Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

giải pháp mở rộng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương hoàn kiếm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (961.38 KB, 90 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với xu thế mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới, hoạt động
kinh tế đối ngoại nói chung, hoạt động ngoại thương nói riêng ngày càng có
vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt
trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Như một mắt xích không thể thiếu được trong hoạt
động kinh tế đối ngoại, hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng ngày
càng có vị trí và vai trò quan trọng, nó được coi là công cụ, là cầu nối trong
quan hệ kinh tế, và thương mại giữa các nước trên thế giới. Tuy nhiên thanh
toán quốc tế là hoạt động rất phức tạp, bởi các chủ thể tham gia có sự cách
biệt về địa giới cũng như chế độ chính trị, kinh tế xã hội. Do đó, các bên tham
gia luôn quan tâm đến việc tìm ra phương thức thanh toán có hiệu quả nhất,
tức là có ít rủi ro nhất đối với cả người mua lẫn người bán. Và phương thức
tín dụng chứng từ được các chủ thể chọn trong thanh toán quốc tế bởi nó hội
tụ được các yêu cầu từ cả hai phía người nhập khẩu và người xuất khẩu. Với
những ưu điểm vượt trội của mình, phương thức tín dụng chứng từ ngày càng
trở nên phổ biến trong hoạt động thanh toán quốc tế. Tuy nhiên đây là phương
thức thanh toán phức tạp, đa dạng nên để hiểu và sử dụng tốt phương thức này
là việc không đơn giản.
Qua quá trình thực tập về nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại chi nhánh
ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm, em đã được tìm hiểu và nắm bắt được
phần nào về nghiệp vụ này. Em nhận thấy rằng trong những năm qua, ngân
hàng Công Thương Hoàn Kiếm đã không ngừng đổi mới và nâng cao các
nghiệp vụ thanh toán của mình để phục vụ tốt cho khách hàng, đáp ứng nhu
cầu thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu của khách hàng. Cùng với chính sách
kinh tế đối ngoại ngày càng mở rộng, thông thoáng của Chính phủ, hoạt động
xuất nhập khẩu ngày càng phát triển. Do đó, hình thức thanh toán tín dụng
chứng từ ngày càng được phát triển và hoàn thiện hơn. Tuy nhiên việc mở
rộng hình thức thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ còn gặp phải
không ít khó khăn, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh
chung của cả ngân hàng. Do vậy em đã chọn dề tài: “Giải pháp mở rộng


1
thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng
Công Thương Hoàn Kiếm”.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về hoạt động thanh toán quốc tế theo
phương thức tín dụng chứng từ
Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức
tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm
Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo
phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm
Với nhận thức còn hạn chế và thực tế còn ít nên đề tài còn nhiều khiếm
khuyết. Vậy em kính mong được sự tham gia chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn
cũng như tập thể bộ môn, Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên chi
nhánh Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm góp ý kiến cho đề tài của em có
được những vấn đề xác thực nhất.
2
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1.1 Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ (Thư tín
dụng – Letter of Credit)
 Khái niệm thanh toán quốc tế (TTQT)
Trong xu thế hội nhập hiện nay, bất cứ một quốc gia nào muốn tồn tại
và phát triển đều phải tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới. Quan hệ
quốc tế giữa các nước bao gồm nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, ngoại
giao, văn hoá – xã hội, khoa học kỹ thuật, du lịch trong đó quan hệ kinh tế
(mà chủ yếu là ngoại thương) chiếm vị trí chủ đạo, là cơ sở cho các quan hệ
quốc tế khác tồn tại và phát triển. Quá trình tiến hành các hoạt động quốc tế
dẫn đến những nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác
nhau, từ đó hình thành và phát triển hoạt động TTQT, trong đó ngân hàng là

cầu nối trung gian giữa các bên.
Vậy, thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền
hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế
giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác; hay giữa
một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông quan hệ giữa các ngân hàng của các
nước liên quan.
Như vậy, TTQT phục vụ cho hai lĩnh vực hoạt động là kinh tế và phi
kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tế, giữa hai lĩnh vực hoạt động này thường giao
thoa với nhau, không có một ranh giới rõ rệt. Hơn nữa, do hoạt động TTQT
được hình thành trên cơ sở hoạt động ngoại thương và phục vụ chủ yếu cho
hoạt động ngoại thương, chính vì vậy, trong các qui chế về thanh toán và thực
tế tại các ngân hàng thương mại (NHTM), người ta thường phân hoạt động
TTQT thành hai lĩnh vực rõ ràng: thanh toán trong ngoại thương (thanh toán
mậu dịch) và thanh toán phi ngoại thương (thanh toán phi mậu dịch).
3
Về cơ bản, TTQT phát sinh trên cơ sở hoạt động thương mại quốc tế, là
khâu cuối cùng của quá trình mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các tổ
chức và cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau.
Trong thương mại quốc tế, không phải lúc nào các nhà XNK cũng có
thể thanh toán tiền hàng trực tiếp cho nhau, mà phải thông qua NHTM với
mạng lưới chi nhánh và hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp toàn cầu. Thay
mặt khách hàng thực hiện dịch vụ TTQT, các ngân hàng trở thành cầu nối
trung gian thanh toán giữa bên mua và bên bán. Ngày nay, hoạt động thương
mại quốc tế luôn cần đến sự tham gia, hỗ trợ về kỹ thuật nghiệp vụ và tài
chính của ngân hàng. Ngân hàng cung cấp các phương án lựa chọn phương
thức TTQT, tài trợ xuất nhập khẩu, đảm bảo quyền lợi của cả hai bên mua
bán, thông qua đó thúc đẩy ngoại thương phát triển và mở rộng các quan hệ
với các quốc gia trên thế giới.
Hiện nay, trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phẩn Công
Thương Việt Nam (NHTMCP CTVN), thanh toán quốc tế được hiểu là quá

trình thực hiện các nghiệp vụ như: chuyển tiền, thanh toán thẻ, nhờ thu, thanh
toán L/C và các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế khác bằng ngoại tệ trong nội bộ
hệ thống NHCT VN, giữa NHCT với các tổ chức tài chính khác ở trong và
ngoài nước thông qua mạng IBS (hệ thống nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của
NHCT VN), mạng SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial
Telecommunication – mạng tài chính viễn thông liên ngân hàng toàn cầu)
hoặc các hệ thống khác.
 Đặc điểm của thanh toán quốc tế
• Thanh toán quốc tế phục vụ chủ yếu cho hoạt động kinh tế đối
ngoại
TTQT phục vụ chủ yếu cho hoạt động kinh tế đối ngoại, trong đó phần
lớn phục vụ cho các giao dịch trong lĩnh vực ngoại thương. Thanh toán là
khâu quan trọng của một quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, cụ thể, khi
hoạt động thanh toán diễn ra đồng nghĩa với việc đảm bảo chắc chắn kết thúc
một phần hoặc toàn bộ giá trị của quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Nếu
công tác TTQT được tổ chức tốt thì giá trị của hàng hoá trao đổi, dịch vụ thực
4
hiện giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau mới được thực hiện, góp phần
thúc đẩy ngoại thương phát triển. TTQT trở thành một nhân tố quan trọng để
đánh giá hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại trong điều kiện quan hệ kin tế
quốc tế ngày càng được mở rộng.
• Các bên tham gia phải lựa chọn đồng tiền, địa điểm, phương tiện,
phương thức và thời gian thanh toán
Khi tiến hành hoạt động TTQT, cần phải xác định 5 vấn đề quan trọng,
đó là: đồng tiền, phương tiện, địa điểm, thời gian và phương thức thanh toán.
Lựa chọn đồng tiền nào là một vấn đề quan trọng, vì không phải bất kỳ đồng
tiền của nước nào cũng có khả năng thực hiện TTQT, mà đồng tiền đó phải là
đồng tiền mạnh, được các nước thừa nhận thực hiện trong hoạt động TTQT,
tiếp đến lựa chọn đồng tiền nào để phù hợp với nội dung cụ thể của hoạt động
TTQT nhằm mang lại hiệu quả (thanh toán nhanh, hạn chế rủi ro đến mức

thấp nhất, đáp ứng được lợi ích của các bên ). Do vậy, khi ký kết các hợp
đồng thương mại, tín dụng, hay các dịch vụ, các bên đàm phán thường thống
nhất về đồng tiền được dùng trong giao dịch là đồng tiền của nước nhập khẩu,
nước xuất khẩu hay nước thứ ba.
• Gặp nhiều rủi ro do chịu sự chi phối của nhiều yếu tố
Khác với thanh toán nội địa, TTQT thường gặp nhiều rủi ro do sự biến
động của tiền tệ, sự bất ổn chính trị của một quốc gia, do sự khác biệt về luật
pháp, cơ chế chính sách, do vị trí địa lý của các bên tham gia cách nhau làm
hạn chế việc tìm hiểu khả năng thanh toán của con nợ Do vậy nghiệp vụ bảo
lãnh của ngân hàng, hoạt động tín dụng của các tổ chức tiền tệ, tài chính quốc
tế ra đời như là một yếu tố không thể thiếu để hỗ trợ cho hoạt động TTQT.
Có thể khẳng định, TTQT là một mắt xích không thể thiếu trong hoạt
động thương mại liên hoàn của một nền kinh tế mở và gắn kết chặt chẽ với
các giao dịch thương mại quốc tế. TTQT là cầu nối giữa người sản xuất và
người tiêu dùng thông qua chi trả lẫn nhau, thông qua đó, toàn bộ hoặc một
phần giá trị của hàng hoá và dịch vụ trao đổi được thực hiện. TTQT đã góp
5
phần chủ yếu để tạo nên sự liên tục của quá trình tái sản xuất và đẩy nhanh
quá trình giao thương hàng hoá quốc tế.
 Vai trò của TTQT đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Ngày nay, cùng với sự phát triển của các nghiệp vụ kinh doanh và dịch
vụ trong nước, xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế đã tạo điều kiện cho các
nghiệp vụ ngân hàng quốc tế ra đời và phát triển, trong đó TTQT là mảng
hoạt động có vai trò quan trọng đối với mỗi ngân hàng trong bối cảnh cạnh
tranh quyết liệt giữa các ngân hàng.
Thứ nhất, TTQT là nghiệp vụ bổ sung, hỗ trợ cho các mặt hoạt động
khác của ngân hàng, chẳng hạn như khi phát triển hoạt động TTQT sẽ tăng
cường hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu, phát triển hoạt động kinh doanh
ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, tài trợ thương mại và các
hoạt động ngân hàng quốc tế khác.

Thứ hai, hoạt động TTQT giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa
dạng của khách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới TTQT. Trên cơ
sở đó tăng doanh thu, nâng cao uy tín cho ngân hàng và tạo dựng niềm tin cho
khách hàng. Điều đó không chỉ giúp ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động
mà còn là một ưu thế tạo nên sức cạnh tranh của ngân hàng trong cơ chế thị
trường. TTQT là một nghiệp vụ phức tạp, trong đó ngân hàng không chỉ là
trung gian tạo nên sự tin tưởng giữa người mua và người bán thông qua quan
hệ của mình với các ngân hàng khác mà các ngân hàng cần phải đẩy mạnh
công tác tư vấn, giúp khách hàng lựa chọn phương thức thanh toán hiệu quả
nhất. Quá trình thanh toán diễn ra thuận lợi, người bán nhận đủ tiền, người
mua nhận được hàng hoá đúng số lượng, chất lượng và thời gian sẽ chứng tỏ
được khả năng của ngân hàng trong hoạt động của mình.
Thứ ba, TTQT còn tạo điều kiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.
Các ngân hàng sẽ áp dụng công nghệ tiên tiến để hoạt động TTQT được thực
hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác, nhằm phân tán rủi ro, góp phần mở
rộng quy mô và mạng lưới ngân hàng.
Thứ tư, hoạt động TTQT làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng. Khi
thực hiện nghiệp vụ TTQT, ngân hàng có thể thu được nguồn vốn ngoại tệ
6
tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ TTQT với các ngân hàng
dưới hình thức các khoản ký quỹ chờ thanh toán.
Thứ sáu, hoạt động TTQT cũng làm tăng cường mối quan hệ đối ngoại
của ngân hàng, tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng, nâng cao uy
tín trên trường quốc tế, trên cơ sở đó khai thác nguồn tài trợ của các ngân
hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng
nhu cầu về vốn của ngân hàng.
1.1.1 Khái niệm chung về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Phương thức tín dụng chứng từ là một trong những hình thức thanh toán
quốc tế được sử dụng phổ biến trong thương mại quốc tế. Đó là một sự thoả
thuận, trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của

một khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định
cho người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối
phiếu do người này kí phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình
cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản và
điều kiện đề ra trong thư tín dụng.
Thư tín dụng (Letter of credit - L/C) là một chứng thư trong đó ngân
hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu họ xuất trình bộ chứng
từ phù hợp với nội dung L/C. Chính vì vậy, người ta còn gọi phương thức
thanh toán tín dụng chứng từ là thanh toán L/C.
Theo điều 2 UCP 600: “Tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận bất kỳ,
cho dù được mô tả hoặc gọi tên như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn
và không huỷ ngang của ngân hàng phát hành về việc thanh toán khi xuất
trình phù hợp”.
Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ gồm có:
+ Người mua (người xin mở L/C, người nhập khẩu): là người tiếp nhận
hàng hoá, dịch vụ. Tại Việt Nam, theo Nghị định số 63/1998/NĐ – CP ngày
17/8/1998 của Chính phủ về Quản lý ngoại hối, Luật thương mại 1997, Nghị
định số 57/1998 về vấn đề XNK trong thời kỳ mới, quy định người yêu cầu
mở L/C là các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt
Nam có giấy phép kinh doanh nhập khẩu hàng hoá phải phù hợp với chính
7
sách của Nhà nước và các quy định hiện hành của Nhà nước có liên quan đến
vay trả nợ nước ngoài. Theo quy chế mở thư tín dụng hàng trả chậm được ban
hành theo Quyết định số 207 ngày 1/7/1997 của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, đối tượng được ngân hàng mở L/C trả chậm là: người yêu
cầu mở L/C có thể uỷ quyền cho một người khác, người đó là ngân hàng
thương mại ở nước người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng đại lý của mình ở
nước ngoài phát hành L/C quá cảnh.
- Quyền lợi và nghĩa vụ của người mua: lập bộ hồ sơ yêu cầu mở L/C trên
cơ sở các điều khoản trong hợp đồng thương mại và gửi đến ngân hàng yêu

cầu mở L/C. Tiếp nhận bộ chứng từ hàng xuất khẩu và thanh toán tiền cho
ngân hàng, sử dụng bộ chứng từ hàng xuất khẩu để nhận hàng.
- Vai trò: Là một trong các bên làm phát sinh quan hệ mua bán và hoạt
động thanh toán.
+ Người bán (người hưởng lợi, người xuất khẩu): là người cung cấp hàng
hóa, dịch vụ.
- Quyền lợi và nghĩa vụ của người bán: gửi hàng theo như hợp đồng, lập
bộ chứng từ hàng xuất khẩu theo các điều kiện và điều khoản của L/C nhận
được, lập hối phiếu hoặc lệnh đòi tiền, gửi bộ chứng từ và hối phiếu hoặc lệnh
đòi tiền đó cho ngân hàng thông báo để chuyển đến ngân hàng phát hành L/C.
Được thanh toán tiền hàng khi ngân hàng mở L/C xác nhận là bộ chứng từ
hợp lệ.
- Vai trò: Là một trong các bên làm phát sinh quan hệ mua bán và hoạt
động thanh toán.
+ Ngân hàng mở L/C (Opening Bank): là ngân hàng được hai bên người
mua và người bán thỏa thuận lựa chọn và quy định trong hợp đồng thương
mại quốc tế, nếu không quy định trong hợp đồng thì người mua có quyền lựa
chọn.
- Quyền lợi và nghĩa vụ của ngân hàng này: căn cứ vào hồ sơ xin mở L/C
của người mua để lập L/C, sau đó thông báo và gửi bản gốc L/C cho người
bán, thông thường việc thông báo và gửi L/C cho người bán phải thông qua
một ngân hàng đại lý của ngân hàng mở L/C tại nước xuất khẩu, không loại
8
trừ trường hợp ngân hàng mở L/C thông báo và gửi trực tiếp L/C cho người
bán. Sửa đổi, bổ sung L/C theo yêu cầu bằng văn bản của người bán, người
mua nếu có sự đồng ý của cả hai bên. Kiểm tra bộ chứng từ hàng xuất khẩu
người bán gửi đến, nếu bộ chứng từ đó phù hợp với những điều kiện và điều
khoản của L/C thì tiến hành thanh toán tiền hàng cho người bán hoặc ký chấp
nhận hối phiếu do người bán lập ra, sau đó sẽ lập lệnh đòi tiền người mua,
nếu bộ chứng từ không phù hợp thì từ chối thanh toán, hoặc từ chối ký chấp

nhận hối phiếu và thông báo cho ngân hàng thông báo biết những điểm không
phù hợp đó. Ngân hàng được hưởng một khoản thủ tục phí mở L/C hoặc sửa
đổi L/C và thu phí dịch vụ thanh toán. Ngân hàng được miễn trách trong
trường hợp ngân hàng rơi vào hoàn cảnh bất khả kháng như chiến tranh, đình
công, nổi loạn… nếu L/C đến đúng lúc đó, ngân hàng không chịu trách nhiệm
thanh toán bộ chứng từ hàng xuất khẩu đó, trừ khi đã có những qui định dự
phòng.
- Vai trò: là trung gian thanh toán, đồng thời là người đảm bảo thanh
toán bộ chứng từ hàng xuất khẩu nếu nó phù hợp với các điều kiện và điều
khoản của L/C.
+ Ngân hàng thông báo (Advising Bank): thường là ngân hàng đại lý của
ngân hàng mở L/C tại nước xuất khẩu.
- Quyền lợi và nghĩa vụ của ngân hàng này: Khi nhận được điện thông
báo (hoặc thư) của ngân hàng mở L/C, tiến hành kiểm tra mẫu điện (hoặc mẫu
chữ ký được ủy quyền trên thư), nếu phù hợp thì chuyển điện thông báo (hoặc
thư) và bản gốc L/C cho người bán. Ngân hàng thông báo chỉ có nghĩa vụ
chuyển nguyên văn bức điện (hoặc thư) và L/C đến cho người bán mà không
có nghĩa vụ phải dịch ra tiếng địa phương, ngân hàng không chịu trách nhiệm
với bất kỳ sai sót nào trong việc dịch ra tiếng địa phương bức điện (hoặc thư)
và L/C này. Khi nhận được bộ chứng từ hàng xuất khẩu từ người bán và hối
phiếu (hoặc lệnh đòi tiền) do người bán lập ra thì chuyển ngay cho ngân hàng
mở L/C, ngân hàng không chịu trách nhiệm về những hậu quả phát sinh do
chậm trễ hoặc mất mát bộ chứng từ trên đường đến ngân hàng mở L/C, miễn
9
là chứng minh được mình đã gửi nguyên vẹn và đứng hạn bộ chứng từ đó qua
bưu điện. Ngân hàng thông báo được hưởng một khoản phí thông báo.
+ Ngân hàng trả tiền (Paying Bank): Là ngân hàng mở L/C và có thể là
một ngân hàng khác do ngân hàng mở L/C uỷ nhiệm.
Nếu địa điểm trả tiền quy định tại nước người xuất khẩu thì ngân hàng
trả tiền thường là ngân hàng thông báo. Trách nhiệm của ngân hàng trả tiền

giống như ngân hàng mở L/C khi nhận được bộ chứng từ của người xuất khẩu
gửi đến.
+ Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): Là ngân hàng đứng ra xác
nhận cho ngân hàng mở L/C theo yêu cầu của nó. Ngân hàng xác nhận thường
là một ngân hàng lớn, có uy tín trên thị trường tín dụng và tài chính quốc tế.
Ngân hàng mở L/C phải yêu cầu ngân hàng khác xác nhận cho mình sẽ làm
giảm uy tín của ngân hàng mình. Muốn xác nhận, ngân hàng mở L/C phải trả
thủ tục phí cao và đôi khi còn phải đặt trước, mức đặt tiền trước có thể đạt tới
100% trị giá của thư tín dụng.
Ngoài ra, tuỳ từng trường hợp, còn có thể có các ngân hàng khác tham
gia vào phương thức thanh toán L/C như ngân hàng chấp nhận (Accepting
bank), ngân hàng chiết khấu (Negotiating bank), ngân hàng hoàn tiền
(Reimbursing bank)
1.1.2 Nội dung cần kiểm tra thư tín dụng
 Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C
+ Số hiệu:
Mỗi thư tín dụng có số hiệu riêng của nó nhằm tạo thuận tiện trong việc
trao đổi thông tin giữa các bên có liên quan trong quá trình giao dịch thanh
toán. Số hiệu này cũng được dùng để ghi vào các chứng từ liên quan trong bộ
chứng từ thanh toán.
+ Địa điểm mở L/C: là nơi mà ngân hàng mở L/C viết cam kết trả tiền
cho người xuất khẩu. Địa điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc chọn
luật áp dụng khi xảy ra tranh chấp nếu có xung đột pháp luật về L/C đó.
+ Ngày mở L/C: là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng mở
L/C với người xuất khẩu, bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C, cuối cùng là
10
căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu thực hiện việc mở
L/C có đúng hạn như đã qui định trong hợp đồng không.
 Tên, địa chỉ của người có liên quan đến phương thức tín dụng
chứng từ

Những người có liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ được
chia làm hai loại: một là các thương nhân, hai là các ngân hàng.
Các thương nhân bao gồm những người nhập khẩu là người yêu cầu mở
L/C, người xuất khẩu là người hưởng lợi L/C.
Các ngân hàng tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ gồm có
ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo, ngân hàng xác nhận, ngân hàng trả
tiền
 Số tiền của thư tín dụng
Số tiền của L/C được ghi bằng số và chữ, thống nhất với nhau. Không
thể chấp nhận một thư tín dụng có số tiền bằng số và chữ mâu thuẫn nhau.
Tên của đơn vị tiền tệ phải rõ ràng, vì cùng một tên gọi là đồng Đôla
nhưng trên thế giới có nhiều loại đồng Đôla như: Đôla Mỹ, Đôla Úc
Theo bản "Qui tắc và cách thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ
1993" qui định thì những từ "khoảng chừng", "độ khoảng" hoặc những từ ngữ
tương tự được dùng để chỉ mức độ số tiền của thư tín dụng, nên hiểu là cho
phép xê dịch hơn kém không quá 10% tổng số tiền đó.
Ngoài ra, bản qui tắc còn qui định "trừ khi thư tín dụng qui định số
lượng hàng giao không được hơn kém, còn lại thì sẽ được phép có một khoản
dung sai trong phạm vi hơn kém 5%, miễn là tổng số tiền chi trả luôn luôn
không được vượt quá số tiền của thư tín dụng. Không được áp dụng dung sai
này khi thư tín dụng qui định số lượng tính bằng đơn vị bao, kiện đã được nói
rõ hoặc tính bằng đơn vị chiếc".
 Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng ghi trong
thư tín dụng
Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng là thời hạn mà ngân hàng mở L/C
cam kết trả tiền cho người xuất khẩu, nếu người xuất khẩu xuất trình bộ
chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với những qui định trong L/C. Thời
11
hạn hiệu lực của L/C bắt đầu tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hạn hiệu lực
L/C.

Cần phải chú ý, có nước qui định nếu thời hạn hiệu lực L/C dưới 3 tháng,
thì phí thông báo L/C chỉ phải chịu là 0,1%; còn trên 3 tháng đến 6 tháng thì
là 0,2%. Vì vậy cần phải xác định một thời hạn hiệu lực của L/C cho hợp lý,
có nghĩa nó vừa tránh đọng vốn cho người nhập khẩu, vừa không gây khó
khăn cho việc xuất trình chứng từ của người nhập khẩu. Việc xác định này
cần thoả mãn các nguyên tắc sau đây:
+ Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C và không
trùng với ngày hết hạn hiệu lực của L/C.
+ Ngày mở L/C phải trước ngày giao hàng thời gian hợp lí, không được
trùng với ngày giao hàng. Thời gian hợp lý này được tính tối thiểu bằng tổng
số của từng ngày cần có để thông báo mở L/C, số ngày lưu L/C ở ngân hàng
thông báo, số ngày chuẩn bị hàng để giao cho người nhập. Nếu hàng xuất là
mặt hàng phức tạp, phải điều động từ xa và phải tái chế biến lại trước khi
giao, nếu thời điểm giao hàng xuất là hàng sản phẩm công nghiệp thì không
cần thiết đòi hỏi số ngày chuẩn bị quá lớn.
+ Ngày hết hạn hiệu lực L/C phải sau ngày giao hàng thời gian hợp lý.
Thời gian này bao gồm số ngày chuyển chứng từ nơi giao hàng đến cơ quan
của người xuất khẩu, số ngày lập bộ chứng từ, số ngày vận chuyển chứng từ
đến ngân hàng mở L/C (hay ngân hàng trả tiền), số ngày lưu giữ chứng từ tại
ngân hàng thông báo…
Thời hạn trả tiền của L/C là thời hạn trả tiền ngay hoặc trả tiền sau. Điều
này hoàn toàn phụ thuộc vào quy định của hợp đồng. Nếu việc đòi tiền bằng
hối phiếu thì thời hạn trả tiền được quy định ở yêu cầu ký phát hối phiếu.
Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C nếu như trả
tiền ngay, hoặc có thể là nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C nếu như trả tiền
có kỳ hạn. Song điều quan trọng là những hối phiếu có kỳ hạn phải đựơc xuất
trình để chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của L/C.
12
Thời hạn giao hàng cũng được ghi trong L/C và do hợp đồng mua bán
quy định như đã phân tích ở trên, thời hạn giao hàng và thời hạn hiệu lực của

L/C có quan hệ chặt chẽ.
Những nội dung về hàng hoá như tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá
cả, qui cách phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu cũng được ghi trong thư tín
dụng.
1.1.3 Phân loại thư tín dụng
Căn cứ vào tính chất thông dụng của thư tín dụng, người ta phân ra:
 Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C)
Là loại thư tín dụng mà người yêu cầu mở có toàn quyền đề nghị ngân
hàng mở thư tín dụng sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ nó mà không phải báo
trước cho người hưởng lợi biết (việc đó phải diễn ra trước khi thư tín dụng
được thanh toán). Như vậy loại thư tín dụng có thể huỷ ngang thuộc loại cam
kết không bị ràng buộc trách nhiệm pháp lý. Đứng trên giác độ quyền lợi của
người bán, loại thư tín dụng này không đảm bảo quyền lợi cho họ, do đó ngày
nay trong thương mại quốc tế nó ít được sử dụng.
 Thư tín dụng không thể huỷ ngang ( Irrevocable L/C )
Đây là loại thư tín dụng mà sau khi nó đã được mở ra thì mọi việc liên
quan tới sửa đổi bổ sung hoặc huỷ bỏ, ngân hàng mở chỉ có thể được tiến
hành trên cơ sở sự thoả thuận của các bên có liên quan.
Như vậy, nếu không có sự nhất trí của người hưởng lợi về những nội
dung cần sửa đổi trong thư tín dụng thì ngân hàng mở không được phép thực
hiện theo yêu cầu đơn phương của người yêu cầu mở. Do đó, quyền lợi của
người bán được đảm bảo.
Thư tín dụng không thể huỷ ngang là loại được áp dụng rất phổ biến
trong thương mại quốc tế ngày nay.
Theo qui định trong bản “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng
chứng từ”: Nếu không có ghi chú đặc biệt gì khác về loại thư tín dụng muốn
mở thì ngân hàng được quyền hiểu đó là thư tín dụng không thể huỷ ngang.
 Thư tín dụng có xác nhận (Confirming L/C)
Đây là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang, được một ngân hàng
13

khác xác nhận trả tiền cho người thụ hưởng theo yêu cầu của ngân hàng mở
thư tín dụng đó.
Do có hai ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền cho người hưởng lợi cho
nên loại thư tín dụng này được coi là đảm bảo quyền lợi cho người bán. Tuy
nhiên, cũng cần lưu là để có sự xác nhận như vậy phải thanh toán một khoản
phí (phí xác nhận) nhất định đối với ngân hàng xác nhận. Trên thực tế, nhu
cầu xác nhận thư tín dụng này phụ thuộc nhiều yếu tố song chủ yếu tuỳ thuộc
vào mức độ tín nhiệm và tình hình tài chính của ngân hàng mở thư tín dụng.
Ngoài ra còn có một số loại L/C đặc biệt:
 Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red clause L/C)
Là loại thư tín dụng có một điều khoản đặc biệt, thể hiện ở chỗ: ngân
hàng phát hành sẽ chuyển tiền hoặc ủy quyền cho ngân hàng thông báo (hoặc
ngân hàng xác nhận, ngân hàng chiết khấu) để thực hiện ứng trước cho người
hưởng một số tiền nhất định trước khi giao hàng. Số tiền ứng trước được thực
hiện theo yêu cầu của người mở L/C. Rủi ro trong thanh toán L/C có điều
khoản đỏ là số tiền ứng trước có thể bị sử dụng sai mục đích, chứng từ do nhà
xuất khẩu xuất trình có thể không phù hợp hoặc người xuất khẩu không hoàn
thành được việc sản xuất hàng hóa mà cũng không hoàn lại được tiền ứng
trước cho ngân hàng… Hiện nay, Red Clause được sử dụng khá rộng rãi trong
thanh toán XNK, nhất là với hàng hóa nông sản, lâm sản có thời vụ như lúa,
gạo, cà phê, hạt điều…
 Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C)
Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang mà ngân hàng trả tiền được
phép trả một phần hay toàn bộ số tiền của thư tín dụng cho một hay nhiều
người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên.
Một thư tín dụng muốn được chuyển nhượng phải có lệnh đặc biệt của
ngân hàng mở và trên thư tín dụng phải ghi “có thể chuyển nhượng được”.
Lưu ý việc chuyển nhượng chỉ được thực hiện một lần cho thư tín dụng đó.
 Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C)
Là loại thư tín dụng không thể hủy ngang mà sau khi đã sử dụng xong

hoặc đã hết thời hạn hiệu lực lại tự động có giá trị như cũ và được tiếp tục sử
14
dụng một cách tuần hoàn trong một thời gian nhất định cho đến khi tổng giá
trị hợp đồng được thực hiện.
Thư tín dụng tuần hoàn cần được chỉ rõ ngày hết hạn hiệu lực cuối
cùng, số lần tuần hoàn và giá trị mỗi lần đó. Đồng thời, cũng phải qui định rõ
số dư của hạn ngạch L/C dùng chưa hết lần trước được hay không được cộng
vào hạn ngạch L/C sử dụng lần kế tiếp.
 Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C)
Khi người hưởng nhận được một L/C (L/C gốc) không phải L/C chuyển
nhượng song không thể tự mình cung cấp hàng hóa, khi đó họ có thể thỏa
thuận với ngân hàng của mình phát hành một L/C thứ hai (L/C giáp lưng) với
nội dung tương tự cho người cung cấp hàng hóa. Điều khác biệt cơ bản và
quan trọng nhất so với L/C chuyển nhượng là L/C gốc và L/C giáp lưng hoàn
toàn độc lập với nhau. Loại thư tín dụng này thường được sử dụng nhiều
trong phương thức giao dịch mua bán qua trung gian, chuyển khẩu. Việc vận
hành quá trình thanh toán theo loại thư tín dụng này nói chung khá phức tạp,
đặc biệt là những điều kiện về thời hạn, về bộ chứng từ…
 Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)
Là loại thư tín dụng chỉ có giá trị hiệu lực khi thư tín dụng của bên đối
tác cũng đã được mở ra.
Trong hai thư tín dụng có liên quan sẽ có một thư tín dụng được mở
trước, nó thường được ghi như sau: “Tín dụng này chỉ có giá trị khi người
hưởng lợi đã mở ra một thư tín dụng đối ứng cho người mở tín dụng này…”
Đồng thời, bên mở tín dụng đối ứng cũng sẽ ghi: “Tín dụng này đối ứng với
thư tín dụng số… mở ngày… tại ngân hàng… ” và thông báo kịp thời cho bên
đối tác biết.
 Thư tín dụng thanh toán dần (Deferred L/C )
Là loại thư tín dụng mà ngân hàng mở sẽ thanh toán dần dần giá trị thư
tín dụng cho người hưởng lợi theo tiến trình chuyển giao hàng hoá của họ với

bên mua. Loại thư tín dụng này thích ứng với các hợp đồng giao hàng nhiều
lần.
 Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C)
15
Là loại thư tín dụng được phát hành với mục tiêu nhằm trực tiếp bảo vệ
quyền lợi cho người mua.
Người mua yêu cầu người bán thông qua ngân hàng phục vụ mình mở
thư tín dụng dự phòng cho bên mua hưởng. Trong trường hợp người bán vi
phạm hợp đồng thương mại đã ký kết gây thiệt hại cho họ thì ngân hàng mở
thư tín dụng dự phòng sẽ thanh toán tiền đền bù những thiệt hại đó.
1.1.4 Quy trình nghiệp vụ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng
từ
 Quy trình thanh toán L/C theo UCP – 600
UCP 600 có hiệu lực từ ngày 1/7/2007. So với 49 điều khoản của UCP 500
thì 39 điều khoản của UCP 600 thể hiện những bổ sung và sửa đổi nhằm đáp
ứng sự phát triển không ngừng của thực tiễn.
Có ít nhất 4 thành viên tham gia vào quá trình thanh toán thư tín dụng:
Người mua, là nhà nhập khẩu, người đề nghị mở L/C
Người bán, là nhà xuất khẩu
Ngân hàng thanh toán – Ngân hàng mở L/C
Ngân hàng thụ hưởng – Ngân hàng thông báo
16

1. Người nhập khẩu yêu cầu Ngân hàng phát hành mở L/C.
2. Căn cứ vào đơn xin mở L/C, ngân hàng phát hành sẽ lập một L/C và
gửi cho ngân hàng đại lí của mình ở nước người xuất khẩu (Ngân hàng
thông báo) để yêu cầu ngân hàng này thông báo L/C cho người xuất
khẩu.
3. Ngân hàng thông báo tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của L/C và thông
báo cho người xuất khẩu.

4. Người xuất khẩu nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiến hành giao hàng,
nếu không thì đề nghị sửa đổi L/C.
5. Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo qui định của
thư tín dụng, ký phát hối phiếu và xuất trình hối phiếu cùng bộ chứng
từ cho ngân hàng mở L/C thông qua ngân hàng thông báo hoặc một
ngân hàng khác theo qui định của L/C để đòi tiền ngân hàng phát hành.
6. Ngân hàng thông báo có trách nhiệm đối chiếu hối phiếu và chứng từ
theo các điều khoản qui định trong L/C và gửi chúng tới cho ngân hàng
phát hành L/C.
7. Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì tiến
hành thanh toán hoặc kí chấp nhận thanh toán. Nếu không phù hợp thì
xin ý kiến của người nhập khẩu.
8. Ngân hàng thông báo hoàn trả tiền cho người xuất khẩu.
17
NH mở L/C NH thông báo L/C
Người nhập
khẩu
Người xuất khẩu
(7)
(4)
(3)
(4)
(1)
(5)
(9)
(2)
(6)
(10)
(8)
9. Ngân hàng mở L/C đòi tiền người nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ

cho người nhập khẩu. Người nhập khẩu nhận chứng từ để đi nhận hàng.
10.Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng
thì hoàn tiền lại cho ngân hàng mở thư tín dụng hoặc kí chấp nhận
thanh toán, nếu không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền.
 Quy trình thanh toán L/C theo tập quán của ngân hàng thương mại VN

1. Người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phát hành (NHPH) mở L/C.
2. NHPH sẽ lập một L/C, thông báo L/C cho người xuất khẩu thông qua
ngân hàng thông báo.
3. Ngân hàng thông báo tiến hành thông báo L/C cho người xuất khẩu.
4. Người xuất khẩu sẽ tiến hành giao hàng nếu chấp nhận thư tín dụng,
nếu không thì đề nghị sửa đổi L/C.
5. Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo qui định của
thư tín dụng, xuất trình chứng từ qua ngân hàng thông báo đòi tiền
NHPH L/C. Ngân hàng thông báo kiểm tra bộ chứng từ và chuyển cho
NHPH.
6. Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ và thông báo cho người
nhập khẩu.
7. Người mua kiểm tra lần nữa, nếu thấy phù hợp thì chấp nhận thanh
toán.
18
NH mở L/C NH thông báo L/C
Người nhập khẩu
Người xuất khẩu
(8)
(4)
(3)
(9)
(1)
(5)

(6)
(2)
(5) L/C
(7)
(8)
8. Ngân hàng phát hành chấp nhận thanh toán (hoặc trả tiền) cho người
xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo.
9. Người mua hoàn trả tiền cho ngân hàng phát hành, ngân hàng phát
hành giao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu để nhận hàng.
Tóm lại, về cơ bản quy trình nghiệp vụ thanh toán theo tập quán của Việt
Nam hay theo tập quán của các nước đều phù hợp với thông lệ quốc tế và tính
đặc thù của từng quốc gia. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ phát triển mạnh mẽ.
1.1.5 Sự khác biệt của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Sự khác biệt giữa thanh toán tín dụng chứng từ với các phương thức
thanh toán khác được thể hiện rõ nét ở những ưu, nhược điểm của phương
thức thanh toán này, ngoài những khác biệt rõ nét như phương thức thanh
toán tín dụng chứng từ đảm bảo công bằng cho người xuất khẩu và người
nhập khẩu hơn các phương thức khác, phạm vi áp dụng rộng hơn nhưng
ngược lại lại phức tạp và tốn kém cho người xuất khẩu và người nhập khẩu
hơn các phương thức thanh toán khác, phương thức thanh toán tín dụng chứng
từ bắt buộc có sự tham gia của bên thứ ba là ngân hàng. Cụ thể là:
 Đối với nhà nhập khẩu
+ Lợi ích: Chắc chắn nhà xuất khẩu phải đáp ứng qui định của L/C, người
mua sẽ chỉ phải thanh toán khi nhận được bộ chứng từ phù hợp với các điều
kiện và điều khoản của L/C để đi nhận hàng. Người mua được sự trợ giúp của
ngân hàng tỷ trọng trong việc đảm bảo các điều kiện của L/C được tuân thủ,
dễ dàng được ngân hàng tài trợ về vốn. Được các điều khoản của UCP 600
bảo vệ.
+ Bất lợi: Ngân hàng chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ nên buộc phải

thanh toán bất kể hàng hóa tốt hay xấu. Rủi ro thuộc về phía người mua khi
người bán cố ý lập các chứng từ hàng hóa giả tạo.
 Đối với nhà xuất khẩu
+ Lợi ích: Nhà xuất khẩu được đảm bảo thanh toán khi tuân thủ các điều
khoản và điều kiện của L/C và nhận được thanh toán nhanh nhất. Được ngân
hàng giúp đỡ, tư vấn, giảm thiểu được các rủi ro. Ngoài ra bên bán có thể sử
19
dụng L/C như là một phương thức tài trợ cho xuất khẩu như: chiết khấu bộ
chứng từ, vay vốn ngân hàng bằng thế chấp bộ chứng từ, bán bộ chứng từ cho
ngân hàng…
+ Bất lợi: Chi phí cao, đôi khi không đáp ứng được những qui định của
L/C nên việc thanh toán có thể bị trì hoãn, thậm chí bị từ chối thanh toán.
 Đối với ngân hàng
+ Lợi ích: Khi thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng cũng được thu nhập
khá lớn từ khoản thu phí dịch vụ, tạo điều kiện mở rộng tín dụng…
+ Bất lợi: Bị ràng buộc bởi trách nhiệm của mình đối với hai bên người
mua và người bán với tư cách là một thành viên tham gia vào phương thức
thanh toán.
1.2 Mở rộng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
1.2.1 Khái niệm mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế
Mở rộng hoạt động TTQT thực chất chính là mở rộng thị phần TTQT và
số lượng cũng như chất lượng sản phẩm dịch vụ TTQT mà ngân hàng cung
ứng.
Xét trên giác độ chung thì: Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản
phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh, bao gồm địa bàn hoạt động và số lượng
khách hàng.
Thị phần =
Doanh số bán hàng của doanh nghiệp
Tổng doanh số của thị trường
Hay

Thị phần =
Số SP bán ra của doanh nghiệp
Tổng SP tiêu thụ của thị trường
Thị phần nói rõ phần sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp so với tổng
sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Để giành giật mục tiêu thị phần trước đối
thủ, doanh nghiệp thường phải có chính sách giá phù hợp, thông qua mức
giảm giá cần thiết, nhất là khi bắt đầu thâm nhập thị trường mới.
Bên cạnh đó, ta còn có khái niệm về Thị phần tương đối (Relative
market share)
20
Thị phần tương đối =
Doanh số bán hàng của doanh nghiệp
Doanh số bán hàng của đối thủ
Hay
Thị phần tương đối =
Số SP bán ra của doanh nghiệp
Số SP bán ra của đối thủ cạnh tranh
Nếu thị phần tương đối nhỏ hơn 1 thì lợi thế cạnh tranh thuộc về đối
thủ.
Nếu thị phần tương đối lớn hơn 1 thì lợi thế cạnh tranh thuộc về doanh
nghiệp.
Nếu thị phần tương đối bằng 1 thì lợi thế cạnh tranh của các bên là như
nhau.
Với khái niệm trên, ta thấy rằng ngân hàng là một loại hình doanh
nghiệp đặc biệt kinh doanh các sản phẩm đặc biệt là tiền tệ và các dịch vụ về
tiền tệ. TTQT là một trong những loại hình dịch vụ của ngân hàng hay nói
cách khác đó chính là sản phẩm của ngân hàng.
1.2.2 Các tiêu chí phản ánh việc mở rộng TTQT theo phương thức tín
dụng chứng từ
Hoạt động TTQT của một NHTM nếu chia theo lĩnh vực hoạt động có

thể chia thành: thanh toán hàng xuất khẩu, thanh toán hàng nhập khẩu. Vì
vậy, khi xét đến thị phần TTQT của một ngân hàng, cần phân tích một số các
chỉ tiêu cơ bản sau:
 Thị phần hoạt động TTQT
Thị phần TTQT =
Doanh số TTQT của NHTM
Doanh số TTQT của hệ thống NH
Ngày nay, hầu hết các giao dịch TTQT đều được thực hiện qua hệ thống
các NHTM nên có thể coi doanh số TTQT của hệ thống NH thể hiện toàn bộ
kim ngạch xuất nhập khẩu của một quốc gia.
Vậy chỉ tiêu trên có thể tính toán theo công thức sau:
21
Thị phần TTQT =
Doanh số TT XNK của NHTM
Kim ngạch XNK của quốc gia
Với khái niệm trên thấy rằng thị phần TTQT của một NHTM sẽ cho biết
trong tổng số kim ngạch XNK của một quốc gia thì tỷ lệ thanh toán XNK qua
ngân hàng đó là bao nhiêu. Qua đó thấy được mức độ chiếm lĩnh thị trường
của ngân hàng đó về các dịch vụ thanh toán.
 Thị phần thanh toán hàng XK
Thị phần TT hàng XK =
Doanh số TT hàng XK của NHTM
Doanh số TT hàng XK của HTNH
Cũng với lý luận như trên, chỉ tiêu trên có thể viết thành:
Thị phần TT hàng XK =
Doanh số TT hàng XK của NHTM
Kim ngạch XK của quốc gia
 Thị phần thanh toán hàng nhập khẩu
Thị phần TT hàng NK =
Doanh số TT hàng NK của NHTM

Doanh số TT hàng NK của HTNH
Hay
Thị phần TT hàng NK =
Doanh số TT hàng NK của NHTM
Kim ngạch NK của quốc gia
 Ta cũng cần xét đến chỉ tiêu về thị phần tương đối tức thị phần
thanh toán XNK của ngân hàng so với đối thủ cạnh tranh.
Thị phần tương đối TT XNK =
Doanh số TT XNK của NHTM
Doanh số TT XNK của NH đối thủ
22
Thị phần tương đối TT XK =
Doanh số TT XK của NHTM
Doanh số TT XK của NH đối thủ
Thị phần tương đối TT NK =
Doanh số TT NK của NHTM
Doanh số TT NK của NH đối thủ
Các chỉ tiêu này sẽ giúp nhận biết lợi thế cạnh tranh của ngân hàng mình
so với các ngân hàng đối thủ. Trên thực tế, kim ngạch XNK của một quốc gia
trong năm là một số xác định, mà số các NHTM tham gia hoạt động TTQT thì
ngày càng tăng nên việc tăng thị phần tuyệt đối của các NHTM có giới hạn.
Chính vì lý do này nên khi phân tích, đánh giá về thị phần TTQT của một
NHTM thì bên cạnh các chỉ tiêu tuyệt đối ta cần so sánh giữa thị phần của
ngân hàng mình với thị phần của các ngân hàng là đối thủ cạnh tranh tức là
đánh giá các chỉ tiêu thị phần tương đối.
1.2.3 Sự kết hợp giữa mở rộng thị phần và nâng cao chất lượng hoạt động
TTQT của ngân hàng thương mại
Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động TTQT đối với sự tồn tại
và phát triển của NHTM, bất kỳ một NHTM nào dù mới bắt đầu tham gia thị
trường hay đã hoạt động trong lĩnh vực TTQT đều có xu hướng đẩy mạnh

phát triển mảng dịch vụ này để duy trì và mở rộng thị phần của ngân hàng
mình. Tuy nhiên, tổng thị phần TTQT của cả hệ thống ngân hàng là số xác
định (100%) mà số lượng các NHTM thực hiện dịch vụ TTQT ngày càng gia
tăng nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế như hiện nay, dẫn đến việc mở
rộng thị phần TTQT của các NHTM có giới hạn. Điều này sẽ dẫn đến mức độ
cạnh tranh để giành thị phần giữa các NHTM sẽ diễn ra ngày càng gay go,
quyết liệt. Các NHTM sẽ áp dụng nhiều biện pháp, đưa ra nhiều chính sách để
thu hút các khách hàng thanh toán XNK để tăng doanh số hoạt động TTQT.
Vấn đề đặt ra đối với các NHTM là nếu các ngân hàng chỉ quan tâm
đến việc đưa ra các chính sách để thu hút lôi kéo khách hàng nhằm tăng
doanh số, mà không chú trọng đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ, hạn chế
rủi ro trong thanh toán thì các chính sách này cũng trở nên không hiệu quả.
Bởi suy cho cùng, bản chất của việc tìm ra các giải pháp để duy trì và mở
23
rộng thị phần của một NHTM là nhằm mang lại lợi nhuận ngày càng cao cho
ngân hàng.
Chính vì vậy, khi phân tích đánh giá để đưa ra các giải pháp nhằm mở
rộng thị phần TTQT của NHTM phải có sự kết hợp giữa nhóm chỉ tiêu phản
ánh thị phần của ngân hàng và nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động
TTQT của ngân hàng đó. Cụ thể, ta cần phải phân tích thêm một số chỉ tiêu về
hiệu quả hoạt động TTQT như sau:
 Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm về doanh số của hoạt động TTQT
Chỉ tiêu này phản ánh một phần hiệu quả của hoạt động TTQT, còn
phải dùng thêm một số chỉ tiêu khác để đo lường vì còn phụ thuộc vào yếu tố
đầu vào.
 Doanh thu từ hoạt động TTQT
Khi thực hiện nghiệp vụ TTQT, ngân hàng sẽ thu được một khoản
phí nhất định theo bảng phí dịch vụ của NHTM. Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu
quả hoạt động TTQT, phí thu được càng cao thì hiệu quả hoạt động TTQT
càng lớn, càng góp phần tăng hiệu quả kinh doanh ngân hàng.

 Tốc độ gia tăng về công nghệ
Đánh giá về trình độ công nghệ được sử dụng trong hoạt động
TTQT, đây là chỉ tiêu tương đối quan trọng, là cơ sở để phát triển sản phẩm
dịch vụ mới tiên tiến và tiện ích, chất lượng sản phẩm dịch vụ, đẩy nhanh tốc
độ xử lý nghiệp vụ TTQT. Công nghệ hiện đại sẽ giúp cho quá trình thanh
toán nhanh chóng, chính xác an toàn, giảm chi phí trung gian, tăng năng suất,
tăng hiệu quả quản lý, đáp ứng yêu cầu của khách hàng và tăng thu nhập cho
ngân hàng.
 Mức độ đa dạng của sản phẩm hoạt động TTQT
Số lượng các hoạt động TTQT, số lượng sản phẩm dịch vụ trong
từng nghiệp vụ cụ thể, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng,
tăng thêm thu nhập của ngân hàng qua thu các phí dịch vụ, phí thanh toán.
 Tỷ trọng của từng phương thức TTQT
Chỉ tiêu này sẽ giúp ta nhận biết được trong toàn bộ các phương thức
thanh toán thì phương thức nào được khách hàng sử dụng nhiều nhất, phương
24
thức nào ngân hàng có chất lượng phục vụ tốt nhất. Từ đó, ngân hàng có thể
đưa ra các tư vấn hợp lý cho khách hàng khi lựa chọn phương thức thanh toán
cho giao dịch của mình cũng như thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của
ngân hàng mình để từ đó tăng doanh số thanh toán và mở rộng được thị phần
của ngân hàng.
 Tỷ trọng doanh số TTTQ theo từng khu vực, đặc biệt là các khu vực
có kim ngạch XNK cao
Khi phân tích theo chỉ tiêu này sẽ giúp ta xác định được những chi
nhánh nào trong hệ thống ngân hàng mình có hoạt động mạnh về TTQT để có
được những đầu tư đúng hướng cho từng chi nhánh cụ thể.
 Chất lượng của hoạt động TTQT
Đánh giá về chất lượng sản phẩm dịch vụ TTQT, mức độ sai sót,
mức độ áp dụng các chuẩn mực, thông lệ quốc tế, quy trình trong TTQT, mức
độ rủi ro trong kinh doanh đối ngoại.

 Các chỉ tiêu doanh thu và tỷ trọng
Doanh thu TTQT
Tỷ lệ Dthu TTQT so tổng TNhậpNH = x 100
Tổng thu nhập

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng thu nhập của ngân hàng thì doanh thu
do hoạt động TTQT chiếm bao nhiêu phần trăm.
Doanh thu TTQT
Tỷ lệ Dthu TTQT so với DThuDV = x 100
Doanh thu dịch vụ
Chỉ tiêu này cho biết trong tổng doanh thu về dịch vụ của ngân hàng thì
doanh thu do hoạt động TTQT chiếm bao nhiêu phần trăm.
Nói tóm lại, các tiêu chí trên đều hướng tới các mục tiêu:
25

×