Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần sâu hại, đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng chống sâu cuốn lá nhỏ (cnaphalocrocis medinalis guenee) hại các giống lúa chịu hạn tại khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.96 MB, 107 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN NAM HẢI

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN SÂU HẠI, ĐẶC ĐIỂM
SINH HỌC, SINH THÁI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
SÂU CUỐN LÁ NHỎ (Cnaphalocrocis medinalis Guenee)
HẠI CÁC GIỐNG LÚA CHỊU HẠN TẠI KHÁNH HÒA

Chuyên ngành:

Bảo vệ thực vật

Mã số:

60 62 01 12

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Phạm Thị Vượng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

download by :


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện luận văn này, trước hết tôi xin gửi lời những cảm ơn chân
thành và sâu sắc nhất đến Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Thị Vượng người đã tận
tình hướng dẫn giúp đỡ và chỉ bảo tơi trong q trình nghiên cứu, triển khai các
thí nghiệm.


Tôi trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Viện Bảo vệ thực vật, lãnh đạo và
tập thể cán bộ công nhân viên chức Bộ môn Kinh tế Bảo vệ thực vật đã ủng hộ
và tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo và toàn thể cán
bộ, chuyên viên Ban Đào tạo Sau đại học – Viện Khoa học Nông nghiệp Việt
Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập cũng như thực hiện đề
tài luận văn.
Nhân dịp này tôi xin được gửi lời cảm ơn tới nhóm thực hiện Đề tài độc
lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu, đánh giá, tuyển chọn và khảo nghiệm bộ giống
lúa chịu hạn thích ứng cho vùng Duyên Hải miền Trung chịu ảnh ưởng của
BĐKH” mã số BĐKH-22 đã cung cấp những vật liệu giống quý báu trong quá
trình thực hiện luận văn. Xin cảm Ban lãnh đạo Chi cục Bảo vệ thực vật Khánh
Hịa, các đơn vị có liên quan và bà con nông dân đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi
hồn thành các nội dung của đề tài.
Xin chân thành cảm ơn bàn bè, đồng nghiệp và người thân, những người
ln động viên giúp đỡ và góp phần khơng nhỏ tạo nên sự thành công của luận
văn này.
Hà nội,ngày
tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Nam Hải

i

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu được

trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được ai cơng bố trong
bất cứ một cơng trình nào khác.

Hà Nội,ngày

tháng 11 năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Nam Hải

ii

download by :


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iii
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................. ix
THESIS ABSTRACT ...................................................................................................... xi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1


1.2.

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................... 2

1.2.1. Mục tiêu chung...................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 2
1.3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................... 2

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................... 3
1.4.

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................... 3

1.4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................... 4
2.1.

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI...................................................................... 4

2.2.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGỒI NƯỚC ...................................................... 5

2.2.1. Khái quát về hạn hán và giải pháp thích ứng bằng việc chọn tạo giống
cây trồng/vật ni chống chịu điều kiện bất thuận do hạn hán gây nên. .............. 5
2.2.2. Các nghiên cứu về sâu cuốn lá. ............................................................................. 8

2.3.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC ................................................... 21

2.3.1. Ảnh hưởng của hạn hán đối với sản xuất nông nghiệp của nước ta và chủ
trương, chính sách của nhà nước......................................................................... 21
2.3.2. Hiện trạng phát triển các giống lúa chịu hạn ở Việt Nam................................... 23

iii

download by :


2.3.3. Các nghiên cứu về sâu cuốn lá ............................................................................ 24
PHẦN 3. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 30
3.1.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 30

3.2.

ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ................................................................................ 30

3.3.

VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ................................................................................ 30

3.4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................... 31


3.4.1. Phương pháp điều tra xác định thành phần sâu hại lúa chịu hạn và thiên
địch của sâu cuốn lá nhỏ tại Khánh Hòa. ............................................................ 31
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài sâu cuốn lá nhỏ
C.medinalis. ........................................................................................................ 32
3.4.3. Phương pháp đánh giá phản ứng của một số giống lúa chịu hạn với sâu
cuốn lá nhỏ C. medinalis ..................................................................................... 33
3.4.4. Phương pháp xác định diễn biến mật độ, sự gây hại của sâu cuốn lá nhỏ
C.medinalis với ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái chính. .......................... 35
3.4.5. Phương pháp nghiên cứu một số biện pháp phịng chống C.medinalis đạt
hiệu quả kinh tế, mơi trường. .............................................................................. 36
3.4.6. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................... 37
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................... 38
4.1.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, DIỆN TÍCH VÙNG
THÍCH NGHI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA CHỊU
HẠN TUYỂN CHỌN GIỚI THIỆU CHO KHÁNH HÒA ................................ 38

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Khánh Hòa ................................................. 38
4.1.2. Phân vùng thích nghi của các giống lúa chịu hạn tại Khánh Hòa. ...................... 41
4.1.3. Đặc điểm của một số giống lúa chịu hạn được trồng tại Khánh Hòa ................. 44
4.2.

THÀNH PHẦN SÂU HẠI LÚA CHỊU HẠN VÀ THIÊN ĐỊCH CỦA
SÂU CUỐN LÁ NHỎ (Cnaphalocrocis medinalis) TẠI NHA TRANG,
KHÁNH HÒA..................................................................................................... 47

4.2.1. Thành phần sâu hại lúa chịu hạn tại Nha Trang, Khánh Hòa ............................. 47
4.2.2. Thành phần thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ C.medinalis tại Nha Trang,

Khánh Hòa. ......................................................................................................... 50
4.3.

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA SÂU CUỐN LÁ NHỎ TRÊN
CÁC GIỐNG LÚA CHỊU HẠN ......................................................................... 53

iv

download by :


4.3.1. Thời gian phát dục các pha và vòng đời của sâu CLN ....................................... 53
4.3.2. Sức đẻ trứng và thời gian sống của trưởng thành sâu CLN ................................ 56
4.3.3. Thời gian sống của trưởng thành và tỷ lệ giới tính ............................................. 57
4.4.

ĐÁNH GIÁ PHẢN ỨNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA CHỊU HẠN
VỚI SÂU CUỐN LÁ NHỎ ................................................................................ 58

4.4.1. Đánh giá tính kháng của một số giống lúa chịu hạn với sâu CLN...................... 58
4.4.2. Khả năng sống sót của các pha và tập tính đẻ trứng của trưởng thành trên
các giống lúa chịu hạn khác nhau ....................................................................... 60
4.5.

DIỄN BIẾN SỐ LƯỢNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN ĐẠM ĐỐI
VỚI SỰ PHÁT SINH GÂY HẠI CỦA SÂU CLN (Cnaphalocrocis
medinalis) TRÊN CÁC GIỐNG LÚA CHỊU HẠN............................................ 62

4.5.1. Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ tại Nha Trang – Khánh Hịa (vụ Đơng
Xn, 2015-2016) ............................................................................................... 62

4.5.2. Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ C.medinalis trên các giống lúa chịu hạn
tại Nha Trang – Khánh Hịa (Vụ Đơng xn, 2016) ........................................... 63
4.5.3. Ảnh hưởng của phân bón đến mức độ gây hại của sâu cuốn lá .......................... 64
4.6.

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SÂU CUỐN
LÁ NHỎ (Cnaphalocrocis medinalis) ................................................................ 66

4.6.1. Biện pháp lợi dụng kẻ thủ tự nhiên ..................................................................... 66
4.6.2. Hiệu lực phòng trừ của một số loại thuốc BVTV với sâu cuốn lá. ..................... 71
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 74
5.1.

KẾT LUẬN ......................................................................................................... 74

5.2.

ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................ 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 76

v

download by :


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU/CHỮ VIẾT TẮT

DIỄN GIẢI


BĐKH

Biến đổi khí hậu

BMAT

Bắt mồi ăn thịt

BVTV

Bảo vệ thực vật

CABI

Trung tâm nông nghiệp và sinh học Quốc tế

CLN

Cuốn lá nhỏ

cs.

Cộng sự

FAO

Tổ chức nông lương thế giới

IRRI


Viện nghiên cứu lúa quốc tế

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

RH%

Ẩm độ (%)

0

T

Nhiệt độ (0C)

0

Kinh độ Đông, vĩ độ Bắc

E, 0N


EC

Dạng thuốc nhũ dầu

SC

Dạng thuốc huyền phù đậm đặc

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Thiệt hại do hạn hán ở các quốc gia qua các đợt El nino .................................... 6
Bảng 2. Phổ ký chủ của sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis ............................. 10
Bảng 3. Diện tích lúa tại các địa phương trong tỉnh Khánh Hòa qua các năm ............... 39
Bảng 4. Lịch thời vụ gieo sạ lúa năm 2016 tại Khánh Hịa ............................................ 40
Bảng 5. Diện tích vùng thích nghi của các giống lúa chịu hạn tuyển chọn tại Khánh
Hòa ................................................................................................................... 44
Bảng 6. Đặc điểm nông học của một số giống lúa chịu hạn tại Khánh Hòa .................. 46
Bảng 7. Số lượng và tỷ các loài sâu hại lúa chịu hạn tại Nha Trang, Khánh Hòa (Vụ
Hè thu – 2015) .................................................................................................. 47
Bảng 8. Thành phần loài sâu hại lúa chịu hạn tại Nha Trang, Khánh Hòa (Vụ Hè
thu – 2015) ........................................................................................................ 48
Bảng 9. Thành phần thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis) tại Nha Trang,
Khánh Hòa (2015) ............................................................................................ 50
Bảng 10. Thời gian phát triển pha sâu non sâu cuốn lá nhỏ C.medinalis trên các
giống lúa chịu hạn (2016) ................................................................................. 53

Bảng 11. Vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ C.medinalis trên các giống lúa chịu hạn ......... 54
Bảng 12. Sức sinh sản của trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ (2016) ................................... 56
Bảng 13. Thời gian sống của trưởng thành và tỷ lệ giới tính (Nhà lưới Viện Bảo vệ
thực vật, 2016) .................................................................................................. 57
Bảng 14. Kết quả đánh giá tính kháng sâu cuốn lá (C.medinalis) của một số giống
lúa chịu hạn (Nhà lưới Viện Bảo vệ thực vật, 2016) ........................................ 58
Bảng 15. Tỷ lệ sống sót các pha của sâu cuốn lá nhỏ C.medinalis trên các giống lúa
chịu hạn (Nhà lưới Viện BVTV, 2016) ............................................................ 60
Bảng 16. Điễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ tại tại Khánh Vĩnh – Nha Trang –
Khánh Hịa (Vụ Đơng Xn, 2016) .................................................................. 62
Bảng 17. Tỷ lệ lá bị hại bởi sâu cuốn lá C. medinalis ở các nền phân bón (đạm)
khác nhau trên giống LCH37 (Nhà lưới Viện Bảo vệ thực vật, 2015) ............. 64
Bảng 18. Một số đặc điểm sinh học của ong ký sinh kén trắng Apanteles cypris
(Viện Bảo vệ thực vật, 2016)............................................................................ 67
Bảng 19. Tập tính lựa chọn ký chủ của ong ký sinh kén trắng A. cypris........................ 70
Bảng 20. Hiệu lực phòng trừ của một số thuốc trong phòng thí nghiệm (Viện Bảo
vệ thực vật, 2015) ............................................................................................. 72
Bảng 21. Hiệu lực phòng trừ sâu cuốn lá của một số loại thuốc ngoài đồng ruộng tại
Khánh Vĩnh – Tp. Nha Trang – Khánh Hịa (vụ đơng xn -2016) ................. 73

vii

download by :


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Bản đồ phân bố địa lý sâu cuốn lá nhỏ ................................................................ 9
Hình 2. Mức độ khắc nghiệt của hạn hán khu vực Duyên hải Miền trung ......................... 42
Hình 3. Bản đồ thích nghi của cây lúa đối với hạn hán .................................................. 43
Hình 4. Một số giống lúa chịu hạn tuyển chọn được trồng tại Khánh Hòa .................... 46

Hình 5. Một số lồi thiên địch trên sâu cuốn lá nhỏ tại Nha Trang, Khánh Hịa
(2015) ............................................................................................................... 52
Hình 6. Vòng đời sâu cuốn lá nhỏ trên các giống lúa chịu hạn khác nhau (Nha
Trang, Khánh Hòa & Viện Bảo vệ thực vật, 2016) .......................................... 55
Hình 7. Thí nghiệm đánh giá tính kháng sâu cuốn lá của một số giống lúa chịu hạn
(Nhà lưới Viện Bảo vệ thực vật, 2016) ............................................................ 59
Hình 8. Thí nghiệm theo dõi tập tính đẻ trứng của sâu cuốn lá nhỏ ............................... 59
Hình 9. Tập tính đẻ trứng của sâu cuốn lá nhỏ C. medinalis trên các giống lúa khác
nhau (Nhà lưới Viện BVTV, 2016) .................................................................. 61
Hình 10. Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên các giống lúa chịu hạn tại................... 63
Hình 11. Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên các nên phân bón khác nhau (Nha
Trang, Khánh Hịa – Hè Thu, 2015) ................................................................. 65
Hình 12. Diễn biến tỷ lệ sâu non CLN C.medinalis bị ký sinh bởi ong Apanteles
cypris tại Nha Trang – Khánh Hịa (vụ Đơng Xn 2016) ............................... 66
Hình 13. Các pha phát dục của ong ký sinh kén trắng đơn Apanteles cypris (Viện
Bảo vệ thực vật, 2016) ...................................................................................... 69

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Nam Hải
Tên Luận văn:Nghiên cứu thành phần sâu hại, đặc điểm sinh học, sinh thái và
biện pháp phịng chống lồi sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis Guenee)
hại các giống lúa chịu hạn tại Khánh Hòa.
Ngành: Bảo vệ thực vật

Mã số: 60620112


Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Xác định được thành phần sâu hại, đặc điểm sinh học, sinh thái học của
sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis G.) trên các giống lúa chịu hạn, từ đó
đề xuất biện pháp phòng chống sâu cuốn lá nhỏ đạt hiệu quả kinh tế, môi trường
tại vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu miền Trung.
Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là loài sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis
medinalis và ong ký sinh kén trắng đơn Apanteles cypris trên các giống lúa chịu
hạn được tuyển chọn cho khu vực Khánh Hòa gồm: A17, LCH37 và LC3-4
giống lúa chuẩn nhiễm được sử dụng là TN1.
Phương pháp điều tra thành phần sâu hại và diễn biến được thực hiện theo
Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-38:2010/BNNPTNT và phương pháp nghiên
cứu Bảo vệ thực vật của Viện Bảo vệ thực vật.Các đặc điểm sinh học sâu cuốn lá
nhỏ Cnaphalocrocis medinalis và ong ký sinh Apanteles cypris được thực hiện
theo phương pháp nhân ni cá thể ở nhiệt độ phịng.Phương pháp đánh giá phản
ứng của các giống lúa chịu hạn đối với sâu cuốn lá nhỏ được thực hiện theo tiêu
chuẩn đánh giá giống do IRRI ban hành (tái bản lần thứ 5, 2013).Các phương
pháp đánh giá hiệu lực của thuốc được thực hiện theo phương pháp do Cục Bảo
vệ thực vật ban hành.
Kết quả chính và kết luận
Đã thu thập được 24 loài sâu hại và 15 loài thiên địch trên sâu cuốn lá nhỏ
tại Nha Trang Khánh Hòa, khác với lúa nước truyền thống, trên một số giống lúa
chịu hạn đã ghi nhận sử gây hại của một số lồi cơn trùng hại rễ. Trong điều kiện
nhiệt độ 24,01 – 31,840C, ẩm độ75,18 – 83,40% vòng đời sâu cuốn lá nhỏ kéo
ix

download by :



dài từ 25,54 – 34,53 ngày,thời gian phát dục các pha và vịng đời của sâu cuốn lá
nhỏ khơng bị ảnh hưởng bởi giống thí nghiệm. Trong các giống thí nghiệm,
khơng có giống nào có khả năng kháng được sâu cuốn lá, tuy nhiên các thí
nghiệm cho thấy sâu cuốn lá ưa thích đẻ trứng trên các giống nhiễm TN1 và
LCH37 hơn giống nhiễm nhẹ LC93-4. Trong vụ Đông Xuân 2016 tại Nha Trang,
Khánh Hòa mật độ sâu cuốn lá nhỏ hình thành 2 đỉnh cao: mật độ đỉnh cao thứ
nhất 37,9 con/m2, đỉnh cao thứ 2 là: 19,8 con/m2, các thí nghiệm cũng cho thấy
bón nhiều phân đạm làm tỷ lệ lá bị hại cao hơn so với bón ít và khơng bón phân.
Trên đồng ruồng, tỷ lệ sâu cuốn lá bị ong ký sinh Apanteles cypris tấn công lên
tới 25,81%. Ong có vịng đời khoảng 12,5 ngày khi nuôi ở nhiệt độ 30,60C và ẩm
độ 81,5%, ong ưa thích ký sinh trên sâu non tuổi 2 và 3 hơn pha phát triển còn lại
của sâu cuốn lá nhỏ. Trong cả hai điều kiện ngoài đồng ruộng và trong phịng thí
nghiệm thuốc Dupont Prevathon 5SC và Tango 50SC đều cho hiệu lực phòng trừ
cao đối với sâu cuốn lá nhỏ.

x

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Nam Hai
Thesis title: Study on pest component, biological and ecological characteristics
of rice leaf folder (Cnaphalocrocismedinalis Guenee) causing damage on
drought tolerant rice varieties in Khanh Hoa province.
Major: Plant protection

Code: 60620112


Educational organization: Vietnam Academy of Agriculture Sciences
Research objectives:
The thesis aims to identify insects pest component, some biological and
ecological characteristics of rice leaf folder (Cnaphalocrocismedinalis Guenee)
on drought tolerant varieties cultivated in Khanh Hoa province, and suggest the
method to effectively control this pest species focus on economic and
environmental effectiveness.
Materials and Methods
The research targets of the thesis are rice leaf folder (LF)
Cnaphalocrocismedinalis and parasitic wasp Apanteles cypris on some drought
tolerant rice varieties introduced to Khanh Hoa province including A17, LCH37,
LC3-4, and TN1 was used as the susceptible variety.
Survey on insect pest component and populationdynamic of the species
was implemented based on Vietnamese Standard QCVN 01-38:2010/BNNPTNT
issued by Ministry of Agriculture and Rural Development, and based on Plant
Protection Research Methodology published by PPRI (1997). Biological
characteristics of Cnaphalocrocismedinalis and parasitic wasp Apanteles cypris
was identified by individual rearing method under room climate. Evaluation on
the interaction of the drought tolerant varieties with LF was done according to
Standard Evaluation System for Rice by IRRI (5th edition, 2013). Testing
efficiency of pesticides was executed follow the method issued by Department of
Plant Protection.
Main findings and conclusion
24 pest species and 15 kinds of natural enemies on LF were collected in
Khanh Hoa, difference from traditional irrigated rice cultivation, some pests
xi

download by :



damage on root system were found on rice drought tolerant varieties. LF’s life
cycle ranged form 25,54 – 34,53 days under the fluctuation of temperature from
24,01 to 31,84 celsius degree and humidity from 75,18 to 83,40 percent. The
developmental time of each stage of LF was not influenced by tested rice
varieties. However, the experiments indicated that LF preferred laying eggs on
high susceptible varieties such as TN1, LCH37 to medium susceptible variety
LC93-4. In Winter-Spring season in Nha Trang, Khanh Hoa LF’s density reached
2 peaks, the number of LF was 37,9 per m2 at the first peak and 19,8 at the
second peak. In the field, the proportion of LF parasitized by Apanteles cypris
made up 25,81%. Life cycle of the parasitic wasp was about 12,5 days
(T=30,60C, RH= 81,5%), adult’s oviposition preference on 2nd and 3rdinstar.
Under both field and laboratory condition, Dupont Prevathon 5SC and Tango
50SC showed significant higher effectiveness in controlling LF than others..

xii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước nơng nghiệp có lịch sử trồng lúa nước lâu đời và
lúa gạo là nguồn lương thực chính của người dân. Từ một nước nghèo đói phải
nhập khẩu lương thực, đến năm 1989 chúng ta đã bắt đầu xuất khẩu hạt gạo đầu
tiên ra thế giới. Cho đến nay lúa gạo là một trong những cây trồng vô cùng quan
trọng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, trước những ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu (BĐKH) tồn cầu mà trong đó Việt Nam được xác định là một trong
những quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất (IPCC, 2007). Trong các ngành
sản xuất, nông nghiệp đặc biệt ngành sản xuất lúa gạo là ngành chịu nhiều tác

động nhất bởi các hiện tượng nắng nóng hạn hán kéo dài, rét đậm rét hại bất
thường, nước biển xâm thực, sâu bệnh…, làm giảm năng suất, diện tích đất canh
tác. Các số liệu thống kê cho thấy, hạn hán đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến canh
tác lúa: Đợt hán hán kéo dài 9 tháng liền năm 2004-2005 đã gây tổn thất nhiều
cho sản xuất nông lâm nghiệp ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, thiệt hại lên tới
1.700tỷ đồng; Vụ hè thu năm 2011 tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ diện
tích cây trồng bị hán lên tới 47.000ha, trong đó 6.250 ha không thể xuống giống.
Các tỉnh bị hạn nặng gồm Quảng Nam 2.700ha, Bình Định 6.500ha, Phú Yên
741 ha, Ninh Thuận 607 ha, Bình Thuận 3.526ha, diện tích mất trắng là 300ha.
Từ thực tiễn trên cho thấy, để ứng phó với các tác động tiêu cực của hạn
hán do hiện tượng Elnino gây ra, giải pháp chọn tạo và sử dụng giống lúa chống
chịu với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh được xem là một trong những giải pháp
hữu hiệu, tiết kiệm và ít bị chi phối bởi vấn đề kinh phí. Tuy nhiên cùng với việc
khí hậu biến đổi cũng sẽ dẫn tới sự thay đổi của các loài sinh vật gây hại, thay
đổi vị trí vai trị gây hại thứ yếu thành loài gây hại chủ yếu, các lồi có xu hướng
phát triển mạnh hơn, vịng đời ngắn hơn… kết quả là có nhiều lứa sâu hại phát
sinh, gây hại nghiêm trọng hơn trong một vụ gieo trồng.
Trong các loài dịch hại trên lúa, những năm gần đây sâu cuốn lá được
đánh giá là loài phát sinh gây hại mạnh ở các vùng trồng lúa chính trên cả nước.
Theo báo cáo của Trung tâm Tin học và Thống kê, Bộ NN&PTNT, năm 2011

1

download by :


dịch sâu cuốn trên lúa đông xuân vùng Đồng Bằng Bắc Bộ diện tích bị nhiễm
gần 110.000 ha, trong đó diện tích bị nhiễm nặng khoảng 24.500 ha. Tại vùng
Duyên Hải Miền Trung sâu cuốn lá nhỏ tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa xuân
muộn tại các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Khánh Hịa…diện tích lúa

được phun thuốc phòng trừ lên đến gần 150.000ha. (Bộ NN&PTNT, 2011).
Trong năm 2010, tại đồng bằng sông Cửu Long đã xảy ra dịch sâu cuốn lá nhỏ
gây thiệt hại khoảng 400.000 ha lúa, khiến năng suất lúa giảm từ 30-70%.
Với những lý do trình bày trên, để có được những dẫn liệu về thành phần
sâu hại và đánh giá tác hại của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa trên một số giống lúa
chống chịu hạn hiện nay, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu thành phần
sâu hại; đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phịng chống lồi sâu
cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis Guenee) hại các giống lúa chịu hạn,
tại Khánh Hòa.”
1.2.

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1. Mục tiêu chung
Xác định được thành phần sâu hại, đặc điểm sinh học, sinh thái học của
sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis G.) trên các giống lúa chịu hạn, từ đó
đề xuất biện pháp phòng chống sâu cuốn lá nhỏ đạt hiệu quả kinh tế, môi trường
tại vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu miền Trung.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Thu thập thành phần sâu hại lúa chịu hạn và xác định thành phần thiên
địch của sâu cuốn lá nhỏ tại Khánh Hòa.
- Xác định một số đặc điểm sinh học, một số yếu tố sinh thái học ảnh
hưởng đến diễn biến mật độ và vai trò gây hại của sâu cuốn lá nhỏ
(Cnaphalocrocis medinalis G.) trên các giống lúa chịu hạn.
- Đánh giá phản ứng của một số giống lúa chịu hạn đang được sử dụng
trong sản xuất tại khu vực miền Trung với sâu cuốn lá nhỏ.
- Đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ của một số thuốc sinh học
và hóa học trong điều kiện nhà lưới và ngoài đồng ruộng.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loài sâu hại, sâu cuốn lá nhỏ
(Cnaphalocrocis medinalis) và thiên địch của chúng trên các giống lúa chịu hạn.
2

download by :


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Xác định thành phần sâu hại lúa chịu hạn và thiên địch của loài sâu cuốn
lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis
- Một số đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng chống sâu cuốn
lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis G.) hại các giống lúa chịu hạn.
-Địa điểm: Tại các vùng trồng lúa chịu hạn tại Khánh Hòa
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Các kết quả của đề tài cung cấp các dẫn liệu về thành phần sâu hại các
giống lúa chịu hạn được trồng phổ biến tại Khánh Hòa, góp phần bổ sung các dẫn
liệu khoa học về một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài sâu cuốn lá nhỏ
(Cnaphalocrocis medinalis G.) trên các giống lúa chịu hạn. Đồng thời đưa ra
những giải pháp phòng chống sâu cuốn lá nhỏ hiệu quả trong điều kiện canh tác
của Khánh Hòa.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trong bối cảnh nhu cầu về việc sử các giống lúa cạn ngày càng tăng ở khu
vực Duyên Hải miền Trung trong đó có Khánh Hịa, việc tìm hiểu thành sâu hại
trên các giống lúa này sẽ góp phần quan trọng trong cơng tác chỉ đạo phòng trừ
trong sản xuất; Các dẫn liệu về đặc điểm sinh học, sinh thái của loài sâu CLN
(Cnaphalocrocis medinalis G.) hại trên các giống lúa chịu hạn và thành phần thiên
địch của chúng tại vùng nghiên cứu sẽ làm cơ sở cho xây dựng chương trình
phịng chống sâu CLN theo hướng IPM; Các nghiên cứu về biện pháp phòng
chống sâu CLN có hiệu quả sẽ góp phần hạn chế sự gây hại của chúng cho sản

xuất, giảm thiểu việc sử dụng hố chất độc hại, góp phần tăng hiệu quả sản xuất và
an tồn cho mơi trường tại khu vực chịu ảnh hưởng bởi hạn hán Khánh Hòa.

3

download by :


PHẦN 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam được xác định là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng
nghiêm trọng nhất bởi BĐKH (IPCC, 2007), trong đó nơng nghiệp ln được coi
là ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất. Các ảnh hưởng do hạn hán kéo dài gây ra bởi
hiện tượng Elnino đã dẫn đến những thiệt hại không nhỏ, đặc biệt là đối với sản
xuất lúa gạo. Theo dự báo, các hiện tượng thời tiết này sẽ xảy ra với cường độ,
tần suất lớn hơn (Bộ TN và MT, 2009). Để thích nghi với hạn hán, việc sử dụng
giống chống chịu được đánh giá là dễ dàng, kinh tế và thân thiện với môi trường,
chính vì lẽ đó mà hiện nay việc chọn tạo và ứng dụng các giống lúa chịu hạn
ngày được quan tâm nhiều hơn.
Tuy nhiên, với mỗi hệ sinh thái đồng ruộng khác nhau cũng tồn tại trong
đó một thành phần côn trùng nhất định. Việc thay đổi cơ cấu cây trồng cũng kéo
theo đó là sự thay đổi về thành phần sâu hại trên mỗi loại cây khác nhau. Hay nói
cách khác, việcthay đổi canh tác các giống lúa chịu hạn cũng sẽ dẫn đến sự thay
đổi về thành phần lồi cơn trùng cũng như mức độ gây hại của chúng.
Trong các lồi cơn trùng hại lúa, sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis
medinalis Guenee là một trong những loài gây hại chính và quan trọng ở nhiều
quốc gia, trong đó có Việt Nam (Phạm Văn Lầm, 2000). Trong những năm gần
đây, sâu cuốn lá luôn gây ra những thiệt hại đáng kể trong sản xuất lúa gạo.Theo
thống kê năm 2011, dịch sâu cuốn látrên lúa đông xuân vùng Đồng bằng Bắc bộ
diện tích bị nhiễm gần 110.000 ha, tại vùng Duyên hải miền Trung sâu cuốn lá

nhỏ tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa xuân muộn tại các tỉnh Thanh Hóa, Quảng
Bình, Quảng Trị, Khánh Hịa…diện tích lúa được phun thuốc phòng trừ lên đến
gần 150.000ha. (Bộ NN&PTNT, 2011).
Từ những lý đó việc tìm hiểu thành phần lồi sâu hại trên lúa chịu hạn
cũng như tìm hiểu các đặc điểm sinh học, sinh thái và các yếu tố ảnh hưởng đến
sâu cuốn lá nhỏ sẽ là cơ sở khoa học để xây dựng chiến lược phịng chống lồi
sâu hại này một cách hiệu quả và thân thiện với môi trường trong bối cảnh nhu
cầu sử dụng các giống lúa chịu hạn ngày càng tăng.

4

download by :


2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGỒI NƯỚC
2.2.1. Khái qt về hạn hán và giải pháp thích ứng bằng việc chọn tạo giống
cây trồng/vật nuôi chống chịu điều kiện bất thuận do hạn hán gây nên.
Biến đổi khí hậu (BĐKH), một trong những thách thức lớn nhất đối với
nhân loại, đã, đang và sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và mơi
trường trên tồn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Biến đổi khí hậu, theo
định nghĩa của Uỷ ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC, 2007) là sự biến đổi
trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong
một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc hơn. BĐKH có thể là do
các q trình tự nhiên hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần
của khí quyển. Biến đổi khí hậu xuất phát từ sự thay đổi cán cân năng lượng của
trái đất do thay đổi nồng độ các khí nhà kính, nồng độ bụi trong khí quyển, thảm
phủ và lượng bức xạ mặt trời. Các hiện tượng cực đoan của khí hậu/thiên tai như
sóng thần, bão, lũ, hạn hán sẽ xảy ra với cường độ, tần suất và độ bất thường cao
hơn. (Bộ TN&MT, 2009).
Theo dự đoán, đến năm 2080 sẽ có thêm khoảng 1,8 tỷ người phải đối mặt

với sự khan hiếm nước, 332 triệu người sống ở vùng ven biển và đất trũng bị mất
nhà cửa và ngập lụt, khoảng 600 triệu người nữa sẽ phải đối mặt với nạn suy dinh
dưỡng do nguy cơ năng suất trong nông nghiệp giảm, thêm khoảng 400 triệu
người nữa phải đối mặt với nguy cơ bị sốt rét. (IPCC, 2007)
Theo Lars Neumeister (2010), biến đổi khí hậu tác động tới nhiều mặt của
nền nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Nó cũng tác động tới hệ sinh thái cỏ
dại, sâu bệnh hại cây trồng, từ đó có thể ảnh hưởng tới vấn đề bảo vệ thực vật và
việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Việc gia tăng lượng khí các bon-nic (CO2)
có thể ảnh hưởng tới sinh trưởng, chất lượng dinh dưỡng của hầu hết các loài
cây. Nhiệt độ tăng làm cho các lồi sâu hại có xu hướng di cư lên hướng bắc và
tới vùng cao hơn để tránh nhiệt độ cao có thể tác động bất lợi cho những loài sâu
hại đặc thù.
Khái niệm về hạn hán
Hạn hán được dùng để mô tả thực trạng thiếu nước trời dưới mức cần thiết
cho phép ở một khu vực nào đó, dẫn đến ảnh hưởng đến hoạt động sống của con
người. Mặc dù hạn hán là hiện tượng thay đổi thời tiết, nhưng tác động của nó lại
ảnh hưởng đến điều kiện kinh tế và xã hội. Do vậy, ngồi góc độ là một hiện
5

download by :


tượng thời tiết, việc tính tốn những ảnh hưởng của nó đến kinh tế xã hội cần
phải được thực hiện trong việc xác định mức độ hạn hán. Điều này dẫn đến việc
đưa ra khái niệm chính xác về hạn hán trở nên khơng phù hợp. Hiện nay, có 3
định nghĩa về hạn hán dựa trên các quan niệm về khí tượng học, thủy văn và
trong bối cảnh nơng nghiệp (Wilhite and Glantz, 1985).
-

-


Khí tượng học: khi mưa khơng xuất hiện trong một khoảng thời gian dài
Nông nghiệp: khi độ ẩm trong đất không đủ để đáp ứng nhu cầu cần thiết
của một cây trồng nào đó trong một khoảng thời gian nhất định. Hạn hán
nông nghiệp thường là bằng chứng cho việc sau khi hạn hán khí tượng học
xảy ra, nhưng sau hạn hán thủy văn.
Thủy văn: khi hiện tượng thiếu hụt xảy ra ở trên bề mặt hoặc lớp dưới về
mặt của nguồn nước (sông, ao, hồ…)
Kinh tế xã hội: khi hoạt động sống của con người bị ảnh hưởng bởi sử
thiếu hụt và liên quan đến nguồn nước cung ứng. Dạng hạn hán này liên
quan đến các hoạt động của con người với các yếu tố khí tượng, nông
nghiệp và thủy văn.

Tác hại do hạn hán gây ra
Theo thống kê của FAO trong 10 năm trở lại đây, 25% trong tổng thiệt hại
gây ra do các thảm họa thiên nhiên là ở trong lĩnh vực nông nghiệp. Nếu chỉ tính
hạn hạn, nơng nghiệp là ngành bị chịu ảnh hưởng nhiều nhất, chiếm 84% tổng
thiệt hại về kinh tế (FAO, 2015)
Bảng 1. Thiệt hại do hạn hán ở các quốc gia qua các đợt El nino
Tác động lớn nhất do hạn hán ghi nhận trong các đợt El
nino 1997-1998; 2002-2003 hoặc 2009-2010
Quốc gia
Số người bị ảnh hưởng
Tổng thiệt hại (USD)
Ethiopia
12.6 triệu (2003)
15.6 triệu (1998)
Zimbabwe
1.6 triệu (2010)
Malawi

2.8 triệu (2002)
Philippines
2.6 triệu (1998)
Pupua New Guinea
1 triệu người bị ảnh hưởng 21 triệu cho cứu trợ lương
bởi thiếu lương thực (1998) thực (1998)
Đảo ở khu vực Thái 46 triệu cho sản xuất nơng
Bình Dương
nghiệp và cơ sở hạ tầng, trong
đó 7 triệu đô thiệt hại cho
chăn nuôi (Fiji, 2010)

6

download by :


Quốc gia
Indonesia
Haiti
El Salvador
Guatemala
Honduras
Nicaragua
Sudan
Madagascar
Cambodia
Vietnam
Bolivia
Guyana


Tác động lớn nhất do hạn hán ghi nhận trong các đợt El
nino 1997-1998; 2002-2003 hoặc 2009-2010
Số người bị ảnh hưởng
Tổng thiệt hại (USD)
5 triệu người bị ảnh hưởng 88 triệu
(FAO/WFP 1998)
(FAO/WFP 1998)
35 000 (2003)
170 triệu (1998)
2,5 triệu người (2009)
82 000 (2002)
290 000 (1997)
2 triệu (1997)
4,3 triệu (2009)
600 000 (2002)
650 000 (2002)
38 triệu (2002)
3 triệu (1997)
407 triệu (1997)
625 000 (2010)
100 triệu (2010)
607 000 (1997)
29 triệu (1997)
Nguồn: FAO (2015)

Giải pháp thích ứng bằng việc chọn tạo giống cây trồng chống chịu với
điều kiện bất lợi của ngoại cảnh
Để thích ứng với BĐKH, người nông dân đầu tiên phải lựa chọn vùng đất
và khí hậu thích hợp cho cây trồng và các nhà khoa học có thể nhập nội các lồi

cây trồng mới phù hợp với biến đổi khí hậu và sự gia tăng CO2 khí quyển. Tăng
cường sự đa dạng trong hệ thống trồng trọt sẽ làm giảm rủi ro do sự thay đổi thất
thường của khí hậu và dịch bệnh gây ra, nếu độc canh thì ảnh hưởng của các điều
kiện bất lợi do BĐKH gây nên sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. (Wolfe et al., 2005)
Là Viện Nghiên cứu hàng đầu trên thế giới về cây lúa, IRRI đã và đang
phát triển giống lúa chịu hạn mà hiện nay đang được nơng dân sử dụng,trong đó
có giống Sahbhagi Dhan ở India, giống Sahod Ulan ở Philippines, và giống
Sookha Dhan ở Nepal. Dưới điều kiện khô hạn, các giống này cho năng suất cao
hơn 0.8-1.2 tấn/ha so với đối chứng (IRRI, tài liệu internet). Các nhà khoa học tại
IRRI đã xác định được một số vùng trên hệ genome cây lúa – được gọi là locus
chất lượng (QTLs) – có thể tăng tính chống chịu hạn và cải thiện năng suất cho
cây lúa. Hiện tại, IRRI đang tiếp tục nghiên cứu để đưa vào sản xuất các giống
lúa năng suất và chống chịu hạn hán như IR64, Swarna, và Vandna.

7

download by :


2.2.2. Các nghiên cứu về sâu cuốn lá.
2.2.2.1. Tên gọi và đặc điểm phân loại sâu cuốn lá
Tên khoa học: Cnaphalocrocis medinalis (Guenée, 1854)
Tên tiếng anh thông dụng: Rice leaf folder
Tên khoa học khác:
Botys acerrimalis Walker 1865
Botys fasciculatalis Walker
Botys iolealis Walker 1859
Botys nurscialis Walker
Botys rutilalis Walker 1859
Cnaphalocerus medinalis

Cnaphalocrocis iolealis Walker
Cnaphalocrocis jolinalis Lederer 1863
Marasmia medinalis castensziana Rothschild
Salbia medinalis Guenée 1854
Một số tên quốc tế phổ biến khác
Tiếng Anh: leaf roller; leaf folder, rice leaf roller, rice leaffolder
Tiếng Pháp: pyrale des herbes
Đặc điểm phân loại
Giới: Động vật (Animalia)
Ngành: Chân đốt (Athropoda)
Lớp: Côn trùng (Insecta)
Bộ: Cánh vảy (Lepidoptera)
Tổng họ: Pyraloidae
Họ: Bướm cỏ (Crambidae)
Chi: Cnaphalocrocis
Loài: medinalis
Nguồn gốc tên gọi
Giống Cnaphalocrocis được Lederer hệ thống hóa năm 1863. Nó bao gồm
lồi C. medinalis được Guenee ghi nhận năm 1854, là loài gây hại phổ biến trên
lúa ở châu Á, châu Úc, châu Đại Dương. C. medinalis được coi là lồi gây hại
chính trên tất cả các hệ sinh thái đồng ruộng như lúa cạn, lúa nước và hệ thống
lúa nhờ nước trời. (CABI database, 2016).

8

download by :


2.2.2.2. Phân bố địa lý của sâu cuốn lá nhỏ
C. medinallis phân bố rộng rãi ở Châu Á, Châu Úc và Đơng Bắc Úc. Ngoại trừ Madagascar, lồi sâu hại này hiện chưa

được phát hiện gây hại ở Châu Phi (Cabi, 2007). Bản đồ phân bố địa lý của sâu CLN được CIE thiết lập 1978, sau đó được Khan
et al. (1988) và Barrion et al. (1991) cập nhật.



= có xuất hiện

Hình 1. Bản đồ phân bố địa lý sâu cuốn lá nhỏ
Bản đồ phân bố địa lý cho thấy sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện ở 3/6 châu lục, trong đó khu vực Nam, Đơng Nam Á là khu vực
có sâu cuốn lá xuất hiện nhiều nhất, đây cũng là nơi có diện tích lúa gạo hàng đầu thế giới.
9

download by :


2.2.2.3. Phổ ký chủ của sâu cuốn lá nhỏ
C. medinalis ưa thích cỏ và cói. Ký chủ phổ biến là lúa, tuy nhiên loài này
cũng được ghi nhận gây hại trên ngơ, lúa mỳ, mía, yến mạch và cây kê.
Bảng 2. Phổ ký chủ của sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis
Tên cây ký chủ

Họ

Loại ký chủ

Avena sativa (yến mạch)
Cocos nucifera (dừa)
Echinochloa colona (cỏ lồng vực)
Eleusine coracana (kê chân vịt)
Hordeum vulgare (đại mạch)

Musa (chuối)
Nicotiana tabacum (thuốc lá)

Poaceae
Arecaceae
Poaceae
Poaceae
Poaceae
Musaceae
Solanaceae

Phụ
Phụ
Phụ
Phụ
Phụ
Phụ
Phụ

Oryza sativa (lúa)
Panicum miliaceum (kê)
Pennisetum glaucum (kê trân châu)
Saccharum officinarum (mía)
Saccharum spontaneum (mía dại)
Setaria italica (cỏ đi cáo)

Poaceae
Poaceae
Poaceae
Poaceae

Poaceae
Poaceae

Chính
Phụ
Phụ
Phụ
Phụ
Phụ

Sorghum bicolor (kê)
Triticum (bột mỳ)
Triticum aestivum (bột mỳ)
Zea mays (ngơ)

Poaceae
Poaceae
Poaceae
Poaceae

Chính
Chính
Chính
Chính

Barion et al. (1991) khi nghiên cứu sâu CLN từ giai đoạn nhỏ đến trưởng
thành thì thấy rằng chúng có 19 loại ký chủ khác nhau. Với phổ ký chủ tương đối
rộng, sâu CLN có thể dễ dạng tồn tại khi trên đồng ruộng thiếu vắng ký chủ
chính, sự di chuyển của chúng qua các mùa vụ chính là nhờ các ký chủ phụ được
trồng hoặc mọc xung quanh ruộng lúa. Đây là nguồn thức ăn thay thế của sâu

CLN mỗi khi chuyển vụ (CABI database, 2016).
2.2.2.4. Đặc điểm hình thái
Xác định đặc điểm hình thái của sâu CLN giúp nhận biết, xác định chúng
khi điều tra phát hiện trên đồng ruộng.
- Trứng: được đẻ rải rác thành từng quả hoặc từng cụm từ 3-8 quả mặt
dưới lá lúa. Trong vòng 24h, trứng thành thục dài 0,93mm, rộng 0,42mm, hình ơ

10

download by :


van, mặt bụng phẳng, mặt trên gồ lên ở đoạn giữa.
- Sâu non: sâu non mới nở có màu trắng sữa, đầu nâu đậm hoặc đen sau
đó chuyển sang màu vàng trắng xám hoặc vàng sáng. Trên cơ thể có nhiều lông
ngắn. Sâu tuổi 1 cơ thể nhỏ dài 2mm, rộng 0,2mm (mảnh đầu màu đen, rộng
0,27mm). Tuổi 2 dài 4,4mm, rộng 0,68mm (mảnh đầu rộng 0,41mm); tuổi 3 dài
7mm, rộng 1,2mm (mảnh đầu rộng 0,63mm), sâu được phân biệt bằng các mảnh
hình bán nguyệt màu nâu tối ở giữa các đốt ngực; tuổi 4 cơ thể mập mạp dài 911mm, rộng 1,8mm (mảnh đầu rộng 0,82mm), lúc này các hình bán nguyệt ở đốt
ngực chuyển thành màu đen, các hình tương tự cũng được tìm thấy ở đốt bụng
thứ 7, 8 và 9.; Sâu non tuổi 5 có đầu màu nâu sáng, cở thể được bao phủ bởi các
lông cứng màu nâu nhạt. Đốt ngực trước, giữa, sau và các đốt bụng thứ 8, 9 có
các vết màu đen nhô lên. Sâu non đẫy sức dài khoảng 16mm, rộng 1.8mm (mảnh
đầu rộng 1,1mm).Cuối tuổi 5 sâu non nhả tơ tạo kén trong tổ. Cơ thể chuyển sang
màu vàng nhạt, nằm im trong khoảng 24-48h, không ăn, cơ thể co ngắn gần bằng
kích thước nhộng, giai đoạn tiền nhộng chuyển sang màu nâu sáng.
- Nhộng: Việc hóa nhộng xảy ra trong tổ, mới hóa nhộng có màu nâu sáng
sau chuyển dần sang màu nâu đỏ, nhộng dài 9-12mm, rộng 1,6-3mm. Nhộng cái
có rãnh sinh dục rất rõ ở đốt bụng thứ 8. Ở con đực, rãnh này nhỏ hơn, có thùy và
nằm ở đột bụng thứ 9, trong khi đó hậu mơn có dạng hình “w” có thể trơng thấy

ở đốt bụng thứ 10.
- Trưởng thành: màu nâu vàng, vân mép cánh rộng màu nâu đạm, có 3
vân ngang hình lượn sóng ở cánh trước, Vân trong và ngồi là vân liền, vân giữa
là vân cụt. Sải cánh dài 17-20mm. Con đực có túm long màu nâu nhạt hoặc trắng
xám sắp xếp trên mạch Costa của cách trước. Đặc điểm hình thái đã được
Kodama (1969) và Barrion cùng cs. (1991) mô tả chi tiết.
2.2.2.5. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học
a. Triệu chứng gây hại
Trước khi băt đầu gây hại, sâu CLN cuốn lá lúa tạo thành tổ bằng cách
nhả tơ khâu 2 mép lá lại với nhau. Để bảo vệ chính no, sâu chỉ gặm ăn phần chất
xanh (thịt lá) để lại lớp biểu bì mặt dưới lá màu trắng, chạy dọc theo gân chính.
Trường hợp cây bị hại nặng, bộ lá trở nên khơ xác. Do đó, ảnh hưởng nghiêm

11

download by :


trọng đến khả năng quang hợp của cây lúa, đặc biệt nếu gây hại trên bộ lá địng
có thể dẫn đến năng suất lúa bị giảm sút, thậm chí có thể bị mất trắng.
Sâu gây hại từ giai đoạn mạ cho đến khi lúa trỗ. Từ giai đoạn lúa chín sáp
trở đi, sâu không gây hại đối với cây lúa do bộ lá đã trở nên cứng và sâu non tuổi
nhỏ khơng có khả năng cuộn tổ.
b. Biến động quần thể, di trú và khả năng tồn tại
Ở Trung Quốc, sâu cuốn lá di trú xảy ra theo nhiều cách. Chang et al.
(1980, 1981) cho rằng loài này xâm nhiễm và lan rộng ở phía Bắc Trung Quốc từ
mùa xuân đến đầu mùa hè. Sau đó quay trở lại vùng Tây Nam và qua đông vào
mùa thu. Khả năng sinh sản của loài di trú khá đồng đều qua các năm, và trung
bình mỗi con cái đẻ được 153 trứng. Ngược lại, lồi bản địa lại có sức đẻ trứng
khá khác nhau qua các năm phụ thuộc vào sự thay đổi của khí hậu (Gu and

Zhang, 1987). Thời gian chiếu sáng ban ngày và nhiệt độ cao được cho là làm
giảm khả năng di cư và tái sinh quân thể (Chang et al., 1981). Có 5 lứa sâu trong
một năm ở Trung Quốc, với đỉnh cao sâu non rơi vào tháng 8 và 9. Trưởng thành
sống 4-7 ngày. Hirao (1982) đã ghi nhận 8 đợt dịch: 1967, 1970, 1971, 1972,
1974 và 1981. Đặc biệt các tỉnh Jiangsu dịch sâu CLN xảy ra vào các năm 1973,
1977, 1979.
Tại Đài Loan sâu cuốn lá nhỏ qua đông ở giai đoạn sâu non và nhộng. Sâu
gây hại từ tháng 5 đến tháng 6 nhưng cao điểm vào tháng 10. Tại miền Bắc Đài
Loan, người ta ghi nhận có 7 lứa trong một năm, với 3 đỉnh cao của trưởng thành
vào cuối tháng 6, đầu tháng 10 và giữa tháng 11. Mật độ trưởng thành cao nhất ở
giai đoạn trỗ bông đến khi thu hoạch ở vụ thứ nhất và từ giai đoạn làm đòng đến
trỗ ở vụ thứ 2. Thời gian sống của trưởng thành từ 4 -11 ngày.
Ở Nhật Bản, C. medinalis di trú cùng với rầy nâu và rây lưng trắng từ khu
vực phía Nam và Trung Trung Quốc. Trưởng thành di trú thiết lập quần thể cho
đến khi lúa chín. Khả năng tái sinh quần thể và số lứa trong năm phụ thuộc vào
từng vùng và thời gian mùa vụ. Ở khu vực Tây Nam có ít nhất 3 lứa, trong đó ở
khu vực phía Bắc chỉ có từ 1 đến 2 lứa. Thời gian di trú ảnh hưởng đến sự hình
thành số lứa ở khu vực đó. Trưởng thành di trú sớm vào đầu tháng 6 có thể phát
sinh 4 lứa trong điều kiện canh tác lúa bình thường ở khu vực Tây Nam từ giữa

12

download by :


×