Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp nội suy không gian xây dựng bản đồ ngập lụt do lũ trên địa bàn huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.39 MB, 99 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THẢO

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP NỘI SUY KHÔNG GIAN
XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGẬP LỤT DO LŨ TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN ĐỨC THỌ, TỈNH HÀ TĨNH

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã ngành:

8850103

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Phạm Quý Giang

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thảo

i

download by :

năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Phạm Quý Giang đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Hệ thống Thông tin đất đai, Khoa Quản Lý đất đai - Học viện Nơng nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn cán bộ các cơ quan: UBND huyện, phịng Nơng
nghiệp và Phát triển nơng thơn, phịng Tài ngun và Mơi trường, chi cục Thống kê
thuộc huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh cùng chính quyền các xã, thị trấn thuộc huyện Đức
Thọ đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thảo

ii

download by :

năm 2018


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.


Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................... 3

1.4.1.

Những đóng góp mới .......................................................................................... 3

1.4.1.

Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 3

1.4.3.

Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 5
2.1.

Tổng quan về đánh giá ngập lụt .......................................................................... 5


2.1.1.

Định nghĩa lũ lụt ................................................................................................. 5

2.1.2.

Các đặc trưng cơ bản của lũ lụt .......................................................................... 5

2.1.3.

Phân loại lũ ......................................................................................................... 6

2.1.4.

Nguyên nhân hình thành ..................................................................................... 6

2.1.5.

Xây dựng bản đồ ngập lụt ................................................................................... 7

2.1.6.

Tình hình nghiên cứu lũ lụt trong, ngoài nước và các phương pháp tiếp cận
trong đánh giá ngập lụt ....................................................................................... 9

2.2.

Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý (GIS) .................................................. 13


2.2.1.

Lịch sử phát triển của GIS ................................................................................ 13

2.2.2.

Định nghĩa GIS ................................................................................................. 14

2.2.3.

Các bộ phận cấu thành GIS .............................................................................. 15

2.2.4.

Các chức năng của GIS..................................................................................... 17

iii

download by :


2.2.5.

Tình hình nghiên cứu ứng dụng GIS trên thế giới và ở Việt Nam ................... 19

2.2.6.

Quản lý và phân tích dữ liệu trong GIS ............................................................ 22

2.2.7.


Một số ứng dụng của GIS trong các ngành ...................................................... 27

2.2.8.

Xu thế phát triển của GIS ................................................................................. 28

2.3.

Phương pháp nội suy không gian ..................................................................... 29

2.3.1.

Khái niệm về nội suy ........................................................................................ 29

2.3.2.

Phương pháp nội suy trung bình có trọng số (Inversed Distance Weighting –
IDW) ................................................................................................................. 30

2.3.3.

Một số ứng dụng của phương pháp nội suy...................................................... 32

Phần 3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................... 34
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 34

3.2.


Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 34

3.3.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 34

3.3.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất
của huyện Đức Thọ ........................................................................................... 34

3.3.2.

Đánh giá tình hình ngập lụt trên địa bàn huyện Đức Thọ trong những năm gần
đây .................................................................................................................... 34

3.3.3.

Nội suy xây dựng bản đồ ngập lụt huyện Đức Thọ .......................................... 34

3.3.4.

Đánh giá mức độ ngập lụt đối với các loại hình sử dụng đất ........................... 34

3.4.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 34

3.4.1.


Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp............................................................... 34

3.4.2.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ................................................................ 35

3.4.3.

Phương pháp nội suy không gian của GIS ....................................................... 35

3.4.4.

Phương pháp chồng xếp bản đồ ........................................................................ 35

3.4.5.

Phương pháp đánh giá độ chính xác ................................................................. 36

3.4.6.

Phương pháp thống kê ...................................................................................... 38

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 39
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.................................................................... 39

4.1.1.


Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường .................................................. 39

4.1.2.

Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội................................................................. 45

4.1.3.

Nhận xét chung về điều kiện kinh tế xã hội. .................................................... 49

4.2.

Tình hình quản lý sử dụng đất .......................................................................... 50

iv

download by :


4.2.1.

Tình hình quản lý đất đai .................................................................................. 50

4.2.2.

Hiện trạng sử dụng đất và biến động các loại đất ............................................. 53

4.3.

Tình hình lũ lụt trên địa bàn huyện Đức Thọ ................................................... 57


4.4.

Xây dựng bản đồ ngập lụt huyện Đức Thọ ....................................................... 60

4.4.1.

Sử dụng phương pháp nội suy IDW xây dựng bản đồ ngập lụt. ...................... 60

4.4.2.

Xác định hiện trạng sử dụng đất bị ngập huyện Đức Thọ ................................ 72

Phần 5. Kết luận và kiến nghị...................................................................................... 82
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 82

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 83

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 84

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ATNĐ

Áp thấp nhiệt đới

CSDL

Cơ sở dữ liệu

DEM

Digital Elevation Model (Mơ hình số độ cao)

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long
Environmental Systems Research Institute (Viện nghiên cứu

ESRI

các Hệ thống môi trường)
Geographic Information System (Hệ thống thông tin địa lý)

GIS

Inverse Distance Weighted (Phương pháp nội suy trung bình


IDW

có trọng số)

KTTV

Khí tượng thủy văn

KHCN&MT

Khoa học cơng nghệ và mơi trường
Mean absolute percentage error (Sai số trung bình phần trăm

MAPE

tuyệt đối)

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTM

Nông thôn mới

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

RMSE


Root-mean-square error (Sai số trung phương)

UBND

Ủy ban nhân dân

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng phân loại thiệt hại do ngập lụt ..................................................... 8
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ................................................... 54
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp............................................. 56
Bảng 4.3. Bảng so sánh giữa số liệu thực tế và số liệu nội suy tại các điểm tham
chiếu vùng ngoài đê ............................................................................ 68
Bảng 4.4. Bảng so sánh giữa số liệu thực tế và số liệu nội suy tại các điểm tham
chiếu vùng trong đê ............................................................................ 69
Bảng 4.5. Diện tích ngập lụt các loại đất vùng ngồi đê La Giang .................... 76
Bảng 4.6. Diện tích ngập lụt các loại đất vùng trong đê La Giang ..................... 78

vii

download by :


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Đồ thị diễn tả một q trình lũ ....................................................................... 6

Hình 2.2. Các bộ phận cấu thành GIS .......................................................................... 15
Hình 2.3. Sơ đồ phân tích dữ liệu trong hệ thống GIS................................................. 23
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh ................................................... 39
Hình 4.2. Biểu đồ Mực nước và lượng mưa tại Linh Cảm trận lũ năm 2016 .............. 59
Hình 4.3. Hình ảnh ngập lụt ở vùng ngoài đê huyện Đức Thọ trận lũ năm 2016 ........ 60
Hình 4.4. File đầu vào chứa thơng tin các điểm ngập lụt ............................................ 62
Hình 4.5. Các điểm dữ liệu ngập lụt huyện Đức Thọ .................................................. 63
Hình 4.6. Cao độ mức ngập của các điểm ngập lụt ..................................................... 64
Hình 4.7. Sơ đồ cao độ mức ngập vùng ngoài đê La Giang. ....................................... 65
Hình 4.8. Cao độ mức ngập vùng trong đê La Giang .................................................. 66
Hình 4.9.

Cao độ mức ngập thực tế và nội suy tại các điểm dùng để tham chiếu ............. 67

Hình 4.10. Sơ đồ ngập lụt vùng ngồi đê La Giang huyện Đức Thọ............................. 70
Hình 4.11. Sơ đồ ngập lụt vùng trong đê La Giang huyện Đức Thọ ............................. 71
Hình 4.12. Sơ đồ ngập lụt dạng vector polygon ............................................................ 72
Hình 4.13. Cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất huyện Đức Thọ ................................. 73
Hình 4.14. Sơ đồ các loại đất bị ngập huyện Đức Thọ .................................................. 74
Hình 4.15. Biểu đồ diện tích ngập lụt của các xã vùng ngồi đê La Giang ................... 77
Hình 4.16. Biểu đồ diện tích ngập lụt của các xã vùng trong đê La Giang ................... 79
Hình 4.17. Biểu đồ diện tích ngập lụt của các xã có diện tích ngập cả vùng trong đê và
ngoài đê La Giang ........................................................................................ 80

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Nguyễn Thị Thảo
Tên luận văn: “Ứng dụng phương pháp nội suy không gian xây dựng bản đồ ngập lụt
do lũ trên địa bàn huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh”.
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 8850103

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA)
Mục tiêu nghiên cứu
- Ứng dụng phương pháp nội suy IDW xây dựng được bản đồ ngập lụt do lũ tại
huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh năm 2016.
- Thống kê được mức độ ngập lụt và diện tích ngập lụt đối với các loại hình sử
dụng đất trên địa bàn huyện.
Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Phương pháp nội suy không gian của GIS
- Phương pháp chồng xếp bản đồ
- Phương pháp đánh giá độ chính xác
Kết quả và kết luận
Bản đồ ngập lụt huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh được xây dựng dựa trên phương
pháp nội suy trung bình có trọng số (IDW) từ dữ liệu các vết lũ.
Chồng xếp bản đồ ngập lụt huyện Đức Thọ với bản đồ hiện trạng sử dụng đất, xây
dựng được bản đồ ngập lụt các loại đất được phân theo 2 vùng trong đê và ngoài đê La
Giang theo các mức ngập và theo đơn vị hành chính khác nhau.
- Vùng ngồi đê La Giang: tổng diện tích đất bị ngập là 2.945,93 ha, chiếm
khoảng 66,99% tổng diện tích đất vùng ngồi đê La Giang, với mức ngập chủ yếu là
trên 2m. Diện tích đất nơng nghiệp ngập 1.916,26 ha, đất phi nông nghiệp là 946,28 ha,
đất chưa sử dụng là 83,39 ha. Xã Liên Minh bị ngập nhiều nhất với diện tích ngập là
451,13 ha,

- Vùng trong đê La Giang: tổng diện tích đất bị ngập là 7.003,74 ha, chiếm
khoảng 43,91% tổng diện tích đất vùng trong đê La Giang, với mức ngập chủ yếu là
trên 2m. Diện tích đất nơng nghiệp ngập 5.314,46 ha, đất phi nông nghiệp là 1.627,65

ix

download by :


ha, đất chưa sử dụng là 61,64 ha. Xã Đức Đồng bị ngập nhiều nhất với diện tích ngập là
615,91 ha.
Đề xuất một số kiến nghị
- Địa phương cần xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống và tiêu úng, đặc biệt đối
với 7 xã ngoài đê và các xã vùng trũng là những xã có diện tích ngập lụt lớn và mức độ
ngập lụt sâu.
- Trong mùa mưa lũ địa phương cần giám sát diễn biến mực nước và lượng mưa,
kết hợp với bản đồ ngập lụt được xây dựng bằng phương pháp nội suy không gian, dự
báo nguy cơ lũ lụt sẽ xảy ra để có các phương án phòng chống, cảnh báo lũ lụt cả ở
vùng trong đê và ngoài đê.
- Ngoài độ sâu, thời gian ngập lụt và vận tốc lũ cũng là những thông tin rất quan
trọng trong việc đánh giá ảnh hưởng của lũ lụt. Vì vậy cần thường xun cập nhật thơng
tin kịp thời, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về lũ lụt đầy đủ hơn.
- Về mặt nghiên cứu, kết quả áp dụng phương pháp nội suy xây dựng bản đồ ngập
lụt huyện Đức Thọ, là huyện có phần lớn diện tích có địa hình tương đối bằng phẳng,
chênh lệch độ cao không nhiều, cho thấy phương pháp nội suy IDW cho độ chính xác
cao. Các nghiên cứu tiếp theo thử nghiệm phương pháp này ở những vùng khác nhau,
có đặc trưng về địa hình khác nhau để đánh giá thêm về sức mạnh của phương pháp này.

x


download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Thao
Thesis title: “Application of spatial interpolation method to flood inundation mapping
in Duc Tho district, Ha Tinh province”.
Major: Land Management

Code: 8850103

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- Application of IDW interpolation method to establish flood inundation maps of
Duc Tho district, Ha Tinh province.
- Statistics of the level and area of flood inundation for different types land use in
the study area
Research Methods
- Method of secondary data collection
- Method of primary data collection
- Spatial Interpolation method
- Map overlaying method
- Accuracy assessment method.
Research results and conclusions
In this study, flood inundation maps of Duc Tho district, Ha Tinh province
were established based on flood depth data using Inversed Distance Weighting
interpolation method.
The map of inundated land use was established by overlaying flood inundation
map and land use map. The map was divided into two areas: inside area of La Giang
dyke and outside area of La Giang dyke.

- For the area outside of La Giang dyke: the total area of inundation was
2,945.93 ha, accounting for 66.99% of the total natural area outside the dyke. The
inundation depth was mostly over 2 m. The inundation area of agricultural land,
non-agricultural land, and unused land was 1,916.26 ha, 946.28 ha, and 83.39 ha
respectively. The commune with largest inundation area was Liên Minh with an
inundation are of 451.13 ha.
- For the area inside La Giang dyke: the total area of inundation was 7,003.74 ha,
accounting for 43.91% of the total natural area inside the dyke. The inundation depth

xi

download by :


was also mostly over 2 m. The inundation area of agricultural land, non-agricultural land,
and unused land was 5,314.46 ha, 1,627.65 ha, and 61.64 ha respectively. The commune
with largest inundation area was Duc Dong with an inundation are of 615.91 ha.
Recommendations:
- Based on the map of inundation that has been built, the locality need to develop
a plan for rational use of land use types in order to limit the lowest impact of floods in
the rainy seson, especially for 7 communes outside the dyke and communes in sunken
areas where the inundation area was large and inundation level was high.
- In the rainy season, local authorities should monitor water level and rainfall,
combined with the flood map created by spatial interpolation method to forecast flood
risk in order to make prevention plan and flood warning for both inside and outside
areas of the dyke.
- Beside inundation depth, inundation duration and flow velocity are also important
information for the assessment of flooding effects. Therefore, it is neccessary to update
flood information timely and establish an adequate database of flood inundation.
- The results of application of spatial interpolation method in inundation mapping

for Duc Tho, a district with mostly flat topography and inconsiderable varies in
evelation show a high level of accuracy. Further research should apply this method in
other areas with different elevation characteristics in order to exammine the power of
the method.

xii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Lũ lụt là một hiện tượng thiên tai gây ra những thiệt hại nghiêm trọng. Lũ
lụt gây hư hỏng hoặc phá hủy hoàn toàn hệ thống nhà cửa, đường xá, các cơng
trình giao thơng như cầu, cống, đường tàu…Khơng những làm thiệt hại về của
cải vật chất, lũ lụt còn gây thương vong về người và vật nuôi. Sau khi đi qua
lũ lụt còn để lại nhiều hậu quả khác: Gây ô nhiễm và khan hiếm nguồn nước
vì khi xảy ra lũ lụt sẽ mang theo các chất bẩn, chất thải tiếp xúc trực tiếp với
nguồn nước sinh hoạt và các nguồn nước khác. Do khơng có nước nên việc vệ
sinh kém sẽ dễ gây các bệnh truyền nhiễm. Bên cạnh đó những giống cây
trồng nơng nghiệp khơng có khả năng chịu úng sẽ chết gây ra mất mùa và
khan hiếm lương thực…
Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của các trận lũ lụt gây nên
những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Đặc biệt là miền Trung - khu vực dễ bị
tổn thương nhất do tác động của lũ lụt và ngập úng. Năm 1999, các trận lũ lịch sử
đã cướp đi sinh mạng của hơn 600 người, làm bị thương trên 1.000 người, nhiều
cơng trình dân sinh kinh tế bị đổ sập, hư hỏng nặng, tổng thiệt hại ước tính gần
5.000 tỷ đồng (Nguyễn Lập Dân và cs., 2007). Gần đây nhất là trận lũ vào cuối
năm 2016, theo Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, mưa lũ hai
tháng cuối năm làm hơn 300.000 ngôi nhà bị ngập, hư hại, cuốn trôi 258.300 ha

lúa, 113.200 ha hoa màu và 49.800 ha diện tích ni trồng thủy sản bị hư hỏng,
tổng thiệt hại ước tính trên 8.500 tỷ đồng (Phạm Hương, 2016). Lũ lụt đã để lại
hậu quả hết sức nặng nề, hàng ngàn hộ dân phải rời khỏi các vùng sạt lở, ngập
lụt, hệ sinh thái môi trường các vùng bị huỷ hoại nghiêm trọng. Hiện nay biến
đổi khí hậu với diễn biến ngày càng phức tạp, lũ lụt được dự báo sẽ xảy ra với tần
suất và cường độ ngày càng khốc liệt hơn, gây những thiệt hại ngày càng nghiêm
trọng hơn về kinh tế - xã hội.
Lũ lụt và những tác động của nó gây ảnh hưởng lớn đố vớ các loạ hình sử
dụng đất. Trong đó, đất nơng ngh ệp có thể bị g ảm, lượng mưa thay đổi, lượng
dinh dưỡng trong đất bị mất cao hơn trong suốt các đợt mưa dài, gây khó khăn
cho sản xuất nơng nghiệp, một phần d ện tích sẽ khơng sử dụng được nữa do
ngập úng, xó mịn hoặc sẽ phả chuyển đổ thành đất ở cho những hộ dân phả d

1

download by :


rờ do ảnh hưởng của thiên tai (ngập úng, xó lở bờ sơng, sạt lở đất). Bình qn
mỗi năm tại miền Trung có khoảng 12 vạn ha lúa và trên 6,2 vạn ha hoa màu bị
ngập úng (Mai Hạnh Nguyên, 2008). Mặt khác cơ sở hạ tầng cũng bị ảnh hưởng,
gây sức ép trong việc bố trí quỹ đất để xây dựng mới thay thế các cơng trình đã
bị hư hỏng do thiên tai. Lũ lụt không chỉ làm mất đất sản xuất nơng nghiệp, đất ở
mà cịn gây thiệt hại về người và tài sản, hư hại hệ thống cơ sở hạ tầng. Tạo áp
lực cho việc bố trí quỹ đất tương đối lớn, đồng thời trong việc xác định vị trí xây
dựng, bố trí các cơng trình.
Việc xây dựng bản đồ ngập lụt và đánh giá mức độ ngập lụt đối với các
loại hình sử dụng đất với các thông tin chi tiết như: phạm vi không gian, độ
ngập và khoảng thời gian ngập là hết sức cần thiết, từ đó đề xuất các phương
án quản lý và sử dụng đất phù hợp nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng của lũ

lụt đối với sản xuất và đời sống của nhân dân. Nhận thức được tầm quan trọng
của vấn đề đánh giá mức độ ngập lụt, những năm gần đây đã có một số cơng
trình nghiên cứu đánh giá về lũ lụt theo những hướng tiếp cận khác nhau:
đánh giá mức độ ngập lụt trên quan điểm thủy văn, địa mạo hoặc sử dụng
công nghệ viễn thám đã thu được một số thành tựu quan trọng. Việc xác định
vùng ngập lụt sẽ cung cấp nguồn thơng tin bổ ích cho các nhà quy hoạch trong
việc xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất, đề xuất được các giải pháp
trong quản lý và sử dụng đất hiệu quả. Tuy nhiên do hạn chế về mục tiêu, nội
dung và kinh phí nên nhiều vấn đề quan trọng chưa được nghiên cứu một cách
đồng bộ, tổng hợp. Việc xây dựng vùng ngập lụt cịn khó khăn do nguồn số
liệu khơng đủ cho các cách tiếp cận.
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một công cụ tổng hợp được ứng dụng
rộng khắp trên toàn thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong những năm
gần đây GIS đã được nhiều cơ quan, tổ chức ứng dụng trong các nghiên cứu đánh
liên quan đến quản lý và sử dụng đất. Việc đánh giá mức độ ngập lụt dựa theo
phương pháp trước đây chỉ dừng ở cấp độ số liệu, tại vị trí lấy số liệu, tuy nhiên
ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ GIS đã giúp cho chúng
ta đánh giá mức độ ngập lụt ở phạm vi lớn hơn. Thơng qua GIS cùng với các
thuật tốn nội suy không gian từ vết lũ chúng ta đánh giá được tổng quát bức
tranh toàn cảnh về mức độ ngập lụt tại một khu vực rộng lớn.
Đức Thọ là một huyện trung du thuộc đồng bằng Sông La và hữu
ngạn Sơng Lam phía bắc của tỉnh Hà Tĩnh. Là huyện thường xuyên chịu ảnh

2

download by :


hưởng lớn đối với tình trạng ngập lụt. Thống kê của của UBND huyện Đức Thọ,
trận lũ năm 2016 toàn huyện đã có 660 hộ bị ngập từ 0,2 - 0,5m, bị ngập úng và

gãy đổ 140,9 ha ngô đông, 81 ha nuôi trồng thủy sản bị ngập và mất trắng (Sở
nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh).
Lũ lụt là một hiện tượng tự nhiên không thể tránh được trong hệ thống thời
tiết khí hậu phức tạp của Trái đất. Tuy nhiên chúng ta hồn tồn có thể giảm
thiểu tối đa những tổn thất gây ra do lũ lụt. Việc xây dựng bản đồ và đánh giá
mức độ ngập lụt là vô cùng quan trọng trong việc xây dựng các giải pháp thích
ứng để sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên đất đai. Xuất phát từ tình
hình thực tế trên, tơi chọn đề tài: “Ứng dụng phương pháp nội suy không gian
xây dựng bản đồ ngập lụt do lũ trên địa bàn huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
+ Ứng dụng phương pháp nội suy IDW xây dựng được bản đồ ngập lụt do
lũ tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh năm 2016.
+ Thống kê được mức độ ngập lụt và diện tích ngập lụt đối với các loại hình
sử dụng đất trên địa bàn huyện.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Những đóng góp mới
Việc ứng dụng phương pháp nội suy không gian để xây dựng bản đồ ngập
lụt tạo tiền đề cho quá trình xây dựng các cơ sở dữ liệu làm nền tảng cho các
nghiên cứu về bộ công cụ hỗ trợ quản lý, quy hoạch, bố trí và sử dụng đất hợp lý
(đặc biệt là thủy lợi, nông nghiệp, đô thị, công nghiệp, giao thông) và phòng
chống thiên tai lũ lụt cho miền Trung.
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Phương pháp nội suy không gian xây dựng bản đồ ngập lụt sẽ mở rộng kiến
thức về việc sử dụng các công cụ hiện đại để dự báo, quản lý rủi ro lũ lụt. Nghiên
cứu này cung cấp thông tin nhằm xây dựng các biện pháp quản lý lũ lụt chính
xác, tăng cường năng lực quản lý lũ lụt.
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn
Việc xây dựng bản đồ ngập lụt trước hết sẽ thuận lợi cho công tác dự báo lũ


3

download by :


lụt cho huyện Đức Thọ, tăng cường năng lực phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại
do lũ lụt gây ra, phòng chống cứu hộ nhân dân vùng lũ lụt. Tiếp đó hỗ trợ cho
việc quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch đô thị, cụ thể là xác định những vùng
khác nhau thì phục vụ cho những mục đích khác nhau để ít thiệt hại, đồng thời hỗ
trợ cho việc quản lý và sử dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả, tiến tới phát triển
bền vững.

4

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT
2.1.1. Định nghĩa lũ lụt
Lũ lụt là hiện tượng tự nhiên xảy ra hàng năm. Lũ do nước sông dâng cao
trong mùa mưa. Số lượng nước dâng cao xảy ra trên một con sông ở mức tạo
thành lũ có thể xảy ra một lần hoặc nhiều lần trong năm. Khi nước sông dâng lên
cao, vượt qua khỏi bờ, chảy tràn vào các vùng trũng và gây ra ngập trên một diện
rộng trong một khoảng thời gian nào đó gọi là ngập lụt. Lũ lụt được gọi là lớn và
đặc biệt lớn khi nó gây ra nhiều thiệt hại lớn và kéo dài về người và của cải. Để
theo dõi diễn biến mực nước trên sông, người ta tổ chức đo đạc mực nước và vẽ
thành các thủy đồ.
2.1.2. Các đặc trƣng cơ bản của lũ lụt

- Mực nước là do cao độ mực nước so với cao trình chuẩn (thường so sánh
với mực nước biển trung bình). Mực nước thường ký hiệu là H và đơn vị là cm.
- Lưu lượng nước là lượng nước chảy qua một mặt cắt ngang lòng dẫn trong
một đơn vị thời gian. Lưu lượng thường ký hiệu là Q và đơn vị là 1/s hoặc m3/h.
- Đỉnh lũ là giá trị mực nước lớn nhất (Hmax) hoặc lưu lượng lớn nhất
(Qmax) trong một trận lũ.
- Chân lũ lên là thời điểm từ mực nước bắt đầu dâng lên cao so với mực
bình thường.
- Chân lũ xuống là thời điểm từ mực nước xuống đến so với mức bình thường.
- Thời gian lũ lên là khoảng thời gian từ thời điểm chân lũ lên đến đỉnh lũ.
Thời gian lũ xuống là khoảng thời gian từ đỉnh lũ đến thời điểm chân lũ xuống.
- Thời gian lũ là khoảng thời gian từ thời điểm chân lũ lên đến lúc chân
lũ xuống.
- Biên độ lũ là chênh lệch mực nước đỉnh lũ và mực nước chân lũ lên.
- Tổng lượng lũ là lượng nước lũ do mưa gây ra trong một trận lũ, tính
bằng m3.
- Modun đỉnh lũ là lưu lượng đỉnh lũ trên một đơn vị diện tích lưu vực
sơng, đơn vị thường là l/s.ha hoặc m3/s.km2.

5

download by :


- Cường xuất lũ là tốc độ nước lên hoặc xuống, đo bằng cm/giờ hoặc
m/ngày.

Hình 2.1. Đồ thị diễn tả một quá trình lũ
2.1.3. Phân loại lũ
Căn cứ vào mực nước đỉnh lũ trung bình nhiều năm (TBNN), phân loại

thành 5 loại:
+ Lũ nhỏ là loại lũ có đỉnh lũ thấp hơn mức đỉnh lũ trung bình nhiều năm.
+ Lũ vừa là loại lũ có đỉnh lũ đạt mức đỉnh lũ trung bình nhiều năm.
+ Lũ lớn là loại lũ có đỉnh lũ cao hơn mức đỉnh lũ trung bình nhiều năm.
+ Lũ đặc biệt lớn là loại lũ có đỉnh lũ cao hiếm thấy trong thời kỳ quan trắc.
+ Lũ lịch sử là loại lũ có đỉnh lũ cao nhất trong chuỗi số liệu quan trắc hoặc
do điều tra khảo sát được.
2.1.4. Nguyên nhân hình thành
Mưa lớn và kéo dài (do bão lớn) là nguyên nhân chính gây ra lũ lụt, ngồi
ra ở vùng đồng bằng cửa sơng tiếp giáp với biển, triều cường là một nhân tố làm
lũ lụt trầm trọng hơn. Ngồi ra, cịn một số yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng
xuất hiện lũ lớn và bất thường:
+ Lưu vực càng rộng thì nước lũ lên chậm nhưng cũng sẽ rút chậm, ngược
lại lưu vực hẹp và dài sẽ làm nước lũ lên nhanh – một số trường hợp sẽ hình
thành lũ quét, lũ ống…

6

download by :


+ Rừng bị tàn phá cũng là một trong các ngun nhân gây nên lũ lụt và xói
mịn đất.
+ Hiện tượng elnino (do sự nóng lên của vùng biển xích đạo vùng nam mỹ
Thái Bình Dương) và La nina (do sự lạnh lên của vùng biển xích đạo đơng Thái
Bình Dương) đã gây ra hiện tượng lũ lụt và hạn hán trên nhiều vùng khác nhau.
+ Nếu một hệ thống sơng có nhiều con sơng hợp thành thì khả năng tổ hợp
thời điểm xuất hiện lũ đồng thời sẽ làm gia tăng mức độ nghiêm trọng mức độ
của lũ.
2.1.5. Xây dựng bản đồ ngập lụt

2.1.5.1. Sự cần thiết xây dựng bản đồ ngập lụt
Vùng hạ lưu các sông là nơi tập trung đông dân cư, kinh tế xã hội phát triển.
Ngập lụt sẽ gây tác hại rất lớn cho vùng hạ lưu các sơng về tài sản và tính mạng
người dân. Vì vậy lập bản đồ ngập lụt phục vụ cơng tác phịng chống, ứng cứu là
hết sức cần thiết.
Cơng tác dự báo thủy văn trước đây chỉ dự báo mực nước tại các trạm,
người dân và các cấp chính quyền địa phương triển khai phòng chống, cứu hộ
dựa vào mực nước các trạm kết hợp với kinh nghiệm gây khó khăn trong cơng
tác phịng chống lũ lụt. Do thay đổi của địa hình, cơng trình, địa vật trên vùng
ngập đã thay đổi mức độ ngập lụt vì vậy cách so sánh khả năng ngập với mực
nước các trạm dự báo khơng chính xác. Với sự phát triển của kinh tế xã hội thì
yêu cầu của dự báo thủy văn không chỉ dừng lại ở việc dự báo mực nước các
trạm mà cần phải dự báo, cảnh báo diện ngập, độ sâu ngập vùng hạ lưu. Việc xây
dựng bản đồ ngập lụt giúp nhân dân và chính quyền địa phương trong vùng ngập
triển khai phòng chống lũ lụt hiệu quả và tiết kiệm. Bản đồ độ cao mức ngập xác
định được diện tích và độ sâu ngập của khu vực. Từ đó các cấp chính quyền địa
phương chủ động trong cơng tác phịng tránh, xây dựng phương án cứu hộ kịp
thời và hiệu quả.
Bản đồ ngập lụt được xây dựng theo các tần suất mưa lũ giúp công tác quy
hoạch, xây dựng, phát triển kinh tế xã hội đạt hiệu quả cao. Bản đồ ngập lụt là cơ
sở để lựa chọn vị trí xây dựng các cơng trình dân sinh, kinh tế, xã hội, là căn cứ
để xác định quy mơ, cao độ, độ dài của các cơng trình giao thông thủy lợi.

7

download by :


Bảng 2.1. Bảng phân loại thiệt hại do ngập lụt
Thiệt hại


Hữu hình

Vơ hình

Trực tiếp

- Thiệt hại vật chất,
- Nhà cửa, cơng trình và tài sản,
- Cơ sở hạ tầng, các tiện ích, cơ sở
cơng cộng,
- Nơng nghiệp,
- Khác.

Gián tiếp

- Sự di tản tạm thời.
- Sự dọn dẹp vệ sinh tẩy rửa, diệt
trùng.
- Sự giảm sút nguồn thu nhập
- Sự giảm sút các sản phẩm công
nghiệp
- Khác

- Thiệt hại về người
- Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
- Gây thiệt hại đến môi trường
- Khác

- Tác động xấu đến các hoạt

động xã hội
- Tăng khả năng bị tổn thương
của các đối tượng sống sót
- Khác

2.1.5.2. Phân loại bản đồ ngập lụt
- Bản đồ ngập lụt xây dựng bằng phương pháp viễn thám: phương pháp này
thường chỉ được áp dụng để xây dựng các bản đồ ngập lũ đa xảy ra trong quá
khứ. Tư liệu ảnh viễn thám có thể gồm các ảnh vệ tinh chủ động (ví dụ ảnh
radar), ảnh máy bay được ghi nhận trong thời điểm ngập lụt. Sau đó sẽ được xử
lý và khoanh vùng ngập.
- Bản đồ xây dựng bằng phương pháp mơ hình thủy văn, thủy lực: mơ
phỏng q trình dịng chảy sơng ngịi bằng mơ hình tốn; các mơ hình được ứng
dụng để tính tốn thủy lực, thủy văn và xây dựng bản đồ, phải chuẩn bị dữ liệu
chi tiết kết hợp với các kỹ thuật tính tốn bậc cao hay tính tốn song song để
nâng cao hiệu quả mơ hình.
- Bản đồ xây dựng bằng phương pháp ứng dụng GIS: trên cơ sở khảo sát
khu vực, điều tra cao độ, vị trí các vế lũ từ đó xác định vùng ngập bằng phương
pháp nội suy khơng gian, kết hợp với mơ hình số độ cao xây dựng bản đồ ngập
lụt khu vực nghiên cứu. Phương pháp này cho kết quả tương đối nhanh, sau khi
chuẩn bị cơ sở dữ liệu tốt.
- Ngoài ra, từ nguồn số liệu thu thập được có thể kết hợp các phương pháp
này với nhau để xây dựng bản đồ ngập lụt có độ chính xác cao.

8

download by :


2.1.6. Tình hình nghiên cứu lũ lụt trong, ngồi nƣớc và các phƣơng pháp

tiếp cận trong đánh giá ngập lụt
2.1.6.1. Tình hình nghiên cứu ngập lụt trên thế giới
Tại Bangladesh đã xây dựng thành công hệ thống giám sát và cảnh báo
ngập lụt trên cơ sở sử dụng mơ hình MIKE11 dưới sự trợ giúp của UNDP/WMO
kết hợp với sử dụng tư liệu viễn thám GMS, NOAA-12 và NOAA-14. Hệ thống
giám sát và cảnh báo ngập lụt này được áp dụng cho 9 vùng lãnh thổ rộng 82.000
km2, dài 7.270 km sông, 195 nhánh, sử dụng 30 trạm giám sát.
Tại Trung Quốc đã xây dựng hệ thống giám sát và cảnh báo ngập lụt trên cơ
sở sử dụng tư liệu viễn thám FY-II, OLR, GPCP, ERS-II, SSM/I. Trong vài năm
gần đây, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy sự không bền vững trong sử dụng
tài nguyên nước và các hệ sinh thái tại các lưu vực sông. Nhận thức được vấn đề
này, Ủy ban Hợp tác Quốc Tế về Môi Trường và Phát triển Trung Quốc
(CCICED) đã đề xuất áp dụng quản lý tổng hợp lưu vực sông tại Trung Quốc dựa
trên cách tiếp cận hệ sinh thái.
Một số nước thuộc châu Phi sử dụng mơ hình thủy văn FEWS ET kết hợp
với hệ thống thông tin địa lý (GIS) để xây dựng hệ thống giám sát và cảnh báo
ngập lụt cho 5.600 vùng hạ lưu với sự trợ giúp xây dựng của tổ chức
USGS/EROS.
Thái Lan là một nước nằm trong khu vực Đơng Nam Á, có nhiều điểm
tương đồng về điều kiện tự nhiên với Việt Nam. Viễn thám đã được ứng dụng
ở Thái Lan trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp, môi trường và
thảm họa thiên nhiên, quy hoạch đô thị... Một số nghiên cứu về ngập lụt ở
Thái Lan như “Dự án phát triển hệ thống cảnh báo ngập lụt cho vùng lòng
chảo hao Phraya” đã được báo cáo kết quả ở hội nghị quốc tế Kyoto - Nhật
Bản vào tháng 5/2004.
Hệ thống này phát triển nhằm mục đích cảnh báo sớm cho các cộng đồng
dân cư dọc theo vùng lòng chảo tránh lũ khi có mưa lớn ở thượng nguồn, dựa
trên việc thiết kế và xây dựng một hệ thống truyền dữ liệu thực địa liên tục
tự động từng 10 phút để phân tích và dự báo lũ. Nghiên cứu ngập lụt ở sông Mae
Chaem thuộc tỉnh Chiêng Mai-Thái Lan, sử dụng mô hình thủy lực HEC-RAS và

khảo sát thực địa nhờ các trạm đo DGPS để xây dựng các mặt cắt sông và vết lũ
năm 2001 để hiệu chỉnh mơ hình. (Hồng Thị Nguyệt Minh.2008)

9

download by :


2.1.6.2. Nghiên cứu lũ lụt tại Việt Nam
* Lũ và ngập lụt ở Việt Nam
Ở Đồng bằng sông Hồng trong 100 năm qua đã có 26 trận lũ lớn. Các trận
lũ lớn này đa số xảy ra vào tháng 8, đây là thời kỳ mưa bão nhiều nhất. Hai trận
lũ đặc biệt lớn đã xảy ra vào 8/1945 và 8/1971 gây ra vỡ đê nhiều nơi. Ngồi ra
cịn có các trận lũ lớn xảy ra vào các năm: 1913, 1915, 1917, 1926, 1964, 1968,
1969, 1970, 1986, 1996, 2002... Năm 1971, cơn lũ làm vỡ đê sông Hồng. Mực
nước sông Hồng ngày 20/8 lên đến 14,13m ở Hà Nội. Mực nước này cao hơn báo
động cấp III đến 2,63 m, mực nước sơng Hồng đo được 18,17m ở Việt Trì (cao
hơn 2,32m so với báo động cấp III) và 16,29m ở Sơn Tây (cao hơn 1,89m so với
báo động cấp III).
Khu vực miền Trung, từ năm 1964 trở lại đây đã phải gánh chịu nhiều
cơn lũ lớn xảy ra. Mưa gây lũ lụt ở thượng lưu và vùng đồng bằng với số lần
ngày càng tăng trong năm, cường độ mưa ngày càng lớn và diễn biến hết
sức phức tạp. Khủng khiếp nhất là vào năm 1999, những trận mưa liên tục kéo
dài 1 tháng đã đẩy mực nước các sông lớn ở miền Trung dâng nhanh chưa
từng thấy. Lượng mưa từ ngày 29/10 đến ngày 3/11 tại Huế đạt kỷ lục
1.384mm. Đây được coi là lượng mưa ngày lớn thứ 2 thế giới, chỉ đứng sau kỷ
lục 1.870mm đo được tại Cilaos trên đảo Reunion (Pháp). Tiếp đến là các trận
mưa lớn từ ngày 01 đến ngày 07/12 làm “nũng” cả đất Quảng Nam, Quảng Ngãi
với tổng lượng mưa 2.192mm trên thượng lưu sông Tam Kỳ (Quảng Nam)
và 2.011mm tại huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi).

Đến năm 2009, mười năm sau khi xảy ra “cơn lũ kinh hoàng”, dải đất
nghèo miền Trung tiếp tục đón 11 cơn bão, 4 cơn áp thấp nhiệt đới gây 4 trận lũ,
trong đó có cơn lũ lớn đi theo bão số 9 được xem là cơn lũ lịch sử.
Năm 2010, có đến 6 cơn bão và 5 cơn ATNĐ ráo riết ập xuống địa bàn các
tỉnh miền Trung kéo dài từ tháng 8 đến tháng 10. Từ năm 2005 đến năm 2010, tại
miền Trung, thiên tai đã làm gần 1.859 người thiệt mạng, trong đó 1.640 người
chết và 219 người mất tích. Mới đây, đầu tháng 11/2011, miền Trung lại bị chìm
trong lũ lớn khiến hàng chục ngàn người dân lâm cảnh màn trời chiếu đất. Mưa
lũ đã làm 28 người chết (trong đó Quảng Nam 19, Quảng gãi 3, Đà Nẵng 3, TTHuế 1, Bình Định 1, Phú Yên 1) và 1 người mất tích, thiệt hại về vật chất lên đến
hàng nghìn tỷ đồng.

10

download by :


Ở đồng bằng sông Cửu Long đã xảy những trận lũ lớn vào các năm: 1961,
1966, 1978, 1984, 1991, 1994, 1996, 1999, 2000, 2001, trận lũ lớn xảy ra tháng
9,10/2011 được coi là lớn nhất trong nhiều năm qua và lớn hơn lũ lịch sử năm
2000. Đặc điểm lũ thường kéo dài nhiều tháng, những năm lũ lớn kéo dài từ 3 - 4
tháng, lũ lên xuống với cường suất nhỏ, trung bình từ 3 - 4 cm/ngày, những trận
lũ lớn cũng chỉ từ 10-12 cm/ngày, cao nhất đạt 30 cm/ngày, tốc độ truyền lũ
chậm, thường là lũ một đỉnh và dạng lũ khá ổn định.
* Các nghiên cứu về lũ lụt
Sau trận lũ năm 1999 một số cơng trình nghiên cứu lũ lụt các lưu vực sông
miền Trung cấp nhà nước đã được triển khai. Các cơng trình này chủ yếu tập trung
vào nghiên cứu các lưu vực sông ở khu vực Trung Trung Bộ. Một số cơng trình tiêu
biểu liên quan đến việc nghiên cứu dự báo và cảnh báo ngập lụt hạ lưu được tiến
hành trong nước thời gian gần đây, có thể kể đến các cơng trình nghiên cứu sau:
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương (KTTVTƯ) thực hiện dự

án "Tăng cường hệ thống dự báo và cảnh báo lũ lụt ở Việt Nam". Dự án bắt đầu
thực hiện từ năm 2008, sau 6 năm triển khai (giai đoạn 1), dự án đã thiết lập một
mạng lưới quan trắc tự động cho khu vực các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình
đến Quảng Ngãi, bao gồm 17 trạm khí tượng tự động quan trắc, 1 trạm khí tượng
- hải văn, 43 trạm thủy văn quan trắc mực nước và 15 trạm đo mưa độc lập; thiết
lập 5 trung tâm dự báo, cảnh báo lũ cấp tỉnh, 1 trung tâm dự báo, cảnh báo lũ cấp
khu vực và 1 trung tâm dự báo, cảnh báo lũ cấp quốc gia. Trong khuôn khổ dự
án, Trung tâm Dự báo KTTVTƯ đã tổ chức 4 đợt đào tạo tập trung tại nước
ngoài cho 32 lượt cán bộ và nhiều khóa học về quản lý mạng lưới và bảo trì hệ
thống, phần mềm dự báo lũ... Kết quả cho thấy, dự án đã góp phần đáng kể nâng
cao độ chính xác, kịp thời của các bản tin dự báo liên quan tới các điều kiện về lũ
lụt trong các vùng bị ảnh hưởng, góp phần phịng, chống và sẵn sàng ứng phó với
thiên tai một cách hữu hiệu. Dự án: Tăng cường hệ thống dự báo, cảnh báo lũ lụt
ở Việt Nam – Giai đoạn II” tiếp tục được triển khai . Khi dự án hoàn thành và
đưa vào khai thác số liệu phục vụ dự báo khí tượng thủy văn sẽ tạo một bước đột
phá lớn đó là hiện đại hóa cơng nghệ dự báo và mạng lưới trạm quan trắc khí
tượng thủy văn tự động cho Đài khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao của đời sống xã hội, đồng thời cũng nâng cao năng
lực cho cán bộ quản lý, cán bộ dự báo và cán bộ làm công tác điều tra cơ bản. Dự
án hoàn thành toàn bộ khu vực miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận sẽ có

11

download by :


một hệ thống quan trắc KTTV tương đối hoàn chỉnh với công nghệ đo và truyền
thông tin tự động thời gian thực, nâng cao chất lượng và tính kịp thời của các bản
tin dự báo, góp phần phịng, tránh, giảm nhẹ thiên tai trên khu vực.
- Đề tài “Xây dựng bản đồ nguy cơ ngập lụt tỉnh Quảng Nam” thuộc dự án

“Khắc phục hậu quả môi trường do bão lũ ở tỉnh Quảng Nam” do bộ
KHCN&MT quản lý, Sở KHCN&MT, năm 2010-1011.
- Đề tài “Xây dựng bản đồ ngập lụt phương án cảnh báo, dự báo và phòng
tránh nguy cơ ngập lụt hạ lưu các sông tỉnh Quảng Ngãi” do Sở KHCN&MT
Quảng Ngãi quản lý, Đài KTTV khu vực Trung Trung Bộ chủ trì. Trong đó có
các bản đồ nguy cơ ngập lụt ứng với các tần suất 1%, 5%, 10% đã được xây dựng
dựa trên cơ sở điều tra vết lũ và tính tốn đỉnh lũ thiết kế, các cột mốc báo lũ đã
được xây dựng trong khuôn khổ của đề tài, đồng thời đề tài cũng đưa ra các
phương án cảnh báo, dự báo và nguy cơ ngập lụt.
- Đài KTTV khu vực Nam Trung Bộ đã thực hiện đề tài “Xây dựng bản đồ
ngập lụt, xây dựng phương án dự báo lũ ở các tỉnh Phú Yên – Khánh Hịa – Ninh
Thuận – Bình Thuận” và đề tài “Xây dựng bản đồ nguy cơ ngập lụt tỉnh Bình
Định” (Nguyễn Văn Lý, 2009) đã và đang được áp dụng có hiệu quả trong việc
phịng chống giảm nhẹ thiên tai.
- Trung tâm tư vấn PIM – Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, người thực
hiện Phạm Văn Ban thực hiện đề tài “Xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ ngập
lụt các vùng trong tỉnh Ninh Bình”.
- Nguyễn Phú Thắng (2014) có nghiên cứu về “Đánh giá hiện trạng, nguyên
nhân ngập lụt cục bộ địa bàn thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang và đề xuất
các giải pháp khắc phục”. Trong nghiên cứu của mình, để đánh giá hiện trạng,
xác định các nguyên nhân ngập lụt cục bộ tại địa bàn thành phố Long Xuyên,
tỉnh An Giang, tác giả đã sử dụng các phương pháp như phương pháp điều tra
thực địa, phương pháp bản đồ và phương pháp tổng hợp, so sánh.
2.1.6.3. Các phương pháp tiếp cận trong đánh giá ngập lụt
Việc nghiên cứu các giải pháp phòng tránh lũ lụt trên thế giới đã và đang
được đặc biệt quan tâm, hiện nay có nhiều hướng tiếp cận khác nhau và một
trong số đó là giải pháp kết hợp giữa giải pháp cơng trình và phi cơng trình. Các
giải pháp cơng trình thường được sử dụng như hồ chứa, đê điều, cải tạo lịng
sơng...trong khi giải pháp phi cơng trình có thể là xây dựng bản đồ nguy cơ ngập


12

download by :


×