Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu ĐỊA LÍ KINH TẾ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.22 KB, 4 trang )


III. ĐỊA LÍ KINH TẾ
Chủ đề 8
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
I. CÂU HỎI
Câu 1. Cơ cấu kinh tế là gì. Trình bày sự chuyển biến cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước
ta.
Câu 2. Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nước ta.
Câu 3. Tại sao có thể nói tốc độ tăng trưởng GDP có nghĩa hàng đầu trong các mục tiêu
phát triển kinh tế ở nước ta.
Câu 4. Trong những năm thực hiện đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh như
thế nào. Giải thích nguyên nhân
II. GIẢI ĐÁP
Câu 1. Khái niệm cơ cấu kinh tế. Sự chuyển biến cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta.
Khái niệm cơ cấu kinh tế
- Cơ cấu kinh tế gồm cơ cấu kinh tế theo ngành và cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ
- Cơ cấu kinh tế theo ngành là tỉ trọng đóng góp của từng ngành trong tổng thu nhập
quốc dân (GDP) hoặc tổng sản phẩm xã hội (GNP) của cả nước.
- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ là tỷ trọng của các ngành kinh tế trong từng vùng so
với tổng giá trị sản lượng nền kinh tế của cả nước.
Chuyển biến cơ cấu kinh tế theo ngành
a. Xu thế của thế giới
- Chuyển từ khu vực sản xuất vật chất sang khu vực dịch vụ (xu hướng này thường
diễn ra ở các nước có nền kinh tế phát triển cao do tác động của cuộc cách mạng
KHKT)
- Chuyển từ khu vực sản xuất nông nghiệp sang khu vực công nghiệp (xu hướng
này chủ yếu ở các nước đang phát triển gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước)
- Ở nước ta thực hiện cùng một lúc hai bước chuyển trên để rút ngắn quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa.
b. Chuyển biến cơ cấu kinh tế theo ngành



- Trước năm 1990 ta thực hiện ba chương trình kinh tế (trong đó có sản xuất lương
thực – thực phẩm) nên tỷ trọng của sản xuất nông nghiệp vẫn cao, năm 1990 tỷ
trọng đóng góp của CN giảm là do những xáo trộn trong quá trình sắp xếp lại cơ
cấu, sau năm 1990 tỷ trọng đóng góp của nông-lâm- ngư nghiệp đã giảm nhanh và
tăng dần tỷ trọng của công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ, đến
năm 1998 tỷ trọng đóng góp của dịch vụ cao nhất (đây là thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước)
1985 1990 1995 2002 2005
Nông – lâm – ngư nghiệp 40,2 38,7 27,2 23 21
Công nghiệp – xây dựng 27,3 22,7 28,2 38,5 41
Dịch vụ 32,5 38,6 44 38,5 38
- Sự chuyển biến ngay trong nội bộ từng ngành
+ Trong công nghiệp
Trong công nghiệp cùng chuyển dịch theo hướng hình thành các ngành công
nghiệp trọng điểm như công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản, công nghiệp
sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp cơ khí điện tử, công nghiệp dầu khí, điện,
hóa chất và sản xuất vật liệu xây dựng…
+ Trong nông nghiệp: cơ cấu các ngành sản xuất nông nghiệp cũng đa dạng hơn
gồm nhiều ngành sản xuất lương thực – thực phẩm, chăn nuôi gia súc gia cầm…,
ngành chăn nuôi ngày càng được coi trọng và đang dần trở thành ngành chính
trong nông nghiệp, ngành nông nghiệp phát triển theo xu thế công nghiệp hóa,
hiện đại hóa với các biện pháp thâm canh, xen canh, tăng vụ…
Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp thời kì 1990 -2005 (%)
Ngành 1990 1995 2000 2005
Trồng trọt 79,3 78,1 78,2 73,5
Chăn nuôi 17,9 18,9 19,3 24,7
Dịch vụ nông nghiệp 2,8 3,0 2,5 1,8
+ GTVT – TTLL: được đổi mới theo xu thế trang bị thêm nhiều trang bị kĩ thuật
hiện đại, mạng lưới GTVT đang được nâng cấp, xây dựng hệ thống cảng biển với

công suất lớn như cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn, cảng Đà Nẵng, cảng nước sâu
Cái Lân , Dung Quất, các sân bay được hiện đại hóa…
+ Các ngành khác: du lịch, dịch vụ, thương mại… được đổi mới theo xu thế ngày
càng phát triển năng động, cởi mở là để đáp ứng nhu cầu của kinh tế thị trường
(trong thương nghiệp có khoảng hơn 1 triệu lao động chuyên nghiệp và bán
chuyên nghiệp đang hoạt động theo cơ chế thị trường
Câu 2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ

Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ được đổi mới tương ứng theo sự chuyển dịch cơ cấu ngành.
a. Trong nông nghiệp
- Đó là sự hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp với hướng chuyên môn
hóa sâu, với tính hàng hóa cao, điển hình là hai vùng chuyên canh LT-TP lớn nhất
nước ta: ĐBSH, ĐBSCL ( trong đó ĐBSH là vùng lương thực năng suất cao,
ĐBSCL là vùng lương thực hàng hóa cao)
- Đã hình thành nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày
với quy mô lớn như vùng chuyên canh cây cà phê ở Tây Nguyên, vùng chuyên
canh cây cao su ở ĐNB, chè búp ở trung du miền núi phía Bắc…
- Đã hình thành nhiều vùng chăn nuôi bò sữa, bò thịt chất lượng cao như Ba Vì (Hà
Tây), Mộc Châu (Sơn La), Đức Trọng (Lâm Đồng)
- Đã hình thành dọc ven biển những vùng nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ lớn nhất
là ĐBSCL
Các vùng chuyên canh nông nghiệp ngàu càng được phát triển cả về quy mô và sự
chuyên môn hóa, ngày càng được gắn chặt với công nghiệp chế biến để trở thành
những liên hợp nông – công nghiệp.
b. Trong công nghiệp
- Đã hình thành nhiều trung tâm công nghiệp lớn, có cơ cấu ngành đa dạng lớn nhất
là hai trung tâm Hà Nội và TP HCM
- Đã hình thành nhiều cụm, nhiều khu công nghiệp có mối quan hệ khăng khít với
nhau điển hình là các cụm: Hải Phòng – Quảng Ninh, Việt Trì – Lâm Thao, Thành
Phố Hồ Chí Minh – Biên Hòa…

- Đã hình thành hai tam giác tăng trưởng công nghiệp đó là Hà Nội – Hải Phòng –
Quảng Ninh, Thành Phố Hồ Chí Minh – Biên Hòa – Vũng Tàu…
- Đã hình thành ba vùng kinh tế năng động là ĐNB, ĐBSH và ĐBSCL.
- Đã hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm ở 3 miền Bắc, Trung, Nam.
+ Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội – Hưng Yên – Hải Dương – Hải Phòng
– Quảng Ninh
+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam,
Quảng Ngãi.
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Tp Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai,
Bà Rịa – Vũng Tàu
- Đã hình thành nhiều khu chế xuất có công nghệ - kỹ thuật hiện đại, có khả năng
thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài, có khả năng sản xuất ra nhiều hàng xuất
khẩu như khu chế xuất Tân Thuận và Linh Trung ở Tp Hồ Chí Minh.

c. Các ngành kinh tế khác: (GTVT, TTLL, du lịch, dịch vụ…) đều được đổi mới theo
xu hướng vừa được trang bị kĩ thuật hiện đại, vừa phát triển một cách rất năng
động, vừa gắn chặt với sự phát triển của mỗi vùng
Sự chuyển dich cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ ở nước ta hiện nay vẫn
tiếp tục đổi mới để hình thành một cơ cấu kinh tế phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.
Câu 3. Có thể nói tốc độ tăng trưởng GDP có nghĩa hàng đầu trong các mục tiêu phát
triển kinh tế ở nước ta.
- Quy mô nền kinh tế nước ta còn nhỏ, vì vậy tăng trưởng GDP với tốc độ cao và
bền vững là con đường đúng đắn để chống tụt hậu xa hơn về kinh tế với các nước
trong khu vực và trên thế giới.
- Tăng trưởng GDP tạo tiền đề đẩy mạnh xuất khẩu, giải quyết việc làm, xóa đói
giảm nghèo… đưa thu nhập bình quân đầu người ngang tầm khu vực và thế giới.
- Tăng trưởng GDP nhanh sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao vị thế
nước ta trên trường quốc tế.
Câu 4. Trong những năm thực hiện đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh. Giải
thích nguyên nhân

a. Tình hình tăng trưởng kinh tế:
- Thời kì 1990 – 2005, tăng liên tục với tốc độ bình quân 7,2%/năm. Năm 2005,
tăng 8,4% đứng đầu ĐNA.
- Nông nghiệp phát triển mạnh, giải quyết vấn đề lương thực và trở thành nước xuất
khẩu hàng đầu thế giới. Chăn nuôi cũng phát triển với tốc độ nhanh.
- Công nghiệp tăng trưởng ổn định với tốc độ cao, 1991 – 2005 bình quân đạt
>14%/năm. Sức cạnh tranh của sản phẩm được tăng lên.
- Chất lượng nền kinh tế đã được cải thiện hơn trước.
b. Nguyên nhân:
- Đường lối đổi mới của Đảng thực sự đem lại hiệu quả trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài tăng.
- Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhiều loại có giá trị cao.
- Có nguồn lao động đông, giá rẻ, trình độ tay nghề không ngừng nâng lên, năng
suất lao động ngày càng được nâng cao.


×