Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 110 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TẠ TUẤN SƠN

PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

Ngành:

Quản lý kinh tế

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Mai Thanh Cúc

Mã số:

8340410

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi, các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được nghiên cứu và thu thập từ thực tiễn và
chưa từng được công bố trong bất kỳ một cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày .... tháng.....năm 2018


Tác giả luận văn

Tạ Tuấn Sơn

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS.Mai Thanh Cúc – người đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ các đơn vị: Ban Quản lý các
khu công nghiệp Phú Thọ, Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ, Sở Công thương Phú Thọ,
Sở Tài nguyên Môi trường Phú Thọ, UBND các huyện, thành thị... đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn./.
Hà Nội, ngày .... tháng.....năm 2018
Tác giả luận văn


Tạ Tuấn Sơn

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ......................................................................................................................i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt .......................................................................................................vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình, biểu đồ, sơ đồ ...................................................................................... viii
Danh mục hộp ................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ix
Thesis abstract...................................................................................................................xi
Phần 1. Mở đầu ................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung .................................................................................................... 2


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.4.

Đóng góp mới của luận văn ................................................................................. 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển khu công nghiệp trên địa
bàn cấp tỉnh ........................................................................................................ 4
2.1.

Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 4

2.1.1.

Các khái niệm ...................................................................................................... 4


2.1.2.

Đặc điểm, vai trị của khu cơng nghiệp ............................................................... 7

2.1.3.

Nội dung nghiên cứu phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh ...........13

2.1.4.

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển các KCN ................. 16

2.2.

Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 20

2.2.1.

Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới ...................................................... 20

2.2.2.

Kinh nhiệm của một số tỉnh ............................................................................... 22

2.2.3.

Bài học rút ra cho tỉnh Phú Thọ ......................................................................... 25

iii


download by :


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 27
3.1.

Đặc điểm địa bàn tỉnh Phú Thọ ......................................................................... 28

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên tỉnh Phú Thọ........................................................................ 27

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 32

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................. 32

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin......................................................................... 32

3.2.3.

Phương pháp xử lý và phân tích thơng tin ......................................................... 34

3.3.


Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................. 35

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................... 37
4.1.

Thực trạng phát triển khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006-2017 .............. 38

4.1.1.

Thực trạng quy hoạch khu công nghiệp ............................................................ 37

4.1.2.

Tỷ lệ lấp đầy các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ............................................. 43

4.1.3.

Kết quả đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng KCN ..................................................... 44

4.1.4.

Thu hút dự án và vốn đầu tư .............................................................................. 48

4.1.5.

Tình hình sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp
trong 03 KCN .................................................................................................... 51

4.1.6.


Công tác bảo đảm môi trường tại 03 KCN ........................................................ 53

4.1.7.

Giải quyết việc làm cho lao động ...................................................................... 54

4.1.8.

Thực trạng quản lý nhà nước của Ban quản lý các KCN .................................. 56

4.2.

Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển các khu công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ .................................................................................. 62

4.2.1.

Vị trí, quy mơ các KCN ..................................................................................... 61

4.2.2.

Thể chế, chính sách ........................................................................................... 64

4.2.3.

Công nghiệp phụ trợ và khả năng cung cấp nguyên vật liệu ............................. 67

4.2.4.

Nguồn lao độngcủa địa phương và các vùng lân cận ........................................ 68


4.3.

Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường phát triển các kcn tỉnh Phú
Thọ trong thời gian tới ....................................................................................... 71

4.3.1.

Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch các khu công nghiệp ........................ 73

4.3.2.

Đẩy mạnh công tác đảm bảo môi trường trong các KCN ................................. 77

4.3.3.

Tăng cường thu hút các nguồn lực, đầu tư kết cấu hạ tầng các KCN ............... 79

4.3.4.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh trong các KCN ...................................................... 80

iv

download by :


4.3.5.


Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ................................................... 84

4.3.6.

Đẩy mạnh đầu tư các thiết chế văn hóa xã hội, nhà ở công nhân tại các
KCN ................................................................................................................... 89

4.3.7.

Nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước và cải cách thủ tục
hành chính.......................................................................................................... 90

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ....................................................................................... 91
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 91

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................... 94

5.2.1.

Đối với Chính phủ và các Bộ, ngành ................................................................ 93

5.2.2.

Đối với Tỉnh Phú Thọ ........................................................................................ 93

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 94


v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQL

Ban quản lý

CSHT

Cơ sở hạ tầng

DN

Doanh nghiệp

GPMB

Giải phóng mặt bằng

GRDP

Tổng sản phẩm trên địa bàn


KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

KT-XH

Kinh tế - xã hội

NĐT

Nhà đầu tư

NN

Nhà nước

NSNN

Ngân sách nhà nước

SXKD

Sản xuất kinh doanh

UBND


Ủy ban nhân dân

USD

Đơ la Mỹ

VCCI

Phịng Thương mại cơng nghiệp Việt Nam

VĐT

Vốn đầu tư

XK, NK

Xuất khẩu, Nhập khẩu

XTĐT

Xúc tiến đầu tư

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Phú Thọ đến năm 2020................................... 28

Bảng 3.2. Kế hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2020 ................................ 29
Bảng 3.3. Tổng hợp các loại khoáng sản đặc trưng của Phú Thọ ................................ 30
Bảng 3.4. GRDP và tốc độ tăng trưởng GRDP tỉnh Phú Thọ ...................................... 31
Bảng 3.5. Cơ cấu kinh tế theo giá trị tăng thêm ........................................................... 31
Bảng 3.6. Số lượng mẫu điều tra cơ quan QLNN ........................................................ 34
Bảng 4.1. Vị trí các KCN tỉnh Phú Thọ ....................................................................... 37
Bảng 4.2. Tỷ lệ lấp đầy các KCN (tính đến 31/12/2017) ............................................. 43
Bảng 4.3. Vốn đầu tư xây dựng hạ tầng KCN Phú Thọ ............................................... 45
Bảng 4.4. Kết quả khảo sát về chất lượng hạ tầng các KCN........................................ 48
Bảng 4.5. Tổng hợp thu hút DA đầu tư vào KCN Phú Thọ ......................................... 49
Bảng 4.6. Dự án FDI đầu tư vào KCN phân theo quốc gia và vùng lãnh thổ .............. 50
Bảng 4.7. Nguồn vốn đầu tư, vốn thực hiện tại các KCN ............................................ 50
Bảng 4.8. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2006-2017 ................. 51
Bảng 4.9. Tốc độ tăng bình quân một số chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2006-2017 ......... 52
Bảng 4.10. Phân bố lao động các KCN Phú Thọ giai đoạn 2006 – 2017 ...................... 54
Bảng 4.11. Số lao động đang làm việc tại các KCN tỉnh giai đoạn 2006-2017 ............. 55
Bảng 4.12. Trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ ban quản lý KCN Phú Thọ ................ 57
Bảng 4.13. Tổng hợp kết quả khảo sát yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư
của các doanh nghiệp ................................................................................... 61
Bảng 4.14. Bảng tổng hợp chính sách ưu đãi đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ ........................................................................................................ 66
Bảng 4.15. Phân tích tổng thể điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với
phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ............................................. 69
Bảng 4.16. Kết quả khảo sát giải pháp phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ trong thời gian tới ................................................................................. 72

vii

download by :



DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Hình 4.1.

Bản đồ qui hoạch phát triển các KCN Phú Thọ đến 2020......................... 40

Sơ đồ 4.1.

Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý các KCN Phú Thọ .................................. 56

Biểu đồ 4.1. Ảnh hưởng của vị trí địa lý KCN đến quyết định đầu tư của doanh
nghiệp vào các KCN .................................................................................. 62
Biểu đồ 4.2. Ảnh hưởng của các vùng lân cận KCN đến quyết định đầu tư của
doanh nghiệp vào các KCN ....................................................................... 63
Biểu đồ 4.3. Ảnh hưởng của thể chế chính sách đến quyết định đầu tư của doanh
nghiệp vào các KCN .................................................................................. 67
Biểu đồ 4.4. Ảnh hưởng của lao động đến quyết định đầu tư vào các KCN ................. 68

DANH MỤC HỘP

Hộp 4.1. Giải pháp về Quy hoạch các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ....... 73
Hộp 4.2. Tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng các KCN ............... 79
Hộp 4.3. Đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ .. 81

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Họ tên học viên: Tạ Tuấn Sơn
Tên đề tài luận văn: Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Chuyên ngành: Quản Lý Kinh Tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng phát triển các KCN, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Từ đó đề xuất giải pháp chủ
yếu nhằm phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu đã
công bố như các báo cáo, niên giám thống kê của tỉnh, các báo cáo tóm tắt của các
phòng, ban liên quan. Số liệu sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn các doanh nghiệp,
cán bộ và người lao động.
Phương pháp phân tích số liệu: Nghiên cứu sử dụng một số phương pháp phân
tích số liệu như phương pháp phân tích mơ tả, phân tổ thống kê và phân tích so sánh.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả nghiên cứu chỉ ra sự hình thành và phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ trong giai đoạn 2006-2017 đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trở thành
động lực quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công
nghiệp và dịch vụ; góp phần quan trọng làm gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, kim
ngạch xuất khẩu và nguồn thu cho ngân sách địa phương; đáp ứng được yêu cầu về sử
dụng tiết kiệm đất đai, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và giải quyết việc làm,
thu nhập ổn định cho nhân dân địa phương và thu hút lao động ngoài tỉnh. Kết quả
thu hút đầu tư và sản xuất kinh doanh hàng năm của các KCN đã tạo tiền đề xác lập
một số ngành công nghiệp mới, ngành cơng nghiệp cơng nghệ cao, góp phần thúc
đẩy q trình đơ thị hóa, xây dựng nơng thơn mới... đáp ứng được yêu cầu định
hướng phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp, với mục tiêu CNH- HĐH đất nước theo

đúng Nghị quyết Đại hội Đảng các nhiệm kỳ đã đề ra. Đồng thời, cũng chỉ ra những
khó khăn, thách thức và tồn tại nhiều vấn đề cần phải tiếp tục hồn thiện, đó là: Hiệu
quả cơng tác quy hoạch các khu cơng nghiệp cịn hạn chế, nguồn lực xây dựng kết
cấu hạ tầng phục vụ phát triển khu công nghiệp chưa cao, hiệu quả hoạt động của
các doanh nghiệp cịn hạn chế, đa số các dự án quy mơ nhỏ, vốn đầu tư trên một dự
án chưa cao, chưa thu hút được nhiều dự án có giá trị gia tăng cao, đóng góp lớn cho

ix

download by :


ngân sách nhà nước; còn hiện tượng vi phạm pháp luật về bảo vệ mơi trường, cải
cách hành chính cịn chưa đáng ứng được yêu cầu...
Qua phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển các KCN trên
địa bàn tỉnh; nghiên cứu đề xuất một số giải pháp chính như: Nâng cao chất lượng cơng
tác quy hoạch các khu công nghiệp; Đẩy mạnh công tác đảm bảo môi trường trong các
KCN; Tăng cường thu hút các nguồn lực, đầu tư kết cấu hạ tầng các KCN; Đẩy mạnh
thu hút đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh trong các KCN; Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; Đẩy mạnh đầu tư
các thiết chế văn hóa xã hội, nhà ở công nhân tại các KCN; Nâng cao chất lượng công
tác quản lý nhà nước và cải cách thủ tục hành chính.

x

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Ta Tuan Son

Thesis title: "Development of industrial estates in Phu Tho province".
Major: Economic Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objective
Assessing the current situation of developing industrial estates, analyzing the
factors affect to the development of industrial estates in Phu Tho province. Proposing
the main solution develop the industrial estates of Phu Tho province in the future.
Methods
Data collection method: Secondary data is collected through proclaimed
documents such as reports, statistical yearbook of the province; summary reports of the
departments, committees. Primary data is gathered from enterprises, government
officials and workers.
Method of analysis: there are several methods of analysis using in this study
such as descriptive analysis, partial analysis, comparative analysis.
Main findings and conclusions
Research results illustrate the formation and development of industrial estates in
Phu Tho province over the period of 2006-2017 which contributed to boosting
economic growth; these contributes an important part to increasing the value of
industrial production, export turnover and revenue sources for local budgets; To meet
the requirements on land use, environmental protection, sustainable development and
job creation, stable income for local people and the attraction of labor outside the
province. The results of investment attraction and business production of the industrial
estates have created a premise to establish the number of new industries, hi-tech
industries, contributing to promoting urbanization and new rural construction… to meet
the requirements of orientation to strive to become an industrial province, with the goal
of industrialization and modernization of the country in accordance with the Resolution
of the Party Congress of the tenure. The thesis shows the difficulties, challenges and

problems need to be further improved such as: The efficiency of the planning of
industrial estates is limited; the resources for infrastructure construction are not high;
Most of the small-scale projects, investment capital on a project is not high and attract
many projects with high prices; administrative reform is required ...

xi

download by :


Analyzing the current situation and factors affecting to development of industrial
estates in the province; The thesis proposes some main solutions such as improving the
quality of planning of industrial parks; Promoting environmental protection in industrial
estates; Attracting resources, invest in infrastructure of industrial estates; Promoting
attracting investment and improving the performance of enterprises operating in
industrial estates; Improving the quality of human resource training; Promoting
investment in cultural and social institutions; Improving the quality of state
management and reforming of administrative procedures.

xii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Quá trình hình thành, xây dựng các Khu cơng nghiệp, Khu kinh tế, Khu
chế xuất (KCN, KKT, KCX) là động lực quan trọng đẩy mạnh cơng nghiệp hố,
hiện đại hố (CNH, HĐH), thu hút đầu tư nói chung và đầu tư nước ngồi nói
riêng. Nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đã gặt hái được những thành

công trong phát triển kinh tế nhờ phát triển các KCN.
Các KCN ở Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và từng bước khẳng
định vị trí, vai trị trong sự nghiệp phát triển kinh tế cả nước nói chung, phát triển
kinh tế - xã hội tại các địa phương nói riêng. Tính đến hết năm 2016, cả nước có
325 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên gần 95 nghìn ha, trong
đó diện tích đất cơng nghiệp có thể cho th đạt 64 nghìn ha, chiếm khoảng 67%
tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó, 220 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện
tích đất tự nhiên gần 61 nghìn ha và 105 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải
phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 34 nghìn ha.
Tổng diện tích đất cơng nghiệp đã cho th của các KCN đạt 31,8 nghìn ha, tỷ lệ
lấp đầy các KCN đạt 51%, riêng các KCN đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt
73% (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2017).
Trong xu thế chung đó, là tỉnh trung du miền núi phía Bắc, giáp ranh với
năm tỉnh, thành phố là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hịa Bình, n Bái và Tun Quang.
Với vị trí này, Phú Thọ đóng vai trị là trung tâm vùng, cửa ngõ phía Tây Bắc của
Vùng Thủ đơ Hà Nội, là cầu nối giữa các tỉnh phía Tây Bắc với đồng bằng sông
Hồng, nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phịng - Hà Nội - Cơn Minh. Với vị trí
địa lý đó, Phú Thọ hội tụ các điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao
thương với các vùng trong nước, quốc tế và có nhiều điều kiện thuận lợi cho
phát triển các KCN. Nhằm phát huy thế mạnh này, tỉnh Phú Thọ đã thành lập
một số KCN để thu hút đầu tư nói chung, vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI)
nói riêng, coi đó là nguồn lực tốt để thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa Phú Thọ trở
thành một trong những tỉnh phát triển hàng đầu trong vùng Trung du miền núi
Bắc Bộ như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã đề ra.
Theo quy hoạch phát triển các khu công nghiệp cả nước, Phú Thọ được
quy hoạch xây dựng 07 KCN. Tính đến năm 2017, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã

1

download by :



có 05 KCN được quy hoạch chi tiết với quy mơ diện tích đất tự nhiên 1.506ha,
bao gồm: KCN Thụy Vân: 306ha, KCN Trung Hà: 200ha, KCN Phú Hà: 450ha,
KCN Cẩm Khê: 450ha, KCN Phù Ninh: 100ha, trong đó 03 KCN đã có nhà đầu
tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN là: KCN Thụy Vân, KCN Trung
Hà, KCN Phú Hà. Các KCN của tỉnh đã thu hút được 112 dự án đầu tư, trong đó:
49 dự án FDI với vốn đầu tư đăng ký 421,2 triệu USD, 63 dự án đầu tư trong
nước với vốn đăng ký 10.830,4 tỷ đồng; đến 31/12/2017 đã có 89 dự án đi vào
hoạt động; Giá trị doanh thu thuần đạt: 22.000 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt: 780
triệu USD, giá trị nhập khẩu đạt: 730 triệu USD, tổng nộp ngân sách nhà nước
ước đạt: 1.000 tỷ đồng, tổng số lao động: 30.530 người, thu nhập bình quân: 6,0
triệu đồng/người/tháng (Ban quản lý các KCN Phú Thọ, 2017).
Mặc dù các KCN trên địa bàn tỉnh đã mang lại những kết quả nhất định,
song quá trình xây dựng và phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã bộc
lộ những hạn chế như: Sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư thấp, tiến độ lựa chọn
thu hút nhà đầu tư và triển khai xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN còn
chậm, tỷ lệ lấp đầy đất công nghiệp tại các KCN thấp (tỷ lệ lấp đầy KCN Trung
Hà 34%, KCN Phú Hà 11%), còn 03 KCN theo quy hoạch của Thủ tướng Chính
phủ chưa thu hút được nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN; nhiều
dự án thu hút đầu tư có chất lượng thấp, một số dự án gây ô nhiễm môi trường,
kết cấu hạ tầng trong hàng rào và ngoài hàng rào KCN chưa được đầu tư đồng
bộ, hiệu quả kinh tế - xã hội tạo ra từ các KCN chưa cao và phát sinh nhiều vấn
đề vấn đề xã hội xung quanh khu vực KCN,... Những hạn chế đã bộc lộ về kinh
tế, xã hội và mơi trường nói trên, địi hỏi phải có giải pháp khắc phục.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn như trên, tôi đã lựa chọn
nghiên cứu đề tài: "Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ"
làm đối tượng nghiên cứu trong luận văn.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng phát triển các khu
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; từ đó đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm
tăng cường phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển các khu công nghiệp;

2

download by :


- Đánh giá thực trạng phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển các khu công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ;
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu tăng cường phát triển các KCN trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
phát triển các KCN cấp tỉnh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi nội dung
Phát triển các KCN bao gồm rất nhiều nội dung và được tiếp cận trên
nhiều góc độ khác nhau. Trong điều kiện thời gian và dung lượng của Luận văn,
học viên chỉ tập trung nghiên cứu sự phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ ở góc độ ở góc độ sự gia tăng về số lượng, chất lượng các KCN.
* Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu phát triển các KCN trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ.
* Phạm vi thời gian: Tiến hành thu thập tài liệu cho việc đánh giá thực
trạng từ năm 2006 đến năm 2017, giải pháp trong thời gian tới. Thời gian thực

hiện luận văn từ tháng 5/2017 đến tháng 6/2018.
1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Đề tài đã góp phần bổ sung, hồn thiện những vấn đề lý luận về phát triển
các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Nghiên cứu đã hệ thống được những bài học kinh nghiệm trong thu phát
triển KCN của một số nước trên thế giới và ở một số địa phương của Việt Nam.
Qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Phú Thọ.
Phân tích thực trạng phát triển KCN tỉnh Phú Thọ để đánh giá những kết
quả đạt được qua các năm 2006-2017, những tồn tại hạn chế và tìm ra ngun
nhân. Trên cơ sở phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển các KCN tỉnh
Phú Thọ từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các KCN tỉnh
Phú Thọ.

3

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KHU
CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Các khái niệm khu cơng nghiệp
*) Theo William Bredo đó là “KCN là một vùng đất được phát triển và chia
thành nhiều lô nhỏ theo một quy hoạch đồng bộ với đầy đủ tiện ích về cơ sở hạ tầng
bao gồm đường giao thông, điện, nước, tiện ích cơng cộng được sử dụng chung cho
tồn bộ các thành phần trong đó” (Nguyễn Mạnh Hùng, 2016).
*) Theo Peddle (1993) “Khu công nghiệp là một vùng đất tương đối rộng
được chia thành nhiều lô và được xây dựng cơ sở hạ tầng trong đó các xí nghiệp
dễ dàng lựa chọn địa điểm để phát triển, thống nhất sử dụng hạ tầng và hưởng

những lợi thế ở những vị trí liền kề nhau” (Nguyễn Mạnh Hùng, 2016).
*) Theo Bách khoa tồn thư mở Wikipedia
Khu cơng nghiệp ở Việt Nam là khu vực dành cho phát triển công nghiệp
theo một quy hoạch cụ thể nào đó nhằm đảm bảo được sự hài hòa và cân bằng
tương đối giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường. Khu cơng nghiệp được
Chính phủ cấp phép đầu tư với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và pháp lý riêng. Những
khu cơng nghiệp có quy mơ nhỏ thường được gọi là cụm công nghiệp.
*) Theo quy định tại Điều 2, Nghị định số 192-CP của Chính phủ, ngày
28/12/1994 về ban hành quy chế KCN, “KCN là khu công nghiệp tập trung do
Chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất
công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, khơng có dân
cư sinh sống”.
*) Theo quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 03 năm
2008 của Chính phủ quy định về KCN, KCX và KKT thì khái niệm về khu công
nghiệp được hiểu như sau:
Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện
các dịch vụ cho sản xuất cơng nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành
lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của Chính phủ.
Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực
hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới

4

download by :


địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với
khu cơng nghiệp theo quy định của Chính phủ.
Khu cơng nghiệp, Khu chế xuất được gọi chung là Khu công nghiệp, trừ
trường hợp quy định cụ thể

*) Theo quy định tại Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của
Quốc hội thì khái niệm KCN, KCX như sau:
Khu công nghiệp: Là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản
xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.
Khu chế xuất: là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực
hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu.
Trên thế giới loại hình Khu cơng nghiệp (KCN) đã có một q trình lịch
sử phát triển hơn 100 năm nay bắt đầu từ những nước công nghiệp phát triển như
Anh, Mỹ cho đến những nước có nền kinh tế cơng nghiệp mới như Hàn Quốc,
Đài Loan, Singapore,…và hiện nay vẫn đang được các quốc gia học tập và kế
thừa kinh nghiệm để tiến hành cơng nghiệp hóa. Tùy điều kiện từng nước mà
KCN có những nội dung hoạt động kinh tế khác nhau và có những tên gọi khác
nhau nhưng chúng đều mang tính chất và đặc trưng của KCN. Để phù hợp với
thực tiến ở Việt Nam, luận văn sử dụng khái niệm KCN là:
KCN là khu vực có gianh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công
nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, được thành lập theo
điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp theo quy định của
Chính phủ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và pháp lý riêng.
2.1.1.2. Khái niệm về phát triển, phát triển kinh tế
- Khái niệm phát triển
“Phát triển là một phạm trù Triết học dùng để khái quát quá trình vận
động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến
hoàn thiện của các sự vật trong thế giới khách quan” (Nguyễn Văn Tài và Phạm
Văn Sinh và cs, 2015). Theo đó, phát triển là một khái niệm về sự tồn tại và vận
động không ngừng, sự thay đổi về quy mô và chất lượng của một sự vật, một
hiện tượng trong thời gian và không gian nhất định. Lịch sử phát triển của nhân
loại cho thấy nhận thức của con người và thực tế về sự phát triển đã trải qua
nhiều giai đoạn, cũng được nâng cao và hoàn thiện hơn.

5


download by :


Theo quan điểm của triết học thì quy mơ của sự vật, hiện được hiểu là
tổng thể các thuộc tính chỉ ra kích cỡ của đối tượng, quy mơ, độ lớn của nó.
Như vậy sự tăng lên của quy mơ hay “tăng trưởng” là sự mở rộng ngưỡng về
số lượng, quy mơ theo hướng tích cực, nhưng khơng đi kèm biến đổi về chất,
về cấu trúc
Chất lượng của sự vật, hiện tượng được hiểu là: Một phần tồn tại bên
trong của các sự vật, hiện tượng, tổng thể các thuộc tính cho biết đối tượng là gì,
là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính làm sự vật là nó chứ khơng phải là cái
khác (Nguyễn Văn Tài và Phạm Văn Sinh và cs., 2015).
- Khái niệm phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến tồn diện về mọi mặt kinh tế, chính
trị, xã hội của một quốc gia; trong quá trình phát triển kinh tế, sự tiến bộ và cơng
bằng xã hội chính là mục tiêu của phát triển kinh tế, đồng thời phát triển kinh tế
là sự kết hợp một cách chặt chẽ q trình hồn thiện hai vấn đề kinh tế và xã hội
của một quốc gia
Theo logic biện chứng của quá trình phát triển, phát triển kinh tế được
xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất của nền kinh tế. Mặt lượng
của sự phát triển bao hàm sự gia tăng về quy mô thu nhập và tiềm lực của nền
kinh tế, còn thay đổi về chất bao gồm quá trình thay đổi cấu trúc bên trong của
nền kinh tế và sự tiến bộ xã hội (Ngô Thắng Lợi và Phan Thị Nhiệm, 2008).
2.1.1.3. Khái niệm phát triển khu công nghiệp
Từ quan niệm về phát triển nêu trên, luận văn quan niệm Phát triển khu
công nghiệp trên địa phương là quá trình tăng lên cả về số lượng và chất lượng
của các KCN trên địa bàn. Theo quan niệm này, nội hàm phát triển KCN trên địa
phương được hiểu như sau:
Thứ nhất là sự gia tăng về số lượng của các KCN trên địa phương. Sự gia

tăng về lượng được hiểu là sự mở rộng các KCN về số lượng các khu cơng
nghiệp, diện tích, về tỷ lệ lấp đầy các KCN.
Thứ hai là sự gia tăng về chất lượng của các KCN trên địa phương. Có
nghĩa là gia tăng trình độ cơng nghệ sản xuất trong các KCN, giảm tiêu hao
năng lượng, hiệu quả hoạt động kinh tế ở các KCN, đảm bảo các mục tiêu về
xã hội, bảo vệ mơi trường đồng thời có tác động lan toả đến các hoạt động
kinh tế ngoài KCN.

6

download by :


2.1.2. Đặc điểm, vai trị của khu cơng nghiệp
2.1.2.1. Đặc điểm
KCN là một tổ chức không gian lãnh thổ công nghiệp luôn gắn liền phát
triển công nghiệp với xây dựng cơ sở hạ tầng và hình thành mạng lưới đơ thị,
phân bố dân cư hợp lý. KCN có những đặc điểm chính sau đây:
Về mặt kinh tế: Theo Nguyễn Trọng Tấn (2012), khu công nghiệp là nơi
tập trung nguồn lực để phát triển công nghiệp. Các nguồn lực tập trung vào một
khu vực địa lý xác định. KCN có chính sách kinh tế đặc thù, ưu đãi, nhằm thu hút
vốn đầu tư trong nước và nước ngồi, tạo mơi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn
cho phép các nhà đầu tư. Mục tiêu của Xây dựng khu công nghiệp là thu hút vốn
đầu tư với quy mô lớn, thúc đẩy xuất khẩu tạo việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng,
chuyển giao cơng nghệ kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường.
Về mặt pháp lý: Theo Nguyễn Ngọc Dũng (2010), các khu công nghiệp là
phần lãnh thổ của nước sở tại, các doanh nghiệp hoạt động trong các khu công
nghiệp của Việt Nam chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam như. Hoạt động
trong KCN sẽ là các tổ chức pháp nhân, các cá nhân trong và ngoài nước tiến
hành theo các điều kiện bình đẳng. KCN là mơ hình tổng hợp phát triển kinh tế

với nhiều thành phần và nhiều hình thức sở hữu khác nhau cùng tồn tại song
song: tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư
nước ngồi thơng qua các hình thức góp vốn, mua cổ phần và tổ chức kinh tế của
nhà đầu tư trong nước.
2.1.2.2. Vai trị của các khu cơng nghiệp
- Thu hút vốn đầu tư, tăng tổng thu nhập quốc dân và kim ngạch xuất khẩu
Hầu hết các nước đang phát triển trên thế giới đang phải đối đầu với
những khó khăn về thiếu hụt vốn, cơ sở hạ tầng kinh tế thấp kém, kỹ thuật – cơng
nghệ lạc hậu, trình độ quản lý, tay nghề chưa cao, môi trường, thể chế đầu tư
chưa hồn thiện… Tuy nhiên, xu thế tồn cầu hố kinh tế hiện nay đang tạo ra
những cơ hội to lớn để việc khắc phục những yếu kém đó.
Việc các nước thực hiện quy hoạch, phát triển KCN là phương thức phù
hợp tạo điều kiện để tập trung đầu tư có trọng điểm. Do có kết cấu hạ tầng hiện
đại hơn và cơ chế quản lý thơng thống hơn so với bên ngoài, nên KCN đã trở
thành một địa điểm để thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài, tập
trung các doanh nghiệp sản xuất và chế biến cơng nghiệp. Nói cách khác, KCN

7

download by :


sẽ tạo cơ hội đưa nhanh kỹ thuật mới vào sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học và
công nghệ; xây dựng các ngành công nghiệp mũi nhọn, nâng cao vị trí chủ đạo
của cơng nghiệp trong nền kinh tế, bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và
bền vững.
Khu công nghiệp, khu chế xuất đã huy động được lượng vốn đầu tư lớn
của các thành phần kinh tế trong và ngồi nước phục vụ sự nghiệp Cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Hàng năm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) vào
khu cơng nghiệp, khu chế xuất chiếm từ 35-40% tổng vốn đăng ký tăng thêm của

cả nước; riêng lĩnh vực công nghiệp chiếm gần 80%. khu công nghiệp, khu chế
xuất cũng đã tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, có giá trị lâu
dài, góp phần hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trên cả nước (Bùi Quang
Vinh, 2011). Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2017), tính đến tháng 12/2016 cả
nước đã có 325 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên gần 95 nghìn
ha. Trong đó 220 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 61
nghìn ha và 105 KCN đang trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng xây
dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên gân 34 nghìn ha. Các KCN đã phát
huy được lợi thế kết cấu hạ tầng đồng bộ, thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, nhờ
đó thu hút được nguồn vốn đầu tư cả trong và ngoài nước. Hàng năm, số lượng
vốn FDI đầu tư vào KCN chiếm khoảng từ 60-70 tổng vốn đầu tư FDI thu hút được
của cả nước. Trung bình giai đoạn 2011-2015 các KCN thu hút được khoảng 40.000
tỷ đồng vốn đầu tư từ các nhà đầu tư trong nước (Trần Huy Đông, 2017).
- Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động
Phát triển KCN mở ra một không gian kinh tế rộng lớn, một kênh mới rất
có tiềm năng để thu hút lao động giải quyết việc làm; KCN là nơi sử dụng lao
động có chun mơn kỹ thuật phù hợp với vơng nghệ mới áp dụng vào sản xuất
đạt trình độ khu vực và quốc tế. Do đó, đóng góp rất lớn vào đào tạo nguồn nhân
lực để hình thành đội ngũ lao động của nền công nghiệp hiện đại. Trong tổng số
lao động được tuyển vào doanh nghiệp thì lao động phổ thơng về cơ bản được
địa tạo kèm cặp tại doanh nghiệp theo yêu cầu của công nghệ và dây truyền sản
xuất để vào làm việc; số còn lại được đào tạo bổ sung kỹ năng cho phù hợp với
công nghệ áp dụng trong sản xuất. Phát triển các KCN đồng nghĩa với sự hình
thành và phát triển mạnh mẽ thị trường lao động, nhất là lao động có trình độ cao
ở nước ta; quan hệ lao động trong các KCN bước đầu thực hiện trên cơ sở thỏa
thuận và tự định đoạt của các bên theo nguyên tắc của thị trường và của pháp

8

download by :



luật. KCN có mơ hình tổ chức và quản lý nói chung, tổ chức quản lý nhân lực nói
riêng rất tiên tiến, đạt trình độ quốc tế vè đa dạng, phụ thuộc vào xuất xứ của FDI
(Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan, Singapor, EU, Mỹ…). Đây là môi
trường tốt để đào tạo, chuyển giao khoa học cho đội ngũ cán bộ quản lý doanh
nghiệp (Nguyễn Hữu Dũng, 2008).
Hơn nữa, để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của nhiều doanh nghiệp, nhiều
KCN, KCX đã mở các cơ sở đào tạo nghề. Việc thành lập các trung tâm dạy nghề
và đào tạo trong các KCN, KCX đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực cho các doanh nghiệp trong KCN nói riêng, cho sự nghiệp CNH, HĐH đất
nước nói chung. Ở các địa phương có KCN, tỷ lệ thất nghiệp giảm rõ rệt. Điều đó
có tác động tích cực đến việc xố đói, giảm nghèo, đồng thời góp phần giảm các
tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016), cho
thấy mỗi KCN với diện tích khoảng 100 - 150 ha, khi đã lấp đầy tồn bộ diện tích
sẽ cần số lượng lao động lên đến 15 - 18 triệu lao động. Tính đến nay, các KCN
trên phạm vi cả nước đã thu hút được 2,8 triệu lao động trực tiếp đồng thời các
KCN cũng cung cấp một số phương thức, môi trường để đào tạo, nâng cao kỹ
năng cho người lao động.
Thực tế mấy năm qua cho thấy, hầu hết các KCN phía Nam và phía Bắc
phải tuyển rất nhiều lao động từ các tỉnh miền trung mới đáp ứng nhu cầu việc
làm trong KCN. Như vậy, KCN không những giải quyết việc làm cho lao động
địa phương mà còn tạo việc làm cho địa phương khác, trong quá trình hình thành
và phát triển của mình góp phần giải quyết bài tốn lớn cho nền kinh tế Việt nam
hiện nay đó là bài tốn việc làm và nâng cao trình độ lao động.
Việc mở mang các KCN, KCX khơng chỉ góp phần tạo việc làm, nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, mà cịn góp phần đáng kể vào việc tăng thu nhập,
xóa đói giảm nghèo. Lao động làm việc trong các KCN là những người có thu
nhập thấp đến từ nhiều địa phương. Ngồi ra, KCN cịn tạo ra nguồn thu nhập
tăng thêm cho những lao động không trực tiếp tham gia sản xuất trong KCN,

thông qua việc cung cấp dịch vụ cho khu cơng nghiệp.
- Góp phần nâng cao trình độ công nghệ và quản lý kinh doanh
Cùng với việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các KCN đều đặt ra mục
tiêu tiếp cận các công nghệ hiện đại và các phương pháp quản lý tiên tiến của các
nhà đầu tư. Theo một nhà kinh tế phương Tây nhận định: Việc thành lập các

9

download by :


KCN cịn có ý nghĩa hơn là một sự thay đổi chính sách, bởi sự thay đổi chính
sách là từ bóp nghẹt sang cởi mở thơng thống, chỉ có ý nghĩa tối đa khi chuyển
từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường. Còn thực sự khi nền kinh tế đã
hạn chế bớt đi các trói buộc phong kiến hành chính thì đều có ý nghĩa hơn lại là
một chính sách kỹ thuật và cơng nghệ khả thi đủ hấp dẫn để thu hút được kỹ
thuật và cơng nghệ mới của nước ngồi vào sự tái thiết nền kinh tế nội địa.
KCN được quy hoạch theo mô hình tập hợp các doanh nghiệp cùng ngành,
do vậy, chùm doanh nghiệp sẽ có điều kiện hợp tác liên kết với nhau trong việc
nhập khẩu, tiếp nhận những công nghệ tiên tiến và hiện đại trên thế giới; tận
dụng những lợi thế của nước đi sau, rút ngắn khoảng cách về khoa học kỹ thuật
với các nước đi trước; đồng thời cũng sẽ tiết kiệm được chi phí trong lĩnh vực
nghiên cứu và phát triển và quyền sở hữu trí tuệ.
Mặc dù trong giai đoạn đầu các KCN đi vào hoạt động, đầu tư nước ngoài
chủ yếu tập trung vào các ngành như dệt may, giày da, lắp ráp điện tử, nhưng
càng về sau thì việc đầu tư vào các lĩnh vực cơng nghệ hiện đại như đúc chính
xác, sản xuất cơ khí, sản xuất cáp điện, linh kiện điện tử... ngày càng tăng và
chiếm tỷ trọng lớn cả về sản phẩm và kim ngạch xuất khẩu. Cùng với dòng vốn
đầu tư trong các dự án sản xuất kinh doanh, các nhà đầu tư còn đưa vào Việt
Nam những dây chuyền sản xuất công nghệ tiên tiến, hiện đại trong đó có cả

những dự án cơng nghiệp kỹ thuật cao (phần lớn của Nhật Bản), như sản xuất
ôtô, xe máy (Honda Motor, Toyota Motor, Piago), các linh kiện máy tính. Một số
cơng nghệ tiên tiến hiện đại, cùng trình độ quản lý cao của đội ngũ cán bộ doanh
nghiệp, trình độ tay nghề của công nhân theo các chuẩn mực quốc tế đã được áp
dụng tại Việt Nam. Các doanh nghiệp trong KCN, đặc biệt là các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngồi đã góp sức đào tạo được đội ngũ lao động công nghiệp
sử dụng và vận hành thành thạo các trang thiết bị phục vụ quản lý và sản xuất,
nắm vững cơng nghệ, có tác động lan toả và nâng cao trình độ tay nghề của đội
ngũ lao động Việt Nam lên một bước. Trong các KCN, một lượng đáng kể người
lao động Việt Nam đang dần được đảm nhận các vị trí quản lý doanh nghiệp,
được tiếp xúc với phương thức quản trị kinh doanh tiên tiến, hiện đại, kỹ năng
maketing, quản lý tài chính, tổ chức nhân sự… Việc trực tiếp làm việc trong môi
trường có kỷ luật cao, yêu cầu tay nghề cao, đã rèn luyện được những kỹ năng và
bản lĩnh giúp người lao động Việt Nam thích ứng với một nền cơng nghệ tiên
tiến, hiện đại (Đỗ Hữu Hảo, 2006).

10

download by :


- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hình thành và
phát triển các khu đơ thị mới
Theo Phạm Thị Khanh (2010), Phát triển các KCN có tính đồng bộ và
hiện đại sẽ hình thành phương thức quản lý, kiểm soát, sử dụng tiết kiệm đất đai,
thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu lãnh
thổ nhanh chóng, hiệu quả. Phát triển KCN một mặt đã chuyển những vùng đất
sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang sản xuất công nghiệp mang lại hiệu quả
kinh tế cao hơn; mặt khác, sự phát triển của KCN kéo theo sự phát triển của các
ngành dịch vụ như thông tin liên lạc, ngân hàng, bảo hiểm… từ đó cải thiện tỷ

trọng đóng góp các ngành nghề trong GDP theo hướng gia tăng tỷ trọng giá trị
ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng giá trị ngành nơng nghiệp.
Chính từ sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề tại khu vực hình thành KCN
đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương theo hướng giảm tỷ
trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong lĩnh vực
công nghiệp và dịch vụ. Kết quả của quá trình này sẽ góp phần thúc đẩy tăng
trưởng, phát triển của kinh tế địa phương, là cơ sở để cải thiện nâng cao đời sống
vật chất tinh thần của nhân dân địa phương. Tuy vậy, cũng cần nhận thức rằng
trên thực tế nếu việc chuyển đổi đất nông nghiệp và xây dựng phát triển KCN có
độ trễ lớn có thể gây ra những khó khăn cho lao động địa phương vì mất đất canh
tác nơng nghiệp trong khi các nhà máy, xí nghiệp trong KCN lại chưa xây dựng
kịp thời dẫn đên thiều việc làm và tác động tiêu cực tới các vấn đề xã hội khác.
Ở Việt Nam, việc phát triển các KCN trong thời gian qua đã hình thành
nhiều khu đô thị mới, mang lại văn minh đô thị, góp phần cải thiện đời sống kinh
tế, văn hóa, xã hội cho khu vực rộng lớn được đô thị hóa. Ở vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc, dải cơng nghiệp dọc Quốc lộ 5: Sài Đồng, Phố Nối, Nam Sách,
Hải Phịng - Nomura, Đình Vũ; dọc Quốc lộ 18: Bắc Thăng Long, Đơng Anh,
Sóc Sơn, Nam Thăng Long của Hà Nội; đơ thị Vật Cách, Đình Vũ của Hải
Phịng… Khu đô thị Nam Thanh - Bắc Nghệ đang dần lộ rõ với khu cơng nghiệp
Nghi Sơn, Hồng Mai, Khu kinh tế Dung Quất... Tại thành phố Hồ Chí Minh, từ
năm 1992 đến nay KCN Tân Thuận, 5 cụm đô thị dọc tuyến đường bắc Nhà Bè Nam Bình Chánh đơ thị mới Nam Sài Gịn đã xuất hiện. Ngồi ra cịn nhiều khu
đơ thị mới gần các KCN đã và đang được hình thành, góp phần cải thiện bộ mặt
tại các vùng nông thôn ở nước ta (Phan Tiến Ngọc, 2006).

11

download by :


- Thúc đẩy q trình hiện đại hố hệ thống cơ sở hạ tầng

Theo Phạm Thị Khanh (2010) về bản chất, phát triển KCN tạo ra động lực
có sức lan tỏa đối với sự phát triển của ngành, vùng, lãnh thổ và thành phần kinh
tế. Thông qua sự phát triển của KCN hệ thống kết cấu hạ tầng được hình thành,
ngày càng hồn chỉnh, đồng bộ và có chất lượng, tạo đà cho các ngành kinh tế
khác, vùng kinh tế khác cùng phát triển. Do đòi hỏi của các doanh nghiệp khi đầu
tư vào các KCN là cơ sở hạ tầng phải hồn thiện, đồng bộ và hiện đại, vì vậy, để
thu hút được nhiều dự án đầu tư, nhất là các dự án đầu tư nước ngoài, các quốc gia,
các địa phương ngồi việc đưa ra hàng loạt chính sách ưu đãi về thuế, tài chính,
cịn tiến hành đầu tư cơ sở hạ tầng, cố gắng hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng.
Kết quả là hệ thống đường xá; hệ thống cung ứng điện, nước; hệ thống thơng tin
liên lạc; cơng trình phúc lợi phát triển, hiện đại đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.
Sự phát triển cơ sở hạ tầng các KCN cịn có có tác dụng kích thích sự phát
triển kinh tế địa phương, góp phần rút ngắn sự chênh lệch phát triển giữa nông
thôn và thành thị, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Cùng với
quá trình phát triển KCN, các điều kiện về kỹ thuật hạ tầng trong khu vực đã
được cải thiện đáng kể, nhu cầu về các dịch vụ gia tăng, góp phần thúc đẩy hoạt
động kinh doanh cho các cơ sở dịch vụ trong vùng.
- KCN tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ
môi trường sinh thái cho phát triển bền vững
Theo Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2009).Việc tập trung các cơ sở
sản xuất trong KCN nhằm mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và năng lượng,
khoanh vùng sản xuất công nghiệp vào một khu vực nhất định, tập trung
nguồn thải, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên và năng lượng,
hiệu quả xử lý nguồn thải ô nhiễm và giảm thiểu tối đa ảnh hưởng ô nhiễm
môi trường do các hoạt động sản xuất đối với cộng đồng sinh sống tỏng các
khu dân cư xung quanh.
Việc tập trung nhiều doanh nghiệp trên cùng một địa bàn như KCN sẽ cho
phép xây dựng các trung tâm xử lý chất thải đồng bộ hơn nhưng với chi phí ít tốn
kém hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc quản lý môi trường của cơ quan
chức năng. KCN tập trung sẽ giảm thiểu các tác động bất lợi của sản xuất công

nghiệp (như tiếng ồn, khói bụi, bức xạ...). Hơn nữa, tại các đơ thị việc tập trung
các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp vào một địa điểm xác định, Ban quản lý

12

download by :


×