Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số giống lúa chất lượng cao tại huyện hải hậu tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.63 MB, 111 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ NGỌC KHIÊM

SO SÁNH MỘT SỐ GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO
TẠI HUYỆN HẢI HẬU TỈNH NAM ĐỊNH

Ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

8620110

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Phạm Văn Cường
2. TS. Nguyễn Thị Thúy Hạnh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa dùng bảo vệ để lấy
bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng 5 năm 2018

Tác giả luận văn

Vũ Ngọc Khiêm

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Văn Cường và TS. Nguyễn Thị Thúy Hạnh đã tận tình
hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình
học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban quản lý đào tạo,
Bộ môn cây lương thực, Khoa Nông học – Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức:
Phịng Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn - Trạm Khuyến nông - Trạm Bảo vệ thực
vật huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q
trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hoàn thành

luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng 5 năm 2018

Tác giả luận văn

Vũ Ngọc Khiêm

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... i
Lời cảm ơn

................................................................................................................... ii

Mục lục

.................................................................................................................. iii

Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục đồ hình ............................................................................................................ ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ............................................................... 2

1.3.1.

Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 2

1.3.2.

Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.

Tình hình sản xuất lúa và nghiên cứu lúa chất lượng cao trên thế giới và
Việt Nam............................................................................................................. 3

2.1.1.

Tình hình sản xuất lúa trên thế giới .................................................................... 3


2.1.2.

Tình hình nghiên cứu lúa chất lượng cao trên thế giới ....................................... 5

2.1.3.

Tình hình sản xuất lúa tại Việt Nam ................................................................... 8

2.1.3.

Tình hình nghiên cứu lúa chất lượng cao ở Việt Nam ..................................... 11

2.1.4.

Tình hình sản xuất lúa, lúa chất lượng cao của tỉnh Nam Định ....................... 15

2.2.

Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo .................... 15

2.2.1.

Ảnh hưởng của các yếu tố về giống lúa, phân bón và mùa vụ ......................... 16

2.2.2.

Ảnh hưởng của yếu tố di truyền đến kích thước, dạng hạt gạo, hạt gạo
nguyên và độ trong của hạt gạo ........................................................................ 19

2.2.3.


Chất lượng xay xát ............................................................................................ 19

2.2.4.

Chất lượng thương phẩm .................................................................................. 20

2.2.5.

Chất lượng nấu nướng ...................................................................................... 21

2.2.6.

Chất lượng dinh dưỡng ..................................................................................... 22

iii

download by :


2.3.

Đặc điểm của vùng nghiên cứu ........................................................................ 23

Phần 3. Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................ 26
3.1.

Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................... 26

3.2.


Thời gian và địa điểm thí nghiệm ..................................................................... 26

3.3.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 26

3.4.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 26

3.4.1.

Bố trí thí nghiệm ............................................................................................... 26

3.4.2.

Các biện pháp kỹ thuật áp dụng........................................................................ 27

3.4.3.

Các chỉ tiêu theo dõi ......................................................................................... 28

3.4.4.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 36

Phần 4. Kết quả và thảo luận ...................................................................................... 37
4.1.


Sinh trưởng của các giống tham gia thí nghiệm trong thời kỳ mạ ................... 37

4.2.

Thời gian sinh trưởng của các giống lúa trong thí nghiệm ............................... 39

4.3.

Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống thí nghiệm ....................... 41

4.4.

Khả năng đẻ nhánh của các giống thí nghiệm .................................................. 44

4.5.

Chỉ số diện tích lá của các giống thí nghiệm .................................................... 47

4.6.

Khối lượng chất khơ tích lũy của giống lúa thí nghiệm ................................... 49

4.7.

Một số đặc điểm nơng sinh học của các giống thí nghiệm ............................... 53

4.7.1.

Một số đặc điểm về lá địng .............................................................................. 53


4.7.2.

Đặc điểm bơng của các giống lúa thí nghiệm ................................................... 55

4.8.

Một số đặc tính nơng sinh học khác của các giống lúa thí nghiệm .................. 56

4.9.

Mức độ chống chịu sâu bệnh của các giống lúa thí nghiệm ............................. 57

4.9.1.

Khả năng chống chịu với sâu hại chính ............................................................ 57

4.9.2.

Khả năng chống chịu với bệnh hại chính ......................................................... 60

4.10.

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giơng lúa thí nghiệm .... 62

4.10.1. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của các giống lúa
thí nghiệm ......................................................................................................... 62
4.10.2. Năng suất thực thu và năng suất tích lũy của các giống lúa thí nghiệm ........... 65
4.11.

Đặc điểm hình thái hạt thóc và hạt gạo của các giống lúa thí nghiệm ............. 67


4.11.1. Kích thước hạt thóc........................................................................................... 67
4.11.2. Kích thước hạt gạo ............................................................................................ 69
4.12.

Chất lượng gạo.................................................................................................. 69

iv

download by :


4.12.1. Tỷ lệ gạo lật ...................................................................................................... 69
4.12.2. Tỷ lệ gạo xay xát .............................................................................................. 69
4.12.3. Tỷ lệ gạo nguyên .............................................................................................. 70
4.12.4. Độ bạc bụng ...................................................................................................... 70
4.12.5. Hàm lượng amylose, hàm lượng protein và nhiệt hồ hóa................................ 70
4.13.

Đánh giá chất lượng cơm của các giống thí nghiệm ........................................ 71

Phần 5. Kết luận và kiến nghị...................................................................................... 73
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 73

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 73


Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 74
Phụ lục

................................................................................................................. 78

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CGR

Tốc độ tích lũy chất khơ (Crop Growth Rate)

DM

Khối lượng chất khơ tích lũy (Dry Matter Accumulation)

DW

Khối lượng chất khơ (Dry Weight)

FAO

Food and Agriculture Organization of the United Nations


HI

Chỉ số thu hoạch (Harvesting Index)

LAI

Chỉ số diện tích lá (Leaf Area Index)

NAR

Hiệu suất quang hợp thuần (Net Assimination Rate)

NSLT

Năng suất lý thuyết

NST

Ngày sau trỗ

NSTL

Năng suất tích lũy

NSTT

Năng suất thực thu

TB


Trung Bình

TGST

Thời gian sinh trưởng

TN

Thí nghiệm

TSC

Tuần sau cấy

UBND

Ủy ban nhân dân

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Tình hình sản xuất lúa trên thế giới giai đoạn 2008-2016 ........................... 4

Bảng 2.2.


Các nước có năng suất, sản lượng lúa lớn nhất thế giới năm 2016 ............. 8

Bảng 2.3.

Tình hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam giai đoạn 2008-2016 ................. 9

Bảng 2.4.

Tình hình sản xuất lúa gạo của tỉnh Nam Định giai đoạn 2012-2016 ...... 15

Bảng 3.1.

Các giống lúa tham gia thí nghiệm ............................................................ 26

Bảng 3.2.

Đánh giá về chỉ tiêu đặc tính nơng sinh học của các giống lúa ................. 31

Bảng 3.3.

Đánh giá về hàm lượng amylose của các giống lúa .................................. 35

Bảng 3.4.

Đánh giá về chỉ tiêu chất lượng cơm của các giống lúa ............................ 36

Bảng 4.1.

Một số đặc điểm nông sinh học của các giống lúa thí nghiệm ở thời

kỳ mạ tại Hải Hậu, Nam Định ................................................................... 38

Bảng 4.2.

Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm
tại Hải Hậu, Nam Định .............................................................................. 40

Bảng 4.3.

Chiều cao cây các giống lúa qua các giai đoạn sinh trưởng tại Hải Hậu,
Nam Định ................................................................................................... 42

Bảng 4.4.

Động thái đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm tại Hải Hậu, Nam
Định ........................................................................................................... 45

Bảng 4.5.

Chỉ số diện tích lá (LAI) các giống lúa thí nghiệm tại Hải Hậu,
Nam Định .................................................................................................. 48

Bảng 4.6.

Chất khơ tích lũy của các giống lúa thí nghiệm tại Hải Hậu, Nam Định ........ 50

Bảng 4.7 a. Một số đặc điểm về lá địng của các giống lúa thí nghiệm trong tại
Hải Hậu, Nam Định ................................................................................... 54
Bảng 4.7. b. Một số đặc điểm bơng của các giống lúa thí nghiệm tại Hải Hậu,
Nam Định .................................................................................................. 55

Bảng 4.8.

Một số đặc tính nơng sinh học của các giống lúa thí nghiệm tại Hải Hậu,
Nam Định ................................................................................................... 56

Bảng 4.9 a. Mức độ nhiễm sâu hại của các giống lúa thí nghiệm tại Hải Hậu, Nam
Định ........................................................................................................... 58
Bảng 4.9 b. Mức độ nhiễm bệnh hại của các giống lúa thí nghiệm tại Hải
Hậu, Nam Định ........................................................................................ 61

vii

download by :


Bảng 4.10 a .Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của các giống
lúa tại Hải Hậu, Nam Định ........................................................................ 64
Bảng 4.10b. Năng suất thực thu và năng suất tích lũy của các giống lúa tại Hải
Hậu, Nam Định .......................................................................................... 66
Bảng 4.11. Đặc điểm hình thái hạt gạo và hạt thóc của các giống lúa thí nghiệm
tại Hải Hậu, Nam Định .............................................................................. 68
Bảng 4.12. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng gạo của giống lúa tham gia thí
nghiệm tại Hải Hậu, Nam Định ................................................................. 71
Bảng 4.13. Chất lượng cơm của các giống thí nghiệm tại Hải Hậu, Nam Định .......... 72

viii

download by :



DANH MỤC ĐỒ HÌNH
Hình 4.1. Tốc độ tích lũy chất khơ qua các giai đoạn vụ Xn 2017 ............................. 53
Hình 4.2. Tốc độ tích lũy chất khơ qua các giai đoạn vụ Mùa 2017 .............................. 53

ix

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vũ Ngọc Khiêm
Tên Luận văn: So sánh một số giống lúa chất lượng cao tại huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 8620110

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài nhằm lựa chọn ra được một số giống lúa chất lượng tốt, năng
suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt và thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở
huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định. Qua đó giới thiệu vào cơ cấu giống cây trồng của địa
phương, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống
nhân dân hưởng ứng phong trào xây dựng Nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp
của huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định.
Phƣơng pháp nghiên cứu
-Phương pháp bố trí thí nghiệm: Bố trí thí nghiệm gồm 8 giống lúa trong vụ
xuân và vụ mùa năm 2017 để xác định các giống lúa cho năng suất cao, chất lượng tốt.
Thí nghiệm bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với ba lần nhắc lại.
- Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu:
+ Đặc điểm nông sinh học, hình thái, mức độ nhiễm sâu bệnh, năng suất, chất

lượng lúa gạo được đánh theo tiêu chuẩn đánh giá cây lúa của Viện nghiên cứu lúa quốc
tế IRRI (2002), QCVN 01-55: 2011/BNNPTNT.
+ Phương pháp xử lý số liệu theo chương trình IRRISTAT và Microsoft Excel.
Kết quả chính và kết luận
- Kết quả chính:
+ Các giống lúa tham gia thí nghiệm đều có thời gian sinh trưởng ngắn (vụ Xuân
từ 117 – 131 ngày, vụ Mùa 95-109 ngày), khả năng kháng sâu bệnh tốt hơn đối chứng.
+ Các giống có tiềm năng năng suất và năng suất thực thu cao như giống LTH31
đạt 6,5 tấn/ha ở vụ Xuân và 5,6 tấn/ha ở vụ Mùa; giống Mỹ hương 88 đạt 6,6 tấn/ha ở
vụ Xuân và 5,7 tấn/ha ở vụ Mùa; giống Dự hương đạt 6,9 tấn/ha ở vụ Xuân và 5,8
tấn/ha ở vụ Mùa.
+ Tất cả các giống lúa tham gia thí nghiệm đều có chất lượng gạo ngon, cơm
mềm hơn so với đối chứng. Giống Dự hương, Mỹ hương 88 và Tám xoan đột biến có
chất lượng gạo vượt trội hơn hẳn.

x

download by :


- Kết luận: Giống Dự hương và Mỹ hương 88 có thời gian sinh trưởng ngắn, khả
năng đẻ nhánh khá, chống chịu sâu bệnh tương đối tốt, năng suất cao hơn giống đối
chứng, hàm lượng amylose thấp, hàm lượng Protein cao, cơm mềm, có vị đậm và thơm
nhẹ. Do đó có thể đưa vào cơ cấu cây trồng nhằm thâm canh tăng vụ.

xi

download by :



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Vu Ngoc Khiem
Thesis title: Compare some high quality rice varieties in Hai Hau district, Nam
Dinh province
Major:

Crop Science

Code: 8620110

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research purposes
Studying on the topic aims to select some good quality rice varieties with high
yield, good pest and disease resistance and suitable to soil and climate conditions in Hai
Hau district, Nam Dinh province. At last, these varieties will be added in local plant
variety to improve economic efficiency in agricultural production, improve people's
livelihoods in response to the new rural construction movement, and restructure the
agricultural sector in Hai Hau district of Nam Dinh province.
Research Methods
- Experimental method: Experimental design of 8 rice varieties in spring and
summer crops in 2017 to identify rice varieties for high productivity and good quality.
Randomized complete block design (RCB) trial with three replications.
- Method of evaluating indicators:
+ The characteristics of agro-biology, morphology, insect infestation, yield and
quality of rice were assessed according to the criteria of rice research by IRRI
International Rice Research Institute (2002), QCVN 01-55: 2011 / BNNPTNT.
+ Data processing methods under IRRISTAT program and Microsoft Excel.
Main results and conclusions
- Highlights:
+ The rice cultivars in the experiment had a short growth time (in the spring

season from 117 to 131 days, in the 95-109 days), the pest resistance was better than the
compared variety.
+ High yielding and Potential high yielding varieties such as LTH31 at 6.5 tons /
ha in spring and 5.6 tons / ha in season crop; Myhuong variety 88 reaches 6.6 tons / ha
in spring and 5.7 tons / ha in season; Du huong variety get yield of 6.9 tons / ha in
spring and 5.8 tons / ha in season crop.
+ All tested rice varieties are high quality, softer than the compared variety.

xii

download by :


Duhuong and Myhuong 88 and genertically modified Tamxoan varieties have superior
quality than the others.
- Conclusions: Duhuong and Myhuong 88 have short growth time, good
branching ability, good resistance to pests and diseases, higher yield than control
varieties, low amylose content, high protein content, and soft, light and light aroma.
Therefore, it is possible to introduce to the local crop structure to intensify the crop.

xiii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây lúa (Oryza Sativa L.) là cây lương thực chủ yếu của Châu Á nơi hơn
một nửa dân số thế giới sinh sống. Sự tăng trưởng dân số dự báo ở châu Á sẽ đòi
hỏi phải tăng 60-70% sản lượng lúa đến năm 2050, nhưng khơng có đủ khơng

gian cho một sự gia tăng tương ứng trong nông nghiệp (Khush, 2005). Tăng năng
suất cây trồng là một thách thức toàn cầu, rất cần thiết để cân bằng với tốc độ
tăng trưởng dân số trên toàn thế giới (McCouch et al., 2013). Không chỉ trên thế
giới mà tại Việt Nam, nhu cầu về tăng lương thực trở nên cấp bách bởi vì vấn đề
biến đổi khí hậu và diện tích trồng lúa đang bị thu hẹp do đất nông nghiệp
chuyển đổi thành khu đơ thị. Vì vậy để nâng cao giá trị sản xuất lúa gạo đồng
thời tăng hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp địi hỏi cần thiết phải rút ngắn thời vụ
đất trồng lúa, chọn tạo giống lúa mới cho năng suất cao, chất lượng tốt.
Ở Việt Nam cây lúa là cây cung cấp lương thực chính. Lúa đóng góp tới
trên 90% sản lượng lương thực của cả nước và là ngành sản xuất truyền thống
trong nông nghiệp. Trong những năm qua cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ
thuật trong lĩnh vực chăm sóc, chọn tạo giống mới có năng suất cao, chất lượng
khá làm cho nền nơng nghiệp của nước ta có những bước phát triển nhanh, liên
tục và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Đặc biệt, kết quả sản xuất lương thực đã
góp phần quan trọng vào ổn định chính trị, phát triển kinh tế và từng bước nâng
cao đời sống của nhân dân. Hơn 30 năm trước, Việt Nam là một quốc gia thiếu
lương thực triền miên, đến nay không những đảm bảo đủ lương thực cho nhu cầu
trong nước mà còn xuất khẩu. Hiện nay nước ta đã xuất khẩu gạo sang hơn 85
nước trên thế giới, trong đó Châu Á và Châu Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nhất.
Việt Nam là nước đứng thứ ba sau Thái Lan và Ấn Độ về xuất khẩu gạo và trong
tương lai xuất khẩu gạo vẫn là thế mạnh của nước ta. Tuy nhiên do chất lượng
gạo của nước ta chưa cao làm cho giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam còn thấp.
Nguyên nhân của tình trạng này là chưa có được bộ giống chất lượng cao, chống
chịu sâu bệnh tốt. Trong khi đó, xu hướng yêu cầu gạo chất lượng cao trên thị
trường châu Á và châu Mỹ ngày càng tăng.
Lúa là cây lương thực quan trọng, chủ lực trong cơ cấu cây trồng tại tỉnh
Nam Định nói chung và huyện Hải Hậu nói riêng. Tại đây điều kiện khí hậu
thuận lợi, đất đai phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Năm

1


download by :


2017, diện tích gieo cấy lúa của huyện Hải Hậu là 20.490 ha, năng suất lúa vụ
Xuân đạt 76,65 tạ/ha và vụ Mùa đạt 30,5 tạ/ha, sản lượng thóc 108.873 tấn
(UBND huyện Hải Hậu, 2018). Lúa gạo trồng tại Hải Hậu được nhiều người tiêu
dùng trong nước biết đến. Người dân hiện đang sử dụng chủ yếu các giống lúa
chất lượng như giống Bắc Thơm số 7 và BC15 chiếm trên 70% diện tích gieo cấy
của vùng. Tuy nhiên, với các giống lúa có chất lượng thơm ngon tỷ lệ bị nhiễm
sâu bệnh lại cao, có nguy cơ giảm năng suất. Vì vậy, ngồi việc đảm bảo năng
suất, chất lượng sản phẩm của một số giống lúa chất lượng cần có những giống
lúa mới chất lượng để lựa chọn bổ sung vào cơ cấu giống của địa phương. Xuất
phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “So sánh một số giống lúa
chất lƣợng cao tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đề tài nhằm lựa chọn ra được một số giống lúa chất lượng tốt,
năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt và thích hợp với điều kiện đất
đai, khí hậu ở huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Đánh giá được đặc điểm nông sinh học, đặc điểm sinh lý và năng suất
cùng các yếu tố cấu thành năng suất, chất lượng gạo của các giống lúa. Từ đó,
tuyển chọn được một số giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu
với sâu bệnh và điều kiện bất thuận của môi trường.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định được 1-2 giống lúa chất lượng cao, giới thiệu vào cơ cấu giống
cây trồng, qua đó nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp,
cải thiện đời sống nhân dân hưởng ứng phong trào xây dựng Nông thôn mới, tái
cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định.


2

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA VÀ NGHIÊN CỨU LÚA CHẤT
LƢỢNG CAO TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Lúa là lồi cây lương thực có sản lượng đứng hàng thứ ba trên thế giới sau
ngơ và lúa mì. Tuy nhiên, gạo lại là lương thực chính cho khoảng một nửa dân số
thế giới trong tất cả các thời kỳ lịch sử. Có rất nhiều giống lúa đáp ứng những
yêu cầu về khẩu vị ở mỗi vùng khác nhau trên thế giới. Ngoài tầm quan trọng của
gạo như một loại lương thực chủ yếu thì việc sản xuất lúa gạo cịn gắn liền với
những nền văn hóa trồng lúa lâu đời ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới,
đứng đầu là các quốc gia châu Á như Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc... Cùng
với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sản xuất lúa gạo trên thế giới ngày càng
được nâng cao. Tuy nhiên sản lượng lúa gạo tạo ra vẫn chưa đủ cung cấp cho nhu
cầu ngày càng tăng của con người, đặc biệt là sự gia tăng dân số và thương mại
hóa tồn cầu. Vì vậy việc sản xuất lúa gạo để đảm bảo an ninh lương thực là vấn
đề cấp thiết đặt ra cho mọi quốc gia, tổ chức quan tâm giải quyết. Hiện nay trên
thế giới có 114 nước trồng lúa và phân bố ở tất cả các châu lục trên thế giới.
Theo thống kê của tổ chức lương thực thế giới FAO năm 2016 sản lượng lúa đạt
740,9 triệu tấn tăng 0,8% so với năm 2015 (740,1 triệu tấn) và có xu thế tăng
trong những năm tiếp theo.
Theo FAO STAT, 2016 thì sản xuất lúa gạo tập trung chủ yếu ở các nước
châu Á nơi chiếm tới khoảng 90,4% diện tích gieo trồng và sản lượng (diện tích
trồng lúa 140,5 triệu ha, sản lượng 667,9 triệu tấn). Trong đó, Trung Quốc là
nước có sản lượng lúa lớn nhất (211,1 triệu tấn), tiếp đến là Ấn Độ (trên 158,8

triệu ha). Châu Á có 9 nước có sản lượng lúa cao nhất là Trung Quốc, Ấn độ,
Indonesia, Bănglađét, Việt Nam, Thái Lan, Myanma, Philippines và Nhật Bản.
Sản lượng lúa gạo tại Châu Phi đạt 32,5 triệu tấn, tăng 1,07% so với sản
lượng năm 2015. Sản lượng tăng tại các nước Tây Phi đã bù đắp những thiếu hụt
do sự suy giảm tại một nước ở Đông và Nam Phi.
Tại vùng trung Mỹ và Caribe sản lượng lúa gạo duy trì ở mức ổn định 3
triệu tấn. Vùng nam Mỹ sản lượng lúa gạo đạt 25,4 triệu tấn năm 2016 tăng 2,7%
so với cùng kỳ năm 2015. Sản lượng lúa gạo tại châu Âu giữ ở mức ổn định đạt
4,1 triệu tấn năm 2016.

3

download by :


Bảng 2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới giai đoạn 2008-2016
Năm

Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lƣợng
(triệu tấn)

2008
2009
2010

2011
2012
2013
2014
2015
2016

160,6
157,9
161,5
162,7
162,2
164,2
162,7
160,8
159,8

43,0
43,2
43,3
44,3
43,9
44,8
44,7
46,0
46,4

687,4
686,2
701,2

721,6
733,0
739,1
742,4
740,1
740,9
Nguồn: FAO STAT (2017)

Bảng 2.1 trên đây thể hiện tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới giai
đoạn 2008-2016. Nhờ các tiến bộ về khoa học và kỹ thuật, từ năm 2008 đến năm
2015 nhìn chung tình hình sản xuất lúa trên thế giới ngày càng phát triển cả về
diện tích, năng suất và sản lượng. Tuy nhiên, năm 2016 diện tích lúa trên Thế
giới giảm so với năm 2015 khoảng 0,1% nhưng năng suất và sản lượng lại tăng
đáng kể. Diện tích giảm 1,0 triệu ha từ 160,8 triệu ha xuống còn 159,8 triệu ha.
Năng suất đạt 46,0 tạ/ha tăng so với năm 2015 là 0,4 tạ/ha. Sản lượng đạt 740,9
triệu tấn tăng 0,8 triệu tấn so với năm 2015. Sản lượng lúa tăng chủ yếu do các
nước sản xuất gạo chủ chốt như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia,…đã
đưa khoa học kỹ thuật vào trong hoạt động sản xuất nông nghiệp tạo tiền đề cho
phát triển kinh tế.
Dân số thế giới hiện nay, trung bình tăng thêm 1 tỷ người sau 14 năm.
Trong 20 năm tới, cứ trung bình 1 tỷ dân sẽ tiêu thụ 65 triệu tấn gạo (tương
đương 100 triệu tấn thóc). Năm 2035, tổng sản lượng thóc phải tăng thêm so với
bây giờ là 114 triệu tấn. Năng suất trung bình có xu hướng đứng lại (hoặc tăng
rất chậm). Nhưng có 3 điều đáng lo: đất lúa mất dần, người lao động trồng lúa
giảm dần, nước tưới cho lúa thiếu, khiến cho mục tiêu tăng thêm 114 triệu tấn:
trở nên vơ cùng khó khăn. Điều đáng lo nữa là chỉ có ít hơn 5% vật liệu di truyền
trong ngân hàng gen của IRRI được sử dụng trong các chương trình cải tiến
giống lúa (Bùi Chí Bửu và cs., 2014).
Chính vì vậy vấn đề đặt ra hiện nay đối với ngành sản xuất lúa gạo nói


4

download by :


chung cũng như các nhà nghiên cứu nói riêng phải tiếp tục duy trì năng suất, lấy
chất lượng bù số lượng, đặc biệt là cải tiến các giống lúa sẵn có, thêm các tính
trạng chống chịu lại các điều kiện bất thuận của môi trường, rút ngắn thời gian
sinh trưởng của cây lúa để tránh hạn hán, lụt lội, sâu bệnh, tăng vụ, gối vụ, luân
canh cây trồng để cải tạo đất, phát triển nơng nghiệp bền vững.
2.1.2. Tình hình nghiên cứu lúa chất lƣợng cao trên thế giới
Có thể khẳng định đơn vị đi đầu trong công tác nghiên cứu về giống lúa
trên thế giới là Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI). Đã có hàng ngàn giống lúa
cải tiến được tạo ra từ đây. Các nhà khoa học của IRRI đã rất quan tâm đến việc
cải thiện chất lượng nấu nướng đối với các giống lúa cải tiến. Tuy nhiên tiến
trình cải thiện chất lượng của giống thường diễn ra rất chậm vì hầu hết các giống
lúa cải tiến đều mang gen chống chịu sâu bệnh mà những giống này đều có hàm
lượng amylose cao và nhiệt độ hoá hồ thấp. Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế bắt đầu
phát triển giống lúa thơm Basmati năng suất cao vào đầu năm 1970. Nghiên cứu
được thực hiện trên những cặp lai đầu tiên, giữa giống lúa Basmati 370 và các
dòng lúa Indica cải tiến có hàm lượng amyloza trung bình và nhiệt độ hóa hồ
trung bình. Những dịng thấp cây từ quần thể con lai được chọn lọc, những dòng
này có mức độ hữu thụ khác nhau và dạng cây khác nhau. Sau khi tiến hành lai
chéo các dòng này thu được các dạng cây và độ hữu thụ khác nhau. Những cây
có dạng khỏe và độ hữu thụ cao được chọn ra để phân tích hàm lượng amyloza,
nhiệt độ hóa hồ và hương thơm. Những dịng có dạng cây xấu, độ hữu thụ thấp,
chất lượng hạt kém và độ thơm thấp được loại bỏ qua các thế hệ. Sau một số chu
kỳ lai và chọn lọc những dịng có dạng cây khỏe, thấp cây, đáp ứng được các đặc
điểm về chất lượng như Basmati được chọn lọc và tiến hành khảo nghiệm tại
IRRI, Ấn Độ và Pakistan (Chaudhar, 2001).

Với sự phát hiện ra cây lúa dại có hạt phấn bất thụ vào 1970, các nhà khoa
học Trung Quốc, Ấn Độ và IRRI đã tạo ra một số dòng CMS - bất dục đực thuộc
tế bào chất (A), dòng bảo tồn thích ứng (B), và dịng phục hồi (R) thích hợp để
sản xuất ra những tổ hợp lúa lai đa dạng. Những tổ hợp lai 3 dòng đầu tiên của
Trung Quốc gồm có Wei-you 2, Wei-you 3, Wei-you 6, Shan-you 2, Shan-you 3,
Shan-you 6, Nam-you 2, Nam-you 3, Si-you 2, Si-you 3 và Si-you 6.
Trung Quốc là nước đầu tiên sử dụng thành công ưu thế lai của lúa vào
sản xuất và có nhiều thành tựu trong cải tiến giống lúa lai đặc biệt quan tâm đến
việc sử dụng ưu thế lai ở lúa do đó năng suất bình qn đạt 63,47 tạ/ha, sản

5

download by :


lượng đạt 186,73 triệu tấn (cao nhất thế giới). Vào năm 1974 các nhà khoa học
Trung Quốc đã cho ra đời các tổ hợp lai có ưu thế lai cao, đồng thời quy trình kỹ
thuật sản xuất hạt lai hệ 3 dịng được hồn thiện và đưa vào sản xuất năm 1975,
đánh dấu bước ngoặt to lớn trong lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp của Trung Quốc
nói riêng và trên tồn thê giới nói chung . Những năm cuối thế kỷ XX đầu XXI
Trung Quốc tập trung vào việc lai tạo các giống lúa lai 2 dòng và đang hướng tới
tạo ra các giống lúa lai 1 dòng siêu cao sản có the đạt năng suất 18 tấn/ha/vụ
(Lin.SC, 2001). Có thể nói rằng Trung Quốc là nước tiên phong trong việc
nghiên cứu ứng dụng lúa lai đưa lúa lai vào sản xuất đại trà, nhờ đó đã làm tăng
năng suất và sản lượng lúa gạo của Trung Quốc, góp phần đảm bảo an ninh
lương thực cho mot nước đông dân nhất thế giới. Các giống lúa lai của Trung
Quốc được tạo ra trong thời gian gần đây nêu có tính ưu việt hơn hẳn về năng
suất, chất lượng và khả năng chống chịu sâu bệnh. Các giống lúa như: Bồi tạp
sơn thanh, Nhi ưu 838, Sán ưu quê, Bắc thơm, CV1, D.ưu 527,… Ngày nay,
Trung Quốc đã hình thành hệ thống nghiên cứu lúa lai đến tận các tỉnh, đào tạo

đội ngũ cán bộ nghiên cứu và kỹ thuật viễn đông, xây dựng hệ thống sản xuất
kiểm tra, khảo nghiệm và chỉ đạo thâm canh lúa lai thương phẩm. Tuy nhiên
trong những năm gần đây diện tích đất canh tác của Trung Quốc giảm do q
trình cơng nghiệp hố, đơ thị hố tăng nhanh bên cạnh đó nguồn nước ngọt
khơng đủ và phân bố khơng đều cịn là trở ngại lớn trong việc nâng cao năng suất
và sản lượng lúa của Trung Quốc.
Theo FAO STAT, 2016 Ấn Độ là nước có diện tích lúa lớn nhất, ngồi ra
cũng là một nước khá thành công trong chọn lọc các giống lúa lai có chất lượng
gạo thương phẩm cao, hạt gạo dài, trong, có mùi thơm. Ấn Độ cũng là nước đi
đầu trong cuộc cách mạng xanh về đưa các tiến bộ kỹ thuật nhất là giống mới vào
sản xuất làm nâng cao năng suất và sản lượng lúa gạo. Viện nghiên cứu giống lúa
trung ương của Ấn Độ được thành lập năm 1946 tại Cuttuck Bang Orisa là nơi
tập trung nghiên cứu, lai tạo các giống lúa mới phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó Ấn
Độ cũng là nước có giống lúa chất lượng cao nổi tiếng trên thế giới như giống
lúa: Basmati, Brimphun có giá trị rất cao trên thị trường tiêu thụ. Ấn Độ cũng là
nước nghiên cứu lúa lai khá sớm và đã đạt được những thành công nhất định,
một số tổ hợp lai được sử dụng rộng rãi như: IR580 25A/IR9716,
IR62829A/IR46, PMS8A/IR46, ORI161, ORI136, 2RI158, 3RI160,
3RI086,…(Cada et al.,1997).

6

download by :


Ở Nhật Bản công tác giống lúa cũng được chú trọng nhất là giống lúa chất
lượng cao. Để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, Nhật Bản đã tập trung vào công
tác nghiên cứu giống lúa. Các nhà khoa học Nhật Bản đã lai tạo và đưa vào sản
xuất các giống lúa vừa có năng suất cao, chất lượng tốt như: KoshihiKari,
Sasanisiki, Koeensho,… đặc biệt ở Nhật đã lai tạo được 2 giống lúa có mùi thơm

đặc biệt, chất lượng gạo ngon và năng suất cao, như giống: Miyazaki 1 và
Miyazaki 2, cho đến nay các giống này vẫn giữ được vị trí hàng đầu về chỉ tiêu
quan trọng đó là hàm lượng protein cao đến 13%, hàm lượng lysin cũng rất cao
(Nguyễn Hữu Hồng, 1993).
Thái Lan là nước có đất đai màu mỡ, diện tích canh tác lớn (chiếm khoảng
40% diện tích tự nhiên), điều kiện thời tiết thuận lợi, thích hợp cho phát triển cây
lúa nước. Vì vậy cây lúa là cây trồng chính trong sản xuất nơng nghiệp của Thái
Lan với diện tích 8,7 triệu ha, năng suất bình quân 29,1 tạ/ha, sản lượng 25 triệu
tấn (năm 2016) và là nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới, chiếm hơn 30% thị
phần của thị trường thế giới. Mặc dù năng suất, sản lượng gạo của Thái Lan
không cao song họ chú trọng đến việc tạo giống có chất lượng cao. Các trung tâm
nghiên cứu lúa của Thái Lan được thành lập ở nhiều tỉnh và các khu vực. Các
trung tâm này có nhiệm vụ tiến hành chọn lọc, phục tráng, lai tạo, nhân giống
phục vụ cho nhu cầu sản xuất của người dân với mục tiêu phục vụ nhu cầu trong
nước và xuất khẩu. Các đặc điểm nổi bật của các giống lúa mà các nhà khoa học
tập trung nghiên cứu và lai tạo đó là hạt gạo dài và trong, ít dập gẫy khi xay sát
có hương thơm, coi trọng chất lượng hơn năng suất, điều này cho thấy giá lúa
gạo xuất khẩu của Thái Lan bao giờ cũng cao hơn Việt Nam (Vũ Tuyên Quang
và cs., 1998). Một số giống lúa chất lượng cao nổi tiếng thế giới của Thái Lan là:
Khaodomali, Jasmin…
Indonesia cũng là nước có nhiều giống lúa chất lượng cao, cơm dẻo, có
mùi thơm, hầu hết các giống ở Indonesia có nguồn gốc bản địa hoặc được lai tạo
ở cơ sở nghiên cứu. Trong thời gian gần đây Indonesia nhận định có khả năng
đối mặt với khủng hoảng lương thực trong mười năm tới nên đã khở động
chương trình “hồi sinh ngành nông nghiệp” (Bùi Huy Đáp, 1999).
Ở Mỹ các nhà khoa học không chỉ quan tâm đến việc chọn lọc, lai tạo và
đưa ra giống lúa có năng suất cao, chịu thâm canh và ổn định, mà còn nghiên cứu
tăng tỷ lệ protein trong gạo, phù hợp với nhu cầu thị trường hiện nay (Nguyễn
Thị Lẫm và cs., 2003).


7

download by :


Hiện nay Các nhà nghiên cứu của IRRI đang tập trung vào nghiên cứu
chọn tạo ra các giống lúa cao sản có thể đạt 13 tấn/ha/vụ, đồng thời phát huy kết
quả chọn tạo 2 giống lúa IR64 và jasmin là giống có phẩm chất tốt, được trồng
rộng rãi nhiều nơi trên thế giới. Trên cơ sở một số giống lúa chất lượng cao, Viện
IRRI đang tập trung vào nghiên cứu, chọn tạo các giống lúa có hàm lượng
vitamin và protein cao, có mùi thơm, cơm dẻo,… vừa để giải quyết vấn đề an
ninh lương thực, vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Ngoài ra trên thế giới cịn có rất nhiều nhà khoa học đã và đang nghiên
cứu các giống lúa nhằm mục đích đưa ra những giống có năng suất cao, phẩm
chất tốt, có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh, chịu thâm canh.
Bảng 2.2. Các nước có năng suất, sản lượng lúa lớn nhất thế giới năm 2016
STT

Quốc gia

Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(triệu ha)

(tạ/ha)


(triệu tấn)

1
2
3

Trung Quốc
Ấn Độ
Indonesia

30,5
43,0
14,3

69,3
37,0
54,1

211,1
158,8
77,3

4
5
6
7
8
9
10


Bangladesh
Việt Nam
Myanmar
Thái Lan
Philippin
Brazil
Nhật Bản

11,4
7,8
6,7
8,7
4,6
1,9
1,5

46,2
55,8
38,2
29,1
38,7
54,6
54,4

52,3
43,4
25,7
25,3
17,6
10,6

8,0

Nguồn: FAO STAT (2017)

Qua bảng trên ta thấy: Ấn Độ là nước có diện tích gieo trồng cao nhất cịn
nước có diện tích gieo trồng thấp nhất là Nhật Bản. Về năng suất thì Trung Quốc
là nước có năng suất cao nhất, nước có năng suất thấp nhất là Thái Lan tuy nhiên
về kim ngạch suất khẩu gạo thì Thái Lan là nước đứng trong top đầu do nước
này chủ yếu trồng lúa chất lượng cao nên có giá trị bán cao.
2.1.3. Tình hình sản xuất lúa tại Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thích hợp cho
phát triển cây lúa, sản xuất lúa gắn liền với sự phát triển nông nghiệp ở nước ta.
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác, sự hình thành mùa vụ và

8

download by :


phương pháp gieo trồng, nghề trồng lúa nước được hình thành và chia ra là 3
vùng chính: đồng bằng sơng Hồng, đồng bằng ven biển miền Trung và đồng
bằng sông Cửu Long.
Việt Nam hiện là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới song cũng mới chỉ
đáp ứng an ninh lương thực cấp quốc gia mà chưa đáp ứng an ninh lương thực
cấp hộ gia đình. Nhiều người dân chưa tiếp cận được với lương thực. Theo dự
thảo đề án an ninh lương thực quốc gia thì hiện vẫn cịn 6,7% dân số thiếu lương
thực, trong đó địa bàn nông thôn là 8,7%. Khoảng 1 triệu đồng bào miền núi
quanh năm ăn ngô, sắn thay cơm; khả năng tiếp cận lúa gạo còn hạn chế do thu
nhập thấp và cơ sở hạ tầng kém phát triển (Báo Nông Nghiệp Việt Nam, 2012).
Do vậy trong chiến lược phát triển, cần dành ưu tiên cao cho đảm bảo an ninh

lương thực, bởi vì giữ vững an ninh lương thực khơng chỉ đảm bảo cuộc sống
người dân mà cịn góp phần rất quan trọng trong việc ổn định an ninh quốc gia và
ổn định xã hội (Nguyễn Văn Bộ, 2012).
Hiện nay dân số Việt Nam tăng nhanh, tăng trên 8 triệu người từ năm
2000 đến năm 2018 và còn tiếp tục tăng (worldometers, 2018). Hơn nữa, mất đất
cho công nghiệp, đô thị, giao thông và các mục tiêu khác làm tổng diện tích trồng
lúa giảm từ 7,8 triệu ha năm 2015 xuống còn 7,7 triệu ha năm 2016, tương lai sẽ
tiếp tục giảm cùng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đang đe dọa an ninh lương
thực trong đó sản xuất lúa gạo chịu ảnh hưởng lớn nhất.
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam giai đoạn 2008-2016
Năm

Diện tích
(nghìn ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lƣợng
(nghìn tấn)

2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016


7.400
7.437
7.489
7.655
7.761
7.903
7.816
7.835
7.783

52,3
52,4
53,4
55,4
56,4
55,7
57,5
57,7
55,8

38.730
38.950
40.006
42.399
43.738
44.039
44.975
45.216
43.437


Nguồn: Tổng cục thống kê (2017)

9

download by :


Bảng số liệu đã cho thấy từ năm 2008 đến năm 2016, tình hình sản xuất
lúa gạo Việt Nam ngày càng tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Năm
2016, với khuynh hướng giảm bớt diện tích trồng lúa, Việt Nam năm vừa qua do
ảnh hưởng của khí hậu, sản lượng đạt trên 43 triệu tấn lúa giảm 2% so với 2015,
năng suất bình quân 55,8 tấn/ha.
Tại diễn đàn Davos (Thụy Sỹ, 2012), Việt Nam chính thức cam kết tham
gia sáng kiến “tầm nhìn mới trong Nơng Nghiệp”. Đây là sáng kiến của Diễn đàn
kinh tế thế giới nhằm tăng sản lượng nông nghiệp lên 20% đồng thời giảm 20%
tỷ lệ đói nghèo và mức phát thải cácbon vào năm 2020. Sáng kiến này đã thu hút
sự tham gia mạnh mẽ của nhiều nước và tập đoàn đa quốc gia trên toàn thế giới.
Như vậy, hiện tại thay vì sản xuất lúa gạo hướng vào tăng năng suất với
việc thâm canh cao, sử dụng nhiều phân bón, chúng ta phải hướng đến sản xuất
bền vững vừa đạt hiệu quả, vừa giảm phát thải khí nhà kính. Chiến lược này cũng
phù hợp với nội dung cơ bản của Hội nghị tồn cầu lần thứ 2 về nơng nghiệp, an
ninh lương thực và biến đổi khí hậu (Hà Nội, 3-7/9/2012) là: Đã đến lúc không
thể tách rời các hoạt động tăng năng suất, giảm thiểu các tác động của biến đổi
khí hậu và cải thiện đời sống của người dân. Sau khi kết thúc, Hội nghị đã tổng
hợp hai mục tiêu lớn cho Việt Nam như sau:
Nghiên cứu và phát triển lúa gạo ở Việt Nam nhằm đảm bảo sản xuất bền
vững, đáp ứng an ninh lương thực quốc gia cho 100 triệu người vào năm 2020 và
120 triệu người trong năm 2030, cung cấp đủ lương thực cho chăn ni và xuất
khẩu 2-3 triệu tấn gạo/năm, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng,

trong khi đất trồng lúa đang suy giảm cả về diện tích và độ phì nhiêu.
Nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên một đơn vị diện tích cũng như trên
vốn đầu tư để người sản xuất gạo có lãi và yên tâm trồng lúa.
Với mười định hướng cụ thể trong đó có hai định hướng chính như sau:
Ưu tiên chọn tạo giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn (dưới 100 ngày,
thậm chí có giống dưới 90) ở ĐBSCL, dưới 110 ngày (vụ Mùa) và 130 ngày (vụ
Xuân) ở ĐBSH, song năng suất tương đương đương các giống hiện nay trên
nguyên tắc giảm tối đa thời gian sản xuất của một vụ trên đồng ruộng để góp
phần tăng vụ và né tránh thiên tai.
Ưu tiên cải tiến các giống đang ổn định trong sản xuất, hiện đang chiếm
diện tích rộng theo từng chỉ tiêu để năng suất và chất lượng của giống ngày một

10

download by :


cải thiện hơn. Đồng thời cần tăng cường công tác phục tráng giống phổ biến, có
chất lượng, thích ứng rộng đã sử dụng thời gian rất dài trong sản xuất.
2.1.3. Tình hình nghiên cứu lúa chất lƣợng cao ở Việt Nam
Ngày nay nước ta đã xuất khẩu gạo sang hơn 85 nước trên thế giới, trong
tương lai xuất khẩu gạo vẫn là tiềm năng lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, chất
lượng gạo của nước ta chưa cao do bộ giống lúa chất lượng cao của chúng ta
chưa đa dạng, chưa đáp ứng với nhu cầu sản xuất, trong khi đó xu hướng yêu cầu
chất lượng gạo cao trên thị trường ngày càng tăng. Hiện nay cùng với nhiều
giống lúa đặc sản truyền thơng, nhiều giống có chất lượng cao cũng đang được
nhập khẩu và lai tạo trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và nâng cao giá
trị hàng hoá của cây lúa.
Bên cạnh các giống lúa tẻ thơm cổ truyền, một vài dịng lúa thuần thơng
qua lai tạo có mùi thơm cũng được phát triển trong sản xuất. Các nhà chọn giống

nước ta đã khai thác nguồn giống bố mẹ trong ngân hàng gen của Việt Nam
thông qua nội dung: Chọn dòng thuần, đột biến gen, lai đơn, nuôi cây mô khai
thác đột biến tế bào soma,…
Công tác chọn tạo giống lúa chất lượng cao ở Việt Nam dựa theo các giá trị
tiêu chuẩn tương tự như lúa của Thái Lan và IRRI. Theo đó thì những giống lúa có
phẩm chất gạo cao là những giống lúa có hạt gạo dài từ 6,61 đến 7,5 mm, tỷ lệ gạo
nguyên ≥ 55%, gạo trắng trong, ít bạc bụng, độ hố hồ trung bình, độ bền thể gel
mềm, hàm lượng amylose trung bình (Nguyễn Thị Lang và cs., 2006).
2.1.3.1. Nguồn giống lúa thơm Việt Nam
Ở Việt Nam, lúa thơm được trồng cả ở miền Nam và miền Bắc. Miền
Nam có giống lúa thơm nổi tiếng là Nàng Thơm Chợ Đào, cịn miền Bắc thì có
lúa Tám thơm. Trong số 2000 mẫu giống lúa địa phương ở miền Nam có 28
mẫu là giống lúa thơm hoặc nếp thơm. Hầu hết các giống lúa thơm miền Nam
có dạng hạt thon dài, thuộc dạng Indica. Có nhiều giống lúa thơm có thể hợp
thành ba nhóm chính là: Nàng thơm sớm, Nàng thơm lỡ và Nàng thơm muộn.
Nổi tiếng nhất là giống Nàng thơm Chợ Đào của tỉnh Long An, mẫn cảm với
ánh sáng ngày ngắn, có thời gian sinh trưởng dài (155 - 165 ngày), bông nhỏ,
năng suất thấp, khoảng 3,0 tấn/ha, cơm mềm, dẻo và có mùi thơm thay đổi từ
cấp 1 đến cấp 5. Hạn chế của giống Nàng thơm Chợ Đào là hạt có vết đục (tính
bạc bụng cấp 5), do vậy không được thị trường quốc tế chấp nhận. Tuy nhiên,

11

download by :


×