Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần sâu, nhện hại khoai tây tại quế võ, bắc ninh 2017; đặc điểm sinh học, sinh thái bọ phấn trắng bemisia tabaci (gennadius

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.18 MB, 85 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN KIM HỒN YẾN

THÀNH PHẦN SÂU, NHỆN HẠI KHOAI TÂY TẠI
QUẾ VÕ, BẮC NINH NĂM 2017; ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC,
SINH THÁI BỌ PHẤN TRẮNG BEMISIA TABACI
(GENNADIUS)

Chuyên ngành:

Bảo vệ thực vật

Mã số:

8620112

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Đức Tùng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các kết quả nghiên cứu của luận văn ―Thành phần sâu, nhện
hại khoai tây tại Quế Võ, Bắc Ninh năm 2017; Đặc điểm sinh học, sinh thái bọ phấn
trắng Bemisia tabaci (Gennadius)‖ được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu, kết quả của nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung


thực và chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác.
Hà Nội, ngày … tháng …. năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Kim Hoàn Yến

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả nghiên cứu khoa học được thực hiện nhờ sự nỗ lực của
bản thân cùng với sự giúp đỡ của quý thầy cô và đồng nghiệp.
Xin đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS Nguyễn Đức Tùng, người đã
luôn động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tơi có cơ hội hồn thành
luận văn này.
Xin cảm ơn các thầy, cơ giáo đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức
quý báu, nhiệt tình hỗ trợ giúp tơi hồn thành các học phần và các chuyên đề trong
chương trình đào tạo.
Xin chân thành cảm ơn các cô, các chú, các anh, các chị tại Trạm KDTV nội địa
– Chi cục trồng trọt và BVTV tỉnh Bắc Ninh đã luôn giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
nghiên cứu tại đơn vị.
Xin trân trọng biết ơn gia đình đã ln ủng hộ tơi cả về vật chất lẫn tinh thần cho
tôi học tập và phát triển như ngày hôm nay.
Chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua !
Hà Nội, ngày … tháng …. năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Kim Hoàn Yến


ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ........................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu của đề tài.............................................................................................. 2

1.2.2.


Yêu cầu của đề tài ............................................................................................... 2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 3

1.3.1.

Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 3

1.3.2.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................................ 3

1.4.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 3

1.5.

Những đóng góp mới của đề tài.......................................................................... 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.

Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................... 4

2.2.

Những nghiên cứu ở ngồi nước ........................................................................ 4


2.2.1.

Tình hình sản xuất khoai tây............................................................................... 4

2.2.2.

Những nghiên cứu về sâu hại trên cây khoai tây ................................................ 5

2.2.3.

Những nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học của bọ phấn trắng B. tabaci ......... 7

2.2.4.

Những nghiên cứu về sinh thái học của bọ phấn trắng B. tabaci ....................... 9

2.2.5.

Những nghiên cứu về biện pháp phòng trừ bọ phấn trắng B. tabaci .................. 9

2.3.

Những nghiên cứu ở trong nước ....................................................................... 12

2.3.1.

Tình hình sản xuất khoai tây............................................................................. 12

2.3.3.


Những nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học của bọ phấn trắng B. tabaci ....... 12

2.3.4.

Những nghiên cứu về sinh thái học của bọ phấn trắng B. tabaci ..................... 13

2.3.5.

Những nghiên cứu về biện pháp phòng trừ bọ phấn trắng B. tabaci ................ 14

iii

download by :


Phần 3. Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................ 16
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 16

3.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 16

3.3.

Vật liệu, đối tượng, dụng cụ nghiên cứu .......................................................... 16

3.3.1.


Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................... 16

3.3.2.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 16

3.3.3.

Dụng cụ nghiên cứu .......................................................................................... 16

3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 16

3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 17

3.5.1.

Điều tra, xác định thành phần, độ thường gặp của sâu, nhện hại và thiên
địch của chúng trên cây khoai tây .................................................................... 17

3.5.2.

Điều tra diễn biến mật độ bọ phấn trắng B. tabaci ngoài đồng ruộng .............. 17

3.5.3.


Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của bọ phấn trắng B. tabaci trên cây
khoai tây và cà chua trong phịng thí nghiệm ................................................... 18

3.5.4.

Đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc hóa học phịng trừ bọ phấn
trắng B. tabaci trong phịng thí nghiệm ............................................................ 20

3.6.

Phương pháp xử lý, bảo quản và giám định mẫu ............................................. 21

3.7.

Phương pháp tính tốn và xử lý số liệu ............................................................ 21

Phần 4. Kết quả và thảo luận ...................................................................................... 22
4.1.

Thành phần loài sâu, nhện hại và thiên địch của chúng trên cây khoai
tây tại huyện Quế Võ, Bắc Ninh ....................................................................... 22

4.1.1.

Thành phần loài sâu, nhện hại trên cây khoai tây ............................................. 22

4.1.2.

Thành phần thiên địch trên cây khoai tây tại Quế Võ, Bắc Ninh ..................... 27


4.2.

Diễn biến mật độ bọ phấn trắng Bemisia tabaci trên cây khoai tây tại
huyện Quế Võ, Bắc Ninh .................................................................................. 29

4.2.1.

Diễn biến mật độ bọ phấn trắng B. tabaci trên 3 giống khoai tây tại
huyện Quế Võ, Bắc Ninh vụ đông 2017 ........................................................... 29

4.2.2.

Diễn biến mật độ bọ phấn trắng B. tabaci trên 3 giống khoai tây có bón
và khơng bón phân Silic silicon dioxide ........................................................... 30

4.2.3.

Diễn biến mật độ bọ phấn trắng B. tabaci tại 3 xã trồng khoai tây trong
huyện Quế Võ, Bắc Ninh .................................................................................. 32

4.2.4.

Diễn biến mật độ bọ phấn trắng B. tabaci trong vụ khoai tây đông và vụ
khoai tây xuân tại huyện Quế Võ, Bắc Ninh .................................................... 34

iv

download by :



4.3.

Đặc điểm hình thái, sinh học của bọ phấn trắng Bemisia tabaci ...................... 35

4.3.1.

Đặc điểm hình thái các pha phát dục của bọ phấn trắng B. tabaci ................... 35

4.3.2.

Thời gian phát dục các pha của bọ phấn trắng B. tabaci nuôi trên hai
loại cây ký chủ là cây khoai tây và cây cà chua trong phịng thí nghiệm ......... 39

4.3.3.

Tỷ lệ sống sót của các pha phát dục của bọ phấn trắng B. tabaci nuôi
trên khoai tây và cà chua trong phịng thí nghiệm ............................................ 41

4.3.4.

Thời gian sinh sản của bọ phấn trắng B. tabaci nuôi trên cây khoai tây
và cây cà chua trong phịng thí nghiệm ............................................................ 42

4.3.5.

Sức sinh sản của bọ phấn trắng B. tabaci nuôi trên cây khoai tây và cây
cà chua trong phịng thí nghiệm ....................................................................... 43

4.3.6.


Nhịp điệu sinh sản của bọ phấn trắng B. tabaci ni trên cây khoai tây
và cây cà chua trong phịng thí nghiệm ............................................................ 44

4.4.

Hiệu lực phịng trừ của một số loại thuốc hóa học đối với bọ phấn trắng
Bemisia tabaci trong phịng thí nghiệm ............................................................ 45

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 47
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 47

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 48

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 49
Phụ lục .......................................................................................................................... 55

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


KDTV

Kiểm dịch thực vật

BVTV

Bảo vệ thực vật

TT

Thứ tự

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Các loại thuốc bảo vệ thực vật dùng trong thí nghiệm ................................ 20
Bảng 4.1. Thành phần sâu, nhện hại cây khoai tây tại Quế Võ, Bắc Ninh vụ đông
2017 và vụ xuân 2018 .................................................................................. 22
Bảng 4.2. Tỷ lệ các bộ sâu, nhện hại cây khoai tây tại Quế Võ, Bắc Ninh vụ đông

2017 và vụ xuân 2018 .................................................................................. 23
Bảng 4.3. Thành phần thiên địch trên cây khoai tây tại Quế Võ, Bắc Ninh vụ đông
2017 và vụ xuân 2018 .................................................................................. 27
Bảng 4.4. Diễn biến mật độ bọ phấn trắng B. tabaci trên 3 giống khoai tây tại Quế
Võ, Bắc Ninh vụ đông 2017 ........................................................................ 29
Bảng 4.5. Diễn biến mật độ bọ phấn trắng B. tabaci trên giống khoai tây Marabel
có bón và khơng bón silic tại Quế Võ, Bắc Ninh vụ đông 2017.................. 31
Bảng 4.6. Diễn biến mật độ bọ phấn trắng B. tabaci trên giống khoai tây Solara có
và khơng bón silic tại Quế Võ, Bắc Ninh vụ đông 2017 ............................. 31
Bảng 4.7. Diễn biến mật độ bọ phấn trắng B. tabaci trên giống khoai tây Markies
có và khơng bón silic tại Quế Võ, Bắc Ninh vụ đông 2017 ......................... 32
Bảng 4.8. Diễn biến mật độ bọ phấn trắng B. tabaci trên giống khoai tây Marabel
tại 3 xã thuộc huyện Quế Võ, Bắc Ninh vụ đông 2017 ............................... 33
Bảng 4.9. Diễn biến mật độ bọ phấn trắng B. tabaci trên giống khoai tây Marabel
tại huyện Quế Võ, Bắc Ninh vụ đông 2017 và vụ xuân 2018 ..................... 35
Bảng 4.10. Kích thước các pha phát dục của bọ phấn trắng B. tabaci nuôi trên
khoai tây và cà chua tại 18,13oC .................................................................. 38
Bảng 4.11. Thời gian phát dục của bọ phấn trắng B. tabaci nuôi trên khoai tây và cà
chua tại 18,13oC ........................................................................................... 40
Bảng 4.12. Tỷ lệ sống sót của các pha phát dục của bọ phấn trắng B. tabaci nuôi
trên khoai tây và cà chua tại 18,13oC ........................................................... 41
Bảng 4.13. Thời gian sinh sản của bọ phấn trắng B. tabaci nuôi trên khoai tây và cà
chua tại 18,13oC ........................................................................................... 42
Bảng 4.14. Sức sinh sản của bọ phấn trắng B. tabaci nuôi trên khoai tây và cà chua
tại 18,13oC.................................................................................................... 43
Bảng 4.15. Hiệu lực trừ bọ phấn trắng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với
ấu trùng tuổi 1, tuổi 2 trên cây khoai tây trong phịng thí nghiệm ............... 45

vii


download by :


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Ảnh một số lồi sâu, nhện hại khoai tây tại Quế Võ, Bắc Ninh vụ đông
2017 và vụ xn 2018 .................................................................................. 26
Hình 4.2. Ảnh các lồi thiên địch trên cây khoai tây tại Quế Võ, Bắc Ninh
vụ đơng 2017 và vụ xn 2018 .................................................................... 28
Hình 4.3. Ảnh các pha phát dục bọ phấn Bemisia tabaci ............................................ 37
Hình 4.4. Nhịp điệu sinh sản của bọ phấn trắng Bemisia tabaci nuôi trên khoai tây
và cà chua tại 18,13oC .................................................................................. 44

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Kim Hồn Yến
Tên luận văn: Thành phần sâu, nhện hại khoai tây tại Quẽ Võ, Bắc Ninh năm 2017;
Đặc điểm sinh học, sinh thái Bọ phấn trắng Bemisia tabaci (Gennadius)
Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật

Mã số: 8620112

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu thành phần sâu, nhện hại và thiên địch trên cây khoai tây và đi sâu
nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ phấn trắng Bemisia tabaci (Gennadius)
trên cây khoai tây nhằm cung cấp cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp phịng chống

hiệu quả lồi sâu hại này.
Phƣơng pháp nghiên cứu:
Vật liệu nghiên cứu:
+ Các giống khoai tây trồng phổ biến tại huyện Quế Võ: Marabel, Solara và Markies.
+ Thuốc hóa học sử dụng làm thí nghiệm: Miretox 10WP, Oshin 20WP, Actara
25WP, Applaud 10WP.
Đối tượng nghiên cứu:
+ Các loài sâu, nhện hại trên cây khoai tây tại huyện Quế Võ, Bắc Ninh vụ đông
2017 (từ tháng 11/2017 đến tháng 2/2018), vụ xuân 2018 (từ tháng 1 đến tháng 3/2018).
+ Bọ phấn trắng Bemisia tabaci (Gennadius).
Nội dung nghiên cứu:
+ Điều tra, xác định thành phần, độ thường gặp của sâu, nhện hại và thiên địch
trên cây khoai tây tại huyện Quế Võ, Bắc Ninh.
+ Điều tra diễn biến mật độ bọ phấn trắng B. tabaci trên 3 giống khoai tây
(Marabel, Solara và Mackies), tại 3 xã và 2 vụ (vụ đông năm 2017 và vụ xuân 2018) tại
huyện Quế Võ, Bắc Ninh.
+ Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của bọ phấn trắng B. tabaci trên khoai tây
và cà chua trong phịng thí nghiệm.
+ Xác định hiệu lực của một số loại thuốc BVTV phòng trừ bọ phấn trắng trong
phịng thí nghiệm.
Phương pháp nghiên cứu:
+ Điều tra thành phần sâu, nhện hại và thiên địch trên cây khoai tây trồng ngoài

ix

download by :


ruộng sản xuất tại huyện Quế Võ, Bắc Ninh. Điều tra theo quy chuẩn QCVN 0138:2010/BNNPTNT.
+ Điều tra diễn biến mật độ bọ phấn trắng trên đồng ruộng theo quy chuẩn

QCVN 01-38:2010/BNNPTNT.
+ Nghiên cứu đặc điểm sinh học của bọ phấn trắng Bemisia tabaci theo phương
pháp nuôi cá thể trong phịng thí nghiệm.
Kết quả chính và kết luận
- Đã ghi nhận được 13 lồi cơn trùng và nhện nhỏ sử dụng cây khoai tây làm thức ăn
tại huyện Quế Võ, Bắc Ninh, thuộc 6 bộ và 9 họ. Trong đó có 4 lồi cơn trùng gây hại phổ
biến trên cây khoai tây là bọ trĩ vàng Thrips palmi (Karny), rệp khoai tây Macrosiphum
euphorbiae (Thomas), rệp đào Myzus persicae (Sulzer) và ruồi đục lá Liriomyza sp.
- Đã ghi nhận được 6 lồi cơn trùng và nhện bắt mồi là thiên địch của sâu hại trên
cây khoai tây thuộc 2 bộ và 3 họ. Trong đó bọ cánh cộc Paederus fuscipes (Curt.) là loài
xuất hiện phổ biển nhất trên cây khoai tây.
- Trên cây khoai tây vụ đông năm 2017 tại huyện Quế Võ, Bắc Ninh ấu trùng bọ
phấn trắng Bemisia tabaci bắt đầu xuất hiện vào cuối tháng 12 (giai đoạn cây phát triển
thân lá và phát triển củ) với mật độ thấp nhất là 0,01 con/lá và cao nhất là 0,08 con/lá
vào tháng 2 năm sau (giai đoạn thu hoạch).
- Trong khi đó, vụ khoai tây xuân 2018 ấu trùng bọ phấn trắng xuất hiện ngay từ
đầu vụ vào tháng 1 khi cây cịn nhỏ (cây có 3 – 5 lá), mật độ ấu trùng bọ phấn trắng trên
cây khoai tây vụ xuân thấp nhất là 0,03 con/lá và cao nhất là 0,11 con/lá vào tháng 3.
- Trên cả 3 giống khoai tây Marabel, Solara và Markies việc bón thêm phân silic
không ảnh hưởng rõ rệt tới mật độ ấu trùng bọ phấn trắng.
- Mật độ ấu trùng bọ phấn trắng trên giống khoai tây Marabel được trồng ở 3 địa
điểm là xã Bồng Lai, xã Nhân Hòa và xã Việt Hùng, Quế Võ, Bắc Ninh khơng thấy có
sự chênh lệch rõ rệt.
- Nuôi sinh học bọ phấn trắng Bemisia tabaci trên 2 loại thức ăn là cây khoai tây
và cây cà chua trong điều kiện nhiệt độ 18,130C cho thấy thời gian phát dục từ trứng
đến trưởng thành của bọ phấn trắng trên cây khoai tây (45,03 ± 0,14 ngày) ngắn hơn
trên cây cà chua (49,22 ± 0,11 ngày). Số trứng đẻ được của một trưởng thành cái khi
nuôi trên khoai tây (186,7 quả/con cái) cao hơn nuôi trên cà chua (109,43 quả/con cái).
- Hiệu lực trừ bọ phấn trắng sau 7 ngày xử lý cao nhất là thuốc Miretox 10 WP
(95,83%), tiếp theo là thuốc Oshin 20WP (94,17%) và Applaud 10 WP (90,83%), thấp

nhất là thuốc Actara 25 WG (66,67%).

x

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Kim Hoan Yen
Thesis title: Compostion of insect and mite pests on potato in Que Vo, Bac Ninh in
2017; biologycal and ecological characteristics of whitefly Bemisia tabaci (Gennadius)
Major: Plant Protection

Code: 8620112

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research purposes:
Investigate composition insect and mite pests and predators on potato and study
the biological and ecological characteristics of whitefly Bemisia tabaci (Gennadius) on
potatoes to provide a scientific basis for the proposed effective control method to
prevent this insect.
Research Methods:
Materials:
-

Popular potato varieties in Que Vo: Marabel, Solara and Markies.
Chemical insecticide: Miretox 10WP, Oshin 20WP, Actara 25WP, Applaud 10WP.

Subjects:
-


Insect and mite pests on potato in Que Vo, Bac Ninh in winter 2017 (from
November to February) - spring 2018 (from January to March).

- Whitefly Bemisia tabaci (Gennadius).
Research content:
-

-

Survey, determine the composition of insect and mite pests and natural enemies
on potato in Que Vo, Bac Ninh.
Investigation density dynamic of B. tabaci on three varieties of potatoes
(Marabel, Solara and Mackies) at three communies and two crops season (early
and late) in Que Vo, Bac Ninh.
Study on the biological characteristics of B. tabaci reared on potato and tomato
in laboratory.
Determine the effectiveness of 4 pesticides to control B. tabaci in the laboratory.

Research Methods:
-

Identification the composition of insect and mite pests and natural enemies on
potato in Que Vo, Bac Ninh followed the method mentioned in QCVN 01-38:
2010/BNNPTNT.

xi

download by :



-

Monitored density of Bemisia tabaci in the field according to QCVN 01-38:
2010/BNNPTNT.
Biological characteristics of Bemisia tabaci were determinted individually under
laboratory condiction.

Main results and conclusions:


Complex of potato pests in Que Vo, Bac Ninh was included 13 species of
insects and mites pests belonging to 6 oder and 9 families. There were four
dominantal insect pests on potato: Thrips palmi (Karny), Macrosiphum
euphorbiae (Thomas), Myzus persicae (Sulzer), and Liriomyza sp.



The natural enemies of the potato pests were six insect and mite species
belonging to 2 oder and 3 families, in that Paederus fuscipes Curt. was the most
dominant species.



In winter crop season 2017 in Que Vo district, Bac Ninh, larvae of Bemisia
tabaci began to appear on potato at the end of December (at potato vegetation
growth and potato initiation) with the lowest density (0.01 larvae/leaf) and the
highest density was 0.08 larvae/leaf in February 2018 at harvesting period.




In spring crop season 2018, larvae of whitefly began to appear in January when
the potato in vegetation stage with (3 to 5 leaves), the lowest density of the insect
was 0.03 larvae/leaf and the highest density was 0.11 larvae/leaf in March.



On three varieties of potatoes Marabel, Solara and Markies, silica fertilization
did not significantly affect the larvae density of B. tabaci.



The density of whitefly on Marabel varieties of potatoes planted in three
locations: Viet Hung, Nhan Hoa and Bong Lai, Que Vo, Bac Ninh were not
significantly difference.



The studying on biology of Bemisia tabaci reared on potato and tomato at 18.130C
showed that the developmental time from egg to adult of whitefly reared on potato
(45.03 ± 0.14 days) was significantly shorter than that on tomato (49.22 ± 0.11
days). The total number of eggs of the females reared on potato (186.7
eggs/female) was significantly higher than that on tomato (109.43 eggs/females).



The most effectiveness pesticides to control whitefly was Miretox 10 WP
(95.83%), followed by Oshin 20WP (94.17%) and Applaud 10 WP (90.83%)
and the least effectiveness was Actara 25 WG (66.67%).


xii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây khoai tây (Solanum tuberosum) thuộc họ cà (Solanaceae) có nguồn
gốc ở vùng Nam Mỹ, là cây thực phẩm quan trọng đứng thứ tư sau lúa mỳ, lúa
nước và ngô. Chúng là loại cây lấy củ được trồng rộng rãi nhất trên thế giới và là
loài cây trồng phổ biến thứ tư về mặt sản lượng xếp sau lúa mì, khoai mì và ngơ
(Tạ Thu Cúc, 1979).
Khoai tây vừa là cây lương thực, đồng thời vừa là cây thực phẩm có giá
trị. Ở châu Âu, châu Mỹ người ta coi khoai tây như một loại lương thực chính
sau lúa mì và ngơ. Củ khoai tây chứa trung bình 19gr hydratcacbon (trong đó
16gr tinh bột, 2,2gr chất xơ); 0,1gr chất béo; 2-3gr protein và 79gr là nước.
Ngồi ra, trong khoai tây cịn chứa nhiều vitamin và chất khống. Nó là nguồn
cung cấp vitamin B1, B3, B6 và các chất khoáng như kali, phốt pho, magie. Sử
dụng 100gr khoai tây có thể đảm bảo ít nhất 8% nhu cầu protein; 3% nhu cầu
năng lượng; 10% nhu cầu sắt; 19% nhu cầu vitamin B1; 20-50% nhu cầu vitamin
C của người trong ngày (Beukema and Zaag, 1990). Thêm vào đó, khoai tây cịn
chứa nhiều dinh dưỡng thực vật, bao gồm carotenoid (một dạng sắc tố hữu cơ có
tự nhiên trong thực vật, tảo, một vài loài nấm và một vài loài vi khuẩn),
flavonoid (flavonoid trong tự nhiên có màu vàng, là 1 loại chất chuyển hóa trung
gian của thực vật) và axit caffeic. Khoai tây có đặc tính chống oxi hóa và có thể
giúp đẩy mạnh q trình tiêu hóa, tăng cường sức khỏe tim mạch, làm giảm
huyết áp, có lợi cho sức khỏe.
Ở Việt Nam, khoai tây được trồng từ hơn 100 năm nay, là cây trồng lý
tưởng trong vụ đông ở vùng đồng bằng sông Hồng và Trung du bắc bộ. Đồng
bằng bắc bộ có một mùa đơng lạnh với nhiệt độ trung bình khoảng 20 - 300C,

phù hợp cho cây khoai tây sinh trưởng phát triển. Mặt khác, diện tích đất phù sa,
đất cát pha, đất thịt nhẹ lớn, hệ thống thủy nơng hồn chỉnh là điều kiện thuận lợi
cho phát triển và mở rộng sản xuất loại cây trồng này. Trong những năm gần đây
diện tích sản xuất khoai tây cả nước đạt khoảng 35.000 ha, tập trung chủ yếu ở
đồng bằng sông Hồng (Đào Huy Chiên, 2002).

1

download by :


Cây khoai tây khơng địi hỏi thời vụ trồng nghiêm ngặt như các cây trồng
vụ đông khác như tỏi, đậu tương… Thời vụ trồng khoai tây có thể kéo dài từ
25/10 đến cuối tháng 12. Khoai tây có thời gian sinh trưởng ngắn (85 – 90 ngày)
nhưng lại đạt năng suất cao, trung bình 20 – 30 tấn/ha.
Khoai tây là cây trồng chủ lực trong vụ đông của người dân huyện Quế
Võ, tỉnh Bắc Ninh, là cây trồng mang lại thu nhập chính cho một bộ phận khơng
nhỏ những người nông dân trong huyện. Khoai tây thu hoạch đến đâu được
thương lái thu mua hết đến đó.
Tuy nhiên, sản xuất khoai tây cũng thường gặp rất nhiều lồi cơn trùng
gây hại. Côn trùng vừa là nguyên nhân gây hại trực tiếp cho cây như sâu khoang,
sâu xám, sâu xanh… vừa là vector truyền bệnh virus cho cây như rệp, bọ trĩ, bọ
phấn trắng… Xuất phát từ thực tế trên nhằm góp phần hạn chế các thiệt hại trong
việc sản xuất khoai tây ở huyện Quế Võ, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:
“Thành phần sâu, nhện hại khoai tây tại Quế Võ, Bắc Ninh năm 2017; đặc
điểm sinh học, sinh thái Bọ phấn trắng Bemisia tabaci (Gennadius)”.
1.2. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu thành phần sâu, nhện hại và thiên địch trên cây khoai tây và đi
sâu nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ phấn trắng Bemisia tabaci

(Gennadius) trên cây khoai tây nhằm cung cấp cơ sở khoa học để đề xuất các
biện pháp phòng chống hiệu quả loài sâu hại này.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Điều tra, xác định thành phần, độ thường gặp của sâu, nhện hại và thiên
địch trên cây khoai tây tại huyện Quế Võ, Bắc Ninh.
- Điều tra diễn biến mật độ bọ phấn trắng B. tabaci trên 3 giống khoai tây
(Marabel, Solara và Markies); Diễn biến mật độ bọ phấn trắng B. tabaci tại 3 xã
và 2 vụ (vụ đông 2017 và vụ xuân 2018) tại huyện Quế Võ, Bắc Ninh.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của bọ phấn trắng B. tabaci trên khoai
tây và cà chua trong phịng thí nghiệm.
- Xác định hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ bọ
phấn trắng trong phịng thí nghiệm.

2

download by :


1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả điều tra, nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung các dẫn liệu
khoa học mới về thành phần loài sâu, nhện hại và thiên địch trên cây khoai tây ở
vùng nghiên cứu.
Kết quả của luận văn góp phần bổ sung những số liệu về đặc điểm sinh vật
học, sinh thái học của bọ phấn trắng B. tabaci trên khoai tây cũng như hiệu lực
của một số loại thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ bọ phấn trắng B. tabaci.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu về thành phần loài sâu, nhện hại trên cây khoai tây
giúp chỉ ra những lồi có xu hướng gia tăng quần thể và ý nghĩa kinh tế trên cây
trồng được nghiên cứu.

- Các kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của bọ
phấn trắng và hiệu quả của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với bọ phấn
trắng góp thêm tài liệu làm cơ sở để đề xuất biện pháp phòng chống hiệu quả trên
cây khoai tây.
- Kết quả của đề tài là nguồn tài liệu nghiên cứu cho sinh viên hệ đại học,
cao đẳng ngành nơng nghiệp và tập huấn cho nơng dân trong phịng chống bọ
phấn trắng B. tabaci.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài nghiên cứu thành phần sâu, nhện hại và thiên địch trên cây khoai
tây tại huyện Quế Võ, Bắc Ninh.
- Đề tài đi sâu nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của bọ phấn
trắng. Tìm hiểu diễn biến mật độ quần thể bọ phấn trắng trên ba giống khoai tây,
tại 3 xã và 2 vụ trồng khoai tây. Đồng thời nghiên cứu hiệu lực của một số thuốc
bảo vệ thực vật nhằm hạn chế quần thể bọ phấn trắng B. tabaci trên cây khoai tây.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Lập danh lục thành phần loài sâu, nhện hại và thiên địch trên cây khoai tây
tại huyện Quế Võ, Bắc Ninh.
- Cung cấp và bổ sung dẫn liệu khoa học mới về đặc điểm sinh vật học, sinh
thái học của bọ phấn trắng B. tabaci trên cây khoai tây và cà chua.

3

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Thành phần loài sâu, nhện hại trên cây khoai tây rất đa dạng và phong
phú. Tuy nhiên những hiểu biết về thành phần loài sâu, nhện hại trên cây khoai
tây đến nay còn nhiều hạn chế.

Bọ phấn trắng B. tabaci là một trong những loài sâu hại quan trọng trên
cây họ cà. Nó vừa gây hại trực tiếp bằng cách chích hút dịch cây làm cho cây cịi
cọc phát triển kém vừa là môi giới truyền bệnh virus cho cây. Những hiểu biết về
đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của bọ phấn trắng, hiệu quả của biện pháp
bảo vệ thực vật trên cây khoai tây là cơ sở khoa học để đề xuất biện pháp phòng
chống có hiệu quả.
2.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU Ở NGỒI NƢỚC
2.2.1. Tình hình sản xuất khoai tây
Sản xuất khoai tây trên thế giới ngày càng có nhiều thay đổi lớn. Cho đến
đầu những năm 1990 hầu hết khoai tây được trồng và tiêu thụ ở Châu Âu, Bắc
Mỹ và các nước thuộc khu vực Liên Xơ cũ. Sau đó, do sản xuất khoai tây tăng
lên ở khu vực châu Á, châu Phi và châu Mỹ La-tinh, sản lượng khoai tây tại các
châu này tăng từ 30 triệu tấn vào những năm 1960 lên đến hơn 165 triệu tấn
trong năm 2007. Lần đầu tiên sản xuất khoai tây ở các nước đang phát triển vượt
qua các nước phát triển (FAO, 2007).
Châu Á có số nước trồng khoai tây nhiều nhất so với các châu lục khác
(42 nước). Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về diện tích trồng khoai tây
(4.602 triệu ha), thấp nhất là Bahranin (1ha). Năng suất đạt cao nhất là Kuwait
(41,3 tấn/ha) và thấp nhất là Đông Timor (2,5 tấn/ha).Châu Âu là một trong các
châu có số nước trồng khoai tây nhiều nhất sau châu Á (38 nước). Nga là nước có
diện tích trồng nhiều nhất (3.211 triệu ha) sau Trung Quốc, thấp nhất là Faeroe
Islands (110ha) (Hồ Hữu An và Đinh Thế Lộc, 2005).
Châu Á và châu Âu là khu vực sản xuất khoai tây lớn nhất thế giới chiếm
hơn 80% sản lượng. Bắc Mỹ là khu vực có diện tích khoai tây ít nhất nhưng năng
suất tại khu vực này lại cao nhất (khoảng trên 32 tấn/ha).

4

download by :



Diện tích (ha)

Sản lƣợng (tấn)

Năng suất (tấn/ha)

Châu Phi

1.767.964

24.574.700

13,9

Châu Á

10.189.214

190.538.302

18,7

Châu Âu

5.481.240

117.298.536

21,4


Mỹ La-tinh

963.766

15.682.943

16,3

Bắc Mỹ

750.257

25.345.305

32,4
Nguồn FAO (2016)

2.2.2. Những nghiên cứu về sâu hại trên cây khoai tây
Có ít nhất 38 lồi cơn trùng đã được ghi nhận gây hại trên cây khoai tây ở
Cusco, Peru chúng thuộc 7 bộ và 18 họ trong đó có 12 lồi mới được ghi nhận xuất
hiện lần đầu tiên trên các cánh đồng trồng khoai tây ở Cusco (Escalante, 1975).
Ở Braxin cây khoai tây thường bị các loài Phthorimaea operculella,
Manduca (Phlegethontius) sexta subsp. Paphus, Epicauta spp., Diabrotica
speciosa (Germ.) và Epitrix parvula (F.) gây hại. Ngồi ra cịn có một số lồi
rệp quan trọng như Myzus persicae (Sulz.), Myzus euphorbia (Thos.),
Aulacorthum solani (Kalt) và Aphis euonymi (F.) cũng gây hại cho cây khoai
tây (Menschoy, 1975).
Ở Belarus trên cây khoai tây có 2 lồi sâu hại quan trọng là bọ cánh cứng
Leptinotarsa decemlineata (Say) và sâu non bọ bổ củi (Dorozhkin et al., 1975).

Trong khi đó ở Bolivia vùng lá cây khoai tây thường bị tấn cơng bởi lồi
Acordulecera sp., Empoasca fabialis DeLong, Empoasca fabae (Harris) và
Macrosiphum euphorbiae (Solanifolii (Ashm.)); Ngồi ra chúng cịn là ngun
nhân lan truyền virus khảm lá và xoăn lá cho cây khoai tây. Một số loài bọ cánh
cứng Epicauta (Coleoptera: Meloidae) đã được ghi nhận là hại trên lá cây khoai
tây, và Epicauta adspersa (Klug), Epicauta vittata (F.) còn ăn trụi cả lá và cành
non, ngay cả vùng rễ cây khoai tây cũng thường bị ấu trùng của các lồi
Liriomyza spp tấn cơng gây hại (Squire, 1972).
Các lồi cơn trùng chính tấn cơng củ là Premnotrypes latithorax (Pierce)
Phthorimaea (Gnorimoschema) operculella (Zell.). Đặc biệt là ở những vùng đất
giàu mùn, chất hữu cơ hoặc vùng đất trũng cũng bị ấu trùng của loài
Cyclocephala melanocephala (F.), Bothynus (Ligyrus) burmeisteri (Steinheil) và

5

download by :


Sulcator ontherus (F.) tấn cơng. Tuy nhiên, ở Bolivia lồi bọ cánh cứng Colorado
Leptinotarsa decemlineata (Say) không được ghi nhận là xuất hiện tại đây
(Squire,1972).
Ở Ấn Độ có tổng cộng hơn 80 lồi cơn trùng gây hại trên cây khoai tây.
Các lồi cơn trùng này được phân loại thành sâu hại trong đất, cơn trùng chích
hút, cơn trùng ăn lá và côn trùng hại trong kho bảo quản (Misra and Agrawal,
1988). Trên lá cây khoai tây có 7 lồi rệp chính gây hại gồm Aphis craccivora
Koch, Aphis gossypii, Aphis fabae, Myzus persicae Sulz., Rhopalosiphum
nymphaeae Linn, Rhopalosiphum rufiadominalis và Tetraneura nigriabdominalis
Sasaki (Kashyap and Verma, 1982). Trong khi đó ngài củ khoai tây Phthorimaea
operculella và sâu xám Agrotis ipsilon gây hại cả phần trên và phần dưới mặt đất
của cây khoai tây. Ngồi ra cịn có các lồi dế Gryllotalpa africana và mối

Eremotermes sp., Microtermes obesi và Odontotermes obesus cũng được ghi
nhận là côn trùng gây hại cho cây khoai tây (Butani and Verma, 1976).
Ở Himachal Pradesh có 31 lồi sâu hại trên cây khoai tây trong đó các lồi
sùng bọ hung (Lachnosterna coriacea và Lachnosterna longipennis) là lồi sâu
hại chính trên cây khoai tây (Tyagi and Misra, 1987; Parihar et al., 1995; Chandel
et al., 1996). Trong khi đó ở Tripura lồi Odontotermes obesus, Agrotis segetum,
Agrotis ipsilon, Aphis gossypii, Aphis fabae và Myzus persicae là những lồi sâu
hại có ý nghĩa kinh tế (Das, 1988). Ngồi ra cịn có một số lồi côn trùng gây hại
mới được ghi nhận lần đầu tiên xuất hiện trên cây khoai tây đó là lồi Dioxyna
sororcula Wiedmann (Diptera: Tephritidae), loài Creontiades sp. (Hemiptera:
Miridae) và Taylorilygus pallidulus Walk (Hemiptera: Miridae) (Rai et al., 1988).
Zaki and Masoodi (1990) đã liệt kê có khoảng 15 lồi cơn trùng gây hại
cho tất cả các bộ phận của cây khoai tây dù ở trên hay dưới mặt đất. Ngoài rệp và
bọ phấn trắng có vai trị như một vector truyền bệnh thì cơn trùng sống ở trong
đất chính là nguồn gây thiệt hại lớn cho cây khoai tây ở thung lũng Kashmir.
Tại vùng Hassan (Karnataka, Ấn Độ), Nandhihalli et al. (1996) đã phát
hiện có 33 lồi cơn trùng thuộc 8 bộ, 23 họ và cùng với một vài loài nhện hại
được ghi nhận là sâu hại trên cây khoai tây.
Theo nghiên cứu của Singh (1990) các lồi sâu hại chính trên cây khoai
tây ở U.P. Hill gồm mối (Odontolermes spp. và Eremotermes spp), sâu xám
(Agrolis flammatra, A. ipsilon, A. segetum, A. spinnifera), sùng bọ hung

6

download by :


(Holotrichia serrate, Anaomala spp), rệp (Myzus persicae, Aphis gossypii,
Microsiphum euphorbae, Aphis jabae), rầy (Amrasca bigutulla), bọ phấn trắng
(Bemisia tabaci), sâu bướm ăn lá (Spodoptera littoratis, Plusia orichalcea và

Spilosoma (Diacrisia) obliqua), bọ cánh cứng ăn lá (Hinosepilachna ocellata,
Monolepta signata, Aulachophora atripennis) và
ngài củ khoai tây
(Phthorimaea operculella).
Rodri et al. (1993) đã thực hiện một cuộc khảo sát để xác định thành phần
sâu hại cây khoai tây và mức độ thiệt hại của chúng ở Costa Rica và báo cáo rằng
có 50 lồi cơn trùng có mặt trên cây khoai tây, trong đó ngài củ khoai tây
Phthorimaea operculella và Scrobipalposis solanivora được ghi nhận là loài gây
thiệt hại lớn đối với cây khoai tây.
Peter (1996) đã báo cáo rằng có khoảng 18 lồi côn trùng và không phải
côn trùng bao gồm cả tuyến trùng gây hại cho cả phần trên và dưới mặt đất của
cây khoai tây. Côn trùng gây hại bao gồm rệp, bọ trĩ, rầy, sâu non ngài đục củ
khoai tây, sâu xám, bọ nhẩy, sùng bọ hung, sâu ăn lá, dòi đục lá, Bọ phấn trắng,
ban miêu, bọ cánh cứng ăn lá.
Min et al. (1997) đã theo dõi 7 giống khoai tây trong suốt thời gian sinh
trưởng của chúng ở Korea (Hàn Quốc) và báo cáo rằng rệp Myzus persicae,
Macrosiphum euphorbiae và Spodoptera exigua là những lồi cơn trùng chính
gây hại trên lá trong khi đó lồi Selatosomus puncticollis gây hại trên củ.
Dharpure (2002) đã tiến hành một cuộc điều tra từ năm 1995 – 1998 và
xác định có 28 lồi cơn trùng gây hại trên cây khoai tây tại Madhya Pradesh (Ấn
Độ). Trong đó Thrips palmi, Scirtothrips dorsalis và Haplothrips spp. là những
loài lần đầu tiên được ghi nhận là dịch hại mới trên khoai tây.
Sing (2002) báo cáo rằng cây khoai tây thường bị một số lồi cơn trùng
tấn công và gây hại bao gồm sâu ăn lá, sùng bọ hung, rệp, sâu họ ngài đêm và
các loài khác làm ảnh hưởng đến năng suất. Trong đó sâu họ ngài đêm và rệp là
hai loại côn trùng gây hại chủ yếu vào mùa xuân.
2.2.3. Những nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học của bọ phấn trắng B. tabaci
Đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ phấn trắng B. tabaci đã được nghiên
cứu ở các điều kiện khí hậu, nhiệt độ khác nhau, trên nhiều loại cây ký chủ khác
nhau như bông, đậu đỗ, khoai tây, cà chua, dưa chuột…

Thời gian phát dục các pha và vòng đời:

7

download by :


B. tabaci có thể hồn thành một thế hệ trong khoảng 20-30 ngày trong
điều kiện thời tiết thuận lợi. Bọ phấn trắng có nhiều thế hệ trong một năm và có
sức tăng quần thể lớn. Có it nhất ba thế hệ được hoàn thành trong một vụ khoai
tây (Anonymous, 2004). Trưởng thành bọ phấn trắng phát triển thuận lợi nhất
trong điều kiện nhiệt độ từ 26-32°C và ẩm độ 60-70% (Traboulsi, 1995).
Trứng có chiều dài khoảng 0,2mm, được đẻ ở mặt dưới lá cây và được gắn
lên lá bằng một cuống ngắn. Thời gian phát dục của giai đoạn trứng kéo dài từ
22,5 ngày ở 16,70C xuống còn 5,0 ngày ở 32,50C; ở 360C trứng sẽ không nở
(Butler et al., 1983; Cock, 1986; Rao and Reddy, 1989). Trên cây cà chua thời
gian phát dục của pha trứng là 7,17 ngày, trong khi đó đối với ký chủ là cây
khoai tây thời gian phát dục của pha trứng rút ngắn xuống còn 4,25 ngày (Fekrat
and Shishehbor, 2007).
Ấu trùng tuổi 1 dài khoảng 0,27mm rộng 0,15mm. Thời gian phát dục của
ấu trùng tuổi 1 khoảng 2 – 4 ngày. Ấu trùng tuổi 2 và tuổi 3 mỗi giai đoạn ấu
trùng có thời gian phát dục khoảng 2 – 3 ngày, chiều dài – chiều rộng tương ứng
là 0,36mm; 0,22mm và 0,49mm; 0,29mm (Capinera, 2004).
Nhộng cơ thể có màu vàng, hai mắt màu đỏ rất rõ. Nhộng có chiều dài
khoảng 0,7mm và chiều rộng khoảng 0,4mm. Thời gian phát dục của giai đoạn
nhộng là khoảng 4 – 7 ngày (Arneja, 2000). Thời gian phát dục của giai đoạn
nhộng trên cây khoai tây (1,96 ngày) ngắn hơn trên cây cà chua (2,48 ngày)
(Fekrat and Shishehbor, 2007).
Vòng đời của bọ phấn trắng thay đổi từ 14-107 ngày tùy thuộc vào nhiệt
độ (Butler et al., 1983). Ở 25,50C vòng đời của bọ phấn trắng là 17,7 ngày trong

khi đó ở 200C là 38,2 ngày (Powell and Bellows, 1992).
Tuổi thọ trung bình và khả năng đẻ trứng
Trưởng thành bắt đầu đẻ trứng sau khi vũ hóa khoảng từ 2 – 5 ngày, trung
bình mỗi ngày có thể đẻ khoảng 5 trứng/con cái. Trưởng thành có thể sống từ 10
– 60 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ và có thể đẻ được từ 50 – 400 trứng/con cái,
trung bình là 160 trứng (Chandel et al., 2010).
Khan and Wan (2015) khi nghiên cứu khả năng đẻ trứng và tuổi thọ trung
bình của bọ phấn trắng trên cây cà chua trong phịng thí nghiệm ở ngưỡng nhiệt
độ 250C, độ ẩm 60% tuổi thọ trung bình của con cái là 19,1 ngày và khả năng đẻ
trứng của trưởng thành cái là 78,3 trứng/con.

8

download by :


Trong khi đó Salas and Mendoza (1995) nghiên cứu trong phịng thí
nghiệm ở 250C, độ ẩm 65% trên cây cà chua số trứng đẻ/trưởng thành cái là
194,9 trứng, tỷ lệ nở 86,5%, thời gian sống của trưởng thành là 19,4 ngày.
Fekrat and Shishechbor (2007) nghiên cứu ở 300C, độ ẩm 55% tuổi thọ
trung bình của con cái trên 3 loại cây ký chủ cà chua, cà tím và khoai tây lần lượt
là 14; 8 và 12,9 ngày khả năng đẻ trứng trung bình tương ứng là 60,16; 51,81 và
67,5 trứng/con.
2.2.4. Những nghiên cứu về sinh thái học của bọ phấn trắng B. tabaci
Ảnh hưởng của nhiệt độ:
Nhiệt độ trong khoảng từ 26 – 320C, ẩm độ 60 – 70% là thích hợp nhất để
bọ phấn trắng phát triển (Chandel et al., 2010). Ở nhiệt độ 14,90C vòng đời của
bọ phấn trắng kéo dài hơn so với ở nhiệt độ 300C (Butler et al., 1983). Trong
điều kiện nhiệt độ 250C vòng đời của bọ phấn trắng là 22,3 ngày (Salas and
Mendoza, 1995).

Ảnh hưởng của cây ký chủ
Thời gian phát dục các pha và vòng đời của bọ phấn trắng phụ thuộc vào
cây ký chủ. Trong 4 loại cây ký chủ là khoai tây, cà chua, bơng và ớt thì cây
khoai tây và bơng là cây ký chủ thích hợp nhất đối với bọ phấn trắng (Swati et
al., 2017). Trên 4 loại cây ký chủ là cà chua, ớt, cà tím và khoai tây thời gian
phát dục của bọ phấn trắng trên cây khoai tây là ngắn nhất (Fekrat and
Shishechbor, 2007).
2.2.5. Những nghiên cứu về biện pháp phòng trừ bọ phấn trắng B. tabaci
Biện pháp canh tác
Tác giả Hilje et al. (2001) đã nghiên cứu về biện pháp canh tác để phòng
trừ bọ phấn trắng tuy nhiên nó chỉ có ý nghĩa quan trọng trọng hệ thống quản lý
dịch hại tổng hợp (IPM) vì tính chất phịng ngừa của nó. Các biện pháp canh tác
như bỏ trống thời vụ, thay đổi thời gian trồng, luân canh và phòng trừ cỏ dại chỉ có
tác dụng ở quy mơ vùng và rất khó kiểm tra hoặc chứng minh bằng thực nghiệm.
Brown and Bird (1992) đã nghiên cứu các biện pháp canh tác để giảm
thiểu mật độ bọ phấn trắng bao gồm vệ sinh đồng ruộng, trồng xen, sử dụng
màng phủ phản quang, rào cản vật lý và sử dụng giống kháng.
Biện pháp sử dụng giống kháng

9

download by :


Nghiên cứu về giống kháng bọ phấn trắng Bemisia tabaci đã được tiến
hành với nhiều loại cây trồng như bông, đậu, dưa chuột, bí, sắn, ngơ và các loại
khác (Nombela and Munitz, 2010).
Sử dụng giống kháng là một phần quan trọng trong IPM để ngăn chặn
quần thể bọ phấn trắng B. tabaci. Một số cơ chế kháng đối với bọ phấn trắng có
liên quan đến đặc điểm hình thái và hóa học của cây trồng, chẳng hạn như mật độ

lơng trên bề mặt lá, độ cong của lá, mức độ pH trong mô thực vật và việc sản
sinh các chất chuyển hóa thứ cấp độc hại được tạo ra trong mô hoặc được bài tiết
qua bề mặt lá (Berlinger, 1986).
Tác giả Jackson et al. (2000) đã so sánh mật độ bọ phấn trắng B. tabaci
trên các giống cải bắp với độ bóng của lá khác nhau. Kết quả cho thấy giống cải
bắp lá bóng có mật độ bọ phấn trắng thấp hơn nhiều so với giống cải bắp lá khơng
bóng và cải bắp lai. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng tự nhiên của quần thể bọ phấn
trắng trên các giống này lại không khác nhau. Tác giả đã lý giải cho hiện tượng
này là do đặc tính của lá đã tác động đến sự ưa thích ký chủ của bọ phấn trắng.
Hai loài cà chua hoang dã là Solalum habrochaites và Solalum peruvianum
có khả năng kháng virus xoăn lá cà chua TLCV. Tính kháng trong trường hợp này
liên quan đến sự xuất hiện của các chất dịch được tiết ra từ các tuyến trichome trên
bề mặt lá, do đó bọ phấn trắng sau khi hạ cánh xuống sẽ bị mắc kẹt lại đó ngăn cản
việc di chuyển để chích hút dịch cây (Channarayappa et al., 1992).
Biện pháp sinh học
Việc sử dụng các thuốc trừ sâu phổ rộng trên nhiều loại cây trồng đã ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của các lồi thiên địch để kiểm sốt bọ
phấn trắng B. tabaci. Tuy nhiên trong những năm qua việc sử dụng rộng rãi
thuốc trừ sâu có tính chọn lọc kết hợp với các biện pháp quản lý dịch hại tổng
hợp IPM vấn đề kiểm soát bọ phấn trắng B. tabaci bằng biện pháp sinh học đã
được tâm nhiều hơn (Naranjo, 2001).
Gerling et al. (2001) đã liệt kê có 114 lồi thuộc 9 bộ và 31 họ là thiên
địch của bọ phấn trắng. Các lồi cơn trùng bắt mồi là thiên địch của bọ phấn
trắng B. tabaci phần lớn là các loài thuộc họ Coccinellidae; Miridae;
Anthocoridae; Chrysopidae; Coniopterrydae; Phytoseiidae và Araneae. Chúng là
yếu tố chính làm giảm mật độ quần thể bọ phấn trắng B. tabaci trên cây bơng ở
Arizona. Ơng ghi nhận 34 loài ong ký sinh Encarsia, 14 loài Eretmocerus và một

10


download by :


số loài thuộc giống Amitus và Metaphycus. Ngoài ra một số lồi cơn trùng bắt
mồi như Macrolophus pygmaeus (Rambur), Nesidiocoris tenuis (Reuter) và loài
ký sinh Eretmocerus mundus (Mercet) cũng cho thấy có hiệu quả trong việc kiểm
sốt quẩn thể bọ phấn trắng (Moreno-Ripoll et al., 2014).
Biện pháp hóa học
Trước đây các thuốc trừ sâu có nguồn gốc phosphate, pyrethroids và
carbamates đã được sử dụng trong việc kiểm soát bọ phấn trắng. Tuy nhiên
chúng chỉ được sử dụng đơn lẻ. Sự phối hợp giữa hợp chất pyrethroids với
phosphates; carbamates, formamidin và cyclodienes đã cho thấy hiệu quả tốt hơn
trong việc kiểm soát bọ phấn trắng (Palumbo et al., 2001). Mặc dù cả trưởng
thành và ấu trùng đều mẫn cảm với các hợp chất trên tuy nhiên giai đoạn ấu trùng
khó kiểm soát hơn do chúng nằm ở mặt dưới của lá rất khó để ấu trùng tiếp xúc
được với thuốc ngồi ra lớp sáp bên ngồi cũng có tác dụng bảo vệ ấu trùng bọ
phấn trắng (Palumbo and Coates, 1996).
Hiệu quả của 19 loại thuốc trừ sâu và thuốc trừ sâu kết hợp để phòng chống
bọ phấn trắng B. tabaci đã được Marcano and Gonzalz (1993) đánh giá ở
Venezuela và họ đã nhận thấy rằng các loại thuốc trừ sâu có hiệu quả nhất đối với
pha trứng và các giai đoạn ấu trùng của bọ phấn trắng là: Imidacloprid (liều lượng
91,67 và 78,61 lít/ha); Dầu khống + Imidacloprid (liều lượng 88,85 và 71,33
lít/ha); Cyfluthrin + Methamidophos (liều lượng 87,85 và 69,08 lít/ha); Buprofezin
(liều lượng 86,1 và 53,19 lít/ha); Lambda-cyhalothrin (liều lượng 86,1 và 47,47
lít/ha); Profnofos + Cypermethrin (liều lượng 85,93 và 70,18 lít/ha).
Hoạt chất Imidacloprid là hoạt chất trừ sâu có đặc tính nội hấp, lưu dẫn có
hiệu quả trong việc kiểm soát bọ phấn trắng B. tabaci đã kháng lại các loại thuốc
trừ sâu có nguồn gốc phosphate, pyrethoid và cyclodiene (Cahil et al., 1995).
Các hoạt chất có tính chất điều tiết sinh trưởng côn trùng (IGRs) như
Buprofezin (chất ức chế chitin) và Pyriproxyfen (tương tự hoocmon sinh trưởng)

chúng tác động chủ yếu đến các giai đoạn trứng và ấu trùng làm cho trứng không
nở được, ấu trùng không lột xác hoặc có thể làm giảm số lượng của trưởng thành
bọ phấn trắng cái sau khi vũ hóa (Ishaaya et al., 1988).
Các thuốc trừ sâu thế hệ mới có tính chất ức chế hô hấp chọn lọc như
Diafenthiuron (Horowitz et al., 1999), gây chán ăn như Pymetrozine (Fluckiger
et al., 1992; Kayser et al., 1994) là những loại thuốc mới có hiệu quả trong việc
kiểm soát bọ phấn trắng đã kháng các loại thuốc trừ sâu thông thường.

11

download by :


2.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƢỚC
2.3.1. Tình hình sản xuất khoai tây
Ở Việt Nam, theo nhiều tài liệu chưa đầy đủ cho rằng khoai tây được
trồng từ năm 1980 do người Pháp mang đến. Năm 1901, khoai tây được trồng ở
Tú Sơn, Hải Phòng; 1907 được trồng ở Trà Lĩnh, Cao Bằng; 1917 trồng ở
Thường Tín, Hà Tây cũ (Hồ Hữu An và Đinh Thế Lộc, 2005).
Khoai tây ngày càng trở thành một cây trồng vụ đông quan trọng đối với
một số tỉnh miền Bắc, đặc biệt là một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng (85%
sản lượng khoai tây được sản xuất ở miền Bắc và chỉ có 15% sản xuất ở Lâm
Đồng). Năm 2005, sản lượng khoai tây sản xuất ở Việt Nam ước đạt 400 ngàn
tấn trong khi nhu cầu trên là 500 ngàn tấn, vì vậy hàng năm Việt Nam phải nhập
khẩu trên dưới 100 ngàn tấn chủ yếu là từ Trung Quốc. Ở miền Bắc, cây khoai
tây được trồng trong vòng 3 tháng xen kẽ giữa 2 vụ lúa nhưng đã đem lại một
nguồn thu nhập đáng kể cho người trồng vào thời điểm giáp tết cổ truyền. Thu
nhập từ khoai tây thường cao hơn so với lúa, ngô, khoai lang cũng như một số
cây trồng vụ đông khác. Trong những năn gần đây, diện tích khoai tây có xu
hướng ổn định, năng suất dao động trong khoảng từ 10 – 12 tấn/ha (Thái Hà và

Đặng Mai, 2011).
Năm 2010 tổng diện tích trồng khoai tây ở Việt Nam là 29.427ha đến năm
2016 giảm xuống còn 21.173 ha. Tuy nhiên, năng suất lại tăng từ 12 tấn/ha năm
2010 lên 14,3 tấn/ha năm 2016 (FAO, 2016).
2.3.2. Những nghiên cứu về thành phần sâu hại trên cây khoai tây
Ở Việt nam các tài liệu nghiên cứu về thành phần sâu hại trên cây khoai tây
còn hạn chế. Trong các giáo trình, tài liệu kỹ thuật cũng đã chỉ ra những loài sâu hại
trên cây khoai tây gồm: sâu xám (Agrotis ypsilon), sâu xanh (Helicoverpa
armigera), mối (Isoptera), bọ phấn (Bemisia tabaci), rệp đào (Myzus persicae), nhện
trắng (Polyphagotarsonemus latus), bọ trĩ (Thrips palmi), sùng trắng (Phyllopphaga
spp.), ban miêu (Epicanta spp) (Tạ Thu Cúc, 2005; Ks. Thái Hà – Đặng Mai, 2011;
Trần Khắc Thi và cs, 2008; Trần Khắc Thi – Trần Ngọc Hùng, 2005).
2.3.3. Những nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học của bọ phấn trắng B. tabaci
Đặc điểm sinh vật học của bọ phấn trắng B. tabaci đã được một số tác giả
nghiên cứu. Tác giả Trần Đình Phả và cs. (2007) khi nghiên cứu về sinh học sinh
thái Bọ phấn trắng B. tabaci hại cây cà chua và cây dưa chuột đã báo cáo rằng

12

download by :


×