Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhân sinh khối nấm trichoderma SP và ứng dụng phòng trừ bệnh lở cổ rễ và thối hạch bắp cải tại hà nội và lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.04 MB, 91 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM QUANG NGUYÊN

NGHIÊN CỨU NHÂN SINH KHỐI NẤM
TRICHODERMA SP. VÀ ỨNG DỤNG PHÒNG TRỪ
BỆNH LỞ CỖ RỄ VÀ THỐI HẠCH BẮP CẢI
TẠI HÀ NỘI VÀ LÀO CAI

Chuyên ngành:

Bảo vệ thực vật

Mã số:

60.62.01.12

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đức Huy

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng

năm2017

Tác giả luận văn

Phạm Quang Nguyên

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS Nguyễn Đức Huy đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Bệnh cây, Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ
tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trạm BVTV Huyện
Gia Lâm, Chi cục BVTV Tỉnh Lào Cai đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt
q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận

văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm2017

Tác giả luận văn

Phạm Quang Nguyên

ii

download by :


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

.................................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN

................................................................................................................... ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG................................................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................................ viii
DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ ................................................................................................. ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................... x

THESIS ABSTRACT ............................................................................................................... xii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................... 1

1.2.

MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI ............................................................ 2

1.2.1.

Mục đích ................................................................................................................... 2

1.2.2.

Yêu cầu ................................................................................................................... 2

1.3. Ý

NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ................................................................ 3

PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................................................. 4
2.1.

NẤM ĐỐI KHÁNG Trichoderma spp............................................................. 4

2.1.1.

Đặc điểm sinh học và sinh thái của nấm Trichoderma spp. ............................. 4


2.1.2.

Cơ chế tác động của nấm Trichoderma spp. lên các tác nhân gây bệnh
cây trồng ......................................................................................................... 6

2.1.3.

Khả năng phòng trừ của nấm Trichoderma spp. đối với các lồi bệnh
gây hại cây trồng .............................................................................................. 8

2.2.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI .................................................... 9

2.3.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC..................................................... 12

2.4.

NGHIÊN CỨU VÀ PHÒNG TRỪ BỆNH CHẾT RẠP CÂY CON, LỞ
CỔ RỄ VÀ THỐI NHŨN CẢI BẮP DO NẤM Rhizoctonia solani
GÂY RA ................................................................................................................. 16

2.5.

NGHIÊN CỨU VÀ PHÒNG TRỪ BỆNH THỐI HẠCH CẢI BẮP DO
NẤM Sclerotinia sclerotiorum GÂY RA .............................................................. 18


PHẦN 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 20

iii

download by :


3.1.

ĐÔI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU .................................................... 20

3.1.1.

Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 20

3.1.2.

Vật liệu nghiên cứu.................................................................................................. 20

3.1.3.

Dụng cụ và hóa chất nghiên cứu............................................................................. 20

3.2.

ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ...................................................... 21

3.2.1.

Địa điểm ................................................................................................................. 21


3.2.2.

Thời gian ................................................................................................................. 21

3.3.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 21

3.4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 21

3.4.1.

Phương pháp thu thập mẫu đất và phân lập nấm Trichoderma ............................ 21

3.4.2.

Phương pháp điều tra mức độ bệnh (tỉ lệ bệnh) lở cổ rễ và thối hạch bắp
cải tại Hà Nội và Lào Cai ........................................................................................ 22

3.4.3.

Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ................................................ 22

3.4.4.

Thí nghiệm phịng trừ bệnh lở cổ rễ cây bắp cải (giai đoạn cây con) trong
nhà lưới ................................................................................................................. 28


3.4.5.

Thử nghiệm mơ hình phịng trừ bệnh thối hạch bắp cải bằng chế phẩm
Trichoderma tại Hà Nội và Lào Cai ....................................................................... 29

3.5.

XỬ LÝ SỐ LIỆU .................................................................................................... 29

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THÁO LUẬN ..................................................... 30
4.1.

KẾT QUẢ THU THẬP, PHÂN LẬP, XÁC ĐỊNH VÀ NGHIÊN CỨU
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC CỦA NẤM TRICHODERMA SP. ....... 30

4.1.1.

Kết quả thu thập mẫu đất để phân lập nấm đối kháng Trichoderma sp. tại
một số tỉnh miền Bắc ............................................................................................... 30

4.1.2.

Kết quả phân lập nấm đối kháng Trichoderma sp. tại một số tỉnh miền
Bắc
................................................................................................................. 31

4.2.

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC CỦA CÁC MẪU NẤM

TRICHODERMA ..................................................................................................... 35

4.2.1.

Đặc điểm hình thái của nấm Trichoderma asperellum và Trichoderma
harzianum................................................................................................................. 35

4.2.2.

Đặc điểm sinh học của nấm Trichoderma asperellum.......................................... 37

iv

download by :


4.3.

NGHIÊN CỨU NHÂN SINH KHỐI NẤM TRICHODERMA
ASPERELLUM TRÊN MỘT SỐ CƠ CHẤT ĐỂ LÀM NGUỒN TẠO
CHẾ PHẨM TRICHODERMA .............................................................................. 40

4.3.1.

Nhân sinh khối nấm Trichoderma asperellum ...................................................... 40

4.3.2.

Tạo chế phẩm chứa nấm T. asperrellum ................................................................ 42


4.4.

NGHIÊN CỨU SỨC SỐNG CỦA BÀO TỬ NẤM TRICHODERMA
ASPERELLUM SAU KHI PHỐI TRỘN VỚI PHÂN BÓN ................................ 44

4.5.

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA MỨC ĐỘ BỆNH THỐI HẠCH VÀ LỞ CỔ RỄ
BẮP CẢI TẠI HÀ NỘI VÀ LÀO CAI ................................................................. 46

4.5.1.

Kết quả điều tra và thu thập bệnh thối hạch, lở cổ rễ tại Lào Cai......................... 46

4.5.2.

Kết quả điều tra và thu thập bệnh thối hạch và lở cổ rễ bắp cải tại
Hà Nội ................................................................................................................. 50

4.6.

KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM HIỆU LỰC ĐỐI KHÁNG CỦA NẤM
TRICHODERMA ASPERELLUM ĐỐI VỚI NẤM GÂY BỆNH LỞ CỔ
RỄ VÀ THỐI HẠCH BẮP CẢI ............................................................................ 53

4.6.1.

Hiệu lực đối kháng của nấm Trichoderma asperellum đối với nấm
Rhizoctonia solani trên môi trường PDA............................................................... 53


4.6.2.

Hiệu lực đối kháng của nấm Trichoderma asperellum đối với nấm
Sclerotinia sclerotiorum trên mơi trường PDA. .................................................... 54

4.7.

THỬ NGHIỆM PHỊNG TRỪ BỆNH LỞ CỔ RỄ (Rhizoctonia solani)
VÀ THỐI HẠCH (Sclerotinia sclerotiorum) CÂY BẮP CẢI TRONG
NHÀ LƯỚI VÀ NGOÀI ĐỒNG RUỘNG BẰNG CHẾ PHẨM
TRICHODERMA ..................................................................................................... 55

4.7.1.

Thử nghiệm phòng trừ bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani) cây bắp cải
trong chậu ................................................................................................................. 55

4.7.2.

Thử nghiệm phòng trừ bệnh thối hạch cây bắp cải (Sclerotinia
sclerotiorum) tại Lào Cai và Hà Nội bằng chế phẩm nấm Trichoderma ....... 57

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 61
5.1. KẾT LUẬN

................................................................................................................. 61

5.2. KIẾN NGHỊ

................................................................................................................. 62


TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 63

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

HLPT

Hiệu lực phịng trừ

OMA

Mơi trường bột mạch Agar

PCA

Potato Carot Agar

PCR

Phản ứng trùng hợp chuỗi


PGA

Potato Glucose Agar

PSA

Potato Sugar Agar

R.

Rhizoctonia

S.

Sclerotinia

STT

Số thứ tự

T.

Trichoderma

TLB

Tỷ lệ bệnh

WA


Water Agar

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Danh sách mẫu đất đã được thu thập để phân lập nấm Trichoderma sp.
trong nghiên cứu này .......................................................................................... 30

Bảng 4.2.

Kết quả phân lập nấm đối kháng Trichoderma sp. từ các mẫu đất đã thu
thập ................................................................................................................. 31

Bảng 4.3.

Kết quả tìm kiếm chuỗi gần gũi trên ngân hàng gen của 09 mẫu nấm
Trichoderma .............................................................................................. 33

Bảng 4.4.

Đặc điểm hình thái nấm Trichoderma .............................................................. 35

Bảng 4.5

Khả năng phát triển của nấm T.asperellum trên một số môi trường............... 37


Bảng 4.6.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của nấm T.asperellum trên
môi trường PDA ........................................................................................ 38

Bảng 4.7.

Ảnh hưởng của pH môi trường nuôi cấy (PDA) đến sự phát triển của
nấm T.asperellum ...................................................................................... 39

Bảng 4.8.

Sự hình thành bào tử của nấm T.asperellum trên các giá thể khác
nhau ........................................................................................................... 41

Bảng 4.9.

Khả năng phát triển của nấm T.asperellum sau khi bảo quản ................... 45

Bảng 4.10.

Tỷ lệ bệnh lở cổ rễ cây bắp cải (R.solani) tại Lào Cai ..................................... 46

Bảng 4.11.

Tình hình bệnh thối hạch bắp cải tại Bảo Thắng - Lào Cai ............................. 48

Bảng 4.12.


Tình hình bệnh Lở cổ rễ bắp cải tại Hà Nội. .................................................... 50

Bảng 4.13.

Tình hình bệnh thối hạch bắp cải tại Hà Nội .................................................... 51

Bảng 4.14.

Hiệu lực đối kháng của nấm T.asperellum đối với nấm R.solani trên
môi trường PDA ................................................................................................. 53

Bảng 4.15

Hiệu lực đối kháng của nấm T.asperellum đối với nấm S.sclerotiorum
trên môi trường PDA.......................................................................................... 54

Bảng 4.16

Hiệu lực đối kháng của nấm Trichoderma sp. trên nguồn đất nhiễm
R.solani................................................................................................................ 56

Bảng 4.17. Thử nghiệm phòng trừ bệnh thối hạch bắp cải tại Gia Phú - Bảo
Thắng - Lào Cai vụ thu đông 2016 ............................................................ 57
Bảng 4.18.

Thử nghiệm phòng trừ bệnh thối hạch bắp cải tại Văn Đức, Gia Lâm,
Hà Nội vụ xuân 2017 ......................................................................................... 59

vii


download by :


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.
Hình 4.1
Hình 4.2

Hình thái nấm Trichoderma sp. ................................................................... 5
Các mẫu nấm Trichoderma sp. đã phân lập thuần trên môi trường
PDA sau 5 ngày nuôi cấy. ......................................................................... 32
Sản phẩm điện di các mẫu nấm đối kháng Trichoderma Vn.01Vn.09. Kích thước sản phẩm PCR khoảng 600 bp .................................... 33

Hình 4.3

Phân tích phả hệ dựa trên trình tự vùng ITS của 09 mẫu nấm
Trichoderma. sp .................................................................................................. 34

Hình 4.4.

Đặc điểm hình thái của mẫu nấm ..................................................................... 36

Hình 4.5.

Sự phát triển của nấm T.asperellum trên một số mơi trường .......................... 37

Hình 4.6.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng phát triển của T. asperellum. ............. 39


Hình 4.7.

Ảnh hưởng của pH đến khả năng phát triển của T.asperellum trên
mơi trường PDA ........................................................................................ 40

Hình 4.8.

Nhân nuôi nấm T. asperellum trên một số giá thể........................................... 41

Hình 4.9.
Hình 4.10.
Hình 4.11.

Quy trình tạo chế phẩm chứa nấm T.asperellum. ...................................... 44
Ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến khả năng phát triển của nấm
T.asperellum .............................................................................................. 45
Triệu chứng bệnh lở cổ rễ cải bắp ............................................................. 47

Hình 4.12.

Đặc điểm hình thái tản nấm và sợi nấm trên môi trường PDA ....................... 47

Hình 4.13.

Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh thối hạch cải bắp ........................ 49

Hình 4.14.

Triệu chứng bệnh lở cổ rễ cải bắp ..................................................................... 50


Hình 4.15.

Triệu chứng bệnh thối hạch cải bắp........................................................... 52

Hình 4.16.

Khả năng đối kháng của nấm T.asperellum đối với nấm R.solani trên
mơi trường PDA ................................................................................................. 54

Hình 4.17.

Khả năng đối kháng của nấm T.asperellum đối với nấm
S.sclerotiorum trên môi trường PDA......................................................... 55
Hiệu lực của chế phẩm T. asperellum phòng chống bệnh lở cổ rễ bắp
cải trong điều kiện chậu vại ....................................................................... 56
Bố trí thí nghiệm phịng trừ tại Bảo Thắng – Lào Cai. ............................. 58

Hình 4.18
Hình 4.19.

Hình 4.120. Thí nghiệm phịng trừ bệnh thối hạch bắp cải .................................................. 60

viii

download by :


DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1. Tạo chế phẩm chứa nấm Trichoderma...................................................................... 43


ix

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Quang Nguyên
Tên Luận văn: Nghiên cứu nhân sinh khối nấm Trichoderma sp. và ứng dụng
phòng trừ bệnh lở cổ rễ và thối hạch bắp cải tại Hà Nội và Lào Cai
Ngành: Bảo vệ thực vật

Mã số: 60.62.01.12

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Phân lập, định danh và nhân sinh khối nấm Trichoderma sp. thử nghiệm mô hình
phịng trừ bệnh lở cổ rễ cây cải bắp tại Lào Cai và Hà Nội
Phương pháp nghiên cứu
Các mẫu đất để phân lập nấm Trichoderma spp. được thu thập ở Hà Nội, Hịa
Bình, Bắc Ninh, Hải Dương, Cao Bằng trên các ruộng trồng rau mầu. Nấm đối kháng
Trichoderma spp. được phân lập từ các mẫu đất sử dụng môi trường WA và phương
pháp cấy đơn bào tử dưới sự hỗ trợ của kim thủy tinh và kính hiển vi quang học. Giám
định các chủng Trichoderma dựa vào đặc điểm hình thái và giải trình tự gene vùng
rDNA-ITS.
Kết quả chính và kết luận
- Đã thu thập được 18 mẫu đất ở các ruộng trồng rau mầu từ 5 tỉnh ở miền Bắc.
Đã phân lập được 09 mẫu nấm Trichoderma sp.từ các mẫu đất thu thập.
- Sử dụng kỹ thuật PCR và giải trình tự gene vùng rDNA-ITS của các mẫu nấm
Trichoderma sp. cho thấy 08 mẫu nấm là loài T. asperellum và 01 mẫu nấm là loài T.
harzianum. Như vậy, phổ biến trong đất là nấm T. asperellum.

- Nấm T. asperellum phát triển tốt trên môi trường PDA, pH 6-7 và nhiệt độ 20oC25oC. Đường kính tản nấm là 90mm sau 3 ngày nuôi cấy.
- Kết quả nhân sinh khối nấm T. asperellum cho thấy nấm phát triển nhanh trên cơ
chất là thóc luộc (7,8 x 109cfu/g)
- Nghiên cứu phối trộn với cơ chất để tạo chế phẩm, phối trộn chế phẩm với phân
bón hữu cơ và bảo quản cho thấy khả năng sống của bào tử nấm được đến 12 tháng.
- Tỷ lệ bệnh lở cổ rễ tại Văn Đức – Gia Lâm, Hà Nội (13,3%) cao hơn tỷ lệ bệnh
lở cổ rễ tại Bảo Thắng – Lào Cai (5,0%).
- Tỷ lệ bệnh thối hạch tại Hà Nội (55,5%) cao hơn tỷ lệ bệnh thối hạch tại Lào Cai
(7,0%)

x

download by :


- Nấm đối kháng T. asperellum có khả năng ức chế tốt đối với sự phát triển của
nấm R. solani và nấm S. sclerotiorum trên môi trường PDA khi nấm T. asperellum
được cấy trước nấm R. solani và nấm S. sclerotiorum 24 giờ.
- Đã thử nghiệm phòng trừ bệnh lở cổ rễ cây bắp cải trong chậu vại bằng chế
phẩm nấm T. asperellum cho thấy chế phẩm nấm T. asperellum có hiệu quả phịng trừ
tốt bệnh lở cổ rễ khi bón chế phẩm phối trộn với phân bón hữu cơ trước 48 giờ.
- Đã khảo nghiệm hiệu lực phòng trừ bệnh thối hạch cải bắp tại Bảo Thắng – Lào
Cai và Văn Đức – Gia Lâm bằng chế phẩm nấm T. asperellum cho thấy hiểu quả phịng
trừ cao khi bón chế phẩm T. asperellum phối trộn với phân bón hữu cơ lục thần nơng.
Hiệu quả phịng bệnh thối hạch của chế phẩm nấm T. asperellum trừ đạt 75,1% ở Bảo
Thắng – Lào Cai và đạt 69,2% ở Văn Đức – Gia Lâm.

xi

download by :



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Pham Quang Nguyen
Thesis title: Biomass production of Trichoderma sp. and apply to control rhizoctonia
root rot and sclerotinia stem rot of cabbage in Hanoi and Laocai
Major: Plant Protection

Code: 60.62.01.12

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
To collect soil samples from upland crops in diferent provinces in the North of
Vietnam for isolation of Trichoderma. To identify Trichoderma based on sequencing of
rDNA-ITS region. Next, select a good Trichoderma isolate showed ability to control
some soil borne fungi like Rhizoctonia solani and Slerotinia sclerotiorum. Finaly,
produce biomass of Trichoderma to apply for contring the rhizoctonia root tot and
sclerotinia stem rot in Hanoi and Laocai provinces.
Materials and Methods
In this study, soil samples were collected from different upland crop fields in five
provinces in the Norh of Vietnam including Bac Ninh, Ha Noi, Hai Duong, Hoa Binh
and Cao Bang. Trichoderma from colledted soil samples were isolated using PDA
medium by single spore culture. To identify Trichoderma, fungal DNA was extracted
using CTAB method. Two primers, ITS4 and ITS5 (White et al. 1990), were used to
amplify the complete ITS (Internal Transcribed Spacer) region. DNA was applied for
PCR reaction. PCR product was purified using cormecial Kit based on manufacture
introduction. Sequencing reaction was carried out by Macrogen in Korea. Phylogenetic
tree was constructed based on nine squences in this study and others available from
Genbank. Biological and molecular characterizations were studies. To understand
incidence of rhizoctonia root rot and sclerotinia stem rot disease, a filed surveys was

designed in main growing region of cabbage in Ha Noi and Lao Cai. Capacity of
Trichoderma against pathogen (R. solani, S. sclerotiorum) was accessed. Greenhouse
and field experiment using biomass of Trichoderma combined to organic fertilizer
named ‘luc than nong’ to control the diseases of rhizoctonia root rot and sclerotinia
stem rot was carried out in Ha Noi and Lao Cai provinces.
Main findings and conclusions
- 18 soil samples were collected from upland crops in five provinces in the North
of Vietnam (Ha Noi, Hai Duong, Bac Ninh, Hoa Binh and Cao Bang).

xii

download by :


- Based on PCR and sequences of rDNA – ITS region of Trichoderma isolates.
Trichoderma isolates were identified as Trichoderma asperellum (08 isolates) and
Trichoderma harzianum (01 isolate).
- T. asperellum was grown well at 25 - 30oC, pH 6 – 7, PDA media, the
mycelium was 90mm after three days of culturing.
- T. asperellum produced big biomass in substrate of boiled rice (7,8 x 109cfu/g).
- Conbination of Trichoderma with orgnic fertilizer showed that spores of
Trichoderma could survive and germinate after 12 month of storage.
- Disease incidence of rhizoctonia root rot in Gialam – Hanoi (13,3%) was higher
than that in Bao Thang - Lao Cai (5,0%).
- Disease incidence of sclerotinia stem rot in Hanoi (55,5%) was higher than that
in Lao Cai (7,0%).
- Our finding showed that the inhibitory of T. asperellum against R. solani and S.
sclerotiorum were at the most effective when T. asperellum was cultured 24 hours
before R. solani and S. sclerotiorum.
- Pod experiments showed that the effect of T. asperellum against R. solani was

found to be the highest one when T. asperellum mixed with organic fertilizer and added
to infected soil by R. solani before 2 days.
- To evoluate the in inhibitory of biomass of T. asperellum against sclerotinia
stem rot in Lao Cai and Hanoi show that Trichoderma biomass mixed with organic
fertilizer could control the disease in the filed. Effect control up to 75,1% in Bao Thang
– Lào Cai and 69,2% in Van Duc – Gia Lam when apply Trichoderma biomass before
seedling or transplanting.

xiii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nấm có nguồn gốc trong đất (Rhizoctona solani, Sclerotium rolfsii,
Pythium sp., Fusarium oxysporum,…) gây bệnh hại vùng rễ một số cây trồng
như cây rau (cà chua, khoai tây, rau họ hoa thập tự), cây ăn quả có giá trị kinh tế
(chanh leo, chuối,…) và một số cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, lạc) đã
gây thiệt hại lớn cho sản xuất nơng nghiệp ở Việt Nam vì phần lớn bệnh làm
giảm mật độ cây con trên đồng ruộng.
Phịng trừ nhóm nấm có nguồn gốc trong đất bằng thuốc hóa học là rất khó.
Ngồi việc khơng cho hiệu quả phịng trừ cao thì khi phun hoặc rải thuốc hóa
học vào đất cịn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, sinh thái từ đó ảnh hưởng tới
sức khỏe của con người cũng như vật ni. Vì vậy, xu hướng trong tương lai để
phát triển nông nghiệp bền vững là phải giải quyết những vấn đề nêu trên. Việc
quan trọng là cần thay dần thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hố học sang việc
dùng những chế phẩm có nguồn gốc sinh học như nấm, vi khuẩn và tuyến trùng
đối kháng để phòng trừ nhóm tác nhân gây bệnh có nguồn gốc trong đất. Một
trong số các nguồn nấm đối kháng có nguồn gốc trong đất được sử dụng nhiều là

Trichoderma spp.
Nấm Trichoderma spp. có nhiều trong tự nhiên, là loại nấm có hoạt tính đối
kháng mạnh và phổ đối kháng rộng đối với các loại nấm gây bệnh hại cây trồng
có nguồn gốc trong đất. Ngồi ra, nấm Trichoderma spp. cịn có khả năng kích
thích sự phát triển của bộ rễ tạo cho cây trồng phát triển tốt. Do đó nấm
Trichoderma spp. đã được ứng dụng rộng rãi để tạo ra những chế phẩm sinh học
phòng trừ nấm bệnh hại cây trồng và kích thích sinh trưởng của cây. Sử dụng chế
phẩm nấm Trichoderma để phòng trừ bệnh cây đã được nghiên cứu và ứng dụng
nhiều. Trong thực tế dòng nấm đối kháng Trichoderma spp. đã được ứng dụng để
tiêu diệt một số loại bệnh hại cây trồng và đã có nhiều chế phẩm sinh học được
tạo ra cho hiệu quả cao. Nấm Trichoderma spp. đối kháng với nấm gây bệnh cây
trồng thông qua nhiều cơ chế bao gồm ký sinh, tạo ra chất kháng sinh và enzyme
phân hủy vách tế bào của nấm bệnh. Việc nghiên cứu phân lập lựa chọn những
chủng nấm Trichoderma spp. có khả năng đối kháng, tiêu diệt nấm bệnh cao là
hết sức cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả phịng trừ, an tồn với mơi trường
và sức khỏe của con người.

1

download by :


Tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, nấm đối kháng Trichoderma cũng đã
được Bộ môn Bệnh cây nghiên cứu từ năm 1996.

Tuy nhiên, nguồn nấm

Trichoderma sp. được giám định chủ yếu dựa vào hình thái, các thử nghiệm về
phịng trừ của nấm đối kháng đối với nấm gây bệnh chủ yếu vẫn là đánh giá
trong điều kiện phịng thí nghiệm và nhà lưới. Trong nghiên cứu này chúng tôi đã

tiến hành thu thập, phân lập, định danh cụ thể loài Trichoderma spp. dựa vào
trình tự vùng gene ITS. Tiếp tục đánh giá và tuyển chọn các chủng nấm
Trichoderma có tiềm năng phòng trừ bệnh do nấm Rhizoctona solani, nấm
Sclerotium rolfsii, Pythium sp., Fusarium oxysporum gây ra bắp cải, cà chua,...
Ngoài ra, nghiên cứu này cũng chọn ra 01 loài Trichoderma sp. tốt nhất để phối
trộn với phân hữu cơ nhằm tăng hiệu quả phòng trừ đối với một số bệnh lở cổ rễ
và thối hạch bắp cải. Xuất phát từ các vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài
“Nghiên cứu nhân sinh khối nấm Trichoderma sp. và ứng dụng phòng trừ
bệnh lở cổ rễ và thối hạch bắp cải tại Hà Nội và Lào Cai”
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1 Mục đích
Phân lập, định danh và nhân sinh khối nấm Trichoderma sp. Tuyển chọn
loài nấm Trichoderma sp. có triển vọng và thử nghiệm mơ hình phịng trừ bệnh
lở cổ rễ và thối hạch cây bắp cải tại Hà Nội và Lào Cai.
1.2.2. Yêu cầu
+ Thu thập mẫu đất, phân lập và định danh một số loài nấm Trichoderma
spp. dựa vào trình tự vùng gene rDNA-ITS.
+ Đánh giá và tuyển chọn được lồi Trichoderma sp. có khả năng phòng trừ
tốt một số nấm R. solani gây bệnh lở cổ rễ và S. sclerotinia gây bệnh thối hạch
cây bắp cải.
+ Nghiên cứu đặc điểm sinh học và phân tử của nấm Trichoderma sp.
+ Nghiên cứu nhân sinh khối nấm Trichoderma sp., phối trộn nấm
Trichoderma sp.với phân bón hữu cơ trong phòng trừ bệnh lở ổ rễ và thối hạch
bắp cải ngồi đồng ruộng.
+ Thử nghiệm phịng trừ bệnh lở cổ rễ câp bắp cải trong chậu vại.
+ Thử nghiệm mơ hình phịng trừ bệnh lở cổ rễ cây bắp cải tại Lào Cai và
Hà Nội bằng chế phẩm nấm Trichoderma sp. kết hợp với phân bón hữu cơ.

2


download by :


* Phạm vi nghiên cứu
- Thu thập mẫu đất ở một số tỉnh miền Bắc (Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh,
Hịa Bình và Cao Bằng)
- Phân lập, thử đối kháng trong phịng thí nghiệm và nhà lưới tại Học viện
Nơng nghiệp Việt Nam.
- Thử nghiệm mơ hình phịng trừ bệnh thối hạch bắp cải trên đồng ruộng tại
Xã Gia Phú - Huyện Bảo Thắng – Lào Cai và Xã Văn Đức – Gia Lâm – Hà Nội.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Đã xác định được nấm Trichoderma sp. thu thập tại một số tỉnh miền Bắc
là Trichoderma asperellum và Trichoderma harzianum, trong đó phổ biến là T.
asperellum. Nấm T. asperellum có khả năng phịng trừ bệnh lở cổ rễ và thối hạch
bắp cải tốt.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Có thể sử dụng chế phẩm nấm T. Asperellum phòng trừ bệnh thối hạch và
lở cổ rễ cây bắp cải trong thực tiễn sản xuất ngoài đồng ruộng.

3

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. NẤM ĐỐI KHÁNG Trichoderma spp.
2.1.1. Đặc điểm sinh học và sinh thái của nấm Trichoderma spp.
Giống nấm Trichoderma Pers. thuộc họ Moniliaceae, bộ moniliales, lớp
nấm bất tồn Deuteromycetes. Nấm Trichoderma spp. có sợi nấm dạng bị lan,

khơng màu hay sáng màu. Sợi nấm sinh trưởng, phát triển thành những tảng nấm
nhỏ dạng gối phẳng, có cành bào tử đơn bào khơng mầu. Cành bào tử phân
nhánh và các nhánh này thường mọc đối xứng nhau hoặc theo nhiều phía. Trên
cành bào tử thường có cuống đính bào tử. Cuống đính bào tử hình chai. Bào tử
hình trịn hoặc hình trứng, sáng màu, có cấu tạo đơn bào. Bào tử có thành dầy.
Kích thước bào tử thay đổi tùy lồi phổ biến từ 3,0 µm đến 4,0 µm. Đây là các
nấm đối kháng sống trong đất. Thường quan sát thấy nấm Trichoderma spp. tồn
tại trong đất ở dạng sợi nấm hoăc bào tử. Bào tử có rất nhiều trong đất ẩm.
Trên cùng một mơi trường ni cấy, mỗi lồi Trichoderma spp. có hình
dạng khuẩn lạc khác nhau. Đây là một trong những đặc điểm để nhận dạng và
phân biệt. Khuẩn lạc Trichoderma spp. phát triển rất nhanh và thành thục trong
vòng 5 - 7 ngày. Trên môi trường PDA khi ủ ở nhiệt độ ở 250C, khuẩn lạc nấm
Trichoderma spp. ban đầu có màu trắng, sau chuyển sang màu xanh đậm hoặc
xanh vàng khi có bào tử xuất hiện. Ở một số loài Trichoderma spp. cịn có khả
năng tiết ra sắc tố có màu vàng trên mơi trường PGA. Một số lồi Trichoderma
spp. cịn tạo mùi đặc trưng như Trichoderma viride tạo mùi dừa.
Nấm Trichoderma spp. có thể phát triển và hình thành bào tử trên mơi
trường có nhiều cellulose như: bã đậu phụ, lõi ngơ, cám gạo, thóc, bã bia. Hầu
hết các lồi Trichoderma spp. phát triển mạnh ở nhiệt độ 25 - 300C, một số lồi
phát triển tốt ở 350C thậm chí ở 400C. Thủy phần của môi trường lên men xốp
sinh khối của Trichoderma spp. thích hợp là 54 - 56 %. PH thích hợp để nấm
Trichoderma spp. phát triển là 5 - 6, khi PH > 6 sinh trưởng của nấm yếu, PH <
4 sinh trưởng của nấm rất yếu.
Trong thời gian nhân ni, nấm Trichoderma spp. cần có điều kiện
thống khí vì vậy sau khi vơ trùng cần làm cho môi trường nhân nuôi xốp bằng
cách lắc để chúng không kết lại thành mảng. Nếu bị kết mảng bào tử hình thành
rất ít thậm chí sợi nấm khơng lan vào được.

4


download by :


Hình 2.1. Hình thái nấm Trichoderma spp.
Kết quả nghiên cứu của Choudhary (1992) cho thấy, chủng T. viride làm
giảm thiểu sự sinh sản độc tố aflatoxin B1 (73,5%) và aflatoxin G (100%) khi
nuôi cấy chung với chủng A. flavus.
Nghiên cứu của Srilakshmi et al. (2001) đã đánh giá tiềm năng đối kháng
của 212 chủng nấm Trichoderma được thu thập, phân lập từ các mẫu đất ở bang
Andhra Pradesh và Karnataka ở Ấn Độ, trong đó có 145 chủng Trichoderma đối
kháng với nấm A.flavus.
Trung tâm BIOTEC (Thái Lan) đã sử dụng kỹ thuật nuuoi cấy trên môi
trường PDA. Trong số 462 mẫu pphan lập được thue nghiệm có 226 chủng có
khả năng ức chế sự phát triển của nấm R. solania hồn tồn, điển hình là các
chủng thuộc lồi T. harianum trên hạt giống lạc (Sawangsri et al., 2007). Trong
khoảng thời gian dài 15 năm các nhà khoa học thuộc trung tâm BIOTEC (Thái
Lan) đã nghiên cứu rất kỹ, nhiều về nấm Trichoderma và cũng đã tuyển chọn
được các loài nấm Trichoderma có hiệu quả ức chế các loại nấm gây hại cây
trồng có nguồn gốc trong đất. Các ứng dụng vi sinh cũng đã chỉ ra rằng các loài
nấm Trichoderma có khả năng ức chế, phịng trừ các loại bệnh do nấm

5

download by :


R.solania, S.sclerotium và Fusarium oxysporum gây hại các loại cây trồng, đặc
biệt là rau màu.
Dusanee Thanaboripat et al. (Thái Lan) (2009) nghiên cứu cơ chất kiểm
soát sinh học của nấm Trichoderma atroviride kháng A. parasiticus IMI 10.256

có thể là chất được dùng để sản xuất các chất kháng nấm.
Ở Việt Nam, cho đến nay đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu ứng dụng
nấm đối kháng Trichoderma sp. để phòng trừ một số loài nấm gây hại vùng rễ và
cây con có nguồn gốc trong đất và ứng dụng nấm đối kháng Trichoderma sp. để
xản xuất phân bón theo hướng an tồn, thân thiện với mơi trường.
2.1.2. Cơ chế tác động của nấm Trichoderma spp. lên các tác nhân gây bệnh
cây trồng
Nấm đối kháng Trichoderma sp. có nhiều trong đất và được biết rõ đến
hiệu quả trong việc kiểm soát các nấm gây bệnh như Rhizoctonia solani,
Pythium ultimum và Botrytis cinerea. Cơ chế trực tiếp liên quan đến hiệu quả đối
kháng là sự cạnh tranh, sinh kháng sinh và ký sinh.
Tùy thuộc vào loài nấm Trichoderma sp. mà tạo ra các loại kháng sinh
khác nhau. Nấm Trichoderma viride sinh ra kháng sinh: viridin, trichodermin,
xosukacylin, almatecin hoặc các vitamin, cacbonhydrat, nitơ nhờ vậy làm đất tốt.
Các chất kháng sinh này có thể ở dạng bay hơi hoặc không bay hơi, khi tiết ra
đều ức chế sự phát triển của sợi nấm gây bệnh ở mức độ khác nhau.
Nhiều nghiên cứu cho thấy Trichoderma sp. có khả năng sản sinh các
enzym Chitinase và -glucanase với hàm lượng cao, đây là 2 enzym thủy phân
vách tế bào của các loài nấm gây bệnh rất mạnh. Theo Jollès và Muzzarelli
(1999), các loài nấm mốc như Trichoderma, Gliocladium ... cho hàm lượng
chitinase cao. Chitinase giữ vai trị chính trong hoạt động ký sinh của các loài
nấm này với các loài nấm gây bệnh cho cây trồng. Nấm Trichoderma sp. khi ký
sinh nấm gây bệnh sẽ tiết ra hệ enzyme phân hủy chitin của vách tế bào nấm gây
bệnh bao gồm 6 enzyme: 2 enzyme -1,4-N-acetylglucosaminidase và 4 enzyme
endochitinase. Các chủng nấm mốc Trichoderma, Aspergillus, Candida
albicans, Sclerotium glucanicum...có khả năng sản sinh -glucanase cao, đặc
biệt là nấm Trichoderma. -glucanase của Trichoderma giữ vai trị chính trong
hoạt động ký sinh để đối kháng nấm gây bệnh cây trồng. -1,3-glucanase ở
Trichoderma sp. kìm hãm quá trình sinh tổng hợp -1,3-glucan vách tế bào, ức
chế sự phát triển của nấm gây bệnh.


6

download by :


Tác động đối kháng của nấm Trichoderma sp. đối với vi sinh vật gây bệnh
cây được thông qua bởi một số cơ chế sau đây:
- Cơ chế ký sinh: Theo Weindling mơ tả từ năm 1932 tác giả gọi đó là
hiện tượng "giao thoa sợi nấm". Trước tiên sợi nấm Trichoderma sp. vây xung
quanh sợi nấm gây bệnh cây, sau đó các sợi nấm Trichoderma sp. thắt chặt lấy
các sợi nấm bệnh, cuối cùng mới thấy nấm Trichoderma xuyên qua sợi nấm
bệnh làm thủng màng ngoài của nấm bệnh, gây nên sự phân huỷ các chất nguyên
sinh bên trong sợi nấm bệnh.
Những nghiên cứu chi tiết gần đây bằng kính hiển vi điện tử về vùng "giao
thoa sợi nấm" cho thấy cơ chế chính của hiện tượng ký sinh ở nấm Trichoderma
sp. trên nấm gây bệnh là sự xoắn của sợi nấm Trichoderma sp. quanh sợi nấm
vật chủ, sau đó xảy ra hiện tượng thủy phân thành sợi nấm vật chủ, nhờ đó mà
nấm Trichoderma sp. xâm nhập vào bên trong sợi nấm vật chủ. Điều này dẫn
đến hiện tượng chất nguyên sinh ở sợi nấm vật chủ bị phá hủy từng phần hoặc
hoàn toàn. Cuối cùng, nguyên sinh chất bị mất đi và sợi nấm vật chủ bị phá vỡ,
giải phóng các sợi nấm đang sinh sản của nấm Trichoderma sp. Hiện tượng tan
rã Kitin có ở vùng xung quanh nơi xâm nhập của nấm Trichoderma sp. (Dubey,
1995; Inbar and Ramirez,1996).
Một điều quan trọng cho sự ký sinh của nấm Trichoderma sp. trên nấm gây
bệnh cây là các bào tử đính của nấm Trichoderma sp. sau khi mọc mầm tạo
thành sợi nấm phải tiếp xúc được với nấm vật chủ và phải hình thành được thể
giác bám. Thể giác bám này sẽ bám chắc và xâm nhập vào trong thành tế bào
của nấm vật chủ. Tỉ lệ ký sinh sẽ tăng lên khi tăng sự tiếp xúc trực tiếp của nấm
Trichoderma sp. với nấm vật chủ (Inbar and Ramirez, 1996).

- Cơ chế kháng sinh: Nấm Trichoderma sp. có khả năng sinh ra một số
kháng sinh. Khả năng sinh ra chất kháng sinh của các loài, các chủng là khác
nhau giống. Một số chất kháng sinh do Trichoderma sp. sinh ra bao gồm:
+ Gliotoxin: là chất kháng sinh được Weindling (1932) và Emerson (1936)
do nấm Trichoderma lignorum tạo thành. Trichoderma sinh kháng sinh
Gliotoxin với điều kiện hàm lượng oxy phải cao. Chất Gliotoxin được tích luỹ
nhiều trong dịch mơi trường. Sự tích lũy tối đa chất Gliotoxin thường ở giai đoạn
phát triển sớm của nấm Trichoderma sp. Chất Gliotoxin có phổ tác động rộng
lên nhiều vi sinh vật: vi khuẩn, nấm (Ascochyta pisi; Botrytis, R. solani).

7

download by :


+ Viridin: là chất kháng sinh thứ hai do nấm Trichoderma sp. tạo thành
trong hoạt động sống của chúng (Bilai, 1974; Martin et al.,1975; Seiketov,
1982). Chất kháng sinh này được phát hiện vào năm 1945 (Seiketov, 1982).
Viridin độc hơn rất nhiều so với Gliotoxin và có hoạt tính chống nấm cao.
Ngoài ra, đã xác định được một số chất kháng sinh khác do nấm
Trichoderma sp. sinh ra như: chất kháng sinh U-21693 được Meyer phát hiện
năm 1996. Năm 1975, ở Nhật Bản, các tác giả Atsushi, Shunsuke đã phát hiện
được 2 chất kháng sinh: Trichoderma và Dermadin có trong dịch ni cấy lồi
T.koningii và T.aureoviride (Seiketov, 1982).
Nấm Trichoderma sp. cịn có khả năng sinh ra một số chất kháng sinh dễ
bay hơi có hoạt tính sinh lý cao. Theo Hutchinson (1973) thì thành phần chính
của những chất này là khí Cacbonic (CO2) và etanol (Seiketov, 1982).
- Tác động của men: Nhiều lồi Trichoderma sp. có khả năng sinh ra men
phân giải (như men laminarinaza, chitinaza,…) (Score et al.,1994). Khi phát
triển ở trên thành tế bào nấm vật chủ thì nấm Trichoderma sp. có thể tiết ra

những loại men gây suy biến thành tế bào nấm gây bệnh cho cây như men  -(13)-glukanase và chitinaza (Chet et al., 1981; Jones and Watson, 1969).
- Cơ chế cạnh tranh: nấm Trichoderma sp. có thể biểu hiện tính đối kháng
thơng qua việc cạnh tranh với nấm gây bệnh cây về dinh dưỡng, nơi cư trú. Nấm
Trichoderma sp. định cư trước so với các nấm gây bệnh cây. Do đó, chúng
chiếm các chỗ định cư cũng như dinh dưỡng của nấm gây bệnh (Green et al.,
1996; Martin et al., 1985).
2.1.3. Khả năng phòng trừ của nấm Trichoderma spp. đối với các loài bệnh
gây hại cây trồng
Biện pháp hóa học ln được con người cho rằng đó là biện pháp hữu hiệu
nhất, nhưng thực tế đã chứng minh rằng việc sử dụng thuốc hóa học cịn nhiều
hạn chế. Chính vì vậy mà những năm gần đây chúng ta đã dần giảm bớt việc lạm
dụng thuốc hóa học trong phịng trừ dịch hại nói chung và dịch bệnh nói riêng.
Con người đã dần chuyển sang áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như
IBM, ICM đặc biệt là sử dụng các sản phẩm sinh học để phòng trừ. Điều này đã
khắc phục được hạn chế của thuốc hóa học đó là khơng làm ơ nhiễm mơi trường,
khơng tạo ra các chủng nịi kháng thuốc.

8

download by :


Năm 1932 R.Weingling đã mô tả cơ chế ký sinh của nấm Trichoderma sp.
trên nấm gây bệnh và ông gọi là “Giao thoa sợi nấm”, sợi nấm Trichoderma
sp.xoắn quanh sợi nấm bệnh, thủy phân thành sợi nấm vật chủ, nhờ vậy mà sợi
nấm Trichoderma sp. xâm nhập vào bên trong vật chủ và từng phần hoặc toàn
phần sợi nấm vật chủ bị phá vỡ (Dubey, 1995; Inbar and Ramirez, 1996;
Doukaga et al., 1979).
Năm 1952, Wood thơng báo về tính đối kháng của nấm Trichoderma
viride đối với nấm bệnh trên rau diếp là Botrytis cinerea. Ngày nay, người ta còn

biết sử dụng nấm Trichoderma sp. để bảo vệ cây trồng khỏi các bệnh nấm ở rễ
(như Pythium, Fusarium, Rhizoctonia; Phytophthora,...) và cả các bệnh ở các
phần trên mặt đất (như Botrytis cinerea).
Theo Bliss (1951) và Ohr et al. (1973) đã cung cấp bằng chứng thuyết phục
nhất, quần thể nấm Trichoderma sp. trong đất có khả năng phịng trừ nấm
Armillaria mellea trên đất đã được xử lý xông hơi bằng methyl bromide.
Well et al. (1962) lần đầu tiên công bố sử dụng một số lượng lớn nấm
Trichoderma sp. được nuôi trồng trên mơi trường rắn mang ra thử nghiệm ngồi
đồng ruộng để kiểm soát nấm Sclerotium rolfsii trên cà chua. Barkman and
Kabano (1975) đã nuôi trồng T. harzianum bằng phương pháp thương mại, các
giá thể chứa nấm được rải xuống đất dọc theo các hàng đậu với lượng 112 – 140
kg/ha sau 70 - 100 ngày sau khi gieo đậu. Với lượng 140 kg/ha, T.harzianum có
tác dụng phịng chống S.rolfsii và tăng năng suất lên trong khoảng 3 năm.
Nấm Trichodema hamatum có rất nhiều trong đất hữu cơ tại vườn ươm ở
Colombia có khả năng ngăn chặn nấm R. solani (Chet and Baker, 1980; 1981) và
phân lập từ đất tại Mexico có khả năng ngăn chặn nhiều loại nấm đất (Lumsden,
1977). Nhiệt độ và tia phóng xạ gamma khơng thể diệt nấm R.solani nhưng
trong môi trường T.harzianum diệt được nấm này (Nelson et al., 1983), đây là
vai trị chính của Trichoderma sp. trong việc phịng trừ sinh học.
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI
Ý niệm sử dụng nấm Trichoderma sp. để phịng trừ nấm gây bệnh hại cây
trồng có từ đầu thập kỉ 30. Người đầu tiên đề xuất sử dụng lồi nấm đối kháng
Trichoderma sp. để phịng trừ nguồn bệnh hại cây trồng là Weidling. Tác giả đã
đề nghị dùng nấm Trichoderma sp. để trừ nấm hại Rhizoctonia sp. gây bệnh thối

9

download by :



lở cổ rễ cây con mới mọc từ hạt. Từ đó các nghiên cứu về lồi nấm Trichoderma
sp. nhằm sử dụng chúng để phòng trừ bệnh hại cây trồng đã được tiến hành ở
nhiều nước trên thế giới.
Nấm Trichoderma sp. thuộc bộ Hyphales, lớp nấm bất tồn (Fungi
imperfecti). Có 3 chủng được nghiên cứu và sử dụng nhiều nhất đó là
Trichoderma viride, T. harzianum, T. hamatum…trong đó lồi T. viride đặc biệt
được chú ý nhất. Nấm Trichoderma sp. là một loài nấm sống hoại sinh trong đất
và trên các tàn dư thực vật. Cơ chế đối kháng của nấm Trichoderma sp. đối với
nấm gây bệnh cây chủ yếu là kí sinh dẫn đến tiêu diệt sợi nấm (Inbar, 1996;
Dubey, 1995; Benhamou, 1996), hay tạo ra các chất kháng có hoạt tính sinh học
cao ức chế sự phát triển của nấm gây bệnh cây (Seiketov, 1982; Chet, 1981;
Watson, 1969; Cote, 1969;…). Bên cạnh đó nấm Trichoderma sp. có tiết ra các
loại men gây ra suy biến thành sợi nấm gây bệnh (Chet et al., 1986; Jones and
Watson, 1969). Nấm Trichoderma sp. cịn biểu hiện tính đối kháng thơng qua
việc cạnh tranh với nấm gây bệnh cây về dinh dưỡng, nơi cư trú. Nấm
Trichoderma sp. thường định cư trước so với nấm gây bệnh cây.
Các nghiên cứu về nấm Trichoderma sp. nhằm sử dụng chúng để phòng
trừ bệnh hại cây trồng đã được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới. Cho đến
nay, có khoảng 30 nước đã có những nghiên cứu sử dụng nấm Trichoderma sp.
để trừ bệnh hại cây trồng như Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Hungari, Ấn Độ, Thái
Lan,…và đã cho biết hiệu lực phòng trừ của nấm Trichoderma sp. đạt hiệu lực
cao. Weinding đã ghi nhận rằng để trừ nấm Rhizoctonia sp. gây bệnh thối cây
con mới mọc ở cam quýt chỉ cần bón nấm Trichoderma sp. vào đất có thể bảo
vệ được các cây con mới mọc từ hạt bị bệnh.
Trong phịng thí nghiệm, các lồi nấm Trichoderma harzianum,
Trichoderma viride, Trichoderma pseudokonigii và Trichoderma reesei biểu
hiện tính đối kháng cao đối với nấm R. solani gây bệnh cho rất nhiều loại cây
trồng ở nhiều nước trên thế giới, hiệu lực đối kháng đạt tới 71%. Dung dịch
chứa 50% dịch nuôi cấy nấm T. viride. Đã ức chế được 61,1% sự phát triển của
khuẩn lạc R. solani trên mơi trường Agar (Dubey et al., 1995).


Nấm T

pseudokonigii có thể ức chế được cao hơn 60% sự phát triển của nấm bệnh đạo
ơn Pyricularia oryzae.
Hiệu lực phịng trừ bệnh trong nhà lưới, nhà kính để trừ bệnh nấm cho cà

10

download by :


chua, dưa chuột, ớt, lạc… các tác giả cũng cho biết hiệu lực phòng trừ của
nấm Trichoderma sp. khá cao. Nấm Trichoderma harzianum có hiệu lực cao
trong hạn chế bệnh do nấm R.solani và nấm S.rolfsii trên cây Iris, sử dụng
nấm này đã bảo vệ được 86,7% cây cà chua bị bệnh thối thân do nấm S.
rolfsii. Ở Rumani dùng nấm T. viride có hiệu lực cao so với cơng thức dùng
thuốc Methyl tiophanate để trừ bệnh do nấm R.solani trên đậu đỗ trong nhà
kính (Sesan et al., 1995).
Nấm T. harzianum có hiệu lực cao trừ nấm Pythium sp. và nấm R. solani
gây bệnh chết héo đậu đỗ và củ cải R.sativus ở Nam Mỹ (Chet et al., 1981). Ở
Israel, người ta đã sử dụng nấm T. harzianum để trừ bệnh héo cây Iris do nấm
R.solani, hiệu lực trừ bệnh rất cao đạt 93,0% so với đối chứng (Chet et al., 1980).
Ở Thái Lan, nấm T. harzianum là một tác nhân sinh học có triển vọng trong
việc bảo vệ cây cà chua chống lại bệnh thối thân do nấm S. rolfsii đạt 91,7%
(Chamswarng, 1990; Deema et al., 1991). Cũng trên đồng ruộng, nấm T. viride
được ghi nhận có hiệu lực cao trừ bệnh Nigrospora oryzae trên ngô ở Rumani
(Dumitras, 1983).
Tại Mỹ, nấm Trichoderma konigii có hiệu lực phịng trừ cao bệnh héo rũ
lúa mì do nấm Gaeumannonyces graminis var tritici (Duffy et al., 1996). Tại

Trung Quốc, theo Wang et al. (1996), nấm T. viride chủng T22 có tính đối kháng
mạnh chống lại nấm F.oxysporum gây héo vàng cây cà chua.
Đối với nấm Pythium debaryanum gây bệnh chết rạp cây con thì một số vi
sinh vật như nấm T. viride, Streptomyces grines, Bacillus subtilis đã có hiệu lực
làm giảm tỷ lệ bệnh rõ rệt (Ychia et al., 1981). Trong quá trình sử dụng nấm đối
kháng Trichoderma sp. để phòng chống bệnh hại cây trồng, các nhà khoa học
đã phát hiện ra nấm đối kháng T. harzianum có khả năng chung sống với thuốc
hóa học để làm tăng hiệu lực phịng trừ của nấm đối kháng. Ở Thái Lan, đã cho
thấy phối hợp T. harzianum (T20) và Mancozeb 1800mg/l để phòng chống nấm
S. rolfsii trong nhà kính đạt hiệu lực 90% và trên đồng ruộng đạt hiệu lực
88,9% (Saksirirat et al., 1996), nếu chỉ sử dụng T20 trên đồng ruộng thì chỉ đạt
hiệu lực 61%.
Qua các nghiên cứu khoa học cho biết, nấm đối kháng Trichoderma sp.
không những là một tác nhân sinh học trong phòng trừ sinh học mà chúng còn có
tác dụng kích thích cây trồng như tăng số cây mọc, chiều dài thân, diện tích là và

11

download by :


×