Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của thùy dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

ĐỖ THỊ HUỆ

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THÙY DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ, VĂN HĨA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

download by :




Thái Nguyên – 2019

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

ĐỖ THỊ HUỆ

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THÙY DƯƠNG

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121


LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ, VĂN HĨA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ THỊ HẠNH

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

download by :




Thái Nguyên – 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

download by :




i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu trích
dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung
thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ cơng trình nào khác.
Thái Ngun, tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn


Đỗ Thị Huệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



download by :


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban
Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Báo chí – Truyền thơng và Văn học, Trường
Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng
dạy, giúp đỡ trong suốt q trình học tập.
Đặc biệt, tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn
TS. Vũ Thị Hạnh đã ln tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tôi
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đã giúp
đỡ, động viên, tạo điều kiện để tơi hồn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Huệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




download by :


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 6
4. Mục đích nghiên cứu, ý nghĩa đề tài ................................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 7
6. Kết cấu luận văn ................................................................................................ 7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................. 8
1. 1. Nhà văn Thùy Dương – cuộc đời và sự nghiệp văn chương ........................ 8
1.1.1. Đôi nét về cuộc đời nhà văn Thùy Dương .................................................. 8
1.1.2. Sự nghiệp văn chương của nhà văn Thùy Dương ....................................... 8
1.1.3. Quan điểm sáng tác của Thùy Dương ....................................................... 13
1.2. Cơ sở lí luận của đề tài ................................................................................. 16
1.2.1. Khái lược về nghệ thuật tự sự ................................................................... 17
1.2.2. Các phương diện trong nghệ thuật tự sự ................................................... 17
* Tiểu kết chương 1……………………………………………………………..26
Chương 2: NHÂN VẬT VÀ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG
TIỂU THUYẾT CỦA THÙY DƯƠNG ............................................................. 27
2.1. Nhân vật trong tiểu thuyết của Thùy Dương ............................................... 27

2.1.1. Nhân vật hồn ma ....................................................................................... 27
2.1.2. Nhân vật tự ý thức ..................................................................................... 33
2.1.3. Nhân vật cô đơn ........................................................................................ 39
2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Thùy Dương ............. 44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



download by :


iv

2.2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật ................................................... 44
2.2.2. Nghệ thuật miêu tả hành động nhân vật.................................................... 47
2.2.3. Nghệ thuật khắc họa tâm lýnhân vật ......................................................... 51
* Tiểu kết chương 2............................................................................................. 55
Chương 3: NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC KẾT CẤU VÀ XÂY DỰNG KHÔNG –
THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THÙY DƯƠNG
............................................................................................................................. 56
3.1. Nghệ thuật tổ chức kết cấu ........................................................................... 56
3.1.1. Kết cấu tình huống – tâm lí ....................................................................... 57
3.1.2. Kết cấu phân mảnh - dán ghép .................................................................. 62
3.1.3. Kết cấu bổ thuật ........................................................................................ 67
3.2. Nghệ thuật xây dựng không gian ................................................................. 69
3.2.1. Không gian xã hội xưa cũ ......................................................................... 70
3.2.2. Không gian xã hội hiện đại ....................................................................... 72
3.2.3. Không gian tâm linh .................................................................................. 76
3.3. Nghệ thuật xây dựng thời gian ..................................................................... 79
3.3.1. Thời gian đan xen, đồng hiện .................................................................... 80

3.3.2. Thời gian tâm lý ........................................................................................ 82
* Tiểu kết chương 3............................................................................................. 83
Chương 4: NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA ... 84
THÙY DƯƠNG .................................................................................................. 84
4.1. Đa dạng hóa ngơi kể và điểm nhìn trần thuật .............................................. 84
4.1.1. Phối hợp nhiều người kể chuyện trên một văn bản trần thuật ................. 84
4.1.2. Phối hợp linh hoạt nhiều điểm nhìn trần thuật ......................................... 89
4.2. Giọng điệu trần thuật giàu sắc thái thẩm mỹ ............................................... 92
4.2.1. Giọng mỉa mai, châm biếm ....................................................................... 93
4.2.2. Giọng điệu đồng cảm, xót xa .................................................................... 96
4.2.3. Giọng điệu dí dỏm, hài hước ..................................................................... 98
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN



download by :


v

4.3. Ngôn ngữ trần thuật ................................................................................... 100
4.3.1. Ngôn ngữ vừa truyền thống, vừa hiện đại............................................... 100
4.3.3. Ngôn ngữ mang đậm chất trữ tình .......................................................... 105
* Tiểu kết chương 4........................................................................................... 109
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 111

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




download by :


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sau đổi mới 1986, văn học Việt Nam đã đạt được những thành công trên
nhiều lĩnh vực, thể loại. Bên cạnh những cây bút kỳ cựu như Nguyễn Khải,
Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng,…sự xuất hiện của lớp nhà văn trẻ như Phan
Thị Vàng Anh, Y Ban, Võ Thị Xuân Hà, Võ Thị Hảo, Đỗ Bích Thúy, ...Trong đó
có Thùy Dương – một nhà văn nữ có cách viết mới lạ, hồn tồn mới mẻ, tràn đầy
tâm huyết đã thổi vào nền văn học nước nhà một luồng sinh khí mới.
Trong dịng chảy văn học Việt Nam đương đại, Thùy Dương khơng cịn xa lạ
với những độc giả yêu thích văn chương, đặc biệt là tiểu thuyết. Không ồn ào trên
các diễn đàn văn chương nhưng với số lượng tiểu thuyết được xuất bản đều đặn
(Ngụ cư (2005), Thức giấc (2007), Nhân gian (2009) và gần đây nhất là cuốn tiểu
thuyết có tên Chân trần (2013)), Thùy Dương đang từng bước khẳng định những
trải nghiệm cùng sức viết tiểu thuyết của mình. Đặc biệt, Thùy Dương là một
trong số ít tác giả viết tiểu thuyết mà tiểu thuyết nào của chị cũng đều dành được
những giải thưởng văn chương: Thức giấc đạt giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết do
Hội Nhà văn tổ chức năm (2008-2010); Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội năm 2011
với tiểu thuyết Nhân gian.
Với giọng điệu trữ tình, sâu lắng, Thùy Dương viết về cuộc đời con người
bằng những trải nghiệm cá nhân, thấm đẫm dấu ấn suy tư về cuộc đời nhân sinh
cùng những trạng thái tâm linh hư ảo. Tác phẩm của chị có khả năng phản ánh các
vấn đề gay gắt, nóng bỏng của xã hội hiện đại, đặc biệt có khả năng khai thác
chiều sâu những góc khuất “thế giới bên trong” con người. Để làm được điều đó,
nhà văn đã nhìn hiện thực cuộc sống và con người bằng góc nhìn mới đồng thời

mạn dạn thực hiện nhiều thể nghiệm trong lối viết. Điều này đã khiến cho nghệ
thuật tự sự trong tiểu thuyết của Thùy Dương chứa đựng nhiều yếu tố đổi mới,
sáng tạo, mang lại giá trị và những hiệu quả nghệ thuật nhất định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN



download by :


2

Với những đổi mới, sáng tạo trong nghệ thuật tiểu thuyết, những sáng tác
của Thùy Dương cần được nghiên cứu một cách hệ thống nhằm ghi nhận đúng
mức những đóng góp của Thùy Dương trong dịng chảy văn học Việt Nam đương
đại. Đó cũng chính là lý do vì sao chúng tôi lựa chọn Nghệ thuật tự sự trong tiểu
thuyết của Thùy Dương làm đề tài nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Tiểu thuyết là thể loại “máy cái”, giữ vị trí trung tâm của một nền văn học.
Bất cứ một nền văn học lớn nào cũng không thể nào vắng bóng tiểu thuyết. Bởi
thế, tiểu thuyết góp phần quan trọng trong việc làm nên diện mạo của một nền văn
học. Đặc biệt, với đặc trưng tiêu biểu của thể loại, nói như Bakhtin – tiểu thuyết
là thể loại văn học tiếp nhận hiện thực đời sống ở thì hiện tại chưa hoàn thành –
là thể loại văn chương ln biến đổi, “nịng cốt thể loại chưa hề rắn lại” và chúng
ta chưa thể đoán định được hết những biến đổi của nó, thì gắn liền với sức sống
của thể loại này chính là những đổi mới khơng ngừng trong nghệ thuật tự sự của
tiểu thuyết để vượt qua những khn khổ sẵn có của thể loại. Chính vì thế mà
những nghiên cứu về tiểu thuyết nói chung cũng như nghệ thuật tự sự trong tiểu
thuyết Việt Nam đương đại luôn là một vấn đề quan trọng, thu hút sự quan tâm
bàn luận của các nhà nghiên cứu, các học viên, sinh viên và độc giả yêu mến văn

chương.
Tác giả Nguyễn Văn Long và Lã Nhâm Thìn đã có nhiều ý kiến về tiểu
thuyết và được ghi lại trong cuốn Văn học Việt Nam sau nam 1975 - những vấn
đề nghiên cứu và giảng dạy. Trong cơng trình Văn học Việt Nam sau năm 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy cũng tập hợp nhiều bài nghiên cứu về tiểu
thuyết Việt Nam đương đại như: Bùi Việt Thắng với bài viết Tiểu thuyết Việt
Nam sau 1975 - nhìn từ góc độ thể loại; Nguyễn Hịa với Một cách lý giải về thực
trạng tiểu thuyết Việt Nam đương đại; Nguyễn Bích Thu với Ý thức cách tân trong
tiểu thuyết Việt Nam sau 1975; Nguyễn Thị Bình với Về một huớng thử nghiệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



download by :


3

của tiểu thuyết Việt Nam từ cuối thập kỷ 80 đến nay…Các tác giả khẳng định tiểu
thuyết Việt Nam đang phát triển theo hướng hiện đại hóa với nội dung và cách
thức thể hiện mới phức tạp, đa chiều. Ở đó, các tác giả cũng nhận thấy, hướng đi
này vấp phải nhiều hồi nghi từ giới phê bình song nó đã đánh thức nền văn học
của chúng ta, tạo nên một sinh khí mới. Những tác giả trên ngồi khẳng định ý
thức cách tân của tiểu thuyết Việt Nam đương đại thì cũng đã đề cập khái quát về
nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì này. Các tác giả nhận thấy sự
cố gắng học tập của tiểu thuyết Việt Nam để bắt kịp những đổi mới nghệ thuật tự
sự của tiểu thuyết đương đại Việt Nam với thế giới, nổi bật nhất là trong việc tạo
điểm nhìn của người kể và ngơi kể chuyện. Xuất phát từ nhu cầu đổi mới tự thân
nhằm khám phá các phương diện của đời sống, các nhà văn đều ít nhiều có những
đổi mới nhất định trong cách viết, cách nhìn so với văn học trước đây.
Bên cạnh những cơng trình đề cập đến những đổi mới trong nghệ thuật tiểu

thuyết nói chung là những ý kiến bàn luận đến tác phẩm của Thùy Dương.
Với những thành công nhất định, ít nhiều đã được thừa nhận, Thùy Dương
đã trở thành cái tên được nhiều sự quan tâm của độc giả cũng như nhà phê bình.
Một số nhà phê bình đã đi sâu tìm hiểu những đề tài, những ý tưởng, những cách
viết khá táo bạo và mới mẻ của chị cũng như nhận thấy ở nữ nhà văn này một vốn
hiểu biết, một vốn sống phong phú và nhiều nét sắc sảo, độc đáo.
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đã nhận xét đúng về thông điệp mà Thùy
Dương muốn gửi đến người đọc. Sau khi đọc Thức giấc – một tiểu thuyết nổi
tiếng của Thùy Dương, ông đã nhận xét như sau: “đọc hấp dẫn và xúc động như
một lối kể linh hoạt mà điềm đạm, nhờ một giọng điệu văn chương gợi được xúc
cảm và trầm tưởng, nhờ tính nữ và tính mẫu thấm đẫm bên trong. Thức giấc sau
một cơn mê ngủ. Thức giấc sau một thời lầm lạc. Thức giấc sau những dối lừa,
giả trá. Thức giấc sau những khổ đau. Thức giấc sau những hạnh phúc. Thức giấc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN



download by :


4

để biết mình cịn biết đau, buồn, giận dữ và yêu thương. Thức giấc để sống như
một con người bình thường” [21]
Nhà văn Tơ Hồng lại có đánh giá riêng về tiểu thuyết Nhân gian của Thùy
Dương. Đọc Nhân gian, Tơ Hồng vẫn nhận ra "một thế mạnh rất riêng, một dịng
cảm xúc khơng phải người viết nào cũng khơi nguồn được, một điều gì như một
mảng hiện thực đầy ám ảnh - dù ngổn ngang, bề bộn trăm điều phải quan tâm
trong cuộc sống hôm nay - nữ nhà văn cũng không thể gạt bỏ sang một bên" [15].

Đọc tiểu thuyết của Thùy Dương, người đọc nhận ra một thế giới riêng, khơng
thể trộn lẫn. Đó là thế giới của cuộc đời thực phức tạp xen lẫn với thế giới tâm
linh lẩn khuất, thế giới cõi âm chưa từng biết đến và thế giới của dòng ý thức, của
sự đồng cảm. Thế giới ấy được chị dày công tạo dựng từ đức tin, từ cảm hứng về
những con người, cuộc đời gần gũi quanh chị.
Tác giả Cẩm Thúy khi nhận xét về Ngụ cư - tiểu thuyết được giải B Hội
nhà văn Việt Nam năm 2002 – 2005 của Thùy Dương lại cho rằng đây là "bước
tiến mới của Thùy Dương". Tác giả khẳng định giọng văn của Thùy Dương "vẫn
nhẹ nhàng, chải chuốt câu chữ, vẫn bảng lảng tình q" và "đã có một bước
chuyển, một sự trải nghiệm già dặn trong cách nhìn và cảm nhận về cuộc đời, về
con người của tác giả" [32].
Nhà thơ Hữu Thỉnh trong Báo cáo tổng kết cuộc thi tiểu thuyết 2002-2004
đã nhấn mạnh đến: “Một thành công khác là mảng tiểu thuyết tiếp cận đời sống
ngày nay với sự quan tâm chung về chủ đề đạo đức xã hội…"Ngụ cư" của Thùy
Dương, "Tường thành" của Võ Thị Xuân Hà đề cập đến cuộc sống đơ thị trong đó
nhiều giá trị mới đang được hình thành nhưng cũng ngầm chứa biết bao nhiêu
hiểm họa” (Báo Văn Nghệ số 37; 10-9-2005).
Nhà phê bình Phong Lê nhận thấy: “Trong "Ngụ cư", Thùy Dương đã
làm rõ lên một mảng sống đô thị, với dấu ấn đặc trưng của nó, khiến ai là dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



download by :


5

cư đô thị hôm nay đọc vào cũng cứ thấy như là chuyện của mình và những

người quanh mình” [19].
Nhà văn Lê Minh Khuê đánh giá: "Trong khi lối viết của Y Ban là kể nhiều
hơn tả, tỷ lệ chênh lệch giữa động từ và tính từ trong tác phẩm của chị hẳn phải
cao hơn nhiều so với bất cứ tác giả nào khác thì lối viết của Thùy Dương nghiêng
về phía nhẹ nhàng, trữ tình, từ trong giọng kể đến từng câu văn. Tiểu thuyết
"Nhân gian" của chị là câu chuyện đan xen giữa chiến tranh và thời bình; là
những giọng kể luân phiên giữa người sống và người chết, là những cảm xúc
vừa giận hờn, trách móc vừa thơng cảm đau xót với cuộc đi tìm mộ của người
em sinh đôi đã hy sinh" [17].
Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, trong khi đánh giá
những tiểu thuyết lọt vào vòng chung khảo giải thưởng của Hội đã nhận xét về
Nhân gian - cuốn tiểu thuyết thứ ba của Thùy Dương như sau: “Văn Thùy Dương
nhẹ nhàng nhưng không nhẹ nhõm, chị gây được cuốn hút cho người đọc qua sự
phối hợp ba giọng kể khéo léo, nghệ thuật. Hòa điệu ba giọng kể là giọng tác giả
- một giọng văn trữ tình chiều sâu” [21].
Thạch Thảo nhận xét về tiểu thuyết Thức giấc là "một cuốn sách nóng về
thời gian và dịu dàng tâm cảm", "Bối cảnh của cuốn tiểu thuyết khá rộng dài về
không gian và thời gian, từ một làng quê Bắc Bộ đến Hà Nội và những thành phố
lớn, từ trước ngày giải phóng miền Bắc năm 1954 đầy khơng khí mơ màng của lễ
nghi và bổn phận, đến hôm nay với sự sơi động của thị trường chứng khốn…"
[28]. Cịn với Nhân gian là cuộc sống ở cõi trần, cõi âm và ranh giới giữa hai cõi
ấy - là những số phận được soi chiếu suốt một khoảng dài thời gian và đôi khi bị
chi phối bởi những ràng buộc định mệnh. Ba nhân vật của ba thế hệ với những
hạnh phúc và cả những bi kịch của mỗi thời: con người không thể vứt bỏ quá khứ
cũng như không thể từ chối tương lai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




download by :


6

Nhìn chung qua các bài viết, có thể thấy Thùy Dương được đánh giá là tác
giả có khả năng nắm bắt và phản ánh hiện thực nhạy bén, sâu sắc, có giọng văn
đặc biệt. Nhưng một điều có thể nhận thấy là các ý kiến phần lớn bàn về nghệ
thuật tự sự trong tiểu thuyết của chị nói chung mới là những nhận xét, đánh giá
mang tính khái quát ở những khía cạnh khác nhau mà hầu như chưa tìm hiểu và
xem xét một cách hệ thống. Cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên
biệt về đặc điểm tự sự trong tiểu thuyết Thùy Dương. Chọn đề tài này, chúng tôi
sẽ dựa trên cơ sở thành tựu của người đi trước, từ đó triển khai vấn đề để làm nổi
bật đặc điểm nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Thùy Dương, trên cơ sở đó ghi
nhận đóng góp của chị với thể loại tiểu thuyết nói riêng và với văn học Việt Nam
đương đại nói chung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của
Thùy Dương. Tuy nhiên, do nghệ thuật tự sự là có nội hàm khá rộng nên trong
khn khổ luận văn, chúng tơi đi sâu tìm hiểu nghệ thuật tự sự trên các phương
diện: thế giới nhân vật, kết cấu, không gian, thời gian và nghệ thuật trần thuật.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn gồm ba tiểu thuyết đã được xuất bản của
Thùy Dương gồm: Thức giấc (2007), Nhân gian (2009), Chân trần (2013).
4. Mục đích nghiên cứu, ý nghĩa đề tài
Chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu về Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết
của Thùy Dương nhằm những mục đích cụ thể sau:
Thứ nhất: chỉ ra những đặc điểm tiểu thuyết Thùy Dương trên các
phương diện tiêu biểu của nghệ thuật tự sự như nghệ thuật xây dựng nhân vật,
nghệ thuật kết cấu, nghệ thuật xây dựng không gian, thời gian và nghệ thuật tổ
chức trần thuật.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN



download by :


7

Thứ hai: khẳng định thành tựu và những đóng góp của Thùy Dương với thể
loại tiểu thuyết và với văn học Việt Nam đương đại.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tơi sử dụng phối kết hợp các phương
pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: các khái niệm thi pháp học như nghệ
thuật xây dựng nhân vật, xây dựng không gian, thời gian nghệ thuật,…được lấy
làm tiền đề để soi chiếu nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Thùy Dương.
- Phương pháp tiểu sử, phương pháp xã hội học: luận văn đã đặt những sáng
tác của Thùy Dương vào bối cảnh lịch sử xã hội cụ thể để có những lý giải về
những vấn đề được Thùy Dương đề cập đến trong tiểu thuyết. Ngoài ra, những dữ
liệu về cuộc đời (tiểu sử, sự nghiệp sáng tác văn chương…) được sử dụng nhằm
đi sâu khám phá thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Thùy Dương.
- Vận dụng lý thuyết tự sự học, trần thuật học, lý thuyết phê bình nữ quyền:
được dùng để soi chiếu nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Thùy Dương ở nhiều
chiều, nhiều khía cạnh hơn.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm ba chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn

Chương 2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Thùy Dương
Chương 3. Nghệ thuật tổ chức kết cấu và xây dựng không - thời gian nghệ thuật
trong tiểu thuyết của Thùy Dương
Chương 4. Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Thùy Dương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



download by :


8

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Nhà văn Thùy Dương – cuộc đời và sự nghiệp văn chương
1.1.1. Đôi nét về cuộc đời nhà văn Thùy Dương
Nhà văn Thùy Dương sinh năm 1960 tại mảnh đất có truyền thống hiếu học
Hải Dương. Cha của Thùy Dương là một kiến trúc sư cịn mẹ làm cơng tác trong
ngành Y. Tuy nhiên, sự nghiệp của Thùy Dương lại bước sang hẳn một lĩnh vực
hoàn toàn khác biệt – chị vừa làm báo, vừa viết văn và ở vai nào, chị cũng đều ghi
dấu sự trưởng thành và thành công nhất định.
Thùy Dương được biết đến với vai trị là Phó Tổng biên tập Báo Diễn đàn
Doanh nghiệp kiêm Tổng biên tập Tạp chí Thương gia và là thành viên của Hội
nhà văn Việt Nam (kết nạp năm 2001). Mặc dù đã từng có ước mơ nối nghiệp mẹ
hoặc trở thành giáo viên dạy Văn nhưng sau khi tốt nghiệp Khoa Văn - Sử Trường
Cao đẳng Sư phạm Hải Dương, Thùy Dương lại tiếp tục thi vào Trường Viết văn
Nguyễn Du như một cái duyên không báo trước. Năm 1992, chị tốt nghiệp Trường
Viết văn Nguyễn Du khóa IV và chính thức được bạn đọc biết đến với tư cách là

một nhà văn chuyên nghiệp với những tác phẩm đều đặn xuất bản mỗi năm.
1.1.2. Sự nghiệp văn chương của nhà văn Thùy Dương
Tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du khóa IV năm 1992 song tên tuổi
của Thùy Dương đã được bạn đọc biết đến qua những sáng tác xuất bản trước đó
khá lâu. Thùy Dương đã bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình với thể loại tự
sự cỡ nhỏ - truyện ngắn. Tập truyện đầu tiên gắn liền với tên tuổi của Thùy Dương
là Trong hộp kẹo sáng tác năm 1987 – khi đó Thùy Dương 27 tuổi. Và như thể
một nhà văn đã khơi đúng mạch ngầm sáng tạo, kể từ sau tác phẩm ấy, Thùy
Dương cứ đều đặn cho ra đời các tập truyện tiếp theo: Hạnh phúc mong manh 1994, Nước mắt chàng khổng lồ - 1994, Mưa thiếu nữ - 1997, Những người đàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



download by :


9

bà đang sống - 2000 và Truyện ngắn Thùy Dương - 2003. Đây đều là các tập
truyện ngắn mang màu sắc trẻ trung, nữ tính nhưng cũng sắc sảo, mạnh mẽ. Chiến
tranh trở thành một đề tài cứ trở đi trở lại trong truyện ngắn của Thùy Dương với
những ám ảnh mãnh liệt. Những tác phẩm được xuất bản được bạn đọc nồng nhiệt
đón nhận và đã mang lại cho nhà văn nhiều giải thưởng văn chương quan trọng ở
lĩnh vực sáng tác truyện ngắn như:
- Giải Ba cuộc thi truyện ngắn Báo phụ nữ TP HCM 1997
- Giải C cuộc thi truyện ngắn Báo Văn nghệ 1999 – 2001
- Giải Nhất cuộc thi truyện ngắn Báo Thiếu Niên Tiền Phong 2001
Mặc dù đã có những “dấu ấn” ghi nhận những thành công nhất định ở thể
loại truyện ngắn nhưng sự nghiệp văn chương của Thùy Dương dường như mới
thực sự khởi đầu từ đó. Với những khát khao sáng tạo, Thùy Dương thử sức mình

ở một thể loại tự sự dài hơi hơn – thể loại tiểu thuyết. Dường như, tiểu thuyết mới
là mảnh đất thích hợp nhất chị thể hiện hết sức viết cũng như tâm huyết sáng tạo
văn chương của mình. Với 5 tiểu thuyết xuất bản đều đặn, Thùy Dương đã chứng
minh rằng chị không chỉ là cây bút truyện ngắn mà còn là nhà tiểu thuyết thành
cơng. Trong một tầm vóc tự sự cỡ lớn, Thùy Dương có thể thỏa sức viết về cuộc
đời con người bằng những trải nghiệm cá nhân thấm đẫm dấu ấn suy tư về cuộc đời
nhân sinh cùng những trạng thái tâm linh hư ảo, phản ánh các vấn đề gay gắt, nóng
bỏng của xã hội hiện đại, đặc biệt có khả năng khai thác chiều sâu những góc
khuất của con người. Nhà văn đã mạnh dạn thể nghiệm nhiều lối viết mới nhằm
đổi mới nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết song vẫn giữ lại chất văn khi nhẹ nhàng,
khơng hề mất đi hơi ấm nữ tính. Các tiểu thuyết đã xuất bản, bao gồm: tiểu thuyết
Tam giác muôn đời - 1992, tiểu thuyết Ngụ cư - 2004, tiểu thuyết Thức giấc 2007, tiểu thuyết Nhân gian - 2009 và gần đây là Chân trần - 2013.
Điều cần phải khẳng định rằng, sự thành công trong địa hạt tiểu thuyết của
Thùy Dương không chỉ được khẳng định ở số lượng mà cịn ở chất lượng tiểu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



download by :


10

thuyết. Tiểu thuyết của chị đạt được nhiều giải thưởng do Hội Nhà văn Việt Nam
trao tặng như:
- Giải B cho Ngụ cư - cuộc thi tiểu thuyết Hội Nhà văn Việt Nam 2001 –
2004.
- Giải C cho Tiểu thuyết Thức giấc - Cuộc thi tiểu thuyết Hội Nhà văn Việt
Nam 2007 – 2010
- Giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội 2010 cho Tiểu thuyết Nhân gian.

Ở đây chúng tôi xin đi sâu vào ba tiểu thuyết gần đây nhất của Thùy Dương
và cũng là ba tiểu thuyết thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Tiểu thuyết đầu tiên, gây tiếng vang lớn nhất, là tiểu thuyết Thức giấc –
2007. Thức giấc là câu chuyện thời bao cấp cho đến thời kinh tế thị trường. Ở đó,
tác giả xây dựng lại hai thời kì qua chân dung hai người phụ nữ: bà của Thao –
người đại diện cho sự vươn lên của những người phụ nữ Việt Nam trong thời bao
cấp đói khổ và Thao - cháu gái của bà – người phụ nữ hiện đại đại diện cho những
tư tưởng, quan điểm mới, khẳng định sự vươn lên làm chủ bản thân trong thời
kinh tế thị trường. Bà nội của Thao – một người mạnh mẽ và thức thời, trong thời
bao cấp, bà lẳng lặng và kín đáo, làm tất cả mọi thứ để có thể kiếm tiền ni gia
đình qua những hồn cảnh túng khó. Thậm chí, bà còn chắt chiu dành dụm, giấu
kĩ vàng trong từng đụn vá áo bơng để có chút của làm vốn liếng cho con cháu sau
này. Bà đã truyền cho Thao – người cháu gái nội của bà cái khí chất mạnh mẽ,
can trường sự nhanh nhạy, mau lẹ ấy để sau này dám dấn thân và thực sự thành
công trong chốn thương trường bất động sản thời kinh tế hàng hóa – nơi mà người
ta vẫn nghĩ đó là “mảnh đất dụng võ” của đấng mày râu. Bằng cái nhìn sáng suốt
cô đã dùng số tiền bà cho đầu tư bất động sản thành công.
Mặc dù thành công trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản nhưng cuộc đời
Yên Thao không tránh khỏi những “sóng gió” của cuộc đời đàn bà. Cơ lấy một kiến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



download by :


11

trúc sư tài ba và những tưởng hạnh phúc đã thật sự vẹn trịn. Tuy nhiên, cuộc sống
lại thường khơng giống như người đàn bà ấy nghĩ. Chứng kiến cảnh chồng n goại

tình trong chính ngơi nhà của mình, cơ đau khổ đến cùng cực, có những lúc tưởng
chừng như khơng cịn gì nữa. Cơ rơi vào lịng luẩn quẩn của biết bao người đàn bà
trong hoàn cảnh ấy – đau khổ, bất hạnh, cơ lại rơi vào một hồn cảnh trớ trêu hơn
– cơ có con với người đàn ông khác khi trong cô tình yêu và sự thù hận với người
chồng vẫn đều trào dâng đỉnh điểm. Cô quyết định giữ lại đứa bé như một sự trả
thù sự phản bội của chồng, nhưng cô cũng vô cùng đau đớn khi đúng lúc ấy cô mới
càng nhận rõ cơ vẫn cịn u chồng rất nhiều. Cơ đau khổ khi nhận thấy bóng dáng
của người đàn bà khác đang “lờ mờ” hiện ra trong cuộc đời chồng cô trong những
năm đằng đằng anh đi vắng không trở về nhà. Và cuối cùng, như một lẽ tự nhiên
nhất, cô để trái tim mình dẫn lối, cơ mạnh mẽ vượt lên trên những nỗi đau đã qua
để sống với hiện tại – bỏ qua để tìm lại sự bình yên cho mình.
Tiếp theo là tiểu thuyết Nhân gian. Tiểu thuyết kể về cuộc sống trên cõi
dương của gia đình liệt sĩ Hồng (gồm mẹ liệt sĩ Hồng cùng gia đình người anh
trai song sinh của liệt sĩ) cùng những mối quan hệ họ hàng làng xóm của họ.
Hồng đã ra trận và gửi lại thân mình trên chiến trường bom đạn ác liệt. Từ ngày
nghe tin báo tử của Hoàng, mẹ Hồng chưa bao giờ tin đó là sự thật. Mẹ anh vẫn
giữ vững niềm tin rằng anh còn sống và ngày đêm mong ngóng anh trở về. Người
anh trai vì thế cũng vất vả nhiều lần vào lại chiến trường tìm lại di hài anh. Thảo
– chị dâu của Hồng, với một năng lực tâm linh đặc biệt, là nơi các liệt sỹ thường
“mượn thân xác” để “nhập hồn” qua đó trị chuyện với dương gian. Người hành
xóm của gia đình liệt sĩ Hồng - cơ gái bất hạnh vì chồng ngoại tình và bỏ rơi, đã
tìm mọi cách để trả thù – khiến cho cho người chồng phải đau khổ, hối hận. Khi
ý định trả thù được toại nguyện, thay vì hả hê chiến thắng cơ lại cảm thấy đau khổ
chán chường. Bên cạnh dương gian của những người đang sống là cõi âm của
những người liệt sĩ trên chiến trường Trường Sơn – Hoàng và những đồng đội bỏ
lại thân mình nơi chiến trường. Nhà văn Thùy Dương đã để cho nhân vật Hồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




download by :


12

tự kể về mình, tự mình “vén tấm màn bí ẩn” về cuộc đời của mình. Anh tự kể về
cái chết của mình, về sự trơi dạt của linh hồn sau khi chết. Ngay lúc đó, linh hồn
anh cũng có những cảm giác như con người khi chứng kiến mọi điều xảy ra trong
cuộc sống. Ba nhân vật của ba thế hệ với những hạnh phúc và cả những bi kịch
của mỗi thời.
Tiểu thuyết mới nhất của Thùy Dương - Chân trần (2013) kể về câu
chuyện của một gia đình sống trong xã hội phong kiến với người chồng làm bác
sĩ và năm bà vợ, trong đó bà vợ ba chính là người kể chuyện. Song hành với cuộc
sống của gia đình này là cuộc sống trong xã hội hiện đại của nhân vật nữ nhà báo.
Những người đàn bà có một mối dây liên lạc máu mủ xa xơi nhưng lại rất gần về
đường dây tâm linh và những giấc mơ gắn liền với lịch sử thăng trầm của dịng
họ. Bà ba được ơng đốc tờ cưới về trong sự cảm mến từ hai phía ngay cả khi ơng
đã có hai bà vợ trước đó. Lịch sử cuộc tình của bà khơng được nói rõ như tạo thêm
sự bí ẩn cho câu chuyện. Tuy xuất hiện trong gia đình vừa phức tạp, vừa hài hước
của ông đốc tờ đa thê nhưng bà là người còn lại duy nhất sau những biến cố của
gia đình và đó là nơi neo giữ linh hồn của ngôi nhà. Bà đã chết và đi vào dĩ vãng
từ lâu. Nhân vật nữ nhà báo là nhân vật sống trong thế giới thực tại nhưng bị nhấn
chìm trong những giấc mơ gặp gỡ với người họ hàng của mình – trong đó có bà
vợ ba của ông đốc tờ. Thùy Dương đã xây dựng cuộc gặp gỡ qua giấc mộng giữa
bà vợ ba với cô nhà báo - hai người là hai thế giới: người sống và người chết, giữa
cõi dương và cõi âm, giữa người “đời trước” với người “đời sau”. Họ là những số
phận, những đôi chân trần nhọc nhằn trên con đường đời đầy sỏi đá, đầy những
chông gai trên cõi thế vô cùng. Người vợ thứ ba (cụ Ca) phải chịu sự đẩy đưa của
thời thế: đất nước loạn lạc, chồng chết, gia đình tan nát song bà vẫn nhìn nhận
được phải trái, đúng sai; là người sống biết trước biết sau và có trách nhiệm với

gia đình của mình. Nữ nhà báo cũng là người đối diện với những rối ren của xã
hội hiện đại song cô vẫn giữ được chính kiến và con người mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



download by :


13

Như vậy, Thùy Dương có số lượng sáng tác khá dày dặn và phong phú. Các
sáng tác của chị bao gồm cả truyện ngắn và tiểu thuyết: sáu tập truyện ngắn và
năm tiểu thuyết đã được xuất bản. Với số lượng tác phẩm đáng kể ở nhiều thể
loại, cùng với đó là những giải thưởng văn chương dành được ở cả lĩnh vực truyện
ngắn và tiểu thuyết, Thuỳ Dương đã để lại những dấu ấn nhất định trong đời sống
văn chương đương đại Việt Nam.
1.1.3. Quan điểm sáng tác của Thùy Dương
Những giải thưởng văn chương mà Thùy Dương đã nhận được ở cả lĩnh
vực truyện ngắn và tiểu thuyết đã phần nào ghi nhận những đổi mới trong quan
điểm sáng tác của Thùy Dương.
Với Thùy Dương, viết văn trước hết là vì mục đích tự thân, viết để mang
lại cảm giác được hạnh phúc, được đau khổ, được chiêm nghiệm, được trăn trở,
suy tư. Bởi vậy, viết là một hành trình nhận thức với đầy đủ cung bậc cảm xúc
sáng tạo. Nhà văn chia sẻ: “viết mang lại cảm giác hạnh phúc, vì mình nói được
điều mình tâm huyết, trăn trở, chiêm nghiệm. Mỗi cuốn sách ra đời giống như
mình đã xây dựng được một vương quốc riêng, một đời sống riêng, hoặc là chạm
tới những giấc mơ mà đời thường mình khơng chạm tới” [32, 40]. Chị tâm sự:
“Mỗi cuốn sách có số phận của nó. Con đường văn chương vốn dài, tôi không sốt
ruột cũng không kỳ vọng nhiều q. Tơi chỉ biết mình đến chặng này thì phải viết

cái này, chặng kia thì phải viết cái kia. Khơng viết khơng chịu được, vì lịng mình
nó đầy ứ lên” [32, 40].
Với quan điểm sáng tạo rất nghiêm túc và chân thành, Thùy Dương không
chạy theo thị trường để viết mà viết để thể hiện mình và tìm sự đồng cảm. Chị
tâm sự: “Rõ ràng là nhuận bút một cuốn tiểu thuyết (với số lượng in khoảng 2.000
cuốn) thật thấp so với một truyện ngắn in ở những tờ báo có lượng phát hành lớn.
Và lượng người đọc tiểu thuyết giờ đây cũng khơng cịn được như xưa... Nhưng
tôi không viết để chạy theo số lượng in hay nhuận bút. Viết là viết thơi – một nhu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



download by :


14

cầu tự thân” [32, 40]. Mặc dù viết văn nói chung và viết tiểu thuyết nói riêng là
một cơng việc nặng nhọc nhưng với sự chiêm nghiêm và suy tư, nhà văn Thùy
Dương đã phản ánh cuộc sống thực sự - vừa phức tạp, vừa sâu sắc, đòi hỏi sự tự
vấn, sự phê phán nghiêm khắc: “Truyện của tôi cần "cái đọc" cẩn thận của những
người sống chậm, sâu sắc nên vì thế cũng kén người đọc. Nó khơng phải là "món
ăn nhanh" để người ta có thể "ăn" trong lúc chờ xe. Nó cũng khơng gây sốc bằng
tình dục. Nhưng dù sao, tơi vẫn có một lượng độc giả riêng, những người ở lứa
tuổi chín chắn và đã trải qua nhiều vui buồn của cuộc sống, những người có đủ độ
để "thấm", để đồng cảm” [32, 40].
Vì là một nhà báo nên chị đã đưa vào văn chương của mình tinh thần của
một nhà báo. Chị khẳng định nghề báo giúp chị va đập thực tế nhiều, cho chị
những trải nghiệm và có những mối quan hệ phong phú qua đó kho tư liệu sống
của chị cũng được làm đầy hơn. Với chị, báo là nghề và văn là nghiệp. Trong vai

trò kép – cầm bút vừa như một nhà văn, vừa như một nhà báo, chị không ngần
ngại nói về những vấn đề xã hội, thậm chí mặt trái, những mặt tiêu cực trong đời
sống. Qua lăng kính của một nhà báo nữ, đời sống hiện đại với tất cả những bộn
bề, dở dang, tốt xấu hiện lên với đầy đủ “chất đời” nóng hổi: mâu thuẫn giữa việc
chịu sức ép của truyền thông hiện đại, việc chạy theo thị hiếu độc giả và việc làm
báo chân chính để giúp ích thiết thực cho số đơng cơng chúng…. Tuy nhiên, sự
bề bộn của thông tin lại đem đến cho người viết văn những thuận lợi nhất định. Ở
đó, báo chí phản ánh xã hội, cung cấp tư liệu cho văn chương, còn văn chương
kết lắng, suy tư, đào sâu vào những vấn đề đó để mang lại cái nhìn sâu sắc hơn,
mang tính thẩm mỹ hơn về vấn đề được phản ánh. Nhà văn không thể chỉ phản
ánh sự việc, nhà văn cần đào sâu vào thân phận con người và các giá trị nhân sinh.
Qua những trang viết của mình, Thùy Dương thể hiện sự day dứt chuyện đời,
chuyện xã hội và cả chuyện về thân phận. Xuất hiện trong nhiều tiểu thuyết của
chị là chân dung các nhà báo nữ. Đó cũng chính là bóng dáng của Thùy Dương một người nữ nhà báo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



download by :


15

Thùy Dương còn quan niệm văn chương phải vươn tới chia sẻ, cảm thông
với những cảnh ngộ khác nhau của con người. Chị viết về những góc khuất của con
người như một sự “cố hiểu” để cảm thông và chia sẻ với con người. Chị tâm sự: có
những lúc con người khơng thể ngờ được, rất khó đốn và phức tạp. Trong mỗi
người đều có một ranh giới mỏng manh giữa thiện và ác. Nhà văn nhạy cảm cả với
cái tốt và cái xấu, nhìn thấy những điều mà người khác có thể bỏ qua. Nhà văn quan
sát được những chi tiết mà cuộc đời găm vào mỗi người và trăn trở với nó. Những

chi tiết đó "ăn" vào nhà văn và "bật" ra rất tự nhiên trong các tác phẩm. Chị thường
day dứt và nghiêng về phần đau khổ của nhân sinh, thương xót những thân phận,
tìm thấy ở những con người, những cuộc đời giá trị riêng mà khi chăm chú quan
sát, lắng nghe và nhìn kỹ hơn mọi người sẽ thấy. Chị rất thích câu nói của Andersen:
“Trong bất kỳ cống rãnh nào cũng có ngọc trai”, nghĩa là ngay cả những lúc đau
khổ nhất cũng có những điều tốt đẹp, những điều đáng để hy vọng [32, 40].
Thùy Dương cũng đặc biệt ưu ái đối với phái nữ. Phần lớn nhân vật chính
trong tiểu thuyết của chị là nữ giới – những người phụ nữ không chỉ đẹp mà còn
là những người gánh vác, đảm nhiệm vai trò của người trụ cột, là chốn neo đậu
cuối cùng của đời sống, gắn kết cuộc sống mọi người lại với nhau. Chị tâm sự:
“Trong mắt tôi, người đàn bà ở xứ sở mình là những người đáng trọng nhất thế
giới. Họ phải gắng gỏi gánh vác những sứ mệnh, trách nhiệm, có tấm lịng hy sinh
cao cả. Gánh trên vai người đàn bà rất nặng, phải hoàn thành cơng việc, giữ gìn
những điều tốt đẹp để trao lại cho con cái, người mẹ luôn là người dạy con những
điều tốt đẹp nhất. Tư chất và nghị lực của đàn bà Việt Nam tuyệt vời. Đàn bà Việt
Nam nhân hậu, dù nghịch cảnh tăm tối nhưng giá trị tốt đẹp của đàn bà Việt Nam
luôn tỏa sáng. Những người đàn bà của tôi ngay trong lúc đau khổ, tăm tối nhất
vẫn tỏa sáng. Tơi vẫn cho rằng, để có được ngày hơm nay, có được những điều
tốt đẹp cịn lưu truyền lại là do những người mẹ từ hàng ngàn năm nay của chúng
ta. Họ gìn giữ và trao truyền cho con cháu và gắng gỏi không biết mệt mỏi, không
ngừng nghỉ cho sự tốt đẹp của những thế hệ tiếp sau” [32, 40]. Chị thương số phận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



download by :


16


những người phụ nữ phải gồng gánh, mang vác trên vai quá nhiều trách nhiệm,
quá nhiều lo toan. Họ gánh trên vai thiên chức làm vợ, làm mẹ, còn phải lo đối
nội, đối ngoại trong gia đình. Vợ với chồng cùng ra ngồi cơng tác nhưng khi về
đến nhà người phụ nữ lại gồng mình làm biết bao nhiêu cơng việc không tên khác.
Họ đã phải hy sinh rất nhiều và nhiều khi khơng được sống với ý thích của mình.
Chị cũng đặc biệt trân trọng những người phụ nữ làm báo – những người phụ nữ
say nghề, ham hiểu biết và rất sắc sảo trong tư duy, bản lĩnh trong xử lý vấn đề,
nhân văn, có học, có trách nhiệm với cuộc sống.
Thùy Dương cũng là người bị ám ảnh bởi chiến tranh dù cho phần lớn cuộc
đời chị đã được sống trong bầu khơng khí hịa bình. Những kí ức về chiến tranh
gắn liền với tuổi thơ bé của Thùy Dương nhưng nó lại có sức nặng khủng khiếp –
đeo bám tác giả cho tới khi trưởng thành. Chị kể: “Tôi là người rất hay bị quá khứ
ám ảnh. Đúng là khi tơi trưởng thành thì chiến tranh đã kết thúc, nhưng sao tôi
hay nhớ về những ngày ấu thơ cùng cha mẹ đi sơ tán. Nhớ những buổi máy bay
ném bom, mẹ tôi lùa chị em chúng tôi xuống hầm. Cả tuổi thơ tôi chỉ mong khi
nào hết chiến tranh, khơng cịn tiếng máy bay để mình khơng phải trốn dưới hầm.
Tơi nhớ làng q mình thời đó, chỉ tồn đàn bà sống với nhau, vì đàn ông đã đi ra
trận cả. Rồi những phận người sau chiến tranh, đầy trong gia đình dịng họ nhà
mình, những cơ, những dì… Bao nhiêu là mất mát, di chứng dai dẳng” [32, 40].
Vì thế, Thùy Dương viết nhiều về chiến tranh, về những chuyến ra đi để chấp
nhận không bao giờ trở lại của người lính thời chống Mỹ, về hậu phương của anh
em với sự chịu đựng, đức hy sinh khơng gì đong đo được của những bà mẹ, những
người vợ trẻ, của những cô gái mãi mãi mang trong lịng nỗi ân hận vì nhiều lẽ
khơng dám dâng hiến cho người tình những giây phút đam mê...Truyện ngắn của
Thùy Dương xuất hiện vào cái thời buổi đề tài chiến tranh đã quá nhiều nhưng chị
viết vẫn hay.
1.2. Cơ sở lí luận của đề tài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




download by :


17

1.2.1. Khái lược về nghệ thuật tự sự
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Tự sự là một phưong thức tái hiện đời
sống trong tồn bộ tính khách quan của nó. Tác phẩm tự sự phản ánh hiện thực
qua bức tranh mở rộng của đời sống trong không gian, thời gian, qua các sự kiện,
biến cố xảy ra trong cuộc đời của con người. Tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt
truyện, gắn với cốt truyện là một hệ thống nhân vật được khắc họa đầy đủ, nhiều
mặt hơn hẳn nhân vật trữ tình” [14, 390]. Như vậy, nghệ thuật tự sự là giới thiệu,
khái quát, thuyết minh, miêu tả nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự việc theo cái nhìn
nhất định, có tác dụng soi sáng nội dung tư tưởng của tác phẩm và thể hiện sự
sáng tạo độc đáo của nhà văn.
Bên cạnh đó, mỗi nhà nghiên cứu có cách định nghĩa khác nhau về nghệ
thuật tự sự. Đầu tiên, J.H.Miller, nhà giải cấu trúc Mĩ (1993) cho rằng: “Tự sự là
cách để ta đưa các sự việc vào một trật tự, và từ trật tự ấy mà chúng có một ý
nghĩa. Tự sự là cách tạo nghĩa cho sự kiện, biến cố”. Còn Jonathan Culler (1998)
lại nhận dịnh: “Tự sự là phưong thức chủ yếu để con người hiểu biết sự vật” [38,
39]. Tiếp theo, Giáo sư Trần Ðình Sử thì khẳng dịnh: “Tự sự là hệ thống những
sự kiện, cách thức tổ chức sự kiện, các mơ típ truyện, sự phân loại các mơ típ,
diễn ngơn, lời kể với những người kể, điểm nhìn, thời, thức”. Ðặng Anh Ðào cho
rằng: “Tự sự là một khái niệm rất rộng và có thể xét ở hai bình diện. Bình diện
thứ nhất: Tự sự như sự đồng nghĩa với “câu chuyện kể” đối lập với miêu tả. Bình
diện thứ hai: Tự sự được xem xét theo hành động kể chuyện” [38, 40].
Hiện văn xuôi hiện đại đang nỗ lực làm mới nghệ thuật tự sự như một tất yếu
của thời đại tồn cầu hóa, thể hiện trên nhiều mặt của thi pháp tự sự trên nhiều thể

loại. Văn chương đã dịch chuyển, hoán đổi từ đại tự sự sang tiểu tự sự và làm mới
ngôi kể, cốt truyện, điểm nhìn, giọng điệu trần thuật, lời của người trần thuật...
1.2.2. Các phương diện trong nghệ thuật tự sự
1.2.2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



download by :


×