Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, vi khuẩn học và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số địa phương khu vực đồng bằng sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.4 MB, 72 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ MINH TÚ

NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ CHỈ TIÊU
LÂM SÀNG, VI KHUẨN HỌC VÀ THỬ NGHIỆM
ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM TỬ CUNG TRÊN ĐÀN LỢN
NÁI NGOẠI NUÔI TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG
KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Chuyên ngành:

Thú y

Mã số:

60 64 01 01

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Nguyễn Văn Thanh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
1. Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
trực tiếp của PGS. TS. Nguyễn Văn Thanh.


2. Mọi tham khảo trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên
cơng trình, thời gian, địa điểm công bố.
3. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian lận tơi xin
chịu hồn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Lê Minh Tú

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Hồn thành được cơng trình nghiên cứu này, trước tiên tơi xin bày tỏ lịng biết ơn
và kính trọng sâu sắc tới các thầy cô giáo trong bộ môn Ngoại sản, Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong q trình học
tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn và kính trọng tới PGS. TS Nguyễn Văn Thanh, người
thầy đã dành nhiều công sức và thời gian tận tình chỉ bảo giúp tơi trong suốt q trình
thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lời cám ơn tới sự giúp đỡ của tập thể cán bộ kỹ thuật cùng toàn thể
công nhân viên các trại lợn thuộc khu vực đồng bằng Sông Hồng
Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới các nhà khoa

học, các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi nâng cao
kiến thức, hồn thành bản luận văn này.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành
luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Lê Minh Tú

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ...................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ......................................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... vi
Danh mục bảng ................................................................................................................ vii
Danh mục hình ................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ ix
Thesis abstract ................................................................................................................... xi

Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu .............................................................................................. 3
2.1.

Một số đặc điểm về sinh lý của lợn nái ............................................................... 3

2.1.1.

Vai trò sinh sản của lợn nái ................................................................................. 3

2.1.2.

Sự thành thục về tính ........................................................................................... 3

2.1.3.

Một số yếu tố ảnh hưởng tới sự thành thục về tính ............................................. 4


2.1.4.

Chu kỳ sinh dục ................................................................................................... 5

2.1.5.

Sinh lý quá trình sinh đẻ .................................................................................... 11

2.2.

Bệnh viêm tử cung ở lợn nái (MESTRITIS) ..................................................... 15

2.2.1.

Nguyên nhân gây viêm tử cung......................................................................... 15

2.2.2.

Hậu quả của bệnh viêm tử cung ........................................................................ 16

2.2.3.

Triệu chứng của bệnh viêm tử cung .................................................................. 18

2.2.4.

Chẩn đoán viêm tử cung ở lợn nái .................................................................... 20

2.2.5.


Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở lợn nái sau đẻ ........ 21

2.2.6.

Biện pháp phòng bệnh viêm tử cung ở lợn nái.................................................. 22

2.3.

Tình hình nghiên cứu bệnh viêm tử cung ở lợn trên thế giới và ở việt nam ..... 23

2.3.1.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................................... 23

2.3.2.

Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ................................................................... 24

Phần 3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................ 26

iii

download by :


3.1.

Đối tượng và địa điểm nghiên cứu .................................................................... 26

3.2.


Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 26

3.2.1.

Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại sinh sản tại
một số khu vực đồng bằng Sông Hồng. ............................................................ 26

3.2.2.

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử
cung trên đàn lợn nái ngoại. .............................................................................. 26

3.2.3.

Xác định sự biến đổi của một số chỉ tiêu lâm sàng bao gồm: Thân nhiệt,
Dịch rỉ viêm (mầu sắc, mùi ), phản ứng đau, mức độ tiêu thụ thức ăn của
lợn nái mắc viêm tử cung. ................................................................................. 26

3.2.4.

Xác định sự biến đổi của một số vi khuẩn hiếu khí thường gặp trong dịch
viêm tử cung: ..................................................................................................... 26

3.2.5.

Thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung bằng một số phác đồ khác nhau
và theo dõi chỉ tiêu tỷ lệ khỏi, thời gian khỏi và khả năng sinh sản của
lợn nái sau khi khỏi bệnh................................................................................... 27


3.2.6.

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 8 năm 2017................ 27

3.3.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 27

3.4.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................. 28

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 29
4.1.

Kết quả khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại sinh
sản tại một sốkhu vực đồng bằng sông Hồng .................................................... 29

4.2.

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến bệnh viêm tử cung trên đàn
lợn nái ngoại ...................................................................................................... 31

4.2.1.

Ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ đến tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ......... 31

4.2.2.

Ảnh hưởng của lứa đẻ đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ........ 33


4.2.3.

Ảnh hưởng của việc can thiệp bằng tay đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung
ở đàn lợn nái ngoại ............................................................................................ 35

4.2.4.

Ảnh hưởng của số con sinh ra/ổ đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên
đàn lợn nái ngoại ............................................................................................... 37

4.2.5.

Ảnh hưởng của thời gian đẻ đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn
lợn nái ngoại ...................................................................................................... 39

4.2.6.

Ảnh hưởng của thời gian thích nghi đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên
đàn lợn nái ngoại ............................................................................................... 40

4.3.

Sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng khi lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ........ 43

iv

download by :



4.4.

Kết quả phân lập và giám định thành phần, tính mẫn cảm với một số
thuốc kháng sinh của các vi khuẩn phân lập được từ dịch đường sinh dục
lợn nái bình thường và bệnh lý.......................................................................... 44

4.4.1.

Kết quả phân lập và giám định thành phần vi khuẩn trong dịch đường
sinh dục lợn nái bình thường và bệnh lý ........................................................... 44

4.4.2.

Kết quả xác định tính mẫn cảm của các vi khuẩn phân lập được từ dịch
viêm đường sinh dục lợn nái với một số thuốc kháng sinh thông dụng............ 46

4.4.3.

ết quả xác định tính mẫn cảm của tập đồn vi khuẩn có trong dịch viêm
đường sinh dục lợn nái với một số thuốc kháng sinh thông dụng..................... 49

4.5.

Kết quả điều trị bệnh viêm tử cung ................................................................... 50

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ....................................................................................... 54
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 54


5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................... 55

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 56

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Anh

AFTA

: ASEAN Free Trade Area

FSH

: Follicle stimulating hormone

GSH

: Gonado Stimulin Hormone

HCG


: Human Chorionic Gonadotropin

LH

: Luteinizing hormone

MMA

: Hội chứng viêm tử cung – viêm vú - mất sữa

PMSG

: Pregnant Mare Serum Gonadotropin

Pg F2α
VTC

:

Prostaglandin F2α

: Viêm tử cung

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.


Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại tại một số trang trại thuộc
tỉnh khu vực đồng bằng Sông Hồng ......................................................................... 29

Bảng 4.2.

Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái theo các mùa trong năm .................. 31

Bảng 4.3.

Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở các lứa đẻ ............................................................... 33

Bảng 4.4.

Ảnh hưởng của việc can thiệp bằng tay đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên
đàn lợn nái ngoại ...................................................................................................... 35

Bảng 4.5.

Ảnh hưởng của số con sinh ra/ổ đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn
nái ngoại ................................................................................................................... 38

Bảng 4.6.

Ảnh hưởng của thời gian đẻ đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái
ngoại ......................................................................................................................... 39

Bảng 4.7.

Ảnh hưởng của thời gian thích nghi đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn

lợn nái ngoại ............................................................................................................. 41

Bảng 4.8.

Một số chỉ tiêu lâm sàng của lợn bình thường và lợn bị viêm tử cung............................ 43

Bảng 4.9.

Thành phần vi khuẩn có trong dịch âm đạo, tử cung lợn nái bình thường và
bệnh lý ...................................................................................................................... 45

Bảng 4.10. Kết quả xác định tính mẫn cảm của các vi khuẩn phân lập được từ dịch viêm
tử cung, âm đạo lợn nái với một số thuốc kháng sinh .............................................. 48
Bảng 4.11. Kết quả xác định tính mẫn cảm của tập đồn vi khuẩn có trong dịch viêm
đường sinh dục của lợn nái với một số thuốc kháng sinh thông dụng...................... 49
Bảng 4.12. Kết quả điều trị viêm tử cung và khả năng sinh sản của lợn nái sau khi khỏi
bệnh .......................................................................................................................... 51

vii

download by :


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1.

Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại tại một số trang trại thuộc
khu vực đồng bằng Sơng Hồng .................................................................... 30

Hình 4.2.


Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái theo các mùa trong năm ..... 32

Hình 4.3.

Ảnh hưởng của lứa đẻ đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở lợn nái ngoại .... 33

Hình 4.4.

Lợn nái đẻ lứa đầu bị viêm tử cung .............................................................. 34

Hình 4.5.

Ảnh hưởng của việc can thiệp bằng tay đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung
trên đàn lợn nái ngoại ................................................................................... 36

Hình 4.6.

Can thiệp bằng tay khi lợn nái đẻ ................................................................. 37

Hình 4.7.

Ảnh hưởng của số con sinh ra/ổ đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn
lợn nái ngoại ................................................................................................. 38

Hình 4.8.

Ảnh hưởng của thời gian đẻ đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn
nái ngoại ....................................................................................................... 39


Hình 4.9.

Ảnh hưởng của thời gian thích nghi đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên
đàn lợn nái ngoại .......................................................................................... 41

Hình 4.10. Lợn nái bị viêm tử cung có dịch rỉ viêm màu hồng nhạt ............................. 42
Hình 4.11. Lợn nái bị viêm tử cung có dịch rỉ viêm màu trắng lẫn hồng ...................... 42
Hình 4.12. Lợn nái bị viêm tử cung có dịch rỉ viêm tiết ra từ cơ quan sinh dục............ 44
Hình 4.13. Tỷ lệ thành phần vi khuẩn có trong dịch âm đạo, tử cung lợn nái bình
thường và bệnh lý ......................................................................................... 45
Hình 4.14. Hiệu quả các phác đồ điều trị ....................................................................... 52
Hình 4.15. Hiệu quả về thời gian của các phác đồ điều trị ............................................ 52

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lê Minh Tú
Tên luận văn: “Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, vi khuẩn học và thử
nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số dịa phương
khu vực đồng bằng sông Hồng ”
Ngành: Thú y
Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

Mã số: 60 64 01 01

Mục đích nghiên cứu
- Xác định được thực trạng mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại

một số địa phương khu vực đồng bằng sông Hồng.
- Xác định được một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái
ngoại nuôi tại một số địa phương thuộc khu vực đồng bằng Sông Hồng.
- Xác định được sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng và vi khuẩn học khi lợn nái
bị viêm tử cung.
- Đưa ra được phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái sinh sản.
Phương pháp nghiên cứu
- Xác định tỷ lệ lợn nái bị viêm tử cung bằng phương pháp điều tra, phỏng vấn
trực tiếp người chăn nuôi kết hợp với việc theo dõi, thăm khám trực tiếp.
- Xác định sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng của lợn nái mắc bệnh viêm tử
cung bằng phương pháp thường quy quan sát, đo đếm nhiều lần vào một thời điểm quy
định và lấy số bình quân.
- Xác định sự biến đổi của một số vi khuẩn hiếu khí thường gặp trong dịch viêm
tử cung bằng phương pháp phân lâp, giám định vi khuẩn.
- Xác định tính mẫn cảm với thuốc kháng sinh của một số vi khuẩn hiếu khí phân
lập được từ dịch viêm tử cung bằng phương pháp thử kháng sinh đồ.
- Thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung để tìm ra phác đồ điều
trị hữu hiệu nhất.
- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê sinh học.
Kết quả chính và kết luận
+ Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái nuôi tại một số địa phương thuộc
khu vực đồng bằng Sông Hồng là khá cao, trung bình chiếm 26,27%, dao động từ
25,57% đến 35,39%.

ix

download by :


+ Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ở các mùa là khác nhau, mùa hè

có tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung cao nhất trong năm (34,52%), sau đó lần lượt là mùa
xuân (33,40%), mùa đông (28,27%) và thấp nhất là mùa thu (26,97%).
+ Các yếu tố làm tăng tỷ lệ viêm tử cung ở lợn nái đó là: Lứa đẻ 1 và >5, can
thiệp bằng tay, đẻ ≥ 12 con, thời gian đẻ lâu hơn 4h, thời gian thích nghi tại chuồng đẻ <
10 ngày.
+ Khi lợn mắc bệnh viêm tử cung, các chỉ tiêu lâm sàng thay đổi rõ rệt, thân
nhiệt tăng lên ( >390C), lợn nái mệt mỏi, chán ăn, thậm chí bỏ ăn, có dịch chảy ra ở âm
hộ, dịch có màu trắng xám, hồng hoặc màu rỉ sắt và có mùi hôi thối.
+ Trong dịch tử cung âm đạo lợn khoẻ mạnh sau đẻ 24 – 48 giờ giờ 75,00% số
mẫu bệnh phẩm phát hiện thấy E.coli Spp và Staphylococcus Spp; 66,67% có
Salmonella Spp, và 83,33% có Streptococcus Spp, khi tử cung bị viêm, 100% các mẫu
bệnh phẩm đều xuất hiện các vi khuẩn kể trên.
+ Những vi khuẩn phân lập được từ dịch viêm tử cung của lợn nái có tỷ lệ mẫn
cảm với thuốc kháng sinh khơng cao. Trong đó những thuốc có độ mẫn cảm cao nhất là
Cephachlor, Norfloxacin, Amoxycillin,và Neomycin.
+ Khi lợn nái mắc bệnh viêm tử cung dùng Ovoprost có chứa một trong những
dẫn xuất của PGF2α tiêm dưới da 2ml (25mg), tiêm 1 lần; thụt vào tử cung 300ml dung
dịch Lugol 0,1%, dùng Cefachlor 5mg/kg thể trọng pha với 100ml nước cất bơm vào tử
cung ngày một lần, kết hợp trợ sức, trợ lực toàn thân bằng ADE, B. complex cho kết quả
điều trị cao.

x

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Le Minh Tu
Thesis title: Study on the change of clinical criteries, bacteriological and experimental
treatment of meritis in exotic sows raised in several areas of Red river delta.

Major: Veterinary Medicine

Code: 60 64 01 01

Education organization: Viet Nam National University of Agriculture (VNUA)
Research purposes
- Identify the status of metritis in exotic sows in several areas of Red river delta.
- Identify the factors that affect the metritis prevelances of exotic sows in
different areas of Red river delta.
- Identify the clinical and bacteriological variants of the sows infected with metritis.
- Introduce treatment methods for metritis of reproductive sows.
Research Methods
- Determine the prevalances of metritis in sows by surveys, interviews with
farmer and direct examination.
- Determine the clinical parameters of sows infected with metritis by routine
examinations at a given time to measure and calculate their average values.
- Determine the variability of some common aerobic bacteria in uterine fluids of
sows by applying the standard methods of bacterial isolation and determination.
- Determine the antibiotic susceptibility of aerobic bacteria isolated from uterine
fluids by applying the standard antibiotic test methods.
- Experiment some different treatment methods for uterine inflammation to
identify the effective treatment regimens.
- Process the data by the standard biostatistical methods.
Main results and conclusions
+ The prevalences of metritis in exsotic sows in the Red river delta were quite
high, 26.27% on average and ranged from 25.57% to 35.39%.
+ The prevalences of metritis in the sows were various among seasons, with the
highest value was observed in summer (34.52%), followed by thoes of spring (33.40 %)
and winter (28.27%), while the lowest value was in autum (26.97%).
+ The factors that increase metritis incidences in sows were identified as: litters

(the first litter and the litters after 5th), manual intervention, number of piglets per one
laying time (> 12 piglets), delivery time (> 4 hours), adaptation time (<10 days).

xi

download by :


+ The clinical parameters changed markedly when sows were affected with
metritis, body temperature increased (> 390C), fatigue, loss of appetite or even food
abandon, outflow of fluid in vulvas and the fluid colors were gray, pink or rusty with
fishy smell.
+ In vaginas of sows with healthy delivery, at 24-48 hours postpartum, 75.00%
of specimens had E.coli spp and Staphylococcus spp, 66.67% had Salmonella spp and
83.33% had Streptococcus spp, while 100% of the specimens had the above-mentioned
bacteria when the uteri were infected.
+ The bacteria isolated from sows affected with metritis had low rates of
susceptibility to antibiotics. The drugs of high sensitivity were Cephachlor, Norfloxacin,
Amoxycillin and Neomycin.
+ In the treatment of sows infected with metritis, the use of Ovoprost by 2 ml
subcutaneous injection (2mg), the indenture of 300ml Lugol 0.1% solution and
Cefachlor at dose of 5mg / kg body weight by mixing with 100ml of distilled water and
injected into uterus once a day in the combination with full body support by applying
ADE, B. complex yielded the highest treatment results.

xii

download by :



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chăn nuôi lợn đã trở thành một tập quán lâu đời của người nông dân Việt
Nam và đang chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Từ bao đời
nay, con lợn ln giữ vị trí hàng đầu về tỷ trọng giá trị vật nuôi. Với chức năng
vừa là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho người tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu, và là nguồn cung cấp phân bón, tạo điều kiện cho ngành trồng trọt
phát triển, chăn ni lợn đã góp phần quan trọng trong việc tăng thu nhập cải
thiện và nâng cao đời sống của người nông dân.
Trong những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt lợn ở trong
nước và xuất khẩu, xu thế chăn nuôi lợn quy mô công nghiệp ở nước ta ngày
càng gia tăng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là trong bối cảnh Việt
Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới khi hiệp định AFTA…có
hiệu lực.
Cùng với việc phát triển chăn nuôi lợn thịt, chăn nuôi lợn nái sinh sản
cũng không ngừng tăng trưởng, đặc biệt nhiều trang trại đã nuôi hàng trăm lợn
nái ngoại để sản xuất con giống, đây thực sự là một cuộc cách mạng về giống lợn
ở nước ta, góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu
quả của chăn nuôi lợn trong những năm vừa qua.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ và sự chuyển đổi phương thức
chăn ni, tình hình dịch bệnh trên đàn lợn cũng diễn biến hết sức phức tạp và
không ngừng gia tăng, một số bệnh truyền nhiễm, nội khoa, ngoại khoa và đặc
biệt là các bệnh về sinh sản trong đó phải kể đến bệnh viêm tử cung, bệnh viêm
tử cung đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của lợn nái, làm giảm
số lứa đẻ trong năm thậm chí có thể làm mất khả năng sinh sản của lợn nái.
Khơng những thế, bệnh cịn là ngun nhân làm cho tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở
các đàn lợn con trong giai đoạn bú sữa mẹ tăng cao do số lượng và chất lượng
của sữa mẹ bị ảnh hưởng.
Những vấn đề nêu trên cho thấy việc nghiên cứu bệnh viêm tử cung ở lợn
nái ngoại trên các khía cạnh khác nhau nhằm tìm ra phương pháp chẩn đốn, phát

hiện và đưa ra biện pháp phòng trị bệnh một cách hiệu quả là việc làm cần thiết.
Với mục đích góp phần nâng cao năng suất sinh sản của đàn lợn nái ngoại

1

download by :


đồng thời bổ sung vào các tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực sinh sản của giống lợn
ngoại hướng nạc chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sự biến đổi
một số chỉ tiêu lâm sàng, vi khuẩn học và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử
cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số địa phương khu vực đồng bằng
sông Hồng” .
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định được thực trạng mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại
nuôi tại nuôi tại một số dịa phương khu vực đồng bằng sông Hồng.
- Xác định được một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung.
- Xác định được sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng,vi khuẩn học khi lợn
nái bị viêm tử cung.
- Đưa ra được phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái sinh sản.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Bổ sung thêm những thông tin và minh chứng xác thực về thực trạng,
một số yếu tố ảnh hưởng bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại khu
vực đồng bằng Sông Hồng.
- Làm sáng tỏ sự biến đổi về một số chỉ tiêu lâm sàng, vi khuẩn khi lợn
nái mẹ bị viêm tử cung.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho việc đề ra biện pháp
chẩn đoán, phát hiện cũng như phòng và trị bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái
ngoại, giảm thiểu tác hại do bệnh gây ra, góp phần nâng cao năng suất sinh sản
của đàn lợn nái ngoại từ đó tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.


2

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ SINH LÝ CỦA LỢN NÁI
2.1.1. Vai trò sinh sản của lợn nái
Sinh sản là một trong những thuộc tính đặc trưng nhất của cơ thể sống, nó
đảm bảo tính tồn tại của lồi. Ở gia súc q trình sinh sản không những là sự
truyền thông tin di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác mà còn liên quan đến sự
điều chỉnh nội tiết, đến các quá trình diễn ra trong cơ thể. Hình thức sinh sản
trong cơ thể sống là sinh sản hữu tính có ưu thế lai sinh học, nó tạo nên khả năng
tái tổ hợp vật chất di truyền, hình thành các biến dị tổ hợp, nâng cao sức sống.
Chính nhờ sinh sản hữu tính mà công việc chọn giống, lai giống nhanh hơn và
hiệu quả.
Đối với lợn khả năng nhân giống và chọn giống có nhiều thuận lợi hơn
các gia súc khác ở chỗ lợn là loại động vật đa thai, sinh nhiều con. Mỗi năm mỗi
lợn nái có thể truyền thơng tin di truyền cho khoảng 20 – 25 lợn con. Trong một
đời lợn nái có thể truyền thơng tin di truyền cho khoảng 120 – 140 lợn con. Sinh
sản có chức năng quan trọng là mang ý nghĩa tái sản xuất ra sản phẩm phục vụ
lợi ích con người. Vì vậy mà con người ln quan tâm nghiên cứu trên mọi khía
cạnh của q trình sinh sản ở vật ni nhằm tác động vào một khâu nào đó của
q trình sinh sản với mục đích làm thế nào để khai thác được tối đa khả năng
sinh sản của vật nuôi tạo ra sản phẩm có chất lượng cao phục vụ lợi ích của con
người. Vì thế nâng cao năng suất sinh sản của gia súc (lợn nái) đồng nghĩa với
việc mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
2.1.2. Sự thành thục về tính
Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002) một cá thể được coi là thành thục về

tính nếu như bộ máy sinh dục đã căn bản hoàn thiện dưới tác dụng của thần kinh
thể dịch con vật đã có phản xạ sinh dục. Đối với con cái thì buồng trứng đã có
nỗn bào chín, có trứng rụng và có khả năng thụ tinh, tử cung con cái cũng có biến
đổi phù hợp cho việc mang thai và sinh đẻ. Những dấu hiệu ấy đầu tiên xuất hiện ở
tuổi như vậy gọi là tuổi thành thục tính. Sự thành thục về tính của gia súc được đặc
trưng bởi hàng loạt những thay đổi bên trong lẫn bên ngoài cơ thể, đặc biệt là sự
thay đổi bên trong cơ quan sinh dục. Cùng với sự biến đổi bên trong cơ quan sinh
dục là sự biến đổi bên ngồi mang tính chất quy luật, nó đặc trưng cho từng lồi

3

download by :


gia súc. Sự thành thục về tính có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình sinh sản, gia súc
chỉ có thể bước vào giai đoạn sinh sản khi đã có sự thành thục về tính.
2.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới sự thành thục về tính
Tùy theo gia súc khác nhau mà có sự thành thục về tính khác nhau. Tuy
nhiên, thành thục về tính sớm hay muộn phụ thuộc vào giống, tính biệt và điều
kiện ngoại cảnh cũng như chế độ chăm sóc ni dưỡng.
+ Giống:
Tuổi thành thục về tính phụ thuộc vào từng giống khác nhau. Theo Phạm
Hữu Doanh (1995), tuổi thành thục về tính của lợn ngoại và lợn lai muộn hơn lợn
nội thuần chủng (Ỉ, Móng cái, Mường Khương…). Các giống lợn nội này thường
có tuổi thành thục vào lúc 4 – 5 tháng tuổi (121 – 158 ngày), còn các giống lợn
ngoại là 6 – 8 tháng tuổi, lợn lai F1 (ngoại x nội) thường động dục lần đầu lúc 6
tháng tuổi.
+ Điều kiện ni dưỡng:
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính của
lợn nái. Dinh dưỡng thiếu làm tác động lên tuyến yên, tác động đến sự tiết kích

dục tố sinh dục, từ đó làm chậm q trình phát triển về tính của gia súc. Ngược
lại dinh dưỡng quá thừa cũng làm chậm lại sự thành thục về tính đó là do sự tích
lũy về mỡ xung quanh buồng trứng và cơ quan sinh dục, làm giảm các chức năng
bình thường của chúng. Cho nên, một chế độ nuôi dưỡng với khẩu phần ăn hợp
lý có một ý nghĩa lớn đối với sự thành thục về tính của gia súc và hiệu quả kinh
tế trong chăn nuôi.
+ Điều kiện nuôi nhốt và ngoại cảnh:
Mật độ ni nhốt đơng, trên một diện tích nhỏ trong một thời gian kéo dài
sẽ làm kéo dài tuổi động dục. Mật độ ni nhốt thích hợp đối với lợn nái hậu bị
là 2m2/nái, không nuôi nhốt quá 10 nái/ô chuồng vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến
quá trình theo dõi, phát hiện động dục, mặt khác mật độ nuôi nhốt q dày làm
ảnh hưởng đến tiểu khí hậu chuồng ni, hàm lượng khí NH3, H2S cao, ảnh
hưởng đến sức khỏe lợn. Lợn khơng có thời gian nghỉ ngơi vì sự đụng chạm do
mật độ nuôi nhốt quá dày. Tất cả những yếu tố trên làm lợn bị stress, căng thẳng
dẫn đến làm chậm thời gian thành thục về tính.
Sự kích thích của con đực có ảnh hưởng tới sự thành thục của con cái. Lợn
cái hậu bị được nuôi nhốt hoặc thả nếu được tiếp xúc với lợn đực thường xuyên

4

download by :


thì chúng sẽ thành thục ở tuổi sớm hơn so với những lợn cái hậu bị không được
tiếp xúc với lợn đực. Theo Paul Hughes and Jame Tilton (1996), nếu cho lợn cái
hậu bị tiếp xúc với lợn đực 2 lần/ngày với thời gian 15 – 20 phút thì 83% lợn cái
(ngồi 90 Kg) động dục lúc 165 ngày tuổi.
Khí hậu và nhiệt độ cũng ảnh hưởng tới tuổi thành thục về tính của gia súc.
Những giống lợn ni ở vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thường thành thục về
tính sớm hơn những giống lợn ni ở vùng có khí hậu ơn đới và hàn đới.

Một vấn đề cần lưu ý là tuổi thành thục về tính thường sớm hơn tuổi thành
thục về thể vóc. Vì vậy, để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của
lợn mẹ và đảm bảo những phẩm chất giống của thế hệ sau, nên cho gia súc phối
giống khi đã đạt một khối lượng nhất định tùy theo giống.
2.1.4. Chu kỳ sinh dục
+ Khái niệm: Chu kỳ tính là một q trình sinh lý phức tạp sau khi
tồn bộ cơ thể đã phát triển hoàn hảo, cơ quan sinh dục khơng có bào thai và
khơng có hiện tượng bệnh lý thì ở bên trong buồng trứng có q trình nỗn
bao thành thục, trứng chín và thải trứng. Mỗi lần xuất hiện trạng thái rụng
trứng thì tồn bộ cơ thể nói chung, đặc biệt nhất là cơ quan sinh dục phát sinh
hàng loạt biến đổi về hình thái cấu tạo và chức năng sinh lý. Song song với
hiện tượng rụng trứng, tất cả biến đổi đó được xảy ra lặp đi lặp lại có tính chất
chu kỳ cho nên gọi là chu kỳ tính. Chu kỳ sinh dục của gia súc là một hiện
tượng sinh học có quy luật, nó tạo ra hàng loạt điều kiện cần thiết để tiến hành
giao phối, thụ tinh và phát triển bào thai. Thời gian của một chu kỳ tính ngắn
và được tính từ lần thải trứng trước đến lần thải trứng sau, ở lợn chu sinh dục
giao động từ 17 - 24 ngày, trung bình là 21 ngày.
+ Những yếu tố ảnh hưởng tới chu kì sinh dục
- Yếu tố ngoại cảnh
Những điều kiện ngoại cảnh như khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng, mùa vụ, thức
ăn ... đều ảnh hưởng rõ rệt đến chu kỳ sinh dục của cơ thể gia súc cái nói chung
và lợn cái nói riêng. Vì vậy, ở nhiều loại động vật xuất hiện trạng thái sinh sản
theo mùa nhất định, và chỉ trong mùa vụ đó thì những đặc điểm của chu kỳ sinh
dục mới thể hiện đầy đủ hoàn toàn. Ngựa xuất hiện chu kỳ sinh dục chủ yếu vào
mùa xuân, mùa thu. Trâu bò và lợn chu kỳ sinh dục trong suốt cả năm, nhưng
thường khi khí hậu ấm áp thì nó xuất hiện rõ ràng và đầy đủ các đặc điểm hơn so

5

download by :



với trong điều kiện khí hậu lạnh. Trường hợp quá giá lạnh thì chu kỳ sinh dục có
thể ngừng lại hồn tồn. Mặt khác, điều kiện về chế độ ni dưỡng, chăm sóc
quản lý, mức độ làm việc và khai thác, tình trạng sức khỏe hay một số trạng thái
bệnh lý của cơ thể nói chung và cơ quan sinh dục nói riêng đều ảnh hưởng nhiều
đến chu kỳ tính của gia súc cái.
- Yếu tố thần kinh – thể dịch
Quy luật và đặc điểm của chu kỳ sinh dục chịu sự điều khiển của hệ thần
kinh trung ương và thể dịch. Tất cả các kích thích bên ngồi và trong cơ thể
như: Khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng, chế độ ni dưỡng, quản lý, tác động xoa
bóp, mùi của con đực, tình trạng cơ quan sinh dục và các bộ phận khác của cơ
thể đều ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ tính một cách phản xạ theo phương thức
thần kinh - thể dịch.
Tất cả những kích thích đó được cơ quan cảm nhận như tai, mắt, mũi, da,
lưỡi... thu nhận, từ đó tác động lên hệ thống thần kinh trung ương và thông qua
sự điều tiết của tuyến yên để điều chỉnh quá trình sinh dục. Bởi vì giữa vùng
Hypothalamus và tuyến yên có mối quan hệ mật thiết với nhau, khu vực đó có
nhiều mạch quản và thần kinh. Nếu thần kinh đi vào Hypothalamus bị tổn thương
hay đường truyền xuống tuyến yên bị cắt đứt thì sự phân tiết hocmon kích thích
sinh dục của tuyến yên cũng đồng thời giảm theo. Sự điều chỉnh của chu kỳ tính
khơng những được thực hiện tn theo phương thức phản xạ khơng điều kiện, mà
cịn có thể thực hiện thơng qua sự liên hệ phản xạ có điều kiện. Những chu kỳ
sinh dục lần sau (nhất là đối với gia súc sinh sản theo mùa vụ) đã chứng tỏ sự
tổng hợp hàng loạt phản xạ không điều kiện và có điều kiện của cơ thể đối với
mơi trường sống. Ngồi ra, hệ thần kinh thực vật cũng có tác động đến chu kỳ
sinh dục. Khi thần kinh giao cảm hưng phấn thì sẽ ức chế chu kỳ sinh dục. Cịn
khi thần kinh phó giao cảm hưng phấn thì lại kích thích chu kỳ sinh dục.
Cùng với yếu tố thần kinh, hocmon của tuyến yên là một điều kiện quan
trọng và cần thiết để làm xuất hiện, điều chỉnh hoạt động của quá trình sinh dục.

Những năm sau này người ta đã xác định: Tuyến yên không hoạt động độc
lập, mà nó được điều khiển bởi vùng dưới đồi và thần kinh trung ương.
Tuyến yên có tác dụng trực tiếp lên cơ quan sinh dục cái. Nếu cắt bỏ tuyến
yên, nỗn bao khơng phát triển, tế bào trứng khơng rụng, thể vàng khơng hình
thành, buồng trứng bị teo và các kích tố của buồng trứng cũng khơng được hình

6

download by :


thành. Ngoài ra các bộ phận như ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo, tuyến sữa cũng
bị thối hóa dần. Trường hợp nếu cắt tuyến yên khi gia súc còn nhỏ thì tất cả cơ
quan sinh dục hồn tồn khơng được phát triển.
Mặt khác tuyến n cịn có nhiều tác dụng đến cơ thể nói chung như ảnh
hưởng đến quá trình trao đổi chất, đến sự sinh trưởng... Từ đó có ảnh hưởng lớn
tới q trình sinh dục, có thế gây ra tình trạng hoạt động sinh dục khơng đều, yếu
ớt hay ngừng hẳn.
Hormone điều chỉnh chu kỳ sinh dục được tiết ra từ thùy trước, thùy sau
tuyến yên và từ buồng trứng.
+ Thùy trước tuyến yên tiết ra Follicle stimulating hormone (FSH) có tác
dụng thúc đẩy nỗn bao phát triển, trưởng thành và chín trong buồng trứng.
Luteinizing hormone (LH) có tác dụng thúc đẩy q trình rụng trứng và hình
thành thể vàng trong buồng trứng. FSH và LH có tác dụng tương hỗ và hợp đồng
lẫn nhau, vì vậy người ta đã dùng huyết thanh ngựa chửa (PMSG – Pregnant
Mare Serum Gonadotropin) hoặc kích tố trong nước tiểu phụ nữ có thai (HCG –
Human Chorionic Gonadotropin) để kích thích gia súc cái động dục, nâng cao
khả năng sinh sản. Prolactin (Luteo tropin hormone) có tác dụng kích thích tuyến
vú phát triển hồn tồn và tiết sữa. Ngồi ra, nó cịn có tác dụng trong thời kỳ
đầu có thai, làm tồn tại thể vàng trong buồng trứng. Một số ý kiến cho rằng sự

tiết ra Prolactin ở tuyến yên thực hiện được nhờ tác dụng của những kích thích
thần kinh của vùng dưới đồi thị và các phản xạ có điều kiện ở tử cung đã có thai.
Ngược lại, nếu tử cung khơng có bào thai thì tuyến n sẽ không tiết ra Prolactin.
+ Thùy sau tuyến yên tiết ra Oxytoxin có tác dụng đặc biệt là kích thích sự
co bóp của cổ tử cung, có thể tăng cường sự co bóp cơ tuyến sữa, cơ trơn bàng
quang và cơ trơn ruột. Oxytoxin không chỉ được sản sinh ra và có tác dụng trong
thời gian sinh đẻ, mà nó cịn kích thích những phản xạ khác nhau trong thời gian
giao phối như tăng cường sự co bóp của đường sinh dục, đặc biệt nhất là kích
thích sự chuyển động của tinh trùng. Thời gian đầu thì Oxytoxin và Progesteron
ở trong máu không hoạt động.
+ Buồng trứng tiết ra các loại hocmon Folliculin, Progesterone và
Relacxin. Folliculin (Oestrogen - noãn bào tố) được hình thành từ nỗn bào, là
hocmon chủ yếu của gia súc cái. Folliculin có tác dụng kích thích cơ quan sinh
dục cái phát triển, làm cho tử cung tăng sinh, niêm mạc tử cung dày lên hình

7

download by :


thành nhiều mạch máu, các tuyến tử cung, âm đạo phát triển và tăng tiết dịch.
Ngồi ra, nó cịn kích thích các tế bào tuyến vú, các ống dẫn sữa phát triển. Vì
vậy, trong thực tiễn người ta áp dụng hormone tự nhiên hay tổng hợp như
Oestradiolum, Dipropionicum, Sinestrolum... để kích thích làm tăng cường co
bóp tử cung, nhất là để kích thích gia súc cái tăng cường các phản xạ sinh dục
thứ hai, biểu hiện trạng thái động dục. Hoàng thể tố hay trợ thai tố Progesterone.
Progesterone do thể vàng của buồng trứng tiết ra nhưng khi chưa hình thành thể
vàng thì do những tế bào hạt. Progesterone có tác dụng kích thích tăng cường
q trình tăng sinh niêm mạc tử cung và tăng tiết dịch các tuyến tử cung, làm
xuất hiện hàng loạt biến đổi trong cơ quan sinh dục, tạo điều kiện thuận lợi cho

hợp tử làm tổ và ni dưỡng thai. Mặt khác, Progesterone cịn có tác dụng ngăn
chặn tử cung co bóp, ức chế nỗn bao phát triển, ức chế tuyến yên tiết ra LH. Vì
vậy trong thực tế, người ta ứng dụng Progesterone để kích thích tuyến sữa và
chống hiện tượng sẩy thai. Relaxin được hình thành từ thể vàng của buồng trứng,
nó có tính chất đặc biệt là làm giảm tính trương lực của các dây chằng vùng
xoang chậu, rất quan trọng trong quá trình sinh đẻ được bình thường.
+ Các giai đoạn của chu kỳ tính:
- Giai đoạn trước động dục
Đây là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ tính, kéo dài 1 – 2 ngày. Trong giai
đoạn này cơ quan sinh dục hoạt động ở mức độ cao, bộ phận sinh dục ngồi có
những thay đổi. Âm hộ mọng dần lên và sưng to, màu đỏ tươi do các vi ti huyết
quản ở đây giãn rộng và cường độ trao đổi chất trong máu mạnh hơn gây hiện tượng
xung huyết, thành âm đạo xung huyết có dịch nhầy. Những thay đổi của cơ quan
sinh dục ngoài là do những thay đổi xảy ra bên trong. Buồng trứng có một số nỗn
bao phát triển từ đường kính 4 mm lên đến 8 - 12 mm và một số thối hóa đi. Các tế
bào vách ống dẫn trứng tăng cường sinh trưởng, số lượng lông nhung tăng,
đường sinh dục bắt đầu xung huyết nhanh, hệ thống tuyến, âm đạo tăng tiết dịch
nhày, niêm dịch ở cổ tử cung tiết ra làm cổ tử cung hé mở. Các nỗn bao chín, tế
bào trứng tách khỏi nỗn bao. Tử cung co bóp mạnh, cổ tử cung mở ra, niêm dịch
chảy nhiều. Con vật bắt đầu xuất hiện tính dục, âm hộ sưng lên, hơi mở và có
màu hồng tươi, cuối giai đoạn có dịch nhờn chảy ra. Do hàm lượng Progesterone
giảm xuống đột ngột nên con vật giảm ăn, hay kêu rống, thích nhảy lên lưng con
khác nhưng không cho con khác nhảy lên lưng mình.

8

download by :


- Giai đoạn động dục

Theo Phùng Thị Vân và cs. (2000) giai đoạn động dục là giai đoạn tiếp theo
và thường kéo dài 2 – 3 ngày, tính từ khi tế bào trứng tách khỏi noãn bao. Giai đoạn
này các biến đổi của cơ quan sinh dục rõ rệt nhất, niêm mạc âm hộ xung huyết, phù
thũng và chuyển sang màu mận chín. Niêm dịch từ âm đạo chảy ra nhiều và keo đặc
hơn, nhiệt độ âm đạo tăng từ 0,3 oC – 0,7 oC, pH hạ hơn trước. Con vật biểu hiện
hưng phấn cao độ, đứng ngồi không yên, kêu rống trong trạng thái ngẩn ngơ, thích
nhảy lên lưng con khác hoặc để con khác nhảy lên lưng mình. Ở giai đoạn này lợn
thích gần đực, khi gần đực thì ln đứng ở tư thế sẵn sàng chịu đực, đuôi cong lên
và lệch sang một bên, hai chân sau dạng ra và hơi khụy xuống sẵn sàng chịu đực.
Nếu ở giai đoạn này, tế bào trứng gặp tinh trùng và sảy ra quá trình thụ
tinh tạo hợp tử thì chu kỳ sinh dục ngừng lại, gia súc cái ở vào giai đoạn có thai,
đến khi đẻ xong một thời gian nhất định tùy lồi gia súc thì chu kỳ sinh dục mới
lại bắt đầu. Nếu không xảy ra quá trình trên thì con cái sẽ chuyển sang giai đoạn
tiếp theo của chu kỳ tính.
- Giai đoạn sau động dục
Giai đoạn này ở lợn kéo dài khoảng 2 ngày, toàn bộ cơ thể nói chung và
cơ quan sinh dục nói riêng của gia súc dần trở lại trạng thái sinh lý bình thường.
Trên buồng trứng đã có thể vàng, thể vàng dần dần phát triển đường kính lên tới
7 – 8 mm và bắt đầu tiết Progesterone. Progesterone tác động lên vùng dưới đồi
theo cơ chế điều hòa ngược làm giảm tiết Oestrogen, từ đó làm giảm tính hưng
phấn thần kinh, con vật dần chuyển sang trạng thái yên tĩnh, chịu khó ăn uống
hơn, niêm mạc tồn bộ đường sinh dục ngừng tăng sinh, các tuyến ở cơ quan sinh
dục ngừng tiết dịch, cổ tử cung đóng lại.
- Giai đoạn nghỉ ngơi
Giai đoạn này kéo dài 10 – 12 ngày, bắt đầu từ ngày thứ 4 sau khi trứng
rụng mà không được thụ tinh và kết thúc khi thể vàng tiêu hủy. Đây là giai đoạn
con vật hoàn toàn yên tĩnh, cơ quan sinh dục trở lại trạng thái sinh lý bình
thường, trên buồng trứng thể vàng bắt đầu teo đi, noãn bao bắt đầu phát dục, lớn
dần lên nhưng chưa nổi rõ trên bề mặt buồng trứng. Toàn bộ cơ quan sinh dục
dần xuất hiện những biến đổi chuẩn bị cho chu kỳ sinh dục tiếp theo.

Trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, nắm được chu kỳ tính và các giai đoạn
của quá trình động dục sẽ giúp cho người chăn ni có chế độ ni dưỡng, chăm

9

download by :


sóc cho phù hợp và phối giống kịp thời, đúng thời điểm, từ đó góp phần nâng cao
năng suất sinh sản của lợn nái.
+ Cơ chế động dục:
Chu kỳ động dục của lợn cái được điều khiển bởi hai yếu tố thần kinh và
thể dịch. Khi các nhân tố ngoại cảnh như: Ánh sáng, nhiệt độ, mùi con đực...tác
động kích thích vùng dưới đồi (Hypothalamus) giải phóng ra các yếu tố tác động
lên tuyến yên, kích thích thùy trước tuyến yên tiết FSH (Follicule Stimulating
Hormone) và LH (Luteinizing Hormone). FSH khích thích nỗn bao phát triển,
đồng thời cùng với LH làm cho nỗn bao thành thục, chín. Khi hàm lượng
hormone này trong máu đạt 64 – 112mg sẽ kích thích con vật có những biểu hiện
động dục. Đồng thời dưới tác động của Oestrogen làm cơ quan sinh dục biến đổi:
Cổ tử cung hé mở, âm hộ, âm đạo sung huyết, tiết niêm dịch, sừng tử cung và
ống dẫn trứng tăng sinh tạo điều kiện cho sự làm tổ của hợp tử sau này. Cuối chu
kỳ động dục thì Oestrogen lại kích thích tuyến yên tiết ra LH và giảm tiết FSH,
khi lượng LH/FSH đạt tỷ lệ 3/1 thì sẽ kích thích cho trứng chín và rụng. Sau khi
trứng rụng thể vàng được hình thành ở nơi nỗn bao vỡ ra, thể vàng tiết
Progesterone giúp cho quá trình chuẩn bị tiếp nhận hợp tử ở sừng tử cung, đồng
thời ức chế tiết GSH (Gonado Stimulin Hormone) của tuyến yên làm cho bao
nỗn trong buồng trứng khơng phát triển được và kết thúc một chu kỳ động dục.
+ Thời điểm phối giống thích hợp:
Thời gian tinh trùng lợn đực sống trong tử cung lợn cái khoảng 45 – 48
giờ, trong khi thời gian trứng của lợn cái tồn tại và thụ tinh có hiệu quả là rất

ngắn cho nên phải phối giống đúng lúc. Thời điểm phối giống thích hợp nhất là
vào giữa giai đoạn chịu đực.
Đối với lợn nái ngoại, lợn lai thời điểm phối giống tốt nhất là sau khi có
hiện tượng chịu đực 6 – 8 giờ, hoặc cho phối giống vào cuối ngày thứ 3 và sáng
ngày thứ 4 kể từ lúc bắt đầu động dục.
Đối với lợn nái nội thời điểm phối giống sớm hơn lợn nái ngoại và lợn lai
1 ngày, tức là vào cuối ngày thứ 2 và sáng ngày thứ 3.
Khi thực hiện thụ tinh nhân tạo, nếu thấy lợn nái chịu đực buổi sớm thì
phối vào buổi chiều, nếu có biểu hiện chịu đực vào buổi chiều thì sáng sớm hơm
sau phối. Thường phối hai lần (phối lặp) ở giai đoạn chịu đực “chặn đầu khóa
đi” của thời kỳ rụng trứng.

10

download by :


2.1.5. Sinh lý quá trình sinh đẻ
Theo Nguyễn Văn Thanh và cs. (2016), gia súc cái mang thai trong một
thời gian nhất định tùy từng loài gia súc, khi bào thai phát triển đầy đủ, dưới tác
động của hệ thống thần kinh – thể dịch, con mẹ sẽ xuất hiện những cơn rặn để đẩy
bào thai, nhau thai và các sản phẩm trung gian ra ngồi, q trình này gọi là quá
trình sinh đẻ.
+ Thời gian đẻ của lợn nái:
Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002) thời gian đẻ của gia súc được tính từ
khi cổ tử cung mở hồn toàn cho đến khi số lượng bào thai ra hết khỏi cơ thể mẹ.
Thời gian đẻ bình thường của lợn là 2 – 6 giờ.
+ Những biểu hiện của cơ thể mẹ trong thời gian gần sinh đẻ
Khi gần đẻ con cái có các biểu hiện: Trước đẻ 1 – 2 tuần, nút niêm dịch ở cổ
tử cung, dịch đường sinh dục lỏng, sánh dính và chảy ra ngồi. Trước khi đẻ 1 – 2

ngày, cơ quan sinh dục bên ngồi bắt đầu có những thay đổi: Âm mơn phù to, nhão
ra và sung huyết nhẹ, đầu núm vú to, bầu vú căng to, tĩnh mạch vú nổi rõ ràng và
bắt đầu tiết ra sữa.
Ở lợn, sữa đầu là một trong những chỉ tiêu quan trọng để xác định gia
súc đẻ:
- Trước khi đẻ 3 ngày, hàng vú giữa vắt ra nước trong.
- Trước khi đẻ 1 ngày, hàng vú giữa vắt được sữa đầu.
- Trước khi đẻ 1/2 ngày, hàng vú trước vắt được sữa đầu.
- Trước khi đẻ 2 – 3 giờ, hàng vú sau vắt được sữa đầu.
Lợn trước khi đẻ thì nhiệt độ tăng lên cao hơn bình thường và có hiện
tượng cắn ổ trước đẻ 6-12 giờ.
+ Các giai đoạn của quá trình sinh đẻ :
- Giai đoạn chuẩn bị (giai đoạn mở cổ tử cung):
Giai đoạn này được tính từ khi tử cung có cơn co bóp đầu tiên đến khi cổ
tử cung mở ra hoàn toàn. Cũng tùy từng giống khác nhau hoặc từng cá thể mà
biểu hiện bên ngồi khơng hồn tồn giống nhau. Những con vật đẻ nhiều lần thì
thường bình tĩnh. Lợn cái thường đứng nằm không yên, đi đi lại lại trong chuồng
và có triệu chứng cắn ổ.

11

download by :


Động lực thúc đẩy cho quá trình sinh đẻ là sự co bóp của cơ quan sinh dục
được tiến hành từ mút sừng tử cung đến thân tử cung, đến cổ tử cung và đến âm
đạo, thời gian co bóp có những khoảng cách nên gọi là những cơn rặn.
Con vật xuất hiện cơn rặn đầu tiên trong thời kỳ 1 nhưng nói chung cơn
rặn này yếu về cường độ, thời gian cơn rặn ngắn, thời gian nghỉ giữa hai cơn rặn
lại dài từ 20-30 phút, mỗi cơn rặn từ 2-3 giây. Nếu con mẹ rặn liên tục thì mạch

máu của bào thai bị chèn ép, tuần hồn đình trệ, dưỡng khí cung cấp cho thai
thiếu, thai ra chậm có thể bị ngạt. Càng về sau thì thời gian co bóp càng dài hơn,
khoảng cách giữa hai lần co bóp được rút ngắn lại.
Cường độ co bóp chuyển từ sừng tử cung xuống thân tử cung, đến cổ tử
cung ra ngoài âm đạo. Nước ở trong tử cung và màng thai dồn ép ra ngoài, cổ tử
cung lúc này đã mở, màng thai đã một phần lọt ra ngoài. Cùng với sức co bóp
của tử cung tăng lên, màng thai tiếp tục chui ra, ép vào cổ tử cung làm cho cổ tử
cung càng mở rộng. Khi cổ tử cung đã mở rộng thì một phần của thai chui ra, lúc
này giữa cổ tử cung và âm đạo khơng cịn ranh giới nữa. Cùng lúc thai ra ngồi
có hiện tượng vỡ ối, màng ối và màng niệu vỡ ra. Thứ tự màng niệu vỡ trước,
màng ối vỡ sau, nước ối và nước niệu đều ra cùng với màng ối, màng niệu cũng
góp phần cho cổ tử cung mở rộng hồn toàn đồng thời làm trơn đường sinh dục,
cho thai đi ra ngoài dễ dàng.
- Giai đoạn sổ thai:
Thời kỳ này bắt đầu từ khi cổ tử cung mở hoàn toàn và kết thúc khi thai
lọt ra ngoài. Ở thời kỳ này thai qua cổ tử cung và đi vào âm đạo. Nếu đẻ bình
thường, bộ phận đi trước nhất là đầu và chân. Lúc này lợn nái bồn chồn, không
yên, cong lưng cong mông lên mà rặn.
Bào thai đã đi ra đường sinh dục thì tăng kích thích cho cơ co bóp, lực co
bóp lúc này là tổng hợp giữa co bóp của đường sinh dục, sự co bóp của cơ thành
bụng, cơ hoành thành một lực mạnh và được kéo dài.
Đến thời kỳ này thai bắt đầu chuyển hướng để ra ngoài. Trong thời gian
chửa, thai lợn xếp lung tung nên có con xi, con ngược.
Tử cung co bóp mạnh, cùng với sự co bóp của thành bụng, nước thai trong
bọc thai bị ép, bọc thai lọt qua cổ tử cung ra ngồi âm đạo, bọc đó gọi là bọc ối,
trơng giống như quả bóng.

12

download by :



×