Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

(SKKN mới NHẤT) SKKN sử dụng phương tiện dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong giảng dạy địa lý 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.06 KB, 16 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------------

TÊN ĐỀ TÀI
“SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ 11”

Quảng Bình, tháng 01 năm 2019

download by :


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------------

TÊN ĐỀ TÀI
“SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ 11”

Họ và tên: Võ Thị Hương
Chức vụ : TPCM
Đơn vị công tác: Trường THPT Quang Trung

Quảng Bình, tháng 01 năm 2019

1

download by :



MỤC LỤC
1. Phần mở đầu............................................................................................................
1.1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................
1.1.1. Cơ sở lý luận......................................................................................................
1.1.2 Cơ sở thực tiễn....................................................................................................
1.2. Điểm mới của đề tài..............................................................................................
2. Phần nội dung..........................................................................................................
2.1. Thực trạng của nội dung nghiên cứu....................................................................
2.1.1. Thực trạng..........................................................................................................
2.1.2. Kết quả nghiên cứu............................................................................................
2.2. Giải quyết vần đề..................................................................................................
2.2.1. Các giải pháp thực hiện.....................................................................................
2.2.1.1. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi thực hiện......................................................
2.2.1.2. Xác định mục tiêu bài dạy..............................................................................
2.2.1.3. Lựa chọn kiến thức cơ bản của bài dạy..........................................................
2.3. Xác định và lựa chọn phương tiện dạy học..........................................................
2.3.1. Xác định các hình thức tổ chức dạy học............................................................
2.3.2. Xác định phương pháp dạy học.........................................................................
2.3.3. Thiết kế các hoạt động dạy học.........................................................................
2.4. Các biện pháp tổ chức dạy học.............................................................................
2.4.1. Thiết kế bài dạy và chuẩn bị phương tiện dạy học............................................
2.4.2. Tổ chức thực hiện..............................................................................................
2.4.3. Kết quả kiểm tra................................................................................................
3. Kết luận...................................................................................................................
3.1. Kết quả nghiên cứu...............................................................................................
3.2. Kiến nghị và đề xuất.............................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG..................................


2

download by :


1. Phần mở đầu:
1.1. Lý do chọn đề tài:
1.1.1. Cơ sở lý luận:
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được xác định trong Nghị quyết
Trung ương 1 khoá VII (1-1930), Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII (12-1996)
được thể hiện trong Luật giáo dục (2005), được chỉ thị hoá trong các chỉ thị của Bộ
giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 14 (4-1999).
Trước đây giáo viên Địa Lí thường sử dụng các phương tiện dạy học sau:
Một là: Chỉ với phấn trắng, màu + bảng đen + bản đồ giáo khoa (từ vẽ hoặc in
sẵn) + các bản đồ câm + các biểu đồ.
Hai là: Các phương tiện trên + máy chiếu qua đầu (overhead) thay phấn trắng
bảng đen, máy chiếu video.
Với cách làm thứ hai, học sinh không phải chỉ nghe lời thầy mà đã được nghe
các loại âm thanh khác nhưng nghe ở dạng bị động, chẳng hạn muốn nghe lại, xem
lại băng hình, thao tác thường chậm, tốn kém thời gian, dán đoạn bài giảng, mặt
khác nội dung chiếu trên overhead nếu có sai thường khó sửa và sửa được thì xấu.
Vì thế cơng nghệ thơng tin tham gia giảng dạy sẽ khắc phục được nhược điểm này.
Vậy công nghệ thông tin hay thầy giáo sẽ làm thay đổi nội dung và phương pháp
dạy học? Câu trả lời hiển nhiên là thầy giáo chứ không phải công nghệ thông tin –
công nghệ thông tin chỉ là phương tiện truyền tải, Thầy giáo và học trò mới là yếu
tố quyết định sự thành công của việc dạy và học. Vậy công nghệ thơng tin giúp gì
cho việc dạy và học? Câu trả lời ở đây là phương pháp giảng dạy Địa lí với sự trợ
giúp của công nghệ thông tin sẽ làm cho bài giảng sinh động hơn, giúp học sinh
tham gia vào quá trình đào tạo và sự đào tạo tốt hơn.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn:

Ngày nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, trước hết chúng ta cần
phải thấy được tiện ích của cơng nghệ thơng tin trong giảng dạy Địa Lí như thế
nào?
Chính vì vậy việc sử dụng cơng nghệ thơng tin trong giảng dạy chính là một
tiện ích trong thời đại giáo dục hiện nay. Đặc biệt đối với dạy học địa lý 11, để đạt
kết quả cao cần có các phương tiện và thiết bị dạy học hiện đại như máy tính, máy
chiếu, tranh ảnh, đoạn phim, bản đồ ... Bởi các phương tiện, thiết bị dạy học đó có
thể giúp giáo viên thực hiện các thao tác mô phỏng một sự vật, hiện tượng địa lí cụ
thể và các biểu tượng cũng được hình thành rõ nét hơn. Từ đó, học sinh thu nhận
thơng tin về các sự vật, hiện tượng địa lí một cách dễ dàng, trực quan, sinh động.
Do đó, nếu chỉ sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống, chỉ sử dụng các
kênh hình có ở sách giáo khoa để giảng dạy địa lí 11 thì kết quả chưa cao, chưa lơi
cuốn và phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, trái lại còn
làm cho các em dễ nhàm chán và ngại học địa lí.
Từ thực tế trên trong các tiết dạy phần lớn tôi đã sử dụng công nghệ thông tin
để giảng dạy.
3

download by :


1.2. Điểm mới của đề tài:
So với một số lớp sử dụng phương pháp dạy học truyền thống thì kết quả khả
quan hơn. Bởi các em không quá phụ thuộc vào sách giáo khoa mà chỉ cần dựa vào
các bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, sơ đồ... để phát hiện và hiểu rõ bản chất của sự vật,
hiện tượng. Có nghĩa là đã phát huy được tính tích cực, chủ động và hứng thú học
tập địa lý ở học sinh. Lợi ích cịn ở chỗ học sinh có thể tham gia tốt hơn vào q
trình học tập một cách tích cực hơn: Chẳng hạn giáo viên có thể giao bài tập về nhà
cho học sinh tìm kiếm tư liệu và vì thế học sinh thích thú với việc học tập hơn.
Vì vậy trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học,

nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học địa lý nói chung, địa lí 11 nói riêng cần
phải có các phương tiện và thiết bị hiện đại, giúp các em lĩnh hội kiến thức một
cách chủ động, cập nhật, có liên hệ với thực tế địa phương và đây cũng là vốn kiến
thức quý giá phục vụ cuộc sống hiện tại và tương lai.
Với những lý do trên, trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tôi đã chọn đề tài:
“SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ 11

- Bài 6: “HOA KÌ – Tiết 1: Tự nhiên và dân cư” để làm sáng kiến kinh
nghiệm.
2. Phần nội dung:
2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu:
2.1.1. Thực trạng:
Trong chương trình địa lí 11 có nhiều nội dung mới và khó, đặc biệt là địa lí
các khu vực và quốc gia.
Để học sinh có cái nhìn tổng quát về các đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tếxã hội của một số khu vực và quốc gia trên thế giới đòi hỏi giáo viên phải đầu tư,
chuẩn bị cho bài giảng bằng việc sử dụng phương tiện và thiết bị dạy học hiện đại
trong dạy học địa lí để khai thác kiến thức cho trực quan, sinh động. Và chỉ có sử
dụng các phương tiện dạy học như bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, sơ đồ... thì học sinh
mới tiếp nhận được kiến thức một cách dễ dàng, chính xác. Nếu khơng sẽ khó nắm
bắt được những kiến thức cơ bản về vị trí, lãnh thổ và các đặc điểm tự nhiên. Tuy
nhiên trong thực tế trong q trình giảng dạy vẫn cịn gặp nhiều khó khăn.
- Việc đầu tư, chuẩn bị cho một bài giảng Powerpoint đòi hỏi rất nhiều thời
gian và phải có sự chuẩn bị cơng phu nên khơng áp dụng được nhiều.
- Có những khi giáo viên chuẩn bị bải dạy chu đáo nhưng lại mất điện đột
ngột.
2.1.2. Kết quả:
Chương trình địa lí 11 là chương trình tương đối khó đối với học sinh vì nó
rất trừu tượng nếu như khơng có đầy đủ bản đồ, lược đồ, hình ảnh minh hoạ cụ thể.
Vì vậy, khi dạy các lớp là 11A2, 11A4, 11A5 khơng có bản đồ, khơng sử dụng

máy chiếu mà chỉ sử dụng lược đồ, tranh ảnh trong sách giáo khoa thì chưa đủ,
chưa hấp dẫn, chưa sâu và làm cho học sinh nhàm chán, khơng có hứng thú học tập
Địa Lí. Từ thực trạng trên, để đạt hiệu quả cao hơn trong dạy học tôi đã mạnh dạn
thiết kế lại bài dạy, đổi mới phương pháp bằng việc “Sử dụng phương tiện dạy
học với sự hỗ trợ của cơng nghệ thơng tin trong giảng dạy địa lí 11 để dạy Bài
6: Hoa Kì – Tiết 1: Tự nhiên và dân cư ” Địa lí lớp 11- Chương trình chuẩn.
4

download by :


2.2. Giải quyết vấn đề:
2.2.1. Các giải pháp thực hiện:
2.2.1.1. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi thực hiện:
Để tiến hành bài dạy theo thiết kế của mình tơi chọn các lớp đang trực tiếp
giảng dạy để thực nghiệm đó là các lớp 11A2, 11A4, 11A5 . Nghiên cứu nội dung
bài 6, tiết 1 - Địa Lí 11 cơ bản, tìm hiểu các phương tiện dạy học cần thiết, các
kênh thông tin, tinh thần, thái độ học tập của học sinh các lớp 11.
Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến việc sử dụng thiết bị kỹ thuật dạy học
hiện đại, Laptop, máy chiếu trong dạy học Địa Lí ở trường THPT.
2.2.1.2. Xác định mục tiêu bài dạy.
Mục tiêu của bài học là cái đích của bài học cần đạt tới một cách cụ thể, mục
tiêu phải xác định được rõ ràng các cơng việc và mức độ hồn thành của học sinh
về kiến thức, kỹ năng, thái độ.
Để xác định được mục tiêu của bài cần phải đọc kỹ nội dung bài trong sách
giáo khoa kết hợp với các tài liệu tham khảo để xác định chuẩn kiến thức - kỹ năng
của bài và trong mỗi mục.
Mục tiêu cụ thể của bài 6- “Hoa Kì – Tiết 1: Tự nhiên và dân cư” Địa lí
lớp 11- Chương trình chuẩn.
Sau bài học, học sinh cần:

* Kiến thức:
- Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Hoa Kì.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được
thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
- Phân tích đặc điểm dân cư của Hoa Kì và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát
triển kinh tế.
- Ghi nhớ một số địa danh: dãy Apalat, hệ thống Cooc – đi – e, sông Mixixipi, Hồ
Lớn.
* Kỹ năng:
- Sử dụng bản đồ Hoa Kì để phân tích đặc điểm địa hình, sự phân bố khống sản,
dân cư Hoa Kì.
- Phân tích số liệu, tư liệu về tự nhiên, dân cư Hoa Kì.
* Thái độ:
- Có thái độ nghiêm túc học tập.
2.2.1.3. Lựa chọn kiến thức cơ bản của bài học.
Đây là việc làm cần thiết đối với tất cả giáo viên khi thiết kế một bài dạy.
Việc lựa chọn kiến thức cơ bản cần phải đảm bảo tính chính xác khoa học và phải,
đảm bảo tính hệ thống, đủ nội dung, làm rõ trọng tâm. Sử dụng phương pháp phù
hợp với đặc trưng tiết dạy vừa sức đối với học sinh đảm bảo cho học sinh lĩnh hội
kiến thức vững chắc và toàn diện.
Kiến thức cơ bản mà học sinh cần nắm được trong bài 6- “Hoa Kì – Tiết 1:
Tự nhiên và dân cư” Địa lí lớp 11- Chương trình chuẩn
* Biết được vị trí, phạm vi lãnh thổ Hoa Kì

5

download by :


- Vị trí địa lí: nằm ở bán cầu Tây, giữa hai đại dương lớn, tiếp giáp với Ca-na-đa

và khu vực Mĩ La-tinh.
- Phạm vi lãnh thổ: gồm phần đất trung tâm Bắc Mĩ, bán đảo A-la-xca (tây bắc
Bắc Mĩ) và quần đảo Ha-oai (giữa Thái Bình Dương).
* Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân
tích được thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế
- Đặc điểm tự nhiên: thiên nhiên đa dạng, có sự khác biệt từ đơng sang tây, tạo nên
3 vùng tự nhiên (phần lãnh thổ Hoa Kì ở trung tâm Bắc Mĩ).
+ Vùng phía Tây (vùng núi Coóc-đi-e): Các dãy núi trẻ xen giữa là các bồn địa và
cao ngun, khí hậu khơ hạn. Ven Thái Bình Dương có một số đồng bằng nhỏ, đất
tốt, khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới hải dương. Giàu tài nguyên thiên nhiên. Khó
khăn: động đất, các bồn địa thiếu nước.
+ Vùng phía Đơng: Dãy núi già Apalat, khống sản chủ yếu: than đá, quặng sắt
với trữ lượng lớn. Đồng bằng phù sa ven Đại Tây Dương có diện tích tương đối
lớn, đất phì nhiêu, khí hậu chủ yếu là ôn đới hải dương và cận nhiệt đới.
+ Vùng Trung Tâm : - Phía bắc và phía tây có địa hình đồi gị thấp, đồng cỏ rộng,
thuận lợi phát triển chăn ni. Phía nam là đồng bằng sơng Mit-xi-xi-pi rộng lớn,
phù sa màu mỡ, thuận lợi cho trồng trọt. Nhiều loại khoáng sản trữ lượng lớn: than
đá, quặng sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên. Khó khăn: lốc, bão, mưa lũ gây thiệt hại cho
sản xuất và sinh hoạt.
- Tài nguyên thiên nhiên: giàu tài nguyên, tạo điều kiện phát triển kinh tế.
* Phân tích được đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của dân cư tới phát
triển kinh tế
- Đặc điểm dân cư và ảnh hưởng tới kinh tế: Dân số đông, gia tăng nhanh do nhập
cư, đem lại nguồn lao động, tri thức và vốn. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp.
Thành phần dân cư đa dạng do dân nhập cư đến từ các châu lục khác nhau, số dân
Anh điêng bản địa chỉ cịn rất ít. Sự phân biệt đối xử với người da màu đang giảm
dần.
- Phân bố dân cư: Dân cư tập trung đông ở ven Đại Tây Dương và Thái Bình
Dương, càng vào sâu nội địa càng thưa dân. Dân cư đang có xu hướng chuyển dịch
từ Đơng Bắc xuống phía Nam và ven Thái Bình Dương. Tỉ lệ dân thành phố rất

cao, chủ yếu sống ở các thành phố vừa và nhỏ.
2.3. Xác định và lựa chọn phương tiện dạy học.
Trên cơ sỏ nội dung kiến thức, giáo viên lựa chọn phương tiện thích hợp để
đạt hiệu quả cao trong dạy học. Phương tiện dạy học được coi là “điểm tựa” cho
hoạt động trí tuệ của học sinh, góp phần nâng cao năng lực tư duy của các em đồng
thời là cơ hội để hình thành biểu tượng về sự vật, hiện tượng địa lí được rõ nét hơn,
nắm kiến thức dễ dàng hơn.
Khi dạy bài 6 tiết 1 cần có các phương tiện dạy học sau:
* Đối với giáo viên:
- Giáo án + SGK + Sách giáo viên.
- Máy chiếu
- BĐ tự nhiên Hoa Kì
- Tranh ảnh, phim tư liệu
6

download by :


- Phiếu học tập.
* Đối với HS:
- Dụng cụ học tập cần thiết.
2.3.1. Xác định các hình thức tổ chức dạy học.
Tùy thuộc vào nội dung bài học, phương pháp giảng dạy, phương tiện và đối
tượng học sinh mà lựa chọn hình thức tổ chức dạy học thích hợp. Đối với bài 6“Hoa Kì – Tiết 1: Tự nhiên và dân cư” Địa lí lớp 11- Chương trình chuẩn tơi chọn
hình thức dạy học tại lớp (có máy chiếu).
2.3.2. Xác định phương pháp dạy học.
- Phương pháp dạy học có vị trí quan trọng trong thiết kế bài dạy. Vì nó quyết
định đến việc thực hiện mục tiêu và chất lượng dạy học. Việc xác định phương
pháp dạy học cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung bài dạy, nhận thức của học sinh,
cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học. Đối với bài 6- “Hoa Kì – Tiết 1: Tự nhiên và

dân cư” Địa lí lớp 11- Chương trình chuẩn các phương pháp dạy học chủ yếu là:
+ Phương pháp thảo luận nhóm (2 nhóm)
+ Phương pháp đàm thoại, gợi mở.
+ Phương pháp nêu vấn đề.
+ Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ, lược đồ,
tranh ảnh.
+ Phương pháp động não.
2.3.3. Thiết kế các hoạt động dạy học.
Đây là cơng việc có vai trò quan trong đòi hỏi người giáo viên phải xác định
được với nội dung, phương pháp, phương tiện đã chuẩn bị cần có những hoạt động
dạy học nào. Nếu khơng thiết kế được các hoạt động dạy học phù hợp với nội dung
thì khi lên lớp giáo viên dạy theo kiểu “thầy thuyết trình giảng giải, trị nghe và ghi
chép”. Do vậy, để thiết kế các hoạt động dạy học đạt hiệu quả cao thì giáo viên
cần:
- Xác định mục tiêu, nội dung hoạt động.
- Dự tính phân chia thời gian cho mỗi hoạt động.
- Chuấn bị các phiếu học tập, phiếu giao việc cho học sinh (nhóm, cá nhân).
Đối với bài 6- “Hoa Kì – Tiết 1: Tự nhiên và dân cư” Địa lí lớp 11- Chương
trình chuẩn các hoạt động dạy học chủ yếu là hoạt động cả lớp, hoạt động nhóm,
cặp đơi và hoạt động cá nhân.
2.4. các biện pháp tổ chức dạy học:
2.4.1. Thiết kế bài dạy và chuẩn bị các phương tiện, thiết bị dạy học.
- Dựa trên cơ sở các mục tiêu, nội dung đã xác định, các phương pháp đã lựa
chọn giáo viên thiết kế bài dạy và chuẩn bị các phương tiện cần thiết theo kế
hoạch. Trong khuôn khổ đề tài, tôi khơng giới thiệu tồn bộ phần thiết kế bài giảng
mà chỉ giới thiệu về việc sử dụng các phương tiện dạy học cần thiết mà tôi đã
chuẩn bị và các biện pháp cụ thể trong việc tổ chức thực hiện một số hoạt động,
nhằm giúp học sinh nắm được nội dung chủ yếu về tự nhiên, dân cư và xã hội của
vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
* Các phương tiện thiết bị dạy học Đối với bài 6- “Hoa Kì – Tiết 1: Tự nhiên

và dân cư” Địa lí lớp 11- Chương trình chuẩn gồm:
7

download by :


- Máy chiếu
- BĐ tự nhiên Hoa Kì
- Tranh ảnh, phim tư liệu
- Phiếu học tập.
2.4.2. Các biện pháp để tổ chức thực hiện.
Bài 6: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
Tiết 1: Tự nhiên và dân cư
A. Tình huống xuất phát: (4 phút)
1. Mục tiêu:
- Biết được những hình ảnh về tự nhiên, dân cư, xã hội và sự phát triển của Hoa Kì.
- Một số địa danh: dãy Apalat, hệ thống Cooc – đi – e, sông Mixixipi, Hồ Lớn.
- Rèn luyện kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, vận dụng kiến thức liên môn trong
học tập.
2. Phương pháp/kỹ thuật dạy học:
Đàm thoại gợi mở.
3. Phương tiện:
Sử dụng phương tiện trực quan: Video.
4. Tiến trình hoạt động:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
Giáo viên chiếu một số hình ảnh
? Những hình ảnh đó đề cập đến quốc gia nào.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Nhiệm vụ HS: Dựa vào kiến thức của bản thân, qua tìm hiểu để trả lời.
Bước 3: HS trao đổi, thảo luận và báo cáo kết quả.

Bước 4: GV đánh giá và vào bài mới.
B. Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu lãnh thổ và vị trí địa lí (7 phút)
1. Mục tiêu:
- Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Hoa Kì.
- Rèn luyện kỹ năng thu thập, xử lý thông tin.
2. Phương pháp/kỹ thuật dạy học:
- Đàm thoại gợi mở.
- Thảo luận.
3. Phương tiện:
- Máy chiếu.
4. Tiến trình hoạt đợng:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
* Chiếu bản đồ chính trị thế giới I. Lãnh thổ và vị trí địa lí
8

download by :


và BĐ khu vực Bắc Mỹ.
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
1. Lãnh thổ
Nhiệm vụ HS: Dựa vào kiến thức - Rộng lớn: 9.629 nghìn km2, bao gồm: TT Bắc
của bản thân, qua tìm hiểu, hãy: Mĩ, BĐ Alaxca, QĐ Ha-oai.
tâm:
- Xác định phạm vi lãnh thổ của - Phần trung
2
S= 8 tr km Đ-T:4500km
Rộng,

Hoa Kì trên bản đồ?
B-N:2500km
cân đối
- Trình bày đặc điểm phần lãnh thổ + Tự nhiên thay đổi từ B-N, ven biển vào lục
thuộc trung tâm Bắc Mĩ. Đặc điểm địa.
đó ảnh hưởng gì đến thiên nhiên và + Thuận lợi cho việc phân bố sx và pt giao
thơng.
pt kt.
- HS xác định vị trí địa lí của Hoa 2.Vị trí địa lí
- Nằm ở Tây bán cầu (250 B-490 B)
Kì. Rút ra ý nghĩa?
- Tiếp giáp Canada và Mĩ Latinh
- Giữa 2 đại dương: Thái Bình Dương và Đại Tây
Dương
Bước 2: HS Thực hiện nhiệm vụ * Ý nghĩa:
Bước 3: HS trao đổi, thảo luận và - Tránh được hai cuộc chiến tranh tg 1 và 2.
- Mở rộng thị trường, nguồn cung cấp nguyên
báo cáo kết quả.
Bước 4: GV đánh giá, chuẩn kiến liệu.
- Phát triển GT, giao lưu KT với các nước.
thức.
- Phát triển KT biển.
Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên (15 phút)
1. Mục tiêu:
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, TNTN và phân tích được thuận lợi, khó khăn
của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
- Ghi nhớ một số địa danh: dãy Apalat, hệ thống Cooc – đi – e, sông Mixixipi, Hồ
Lớn.
- Sử dụng bản đồ Hoa Kì để phân tích đặc điểm địa hình, sự phân bố khống sản.
- Phân tích số liệu, tư liệu về tự nhiên

2. Phương pháp/kỹ thuật dạy học:
- Đàm thoại gợi mở.
- Thảo luận.
3. Phương tiện:
- Máy chiếu.
4. Tiến trình hoạt đợng:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ
HS

NỘI DUNG CHÍNH

9

download by :


Bước 1: GV giao nhiệm vụ
II. Điều kiện tự nhiên
* Chiếu bản đồ tự nhiên Hoa Kì,
xác định ranh giới các vùng.
* GV chia thành 4 nhóm:
1. Phần lãnh thổ trung tâm Bắc Mĩ
- Nhóm 1: Vùng phía tây
+ Vùng phía Tây:
-Nhóm 2: Vùng trung tâm
* Địa hình:
- Nhóm 3: Vùng phía Đông
- Hệ thống núi trẻ Cooc-đi-e cao, đồ sộ. Gồm núi
- Nhóm 4: Bán đảo Alaxca – cao TB 2000m.
quần đảo Ha Oai.

- Xen giữa có các cao ngun, bờn địa.
- Địa hình
- Đờng bằng nhỏ ven biển TBD.
- Khí hậu
* Khí hậu: - Khơ hạn, phân hoá phức tạp.
- Tài nguyên
- Ven biển ôn đới hải dương.
- Đánh giá
* Tài nguyên:
các vùng.
- K/s: Phong phú (Vảng, đồng...)
- Rừng: S khá lớn
- Đất: Ven TBD có các đồng bằng nhỏ hẹp, đất tốt.
* Đánh giá:
- Thuận lợi: Phát triển NN, CN, LN, KT biển.
- Khó khăn: Động đất, núi lửa, thiếu nước xs.
+ Vung trung tâm:
* Địa hình: .
- Phía bắc và tây là gị đồi.
- Phía nam là đồng bằng phù sa màu mỡ do hệ
thống sông Mit-xi-xi-pi.(2 triệu km2)
* Khí hậu: Đa dạng
- Phía bắc: Ơn đới
- Phía nam: Cận nhiệt
* Tài ngun:
- Khống sản: Than, sắt, dầu khí ở phía Nam.
- Đất phù sa màu mỡ.
* Đánh giá:
- TL: Phát tiển CN, NN.
- Khó khăn: Bão, mưa lũ.

+ Vùng phía đơng :
* Địa hình:
- Dãy núi già Apalat, độ cao TB 1000-1500m.
- Thung lũng cắt ngang.
- ĐB ven ĐTD

10

download by :


* Khí hậu: Ôn đới hải dương.
* Tài nguyên:
Bước 2: HS Thực hiện nhiệm vụ - Khoáng sản gồm: Than nhiều nhất, dầu, sắt..
(HS chuẩn bị ở nhà)
* Đánh giá:
Bước 3: HS trao đổi, thảo luận - TL: Phát triển NN, CN.
và báo cáo kết quả.
- Khó khăn: Bão, lũ lụt.
Bước 4: GV đánh giá, chuẩn + A-la-xca và Haoai:
kiến thức.
* Địa hình:
- A-la-xca: Chủ yếu là đồi núi.
- Haoai: Diện tích nhỏ, nhiều núi lửa, biển đẹp.
* Khí hậu:
- Alaxca: Lạnh giá
- Ha Oai: Nhiệt đới.
* Tài nguyên:
- Alaxca: Dầu, khí.
- Ha Oai: Hải sản, du lịch.

* Đánh giá:
- TL: Phát triển CN, thuỷ sản, du lịch.
- Khó khăn: Địa hình hiểm trở, Lạnh ở Alaxca.
Hoạt động 3: Tìm hiểu dân cư (12 phút)
1. Mục tiêu:
- Phân tích đặc điểm dân cư của Hoa Kì và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát
triển KT.
- Sử dụng bản đồ Hoa Kì để phân tích đặc điểm dân cư HK.
- Phân tích số liệu, tư liệu về dân cư HK.
2. Phương pháp/kỹ thuật dạy học:
- Đàm thoại gợi mở.
- Thảo luận.
3. Phương tiện:
- Máy chiếu.
4. Tiến trình hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
III. Dân cư
* GV chiếu BSL 10 quốc gia
đông dân nhất tg năm 2017.
1. Gia tăng dân số
- HS nhận xét quy mô dân số - Đông thứ 3 thế giới
11

download by :


HK?
- Tăng nhanh : do nhập cư => Nguồn tri thức, vốn,

* GV chiếu biểu đồ cột DS Hoa LLLĐ lớn.
- Xu hướng già hoá
Kỳ giai đoạn 1800 – 2007.
- HS nhận xét sự gia tăng dân số
của Hoa Kì? Nêu nguyên nhân.
* GV chiếu bản đồ dân nhập cư
vào HK.
- HS nhận xét và nêu ảnh hưởng
đối với pt kt HK?
* GV chiếu BSL 6.2.
- HS nhận xét và nêu hậu quả của
gìa hóa dân số?
* GV chiếu biểu đồ tỉ lệ các
thành phần dân cư của HK.
- HS nhân xét về thành phần dân
cư?
2. Thành phần dân cư:
* GV chiếu BĐ phân bố dân cư
- Đa dạng: - 83% Âu, 6% Á- Mlatinh,>10% Phi,
HK.
1% Bản địa.
- HS nhận xét sự phân bố dân cư
và xu hướng chuyển cư?
3. Phân bố dân cư: Phân bố không đều
Bước 2: HS Thực hiện nhiệm vụ - Phân bố không đều: ĐBắc, ven biển >< TT và
Bước 3: HS trao đổi, thảo luận và vùng núi hiểm trở ở phía Tây.
- Xu hướng di chuyển từ ĐBắc-Nam và ven biển.
báo cáo kết quả.
Bước 4: GV đánh giá, chuẩn kiến - Dân thành thị 79% (91% sống ở thành phố nhỏ
và vừa)

thức.
=> Hạn chế mặt tiêu cực của đơ thị hố.
C. Lụn tập: (5 phút)
- Cho học sinh chơi ô chữ.
D. Vận dụng mở rộng: (2 phút)
Dân cư phân bố không đều sẽ ảnh hưởng ntn đến phát triển KT-XH của Hoa Kì?
- Chuẩn bị : Tìm hiểu quy mơ nền kt HK
Tìm hiểu đặc điểm các ngành kt của HK

12

download by :


2.4.3. Kết quả kiểm tra.
Từ thực tế giảng dạy ở các lớp kết quả kiểm tra cụ thể như sau:
Bảng tổng hợp điểm kiểm tra của học sinh các lớp.
Lớp

11A2
11A4
11A5

Tổng
số

43
41
37


Điểm
SL

Giỏi
Tỷ lệ (%)

SL

Khá
Tỷ lệ (%)

10
11
7

23,26
26,82
18,91

23
18
15

53,48
43,90
40,54

Trung bình
SL Tỷ lệ (%)


10
12
12

23,26
29,28
32,43

SL

Yếu
Tỷ lệ (%)

0
0
3

0,0
0,0
8,12

3. Kết luận:
3.1. Kết quả nghiên cứu.
Căn cứ vào mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ đề ra và kết quả cụ thể của quá trình
thực hiện, việc sử dụng phương tiện dạy học và phần mềm Poverpoint trong dạy
học địa lí lớp 11 THPT đặc biệt là bài 6: Hoa Kì – Tiết 1 mà tôi chọn làm sáng
kiến kinh nghiệm của mình đã đạt được những kết quả cụ thể như sau:
- Đề tài đã vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực đồng thời sử dụng
các phương tiện hiện đại và phần mềm Poverpoint trong bài dạy phù hợp với nội
dung, yêu cầu của bài và đạt hiệu quả cao trong dạy học địa lí lớp 11 THPT.

- Từ kết quả đạt được trong quá trình giảng dạy đã chứng minh tính khả thi
của việc sử dụng phương tiện dạy học và phần mềm Poverpoint để dạy bài 6: Hoa
Kì – Tiết 1 cách làm này đã tạo hứng thú, phát huy được tính tích cực, chủ động ,
sáng tạo của học sinh để phát hiện và giải quyết các vấn đề về tự nhiên, dân cư- xã
hội vùng đồng thời liên hệ với địa phương - nơi các em đang sinh sống và học
tập.
- Thông qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu đề tài, bản thân giáo viên đã
nắm vững hơn lí luận dạy học và vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích
cực kết hợp với việc sử dụng các phương tiện hiện đại và ứng dụng công nghệ
thông tin trong giảng dạy địa lí đạt hiệu quả cao.
3.2. Kiến nghị và đề xuất.
Thơng qua q trình giảng dạy và nghiên cứu đề tài bản thân tơi có một số
kiến nghị sau:
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lí là rất cần thiết vì nó
đem lại hiệu quả cao hơn nhiều so với phương pháp dạy học truyền thống. Vì vậy,
giáo viên địa lí cần phải ln tự học để nâng cao trình độ tin học, sử dụng thành
thạo máy vi tính và khai thác thơng tin trên mạng Internet nhằm phục vụ hoạt động
dạy học đạt hiệu quả cao .
- Giáo viên địa lý cần phải được bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ, cần biết sử dụng các phương tiện hiện đại kết hợp với
việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với nội dung cụ
thể của từng bài, từng lớp và từng đơn vị công tác.
13

download by :


- Cần tham gia đầy đủ, nghiêm túc các đợt tập huấn về chuyên môn đặc biệt
về việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong giảng dạy Địa lí do sở giáo dục và đào
tạo tổ chức. Vì thơng qua các đợt tập huấn sẽ nâng cao trình độ cơng nghệ thơng

tin cho giáo viên và áp dụng có hiệu quả khi thiết kế bài giảng bằng giáo án điện
tử.
- Tuy nhiên, giáo viên địa lí cũng khơng nên q lạm dụng cơng nghệ thơng
tin trong q trình giảng dạy mà quên đi chuẩn kiến thức- kỹ năng của bài dạy. Do
vậy, phải căn cứ vào nội dung của từng bài học, trình độ của học sinh từng khối
lớp mà sử dụng phương tiện hiện đại và phần mềm Poverpoint cho thích hợp mới
đạt hiệu quả cao.
Trong q trình thực hiện đề tài khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tơi
rất mong nhận được sự góp ý chân thành của đồng nghiệp và các thầy cô giáo để
đề tài được hồn hiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Quảng Phú, ngày 20 tháng 01 năm 2019.
Người thực hiện đề tài:

Võ Thị Hương
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

14

download by :



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Địa lí 11- Theo chương trình chuẩn do Lê Thơng tổng chủ
biên. Nhà xuất bản giáo dục năm 2009.
2. Sách giáo viên Địa lí 11- Chương trình chuẩn. Lê Thơng tổng chủ biên.
Nhà xuất bản giáo dục năm 2007.
3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng mơn Địa Lí lớp 11. Phạm
Thị Sen chủ biên. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam năm 2009.
4. Tài liệu tập huấn giáo viên dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức,
kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thơng mơn Địa Lí cấp THPT. Hà Nội
tháng 7/2010.
5. Giới thiệu giáo án Địa Lí 11 nâng cao. Nguyễn Hải Châu, Phạm Thị Sen
chủ biên. Nhà xuất bản Hà Nội năm 2007.
6. Đổi mới phương pháp dạy học Địa Lí theo hướng” Tích cực hoá hoạt động
học tập của người học”. Đặng Văn Đức chủ biên. Hà Nội - 2001.
7. Phương tiện, thiết bị kỹ thuật trong dạy học Địa Lí. Nguyễn Trọng Phúc
chủ biên. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội năm 2001.
8. Đổi mới phương pháp dạy học Địa Lí Trung học phổ thông. Phạm Thị Sen
chủ biên. Nhà xuất bản giáo dục 2004.
9.Thiết kế bài giảng Địa Lí ở trường phổ thông. Nguyễn Trọng Phúc. Nhà
xuất bản Đại học sư phạm năm 2003.
10. Các phương tiện thông tin đại chúng như mạng Internet, vơ tuyến truyền
hình...
11. Kỷ yếu hội thảo khoa học - Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh khoa Địa Lí.

15

download by :




×