Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng viễn thám và GIS để đánh giá biến động rừng giai đoạn 2005 2014 huyện bảo yên, tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.16 MB, 96 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRIỆU CHÍ QUYẾT

ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS
ĐỂ ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG RỪNG
GIAI ĐOẠN 2005 – 2014
HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI

Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Lê Thị Giang

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám


ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Triệu Chí Quyết

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Lê Thị Giang - giảng viên bộ mơn Hệ thống Thơng tin đất đai
đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt
q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Hệ thống thông tin đất đai, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm Công
nghệ thông tin – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Lào Cai đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Triệu Chí Quyết

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình ................................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................... 2

Phần 2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ................................................................... 4
2.1.

Tổng quan về rừng .............................................................................................. 4

2.1.1.

Tài nguyên rừng .................................................................................................. 4

2.1.2.

Hiện trạng rừng trên thế giới .............................................................................. 6

2.1.3.

Tài nguyên rừng ở Việt Nam .............................................................................. 8


2.2.

Khái quát về công nghệ viễn thám ................................................................... 20

2.2.1.

Tổng quan về công nghệ viễn thám .................................................................. 20

2.2.2.

Nguyên lý thu nhận thông tin của viễn thám .................................................... 21

2.2.3.

Những bộ cảm chính trong viễn thám .............................................................. 22

2.3.

Khái quát về GIS .............................................................................................. 26

2.3.1.

Định nghĩa về hệ GIS ....................................................................................... 26

2.3.2.

Các thành phần của GIS ................................................................................... 27

2.3.3.


Cấu trúc dữ liệu trong GIS................................................................................ 28

2.4.

Thành lập bản đồ và nghiên cứu biến động rừng bằng phương pháp viễn
thám kết hợp GIS và một số ứng dụng ............................................................. 29

2.4.1.

Thành lập bản đồ và nghiên cứu biến động rừng bằng phương pháp Viễn
thám kết hợp với GIS........................................................................................ 29
iii

download by :


2.4.2.

Ứng dụng công nghệ Viễn Thám và GIS trên thế giới và tại Việt Nam .......... 32

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 35
3.1.

Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 35

3.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 35

3.3.


Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 35

3.4.

Phương pháp nguyên cứu ................................................................................. 35

3.4.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp............................................................... 35

3.4.2.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ................................................................ 35

3.4.3.

Phương pháp giải đoán ảnh Viễn Thám ........................................................... 36

3.4.4.

Phương pháp đánh giá độ chính xác của phép phân loại có kiểm định ............ 36

3.4.5.

Phương pháp phân tích khơng gian của GIS. ................................................... 38

3.4.6.

Phương pháp thống kê xử lý số liệu ................................................................. 38


Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 39
4.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.................................................... 39

4.1.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Bảo Yên.......................... 39

4.1.2.

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ............................................................... 44

4.2.

Khái quát chung về quản lý và sử dụng đất rừng ............................................. 47

4.2.1.

Tình hình quản lý, sử dụng đất đai ................................................................... 47

4.2.2.

Tình hình quản lý bảo vệ rừng.......................................................................... 49

4.3.

Xác định biến động rừng huyện Bảo Yên giai đoạn 2005 – 2014 .................... 51


4.3.1.

Thành lập bản đồ hiện trạng rừng năm 2005, năm 2014 .................................. 51

4.3.2.

Thành lập bản đồ biến động rừng huyện Bảo Yên giai đoạn 2005-2014 ......... 71

4.3.3.

Đánh giá biến động rừng .................................................................................. 75

4.3.4.

Nguyên nhân biến động rừng huyện Bảo Yên.................................................. 75

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 82
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 80

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 81

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 82

iv

download by :



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

DMA

Đất trồng hoa mầu

LNP1
LNP2

Đất rừng giầu
Đất rừng trung bình

LNP3

Đất rừng nghèo

NUOC

Đất mặt nước

HNK

Đất trồng cây hang năm khác


ONT

Đất khu dân cư nông thôn

v

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê hiện trạng rừng Việt Nam qua các năm 1943 – 2014 ..................... 9
Bảng 2.2. Diện tích, mật độ tre phủ rừng của một số tỉnh ............................................ 10
Bảng 2.3. Các thế hệ vệ tinh Landsat ............................................................................ 23
Bảng 2.4. Đặc trưng bộ cảm của ảnh Landsat ............................................................... 25
Bảng 2.5. So sánh một số phương pháp thành lập bản đồ............................................. 31
Bảng 4.1. Cơ cấu diện tích huyện Bảo Yên năm 2014 ................................................. 48
Bảng 4.2. Tổng hợp tài nguyên rừng huyện Bảo Yên ................................................... 50
Bảng 4.3. Dữ liệu thu thập ............................................................................................ 51
Bảng 4.4. Một số điểm mẫu đặc trưng .......................................................................... 54
Bảng 4.5. Kết quả nắn ảnh ............................................................................................ 57
Bảng 4.6. Các loại hình sử dụng đất huyện Bảo Yên.................................................... 60
Bảng 4.7. Khóa giải đốn ảnh vệ tinh ........................................................................... 62
Bảng 4.8. Đánh giá sự khác biệt mẫu năm 2005 ........................................................... 62
Bảng 4.9. Đánh giá sự khác biệt mẫu năm 2014 ........................................................... 63
Bảng 4.10. Đánh giá độ chính xác sau phân loại ảnh năm 2005 ................................................65
Bảng 4.11. Kết quả đánh giá độ chính xác sau phân loại ảnh năm 2014...................................66
Bảng 4.12. Phân loại thảm phủ rừng huyện Bảo Yên .................................................................66
Bảng 4.13. So sánh số liệu diện tích bản đồ và số liệu kiểm kê năm 2004 ...............................69
Bảng 4.14. So sánh số liệu diện tích bản đồ và số liệu kiểm kê năm 2014 ...............................71
Bảng 4.15. Ma trận biến động đất rừng huyện Bảo n .............................................................74

Bảng 4.16. Diện tích các loại hình sử dụng đất huyện Bảo Yên giai đoạn 2005-2014 .. 74
Bảng 4.17. Tổng hợp biến động sử dụng đất rừng huyện Bảo Yên giai đoạn 2005-2014 .......75
Bảng 4.18. Kết quả thống kê biến động rừng các xã, thị trấn .....................................................76
Bảng 4.19. Thống kê các vụ cháy rừng huyện Bảo Yên giai đoạn 2010 - 2015 ......................79

vi

download by :


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Quy trình thành lập bản đồ biến động đất bằng phương pháp viễn thám
kết hợp với GIS ............................................................................................. 32
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Bảo Yên trong tỉnh Lào Cai ............................................ 39
Hình 4.2. Khu vực thu thập dữ liệu ảnh vệ tinh ............................................................ 51
Hình 4.3. Ảnh chụp tháng 11 năm 2005 ....................................................................... 52
Hình 4.4. Ảnh chụp tháng 10 năm 2014 ....................................................................... 52
Hình 4.5. Các điểm lấy mẫu GPS trên địa bàn huyện Bảo Yên ................................... 53
Hình 4.6. Ảnh vệ tinh Landsat 5 chụp ngày 4/11/2005 ................................................ 56
Hình 4.7. Ảnh vệ tinh Landsat 8 chụp ngày 9/10/2014 ................................................ 57
Hình 4.8. Khu vực cắt theo ranh giới huyện Bảo Yên năm 2005 ................................. 58
Hình 4.9. Khu vực cắt theo ranh giới huyện Bảo Yên năm 2014 ................................. 59
Hình 4.10. Đất mặt nước ................................................................................................................ 60
Hình 4.11. Đất rừng giầu ................................................................................................................ 60
Hình 4.12. Đất rừng trung bình ..................................................................................................... 61
Hình 4.13. Đất rừng nghèo............................................................................................................. 61
Hình 4.14. Đất khu dân cư ............................................................................................................. 61
Hình 4.15. Đất hoa mầu.................................................................................................................. 61
Hình 4.16. Đất trồng cây hàng năm .............................................................................................. 61
Hình 4.17. Ảnh phân loại năm 2014 ............................................................................................. 64

Hình 4.18. Ảnh phân loại năm 2005 ............................................................................................. 64
Hình 4.19. Phân loại thảm phủ rừng năm 2005, năm 2014 ........................................................ 67
Hình 4.20. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất rừng huyện Bảo Yên năm 2005 ............................. 68
Hình 4.21. So sánh số liệu diện tích bản đồ và số liệu kiểm kê năm 2005 ............................... 69
Hình 4.22. Bản đồ hiện trạng rừng huyện Bảo Yên năm 2014 .................................................. 70
Hình 4.23. So sánh số liệu diện tích bản đồ và số liệu kiểm kê năm 2014 ............................... 71
Hình 4.24. Bản đồ biến động đất rừng huyện Bảo Yên giai đoạn 2005 - 2014 ....................... 73
Hình 4.25. Biểu đồ đất rừng huyện Bảo Yên năm 2005 và năm 2014 ..................................... 74
Hình 4.26. Các xã biến động sử dụng đất trên địa bàn huyện Bảo Yên.................................... 76

vii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên Tác giả: Triệu Chí Quyết
Tên Luận văn: “Ứng dụng Viễn thám và GIS để đánh giá biến động rừng
giai đoạn 2005 – 2014 huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai”
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60.85.01.03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu sự biến động rừng giai đoạn 2005 - 2014 của huyện Bảo Yên, tỉnh Lào
Cai bằng công nghệ Viễn thám và GIS.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp;

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp;
- Phương pháp giải đoán ảnh Viễn Thám;
- Phương pháp đánh giá độ chính xác của phép phân loại có kiểm định;
- Phương pháp phân tích khơng gian của GIS;
- Phương pháp thống kê xử lý số liệu.
3. Kết quả chính và Kết luận
Luận văn nghiên cứu sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh Landsat 5 và ảnh vệ tinh
Landsat 8 năm 2014 với độ phân giải 30 m để thành lập bản đồ hiện trạng rừng của
huyện Bảo n với 7 khóa giải đốn là (1) Đất mặt nước, (2) Đất rừng giầu, (3) Đất
rừng trung bình, (4) Đất rừng nghèo, (5) Đất khu dân cư, (6) Đất hoa mầu, (7) Đất trồng
cây hàng năm.
Luận Văn đưa ra kết quả nghiên cứu chính như sau:
- Đưa ra được tình hình điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của huyện Bảo Yên.
- Đưa ra được tình hình cơng tác quản lý rừng trên địa bàn huyện.
- Đưa ra các phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng rừng trên cơ sở ứng dụng
công nghệ Viễn thám và GIS.
- Xây dựng được Bản đồ hiện trạng rừng huyện Bảo Yên năm 2005, năm 2014
và bản đồ Biến động rừng huyện Bảo Yên giai đoạn 2005 - 2014. Năm 2005 diện tích
rừng của huyện là 45.278,88 ha đến năm 2014 diện tích rừng đạt 52.781,02 ha tăng
viii

download by :


7.502,15 ha, nâng độ che phủ của rừng từ 0,55% năm 2005 lên 0,64% năm 2014. Đồng
thời luận văn đã chỉ ra được các nguyên nhân gây biến động chủ yếu là do trồng rừng
sản xuất, khai thác gỗ, mở rộng đất nông nghiệp, cháy rừng. Đồng thời đưa ra được
những ưu điểm và hạn chế của đề tài.

ix


download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Trieu Chi Quyet
Thesis title: “The application of remote sensing and GIS technology to
evaluate changes in the forest district of Bao Yen district, Lao Cai province in the
period from 2005 to 2014”
Major: Land Management; Code: 60.85.01.03
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
1. Research Objectives
determine the period from 2005 to 2014, the forests of the District of Bao Yen,
Lao Cai province using remote sensing technology and GIS.
2. Materials and Methods
- Investigating and collecting secondary data;
- Investigating and collecting primary data;
- Remote sensing image processing;
- Evaluating the accuracy;
- GIS spatial analysis;
- Statistical methods of data processing.
3. Main findings and conclusions
This article we used the data from Landsa in 2005 and Landsat 8 in 2015
imagery with resolution of 30 m district was established map statust The subject uses 7
key decoding is (1) water, (2) rich forests, (3) average forest, (4) poorer forest, (5) forest
settlements, (6) vegetable, (7) plant every year.
The thesis put forward the main research results are as follows:
- The situation of natural conditions in the economy and society of the District of
Bao Yen.
- The situation of forest management districts.

- The method of mapping the current state of forests on the basis of the
application of remote sensing technology and GIS.
- Build a map the current state of the forest district of Bao Yen, 2005, 2014 and
map changes in the forest district of Bao Yen period 2005-2014. In 2005 the forest area
of the district is 45.278,88 ha of forest area in 2014 to reach 52.781,02 ha ha 7,502.15
x

download by :


increase, raising the forest coverage from 0,55% 2005 up 0,64% in 2014. At the same
time the essay has shown to be the cause of variation is mainly due to afforestation,
timber production, expansion of agricultural land, forest fires. At the same time giving
the advantages and limitations of the subject.

xi

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam đang trong q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, với
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhu cầu sử dụng các nguồn tài nguyên lớn thì tài
ngun rừng có vai trị quan trọng cho q trình phát triển kinh tế - xã hội. Tài
nguyên rừng góp phần điều hịa khí hậu, bảo vệ mơi trường, bảo vệ đa dạng sinh
học, cung cấp nguyên, vật liệu đầu vào cho các ngành sản xuất. Nước ta hiện nay
có khoảng 13,86 triệu ha đất rừng chiếm hơn 40 % diện tích cả nước. Bên cạnh
những lợi ích thu được từ việc sử dụng, khai thác các nguồn lợi từ rừng, các hoạt
động của con người đã gây ra rất nhiều tác động xấu làm suy giảm diện tích đất

rừng. Để sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng, một trong những nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu là theo dõi, bảo vệ và mở rộng diện tích đất rừng. Mặc dù hàng
năm đều có báo cáo, đánh giá về hiện trạng và sự biến động đất rừng, nhưng hầu
hết báo cáo, đánh giá này chỉ dựa trên cơ sở số liệu đo đạc, thành lập bản đồ rừng
cũ, số liệu trồng mới của địa phương mà không thể khai thác được các thông tin
biến động mới nhất của đất rừng. Việc cập nhật thông tin về đất rừng bằng các
phương pháp truyền thống cho độ chính xác khơng cao và tốn nhiều thời gian
thực hiện.
Trong ba thập kỷ qua, công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý
(GIS) đã đạt những thành tựu hết sức to lớn trong lĩnh vực nghiên cứu Trái đất và
trở thành một công cụ quan trọng cho việc đánh giá và quản lý tài nguyên thiên
nhiên, dự báo sự cố môi trường. Công nghệ viễn thám và GIS đã dần thay thế và
mở ra khả năng mới cho những nghiên cứu về môi trường ở mức tồn cầu, cung
cấp các dữ liệu chính xác và kịp thời cho các nhà quản lý, môi trường trong việc giải
đáp các biến đổi thiên nhiên.
Hệ thống thông tin địa lý (GIS-Geographical Information Systems) có khả
năng thu thập thông tin địa lý, xây dựng hệ thống bản đồ, phân tích dữ liệu phục
vụ cho các ứng dụng có liên quan. Nhờ khả năng xử lý khối lượng dữ liệu lớn từ
các cơ sở dữ liệu phức tạp, nên GIS thích hợp với các nhiệm vụ quản lý tài
nguyên thiên nhiên. Cùng với sự phát triển của công nghệ thơng tin, cơng nghệ
ảnh viễn thám cũng có bước phát triển mạnh mẽ từ những năm 1972 đến nay ảnh
viên thám đã đạt được những thành tựu đáng kể, ảnh liên tục được cập nhật về
thời gian và đồng bộ về thơng tin, tính khái qt hóa các đối tượng tự nhiên, xã
1

download by :


hội và khả năng phủ trùm một diện tích bề mặt trái đất lớn. Hệ thống thông tin
địa lý cùng với sự hỗ trợ của ảnh viễn thám đã tạo ra những bước đột phá trong

công tác nghiên cứu tài ngun thiên nhiên nói chung và trong cơng tác quản lý
tài nguyên rừng nói riêng và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Bảo Yên là huyện miền núi thuộc vùng thấp của tỉnh Lào Cai có diện tích
tự nhiên là 81905,03 ha. Là huyện có nguồn tài nguyên rừng tương đối phong
phú và đa dạng, diện tích đất rừng là 52.960,10 ha, chiếm 64,66 % tổng diện tích
đất rừng của tồn Tỉnh. Tài ngun rừng đóng vai trị vô cùng quan trọng trong
việc giữ đất, giữ nước, điều hịa khí hậu vùng, cung cấp ngun, vật liệu cho phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên việc quản lý bảo vệ đất rừng ở
địa phương cịn gặp nhiều khó khăn do trình độ dân trí cịn thấp, cơng tác quản lý
hạn chế, việc ứng dụng các công nghệ hiện đại để quản lý và bảo vệ đất rừng
chưa được triển khai thực hiện.
Xuất phát từ thực tế đó, để phục vụ việc quản lý đất rừng hiệu quả hơn Tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng Viễn thám và GIS để đánh giá biến
động rừng giai đoạn 2005 – 2014 huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu sự biến động rừng giai đoạn 2005 - 2014 của huyện Bảo Yên
tỉnh Lào Cai bằng công nghệ Viễn thám và GIS.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi không gian: Đề tài thực hiện nghiên cứu đối với tồn bộ diện
tích đất rừng của huyện Bảo Yên - tỉnh Lào Cai.
- Phạm vi thời gian: Đề tài thực hiện nghiên cứu từ thời điểm năm 2004
đến năm 2015.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Những đóng góp mới
+ Xây dựng bản đồ hiện trạng thảm phủ rừng tại 2 thời điểm năm 2005,
năm 2014 và bản đồ biến động thảm phủ rừng giai đoạn 2005 - 2015.
+ Góp phần vào công tác quản lý và điều tra đất rừng trên địa bàn huyện.
Ý nghĩa Khoa học
+ Đề tài cho thấy sự kết hợp giữa tư liệu viễn thám và GIS để thành lập
bản đồ hiện trạng thảm phủ rừng giống như các bản đồ chuyên đề khác.

2

download by :


+ Tìm hiểu được được biến động rừng và quá trình con người tác động
đến rừng trong nhiều năm, từ đó kết hợp với với nghiên cứu đa ngành khác nhằm
phục vụ công tác quản lý, quy hoạch tài nguyên đất rừng được tốt hơn.
Ý nghĩa thực tiễn
+ Thành lập bản đồ hiện trạng thảm phủ rừng năm 2005 và năm 2014 và
bản đồ biến động thảm phủ rừng của huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
+ Đây tư liệu tham khảo hữu ích, hiệu quả cho cơng tác quản lý đất rừng
với thời gian ít mà khơng cần chi phí cao và thời gian lâu như phương pháp
truyền thống.
+ Giúp nhà quản lý nắm bắt nhanh chóng hiện trạng đất rừng và kiểm soát
nguyên nhân gây biến động trong nhiều năm.

3

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. TỔNG QUAN VỀ RỪNG
2.1.1. Tài nguyên rừng
2.1.1.1. Khái niệm chung
Rừng là bộ phận cấu thành quan trọng nhất của sinh quyển và có ý nghĩa
lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội, sinh thái và môi trường. Trên thực tế rừng
đã có lịch sử phát triển lâu dài nhưng những hiểu biết về rừng chỉ mới thực sự có
được từ thế kỉ XIX. Theo quan điểm học thuyết sinh thái học, rừng được xem là

hệ sinh thái điển hình trong sinh quyển. Rừng là sự thống nhất trong mối quan hệ
biện chứng giữa sinh vật trong đó thực vật với các lồi cây gỗ giữ vai trị chủ
đạo, đất và mơi trường.
Việc hình thành các kiểu rừng có liên quan chặt chẽ giữa sự hình thành
các thảm thực vật tự nhiên với vùng địa lý và điều kiện khí hậu. Trong mỗi kiểu
rừng được hình thành thì khí hậu, đất đai và độ ẩm sẽ xác định thành phần cấu
trúc và tiềm năng phát triển của thảm thực vật rừng. Sự phân bố của thảm thực
vật rừng là sự đồng nhất tương đối về địa lý, sinh thái và được hiểu như là một
đơn vị địa lý thực vật độc lập, chúng kết hợp với nhau theo vĩ độ và theo độ cao
thành những vành đai rừng lớn trên Trái Đất. Sự phân bố các đai rừng về cơ bản
không chịu ảnh hưởng tác động của con người. Sự phân chia các kiểu thảm thực
vật rừng chủ yếu là dựa vào dạng ưu thế sinh thái.
Tài nguyên rừng rất phong phú và đa dạng bao gồm cả tài nguyên sinh
vật, đất đai, khí hậu, cảnh quan. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên rừng trên
thế giới khác nhau tuỳ theo công nghệ, truyền thông và tập quán xã hội của từng
vùng hoặc từng nước. Sự phát triển nền văn minh nhân loại cũng kéo theo sự
tăng cường sử dụng các loại tài nguyên rừng mà trước hết là gỗ.
Nhìn chung rừng là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng, rừng
cung cấp nguyên vật liệu thô cho con người và là nguồn kinh tế cơ bản của nhiều
dân tộc, nhiều bộ lạc với cuộc sống tự cung tự cấp. Khai thác tài nguyên rừng đã
đóng góp phần quan trọng trong kinh tế xã hội của nhiều nước trên thế giới.
2.1.1.2. Tầm quan trọng của rừng
Rừng là hợp phần quan trọng nhất cấu thành nên sinh quyển. Ngoài ý
nghĩa về tài nguyên động thực vật, rừng còn là một yếu tố địa lý không thể thiếu
4

download by :


được trong tự nhiên; nó có vai trị cực kỳ quan trọng tạo cảnh quan và có tác

động mạnh mẽ đến các yếu tố khí hậu, đất đai. Chính vì vậy rừng khơng chỉ có
chức năng trong phát triển kinh tế, xã hội mà cịn có ý nghĩa đặc biệt trong bảo
vệ mơi trường.
Trước hết, rừng có ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ ẩm khơng khí, thành phần
khí quyển và có ý nghĩa điều hồ khí hậu. Rừng là vật cản trên đường vận chuyển
của gió.
Nó làm thay đổi vận tốc, hướng gió, làm thay đổi các nhân tố khác của hệ
sinh thái, đồng thời làm sạch khơng khí. Rừng được xem như nhà máy lọc bụi
khổng lồ, l ha rừng thơng có khả năng hút 36,4 tấn bụi trong khơng khí, hấp thụ
lượng ion phóng xạ trong khơng khí và giảm tiếng ồn. Rừng có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng làm cân bằng hàm lượng 02 - C02 trong khí quyển. Hàng năm có
khoảng 100 tỷ tấn C02 được cố định bởi quá trình quang hợp do cây xanh và một
lượng tương tự được trả lại khí quyển do các q trình khác nhau trong tự nhiên.
Rừng cịn tạo ra một hồn cảnh tiểu khí hậu có tác dụng tốt đến sức khoẻ
con người. Rừng làm giảm nhiệt độ và làm tăng độ ẩm khơng khí. Đặc biệt nhiều
lồi cây có khả năng tiết ra các chất phitonxit có tác dụng diệt khuẩn như thơng,
bạch đàn, quế.
Rừng có vai trị bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất chống xói mịn. Thảm thực
vật có chức năng quan trọng trong việc ngăn cản một phần nước mưa rơi xuống
đất và có vai trò phân phối lại lượng nước này. Các nghiên cứu cho thấy nước
mưa được thực vật rừng giữ lại là 25 % tổng lượng mưa. Tán rừng có khả năng
làm giảm sức công phá của nước mưa đối lớp đất mặt. Rừng còn làm tăng khả
năng thấm và giữ nước của đất hạn chế dòng chảy trên mặt. Tầng thảm mục rừng
có khả năng giữ lại lượng nước bằng 100- 900 % trọng lượng của nó. Chính vì
vậy làm giảm đáng kể lượng đất bị xói mịn. Nhiều nghiên cứu cho thấy ở vùng
nhiệt đới ẩm như nước ta, nơi có rừng lượng đất xói mịn hằng năm chỉ vào
khoảng 1-1,5 tấn /ha trong khi đó ở nơi khơng có rừng có thể lên tới 100- 150
tấn/ha và dịng chảy mặt tăng 3- 4 lần.
Thảm thực vật rừng là kho chứa các chất dinh dương khoáng, mùn và ảnh
hưởng lớn đến độ phì nhiêu của đất. Các sản phẩm rơi rụng của thực vật trên mặt

đất là cơ sở ban đầu hình thành tầng thảm mục rừng và mùn đất. Trung bình hàng
năm vật rơi rụng ở rừng tự nhiên là 11- 17 tấn/ha còn rừng trồng là 9- 10 tấn/ha.
5

download by :


Đây cũng là nơi cư trú và cung cấp dinh dưỡng cho vi sinh vật, nhiều lồi cơn
trùng và động vật đất, tạo môi trường thuận lợi cho động vật và vi sinh vật đất
phát triển và có ảnh hưởng đến các quá trình xảy ra trong đất.
Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới vịng tuần hồn dinh dưỡng khoáng
diễn ra với cường độ lớn. Các chất hữu cơ bị phân giải nhanh, q trình rửa trơi
và xói mịn xảy ra mạnh làm cho đất bị nghèo kiệt. Chỉ nhờ có thảm thực vật
phong phú mới có khả năng chống lại xu thế nghèo kiệt của đất rừng. Chính vì
vậy mà suy giảm thảm thực vật rừng nhiệt đới sẽ dẫn đến phá huỷ toàn bộ cân
bằng vật chất trong hệ sinh thái rừng.
Mất rừng sẽ làm mất dần nguồn tài nguyên thiên nhiên và dẫn đến sự tuyệt
chủng của nhiều loài sinh vật. Phá rừng làm mất nơi cư trú và ảnh hưởng đến tổ
sinh thái của các sinh vật, dẫn đến làm tăng sự cạnh tranh giữa các cá thể trong
loài cũng như giữa các loài với nhau. Rừng là một hệ sinh thái đã được thiết lập ở
trạng thái cân bằng, trong đó mỗi lồi đều có vai trị khơng thể thiếu để duy trì
hoạt động của toàn bộ hệ sinh thái. Do yậy khi 1 lồi bị suy giảm hoặc bị biến
mất sẽ có ảnh hưởng đến sự tồn tại của các loài khác và cuối cùng sẽ ảnh hưởng
đến hoạt động của cả hệ sinh thái rừng.
2.1.2. Hiện trạng rừng trên thế giới
Người ta ước tính rừng đã từng có diện tích khoảng 60 triệu km và bị thu
hẹp xuống còn 44,05 triệu km2 vào năm 1958 (chiếm khoảng 33% diện tích đất
liền) và 37,37 triệu km2 vào năm 1973, hiện nay chỉ còn khoảng 24,9 triệu ha.
Tổng số rừng trên thế giới có trữ lượng gỗ trên 50 m/ha chỉ có 2,8 tỷ ha,
phần cịn lại 1,2 tỷ ha là rừng thưa, có trữ lượng gỗ thấp. Phần lơn diện tích rừng

kín phân bố ở vùng nhiệt đới (60% diện tích rừng kín trên thế giới). Trong các
loại rừng nhiệt đới thì rừng mưa nhiệt đới với các loài cây lá rộng thường xanh
có vai trị quan trọng nhất. Khu rừng mưa nhiệt đới lơn nhất là rừng Amazon có
diện tích 330 triệu ha. Các rừng mưa nhiệt đới phân bố thành vành đai xanh
không liên tục xung quanh Trái Đất trong phạm vi 23,5° vĩ độ Bắc và 23,5° vĩ độ
Nam, chủ yếu là giữa 10° vĩ độ Bắc và Nam xung quanh đường xích đạo. Những
vùng có diện tích rừng mưa lớn trên thế giới là Châu Mỹ La Tinh,Tây Phi và
Đông Nam Á.
Rừng cây lá kim phân bố ở các vĩ độ lớn, thường nằm ở phái Bắc của rừng
rụng lá ơn đới. Hầu hết diện tích rừng lá kim phân bố ở 2 vành đai lớn là Bắc Mỹ
6

download by :


và vành đai Âu- A từ Scandinavia đến Đông Xibêria. Khu rừng taiga ở Nga có
diện tích 1,1 tỷ ha (khoảng 25% diện tích rừng trên thế giới) được coi là lớn nhất
thế giới. Trong đó lồi thơng rụng chiếm 38% diện tích rừng.
Rừng trồng hiện nay có diện tích khoảng 150 triệu ha, chiếm 4% tổng diện
tích rừng. Hầu hết rừng trồng nằm ở các nước phát triển và ở vùng ơn đới. Trong
những năm gần đây diện tích rừng trồng đã tăng đáng kể ở các nước đang phát
triển. Nhìn chung các rừng trồng có thành phần lồi đơn giản và thường bao gồm
các lồi cây có khả năng sinh trưởng nhanh hơn so với rừng tự nhiên và mức độ
tăng trưởng ở rừng trồng cũng rất cao.
Việc chặt phá rừng cho phát triển nông nghiệp được xác định có từ 7000
năm trước ở Trung và Nam Phi, 9000 năm trước ở Ân Độ. Tuy nhiên trong giai
đoạn dài trước đây, việc chặt phá rừng làm nương rẫy chỉ ở quy mơ nhỏ nên hầu
như khơng có tác động xấu đến môi trường. Việc chặt phá rừng vùng nhiệt đới
bắt đầu diễn ra mạnh từ thế kỷ XVIII và XIX do việc mở rộng diện tích trồng cây
nơng nghiệp và cây công nghiệp, đặc biệt là từ 1945. theo FAO thì khoảng 50%

rừng nhiệt đới bị phá huỷ từ những năm 1950, nhiều nhất là Trung Mỹ (66%),
tiếp đến là Trung Phi (52% ), Nam Phi và Đông Nam Á tương ứng là 37 và 38%.
Vào những năm đầu thập kỷ 80 (1980), tốc độ ,mất rừng nhiệt đới là
113.000 km/năm trong đó có khoảng 3/4 là rừng kín. Tốc độ mất rừng trong
những năm gần đây càng gia tăng mạnh mẽ hơn.
Theo nghiên cứu GLOBAL FOREST RESOURCES ASSESSMENT
2015 “Đánh giá tài nguyên rừng toàn cầu 2015” của tổ chức Liên hiệp quốc cảnh
báo đa dạng sinh học rừng đang bị lâm nguy trên toàn cầu do tốc độ mất rừng,
suy thối rừng và diện tích rừng ngun sinh giảm quá nhanh trên thế giới.
Tuy nhiên liên hiệp quốc cũng hoan nghênh các biện pháp đang được thực
hiện ở nhiều nước nhằm bảo tồn đa dạng sinh học rừng. Năm 2014 diện tích rừng
được khoanh ni trở thành các khu bảo tồn đa dạng sinh học trên toàn cầu đã
tăng hơn 95 triệu ha kể từ năm 1990 trong đó hơn 46% được khoanh vùng trong
thời kỳ 2000 - 2005. Hơn 460 triệu ha, chiếm 12% tổng diện tích rừng nguyên
sinh đã được khoanh vùng để bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ đất và nguồn
nước hoặc bảo tồn các di sản văn hóa. FAO (2015)
Ở một số nước công tác quản lý và bảo vệ rừng được thực hiện tốt, diện
tích rừng tăng như: Hoa Kỳ diện tích tăng từ 70 triệu ha năm 1990 lên 75 triệu ha
7

download by :


năm 2015 nhờ có hệ thống quản lý rừng hiệu quả mà Hoa Kỳ đã duy trì được hệ
sinh thái rừng ổn định cân bằng được nhu cầu sản xuất và bảo tồn. Trung Quốc
đất nước đông dân nhất thế giới đã phần nào ngăn chặn được nạn phá rừng bằng
các chính sách hiệu quả của mình diện tích rừng năm 1990 là 103 triệu ha tăng
lên 117 triệu ha năm 2015. Italia là một nước có diện tích trung bình nhưng cơng
tác bảo vệ và phát triển rừng ln được quan tâm, năm 1990 diện tích rừng là 6,9
triệu ha đến năm 2015 tăng lên 8,5 triệu ha.

Tuy nhiên một số nước vẫn có tỷ lệ phá rừng cao do hệ quả của chiến
tranh, bất ổn chính trị, hệ thống quả lý kém hiệu quả như: Brazil nước có diện
tích rừng lớn, tỉ lệ rừng nguyên sinh cao tuy nhiên diện tích rừng đang giảm đi
năm 1990 là 323 triệu ha đến năm 2015 chỉ còn 283 triệu ha rừng, sau 25 năm
Brazil mất 40 triệu ha rừng do hệ quả của công tác quản lý kém và biến đổi khí
hậu. Pakistan là nước nằm ở khu vực Tây Á thường xuyên chịu ảnh hưởng của
chiến tranh và bất ổn chính trị, năm 1990 diện tích rừng là 2,2 triệu ha đến năm
2015 diện tích rừng chỉ cịn 1,1 triệu ha. Myanmar là nước thuộc khu vực Đông
Nam Á có khí hâu nhiệt đới gió mùa do hệ thống quản lý kém hiệu quả năm 1990
có 35,6 triệu ha rừng đến năm 2015 chỉ còn 24,9 triệu ha, mất 10,7 triệu ha rừng.
FAO (2015)
2.1.3. Tài nguyên rừng ở Việt Nam
2.1.3.1. Hiện trạng rừng
Trước đây phần lớn đất nước Việt Nam có rừng che phủ, nhưng chỉ
khoảng một thế kỷ qua, rừng bị suy thoái nặng nề: giữa thế kỷ XX độ che phủ
của rừng cịn lại 43% diện tích đất tự nhiên; giai đoạn 1945 – 1975 với sự tàn phá
hết sức khốc liệt của hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ, 13 triệu tấn bom đạn,… đã tiêu
hủy hơn 2 triệu ha rừng nhiệt đới các loại làm rừng Việt Nam bị thu hẹp lại khá
nhanh, sau chiến tranh diện tích rừng chỉ cịn lại khoảng 9,5 triệu ha (chiếm 29%
diện tích cả nước). Do việc quản lý sử dụng chưa bền vững và nhu cầu rất lớn về
khai hoang đất rừng và lâm sản cho phát triển kinh tế - xã hội, nên diện tích và
chất lượng rừng trong nhiều năm bị suy giảm liên tục. Theo các tài liệu đã có
được, năm 1943, Việt Nam có 14,3 triệu ha rừng, độ che phủ là 43%, đến năm
1990 chỉ còn 9,18 triệu ha, độ che phủ rừng 27,2%; thời kỳ 1980 - 1990, bình
quân mỗi năm hơn 100 nghìn ha rừng đã bị mất. Nhưng từ 1990 trở lại đây, diện
tích rừng đã tăng liên tục nhờ trồng rừng và phục hồi rừng tự nhiên (trừ vùng Tây
8

download by :



Ngun và Đơng Nam Bộ diện tích rừng vẫn có chiều hướng giảm). Tính đến
ngày 31 tháng 12 năm 2005, diện tích rừng tồn quốc là 12,61 triệu ha (độ che
phủ rừng 37%) trong đó 10,28 triệu ha rừng tự nhiên và 2,33 triệu ha rừng trồng;
Đến tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013, diện tích rừng tồn quốc là 13,95 triệu
ha, trong đó:
- Rừng đặc dụng: 2,08 triệu ha, chiếm 14,9%;
- Rừng phòng hộ: 4,66 triệu ha, chiếm 33,4%;
- Rừng sản xuất : 7,0 triệu ha, chiếm 51,6%.
Bảng 2.1. Thống kê hiện trạng rừng Việt Nam qua các năm 1943 – 2014
Phân theo chức năng sử dụng
Rừng trồng

Rừng tự nhiên

Độ che
phủ

14.352,000

-

14.352,000

43,7

1985

9.892,000


584,000

9.308,300

30,0

1990

9.175,000

745,000

8.430,700

27,8

1995

9.302,000

1.050,000

8.252,500

28,2

1999

10.995,060


1.524,323

9.470,737

33,2

2005

12.616,699

10.283,173

2.333,526

37,0

2009

13.258,843

10.339,305

2.919,538

39,1

2014

13.796,506


10.100,186

3.696,320

39,0

Năm

Diện tích (ha)

1943

Nguồn: Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 (2007)

Trên phạm vi toàn quốc, nước ta đã vượt qua được thời kỳ suy thối diện
tích rừng. Diện tích rừng tăng từ 9,3 triệu ha năm 1995 lên 10,99 triệu ha năm
1999 và 12,61 triệu ha năm 2005 đến năm 2013 đạt 13,95 triệu ha (bình quân
tăng khoảng 0,3 triệu ha/năm). Diện tích rừng trồng mới tăng từ 50.000 ha/năm
lên 200.000 ha/năm, diện tích rừng tự nhiên được khoanh ni bảo vệ phục hồi
nhanh đã làm tăng đáng kể năng lực phòng hộ và bảo tồn đa dạng sinh học của
rừng. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng tăng khoảng 2.000.000 m3/năm, cung
cấp một phần nguyên liệu cho công nghiệp giấy, mỏ, dăm gỗ xuất khẩu và củi
đun, góp phần giảm sức ép vào rừng tự nhiên.

9

download by :


Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong phát triển rừng ở Việt Nam, diện

tích rừng tuy có tăng nhưng chất lượng và tính đa dạng sinh học rừng tự nhiên
nhiều nơi vẫn tiếp tục bị suy giảm (năm 2005 so với kết quả tổng kiểm kê rừng
năm 1999, diện tích rừng tự nhiên là rừng giàu giảm 10,2%, rừng trung bình
giảm 13,4%; trong khi đó rừng phục hồi tăng 20,7%, rừng trồng tăng 50,8%).
Tiến độ thực hiện trồng rừng của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng chưa đạt mục
tiêu, riêng (giai đoạn 1998 - 2005, tổng diện tích rừng trồng mới đạt 70% kế
hoạch, trồng rừng nguyên liệu công nghiệp chỉ đạt 49% kế hoạch). Một số địa
phương, rừng vẫn tiếp tục bị tàn phá do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, khai
thác bất hợp pháp, làm nương rẫy.... (từ năm 2000 đến năm 2005, bình qn có
9.345 vụ phá rừng/năm và diện tích bị chặt phá 2,160 ha/năm) và hiện tượng lũ
ống, lũ quét, hạn hán, sụt lở đất bất thường có một phần nguyên nhân do mất
hoặc suy thoái rừng.
Theo số liệu thống kê rừng trên cả nước tính đến ngày 31/12/2013, 6 tỉnh
diện tích có rừng lớn nhất là Sơn La, Nghệ An, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia Lai,
Kon Tum, một số tỉnh đồng bằng Bắc bộ, Nam bộ khơng có rừng hoặc độ che
phủ rừng rất thấp như Bắc Ninh, Nam Định, Tiền Giang, Hậu Giang. Xét trên chỉ
tiêu độ che phủ rừng, 6 tỉnh có độ che phủ lớn nhất là Tuyên Quang, Bắc Cạn,
Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Kon Tum, Lâm Đồng với độ che phủ trung bình
đạt 60 %.
Bảng 2.2. Diện tích, mật độ tre phủ rừng của một số tỉnh
Tỉnh

Diện tích có rừng (ha)

Tỉnh

Độ che phủ rừng (%)

Sơn La


635,935

Tuyên Quang

64,51

Nghệ An

899,905

Bắc Kạn

70,79

Kon Tum

656,646

Quảng Bình

67,42

Gia Lai

719,894

T.Thiên Huế

54,75


Lâm Đồng

600,360

Kon Tum

65,05

Đắc Lắc

641,182

Lâm Đồng

59,80

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014)

10

download by :


2.1.3.2. Ngun nhân chính làm suy thối rừng Việt Nam
Việt Nam đã và đang cố gắng trong việc bảo vệ rừng và đa dạng sinh học
nhưng việc suy thoái rừng và đa dạng sinh học vẫn đang diễn ra một cách mạnh
mẽ ở nhiều nơi. Nguyên nhân có nhiều và có thể chia ra làm hai loại: Nguyên
nhân trực tiếp và nguyên nhân sâu xa.
Nguyên nhân trực tiếp:
- Sự mở rộng đất nông nghiệp: Mở rộng đất canh tác nông nghiệp bằng

cách lấn sâu vào đất rừng là một nguyên nhân quan trong nhất làm suy thoái đa
dạng sinh học. Trong tổng diện tích rừng mất hằng năm thì khoảng 40- 50% là do
đốt nương làm rẫy. Việc phát triển trồng cây công nghiệp một cách thiếu kế
hoạch như cà phê, tiêu ở các tỉnh thuộc Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đang phá
huỷ nhiều khu rừng nguyên thuỷ ở đây.
- Khai thác gỗ: Trong giai đoạn từ năm 1986 đến 1991, các lâm trường
quốc doanh đã khai thác trung bình 3,5 triệu mét khối gỗ mỗi năm và nếu quy ra
diện tích đất thì bằng 80.000 ha rừng, đó là chưa nói đến hậu quả của nạn khai
thác trộm gỗ xảy ra khắp mọi nơi, thậm chí cả trong các khu bảo tồn. Kết quả là
rừng đã bị suy giảm nhanh chóng cả về diện tích lẫn chất lượng.
- Khai thác củi: Trong phạm vi toàn quốc, 90% năng lượng dùng cho gia
đình, là các sản phẩm từ thực vật. Hàng năm, một lượng củi khoảng 21 triệu tấn
được khai thác từ rừng để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt trong gia đình. Lượng
củi này nhiều gấp lần lượng gỗ xuất khẩu hàng năm.
- Khai thác các sản phẩm ngoài gỗ: Khoảng 2.300 loài thực vật đã cho các
sản phẩm ngoài gỗ như song, mây, ữe, nứa, lá các loại, cây thuốc, dầu, nhựa...
được sử dụng trong gia đình, bán và xuất khẩu. Nhiều loại động vật hoang dã
cũng đang bị khai thác mạnh mẽ cho mục đích xuất khẩu.
- Cháy rừng: Trong khoảng 9 triệu hecta rừng hiện nay, thì 56% có khả
năng bị cháy trong mùa khơ. Trunh bình hàng năm có khoảng 20.000-100.000 ha
rừng bị cháy, nhất là ở các vùng cao nguyên và miền Trung.
- Bn bán các lồi q hiếm: Tình trạng khai thác, buôn bán trái phép,
xuất khẩu các loại gồ quý hiếm, các loại động vật hoang dã, vi phạm pháp lệnh
bảo vệ rừng trong những năm vừa qua xảy ra ở mức độ khá nghiêm trọng.

11

download by :



Nguyên nhân sâu xa:
- Sự gia tăng dân số: đòi hỏi tăng nhu cầu sinh hoạt và các nhu cầu thiết
yếu khác, nhất là tài nguyên đất cho sản xuất nông nghiệp. Sự gia tăng về mật độ
dân đã dẫn đến nạn phá rừng và sự suy thoái nghiêm trọng về các hệ sinh thái và
tài nguyên thiên nhiên.
- Sự di dân: Từ những năm 1960, Chính phủ đã động viên khoảng 1 triệu
người từ vùng đồng bằng lên khai hoang và sinh sống ở các miền núi. Cuộc vận
động này đã làm thay đổi cơ cấu dân số và tập quán canh tác ở miền núi. Từ
những năm 1990, đã có nhiều đợt di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung
Bộ vào các tỉnh phía Nam. Gần đây người di cư tự do từ các tỉnh vùng núi phía
Bắc di cư vào cao nguyên miền Trung và miền Đông Nam Bộ đã phá nhiều rừng
để trồng lúa, trồng cà phê và các cây công nghiệp khác. Nhiều người vẫn tưởng
dân cư miền núi thưa thớt, nhưng hiện nay mật độ trung bình là 75 người/km2,
trong khi diện tích đất có khả năng canh tác nơng nghiệp ở đây vốn dĩ đã rất hạn
hẹp và ngày càng bị suy thối.
- Sự nghèo đói: với khoảng 80% dân số sống ở nông thôn, Việt Nam là
một nước nông nghiệp phụ thuộc và tài nguyên thiên nhiên. Đất nông nghiệp ở
nhiều nơi thiếu nghiêm trọng và nhiều người phải sống dựa vào rừng, đời sống
rất thấp, khoảng 50% gia đình thuộc vào diện đói nghèo. Vì thiếu ruộng, thiếu
vốn đầu tư, những người nghèo đói thường phải đến sinh sống tại những nơi
khơng thuận lợi, phải bóc lột đất và tài nguyên thiên nhiên để duy trì cuộc sống
làm cho các loại tài nguyên này bị suy thoái nhanh chóng.
- Tập quán du canh du cư: Du canh là tập quán sản xuất nông nghiệp lâu
đời của nhiều dân tộc ít người của Việt Nam. Có khoảng 9 triệu người thuộc 50
dân tộc ít người ở Việt Nam có tập quán du canh. Do tăng dân số mà tập quán du
canh đã trở thành một nguyên nhân quan trọng làm mất rừng, thoái hoá đất và kết
quả là đã tạo nên cả một vùng đất trống, đồi núi trọc rộng lớn như hiện nay... (Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2013).
2.1.3.3. Phân loại rừng ở Việt Nam
a. Phân loại rừng theo mục đích sử dụng

- Rừng phịng hộ: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước,
bảo vệ đất, chống xói mịn, chống sa mạc hố, hạn chế thiên tai, điều hồ khí hậu
và bảo vệ môi trường.
12

download by :


- Rừng đặc dụng: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên,
mẫu chuẩn hệ sinh thái của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa
học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hố, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du
lịch, kết hợp phịng hộ bảo vệ mơi trường.
- Rừng sản xuất: là rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh
gỗ, các lâm sản ngồi gỗ và kết hợp phịng hộ, bảo vệ môi trường.
b. Phân loại rừng theo nguồn gốc hình thành
- Rừng tự nhiên: là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh
tự nhiên.
- Rừng trồng: là rừng được hình thành do con người trồng theo thời gian
sinh trưởng, rừng trồng được phân theo cấp tuổi, tùy từng loại cây trồng, khoảng
thời gian quy định cho mỗi cấp tuổi khác nhau.
c. Phân loại rừng theo điều kiện lập địa
- Rừng núi đất: là rừng phát triển trên các đồi, núi đất.
- Rừng núi đá: là rừng phát triển trên núi đá, hoặc trên những diện tích đá
lộ đầu khơng có hoặc có rất ít đất trên bề mặt.
- Rừng ngập nước: là rừng phát triển trên các diện tích thường xuyên ngập
nước hoặc định kỳ ngập nước.
- Rừng trên đất cát: là rừng trên các cồn cát, bãi cát.
d. Phân loại rừng theo loài cây
- Rừng gỗ: là rừng bao gồm chủ yếu các loài cây thân gỗ.
+ Rừng cây lá rộng: là rừng có cây lá rộng chiếm trên 75% số cây.

+ Rừng cây lá kim: là rừng có cây lá kim chiếm trên 75% số cây.
+ Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim: là rừng có tỷ lệ hỗn giao theo
số cây của mỗi loại từ 25% đến 75%.
- Rừng tre nứa: là rừng chủ yếu gồm các loài cây thuộc họ tre nứa như:
tre, mai, diễn, nứa, luồng, vầu, lơ ơ, le, mạy san, hóp, lùng, bương, giang, v.v….
- Rừng cau dừa: là rừng có thành phần chính là các loại cau dừa.
- Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa.

13

download by :


×