Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 128 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM HỒNG CHƯƠNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT DỰ ÁN TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ.

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Tất Thắng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2019


Tác giả luận văn

Phạm Hoàng Chương

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Tất Thắng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Thanh Thủy cùng các cơ quan, đơn vị của
huyện đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2019
Tác giả luận văn

Phạm Hoàng Chương

ii


download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ ........................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis abstract ............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................2

1.3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3

1.4.

Những đóng góp mới của luận văn...................................................................3

1.4.1.

Về lý luận ........................................................................................................3

1.4.2.

Về thực tiễn .....................................................................................................3

1.5.

Kết cấu nội dung của luận văn .........................................................................4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về đất dự án .....................5
2.1.


Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về đất dự án ...............................................5

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản ..................................................................................5

2.1.2.

Sự cần thiết của quản lý Nhà nước về đất dự án .............................................16

2.1.3.

Vai trò, ý nghĩa của quản lý Nhà nước về đất dự án. ......................................18

2.1.4.

Đặc điểm của quản lý Nhà nước về đất dự án.................................................21

2.1.5.

Nội dung công tác quản lý Nhà nước về đất dự án..........................................23

2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về đất dự án .............................34

2.2.

Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước về đất dự án ..........................................37


2.2.1.

Tình hình quản lý đất dự án ở một số nước trên thế giới .................................37

iii

download by :


2.2.2.

Công tác quản lý đất dự án một số tỉnh, thành ở Việt Nam .............................42

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................50
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .........................................................................50

3.1.1.

Đặc điểm về tự nhiên .....................................................................................50

3.1.2.

Đặc điểm về kinh tế - xã hội ..........................................................................53

3.1.3.

Đánh giá thuận lợi, khó khăn từ điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội trên
địa bàn huyện Thanh Thuỷ đến việc quản lý Nhà nước về đất dự án ..............61


3.2.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................62

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ..............................................................62

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu .........................................................................63

3.2.3.

Phương pháp tổng hợp số liệu và phân tích số liệu .........................................64

3.2.4.

Phương pháp phân tích ..................................................................................65

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .........................................................................65

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................66
4.1.

Khái quát về đất dự án, bộ máy quản lý nhà nước về đất đự án trên địa
bàn huyện Thanh Thủy ..................................................................................66


4.1.1.

Khái quát việc sử dụng đất dự án trên địa bàn ................................................66

4.1.2.

Tình hình phân cấp quản lý Nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện
Thanh Thủy ...................................................................................................68

4.2.

Thực trạng công tác quản lý đất dự án trên địa bàn huyện ..............................70

4.2.1.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Quản lý Nhà nước đất dự án trên
địa bàn ...........................................................................................................70

4.2.2.

Quản lý Nhà nước về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dành cho các
dự án .............................................................................................................72

4.2.3.

Quản lý, tổ chức, thực hiện về công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng .......79

4.2.4.


Quản lý Nhà nước về thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất
dự án .............................................................................................................86

4.2.5.

Quản lý Nhà nước về đánh giá, điều chỉnh, thu hồi đất dự án .........................88

4.3.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất dự án ................89

4.3.1.

Chính sách, quy định của Nhà nước về quản lý Nhà nước về đất dự án. .........89

4.3.2.

Trình độ, năng lực, ý thức của cán bộ quản lý ................................................91

4.3.3.

Hiểu biết của người dân về quản lý đất dự án .................................................94

iv

download by :


4.3.4.


Năng lực thực hiện dự án của các doanh nghiệp .............................................95

4.3.5.

Sự phối hợp của các ban ngành, tổ chức chính trị cho quản lý Nhà nước
về đất dự án. ..................................................................................................96

4.4.

Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý đất dự án ...............................96

4.4.1.

Nhóm giải pháp hồn thiện bộ máy, thực hiện tốt cải cách thủ tục hành
chính trong quản lý Nhà nước về đất dự án ....................................................97

4.4.2.

Nhóm giải pháp về điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dành cho
dự án .............................................................................................................98

4.4.3.

Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cán bộ ................................................... 101

4.4.4.

Nhóm giải pháp tăng cường tuyên truyền vận động đối với người dân ......... 103

4.4.5.


Nhóm giải pháp tăng cường hỗ trợ, trợ cấp nguồn vốn đối với các doanh
nghiệp.......................................................................................................... 105

4.4.6.

Nhóm giải pháp tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm .................................... 106

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 107
5.1.

Kết luận ....................................................................................................... 107

5.2.

Kiến nghị ..................................................................................................... 108

5.2.1.

Kiến nghị với Nhà nước ............................................................................... 108

5.2.2.

Kiến nghị với UBND huyện Thanh Thủy ..................................................... 108

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 110
Phụ lục .................................................................................................................... 112

v


download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CNH HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CN-XD

Cơng nghiệp – Xây dựng

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

FAO

Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HĐBT


Hội đồng bồi thường

HĐBT, HT & TĐC

Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

HĐND

Hội đồng nhân dân

QLNN

Quản lý Nhà nước

QSD

Quyền sử dụng

SDĐ

Sử dụng đất

TĐC

Tái định cư

TN&MT

Tài nguyên và môi trường


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân nhân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Thanh Thủy giai đoạn 2015
- 2017........................................................................................................54
Bảng 3.2. Tình hình lao động của huyện Thanh Thủy qua 3 năm 2015-2017 .............56
Bảng 3.3. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Thanh Thủy từ 2015 – 2017...........58
Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2017 ..................................................59
Bảng 3.5. Lược sử thu hồi đất phục vụ dự án giai đoạn 2015-2017 ............................62
Bảng 3.6. Phương pháp và nội dung nghiên cứu ........................................................64
Bảng 4.1. Thực trạng sử dụng đất dự án giai đoạn 2015-2017 ...................................66
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Thủy gia đoạn 2015 – 2017 ..............67
Bảng 4.3. Các văn bản quyết định quy định về quản lý Nhà nước về đất dự án .........70
Bảng 4.4. Quy hoạch dự án xây dựng trụ sở cơ quan và cơng trình sự nghiệp ..........73
Bảng 4.5. Quy hoạch dự án xây dựng điểm, cụm công nghiệp ...................................74

Bảng 4.6. Quy hoạch dự án xây dựng cơ sở hạ tầng..................................................76
Bảng 4.7. Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015-2017 ...............................................78
Bảng 4.8. Tình hình thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất dự án 2015-2017......79
Bảng 4.9. Bộ máy quản lý Nhà nước về đất dự án huyện Thanh Thủy .......................80
Bảng 4.10. Trình tự thu hồi, giải phóng mặt bằng đất dự án ........................................83
Bảng 4.11. Kết quả thu hồi đất giai đoạn 2015-2017 ...................................................84
Bảng 4.12. Kết quả thực hiện dự án 2015-2017 ...........................................................84
Bảng 4.13. Số lượng ý kiến đơn thư khiếu nại giai đoạn 2015 – 2017..........................85
Bảng 4.14. Kết quả thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm giai đoạn 2015-2017 .............87
Bảng 4.15. Đánh giá điều chỉnh thu hồi đất dự án giai đoạn 2015-2017 .......................88
Bảng 4.16. Đánh giá của người dân về chính sách thực hiện của Nhà nước về đất
dự án .........................................................................................................90
Bảng 4.17. Trình độ các cán bộ quản lý Nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện
Thanh Thủy...............................................................................................92
Bảng 4.18. Đánh giá của người dân về cán bộ quản lý nhà nước về đất dự án tại
địa phương ................................................................................................93

vii

download by :


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Hệ thống quản lý đất đai của Việt Nam .......................................................42

viii

download by :



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Hồng Chương
Tên luận văn: “Quản lý Nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh
Phú Thọ”
Ngành: Quản lý Kinh Tế
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Mã số: 8340410

Đối với huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ việc quản lý Nhà nước về đất dự án
trên địa bàn huyện đang là mục tiêu hàng đầu. Sự phát triển của các dự án trong huyện
những năm qua cũng có sự phát triển đáng khích lệ như: các cơng trình điện đường
trường trạm liên tục đầu tư xây mới thay đổi hồn tồn bộ mặt của huyện, các khu cơng
nghiệp liên tục được phát triển giúp thu nhập người dân ngày càng cải thiện, giải quyết
việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công trong việc quản lý
Nhà nước về đất dự án ở địa phương ở huyện Thanh Thủy vẫn còn rất nhiều tồn tại hạn
chế như: dự án chậm tiến độ còn nhiều, tồn tại dự án không đúng tiến độ kế hoạch dẫn
đến hiệu quả thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, trình độ của cán bộ quản lý còn
chưa cao, hiểu biết của người dân về các dự án còn hạn chế từ đó cũng ảnh hưởng đến
các vấn đề xã hội, an ninh an tồn ở địa bàn. Để có sự nhìn nhận một cách hệ thống trên
cơ sở phân tích thực trạng việc quản lý Nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện, các
nhân tố ảnh hưởng tới quản lý Nhà nước về đất dự án và đề xuất các giải pháp quản lý
Nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện, chúng tôi thực hiện đề tài: “ Quản lý Nhà
nước về đất dự án trên địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ”.
Mục tiêu nghiên cứu chính là đánh giá thực trạng việc quản lý Nhà nước về đất
dự án trên đại bàn huyện Thanh Thủy, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu
nhằm tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện Thanh
Thủy trong thời gian tới. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề có tính lý
luận và thực tiễn về quản lý Nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện. Chủ thể là thực
trạng việc quản lý Nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện Thanh Thủy và khách thể

là các ban ngành tổ chức, chính quyền và người dân địa phương.
Nghiên cứu đã bàn luận những khái niệm về quản lý Nhà nước về đất dự án, ý
nghĩ và vai trò của việc quản lý Nhà nước về đất dự án. Nghiên cứu đã chỉ ra những đặc
điểm quản lý Nhà nước về đất dự án. Nội dung mà đề tài nghiên cứu là làm rõ thực
trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và sử dụng đất thực hiện dự án trên
địa bàn huyện Thanh Thủy. Đi sâu vào đánh giá thực tế công tác quản lý, sử dụng đất
một số dự án phát triển kinh tế - xã hội do Nhà nước thu hồi GPMB, tổ chức, tư nhân
bồi thường GPMB chuyển mục đích thuộc huyện Thanh Thủy nhằm rút ra các mặt được
và chưa được qua các dự án từ đó đưa các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý đất dự

ix

download by :


án. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển nơng nghiệp là gồm: trình độ năng
lực, ý thức của cán bộ quản lý, hiểu biết của người dân, năng lực thực hiện dự án của
các doanh nghiệp, sự hỗ trợ của các bên liên quan trong việc quản lý, sử dụng đất dự án.
Địa bàn nghiên cứu là huyện Thanh Thủy, có các đặc điểm tự nhiên, điều kiện
kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc quản lý Nhà nước về đất dự án. Để tiến hành phân
tích, đề tài sử dụng phương pháp chọn điểm nghiên cứu; phương pháp thu thập thông tin
và số liệu, phân tích và xử lý số liệu với phương pháp thống kê mơ tả và phương pháp
so sánh; phương pháp có sự tham gia (PRA. và phương pháp chuyên gia. Hệ thống chỉ
tiêu nghiên cứu gồm nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả của việc quản lý Nhà nước về đất
dự án và nhóm chỉ tiêu phản ánh sự tham gia liên kết của cán bộ, nhân dân nhằm tăng
cường hiệu quả quản lý nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện Thanh Thủy.
Nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về đất dự án trên
địa bàn huyện Thanh Thủy nhận thấy những kết quả đạt được: số dự án thực hiện trong
giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017 là 55 dự án với diện tích 59,98 ha. Diện tích thu
hồi đất hàng năm chủ yếu xuất phát từ kế hoạch thu tiền sử dụng đất hàng năm của

huyện được giao từ đầu năm, tiền sử dụng đất chiếm tỷ lệ khoảng trên 70% tổng thu
ngân sách của huyện mang lại nguồn lợi không nhỏ cho địa phương. Kết quả đó góp
phần giúp tăng hiệu quả sử dụng đất dự án trên địa bàn, giúp phát triển kinh tế xã hội,
đời sống nhân dân được cải thiện, nâng cao thu nhập và giải quyết thêm việc làm cho
người lao động ở địa bàn, ổn định đời sống nhân dân và an ninh xã hội. Tuy nhiên, vẫn
còn những hạn chế còn tồn tại sau: cơ sở vật chất và hạ tầng còn chưa được hồn thiện,
trình độ năng lực của cán bộ quản lý còn chưa được đồng bộ, hiểu biết của người dân về
việc quản lý Nhà nước về đất dự án còn hạn chế, năng lực thực hiện dự án của một số
doanh nghiệp cịn kém dẫn đến dự án khơng đạt hiệu quả, sự hỗ trợ của các cấp các
ngành đôi khi cịn chưa được kịp thời.
Qua phân tích, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng nghiên cứu đề xuất một
số giải pháp chủ yếu tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước về đất dự án trên địa bàn
huyện Thanh Thủy trong thời gian tới như: Giải pháp hoàn thiện bộ máy, thực hiện tốt
cải cách thủ tục hành chính trong quản lý Nhà nước về đất dự án; Giải pháp về điều
chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dành cho dự án; Giải pháp nâng cao năng lực
cán bộ quản lý; Giải pháp tăng cường tuyên truyền vận động nâng cao hiểu biết của
người dân về đất dự án; Giải pháp tăng cường thanh tra, kiểm tra. Từ đó kết luận và
kiến nghị đến Nhà nước và chính quyền huyện Thanh Thủy nhằm tăng cường quản lý
Nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện Thanh Thủy

x

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate:Pham Hoang Chuong
Thesis title: “State management of project land in Thanh Thuy district, Phu Tho province”
Major:Economics management
Code: 8340410

Educational institution: Vietnam National University of Agriculture
State management of project land in Thanh Thuy district, Phu Tho province is
considered as one of the key objectives of the district. The projects located in the district
has experienced the outstanding growth in the past few years which is shown on the
following results: social welfare constructions are continuously built that magnificently
changed the district appearance, the industrial parks development helps to increase local
people’s income and to resolve the unemployment issue. However, aside from the
success, there are still a lot of limitation on the state management of project land in Thanh
Thuy district such as: low-progressed project which leads to low efficiency,
incompatibility with the potential; low competence of management officers; local
people’s knowledge of the projects is not high. All these arising issues are effecting to the
social and security factors of the local area. In order to provide a systematic view based
on the analysis of the state management of project land in district area, key factor
affecting to the state management of project land as well as to propose the solutions for
state management of project land in district area, we have decided to conduct the research
“State management of project land in Thanh Thuy district, Phu Tho province”
Key objective of the research is to evaluate the current status of state
management of project land in Thanh Thuy district; based on that, to propose the key
solutions to enhance the efficiency of state management of project land in the upcoming
future. Research objects are the theoretical and practical issues of state management of
project land in district area as well as the current status of state management of project
land in Thanh Thuy district. The research subjects are management agencies, local
authority and local people.
The research has mentioned the concept, definition and role of state management
of project land. The research has also indicated the main characteristics of state
management of project land. The detail of the research is to clarify the current status,
key factors affecting to project land management and utilization in Thanh Thuy district,
to dig deeper in the evaluation of land management and utilization in several socioeconomic projects in which State sector was responsible for land clearance and private
sector was responsible for land compensation to convert land use purpose in Thanh
Thuy district to learn the lesson and indicate the pros and cons as well as to propose


xi

download by :


solutions to enhance the project land management efficiency. Key factors affecting the
project land management consists of: competence and awareness of management
officers, knowledge of local people, project management capacity of enterprises,
support of other stakeholders in project land management and utilization.
The research are is Thanh Thuy district whose natural and socio-economic
conditions affect to the state management of project land. In order to conduct the
analysis, the researcher has chosen the site selection method; data and information
collection method; descriptive statistic and comparison methods for data analysis and
process; participatory method (PRA. and expertise method. Index system consists of
several indicators to reflecting the results of state management of project land and
indicators reflecting the involvement of local officers and people to enhance the
efficiency of state management of project land in the area of Thanh Thuy district.
The research has analyzed and evaluated the current status of state management
of project land in Thanh Thuy district and realized the following results: total number of
projects performed from 2015 to 2017 is 55 projects with total are of 59.98ha. Total
annual retrieved area is mainly from annual plan of the district, land use fee accounts for
70% total annual district income. That helps to increase the efficiency of land use in the
district, contributes to the socio-economic development, local people’s life improvement
and income, decreases the unemployment and stabilizes the local security. However, there
are several limitations as following: local infrastructure is not fully completed,
competence and ability of local administration officers is not high, local people’s
knowledge on state management of project land is limited, project management capacity
of enterprises is low that leads to inefficiency of the project, support of other stakeholders
is not well performed.

Based on the current status analysis and evaluation as well as key factors affecting
to the research subject, the research has proposed several solutions to enhance the
efficiency of state management of project land in Thanh Thuy district in upcoming future
such as: to complete administration structure; to well perform administrative procedure
reform in state management of project land; to make adjustment in land plan and land use
plan for project land; to enhance the competence and ability of administration officers; to
propagandize to enhance the local people’s knowledge on project land; to monitor and
inspect. Based on these solutions, to make conclusion and proposal to the government and
local authority of Thanh Thuy district to enhance the state management of project land in
local area.

xii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Như chúng ta đều biết quá trình khai thác sử dụng đất ln gắn liền với
q trình phát triển của xã hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng đất
càng cao đặc biệt là nhu cầu sử dụng đất dự án. Đất dự án là một loại tư liệu sản
xuất đặc biệt khơng gì thay thế được là yếu tố quan trọng hàng đầu trong thời
đang công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay. Thế nhưng cuộc sống nhân loại lại
theo quy luật, con người số lượng ngày càng nhiều, nhưng đất dự án có giới hạn
về khơng gian, nhưng vơ hạn về thời gian sử dụng. Vì thế đất dự án ngày càng
khan hiếm và trở nên q giá. Chính vì vậy việc sử dụng đất dự án tiết kiệm, hiệu
quả và bền vững luôn là nhu cầu cấp thiết, đòi hỏi phải cân nhắc kỹ càng và
hoạch định khoa học hơn để sử dụng nguồn tài nguyên đất cho phù hợp, hiệu quả
đáp ứng nhu cầu chung của con người.
Để đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường

trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng trong giai đoạn hiện nay, thì việc đầu tư
xây dựng các dự án pháy triển cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kĩ thuật,… phục vụ
nhu cầu phát triển của đất nước được xác định là một trong những nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu. Công tác quản lý Nhà nước về đất dự án cũng dần được hoàn
chỉnh hơn thực hiện một cách có hệ thống và bài bản hơn, đàn được điều chỉnh
theo phù hợp với nền kinh tế thị trường nước ta.
Trong quá trình quản lý Nhà nước về đất dự án thì UBND huyện có vai
trị vơ cùng quan trọng đối với việc quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và đất
dự án nói riêng. Bởi vì, theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành thì UBND
cấp huyện là cơ quan trực tiếp tiến hành các hoạt động quản lý Nhà nước đối với
đất đai, như giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, điều tra khảo sát đo đạc, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thanh
tra, xử lý vi phạm giải quyết các khiếu nại tố cáo về tranh chấp đất đai v.v...
Nhận thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ này, tỉnh Phú Thọ nói
chung và huyện Thanh Thủy nói riêng đã nỗ lực tập trung và tranh thủ mọi nguồn
nhân lực để ưu tiên cho lĩnh vực thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội,
nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân trên địa bàn, nhiều cơng trình
phúc lợi xã hội, hạ tầng kỹ thuật được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm

1

download by :


đầu tư xây dựng và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo động lực cho
phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn cịn những tồn tại,
hạn chế đó là: Việc quản lý Nhà nước về đất dự án còn lỏng lẻo, quản lý về quy
hoạch và thực hiện kế hoạch sử dụng đất dự án tại một số vị trí cịn chậm, trình
độ quản lý của cán bộ thực hiện quản lý Nhà nước về đất dự án ở một số địa

phương trong huyện cịn hạn chế,…Chính vì vậy, việc giải quyết những tồn tại
hạn chế trên đang là vấn đề đặt ra cho các cấp, các ngành, nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu giải quyết.
Từ trước đến nay đã có nhiều nghiên cứu liên quan tăng cường quản lý
nhà nước về đất đai như: Tác giả Lê Thị An (2014) đã nêu ra giải pháp về quản
lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Thủy, tác giả Lê Hồng
Thanh (2011) đã đánh giả ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến việc
7 dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Thủy, …. Nhìn chung có rất
nhiều nghiên cứu đến vấn đề quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện
Thanh Thủy. Tuy nhiên các nghiên cứu chủ yếu tập trung liên quan đến quản
lý nhà nước đất đai nói chung và đất nơng nghiệp nói riêng chưa có nghiên
cứu nào cụ thể liên quan đến quản lý nhà nước về đất dự án trên địa bàn
huyện Thanh Thủy.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quản lý
nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý
Nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện Thanh Thủy, từ đó đề xuất các giải
pháp tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về đất dự án trên địa bàn trong thời
gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
− Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý và sử dụng

đất của dự án.
− Phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về

đất dự án trên địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ

2


download by :


− Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về

đất dự án trên địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các nội dung, yếu tố liên liên quan đến quản lý
Nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện Thanh Thủy.
Khách thể nghiên cứu: Cán bộ phịng Tài ngun và mơi trường(TN&MT)
huyện, địa chính các xã, thị trấn có đất dự án và người dân có đất bị thu hồi trên
địa bàn huyện Thanh Thủy.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung
Tập trung nghiên cứu làm rõ thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến công
tác quản lý và sử dụng đất thực hiện dự án trên địa bàn huyện Thanh Thủy. Đi
sâu vào đánh giá thực tế công tác quản lý, sử dụng đất một số dự án phát triển
kinh tế - xã hội do Nhà nước thu hồi giải phóng mặt bằng(GPMB., tổ chức, tư
nhân bồi thường GPMB chuyển mục đích thuộc huyện Thanh Thủy nhằm rút ra
các mặt được và chưa được qua các dự án từ đó đưa các giải pháp để nâng cao
hiệu quả quản lý đất dự án.
1.3.2.2. Phạm vi không gian
Phạm vi nghiên cứu trên địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ
1.3.2.3. Phạm vi thời gian
Các số liệu về đất dự án và quản lý đất dự án trên địa bàn huyện Thanh
Thủy từ năm 2015 đến năm 2017
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
1.4.1. Về lý luận

Luận văn đã tập hợp, hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản
lý Nhà nước về đất dự án trên các khía cạnh: khái niệm quản lý Nhà nước về đất dự
án, vai trò phát triển kinh tế ngành trồng trọt, đặc điểm, nội dung quản lý Nhà nước
về đất dự án và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về đất dự án và vận
dụng vào nghiên cứu tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước về đất dự án
1.4.2. Về thực tiễn
Luận văn đã trình bày với nhiều dẫn liệu và minh chứng về các nội dung

3

download by :


quản lý Nhà nước về đất dự án, về cơ sở thực tiễn về quản lý Nhà nước về đất dự
án, cũng như thực tiễn quản lý Nhà nước về đất dự án trên một số địa phương của
Việt Nam và những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn quản lý Nhà nước về
đất dự án cho huyện Thanh Thủy. Từ những nội dung đó Luận án phân tích thực
trạng quản lý Nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú
Thọ theo các mặt còn tồn tại hạn chế và nguyên nhân; phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến quản lý Nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện Thanh Thủy. Từ đó
đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước về đất dự
án trên địa bàn huyện Thanh Thủy trong thời gian tới.
1.5. KẾT CẤU NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN
Kết cấu nội dung của Luận văn bao gồm các phần sau:
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nước về đất dự án
Phần 3: Phương pháp nghiên cứu
Phần 4: Kết quả nghiên cứu
Phần 5: Kết luận và kiến nghị


4

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT DỰ ÁN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT DỰ ÁN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm về quản lý Nhà nước
Để nghiên cứu khái niệm quản lý nhà nước, trước hết cần làm rõ khái
niệm “quản lý”. Thuật ngữ “quản lý” thường được hiểu theo những cách khác
nhau tuỳ theo góc độ khoa học khác nhau cũng như cách tiếp cận của người
nghiên cứu. Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và
khoa học tự nhiên. Mỗi lĩnh vực khoa học có định nghĩa về quản lý dưới góc độ
riêng của mình và nó phát triển ngày càng sâu rộng trong mọi hoạt động của đời
sống xã hội.
Theo quan niệm của C.MÁC: “Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao
động chung nào đó mà được tiến hành tuân theo một quy mơ tương đối lớn đều
cần có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân
và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể
sản xuất, sự vận động này khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của cơ thể
đó. Một nhạc cơng tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc phải có nhạc trưởng”.
Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay:
Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt
động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã
đề ra và đúng với ý trí của người quản lý.
Theo cách hiểu này thì quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của
xã hội nhằm đạt được một mục đích của người quản lý. Theo cách tiếp cận này,
quản lý đã nói rõ lên cách thức quản lý và mục đích quản lý.

Như vậy, theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là sự tác động của chủ thể
quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Việc tác động
theo cách nào cịn tuỳ thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau,các lĩnh vực
khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu.
Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước: “Quản lý nhà nước là sự tác
động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã
hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ

5

download by :


xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà
nước trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội(CNXH) và bảo vệ tổ quốc Xã
hội chủ nghĩa (XHCN)”.
Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà
nước, được sửa dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản
lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý
xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt.uản lý nhà nước được hiểu
theo hai nghĩa (Học viện Hành chính Quốc gia, 2011).
Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà
nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp.
Theo nghĩa hẹp: quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.
Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhà
nước theo nghĩa rộng; quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban
hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt
động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần
thiết của Nhà nước. Hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu và trước hết được thực
hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội,

đoàn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được nhà nước uỷ
quyền, trao quyền thực hiện chức năng của nhà nước theo quy định của pháp luật
(Nguyễn Tuyết Anh, 2019).
Quản lý Nhà nước là sự chỉ huy, điều hành xã hội của các cơ quan nhà
nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) để thực thi quyền lực Nhà nước, thông
qua các văn bản quy phạm pháp luật (Học viện Hành chính quốc gia, 2005).
Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước, là quản
lý công việc của Nhà nước. Nội hàm của quản lý nhà nước thay đổi phụ thuộc
vào chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia qua các
giai đoạn lịch sử. Ngày nay, quản lý nhà nước xét về mặt chức năng bao gồm
hoạt động lập pháp của cơ quan lập pháp, hoạt động hành chính (chấp hành và
điều hành) của Chính phủ và hoạt động tư pháp của hệ thống tư pháp (Nguyễn
Ngọc Hiến, 2005).
Trong hệ thống xã hội, tồn tại rất nhiều chủ thể tham gia quản lý xã hội
như: Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể nhân dân, các hiệp
hội... Trong sự quản lý đó thì quản lý nhà nước có những điểm khác biệt.

6

download by :


Chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan trong bộ máy Nhà nước thực
hiện chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đối tượng quản lý của Nhà nước là
toàn thể nhân dân tức là toàn bộ dân cư sống và làm việc trong phạm vi lãnh thổ
quốc gia. Quản lý nhà nước diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và
mang tính quyền lực nhà nước, lấy pháp luật làm công cụ quản lý chủ yếu nhằm
duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội (Học viện Hành chính quốc gia, 2005).
2.1.1.2. Khái niệm về đất đai
Khái niệm chung về đất đai: Đất là một loại tài nguyên tự nhiên, một loại

tài nguyên sản xuất, bao gồm cả lục địa và mặt nước trên bề mặt trái đất
Luật Đất đai năm 2003 quy định: "Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng
quý giá, là tư liệu sản xuất đặt biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi
trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn
hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng" (Quốc hội, 2003).
Theo Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), đất đai
là một khu vực được xác định của bề mặt mặt đất của trái đất, bao gồm tất cả các
thuộc tính của sinh quyển ngay trên hoặc dưới bề mặt này, bao gồm cả khí hậu
gần bề mặt, đất và địa hình, chế độ thủy văn bề mặt (bao gồm cả hồ cạn, sơng và
đầm lầy…), các lớp trầm tích gần bề mặt và nước ngầm liên quan đến dự trữ, các
quần thể thực vật và động vật, mơ hình định cư và kết quả vật lý của hoạt động
con người trong quá khứ và hiện tại (ruộng bậc thang, lưu trữ nước hoặc các
cơng trình thốt nước, đường giao thơng, các tịa nhà, …) (FAO, 1995).
Theo quan điểm kinh tế học thì đất đai khơng chỉ bao gồm mặt đất còn
bao gồm cả tài nguyên dưới đất và tất cả mọi thứ sinh sôi trên mặt đất và dưới đất
không do lao động và con người làm ra, tức là bao gồm mặt đất và nước ngầm,
thổ nhưỡng, thực vật và động vật. Với nghĩa chung nhất, đó là lớp bề mặt của trái
đất, bao gồm đồng ruộng, đồng cỏ, bãi chăn thả, cây rừng, bãi hoang, mặt nước,
đầm lầy và bãi đá... Với nghĩa hẹp thì đất đai biểu hiện khối lượng và tính chất
của quyền lợi hoặc tài sản mà một người có thể chiếm đối với đất. Nó có thể bao
gồm lợi ích trên đất về mặt pháp lý cũng như những quyền theo tập quán không
thành văn (Hồ Thị Lam Trà, 2005).
Đất đai là một loại tài nguyên tự nhiên, một loại tài nguyên sản xuất, bao
gồm cả lục địa và mặt nước trên bề mặt trái đất. Đất đai là tài sản vì đất đai có
đầy đủ thuộc tính của một tài sản như: đáp ứng được nhu cầu nào đó của con

7

download by :



người tức là có giá trị sử dụng; con người có khả năng chiếm hữu và sử dụng; là
đối tượng trao đổi mua bán (tức là có tham gia vào giao lưu dân sự)...Đất đai còn
được coi là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, được chuyển tiếp qua các thế hệ, và
được coi là một dạng tài sản trong phương thức tích lũy của cải vật chất xã hội.
Đồng thời, đất đai còn được coi là một tài sản đặc biệt vì bản thân nó
khơng do lao động làm ra, mà lao động tác động vào đất đai để biến nó từ
trạng thái hoang hóa trở thành sử dụng vào đa mục đích. Đất đai cố định về vị
trí, có thời hạn về khơng gian và vơ hạn về thời gian sử dụng. Bên cạnh đó,
đất đai có khả năng sinh lợi vì trong quá trình sử dụng, nếu biết sử dụng và sử
dụng một cách hợp lý thì giá trị của đất (đã được khai thác sử dụng) khơng
những khơng mất đi mà cịn có xu hướng tăng lên (Hồ Thị Lam Trà và
Nguyễn Văn Quân, 2006).
2.1.1.3. Khái niệm về quản lý Nhà nước về đất đai
Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối
với đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và
phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình
quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai (Nguyễn Khắc Thái
Sơn, 2007).
Quản lý nhà nước về đất đai tại Việt Nam chính là quản lý vốn đất đai và
những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất. Quá trình
quản lý đất đai tại Việt Nam là quá trình tác động một cách có tổ chức và định
hướng bằng quyền lực nhà nước đến đất đai và sử dụng pháp luật nhà nước để điều
chỉnh hành vi hoạt động của các chủ thể quản lý đất và các đối tượng sử dụng đất
nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của xã hội (Đỗ Thị Đức Hạnh, 2013).
Quản lý nhà nước về đất đai được thực hiện trên cơ sở 4 nguyên tắc căn
bản sau:
a. Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của Nhà nước
Đất đai là tài nguyên của quốc gia, là tài sản chung của toàn dân. Vì vậy,

khơng thể có bất kỳ một cá nhân hay một nhóm người nào chiếm đoạt tài sản
chung thành tài sản riêng của mình được. Vấn đề này được quy định tại Điều 18,
Hiến pháp 1992: "Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và
pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả" (Quốc hội, 1992) và

8

download by :


được cụ thể hơn tại Điều 5, Luật Đất đai 2003: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do
Nhà nước đại diện chủ sở hữu", "Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất
đai", "Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất thơng qua các
chính sách tài chính về đất đai" (Quốc hội, 2003).
b. Đảm bảo sự kết hợp giữa quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất đai
Từ khi Hiến pháp 1980 ra đời, quyền sở hữu đất đai ở nước ta chỉ nằm
trong tay Nhà nước còn quyền sử dụng đất đai vừa có ở Nhà nước, vừa có ở
trong từng chủ sử dụng cụ thể. Vấn đề này được thể hiện ở Điều 5, Luật Đất đai
2003 "Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng thông qua hình thức
giao đất, cho th đất, cơng nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng
ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất" (Quốc hội, 2003).
c. Ðảm bảo sự kết hợp hài hoà các lợi ích
Ðảm bảo sự kết hợp hài hồ các lợi ích nhằm phát huy khả năng của các
chủ sử dụng cũng như tiềm năng sẵn có của đất đai.
Quan hệ đất đai phản ánh một cách khá rõ ràng mối quan hệ và lợi ích cá
nhân tập thể và lợi ích cộng đồng xã hội. Ðối với các tổ chức kinh tế, đất đai là
yếu tố sản xuất; tổ chức chính trị xã hội đất đai là cơ sở, nền móng để tồn tại và
phát triển do vậy tổ chức nào cũng cần có đất. Mặt khác đất đai là tài sản quốc
gia vì vậy nó phản ánh lợi ích chung của xã hội. Lợi ích về đất đai khơng chỉ liên
quan đến lợi ích cá nhân mà cịn quan hệ với lợi ích tập thể, lợi ích tồn xã hội.

d. Tiết kiệm và hiệu quả
Tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc của quản lý kinh tế. Thực chất quản lý
đất đai cũng là một dạng của quản lý kinh tế nên cũng phải tuân theo nguyên tắc
này. Tiết kiệm là cơ sở, là nguồn gốc của hiệu quả. Nguyên tắc này trong quản lý
đất đai được thể hiện bằng việc:
Xây dựng các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, có tính khả thi cao
Quản lý và giám sát việc thực hiện các phương án quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất.
Bản chất của công tác quản lý nhà nước là sự tác động một cách có tổ
chức, hệ thống nhằm mục đích điều chỉnh các hành vi của con người, tổ chức, cá
nhân…bằng quyền lực của nhà nước để hướng ý chí và mục đích của họ theo
mục đích chung của tồn xã hội.

9

download by :


Nhà nước tác động lên các đối tượng thông qua công việc thiết lập các
mối quan hệ xã hội, quan hệ giữa con người với con người, giữa các tập thể với
nhau, quan hệ giữa cá nhân với tập thể… các mối quan hệ tồn tại trong xã hội là
rất nhiều, tất cả các mối quan hệ đó đều cần phải được điều chỉnh để lợi ích của
người này khơng làm xâm phạm lợi ích của người khác, đảm bảo được lợi ích
của đất nước.
Quản lý nhà nước cịn được thể hiện ở quan hệ chủ thể và khách thể và đối
tượng quản lý. Chủ thể của sự quản lý nhà nước là bộ máy hành chính từ trung
ương đến địa phương, tỉnh, thành, phường, xã và toàn bộ các cán bộ công nhân
viên chức của nhà nước làm việc trong công tác quản lý Nhà nước. Khách thể
quản lý là các công dân, tổ chức, các thành phần kinh tế, xã hội… Đối tượng của
công tác quản lý nhà nước là các quá trình kinh tế, các hoạt động, các mối quan

hệ có liên quan. Riêng trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai chủ thể quản
lý nhà nước về đất đai (cụ thể ở đây là đất dự án) thì nhà nước đóng vai trị là chủ
thể quản lý, khách thể của sự quản lý là các cá nhân, tổ chức, doanh nhân, doanh
nghiệp sử dụng đất dự án, có liên quan đến đất dự án. Và đối tượng của công tác
quản lý nhà nước về đất dự án là những mối quan hệ phát sinh, những vướng
mắc, vấn đề có liên quan đến đất dự án xảy ra trong xã hội.
2.1.1.4. Khái niệm về quyền sử dụng đất.
Hiến pháp năm 1992 nước ta quy định: “ Nhà nước thống nhất quản lý
toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và
có hiệu quả; Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định, lâu
dài; Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng
tiết kiệm đất, được chuyển quyền sử dụng đất được Nhà nước giao đất theo quy
định của pháp luật” (Quốc hội, 1992).
Bằng các quy định về quyền sở hữu đất đai ghi nhận tại Hiến pháp 1992
và Luật Đất đai năm 2003 quy định: Nhà nước đã trao quyền sử dụng đất cho các
tổ chức và cá nhân thơng qua các hình thức nhận giao đất khơng thu tiền, giao đất
có thu tiền, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất và họ trở thành người
có quyền sử dụng đất chứ khơng phải người có quyền sở hữu đất đai. Khi chuyển
giao đất cho người sử dụng đất, tùy thuộc vào các hình thức sử dụng đất khác
nhau mà Nhà nước cho phép các chủ thể sử dụng đất khác nhau được hưởng các
quyền và thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước (Luật Đất đai 2003, 2003).

10

download by :


Coi quyền sử dụng đất là một quyền được tách ra từ quyền sở hữu toàn
dân về đất đai, đây là quan niệm nhìn nhận về quyền sử dụng đất đơn giản dựa
trên khái niệm “quyền sử dụng” được quy định trong Bộ luật Dân sự (Điều 189

Bộ luật Dân sự năm 2015). Về cơ bản, quan niệm này là phiến diện, thiếu khoa
học bởi khi Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho các chủ thể thì khơng chỉ trao
mỗi quyền sử dụng được mà còn cả quyền chiếm hữu đối với đất, nếu khơng có
sự chiếm hữu thì khơng thể thực hiện khai thác, sử dụng đất. Ngồi ra, các chủ
thể còn được phép định đoạt quyền sử dụng đất thông qua các giao dịch (chuyển
nhượng, thừa kế, góp vốn, tặng cho quyền sử dụng đất) hoặc từ bỏ quyền sử dụng
đất (trả lại đất cho Nhà nước.. Đồng thời, sẽ không đảm bảo được địa vị của các
chủ thể trong mối quan hệ với Nhà nước vốn được luật định là đại diện chủ sở
hữu toàn dân. Các chủ thể ln ở vào vị thế bất bình đẳng vì chỉ có một trong ba
quyền năng của quyền sở hữu tồn dân về đất đai, khi đó Nhà nước dễ dàng can
thiệp bằng các quyết định hành chính vào quyền sử dụng đất của các chủ thể.
Quyền sử dụng đất là quyền tài sản cũng là quan điểm của nhiều học giả ở
nước ta hiện nay. Về cơ bản, quan điểm này là đúng, tuy nhiên, khái niệm quyền
tài sản với tiêu chí quyền trị giá được bằng tiền dùng để chỉ những tài sản như
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ… đứng độc lập bên cạnh với những tài
sản là vật, tiền, giấy tờ có giá trong Bộ luật Dân sự nước ta là không phù hợp, bởi
vì: “Tài sản được hiểu là khách thể của quyền, nhưng tài sản lại bao gồm cả
quyền thì làm tơi thắc mắc”. Đồng thời, về bản chất thì vật hoặc tiền, giấy tờ có
giá với quyền tài sản là một “quyền mới là cái giá trị tạo ra giá trị kinh tế, nghĩa
là giá trị tiền tệ của vật, chứ bản thân vật với chất liệu hoặc những khái niệm cấu
thành, khơng có được giá trị đó”, sự khác biệt đơn thuần chỉ là hai phương diện
tiếp cận khác nhau về tài sản, cụ thể: “… khái niệm vật để chỉ phương diện vật
chất, thì khái niệm quyền được dùng để chỉ tài sản về phương diện pháp lý”. Như
vậy, khái niệm quyền tài sản có nội hàm rất rộng, đúng với mọi loại tài sản mà
không chỉ là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ… Do đó, nếu chỉ dừng lại ở
việc thừa nhận quyền sử dụng đất là quyền tài sản là chưa đầy đủ và sẽ dẫn đến
nhiều bất cập, hạn chế như:
Một là, việc chỉ thừa nhận quyền sử dụng đất là một loại quyền tài sản đơn
thuần không cho phép làm rõ mối quan hệ giữa quyền sử dụng đất với quyền sở
hữu toàn dân về đất đai. Quyền sử dụng đất là một loại quyền phái sinh, tức là

được hình thành trên cơ sở quyền sở hữu toàn dân về đất đai. Khơng có sở hữu

11

download by :


tồn dân về đất đai thì sẽ khơng có quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất là một
công cụ pháp lý được Nhà nước sáng tạo ra để qua đó thực hiện được trên thực tế
quyền sở hữu tồn dân mà mình giữ vai trị là đại diện chủ sở hữu. Vì vậy, sẽ
khơng thể hiện được tính phái sinh của quyền sử dụng đất trong mối quan hệ với
sở hữu toàn dân về đất đai. Ngoài ra, cũng sẽ khơng thể hiện được tính độc lập
của quyền sử dụng đất trong mối quan hệ với quyền sở hữu tồn dân về đất đai,
vì tuy là phái sinh từ quyền sở hữu toàn dân về đất đai nhưng sau khi đã được
trao cho các chủ thể thì quyền sử dụng đất mang tính độc lập tương đối với
quyền sở hữu toàn dân về đất đai.
Hai là, hạn chế trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể có
quyền sử dụng đất. Có thể lấy ví dụ trong trường hợp một cá nhân được Nhà
nước trao quyền sử dụng đất đất ở và cá nhân này đã cho người khác thuê đất
trong thời hạn 20 năm, trong thời hạn cho thuê xuất hiện người thứ ba có hành vi
chiếm đất. Trong trường hợp này, cá nhân được Nhà nước trao cho quyền sử
dụng đất là có quyền tài sản và đồng thời người thuê đất cũng có quyền tài sản
với đất mà mình đã th. Khi đất bị chiếm thì ai trong hai người đều có quyền tài
sản này là người có quyền khởi kiện địi lại đất? Rõ ràng quy định quyền sử dụng
đất là quyền tài sản trong trường hợp này đã không làm rõ được địa vị pháp lý
của các chủ thể, thể hiện sự hạn chế trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của chủ thể có quyền sử dụng đất.
Ba là, việc quan niệm quyền sử dụng đất chỉ đơn thuần là một quyền tài
sản gây ra rất nhiều bất cập, lúng túng trong việc xây dựng và thực thi pháp luật.
Pháp luật đất đai hiện hành của nước ta có nhiều quy định liên quan đến quyền sử

dụng đất như: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất; cho thuê quyền sử dụng đất;
giá đất là giá trị của quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích đất. Những
khái niệm này là khơng khoa học, rất khó hiểu và mâu thuẫn lẫn nhau. Ví dụ: Khi
nói về định giá quyền sử dụng đất nhưng trên thực tế thì chúng ta lại định giá
từng thửa đất cụ thể với mục đích sử dụng đất, vị trí, khả năng sinh lợi, điều kiện
kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, diện tích, kích thước…, khi quy định
là “chuyển nhượng quyền sử dụng đất” nhưng trên thực tế lại là việc chuyển
nhượng từng thửa đất cụ thể…
Như vậy, chủ thể thực hiện quyền sử dụng đất với tư cách là chủ thể sử
dụng đất chứ không phải với tư cách chủ sở hữu. Với tư cách là người đại diện
chủ sở hữu, Nhà nước thống nhất quản lý đất đai thông qua các quyền năng được

12

download by :


×