Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Bài thi kết thúc học phần môn luật di sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.31 KB, 15 trang )

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC KỲ: II

NĂM HỌC: 2020-2021

Học phần: LUẬT DI SẢN
Hình thức thi: Tự luận nộp bài sau
Ngày thi:
Đề thi:

Giảng viên:
Sinh viên:
Mã sinh viên:
Mã lớp:

Hà Nội, 2021


Bài thi môn: Luật Di sản

Sinh viên:
Lớp:

Câu 1 (6 điểm): Phân tích các tiêu chí lựa chọn và trình tự thủ tục lập hồ sơ
cấp bằng xếp hạng di tích? Liên hệ thực tế để mơ tả một di tích đã xếp hạng và
nêu phương hướng bảo vệ, phát huy giá trị di tích đó?
Câu 2 (4 điểm): Phân tích các hành vi bị nghiêm cấm theo Luật di sản văn
hoá? Liên hệ thực tiễn xử lý hành vi vi phạm quy định này hiện nay tại địa
phương anh (chị)?
Bài làm
Câu 1 (6 điểm): Phân tích các tiêu chí lựa chọn và trình tự thủ tục lập hồ sơ


cấp bằng xếp hạng di tích? Liên hệ thực tế để mơ tả một di tích đã xếp hạng và
nêu phương hướng bảo vệ, phát huy giá trị di tích đó?
A. Phân tích các tiêu chí lựa chọn di tích
Các tiêu chí lựa chọn di tích theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Di sản
văn hoá năm 2001 sửa đổi, bổ sung 2009 gồm 04 tiêu chí sau:
1) Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của
quốc gia hoặc của địa phương;
2) Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng
dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển
của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;
3) Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu;
4) Cơng trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị
và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển
kiến trúc, nghệ thuật.
Theo quy định này thì di tích lịch sử văn hố phải có một trong bốn tiêu chí trên.
Một số ví dụ về từng tiêu chí lựa chọn như sau:
- Ví dụ tiêu chí các cơng trình xây dựng, địa điểm gắn liền với sự kiện lịch sử,
văn hoá tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phương như: Khu di tích lịch sử
1


Bài thi môn: Luật Di sản

Sinh viên:
Lớp:

Tân Trào - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các cơ quan Trung ương ở và làm
việc trong thời kỳ tiền khởi nghĩa và thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp,
nằm trên địa bàn các xã: Tân Trào, Minh Thanh, Trung Yên, Bình Yên, Lương
Thiện (huyện Sơn Dương); Kim Quan, Trung Sơn, Hùng Lợi, Trung Minh,

Đạo Viện, Công Đa, Phú Thịnh (huyện Yên Sơn). Đây cũng là địa bàn giáp
gianh giữa hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn.
- Ví dụ tiêu chí các cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp
của anh hùng dân tộc như: Khu di tích Cơn Sơn – Kiếp Bạc là một di tích quốc
gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Đây là nơi gắn liền với thân thế, sự
nghiệp của các vị anh hùng dân tộc như: Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo cùng
nhiều danh nhân văn hoá của dân tộc: Trần Nguyên Đán, Pháp Loa, Huyền
Quang…
- Ví dụ tiêu chí là địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu như: Di tích lịch sử, kiến
trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa. Theo thống kê, trong khu vực Cổ Loa hiện
có khoảng 60 di tích (trong đó có 07 di tích cấp quốc gia), bao gồm các loại
hình: di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử, cách mạng, di chỉ khảo cổ
học.
- Ví dụ tiêu chí là cơng trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể
kiến trúc đơ thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai
đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật như: Di tích Hồng thành Thăng Long là
một cơng trình kiến trúc tiêu biểu của thời nhà Trần; Khu Di tích đền Trần,
Nam Định. Đền Trần ở đây được xây dựng vào năm 1695 trên nền Thái miếu
cũ của nhà Trần, hệ thống thờ cúng ở đây gồm 3 cơng trình kiến trúc chính là:
Đền Thiên Trường (đền Thượng), đền Cổ Trạch (đền Hạ) và đền Trùng Hoa.
Các tiêu chí xếp hạng di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh theo từng
cấp:
1. Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương, bao gồm:
2


Bài thi mơn: Luật Di sản

Sinh viên:
Lớp:


- Cơng trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của
địa phương hoặc gắn với nhân vật có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển
của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;
- Cơng trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đơ
thị và địa điểm cư trú có giá trị trong phạm vi địa phương;
- Địa điểm khảo cổ có giá trị trong phạm vi địa phương;
- Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên
nhiên với cơng trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị trong phạm vi địa
phương.
2. Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia, bao gồm:
- Cơng trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của
dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân, nhà hoạt động chính trị,
văn hóa, nghệ thuật, khoa học nổi tiếng có ảnh hưởng quan trọng đối với
tiến trình lịch sử của dân tộc;
- Cơng trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô
thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển kiến
trúc, nghệ thuật Việt Nam;
- Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của
văn hóa khảo cổ;
- Cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan
thiên nhiên với cơng trình kiến trúc, nghệ thuật hoặc khu vực thiên nhiên
có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh
thái đặc thù.
3. Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc
gia, bao gồm:
- Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện đánh dấu bước chuyển biến
đặc biệt quan trọng của lịch sử dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc,
3



Bài thi môn: Luật Di sản

Sinh viên:
Lớp:

danh nhân tiêu biểu có ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình lịch sử của dân
tộc;
- Cơng trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô
thị và địa điểm cư trú có giá trị đặc biệt đánh dấu các giai đoạn phát triển
kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam;
- Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển văn
hóa khảo cổ quan trọng của Việt Nam và thế giới;
- Cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh
quan thiên nhiên với cơng trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị đặc biệt của
quốc gia hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị về địa chất, địa mạo, địa lý,
đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù nổi tiếng của Việt Nam và thế
giới.
B. Trình tự thủ tục lập hồ sơ cấp bằng xếp hạng di tích
Theo quy định tại điều 31 Luật Di sản 2001 sửa đổi, bổ sung 2009 thủ tục xếp
hạng di tích được quy định như sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm kê di tích ở địa phương và
lựa chọn, lập hồ sơ khoa học để quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh; trình Bộ trưởng
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích quốc gia.
2. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo lập hồ sơ khoa học
trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, lập hồ sơ
khoa học di tích tiêu biểu của Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đề
nghị
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc xem xét đưa vào
Danh mục di sản thế giới.Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phải có ý kiến thẩm định

bằng văn bản của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia.
Như vậy, đối với các cơng trình di tích xếp hạng cấp tỉnh thì Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức kiểm kê di tích ở địa
4


Bài thi môn: Luật Di sản

Sinh viên:
Lớp:

phương và lựa chọn, lập hồ sơ khoa học để quyết định xếp hạng di tích. Cịn đối với
các di tích là các di tích xếp hạng cấp quốc gia thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ trình hồ sơ lên Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch để quyết định xếp hạng di tích. Với các di tích quốc gia đặc biệt thì
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo lập hồ sơ khoa học trình Thủ
tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích. Cuối cùng, đối với các di tích tiêu biểu
thì Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập hồ sơ khoa học di tích tiêu biểu
của Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đề nghị Tổ chức Giáo dục,
Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc xem xét đưa vào Danh mục di sản thế giới.
Một điểu lưu ý là hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phải có ý kiến thẩm định bằng
văn bản của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia
Căn cứ theo điều 13 Nghị định Chính phủ số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng
09 năm 2010 Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn
hoá và Luật sử đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hố hồ sơ khoa học để
xếp hạng di tích gồm:
1. Đơn đề nghị xếp hạng của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản
lý di tích;
2. Lý lịch di tích;
3. Bản đồ vị trí và chỉ dẫn đường đến di tích;

4. Bản vẽ mặt bằng tổng thể di tích tỷ lệ 1/500, các mặt bằng, các mặt đứng, các
mặt cắt ngang, cắt dọc, kết cấu và chi tiết kiến trúc có chạm khắc tiêu biểu của
di tích tỷ lệ 1/50;
5. đ) Tập ảnh màu khảo tả di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích
từ cỡ 9cm x 12cm trở lên;
6. Bản thống kê di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích;
7. Bản dập, dịch văn bia, câu đối, đại tự và các tài liệu Hán Nôm hoặc tài liệu
bằng các loại ngơn ngữ khác có ở di tích;
5


Bài thi môn: Luật Di sản

Sinh viên:
Lớp:

8. Biên bản và bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích có dấu xác nhận
của Ủy ban nhân dân các cấp, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tài
ngun mơi trường và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
9. Tờ trình về việc xếp hạng di tích theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa.
Nội dung chi tiết về hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích được quy định tại Thơng tư
số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch.
Liên hệ: Thực tế xếp hạng di tích lịch sử - văn hố cấp tỉnh Đền Thác Thủ, huyện
Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
- Thành phần hồ sơ: theo quy định tại điều 13 Nghị định Chính phủ số
98/2010/NĐ-CP
- Số lượng hồ sơ: 03 bộ
- Thời gian xử lí: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

- Nơi tiếp nhận và trả kết quả: Bộ phận văn thư – Văn phịng UBND tỉnh n
Bái
- Lệ phí: Khơng
Bước 1.
- Tiếp nhận hồ sơ đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Báivề
đề nghị xếp hạng di tích cấp tỉnh Đền Thác Thủ
- Chuyển hồ sơ cho Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Yên Bái xử lý
- Chuyển hồ sơ cho chuyên viên xử lý (sau khi có bút phê chuyển của LĐVP)
Bước 2. Chuyên viên thẩm tra hồ sơ của cơ quan trình:
a. Hồ sơ đạt u cầu:
- Lập Phiếu trình giải quyết cơng việc trình lãnh đạo UBND tỉnh Yên Bái và
lãnh đạo văn phòng UBND tỉnh Yên Bái xem xét, giải quyết
- Dự thảo Quyết định.
6


Bài thi môn: Luật Di sản

Sinh viên:
Lớp:

b. Hồ sơ không đạt yêu cầu: Thông báo trực tiếp cho cơ quan trình giải thích,
bổ sung hồ sơ, nêu rõ lý do trong thời hạn 01 ngày (Sở Văn hoá Thể thao và
Du lịch tỉnh Yên Bái)
Bước 3. Xem xét hồ sơ và ý kiến thẩm tra của chuyên viên:
a. Trường hợp đồng ý: Phê duyệt hồ sơ trình, ký vào phiếu trình, ký nháy vào
Quyết định, trả hồ sơ cho chuyên viên để tiếp tục trình Lãnh đạo UBND tỉnh
Yên Bái
b. Nếu không đồng ý: Ghi ý kiến trực tiếp vào phiếu trình và trả lại chuyên
viên để xử lý lại

Bước 4. Xem xét ký duyệt hồ sơ chuyên viên trình:
a. Nếu đồng ý: Phê duyệt hồ sơ chuyên viên trình (ký vào phiếu trình và ký
vào Quyết định)
b. Nếu khơng đồng ý, ghi ý kiến vào phiếu trình và trả lại để chuyên viên xử
lý (quay lại Bước 2)
Bước 5.
- Lấy số văn bản;
- Sao chụp văn bản;
- Phát hành theo nơi nhận.
Quyết định số 701/QĐ-UBND, ngày 28/12/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh n Bái
cơng nhận Di tích đền Thác Bà, thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình, tỉnh n Bái là
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Một số phương hướng bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hố Đền
Thác Thủ, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái như sau:
Nhận thức việc bảo tồn các di sản, di tích là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết.
Cần phải chú trọng đến công tác quản lý bảo vệ, trùng tu, tôn tạo các di tích; thành
lập và điều hành có hiệu quả Ban quản lý của từng khu di tích; lựa chọn những người
gắn bó, tâm huyết với các di tích trên từng địa bàn để kiện toàn vào ban quản lý; chỉ
7


Bài thi môn: Luật Di sản

Sinh viên:
Lớp:

đạo chặt chẽ công tác trơng coi, bảo vệ, giữ gìn các cơ sở vật chất, di vật, cổ vật
thuộc khu di tích; yêu cầu theo dõi hiện trạng và kịp thời báo cáo cấp trên khi có hư
hỏng, xuống cấp để trùng tu, khắc phục…
Q trình tơn tạo được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, dưới sự

kiểm tra giám sát của cơ quan chức năng, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến quy
mơ và giá trị vốn có của di tích, và đặc biệt là tồn bộ kinh phí từ nguồn xã hội hóa.
Xây dựng những chương trình với mục đích để tuyên truyền cũng như phát
giá trị của di tích lịch sử văn hố ở nơi đây và cũng như là cho người dân trong và
ngoài tỉnh hiểu được cốt lõi của giá trị đó. Ngồi sự nỗ lực từ các cấp chính quyền,
người dân địa phương cũng tích cực tuyên truyền, quảng bá các giá trị của di tích.
Câu 2 (4 điểm): Phân tích các hành vi bị nghiêm cấm theo Luật di sản văn hoá?
Liên hệ thực tiễn xử lý hành vi vi phạm quy định này hiện nay tại địa phương
anh (chị)?
A. Phân tích các hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Di sản văn hoá
Hành vi bị nghiêm cấm của Luật Di sản văn hoá là những hành vi mà Luật
này quy định không được phép vi phạm. Các hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân
có tác động tiêu cực đến việc thống nhất quản lý di sản văn hoá của Nhà nước đều
bị nghiêm cấm.
Hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Di sản văn hoá được quy định tại điều 13
Chương I Luật Di sản văn hoá 2001 sửa đổi, bổ sung 2009, chương về những quy
định chung và điều này quy định như sau:
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
2. Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa;
3. Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc
di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
8


Bài thi môn: Luật Di sản

Sinh viên:
Lớp:


4. Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di
tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc
gia có nguồn gốc bất hợp pháp; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra
nước ngoài;
5. Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê
tín dị đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật.
Chúng ta có các khái niệm như sau:
Di tích lịch sử - văn hóa (gọi chung là di tích) là một bộ phận của di sản văn
hóa vật thể. Từ những khái niệm trên, ta có khái niệm di tích là cơng trình xây dựng,
địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá
trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Trong đó, di vật được hiểu là hiện vật được lưu truyền
lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học; cổ vật được hiểu là hiện vật được lưu truyền
lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học và có từ 100 năm tuổi trở nên;
bảo vật quốc gia được hiểu là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trịđặc biệt quý
hiếm về các mặt lịch sử, văn hóa, khoa học.
Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp
giữa cảnh quan thiên nhiên và cơng trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa
học.
Từ quy định tại điều này chúng ta thấy có 05 hành vi bị nghiêm cấm theo Luật
Di sản văn hố:
1. Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
Như vậy, theo quy định tại khoản 1 này thì hành vi của tổ chức hay cá nhân
nào nhằm chiếm đoạt hoặc cố tình làm sai lệch đi các chi tiết, bố cục … của di tích
lịch sử - văn hố, danh lam thắng cảnh đều là hành vi vi phạm pháp luật về Di sản
văn hoá theo Luật Di sản văn hoá.
- Làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích như đưa thêm, di dời, thay đổi
hiện vật trong di tích hoặc tu bổ, phục hồi không đúng với yếu tố gốc cấu thành di
tích và các hành vi khác khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
9



Bài thi mơn: Luật Di sản

Sinh viên:
Lớp:

về văn hóa, thể thao và du lịch, tuyên truyền, giới thiệu sai lệch về nội dung và giá
trị của di tích;
- Làm thay đổi mơi trường cảnh quan của di tích như chặt cây, phá đá, đào
bới, xây dựng trái phép và các hành vi khác gây ảnh hưởng xấu đến di tích.
- Chiếm đoạt trái phép một phần hoặc toàn bộ các di tích lịch sử - văn hố,
danh lam thắng cảnh làm tài sản riêng.
2. Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa;
Như vậy, những hành vi của bất kì cá nhân, tổ chức nào gây huỷ hoại hoặc
gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá đều là hành vi vi phạm vào hành vi cấm theo
Luật Di sản văn hoá và đều phải chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình.
a. Những hành vi gây nguy cơ hủy hoại hoặc làm giảm giá trị di sản văn hóa
phi vật thể được hiểu là:
- Phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản văn hóa phi vật thể;
- Tùy tiện đưa những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá trị di sản văn
hóa phi vật thể;
- Lợi dụng việc tuyên truyền, phổ biến, trình diễn, truyền dạy di sản văn hóa
phi vật thể để trục lợi và thực hiện các hành vi khác trái pháp luật.
b. Những hành vi gây huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá vật
thể như là:
- Viết vẽ bậy, chạm khắc, dán quảng cáo lên di sản văn hoá
3. Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép, lấn chiếm đất
đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
Như vậy, tất cả những hành vi như đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây
dựng trái phép, lấn chiếm trái phép đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hố, danh lam

thắng cảnh của bất kì cá nhân, tổ chức nào đều bị coi là hành vi vi phạm pháp luật
về Di sản văn hoá theo Luật Di sản văn hoá 2001 sửa đổi, bổ sung 2009.
a. Những trường hợp sau đây bị coi là đào bới trái phép địa điểm khảo cổ:
10


Bài thi môn: Luật Di sản

Sinh viên:
Lớp:

- Tự ý đào bới, tìm kiếm di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong khu vực bảo vệ
di tích và địa điểm thuộc quy hoạch khảo cổ như di chỉ cư trú, mộ táng, công xưởng
chế tác công cụ, thành lũy và các địa điểm khảo cổ khác;
- Tự ý tìm kiếm, trục vớt các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cịn chìm đắm
dưới nước.
b. Những hành vi xây dựng trái phép, lấn chiếm trái phép đất đai thuộc di tích
lịch sử - văn hố, danh lam thắng cảnh như:
- Mặc dù là khu di tích danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia đặc biệt, cần phải
được bảo tồn nguyên trạng. Tuy nhiên, nhiều khu di tích đang bị xâm hại nghiêm
trọng, cảnh quan dần bị phá vỡ bởi tình trạng xây dựng nhà ở, nhà nghỉ trong vùng
lõi...
Ví dụ: Khu du lịch Vườn Quốc gia Ba Bể ngày càng thu hút du khách với cảnh
quan thiên nhiên tuyệt đẹp cùng nhiều di tích văn hóa, lịch sử, là điểm nhấn cho sự
phát triển của tỉnh Bắc Kạn. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, tình trạng người dân xây
dựng nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng, nhà ở… không phép, không theo quy hoạch
đang dần phá vỡ cảnh quan nơi đây.
- Theo văn bản, trong thời gian gần đây, tại một số địa phương đã xảy ra tình
trạng tu bổ di tích khơng đúng với hồ sơ đã được thẩm định, xây dựng cơng trình
phục vụ bảo vệ, phát huy giá trị di tích khi chưa có ý kiến thẩm định, phê duyệt của

cơ quan có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch.
Ví dụ: Cụ thể, đó là cơng trình xây dựng trái phép tại núi Cái Hạ thuộc địa bàn
xã Trường Yên, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) - nằm vùng lõi quần thể Di sản văn hóa
và thiên nhiên thế giới Tràng An; cơng trình xây dựng trái phép tượng Bà Chúa Xứ
trên Núi Sam, xâm phạm đến di tích lịch sử Miếu Bà Chúa Xứ (An Giang).
4. Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc
gia thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo
vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia ra nước ngoài;
11


Bài thi môn: Luật Di sản

Sinh viên:
Lớp:

Như vậy, tất cả những hành vi của cá nhân, tổ chức mua bán, trao đổi, vận
chuyên trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh
lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp hay
hành vi đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài đều là hành vi vi
phạm pháp luật về Di sản văn hoá được quy định trong Luật Di sản văn hoá 2001
sửa đổi, bổ sung 2009.
Tại điều 43 Luật Di sản văn hố có quy đinh:
1. Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu tồn dân, sở hữu của tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội phải được quản lý trong các bảo tàng và không được
mua bán, tặng cho; di vật, cổ vật thuộc các hình thức sở hữu khác được mua bán,
trao đổi, tặng cho và để thừa kế ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp
luật; bảo vật quốc gia thuộc các hình thức sở hữu khác chỉ được mua bán, trao đổi,
tặng cho và để thừa kế ở trong nước theo quy định của pháp luật.

Việc mang di vật, cổ vật ra nước ngồi phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền về văn hố - thơng tin.
2. Việc mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được thực hiện theo giá thoả thuận
hoặc tổ chức đấu giá. Nhà nước được ưu tiên mua di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
5. Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động
mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật.
Như vậy, hành vi lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá để
trục lợi, hoạt động liên quan đến mê tín dị đoan hay thực hiện những hành vi khác
trái pháp luật của bất kì cá nhân hay tổ chức nào đều là hành vi vi phạm pháp luật
về Di sản văn hoá và được quy định là những hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Di
sản văn hố 2001 sửa đổi, bổ sung 2009.
Ví dụ: Đáng phê phán, hiện nay có một số thanh đồng mặc trang phục hở hang và
múa theo những điệu nhạc hiện đại phản cảm. Nếu lễ vật tiến cúng trước đây chỉ là
hương đăng, hoa quả thì nay có cả quạt điện, nồi cơm điện, phích nước, chăn bơng
làm đồ phát lộc.... Đặc biệt, việc lạm dụng tín ngưỡng khiến khơng ít người phải lao
12


Bài thi môn: Luật Di sản

Sinh viên:
Lớp:

đao, hao tốn bạc tiền, vì nghe theo các thanh đồng làm lễ này lễ kia để được phát tài,
thăng tiến. Thực trạng này, không chỉ xuyên tạc bản chất của di sản văn hóa phi vật
thể Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ mà cịn khiến nhiều người vốn đã ít hiểu
biết về tín ngưỡng này có cái nhìn lệch lạc.
B. Liên hệ thực tiễn xử lí các hành vi vi phạm trên tại địa phương.
Thực tiễn, trên địa bàn địa phương tơi cũng có những hành vi vi phạm pháp
luật về Di sản văn hố nhưng hành vi có thể dễ dàng nhìn thấy đó những hành vi huỷ

hoại sản văn hoá như là tự ý viết, vẽ bậy hay dán quảng cáo lên những di sản văn
hoá vật thể. Hành vi này sảy ra khá phổ biển ở các địa điểm di tích lịch sử văn hố
ở nhiều nơi trên nước ta chứ không riêng trên địa bàn địa phương tơi, mặc dù các cơ
quản lí đã có những biện pháp ngăn chặn, nghiêm cấm nhưng những hành vi này
vẫn cịn tiếp diễn.
Tiêu biểu ở địa phương tơi có khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào - nơi
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các cơ quan Trung ương ở và làm việc trong thời kỳ
tiền khởi nghĩa và thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, nằm trên địa bàn các
xã: Tân Trào, Minh Thanh, Trung Yên, Bình Yên, Lương Thiện (huyện Sơn Dương);
Kim Quan, Trung Sơn, Hùng Lợi, Trung Minh, Đạo Viện, Công Đa, Phú Thịnh
(huyện Yên Sơn). Đây cũng là địa bàn giáp gianh giữa hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc
Kạn.
Mặc dù cơ quan quản lí cụm di tích đã có những quy định, ngắn cấm đối với
những hành vi viết vẽ bậy lên các di tích lịch sử tại nơi đây nhưng hành vi này viết
vẽ bậy lên các di tích vẫn xảy ra đối với các lán, bia tại cụm di tích này. Hành vi
viết, vẽ bậy làm ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị của các di tích, thắng cảnh, có thể
xem là một hành vi tùy tiện đưa những yếu tố mới không phù hợp làm giảm đi giá
trị của những di sản văn hóa.
Căn cứ: Luật Di sản văn hóa 2001, sửa đổi, bổ sung 2009 và Nghị định
158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể
thao, du lịch và quảng cáo. Theo đó thì hành vi viết, vẽ bậy lên di sản là hành vi
13


Bài thi môn: Luật Di sản

Sinh viên:
Lớp:

thuộc trường hợp “Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa” và đây là

hành vi bị pháp luật nghiêm cấmtùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt
hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường
theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, hiện nay cá nhân có hành vi viết, vẽ bậy lên di sản văn hóa chỉ bị
xử phạt hành chính vì Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 chưa có quy định
truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi trên.
Cá nhân có hành vi viết, vẽ bậy lên di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa
sẽ bị xử phạt hành chính. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 23 Nghị định
158/2013/NĐ-CP :
Điều 23. Vi phạm quy định về bảo vệ cơng trình văn hóa, nghệ thuật, di sản văn hóa
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi viết, vẽ, làm bẩn
hoặc làm ô uế di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, cơng trình văn hóa,
nghệ thuật.
Như vậy, cá nhân thực hiện hành vi vẽ, viết bậy lên di sản văn hóa, di tích lịch
sử – văn hóa có thể bị phạt tiền lên đến 3.000.000
Tại địa phương tơi, đã có những hành vi viết vẽ bậy lên các di tích bị bắt gặp
và đã đã cảnh cáo, bắt tẩy rửa về nguyên trạng và phạt tiền một số đối tượng ở mức
cao nhất 3 triệu đồng tuỳ theo mức độ hành vi vi phạm của họ.
Nhưng hiện nay, việc vẽ, viết bậy lên di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa
đang trở nên phổ biến trong xã hội. Tuy nhiên, việc xử phạt hành chính này chưa đủ
sức răn đe và triệt để vì cần phải có quy định khắt khe nghiêm ngặt hơn về những
hành vi nói trên để tình trạng này khơng cịn tái diễn.

14



×