Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

quản lý nhà nước và hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.26 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN 1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ
PHẦN 2. DỊCH VỤ XÃ HỘI
PHẦN 3. MÔI TRƯỜNG SỐNG
PHẦN 4. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ HÀNH CHÍNH
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nằm kề cận Hà Nội với chỉ số hấp dẫn đầu tư thời gian qua luôn đứng ở vị trí
top ten trong thứ mục xếp hạng cả nước, với những nhận xét, đánh giá cao của
các nhà đầu tư - Vĩnh Phúc, với những cơ chế, chính sách, đặc biệt sự đổi mới
thật sự trong cải cách các thủ tục hành chính, hiện được coi là địa chỉ tìm đến, tin
cậy của rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Ngay cả thời điểm hiện tại, nhất là từ đầu năm 2008 đến nay, tuy nằm trong
bối cảnh khó khăn chung của cả nước bởi chỉ số lạm phát tăng ngoài dự kiến và
nhiều yếu tố bất lợi cho phát triển kinh tế, nhưng với sự cố gắng mang tính bền
bỉ, sáng tạo đột phá của tỉnh… tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) Vĩnh Phúc
vẫn tiếp tục phát triển. Thậm chí, ngành công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao,
nông nghiệp được mùa, thu ngân sách tăng cao, các lĩnh vực giáo dục, dịch vụ, y
tế, văn hoá, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội vẫn ổn định và phát triển.
Việc phân tích các yếu tố phát triển của Vĩnh Phúc trong điều kiện hiện nay
vừa có ý nghĩa lý luận vừa mang tính thực tiễn cao, góp phần đánh giá tăng
trưởng của tỉnh từ đó có được những chính sách thúc đẩy chuyển biến tích cực,
vừa là tài liệu tham khảo cho các bên liên quan.
2. Mục đích-Phạm vi của báo cáo
Mục đích của báo cáo là đánh giá một cách hệ thống các yếu tố phát triển của
tỉnh Vĩnh Phúc, sử dụng công cụ ma trận SWOC, tạo cơ sở cho việc đề xuất các
giải pháp chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của tỉnh.
Báo cáo tập trung xem xét các yếu tố phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc trong


khoảng thời gian 10 năm trở lại đây (1998-2008) từ khi tái lập tỉnh Vĩnh Phúc,
ưu tiên xem xét nội dung phát triển kinh tế - nội dung có nhiều chuyển biến
mạnh mẽ của tỉnh.
3. Kết cấu của báo cáo
Báo cáo tập trung phân tích 4 nội dung phát triển cốt yếu của toàn tỉnh Vĩnh
Phúc, đó là:
- Phát triển kinh tế
- Dịch vụ xã hội
- Môi trường sống
2
- Quản lý Nhà nước và Hành chính
Phân tích dựa trên khung ma trận SWOC, báo cáo sẽ đánh giá từng nội dung
phát triển về:
- Điểm mạnh
- Điểm yếu
- Cơ hội
- Thách thức
Qua trình bày, tổng hợp ý kiến đánh giá của các nhóm và của giảng viên
hướng dẫn, nhóm nghiên cứu cũng tiến hành lập ma trận tổng hợp tóm tắt cuối
mỗi nội dung phân tích.
3
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2004, 2005, 2006)
2. Niên giám thống kê Việt Nam (2004-2006), Tổng cục thống kê
3. Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc và các Sở ngành liên quan
4. Một số vấn đề lý luận và phương pháp hoạch định chiến lược phát triển
kinh tế-xã hội, TS Lê Huy Đức(2005)
5. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc (2006-2007 và 6 tháng
đầu 2008)
4

PHẦN 1 - PHÁ T TRIỂN KINH TẾ
TỔNG QUAN
Mục tiêu chiến lược của tỉnh là phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp
trước năm 2015 và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào năm 2020.
Vĩnh Phúc vốn là một tỉnh thuần nông đang chuyển đổi cơ cấu.
Năm 1997 cơ cấu kinh tế là nông nghiệp 52%, dịch vụ 36%, công nghiệp
12%, thu ngân sách đạt gần 100 tỷ đồng
Năm 2004 có cơ cấu kinh tế là công nghiệp (49,7%); dịch vụ (26,2%); nông
nghiệp (24,1%);
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 8 năm (1997-2004) là 16,6%.
Với chiến lược đột phá, lấy công nghiệp làm nền tảng, phát triển công nghiệp
để đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn . Vĩnh Phúc hôm nay, kể từ
khi tái lập tỉnh đã 10 năm, từ một tỉnh thuần nông, với điểm xuất phát thấp, công
nghiệp chỉ chiếm 12,2%, đã trở thành một tỉnh có những bước phát triển ngoạn
mục Sau 10 năm tái lập, Vĩnh Phúc đã hình thành được một hệ thống các khu
công nghiệp được phân bố ở những vị trí thuận lợi phù hợp với quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tổng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm /2008 của Vĩnh Phúc ước đạt
208,599 triệu USD bằng 96,1% so với cùng ký năm ngoái. Riêng tháng 8/2008,
kim ngạch xuất khẩu ước đạt 29,213 triệu USD, giảm 2,9% do tách huyện Mê
Linh trong đó: kinh tế nhà nước ước đạt 0,250 triệu uSD; kinh tế tư nhân ước đạt
2,666 triệu USD; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 26,297 triệu USD
Nền kinh tế của Vĩnh Phúc duy trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, bình
quân trong 11 năm qua mỗi năm tăng trưởng 17,5%. Cơ cấu kinh tế có công
nghiệp- xây dựng đã lên 61,06%, dịch vụ 24,69%, nông nghiệp 14,25%. Thu
ngân sách tăng nhanh từ 114 tỷ đồng năm 1997 lên 5.642 tỷ đồng năm 2007; tám
tháng của năm 2008 đã lên 6.700 tỷ đồng, ước cả năm có thể thu trên 10.000 tỷ
đồng, đứng thứ nhì miền bắc, chỉ sau Thủ đô Hà Nội. Thu nhập bình quân đầu
người năm 2008 đạt 1.320 USD, cao hơn bình quân cả nước
5

I. ĐIỂM MẠNH
1. Hình thành một mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông, công nghiệp, đô
thị phát triển trải đều khắp
Về giao thông :
Thực hiện nghị quyết tỉnh Đảng bộ Vĩnh Phúc lần thứ 12, 13 về phát triển
giao thông vận tải và nhiệm vụ được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao hàng năm,
ngành giao thông vận tải Vĩnh Phúc sau 7 năm (1997 – 2003) đã thực hiện một
bước tiến mới trong quá trình xây dựng và phát triển ngành.
Tổng vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản hạ tầng giao thông đã đạt 327.766 triệu
đồng, trong đó vốn do địa phương làm đường tỉnh và đô thị chiếm 237.375 triệu
đồng (chiếm 72,4% tổng vốn đầu tư xây dựng giao thông trong 7 năm qua). Khối
lượng đã thực hiện bao gồm:
+ Xây dựng 128 km của 4 tuyến quốc lộ (2, 2B, 2C, và 23), trong đó tỉnh quản
lý 89 km của 3 tuyến quốc lộ 2B, 2C và 23.
+ 251 km của 16 tuyến đường tỉnh có 60,6% đường nhựa và bê tông xi măng.
+ 45,8 km đường đô thị là mặt đường nhựa và bê tông xi măng.
Xây dựng giao thông nông thôn:
Là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và
phục vụ dân sinh của tỉnh, bởi trước năm 1997, đường huyện và liên xã của tỉnh
với trên 3.600 km chủ yếu là đường đất. Nhờ phong trào xây dựng giao thông
nông thôn rộng khắp và vững chắc tỉnh đã làm được: 274 km đường huyện, đã
nhựa hóa 161 km (58,8%) 3412 km đường xã, thôn đã nhựa hóa hoặc bê tông
hóa 1035 km (30,3%).
Về công nghiệp :
Vĩnh Phúc đã hình thành được một hệ thống các khu công nghiệp được phân
bố ở những vị trí thuận lợi phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh.
Hiện tại Vĩnh Phúc đã đang xây dựng được 11 khu, cụm công nghiệp với diện
tích trên 2500 ha, cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp đang được đầu tư đồng bộ.
Từ nay đến năm 2010, Vĩnh Phúc sẽ mở thêm một số cụm và khu công nghiệp

lên 5000 ha. Về thu hút đầu tư đến nay Vĩnh Phúc có trên 400 dự án có vốn
trong và ngoài nước, với tổng vốn đăng ký gần 2 tỷ USD, trong đó có trên 70 dự
án đầu tư nước ngoài đến từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đến cối năm 2004,
trên địa bàn tỉnh có gần 1300 doanh nghiệp thuộc các loại hình, trên 40000 đơn
vị kinh tế tập thể và cơ sở kinh doanh cá thể.
Mạng lưới đô thị :
6
Mạng lưới các điểm dân cư đô thị tỉnh Vĩnh Phúc đang trong quá trình phát
triển. Tỉnh có 2 thị xã (Vĩnh Yên và Phúc Yên), 7 thị trấn huyện lỵ
(1)
(Hương
Canh, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Mê Linh, Hợp Hòa, Hợp Châu, Lập Thạch).
Trong đó, thị xã Vĩnh Yên thuộc đô thị loại III, là trung tâm kinh tế - văn hóa,
chính trị của tỉnh.
Trong những năm gần đây, nhờ có vị trí địa lý giáp Thủ đô Hà Nội, có quỹ
đất rộng lại có các tuyến đường giao thông thuận lợi và sự hình thành các khu
cụm công nghiệp trên địa bàn các điểm dân cư đô thị đã được hình thành và
phát triển. Đất đô thị hiện nay có 9.634,2 ha, trong đó đất nội thị 6.730,0 ha,
chiếm 69.86%.
2. Môi trường đầu tư ngày càng hoàn thiện hấp dẫn các nhà đầu tư
Năm 2005, tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục xây dựng môi trường đầu tư hoàn thiện
hơn, hấp dẫn hơn. Tập trung phát triển hạ tầng giao thông vận tải, bưu chính -
viễn thông, hạ tầng khu công nghiệp và khu đô thị, hạ tầng nông thôn, nông
nghiệp. Nhà đầu tư đến Vĩnh Phúc đang và sẽ được hưởng những ưu đãi ngoài
những ưu đãi đầu tư theo quy định chung của chính phủ Việt Nam như được
miễn và giảm tiền thuê đất, hỗ trợ đền bù, giải toả mặt bằng, hỗ trợ đào tạo nghề
cho doanh nghiệp mà doanh nghiệp sử dụng, phù hợp với từng vùng đầu tư ở
Vĩnh Phúc.
Thời gian qua, việc hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận và thâm nhập thị trường
Mỹ đã bước đầu được tỉnh thực hiện. Được sự trợ giúp của tỉnh Câu lạc bộ

Doanh nghiệp Vĩnh Phúc mở các khoá tập huấn về hiệp định Thương mại Việt
Nam – Hoa Kỳ, giới thiệu môi trường pháp luật, môi trường đầu tư và văn hoá
kinh doanh Mỹ. Và thời gian tới, Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục đầy mạnh hoạt động này,
đồng thời nghiên cứu và ban hành chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đi
đầu trong việc xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Mỹ.
Vĩnh Phúc đã biết lựa chọn giải pháp đột phá về cải thiện môi trường đầu tư
và vận động đầu tư như: chính sách ưu đãi về giải phóng mặt bằng, tiền thuê đất,
xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp, nâng cấp mạng lưới
giao thông, điện năng, cấp thoát nước và các dịch vụ khác như viễn thông, khám
chữa bệnh, văn hoá, thể thao. Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho các doanh
nghiệp, có chế độ ưu đãi cho người có đất bị thu hồi như: giao đất cho làm dịch
vụ lâu dài, ưu tiên tuyển chọn lao động và hỗ trợ tiền học phí đào tạo nghề cho
lao động ở địa phương có đất bị thu hồi; trợ giúp địa phương xây dựng kết cấu hạ
tầng phục vụ kinh tế và dân sinh. Đặc biệt là Vĩnh Phúc đã biết tranh thủ thu hút
các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài vào tỉnh và từng bước biến ngoại lực thành
nội lực cho sự phát triển kinh tế.
7
3. Tnh cú h thng giỏo dc o to khỏ hon chnh c bit l giỏo dc
ph thụng. õy l c s nn tng tnh nhanh chúng y mnh cht lng
ngun lc
II. IM YU
1. Kinh t phỏt trin cha vng chc, kim ngch xut khu cũn thp th
hin kh nng cnh tranh ca hang hoỏ cũn yu.
Kinh t tng trng nhanh nhng quy mụ giỏ tr sn xut cũn nh bộ, t trng
dch v thp, sc mua hn ch
Trong 4 tháng đầu năm đã thu hút đợc 15 dự án DDI với số vốn trên 713 tỷ
đồng, 12 dự án FDI với số vốn đăng ký đạt gần 85 triệu USD. Song hiện nay, vẫn
còn một số dự án đăng ký nhng cha thực hiện đầu t, hoặc đầu t ít, đầu t chậm
2. u t trc tip cho khu vc nụng nghip cũn ớt
iu ny ó hn ch kh nng chuyn dch c cu kinh t cho nụng nghip v

tng thu nhp ca b phn nụng dõn.
Rung t giao cho nụng dõn cũn manh mỳn, phõn tỏn vỡ cha thc hin c
dn ghộp rung t, cho nờn rt khú khn cho qỳa trỡnh y mnh sn xut nụng
nghip theo hng sn xut hng hoỏ ln.
3. Cht lng ngun lao ng thp
L mt tnh cụng nghip nhng ngun lao ng qua o to ch chim 25%
(2004), dõn s nụng thụn chim 86%, t l lao ng nụng nghip chim 80%
tng lc lng lao ng, ỏp lc v gii quyt vic lm cũn ln .
T chc b mỏy nh nc mi hỡnh thnh nờn i ng qun lý mng thiu i
ng cỏn b khoa hc v doanh nhõn gii, nng lc lónh o, ch o, qun lý
iu hnh ca mt s cp y, chớnh quyn cũn hn ch, cha ỏp ng yờu cu.
III. C HI
1. Vnh Phỳc nm v trớ thun li cú nhiu u mi giao thụng quan
trng (ng b, ng khụng ng thu )
8
Vĩnh Phúc cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 50 km, là nơi gần sân
bay quốc tế Nội Bài và là đầu mối giao thông lớn của cả nước. Điều này tạo cho
Vĩnh phúc có lợi thế lớn về thị trường tiêu thụ sản phẩm, có ưu thế tiếp nhận đầu
tư từ Hà Nội và giao thương với các vùng trong cả nước từ đó có thể tiếp thu
khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản trị tiên tiến… Vĩnh Phúc nằm trên tuyến
hành lang kinh tế hai quốc gia Việt Nam – Trung Quốc: Côn Minh – Lào Cai –
Hà Nội - Hải Phòng do đó có khả năng tham gia mạnh mẽ vào sự phát triển kinh
tế (nhất là thương mại, du lịch, đầu tư) của tuyến hành lang này
Gần cảng hàng không quốc tế Nội Bài, điều này đặc biệt quan trọng trong phát
triển công nghiệp, du lịch của Vĩnh Phúc. Đối với các lĩnh vực công nghiệp như
hàng may mặc mang tính thời trang, hàng xuất khẩu… thì việc xuất khẩu theo
đường hàng không sẽ vô cùng thuận lợi, nếu từ các địa phương ở xa như Hưng
Yên (có thế mạnh về xuất khẩu hàng may mặc) hay Bắc Ninh (hiện đang như
một tỉnh phát triển công nghiệp như Vĩnh Phúc) thì thời gian vận chuyển đến sân
bay sẽ chậm hơn so với Vĩnh Phúc 1, 2 ngày. Đối với lĩnh vực du lịch, dịch vụ

cũng vậy, khi mà khách du lịch có thể dừng chân ngay tại Vĩnh Phúc một khi
Vĩnh Phúc có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng. Điều này đã tạo cho Vĩnh Phúc
một lợi thế chắc chắn cạnh tranh so với các tỉnh khác.
Khoảng cách từ Vĩnh Phúc tới cảng biển quan trọng nhất tại Vùng Kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ là cảng Hải Phòng và cảng nước sâu Cái Lân rất nhanh và
thuận tiện. Tuy lợi thế này so với Bắc Ninh hay Hưng Yên thì Vĩnh Phúc không
bằng nhưng điều đó không phải là yếu tố quyết định. Dưới góc độ lợi thế so
sánh, điều này sẽ hỗ trợ các lĩnh vực khác của Vĩnh Phúc phát triển không kém
các tỉnh trên.
2. Địa hình bao gồm cả đồi núi, trung du và đồng bằng là điều kiện thuận
lợ cho tỉnh phát triển các loại hình sản xuất đa dạng, phong phú. Trong đó
quỹ đất đai lớn phù hợp cho việc phát triển các khu công nghiệp tập trung,
thu hút đầu tư
Đất dành cho phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ không phải tranh chấp
với đất nông nghiệp do Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi
trung du với vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng. Vùng miền núi với sự đa
dạng và phong phú về điều kiện tự nhiên sẽ thu hút các hoạt động lâm nghiệp.
Vùng trung du với quỹ đất không thật màu mỡ cho sản xuất nông nghiệp là điều
kiện thuận lợi cho việc bố trí các khu công nghiệp tập trung. ở khu vực này
không có nhiều dân cư sinh sống, nên thuận tiện cho việc giải phóng mặt bằng,
dân cư thưa sẽ có ít áp lực đối với việc giải quyết việc làm ở nông thôn khi nhà
9
nước thu hồi đất. Với việc giải quyết được bài toán đất đai một cách nhanh
chóng và thuận tiện, Vĩnh Phúc đã có một sức hút rất lớn trong việc thu hút đầu
tư. Bắc Ninh cũng có thể là một sự so sánh tương đương, trong khi đó Hà Tây
hay Hưng Yên không có được điều này.
3. Thiên nhiên ưu đãi Vĩnh phúc nhiều cảnh quan và thiên nhiên kỳ thú
phù hợp cho phát triển du lịch
Thiên nhiên ưu đãi cho Vĩnh Phúc nhiều cảnh quan và danh thắng kỳ thú như
danh thắng Tây Thiên, khu nghỉ mát Tam Đảo, đền thờ Hai Bà Trưng, tháp Bình

Sơn, … là nơi để phát triển các loại hình du lịch như tham quan, nghỉ mát,…
Ngoài ra còn có trên 500 di tích lịch sử, văn hoá với 170 di tích được xếp hạng,
trong đó 67 di tích được xếp hạng cấp quốc gia.
Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc còn có khu nghỉ mát Tam Đảo với độ cao trên 900 m
so với mực nước biển, bao bọc bởi rừng nguyên sinh có nhiều động thực vật quý
hiếm; những hồ, đầm lớn như Đầm Và, Đại Lải, Đầm Vạc – nơi nào cũng có 500
– 600 ha mặt nước, có rừng, có ruộng bao quanh. Đây là những địa điểm nghỉ
cuối tuần lý tưởng. Ngoài ra, còn có những di tích lịch sử, văn hoá như chùa Tây
Thiên, tháp Bình Sơn, đền thờ Hai Bà Trưng và hàng trăm di tích được Nhà nước
xếp hạng; những làng nghề nổi tiếng như làng gốm Hương Canh, làng rèn Lý
Nhân, làng mộc Bích Chu, làng thương mại Thổ Tang,… thực sự có sức hấp dẫn
du khách, và đây cũng chính là một trong những lợi thế của Vĩnh Phúc.
Vĩnh Phúc còn có nhiều hố nước ở những địa thế đẹp, là điểm du lịch nghỉ
dưỡng hấp dẫn hơn nhiều so với các hồ khác ở Bắc Bộ. Điều kiện môi trường và
sinh thái của Vĩnh Phúc cơ bản còn tốt, vẫn giữ được yếu tố mà thiên nhiên ưu
đãi
Tháng 10/2003, Vĩnh Phúc được Chính phủ quyết định là tỉnh thuộc vùng
kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ, đặc biệt là khu vực trọng điểm về phát triển công
nghiệp cơ khí, ngành du lịch
3. Trong giai đoạn 2006-2010, sự phát triển kinh tế ở Vĩnh Phúc diễn ra
trong bối cảnh có nhiều thuận lợi :
Kinh tế thế giới và khu vực có khả năng phục hồi và phát triển với nhịp độ
cao hơn . Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Việc chủ động và tích
cực hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập tổ chức Thương mại thế giới là cơ hội cho
quá trình hội nhập sâu hơn và có hiệu quả hơn. Điều kiện khách quan đó giúp
cho Vĩnh Phúc có cơ hội mở rộng thị trường, thu hút các nguồn lực từ bên
ngoài , tạo ra thế và lực mới.
10
IV. THCH THC
Tuy nhiờn mt s khú khn, thỏch thc t ra l:

1. im xut phỏt v kinh t ca tnh thp, quy mụ kinh t nh v nng
lc cnh tranh cũn yu, kt cu h tng kinh t xó hi cũn lc hu, thi tit
din bin phc tp tỏc ng bt thng n sn xut nụng nghip s nh
hng n tc tng trng v phỏt trin kinh t ca tnh. Quỏ trỡnh phỏt trin
kinh t nhng nm va qua tuy t tc cao nhng vn cũn tim n yu t
cha n nh v bn vng.
2. Giá cả hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng tăng cao làm cho lạm phát tiếp tục
tăng đã ảnh hởng lớn đến sản xuất kinh doanh và đời sống của dân c trên địa bàn
tỉnh
3. Khi Vit Nam chớnh thc gia nhp WTO: cn phi xỏc nh l thi c thỡ
ln v thỏch thc l khụng nh. iu ú yờu cu ngi lónh o phi cú bn lnh
i mt vi khú khn, thỏch thc thng li. Vi hi nhp, mun thng li
phi nõng cao cht lng v sc cnh tranh ca nn kinh t. Ngoi ra, cn phi
cú bn lnh ngn chn mt trỏi ca ton cu húa, lm nh hng n vn húa,
chớnh tr, o c v truyn thng,thun phong m tc ca ngi Vit Nam.
11
MA TRẬN PHÂN TÍCH PHÁ T TRIỂN KINH TẾ
ĐIỂM MẠNH
1. Hình thành một mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông,
công nghiệp, đô thị phát triển trải đều khắp
2. Môi trường đầu tư ngày càng hoàn thiện hấp dẫn các
nhà đầu tư
3. Tỉnh có hệ thống giáo dục – đào tạo khá hoàn chỉnh
đặc biệt là giáo dục phổ thông. Đây là cơ sở nền tảng để
tỉnh nhanh chóng đẩy mạnh chất lượng nguồn lực
ĐIỂM YẾU
1. Kinh tế phát triển chưa vững chắc, kim ngạch xuất
khẩu còn thấp thể hiện khả năng cạnh tranh của hang
hoá còn yếu.
2. Đầu tư trực tiếp cho khu vực nông nghiệp còn ít

3. Chất lượng nguồn lao động thấp
CƠ HỘI
1. Vĩnh Phúc nằm ở vị trí thuận lợi có nhiều đầu mối
giao thông quan trọng (đường bộ, đường không đường
thuỷ )
2. Địa hình bao gồm cả đồi núi, trung du và đồng bằng
là điều kiện thuận lợ cho tỉnh phát triển các loại hình sản
xuất đa dạng , phong phú. Trong đó quỹ đất đai lớn phù
hợp cho việc phát triển các khu công nghiệp tập trung
,thu hút đầu tư
3. Thiên nhiên ưu đãi Vĩnh phúc nhiều cảnh quan và
thiên nhiên kỳ thú phù hợp cho phát triển du lịch
4. Trong giai đoạn 2006-2010, sự phát triển kinh tế ở
Vĩnh Phúc diễn ra trong bối cảnh có nhiều thuận lợi
THÁCH THỨC
1. Điểm xuất phát về kinh tế của tỉnh thấp, quy mô
kinh tế nhỏ và năng lực cạnh tranh còn yếu, kết cấu hạ
tầng kinh tế – xã hội còn lạc hậu, thời tiết diễn biến
phức tạp
2. Giá cả hànghoá dịch vụ tăng cao làm cho lạm phát
tiếp tục tăng.
3. Việt Nam gia nhập WTO sẽ có nhiều cơ hội và
thách thức đặt ra.
12
PHẦN 2 - DỊCH VỤ XÃ HỘI
I. TỔNG QUAN
Qua mười năm tái lập, với sự cố gắng và năng động của toàn đảng bộ và
nhân dân trong tỉnh, Vĩnh Phúc đã có xác định được hướng đi đúng đắn, phấn
đấu đạt được những thành tựu khá quan trọng và toàn diện trên mọi lĩnh vực,
tạo nhiều đổi thay lớn lao, đặt tiền đề cho việc thực hiện công nghiệp hoá,

hiện đại hoá.
Sau khi tái lập, Vĩnh Phúc là một tỉnh nghèo, thuần nông, với quy mô nền
kinh tế nhỏ bé và manh mún. Kết cấu hạ tầng vừa thiếu vừa yếu. Đời sống các
tầng lớp cán bộ và nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.
Trước thực trạng đó, đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo chính quyền, các tổ chức đoàn
thể và đông đảo cán bộ, nhân dân trong tỉnh tập trung phát triển công nghiệp,
nhằm tạo sự tăng trưởng cao, giải quyết việc làm cho đa số lao động trong
tỉnh; thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, đồng thời
thúc đẩy cơ cấu lao động trên địa bàn, tăng thêm thu ngân sách, qua đó có
điều kiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư cho nông nghiệp, nông
thôn; giải quyết các vấn đề bức xúc về xã hội; đẩy mạnh phát triển và nâng
cao chất lượng các lĩnh vực dịch vụ. Đặc biệt quan tâm dến phát triển nông
nghiệp và kinh tế nông thôn, nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững;
đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, lấy đô thị hỗ trợ cho nông thôn có điều kiện ngày
càng phát triển hơn.
II. ĐIỂM MẠNH
1. Cơ sở hạ tầng dịch vụ xã hội rộng khắp với nhiều loại hình đa dạng
Lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông tiếp tục phát triển theo hướng thị trường,
đa dịch vụ. Các nhà cung cấp mới : Viettel, VP Telecom, S-Telecom đẩy
mạnh xây dựng hạ tầng thông tin. S-Telecom chính thức phát sóng thông tin
di động công nghệ CDMA; Viettel mở rộng vùng phủ sóng, lắp thêm trạm thu
phát sóng di động, tăng nhanh doanh thu và thuê bao, chiếm đa số thuê bao
điện thoại di động phát triển mới.
Lĩnh vực Công nghệ thông tin đã có những chuyển biến tích cực; nhận thức
của các cấp lãnh đạo, cán bộ, công chức và nhân dân đã xác định đúng vị thế
của công nghệ thông tin trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) được mở rộng và bước đầu đã được đầu
tư đồng bộ; ứng dụng CNTT trong chỉ đạo, điều hành và nghiệp vụ đã có xu
hướng rất tích cực, từng bước thay đổi phong cách làm việc của cán bộ, công
chức trong xử lý công việc theo hướng văn minh, hiện đại; công tác đào tạo,

bồi dưỡng kiến thức về CNTT đã và đang được thực hiện nhằm trang bị cho
cán bộ, công chức và nhân dân những kiến thức cơ bản để ứng dụng CNTT
vào sản xuất và đời sống
13
Về y tế, để củng cố và hoàn thiện mạng lới y tế cơ sở, ngành Y tế tỉnh đã
tập trung đầu t xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đào tạo cán bộ
cho các đơn vị y tế cơ sở, xóa xã trắng về y tế, nhà trạm, từng bớc củng cố và
nâng cao chất lợng CSSK cho nhân dân. Đến nay, toàn tỉnh đã có 62/152 xã
đạt chuẩn quốc gia về y tế. Năm 2005, có 29 xã đạt chuẩn quốc gia như: Xuân
Lôi, Tân Lập (Lập Thạch); Nam Viêm (Phúc Yên); Đại Thịnh (Mê Linh); thị
trấn Hương Canh (Bình Xuyên)…
Về giáo dục, tỉnh đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, đạt chuẩn quốc
gia, khu vực về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Bên cạnh đó, công tác
đào tạo và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên luôn được ngành
chú trọng. Đến nay, đã có 50% giáo viên ở các Trung tâm giáo dục thường
xuyên và giáo dục chuyên nghiệp có trình độ thạc sỹ, giáo viên Trung học phổ
thông đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn là 95,2%, Tiểu học là 98% (trong đó
25,5% trên chuẩn), Mầm non là 74% (trong đó trên chuẩn là 14%). Số giáo
viên là thạc sỹ, tiến sĩ đã tốt nghiệp hoặc đang học tăng 7,4 lần so với năm
2001. Để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học Ngành đã tăng cường đầu
tư sửa sang, xây dựng cơ sở vật chất, trang bị thiết bị trường học, theo hướng
chuẩn hoá, hiện đại hoá. Số phòng học kiên cố đến nay đạt 70%, tăng 1,5; đã
có 82% trường PTTH có phòng thí nghiệm. Trang bị 1.000 máy vi tính phục
vụ Chương trình tin học hoá và ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống
trường học.
2. Bộ máy quản lý cùng các cơ chế giám sát cơ bản đã được thiết lập
Sở Bưu chính-Viễn thông đã chủ động phối hợp với Viện Chiến lược Bưu
chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin, cùng các sở, ban, ngành, huyện,
thị xã, các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tổ chức khảo sát, đánh giá thực
trạng BCVT&CNTT trên địa bàn tỉnh phục vụ công tác quản lý nhà nước,

đồng thời làm cơ sở cho việc lập các quy hoạch: Quy hoạch phát triển Bưu
chính, Viễn thông và Quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin giai đoạn
2005-2010 và định hướng đến năm 2020. Đã tổ chức các hội thảo nội bộ và
hội thảo mở rộng xin ý kiến tham gia của các ngành, các cấp, doanh nghiệp
BCVT&CNTT trên địa bàn. Hiện đang được hoàn chỉnh để báo cáo UBND
tỉnh và các cơ quan cấp trên theo quy trình.
Trong khi đó, Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục triển khai có hiệu quả các
chương trình mục tiêu y tế quốc gia; thực hiện tốt việc phân loại bệnh tật theo
ICD-10; tăng cường công tác phối hợp và liên kết với các bệnh viện tuyến
Trung ương; tích cực phòng chống độc từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện, đẩy
mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh; tăng
cường công tác thanh tra kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm về chuyên
môn cũng như thái độ phục vụ người bệnh; tăng cường công tác đào tạo cho
đội ngũ cán bộ. Công tác y tế dự phòng được triển khai tích cực và chủ động,
khống chế kịp thời dịch bệnh trên địa bàn, các mục tiêu chương trình y tế
14
quốc gia được triển khai sâu rộng và hiệu quả; chất lượng khám, chữa bệnh
tiếp tục được nâng lên, nhiều kỹ thuật mới được áp dụng và từng bước đáp
ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của nhân dân, tinh thần phục
vụ người bệnh được nâng lên.
III. ĐIỂM YẾU
1. Đầu tư cho các dịch vụ xã hội mới chỉ căn cứ nhu cầu trước mắt,
chưa có kế hoạch, chiến lược lâu dài
Về Bưu chính-Viễn thông, các doanh nghiệp BCVT&CNTT chưa quan tâm
đầu tư phát triển các dịch vụ tới vùng sâu, vùng xa trên địa bàn. Chất lượng
một số dịch vụ và thiết bị bưu chính viễn thông chưa đảm bảo; hạ tầng truyền
thông và chất lượng đường truyền còn thấp, không đáp ứng được nhu cầu rất
lớn của tổ chức, công dân trên địa bàn tỉnh.
Về Y tế, hệ thống khám chữa bệnh chậm đổi mới, toàn tỉnh chưa có một
bệnh viện đa khoa hay chuyên khoa nào đạt tiêu chuẩn của một bệnh viện

hiện đại, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nhân dân trong khám
chữa bệnh. Các cơ sở khám chữa bệnh còn mỏng và thiếu, mới chỉ có 11,6
giường bệnh trên một vạn dân (toàn quốc là 17/10.000 dân). Đội ngũ thầy
thuốc và cán bộ, công nhân viên toàn ngành còn thiếu và cơ cấu chưa hợp lý,
nhất là số có trình độ chuyên môn cao còn quá mỏng. Hiện nay toàn tỉnh mới
chỉ có 454 bác sỹ và dược sỹ đại học trở lên, trong đó Tiến sỹ 2 người, Thạc
sỹ 3, chuyên khoa II: 2 người.
Nền giáo dục của tỉnh cũng chưa thoát khỏi những điểm yếu chung của
toàn ngành cả nước như chất lượng giáo dục thấp (giáo trình, sách giáo khoa,
phương pháp giảng dậy, chấm điểm, thi cử lỗi thời; lạc hậu) do đó học
sinh/sinh viên tốt nghiệp không đủ kỹ năng thích ứng với một xã hội thay đổi
nhanh chóng về nhiều mặt; học sinh/sinh viên học nhồi nhét, kém sáng tạo,
thiếu trung thực, chỉ lo đậu lấy bằng là chính; sự nẩy nở các tổ chức giáo dục
tư, các bằng cấp, học vị, học hàm thiếu tiêu chuẩn…
2. Các dịch vụ xã hội phát triển chậm so với nhu cầu
Điều này có nguyên nhân chính từ việc đầu tư cho các dịch vụ xã hội chưa
có kế hoạch, chưa có tầm nhìn lâu dài.
Với ngành y tế, Vĩnh Phúc vẫn còn nhiều bất cập trong việc chăm sóc sức
khỏe, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn cao. Vấn đề vệ sinh môi
trường đang là những nguy cơ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe nhân dân.
Đa số các trạm y tế chưa năng động trong việc tham mưu cho ban chỉ đạo
chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) xã, phường để xây dựng kế hoạch
triển khai và vận động tranh thủ các cấp các ngành, tận dụng các nguồn lực ở
địa phương trong phát triển công tác y tế và thực hiện CQGVYTX. Một số
15
chuẩn quan trọng như về cơ sở vật chất, trang thiết bị nhân lực, vệ sinh môi
trường ở một số địa phương thực sự khó khăn khi triển khai
IV. CƠ HỘI
1. Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ là động lực thúc đẩy phát triển các
dịch vụ xã hội

Nền kinh tế của Vĩnh Phúc duy trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định đã tạo
cơ hội lớn cho việc thúc đẩy phát triển các dịch vụ xã hội, tăng thu ngân sách
từ đó tăng đầu tư phát triển nông thôn, người dân ngày càng được tiếp cận với
các dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa, viễn thông…
Bên cạnh đó, kinh tế toàn tỉnh tăng trưởng ấn tượng cũng gây sự chú ý của
các nhà đầu tư bên ngoài, kết hợp với các chính sách khuyến khích phù hợp
của địa phương, nguồn vốn thu hút cho các dịch vụ xã hội từ các dịch vụ công
cộng đến các dịch vụ cá nhân sẽ ngày càng tăng.
2. Dịch vụ xã hội toàn tỉnh có cơ hội phát triển trong điều kiện thuận
lợi chung của cả nước
Trên thế giới, tình hình chính trị-kinh tế-xã hội đang trong chiều hướng ổn
định. Bên cạnh đó, xu thế gia nhập ngày càng sâu rộng vào quan hệ quốc tế
của Việt Nam (tham gia các tổ chức quốc tế về kinh tế-chính trị- xã hội) trở
nên tất yếu cũng tạo ra những cơ hội cho việc thúc đẩy phát triển các dịch vụ
xã hội của tỉnh.
V. THÁCH THỨC
1. Nhu cầu ngày càng cao về các dịch vụ xã hội
Kinh tế tăng trưởng mạnh, đời sống vật chất của người dân được cải thiện,
tất yếu dẫn đến nhu cầu về các dịch vụ xã hội ngày càng cao. Trước tình hình
đó, ngành dịch vụ xã hội tỉnh đứng trước thách thức lớn, khi mà hiện nay sự
phát triển vẫn chưa theo kịp nhu cầu. Thực tế này đòi hỏi phải có những biện
pháp khắc phục điểm yếu cơ bản, đó là đầu tư cho dịch vụ xã hội mới chỉ
mang tính trước mắt, chưa có kế hoạch, tầm nhìn lâu dài.
16
MA TRẬN PHÂN TÍCH DỊCH VỤ XÃ HỘI
ĐIỂM MẠNH
1. Cơ sở hạ tầng dịch vụ xã hội rộng khắp với nhiều
loại hình đa dạng
2. Bộ máy quản lý cùng các cơ chế giám sát cơ bản
đã được thiết lập

ĐIỂM YẾU
1. Đầu tư cho các dịch vụ xã hội mới chỉ căn cứ nhu cầu
trước mắt, chưa có kế hoạch, chiến lược lâu dài
2. Các dịch vụ xã hội phát triển chậm so với nhu cầu
CƠ HỘI
1. Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ là động lực thúc đẩy
phát triển các dịch vụ xã hội
2. Dịch vụ xã hội toàn tỉnh có cơ hội phát triển trong
điều kiện thuận lợi chung của cả nước
THÁCH THỨC
1. Nhu cầu ngày càng cao về các dịch vụ xã hội
17
PHẦN 4 - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ HÀNH CHÍNH
TỔNG QUAN
Sau khi tách ra khỏi tỉnh Vĩnh phú vào tháng 11/1996, cho đến nay tỉnh
Vĩnh phúc đã thực hiện nhiều cải cách về quản lý nhà nước và tài chính. Sau
hơn 10 năm, tinh Vĩnh Phúc đã đạt dược những kết quả bước đầu, tuy nhiên
bên cạnh đó còn co nhiều thách thức đối với tỉnh, việc phân tích SWOC về
quản lý nhà nước và tài chính sẽ cho thấy những điều đó.
I. ĐIỂM MẠNH
Tỉnh Vĩnh Phúc tích đã tích cực cải cách hành chính và cho đến nay đã
đạt được những thành kết quả bước đầu :
chức năng nhiêm vụ của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước
của tỉnh đã được điều chỉnh từng bước phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước
trong nền kinh tế thị trường
bộ máy hành chính của tỉnh đã được sắp xếp tinh gọn, hợp lý hơn, phương
thức hoạt động của các cấp lãnh đạo có nhiều đổi mới
cho đên nay tỉnh đã ban hành 221 văn bản ( trong đó có 65 Nghị quyết của
HĐND, 87 Quyết định và 59 Chỉ thị của UBND tỉnh) và 345 văn bản của
UBND cấp huyện. Do đã có những quy định cụ thể, trách nhiệm cũng như

nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ đã được nâng cao nên phần lớn các văn bản ban
hành đã đảm bảo đúng về thẩm quyền, nội dung phù hợp với quy định của cấp
trên và tình hình thực tế ở từng địa phương, đơn vị
Tính đến thời điểm này, 23/24 Sở, ngành của tỉnh Vĩnh Phúc (trừ Sở Du
lịch mới thành lập) đã thực hiện cơ chế “một cửa” ở 56 lĩnh vực; 9/9 huyện,
thị xã trong tỉnh đã thực hiện ở 6 lĩnh vực; 152/152 xã, phường, thị trấn thực
hiện ở 4 lĩnh vực.
Tỉnh cũng tập trung thực hiện cơ chế “một cửa” hướng vào các lĩnh vực
trọng tâm như: thu hút đầu tư, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho
thuê đất, cấp phép xây dựng….
Nhờ việc ngày càng hoàn thiện bộ máy hành chính và có những cơ chế
chính sách phù hợp nên đã tạo điều kiện tạo dựng đựoc cuộc sồng ổn định
cho người dân trong tỉnh và thu hút đượcnhiều nhà đầu tư, tạo điều kiện phát
triênr kinh tế tỉnh nhà.
Có những chính sách thông thoáng, tích cực, tạo môi trường thuận lợi thu
hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước:
18
Do có những chính sách thu hút đầu tư thích hợp nên trong thời gian qua
đã có nhiều dự án đầu tư vào tỉnh với nguồn đầu tư lớn (Đến nay, có 14 quốc
gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Vĩnh Phúc, đứng đầu là Nhật Bản, với 12
dự án, tổng vốn đăng ký là 364,42 triệu USD. Những tập đoàn lớn của Nhật
Bản như Toyota và Honda đầu tư vào Tỉnh với các sản phẩm ô tô, xe máy có
uy tín, có kỹ thuật và sức cạnh tranh cao tiếp đến la Hàn Quốc ( co 20 dự án
với tổng số vốn đầu tư 96,94 triệu USD ) Đài Loan ( co 18 dự án với tổng số
vốn đầu tư 78,201 triêu USD ) Nga (có 8 dự án với tổng vốn đầu tư 66,12
triệu USD), Trung Quốc (có 11 dự án với tổng vốn đầu tư 37,39 triệu USD.
Còn lại là các nước như: Malaysia, Mỹ, Bungary…, với số vốn dao động từ
1,5 đến 9 triệu USD )
Hiện tại Vĩnh Phúc đã đang xây dựng được 11 khu, cụm công nghiệp với
diện tích trên 2500 ha, cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp đang được đầu tư

đồng bộ. Từ nay đến năm 2010, Vĩnh Phúc sẽ mở thêm một số cụm và khu
công nghiệp lên 5000 ha. Về thu hút đầu tư đến nay Vĩnh Phúc có trên 400 dự
án có vốn trong và ngoài nước, với tổng vốn đăng ký gần 2 tỷ USD, trong đó
có trên 70 dự án đầu tư nước ngoài đến từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ
Ngoài ra tỉnh còn có nhiều chính sách tạo điều kiện cho sự phát triển của
tỉnh như chính sách đất đai, chính sách cơ sở hạ tầng, chính sách thu hút
nguồn nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực
II. ĐIỂM YẾU
1. Nhận thức của không ít cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành về cải
cách hành chính chưa đầy đủ, chưa thấy hết tầm quan trọng của cải cách
hành chính đối với việc thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển.
Đội ngũ cán bộ, công chức còn thiếu về số lượng, chất lượng có mặt còn
hạn chế, thiếu cán bộ công chức giỏi có kỹ năng và thạo việc. Năng lực quản
lý điều hành của một số cán bộ lãnh đạo chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.
Một số cán bộ, công chức chưa tận tuỵ với công việc, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ hạn chế trong thực thi công vụ. Năng lực và trình độ đội ngữ cán
bộ cơ sở nhìn chung còn hạn chế trên nhiều lĩnh vực. Đào tạo bồi dưỡng hiệu
quả chưa cao, còn có biểu hiện chưa bám sát tiêu chuẩn chức danh để từng
bước chuẩn hoá đội ngũ cán bộ công chức theo yêu cầu.
2. Các cấp, các ngành chưa quan tâm đúng mức đến công tác lãnh đạo,
chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước về cải cách hành chính tới cán bộ, công chức và nhân dân.
Thiếu sự kiểm tra đôn đốc và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban,
ngành đoàn thể trong việc thực hiện; công tác sơ kết rút kinh nghiệm không
kịp thời. Bên cạnh đó, tỉnh mới tái lập, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn,
điều kiện làm việc của cán bộ công chức trong cơ quan Nhà nước còn gặp
19
nhiều khó khăn. Tổ chức bộ máy bên trong các cơ quan nhà nước chưa tinh
gọn, chưa khoa học, còn chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Hiệu lực và
hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính các cấp chưa cao, kỷ luật, kỷ

cương hành chính còn lỏng lẻo, chức năng quản lý Nhà nước của các sở
chuyên ngành đối với doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị sự nghiệp trực thuộc
chưa rõ, có nơi can thiệp quá sâu vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp hoặc hoạt động của đơn vị sự nghiệp và ngược lại có nơi lại
buông lỏng công tác quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp và đơn vị sự
nghiệp trực thuộc. Tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước còn chậm.
III. CƠ HỘI
1. Xu thế hội nhập nền kinh tế khu vực và quốc tế đã tạo điều kiện
thuận lợi cho việc hoàn thiện hệ thống hành chính của tỉnh.
2. Hiện nay những chính sách thúc đẩy, khuyến khích từ TƯ cũng là
cơ hội để tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh cải cách hành chính.
IV. THÁCH THỨC
1. Xuất phát điểm của nền kinh tế khi bước vào hội nhập còn rất thấp
và năng lực quản lý của hệ thống hành chưa cao, nhất là cấp chính quyền
địa phương và cơ sở.
Cơ chế quản lý tập trung bao cấp còn ảnh hưởng lớn đến tâm lý và hành
động của nhiều cán bộ, công chức trong nền hành chính nên phân cấp quản lý
khó triệt để, dứt khoát như các nền hành chính khác.
2. Cải cách hành chính là nhiệm vụ có nhiều nội dung mới, phức tạp.
Đây là nhiệm vụ động chạm đến lợi ích cục bộ của nhiều cơ quan hành
chính, của một số cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước; do ảnh hưởng
của tư duy theo cơ chế cũ còn nặng nề, trong khi đó các cấp, các ngành chưa
quyết tâm cao trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Chế độ tiền
lương của cán bộ, công chức chưa được điều chỉnh phù hợp, nên chưa tạo
được động lực thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính. Bên cạnh đó còn
nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn chưa được làm sáng tỏ, chủ trương, chính
sách quy định của pháp luật thiếu đồng bộ.
3. Các cơ chế của nền kinh tế thị trường đang trong giai đoạn chuyển
đổi, hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, thiếu sân chơi và luật chơi cho
các hoạt động kinh tế trong nước và ngoài nước theo hướng hiện đại.

Khi tiến hành phân cấp quản lý hành chính phải giải quyết nhiều công việc
trong cùng một thời điểm nhưng điều kiện về quyền lực có hạn. Đang tồn tại
mâu thuẫn giữa nhu cầu bức xúc khi hội nhập để tranh thủ các thời cơ cho
20
phát triển với khoảng thời gian cần có đủ để tạo dựng một nền hành chính có
khả năng cạnh tranh trong hội nhập. Đòi hỏi đó khiến tỉnh phải gấp rút xây
dựng và triển khai chiến lược cải cách hành chính trong đó tiến hành phân cấp
mạnh hơn để tìm kiếm nhiều động lực nhằm kích thích sản xuất, tận dụng tối
đa các lợi thế của địa phương cho phát triển kinh tế - xã hội. Đây chính là sức
ép lớn với nền hành chính tỉnh nói chung và chính quyền cấp dưới nói riêng.
4. Môi trường pháp lý của tỉnh chưa ổn định, luật và các chính sách
thay đổi nên các cấp quản lý hành chính bị động lúng túng khi điều hành
quy trình phân cấp.
Những thay đổi dù theo hướng tích cực cũng làm giảm hiệu lực, hiệu quả
quản lý của chính quyền địa phương, nhất là đối tác nước ngoài luôn mong
muốn có môi trường pháp lý ổn định để hợp tác lâu dài với tỉnh.
21
MA TRẬN PHÂN TÍCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ HÀNH CHÍNH
ĐIỂM MẠNH
1. Tỉnh Vĩnh Phúc tích đã tích cực cải cách hành
chính
ĐIỂM YẾU
1. Nhận thức của cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành về
cải cách hành chính chưa đầy đủ, chưa thấy hết tầm quan
trọng của cải cách hành chính đối với việc thúc đẩy kinh
tế- xã hội phát triển.
2. Các cấp, các ngành chưa quan tâm đúng mức đến
công tác lãnh đạo, tuyên truyền, phổ biến chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính
tới cán bộ, công chức và nhân dân.

CƠ HỘI
1. Xu thế hội nhập nền kinh tế khu vực và quốc tế đã
tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thiện hệ thống
hành chính của tỉnh.
2. Hiện nay những chính sách thúc đẩy, khuyến khích
từ TƯ cũng là cơ hội để tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh cải
cách hành chính.
THÁCH THỨC
1. Xuất phát điểm của nền kinh tế khi bước vào hội
nhập còn rất thấp và năng lực quản lý của hệ thống hành
chưa cao, nhất là cấp chính quyền địa phương và cơ sở.
2. Cải cách hành chính là nhiệm vụ có nhiều nội dung
mới, phức tạp.
3. Các cơ chế của nền kinh tế thị trường đang trong giai
đoạn chuyển đổi, hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh.
4. Môi trường pháp lý của tỉnh chưa ổn định, luật và các
chính sách thay đổi nên các cấp quản lý hành chính bị
động lúng túng khi điều hành quy trình phân cấp.
22

×