Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.14 MB, 151 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

HỒNG THỊ HẠ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI
THƯỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN ĐỘNG,
TỈNH BẮC GIANG

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Ngô Thị Thuận

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tơi. Tồn bộ số liệu và
kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất cứ luận văn, luận
án nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Hạ

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô Khoa Kinh tế và Phát triển
nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong quá trình học và
nghiên cứu Thạc sỹ tại học viện giai đoạn 2015 - 2017.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Ngô Thị Thuận, người đã trực
tiếp giúp đỡ tơi hồn thành Luận văn “Quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường
xuyên trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang’’
Tôi xin cảm ơn lãnh đạo phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Sơn
Động, tỉnh Bắc Giang, Chi Cục Thống kê huyện Sơn Động, UBND các xã thị trấn, lãnh
đạo, cán bộ một số xã, một số đối tượng thuộc diện hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên
đã cung cấp số liệu thực tế và thông tin cần thiết để tơi hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn thể gia
đình, người thân đã động viên, chia sẻ khó khăn, khích lệ tơi trong suốt thời gian học
tập và nghiên cứu luân văn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Hạ

ii


download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình, biểu đồ ................................................................................................... ix
Danh mục hộp .................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3


1.3.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.1.

Về nội dung ........................................................................................................ 3

1.4.2.

Về thời gian ........................................................................................................ 4

1.4.3.

Về khơng gian ..................................................................................................... 4

1.5.

Đóng góp mới của đề tài ..................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 5
2.1.

Lý luận quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên ............................... 5


2.1.1.

Các khái niệm cơ bản ........................................................................................ 5

2.1.2.

Vai trò, ý nghĩa của trợ giúp xã hội .................................................................... 8

2.1.3.

Đối tượng, mục tiêu, nguyên tắc trợ giúp xã hội .............................................. 11

2.1.4.

Đặc điểm của trợ giúp xã hội ............................................................................ 14

2.1.5.

Nội dung nghiên cứu quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên
trên địa bàn huyện Sơn Động ........................................................................... 15

2.1.6.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường
xuyên ................................................................................................................ 22

iii

download by :



2.2.

Cơ sở thực tiễn về hoạt động trợ giúp xã hội.................................................... 23

2.2.1.

Kinh nghiêm của một số nước trên thế giới về thực hiện hoạt động trợ
giúp xã hội. ....................................................................................................... 23

2.2.2.

Thực tiễn hoạt động trợ giúp xã hội ở Việt Nam.............................................. 27

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm một số nước vào Việt Nam............................................ 32

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 35
3.1.

Đặc điểm cơ bản huyện sơn động ..................................................................... 35

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 35

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 38


3.1.3.

Thực trạng phát triển kinh tế huyện Sơn Động ................................................ 42

3.1.4.

Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn huyện Sơn Động ............................... 43

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 44

3.2.1

Phương pháp thu thập tài liệu ........................................................................... 44

3.2.2.

Phương pháp xử lý và phân tích thơng tin ........................................................ 46

3.2.3.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 47

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 49
4.1.

Thực trạng quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa
bàn huyện Sơn Động ........................................................................................ 49


4.1.1.

Bộ máy quản lý nhà nước trợ giúp xã hội thường xuyên của huyện Sơn Động ..... 49

4.1.2.

Triển khai các văn bản pháp quy về trợ giúp xã hội thường xuyên.................. 51

4.1.2.1. Các văn bản pháp luật được phổ biến, chế độ .................................................. 51
4.1.3.

Xác định đối tượng, nội dung, quy trình trợ giúp xã hội thường xuyên ........... 55

4.1.4.

Lập dự toán kinh phí trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện
Sơn Động .......................................................................................................... 58

4.1.5.

Tổ chức thực hiện trợ giúp xã hội..................................................................... 60

4.1.6.

Thanh tra, xử lý các vi phạm ............................................................................ 87

4.2.

Đánh giá kết quả, hạn chế các hoạt động quản lý nhà nước về trợ giúp xã

hội trên địa bàn huyện Sơn Động ..................................................................... 89

4.2.1.

Đánh giá của các nhóm đối tượng về tình hình thực thi chính sách TGXH
trên địa bàn huyện Sơn Động .......................................................................... 89

4.2.2.

Kết quả và hạn chế trong quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường
xuyên trên địa bàn huyện Sơn Động................................................................. 91

iv

download by :


4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường
xuyên trên địa bàn huyện Sơn Động................................................................. 95

4.3.1.

Nhóm yếu tố chính sách và năng lực hoạch định ............................................. 95

4.3.2.

Nguồn kinh phí và sử dụng kinh phí tổ chức hoạt động trợ giúp xã hội
thường xuyên .................................................................................................... 96


4.3.3.

Năng lực của cán bộ và sự phối hợp ................................................................. 98

4.3.4.

Công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện chính sách ..................................... 99

4.3.5.

Tổng hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức lớn nhất kết
hợp phân tích điểm mạnh, điểm yếu với cơ hội và thách thức để đề ra các
phương pháp phù hợp.Kết quả này được thể hiện ở ma trận Swot sau đây ... 100

4.4.

Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên
trên địa bàn bàn huyện Sơn Động................................................................... 100

4.4.1.

Căn cứ đề xuất ................................................................................................ 100

4.4.2.

Định hướng tăng cường quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường
xuyên trên địa bàn huyện Sơn Động............................................................... 101

4.4.3.


Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về công tác trợ giúp xã hội
thường xuyên trên địa bàn huyện Sơn Động .................................................. 102

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 108
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 108

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 109

5.2.1.

Kiến nghị với Chính phủ ................................................................................ 109

5.2.2.

Kiến nghị với Sở Lao động - TB&XH, UBND tỉnh Bắc Giang .................... 109

Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 111
Phụ lục ........................................................................................................................ 113

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ASXH

An sinh xã hội

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

ĐBKK

Đặc biệt khó khăn

HĐND-UBND

Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân

LĐTBXH

Lao động – Thương binh và Xã hội

NCT


Người cao tuổi

NKT

Người khuyết tật

NSNN

Ngân sách nhà nước

STT

Số thứ tự

TB

Trung bình

TB&XH

Thương binh và Xã hội

TEMC

Trẻ em mồ cơi

TGXH

Trợ giúp xã hội


UBND

Ủy ban nhân dân

VHXH

Văn hóa xã hội

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Mức chuẩn thu nhập thấp ở Trung Quốc năm 2004 .................................... 26
Bảng 3.1. Dân số và lao động của các xã huyện Sơn Động năm 2016 ....................... 39
Bảng 3.2. Diện tích đất đai của huyện Sơn Động ........................................................ 40
Bảng 3.3. Tổng hợp một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế (theo giá hiện hành) ........... 43
Bảng 3.4. Số lượng người thuộc đối tượng đang hưởng trợ giúp xã hội chọn
điều tra ......................................................................................................... 45
Bảng 3.5. Số lượng cán bộ thực hiện chính sách trợ giúp xã hội được chọn
phỏng vấn ..................................................................................................... 46
Bảng 4.1. Số lượng cán bộ quản lý trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện Sơn Động ...... 51
Bảng 4.2. Kết quả xét duyệt hồ sơ trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện Sơn Động ....... 57
Bảng 4.3. Dự toán trợ giúp xã hội từ năm 2014-2016.................................................. 59
Bảng 4.4. Số người được hưởng trợ giúp xã hội và số tiền chi cho trợ giúp xã hội
trên địa bàn huyện Sơn Động từ 2014 đến 2016 .......................................... 62
Bảng 4.5.


Số người cao tuổi được hưởng trợ giúp thường xuyên hàng tháng năm
2014 – 2016.................................................................................................. 65

Bảng 4.6. Tổng kinh phí thực hiện trợ giúp xã hội cho người cao tuổi năm 2014 2016.............................................................................................................. 66
Bảng 4.7. Tác động của chính sách trợ giúp xã hội đến người cao tuổi....................... 68
Bảng 4.8.

Tổng hợp ý kiến của người cao tuổi về các nguyện vọng được hưởng
chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện Sơn Động ............................ 69

Bảng 4..9. Số đối tượng khuyết tật được hưởng chính sách trợ giúp xã hội của
huyện Sơn Động năm 2014 - 2016 ............................................................. 70
Bảng 4.10. Số người khuyết tật chia theo mức độ tật .................................................... 71
Bảng 4.11. Tổng kinh phí trợ giúp cho người khuyết tật của huyện Sơn Động
năm 2014 - 2016 .......................................................................................... 72
Bảng 4.12. Tổng hợp ý kiến của người khuyết tật về tác động của chính sách trợ
giúp xã hội đến đời sống người khuyết tật. .................................................. 73
Bảng 4.13. Công việc đang làm của NKT trên địa bàn xã Dương Hưu, Long Sơn
và Thị trấn An Châu ..................................................................................... 74

vii

download by :


Bảng 4.14. Số người đơn thân trên địa bàn huyện Sơn Động năm 2016 chia theo
vùng, nguyên nhân ....................................................................................... 76
Bảng 4.15. Số người đơn thân đang hưởng trợ cấp từ năm 2014- 2016 ........................ 77
Bảng 4.16. Tổng kinh phí trợ giúp cho người đơn thân huyện Sơn Động năm
2014 -2016 ................................................................................................... 79

Bảng 4.17. Tổng hợp ý kiến đánh giá của người đơn thân về tác động của trợ giúp
xã hội thường xuyên đến đời sống của người đơn thân. .............................. 80
Bảng 4.18. Số đối tượng khác được hưởng chính sách trợ giúp xã hội năm 2014 –
2016 của huyện Sơn Động ........................................................................... 82
Bảng 4.19. Kinh phí thực hiện cho nhóm đối tượng hưởng TGXH khác ...................... 85
Bảng 4.20. Ý kiến của nhóm đối tượng đặc biệt về tác động của chính sách
TGXH đến cuộc sống của nhóm đối tượng đặc biệt được hưởng chính
sách TGXH trên địa bàn huyện Sơn Động .................................................. 85
Bảng 4.21. Số lượng, kinh phí các đối tượng TGXH được cấp thẻ BHYT trên địa
bàn huyện Sơn Động qua 3 năm 2014-2016 ............................................... 86
Bảng 4.22. Kết quả kiểm tra và xử lý các vi phạm thực hiện trợ giúp xã hội ................ 88
Bảng 4.23. Đánh giá chung của các nhóm đối tượng được hưởng TGXH về tình
hình thực hiện chính sách TGXH trên địa bàn huyện Sơn Động................. 90
Bảng 4.24. Kinh phí đảm bảo thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ
xã hội từ năm 2014-2016 ............................................................................. 97

viii

download by :


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1.

TGXH với phát triển kinh tế - xã hội ......................................................... 10

Hình 3.1.

Bản đồ địa giới hành chính huyện Sơn Động ............................................. 37


Hình 4.1.

Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên
trên địa bàn huyện Sơn Động ..................................................................... 49

Biểu đồ 4.1. Số lượng đối tượng được hưởng TGXH qua 3 năm 2014-2016................. 63
Biểu đồ 4.2. Tổng kinh phí TGXH qua 3 năm 2014-2016 trên địa bàn huyện
Sơn Động.................................................................................................... 64

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Ý kiến của cán bộ VHXH xã Dương Hưu thực thi chính sách hỗ trợ xã
hội cho NCT ................................................................................................... 70
Hộp 4.2 Ý kiến của cán bộ phòng Lao động - TB&XH về công tác BTXH đối
với NKT trên địa bàn huyện ........................................................................... 75
Hộp 4.3. Ý kiến của lãnh đạo xã Long Sơn về công tác BTXH đối với người
đơn thân .......................................................................................................... 81
Hộp 4.4. Ý kiến cán bộ phòng Lao động – TB&XH về trợ giúp y tế .......................... 92

ix

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Hồng Thị Hạ
Tên luận văn: Quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện
Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10


Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Nội dung bản trích yếu
Trợ giúp xã hội là chính sách của Nhà nước đối với các đối tượng dân cư có
hồn cảnh khó khăn, u thế, dễ bị tổn thương nhằm đảm bảo các nhu cầu cơ bản của
cuộc sống nên rất cần sự quản lý của cơ quan nhàn nước. Mục đích nghiên cứu của đề
tài là (i) hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với trợ giúp xã hội
thường xuyên (ii). Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước và trợ giúp xã hội trên địa bàn
huyện Sơn Động (iii), phân tích các nhân tố ảnh hưởng đế trợ giúp xã hội thường xuyên
trên địa bàn huyện Sơn Động và đề xuất các giải pháp công tác quản lý nhà nước về trợ
giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện Sơn Động.
Ngoài các dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu này báo gồm: Các tài liệu tài liệu
về đặc điểm tình hình cơ bản của huyện, xã đại diện; các văn bản pháp lý (Luật, chính
sách, quy định…) về trợ giúp xã hội thường xuyên; sách, tạp chí, các khóa luận, Luận
văn, báo cáo, dự tốn và các cơng trình liên quan; các trang Website và các nguồn tại
liệu khác tác giả còn điều tra 90 người dân thuộc đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng
trợ giúp thường xuyên và 51 cán bộ phụ trách, thực hiện chính sách TGXHTX thuộc 3
xã, thị trấn đại diện (Long Sơn, Dương Hưu và thị trấn An Châu) và các số liệu báo cáo,
dữ liệu tại các hội nghị giao ban của huyện Sơn Động để thu thập dữ liệu sơ cấp cần
thiết phục vụ cho nghiên cứu. Các phương pháp xử lý dữ liệu và phân tích thơng tin chủ
yếu là: Thống kê mô tả, phương pháp so sánh và phân tích Swot với 3 nhóm chỉ tiêu
nghiên cứu.
Các nội dung và kết quả nghiên cứu đạt được gồm:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội
thường xuyên thông qua các khái niệm, sự cần thiết thực hiện chính sách, nội dung, các
biện pháp tổ chức thực hiện chính, nội dung đánh giá thực hiện chính sách và các yếu tố
ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên.
+ Thực trạng tổ chức triển khai thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội
thường xuyên; kết quả thực hiện các nội dung thực hiện các nội dung quản lý nhà nước


x

download by :


về trợ giúp xã hội thường xuyên; đánh giá hiệu lực và những tác động tích cực của quản
lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên, phát hiện hạn chế, nguyên nhân và đề xuất
các giải pháp giải quyết trên địa bàn huyện Sơn Động.
+ Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên
trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang là: Nhóm yếu tố chính sách và năng lực
hoạch định; Nguồn kinh phí và sử dụng kinh phí tổ chức hoạt động trợ giúp xã hội
thường xuyên; Năng lực của cán bộ và sự phối hợp; Công tác kiểm tra, giám sát việc
thực hiện và các cơ chế thể hiện chính sách như tiêu chí xác định đối tượng quá chặt,
nhiều đối tượng khó khăn chưa được thụ hưởng chính sách; mức trợ giúp xã hội thấp,
chưa phù hợp với thực tiễn; nhiều văn bản dẫn đến khó khăn trong tổ chức thực hiện; bộ
máy thực thi chính sách ở cơ sở chưa đủ mạnh để đáp ứng với yêu cầu thực tiễn, chưa
xác định được phương pháp, công cụ truyền thông phù hợp, hiệu quả và làm chưa
thường xun; quy trình quyết định chính sách phức tạp, đặc biệt cịn tình trạng chi sai
trợ giúp xã hội cho đối tượng và trợ giúp xã hội, cho đối tượng không đúng theo mức
khuyết tật…
+ Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên trên
địa bàn huyện Sơn Động trong những năm tiếp theo cần áp dụng đồng bộ các giải pháp
sau: Đổi mới quy trình xác định đối tượng, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các
cấp, các ngành trong việc xác định đối tượng hưởng trợ giúp xã hội, nâng cao năng lực
hệ thống tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp xã hội, tăng cường cơng tác tuyên truyền,
đổi mới trình tự, thủ tục ban hành quyết định theo hướng giảm bớt giấy tờ, rút gắn thời
gian thực hiện, đề xuất thay đổi bổ sung bộ công cụ xác định mức độ khuyết tật, đổi mới
hoạt động trợ giúp xã hội tại cộng đồng, đổi mới hoạt động trợ giúp thẻ BHYT.

xi


download by :


THESIS ABSTRACT
Name of the author: Hoang Thi Ha
Name of the thesis: State management on regular social assistance in Son Dong
district, Bac Giang Province
Field: Economic management

Code: 60 34 04 10

Name of training agency: Vietnam National University of Agriculture
Contents of the abstract
Purposes of the author to study this thesis are to evaluate current situation of
state management on regular social assistance, affecting factors to regular social
assistance in Son Dong district from 2014 to 2016, and to propose countermeasures for
better implementation of state management on regular social assistance in Son Dong
district, Bac Giang Province in the next coming year in order to contribute to stabilize
people’s life and promote socio-economic development in Son Dong district.
Research methods such as approaching method, sampling method and data
collection method were used to approach policies, participatory approach, approach
society, select representative communes and townships, select households which have
the policy beneficiaries, select managers and officials directly involved in monitoring
regular social assistance policy in Son Dong district. Secondary data used in this
research includes: Documents on characteristics and basis situations of the district and
representative communes; legal documents (Law, Policies, regulations, etc.) on regular
social assistance; books, magazines, theses, reports, cost estimation and related works;
web pages and other documents.
Besides, the author also used other primary data including: Data on

characteristics; opinions of sides on procedure, process and benefits of policies;
suitability, validity and impacts of policies. These data were collected from
management officials at district and communal level who direct the implementation of
regular social assistance policy in the district by prepared semi-structured
questionnaires. We also use the conclusion of group discussion; data from regular
meetings, monthly, quarterly and yearly meetings for implementation of work items.
Collected data was analyzed and aggregated for checking, revision, coding and
inputting in the computer; categorized by group following research criteria; develop
data table, diagrams and graphs following the research contents
In addition, the author used information analysis method for descriptive statistics,
comparison method, SWOT method, and opinions and comments aggregation method.

xii

download by :


After studying, the results are as follows,
+ Theoretical and practical basis of state management on social assistance
through definitions, necessity of policy implementation, contents and main measures for
organization of implementation, contents of evaluation of policy implementation and
factors affecting state management on regular social assistance policy.
+ Current situation of organizing the implementation of state management on
regular social assistance; implementation results of state management on regular social
assistance; evaluation of effectiveness and positive effects of state management on
regular social assistance, detection of limitations, reasons and proposal of
countermeasures.
Factors affecting state management on regular social assistance in Son Dong
district, Bac Giang Province are: Policy and capacity for planning, Budget source and
using budget for organization of regular social assistance activity, capacity of officials

and collaboration, investigation and monitoring of the implementation, and limitations
such as criteria to identify the targets are too tight so many targets facing with
difficulties have not yet subjected to the policy; social assistance is low and not suitable
with reality; many documents create the difficulties in organization of implementation;
policy enforcement unit in locality is not strong enough to meet practical requirements;
procedure to decide policy is complicated, especially, the situation of wrong payment of
social assistance to the targets still happens.
+ In order to make the state management on regular social assistance in Son Dong
district better in the next coming years, it is necessary to apply synchronously the
following countermeasures: Innovate the procedure to identify the targets, enhance the
tight collaboration among levels and fields to identify the beneficiaries for social
assistance, develop the capacity of implementation organization system for social
assistance policy, enhance the dissemination activities, innovate sequence and
procedure to issue decisions by reducing paper works, shortening implementation time,
propose to add tool set to identify the level of disability, innovate the social assistance
activity in the communities and innovate the health insurance card support activity.

xiii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trợ giúp xã hội luôn được coi là một trong những chính sách cơ bản của
hệ thống an sinh xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu tiếp tục chuyển
đổi và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự ảnh
hưởng của suy thối kinh tế, q trình phân hóa giàu nghèo, già hóa dân số, biến
đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ thường xuyên trên diện rộng, ảnh hưởng nặng nề
đến đời sống dân sinh... thì cơng tác trợ giúp xã hội, an sinh xã hội càng được

quan tâm nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu, chăm sóc sức khỏe và các nhu cầu
cơ bản khác của nhóm dân cư dễ bị tổn thương như người khuyết tật, người cao
tuổi khơng có người có quyền phụng dưỡng, trẻ em mồ cơi, trẻ em bị bỏ rơi,
người đơn thân thuộc hộ nghèo …
Hệ thống chính sách trợ giúp xã hội (TGXH) bao gồm các hợp phần chính
sách là trợ giúp đột xuất, trợ giúp thường xuyên. Mỗi hợp phần chính sách bao
gồm các chính sách bộ phận; đối với chính sách TGXH thường xun gồm có
các chính sách bộ phận như: trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng; trợ giúp,
chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội; trợ giúp y tế. Chính sách thường xuyên bao
gồm trợ giúp đột xuất, trợ giúp thường xuyên.
Sơn Động là một trong 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính
phủ thuộc tỉnh Bắc Giang, diện tích tự nhiên của tồn huyện là 860,57 km2,
dân số: 72.417 người, huyện có 21 xã và 2 thị trấn gồm 179 thôn bản. Do hậu
quả của chiến tranh, thiên tai, bệnh tật, rủi ro .. đã dẫn đến có một bộ phận dân
cư trên địa bàn huyện cần sự trợ giúp của Nhà nước, trợ giúp của xã hội để
góp phần ổn định đời sống. Hoạt động trợ giúp xã hội nói chung và hoạt động
trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng nói riêng đã được huyện quan tâm
chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả, đảm bảo đúng nguyên tắc công
bằng, công khai, minh bạch, kịp thời, đúng đối tượng, cơ bản đã bao phủ được
đối tượng bảo trợ xã hội, góp phần ổn định tình hình chính trị, xã hội của
huyện và từng bước đảm bảo đời sống cho đối tượng bảo trợ xã hội (BTXH).
Năm 2016 tồn huyện có 2.730 đối tượng hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên
bằng 3,33 % dân số tồn huyện trong đó: 23 trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, 24
người cao tuổi khơng có người có quyền phụng dưỡng, 885 người từ 80 tuổi

1

download by :



trở lên khơng có người có quyền phụng dưỡng, người tuổi khuyết tật nặng,
đặc biệt nặng: 250 người, 1 người nhiễm HIV, 397 người đơn thân nuôi con
dưới 16 tuổi và dưới 22 tuổi đang theo học thuộc hộ nghèo, 240 người khuyết
tật đặc biệt nặng, 660 người khuyết tật nặng, 244 hộ gia đình chăm sóc người
khuyết tật đặc biệt nặng, các đối tượng khác 6 người (Phòng Lao động TB&XH huyện, 2017).
Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động trợ giúp xã hội
thường xuyên trên địa bàn huyện vẫn cịn một số tình trạng bất cập, hạn chế như:
Hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ, các văn bản hướng dẫn của Trung
ương chậm, nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ, chồng chéo, đối tượng bảo trợ xã hội đông,
nhiều mức trợ cấp, sự biến động thay đổi phức tạp; nguồn lực thực hiện còn hạn
chế, chưa đầy đủ, kịp thời; đội ngũ cán bộ xã, thị trấn thực hiện chính sách chưa
đồng đều trình độ, dân trí thấp, một số chính sách chưa thật sự hợp lý, cơng bằng,
cơng tác rà sốt thống kê tại các xã, thị trấn chưa thường xuyên, chặt chẽ, cán bộ
phụ trách lĩnh vực một số xã không phải người địa phương dẫn đến tình trạng để
sót, cho đối tượng hưởng chồng tréo, người khuyết tật hưởng trợ cấp chưa đúng
hệ số theo quy định…
Từ những hạn chế trên của công tác quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội
thường xuyên, đồng thời qua thực tế cho thấy quá trình thực hiện trợ giúp xã hội
thường xuyên trên địa bàn huyện Sơn Động mới được quan tâm ở mức tổng kết
thực tiễn, đánh giá thực trạng đối tượng nhưng chưa có nghiên cứu nào về việc
quản lý nhà nước như thế nào, giải pháp nào để chỉ đạo thực hiện tốt công tác trợ
giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện. Để góp phần chỉ đạo cơng tác trợ
giúp xã hội trên địa bàn huyện Sơn Động, để hạn chế những sai xót trong cơng
tác trợ giúp xã hội, tôi chọn đề tài :“Quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội
thường xuyên trên địa bàn huyện Sơn Động” để nghiên cứu làm luận văn thạc
sĩ của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng, đề xuất giải pháp tăng cường
quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên nhằm đảm bảo ổn định an sinh

xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Sơn Động trong
những năm tới.

2

download by :


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về trợ giúp
xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện.
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên
trên địa bàn huyện Sơn Động những năm qua.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội
thường xuyên trên địa bàn huyện Sơn Động.
- Đề xuất giải pháp tăng cường về quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội
thường xuyên trên địa bàn huyện Sơn Động cho các năm tiếp theo.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động về quản lý nhà nước
về trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện được thể hiện ở các đối
tượng sau:
- Các đối tượng được hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn
huyện Sơn Động (Người cao tuổi, người đơn thân thuộc hộ nghèo, người khuyết
tật, trẻ em mồ cơi, người nhiễm HIV, hộ gia đình chăm sóc người khuyết tật đặc
biệt nặng, hộ gia đình nghèo..)
- Bộ máy tổ chức, thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường
xuyên.
- Các chính sách, chế độ, các hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên.
- Quy trình xác định đối tượng, trình tự, thủ tục thời gian ra quyết định
hưởng chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên.

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Về nội dung
Đề tài nghiên cứu quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên cho
các đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó tập trung vào nghiên cứu hoạt động quản
lý nhà nước về trợ giúp xã hội thường xuyên và hoạt động trợ giúp xã hội thường
xuyên hàng tháng cho các đối tượng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng trên địa
bàn huyện Sơn Động, từ đó đánh giá những hạn chế, tồn tại của công tác trợ giúp
xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện, đồng thời đề xuất một số giải pháp
nhằm quản lý và chỉ đạo thực hiện tốt công tác trợ giúp xã hội thường xuyên trên
địa bàn huyện Sơn Động trong những năm tiếp theo.

3

download by :


1.4.2. Về thời gian
Đề tài tiến hành nghiên cứu với những số liệu thứ cấp thu thập trong
khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2016. Các dữ liệu sơ cấp thu thập năm
2017, Các giải pháp đề xuất cho năm 2020.
1.4.3. Về không gian
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Sơn Động một số nội dung
chuyên sâu tập trung ở một thị trấn và một xã.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Về lý luận: Làm rõ các khái niệm, định nghĩa, quy trình, cách xác định
đối tượng hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên, quy trình chi trợ giúp xã hội
thường xuyên.
Về thực tiễn
Cung cấp cơ sở dữ liệu về đối tượng trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa
bàn huyện Sơn Động.

Đưa ra các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp thực hiện tốt chính
sách trợ giúp xã hội thường xuyên trong những năm tiếp theo.
Là cơ để các cấp, các ngành, các ngành căn cứ hoạch định chính sách trợ
giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện trong những năm tiếp theo trên địa
bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

4

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI
THƯỜNG XUYÊN
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
a. Trợ giúp xã hội
Trợ giúp xã hội (TGXH) được hiểu theo các quan điểm tiếp cận, tính
chất, chức năng, hình thức và mơ hình khác nhau. Phần lớn các tài liệu nghiên
cứu chưa lý giải một cách toàn diện về khái niệm TGXH, nhưng cũng đã giải
thích thuật ngữ, từ ngữ gần với TGXH (bảo trợ xã hội, công tác xã hội, phúc lợi
xã hội, an sinh xã hội, cứu tế xã hội, cứu trợ xã hội, BTXH, dịch vụ xã hội)
(Nguyễn Văn Định, 2008).
“Bảo trợ xã hội là hệ thống các chính sách, chế độ, hoạt động của chính
quyền các cấp và hoạt động của cộng đồng xã hội dưới các hình thức và biện
pháp khác nhau, nhằm giúp các đối tượng thiệt thịi, yếu thế hoặc gặp bất hạnh
trong cuộc sống có điều kiện tồn tại và có cơ hội hồ nhập với cuộc sống chung
của cộng đồng, góp phần bảo đảm ổn định và công bằng xã hội” (Nguyễn Thị
Vân, 2007).
“An sinh xã hội là một hệ thống các cơ chế, chính sách, các giải pháp của
Nhà nước và cộng đồng nhằm trợ giúp mọi thành viên trong xã hội đối phó với

các rủi ro, các cú sốc về kinh tế - xã hội làm cho họ suy giảm, hoặc mất nguồn
thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả khơng cịn khả
năng lao động, hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác rơi vào cảnh nghèo
khổ, bần cùng hoá và cung cấp dịch vụ chăm sức khoẻ cho cộng đồng, thông qua
các hệ thống chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, TGXH và trợ giúp
đặc biệt” (Nguyễn Hải Hữu, 2007).
“Cứu trợ xã hội là sự giúp đỡ của xã hội bằng nguồn tài chính của Nhà
nước và của cộng đồng đối với các thành viên gặp khó khăn, bất hạnh và gặp rủi
ro trong cuộc sống như thiên tai, hỏa hoạn, bị khuyết tật, già yếu... dẫn đến mức
sống quá thấp, lâm vào cảnh neo đơn túng quẫn nhằm giúp họ bảo đảm được
điều kiện sống tối thiểu, vượt qua cơn nghèo khốn và vươn lên cuộc sống bình
thường”. “Cứu tế xã hội là sự giúp đỡ của cộng đồng và xã hội bằng tiền hoặc

5

download by :


hiện vật, có tính tức thời, khẩn cấp và ở mức độ tối cần thiết cho người được trợ
cấp khi họ bị rơi vào hồn cảnh bần cùng, khơng cịn khả năng tự lo liệu cuộc
sống thường ngày cho bản thân họ và gia đình” . Cũng với cách tiếp cận này tác
giả cũng cho rằng “TGXH là sự giúp đỡ thêm của cộng đồng xã hội bằng tiền
hoặc bằng các phương tiện thích hợp để người được trợ giúp có thể phát huy
được khả năng tự lo liệu cho cuộc sống bản thân và gia đình, sớm hịa nhập lại
với cộng đồng’’ (Nguyễn Văn Định, 2008).
Tổng hợp các giải thích trên cho thấy, hầu hết các khái niệm chưa mơ tả
đầy đủ về TGXH, mà cần giải thích tồn diện hơn nữa về TGXH. TGXH không
chỉ là hoạt động của cộng đồng và xã hội mà phải là trách nhiệm của Nhà nước,
khơng những thế cịn là hoạt động có tính chất về cơng tác xã hội, khơng dành
riêng cho một, hoặc một số đối tượng xã hội, đồng thời TGXH khơng phải là giải

pháp tồn diện về an sinh xã hội, mà chỉ là một hợp phần của an sinh xã hội, theo
(Nguyễn Ngọc Vân, 2007).
Như vậy, có thể hiểu TGXH thường xuyên là một lĩnh vực của BTX, gồm
các biện pháp, giải pháp bảo đảm về tại chính của Nhà nước và xã hội đối với các
đối tượng BTXH (người bị thiệt thòi, yếu thế hoặc gặp bất hạnh trong cuộc sống)
nhằm giúp họ khắc phục những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài trong cuộc
sống. Việc bảo đảm này thông qua các hoạt động cung cấp tài chính, vật phẩm,
các điều kiện vật chất khác cho đối tượng theo (Nguyễn Ngọc Vân, 2007).
b. Quản lý
Theo một cách tiếp cận hệ thống, mọi tổ chức (cơ quan quản lý nhà
nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp…) đều có thể được xem như một hệ thống
gồm hai phân hệ: chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Mỗi hệ thống bao giờ
cũng hoạt động trong môi trường nhất định (khách thể quản lý) (Phan Huy
Cường, 2015).
Từ đó có thể đưa ra khái niệm: “Quản lý là sự tác động có tổ chức,
có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm
sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu
đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động” (Phan Huy Cường, 2015).
Như vậy, theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là sự tác động của chủ
thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Việc tác
động theo cách nào còn tuỳ thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau, các lĩnh

6

download by :


vực khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu (Phan Huy
Cường, 2015).
c. Quản lý nhà nước

Trong hệ thống các chủ thể quản lý xã hội, Nhà nước là chủ thể duy
nhất quản lý xã hội toàn dân, toàn diện bằng pháp luật. Cụ thể như sau (Phan
Huy Cường, 2015):
+ Nhà nước quản lý toàn dân là nhà nước quản lý toàn bộ những người
sống và làm việc trên lãnh thổ quốc gia, bao gồm công dân và những
người không phải là công dân.
+ Nhà nước quản lý toàn diện là nhà nước quản lý toàn bộ các lĩnh vực
của đời sống xã hội theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý
theo lãnh thổ. Nhà nước quản lý toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội có nghĩa
là các cơ quan quản lý điều chỉnh mọi khía cạnh hoạt động của xã hội trên cơ
sở pháp luật quy định.
+ Nhà nước quản lý bằng pháp luật là nhà nước lấy pháp luật làm công
cụ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo luật định một cách nghiêm minh.
Vậy Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà
nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và
hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã
hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước (Phan
Huy Cường, 2015).
Theo các phân tích trên có thể tổng hợp lại: Quản lý nhà nước được đề cập
trong đề tài này là khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa rộng; quản lý nhà nước
bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản luật, các văn bản mang
tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng bị quản lý và vấn đề
tư pháp đối với đối tượng quản lý cần thiết của Nhà nước. Hoạt động quản lý nhà
nước chủ yếu và trước hết được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, song
có thể các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp
thực hiện nếu được nhà nước uỷ quyền, trao quyền thực hiện chức năng của nhà
nước theo quy định của pháp luật theo (Tổng hợp của tác giả).
d. Quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội
Từ khái niệm về quản lý nhà nước và trợ giúp xã hội trên có thể kết luận


7

download by :


Quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội là sự tác động có tổ chức, có căn cứ
pháp lý của các cơ quan nhà nước đối với các đối tượng cần trợ giúp xã hội nhằm
giúp họ vượt qua khó khăn trước mắt, đảm bảo cuộc sống để hịa nhập với cộng
đồng xã hội (Tổng hợp của tác giả).
e. Mục tiêu quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội
Từ những định nghĩa và phân tích trên có thể hiểu quản lý nhà nước về trợ
giúp xã hội là nhằm thể hiện tính bao phủ trên địa bàn, tất cả các đối tượng yếu
thế trên địa bàn huyện đủ điều kiện đều được trợ giúp xã hội thường xuyên
(Chính phủ, 2015).
Mặt khác chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên thực hiện đúng theo quy
định, công bằng, công khai, dân chủ và chính xác đúng người, đúng đối tượng
(Chính phủ, 2015).
Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên thực hiện đúng theo định hướng,
đúng ý nghĩa của nhà nước, theo văn bản quy định (Chính phủ, 2015).
* Mục tiêu quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện
Nhằm thực hiện đồng bộ chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa
bàn huyện, với mục tiêu tất cả các đối tượng bảo trợ xã hội đủ điều kiện đều
được hưởng trợ giúp theo quy định, khơng bỏ sót đối tượng, khơng cho đối tượng
hưởng sai chính sách và đặc biệt là đối tượng phải đủ điều kiện mới được hưởng
trợ giúp thường xuyên (Chính phủ, 2015).
Phòng Lao động - TB&XH là cơ quan tham thường trực giúp việc cho Chủ
tịch UBND huyện là cấp có thẩm quyền được giao thực hiện công tác kiểm tra,
giám sát thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện
(Chính phủ, 2015) .
UBND các xã, thị trấn là cấp trực tiếp thực hiện chính sách trợ giúp xã hội

thường xuyên cho các đối tượng (Chính phủ, 2015).
2.1.2. Vai trò, ý nghĩa của trợ giúp xã hội
Mục tiêu hướng tới của mỗi quốc gia trên thế giới đều là đạt được sự
tiến bộ xã hội. Nghĩa là vừa phải bảo đảm tăng trưởng kinh tế, vừa bảo đảm
phát triển xã hội (Nguyễn Hữu Dũng, 2008). Thước đo của phát triển xã hội là
việc giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế.
Trong đó, có chăm sóc dân cư khó khăn, giải quyết vấn đề bất bình đẳng trong

8

download by :


xã hội. TGXH là một trong những công cụ quản lý của Nhà nước và có vai
trị chính sau:
Thứ nhất, TGXH thực hiện chức năng bảo đảm an sinh xã hội (ASXH) của
Nhà nước: Thơng qua luật pháp, chính sách, các chương trình TGXH, Nhà nước
can thiệp và tác động giữ ổn định xã hội, ổn định chính trị, phân hoá giàu nghèo
và giảm phân tầng xã hội, tạo sự đồng thuận xã hội giữa các nhóm xã hội trong
quá trình phát triển. Kinh tế thị trường càng phát triển thì xu hướng phân hố
giàu nghèo, phân tầng xã hội và bất bình đẳng càng gia tăng. Để tạo ra sự phát
triển bền vững, đòi hỏi Nhà nước càng phải phát triển mạnh mẽ TGXH để điều
hoà các mâu thuẫn xã hội phát sinh trong quá trình phát triển. TGXH sẽ giúp cho
việc điều tiết, hạn chế nguyên nhân nẩy sinh mâu thuẫn xã hội, bất ổn của xã hội
(Trần Đình Hoan, 1996).
Thứ hai, TGXH thực hiện chức năng tái phân phối lại của cải xã hội: Với
chức năng này TGXH sẽ điều tiết phân phối thu nhập, cân đối, điều chỉnh nguồn
lực để tăng cường cho các vùng nghèo, vùng chậm phát triển, tạo nên sự phát
triển hài hoà giữa các vùng, giảm bớt sự chênh lệch giữa các vùng; giữa các
nhóm dân cư (Trần Đình Hoan, 1996).

Thứ ba, TGXH có vai trị phịng ngừa rủi ro, giảm thiểu và khắc phục rủi ro
và giải quyết một số vấn đề xã hội nẩy sinh: TGXH trực tiếp giải quyết những
vấn đề liên quan đến giảm thiểu rủi ro, hạn chế tính dễ bị tổn thương và khắc
phục hậu quả của rủi ro thơng qua các chính sách và chương trình cụ thể nhằm
giúp cho các thành viên xã hội ổn định cuộc sống, tái hoà nhập cộng đồng, bảo
đảm mức sống tối thiểu cho dân cư khó khăn (Trần Đình Hoan, 1996).
Đồng thời, trong thế giới hiện đại, do khai thác tài nguyên quá mức để phát
triển kinh tế, chiến tranh, bệnh dịch, tác động khách quan của các quy luật kinh
tế, ảnh hưởng chủ quan trong quá trình quyết định của các chủ thể quản lý... đã
dẫn đến nẩy sinh các vấn đề xã hội và gia tăng người nghèo, NKT, TEMC, NCT
cô đơn.... Bộ phận dân cư này thường chịu nguy cơ tổn thương cao, không tự chủ
quyết định cuộc sống và phụ thuộc vào sự hỗ trợ của xã hội, Nhà nước. Các
chính sách trợ cấp xã hội, cấp thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ giáo dục... đối với người
khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em mô côi, người nghèo, dân tộc thiểu số sẽ giúp
cho bộ phận dân cư giảm bớt khó khăn, ổn định an ninh trật tự xã hội (Trần Đình
Hoan, 1996).

9

download by :


Chính sách trợ giúp xã hội

Phát triển kinh tế xã hội

Phân hố xã hội

Điều kiện tự
nhiên


Dân cư khó khăn

Văn hóa phong
tục

Trợ giúp nhân đạo của cộng
đồng

Hình 2.1. TGXH với phát triển kinh tế - xã hội
Nguồn: Bùi Thị Thanh Huyền (012)

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, bên cạnh "cơ hội" cũng có nhiều "thách
thức", "rủi ro"; khi nói đến cơ hội, đến sự thuận lợi mang lại từ hội nhập quốc tế
thường là cơ hội cho phát triển kinh tế, ngược lại sự thách thức, rủi ro lại là vấn
đề xã hội như bất bình đẳng gia tăng, phân hố giàu nghèo, phân tầng xã hội,
nghèo đói, bần cùng hố và ơ nhiễm mơi trường. Do vậy, kinh tế thị trường càng
phát triển mạnh thì vai trị của TGXH càng lớn, có như vậy mới đảm bảo sự hài
hồ giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội trong từng bước đi và giai đoạn
phát triển của đất nước (Bùi Thị Thanh Huyền, 2012).
TGXH tốt sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; vì
ngay cả các nhà đầu tư khơng chỉ chú ý đến các yếu tố kinh tế mà còn chú ý đến
các yếu tố của an toàn, ổn định xã hội. Một xã hội ổn định giúp các nhà đầu tư
yên tâm đầu tư phát triển lâu dài, tạo cho kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định,
ngược lại một xã hội không ổn định sẽ dẫn đến việc đầu tư ngắn hạn, làm ăn theo
kiểu "chộp giật" làm cho kinh tế tăng trưởng không bền vững. Mặt khác bản thân
sự phát triển TGXH cũng là một lĩnh vực dịch vụ tạo nguồn tài chính cho phát
triển kinh tế. Đồng thời tăng trưởng tạo ra nguồn lực để giải quyết các vấn đề xã
hội, góp phần ổn định xã hội và tạo ra sự phát triển bền vững về kinh tế (Bùi Thị
Thanh Huyền, 2012).


10

download by :


2.1.3. Đối tượng, mục tiêu, nguyên tắc trợ giúp xã hội
a. Đối tượng
Theo cách hiểu thơng thường thì đối tượng trợ giúp xã hội thường
xuyên là một bộ phận của đối tượng bảo trợ xã hội và “Đối tượng trợ giúp
thường xuyên là một bộ phận hay nhóm dân cư do các nguyên nhân chủ quan,
khách quan dẫn đến phải chịu những hồn cảnh khó khăn trong sinh hoạt, lao
động, học tập và cần đến sự trợ giúp của gia đình, cộng đồng, nhà nước thì
mới có thể bảo đảm cuộc sống và hoà nhập cộng đồng” (Bộ trưởng Bộ LĐTBXH, 2006). Như vậy, đối tượng trợ giúp xã hội thường xuyên là bộ phận
của đối tượng trợ giúp xã hội sống ở cộng đồng và có nhu cầu trợ giúp thường
xun. Chính vì vậy, để xác định đâu là đối tượng TGXH thường xuyên cần
phải đánh giá thực trạng đối tượng TGXH, từ đó chỉ ra các đối tượng cụ thể
cần trợ giúp thường xuyên dựa trên các tiêu chí xác định về nhu cầu. Theo quy
định của BLĐTBXH, 2006) thì đối tượng hưởng chính sách TGXH thường
xun gồm 9 nhóm sau (Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH, 2006):
Nhóm 1: Trẻ mồ côi cha và mẹ, trẻ bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em
mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người cịn lại là cha hoặc mẹ mất tích; Trẻ em có cha
và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại
giam, khơng cịn người ni dưỡng; người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang
đi học VH, nghề, có hồn cảnh như trẻ em trên.
Nhóm 2: NCT cơ đơn thuộc hộ gia đình nghèo; NCT cịn vợ hoặc chồng
nhưng già yếu khơng có con, cháu, người thân thích để nương tựa thuộc hộ gia
đình nghèo.
Nhóm 3: Người từ 85 tuổi trở lên khơng có lương hưu hoặc trợ cấp BHXH.
Nhóm 4: NKT nặng khơng có khả năng lao động hoặc khơng có khả năng

tự phục vụ.
Nhóm 5: Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối
loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần
nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính.
Nhóm 6: Người nhiễm HIV/AIDS khơng cịn khả năng lao động thuộc hộ
gia đình nghèo.
Nhóm 7: Gia đình, cá nhân nhận ni dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi.

11

download by :


×