.025.000 ha, Ấn Độ 970.000 ha, Mexico 556.789 ha,
Nigeria 795.000 ha, Mỹ 322.714 ha,…
Bảng 2.2. Sản lượng cây có múi trên thế giới năm 2013
STT

Nước

1

Trung Quốc

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16


Mexico
Mỹ
Ấn Độ
Nigeria
Thổ Nhĩ Kỳ
Thái Lan
Brazil
Tây Ban Nha
Nam Phi
Pakistan
Peru
Italia
Hy Lạp
Argentina
Việt Nam

Sản lượng (tấn)
32.576.744
7.613.105
10.133.246
10.090.000
3.800.000
3.681.158
1.064.942
19.734.725
6.379.100
2.407.180
2.150.000
1.052.282

2.744.779
4.092.339
2.814.697
971.56
Nguồn: FAOSTAT (2014)

Bảng 2.2 thể hiện sản lượng cây có múi của một số nước trên thế giới. Sản lượng
cam quýt luôn ở mức cao với 135.169.941 tấn năm 2013 trên phạm vi toàn thế giới.

4

download by :


Các nước xuất khẩu cam quýt chủ yếu đó là: Tây Ban Nha, Israel, Maroc,
Italia. Các giống cam quýt trên thị trường được ưa chuộng là: Washington,
Navel, Valenxia Late của Maroc, Samouti của Isarel, Maltaises của Tunisia, và
các giống quýt Địa Trung Hải như: Clemention, quýt Đỏ Danxy và Unshiu được
rất nhiều người ưa chuộng.
Cam là cây ăn quả thích hợp với khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới do đó dễ dàng
giải thích vì sao các quốc gia có sản lượng cam lớn lại tập trung ở Châu Mỹ, tiếp đó
là Châu Á, Châu Phi, Châu Âu và cuối cùng là Châu Đại Dương. Châu Mỹ là nơi
sản xuất cam nhiều nhất, chiếm tới 50 % tổng sản lượng thế giới. Xếp sau là
Châu Á chiếm 30%, ít nhất là Châu Đại Dương chỉ chiếm 1%. Điều này hoàn
toàn phù hợp vì Châu Mỹ tập trung các nước có sản lượng cam lớn, trong đó phải
kể tới Brazil, Mỹ, Mexico. Tương tự Châu Á có Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia,
Iran, Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù, Châu Á được xem là quê hương của cây cam nhưng
sản lượng lại thấp hơn so với Châu Mỹ, điều này có thể là do năng suất bình qn
vẫn cịn ở mức thấp bởi yếu tố kỹ thuật canh tác chưa được chú trọng, tình trạng
sâu bệnh cịn nghiêm trọng.

Về tình hình tiêu thụ, cam lưu thông trên thị trường chủ yếu dưới dạng quả
tươi, ngoài ra một số dùng để sản xuất nước trái cây. Do vậy, cam chủ yếu được
tiêu thụ trong nước, xuất khẩu chỉ chiếm một lượng nhỏ (chưa tới 10 %) so với
tổng lượng cam sản xuất ra.
Bảng 2.3. Tình hình xuất khẩu cam của thế giới trong 2000, 2005, 2010
Chỉ tiêu

Xuất khẩu
(tấn)

Phần trăm so với tổng sản lượng
(%)

Năm 2000
Năm 2005

4.537.389
4.953.451

7,1
7,8

Năm 2010

6.528.004

9,6
Nguồn: FAOSTAT (2012)

Theo số liệu thống kê của FAO thì các nước đứng đầu trong xuất khẩu cam là

Tây Ban Nha, Nam Phi, Mỹ…mặc dù các nước này không dẫn đầu về sản lượng.
Yếu tố hạn chế lớn trong việc thương mại hóa hơn nữa của cam nói riêng và
quả có múi nói chung đó là sự hư hỏng và giảm đáng kể chất lượng của quả do
tác động của sâu bệnh trong quá trình trồng, thu hoạch, vận chuyển, bảo quản,
phân phối.
Tổng lượng cam nhập khẩu của thế giới là gần 9 % so với tổng lượng sản
xuất ra. Trong đó vùng nhập khẩu cam lớn nhất vẫn là Châu Âu, chiếm 61 %

5

download by :


nhập khẩu của thế giới. Mà đứng đầu có Hà Lan (8,8 %), Đức (8,2 %), Nga (8,1
%). (FAO, 2010).
2.1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt ở Việt Nam
Cam quýt du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ XVI và nay trở thành cây ăn quả
chính có hiệu quả kinh tế cao. Năm 2012 Việt Nam đứng thứ 43 thế giới về giá
trị mà cam quýt mang lại.
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất cam quýt trong nước qua các năm
Năm

Diện tích (nghìn ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

2010
2011

75,3

68,8

728,6
702,7

2012
2013

67,5

704,1

70,3

706,0

2014

75,6

736,1
Nguồn: Niên giám thống kê tóm tắt (2014)

Nhìn chung diện tích trồng cam qt có xu hướng tăng, giảm khơng ổn
định. Từ 2010 tới 2011 diện tích trồng giảm từ 75,3 nghìn ha xuống 68,8 nghìn
ha và giảm tiếp trong năm 2012. Tuy nhiên sang đến năm 2013 diện tích trồng
cây có múi tăng từ 67,5 nghìn ha lên 70,3 nghìn ha và tiếp tích tăng 5,3 nghìn ha
trong năm 2014 so với năm 2013 . Mặc dù, diện tích trồng có biến động nhưng
sản lượng cam quýt vẫn duy trì ổn định và có tăng qua các năm. Cụ thể năm 2010
đạt 728,6 nghìn tấn, năm 2011 là 702,7 nghìn tấn, năm 2012 đạt 704,1 nghìn tấn,

năm 2013 là 706,0 nghìn tấn, 2014 có 736,1 nghìn tấn.
Theo thống kê của Bộ Nông Nghiệp Việt Nam cam quýt được trồng ở 62
tỉnh thành trong cả nước, nhưng vùng sản xuất chính được tập trung chủ yếu ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
Theo nguồn số liệu trồng trọt của Bộ Nông Nghiệp Việt Nam năm 2010 cho
thấy vựa trái cây lớn nhất Việt Nam - Đồng Bằng Sông Cửu Long dẫn đầu trong
việc sản xuất cam, sản lượng năm 2010 chiếm hơn 64,5 % so với cả nước. Diện tích
trồng và sản lượng cam ở đây cũng gấp nhiều lần so với các vùng miền khác. Trong
năm 2010 lượng cam sản xuất ra của Đồng Bằng Sông Cửu Long là 471,5 nghìn tấn
lớn nhất cả nước, gấp 6,6 lần so với vị trí thứ 2- Đơng Nam Bộ và gấp hơn 120 lần
so với Tây Nguyên là vùng cho sản lượng cam thấp nhất cả nước. Các tỉnh có sản
lượng cam lớn phải kể tới Hậu Giang với 139,3 nghìn tấn (2010), tiếp đó là Vĩnh
Long (66,2 nghìn tấn), Đồng Nai (60 nghìn tấn), Hậu Giang (57 nghìn tấn).

6

download by :


Ngồi các tỉnh Miền Tây, Miền Bắc có Hưng n với 30,6 nghìn tấn
(2010), miền Trung có Nghệ An với 22,3 nghìn tấn (2010) là những tỉnh góp
phần đáng kể vào việc nâng cao sản lượng cam cho cả nước. Bên cạnh đó phải kể
tới các tỉnh có sản lượng cam thấp, đó là Hà Tây, Bắc Ninh, Lai Châu, Đà Nẵng
với 0,1 nghìn tấn, nghĩa là mỗi tỉnh cung cấp khoảng 100 tấn trong năm 2010.
Về tình hình tiêu thụ, cam chủ yếu được tiêu thụ trong nước. Nguyên nhân
đó là lượng cam sản xuất ra chưa đủ tiêu dùng trong nước. Mặt khác chất lượng
cam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu gắt gao của các nước nhập khẩu. Cơng tác
kiểm sốt bệnh trước và sau thu hoạch, xử lí bảo quản trái cây sau thu hoạch
vẫn là một vấn đề nan giải đối với công nghệ sau thu hoạch trong nước.
2.1.4. Các bệnh hại quả cây có múi giai đoạn sau thu hoạch

Loại cây Citrus dễ bị tấn công bởi hơn 100 bệnh do nấm, virus và vi khuẩn
gây bệnh ngay từ giai đoạn ươm mầm, quá trình trồng và gây thiệt hại về năng
suất và chất lượng.
Cây có múi thường bị tấn cơng bởi một số tác nhân gây bệnh vào giai đoạn
nở hoa đến giai đoạn thu hoạch và sau đó là tác nhân gây bệnh sau thu hoạch làm
ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả.
Các tác nhân gây bệnh trước thu hoạch tấn công cam ngay từ trên cây kéo
dài cho tới lúc thu hoạch gây thiệt hại đáng kể về năng suất, sản lượng và chất
lượng cam. Các bệnh có thể kể đến như: bệnh chảy gôm, bệnh sẹo quả cây có
múi,... Các tác nhân gây bệnh sau thu hoạch như bệnh mốc xanh, mốc lục, bệnh
thối chua xuất hiện trong q trình xử lí sau thu hoạch, bảo quản, vận chuyển và
phân phối. Các hư hỏng này có nguy cơ tăng, tình hình ngày càng đáng báo động
ngay ở các nước có cơng nghệ tiên tiến, đặc biệt ở Ấn Độ và các nước Đông
Nam Á, nơi mà công nghệ trước và sau thu hoạch đều chưa phát triển.
2.1.4.1. Bệnh thối chua
Bệnh thối chua là do Geotrichum candidum gây ra. Tác nhân gây bệnh
phân bố nhiều trong đất trồng cam quýt và xâm nhập vào cam qua các vết
thương cơ học. Phần bị nhiễm bệnh của quả biến thành một khối rời rạc, chảy
nước do nấm hoạt động mạnh và tiết ra enzym ngoại bào. Bệnh phát triển nhanh
chóng ở nhiệt độ môi trường khoảng 28 – 30 oC và lây nhiễm mạnh trên quả
cam do ở quả cam chảy nước chứa một lượng lớn bào tử nấm. Để ngăn ngừa
nên bảo quản cam ở 10 oC.

7

download by :


2.1.4.2. Bệnh sẹo cây có múi
Bệnh sẹo cây có múi do nấm Elsinoe fawcettii gây ra. Nấm sinh trưởng

thích hợp ở nhiệt độ 15 – 23 oC, nhiệt độ tối đa trên 28 oC. Nấm tồn tại trong mơ
kí chủ, gặp điều kiện thuận lợi hình thành bào tử phân sinh, lan truyền nhờ gió và
nước. Nấm xâm nhập trực tiếp hoặc qua vết thương. Thời kì tiềm dục thường từ 3
– 10 ngày, sau khi tràng hoa rụng, nấm xâm nhập vào quả non.
Khi bị nhiễm bệnh, trên quả non vết bệnh nổi gờ nhú lên hình chóp nhọn,
màu nâu vàng, vết bệnh hóa sần, phân tán hoặc nối liền nhau thành từng đám.
Quả bị bệnh dị hình, nhỏ, vỏ dày, không ăn sâu vào trong. Bệnh sẹo cam phát
triển khi có kí chủ mẫn cảm bệnh, lá quả non chưa tới giai đoạn thành thục, độ
ẩm và nhiệt độ thích hợp.
2.1.4.3. Bệnh chảy gơm
Ngun nhân gây bệnh chảy gơm là do hai lồi nấm Phytopthora
citrophthora và P. citricola thuộc bộ Peronosporales. Hai loài nấm này chủ yếu
tồn tại trong đất gây hại ở trên các bộ phận gốc, thân, cành, quả trên mặt đất
hoặc thối rễ ở dưới đất. Triệu chứng điển hình của bệnh là chảy gơm, thối rễ,
thối thân vỏ, nứt thân cành, mạch gỗ hóa nâu, cây suy tàn, chết dần.
Cả hai loài nấm trên nếu gặp điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, bọc bào
tử giải phóng ra các bào tử động xâm nhập vào mơ tế bào của kí chủ gây bệnh
cho cây. Loài Phytopthora citrophthora sinh trưởng trong khoảng nhiệt độ 10 –
35 oC, nhiệt độ tối thích là 25 – 28 oC và loài P. citricola trong phạm vi nhiệt độ
7 – 29 oC, nhiệt độ tối thích là 20 – 25 oC, pH = 4 – 7.

Hình 2.1. Bệnh sẹo trên quả
Nguồn: />
8

download by :


×