Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh suy hô hấp ở gà ai cập do ornithobacterium rhinotracheale (ORT) gây ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.17 MB, 61 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHUNSAVAN NAMMANININ

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ
CỦA BỆNH SUY HÔ HẤP Ở GÀ AI CẬP DO
Ornithobacterium rhinotracheale (ORT) GÂY RA

Ngành:

Thú Y

Mã Số:

60 64 01 01

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Bùi Trần Anh Đào

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do bản thân tơi thực hiện. Tồn bộ số
liệu do tôi nghiên cứu và thu thập được từ việc thâm nhập, quan sát và theo dõi trong
thực tế.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Phunsavan Nammaninin

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới PGS.TS. Bùi Trần Anh Đào đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
mơn Bệnh lý Thú y, phịng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Sinh học Thú y, Khoa
Thú y, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam, đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập,
thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2017

Tác giả luận văn

Phunsavan Nammaninin

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 2

1.3.


Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................. 2

1.4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ......................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu........................................................................................... 3
2.1.

Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước ...................................................... 3

2.1.1.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................................... 3

2.1.2.

Tình hình nguyên cứu ORT tại Việt Nam ........................................................ 5

2.2.

Bệnh do vi khuẩn Ornithobacterium Rhinotracheale (ORT) gây ra ................ 6

2.2.1.

Một số đặc điểm của vi khuẩn Ornithobacterium Rhinotracheale (ORT) ...... 7

2.3


Một số đặc điểm của bệnh ORT ..................................................................... 12

2.3.1.

Nguyên nhân gây bệnh ................................................................................... 12

2.3.2.

Dịch tễ học của bệnh ...................................................................................... 12

2.3.3.

Triệu chứng lâm sàng ..................................................................................... 14

2.3.4.

Bệnh tích đại thể ............................................................................................. 15

2.3.5.

Bệnh tích vi thể .............................................................................................. 15

2.3.6.

Chẩn đốn ....................................................................................................... 15

2.3.7.

Huyết thanh học ............................................................................................. 17


2.3.8.

Chẩn đốn phân biệt ....................................................................................... 18

2.3.9.

Phịng bệnh và điều trị. ................................................................................... 18

iii

download by :


Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 20
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 20

3.2.

Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 20

3.3.

Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 20

3.3.1.

Động vật nghiên cứu ...................................................................................... 20


3.3.2.

Mẫu bệnh phẩm nghiên cứu .......................................................................... 20

3.3.3.

Hóa chất.......................................................................................................... 20

3.4.

Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 21

3.4.1.

Kết quả nghiên cứu chẩn đoán bệnh ORT bằng phương pháp phân lập
vi khuẩn .......................................................................................................... 21

3.4.2.

Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu của gà mắc bệnh ORT ........... 21

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 22

3.5.1.

Phương pháp quan sát các triệu chứng lâm sàng ........................................... 22

3.5.2.


Phương pháp mổ khám ................................................................................... 22

3.5.3.

Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu......................................................... 22

3.5.4.

Phương pháp nuôi cấy và phân lập vi khuẩn.................................................. 23

3.5.5.

Phương pháp làm tiêu bản bệnh lý ................................................................. 23

3.5.6.

Phương pháp xác định các chỉ tiêu huyết học ................................................ 23

3.5.7.

Xử lý số liệu ................................................................................................... 23

Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 24
4.1.

Kết quả nghiên cứu chẩn đoán bệnh ORT bằng phương pháp phân lập
vi khuẩn .......................................................................................................... 24

4.1.1.


Kết quả thu thập mẫu bệnh phẩm ................................................................... 24

4.1.2.

Kết quả nghiên cứu phân lập vi khuẩn ........................................................... 24

4.1.3.

Kết quả kiểm tra một số đặc tính sinh hóa của vi khuẩn ORT ....................... 26

4.2

Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu của gà mắc bệnh
ORT ................................................................................................................ 29

4.2.1.

Kết quả nghiên cứu một số biểu hiện triệu chứng lâm sàng của gà mắc
ORT ................................................................................................................ 29

4.2.2.

Kết quả nghiên cứu một số biến đổi bệnh lý đại thể của gà mắc ORT .......... 32

iv

download by :



4.2.3.

Kết quả nghiên cứu một số biến đổi bệnh lý vi thể ở gà mắc
O.rhinotrachale (ORT) ................................................................................... 34

4.2.4.

Kết quả nghiên cứu chỉ tiêu huyết học của gà mắc ORT O.rhinotracheale ............................................................................................ 37

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 42
5.1.

Kết luận .......................................................................................................... 42

5.1.1.

Chẩn đoán bệnh ORT bằng phương pháp phân lập vi khuẩn......................... 42

5.1.2.

Đặc điểm bệnh lý chủ yếu của gà mắc bệnh ORT ......................................... 42

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 42

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 44

v


download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Anh

AGP

Accelerated Graphics Port

BHB

Brain Heart Broth

BHI

Brain heart infusion broth

CBA

Columbia Blood Aagar Base

CRD

Chronic Respiratory Disease

DIA


Dot Immunobinding assay

DNA

Deoxyribonucleic acid

ELISA

Enzyme-Linked Immuno Sorbent Assay

FAO

Food and Agriculture Organization of the United Nations

FBS

Fetal bovine serum

HE

Haematoxilin – Eosin

IB

Infectious bronchitis

IC

Infectious Coryza


ILT

Infectious Laryngo Tracheitis

NC

Negative control

ORT

Ornithobacterium rhinotracheale

PAP

Peroxidase - anti peroxidase

PB

Pasteurella broth

PC

Positive control

PCR

Polymerase chain reaction

rRNA


Ribosomal ribonucleic acid

TBE

Tris-Borate electrophoresis buffer

TSI

Tryple Sugar Iron Agar

USA

United States of America

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Kết quả thu thập mẫu bệnh phẩm gà Ai cập mắc ORT ............................... 24
Bảng 4.2. Kết quả phân lập vi khuẩn ORT .................................................................. 25
Bảng 4.3. Kết quả kiểm tra một số đặc tính sinh hóa của vi khuẩn ORT .................... 26
Bảng 4.4. Kết quả nghiên cứu một số triệu chứng lâm sàng của gà mắc ORT ........... 29
Bảng 4.5. Kết quả nghiên cứu một số triệu chứng lâm sàng của gà mắc ORT ............ 30
Bảng 4.6. Kết quả kiểm tra bệnh tích đại thể của gà mắc ORT ................................... 32
Bảng 4.7

Tổn thương vi thể ở gà măc bệnh ORT do O. rhinotracheale gây ra .......... 34


Bảng 4.8. Chỉ tiêu hệ hồng cầu của gà Ai Cập mắc ORT ở 19 tuần tuôi. ........................ 39
Bảng 4.9. Chỉ tiêu sinh lý hệ bạch cầu ở gà Ai cập 19 tuần tuổi mắc bệnh ORT ....... 39

vii

download by :


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.

O. rhinotracheale có tính đa hình tự nhiên cao. Nhuộm Gram vi
khuẩn sau 48 giờ nuôi cấy (Pan et al., 2012) ............................................. 7

Hình 2.2.

Hình thái khuẩn lạc vi khuẩn ORT trên mơi trường (Phịng thí
nghiệm trọng điểm CNSH Thú y, khoa Thú y, Học viện Nông
nghiệp Việt Nam .......................................................................................... 8

Hình 2.3.

Các loại thuốc kháng sinh dùng trong điều trị bệnh ORT ......................... 19

Hình 4.1.

Kết quả ni cấy vi khuẩn ORT trên mơi trường thạch máu ................... 25

Hình 4.2.


Kết quả kiểm tra phản ứng sinh hóa của ORT .......................................... 27

Hình 4.3.

Nhuộm tiêu bản xem hình thái vi khuẩn 0RT ........................................... 28

Hình 4.4.

Hình thái của vi khuẩn ORT (độ phóng đại 1000 lần) .............................. 28

Hình 4.5.

Triệu chứng lâm sàng của gà mắc ORT .................................................... 31

Hình 4.6.

Bệnh tích đại thể của gà mắc ORT ............................................................ 33

Hình 4.7.

Bệnh tích đại thể của gà mắc ORT ............................................................ 34

Hình 4.8.

Khí quản gà khỏe, biểu mơ sắp xếp trật tự, cấu chúc chặt chẽ
HE10×........................................................................................................ 35

Hình 4.9.

Phổi gà đối chứng, lịng phế nang trong sáng HE10X .............................. 36


Hình 4.10.

Hạ niêm mạc khí quản chứa nước phù HE10×.......................................... 36

Hình 4.11.

Sung huyết phổi HE10× ............................................................................ 37

Hình 4.12.

Bệnh tích vi thể ở não của gà mắc ORT .................................................... 37

Hình 4.13.

Lấy mẫu máu và bảo quản ......................................................................... 38

Biểu đồ 4.1. Công thức bạch cầu của gà Ai Cập 19 tuần tuổi mắc ORT....................... 40
Biểu đồ 4.2. Công thức bạch cầu của gà Ai Cập 19 tuần tuổi khỏe mạnh .................... 40

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phunsavan Nammaninin
Tên luận văn: “Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh suy hô hấp ở gà Ai Cập
do Ornithobacterium rhinotracheale (ORT) gây ra”
Chuyên ngành: Thú y


Mã số: 60 64 01 01

Cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích của nghiên cứu:
Xác định được các đặc điểm bệnh lý chủ yếu của bệnh, làm cơ sở cho việc chẩn
đoán phân biệt với các bệnh khác và lựa chọn phương pháp phịng trị thích hợp.
Phương pháp nghiên cứu:
-Phương pháp quan sát các triệu chứng lâm sàng
-Phương pháp mổ khám
-Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu
-Phương pháp nuôi cấy và phân lập vi khuẩn
-Phương pháp làm tiêu bản bệnh lý
-Phương pháp xác định các chỉ tiêu huyết học
-Xử lý số liệu.
Kết quả nghiên cứu
+ Chẩn đoán bệnh ORT bằng phương pháp phân lập vi khuẩn
- Gà ở các lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh, tỷ lệ cao nhất là nhóm 3-6
tuần tuổi.
- Hầu hết các chủng vi khuẩn ORT đều kháng với kháng sinh Gentamycin.
- Vi khuẩn ORT là vi khuẩn gram âm, bắt màu hồng hoặc đỏ, có hình que và đa
dạng về hình thái.
+ Đặc điểm bệnh lý chủ yếu của gà mắc bệnh ORT
- Triệu chứng lâm sàng trên gà 3-6 tuần tuổi là ủ rũ, giảm ăn, giảm tăng trọng,
tăng dịch tiết,vảy mỏ và kèm theo triệu chứng phù mặt. Tỷ lệ chết ở giai đoạn này
khoảng 2-10%. ORT có thể là nguyên nhân gây chết đột ngột (dưới 20% trong 2 ngày)
ở gà con với sự nhiễm trùng não và xương sọ kèm theo hoặc không kèm theo các triệu
chứng hô hấp.

ix


download by :


- Trên gà đẻ bệnh thường xảy ra trong giai đoạn đầu của gà đang đẻ đạt đỉnh hay
ngày trước khi đưa gà lên chuồng đẻ với triệu chứng hô hấp nhẹ, giảm ăn, giảm kích
thước trứng và chất lượng vỏ trứng kém, tỷ lệ phôi và ấp nở cũng có thể bị ảnh hưởng.
Tỷ lệ chết tăng nhẹ.
- Tổn thương đại thể của gà mắc ORT thường tập trung phần lớn ở đường hơ
hấp như: Thanh quản, khí quản, phổi và túi khí.
- Tổn thương vi thể bao gồm:
+ Tổn thương trên khí quản là 90% khí quản xuất huyết, 85% biểu mơ khí quản
sung huyết.
+ Tổn thương trên phổi là sung huyết kèm theo một số ổ hoại tử.
+Túi khí có sự dày lên nghiêm trọng và phù nề do lắng đọng tơ huyết ở các
kẽ,sự thâm nhiễm của các tế bào heterophil.
- Khơng có sự khác nhau của các chỉ tiêu huyết học ở gà mắc bệnh ORT với gà
khỏe mạnh.

x

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Phunsavan Nammaninin
Thesis title: Study on pathological characteristics of respiratory distress in Egyptian
chicken caused by Ornithobacterium rhinotracheale (ORT)
Major: Veterinary Medicine


Code: 60 64 01 01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Identification of major pathological features of the disease, as the basis for
differential diagnosis of other diseases and selection of appropriate preventive.
measuresResearch Methods
- Method of observing clinical symptoms
- Method of surgery
- Sampling and preservation methods
- Methods of culture and isolation of bacteria
-Method to make specimen of disease
-Method of determining the hematological parameters
-Statistical analysis.
Main findings and conclusions
+ Diagnosing ORT infection by bacterial isolation method
- Chickens at different ages were at risk while the highest rates were at 3-6 weeks
- Most of ORT strain was resistant to Gentamycin antibiotics.
- ORT was gram-negative bacteria, had pink or red color when dying, sticky
shape and diverse morphology.
+ Main pathological characteristics of chicken infected ORT
- Clinical symptoms in 3-6 week chickens were moody, reduced the amount of
feeding, decreased weight, increased secretion, scabbed of beak and accompanied by
symptoms of edema. The rate of death chicken at this stage was about 2-10%. ORT can
cause sudden death (less than 20% in 2 days) in chicks with infection of the brain and
skull with (or without) respiratory symptoms.
- About laying hens, the disease occurred at early stage of laying or before the
laying hen went to the hen-coop with mild respiratory symptoms, reduced feeding,

xi


download by :


reduced egg size and poor eggshell quality, embryos and hatches could also be affected.
The death-rate increased slightly.
- Gross-lesion of ORT infection chickens mainly concentrated in the respiratory
tract, such as larynx, trachea, lungs and air sacs.
- Micro-lesions include:
+The rate of tracheal lesions was 90% of haemorrhages and 85% of epithelial
haemorrhages.
+ Lung was congestive with some necrotizing nodules.
+ The air sacs were thickened and swollen due to the infiltration of heterophil cells.
-There was no difference in hematological parameters of ORT infection
chickens and healthy chickens.

xii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chăn ni gia súc, gia cầm từ lâu đóng một vị trí quan trọng trong chăn ni
ở Việt Nam, trong những năm gần đây chăn ni đã có những thay đổi đáng kể và
góp phần khơng nhỏ trong q trình phát triển của ngành nơng nghiệp Việt Nam,
góp phần nâng cao mức sống cho người dân nông thôn cũng như thành thị. Với vai
trị khơng nhỏ đó, Đảng và nhà nước Việt Nam đã và đang tiếp tục đầu tư và ngày
càng quan tâm tới chăn nuôi, nhất là chăn nuôi gia cầm. Bên cạnh những thành công
đã đạt được, chăn ni đang gặp phải những khó khăn khách quan và những trở ngại

không nhỏ do bệnh gây ra làm ảnh hưởng sâu sắc tới kinh tế ngành chăn nuôi.
Theo tổ chức Nông lương Thế giới, tổng số lượng đàn gà từ năm 2010 đến
năm 2014 tương đối ổn định và đạt khoảng 1,4 tỷ con (FAO, 2017). Tuy nhiên,
cùng với sự ổn định của ngành chăn ni nói chung và ngành chăn ni gia cầm
nói riêng là tình hình dịch bệnh luôn thường trực như: dịch cúm gia cầm,
Salmonella spp, E.coli, Tụ huyết trùng, Mycoplasma spp… mặc dù đã có nhiều
biện phòng trị gồm: tiêm phòng vắc xin phòng bệnh, sử dụng kháng thể, áp dụng
các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, sử dụng kháng sinh điều trị bệnh…
Trong đó, bệnh hơ hấp phức hợp trên gà do vi khuẩn Ornithobacterium
rhinotracheale (ORT) gây ra là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại nặng
nề về kinh tế cho ngành chăn nuôi gia cầm trên thế giới. Bệnh được phát hiện lần
đầu tiên trên thế giới vào năm 1981 (Chin et al., 2008); thường gặp ở gà và gà
tây ở mọi lứa tuổi (Hinz et al., 1994); là bệnh khó phịng và điều trị gây giảm khả
năng sản xuất, thiệt hại lớn về kinh tế (Van et al., 1999; Van et al., 2000). Năm
1997, người ta đã sử dụng kỹ thuật PCR để chẩn đốn sự có mặt của vi khuẩn
ORT (Alongkorn et al., 1997) và sau đó được ứng dụng ra nhiều nước trên thế
giới (Van and Hafez, 1999). Năm 2001, người ta đã sử dụng kỹ thuật ELISA vào
trong chẩn đoán bệnh ORT (Heeder et al., 2001) và sau đó kỹ thuật này được sử
dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới (Refai et al., 2005;
Chansiripornchai et al., 2007 và Ghanbarpour et al., 2009).
Tại Việt Nam, tình hình dịch bệnh do vi khuẩn ORT gây ra đang diễn biến
rất phức tạp và khó lường. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu về ORT cịn
nhiều hạn chế. Năm 2014, lần đầu tiên người ta có báo cáo tổng hợp cụ thể về
tình hình nghiên cứu trên thế giới và các đặc điểm quan trọng của ORT làm cơ sở

1

download by :



cho việc chẩn đoán xét nghiệm (Nguyễn Vũ Sơn và cs., 2014). Cũng trong năm
2014, một nghiên cứu nhận dạng, phân lập và xác định tính mẫn cảm của vi
khuẩn ORT phân lập tại Việt Nam với một số loại kháng sinh được thực hiện
(Nguyễn Thị Bích Liên và cs., 2014). Đến năm 2016, đã có cơng bố về đặc điểm
của vi khuẩn ORT phân lập được từ đàn gà nuôi tại miền Bắc Việt Nam (Nguyễn
Thị Lan và cs., 2016). Tháng 7 năm 2017, một cơng trình nghiên cứu cũng đã chỉ
ra rằng: có thể áp dụng phương pháp phân lập vi khuẩn ORT, phương pháp chẩn
đoán bệnh bằng kỹ thuật ELISA và PCR (Nguyễn Thị Lan và cs., 2017).
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh do vi khuẩn Ornithobacterium
rhinotracheale(ORT) gây ra trên đàn gà, nhằm góp phần nâng cao năng lực hoạt
động của ngành thú y nói chung, cơng tác chẩn đốn bệnh ORT nói riêng chúng
tơi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh
suy hô hấp ở gà Ai Cập do Ornithobacterium rhinotracheale(ORT) gây ra”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Xác định được các đặc điểm bệnh lý chủ yếu của bệnh, làm cơ sở cho
việc chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác và lựa chọn phương pháp phịng
trị thích hợp.
1.3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
- Các kết quả nguyên cứu về một số đặc tính sinh học chủ yếu của đàn gà
mắc bệnh ORT là những tư liệu khoa học quan trọng của bước đầu nguyên cứu
gà mắc bệnh do ORT là ở một tỉnh phía bắc Việt Nam.
- Xây dựng quy trình chẩn đốn bệnh là khâu rất quan trọng giúp cho việc
chẩn đoán nhanh chóng, hiệu quả và chính xác nhất.
- Qua kết quả nguyên cứu làm cơ sở khoa học đề ra được các biện pháp
phòng và trị bệnh ORT trên đàn gà đặt hiệu quả và chính xác nhất.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1) Xây dựng quy trình phân lập vi khuẩn gây bệnh Ornithobacterium
rhinotracheale(ORT) có thể áp dụng trong các phịng chẩn đốn, xét nghiệm,
giúp chẩn đốn chính xác bệnh;
2) Những biến đổi bệnh lý chủ yếu của gà mắc bệnh ORT là cơ sở khoa

học trong việc chẩn đốn, phịng và trị bệnh, giúp giảm thiệt hại về kinh tế;
3) Xác định tính mẫn cảm của vi khuẩn gây bệnh ORT trong phịng thí
nghiệm với một số loại kháng sinh là cơ sở để xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả.

2

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC
2.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Năm 1981, lần đầu tiên người ta đã phân lập được vi khuẩn ORT tại phía
Bắc nước Đức từ đàn gà Tây 5 tuần tuổi (Chin et al., 2008). Năm 1983, người ta
đã tiến hành nuôi cấy chúng từ dịch khí quản của quạ non. Năm 1986, vi khuẩn
được phân lập từ dịch rỉ viêm ở phổi, dịch khí quản trên đàn gà tây ở mọi lứa tuổi
khác nhau (Bock, 1995). Năm 1987, người ta cũng đã phân lập được vi khuẩn
ORT từ đàn vịt Bắc Kinh 10 tuần tuổi ở Hungary với các triệu chứng giống như
bệnh dịch tả gia cầm (Van Empel, 1998). Giữa các năm từ 1986-1988, vi khuẩn
ORT được xác định có những đặc điểm giống với vi khuẩn Pasteurella khi phân
lập từ đàn gà tây giống ở Anh với các triệu chứng chung như: giảm sản lượng
trứng, ho, túi khí viêm xuất huyết có phủ fibrin và viêm phổi (Wilding, 1995).
Việc phân lập vi khuẩn ORT được thực hiện từ năm 1986 tại California và
Charlton đã mô tả đặc điểm của vi khuẩn ORT khi tiến hành phân lập lại 14 mẫu
được thu thập từ năm 1990 đến năm 1991 từ đàn gà tây và gà với những biểu
hiện triệu chứng của bệnh đường hô hấp: Là bệnh khó phịng và điều trị gây giảm
khả năng sản xuất, thiệt hại lớn về kinh tế với những triệu chứng, bệnh tích như:
ho, khó thở, đớp khơng khí, màng niêm mạc mắt viêm thủy thũng, phế quản gốc
có kén mủ, khí quản bị xung huyết, có nhiều dịch nhày, phổi viêm tơ huyết...
(Charlton et al., 1993). Một năm sau, người ta đã tiến hành nghiên cứu cây phát

sinh loài, sự khác nhau về kiểu gene, cấu trúc hóa học và đặc điểm kiểu hình cổ
điển từ 21 mẫu phân lập được; từ đó, người ta đã đặt tên là Ornithobacterium
rhinotracheale (ORT) (Vandamme et al., 1994). Tuy nhiên, việc nghiên cứu,
phân lập và xác định các đặc của vi khuẩn được thực hiện từ trước năm 1993
(Wilding, 1995).
Hiện nay, người ta đã xác định 18 serotype của vi khuẩn ORT và được
đánh dấu từ A đến R (Chin et al., 2008; Hafez et al., 2011). Trong đó, serotype A
được tìm thấy phổ biến nhất trên gà; một sốchủng cho thấy phản ứng chéo giữa
các type huyết thanh A, B, và E (Paul et al., 1997).
Khi tiến hành tiêm văc xin vô hoạt cho gà thịt đã cho hiệu quả cao (Van

3

download by :


Empel et al., 1998; Van Veen et al., 2004); nhưng, lại không hiệu quả đối đối với
hầu hết đàn gà thương phẩm. Mặt khác, khi tiêm văc xin vô hoạt cho đàn gà thịt
giống bố mẹ đã kích thích cơ thể sản sinh ra hàm lượng kháng thể cao (Bisschop
et al., 2004; Cauwerts et al., 2002) truyền lại cho đời con, cháu với thời gian bảo
hộ trong vòng 4 tuần (Van Empel et al., 1998); tỷ lệ tử vong và tỷ lệ chết đối với
các thế hệ sau được sinh ra thấp hơn nếu được tiêm phòng văc xin (Cauwerts et
al., 2002). Ngoài ra, việc chủng văc xin sống lúc 14 ngày tuổi bằng phương thức
phun sương cũng làm giảm tỷ lệ viêm túi khí và viêm phổi ở các loài chim xuống
mức thấp nhất.
Năm 2005, trong một nghiên cứu người ta đã chỉ ra rằng: khi tiêm văc xin
sống cho đàn gà giúp chúng có khả năng đáp ứng miễn dịch chéo chống lại các
chủng Ornithobacterium rhinotracheale (ORT) khác nhau (Schuijffel et al.,
2005). Các gene mã hóa cho 8 loại kháng nguyên phản ứng chéo đã được khuếch
đại và nhân bản nhờ véc tơ biểu hiện và được biểu thị trên vi khuẩn E.coli.

Proteine tái tổ hợp là một hỗn hợp được tinh khiết có khối lượng phân tử khác
nhau khoảng từ 35,9 - 62,9 kDa và được thử nghiệm như một văc xin dưới đơn vị
để bảo vệ và chống lại các tác nhân đồng loài hoặc dị loài đối với các serotype
của vi khuẩn Ornithobacterium rhinotracheale (ORT).
Năm 2000, người ta đã tiến hành thử nghiệm chủng văc xin sống qua
đường mũi cho đàn gà 6 tuần tuổi và văc xin chết qua đường tiêm dưới da; sau
đó, người ta đã tiến hành thử thách bằng cách tiêm vi khuẩn sống ORT qua
đường khí quản tại thời điểm 14 và 21 tuần tuổi. Kết quả cho thấy: hiện tượng
viêm túi khí và viêm phổi ít xảy ra hơn ở đàn gà được tiêm phịng so với đàn gà
khơng được tiêm phòng sau khi được thử thách bằng chủng vi khuẩn sống và
người ta đã tiến hành phân lập lại chủng vi khuẩn ORT từ khơng được tiêm
phịng văc xin, đàn đã được thử thách nhưng không được tiêm phịng văc xin,
đàn được thử thách hoặc từ đàn khơng được thử thách (Sprenger et al., 2000).
Mặt khác, kết quả thử nghiệm lâm sàng trên gà tây hướng thịt cho thấy:
dùng văc xin đơn giá đã kích thích tạo kháng thể bảo hộ trong một khoảng thời
gian ngắn (Hafez et al., 1999). Ngoài ra, tỷ lệ tử vong và tỷ lệ chết ở nhóm được
tiêm văc xin thấp hơn so với nhóm khơng được tiêm văc xin.
Khả năng nhạy cảm nhiệt độ của vi khuẩn Ornithobacterium
rhinotracheale (ORT) một cách đột biến cũng được phát triển (Lopes et al.,

4

download by :


2002) và được sử dụng như một loại văc xin sống trên gà tây (Lopes et al.,
2002). Gà tây đã được chủng văc xin tại thời điểm 5 ngày tuổi thông qua con
đường nước uống và được thử thách lúc 7 tuần tuổi sau khi tiêm phịng. Do
chúng có khả năng lây nhiễm giữa các serotype khác nhau; vì vậy, việc sử dụng
văc xin chứa nhiều serotype khác nhau là cần thiết.

2.1.2. Tình hình nguyên cứu ORT tại Việt Nam
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh trên đàn gia
cầm đang có xu hướng diễn biến phức tạp, nhất là dịch cúm gia cầm thể độc lực
cao H5N1 đã lây nhiễm từ gia cầm sang người và gây tử vong nhiều người. Theo
thông tin từ cục Thú y, tính từ tháng 12/2003 tới tháng 2/2012, tại Việt Nam đã
có 123 người bị nhiễm cúm gia cầm thể độc lực cao và đã có 61 người tử vong.
Từ năm 2013 đến nay, do chúng ta tổ chức tốt cơng tác chủ động phịng, chống
dịch, khơng chạy theo dịch và đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Số lượng ổ
dịch, số gia cầm chết và phải tiêu hủy chỉ cịn rất ít so với những năm trước đây.
Cụ thể: Trong 10 tháng đầu năm 2016, cả nước chỉ ghi nhận có 14 ổ dịch, với số
gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy gần 20.000 con, giảm khoảng 40% so với
cùng kỳ năm 2015. Do vậy, đàn gia cầm đã tăng nhanh, hiện có khoảng 350 triệu
con, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2015. Đặc biệt trong vài năm qua, Việt Nam
chưa ghi nhận trường hợp nào ở người bị lây nhiễm cúm gia cầm thể độc lực cao
(Cục Thú y, 2017).
Cùng với sự bùng phát của dịch cúm gia cầm là các bệnh đường hô hấp
trên gà trong đó có bệnh hơ hấp phức hợp trên gà do vi khuẩn Ornithobacterium
rhinotracheale (ORT) gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho người chăn nuôi. Tuy
nhiên, sự xuất hiện của bệnh đôi khi dễ nhầm với một số các bệnh khác trên đường
hô hấp như: CRD, IB, IC, ILT, Escherichia coli, Bordetella avium, Streptococcus
zooepidemicus, Mycoplasma gallisepticum, Mycoplasma synoviae, Chlamydophila
psittaci, virus gây bệnh Newcastle, Metapneumovirus ở gia cầm và
Cryptosporidium spp. Tuy bệnh đang diễn biến rất phức tạp; nhưng, các cơng trình
nghiên cứu về Ornithobacterium rhinotracheale(ORT) cịn nhiều hạn chế. Năm
2014, lần đầu tiên người ta có báo cáo tổng hợp cụ thể về tình hình nghiên cứu trên
thế giới và các đặc điểm quan trọng của ORT làm cơ sở cho việc chẩn đoán xét
nghiệm (Nguyễn Vũ Sơn và cs., 2014). Cũng trong năm 2014, người ta đã tiến
hành nghiên cứu nhận dạng, phân lập và xác định tính mẫn cảm của vi khuẩn ORT

5


download by :


phân lập tại Việt Nam với một số loại kháng sinh (Nguyễn Thị Bích Liên và cs.,
2014). Đến năm 2016, đã có cơng bố về đặc điểm của vi khuẩn ORT phân lập
được từ đàn gà nuôi tại miền Bắc Việt Nam (Nguyễn Thị Lan và cs., 2016).
Việc nghiên cứu, xây dựng quy trình phân lập bệnh do vi khuẩn
Ornithobacterium rhinotracheale (ORT) trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam là
cần thiết và cấp bách tiến tới giải trình tự gene, nghiên cứu, sản xuất văc xin
phòng bệnh; giúp người chăn nuôi giảm thiểu thiệt hại về kinh tế trong q trình
chăn ni gà nói riêng và chăn ni gia cầm nói chung.
2.2. BỆNH DO VI KHUẨN Ornithobacterium rhinotracheale (ORT)
GÂY RA
Bệnh hô hấp phức hợp trên gà là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi
khuẩn Ornithobacterium rhinotracheale (ORT) gây ra hay gặp ở gà và gà tây ở
mọi lứa tuổi (Hinz et al., 1994).
Ornithobacterium rhinotracheale(ORT) là một rRNA thuộc liên họ V bao
gồm: Cythophaga - Flavobacterium - Bacteroides phylum và có liên quan chặt
chẽ với 2 loại vi khuẩn khác gây bệnh trên gia cầm gồm: Riemerella anatipestifer
và Coenonia anatine (Vandamme et al., 1994; Vandamme et al., 1999). Trước
đây, vi khuẩn được chỉ định giống Pasteurella, Kingella gồm 28 đơn vị phân loại
hoặc là vi khuẩn gram âm, đa hình thái trước khi được đề xuất đổi tên thành
Ornithobacterium rhinotracheale (ORT) (Beichel et al., 1901; Mouahid et al.,
1992; Vandamme et al., 1994).
Mặc dù, bệnh xuất hiện và lưu hành trên nhiều giống gà: gà thịt, gà đẻ
trứng; ở các phương thức chăn nuôi khác nhau: chăn nuôi công nghiệp hoặc bán
công nghiệp (Refai et al., 2005; Chansiripornchai et al., 2007 và Ghanbarpour et
al., 2009); tỷ lệ không cao (khi tiến hành gây nhiễm trên bản động vật bằng
chủng phân lập được thì tỷ lệ chết rất cao, chiếm khoảng 70% (Pan et al., 2012)).

Tuy nhiên, khi gà mắc ORT thì gây thiệt hại nặng nề về kinh tế (Van et al., 1999)
với những triệu chứng, bệnh tích điển hình như: con vật ho, khó thở, đớp khơng
khí, màng niêm mạc mắt viêm thủy thũng, phế quản gốc có kén mủ, khí quản bị
xung huyết, có nhiều dịch nhày, phổi viêm tơ huyết... (Tanyi et al., 1995). Nếu
gà bị nhiễm bệnh ở 2 tuần tuổi thường chảy nước mũi, sau đó sưng phù đầu và
sưng xoang hốc mắt (Hafez, 1996). Đối với gà đẻ trứng: giảm sản lượng trứng,
ho, túi khí viêm xuất huyết có phủ fibrin và viêm phổi (Wilding, 1995).

6

download by :


2.2.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA VI KHUẨN Ornithobacterium
rhinotracheale (ORT)
O.rhinotracheale thuộc họ rRNA V với Cythophaga-FlavobacteriumBacteroides phylum và có mối quan hệ mật thiết với 2 loại vi khuẩn gây bệnh
trên gia cầm là, Riemerella anatipestifer và Coenonia anatina. Trước đây vi
khuẩn này được gọi với rất nhiều tên như: vi khuẩn dạng Pasteurella, dạng
Kingella, trực khuẩn gram âm đa hình trước khi có tên gọi Ornithobacterium
rhinotracheale gen. nov. sp. nov. như bây giờ
2.2.1.1. Hình thái học và tính bắt màu
O. rhinotracheale là một vi khuẩn Gram âm, khơng có khả năng di động,
đa hình, dạng trực khuẩn, khơng hình thành nha bào. Trên mơi trường thạch,
chúng thường có dạng ngắn, trực khuẩn dạng dùi trống, với kích thước đường
kính 0.2 - 0.9µm và dài 0.6 - 5µm . Nhưng trong mơi trường dạng lỏng, chúng rất
dài, có thể dài tới 15µm.

Hình 2.1. O. rhinotracheale có tính đa hình tự nhiên cao. Nhuộm Gram vi
khuẩn sau 48 giờ nuôi cấy (Pan et al., 2012)
2.2.1.2. Ni cấy

Ornithobacterium rhinotracheale (ORT) có thể phân lập được trên môi
trường thông thường, môi trường không chọn lọc hoặc môi trường thạch
Chocolate agar. Vi khuẩn phát triển trong điều kiện hiếu hoặc yếm khí tùy tiện ở
37°C với thời gian 24 giờ; nhưng tốt nhất là ủ đĩa nuôi cấy trong tủ ấm với thời
gian từ 48-72 giờ có bổ sung 7,5-10% CO2. Đám khuẩn lạc nhỏ bằng đầu đinh
gim xuất hiện (đường kính khuẩn lạc khoảng 1-2mm), có màu xám đến xám
trắng, lồi, rìa sắc gọn. Là vi khuẩn gram âm bắt màu đỏ fucsin, đa hình thái. Phản

7

download by :


ứng catalase âm tính, oxidase dương tính. Khi ni cấy vi khuẩn ORT một cách
thuần khiết thì chúng có mùi đặc trưng, giống như mùi của axit butyric. Đây là
dấu hiệu cần thiết trong quá trình kiểm tra và khẳng định đó là vi khuẩn ORT.
Trong các mẫu thu được, chúng thường bị nhiễm một số vi khuẩn khác
như: E.coli, Proteus sp hoặc Pseudomonas sp; vì vậy, chúng thường phát triển rất
nhanh và xâm lấn rộng làm cho việc xác định sự có mặt của vi khuẩn ORT rất
khó khăn. Do vậy, cần bổ sung 10μg/ml gentamycin môi trường thạch máu trong
q trình ni cấy, phân lập vi khuẩn ORT. Hoặc, bổ sung 5μg/ml gentamycin và
polymyxin B vào trong môi trường thạch máu cũng cho hiệu quả cao (Van
Empel, 1997). Bởi, trong các nghiên cứu trước đây người ta đã chỉ ra rằng: hầu
hết các chủng vi khuẩn ORT phân lập được đều kháng với kháng sinh
gentamycin (Back et al., 1997). Vi khuẩn khơng có khả năng phát triển trên môi
trường thạch MacConkey (Soriano et al., 2002). Mặt khác, vi khuẩn có khả năng
phát triển tốt trên mơi trường canh thịt có bổ sung 5% FBS (Zahra et al., 2013).
ORT cũng phát triển trên môi trường thạch tryptose soy và môi trường
chocolate agar. Vi khuẩn không sinh trưởng trên các môi trường MacConkey
agar, Gassner agar, Drigalskil agarhay Simon’s citrate, Endo agar (Chin et al.,

2008). Sự phát triển của vi khuẩn trong các môi trường dạng lỏng cần phải được
lọc kỹ, như môi trường BHB (Brain heart infusion broth), PB (Pasteurella
broth), hay Todd Hewitt broth.

Hình 2.2. Hình thái khuẩn lạc vi khuẩn ORT trên mơi trường
(Phịng thí nghiệm trọng điểm CNSH Thú y, khoa Thú y,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam)

8

download by :


O. rhinotracheale có khuẩn lạc nhỏ, khơng gây dung huyết ra xung quanh,
xám màu tới xám trắng đơi khi có ánh đỏ hung, và mặt lồi với bờ rõ ràng. ở
những lần nuôi cấy đầu tiên, khuẩn lạc của O. rhinotracheale kích thước sẽ đạt
lớn nhất với khoảng (1-3 mm sau 48 h sau khi nuôi cấy) nhưng ở những lần sau
thì thường khuẩn lạc nhỏ hơn và biến dạng khơng đồng nhất.
2.2.1.3. Đặc tính sinh hóa
Với những con chim bị nhiễm bệnh được chẩn đoán qua việc phân lập vi
khuẩn từ phổi, khí quản, Ornithobacterium rhinotracheale(ORT) phát triển
mơi trường thạch nuôi ở điều kiện 37oc , bổ sung 5% CO2, không phát triển
trên thạch MacConkey,không phản ứng trên môi trường thạch Tryptose soy,
khơng có khả năng chuyển hóa nitrat thành nitrit và không làm thay đổi màu
sắc trên thạch đường sắt ba, ORT có thể mọc đường trên nhiều môi trường
khác nhau như TSA (Tryptic soy agar) bổ sung 5% máu cừu, SBA (Sheep
blood agar), môi trường chocolate, thạch Columbia mà không cần bổ sung
máu hay huyết thanh.phản ứng Oxidase(+), Catalase(-), β-galactosidase(+),
Indole (-)(Alberto,1998).
Ornithobacterium rhinotracheale(ORT) thể được xác định nhờ hệ thống

API-zym, nhà máy sản xuất các enzyme khác nhau để thử đối vi khuẩn ORT.Các
Ornithobacterium rhinotracheale phân lập được tính với enzyme như
phosphatase kiềm, esterase, lipase esterase, leucine arylamidase, cysteine
arylamidase, trypsin, chymotrypsin, phosphatase acid, naphthol-ASBiphosphohydrolase, α-galactosidase, β - galactosidase,
Α - glucosidase, and N - acetyl - b - glucosaminidase (Alberto,1998).
Ornithobacterium rhinotracheale(0RT) là vi khuẩn gram âm nên có đặc tính
tương tự với họ Pasteuellaceae. Khả năng gây bệnh cho gia cầm.
Vi khuẩn ORT cho phản ứng catalase, indol âm tính; phản ứng oxidase
dương tính; các chủng ORT có khả năng phân giải đường fructose, galactose,
glucose, lactose, maltose; khơng có khả năng phân giải đường sucrose và chúng
có khả năng phân giải urê nhưng khơng có khả năng phân giải muối nitrate;
khơng có khả năng di động và vi khuẩn không phát triển trên môi trường thạch
nghiêng TSI (Soriano et al., 2002; Pan et al., 2012).
Các chủng O. rhinotracheale bị vơ hoạt hồn tồn bởi dung dịch 0.5% có
chứa formic and glyoxyl acid; và dung dịch 0.5% có chứa hợp chất của aldehyde-

9

download by :


based (20% glutaraldehyde) sau 15 phút. Các dung dịch hỗn hợp 0,5% này cũng
có thể vơ hoạt O. rhinotracheal in vitro trong 15 phút.
2.2.1.4. Cấu trúc kháng nguyên và Độc lực
Cho tới nay, chưa có bất kỳ phát hiện hay nghiên cứu nào về cấu trúc cho
thấy chúng có cấu trúc đặc trưng, hay có thành phần như các lơng pili, tua diềm,
plasmid hay các yếu tố độc lực được báo cáo.
+ Định Serotype và phân loại chủng
Sử dụng boiled extract antigens (BEAs) và kháng huyết thanh đơn trong
agar gel precipitation (AGP) và kit ELISA để định typ, 18 serotype (từ A tới R)

của O. rhinotracheale đã được định rõ. Serotype A là serotype phổ biến nhất
trong số các chủng phân lập từ gà (97%) và từ gà tây (61%) (95). Dường như có
sự tương quan về mối quan hệ giữa nguồn gốc địa lý của O. rhinotracheale phân
lập với các serotype của chúng. Serotype C có thể phân lập được chỉ từ gà và gà
tây ở Nam Mỹ và Mỹ. Không thấy các dấu hiệu đặc trưng của các serotype ở các
vật chủ.
+ Serotyping cua O.rhinotracheale bởi thử nghiệm AGP và sự khác
biệt của O.rhinotracheale với các vi khuẩn gram âm khác bằng phương
pháp ELISA
Hafez và Sting so sánh hiệu quả của việc sử dụng các kháng nguyên
tách chiết từ các chủng (heat-stable, proteinase K-stable và sodium dodecyl
sulfate) trong định type O. rhinotracheale bằng xét nghiệm AGP và ELISA.
Kết quả chỉ ra rằng với các xét nghiệm AGP với kháng nguyên các chủng
bằng heat-stable hay proteinase K-stable là phương pháp thích hợp cho định
typ. Với kỹ thuật ELISA, có nhiều phản ứng chéo trong thực hiện, làm giảm
độ chính xác khi định type.
Sử dụng một phương pháp thực nghiệm mới kết hợp sự suy giảm miễn
dịch và vận chuyển thụ động của hệ miễn dịch trong cùng một cơ thể, Schuijffel
và cs thấy rằng kháng thể trung gian gây miễn dịch ở gà là một thành phần quan
trọng trong việc bảo vệ giúp chúng chống lại O. rhinotracheale.
2.2.1.5. Gây bệnh
Các mầm bệnh khác nhau xuất hiện và tồn tại giữa các chủng
O. rhinotracheale phân lập. 3 chủng O. rhinotracheale phân lập từ các vùng

10

download by :


thuộc Nam Phi được tiêm cấy vào các túi khí của gà thịt 28 ngày tuổi cho thấy

các sự khác nhau về các hiện tượng viêm túi khí và viêm khớp. Ngoài ra, van
Veen và cộng sự phát hiện ra rằng các chủng vi khuẩn được phân lập từ Hà Lan
và Nam Phi có đặc tính gây bệnh nghiêm trọng hơn là các chủng được phân lập
từ gà thịt của Mỹ khi thí nghiệm.
Khả năng gây bệnh của 119 chủng được phân lập từ gà tây và gà thường
sử dụng thử nghiệm gây chết phôi để nghiên cứu. Nghiên cứu này cho thấy tiêm
khoảng 500 CFU O. rhinotracheale vào túi niệu của phôi gà 11 ngày tuổi, phân
tách giữa bên gây bệnh và bên không gây bệnh của O. rhinotracheale phân lập
được. Trên cơ sở tỷ lệ chết phơi, có thể chia ra các nhóm khơng gây bệnh có tỷ lệ
chết phơi từ 10 – 20%, nhóm gây bệnh có tỉ lệ chết phơi từ 21 – 60% và nhóm
chủng độc lực cao có tỷ lệ chết phơi > 60%.
Soriano và cộng sự thấy rằng in vitro có thể phân lập được O.
rhinotracheale bám trên các tế bào biểu mô khí quản của gia cầm.
2.2.1.6. Tính miễn dịch của ORT
Có rất ít thơng tin nói về tính sinh miễn dịch của O. rhinotracheale. Khả
năng của miễn dịch của chủ động được tạo ra khi tiêm vaccine vô hoặc xác định
ở các serotype cụ thể, cịn vaccine sống có thể tạo ra miễn dịch chéo giữa một vài
serotypes(Walters et al., 2014.)Miễn dịch thụ độngcó thể kéo dài từ 3-4 tuần do
các tháng thể từ mẹ.
2.2.1.7. Sức đề kháng
Các chủng ORT bị vơ hoạt hồn tồn bởi dung dịch 0,5% dung dịch chứa
formic và glyoxyl axit; dung dịch 0,5% có chứa hợp chất aldehyde-based (20%
glutaraldehyed) sau 15 phút. Các dung dịch hỗn hợp này cũng có thể vơ hoạt
Ornithobacterium rhinotracheale trong thời gian 15 phút ở trong điều kiện ống
nghiệm (Hafez et al., 2003).
Ornithobacterium rhinotracheale(ORT) có thể lan truyền theo chiều
ngang bằng cách tiếp xúc trực tiếp hoặc gián thông qua con đường khơng khí
hoặc nước uống. Do đó, các chuồng hở, sự thơng thống của chuồng ni tạo
điều kiện cho sự phát tán mầm bệnh trở nên dễ dàng hơn. ORT được tìm thấy
khi chúng tồn tại 1 ngày ở điều kiện 37°C, 6 ngày ở 22°C, 40 ngày ở 4°C và ít

nhất là 150 ngày ở âm 12°C (Lopes et al., 2002). Vi khuẩn ORT có thể tồn tại

11

download by :


lâu hơn ở ngồi mơi trường có nhiệt độ thấp khi con vật bị nhiễm bệnh, nhất
là về mùa đông. Tuy nhiên, nó khơng thể tồn tại ở điều kiện 42°C trong vòng
24 giờ.
2.3 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH ORT
2.3.1. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh Ornithobacterium là một bệnh nhiễm trùng của gà và gà tây gây ra
do vi khuẩn Ornithobacterium rhinotracheale (ORT). Mức độ nghiêm trọng của
bệnh phụ thuộc vào khả năng gây bệnh của các chủng vi khuẩn và các virus, vi
khuẩn kế phát , các vấn đề thơng gió, độ tuổi bị nhiễm bệnh và đặc biệt là thời
gian can thiệp chữa trị có kịp thời hay khơng cùng với đó là việc dùng thuốc
đúng và phù hợp…
Do Ornithobacterium rhinotracheale là một vi khuẩn Gram âm, hình que.
Trước năm 1994, vi khuẩn được đặt tên giống như là Pasteurella, Kingell
a hoặc Pleomorphic Gram Negative Rod ( PGNR ). Hiện nay các loại vi khuẩn t
hường được gọi là O. rhinotracheale có thể gây bệnh cấp tính ở gia cầm. O. rhin
otracheale đã được phân lập từ nhiều lồi như: gà, chim đa đa, vịt, ngỗng, mịng
biển, đà điểu, chim trĩ, chim bồ câu, chim cút và gà tây.
2.3.2. Dịch tễ học của bệnh
- Sự tác động và phân bố
Sau các ghi nhận bắt đầu từ năm 1994, số lượng các chủng
O. rhinotracheale được báo cáo và phát hiện rải rác khắp các quốc gia trên thế giới.
- Vật chủ tự nhiên và thí nghiệm
O. rhinotracheale được phân lập ở các quốc gia trên thế giới trên rất nhiều

đối tượng bao gồm gà, gà gô, vịt, gà tây, ngỗng, ngan, chim cút, bồ câu. Ở gà
thương phẩm, ở tất cả các lứa tuổi đều nhạy cảm với bệnh mặc dù các thể gây
bệnh thường gặp ở gà trưởng thành.
Nhiều ca bệnh của O. rhinotracheale thường được phát hiện gây bệnh
ghép với các nguyên nhân gây bệnh hô hấp khác như Escherichia col, Bordetella
avium, Newcastle virus, IB virus, metapneumovirus, Mycoplasma synoviae,
Chlamydophila psittaci và gần đây nhất là với chủng cúm H9N2 ở Trung Quốc.
Hầu hết các thí nghiệm nghiên cứu đều kết luận rằng, khi gây bệnh riêng lẻ, do

12

download by :


×