Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhân giống in vitron và trồng cây sâm cau (curculigo orchioids gaertn ) trong vườm ươm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 83 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ BÌNH

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG IN VITRO VÀ
TRỒNG CÂY SÂM CAU (CURCULIGO ORCHIOIDES
GAERTN.) TRONG VƯỜN ƯƠM

Ngành;

Khoa học cây trồng

Mã số:

8620110

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Ích Tân
2. TS. Phạm Hương Sơn

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn,
các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bình

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được sự
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Ích Tân và TS. Phạm Hương Sơn đã tận tình hướng dẫn,
dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và
thực hiện đề tài!
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, bộ môn
Canh tác học, khoa Nông học, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong
q trình thực hiện đề tài và hồn thành luận văn!
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Phịng thí nghiệm Phát
triển Ứng dụng Y sinh công nghệ cao, Viện Ứng dụng Công nghệ, Bộ Khoa học và Công
nghệ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài!
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Thị Lài đã luôn tận tâm giúp đỡ, hướng đẫn và
động viên tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài!
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi

điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi trong q
trình học tập của mình./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bình

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................................i
Lời cảm ơn .......................................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt .......................................................................................................... v
Danh mục bảng ...................................................................................................................vi
Danh mục hình .................................................................................................................. vii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... viii
Thesis abstract...................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu .................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ................................................................................................ 4
2.1.

Giới thiệu về cây sâm cau ...................................................................................... 4

2.1.1.

Vị trí phân bố và phân loại .................................................................................... 4

2.1.2.

Đặc điểm thực vật học ........................................................................................... 4

2.1.3.

Đặc điểm sinh thái học .......................................................................................... 6


2.1.4.

Thành phần hóa học ............................................................................................... 7

2.1.5.

Giá trị sử dụng ....................................................................................................... 7

2.1.6.

Thực trạng khai thác loài Sâm cau của Việt Nam ................................................. 7

2.2.

Một số kết quả nghiên cứu sâm cau trên thế giới và việt nam ................................ 8

2.2.1.

Tình hình nghiên cứu Sâm cau trên thế giới .......................................................... 8

2.2.2.

Tình hình nghiên cứu Sâm cau trong nước.......................................................... 12

2.3.

Các nhân tố ảnh hưởng tới q trình nhân giống bằng ni cấy mơ tế bào ........ 14

2.3.1.


Môi trường nuôi cấy ............................................................................................ 14

2.3.2.

Các chất điều hịa sinh trưởng ............................................................................. 15

2.3.3.

Mơi trường vật lý ................................................................................................. 16

2.3.4.

Vật liệu nuôi cấy .................................................................................................. 17

2.3.5.

Điều kiện vô trùng ............................................................................................... 17

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 18
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ............................................................................................ 18

3.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................... 18

iii

download by :



3.3.

Đối tượng/vật liệu nghiên cứu ............................................................................. 18

3.3.1.

Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 18

3.3.2.

Vật liệu nghiên cứu .............................................................................................. 18

3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 20

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 20

3.5.1.

Phương pháp nhân giống in vitro ........................................................................ 20

3.5.2.

Phương pháp bố trí thí nghiệm ............................................................................ 21


3.5.3.

Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................ 25

3.5.4.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................... 26

Phần 4. Kết quả và thảo luận .......................................................................................... 27
4.1.

Nghiên cứu khử trùng tạo vật liệu khởi đầu cho nuôi cấy in vitro cây sâm cau .............. 27

4.1.1.

Ảnh hưởng của chất khử trùng tới tỷ lệ sống của mẫu cấy ................................. 27

4.1.2.

Ảnh hưởng của chất chất kích thích sinh trưởng TDZ đến khả năng tạo vật liệu
khởi đầu. .............................................................................................................. 30

4.2.

Nghiên cứu nhân nhanh chồi cây sâm cau........................................................... 32

4.2.1.

Ảnh hưởng của tổ hợp chất điều tiết sinh trưởng (TDZ + IBA) đến khả năng
nhân nhanh chồi cây Sâm cau.............................................................................. 33


4.2.2.

Ảnh hưởng của phloroglucinol (PG) đến khả năng nhân nhanh chồi Sâm cau ... 35

4.2.3.

Ảnh hưởng của AgNO3 đến khả năng nhân nhanh chồi Sâm cau ....................... 37

4.2.4.

Ảnh hưởng của tảo Spirulina đến khả năng nhân nhanh chồi Sâm cau .............. 38

4.3.

Nghiên cứu tạo cây in vitro hoàn chỉnh ............................................................... 41

4.3.1.

Ảnh hưởng của iba đến tạo cây in vitro hoàn chỉnh ............................................ 41

4.4.

Nghiên cứu kỹ thuật trồng cây sâm cau trong vườn ươm .............................................. 45

4.4.1.

Ảnh hưởng của giá thể khác nhau đến sinh trưởng và phát triển của cây Sâm cau
in vitro ngoài vườn ươm ...................................................................................... 46


4.4.2.

Ảnh hưởng một số loại phân bón lá khác nhau đến sinh trưởng và phát triển của
cây Sâm cau in vitro ngoài vườn ươm ................................................................. 51

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ......................................................................................... 57
5.1.

Kết luận................................................................................................................ 57

5.2.

Kiến nghị ............................................................................................................. 57

Tài liệu tham khảo ............................................................................................................. 59
Phụ lục ............................................................................................................................. 63
Phụ lục 1. Thành phần cơ bản của các loại môi trường nuôi cấy ...................................... 63

iv

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CT


Công thức

CV%

Hệ số biến động (Correlation of Variants)

Đ/C

Đối chứng

IBA

Indolbutyride acid

LSD0,05

So sánh theo giá trị khác biệt có ý nghĩa nhỏ nhất ở mức α  0,05

MS

Murashige and Skoog

PG

phloroglucinol

TDZ

Thidiazuron


v

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phân loại cây Sâm sau....................................................................................... 4
Bảng 3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất khử trùng H2O2 và NaOCl .......................... 22
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của chất khử trùng H2O2 lên mẫu cấy Sâm cau ........................... 27
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của chất khử trùng NaOCl lên mẫu cấy Sâm cau ........................ 29
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng TDZ đến khả năng tạo chồi từ mẫu
cấy ban đầu (sau 4 tuần nuôi cấy) ................................................................... 31
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của tổ hợp (TDZ + IBA) đến khả năng nhân nhanh chồi Sâm cau
(sau 6 tuần nuôi cấy). ...................................................................................... 34
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của phloroglucinol (PG) đến khả năng nhân nhanh chồi Sâm cau
(sau 6 tuần nuôi cấy). ...................................................................................... 36
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của AgNO3 đến khả năng nhân nhanh chồi Sâm cau (sau 6 tuần
nuôi cấy).......................................................................................................... 37
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của tảo Spirulina đến khả năng nhân nhanh chồi Sâm cau (sau 6
tuần nuôi cấy) .................................................................................................. 39
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của IBA đến khả năng tạo rễ và sinh trưởng của chồi Sâm cau in
vitro (6 tuần nuôi cấy) ..................................................................................... 42
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của giá thể trồng khác nhau đến chiều cao cây Sâm cau in vitro ở
giai đoạn vườn ươm ........................................................................................ 47
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của giá thể trồng khác nhau đến số lá cây Sâm cau in vitro ở giai
đoạn vườn ươm ............................................................................................... 49
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của giá thể trồng khác nhau đến sự sinh trưởng phát triển của cây
Sâm cau in vitro ở giai đoạn vườn ươm (sau 10 tuần). ................................... 50
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của phân bón lá khác nhau đến chiều cao cây Sâm cau in vitro ở
giai đoạn vườn ươm ........................................................................................ 52

Bảng 4.13. Ảnh hưởng của phân bón lá khác nhau đến số lá cây Sâm cau in vitro ở giai
đoạn vườn ươm ............................................................................................... 54
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của phân bón lá khác nhau đến đến sự sinh trưởng phát triển cây
Sâm cau in vitro ở giai đoạn vườn ươm .......................................................... 55

vi

download by :


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Thân rễ cây Sâm cau .........................................................................................5
Hình 2.2. Lá cây Sâm cau .................................................................................................5
Hình 2.3. Hoa Sâm cau .....................................................................................................6
Hình 2.4. Quả và hạt Sâm cau...........................................................................................6
Hình 3.1. Mẫu Sâm cau đưa vào ni cấy in vitro..........................................................18
Hình 3.2. Growmore (N: P: K = 30: 10: 10) ..................................................................19
Hình 3.3. B1 Thái Lan ....................................................................................................19
Hình 3.4. Atonik 1.8 SL ..................................................................................................19
Hình 4.1. Ảnh hưởng của chất khử trùng H2O2 đến tỷ lệ mẫu sống ...............................28
Hình 4.2. Ảnh hưởng của chất khử trùng NaOCl đến tỷ lệ mẫu sống ............................29
Hình 4.3. Mẫu nảy chồi sau 4 tuần ni cấy ...................................................................30
Hình 4.4. Ảnh hưởng của nồng độ TDZ đến số chồi ......................................................32
của mẫu cấy ban đầu .......................................................................................32
Hình 4.5. Ảnh hưởng của tổ hợp nồng độ (TDZ+IBA) đến ...........................................34
số chồi Sâm cau ..............................................................................................34
Hình 4.6. Ảnh hưởng của tổ hợp (TDZ + IBA) đến khả năng nhân nhanh chồi Sâm cau
.........................................................................................................................35
Hình 4.7. Ảnh hưởng của AgNO3 đến số chồi Sâm cau .................................................38
Hình 4.8. Ảnh hưởng của tảo Spirulina đến số chồi Sâm cau ........................................39

Hình 4.9. Kết quả nhân nhanh chồi Sâm cau ..................................................................41
Hình 4.10. Ảnh hưởng của IBA đến tạo cây in vitro hồn chỉnh .....................................44
Hình 4.11. Cây in vitro hồn chỉnh ...................................................................................44
Hình 4.12. Cây Sâm cau đưa ra ngồi vườn ươm .............................................................46
Hình 4.13. Ảnh hưởng của giá thể trồng khác nhau đến sự tỷ lệ sống .............................51
của cây Sâm cau in vitro ở giai đoạn vườn ươm.............................................51
Hình 4.14. Sâm cau ở giai đoạn vườn ươm ......................................................................56

vii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Bình
Tên luận văn: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng cây Sâm cau (Curculigo
orchioides Gaertn.) trong vườn ươm
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 8620110

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng cây Sâm cau (Curculigo
orchioides Gaertn.) trong vườn ươm nhằm cung cấp giống Sâm cau phục vụ phát triển
ngoài sản xuất.
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu khử trùng tạo vật liệu khởi đầu cho nuôi cấy in vitro cây Sâm cau
- Nghiên cứu nhân nhanh chồi cây Sâm cau

- Nghiên cứu tạo cây in vitro hoàn chỉnh
- Nghiên cứu kỹ thuật trồng cây Sâm cau trong vườn ươm.
Vật liệu nghiên cứu bao gồm:
Cây Sâm cau được thu thập ở Sơn La.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp bố trí thí nghiệm trong phịng thí nghiệm: Các thí nghiệm được bố trí
theo kiểu hồn toàn ngẫu nhiên (CRD) với 3 lần nhắc lại.
Phương pháp bố trí thí nghiệm trong vườn ươm: Các thí nghiệm bố trí theo khối
ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD) với 3 lần nhắc lại.
Kết quả chính và thảo luận
1. Khử trùng mẫu Sâm cau ni cấy thích hợp nhất là sử dụng NaOCl nồng độ 2%
trong khoảng thời gian 15 phút, tỷ lệ mẫu sống đạt tới 81,0%. Môi trường khởi động tạo
vật liệu khởi đầu thích hợp nhất trên mơi trường MS + 30 g/1 sucrose + 5,5 g/1 agar +
200 ml/l nước dừa + 1 g/l than hoạt tính + 1,5 mg/l TDZ, pH 5,5 cho số chồi đạt 3,1 chồi;
số lá/chồi đạt 2,7 lá, chồi sinh trưởng ở mức độ khá sau 4 tuần nuôi cấy.
2. Môi trường nhân nhanh chồi thích hợp trên mơi trường MS + 30 g/1 sucrose + 5,5
g/1 agar + 200 ml/l nước dừa + 1 g/l than hoạt tính + 1,5 mg/l TDZ + 0,5 mg/l IBA + 1,0
mg/l AgNO3 + 50 mg/l tảo Spirulina, pH 5,5 cho tỷ lệ mẫu tạo chồi đạt 80,9%; số chồi đạt

viii

download by :


20,8 chồi; số lá/chồi đạt 5,2 lá, chồi mập, cứng, lá xanh bóng sau 6 tuần ni cấy.
3. Tạo cây hồn chỉnh in vitro thích hợp nhất trên mơi trường MS + 30 g/1 sucrose
+ 5,5 g/1 agar + 200 ml/l nước dừa + 1 g/l than hoạt tính + 0,5 mg/l IBA, pH 5,5 cho cho
tỷ lệ chồi ra rễ đạt 100%, chiều cao của cây đạt cao nhất 11,8cm; số lá 7,2 lá; số rễ đạt
10,3 rễ và chiều dài rễ đạt 5,1cm sau 6 tuần nuôi cấy.
4. Khả năng sống và phát triển của cây Sâm cau khi đưa từ ống nghiệm nuôi cấy

mô ra vườn ươm phụ thuộc chặt chẽ vào giá thể trồng và loại phân bón.
+ Giá thể ra cây thích hợp nhất là giá thể Mùn rừng + Vụn xơ dừa (70:30) cho tỷ lệ
cây sống và các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển đạt cao nhất đạt 97,8%; chiều cao của cây
đạt 16,4cm; số lá đạt 6,6 lá; số rễ mới xuất hiện là 6,4 rễ; cây khỏe, mập, lá to xanh đậm
sau 10 tuần trồng.
+ Ở giai đoạn vườn ươm có thể dùng phân bón Growmore Mỹ (30:10:10) phun
1lần/tuần cho cây sinh trưởng phát triển tốt nhất, cây mập khỏe và lá màu xanh bóng. Chiều
cao của cây đạt cao nhất 22,6 cm; số lá đạt 11,0 lá và số rễ mới cũng đạt cao nhất 9,7 rễ.

ix

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Binh
Thesis title: Research on in vitro propagation and cultivation of Curculigo orchioides
Gaertn. in nursery.
Major: Crop Science

Code: 8620110

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Study on in vitro propagation and cultivation of Curculigo orchioides Gaertn. in
nursery to supply seedling for development outside production.
Materials and Methods
* Research content
- Research sterilisation creation of starting materials of Curculigo orchioides Gaertn.
- Research on rapid multiplication of Curculigo orchioides Gaertn.

- Research on production of complete in vitro plants
- Research on techniques of cultivation of Curculigo orchioides Gaertn. in nursery.
* Research materials
Curculigo orchioides Gaertn. were collect in Son La.
* Research Methods
Experimental layout method in the laboratory: The experiments were arranged in a
completely randomized manner (CRD) with 3 replicates.
Experimental method in the nursery: The experiments were arranged in full
randomized blocks (RCBD) with 3 replicates.
Main findings and conclusions
1. The most sterilisation of Curculigo orchioides Gaertn. is NaOCl concentration
2% period 15 minute with the results of 81,0% live percent. The most appropriate
medium for creation of starting materials was the MS medium supplemented with 30 g/1
sucrose + 5,5 g/1 agar + 200 ml/l coconut water + 1 g/l activated charcoal + 1,5 mg/l
TDZ with the results of 80,9% of the samples formed shoots; 3,1 shoots/explant and 2,7
leaves/plantlet after 4 weeks of culture.
2. The most appropriate medium for multiplication of shoots was the MS medium
supplemented with 30 g/1 sucrose + 5,5 g/1 agar + 200 ml/l coconut water + 1 g/l

x

download by :


activated charcoal + 1,5 mg/l TDZ + 0,5 mg/l IBA + 1,0 mg/l AgNO3 + 50 mg/l
Spirulina, pH 5,5 with the results of 20,8 shoots/explant and 5,2 leaves/plantlet after 6
weeks of culture.
3. Root formation of shoots carried out on the MS medium supplemented with 30
g/1 sucrose + 5.5 g/1 agar + 200 ml/l coconut water + 1 g/l activated charcoal + 0,5 mg/l
IBA gave the best result with the results: rooting rate of shoots in vitro was 100%,

healthy plantlets 11,8 cm, 7,2 leaves/plantlet, 10,3 roots/plantlet, root length 5,1 cm after
6 weeks of culture.
4. The survival and growth of Curculigo orchioides Gaertn. after being taken from
culture tubes to the nursery:
+ In nursery, a mixture of humus + coconut fiber powder (70:30 ratio) was regarded
as the best subtrate due to the high survival rate of plantlets (97,8%) and healthy plantlets
16,4 cm high with 6,6 leaves and 6,4 new roots/a plantlet) at 10 weeks after planting.
+ Growmore leaf foliar fertilizer (30:10:10) has the best effect on growth and
development of Curculigo orchioides Gaertn. in the nursery. The highest height of trees is
22,6 cm; reached 11,0 leaves and 9,7 new roots, fat trees, well - developed leaves and roots.

xi

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, khoa học kỹ thuật hiện đại phát triển rất nhanh, việc ứng dụng
khoa học kỹ thuật vào ngành y dược đã tạo ra một hệ thống thuốc tân dược (hay
còn được gọi là thuốc tây) rất phong phú và đa dạng. Song với những tác dụng
phụ không mong muốn của thuốc tây mang lại, con người lại có xu hướng quay
về với những sản phẩm thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên. Chính vì vậy, những
dược liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên vẫn luôn giữ nguyên được ý nghĩa và tầm
quan trọng của nó trong xã hội hiện đại ngày nay. Trong đó, thân rễ cây Sâm cau
là một trong số những dược liệu quý từ thiên nhiên.
Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn.) thuộc họ Sâm cau (Hypoxidaceae)
là cây thuốc quý trong y học cổ truyền Việt Nam và các nước châu Á khác. Trên
thế giới, Sâm cau phân bố ở Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia,
Pakistan, Philippines và Sri Lanka. Ở Việt Nam, chúng phân bố chủ yếu ở Lai

Châu, Tun Quang, Cao Bằng, Sơn La, Hịa Bình, Nghệ An, Đắc Lắk và Kon
Tum...Sâm cau có tác dụng chữa vô sinh, nam giới tinh lạnh, liệt dương, tê thấp,
đau lưng, viêm thận mãn tính, viêm khớp, suy nhược cơ thể, loét dạ dày tá tràng,
vàng da, tiêu chảy, huyết áp cao (Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam,
2006). Ở Trung Quốc, thân rễ Sâm cau được tán thành bột, sắc nước làm thuốc
bổ, trị suy nhược cơ thể, đau lưng, viêm khớp và viêm thận mạn tính. Ở Ấn Độ,
Nepal và Philippines thân rễ Sâm cau dùng làm thuốc lợi tiểu, tăng cường chức
năng tình dục, chữa bệnh ngoài da, loét dạ dày tá tràng, trĩ, lậu…; Sâm cau cịn là
thành phần chính trong bài thuốc cổ truyền điều trị sỏi tiết niệu của Ấn Độ. Ở
Papua New Guinea, thân rễ và lá Sâm cau được hơ nóng cho mềm rồi chà xát
trên cơ thể để tránh thụ thai. Theo Y học cổ truyền Việt Nam, Sâm cau có vị cay,
tính ấm, có tác dụng trợ dương, trừ hàn, cường dương, mạnh gân xương. Đồng
bào các dân tộc thường sử dụng thân rễ cây Sâm cau như một loại thuốc bổ - có
thể dùng riêng hoặc kết hợp cùng với các vị thuốc khác - để điều trị các bệnh
như: liệt dương, đau lưng, viêm khớp, viêm thận, vàng da, vô sinh…
Do nhu cầu sử dụng dược liệu tăng mạnh trong thời gian gần đây nên cây
Sâm cau bị khai thác ồ ạt, dẫn đến nguồn nguyên liệu đang trở nên kiệt quệ. Mặt
khác, vùng phân bố của Sâm cau bị tàn phá nghiêm trọng khiến loài cây này rơi

1

download by :


vào tình trạng gần như tuyệt chủng và được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam, phần II Thực vật, 2007 và hạng mục IUCN, 2012. Trong tự nhiên, Sâm cau được nhân
tái sinh bằng hạt hoặc mầm. Để cải thiện hệ số nhân giống cây C. orchioides, một
số tác giả đã nghiên cứu sử dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào (Nagesh,
2008; Adiyecha and Jasrai, 2012; Võ Châu Tuấn và cs., 2011); tuy nhiên kết quả
mà các tác giả thu được chưa thực sự khả quan.
Hiện nay, do việc nhân giống in vitro cây Sâm cau đang gặp rất nhiều

vướng mắc như: tỷ lệ phần trăm mẫu nhiễm khuẩn cao và q trình mẫu oxy hóa
phenolic lớn, sự nảy chồi trong nuôi cấy rất chậm…Việc nghiên cứu nuôi trồng
cây Sâm cau ở giai đoạn ex vitro, trên thế giới và Việt Nam vẫn còn hạn chế. Để
đáp ứng nhanh và bền vững nguồn giống C. orchioides có chất lượng tốt, cần có
những biện pháp kỹ thuật để khắc phục những vấn đề vướng mắc trong quá trình
nhân giống in vitro và trồng cây C.orchioides sau ống nghiệm.
Với những vấn đề bức thiết trên, tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu kỹ thuật
nhân giống in vitro và trồng cây Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn.) trong
vườn ươm” nhằm góp phần bảo tồn và phát triển loài dược liệu quý hiếm của
Việt Nam.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định mơi trường thích hợp tạo vật liệu khởi đầu, nhân nhanh chồi trong
ống nghiệm và lựa chọn giá thể phù hợp cho cây Sâm cau (Curculigo
orchioides Gaertn.) sinh trưởng tốt ở giai đoạn vườn ươm nhằm cung cấp giống
Sâm cau phục vụ phát triển ngoài sản xuất.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cây Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn.) thu thập từ vùng
Sơn La và đưa vào ni cấy mơ tại phịng ni cấy mơ tế bào thực vật của Phịng
thí nghiệm Phát triển ứng dụng Y sinh công nghệ cao, Viện Ứng dụng Công
nghệ, Bộ Khoa học và Cơng nghệ.
1.4. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI
* Ý nghĩa khoa học:
- Cung cấp cơ sở dữ liệu cho việc xây dựng quy trình nhân giống cây Sâm cau.
- Góp phần bảo tồn nguồn gen quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt diệt.

2

download by :



- Góp phần phát triển nguồn cây dược liệu có tiềm năng cho ngành dược liệu.
* Ý nghĩa thực tiễn:
- Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn.) là nguồn gen quý hiếm của Việt
Nam đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, nhân giống và trồng Sâm cau là biện
pháp bảo tồn và phát triển nguồn gen quý hiếm này.
- Tạo ra được nguồn cây giống với số lượng lớn sạch bệnh, giá cả phù hợp,
đáp ứng nhu cầu của thị trường, tạo nguồn nguyên liệu quý giá cho ngành dược.
- Góp phần từng bước giúp người dân ở vùng núi cao xóa đói giảm nghèo
và đây cũng là một trong những biện pháp tốt để bảo vệ rừng.

3

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY SÂM CAU
2.1.1. Vị trí phân bố và phân loại
2.1.1.1. Vị trí phân bố
Sâm cau phân bố ở những vùng núi cao 1600m, phía Nam và Tây Nam
Trung Quốc, Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Lào, Myanma, Pakistan,
Papua New Guinea, Philippines, Thái Lan, Việt Nam. Ở Việt Nam cây mọc trên
các đồi cỏ, nơi ẩm mát, ở một số địa phương như Lai Châu, Tun Quang, Cao
Bằng, Sơn La, Hịa Bình, Nghệ An, Đắc Lắk và Kon Tum…(Nguyễn Bích Ngọc
và cs., 2015).
2.1.1.2. Phân loại
Sâm cau thuộc chi Curculigo Gaertn. Trước đây, chi Curculigo Gaertn.
cũng được xếp vào họ Thủy tiên (Amaryllidaceae) nhưng hiện giờ được tách ra
thành họ Sâm cau (Hypoxidaceae).

Dựa trên hệ thống phân loại của A. L. Takhtajan năm 1987 về nhóm thực
vật có hoa và các nhóm thực vật bậc cao có mạch khác, chỉnh lý một phần theo
hệ thống năm 1996 của A. L. Takhtajan, cây Sâm cau được phân loại như sau:
Bảng 2.1. Phân loại cây Sâm sau
Giới (Kingdom)

Plantae

Ngành (Division)

Magnoliophyta

Lớp (Class)

Liliopsida

Bộ (Order)

Haemodorales

Họ (Family)

Hypoxidaceae

Chi (Genus)

Curculigo

2.1.2. Đặc điểm thực vật học
2.1.2.1. Thân rễ

Sâm cau là cây thân thảo sống lâu năm chiều cao khoảng 20 - 30 cm, có khi
hơn. Thân rễ mập, hình trụ dài, mọc thẳng, thóp lại ở hai đầu chiều dài 2,5 - 5,0
cm, đường kính 1,0 - 4,5 cm, bề mặt bên ngồi màu nâu đen mang nhiều rễ phụ có

4

download by :


dạng giống thân rễ, bên trong có màu kem; vị nhầy và hơi đắng.

Hình 2.1. Thân rễ cây Sâm cau
Nguồn Internet

2.1.2.2. Lá
Lá mọc thành túm từ thân rễ xếp nếp và có gân như lá cau, dài 15 - 45 cm,
rộng 2,5 - 3,0 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, hai mặt nhẵn gần như cùng nhau, gân song
song, bẹ lá to và dài; cuống lá dài khoảng 10 cm.

Hình 2.2. Lá cây Sâm cau
Nguồn Internet

2.1.2.3. Hoa
Cụm hoa mọc trên một cán ngắn ở kẽ lá, mang 3 - 5 hoa nhỏ, màu vàng; lá
bắc hình trái xoan; đài 3 răng có lơng, tràng 3 cánh nhẵn, nhị 6 xếp thành hai dãy,
chỉ nhị ngắn, bầu hình thoi, có lơng rậm.

5

download by :



Hình 2.3. Hoa Sâm cau
Nguồn Internet

2.1.2.4. Quả và hạt
Quả nang, thuôn, dài 1,5 - 2 cm, rộng 8 mm, 1 - 4 hạt, phình ở đầu, kích
thước 1 - 2 mm, màu đen.
Mùa hoa quả: từ tháng 5 - 7

Hình 2.4. Quả và hạt Sâm cau
Nguồn Internet

2.1.3. Đặc điểm sinh thái học
Sâm cau là loài cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc trên

6

download by :


những nơi đất tương đối màu mỡ trong thung lũng, chân núi đá vôi hoặc ven nương
rẫy. Cây sinh trưởng tốt trong mùa mưa ẩm, phần thân rễ chính dạng củ, cắm sâu
xuống đất; ra hoa quả hàng năm; khi quả già, tự mở để hạt phát tán ra xung quanh.
2.1.4. Thành phần hóa học
Hiện nay trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học của
sâm cau, các hợp chất được công bố bao gồm: phenolic glycoside; một số hợp
chất lignin; các hợp chất aliphatic hydroxyl ketones; các saponin thuộc nhóm
cycloartan và nhóm ursan; flavones; alkaloid. Bên cạnh đó cây cịn chứa các
thành phần khác: steroids, đường tự do như glucose, manose, xylose, mucilage,

hemicelluloses, polysaccharide và glucoronic acid.
Ngoài những hợp chất kể trên, một lượng lớn các acid béo được phân lập
từ dịch chiết dầu của rễ loài C.orchioides gồm: palmitic, oleic, linoleic,
arachidic và behenic acid. Có 3 hợp chất steroids tìm được từ thân rễ
C.orchioides là: sitosterol, stigmasterol, yuccagenin và một hợp chất lignin
(Trần Mai Hương, 2016).
2.1.5. Giá trị sử dụng
Bộ phận sử dụng: Thân rễ.
Sâm cau có vị cay tính ấm, độc vào hai kinh tỳ và thận, có tác dụng thêm
sức nóng làm tan lạnh, cường dương, mạnh gân xương.
Tại Việt Nam, cây Sâm cau được trồng làm cảnh, thân rễ được dùng làm
thuốc. Thường dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, phụ nữ đái đục, bạch
đới, người già đái són, lạnh dạ, kém ăn, thần kinh suy nhược, phong thấp, lưng
gối lạnh đau, vận động khó khăn…
2.1.6. Thực trạng khai thác lồi Sâm cau của Việt Nam
Hiện nay Sâm cau khơng chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn được thương
lái người Trung Quốc thu gom và xuất khẩu tiểu ngạch. Giá của các cây Sâm cau
này được thu gom bán trên thị trường thường từ 300 - 500.000đồng/kg củ tươi.
Do nhu cầu sử dụng dược liệu tăng mạnh trong thời gian gần đây nên cây Sâm
cau bị khai thác ồ ạt, dẫn đến nguồn nguyên liệu đang trở nên cạn kiệt. Mặt khác,
vùng phân bố của Sâm cau bị khai thác triệt để khiến lồi cây này rơi vào tình
trạng gần như mất dần trong tự nhiên và được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam, 2007
và hạng mục (IUCN, 2012).

7

download by :


2.2. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SÂM CAU TRÊN THẾ GIỚI VÀ

VIỆT NAM
2.2.1 Tình hình nghiên cứu Sâm cau trên thế giới
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá cho đến nay 80% dân số trên
thế giới dựa vào nền y học cổ truyền để đáp ứng cho nhu cầu chăm sóc sức khoẻ
ban đầu, trong đó chủ yếu là thuốc từ cây cỏ. Sự quan tâm về các hệ thống y học
cổ truyền và đặc biệt là các loại thuốc dược thảo, thực tế là đã ngày càng gia tăng
tại các nước phát triển và đang phát triển trong hơn hai thập kỷ qua. Các thị
trường dược thảo quốc gia và toàn cầu đã và đang tăng trưởng nhanh chóng, và
hiện đang mang lại rất nhiều lợi nhuận kinh tế.
Năm 2011 - 2012 thị trường dược thảo toàn cầu trị giá 80 tỷ $, tại Ấn Độ
ngành dược thảo hiện có giá khoảng 16.000 Rs crores. Tại Mỹ, thị trường thuốc
dược thảo đạt 4,4 tỷ $ với mức tăng trưởng dự kiến gần 4% trong năm 2005, tăng
lên đến 4,6 tỷ $ trong năm 2006, 7,9 tỷ $ trong năm 2013 và dự kiến sẽ tăng
trong tương lai. Thị trường dược thảo tồn cầu ước tính sẽ đạt tới 107 tỷ $ vào
cuối năm 2017. Và theo dự báo đến năm 2050, tổng thị trường thuốc dược thảo
tồn cầu sẽ tăng lên 5 nghìn tỷ $ (Dagral, 2013)
Hiện nay, thuốc cổ truyền dần trở thành một đề tài quan trọng mang tính
tồn cầu. Mặc dù ở các nước phát triển người ta thường sử dụng tân dược trong
điều trị nhưng các loại thuốc có nguồn gốc thảo mộc vẫn được dùng phổ biến do
yếu tố lịch sử và văn hóa. Theo các đánh giá về mặt khoa học, nhiều lồi thảo
mộc có thể ứng dụng trong y học. Vấn đề đặt ra là vùng sinh trưởng của cây
thuốc đang biến mất nhanh chóng do sự khơng ổn định của điều kiện môi trường
và các yếu tố khác. Như vậy, thật khó có một nguồn nguyên liệu đủ lớn để tách
chiết các hợp chất thứ cấp dùng trong dược phẩm. Điều này cảnh báo cho ngành
công nghiệp cũng như các nhà khoa học cần tính đến tiềm năng của kỹ thuật nuôi
cấy tế bào thực vật như một sự thay thế khác để cung cấp nguyên liệu cho nguồn
dược phẩm này.
Việc sử dụng nhiều C.orchioides đã được ghi nhận trong nền y học cổ
truyền của nhiều nước. Các bộ phận của cây khác nhau như: gốc, rễ và lá đều có
nhiều giá trị dược liệu. Thân rễ cũng như rễ củ của cây đã được sử dụng rộng rãi

trong y học cổ truyền ở Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc dùng để điều trị các vấn
đề sức khỏe khác nhau, bao gồm vàng da, hen suyễn,... Ngoài ra, loại thảo dược

8

download by :


này đã được coi là một nguồn dùng để thay thế thuốc tăng lực và ngăn ngừa
loãng xương.
Thân rễ dùng điều trị đái tháo đường. Rễ của cây dùng để điều trị đau cơ và
khớp. C.orchioides được coi là loại thuốc phục hồi sức khỏe, trẻ hóa và kích thích
tình dục. Lá của C.orchioides được dùng chống bệnh ung thư (Agrawal, 1997).
Trong những năm gần đây, trên thế giới đã có một số cơng trình nghiên cứu
tìm các biện pháp nhân giống trong chi Curculigo quý hiếm.
Nagesh, (2008) đã tái sinh hiệu quả cây C.orchioides thông qua phôi soma.
Mô sẹo phôi được gây ra từ thân rễ và tỷ lệ phôi tối đa (62%) đạt được trên môi
trường MS chứa 0,5 - 3,0 mg /l 2,4 - D và 0,5 mg/l BAP. Cấy chuyển mô sẹo
sang môi trường MS + 1 - 4 mg/l BAP dẫn đến phát sinh phôi soma ở tỷ lệ cao
với trung bình là 23 ± 0,8 phôi soma/gram. Sau khi chuyển sang môi trường
1/2MS phôi soma được chuyển thành cây con hoàn chỉnh đạt 90%. Các cây con
được trồng vào đất có tỷ lệ sống đạt 65 - 70%.
Malviya et al. (2013) đã nghiên cứu ảnh hưởng của 2, 2 - dimethyl hydrazide và 2 chloroethyl trimethyl - amoni clorua (CCC) để tạo chồi non từ mơ lá của C.orchioides. Mơi
trường MS có chứa 1 mg/l IBA và 0,1 mg/l morphactin đã được thử nghiệm để tạo chồi non
ở kẻ lá.
Swati Patel et al. (2011) tái sinh phôi soma từ cấy lá C.orchioides Gaertn.
trên môi trường MS có chứa 8 - 15μM BA. Cây con tái sinh đã được chuyển sang
trồng trên hỗn hợp đất: cát: phân (1: 1: 1) cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Adiyecha and Jasrai, (2012) đã sử dụng lá C.orchioides được nuôi cấy trên
môi trường 1/2MS (amoni nitrat 0,825 gm/l, kali nitrat 0,9 gm/l) và 0,44 µM BA.

Shende et al. (2012) đã nhân giống in vitro cây C.orchioides. Nuôi cấy thân
rễ khi kết hợp các chất điều hòa sinh trưởng thực vật (PGRs) khác nhau đã tạo
được nhiều mô sẹo và tỷ lệ cũng được tái tạo khá cao. Thân rễ cây Sâm cau tái
sinh tốt trên môi trường MS có bổ sung 0,25 mg/l BAP và 0,50 mg/l KN. Đối
với mô sẹo, sự kết hợp của 1,5mg/l BAP + 0,25 mg/l IAA được tìm thấy phù
hợp hơn khi kết hợp các chất điều hòa sinh trưởng khác nhau được thử nghiệm
trong nghiên cứu này. Tỷ lệ phần trăm ra rễ khỏe mạnh đạt được trên mơi trường
MS có bổ sung 0,25 mg/l NAA và 0,50 mg/l IAA. Cây con in vitro được chuyển
ra trồng trong chậu có chứa một hỗn hợp của cát, đất và phân theo tỷ lệ 1: 1: 1.
Adiyecha et al. (2013) đã nghiên cứu tái tạo tế bào trực tiếp và gián tiếp

9

download by :


Sâm cau bằng phép nhân sinh khối. Chồi nhân được nuôi cấy từ mô lá thông qua
sự tạo tế bào trực tiếp trong môi trường Murashige and Skoog (MS) chứa ½
nồng độ muối nitơ và 0,44 µM BA. Gần 10 chồi được tạo ra từ mỗi mẫu mô lá (dài
1cm). Mặt khác, mơi trường MS với nồng độ tồn phần muối nitơ và 2,22 µM BA,
kích thích hình thành mơ sẹo và tạo ra 8 chồi từ mỗi mẫu lá (dài 1cm).
Nahid Babaei et al. (2014) đã nghiên cứu tái sinh loài Sâm cau (Curculigo
latifolia) từ đỉnh chồi thời gian ra chồi nhanh nhất và số chồi đạt cao nhất trên
mơi trường MS có bổ sung thidiazuron (0,5 mg/l) với indole - 3 - butyric acid
(0,25 mg/l) sau 14 tuần nuôi cấy. Tỷ lệ chồi ra rễ và rễ dài nhất trên mơi trường
có bổ sung 0,25 mg/l IBA.
Dutta Gupta and Sahoo, (2015) sử dụng đèn LED để theo dõi sự biến đổi
q trình oxy hóa trong giai đoạn nảy chồi in vitro của Sâm cau, sự thay đổi
trong quá trình oxy hóa gây ra bởi sự rối loạn trạng thái ổn định của các gốc tự
do có oxy (ROS), kết quả chiếu xạ dưới ánh sáng của các bước sóng cụ thể được

tạo ra bởi các đi-ốt phát sáng (LED) có khả năng điều chỉnh khả năng tái sinh
chồi của Sâm cau. Những thay đổi trong phản ứng oxy hóa gây ra bởi đèn LED
được nghiên cứu, khi sử dụng ánh sáng đỏ (630 nm), ánh sáng xanh (470 nm) và
sự kết hợp của chúng (1:1) làm nguồn ánh sáng, kết quả được ước tính bằng sự
thay đổi của phản ứng của hàm lượng hydro peroxide (H2O2) nội tại, mức độ
lipid peroxid hóa và hoạt động của các enzym chống oxy hóa trong q trình tái
sinh chồi. Sau 28 ngày chiếu sáng, dưới ánh sáng đèn LED màu xanh (BL) cho
thấy sự thay đổi đáng kể (p<0,05) về số lượng trung bình giữa chồi mầm trên
những mơ cấy đáp ứng so với các công thức khác bao gồm cả đối chứng (ánh
sáng huỳnh quang, 40 W, 300 - 700 nm). Cơng thức chiếu ánh sáng LED màu đỏ
có khả năng ức chế sự tái sinh chồi. Một ảnh hưởng bất lợi của bức xạ ánh sáng
LED đến sự tái sinh chồi và những thay đổi đồng thời các mức ROS và các
enzyme hoạt động chống oxy hóa đã được thu thập.
Nagesh and Shanthamma, (2016) nghiên cứu sự nảy mầm của phôi Sâm
cau được bao bọc bằng môi trường natri alginat. Phôi mô sẹo được tạo ra trên
môi trường cơ bản Murashige and Skoog (1962) (MS) có chứa 0,5 - 3 mg/1 của 2,
4 - dichlorophenoxyacetic acid (2, 4 - D) và 0,5 mg/1 N6 - benzylaminopurine
(BAP) từ những mẫu phôi thân rễ. Chuyển phôi mô sẹo tới môi trường MS với 1
- 4 mg/1 BAP dẫn đến sự hình thành phôi soma ở tỷ lệ cao với mức trung bình

10

download by :


23 ± 0,8 phôi soma trên mỗi gam phôi mô sẹo trong môi trường MS với BAP (1
mg/l). Hơn nữa, sự nảy mầm của các phôi Soma Sâm cau được môi trường natri
alginat bao bọc đã được thử nghiệm trên mơi trường ½ nồng độ cơ bản
Murashige and Skoog (MS) được bổ sung thêm nước dừa (10% v/v). Tần suất tái
sinh từ các phôi soma được môi trường bao bọc bị ảnh hưởng đáng kể bởi nồng

độ của natri alginate và thời gian tiếp xúc với canxi clorua. Phôi soma được môi
trường cơ bản MS bao bọc với 2,5% natri alginate hòa tan trong dung dịch muối
được ghi nhận sự nảy mầm cao hơn đáng kể so với các công thức khác. Thời
gian ủ tương đối ngắn với dung dịch canxi clorua cung cấp cho môi trường bao
bọc đồng nhất của phôi soma đã cho tỷ lệ phần trăm nảy mầm cao nhất (80%).
Rajasekharan et al. (2016), sử dụng rễ củ và đỉnh sinh trưởng của chồi làm
vật liệu nuôi cấy. Sau đó lá và rễ được hình thành in vitro sẽ được sử dụng làm
mẫu cấy trong môi trường MS được bổ sung 8,87 µM BA nhằm tái sinh chồi.
Giai đoạn hình thành mơ sẹo được bỏ qua để duy trì mẫu ni cấy gốc và thúc
đẩy sự tái sinh trực tiếp. Quá trình hình thành rễ đồng thời cũng thành công trong
điều kiện nuôi cấy mô cần thiết với tỷ lệ sống sót 100%. Việc bảo tồn in vitro
được hồn thành ở 100C và các bình cấy có thể được duy trì trong thời gian tối
thiểu là 1 năm mà không cần cấy chuyển.
Samaneh Zokae et al. (2016) sử dụng đỉnh sinh trưởng và các phần mô cấy
từ đốt thân và mô sẹo của cây Sâm cau từ lá, đốt và các mô cấy để nuôi cấy. Ở
nồng độ BAP (1 mg/l) cho thấy hiểu quả tốt nhất (90 và 80%) từ cả hai mẫu mô
cấy. Tương tự, mô sẹo cho phản ứng tốt nhất được quan sát thấy trên môi trường
MS bổ sung 2,4 - D + KIN (1 + 1 mg/l) tạo nhiều mô sẹo nhất.
Sudha Sahay and Vincent, (2017) để giảm chi phí nhân giống Sâm cau tác
giả sử dụng phương pháp nuôi cấy trong bình lỏng lắc thơng qua sự hình thành
trực tiếp từ các chồi nách lá của mẫu mô lá. Các đoạn lá (dài 1 cm) được nuôi cấy
trong môi trường MS lỏng, khơng bổ sung chất kích thích tăng trưởng. Khoảng 95%
các mẫu cấy đã hình thành các chồi nách lá là 5 chồi/1 đoạn lá trong thời gian nuôi
cấy 6 tuần. Tổng số lượng chồi nách lá tạo ra là 250 chồi nách/lít mơi trường MS
lỏng. Trong thời gian ni cấy, từ tuần thứ 3 trở đi, môi trường cấy các đoạn lá đã
được quan sát thấy màu sẫm, do sự bài tiết các hợp chất phenol từ các đầu cắt của
các đoạn lá, đã làm ức chế sự phát triển của các chồi nách lá. Vì vậy, 6 tuần/lần môi
trường lỏng đã được thay đổi để đảm bảo cho sự phát triển liên tục của chồi. Sự nảy

11


download by :


mầm của các chồi là 100% trên môi trường thạch MS (môi trường tĩnh) khi được bổ
sung với các hormon tăng trưởng BAP: KIN: NAA (với tỷ lệ 1,0: 0,1: 1,0 mg/l).
Các đoạn rễ củ cũng phát triển nhiều rễ khi được cấy vào môi trường MS lỏng, mà
không bổ sung hormon tăng trưởng.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu Sâm cau trong nước
Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn.) là cây thuốc quý. Trên thế giới đã
có rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu nhân giống và phân tích các thành phần
hóa học của cây Sâm cau. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam chưa có nhiều cơng
trình nghiên cứu về cây Sâm cau.
Võ Châu Tuấn và cs. (2011) đã nghiên cứu tái sinh chồi đỉnh Sâm cau
(Curculigo orchioides Gaertn.) trên môi trường MS bổ sung 4,0 mg/l BA. Đỉnh
sinh trưởng (dài khoảng 1 cm) được nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung Kn,
BA, Kn + BA, hoặc IBA + BA cho cảm ứng nhân nhanh chồi. Số chồi đạt lớn
nhất trên môi trường MS bổ sung 1,0 mg/l IBA + 2,5 mg/l BA (với 17,90
chồi/mẫu cấy). Chồi được tạo rễ trên môi trường MS bổ sung IBA hoặc IBA +
BA, hình thành rễ tốt nhất trên mơi trường MS bổ sung 0,75 mg/l IBA và 0,75
mg/l NAA với tỉ lệ 1:1 (đạt 64 rễ/mẫu). Cây in vitro đưa ra nhà lưới, 86% cây
sống và thích nghi với điều kiện tự nhiên.
Nguyễn Thị Cúc và cs. (2014) khảo sát ảnh hưởng của ba nhóm hợp chất
hữu cơ khác nhau: (i) nhóm chuối, khoai tây, nước dừa; (ii) nhóm peptone,
triptone, bột nấm men và (iii) nhóm tảo Spirulina lên q trình sinh trưởng và
phát triển của lan hài hồng (Paphiopedilum delenatii) in vitro. Kết quả cho thấy,
cả ba nhóm hợp chất hữu cơ đều có tác dụng làm gia tăng số lượng chồi, đặc biệt
tảo Spirulina khơng những kích thích q trình tạo chồi mà còn làm gia tăng tỷ lệ
sống của mẫu cấy lan hài hồng in vitro. Trong nhóm chuối, khoai tây và nước
dừa thì chuối có tác động mạnh nhất lên quá trình tạo chồi và số chồi đạt cao nhất

ở nồng độ 20 g/l với 3,8 chồi/mẫu cấy. Đối với nhóm peptone, triptone và bột
nấm men, bột nấm men có tác động mạnh nhất lên q trình tạo chồi và số chồi
đạt cao nhất (3,9 chồi/mẫu cấy) ở nồng độ 1 g/l bột nấm men. Tỷ lệ sống của
chồi đạt 100% khi bổ sung bột tảo Spirulina và số chồi đạt cao nhất là 4,0
chồi/mẫu cấy ở nồng độ 50 mg/l.
Năm 2016, Trung tâm ươm tạo Doanh nghiệp Nơng nghiệp Cơng nghệ cao
Tp Hồ Chí Minh đã nghiên cứu nhân giống Sâm cau tái sinh chồi từ mẫu lá.

12

download by :


Pham Thanh et al. (2018) nhân giống Sâm cau bằng phương pháp giâm
hom thân rễ (đầu thân rễ, giữa thân rễ và đoạn cuối thân rễ) đến khả năng tạo
chồi và rễ của cây Sâm cau, kết quả cho thấy khả năng tạo chồi và rễ cao nhất là
giâm hom đoạn cuối thân rễ.
Trương Thị Bích Phượng và cs. (2018) nghiên cứu tạo chồi in vitro cây
Sâm cau từ đoạn thân. Đoạn thân (khoảng 2,0 cm) của cây Sâm cau được khử
trùng bằng HgCl2 0,1% trong thời gian 15-18 phút, kết quả khử trùng với thời
gian 16 phút có hiệu quả tốt nhất, tỷ lệ mẫu sống đạt 69,08%. Bổ sung 3,5 mg/l
BAP vào mơi trường MS, thích hợp cho sự tái sinh chồi từ đoạn thân tự nhiên với
tỉ lệ mẫu tái sinh là 96,46% và số chồi/mẫu cao nhất đạt 2,65. Môi trường MS bổ
sung riêng lẻ 1,5 mg/l BAP; 1,5 mg/l KIN và 1,5 mg/l TDZ thích hợp cho sự tái
sinh chồi từ mẫu lá cây sâm cau in vitro, với tỉ lệ mẫu tái sinh chồi lần lượt là
96,68%; 92,88% và 85,76%. Tiến hành nhân chồi từ chồi đỉnh in vitro trên môi
trường riêng lẻ BAP và KIN. Sau 6 tuần nuôi cấy, môi trường MS bổ sung 3,0
mg/l BAP thích hợp nhất cho sự nhân chồi từ đỉnh chồi cây sâm cau in vitro có
nguồn gốc từ đoạn thân tự nhiên với 7,44 chồi/mẫu và có nguồn gốc từ mẫu lá in
vitro với 10,13 chồi/mẫu.

Nguyễn Thị Lài và cs. (2018) nhân giống in vitro cây Sâm cau (Curculigo
orchioides Gaertn.) từ nuôi cấy đỉnh sinh trưởng, kết quả cho thấy trên môi
trường MS + 30 g/1 sucrose + 5,5 g/1 agar + 200 ml/l nước dừa + 1 g/l than hoạt
tính + 1,5 mg/l TDZ + 0,5 mg/l IBA + 1,0 mg/l AgNO3 + 50 mg/l tảo Spirulina là
thích hợp nhất cho nhân nhanh chồi in vitro, với số chồi 20,8 chồi/mẫu và 5,2
lá/cây, sau 6 tuần nuôi cấy. Tỷ lệ chồi ra rễ cao nhất, chất lượng bộ rễ tốt nhất
trong môi trường MS + 30 g/1 sucrose + 5,5 g/1 agar + 200 ml/l nước dừa + 1 g/l
than hoạt tính + 0,5 mg/l IBA. Hỗn hợp đất mùn + vụn xơ dừa (tỷ lệ 70:30) được
xác định là giá thể phù hợp nhất cho sinh trưởng của cây con trong vườn ươm,
sau 10 tuần nuôi trồng, tỷ lệ sống đạt 98%, chiều cao cây đạt 16,6 cm, 6,9 lá/cây
và 6,3 rễ mới/cây.
Tóm lại, Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn.) là cây thuốc quý trong y
học cổ truyền Việt Nam và các nước Châu Á khác, có giá trị y học và thương mại
cao và có tiềm năng phát triển ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Hiện nay loài
Sâm cau đã bị suy giảm nghiêm trọng, đang bị đe dọa do bị khai thác để bán làm
thuốc và do nạn chặt phá rừng hủy hoại nơi cư trú của cây. Hầu hết các nghiên
cứu trên thế giới chỉ đề cập về nhân giống in vitro và thành phần hóa sinh của

13

download by :


×