Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

(Luận án tiến sĩ) Phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.14 MB, 201 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ THỊ MINH PHƢỢNG

PHỊNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2022


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ THỊ MINH PHƢỢNG

PHỊNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY

Ngành: Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm
Mã số: 9.38.01.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đình Nhã



Hà Nội - 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Các số liệu trong luận án đảm bảo
độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết quả nghiên cứu nêu trong luận
án chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào.

Tác giả luận án


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................. 9
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi ........................................................ 9
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ...................................................... 13
1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu cả trong và ngồi nước có
liên quan đến đề tài ....................................................................................... 20
Kết luận Chƣơng 1 .............................................................................................. 22
Chƣơng 2: LÝ LUẬN VỀ PHỊNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG ................................................................ 24
2.1. Khái niệm tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ............... 24
2.2. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa phịng ngừa tình hình tội phạm trong
lĩnh vực ngân hàng ....................................................................................... 34
2.3. Cơ sở, nguyên tắc và chủ thể phịng ngừa tình hình tội phạm trong
lĩnh vực ngân hàng........................................................................................ 39
2.4. Nội dung và các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh

vực ngân hàng ............................................................................................... 54
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................... 63
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG ................................................................ 64
3.1. Thực trạng và nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm trong
lĩnh vực ngân hàng........................................................................................ 64
3.2. Thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng 76
3.3. Thực trạng triển khai thực hiện các biện pháp phịng ngừa tình hình
tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng .............................................................. 98
3.4. Đánh giá về thực trạng tổ chức và hoạt động phịng ngừa tình hình
tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay ............................................. 115
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ................................................................................. 130


Chƣơng 4: DỰ BÁO VÀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG PHỊNG
NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG ... 132
4.1. Dự báo những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến phịng ngừa tình hình
tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ............................................................ 132
4.2. Quan điểm, mục tiêu, giải pháp tăng cường phịng ngừa tình hình tội
phạm trong lĩnh vực ngân hàng .................................................................. 142
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ................................................................................. 162
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 164
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................... 166
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 167
PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................ 175


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

Stt


VIẾT TẮT

NGUYÊN NGHĨA
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt

1

Agribank

2

ATM

Automatic Teller Machine

3

BLHS

Bộ luật Hình sự

4

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

5


Fintech

Cơng nghệ tài chính

6

HĐND

Hội đồng nhân dân

7

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

8

NHTM

Ngân hàng thương mại

9

OTP

One Time Password

Nam


10 PCTP

Phịng chống tội phạm

11 TCTD

Tổ chức tín dụng

12 THTP

Tình hình tội phạm

13 Vietcombank

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

14 Vietinbank

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

15 VNBC

Ngân hàng Xây dựng

16 THTP

Tình hình tội phạm

17 CSKT


Cảnh sát kinh tế

18

Phịng chống tham nhũng

PCTN

19 TTGSNHNN

Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước

20 HĐNH

Hoạt động ngân hàng


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống ngân hàng luôn là huyết mạch của nền kinh tế. Sự ổn định, an toàn
của hệ thống ngân hàng giữ vai trò trọng yếu trong việc phát triển của nền kinh tế.
Việt Nam đã trải qua quá trình xây dựng và hoàn thiện ngành ngân hàng theo hướng
thị trường, ngày càng đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập
quốc tế, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Là huyết mạch
của nền kinh tế nước nhà, thực tiễn vận hành thị trường ngân hàng cho thấy, song
hành với sự phát triển của hoạt động ngân hàng, các hành vi phạm tội trong lĩnh vực
này cũng xuất hiện và ngày càng gia tăng với tính chất, mức độ nghiêm trọng, nguy
hiểm hơn, đã để lại khơng ít những hệ lụy, tạo ra lực cản đối với sự phát triển kinh tế
- xã hội nói chung.
Trong thời gian vừa qua, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã khởi tố, điều tra, truy

tố và xét xử hàng ngàn vụ án, bị can là các đối tượng liên quan mật thiết đến các ngân
hàng. Có những vụ án các đối tượng ngồi xã hội móc nối với một số cán bộ ngân
hàng làm sai các quy định về cho vay tín dụng để chiếm đoạt tiền của ngân hàng với
những thủ đoạn như cho vay không đúng đối tượng, làm trái quy định về quản lý kinh
tế của Nhà nước, tham nhũng; cấp tín dụng khơng có đảm bảo hoặc cấp tín dụng với
điều kiện ưu đãi cho đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;
phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh tốn khơng hợp pháp; làm giả chứng
từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện
thanh toán giả. Điển hình như: Vụ án chiếm đoạt 120.886 tỷ đồng của Chi nhánh
Ngân hàng liên doanh Việt Nga; Giám đốc Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển
Ninh Thuận xét duyệt hồ sơ vay vốn kích cầu và cấp chứng thư bảo lãnh sai đối
tượng làm thất thoát 200 tỷ đồng…Theo báo cáo của VKSND cấp cao tại Hà Nội thì
từ quá trình giải quyết các vụ việc liên quan đến các vụ án hình sự trong lĩnh vực tín
dụng, ngân hàng cho thấy: Vi phạm trong lĩnh vực này thường mang tính hệ thống,
diễn ra trong một thời gian dài nhưng chậm được phát hiện, xử lý nên hầu hết các vụ
án đều có tính đồng phạm; nguyên nhân làm phát sinh tội phạm trong một số vụ án
xuất phát từ nhiều vi phạm về quy trình nghiệp vụ của Ngành ngân hàng; tính chất,
hậu quả của tội phạm trong một số vụ án là đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại cho
Nhà nước, cho tổ chức tín dụng hàng ngàn tỷ đồng, làm ảnh hưởng đến sự lành mạnh,
ổn định của thị trường tiền tệ. Vì vậy, việc đấu tranh phòng ngừa loại tội phạm này
cần được tiến hành thường xuyên với sự nỗ lực không ngừng không chỉ của các cơ
1


quan chuyên trách. Với trách nhiệm pháp lý của mình, ngành ngân hàng còn cần chủ
động trong việc nghiên cứu, đề xuất các biện pháp hữu hiệu để phòng, chống loại tội
phạm này. Có thể thấy, thời gian qua, cơng tác phòng ngừa tội phạm đã được ngành
ngân hàng quan tâm, chú trọng. Điển hình như việc ngày 18/02/2021, Ngân hàng Nhà
nước có cơng văn số 1007/NHNN-TTGSNH u cầu các ngân hàng tăng cường áp
dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân

hàng, thực hiện Chỉ thị số 07/CT-NHNN về tăng cường phòng chống ngăn ngừa vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng....Theo đó, Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước yêu cầu các ngân hàng phải tổ chức quán triệt đến các cán bộ quy định của
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) để ngăn chặn, phòng ngừa
các hành vi tiêu cực liên quan đến hành vi cấp tín dụng và các hoạt động kinh doanh
tiền tệ, ngân hàng khác; chủ động đề cao cảnh giác, phòng, chống tham nhũng, vi
phạm pháp luật trong tổ chức, đơn vị. Bộ luật Hình sự hiện hành qui định về Tội vi
phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân
hàng cụ thể trong Điều 206, 207; nhưng thực tế còn rất nhiều các hoạt động nghiệp vụ
khác như đầu tư, chuyển tiền, bảo lãnh, rửa tiền, các tội liên quan đến sở hữu, các tội liên
quan đến tham nhũng… là những “khoảng trống” pháp lý mà kẻ phạm tội có thể lợi
dụng để trục lợi. Thực tiễn cho thấy nhiều hành vi phạm tội trong lĩnh vực ngân hàng đã
xẩy ra, gây tổn thất đáng kể cho ngành ngân hàng và cho xã hội. Đó là sự phát sinh, gia
tăng của các hiện tượng xã hội tiêu cực và các loại tội phạm, trong đó có tội phạm
trong lĩnh vực ngân hàng và ngày càng diễn biến phức tạp với tính chất ngày càng
nghiêm trọng, mức độ thiệt hại lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng, gây ảnh hưởng tiêu
cực đến nền kinh tế và đời sống nhân dân.
Trong thời gian vừa qua, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã khởi tố, điều tra, truy
tố và xét xử hàng ngàn vụ án, bị can là các đối tượng liên quan mật thiết đến các ngân
hàng và TCTD khác. Có những vụ án các đối tượng ngồi xã hội móc nối với một số
cán bộ ngân hàng làm sai các quy định về cho vay tín dụng để chiếm đoạt tiền của ngân
hàng với những thủ đoạn như cho vay không đúng đối tượng, làm trái quy định về quản lý
kinh tế của Nhà nước, tham nhũng; cấp tín dụng khơng có đảm bảo hoặc cấp tín dụng với
điều kiện ưu đãi cho đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật; phát
hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh tốn khơng hợp pháp; làm giả chứng từ thanh
toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả.
Theo thống kê của TAND tối cao, trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2021, cả
nước đã đưa ra xét xử hàng trăm vụ án liên quan đến lĩnh vực tín dụng ngân hàng. Mặc dù,

2



số liệu thống kê trên chưa thể phản ánh hết tình hình tội phạm trong lĩnh vực tín dụng ngân
hàng, song đây là thực trạng đáng báo động, đòi hỏi cần có những phân tích, đánh giá, luận
giải về những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm, nhất là trong bối cảnh, tình hình mới
hiện nay, để từ đó có thể lựa chọn các giải pháp đấu tranh, phòng ngừa tích cực đối với
loại tội phạm này. Đặc biệt, trong thời gian qua chưa có nhiều cơng trình khoa học nghiên
cứu chuyên sâu về phòng ngừa loại tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng từ góc độ Tội phạm
học và phòng ngừa tội phạm.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên hoạt động phòng ngừa đạt kết quả chưa
cao; những hạn chế của hoạt động phòng ngừa chưa được quan tâm khắc phục kịp thời;
một số nội dung, biện pháp phịng ngừa khơng cịn phù hợp với u cầu thực tế; các vụ án
vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân
hàng với hậu quả đặc biệt nghiêm trọng vẫn xảy ra ở các ngân hàng và TCTD khác ở Việt
Nam...đang tạo ra những khó khăn, thách thức khơng nhỏ đối với các cơ quan thực hiện
nhiệm vụ phòng ngừa loại tội phạm này, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi các TCTD
đang trong thời kỳ cạnh tranh, mở rộng hoạt động trên các lĩnh vực tín dụng.
Xuất phát từ những địi hỏi mang tính cấp thiết về lý luận và thực tiễn nêu trên,
tác giả lựa chọn đề tài “Phịng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở
Việt Nam hiện nay” để làm đề tài tiến sĩ luật học. Với mục đích, nghiên cứu, phân
tích về những dấu hiệu pháp lý, về tình hình, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội
phạm trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là nghiên cứu lý luận và thực tiễn phòng ngừa
loại tội phạm này, tác giả sẽ đề xuất những giải pháp từ hoàn thiện pháp luật đến tổ chức
hoạt động phòng ngừa cho phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam hiện nay và
trong thời gian tới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của luận án là trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn phịng
ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian gần
đây, luận án hướng tới mục đích:

+ Về lý luận: Bổ sung và cụ thể hóa lý luận về phịng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh
vực ngân hàng.
+ Về thực tiễn là nhằm
- Chỉ ra các nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng
- Đề xuất các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng và
nâng cao hiệu quả phịng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam
trong thời gian tới.
3


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể sau:
Một là, khảo sát, đánh giá tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan
đến đề tài luận án trong và ngoài nước để nắm rõ hơn kết quả nghiên cứu, cơ sở lý
luận, căn cứ khoa học và thực tiễn về phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng,
qua đó xác định được những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án;
Hai là, trên cơ sở nền tảng lý luận về phịng ngừa tình hình tội phạm đã có,
phân tích và làm rõ các vấn đề lý luận về phịng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh
vực ngân hàng ở Việt Nam.
Ba là, khảo sát, phân tích, làm rõ thực tiễn tình hình tội phạm trong lĩnh vực
ngân hàng, trong đó đi sâu nghiên cứu làm rõ nguyên nhân và điều kiện của tình hình
tội phạm, các thiếu sót, những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn phịng ngừa tình
hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng cũng như nguyên nhân của những thiếu sót,
vướng mắc này. Dự báo tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng; các yếu tố liên
quan đến hiệu quả phòng ngừa tội phạm này và đề xuất các giải pháp, kiến nghị góp
phần nâng cao hiệu quả phịng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng
trong thời gian tới ở Việt Nam.
Bốn là, trên cơ sở nghiên cứu lý luận kết hợp với tình hình thực tế mà đề xuất
một số giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả phịng ngừa tình hình tội

phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hiện tại hệ thống ngân hàng ở Việt Nam hiện nay được cơ cấu tổ chức và hoạt
động theo 2 cấp
- Ngân hàng cấp 1 là Ngân hàng trung ương. Ngân hàng này chỉ giao dịch với
các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng mà khơng giao dịch với doanh
nghiệp, các tổ chức kinh tế và cá nhân. Hoạt động của ngân hàng trung ương khơng vì
mục tiêu lợi nhuận, mà vì sự ổn định và phát triển của nền kinh tế - xã hội nói chung,
của hệ thống tài chính ngân hàng nói riêng. Đó là Ngân hàng Nhà nước thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; phát hành
tiền, cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các tổ chức tín dụng và làm dịch vụ tiền tệ cho
Chính phủ.

4


- Ngân hàng cấp 2: là hệ thống các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng này thực
hiện giao dịch với các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong xã hội và hoạt động
vì mục tiêu lợi nhuận. Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm
2017 (khoản 3, Điều 1) định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng
được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo
quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
Vì thế nội dung của luận án xin được giới hạn về đối tượng nghiên cứu tập
trung vào các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về phịng ngừa tội phạm
nói chung, phịng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng; Các vấn đề lý
luận về phịng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng; Các quy định của
pháp luật; thực tiễn tình hình phịng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt
Nam thời gian qua của hệ thống ngân hàng cấp 2, trên cơ sở đánh giá về mặt quản lý
chung của ngân hàng cấp1.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận án được nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội
phạm. Tuy nhiên, do tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng không phải là một tội danh
cụ thể quy định trong BLHS mà là một khái niệm của tội phạm học, do đó khi nghiên
cứu về tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, tác giả xin giới hạn nội dung
nghiên cứu gồm: Những vấn đề lý luận, thực tiễn về tội vi phạm các quy định về hoạt
động ngân hàng và hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng được quy định
tại Điều 206, 207 BLHS Việt Nam năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 và một số
các tội phạm điển hình khác diễn ra trong lĩnh vực ngân hàng như các tội về sở hữu
Điều 174, 175, 179, các tội về chức vụ Điều 354, 355, 356, 359.
Về không gian: Luận án nghiên cứu thực tiễn phịng ngừa tình hình tội phạm
trong lĩnh vực ngân hàng của ngành ngân hàng tại Việt Nam.
Về thời gian: Luận án nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự Việt
Nam về các tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng từ năm 2010 đến nay, trong đó tập
trung vào các quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).Thực tiễn
phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng từ năm 2010 đến năm 2020.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận:
Luận án được thực hiên dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa MácLê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng cộng sản Việt Nam, của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về phòng,
5


chống tội phạm nói chung và phịng, chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng nói
riêng; cơ sở lý luận của Tội phạm học, khoa học luật hình sự, các ngành khoa học xã
hội khác. Đặc biệt, cơ sở lý luận chung về phòng ngừa tội phạm được sử dụng trong
luận án như là cơ sở phương pháp luận để luận giải các vấn đề lý luận về phòng ngừa
tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng. Luận án cũng được nghiên cứu trên cơ sở tiếp thu
các quan điểm khoa học tiến bộ về nhà nước, pháp luật; các quan điểm mới về tội
phạm và phịng ngừa tội phạm nói chung, về tội phạm và phòng ngừa tội phạm trong

lĩnh vực ngân hàng nói riêng.
Trên cơ sở phân tích thực trạng phòng ngừa, đấu tranh, xử lý tội phạm trong
lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2010-2020, luận án đưa ra những
dự báo về tình hình, diễn biến của tội phạm này cũng như các yếu tố tác động đến
hoạt động phòng ngừa trong thời gian tới, qua đó mà đề xuất các giải pháp tăng
cường phịng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, Nghiên cứu sinh đã sử dụng nhiều phương
pháp nghiên cứu như: Phương pháp điều tra xã hội học (xây dựng bảng hỏi, phân
tích, thống kê số liệu), phương pháp nghiên cứu tài liệu, lịch sử, thống kê, phân tích,
tổng hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch, hệ thống hoá, phương pháp tiếp cận hệ thống,
đa ngành và liên ngành khoa học xã hội … cụ thể là:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng trong việc tìm hiểu các văn
kiện, văn bản pháp luật về ngân hàng và về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm
trong lĩnh vực ngân hàng; nghiên cứu các báo cáo tổng kết công tác năm của Ngành
ngân hàng, Cục Cảnh sát phịng chống tội phạm kinh tế, Thanh tra chính phủ,
VKSNDTC, TANDTC
Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu, làm rõ quá trình hình thành,
thay đổi quan điểm trong chính sách và pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật quốc
tế về các tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng (các Chương 1,2);
Phương pháp thống kê được sử dụng trong quá trình thu thập, đối chiếu số
liệu về tình hình phát triển ngân hàng ở Việt Nam cũng như tình hình tội phạm và
kết quả phịng ngừa, đấu tranh xử lý các tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng của các
cơ quan chức năng từ năm 2010 đến năm 2020;
Phương pháp phân tích, so sánh, quy nạp được sử dụng trong tất cả các
chương của Luận án, nhằm trình bày, làm sáng tỏ các quan điểm, quan niệm về lĩnh
vực ngân hàng và tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, pháp luật Việt Nam, pháp luật
6



của các quốc gia, vùng lãnh thổ và pháp luật quốc tế về tội phạm trong lĩnh vực ngân
hàng, về thực tiễn áp dụng các quy định về tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng trong
thời gian qua. Trên cơ sở đó, xác định bản chất, đặc điểm của các hiện tượng được
nghiên cứu, sự phù hợp và bất cập của thực tiễn áp dụng các quy định của BLHS
về các tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, của việc định tội danh và quyết định
hình phạt (các Chương 2, 3); từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá, kết luận và
kiến nghị, đề xuất hoàn thiện các quy định có liên quan của BLHS Việt Nam hiện
hành (Chương 4);
Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, được sử dụng trong việc làm rõ tình
hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam thời gian qua; những tích cực,
tiến bộ và hạn chế trong phịng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng tại
Việt Nam (Chương 3);
Phương pháp hệ thống hóa được sử dụng trong tồn bộ các chương của Luận
án nhằm trình bày các vấn đề, các nội dung trong Luận án theo một trình tự, bố cục
hợp lý, chặt chẽ, có sự gắn kết, kế thừa, phát triển các vấn đề, các nội dung để đạt
được mục đích, yêu cầu đã được xác định của Luận án.
Phương pháp phân tích, dự báo khoa học được sử dụng để dự báo về diễn biến
của tình hình tội phạm, các yếu tố tác động đến hoạt động phòng ngừa tội phạm trong
lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam và trên thế giới cũng như phương pháp tiếp cận hệ
thống, đa ngành và liên ngành khoa học xã hội nhân văn như lịch sử, kinh tế, xã hội học,
tâm lý học, luật học làm rõ bản chất kinh tế, xã hội, pháp lý của tình hình tội phạm trong
lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam... để có sự nhìn nhận tồn diện hơn các yếu tố tác động
đến tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng
cường phịng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng (Chương 4).
Phương pháp so sánh luật học được sử dụng xuyên suốt đề tài nhằm đối chiếu
các quy định của pháp luật Việt Nam trong những giai đoạn phát triển khác nhau
cũng như so sánh với pháp luật của các nước, để tìm ra những điểm hợp lý cũng như
bất cập trong các quy định pháp luật về phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực
ngân hàng ở Việt Nam.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

5.1 Ý nghĩa lý luận
Việc hoàn thành luận án có ý nghĩa trong việc làm rõ và phong phú thêm lý luận
về phịng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng như khái niệm về tình hình
tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, khái niệm phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh
7


vực ngân hàng, đặc điểm, nguyên tắc, nội dung và chủ thể, các biện pháp phòng ngừa
và tổ chức hoạt động phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực này.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở tìm hiểu lý luận và đánh giá về thực tiễn hoạt động phịng ngừa tình
hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, chỉ ra những ưu điểm và những hạn chế, thiếu sót
của hoạt động phòng ngừa, Luận án đã đưa ra các dự báo có cơ sở khoa học và thực tiễn về
tình hình tội phạm, hoạt động phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng thời gian tới
qua đó xây dựng, đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt động phòng ngừa tình hình tội
phạm trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam.
6. Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã làm rõ hơn các vấn đề lý luận về phòng ngừa tội phạm trong
lĩnh vực ngân hàng, góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận về phịng
ngừa tình hình tội phạm ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của Luận án về thực tiễn phịng ngừa tình hình tội phạm
trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010-2020 khá toàn diện
và hệ thống, qua đó cho thấy rõ những ưu điểm, những hạn chế và yếu kém trong thực
tiễn phịng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng thời gian qua.
Luận án là luận cứ về lý luận, thực tiễn có thể cung cấp cho các nhà nghiên
cứu, các nhà lập pháp trong việc soạn thảo các quy định của pháp luật về tội phạm,
phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng.
Luận án là cơng trình khoa học có giá trị tham khảo phục vụ cho công tác nghiên
cứu, giảng dạy, học tập về tội phạm và phịng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân
hàng ở Việt Nam.

7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần danh mục và tài liệu tham khảo, luận án được bố cục thành 4 chương
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2. Những vấn đề lý luận về phịng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh
vực ngân hàng
Chương 3. Thực trạng phịng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng
Chương 4. Giải pháp tăng cường phịng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực
ngân hàng.

8


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Cùng với sự phát triển của khoa học cơng nghệ và xu thế tồn cầu hóa, hoạt
động của ngân hàng trên nhiều phương diện đã được cải thiện và mang lại rất nhiều
lợi ích như: tiết kiệm chi phí giao dịch, tiết kiệm thời gian, tạo thuận lợi cho các bên
tham gia giao dịch và giảm thiểu rủi ro mất tiền, tiền giả, vi phạm và tội phạm.
Tuy vậy, cùng với sự phát triển của dịch vụ ngân hàng thì các vi phạm, tội
phạm trong lĩnh vực này cũng ngày một gia tăng và diễn biến phức tạp với những thủ
đoạn tinh vi để che giấu hành vi phạm tội. Các tội phạm này khơng chỉ ảnh hưởng
trực tiếp đến mục tiêu, lộ trình hoạt động của ngân hàng, đến hiệu quả kinh doanh của
các ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế và tội
phạm không chỉ dừng lại ở một quốc gia mà nó cịn ảnh hưởng sâu rộng đến các quốc
gia khác trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay. Thực trạng này được các nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước quan tâm, đặc biệt là thời gian gần đây.
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu lý luận về phịng ngừa tình hình tội phạm
Tim Newbukin, “Giáo trình Tội phạm học”, Vương Quốc Anh, 1998 []. Nội
dung sách gồm có 6 phần và 36 chương, đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất về tội

phạm học và phịng ngừa tội phạm. Trong đó, tác giả chủ yếu đề cập đến những vấn
đề lý luận về tội phạm nói chung, các quan điểm về phịng ngừa tội phạm và hệ thống tư
pháp hình sự trong phịng, chống tội phạm. Tuy nhiên, tác giả chỉ mới dừng lại ở việc
nghiên cứu hệ thống các quan điểm, quan niệm, biện pháp phịng ngừa tội phạm nói
chung trên phương diện nghiên cứu các hiện tượng xã hội. Với nội dung nghiên cứu của
mình, nghiên cứu sinh đã kế thừa được những kiến thức lý luận phục vụ cho quá trình
nghiên cứu về phịng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng.
Minkovskij GM, “Cơ sở lý luận của việc phòng ngừa tội phạm”, Nhà xuất bản
Moskva, jurid. Literature, 1987[]
Về phương pháp luận: Tác giả Minkovskij G.M cho rằng tội phạm là một hiện
tượng xã hội, cần phải xác định được nguyên nhân, điều kiện và áp dụng biện pháp để
loại trừ chính là phịng ngừa tội phạm; Hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm:
Phải đồng bộ, cụ thể, tổng hợp, toàn diện; Về cơ sở kinh tế - xã hội của việc phòng ngừa
tội phạm: Bao gồm nhiều biện pháp loại trừ các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, các
điều kiện sống không thuận lợi, nâng cao trình độ văn hóa cho người dân, đề cao tính
9












×