A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hố kiệt xuất của
dân tộc Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người gắn liền với lịch sử vẻ
vang của cách mạng dân tộc. Bằng thiên tài trí tuệ và bản lĩnh cách mạng của mình, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng thành cơng hệ thống quan điểm cách mạng toàn diện và
sáng tạo để truyền bá vào Việt Nam, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đưa dân tộc Việt
Nam bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do. Những công lao to lớn của Người đối với cách
mạng Việt Nam góp phần làm nên những chiến cơng hiển hách được cả lồi người khâm
phục và ca ngợi.
Với những đóng góp vượt thời đại của Người cho dân tộc và cho nhân loại,
UNESCO đã tôn vinh Người với nhận định: "Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng
kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp
giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các
dân tộc vì hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội ... Sự đóng góp quan
trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục và
nghệ thuật là kết tinh của truyền thống văn hoá hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam
và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong
việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn
nhau".
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại tài sản vơ giá là hệ thống tư tưởng toàn diện và
sâu sắc được kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời đại.
Tất cả những tư tưởng của Người đã được nhân loại ca ngợi và đánh giá rất cao. Người
khơng để lại các cơng trình nghiên cứu rõ ràng về các lĩnh vực. Nhưng qua những tác
phẩm và các bài báo, bài viết của Người, nó lại chứa đựng những tư tưởng lớn mang
tầm vóc thời đại, quan trọng nhất là tư tưởng của người về triết học, chính trị, đạo đức.
Cũng như mọi học thuyết, tư tưởng, lý luận khác, tư tưởng triết học Hồ Chí Minh
được hình thành trên cơ sở kế thừa di sản tư tưởng triết lý sẵn có của dân tộc và nhân
loại, được vận dụng sáng tạo trong thực tiễn đấu tranh cách mạng của Hồ Chí Minh mà
từng bước nâng lên một chất lượng mới, phù hợp với truyền thống tư duy của dân tộc,
ngang tầm với thời đại, lại vừa có bản sắc riêng. Với khn khổ bài tiểu luận này, bản
thân xin được trình bày một nội dung trong tư tưởng triết học của Người là: “Phân tích
biện chứng giữa cái "bất biến" và cái “vạn biến" trong tư tưởng triết học Hồ Chí
Minh”.
1
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH
1.1. Bối cảnh thế giới và trong nước
1.1.1. Tình hình thế giới
Vào những năm giữa thế kỷ XIX, phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa đã
thống trị ở các nước Anh, Pháp, Đức và một số các nước Tây Âu. Trong xã hội các nước
phương tây lúc này mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ngày càng trở nên
gay gắt, dẫn đến cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản nhằm xóa bỏ chế độ tư bản chủ
nghĩa địi hỏi phải có lý luận tiên phong dẫn đường. Chủ nghĩa Mác ra đời,“Tuyên ngôn
của Đảng cộng sản” đã khẳng định quy luật tất yếu dẫn đến diệt vong của chủ nghĩa tư
bản để nhường bước cho xã hội mới, đồng thời chỉ rõ sứ mệnh của giai cấp vô sản.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản phát triển sang chủ nghĩa đế
quốc và hoàn thành cơ bản việc phân chia thị trưởng thế giới, nô dịch nhân dân các
nước thuộc địa. Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử trọng đại, phản ánh xu thế
biến động đầy kịch tính của xã hội lồi người. Đa số các nước Phương Đông, các nước
lạc hậu ở châu Phi, châu Mỹ Latinh bị các nước đế quốc xâm chiếm làm thuộc địa, bóc
lột và nơ dịch. Những mâu thuân lớn trong thời kỳ này trở nên gay gắt hơn bao giờ hết:
mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản ở các nước đế quốc; mâu thuẫn giữa
các dân tộc thuộc địa với bè lũ thực dân; mâu thuẫn giữa nhân dân mà chủ yếu của nông
dân với địa chủ phong kiến; mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân các nước thuộc địa với
giai cấp tư sản bản xứ và tư sản thực dân; mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau...
Những mẫu thuẫn nêu trên đã tích tụ thành bão táp cách mạng và chiến tranh ở những
năm đầu thế kỷ XX.
Mở đầu thời kỳ bão táp là cuộc cách mạng tháng mười Nga vĩ đại năm 1917,
trước đó phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa diễn ra liên tục và mạnh
mẽ, nhất là các nước thuộc địa ở Phương Đông. Tuy nhiên, các phong trào ấy đều thất
bại vì chưa có một tổ chức lãnh đạo, chưa có lý luận soi đường dẫn lối. Cách mạng
tháng mười Nga thành công là do giai cấp vô sản lãnh đạo, đứng đầu là đảng cộng sản
bơn-sê-vích Nga. Sự thất bại của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và
phụ thuộc, cũng như sự thành công của cách mạng tháng mười Nga đã chỉ ra rằng: ở
những năm đầu thế kỷ XX thì chỉ những phong trào cách mạng có mục tiêu giải quyết
đồng thời những mâu thuẫn lớn của thời đại ở nước mình thì mới có thể đi đến thắng
lợi. Một cuộc cách mạng như vậy chỉ có đảng cộng sản và giai cấp cơng nhân đứng ra tổ
chức, lãnh đạo dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin.
2
Chủ nghĩa Mác - Lênin xuất hiện đã vạch rõ đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc, đề
ra lý luận cách mạng vơ sản có thể thành cơng ở một số nước thậm chí là ở một nước.
Năm 1917, Lênin đã lãnh đạo cuộc cách mạng tháng mười Nga thắng lợi đã mở ra một
kỷ nguyên mới của lịch sử xã hội loài người. Hoàn cảnh lịch sử với yêu cầu cách mạng
là nguồn gốc đầu tiên quy định mục tiêu, khơi dạy nguồn động lực cho việc hình thành
và phát triển tư tưởng triết học Hồ Chí Minh.
1.1.2. Tình hình trong nước
Xã hội Việt Nam thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là một xã hội phong kiến, nông
nghiệp lạc hậu, trì trệ. Nhà Nguyễn thi hành chính sách bảo thủ, phản động: tăng cường
đàn áp, bóc lột ở bên trong, bế quan toả cảng với bên ngoài; Cự tuyệt mọi đề án cải
cách, nên không đủ sức bảo vệ Tổ quốc và bị Pháp xâm lược.
Vào năm 1858, thực dân Pháp đưa quân xâm lược nước ta, chúng đã áp đặt chế
độ thống trị thuộc địa, biến nước ta từ một nước phong kiến thành một nước thuộc đại
nữa phong kiến. Chúng đã thi hành các chính sách áp bức bóc lột, đàn áp dã man nhân
dân ta. Dưới chế dộ thuộc địa nữa phong kiến, xã hội Việt Nam tồn tại hai mâu thuẩn cơ
bản. Mâu thuẫn thứ nhất là toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp xâm lược; Mâu
thuẫn thứ hai là giữa nhân dân Việt Nam, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ
phong kiến. Hai mâu thuẫn đó liên quan chặt chẽ với nhau nên phải giải quyết chúng
trong quan hệ khắng khít.
Khơng chịu khuất phục, ngay từ những ngày đầu bị xâm lược, nhân dân Việt
Nam từ Nam ra Bắc đã đứng lên khởi nghĩa chống Pháp dưới ngọn cờ dân tộc của các sĩ
phu yêu nước nhiều khuynh hướng khác nhau như phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục,
khuynh hướng dân chủ tư sản, phong trào tôn giáo cứu thế. Nhưng tất cả các phòng trào
nổ ra từ những khuynh hướng trên đều không đáp ứng được nhiệm vụ của cách mạng
Việt Nam lúc bấy giờ. Những phong trào cách mạng nổ ra sớm bị đàn áp và thất bại vì
đường lối chính trị khơng khoa học, tổ chức cịn lỏng lẽo, khơng có cơ sở rộng trong
quần chúng. Những thất bại đó chứng tỏ sự khủng hoảng và bế tắc về đường lối cứu
nước ở nước ta. Cách mạng Việt Nam bức thiết đòi hỏi lực lượng lãnh đạo tiến tiến, với
con đường đúng đắn để đưa cách mạng tới thành công. Trước sự bế tắc của con đường
cứu nước cho dân tộc Hồ Chí Minh đã xuất hiện và chính người đã làm thay đổi vận
mệnh của dân tộc Việt Nam.
1.2. Cơ sở về lý luận, tư tưởng
1.2.1. Tư tưởng triết học Việt Nam
Ở Việt Nam tuy khơng có hệ thống triết học, nhưng ơng cha ta có những khái
qt triết lý, mang tính triết học. Những khái qt triết lý mang tính triết học đó được
3
thể hiện trong tư tưởng văn hóa dân gian, thơ văn lý trần, trong các tác phẩm của các
nhà tư tưởng, văn hóa nhà Trần, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê
Quý Đôn, Phan Bội Châu... xuất phát từ nhu cầu đoàn kết dân tộc, thơ văn Lý Trần rất
đề cao tinh thần khoan dung, hòa mục: “nhật, nguyệt tịnh minh, các hữu sở chiếu” (mặt
trời và mặt trăng đều chiếu sáng, mỗi cái có cách chiếu riêng, Ý nói: mặt trời chiếu ban
ngày, mặt trăng chiếu ban đêm, cả hai đều cần thiết cho cuộc sống của con người, không
nên đề cao cái này phủ nhận cái kia).
Nguyễn Trãi viết: “Phúc chu, thủy tín dân cho thủy” (Lật thuyền mới biết sức
dân sức nước - Quan hải); Nguyễn Bỉnh Khiêm nhận thức rằng: Cổ lai, quốc dĩ dân vi
bản; Đắc quốc ưng tri tại đắc dân - (Cảm hứng); (Xưa nay, nước lấy dân làm gốc, Được
nước nên biết là do được lòng dân). Còn Phan Bội Châu lại chú ý nhiều đến phạm
trù“thời” trong triết học phương Đơng (thời cơ, thời vận, thời thế). Ơng viết: “Phàm
mọi việc trong thiên hạ đều không đương nổi một chữ thời. Thời chưa đến mà vội làm
là trái trời, thời đã đến mà không làm là khinh trời”. Phải theo thời nhưng không được ỷ
lại chờ thời mà phải biết chủ động tạo nên thời thế, và ông kêu gọi: “Sinh thời thế phải
xoay nên thời thế”.
Nói cách khác, Phan Bội Châu khẳng định phải biết xử lý đúng đắn mối quan hệ
giữa nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. Chiu ảnh hưởng của quan niệm này, Hồ
Chí Minh cũng viết: “Lạc nước, hai xe đành bỏ phí, Gặp thời, một tốt cũng thành
cơng”. Hồ Chí Minh đã từ những khái quát giàu tính triết lý này của cha ông rồi sử
dụng thế giới quan và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để tổng kết, rút ra
phương pháp luận triết học của mình để chỉ đạo việc hoạch định đường lối chiến lược,
sách lược, đưa tới thắng lợi cho cách mạng Việt Nam. Có thể nói những tư tưởng triết
học truyền thống của dân tộc Việt Nam là cuội nguồn, là yếu tố nội sinh được tích tụ tự
nhiên trong tưởng triết học Hồ Chí Minh.
1.2.2. Tư tưởng triết học của Nho giáo
Có thể nói, Hồ Chí Minh đã kế thừa vận dụng tư tưởng triết học của Nho giáo
nhiều hơn so với các trường phái khác của phương Đông. Người đã tiếp thu lựa chọn
những yếu tố tích cực, phù hợp trong Nho giáo, để phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng về
triết lý hành động, nhân nghĩa, ước vọng về một xã hội bình trị; về một triết lý nhân
sinh, tu thân, tề gia; đề cao văn hóa trung hiếu "dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi
khinh".
Khi kế thừa tư tưởng “chính danh” của Nho Giáo Hồ Chí Minh đã loại bỏ tính
chất duy tâm thiên mệnh, khơi phục lại quan hệ bình đẳng hai chiều tự nhiên trong quan
hệ giữa người với người. Người đã từng nói: “Dù chủ tịch nước, Bộ trưởng công nhân,
4
nông dân bộ đội, hay người phục vụ, nấu ăn, qut rác đều là người tồi nếu khơng hồn
thành nhiệm vụ của mình, cịn nếu làm tốt hơn người khác thì đều là anh hùng, chiến sĩ
thi đua, là những thánh nhân của ngày nay... (T10, tr 466). Chính danh Nho giáo đã bỏ
quên vai trò của phụ nữ, hạ thấp vai trị phụ nữ. Hồ Chí Minh phê phán tư tưởng đó và
ln đề cao vai trị phụ nữ.
Bên cạnh đó, một loạt tiêu chuẩn đạo đức khác của Nho giáo như: trung hiếu,
cần, kiệm, liêm ,chính, chí cơng vơ tư, trí, dũng được Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển
trở thành đạo đức cách mạng để giáo dục đạo đức cho cán bộ, nhân dân. Người cũng đã
kế thừa tư tưởng lấy dân làm gốc, bình đẳng về tài sản... để thực hiện mơ hình nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Như vậy, tư tưởng triết học Nho
giáo đã được Hồ Chí Minh kế thừa, vận dụng có chọn lọc. Đó là viên gạch hợp thành
những tư tưởng triết học Hồ Chí Minh ở trình độ và hình thức mới.
1.2.3. Tư tưởng triết học của Phật giáo
Được du nhập vào nước ta rất sớm, nên Phật giáo có ảnh hưởng rất mạnh trong
nhân dân, để lại nhiều dấu ấn trong văn hố Việt Nam: Từ tư tưởng, tình cảm, tín
ngưỡng cho đến phong tục tập quán, lối sống… Hồ Chí Minh cũng chịu ảnh hưởng ấy
của Phật giáo, nhất là những mặt tích cực của nó đã thấm sâu vào đời sống tinh thần dân
tộc và nhân dân lao động.
Người đã kế thừa và vận dụng sáng tạo những mặt tích cực của Phật giáo như:
Tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân, một
tình yêu bao la đối với cả chim mng, cây cỏ; Nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản
dị, chăm lo làm điều thiện. Việc các chùa tổ chức khám, chữa bệnh miễn phí cho người
nghèo là một ví dụ; Tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phác chống lại mọi
phân biệt đẳng cấp; Phật giáo Thiền tông đề ra luật “chấp tác”:“Nhất nhật bất tác, nhất
nhật bất thực”, Hồ Chí Minh đề cao lao động, chống lười biếng.
Trong những bài viết của mình, Hồ Chí Minh cũng có một số tư tưởng triết học
của Phật giáo được thể hiện như “Nhân vị tối thắng”. Đó là tư tưởng Phật tổ đánh giá
vai trị của con người trong vụ trụ trời đất. Hồ Chí Minh cũng đánh giá cao sức mạnh
của con nguời những đó là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân.
Tư tương bác ái của Phật tổ “con người ta khi mới sinh ra ko có ai mang sẵn dấu
nơ lệ ở trên trán” hay “mọi người đều có dịng máu đỏ”. Cịn Hồ Chí Minh nói: “Than
ơi, trước lịng Bác ái thì máu của người Pháp hay máu của người Việt cũng đều là máu,
người Pháp hay người Việt cũng đều là người” (T 4, tr 457). Tư tưởng vị tha “lấy đức
báo oán của Phật học” kết hợp tư tưởng khoan dung độ lượng của dân tộc. Với Hồ Chí
Minh thì cho rằng: “đối với những kẻ đi lầm đường lạc lối, đồng bào ta cần dùng chính
5
sách khoan hồng. Lấy lời khôn lẽ phải bày cho họ” (t4, tr 420). Như vậy, tư tưởng triết
học Phật giáo cũng góp phần hình thành những tư tưởng nhân văn triết học Hồ Chí
Minh.
1.2.4. Tư tưởng triết học Lão giáo
Lão giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Tinh thần của nó là xuất thế. Dù vậy,
Hồ Chí Minh cũng kế thừa, vận dụng một số tư tưởng triết học của Lão giáo, nhất là
tưởng hòa vào tự nhiên, không màng danh lợi. Người tâm sự “Riêng phần tơi thì làm
một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá, trồng hoa, sơm chiều làm
bạn vói các cụ già hái củi, em trẻ chăn châu, khơng dính líu gì đến vịng danh lợi” (T 4,
tr 161).
Cụ thể, được thể hiện ở thơ văn của Hồ Chí Minh hịa quyện với tự nhiên, nâng
lên thành tình yêu thiên nhiên thiết tha, sâu đậmnhư: Cảnh rừng Việt Bắc, Cảnh khuya,
Thượng sơn, Ngắm trăng.. Như vậy, tư tưởng triết học Hồ Chí Minh có nguồn gốc từ
tinh hoa của tư tưởng triết học truyền thống Việt Nam, của các trường phái triết học
phương Đông.
1.2.5. Triết học Mác - Lênin
Trước khi đến với triết học Mác - Lênin, Hồ Chí Minh cũng đã ít nhiều có tiếp
xúc với triết học khai sáng Pháp thế kỷ XVIII, với các tên tuổi bất hủ như Voltaire,
Rousseau, Montesquieu,.. qua đó Người đã chịu ảnh hưởng các tư tưởng chính trị tiến
bộ của các ông như tư tưởng về quyền con người và quyền công dân, tư tưởng dân chủ,
khẩu hiệu “tự do, bình đẳng, bác ái”... Người đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin và chính
nó đã đem lại cho Hồ Chí Minh phương pháp luận để nhận thức và giải quyết đúng đắn
các mối quan hệ phức tạp trong cách mạng Việt Nam: dân tộc và giai cấp, dân tộc và
thời đại, vật chất và tinh thần, khách quan và chủ quan…
Hồ Chí Minh ln ln nhấn mạnh “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một
nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin”. Lý luận chỉ được coi là đúng đắn khi nó
phù hợp với thực tiễn, giải quyết được những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Do đó, phải
chống bệnh sao chép, giáo điều, rập khuôn; phải biết xuất phát từ đặc điểm lịch sử, đất
nước, con người Việt Nam để tìm ra con đường, bước đi, cách làm phù hợp với hoàn
cảnh và điều kiện của Việt Nam. Chính do nắm vững được nguyên tắc này của chủ
nghĩa Mác - Lênin mà Hồ Chí Minh đã có điều kiện bổ sung phát triển chủ nghĩa Mác
trên một loạt luận điểm xuất phát từ thực tiễn của các dân tộc thuộc địa.
Dưới ánh sáng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí minh đã biết kế thừa có phê
phán những tư tưởng triết học truyền thống của Việt Nam của các trường phái phương
Đông, nhất là nho giáo, cũng như các trường phái phương Tây, nhất là triết học khai
6
sáng Pháp, phát tiển nâng lên, tạo nên những yếu tố cấu thành tư tưởng triết học của
Người… Kết tinh gần như đầy đủ tinh hoa tư tưởng triết học của nhân loại là đặc điểm
quyết bản sắc Hồ Chí minh trong tư tưởng triết học Hồ Chí Minh. Chính những tư
tưởng triết học Hồ Chí Minh là kim chỉ nam chỉ đạo hệ thống những luận điểm cách
mạng nổi tiếng của Người. Nó quyết định tính đúng đắn nhất của đường lối chiến lược
sách lược cách mạng Việt Nam do Hồ Chí Minh và Đảng ta đã vạch ra, là một trong
những nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Như vậy, ngoài yếu tố hoàn cảnh lịch sử - xã hội và quá trình tham gia hoạt động
thực tiễn cách mạng của Hồ Chí Minh, có thể tìm thấy nuồn gốc tư tưởng triết học của
Hồ Chí Minh ở ba yếu tố chính: một là, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt
Nam; hai là, những giá trị hợp lý, tiến bộ của triết học phương Đông và phương Tây; ba
là, hệ thống tư tưởng triết học Mác - Lênin. Những yếu tố này đóng vai trị quan trọng
tạo nên nội dung của tư tưởng triết học Hồ Chí Minh, trong đó mỗi yếu tố có vai trị
khác nhau. Yếu tố truyền thống dân tộc đóng vai trị là yếu tố nội sinh. Yếu tố triết học
phương Đơng và triết học phương Tây đóng vai trị kết hợp truyền thống Đơng - Tây
trong sự phát tiển tư tưởng triết học của Người. Triết học Mác - Lênin có vai trị quyết
định nhất, là thế giới quan phương pháp luận khoa học để Hồ Chí Mih xử lý những vấn
đề, những yếu tố nêu trên và quyết định bản chất, nội dung cơ bản của tư tưởng triết học
Hồ Chí Minh./.
7
II. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI “BẤT BIẾN”
VÀ CÁI “VẠN BIẾN” TRONG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH
2.1. Tư tưởng "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Hồ Chí Minh dưới góc độ triết
học
Chủ tịch Hồ Chí Minh được bạn bè và các dân tộc ưa chuộng hịa bình trên khắp
năm châu ca ngợi về sự kết hợp nhuần nhuyễn những nét tinh hoa trên thế giới. Sự kết
hợp này được thể hiện rõ trong suy nghĩ và hành động của Người. Ngày 31-5-1946,
trước khi đi Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói với cụ Huỳnh Thúc Kháng rằng: Tơi vì
nhiệm vụ quốc dân giao phó phải đi xa ít lâu, ở nhà trăm sự khó khăn nhờ cậy ở Cụ
cùng anh em giải quyết cho. Mong Cụ dĩ bất biến ứng vạn biến. Thực ra câu "Dĩ bất
biến ứng vạn biến" chỉ là một vế trong đơi câu đối hồn chỉnh mà vế thứ hai là "Dĩ
chúng tâm vi kỷ tâm" (Lấy tâm chúng sinh làm tâm của mình) trong nền văn hóa, triết
học phương Đơng.
Chúng ta có thể thấy chữ "dĩ" cũng nói lên triết lý không phải để triết lý, mà triết
lý phải dẫn đến làm, đến hành động. Đó cũng là triết lý hành động. Triết lý hành động là
triết lý và hành động, nói và làm, lý luận và thực tiễn liên hệ mật thiết với nhau, không
tách rời nhau. Trong lịch sử ta thấy có nhiều triết lý tách rời khỏi hành động, nói khơng
đi đơi với làm, lý luận xa rời cuộc sống, chẳng hạn như triết lý của một số nhà tư tưởng
Tây Âu thời trung cổ nhằm phục vụ cho mục đích của thần học và tơn giáo; triết lý tư
biện theo kiểu trò chơi của những khái niệm (chơi chữ); triết lý của một số nhà không
tưởng; ... Học thuyết của họ đẹp thì có đẹp, hay thì có hay, nhưng khơng gắn với hoạt
động, hành động thực tiễn mà đơi khi chúng trở thành trị chơi của lý trí, trí tuệ thuần
túy. Ngay giai cấp tư sản hô hào, giương cao triết lý về tự do, bình đẳng, bác ái, nhưng
sau khi đánh đổ giai cấp phong kiến thì nó lại phớt lờ triết lý mà nó nêu lên ban đầu.
Nói thì hay nhưng về sau khơng thực hiện là vì quyền lợi ích kỷ của nó. Lý luận của các
nhà triết học trước Mác chủ yếu chỉ là giải thích, lý giải thế giới chứ không gắn liền với
nhiệm vụ cải tạo, cải biến thế giới. Chính vì vậy, sự xuất hiện của triết học Mác đã tạo
ra một cuộc cách mạng trong triết học nói chung và trong triết lý hành động nói riêng vì
nó khơng chỉ giải thích mà cịn quyết tâm cải tạo thế giới bằng hoạt động thực tiễn của
con người.
Có thể nói, cái cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ kế thừa những tinh
hoa của triết học Đơng Tây trước đây mà cịn kế thừa những tinh túy của triết học Mác Lênin và đưa triết lý hành động lên tầm cao mới, trong đó triết lý và hành động, nói và
làm, lý luận và thực tiễn không tách rời nhau, tạo nên một khối thống nhất. Điều này thể
hiện rõ khi Người cho rằng lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học phải đi đôi với hành.
8
Thực tiễn khơng có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù qng bởi lẽ khi đó thực
tiễn khơng biết đi theo hướng nào, không biết đi về đâu giống như con tàu giữa biển
khơi mù mịt nhưng lại khơng có la bàn. Cịn lý luận mà khơng liên hệ với thực tiễn là lý
luận suông, tức lý luận để mà lý luận, lý luận trở thành trò chơi của lý tính và lý trí.
Người cịn ví khơng có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi; lý luận và kinh
nghiệm như hai con mắt của con người, có kinh nghiệm mà khơng có lý luận cũng như
một mắt sáng một mắt mờ. Nếu thổi phồng kinh nghiệm sẽ rơi vào bệnh kinh nghiệm
chủ nghĩa; ngược lại, nếu thổi phồng lý luận sẽ rơi vào bệnh giáo điều, kinh viện. Đó là
hai loại bệnh tương đối phổ biến ở nước ta trước kia và hiện nay vẫn cịn tồn tại trong
một bộ phận khơng nhỏ cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Vậy dưới góc độ triết học, tư tưởng "dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Người được
hiểu như thế nào ? Theo cách nói của triết học, có thể hiểu "bất biến" là quy luật, vì chỉ
có quy luật (tự nhiên, xã hội, tư duy) là tồn tại lâu dài, là hầu như bất biến, còn "vạn
biến" là hiện tượng, là sự biểu hiện đa dạng của quy luật, cho nên có thể đưa vào quy
luật mà lý giải hiện tượng hay ngược lại, từ phân tích vơ vàn hiện tượng có thể tìm ra
quy luật tương ứng. Hay “dĩ bất biến, ứng vạn biến” cũng có thể hiểu là sự thống nhất
và đấu tranh của các mặt đối lập giữa cái “bất biến” và cái “vạn biến”; đó là sự ra đời
của cái mới trên cơ sở kế thừa yếu tố hợp lý, tiến bộ của cái cũ, giữa kế thừa và đổi mới;
đó cịn là sự nắm bắt thời cơ để nhanh chóng chuyển từ những thay đổi về lượng sang
những thay đổi về chất, chuyển những thay đổi mang tính tiến hóa sang những thay đổi
có tính cách mạng; đó cịn là sự vận dụng một cách sáng tạo phương pháp luận macxít
vào điều kiện Việt Nam.
Phép biện chứng duy vật macxít cũng đã đề cập đến các cặp mâu thuẫn và thống
nhất, vận động và đứng im, nhưng mối quan hệ giữa bất biến và vạn biến trong phép
biện chứng của Hồ Chí Minh có nguồn gốc chủ yếu từ trong triết học phương Đông và
Việt Nam. Xưa Lý Thánh Tông, khi đi lo việc biên cương ở phương Nam, có dặn lại
nhiếp chính Ỷ Lan một câu: "Vạn biến như lơi, nhất tâm thiền định", ý nói cứ lấy nhất
tâm bất biến (là một lịng lo giữ việc nước) thì có thể đối phó với vạn biến (dù có dữ dội
như sấm sét). Phép biện chứng duy vật thường chú trọng nhiều hơn về trình bày sự phát
triển biện chứng của sự vật, coi mâu thuẫn, vận động là tuyệt đối, thống nhất, đứng im
là tương đối. Trong thực tế vận dụng, đơi khi chúng ta lại có phần coi nhẹ, thậm chí bỏ
qua cái "bất biến" (tức là cái thống nhất, đứng im vốn là điều kiện tồn tại của sự vật).
Trong vũ trụ và trong cuộc sống xã hội vốn tồn tại phạm trù "bất biến". Hóa học
được xây đựng trên cơ sở định luật bảo tồn trọng lượng. Cơng thức có thể biến hố,
nhưng trị số thì khơng đổi. Năng lượng học dựa trên định luật bảo toàn năng lượng.
Tốn học có những hằng số, hằng đẳng thức khơng đổi. Về mặt xã hội, các chế độ xã
9
hội đều có nhiều thay đổi, nhưng trong xã hội nào người ta cũng vẫn cần đến ăn, mặc,
ở... tức là vẫn phải có sản xuất và phân phối, nghĩa là sự khác nhau, như C.Mác nói, chỉ
là về cách thức sản xuất và cách thức phân phối, còn bản thân sản xuất và phân phối thì
xã hội nào cũng vẫn phải có. Cũng có thể gọi đó là các hằng số xã hội.
Hồ Chí Minh tiếp thu phép biện chứng macxít, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng
của tư duy biện chứng phương Đông. Người thường bắt đầu từ cái bất biến để đi tới cái
khả biến của xã hội và con người. Thí dụ, Người nói: "Tuy phong tục mỗi dân mỗi khác,
nhưng có một điều thì dân nào cũng giống nhau ấy là dân nào cũng ưa sự lành, ghét sự
dữ”. Khi nghe một vị ủy viên Ban vận động đời sống mới nói cần định ra một cái hướng
mới cho cuộc vận động, vì khẩu hiệu "cần, kiệm, liêm, chính" xem ra vừa khơng đủ,
vừa cổ... thì Hồ Chí Minh ngắt lời: "Cổ, lạ quá, thế cơm các cụ ăn ngày xưa, bây giờ
mình ăn cũng cổ à?". Theo Người, ăn cơm, uống nước, hít thở khí trời... không bao giờ
cũ, xưa nay và sau này đều phải làm. Cần, kiệm, liêm, chính cũng vậy.
Tóm lại, trong chủ nghĩa duy vật biện chứng, bản thể là vật chất, nhưng nó ln
vận động biến đổi, ln chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác; nó vĩnh viễn, vơ cùng,
vơ tận; nó bất biến so với hiện tượng ln luôn thay đổi. Mọi sự vật hiện tượng đều là
những dạng cụ thể của vật chất, có kết cấu hoặc nguồn gốc vật chất, do vật chất sinh ra.
Trong thế giới khơng có gì khác ngồi những q trình vật chất đang vận động, chuyển
hóa lẫn nhau, là nguồn gốc, nguyên nhân, kết quả của nhau. Kế thừa và vận dụng sáng
tạo phép biện chứng macxít, ở Hồ Chí Minh, từ triết lý:" Dĩ bất biến ứng vạn biến" dẫn
đến triết lý hành động, triết lý sống "Dĩ chúng tâm vi kỷ tâm"; hai cái đó quyện chặt vào
nhau, gắn liền mật thiết, chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau; triết lý hướng đến hành
động, hành động nói lên triết lý, trong triết lý đã bao hàm xu thế hành động, trong hành
động có triết lý, triết lý và hành động gắn chặt với nhau tạo nên triết lý hành động Hồ
Chí Minh mà khơng phải vĩ nhân nào cũng có được.
2.2. Mối quan hệ biện chứng giữa cái "bất biến" và cái “vạn biến" trong tư
tưởng triết học Hồ Chí Minh
Như chúng ta đã biết, mối quan hệ giữa bất biến và vạn biến, giữa cái không thay
đổi và cái thay đổi, giữa bản thể và hiện tượng, giữa cái nhất (cái một) và cái đa (cái
nhiều),... là vấn đề trung tâm của triết học xuyên suốt từ cổ chí kim, từ Đơng sang Tây.
Dĩ bất biến ứng vạn biến tức là lấy cái bất biến (không thay đổi) mà ứng phó với cái vạn
biến (cái ln thay đổi). Ý nghĩa triết lý trên là ở chỗ dù mọi sự vật hiện tượng thiên sai
vạn biệt, phong phú, đa dạng, thay đổi khôn lường nhưng đều xoay quanh trục của nó,
đó là bản thể, cái mà Trang Tử gọi là "Chốt của đạo". Trong mối quan hệ giữa bản thể
và hiện tượng thì bản thể là bất biến, khơng sinh khơng diệt; cịn các hiện tượng biến
10
chuyển khơng ngừng nay cịn mai mất. Trong mỗi nền triết học, cái bất biến - bản thể
không thêm không bớt này được gọi bằng những cái tên khác nhau, chẳng hạn như
“Brahman” trong triết học Ấn Độ, “Đạo” trong học thuyết Lão Trang, “Thái cực” trong
Kinh dịch, “logos” trong triết học Hêraclit, “ngun tử” trong triết học của Đêmơcrít, “ý
niệm” trong triết học của Platon, “ý niệm tuyệt đối” trong triết học Hêghen, “vật chất”
trong chủ nghĩa duy vật biện chứng mácxít…
Xuất phát từ phép biện chứng Đơng - Tây kết hợp, chúng ta thấy Hồ Chí Minh đã
giải quyết rất thành công, vừa khoa học, vừa nhuần nhuyễn các mối quan hệ biện chứng
giữa truyền thống và hiện đại, kế thừa và đổi mới, dân tộc và giai cấp, nội lực và ngoại
lực, lực - thế, thời - thế… Về bản chất, đó là phương pháp biện chứng duy vật mácxít
được vận dụng vào hồn cảnh Việt Nam, có sự kết hợp với tư duy biện chứng phương
Đơng, in đậm dấu ấn phương Đông và Việt Nam, nổi bật lên trong đó là sự kết hợp tính
cương nghị về nguyên tắc với tính mềm dẻo, linh hoạt về sách lược, lấy cái đại đồng để
khắc phục cái tiểu dị, đi từ dân tộc đến giai cấp, nhằm mục tiêu đại đồn kết dân tộc,
phân hố và cơ lập kẻ thù chính, giành thắng lợi cho độc lập dân tộc để từng bước đi lên
Chủ nghĩa xã hội. Và cả cuộc đời của Người là cả một quá trình phấn đấu không mệt
mỏi để thực hiện được cái lý tưởng lớn lao đó.
Hồ Chí Minh đã vận dụng phương pháp biện chứng này một cách rất hiệu quả
trong chỉ đạo cách mạng, đưa tới những thắng lợi to lớn chưa từng có trong lịch sử dân
tộc. Đúng như một nhà báo Pháp đã nhận xét: Chính sự kết hợp mà khơng ai bắt chước
nổi giữa tính mềm dẻo với tính cương nghị, giữa tính linh hoạt về chính trị với tính
cứng rắn về nguyên tắc, giữa việc vận dụng truyền thơng u nước với sự phân tích
macxít đã tạo nên tính chất độc đáo của ơng Hồ Chí Minh.
Ý nghĩa nhân sinh sâu xa của triết lý này còn là ở chỗ, trong cuộc sống nên nắm
giữ cái lớn lao, đừng có sa vào những cái vụn vặt nhất thời, nên đứng ở chốt (cái bất
biến) mà quan sát, từ đó dung hịa, qn bình vạn vật. Những bậc thánh nhân luôn đứng
ở cái bất biến mà quan sát cái vạn biến, dùng bất biến ứng phó với vạn biến, do đó mà
thánh nhân trường cửu (bất biến). Khơng nắm được cái bất biến mà suốt đời cứ chạy
theo cái vạn biến thì cả đời mỏi mệt. Nói cụ thể, trong cuộc đời mỗi người nên nhìn ra
cái lớn, chứ đừng nên sa vào những cái vụn vặt, tầm thường; phải nhận ra đâu là bản thể
trong cái hiện tượng, đâu là cái vĩnh hằng trong cái tạm thời, đâu là cái không thay đổi
trong cái thay đổi, đâu là cái toàn thể trong cái cục bộ, đâu là cái bất biến trong cái vạn
biến,...; cịn nếu khơng, ta rất dễ lạc vào cái mê cung, lạc vào rừng rậm của những sự
kiện lẻ tẻ, vụn vặt mà không biết đường ra. Nói theo Vedanta: phải nhận ra đâu là bản
thể trong cái hiện tượng, đâu là cái vĩnh hằng trong cái tạm thời, đâu là cái không thay
11
đổi trong cái thay đổi, đâu là cái toàn thể trong cái cục bộ, đâu là cái bất biến trong cái
vạn biến.
Như vậy, với Hồ Chí Minh một người, vì Tổ quốc, vì dân tộc thì bất biến là gì ?
Một số nhà nghiên cứu cho rằng cái bất biến ở Hồ Chí Minh chỉ có ba, đó là độc lập, tự
do, hạnh phúc. Nhưng thật ra, cái bất biến ở Hồ Chí Minh tập trung ở bốn yếu tố liên hệ
mật thiết với nhau, khơng tách rời nhau, đó là độc lập, tự do, hạnh phúc, dân chủ. Điều
này thể hiện rõ trong câu đầu tiên trên mọi văn bản từ khi lập quốc: Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa/ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Nước Việt Nam là một nước dân chủ, nước độc
lập, mọi người được tự do, hạnh phúc. Vậy bốn yếu tố trên liên hệ với nhau như thế
nào ? Trước hết là độc lập, bởi lẽ nếu khơng có độc lập (tức bị vong quốc, mất nước, đất
nước trong cảnh nô lệ lầm than) thì làm gì có tự do, lấy đâu ra tự do, hạnh phúc, dân
chủ. Chính vì vậy, nước bị mất độc lập thì việc đầu tiên là phải giành cho bằng được độc
lập, và trong hoàn cảnh như vậy, độc lập cho đất nước là cái bất biến số một hàng đầu.
Theo nghĩa này, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: cái mà tôi cần nhất là Tổ quốc tơi
được độc lập. Có độc lập rồi thì mới nói đến tự do, tự do gắn liền với độc lập, nước có
được độc lập thì dân mới được tự do. Với lý do đó mà Bác ln nhắc nhở: trước hết là
phải giành cho kỳ được độc lập; tất cả cho độc lập; khơng có gì q hơn độc lập, tự do.
Mặt khác, độc lập còn gắn liền với dân chủ. Có độc lập rồi thì mới nói đến
chuyện dân làm chủ; cịn nếu khơng có độc lập thì cũng khơng thể có dân chủ. Có độc
lập chúng ta phải lập tức xây dựng một nhà nước mà dân làm chủ, có nghĩa là bao nhiêu
lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, quyền hành và lực lượng đều ở nơi
dân. Có như vậy mới đem lại được tự do, hạnh phúc cho dân. Ở đây cần lưu ý rằng, điều
kiện tiên quyết để có tự do, hạnh phúc, dân chủ là nước phải độc lập; nhưng khơng phải
cứ có độc lập là có ngay tự do, dân chủ, hạnh phúc. Do đó, khi đã có độc lập rồi thì tự
do, hạnh phúc, dân chủ lại nổi lên.
Mặc dù bốn yếu tố này nằm trong mối liên hệ mật thiết, khơng tách rời nhau,
nhưng nhìn chung chúng lại chia ra làm hai cấp độ, một bên là độc lập, còn bên kia là tự
do, hạnh phúc, dân chủ. Hai cấp độ này không tách rời nhau vì nếu có cái thứ nhất mà
khơng có cái thứ hai thì cái thứ nhất cũng trở nên vơ nghĩa. Theo Người, có độc lập mà
dân khơng được hưởng tự do, hạnh phúc thì độc lập cũng chẳng để làm gì. Ngược lại,
muốn có cái thứ hai thì đầu tiên, trước hết phải có cái thứ nhất. Cái thứ nhất là tiền đề
không thể thiếu được, nhưng cái thứ hai mới là mục đích cuối cùng. Người cho rằng
thắng đế quốc, phong kiến còn tương đối dễ, nhưng thắng bần cùng, nghèo nàn lạc hậu
cịn khó hơn nhiều. Từ đó, Người cho rằng đã hy sinh làm cách mạng, thì nên làm cho
đến nơi để khỏi phải hy sinh nhiều lần, để dân chúng được hạnh phúc. Lơ-gíc đó tất yếu
dẫn đến tư tưởng của Người là gắn giải phóng dân tộc (nước độc lập) với chủ nghĩa xã
12
hội (dân được hưởng tự do, hạnh phúc, dân chủ) - một trong những tư tưởng trung tâm,
cốt lõi của Người.
Trong tư tưởng triết học Hồ Chí Minh, mỗi triết lý hành động đồng thời cũng là
một triết lý sống, quy định một phong cách sống tương ứng. Triết lý hành động "Dĩ bất
biến ứng vạn biến" đồng thời cũng là triết lý sống "Dĩ chúng tâm vi kỷ tâm" (Lấy tâm
của mọi người làm tâm của mình). Để đi sâu vào triết lý sống này ta hãy xem tâm, lịng
mong muốn của người dân Việt Nam khi đó là gì ? Đó là nước được độc lập, dân được
tự do, mọi người được hạnh phúc. Bác đã lấy cái tâm (mong muốn) của mọi người làm
cái tâm (mong muốn) của mình khi Người viết: "Tơi chỉ có một sự ham muốn, ham
muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn tồn tự
do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành" (t 4, tr 161).
Với triết lý hành động, triết lý sống như vậy, nên Người thường viết ít, nếu có
viết thì ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ để thực hiện, để làm, tức viết khơng phải để mà viết,
nói khơng phải để mà nói; viết, nói để thức tỉnh và từ đó kêu gọi, hơ hào đồng bào đứng
lên làm cách mạng. Có người cho rằng khi viết cần phải trau chuốt. Ngay trong "Đường
cách mạng", phương châm, chủ trương của Bác là phải kêu to, làm chóng để cứu lấy
giống nịi, thì giờ đâu mà vẽ vời trau chuốt. Dân tộc ta khi đó nước bị mất, giống nịi có
nguy cơ diệt vong, vì vậy khơng thể chỉ cứ triết lý về nguy cơ diệt vong của dân tộc, mà
phải kêu to làm chóng để cứu lấy giống nịi.
Phương châm của Người là "độc thư bất vong cứu quốc, cứu quốc bất vong độc
thư", nghĩa là đọc sách không quên cứu nước, đọc sách khơng chỉ nâng cao tầm hiểu
biết, rèn luyện trí tuệ mà phải hướng đến cứu nước cứu người; cứu nước không quên
đọc sách, tức cứu nước không quên nâng cao trí tuệ. Qua đây, ta thấy người cách mạng
và người trí thức hịa quyện vào nhau, trong người cách mạng có người trí thức, trong
người trí thức có người cách mạng, người cách mạng phải có trí tuệ, cịn người trí thức
phải phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, người trí thức của nhân dân.
Nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa cái “bất biến” và cái “vạn biến” có
nghĩa là chúng ta phải lấy cái bất biến (cái khơng thay đổi) ứng phó với cái vạn biến (cái
thay đổi); ứng phó với cái vạn biến nhưng khơng xa rời, vứt bỏ, đánh mất cái bất biến;
tuyệt đối không thể đem cái bất biến ấy ra mua bán, đổi chác. Hồn cảnh ln thay đổi,
cuộc sống cũng như sự nghiệp cách mạng luôn thay đổi, phát triển. Bởi vậy, sách lược
trong từng lĩnh vực cụ thể cũng phải mềm dẻo, uyển chuyển, thay đổi (cái vạn biến).
Nhưng dù có mềm dẻo, uyển chuyển, thay đổi như thế nào đi chăng nữa cũng khơng
được qn mục đích cuối cùng (cái bất biến), bởi nếu không sẽ dễ bị lạc vào cái mê
cung, rừng rậm của vạn biến, cái vụn vặt mà khơng biết đường ra. Đó là cái nhìn tồn
cảnh có tính chất vĩ mơ đối với cách mạng cả nước. Dĩ nhiên, nếu đi sâu vào từng lĩnh
13
vực, phạm vi nhỏ hơn lại xuất hiện những cái "bất biến" và "vạn biến" ở cấp độ nhỏ
hơn, trong phạm vi hẹp hơn. Từ đó ta có cách nhìn nhận, đánh giá một cách biện chứng,
mềm dẻo, uyển chuyển; nhưng những cái "bất biến" nhỏ này đều phải hướng đến cái
"bất biến" lớn nhất mà ta đã nói ở trên.
Như vậy, Hồ Chí Minh dù khơng có ý định trở thành nhà triết học; nhưng một
trong những giá trị mà Người để lại cho nhân loại là tư tưởng về mối quan hệ biện
chứng giữa cái “bất biến” và cái “vạn biến” đã thấm đượm và toát lên một triết lý hành
động sâu sắc, trở thành kim chỉ nam dẫn đường cho các thế hệ sau này. Với tinh thần đó,
Hồ Chí Minh đã nhiều lần giáo dục cán bộ, đảng viên rằng, muốn đánh thắng kẻ địch
bên ngoài thì trước hết phải đánh thắng kẻ địch bên trong là chủ nghĩa cá nhân; muốn
cải tạo thế giới thì trước hết phải cải tạo bản thân mình; một dân tộc, một đảng viên và
mỗi con người ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn khơng nhất định ngày hôm
nay và ngày mai vẫn được mọi người u mến và ca ngợi, nếu lịng dạ khơng trong
sáng, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân. Như vậy, với cái tâm bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt,
minh mẫn, với lịng dạ trong sáng (cái bất biến), chúng ta khơng những nhìn sự vật, hiện
tượng biến đổi bên ngồi (cái vạn biến) một cách rõ ràng, khách quan, mà còn tránh
được bệnh chủ quan duy ý chí trong hoạt độngthực tiễn cách mạng.
2.3. Sự vận động của mối quan hệ biện chứng giữa cái "bất biến" và cái
“vạn biến" trong thực tiễn cách mạng Việt Nam
Với mối quan hệ biện chứng giữa cái “bất biến” và cái “vạn biến” đã được Hồ
Chí Minh nhận thức và giải quyết triệt để, nhất quán và đầy sáng tạo trong các giai đoạn
lịch sử cách mạng khác nhau. Người chỉ rõ cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai
đoạn: cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản
lãnh đạo. Mục tiêu chiến lược là bất di bất dịch; nhưng tùy hoàn cảnh cụ thể ở trong
nước và quốc tế, tùy từng giai đoạn lịch sử mà đề ra những sách lược uyển chuyển, phù
hợp. Khơng giải phóng dân tộc, khơng giành lấy độc lập, tự do cho dân tộc thì mục đích
giải phóng giai cấp sao thực hiện được.
Ngược lại, không đi tới chủ nghĩa xã hội cũng khơng có nhân tố đảm bảo vững
chắc và triệt để cho độc lập dân tộc. Để giành lấy độc lập dân tộc, Người chủ trương
phải làm cách mạng cho đến nơi, đến chốn, thành công rồi giao chính quyền vào tay
nhân dân, đảm bảo quyền lực thực sự thuộc về nhân dân. Đảng cách mạng do Người
sáng lập; chính cương, sách lược và chương trình hành động của Đảng do Người soạn
thảo đều nhằm hết vào mục đích ấy. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh điều đó.
Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành cơng, nước ta đứng trước thực
trạng “ngàn cân treo sợi tóc” đó là: nạn đói hồnh hành, tài chính kiệt quệ, ngân khố
14
trống rỗng, chính quyền cịn non trẻ lại phải cùng một lúc đương đầu với thù trong, giặc
ngoài. Nhận thức rõ mâu thuẫn giữa hai tập đoàn đế quốc Anh - Pháp và Mỹ - Tưởng
trong vấn đề Đông Dương và căn cứ vào âm mưu và hành động cụ thể của từng tên đối
với chính quyền cách mạng; Đảng và Bác Hồ chủ trương thực hiện sách lược hòa với
Tưởng để kháng chiến chống Pháp. Về phía ta, đồng ý cho một số tên tay sai của Tưởng
tham gia chính phủ liên hiệp lâm thời và sau đó mặc dù bọn Quốc Dân Đảng không cử
người ra ứng cử Quốc hội, nhưng ta vẫn nhường cho chúng 72 ghế trong Quốc hội đầu
tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là giải pháp thêm bạn bớt thù có lợi
cho cách mạng, là sự “ứng vạn biến” trong tình thế đất nước đang lâm nguy, là sự tích
lũy dần dần về “lượng” để đạt đến “bước nhảy” đưa đất nước thốt khỏi vịng vây của
kẻ thù, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Sau ngày ta giành chính quyền về tay nhân dân, một bộ phận đáng kể trong tầng
lớp trung gian, tầng lớp trên, tầng lớp trí thức cịn chưa hiểu và e ngại Đảng Cộng sản.
Để thu phục nhân tâm, đoàn kết toàn dân, tháng 11 năm 1945 Đảng ta tuyên bố "tự giải
tán", nhưng sự thật là Đảng rút vào hoạt động bí mật. Và dù là bí mật, Đảng vẫn lãnh
đạo chính quyền và nhân dân. Đó là cái “bất biến” trong cái “vạn biến”. Cho đến Đại
hội Đảng lần thứ II (tháng 2-1951), khi cuộc kháng chiến của nhân dân ta ngày càng lớn
mạnh, tình hình quốc tế có nhiều thuận lợi, Đảng và Bác Hồ chủ trương đưa Đảng ra
hoạt động công khai với tên mới Đảng Lao Động Việt Nam. Như vậy, dù hoạt động bí
mật hay cơng khai, dù mang tên Đảng Cộng sản, Đảng Lao động hay Đảng nhân dân
cách mạng, dù "vạn biến" như thế nào, nhưng bản chất "bất biến" là Đảng ta vẫn là
Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam trực tiếp lãnh đạo cách mạng nước ta, lấy chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng làm kim chỉ nam cho
mọi hoạt động.
Trong quá tình kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, Người
luôn khẳng định chân lý: khơng có gì q hơn độc lập tự do - chân lý đó ngàn đời “bất
biến”. Đó là thời điểm giữa những năm 60, giặc Mỹ leo thang gây chiến tranh phá hoại
ra miền bắc để ngăn chặn chi viện cho cách mạng giải phóng miền Nam. Nhận thức
được âm mưu của chúng, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng, miền Nam là
máu thịt làm nên “cơ thể” Việt Nam. Sơng có thể cạn, núi có thể mịn nhưng chân lý ấy
khơng bao giờ thay đổi. Với lập trường và quyết tâm đó, dù Người đã đi xa nhưng tư
tưởng “dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Người là một trong những phương châm trong tư
tưởng và hành động của các thế hệ cách mạng kế tiếp.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy được sức mạnh nội lực và được sự giúp đỡ
của nhân dân u chuộng hịa bình trên thế giới; chúng ta đã đánh thắng thù trong, giặc
ngồi dành chính quyền về tay nhân dân. Kiên định theo mục tiêu đã chọn, dù tình thế
15
có sự thay đổi; nhưng với tư tưởng “ứng vạn biến”, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân vượt
qua được những thăng trầm đưa đất nước vững bước theo con đường mà Bác Hồ, Đảng
ta và nhân dân ta đã chọn. Nhất là trước sự sụp đổ của mơ hình chủ nghĩa xã hội ở Liên
Xô và Đông Âu, Đảng ta đã đưa ra “cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội”, được thông qua tại Đại hội VII năm 1991 đã tiếp tục khẳng định
những nguyên tắc đã định trên con đường đổi mới, xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội. Đây là một đảm bảo rất quan trọng vừa kiên định được mục
tiêu đã chọn (cái bất biến) vừa phù hợp với tình hình của đất nước ta và bối cảnh quốc
tế, phấn đấu xây dựng một Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh”.
Trong thời kỳ chủ động hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay ở nước ta, vận dụng
“bất biến” tức là khơng vì quyền lợi hay lợi ích nhất thời, cục bộ của tổ chức, cá nhân
nào đó mà bất chấp nguyên tắc, làm tổn hại đến lợi ích của quốc gia, dân tộc, của tập
thể. Phải tuyệt đối đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc, vì sự phát triển của chủ nghĩa xã hội
lên trên hết. Thực hiện phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế cũng phải
luôn “ứng vạn biến”, biết phân tích, dự đốn và mau lẹ chớp lấy thời cơ, nắm chắc và
tận dụng có hiệu quả thời cơ để mang lại lợi ích to lớn cho quốc gia, cộng đồng, góp
phần đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đó là thước đo bản
lĩnh cách mạng, sự mẫn cảm và nguyên tắc lãnh đạo của Đảng ta trong thời kỳ chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay ở nước ta.
Như vậy, có thể nói cách mạng Việt Nam thắng lợi phần lớn là nhờ có phương
pháp cách mạng đúng đắn, trong đó có sự vận dụng linh hoạt mối quan hệ biện chứng
giữa cái "bất biến" và cái “vạn biến" trong tư tưởng triết học Hồ Chí Minh./.
16
C. KẾT LUẬN
Qua phân tích tìm hiểu nội dung về “Mối quan hệ biện chứng giữa cái "bất
biến" và cái “vạn biến" trong tư tưởng triết học Hồ Chí Minh”, chúng ta không chỉ thấy
được những giá trị nhiều mặt của nó: một triết lý hành động, một phương pháp biện
chứng và là một triết lý nhân sinh sâu sắc; mà còn thấy được một con người vượt lên
nhiều người đương thời để trở thành người kế tục hiếm hoi những nhà sáng lập chủ
nghĩa duy vật biện chứng trong thời đại mới, trước một phương Đông đầy những mâu
thuẫn, đầy biến cố phức tạp. Một con người mà bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi chỉ theo
đuổi một mục đích làm cho ích quốc lợi nhà. Đặc biệt qua thực tiễn cách mạng Việt
Nam, chúng ta thấy tư tưởng “dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Hồ Chí Minh đã, đang và
sẽ mãi trở thành hành trang trong nhận thức và hành động của các thế hệ hôm nay và
mai sau.
Mối quan hệ biện chứng giữa cái "bất biến" và cái “vạn biến" trong tư tưởng triết
học Hồ Chí Minh là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính nguyên tắc, tính kiên định, tính
vững chắc của mục tiêu chiến lược với tính linh hoạt, tính uyển chuyển của sách lược;
giữa đường lối cách mạng và phương pháp cách mạng; giữa kế thừa và đổi mới. Trong
cuộc sống cái gì cũng thay đổi nhưng những cái đã là chân lý thì khơng bao giờ thay
đổi. Người cách mạng phải đứng vững trên chân lý cách mạng để đối phó với những
tình huống phức tạp xảy ra. Đó là những chân lý như: Nước Việt Nam là một, dân tộc
Việt Nam là một. Độc lập thống nhất đất nước là không thay đổi, độc lập dân tộc gắn
liền Chủ nghĩa xã hội là chân lý của cách mạng Việt Nam, chủ nghĩa Mác - Lênin là nền
tảng tư tưởng là kim chỉ nam là mặt trời chân lý của cách mạng vơ sản.
Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh được thể hiện một phần quan trọng trong
phương pháp biện chứng Hồ Chí Minh. Về bản chất, đó là phương pháp biện chứng duy
vật macxít được vận dụng vào hồn cảnh Việt Nam, có sự kết hợp với tư duy biện
chứng phương Đông, và Việt Nam, nổi bật lên trong đó là sự kết hợp tính cương nghị về
ngun tắc với tính mềm dẻo, linh hoạt về sách lược, lấy cái đại đồng để khắc phục cái
tiểu dị, đi từ dân tộc đến giai cấp, nhằm mục tiêu đại đoàn kết dân tộc, phân hố và cơ
lập kẻ thù chính, giành thắng lợi cho độc lập dân tộc để từng bước đi lên Chủ nghĩa xã
hội.
Do đó, trong cơng cuộc xây dựng đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay,
đòi hỏi chúng ta phải vận dụng linh hoạt mối quan hệ biện chứng giữa cái "bất biến" và
cái “vạn biến" trong tư tưởng triết học Hồ Chí Minh vào cơng tác hàng ngày, đó là việc
nắm vững đường lối chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước và bối
cảnh quốc tế trên cơ sở đó sáng tạo ra các hình thức, biện pháp để hoàn thành tốt nhiệm
17
vụ. Thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”./.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009). Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Đảng cộng sản Việt Nam (2011). Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Nguyễn Hùng Hậu (2010). Đại cương lịch sử triết học Việt Nam, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Hồ Chí Minh tồn tập (2010). Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Hồ Chí Minh tồn tập (2010). Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Hội Đồng lý luận TW (2003). Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Các Website tham khảo: www.dangcongsan.vn ;
www.tapchicongsan.org.vn;...
18