Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác dụng ức chế vi khuẩn in vitro và ứng dụng điều trị bệnh viêm tử cung bò của nano bạc và dịch chiết cây sài đất wedelia chinensis (osbeck) merr

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 82 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM TRUNG TRỰC

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG ỨC CHẾ VI KHUẨN IN VITRO
VÀ ỨNG DỤNG ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM TỬCUNG BÒ
CỦA NANO BẠC VÀ DỊCH CHIẾT CÂY SÀI ĐẤT
WEDELIA CHINENSIS (OSBECK) MERR

Chuyên ngành:

Thú Y

Mã số:

60 64 01 01

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Nguyễn Thanh Hải
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Thanh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP- 2017

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được cơng bố trong bất cứ cơng
trình nghiên cứu nào khác.


Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn và các thơng tin trích dẫn, tài liệu tham khảo đều được chỉ rõ nguồn gốc trong danh
mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Hà Nội, ngày 09 tháng 7 năm 2017
Tác giả luận văn

Phạm Trung Trực

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực thực sự của bản thân, tôi đã luôn
nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong Khoa Thú y, Khoa
Công nghệ sinh học, Ban quản lý đào tạo - Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới hai thầy hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Nguyễn Văn Thanh, PGS.TS. Ngyễn Thanh Hải đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo
và hướng dẫn tơi trong q trình nghiên cứu và hồn thiện luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của ban lãnh đạo, các thầy cô giáo trong
bộ môn Ngoại Sản - Khoa thú y, bộ môn Công nghệ sinh học thực vật – Khoa Công
nghệ sinh học; tập thể cán bộ, kỹ thuật viên phịng thí nghiệm trọng điểm Cơng nghệ
Sinh học Thú y đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn
bè, những người luôn tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 09 tháng 7 năm 2017
Tác giả luận văn


Phạm Trung Trực

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục hình ảnh ....................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục đích của đề tài .......................................................................................... 2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .......................................................................... 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 4

2.1.

Tình hình phát triển chăn ni bị sữa trên thế giới và tại việt nam ................... 4

2.2.

Hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn và tồn dư kháng sinh trong sản
phẩm chăn nuôi ............................................................................................... 6

2.2.1.

Hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn .............................................................. 6

2.2.2.

Vấn đề tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi ........................................ 9

2.3.

Bệnh viêm tử cung ở bò ................................................................................. 10

2.3.1.

Khái niệm ...................................................................................................... 10

2.3.2.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung ở bò sữa ............................. 13

2.4.


Nano bạc và các ưng dụng trong phịng và trị bệnh ........................................ 15

2.5.

Tình hình nghiên cứu và sử dụng sản phẩm thảo dược trên thế giới và
việt Nam ........................................................................................................ 18

2.5.1.

Tình hình nghiên cứu và sử dụng sản phẩm thảo dược trên thế giới................ 18

2.5.2.

Tình hình nghiên cứu và sử dụng sản phẩm thảo dược ở Việt Nam ................ 21

2.6.

Cây sài đất (Wedelia calendulaceae less.,) ..................................................... 24

2.6.1.

Nguồn gốc phân loại ...................................................................................... 24

2.6.2.

Bộ phận dùng ................................................................................................ 24

2.6.3.


Tác dụng và sử dụng theo y học cổ truyền...................................................... 24

iii

download by :


2.6.4.

Thành phần hóa học ....................................................................................... 25

2.6.5.

Tổng quan nghiên cứu về tác dụng cây Sài đất. .............................................. 25

Phần 3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu..................................... 29
3.1.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu................................................................... 29

3.2.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 29

3.2.1.

Bò sữa ........................................................................................................... 29

3.2.2.


Cao khô dược liệu Sài đất .............................................................................. 29

3.2.3.

Vi khuẩn nghiên cứu ...................................................................................... 29

3.2.4.

Nano bạc ....................................................................................................... 30

3.2.5.

Thiết bị, dụng cụ và hóa chất thí nghiệm ........................................................ 30

3.3.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 30

3.4.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 31

Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 35
4.1.

Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên bò sữa ở một số địa phương thuộc
huyện vĩnh tường tỉnh vĩnh phúc .................................................................... 35

4.2.


Kết quả phân lập và giám định thành phần vi khuẩn trong dịch tử cung
của bò sữa ...................................................................................................... 36

4.2.1.

Kết quả xác định sự biến đổi về tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong dịch
tử cung của bò sữa ......................................................................................... 36

4.2.2.

Kết quả xác định sự biến đổi về thành phần vi khuẩn hiếu khí có trong
dịch viêm tử cung của bị sữa ......................................................................... 38

4.3.

Đánh giá hiệu suất và định tính các nhóm chất trong cao khô dịch chiết
sài đất sử dụng các dung môi tách chiết khác nhau ......................................... 39

4.3.1.

Hiệu suất tách chiết cao khô dịch chiết Sài đất sử dụng các dung môi tách
chiết khác nhau .............................................................................................. 39

4.3.2.

Định tính xác định một số nhóm hoạt chất hịa tan trong cao khơ dịch
chiết lá Sài đất bằng phương pháp hóa học ..................................................... 42

4.4.


Đánh giá khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao dịch chiết trong các dung
môi khác nhau với vi khuẩn phân lập từ dịch viêm tử cung bò ............................. 45

4.4.1.

Khả năng ức chế in vitro của cao khô dịch chiết sử dụng các dung môi
khác nhau trên vi khuẩn Staphylococcus spp phân lập từ dịch viêm tử
cung bò .......................................................................................................... 46

iv

download by :


4.4.2.

Khả năng ức chế in vitro của cao khô dịch chiết sử dụng các dung môi
khác nhau trên vi khuẩn Streptococcus spp phân lập từ dịch viêm tử cung
bò .................................................................................................................. 47

4.4.3.

Khả năng ức chế in vitro của cao khô dịch chiết sử dụng dung môi
ethanol 70% trên vi khuẩn phân lập từ dịch viêm tử cung bị khi pha
lỗng.............................................................................................................. 50

4.5.

Đánh giá khả năng ức chế vi khuẩn Streptococcus spp. và Staphylococcus
spp. của nano bạc ........................................................................................... 52


4.6.

Đánh giá tác dụng ức chế vi khuẩn in vitro khi phối hợp Nano bạc và cao
dịch chiết ....................................................................................................... 54

4.7.

Sử dụng cao dịch chiết sai dất kết hợp với nano bạc dể diều trị thử
nghiệm bo bị viêm tử cung............................................................................. 56

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 60
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 60

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 61

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 62

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. DMSO – Dimethyl Sulfoxide


vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Tỷ lệ bò sữa mắc bệnh viêm tử cung ở một số địa phương thuộc
huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc ...........................................................35
Bảng 4.2. Tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong dịch tử cung của bị ............................37
Bảng 4.3. Tần suất xuất hiện của một số vi khuẩn hiếu khí trong dịch tử cung.......... 38
Bảng 4.4. Hiệu suất tách chiết Sài đất trong các loại dung môi khác nhau nhau .........40
Bảng 4.5. Kết quả định tính sơ bộ thành phần hóa học của cao khơ dịch chiết
Sài đất sử dụng dung môi khác nhau.......................................................... 43
Bảng 4.6. Khả năng ức chế in vitro của cao khô dịch chiết Sài đất trong các dung
môi khác nhau với vi khuẩn Staphylococcus spp. ......................................46
Bảng 4.7. Khả năng ức chế in vitro của cao khô dịch chiết Sài đất trong các dung
môi khác nhau với vi khuẩn Streptococcus spp. ......................................... 48
Bảng 4.8. Khả năng ức chế vi khuẩn khi pha lỗng cao khơ dịch chiết dược liệu
Sài đất ....................................................................................................... 50
Bảng 4.9. Kết quả khảo sát hoạt tính diệt khuẩn in vitro của dung dịch nano bạc
đối với vi khuẩn Streptococcus spp. Và Staphylococcus spp......................... 53
Bảng 4.10. Khả năng ức chế vi khuẩn khi pha lỗng cao khơ dịch chiết dược liệu
Sài đất (sử dụng dung môi ethanol 70%) phối hợp với nano bạc ................ 55
Bảng 4.11. Kết quả thử nghiệm điều trị bò mắc bệnh viêm tử cung .............................57

vii

download by :



DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ bị sữa mắc bệnh viêm tử cung ở một số địa phương
thuộc huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc ................................................. 35
Hình 4.2. Màu sắc dịch chiết và cao dịch chiết sài đất khi sử dụng các dung mơi
khác nhau. ................................................................................................. 40
Hình 4.3. Hiệu suất tách chiết Sài đất sử dụng các loại dung mơi khác nhau ............. 42
Hình 4.4. Phản ứng định tính xác định các nhóm hoạt chất có trong cao dịch
chiết lá Sài đất ........................................................................................... 45
Hình 4.5. Khả năng ức chế in vitro của cao khô dịch chiết sử dụng các dung môi
khác nhau với vi khuẩn Staphylococcus spp. ............................................. 47
Hình 4.6. Khả năng ức chế in vitro của cao khô dịch chiết sử dụng các dung môi
khác nhau với vi khuẩn Streptococcus spp .................................................. 49
Hình 4.7. Tác dụng ức chế vi khuẩn in vitro của Nano bạc khi pha lỗng .................. 53
Hình 4.8. So sánh khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao dịch chiết có và
khơng bổ sung nano bạc ............................................................................ 55
Hình 4.9. Kết quả điều trị thử nghiệm trên bò mắc bệnh viêm tử cung ...................... 58

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Trung Trực
Tên luận văn: “Nghiên cứu tác dụng ức chế vi khuẩn in vitro và ứng dụng điều trị
bệnh viêm tử cung bò của nano bạc và dịch chiết cây Sài đất Wedelia Chinensis
(Osbeck) Merr”.
Ngành: Thú y

Mã số: 60 64 01 01


Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá được thực trạng tỷ lệ bò mắc bệnh viêm tử cung trên địa bàn một số địa
phương thuộc huyện Vĩnh Tường, Tỉnh Vĩnh Phúc.
Phân lập và đánh giá tỷ lệ các lồi vi khuẩn có trong dịch tử cung bò
Đánh giá khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao khô dịch chiết cây Sài đất sử
dụng các dung môi khác nhau và nano bạc đối với vi khuẩn Staphylococus spp. và
Streptococus spp. phân lập từ dịch viêm tử cung bò.
Thử nghiệm hiệu quả điều trị bệnh viêm tử cung bị bằng cao khơ dịch chiết Sài
đất kết hợp với nano bạc
Phương pháp:
- Điều tra tỷ lệ bò mắc bệnh viêm tử cung: Tiến hành kiểm tra tỷ lệ bò sữa bị viêm
tử cung tại 03 xã thuộc huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc.
- Lấy mẫu dịch viêm tử cung bò: Tiến hành lấy mẫu dịch viêm tử cung bị trên
đàn bị sữa được ni tại các nông hộ thuộc 03 xã thuộc huyện Vĩnh Tường tỉnh
Vĩnh Phúc.
- Xác định vi khuẩn gây bệnh viêm tử cung bò bằng phương pháp phân lập vi
khuẩn: Vi khuẩn gây bệnh viêm tử cung được phân lập theo phương pháp thường qui.
- Phương pháp điều trị thử nghiệm: Sử dụng 3 phác đồ điều trị, thụt rửa tử cung
bằng dung dịch Rivanol 0,1%.
- Phương pháp xử lý số liệu: Các thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên và được lặp
lại 3 lần. Số liệu thu được xử lý thống kê sinh học bằng phần mềm Excel 2007.
Kết quả chính:
Tỷ lệ bò mắc bệnh viêm tử cung tại 03 xã thuộc huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc có
sự chênh lệch cao biến đổi từ 18,26% đến 28,33%. Bò bị viêm tử cung sau đẻ, chiếm tỉ
lệ bình quân 23,44%.

ix


download by :


Tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong dịch viêm tử cung tăng lên gấp 120,34 lần so
với trong dịch tử cung của bị sữa khơng bị viêm (7,77±2,71)x108 so
(6,46±2,95)x106CFU/ml.
Vi khuẩn Staphylococcus và Streptococcus xuất hiện ở 100% mẫu dịch viêm tử
cung bị. Trong dịch tử cung của bị khơng bị viêm, tỷ lệ mẫu phát hiện thấy
Staphylococcus và Streptococcus lần lượt là 22,22% và 11,11%.
Cao dịch chiết thu từ dung mơi ethanol 70% có hoạt tính ức chế vi khuẩn tốt nhât
trên cả hai chủng vi khuẩn phân lập từ dịch viêm tử cung. Nồng độ ức chế tối thiểu của
dịch chiết dược liệu Sài đất sử dụng dung môi ethanol 70% đối với vi khuẩn
Streptococcus spp. là 0,39 mg/ml, với vi khuẩn Staphylococcus spp. là 0,20 mg/ml.
Nano bạc có khả năng ức chế in vitro đối với cả 02 chủng vi khuẩn nghiên cứu.
Nồng độ nano bạc nhỏ nhất vẫn còn quan sát thấy sự sai khác so với đối chứng về khả
năng ức chế vi khuẩn in vitro là 50 ppm.
Có thể sử dụng cao dịch chiết Sài đất kết hợp với nano bạc trong điều trị bệnh
viêm tử cung trên bò cho tỷ lệ khỏi bệnh đạt 91,67% và thời gian điều trị trung bình là
4,18 ngày.

x

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Pham Trung Truc
Major: Veterinary Science

Code: 60 64 01 01


Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
Materials and Methods:
Main findings and conclusions:
Using antibiotic for the cow metritis treatment has many advantages, however,
raises concerns about antibiotic residues in meat and dairy products as well as
increasing antibiotic resistance of pathogenic bacteria. Herbs have been increasingly
demonstrated their important role in the pharmaceutical industry as a biosafety solution,
an alternative to synthetic chemical drugs. The present study aimed to examine the
effect of herbsextract (Polyalthia longifolia var. Pendula, Lignum Caesalpiniae sappari,
Excoecaria cochinchinensis Lour., Clerodendron fragrans Vent, Wedelia
calendulaceae Less, Cudrania tricuspidata, Pseuderanthemum (Ness) Radik, Lactuca
indica L),extracted by ethanol 70% solvents, and evaluating the anti-bacterial effect of
the extracts on Staphylococcus spp. and Streptococcus spp which were isolated from
cow metritis. The studied result showed that the extracted efficiency was varied from
9.60% (Lignum Caesalpiniae sappari) to 14.32% (Wedelia calendulaceae Less). At the
concentration of 100 mg/ml, all the extracts showed good anti-bacterial effect on
Staphylococcus spp. and Streptococcus spp. For Streptococcus spp., the bacterial
inhibition zone was ranked from 11.80 mm (Cudrania tricuspidata (Carr)) to 25.00 mm
(Clerodendron fragrans Vent). Diameter of the bacterial inhibition zones of
Staphylococcus spp. were ranked from 10.28 mm (Cudrania tricuspidata (Carr)) to
25.30 mm (Wedelia calendulaceae Less). The extracted solution of Clerodendron
fragrans Vent and Wedelia calendulaceae Less showed the best anti-bacterial
efficiency. This extract remained the anti-bacterial effect to Staphylococcus spp. and
Streptococcus spp. at concentration of 0.20mg/ml.
Key words: Extract of herbs, Anti-bacterial effect, Staphylococcus spp.,
Streptococcus spp., cows metritis.

xi


download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THİẾT CỦA ĐỀ TÀİ
Bệnh ở đường sinh dục bò là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra các thiệt
hại về năng suất sinh sản, năng suất sữa. Tầm quan trọng của nó được xếp đứng
trên các bệnh về móng và viêm vú. Trong số các bệnh ở đường sinh dục bò cái,
bệnh thường gặp và gây thiệt hại về kinh tế lớn nhất là bệnh viêm tử cung. Bệnh
viêm tử cung loàm kéo dài thời gian động dục lại sau đẻ, tăng số lần phối
giống/có chửa, tăng tỉ lệ thải loại thải, giảm sản lượng sữa, giảm số con sinh ra
trong một đời bò mẹ từ đó làm làm giảm năng suất sinh sản (Gilbert et al., 2005;
Dubuc et al., 2011). Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu được thực hiện nhằm
tìm ra biện pháp phòng và điều trị bệnh viêm tử cung ở bò sữa bằng việc sử dụng
các kháng sinh và các hóa dược khác nhau (Đuričić et al., 2014). Việc sử dụng
thuốc có nguồn gốc hóa dược để điều trị bệnh viêm tử cung cho bò tuy mang lại
nhiều kết quả khả quan, nhưng lại làm dấy lên lo ngại về việc tồn dư kháng sinh
trong sản phẩm thịt và sữa bị cũng như làm tăng tính kháng kháng sinh của vi
khuẩn gây bệnh viêm tử cung.
Hiện tượng vi khuẩn kháng lại kháng sinh hiện đang trở thành vấn đề lớn
trên toàn thế giới (WHO, 2014). Các nhà nghiên cứu khẳng định việc nỗ lực tìm
ra các chất kháng khuẩn mới nhằm thay thế kháng sinh là yêu cầu cấp thiết hiện
nay. Tổ chức y tế thế giới đã nhận định rằng các thực vật bản địa sẵn có là một
nguồn cung hiệu quả nhằm thay thế thuốc kháng sinh. Những nghiên cứu về thảo
dược ngày càng được tăng cường và trao đổi thông tin rộng rãi. Thảo dược đang
ngày càng chứng minh được vai trò quan trọng của chúng trong nền công nghiệp
dược phẩm như là một giải pháp an tồn sinh học, thay thế cho các thuốc hóa học
tổng hợp. Thảo dược được ưa chuộng bởi tính an tồn sinh học, khơng có hay ít
có tác dụng phụ (Nguyễn Thanh Hải và Bùi Thị Tho, 2013). Đã có nhiều cơng

trình nghiên cứu ứng dụng thảo dược trong điều trị bệnh viêm tử cung bị, sử
dụng cây sầu đơng (Aradirachta indica), bông Cận Đông (Gossypium
berbaceum), bạch hoa xà (Plumbago zeylanica) và keo (Aacacia catechu)
(Ahmed et al., 2014); dịch chiết xuất từ tỏi (Sarkar et al., 2006); cây sim
(Montanoa tomentosa) (Marquez et al., 2007); cây ích mẫu (Herba Leonuri),
đương qui (Angelicae Sinensis Radix), hồng hoa (Flos Carthami), cỏ gấu
(Rhizoma Cyperi) và mộc dược (Myrrha) (Cui et al., 2014). Kết quả so sánh

1

download by :


giữa nhóm dùng dịch chiết thảo dược và nhóm dùng oxytetracyclin cho thấy bị ở
nhóm dùng thảo dược có thời gian động dục lại sau đẻ ngắn hơn và tỉ lệ thụ thai
cao hơn so với nhóm dùng kháng sinh.
Với nguồn thảo dược phong phú và đa dạng lên đến gần 4.000 cây thuốc
có thể dùng làm thuốc trực tiếp hay để tách chiết một số hoạt chất bào chế thuốc
thành phẩm, ngành dược liệu Việt Nam đã và đang có những bước tìm tịi nhằm
sử dụng hiệu quả kho tài nguyên quý giá này. Trong các loại thảo dược hiện nay
phổ biến, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến cây Sài đất (Ngổ núi, Cúc nhám, Húng
trám, hoa múc, Ngơ đất, Tân sa (Đỗ Huy Bích, 2006), Cúc giáp (Đỗ Tất Lợi,
1991). Cây có nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia, Philippin, Nhật Bản. Ở
Việt Nam cây mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta, phân bố nhiều ở Ninh
Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Thái Ngun, Thanh Hóa, Hải Dương, Hưng n.
Theo Đơng y, Sài đất có thể dùng để trị đinh độc, sưng vú, ngứa lở, sốt ho, sốt
phát ban. Các nghiên cứu dược lý trước đây đã tìm thấy trong dịch chiết cây Sài
đất có khả năng giảm đau kháng viêm, kích thích miễn dịch, chữa lành vết
thương và kháng khuẩn rất tốt. Tuy nhiên tính đến nay tác dụng kháng khuẩn của
Sài đất đối với các vi khuẩn gây viêm tử cung bị có rất ít các cơng trình ngh ên

cứu cụ thể.
Những năm gần đây, công nghệ nano ra đời, con người đã chế tạo được
bạc ở kích thước nano, và ứng dụng của bạc cũng được đưa lên một tầm cao mới.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi ở kích thước nano (từ 1 đến 100nm), hoạt tính sát
khuẩn của bạc tăng lên khoảng 50000 lần so với bạc dạng khối, như vậy 1 gam
bạc nano có thể sát khuẩn cho hàng trăm mét vuông chất nền. Việc ứng dụng
công nghệ Nano vào sản xuất các sản phẩm từ thảo dược đang là xu hướng mới
góp phần nâng tầm giá trị của cây thuốc Việt Nam hội nhập với quốc tế.
Căn cứ vào thực tế trên nhằm giảm thiệt hại, giảm chi phí điều trị và khắc
phục hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài:" Nghiên cứu tác dụng ức chế vi khuẩn in vitro và ứng dụng điều trị
bệnh viêm từ cung bò của nano bạc và dịch chiết cây sài đất Wedelia
Chinensis (Osbeck) Merr".
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá được thực trạng tỷ lệ bò mắc bệnh viêm tử cung trên địa bàn một
số địa phương thuộc huyện Vĩnh Tường, Tỉnh Vĩnh Phúc.

2

download by :


Phân lập và đánh giá tỷ lệ các loài vi khuẩn có trong dịch tử cung bị
Đánh giá khả năng ức chế vi khuẩn in vitro của cao khô dịch chiết cây Sài
đất sử dụng các dung môi khác nhau và nano bạc đối với vi khuẩn Staphylococus
spp. và Streptococus spp. phân lập từ dịch viêm tử cung bò.
Thử nghiệm hiệu quả điều trị bệnh viêm tử cung bò bằng cao khô dịch chiết
Sài đất kết hợp với nano bạc
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Kết quả ngh ên cứu của đề tà nhằm bổ sung cơ sở lý luận về tác dụng

dược lý và khả năng ứng dụng điều trị của dược l ệu Sài đất và nano bạc. Sự
thành công của đề tài sẽ là nền tảng để bước đầu xây dựng phương pháp điều trị
bệnh viêm tử cung cho bò hạn chế tối đã sử dụng thuốc kháng sinh góp phần hạn
chế sự kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn, góp phần bảo vệ mơi trường và sức
khỏe cộng đồng.

3

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NI BỊ SỮA TRÊN THẾ GIỚI
VÀ TẠI VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình chăn ni trên thế giới
Sữa được sản xuất ở hầu hết các quốc gia trên thế giới từ châu Âu, châu
Mỹ, tới châu Á, châu Phi. Từ sữa người ta chế biến rất nhiều sản phẩm, bao gồm:
Các loại sữa tươi tiệt trùng, bơ, pho mát, casein, sữa chua (yogurt), clabber,
gelato, kem và các sản phẩm khác. Trong mỗi loại sản phẩn này lại có nhiều loại
khác nhau. Trong tổng sản lượng sữa thế giới 11% được sử dụng làm pho mát;
11% được dùng làm sản phẩm khô; 8,6% chế biến thành bơ và 1,2% làm sữa đặc.
Điều này có nghĩa là chỉ 32% sản lượng sữa thế giới được dùng để chế biến ra
các sản phẩm sữa có thể thương mại, 68% cịn lại được dùng dưới dạng sản phẩm
tươi được cung cấp qua các kênh phân phối chính thức hoặc tham gia thị trường
chi phí chính thức.
Trên bình diện quốc tế, quy mơ chăn ni bị sữa trung bình của thế giới là
3 con/hộ. Tại các nước đang phát triển rất nhiều nông hộ quy mô nhỏ với từ 1- 2
con bò. 78% số trang trại và 56% số bò sữa của thế giới thuộc về nhóm hộ từ 110 con. Chỉ 11 trong tổng số 90 nước có quy mơ trang trại trung bình trên 100
con. Sự khác biệt cực lớn về cơ cấu trang trại có thể thấy qua việc so sánh trang
trại của Mỹ với Pakistan. Mặc dù có số lượng trang trại bò sữa chỉ chưa bằng 1%

của Pakistan, nhưng Mỹ lại sản xuất gấp đơi lượng sữa.
2.1.2. Tình hình chăn ni ở Việt Nam
Ni bị lấy sữa ở Việt Nam bắt đầu từ đầu những năm 1920 do một số di
dân người Ấn du nhập các giống bò Zebu (Ongol, Sindhi, Sahiwal…) vào miền
Nam để thao tác tại các đồn điền, để tự cung cấp sữa cho mình và cung cấp cho
các gia đình người Pháp. Sau đó người Pháp, chủ đồn điền rộng lớn ở miền Nam
cũng đã nhập các giống bò Zebu và các giống bò sữa: Holstein Friesian (HF),
Bordelaise, Bretonne, Ayshire vào nuôi xung quanh khu vực Sài Gịn, Đà Lạt.
Năm 1958, chính phủ Úc cũng tài trợ cho chương trình ni bị Jersey tại Lai
Khê (Bến Cát, Bình Dương). Đến năm 1960, có khoảng 1.000 bị sữa được ni
tại khu vực Sài Gịn: 400 bị lai Sind, 300 bò lai Ongol, 100 bò lai Sahiwal, 100
bò lai HF và 174 bò Jersey thuần tại Bến Cát. Năng suất ghi nhận của bò Jersey

4

download by :


là 2.038 kg lứa đầu và 2.400 kg ở lứa sữa thứ 3. Những năm 1963-1968, một vài
hộ chăn nuôi bò sữa cũng nhập bò HF thuần từ Nhật Bản (Đinh Văn Cải và Vương
Ngọc Long, 2003). Ở Miền Bắc, bắt đầu phát triển bò sữa với mốc ghi nhận vào
năm 1962 khi nhập 30 con bò lang trắng đen từ Trung Quốc, ni tại Ba Vì, năng
suất chưa tới 2000kg/chu kì, sau chuyển lên Mộc Châu, năng suất đạt trên
3000kg/chu kì. Từ năm 1970-1978 nhập thêm khoảng 1900 con bị HF từ Cuba,
ni tại nơng trường Mộc Châu tỉnh Sơn La (phía Bắc) và Đức Trọng, tỉnh Lâm
Đồng (phía Nam), năng suất đạt từ 3800-4200kg/chu kỳ (Nguyễn Văn Thưởng,
2000). Năm 1985 cả nước có 5,8 ngàn bị sữa ni tập trung trong các trại của nhà
nước. Ngành chăn nuôi bò sữa chỉ thực sự phát triển nhanh từ năm 1990, bắt đầu
từ thành phố Hồ Chí Minh với phương thức chăn ni nhỏ nơng hộ.
Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 167/2001/QĐ/TTg về

một số biện pháp và chính sách phát triển chăn ni bị sữa giai đoạn 2001- 2010,
trong đó quy định rất nhiều chính sách hỗ trợ hấp dẫn cho các tổ chức và cá nhân
tham gia chăn ni và kinh doanh bị sữa. Nhiều tỉnh cũng đưa ra nghị quyết lấy
bò sữa làm con vật nuôi chủ lực để chuyển đổi cơ cấu kinh tế và có các chính
sách ưu đãi đặc biệt với ngành chăn ni bị sữa.
Từ năm 2001 đến 2005, để đáp ứng nhu cầu con giống, Bộ NN-PTNT đã
nhập từ Mỹ 192 con HF và Jersey thuần, đực và cái, nuôi tại Mộc Châu để xây
dựng đàn hạt nhân cái và sản xuất tinh bò đực. Một số tỉnh và trại tư nhân cũng
nhập 10.164 con HF thuần và con lai HF x Jersey từ Úc (8815con), New Zealand
(1149 con) và cả Thailand (200 con) để khai thác sữa. Năm 2004 tổng đàn bò sữa
gấp 2,73 lần so với năm 2000.
Sau 2004 tốc độ tăng đàn chậm do ảnh hưởng của q trình chuyển đổi từ
chăn ni nhỏ lẻ phân tán sang chăn nuôi quy mô lớn hơn và tập trung hơn, đồng
thời với việc tăng cường chọn lọc, loại thải những bò chất lượng kém do tốc độ
phát triển quá nóng của giai đoạn trước. Năng suất và chất lượng đàn bị sữa
khơng ngừng được cải thiện. Cuối 2006, tổng đàn bò sữa cả nước trên 113,2 ngàn
con, bò thuần HF chiếm 15% tổng đàn, số còn lại là bò lai HF với tỷ lệ máu khác
nhau. Tổng sản lượng sữa hàng hoá đạt gần 216 ngàn tấn. Năm 2008, tổng đàn
bò sữa giảm còn 107,98 ngàn con nhưng tổng sản lượng sữa hàng hoá 262,16
ngàn tấn. Năng suất sữa (kg/chu kì 305 ngày) trung bình cả bị lai và bò thuần HF
năm 2008 ước đạt trên dưới 4000kg/chu kì, cao gần gấp hai lần so với năm 1990.
Năng suất này vẫn còn thấp hơn nhiều so với Đài Loan (7160kg). Trước năm
1990, Việt Nam chỉ có một số ít nhà máy chế biến sữa do nhà nước quản lí. Từ

5

download by :


năm 1990-2005 cùng với sự tăng trưởng đàn bò sữa, công nghiệp chế biến sữa đã

được đầu tư cả về số lượng nhà máy và cơng nghệ hiện đại. Tính đến năm 2005
đã có 8 Cơng ty đầu tư vào ngành sữa như Nestle; Dutch Lady; Nuti Food;
Lothamilk; Vixumilk; F&N; Hanoimilk; Bình Định, với tổng cộng 17 nhà máy
chế biến sữa. Từ năm 2006 đến 2007 có thêm một số công ty mới như công ty
sữa Elovi (Thái Nguyên), Quốc tế (Hà Tây cũ), Việt Mỹ (Hưng Yên), Milas
(Thanh Hoá), Nghệ An… nâng tổng số lên 22 nhà máy chế biến sữa trên cả
nước. Trong số đó, cơng ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk là lớn nhất với 9 nhà
máy với tổng công suất quy ra sữa tươi trên 1,2 tỷ lít/năm. Năm 2007 cơng ty
Vinamilk thu mua 114 ngàn tấn, Dutch Lady 38 ngàn tấn, Mộc Châu 10 ngàn tấn
trong tổng số 234,4 ngàn tấn sữa tươi sản xuất trong nước.
Mặc dù là một ngành cho hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thiết yếu
và góp phần tăng cường sức khỏe cho con người, ngành chăn ni bị sữa cũng
cịn gặp nhiều trở ngại. Ngồi các yếu tố về thời tiết, dinh dưỡng, quản lí thì các
bệnh trên bị sữa cũng có ảnh hưởng rất lớn trong chăn ni bị sữa. Bệnh ở
đường sinh dục bị là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra các thiệt hại về năng
suất sinh sản, năng suất sữa. Tầm quan trọng của nó được xếp đứng trên các bệnh
về móng và viêm vú. Trong số các bệnh ở đường sinh dục bò cái, bệnh thường
gặp và gây thiệt hại về kinh tế lớn nhất là bệnh viêm tử cung. Tử cung là bộ phận
quan trọng của cơ quan sinh dục, là nơi làm tổ của thai đảm bảo mọi điều kiện để
thai phát triển. Bệnh viêm tử cung đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Dawson
(1950) nghiên cứu về hệ vi khuẩn trong tử cung bò; Kopecky et al. (1977) đã
theo dõi các hiện tượng nhiễm trùng tử cung do vi khuẩn lao bị gây ra. Mọi q
trình bệnh lý ở tử cung đều ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản.
Tỉ lệ viêm tử cung ở bò sau đẻ thường rất cao. Theo một nghiên cứu trên
bò Holstein Friesian, tỉ lệ viêm nội mạc tử cung dao động từ 37-74% tùy thuộc
vào các trại bò khác nhau, với tỉ lệ trung bình là 53% (Gilbert et al., 2005). Bệnh
viêm tử cung làm giảm năng suất sinh sản, kéo dài thời gian động dục, có chửa
sau đẻ, tăng số lần phối giống/có chửa, tăng tỉ lệ thải loại, giảm sản lượng sữa,
giảm số con sinh ra trong một đời bò mẹ (Dubuc et al., 2011).
2.2. HIỆN TƯỢNG KHÁNG THUỐC CỦA VI KHUẨN VÀ TỒN DƯ

KHÁNG SINH TRONG SẢN PHẨM CHĂN NUÔI
2.2.1. Hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn
Từ năm 1912 khi Penicillin được phát hiện là kháng sinh đầu tiên trên thế

6

download by :


giới, đến nay kháng sinh đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong phòng và trị bệnh
cho người và động vật, đem lại nhiều thành công và hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên,
hiện tượng đề kháng kháng sinh đang xảy ra ngày càng gia tăng ở nhiều loài vi
khuẩn gây bệnh cho người và gia súc đang là mối quan tâm lo lắng của toàn xã
hội. Vi khuẩn đề kháng kháng sinh làm giới hạn khả năng điều trị nhiễm trùng,
một số trường hợp dẫn đến tử vong do vi khuẩn gây bệnh đề kháng với hầu hết
các kháng sinh đang điều trị.
Gần đây, các nhà nghiên cứu còn cho biết vi khuẩn có khả năng kháng với
khơng chỉ những kháng sinh mới sử dụng mà còn kháng lạ các kháng s nh trong
tương lai. Hơn thế nữa, các chủng vi khuẩn không gây bệnh nhưng đề kháng
kháng sinh hay đa đề kháng cịn là nơi tồn trữ tính kháng thuốc để truyền cho
những vi khuẩn gây bệnh khác, ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc điều trị
(Prescott et al., 2002). Tại các nước phát triển, việc sử dụng kháng sinh như chất
tăng trưởng hay mục đích phịng bệnh đã bị cấm.
Thuốc kháng sinh dược dùng để phòng và trị bệnh gia súc, nhưng phần lớn
trên 90% thuốc được sử dụng như những chất kích thích tăng trưởng trong chăn
ni và ngư nghiệp. Thuốc kháng sinh được trộn vào thức ăn hỗn hợp với những
nồng độ thật thấp để giúp động vật mau lớn và tăng trọng nhanh. Trong thời gian
qua, việc sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị các bệnh truyền nhiễm cho vật
nuôi chưa được quan tâm đúng mức, hiện tượng sử dụng thuốc kháng sinh tràn lan,
dùng kháng sinh trộn vào thức ăn để phòng bệnh, không theo quy định, không

đúng nguyên tắc... đã gây ra hiện tượng kháng thuốc của vi sinh vật gây bệnh, đặc
biệt gây ra hiện tượng đa kháng thuốc ở vi sinh vật gây bệnh, làm giảm hiệu lực
của kháng sinh, nguy hiểm hơn là làm mất tác dụng của kháng sinh.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng kháng thuốc kháng sinh của
vi sinh vât, như sự sử dụng thuốc kháng sinh một cách bừa bãi, không đúng cách,
không tôn trọng liều lượng và thời gian trị liệu, cũng như không chịu uống cho
thật hết số thuốc như bác sĩ đã kê toa. Ngoài ra việc lạm dụng thuốc kháng sinh
trong chăn nuôi thú y, canh nông và ngư nghiệp cũng dự phần khơng nhỏ trong
sự hình thành của hiện tượng kháng kháng sinh. Cuối cùng là vấn đề dùng các
chất diệt khuẩn để chùi rửa quá thường xuyên, khơng đúng chỉ dẫn cũng có thể
giúp sản sinh ra những dịng vi khuẩn có tính kháng thuốc.
Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2014) công bố

7

download by :


ngày 30/4/2014 về tình hình kháng thuốc kháng sinh, hầu như tất cả các khu vực
đều xảy ra kháng cao với Methicillin trong điều trị Staphylococcus
aureus (MRSA); trong đó, Đơng Nam Á hơn 25%, Đông Địa Trung Hải hơn
50%, châu Âu 60%, châu Phi 80%, Tây Thái Bình Dương 80%, châu Mỹ 90%.
Ngoài ra, 3 khu vực là châu Mỹ, Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á xảy ra
kháng Cephalosporin thế hệ thứ ba (trong điều trị nhiễm trùng K.
Pneumoniae và E.coli) và Fluoroquinolones (trong điều trị nhiễm trùng E.coli);
khu vực châu Phi kháng với Cephalosporin thế hệ thứ ba và Fluoroquinolones
trong điều trị nhiễm trùng E.coli; Tây Thái Bình Dương kháng với
Fluoroquinolones (trong điều trị nhiễm trùng E.coli) và Cephalosporin thế hệ thứ
ba (trong điều trị nhiễm trùng K. Pneumoniae); khu vực châu Âu xảy ra kháng
với Cephalosporin thế hệ thứ ba trong điều trị K. Pneumoniae.

Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Phạm Khắc Hiếu và Lê Thị Ngọc Diệp
(1997) đã tìm thấy chủng vi khuẩn kháng lại 11 loại kháng sinh, đồng thời cũng
chứng minh khả năng di truyền tính kháng thuốc giữa các vi khuẩn thơng qua
plasmid. Theo nghiên cứu của Cù Hữu Phú và cs. (1999), 80 - 90% vi khuẩn
Salmonella phân lập được kháng mạnh với Penicillin và Ampicillin.
Nghiên cứu tính kháng kháng sinh của 106 chủng vi khuẩn phân lập được
từ lợn con theo mẹ bị tiêu chảy ở một số tỉnh phía Bắc, Việt Nam. Đỗ Ngọc Thúy
(2002) đã thu được kết quả các chủng có xu hướng kháng mạnh với các loại
kháng sinh thông thường dùng để điều trị đặc biệt với streptomycin lên tới
88,68%. Hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn với trên 3 loại kháng sinh là khá
phổ biến (chiếm 90,57%).
Theo nghiên cứu của Nguyễn Bá Phước (2014), E. coli và Salmonella spp.
phân lập từ phân chó bị bệnh đã kháng lại nhiều kháng sinh thông dụng, hiện
tượng đa kháng (multyresistance) đã xuất hiện. Vi khuẩn E. coli đã kháng lại
cùng một lúc 6 loại kháng sinh, tương tự vi khuẩn Salmonella spp. kháng lại 4
loại kháng sinh.
Theo nghiên cứu của Phạm Thanh Xuân (2014), vi khuẩn E. coli và
Salmonella spp. phân lập từ phân chó bị tiêu chảy đã có hiện tượng kháng với 45 loại kháng sinh thông dụng cùng lúc (đa kháng multyresistance) (E. coli kháng
lại kháng sinh tetracyclin, doxycyclin, norfloxacin, ofloxacin và Salmonella spp.
neomycin, kanamycin, tetracyclin).

8

download by :


Theo nghiên cứu của Khúc Huy Hoàng (2015) trên vi khuẩn phân lập từ
sữa bò bị viêm vú đối với 14 loại kháng sinh thông dụng cho thấy vi khuẩn
Staphylococcus aureus đã kháng lại kháng sinh penicillin và colistin. Vi
khuẩn Streptococcus spp kháng lại 04 kháng sinh neomycin, kanamycin,

doxycycline, colistin.
Ở nhiều nước trên thế giới đã phát hiện hiện tượng vi khuẩn kháng lại các
loại thuốc kháng sinh, đặc biệt sự đa kháng (cùng một lúc kháng lại nhiều loại
kháng sinh) đã xuất hiện. Tại Vương Quốc Anh, nhiều tài liệu khoa học đã cho
thấy hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh tăng dần theo thơi gian từ năm
1980 đến năm 2000, đặc biệt với vi khuẩn E .coli và Salmonella gây bệnh cho chó
với kháng sinh penicillin amoxiclav và streptomycin (Lloyd et al., 1996).
Tại Thụy Sỹ cũng đã thấy xuất hiện vi khuẩn S. Intermedius gây bệnh cho
chó đã có hiện tượng tăng sự kháng thuốc với nhiều loại kháng sinh như
penicillin, neomycin, sulphonamide, co-trimoxazole và erythromycin (Wissing et
al., 2001).
Vi khuẩn S. typhimurium (DT104) gây bệnh ở chó và mèo kháng đa thuốc
đã xuât hiện ở Anh (Wall et al., 1996), và tại Mỹ (Centers for Disease Control
and Prevention, 2001). Các chủng này thường kháng với ít nhất năm loại kháng
sinh, bao gồm ampicillin, chloramphenicol, streptomycin, sulphonamide và
tetracycline. Theo nghiên cứu của (Zhao et al., 2003), chủng

Salmonella

enterica serotype Newport đã kháng lại ít nhất 9 loại kháng sinh (bao gồm cả
cephalosporins) gây bệnh trên cả động vật và người ở Mỹ.
Kết quả nghiên cứu của Sanchez et al. (2002) bệnh viện Thú y Đại học
Georgia đã phân lập được chủng vi khuẩn E.coli từ chó đã kháng 12 loại thuốc
kháng sinh. Vi khuẩn E.coli kháng chủ yếu với các nhóm cephalosporins, βlactams,

tetracycline,

spectinomycin,

sulfonamides,


chloramphenicol



gentamicin (Sanchez et al., 2002).
Sự kháng thuốc đang gia tăng nhanh chóng là một vấn đề nghiêm trọng,
do đó cần phải tìm những loại kháng sinh mới hiệu quả hơn. Đặc biệt là những
kháng sinh có nguồn gốc thực vật, vì nó ít tác dụng phụ và có khả năng điều trị
tốt (Chanda et al., 2013).
2.2.2. Vấn đề tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi
Ngày nay, chất kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong ngành nông

9

download by :


nghiệp như chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy hải sản, có tác dụng rất lớn là
giúp cho vật ni trồng chống lại bệnh tật từ vi sinh vật. Tuy vậy, chất kháng
sinh như một con dao hai lưỡi. Một mặt giúp sinh vật chơng lại bệnh tật, mặt
khác, có thể làm cho sinh vật xuất hiện phản ứng phụ, và đặc biệt là lượng chất
kháng sinh tồn dư sinh vật có thể ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm, nhất là
sức khỏe người tiêu dùng.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn Thành phố Hồ Chí Minh
(TP HCM), trong đợt kiểm tra an toàn thực phẩm những tháng đầu năm 2014, cơ
quan chức năng đã phát hiện nhiều mẫu thịt có tồn dư kháng sinh vượt ngưỡng.
Cụ thể, khi lấy ngẫu nhiên 60 mẫu thịt (30 mẫu thịt heo, 30 mẫu thịt gia cầm) từ
TP HCM và các tỉnh đem về giết mổ tại 2 cơ sở giết mổ lớn trên địa bàn thành
phố, cơ quan chức năng phát hiện 13/30 mẫu thịt heo (tỉ lệ 43,33%) có nguồn gốc

từ Bình Dương, Bến Tre, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và 1/30
mẫu thịt gia cầm (3,33%) có hàm lượng kháng sinh sulfadimidin vượt giới hạn
cho phép (Báo Người lao động, 2014).
Kháng sinh tetracycline trong 290 mẫu thịt lợn trên thị trường thuộc các
quận huyện nội, ngoại thành Hà Nội được xác định bằng phương pháp kiểm tra
khả năng ức chế vi khuẩn trên đĩa thạch (agar inhibition test) với chủng Bacillus
cereus (ACTT 11778). Các mẫu nghi ngờ được xác định bằng phương pháp sắc
ký lỏng hiệu năng cao (high-performance liquid chromatography; HPLC). 5.5%
số mẫu nói trên cho kết quả dương tính (có tồn dư kháng sinh tetracycline).
2.3. BỆNH VIÊM TỬ CUNG Ở BÒ
Trong số các bệnh ở đường sinh dục trâu bò cái, bệnh thường gặp và gây
thiệt hại về kinh tế lớn nhất là bệnh ở tử cung. Chúng bao gồm: viêm tử cung và
viêm cổ tử cung.
2.3.1. Khái niệm
a. Viêm tử cung
Tử cung là bộ phận quan trọng của cơ quan sinh dục, là nơi làm tổ của thai
đảm bảo mọi điều kiện để thai phát triển. Bệnh viêm tử cung đã được nhiều tác
giả tập trung nghiên cứu. Roberts (1980) đã khảo sát các trạng thái bất thường
của tử cung bò; Dawson (1950) nghiên cứu về hệ vi khuẩn trong tử cung bò;
Kopecky et al. (1977) đã theo dõi các hiện tượng nhiễm trùng tử cung do bệnh
lao bò gây ra. Mọi quá trình bệnh lý ở tử cung đều ảnh hưởng trực tiếp đến khả

10

download by :


năng sinh sản. Theo Đặng Đình Tín (1985) viêm tử cung có thể chia ra ba thể:
viêm nội mạc tử cung, viêm cơ tử cung, viêm tương mạc tử cung.
Viêm nội mạc tử cung (Endomestritis)

Theo Black (1983) viêm nội mạc tử cung là viêm lớp niêm mạc của tử
cung. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm khả năng
sinh sản của gia súc cái. Viêm nội mạc tử cung phổ biến và chiếm tỷ lệ cao nhất
trong các thể viêm ở tử cung. Samad et al. (1987) theo dõi 17.2293 trâu mắc
bệnh đường sinh dục, rối loạn sinh sản cho biết: tỷ lệ trâu bị viêm nội mạc tử
cung là cao nhất và chiếm 35,9%. Bệnh viêm nội mạc tử cung thường xảy ra
sau khi gia súc sinh đẻ, nhất là trong những trường hợp đẻ khó phải can thiệp
bằng tay hoặc dụng cụ làm niêm mạc tử cung bị xây sát, tổn thương. Sau đó là
do sự tác động của các vi khuẩn Streptococcus, Staphylococcus, E.coli,
Salmonella, Brucella, roi trùng gây viêm nội mạc tử cung (Settergreen, 1986).
Căn cứ vào tính chất, trạng thái của quá trình bệnh lý, viêm nội mạc tử cung có
thể chia ra làm hai loại: viêm nội mạc tử cung thể cata cấp tính có mủ và viêm
nội mạc tử cung có màng giả.
Viêm nội mạc tử cung thể Cata cấp tính có mủ (Endomestritis
Puerperalis)
Bệnh này gặp nhiều ở bị sau sinh đẻ, niêm mạc cổ tử cung và âm đạo bị
tổn thương, xây sát dẫn đến nhiễm khuẩn nhất là khi gia súc bị sát nhau, đẻ khó
phải can thiệp.
Khi bị bệnh, gia súc biểu hiện một số triệu chứng chủ yếu: thân nhiệt tăng
nhẹ, ăn uống giảm, lượng sữa giảm. Con vật có trạng thái đau đớn nhẹ, đơi khi
cong lưng rặn, tỏ vẻ không yên tĩnh. Từ cơ quan sinh dục thải ra ngoài hỗn dịch,
niêm dịch lẫn với dịch viêm, mủ, lợn cợn những mảnh tổ chức chết. Khi con vật
nằm, dịch viêm thải ra càng nhiều, xung quanh âm mơn, gốc đi, hai bên mơng
dính nhiều dịch viêm có khi nó khơ lại hình thành từng đám vẩy, màu trắng xám.
Kiểm tra qua âm đạo, niêm dịch và dịch viêm thải ra nhiều. Cổ tử cung hơi mở
và có mủ chảy qua cổ tử cung. Niêm mạc âm đạo bình thường, kiểm tra qua trực
tràng có thể phát hiện được một hay cả hai sừng tử cung sưng to, hai sừng tử
cung không cân xứng nhau, thành tử cung dày và mềm hơn bình thường. Khi
kích thích nhẹ lên sừng tử cung thì mức độ phản ứng co lại của chúng yếu ớt.
Trường hợp trong tử cung tích lại nhiều dịch viêm, nhiều mủ thì có thể phát hiện

được trạng thái chuyển động sóng.

11

download by :


Viêm nội mạc tử cung màng giả
Thể viêm này, niêm mạc tử cung thường bị hoại tử. Vết thương đã ăn sâu vào
tầng cơ của tử cung và chuyển thành hoại tử, lúc này con vật xuất hiện triệu chứng
toàn thân rõ: Thân nhiệt lên cao, lượng sữa giảm có khi hoàn toàn mất sữa, kế phát
viêm vú, con vật ăn uống kém và không nhai lại, biểu hiện trạng thái đau đớn, luôn
rặn, lưng và đuôi cong lên. Từ cơ quan sinh dục ln thải ra ngồi hỗn dịch: Dịch
viêm, máu, mủ, lợn cợn những mảnh tổ chức hoại tử, niêm dịch.
Viêm cơ tử cung (Myomestritis Puerperalis)
Theo Settergreen (1986) viêm cơ tử cung thường kế phát từ viêm nội mạc
tử cung, niêm mạc tử cung bị thấm dịch thẩm xuất, vi khuẩn xâm nhập và phát
triển sâu vào tử cung làm niêm mạc bị phân giải, thối rữa gây tổn thương mạch
quản và lâm ba quản. Từ đó làm cho các lớp cơ và một ít lớp tương mạc tử cung
bị hoại tử. Trường hợp này có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng toàn thân,
huyết nhiễm trùng hoặc huyết nhiễm mủ. Có khi vì lớp cơ và lớp tương mạc tử
cung bị phân giải, bị hoại tử mà tử cung bị thủng hay bị hoại tử từng đám.
Ở thể viêm này, gia súc biểu hiện triệu chứng toàn thân rõ: thân nhiệt tăng
cao, mệt mỏi, ủ rũ, ăn uống giảm, sản lượng sữa giảm hay mất hẳn. Con vật kế
phát chướng bụng đầy hơi, viêm vú, có khi viêm phúc mạc. Gia súc biểu hiện
trạng thái đau đớn, rặn liên tục. Từ cơ quan sinh dục luôn thải ra ngoài hỗn dịch
màu đỏ nâu, lợn cợn mủ và những mảnh tổ chức thối rữa nên có mùi tanh thối.
Kiểm tra qua âm đạo bằng mỏ vịt thấy cổ tử cung mở, hỗn dịch càng chảy ra
ngoài âm đạo nhiều hơn, phản xạ đau của con vật càng rõ hơn. Khám qua trực
tràng thì tử cung to hơn bình thường, hai sừng tử cung to nhỏ không đều nhau,

thành tử cung dày và cứng. Khi kích thích lên tử cung, con vật rất mẫn cảm, đau
nên càng rặn mạnh hơn, từ tử cung thải ra nhiều hỗn dịch bẩn.
Viêm tương mạc tử cung (Perimestritis Puerperalis)
Theo Đặng Đình Tín (1985) viêm tương mạc tử cung thường kế phát từ
thể viêm cơ tử cung. Thể viêm này thường cấp tính cục bộ, tồn thân xuất hiện
những triệu chứng điển hình và nặng. Lúc đầu lớp tương mạc tử cung có màu
hồng, sau chuyển thành màu đỏ sẫm rồi trở nên sần sùi mất tính trơn bóng. Sau
đó các tế bào bị hoại tử và bong ra, dịch thẩm xuất tăng tiết. Trường hợp viêm
nặng, lớp tương mạc ở một số vùng có thể dính với các tổ chức xung quanh, gây
nên tình trạng viêm mơ tử cung (Parametritis) và dẫn đến viêm phúc mạc. Thân

12

download by :


nhiệt tăng cao, mạch đập nhanh, con vật ủ rũ, uể oải, đại tiểu tiện khó khăn, ăn
uống kém hoặc bỏ ăn, hiện tượng nhai lại giảm hay ngừng. Lượng sữa cịn rất ít
hay mất hẳn, thường kế phát viêm vú. Con vật ln biểu hiện trạng thái đau đớn,
khó chịu, lưng và đuôi cong, rặn liên tục. Từ âm hộ thải ra ngoài rất nhiều hỗn
dịch lẫn mủ và tổ chức hoại tử, có màu nâu và mùi thối khắm.
Kiểm tra qua trực tràng thấy thành tử cung dày, cứng, hai sừng tử cung
mất cân đối, khi kích thích con vật biểu hiện đau đớn càng rõ và càng rặn mạnh
hơn. Trường hợp một số vùng của tương mạc đã dính với các bộ phận xung
quanh thì có thể phát hiện được trạng thái thay đổi về vị trí và hình dáng của tử
cung, có khi khơng tìm thấy một hoặc cả hai buồng trứng. Thể viêm này thường
dẫn đến kế phát bệnh viêm phúc mạc, bại huyết, huyết nhiễm mủ.
b. Viêm cổ tử cung (Cervitis)
Cổ tử cung được cấu tạo bởi các lớp cơ rắn chắc và lớp niêm mạc có nhiều
gấp nếp. Nó là hàng rào bảo vệ tử cung. Cổ tử cung ln đóng, chỉ hé mở khi

động dục và mở hoàn toàn khi sinh đẻ (Nguyễn Văn Thanh và cs., 2002).
Bệnh viêm cổ tử cung ở gia súc thường là hậu quả của những sai sót về kỹ
thuật thụ tinh nhân tạo, do thao tác đỡ đẻ nhất là các trường hợp đẻ khó phải can
thiệp bằng tay hay sử dụng dụng cụ không phù hợp làm cổ tử cung bị xây sát.
Viêm cổ tử cung còn do kế phát từ viêm âm đạo (Nguyễn Văn Thanh và cs.,
2002). Hậu quả của viêm cổ tử cung làm cổ tử cung bị tắc, khi gia súc động dục
niêm dịch khơng thốt ra ngồi được. Dùng mỏ vịt và đèn soi khám qua âm đạo:
cổ tử cung mở đường kính 1– 2 cm thấy niêm mạc xung huyết hoặc phù rõ, cá
biệt có vết lt, dính mủ (Nguyễn Văn Thanh, 1999).
Kiểm tra qua trực tràng: cổ tử cung sưng to và cứng do tổ chức tăng sinh
(Đặng Đình Tín, 1985).
2.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung ở bị sữa
a. Mùa vụ
Khí hậu Việt Nam bao gồm bốn mùa với các đặc tính thời tiết khác
nhau: xuân, hạ, thu, đông. Song thể hiện sự phân hoá rõ hơn là xuân - hạ và
thu - đông.
Trong mùa xuân hạ thời tiết mưa nhiều, nhiệt độ cao, độ ẩm trong khơng khí
cao là điều kiện thuận lợi để các vi sinh vật gây bệnh phát triển. Nhiệt độ cao làm

13

download by :


×