Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh đậu gà thả vườn tại huyện kim sơn ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.5 MB, 64 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THỊ THÙY DƯƠNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ
CỦA BỆNH ĐẬU GÀ TRÊN GÀ THẢ VƯỜN
TẠI HUYỆN KIM SƠN - NINH BÌNH

Ngành:

Thú Y

Mã ngành:

60 64 01 01

Người hướng dẫn:

PGS.TS Nguyễn Hữu Nam

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được dùng để
bảo vệ để lấy bất kì một học vị nào.
Tơi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các
thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Phạm Thị Thùy Dương

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, để hoàn thành luận văn thạc sĩ, ngoài sự nỗ
lực của bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cơ giáo, gia đình và
bạn bè trong suốt thời gian thực tập.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Hữu Nam bộ
môn Bệnh lý Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam người đã trực tiếp hướng dẫn,
giúp đỡ tơi rất tận tình trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Các chị trên phịng thí nghiệm trọng điểm công nghệ sinh học khoa Thú Y - Học
Viện Nơng Nghiệp Việt Nam.
Cùng tồn thể các thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên bộ môn Bệnh lý thú y và
tồn thể các thầy cơ giáo trong khoa Thú Y, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Sự động viên và tạo điều kiện tốt nhất của gia đình, bạn bè đã góp phần giúp đỡ
tơi hồn thành luận văn thạc sĩ.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của tất cả mọi người.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Phạm Thị Thùy Dương

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình ................................................................................................................ vii
Danh mục chữ viết tắt...........................................................................................................viii
Trích yếu luận văn. .......................................................................................................................... ix
Thesis abstract................................................. ...............................................................................x
Phần 1. Mở đầu .............................................................................................................. 1
1.1.

Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1

1.2.


Mục đích của đề tài ............................................................................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................ 3
2.1.

Lịch sử và tình hình nghiên cứu bệnh đậu gà .................................................... 3

2.1.1.

Tình hình nghiên cứu bệnh đậu gà trên thế giới ................................................ 3

2.1.2.

Tình hình nghiên cứu bệnh đậu trong nước ....................................................... 4

2.2.

Đặc điểm căn bệnh ............................................................................................. 5

2.2.1.

Phân loại ............................................................................................................ 5

2.2.2.

Hình thái, cấu trúc .............................................................................................. 6

2.2.3.

Tính chất ni cấy.............................................................................................. 7


2.2.4.

Sức đề kháng ..................................................................................................... 9

2.3.

Dịch tễ học ......................................................................................................... 9

2.4.

Triệu chứng lâm sàng....................................................................................... 11

2.5.

Bệnh tích .......................................................................................................... 13

2.5.1

Bệnh tích đại thể .............................................................................................. 13

2.5.2.

Bệnh tích vi thể ................................................................................................ 14

2.6.

Chẩn đốn bệnh ............................................................................................... 14

2.6.1.


Chẩn đoán lâm sàng ......................................................................................... 14

2.6.2.

Chẩn đoán phân biệt ........................................................................................ 14

2.6.3.

Chẩn đoán virus học ........................................................................................ 15

2.6.4.

Chẩn đoán huyết thanh học .............................................................................. 15

iii

download by :


2.6.5.

Chẩn đoán bằng phản ứng PCR (Polymerase Chain Reaction) ....................... 16

2.7.

Phòng bệnh ...................................................................................................... 16

2.7.1.


Phòng bệnh bằng vaccine ................................................................................ 16

2.7.2.

Vệ sinh phòng bệnh ......................................................................................... 19

2.8.

Điều trị ............................................................................................................. 20

Phần 3. Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu............................................... 21
3.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 21

3.2.

Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................ 21

3.3.

Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 21

3.4.

Nguyên liệu ...................................................................................................... 21

3.4.1.

Mẫu bệnh phẩm ............................................................................................... 21


3.4.2.

Hóa chất, môi trường, mồi cần thiết ................................................................ 21

3.4.3.

Dụng cụ, thiết bị thí nghiệm ............................................................................ 22

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 22

3.5.1.

Phương pháp dịch tễ học mô tả ....................................................................... 22

3.5.2.

Theo dõi và quan sát triệu chứng lâm sàng ..................................................... 22

3.5.3.

Phương pháp mổ khám (theo tiêu chuẩn ngành thú y 10TCN năm
2005) ................................................................................................................ 22

3.5.4.

Phương pháp lấy mẫu xét nghiệm ................................................................... 22


3.5.5.

Phương pháp làm tiêu bản mô bệnh học (Phương pháp vùi mô trong
paraffin) ........................................................................................................... 23

3.5.6.

Phương pháp tách chiết DNA tổng số bằng hóa chất ...................................... 25

3.5.7.

Phương pháp xét nghiệm một số chỉ tiêu huyết học của gà mắc bệnh
đậu.................................................................................................................... 25

3.5.8.

Phương pháp xử lý số liệu……………………….................................................27

Phần 4. Kết quả và thảo luận...................................................................................... 27
4.1.

Điều tra tình hình bệnh đậu gà trên địa bàn xã kim tân – kim sơn ninh bình .......................................................................................................... 27

4.1.1.

Tình hình chăn ni và dịch bệnh.................................................................... 27

4.1.2.

Tỷ lệ mắc theo lứa tuổi .................................................................................... 29


4.2.

Triệu chứng lâm sàng của gà mắc bệnh đậu .................................................... 30

4.3.

Kết quả phản ứng PCR .................................................................................... 35

iv

download by :


4.4.

Biến đổi bệnh lý ở gà mắc bệnh đậu ................................................................ 37

4.4.1.

Bệnh tích đại thể .............................................................................................. 37

4.4.2.

Bệnh tích vi thể chủ yếu của gà mắc bệnh đậu ................................................ 42

4.5.

Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu ở gà mắc bệnh đậu ............................... 46


4.5.1.

Số lượng hồng cầu ........................................................................................... 46

4.5.2.

Tỷ khối huyết cầu ............................................................................................ 47

4.5.3.

Hàm lượng huyết sắc tố (phân tử hemoglobin) ............................................ 47

4.5.4.

Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu .................................................... 48

4.6.

Biện pháp phòng chống bệnh đậu gà ............................................................... 46

4.6.1.

Chú ý ................................................................................................................ 46

4.6.2.

Phòng bệnh ...................................................................................................... 49

4.6.3.


Điều trị triệu chứng .......................................................................................... 50

Phần 5. Kết luận và đề nghị ........................................................................................ 51
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 51

5.2 .

Đề nghị ............................................................................................................. 51

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 52

v

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Quy trình chạy mẫu bằng máy chuyển đúc mẫu tự động ............................. 23
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi gà chung tại xã Kim Tân – Ninh Bình ......................... 28
Bảng 4.2. Tỷ lệ mắc bệnh đậu gà theo lứa tuổi tại xã Kim Tân – huyện Kim
Sơn – Ninh Bình. .......................................................................................... 30
Bảng 4.3. Triệu chứng lâm sàng của gà mắc bệnh đậu giai đoạn 1 - 3 tháng tuổi.............. 31
Bảng 4.4. Sự có mặt của virus đậu trong tổ chức da gà được xác định bằng
phản ứng PCR ............................................................................................... 35
Bảng 4.5. Bệnh tích đại thể của gà mắc đậu giai đoạn 1 - 3 tháng tuổi ........................ 38
Bảng 4.6. Bệnh tích vi thể trên một số cơ quan của gà mắc bệnh đậu .......................... 42
Bảng 4.7. Một số chỉ tiêu huyết học của gà mắc bệnh .................................................. 46
Bảng 4.8. Công thức bạch cầu của gà mắc bệnh đậu .................................................... 48


vi

download by :


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Lớp vỏ virus.................................................................................................... 6
Hình 2.2. Cấu trúc virus ................................................................................................. 6
Hình 4.1. Một số hình ảnh triệu chứng lâm sàng ......................................................... 33
Hình 4.2 . Kết quả phản ứng PCR ................................................................................ 36
Hình 4.3. Một số hình ảnh chạy PCR ........................................................................... 37
Hình 4.4. Một số hình ảnh bệnh tích đại thể gà mắc đậu ............................................. 41
Hình 4.5. Một số hình ảnh bệnh tích vi thể .................................................................. 45

vii

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

PCR

: Polymerase Chain Reaction

ELISA


: Enzyme linked immuno sorbent assay

DNA

: Acid Deoxyribo Nucleic

Nhuộm HE

: Haematoxilin và Eosin

TBE buffer

: Tris boric acid EDTA

TAE

: Tris acid axetic EDTA

AVP

: Variola avium pox

FPV

: Fowpox virus

TCID50

: 50 % tissue culture infective dose

(Liều gây nhiễm 50 % tế bào)

CAM

: Chorioallantoic membrane (màng nhung niệu)

CPE

: Cytophathic Effect (bệnh tích tế bào)

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Thị Thùy Dương
Tên luận văn: “Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh đậu gà trên đàn gà thả
vườn tại Kim Sơn – Ninh Bình ”.
Ngành: Thú y

Mã số: 60 64 01 01

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Xác định các đặc điểm bệnh lý chủ yếu của bệnh đậu gà trên gà thả vườn từ đó
đề xuất biện pháp phịng và điều trị bệnh có hiệu quả.
Phương pháp nghiên cứu
Thơng tin về tình hình bệnh đậu gà được theo dõi và thu thập trực tiếp từ 20 hộ
chăn nuôi gà thả vườn tại xã Kim Tân, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Các triệu chứng

lâm sàng được quan sát, theo dõi và ghi chép lại. Bệnh tích đại thể được thực hiện bằng
phương pháp mổ khám. Bệnh tích vi thể được thực hiện bằng phương pháp lấy mẫu xét
nghiệm, phương pháp làm tiêu bản mô bệnh học. Kết quả phản ứng PCR dùng phương
pháp tách chiết DNA bằng hóa chất. Phương pháp nghiên cứu chỉ tiêu huyết học;
phương pháp xử lý số liệu.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh xảy ra trên tất cả các lứa tuổi với triệu chứng
tập trung chủ yếu ở da, hình thành nốt đậu trên da vùng ít lơng như mào, tích, mí mắt,
khóe mắt, khóe miệng … viêm niêm mạc mắt, chảy nước mắt. Bệnh tích đại thể chủ yếu
của gà mắc đậu là nốt đậu ở vùng da ít lơng chiếm 100,00%, viêm niêm mạc miệng
chứa dịch nhày chiếm 76,67%, phổi sưng nhạt màu chiếm tỷ lệ 73,33%, khí quản xuất
huyết có dịch xuất lẫn bọt chiếm 66,67%, gan sưng màu nâu nhạt (56,67%), tim nhão cơ
tim nhạt màu (53,33%), thận sưng to, xuất huyết (43,33%), lách nhạt màu (40,00%),
niêm mạc ruột xuất huyết (33,33%). Bệnh tích vi thể chủ yếu của gà mắc đậu là ở da có
hiện tượng sung huyết, xuất huyết, thâm nhiễm tế bào viêm, hoại tử và thối hóa tế bào
đặc biệt là có thể bao hàm bollinger trong mụn đậu, phổi sung huyết. Ngoài ra các bệnh
tích khác thay đổi tùy thuộc vào tình trạng của bệnh. Phương pháp PCR cho phép chẩn
đoán nhanh và chính xác virus đậu. Những kết quả nghiên cứu cung cấp thêm cơ sở
khoa học giúp ích cho bác sĩ thú y, những người làm cơng tác chẩn đốn lâm sàng có
thể chẩn đốn virus đậu sơ bộ dựa vào triệu chứng lâm sàng, biến đổi bệnh lý đại thể
trước khi thu mẫu đến phòng xét nghiệm. Các chỉ tiêu huyết học ở gà mắc đậu đều nói
lên tình trạng gà bị thiếu máu và số lượng hồng cầu giảm dẫn tới hàm lượng huyết sắc
tố giảm và tăng số lượng bạch cầu ái toan, bạch cầu đa nhân trung tính.

ix

download by :


THESIS ABSTRACT

Author: Pham Thi Thuy Duong
Thesis title: "Study on some of the characteristics of fowl pox disease in backyard
chicken in Kim Son - Ninh Binh".
Major: Veterinary

Code: 60 64 01 01

University: Vietnam National University of Agriculture
Research objectives
Identification of major pathological characteristics of Fowlpox disease in
backyard chickens to propose several disease effective prevention and treatment
measures disease.
Research Methods
Information on fowl pox status was monitored and collected directly from 20
backyard chicken farms in Kim Tan commune, Kim Son district, Ninh Binh
province. The clinical symptoms were observed, monitored and recorded. Macroscopic
lesions were performed by surgery. Microscopic lesions were performed by test
samples, methods of histology specimens. PCR results using chemical for DNA
extraction. Hematological indicator method; data processing methods.
The main results and conclusion
The results showed that the disease occurs to all ages with symptoms mainly
concentrated in the skin, forming acnes on the little hairy skin area like crest, eyelids,
eyes, mouth corners... arthritis mucosal eye, watery eyes. Macroscopic lesions of
diseased chicken was mainly in less hairy skin area with 100,00%, oral mucositis
containing mucus accounted for 76.67%, pale swelling lungs with 73.33%, bronchial
epithelium with both fluid and foam with 66.67%, the liver was swollen in 56.67%,
myocardial was palpable (53.33%), the enlarged kidneys, hemorrhage (43.33%), faint
spleen (40.00%), mucosal intestinal hemorrhage (33.33%). The microscopic lesions of
chickens were skin pigmentation, hemorrhage, inflammatory cell infiltration, necrosis
and cellular degeneration, in particular, may including bollinger syndrome. Other

lesions may also vary depending on the condition of the disease. PCR allowed rapid and
accurate diagnosis of the pox virus. The results of the study provided additional
scientific background for veterinarians, clinicians to diagnose pox virus based on
clinical symptoms, general pathological changes before taking samples to the
laboratory. The biological indicators in chickens infected pox virus were said to status
of the chicken anemia and decreased red blood cell count leading to hemoglobin
concentration decrease and increase of the number of eosinophils.

x

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 . ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi gia súc, gia cầm từ lâu đã trở thành một vị trí quan trọng trong
ngành chăn ni của nước ta. Trong những năm gần đây ngành chăn ni đã có
những thay đổi đáng kể và góp phần khơng nhỏ trong q trình phát triển của
ngành nơng nghiệp Việt Nam, góp phần vào việc nâng cao mức sống cho người
nông dân ở nông thôn cũng như thành thị. Ngành chăn nuôi của nước ta đang
chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa, ngày càng chuyên sâu góp phần nâng
cao thu nhập, đời sống người nơng dân và tồn xã hội. Đặc biệt ngành chăn nuôi
gà ngày càng phát triển mạnh với quy mô lớn.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển thì tình hình dịch bệnh cũng diễn biến
phức tạp. Trong đó bệnh đậu gà là một trong những bệnh truyền nhiễm nan giải
tuy không gây chết ồ ạt trong một thời gian ngắn nhưng nó làm chết rải rác, kéo
dài gây tổn thất khá lớn cho đàn gà. Bệnh gây ra bởi virus DNA thuộc nhóm
Avipoxvirus, họ Poxviridae. Bệnh phân bố rộng khắp trên toàn thế giới, gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến kinh tế đối với các đàn gia cầm vì nó gây giảm sản
lượng trứng đối với đàn gà đẻ, gây giảm sự tăng trưởng đối với gia cầm non và

gây tỷ lệ chết đáng kể đối với tổng đàn (Isa et al., 2002; Ariyshi et al., 2003).
Bệnh lây lan nhanh với những đặc trưng của bệnh là hình thành những nốt đậu
hoặc vẩy ở những vùng da khơng có lơng (gọi là thể ngoài da) hoặc hoại tử fibrin
và các bệnh tích tăng sinh ở lớp màng nhầy của đường hơ hấp trên, miệng, thực
quản (gọi là thể thực quản). Gia cầm bị bệnh đậu có thể bị ở thể ngồi da hoặc
thể bạch hầu hoặc có thể bị cả hai thể cùng lúc dẫn đến giảm sức đề kháng nên dễ
kế phát với các bệnh khác cuối cùng gà chết. Đối với các nước tiên tiến, bệnh đậu
gà vẫn được coi là bệnh nguy hiểm gây nhiều thiệt hại cho nền kinh tế. Ở nước ta
thì bệnh đã và đang gây thiệt hại về nền kinh tế rất lớn cho người chăn nuôi như:
thiệt hại về số lượng đầu con, giảm tốc độ tăng trưởng của gà, giảm sản lượng
trứng ở gà đẻ, tiêu tốn nhiều thức ăn…
Đứng trước thực tế trên thì yêu cầu tìm hiểu về bệnh cũng như chẩn đốn
chính xác để ngăn chặn hạn chế dịch bệnh xảy ra là vô cùng cần thiết. Trong các
phương pháp chẩn đốn hiện nay thì PCR là phương pháp chẩn đốn nhanh, có
độ chính xác cao. Phương pháp này có thể chẩn đốn chính xác khi lượng virus

1

download by :


trong con vật mắc bệnh rất nhỏ. Đây là ứng dụng to lớn của ngành công nghệ
sinh học vào công tác chẩn đốn bệnh.
Để khống chế, phịng và trị bệnh hiệu quả thì những kiến thức về đặc
điểm bệnh lý cũng rất quan trọng. Từ thực tế đó chúng tơi tiến hành nghiên cứu
đề tài:
“Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh đậu gà trên gà thả vườn
tại huyện Kim Sơn - Ninh Bình”.
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định các đặc điểm bệnh lý chủ yếu của bệnh đậu gà trên gà thả

vườn từ đó đề xuất biện pháp phịng và điều trị bệnh có hiệu quả.

2

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. LỊCH SỬ VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH ĐẬU GÀ
2.1.1. Tình hình nghiên cứu bệnh đậu gà trên thế giới
Bệnh đậu mùa đã có từ trước công nguyên, ở Ấn Độ, Trung Quốc các nhà
khảo cổ đã tìm thấy những bức tranh mặt rỗ mà người xưa để lại.
Vào thế kỷ thứ IV dịch đậu mùa khẩn cấp xảy ra ở La Mã, Ả-rập. Năm
572 quân đội La Mã xâm lược Châu Âu kéo theo ca bệnh đậu mùa lan tràn sang,
thế kỷ thứ VII các dịch đậu mùa lớn xảy ra ở Châu Âu cùng với cuộc chinh chiến
của quân đội ả rập.
Năm 1796 Jenner người đầu tiên nghiên cứu về vaccine phòng bệnh đậu
mùa, ông lấy nốt đậu của người vắt sữa bị bị bệnh đậu bị chủng cho con ơng và
người con gái đã qua khỏi bệnh đậu mùa nguy hiểm này. Để ghi nhớ Jenner người
đầu tiên tìm ra thuốc phịng, các nhà khoa học gọi các chất mang tính chất phòng
bệnh sinh học tương tự là vaccine (xuất phát từ chữ vacca: con bò).
Đậu gà đã được phát hiện từ lâu trên nhiều loại gia cầm. Ban đầu thuật
ngữ đậu gà bao gồm tất cả các bệnh đậu virus của chim, nhưng ngày nay tiêu chí
được sử dụng cho các bệnh ở đàn gia cầm thương phẩm. Lúc đầu Woodruff và
Goadpasture chứng minh rằng các tiểu phần virus trong thể ẩn là tác nhân gây
bệnh đậu gà. Sau này người ta chứng minh rằng kháng huyết thanh kháng virus
đậu gà hình thành sau miễn dịch hoặc sau khi khỏi bệnh đã ngưng kết một huyễn
dịch các thể cơ bản của virus đậu gà.
Năm 1805 luật chủng để phòng bệnh đậu bắt đầu thực hiện ở Tây Ban Nha.
Năm 1869 Rivolta mô tả về thể vùi tế bào trong bệnh đậu gia cầm.

Năm 1873 Bollinger và năm 1874 Weighrtt đã phát hiện những tiến thể
nội bào trong tế bào biểu bì của nốt đậu người mà Michaelis coi đó là những thể
vùi đặc hiệu của bệnh đậu và mô tả kỹ tiểu thể nội bào trong bệnh đậu gà mà
ngày nay được gọi là thể bao hàm Bollinger để nghi nhớ công người phát hiện.
Năm 1887 Buist lần đầu tiên thấy virus đậu gà bằng kính hiển vi quang học.
Năm 1904 Borrel khám phá ra các tiểu thể nhỏ (0,25nm) nằm rải rác trong
các nguyên sinh chất tế bào hoặc kết lại thành đám gọi là tiểu thể bao hàm
Bollinger, sự phát hiện này dẫn đến hàng loạt những nghiên cứu về bản chất của
chúng (Lipschutz 1908, Vou. Prowazer và De. Beaurepaire 1909; Sanfelice 1914;

3

download by :


Eberbeckl 1927 Uoodrucff và Good Pasture 1929 – 1930, Ledingham 1931,1935,
Herz – herg 1933, 1934, 1936; Baumann và Weissmann 1943...) và rất nhiều
cơng trình nghiên bằng phương pháp hóa tổ chức học, nghiên cứu trên kính hiển
vi điển tử ..v..v... và ngày nay người ta đã xác đinh rõ bản chất sinh học của thể
vùi tế bào này.
Năm 1906 Paschen mô tả tiểu thể nội bào của bệnh đậu mùa trên tiêu
bản phết.
Năm 1923 De.Blieck và Augbergen đã tiến hành tiêm chủng vaccine
phòng bệnh đậu gà từ chủng giảm độc lực (chủng virus H ở Đức).
Năm 1925 Parker đã nhân giống virus vacxinia trên tế bào nuôi.
Năm 1931 Woodruff và Good Pasture đã sử dụng phôi gà để nuôi cấy virus
đậu gà và phát triển kỹ thuật nuôi cấy virus và màng niệu đệm của phôi trứng.
Năm 1932 Bagle và Ledingham, Ebjozd và Andrewes đã xác định khả
năng gây nhiễm của chất qua lọc và ly tâm tiểu thể nội bào của virus đậu.
Năm 1954 Frennh và Reeves mô tả bệnh giống như bệnh đậu ở muỗi.

Năm 1962 Nigelli mô tả bệnh đậu cá.
Năm 1963 Muller và Peter nghiên cứu về siêu cấu trúc của virus đậu bằng
phương pháp nhuộm âm bản và soi kính hiển vi điện tử.
Ngồi ra hàng loạt cơng trình nghiên cứu về đặc tính sinh học của virus
đậu nói chung và đậu gà nói riêng, về cơ chế sinh bệnh, về chẩn đoán bệnh và về
vaccine phòng bệnh..v..vv... của nhiều tác giả như Likhatrep, 1970; Makanop
Xergheep và Rubobenxki, 1970; Sirinop and Pharzaliep 1972; Palatka Zotan and
Olanpal, 1970 đã làm sáng tỏ về bệnh đậu.
Bệnh xảy ra nhiều nơi trên thế giới, gây thiệt hại đáng kể (Isa et al., 2002;
Tripathy and Reed, 2003; Pledger, 2005). Trong hơn 40 năm nay thiệt hại do
bệnh đã giảm rất nhiều do hiệu quả của việc phòng bệnh bằng vaccine, ở các
nước chăn nuôi gia cầm tiên tiến hầu như khơng cịn thấy bệnh đậu. Bệnh xảy ra
nhiều ở các nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới hơn các nước vùng ôn đới
và hàn đới (Beytut and Haligur, 2007).
2.1.2. Tình hình nghiên cứu bệnh đậu trong nước
Ở Việt Nam có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về bệnh đậu gà đặc biệt là
cơng trình nghiên cứu của GS.TS Nguyễn Như Thanh trong việc nghiên cứu ra
vaccine nhược độc đậu gà chủng C cho việc phòng bệnh có hiệu quả.

4

download by :


Năm 1975, kết quả bước đầu nghiên cứu vaccine nhược độc đậu gà chế từ
chủng C” đăng trong tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp.
Năm 1976, kết quả bước đầu nghiên cứu vaccine nhược độc đậu gà chế từ
chủng C” đăng trong tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp.
Năm 1978, kết quả bước đầu nghiên cứu vaccine nhược độc đậu gà chế từ
chủng C - Bảo quản và thực nghiệm trong sản xuất đăng trong tạp chí Khoa học

kỹ thuật nơng nghiệp-Bộ Nơng nghiệp.
Năm 1979, quan sát bằng kính hiển vi điện tử sự nhân lên của virus nhược
độc đậu gà chủng C trong nuôi cấy tế bào đăng trong tạp chí Khoa học kỹ thuật
nơng nghiệp - Bộ Nơng nghiệp.
Năm 1980, xác định hiệu giá virus trong hỗn dịch tế bào nuôi phôi gà sau
khi gây nhiễm virus đậu gà đăng trong tạp chí Khoa học kỹ thuật nơng nghiệp Bộ Nông nghiệp .
Năm 1981, nghiên cứu một số đặc tính của virus nhược độc đậu gà trên
mơi trường nuôi tế bào. Báo cáo Khoa học kỹ thuật Nông nghiêp. Nhà xuất bản
Nơng nghiệp.
Và một vài cơng trình nghiên cứu khác.
Xí nghiệp thuốc thú y trung ương cũng đã nghiên cứu thành công sản
xuất vaccine nhược độc đông khô phịng bệnh đậu gà bằng cơng nghệ ni cấy
tế bào.
Đây là một bệnh lây lan chậm với những đặc trưng của bệnh là hình thành
những nốt đậu hoặc vẩy ở những vùng da khơng có lơng (gọi là thể ngồi da)
hoặc hoại tử fibrin và các bệnh tích tăng sinh ở lớp màng nhầy của đường hô hấp
trên, miệng, thực quản (gọi là thể thực quản).
Ở nước ta, đặc biệt miền Bắc bệnh thường xảy ra ở vụ Đông xuân lúc
thời tiết khô hanh, ở miền Nam bệnh xuất hiện vào mùa khô và lạnh. Bệnh phổ
biến ở gà chăn ni gia đình, chăn ni nhỏ lẻ, phân tán khơng tiêm vaccine
phòng bệnh nên khi đàn gà mắc bệnh mới đi tìm thuốc về chữa trị.
2.2. ĐẶC ĐIỂM CĂN BỆNH
2.2.1. Phân loại
Virus đậu gia cầm (gà, gà tây, chim bồ câu, chim yến, vẹt, chim cút, chim
sẻ, quạ, công, chim cánh cụt, kền kền, sáo) thuộc giống Avipoxvirus, họ

5

download by :



Poxviridae (Frankfenner, 1974). Virus đậu gà (fowpox virus - FPV) là phân loại
theo loài của giống. Theo các tác giả Bolte, A. L. J Meurer, E. F. và Kaleta thì có
khoảng 9.000 lồi chim đã bị nhiễm bệnh tự nhiên với virus đậu. Vì ảnh hưởng
kinh tế do FPV gây ra rất lớn nên hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào loài
virus này, hơn là các loài virus khác trong giống.
Nhiều giả thiết cho rằng các virus đậu đều có chung nguồn gốc nhưng
trong q trình tiến hóa đã hình thành nhiều chủng thích nghi trên từng loại động
vật khác nhau.
Theo phân loại của P.Wildy (1971) virus đậu gia cầm bao gồm 4 nhóm
chính:
- Virus đậu gà Poxvirus gallinae
- Virus đậu chim kim tước poxvirus canavae
- Virus đậu bồ câu Poxvirus columbae
- Virus đậu gà tây
- Vurus đậu vẹt Psittacinepox
- Virus đậu chim ác magpiepox
Nhóm này có tiểu thể nội bào lớn, trong đó chủ yếu là lipoprotein, kháng
ete thường do cơn trùng truyền.
2.2.2. Hình thái, cấu trúc

Hình 2.1. Lớp vỏ virus

Hình 2.2. Cấu trúc virus

Tất cả các virus đậu gia cầm đều giống nhau về mặt hình thái. Virus
trưởng thành có hình khối hộp, kích thước 330 - 280 - 200nm. Lớp vỏ bên ngoài
được cấu tạo bởi các ống bề mặt sắp xếp tùy tiện (hình 2.1). Virus đậu gà là một

6


download by :


loại virus chứa nhân DNA sợi đơi, móc lại ở hai đầu, kích thước khoảng 254 300kb. Khối lượng hạt virus 2,04× 10-14 g, trong đó gần 1/3 là lipid. Virus bao
gồm thể nhân ở trung tâm và hai tiểu thể ở mỗi bên mặt lõm , bên ngoài được bao
bọc bởi lớp vỏ lipid (hình 2.2).
Virion có vỏ lipit bọc ngồi khơng bền vững với ete và clorofom. Dưới
kính hiển vi quang học có thể thấy những thể hình cầu, kích thước từ 0,2 – 0,25µ
khi nhuộm bằng phương pháp nhuộm Hơxbec (Herzberg) thì kích thước của nó
lớn hơn. Những thể hình cầu đó gọi là tiểu thể Boren (Borrel). Các tiểu thể này
sản sinh trong nguyên sinh chất tế bào thượng bì và tạo nên các bệnh tích tế bào
đặc hiệu gọi là các bao hàm thể Bolingơ (Bonllinger). Việc xác định các thể này
có ý nghĩa chẩn đốn quan trọng.
2.2.3. Tính chất ni cấy
* Sự nhân lên của virus
Vị trí tế bào chất của DNA tổng hợp trong các tiểu phần virus gây bệnh rất
đặc trưng với virus đậu.
Virus đậu gà có chứa các gen chịu trách nhiệm mã hóa 1 DNA Ligase sửa
chữa DNA; CPO photolyase sửa chữa DNA do bị tia cực tím phá hủy bằng cách
sử dụng nguồn sáng như 1 nguồn năng lượng. Có thể kết luận rằng enzyme này
đã giúp virus tồn tại ở các nốt bệnh tích ở gia cầm và trong môi trường. Sự nhân
lên của virus đậu gia cầm xuất hiện tương tự như trong biểu mô của gà, trong tế
bào biểu mô của màng nhung niệu của phôi gà đang phát triển và ở tế bào da của
phôi. Tuy nhiên sự khác nhau trên các tế bào vật chủ và các chủng virus có thể
tác động đến thời gian nhân lên của virus. Sự tổng hợp sinh học của virus đậu gà
trong biểu mô bao gồm 2 pha khác nhau: sự đáp ứng của vật chủ đặc trưng bởi
tăng sinh tế bào trong suốt 72h đầu tiên và sự tổng hợp của virus gây bệnh từ 72
– 96h sau khi nhiễm bệnh.
Sự nhân lên của DNA virus trong biểu bì bắt đầu giữa 12 và 24 h sau khi

nhiễm bệnh và tiếp theo là sự xuất hiện của virus gây bệnh sau đó. Sự tăng sinh
của biểu mơ kéo dài từ 36 – 48h sau nhiễm bệnh và kết thúc với một sự tăng số
lượng tế bào lên 2,5 lần trong 72h sau nhiễm bệnh. Tỷ lệ tổng hợp DNA virus
trong 60h đầu là thấp. Sự tăng tỷ lệ tổng hợp DNA virus xuất hiện từ 60 – 72h
sau nhiễm bệnh đi kèm với một sự suy giảm rõ nét vì sự tổng hợp DNA tế bào.
Từ 72 – 96h sau nhiễm bệnh, sự tổng hợp của DNA virus trở nên mãnh liệt hơn,
và khơng cịn thấy sự tăng sinh của tế bào nữa trong các tập hợp tế bào màng. Sự

7

download by :


tăng lên của các tiểu phần virus gắn màng plasma đưa ra giả thiết là virus đậu gà
thoát ra khỏi tế bào chủ yếu là do sự nảy chồi. Các thể bao hàm xuất hiện 72h sau
gây nhiễm biểu mô và 96h sau gây nhiễm màng niệu nang.
Virus đậu gà có thể nhân lên trên mơi trường tế bào, phơi gà hoặc gà
- Trên gà: có thể gây bệnh cho gà mẫn cảm ở mọi lứa tuổi bằng cách
chủng vào trong da hoặc trong khí quản. Khi gây bệnh trong da, virus được tìm
thấy đầu tiên ở da tại vị trí tiêm sau 2 ngày và ở phơi sau 4 ngày, ở mạch máu sau
5 ngày. Khi gây nhiễm trong khí quản, virus được tìm thấy đầu tiên ở phổi sau 2
ngày, ở mạch máu sau 4 ngày. Có thể phân lập virus từ gan, lách, thận và não của
gà mắc bệnh. Sau 10 - 18 ngày gây nhiễm trong da, quan sát thấy nhiều hạt u nhỏ ở
thận, cùng với các bệnh tích ở da và viêm thể hạch hầu ở niêm mạc đường hơ hấp
trên. Bệnh tích vi thể quan sát có các thể bao hàm ở tế bào biểu mô ống thận sau 4
- 14 ngày gây nhiễm và ở tế bào biểu mô lưới miền tủy tuyến ức sau 4 - 10 ngày.
- Trên phôi gà: phôi gà sạch bệnh thường được dùng để phân lập và nuôi
cấy virus đậu gà bằng cách tiêm vào màng nhung niệu của phôi thai gà ấp 10 –
12 ngày. Dùi một lỗ ở buồng hơi và một lỗ tiêm cách xa thai và mạch máu, lỗ thứ
2 này rất nông không xuyên qua niệu mô, nhỏ một giọt nước sinh lý vào lỗ tiêm,

dùng một quả bóng cao su hình lê hút hơi ở túi hơi ra hết làm tách niệu mơ với
vỏ mềm. Sau đó dùng ống tiêm và kim tiêm ngắn, nhỏ, hút huyễn dịch virus đậu
(màng nhung niệu chứa virus đậu gà hòa với nước sinh lý thành huyễn dịch 1/10)
ấn kim vào rất nông, vừa bơm huyễn dịch vừa xoay. Sau đó để tủ ấm 370C trong
4 – 5 ngày, hàng ngày soi trứng để kiểm tra, thai nào chết thì loại ra, giữ thai
sống đến ngày thứ 5. Mổ phơi thai, xem bệnh tích thấy màng nhung niệu dày ra,
giống gelatin và có nhiều nốt đậu trắng.
- Trên môi trường tế bào: virus đậu có thể nhân lên trên nhiều loại mơi
trường tế bào có nguồn gốc từ gia cầm như mơi trường tế bào xơ phôi gà, môi
trường thận phôi gà, môi trường da phôi gà và môi trường xơ phôi vịt. Hai môi
trường tế bào là môi trường tế bào thường trực “QT35” chế từ phơi chim cút và
mơi trường dịng tế bào gan gà LMH được dùng để cấy chuyển và giữ chủng
virus đậu sau khi đã được thích ứng. Cũng cần lưu ý, một số chủng virus đậu
phân lập từ gà tây và một số lồi chim hoang dã khơng phát triển được trên hai
loại mơi trường này, thậm chí cả sau khi cấy chuyển.
Virus gây bệnh tích tế bào sau khi gây nhiễm 3 - 4 ngày. Bệnh tích đặc
trưng trên môi trường tế bào là hiện tượng tế bào bị co trịn, sau đó bị thối hóa

8

download by :


và hoại tử. Lưu ý không phải chủng virus đậu nào khi vừa phân lập từ bệnh phẩm
đều gây bệnh tích tế bào mà phải trải qua một số lần ni cấy thích nghi.
2.2.4. Sức đề kháng
Virus đậu có sức đề kháng rất lớn, nó có thể tồn tại ở vẩy đậu một thời
gian dài trong điều kiện môi trường ẩm ướt. Về tính mẫn cảm với ether và
chloroform có nhiều ý kiến khác nhau, một số tác giả cho rằng virus đậu rất mẫn
cảm với cả ether và chloroform nhưng một số lại thông báo virus đậu bồ câu có

khả năng kháng lại cả hai chất này, do đó có thể sử dụng đặc tính này để phân
loại virus .
Virus tồn tại được 9 ngày trong phenol 1 % và formalin 1:1000, nhưng bị
bất hoạt bởi KOH 1%. Với nhiệt độ, virus bị diệt sau 30 phút ở 50ºC, sau 8 phút
ở 60ºC. Trypsin khơng có tác dụng với DNA của virus cũng như toàn bộ hạt
virus. Khi sấy khơ, virus có sức đề kháng tương đối. Trong vẩy đậu sấy khô,
virus vẫn sống trong vài tháng hoặc thậm chí hàng năm.
2.3. DỊCH TỄ HỌC
 Lồi vật mắc bệnh
Trong thiên nhiên, gà và gà tây là 2 loài vật chủ yếu mắc bệnh đậu gà.
Ngồi ra, bệnh cịn thường xảy ra ở loài vẹt cổ xanh Amazon và chim hoàng yến.
Con vật mắc bệnh ở mọi lứa tuổi. Khả năng mẫn cảm với bệnh có thể
khác nhau ở các giống khác nhau: giống gà có mào to thường dễ mắc hơn giống
gà mào nhỏ. Tỷ lệ chết tương đối thấp ở những đàn gà khỏe, nhưng gà đẻ hoặc ở
những đàn gia cầm nuôi thương mại đặc biệt ở những vùng chăn nuôi gà điều
kiện vệ sinh kém, tỷ lệ chết có thể lên đến 50% hoặc cao hơn. Khi ni gà với
mật độ lớn, có nhiều lứa tuổi gà thì bệnh thường tồn tại dai dẳng mặc dù đã
chủng ngừa bằng vaccine.
Người ta phân biệt các loài virus đậu dựa vào đặc tính gây bệnh cho lồi vật
chủ bao gồm đậu gà, đậu gà tây, đậu bồ câu, đậu vịt và đậu chim hoàng yến. Chim
hoàng yến rất mẫn cảm với đậu hoàng yến nhưng đề kháng cao với đậu gà, đậu gà
tây và đậu bồ câu. Virus đậu bồ câu gây bệnh nhẹ cho gà và gà tây nhưng rất độc
với gà, bồ câu. Vịt không mẫn cảm với virus đậu gà nhưng mẫn cảm với virus đậu
gà tây, do đó có thể sử dụng đặc tính này để phân biệt 2 chủng virus với nhau.
Bệnh đậu gà khơng lây sang người và động vật có vú. Tuy nhiên, Mayr
and Mahnel (1970) thông báo đã phân lập virus đậu gà ở loài tê giác.

9

download by :



Trong phịng thí nghiệm thường dùng gà để gây bệnh thực nghiệm.
 Phương thức truyền lây
Bệnh có thể lây truyền qua 2 phương thức trực tiếp và gián tiếp:
- Lây trực tiếp: Ở gà bệnh, virus đậu có trong nốt đậu ở da và màng giả
trong niêm mạc. Khi đang có bệnh và ngay sau khi đã khỏi bệnh virus cịn trong
máu và các phủ tạng một thời gian. Vì vậy gà bệnh, gà đã lành bệnh nhưng còn
mang trùng và cả những gà đang ở thời kỳ nung bệnh đều có vai trị làm lây lan
mầm bệnh. Gà bệnh làm rơi vẩy mụn ra ngồi khơng khí, hoặc khi ho, hắt hơi
làm bắn nước dãi lần miễn dịch có chứa virus vào da, niêm mạc gà lành. Bệnh
lây chủ yếu qua vết thương hoặc vết xây xát ở da, đặc biệt là khi gà đánh nhau
hoặc mổ cắn nhau. Người bắt gà để chủng vaccine có thể nhiễm virus ở tay hoặc
quần áo, làm lây nhiễm vào mắt của gà mẫn cảm.
- Lây gián tiếp: do chuồng nuôi, dụng cụ chăm sóc, thức ăn, nước uống
nhiễm virus. Ngồi ra bồ câu và một số loài chim thường kiếm ăn bên ngoài các
khu chợ, sân chơi của các trang trại gà đều có thể làm lây lan mầm bệnh. Một số
loại cơn trùng hút máu như muỗi, mịng, rận cũng có khả năng truyền bệnh,
người ta nhận thấy virus đậu có thể tồn tại nhiều tháng trong cơ thể chúng. Tuy
nhiên trong thực tế, vai trị mơi giới trung gian của chúng thường khơng lớn lắm
vì mùa thu đơng thường không phải là thời tiết thuận lợi cho sự sống của các lồi
cơn trùng.
 Cơ chế gây bệnh
Sau khi xâm nhập vào da hay niêm mạc, virus sản sinh tại chỗ, rồi tùy quan
hệ giữa cơ thể và mầm bệnh, quá trình bệnh lý sẽ diễn ra với các thể khác nhau.
Nếu gia cầm nhiễm đậu khác loài, virus chỉ nhân lên tại chỗ và chỉ gây
phản ứng nhẹ. Nếu nhiễm virus đậu chủng trung gian (đã được làm thích nghi)
sau khi nhân lên tại chỗ sẽ vào máu và gây nhiễm trùng huyết rồi lan vào các phủ
tạng. Nhưng trong các cơ quan thực thể, virus thường không sinh sản mạnh và
không gây nên các biến đổi bệnh lý. Trái lại nếu nhiễm virus cùng loại bệnh sẽ

xảy ra ở thể điển hình. Trong trường hợp này sau khi nhân lên tại nơi xâm nhập
virus sẽ vào máu gây nhiễm trùng huyết sơ phát, rồi vào các cơ quan thực thể,
tăng cường nhân lên và gây thối hóa các tế bào tổ chức. Nếu quá trình bệnh lý
nặng gia cầm có thể chết trong thời kì này. Nếu cơ thể chịu đựng được thì từ phủ
tạng virus lại trở vào máu gây nhiễm trùng thứ phát. Sau đó chúng theo máu đến
da hoặc niêm mạc gây ra bệnh lý đặc trưng của bệnh đậu.

10

download by :


Ở da, dưới tác động của virus tế bào thượng bì sẽ tăng sinh rất nhanh rồi
thối hóa thành các mụn nhỏ. Dưới lớp tế bào thối hóa mỡ sẽ tạo thành những
túi nhỏ, chứa một chất quánh như kem. Mặt ngồi tế bào thượng bì bị chết, khơ
lại rồi đóng vảy. Sự xuất hiện và tích tụ các tế bào bạch cầu giúp phân biệt rõ
giới hạn nốt đậu với vùng xung quanh. Nốt đậu khơ dần rồi bóc đi để lại những
vết sẹo màu nâu hồng. Tế bào thượng bì xung quanh tiếp tục tăng sinh, sẹo lành
và kết thúc quá trình bệnh lý.
Bệnh cũng diễn biến như trên ở niêm mạc. Tế bào thượng bì đầu tiên cũng
tăng sinh rồi thối hóa. Sự xuất hiện của các tế bào bạch cầu cùng tế bào hoại tử
tạo thành màng giả phủ trên niêm mạc. Thực chất quá trình bệnh biến ở niêm
mạc làm bệnh trầm trọng thêm. Do tác động của chúng các tế bào khơng chỉ bị
thối hóa mà niêm mạc cịn bị viêm và hoại tử ở những lớp sâu hơn nên lớp
màng giả thường dày, lan tràn lẫn fibrin và mủ. Do đó bệnh thể hiện ở niêm mạc
cịn gọi là thể bạch hầu (diphteria).
Vì sao bệnh khi ở thể mụn đậu khi ở thể yết hầu và có khi ở thể hỗn hợp
thì hiện nay chưa giải thích được. Một số tác giả cho rằng đường xâm nhập quyết
định thể bệnh. Gà lớn thường nhiễm bệnh qua da nên hay bị thể đậu, còn gà con
hay nhiễm bệnh qua niêm mạc nên hay bị bệnh ở thể yết hầu. Những cách giải

thích này chỉ đúng ở một số trường hợp. Trong thực tế chúng ta thấy sức đề
kháng của cơ thể quan hệ với các thể bệnh. Gà con có sức đề kháng yếu nên hay
mắc ở thể nặng.
2.4. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
Bệnh đậu gà thường có 3 thể: thể ngồi da (mụn đậu), thể niêm mạc (yết
hầu, màng giả) và thể hỗn hợp, thời gian nung bệnh trung bình từ 4 – 8 ngày, thời
gian này có thể thay đổi tùy theo hoạt lực của virus.
 Mụn đậu thể ngoài da
Thể ngoài da được đặc trưng bởi sự hình thành các nốt đậu ở mào, yếm,
mí mắt, khóe mắt, khóe miệng, và một số chỗ ít lơng khác của cơ thể như mặt
trong cánh, quanh hậu môn, da chân…
Mụn đậu bắt đầu bằng những nốt sần nhỏ, màu nâu xám hay đỏ xám. Nốt
sần to dần bằng hạt thóc, hạt đậu. Nếu mọc gần nhau nốt đậu sẽ làm da sần sùi.
Gà có mào to, nốt đậu dày đặc có thể làm đầu gà to sù, sần sùi như hoa bắp cải.
Nốt đậu mọc ở khóe mắt làm cho gà khó nhìn nên không thấy được thức ăn và

11

download by :


nước uống, gà bị viêm kết mặc mắt, chảy nước mắt. Nốt đậu có thể bịt kín lỗ mũi
làm cho gà khó thở. Nếu mọc ở khóe mồm, con vật sẽ đau đớn khi mổ thức ăn
làm cho chúng biếng ăn.
Màu sắc nốt đậu biến đổi dần từ màu sẫm sang màu vàng xám. Do các tế
bào bên trong bị dung giải nên mụn đậu mềm dần rồi vỡ ra chảy một chất mủ
sánh như kem. Mụn đậu khơ đóng vảy. Vảy màu nâu sẫm, dần bị bóc đi để lại
những vết sẹo nhỏ màu vàng xám, mụn đậu lành, con vật lành bệnh nhanh chóng.
Nếu mụn đậu mọc dày đặc ở nhiều chỗ bệnh sẽ lâu lành, con vật bị sốt, bỏ ăn
trong nhiều ngày. Trường hợp mụn đậu bị nhiễm trùng, quá trình viêm và hoại tử

ở da sẽ trở lên trầm trọng, khi lành bệnh sẹo sẽ lớn hơn và sâu hơn.
 Thể niêm mạc (yết hầu, màng giả)
Thể này thường gặp ở gà con. Những triệu chứng đầu tiên gây sự chú ý
đến bệnh là hiện tượng cảm mạo, gà khó thở, ủ rũ, biếng ăn do niêm mạc miệng
hầu họng bị đau. Con vật sốt và từ miệng chảy ra một thứ nước nhớt có mủ lẫn
màng giả. Nếu vạch mồm con vật, trên niêm mạc gốc lưỡi, khóe mồm, vịm
miệng, niêm mạc hầu họng và thanh quản phủ một lớp màng giả màu vàng xám.
Khi màng giả bóc ra sẽ để lại niêm mạc mới bị bệnh, tế bào thượng bì tăng sinh,
sưng dày lên tạo thành những chấm đỏ xám. Dần dần những đám viêm này lan ra
và dày lên hình thành màng giả.
Quá trình viêm thường bắt đầu ở niêm mạc hầu, họng, khí quản sau lan ra
niêm mạc mũi và mắt. Viêm mũi làm gà chảy nước mũi. Trượng hợp màng giả
dày bịt kín cả xoang mũi có thể làm cho con vật ngạt thở. Viêm màng tiếp hợp
làm con vật chảy nước mắt đặc có fibrin rồi dần dần biến thành một chất mủ màu
vàng xám che kín cả mắt. Có trường hợp mắt bị bệnh nặng, con ngươi phồng to,
vỡ ra chảy mủ, gà bị mù. Nếu bệnh biến xảy ra cùng lúc trên tất cả các niêm mạc
vùng đầu có thể làn sưng đầu gây dị hình.
Thể yết hầu hay kéo dài do các loại vi khuẩn kí sinh trên niêm mạc gây ra
quá trình viêm kế phát. Màng giả trong thể bệnh này thường lan tràn, dày và có
màu vàng xám. Q trình viêm thường ăn sâu xuống các lớp tế bào bên dưới, vì
vậy khi màng giả bóc đi sẽ để lại những đám loét khá sâu.
 Thể hỗn hợp
Thường xảy ra ở gà con. Cùng lúc trên con vật xảy ra hai thể bệnh là thể
bệnh ngoài da và thể yết hầu. Tỷ lệ chết cao. Ngồi ra có thể gặp phổ biến ở chim

12

download by :



hoàng yến thể nhiễm trùng huyết làm cho con vật bỏ ăn, sốt cao, ỉa chảy, suy kiệt
và chết.
Quá trình bệnh tiến triển trong vòng 3 - 4 tuần. Nếu có kế phát khác, bệnh
sẽ kéo dài hơn. Bệnh xảy ra với đàn gà đẻ sẽ làm giảm tỷ lệ đẻ.
2.5. BỆNH TÍCH
2.5.1. Bệnh tích đại thể
Gà ốm gầy, nổi mụn đậu trên da, viêm cata ở niêm mạc miệng, thanh
quản. Các vết viêm này loang dần thành các nốt phồng, dày dần lên cuối cùng tạo
thành lớp màng giả dính chặt vào niêm mạc. Niêm mạc ruột có thể tụ máu đỏ
từng đám. Phổi tụ máu và tích nước. Khí quản chứa nhiều dịch xuất lẫn bọt.
Bệnh tích đặc trưng của bệnh đậu gà thể da là sự tăng sinh ở biểu mơ và ở
nang lơng với sự hình thành các nốt lúc đầu là các nốt trắng sau đó nhanh chóng
to lên và biến màu vàng. Ở các gà mắc bệnh trong da, ngày thứ 4 xuất hiện bệnh
tích nguyên phát. Vào ngày thứ 5 và thứ 6 hình thành các nốt mụn. Tiếp theo là
giai đoạn mụn nước, kèm theo sự hình thành các bệnh tích dày, các nốt bệnh tích
liền nhau có thể hợp lại và trở lên thơ ráp và có màu xám hoặc nâu thẫm. Sau 2
tuần hoặc thỉnh thoảng sớm hơn bệnh tích có các vùng viêm sưng và xuất huyết.
Hình thành vảy trong vòng 1 – 2 tuần kế tiếp, kết thúc bằng việc bong vảy. Nếu
vảy bong sớm có dịch chảy ra khắp vùng lấm tấm xuất huyết. Khi vảy bong tự
nhiên, một sẹo trịn có thể xuất hiện, ở trường hợp nhẹ sẹo có thể khơng nhìn rõ.
Các virus nhược độc tạo ra các bệnh tích cục bộ, các bệnh tích này nhẹ hơn so
với các bệnh tích do các chủng độc lực gây nên.
Ở thể bạch hầu sẽ hình thành các nốt đục hoặc các nốt đốm vàng trên niêm
mạc miệng, thực quản, lưỡi, khí quản. Các nốt nhanh chóng to lên và thường hợp
lại trở thành các mảng màu vàng, hoại tử bạch hầu hoặc giả bạch hầu. Nếu màng
bị bong, sẽ có máu chảy.
Ở gà lớn (mái hoặc trống) thường mắc thể màng giả yết hầu. Chỗ có màng
giả lúc đầu sưng to, có nhiều nước nhờn, nếu bệnh nặng màng giả dày đặc làm gà
khó thở và chết.
Một số trường hợp quan sát thấy các nốt hoại tử ở bề mặt các cơ quan như:

gan, thận. Lách hơi bị phù có màu nâu. Tim nhạt màu do cơ tim bị thối hóa
(Theo Deoki N. Tripathy and Willie M. Reed).

13

download by :


2.5.2. Bệnh tích vi thể
Đặc trưng: hiện tượng tăng sản các tế bào biểu mô và hiện tượng trương to
của các tế bào. Thể Bollinger (gồm các tế bào ưa eosin typ A) được tìm thấy
trong nguyên sinh chất tế bào và được tìm thấy ở các giai đoạn phát triển của
bệnh gây nên hiện tượng hủy hoại tế bào.
2.6. CHẨN ĐỐN BỆNH
2.6.1. Chẩn đốn lâm sàng
Dựa vào triệu chứng, bệnh tích đặc trưng:
+ Xuất hiện các nốt đậu ở vùng khơng có lơng: mào, tích, khóe mắt,
miệng, da chân.
+ Niêm mạc miệng, khí quản, hầu họng có phủ một lớp màng giả, mụn
đậu ở thanh khí quản.
+ Thể bao hàm trong nguyên sinh chất tế bào.
2.6.2. Chẩn đoán phân biệt
Bệnh đậu thể ngồi da thường dễ chẩn đốn, nhưng ở thể yết hầu có thể
nhầm lẫn với một số bệnh truyền nhiễm khác cũng gây bệnh biến ở thể niêm mạc
hầu họng như:
Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm: Hình thành thể bao hàm trong
nhân của tế bào biểu mô kết mạc và biểu mô đường hô hấp, bệnh phát triển với
quy mô lớn, lây lan nhanh, ho hen ngạt từng cơn, màng giả rất dễ bóc.
Bệnh Newcastle: Với hiện tượng hoại tử - loét ở niêm mạc họng có khi có
màng giả giống bệnh đậu. Nhưng khác với bệnh đậu, bệnh Newcastle xuất huyết

ở các niêm mạc và cơ quan phủ tạng là một hiện tượng rất điển hình.
Bệnh nấm phổi (Asperillosis): Cũng thường tạo nên những đám màng
giả ở niêm mạc miệng, họng. Nhưng trong bệnh này màng giả thường tạo thành
những điểm, những đám tròn đều và khơ có mặt cả ở phổi và thành các túi hơi.
Kiểm tra kính hiển vi dễ phát hiện các sợi nấm Asperillosis. Ở bồ câu, trong bệnh
Xuơ khi soi kính thấy nấm Oidium allicaus. Tuy nhiên có một số trường hợp, ví
dụ trong bệnh Stachybotrys toxicosis màng giả rất giống thể đậu yết hầu. Vì vậy
trong trường hợp này muốn phân biệt bệnh phải dùng phương pháp gây bệnh thí
nghiệm cho gà.
Bệnh thiếu vitamin A: Trong bệnh này trên niêm mạc khơng hình thành
màng giả nhưng lại xuất hiện dịch xuất màu vàng, sau đặc lại vón cục từng đám

14

download by :


×