Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

thực trạng hoạt động tiêu thụ hàng gia dụng tại công ty cổ phần gia dụng goldsun

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474 KB, 80 trang )

Chuyên đề thực tập
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIA
DỤNG GOLDSON 7
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần gia dụng GoldSun
7
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 7
2. Tầm nhìn và sứ mệnh 8
3. Chiến lược phát triển của công ty 9
4. Nhiệm vụ hoạt động của công ty 9
5. Chức năng của công ty 10
II. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 10
III. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty 13
1. Nhiệm vụ sản xuất và tính chất của sản phẩm 13
2. Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm 14
3. Đặc điểm về lao động, máy móc, nguyên vật liệu 16
IV. Tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần gia dụng GoldSun
21
1. Kết quả sản xuất kinh doanh 21
1.1. Vốn và nguồn vốn cuả công ty 21
1.2. Khả năng thanh toán 25
1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh 26
2. Về thị trưòng tiêu thụ 27
2.1. Thị trường trong nứơc 28
2.2. Thị trường xuất khẩu 29
3. Đóng góp vào ngân sách của nhà nước và thu nhập bình quân của người lao
động 29
1
Chuyên đề thực tập


CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HÀNG TIÊU THỤ GIA
DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIA DỤNG GOLDSON 31
I. Đặc điểm mặt hàng gia dụng và đặc điểm hoạt động tiêu thụ mặt hàng này
31
1. Đặc điểm mặt hàng gia dụng 31
2. Đặc điểm hoạt động tiêu thụ mặt hàng gia dụng của công ty 32
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ hàng gia dụng của công ty
34
1.Môi trường vĩ mô 34
1.1 Những ảnh hưởng của chính trị luật pháp 34
1.2 Các yếu tố thuộc môi trường bên trong 37
1.3. Yếu tố kinh tế 38
1.4 Yếu tố khoa học công nghệ 40
1.5 Yếu tố văn hoá 41
1.6 Các nhân tố tự nhiên 41
1.7 Cơ sở hạ tầng 41
2. Môi trường tác nghiệp 42
2.1 Đối thủ cạnh tranh 42
2.2 .Khách hàng 42
2.3 Nhà cung cấp 43
2.4. Sản phẩm thay thế 43
3. Tác động của môi trường bên trong doanh nghiệp 43
III. Thực trạng hoạt động tiêu thụ hàng gia dụng của công ty 44
1. Kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty 44
2. Thị trường tiêu thụ hàng gia dụng của công ty 46
2.1 Thị trường trong nứơc 47
2.2 Đối với thị trường xuất khẩu 48
3.Chủng loại sản phẩm 48
4. Hệ thống kênh phân phối hàng gia dụng của công ty 49
2

Chuyên đề thực tập
5. Thực trạng về khả năng cạnh tranh trong tiêu thụ hàng gia dụng tại công ty
cổ phần gia dụng GoldSun 52
5.1. Sản phẩm và chất lượng sản phẩm 52
5.2. Thương hiệu sản phẩm 53
5.3. Giá bán 53
5.4. Công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm gia dụng của công ty 55
5.5. Các hoạt động quảng cáo, tiếp thị bán hàng 56
5.6. Các công cụ cạnh tranh khác 56
VI. Đánh giá hoạt động tiêu thụ hàng gia dụng của công ty 57
1. Thành tựu 58
2. Hạn chế 59
3. Nguyên nhân 60
CHƯƠNG III MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ HÀNG
GIA DỤNGTẠI CÔNG CY CỔ PHẦN GIA DỤNG GOLDSON 61
I. Mục tiêu và phương hướng hoạt động của công ty cổ phần gia dụng
Goldsun trong thời gian tới 61
1.Mục tiêu 61
2.Phương hướng 61
II. Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ hàng gia dụng ở công ty
cổ phần gia dụng Goldsun 62
1 Những giải pháp vi mô 62
1.1.Tổ chức tốt công tác điều tra nghiên cứu thị trường 62
2. Hoàn thiện chất lượng sản phẩm 63
3. Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ 65
4. Nâng cao tay nghề cho người lao động 66
5. Đầu tư cho xây dựng và triển khai thương hiệu sản phẩm hàng hoá 67
6. Đầu tư cho công tác thiết kế mẫu 68
7. Chính sách giá cả 69
8.Hoàn thiện kênh phân phối 71

3
Chuyên đề thực tập
9. Hoạt động xúc tiến 73
10. Phát triển các hoạt động trước và trong sau khi bán hàng 74
III. Một số kiến nghị với nhà nứơc 74
1. Chính sách về thuế 74
2. Chính sách phát triển vùng nguyên liệu cho ngành gia dụng 75
3. Ưu tiên về lãi suất tín dụng 75
4.Nhà nước cần sửa đổi, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ vốn, huy động vốn
cho các doanh nghiệp xuất khẩu 76
5. Áp dụng một chê độ tỷ giá hối đoái tương đối ổn định phù hợp và khuyến
khích xuất khẩu 77
KẾT LUẬN 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
4
Chuyên đề thực tập
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay sự giao lưu giữa các nước trên thế giới ngày càng mở rộng theo
hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, đặc biệt là sự hình thành
tồn tại và phát triển của các tổ chức khu vực, liên khu vực và các công ty đa quốc
gia trong mấy thập kỷ qua đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử phát
triển kinh tế thế giới .Tình hình này khiến cho các nước không chỉ bó hẹp hoạt động
kinh tế của mình trong phạm vi quốc gia mà còn phải tham gia vào các hoạt động
kinh tế toàn cầu hoặc khu vực nhằm tận dụng mọi lợi thế so sánh .
Để hoà chung với nhịp độ phát triển của nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã và
đang thực hiện các chính sách kinh tế đối ngoại nhằm mở rộng các quan hệ với các
nứơc trong khu vực cũng như trên thế giới ở nhiều lĩnh vực.
Đây vừa là điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh
doanh khẳng định vị thế của mình không chỉ ở thị trường trong nứơc mà còn ở cả
thị trường quốc tế. Cùng với sự nỗ lực chung của các doanh nghiệp khác, công ty cổ

phần gia dụng Goldsun cũng đang từng bước tiến lên cùng với quá trình hội nhập
chung trong khu vực và toàn thế giới. Mặc dù là một doanh nghiệp trẻ, song trong
suốt thời gian qua, công ty cổ phần gia dụng Goldsun đã cho thấy sự phát triển vững
mạnh cả về số lượng và chất lượng trong việc cung cấp các sản phẩm hàng hoá,
dịch vụ
Mỗi một doanh nghiệp là một tế bào quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Đó
chính là nơi cung cấp các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cũng
như toàn thể xã hội. Một doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh
doanh trên thị trường thì mục tiêu của họ là lợi nhuận do đó họ phải quan tâm tới tất
cả các yếu tố từ đầu vào, tăng cường thúc đẩy các yếu tố đầu ra. Tức là phải sử
dụng chi phí ở mức thấp nhất, tiết kiệm nhất nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng
của sản phẩm cũng như hiệu quả sản xuất ở mức cao nhất. Để đạt được điều này
doanh nghiệp có thể sử dụng các biện pháp như tìm được nguồn lực đầu tư đầu vào
hợp lý hoặc giảm tối đa các khoản chi phí không đáng có. Muốn vậy doanh nghiệp
cần xác định được chính xác các yếu tố như tình hình tiêu thụ để ước luợng các chi
phí đầu vào cũng như chi phí đầu ra để ước tính sao cho chi phí thấp nhất, mà sản
phẩm vẫn đạt chất lượng tốt nhất phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.Mà với
5
Chuyên đề thực tập
mỗi doanh nghiệp, kết quả hoạt động kinh doanh là yếu tố cơ bản quyết định sự
thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Hiện nay, không ít các doanh nghiệp, vì
rất nhiều lý do khác nhau mà hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
không thực đảm bảo, các thông tin tài chính phản ánh sai lệch tình hình hoạt động
của doanh nghiệp dẫn đến tình trạng: lãi giả, lỗ thật, đe doạ ảnh hưởng trực tiếp đến
sự tồn tại của công ty. Để tạo những bước tiến vững chắc trên con đường khẳng
định vị thế và chỗ đứng của mình trong bối cảnh hội nhập, việc xác định kết quả
tiêu thụ là một vấn đề mà công ty cổ phần gia dụng Goldsun rất quan tâm.
Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần gia dụng GoldSun cùng với sự
hướng dẫn của Th.S Nguyễn Thị Liên Hương cùng ban giám đốc và toàn thể nhân
viên trong công ty kết hợp với những hiểu biết của bản thân em đã chọn chuyên đề:

“Hoạt động tiêu thụ hàng gia dụng tại công ty cổ phần gia dụng Goldsun- Thực
trạng và giải pháp” để hoàn thành chuyên đề thực tập của mình.Chuyên đề thực tập
của em gồm ba phần:
Chương I: Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần gia dụng Goldsun
Chương II: Thực trạng hoạt động tiêu thụ hàng gia dụng tại công ty cổ
phần gia dụng GoldSun
Chương III: Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ hàng gia dụng
tại công ty cổ phần gia dụng Goldsun.
Do thời gian và kiến thức còn nhiều hạn chế vì vậy bài viết của em không thể
tránh khỏi thiếu sót.Em rất mong nhận được sự chỉ bảo hướng dẫn của thầy cô để
rút ra những bài học kinh nghiệm để hoàn thiện và nâng cao kiến thức của bản thân.
6
Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN GIA DỤNG GOLDSON
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần gia dụng GoldSun
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần gia dụng Goldsun tiền thân là công ty TNHH Nhật Quang,
đuợc thành lập ngày 23/7/1996 theo quyết định số 1591/GPUB của UBND thành
phố Hà Nội với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là: sản xuất gia công các loại bao
bì carton sóng, bao bì duplex. Ngay từ khi thành lập công ty đã nhanh chóng chiếm
lĩnh thị trường in ấn và sản xuất bao bì carton cao cấp với công nghệ và thiết bị
hiện đại bậc nhất Đông Nam Á.Cùng với xu hướng phát triển chung của nền kinh
tế thị trường, trong suốt 14 năm hoạt động, từ khi thành lập tới nay công ty không
ngừng cải thiện hoạt động kinh doanh của mình để phù hợp với xu thế biến đổi của
thị trường.Thành quả của sự nỗ lực này được thể hiện rất rõ trong quá trình phát
triển của công ty: Tháng 11 năm 1997 thành lập thêm công ty TNHH Quang Vinh
hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực phân phối các sản phẩm thiết bị nhà
bếp và đồ gia dụng . Sau một thời gian ngắn tham gia phân phối công ty đã nhận ra

tiềm năng của thị trường này.Vì vậy công ty TNHH Nhật Quang đã bắt đầu sản xuất
các sản phẩm này tại nhà máy bao bì.Sau khi dự án đồ dùng bếp gas được chứng tỏ
là khả thi công ty TNHH Nhật Quang đã quyết định thành lập công ty cơ khí và gia
dụng Nhật Quang 2 vào tháng 2/2004 tại khu công nghiệp Minh Khai - Từ Liêm-
Hà Nội.Công ty này tập trung chủ yếu vào sản xuất các sản phẩm gia dụng inox và
lắp ráp bếp gas.
Cũng trong thời gian này, công ty TNHH Quang Vinh đã được mở rộng thị
trường ra khắp cả nước thành lập các văn phòng chi nhánh tại 2 thành phố lớn là Sài
Gòn và Đà Nẵng vào năm 2002 và 2004. Do vậy hiện nay công ty đã xây dựng
được mạng lưới chi nhánh và đại lý với số lượng trên 300 đại lý tại khắp các tỉnh
thành trong cả nước và hệ thống showroom được trang bị hiện đại tại Hà Nội, Vinh,
Đà Nẵng, Sài Gòn.
Đến cuối năm 2005 công ty thực sự đánh dấu bước chuyển mình vươt bậc khi
7
Chuyên đề thực tập
công ty chuyển sang hình thức cổ phần bằng việc sát nhập 3 công ty: công ty
TNHH bao bì Nhật Quang, công ty cơ khí gia dụng Nhật Quang 2 và công ty
TNHH Quang Vinh, để chính thức trở thành công ty cổ phần Mặt Trời Vàng với
30% vốn góp của quỹ tín dụng quốc tế Mekong Capital - Một quỹ đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam và là doanh nghiệp đầu tiên được quỹ này đầu tư, sự kiện này
diễn ra vào 1/12/2005. Từ đó công ty chính thức chuyển sang hình thức công ty cổ
phần, một hình thức mà doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang hướng tới với số
đăng ký kinh doanh: 0103010076 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Sang năm 2007 công ty bán cổ phần cho quỹ đầu tư Việt Nam VIF(đại diện bởi
công ty liên doanh quản lý đầu tư BIDV-VietNam partners). Công ty thực hiện 2 dự
án mở rộng sản xuất xuất khẩu tại nhà máy in và bao bì Nhật Quang và nhà máy cơ
khí gia dụng. Năm 2009 công ty chính thức góp vốn và đi vào hoạt động với tên
giao dịch công ty cổ phần gia dụng GoldSun (tên viết tắt GoldSun corp). Địa chỉ
giao dịch: Lô CN7- cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ xã Minh Khai- Huyện
Từ Liêm- Hà Nội

SĐT: 047658111 Fax:7658110
Trong những năm qua công ty liên tục nhận được bắng khen của các cấp chính
quyền thành phố Hà Nội và nhận được bằng khen của thủ tướng chính phủ (năm
2006).Công ty đã nhận được các giải thưởng danh tiếng cho sản phẩm như giải Sao
vàng Đất Việt, Hàng Việt Nam chất lượng cao, thương hiệu mạnh, giải thưởng tin
& dùng Việt Nam ….
Sở dĩ công ty đã đạt được những thành quả như vậy vì ngay từ khi hoạt động
công ty đã xác định rõ phương châm hoạt động của mình là: “chất lượng là tiêu
chuẩn hàng đầu trong mọi hoạt động”.
2. Tầm nhìn và sứ mệnh
Ngay từ khi hoạt động công ty cổ phần gia dụng Goldsun đã xác định ngay
tầm nhìn của doanh nghiệp mình đó là: “Trở thành một trong ba doanh nghiệp xuất
khẩu hàng đầu tại Việt Nam và trở thành thương hiệu số một về các sản phẩm gia
dụng tầm trung tại thị trường nội địa”
Với sứ mệnh: “Goldsun tạo nên giá trị gia tăng cho cuộc sống thông qua việc
sản xuất và cung cấp đồ gia dụng đáp ứng nhu cầu hưởng thụ cuộc sống”.
8
Chuyên đề thực tập
3. Chiến lược phát triển của công ty
• Với mục tiêu mở rộng sản xuất kinh doanh ra tất cả các thị trường không
chỉ trong nước mà cả quốc tế, thâm nhập được vào cả các thị trường vốn được coi
là khó tính như thị trường Mỹ, Nhật Bản …
• Phấn đấu đạt doanh thu 600 tỷ trong năm 2010
• Xây dựng thương hiệu Goldsun trở thành thương hiệu số 1 về các sản
phẩm gia dụng tầm trung ở thị trường nội địa.
• Đem đến cho khách hàng cùng những đối tác sự tin cậy cùng những dịch
vụ tôt nhất.
• Phát triển các ngành nghề khác trong tương lai.
• Nâng cấp hệ thống sản xuất của nhà máy, trang bị những trang thiết bị
hiện đại phục vụ tốt nhất cho sản xuất.

4. Nhiệm vụ hoạt động của công ty
• Bảo đảm cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và các bộ phận sản xuất
được diễn ra một cách nhịp nhàng
• Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, tìm ra các phương án sử dụng vốn có hiệu
quả nhất.
• Nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với
nhu cầu của khách hang.
• Tuân thủ các quy định của pháp luật đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
• Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với toàn thể cán bộ công nhân
viên trong công ty
• Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với người lao động và nộp thuế cho
nhà nước
• Xây dựng, tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty
theo mục tiêu, chiến lược đề ra
9
Chuyên đề thực tập
5. Chức năng của công ty
Cung cấp các sản phẩm đồ gia dụng đáp ứng nhu cầu hưởng thụ cuộc sống,
mang lại cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất giá cả phải chăng.
II. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Bất kỳ một doanh nghiệp nào để có thể duy trì đựoc hoạt động sản xuất kinh
doanh đều cần có một bộ phận quản lý tốt có kinh nghiệm kinh doanh. Công ty cổ
phần gia dụng GoldSun cũng vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, công
ty áp dụng một mô hình quản lý trực tuyến chức năng, mỗi tuyến là bộ phận đảm
nhận thực hiện một hay một số chức năng nhất định, giữa các tuyến có sự gắn bó
hữu cơ và có sự phối hợp trong các hoạt động của công ty.
Dưới sự điều hành của chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc
công ty ông Phạm Cao Vinh một người có hơn 13 năm kinh nghiệm trong việc quản
lý sản xuất và kinh doanh bao bì đã từng tốt nghiệp thạc sỹ quản trị kinh doanh đại
học tổng hợp Irvena ( Hoa Kỳ) và cử nhân kinh tế trường đại học kinh tế quốc dân.

Và một hội đồng quản trị bao gồm
Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật – ông Phan Thanh Hoài
Giám đốc kinh doanh gia dụng nội địa- ông Phạm Văn Quang
Cổ đông sang lập bà Phạm Thị Loan
Cổ đồng góp vốn –Mekong Enterprise Fund do Mekong capital quản lý
Cổ đống góp vốn - quỹ đấu tư Việt Nam đại diện bởi công ty liên doanh quản
lý đầu tư BIDV – Vietnam Partner(BVIM)
10
Chuyên đề thực tập
Sơ đồ 1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY GOLDSUN
KHO
PX
đột dập
PX
lắp
ráp
PX
Đánh
bóng
Bộ
phận
vận tải
Phòng
marke
ting
Phòng
KD1
Phòng
KD2
Phòng

KD3
Phòng
KD4
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ
TRỢ LÝ KIỂM TOÁN
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH BAO BÌ
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH GIA DỤNG
BỘ PHẬN
R&D
BỘ PHẬN KHSXKD BỘ PHẬN MUA
TRỢ LÝ GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
KINH DOANH
BỘ PHẬN BH VÀ
HỖ TRỢ KT SP
KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH
NHÂN SỰ
GĐ SẢN
XUẤT
QLCL
Phòng Đpsx
Kế hoạch
Thống kê
Ban quản đốc
Công nghệ
kĩ thuật
CN MIỀN CN MIẾN CN MIỀN

XUẤT NHẬP
KHẨU
Bộ phận
quản lý
PGĐ kinh
doanh
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
11
Chuyên đề thực tập
Trong đó đại hội đồng cổ đông: bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là
cơ quan cao nhất của công ty và có nhiệm vụ đưa ra các mức cổ tức của từng cổ
phiếu, bãi nhiệm các thành viên của hội đồng quản trị, quyết định sát nhập hoặc
giải thể công ty, định hướng phát triển của công ty
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công
ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty (trừ
những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đồng). Các nhiệm vụ cụ thể là: quyết
định chiến lược, quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty,
thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện ….
- Tổng giám đốc: quyết định các công việc hàng ngày của công ty, tổ chức kế
hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty, kiến nghị phương án bố trí tổ
chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty.
- Giám đốc điều hành: là người chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động hàng
ngày của từng nhà máy cụ thể và chịu trách nhiệm trứơc cơ quan quản lý cấp trên
- Giám đốc tài chính và trợ lý kiểm toán: chịu trách nhiệm và mặt tài chính của
toàn công ty, đánh giá về các mặt hoạt động của công ty trên khía cạnh tài chính,
đồng thời trợ giúp và tư vấn cho tổng giám đốc và trình bày các vấn đề về tài chính
trứoc hội đồng quản trị
- Giám đốc sản xuất: điều hành về từng mặt của hoạt động sản xuất của công ty và
chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về mặt sản xuất của công ty
- Các bộ phận:

+) Bộ phận R&D: là bộ phận chuyên nghiên cứu, tìm ra và phát triển cấc sản phẩm
mới cho công ty để tiến hành kinh doanh, phát triển việc kinh doanh các sản phẩm
này
+) Bộ phận kế hoạch sản xuất kinh doanh: là bộ phận chuyên làm nhiệm vụ đề ra
các kế hoạch kinh doanh của công ty
+) Bộ phận kế toán: nhiệm vụ theo dõi ghi chép, quản lý, hạch toán kế toán đối với
toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về lao động, tài sản, vật tư, tiền vốn…
+) Bộ phận hành chính nhân sự: giúp giám đốc quản lý các công việc về hành chính
nhân sự và quản lý lao động cho công ty
12
Chuyên đề thực tập
+) Bộ phận xuất nhập khẩu: chiu trách nhiệm về các công việc liên quan đến việc
xuất nhập khẩu hàng hoá của công ty
+) Bộ phận quản lý chất lượng: có trách nhiệm đảm bào và kiểm soát chất lượng
sản phẩm, hàng hoá của công ty, đồng thời thiết kế các quy trình kiểm soát chất
lượng
+) Các phân xưởng: xét về khía cạnh sản phẩm nhà máy gia dụng có 3 phân xưởng
chính:
- Phân xưởng đột dập: phụ trách việc tạo khuôn hình cho các sản phẩm gia
dụng
- Phân xưởng lắp ráp: phụ trách việc lắp ráp các khuôn hình để tạo thành sản
phẩm
- Phân xưởng đánh bóng: phụ trách việc đánh bóng sản phẩm sau khi lắp ráp
III. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty
1. Nhiệm vụ sản xuất và tính chất của sản phẩm
Ngay từ khi mới thành lập, công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất gia
công các loại bao bì carton sóng, bao bì duplex.Sau khi mở rộng sản xuất công ty
sản xuất thêm một số loại sản phẩm gia dụng inox và lắp ráp bếp gas. Để đáp ứng
nhu cầu của người tiêu dùng, công ty không ngừng mở rộng hệ thống phân phối ra
khắp cả nước với mục tiêu:

- Đưa thương hiệu GoldSun trở nên quen thuộc với mỗi gia đình không chỉ thị
trường trong nước mà cả thế giới
- Thực hiện đúng tôn chỉ mà công ty đã đề ra “Đoàn kết – thân ái – phát triển
lâu dài- tăng trưởng bền vững”
- Nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm.
Do đặc điểm các sản phẩm của công ty là chủ yếu là hàng gia dụng nên nhu cầu tiêu
dùng khá ổn định mặc dù trong thời gian qua nền kinh tế có những suy thoái gây
ảnh hưởng mạnh mẽ tới một số ngành. Tuy nhiên do sự cố gắng nỗ lực của toàn thể
công nhân viên trong toàn thể công ty và do tính chất của ngành nên không bị ảnh
hưởng nhiều từ cuộc suy thoái này. Cho nên đây vẫn là một thị trường tiềm năng
13
Chuyên đề thực tập
cho doanh nghiệp để tiếp tục sản xuất và đầu tư Tuy nhiên do đặc điểm sản phẩm
những sản phẩm trong công ty như: bếp gas, đồ gia dụng, điện gia dụng… để chế
tạo ra những sản phẩm này nguyên liệu đầu vào hầu hết ngoại nhập .Cho nên bị tác
động mạnh mẽ của giá nguyên liệu đầu vào, nguồn cung ứng. Một khi những
nguồn cung ứng không đủ hoặc giá đầu vào cao đều ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt
động của công ty.
2. Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm
Với một hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại cùng đội ngũ công nhân viên có
trình độ tay nghề cao công ty cổ phần gia dụng Goldsun đã tự tạo cho mình một quy
trình sản xuất hiện đại, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao. Điều này thể hiện ở
quy trình sản xuất các sản phẩm của công ty cũng như là quy trình kiểm tra chất
lượng sản phẩm cho quá trình sản xuất và quy trình xử lý thông tin cho quá trình
kinh doanh và sản xuất
Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất nồi inox
Tẩy rửa trên băng tải
Máy viền
( viền vành nồi)
Nguyên vật liệu đầu vào

o
Máy cắt (cắt pha tấn)
Máy dập thuỷ lực
(dập thúc lần 1)
Máy tôi cao tần
(tôi vành)
Máy dập thuỷ lực
(dập thúc lần2-vành trên)
Máy trục khuỷu
(cắt vành nồi)
Bán cho khách hàng
Nhập kho
Bao gói đóng hộp
Nối máy hàn bấm
(hàn quai)
Máy trục khuỷu
(dập gân cứng đáy )nồi)
Máy hai đầu trục
(đánh bóng)
14
Chuyên đề thực tập
( Nguồn : Phòng kế hoạch sản xuất)
Sơ đồ 3: Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm cho quá trình sản xuất
Đã thực hiện
nhiều lần nhưng
không đạt kết quả
Sản phẩm đầu vào
Phân loại
Kiểm tra
Cân, điều chỉnh…

Kiểm tra
Quá trình sản xuất
Kiểm tra định kỳ
Sản phẩm sản xuất
xong
Kiểm tra
Nhập kho
Kiểm tra
Phân loại
Xử lý
15
Chuyên đề thực tập

(Nguồn: Phòng kế hoạch sản xuất)
Với hệ thống các máy móc được trang thiết bị hiện đại (như đã minh hoạ quy
trình sản xuất nồi inox trên) cùng với một quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm
khoa học, nghiêm ngặt, các sản phẩm của công ty cổ phần gia dụng GoldSun khi
được sản xuất ra thị trường đều đảm bảo được yêu cầu về chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra với công suất thiết kế, các máy móc hoạt động trong dây chuyền sản xuất
rất cao: máy dập thuỷ lực có công suất tối đa là 400 tấn, máy hai đầu trục dùng để
đánh bóng có công suất 5.5 KW. Điều này đã tạo điều kiện cho công ty luôn cung
cấp được đầy đủ nhu cầu thị trường đồ bếp cao cấp -một trong những thị trường
phát triển rất nhanh cùng với sự phát triển của nền kinh tế.
3. Đặc điểm về lao động, máy móc, nguyên vật liệu
Công ty cổ phần gia dụng Goldsun hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất
bao bì carton, sản xuất đồ gia dụng inox, bếp gas bàn và phân phối các thiết bị nhà
bếp cao cấp.
Vì vậy ngành này có đặc điểm là sử dụng nhiều máy móc thiết bị khác nhau
trong sản xuất cùng một loại sản phẩm. Trước đây tình hình máy móc của công ty
tương đối lạc hậu chủ yếu nhập những máy móc của Tây Âu và Đông Âu cũ cho

nên sản phẩm làm ra chỉ đáp ứng thị trường trong nứơc. Nhưng đến nay máy móc
được đầu tư hiện đại hơn bao gồm:
- Hệ thống dây chuyền sản xuất bếp gas
- Máy cắt tôn
- Máy dập thuỷ lực (công suất tối đa là 400 tấn, máy hai đầu trục dùng để đánh bóng
có công suất tối đa 5,5 KW)
- Máy dập khuôn trục
- Máy viền…
Đối với nhà máy bao bì carton công ty đã trang bị máy móc, thiết bị hiện đại:
- Máy carton song
- Máy in FLEXXO
16
Chuyên đề thực tập
- Máy phủ UV…(hoạt động 8h/ngày với công suất đạt 32.000 sản phẩm
/ngày )
Bảng 1: Máy phục vụ cho công tác quản lý
Loại máy móc Nứơc sản xuất Số lượng Thời gian sử dụng
(năm)
Máy tính Nhật Bản 100 12
Máy in Nhật Bản 20 15
Máy photocopy Nhật Bản 2 12
Máy Fax Nhật Bản 14 8
(Nguồn: phòng kế hoạch sản xuất)
Trong đó máy tính của công ty phục vụ cho công tác quản lý và được sử dụng
chủ yếu ở các phòng ban chức năng.Máy tính được sử dụng 8 tiếng/ngày.
Máy in, máy photocopy, máy fax phục vụ cho công việc kinh doanh của công
ty như: gửi fax đến khách hàng , nhận fax từ bạn hàng gửi đến….
Như vậy trong thời gian gần đây máy móc công ty đã đựơc cải thiện đáng kể. Chính
điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ
và cho phép công ty đưa ra những chính sách hữu hiệu về sản phẩm giá cả và phân

phối. Máy móc kỹ thuật hiện đại giúp công ty sản xuất ra những chủng loại sản
phẩm mới có mẫu mã kiểu dáng hiện đại , đa dạng hoá phù hợp với thị hiếu của
khách hàng đặc biệt với thị trường xuất khẩu là thị trường khó tính.Năng lực sản
xuất của công ty cũng được nâng cao đáng kể có thể đáp ứng được những đơn đặt
hàng lớn. Với những dây chuyền sản xuất hiện đại là chìa khoá cho việc giảm chi
phí và hạ gía thánh sản phẩm.Nhờ việc mạnh dạn đổi mới dây chuyền hiện đại cho
nên công ty đã tạo cho mình những sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường
đống thời hoạt động tiêu thụ hàng hoá cũng có nhiều thuận lợi
Các sản phẩm sản xuất ra một phần đã đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Hơn nữa một phần sản phẩm của công ty là những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu
tiêu dùng.Trong khi đó nguyên vật liệu chính để sản xuất ra các sản phẩm công ty
hầu như phải nhập từ những nguồn bên ngoài. Như vậy công ty phụ thuộc rất nhiều
17
Chuyên đề thực tập
vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập và hầu như không có nguồn nguyên liệu trong
nước thay thế . Trong khi đó định mức tiêu dùng được thể hiện qua bảng dưới đây
Bảng 2: Đinh mức tiêu dùng loại vật liệu chính của sản phẩm bếp gas
Tên vật tư ĐVT SL Đơn giá Thành tiền
Nhãn tên 17 F Tờ 500 4.500 2.250.000
Nhãn tên 17 S Tờ 486 4.500 2.187.000
Gas hoá lỏng HP Bình 03 150.909,99 452.727
Gas hoá lỏng GĐ Bình 02 143.636,36 287.273
Ông thép van gas Cái 920 12.000 11.040.000
Đề can bếp gas Tấm 21.000 7.000 147.000.000
ống gas bếp âm Cái 100 4.994 499.400
ống dẫn gas Cái 440 6.220 2.736.800
Chân cao su Cái 700 6.364 4.654.800
Kiềng vuông Cái 632 100 632.000
Tấm lưng 130 Tấm 2.000 8.455 16.910.000
Vít (4x10) Cái 28.000 58.000 1.624.000

Hộp cao áp xu Cái 200 200 40.000
Vít (4x14) Cái 500.000 53.000 26.500.000
Cộng 240.190.000
( Nguồn: trích từ sổ quản lý vật tư năm 2009-Phòng sản xuất)
18
Chuyên đề thực tập
Bảng 3: Bảng chi phí nguyên vật liệu chính dung cho sản xuất nồi inox
(Đvt:VNĐ)
Tên sản
phẩm
Vật
liệu
Kích thứơc NVL
SD
Giá
chưa
VAT
Thành
tiền
Phế
liệu
thu hồi
CP NVL
Đk Hs Pi Độ
dày
Thân nồi
16x90
Inox
201-
0.5

C 3.14 0.5 0.291 38.095 15.187 1.048 14.140
Thân nồi
20x112
3.14 0.5 0.449 38.095 23.434 1.616 21.871
Thân nồi
24x132
3.14 0.5 0.625 38.095 32.619 2.250 30.399
MBĐ nồi
16
3.14 0.5 0.088 38.095 4.459 289 4.170
MBĐ nồi
20
3.14 0.5 0.11 38.095 5.573 361 5.231
MBĐ nồi
24
3.14 0.5 0.191 38.095 9.677 626 9.0 51
Cộng 90.949 6.156 84.759
(Nguồn: trích từ sổ quản lý vật tư năm 2009-Phòng sản xuất)
Nguồn nguyên liệu chủ yếu phải nhập từ bên ngoài nó là một trong những khó
khăn chính ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. Công ty luôn tìm ra những biện
pháp tiết kiệm nguyên vật liệu và một trong những biện pháp đó tận dụng những
nguyên vật liệu dư thừa để tái chế hoặc những sản phẩm bị hỏng tái chế lại. Đối với
công tác định mức vật tư công ty luôn có một bộ phận thực hiện các mức này và
tiến hành hoàn thiện chúng.Phương pháp xây dựng định mức vật tư được thực hiện
như sau:
+) Sản xuất thử
+) Dựa theo các tài liệu về định mức tiêu hao vật tư cũ các cán bộ tiến hành khảo sát
các công đoạn trong từng dây chuyền để xác định mức tiêu hao lý thuyết
+ Xác định công đoạn nào là mức tiêu hao lớn nhất
19

Chuyên đề thực tập
+) Xây dựng định mức tiêu hao cho từng công đoạn
+) Từ thực tế sản xuất hàng quý, hàng tháng, năm theo phương pháp thống kê kinh
nghiệm để xây dựng định mức tiêu hao vật tư
Bảng 4: Bậc thợ của công nhân trong công ty ( năm 2009)
STT
Bậc
thợ
Đơn vị Số người
Tỷ trọng (% số
người ở từng
bậc /tổng số
người)
Nam
Tỷ trọng (%)
(nữ ở từng
bậc /tổng số
nữ ở các
bậc)
Nữ
Tỷ trọng (%)
(nam ở từng
bậc/tổng số nam ở
các bậc)
1 Bậc 1 Người 150 11,64 130 15,53 20 4,42
2 Bậc 2 Người 165 12,80 140 16,73 25 5,53
3 Bậc 3 Người 200 15,52 100 11,95 100 22,12
4 Bậc 4 Người 236 18,31 156 18,64 80 17,70
5 Bậc 5 Người 450 34,91 250 29,87 200 44,25
6 Bậc 6 Người 65 5,04 42 5,02 23 5,09

7 Bậc 7 Người 23 1,78 19 2,27 4 0,88
(Nguồn:Số liệu thống kê- phòng quản trị hành chính)
+) Tiến hành kiểm tra những công đoạn chủ yếu nhất một cách thường xuyên
tháng, quý.
Nhưng để cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình
thường thì doanh nghiệp phải đầy đủ 3 yếu tố:lao động, công cụ và đối tượng lao
động. Lao động là một trong 3 yếu tố của quá trình sản xuất. Nếu thiếu một trong 3
yếu tố này thì quá trình sản xuất không thể tiếp tục .Trên thực tế công ty có một yếu
tố rất mạnh đó chính là một đội ngũ lao động có trình độ và tay nghề cao, nhiệt
tình công việc, luôn phấn đầu vì sự phát triển của công ty.
Nhìn vào bảng biểu ta thấy bậc thợ từ 4 đến 5 chiếm rất cao với số lượng
chiếm 686 người , thợ bậc cao 6/7 chiếm 65 người, chính điều đó đã góp phần
không nhỏ vào việc đưa công ty vượt qua những khó khăn trong thời kỳ suy thoái
chung của nền kinh tế.Giúp công ty có những bước tăng trưởng bền vững.
20
Chuyên đề thực tập
IV. Tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần gia dụng GoldSun
1. Kết quả sản xuất kinh doanh
1.1. Vốn và nguồn vốn cuả công ty
Với số vốn pháp định lên đến trên 40 tỷ . Nguồn vốn của công ty được đầu tư từ
nhiều nguồn khác nhau trong đó các nguồn vốn đóng góp chủ yếu bao gồm:
Ông Phạm Cao Vinh: 16 tỷ
Ông Phan Thanh Hoài: 14 tỷ
Quỹ đầu tư MekongCapital: 6 tỷ
Quỹ đầu tư BIDV: 6 tỷ
Với số vốn pháp định đó công ty đã không ngừng luân chuyển vốn trong quá trình
sản xuất kinh doanh, chính điều đó đã mang lại những kết quả kinh doanh qua 14
năm hoạt động được thể hiện ở dưới bảng sau:
21
Chuyên đề thực tập

Bảng 5: Bảng cân đối kế toán
(Đvt: VNĐ)
Mã số Tài sản Thuyết
minh
31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009
100 A.TAÌ SẢN NGẮN
HẠN
57.458.789.140 59.314.216.076 89.222.218.636
110 I) Tiền và các khoản
tương đương tiền
3 800.542.123 954.552.830 1.625.711.019
111 1. tiền 800.542.123 954.552.830 1.625.711.019
130 II) Các khoản phải thu
ngắn hạn
26.115.707.918 25.712.111.565 47.682.371.876
131 1. Phải thu khách hàng 22.652.455.564 20.012.581.772 33.795.374.489
132 2.Trả trước người bán 2.564.233.332 2.825.046.354 7.852.101.539
138 3.Các khoản phải thu
khác
4 1.022.565.233 2.978.485.444 6.370.204.767
139 Dự phòng phải thu khó
đòi
5 123.546.211 104.002.005 335.308.919
140 III) Hàng tồn kho 27.999.887.967 29.714.529.368 34.609.929.476
141 1.Hàng tồn kho 28.546.123.654 30.519.650.937 34.609.929.476
149 2. Dự phòng giảm giá TK 546.235.687 805.121.569 627.226.362
150 IV) Tài sản ngắn hạn 2.542.651.132 2.924.022.313 5.904.432.627
158 3. Tài sản ngắn hạn khác 2.246.254.987 2.216.093.803 2.696.280.075
200 B.TÀI SẢN DÀI HẠN 25.866.029.588 34.373.884.272 41.911.419.243
210 I.) Các khoản phải thu

dài hạn khác
- - -
220 II) Tài sản cố định 23.336.845.358 31.207.661.241 38.952.181.890
221 1.Tài sản cố định HH 6 10.654.975.263 12.614.174.301 14.459.923.385
222 Nguyên giá 22.545.658.546 23.224.275.105 22.540.108.349
223 Giá trị hao mòn 11.890.683.283 10.610.100.804 8.080.284.964
22
Chuyên đề thực tập
224 2.TSCĐ thuê tài chính 10.997.200.110 17.652.890.326 21.706.361.205
225 Nguyên giá 16.542.456.233 21.597.643.965 28.045.300.726
226 Hao mòn luỹ kế 6.545.256.123 3.926.753.603 6.338.939.521
227 3.Tài sản cố định VH 30.546.000 46.951.022 142.165.513
228 Nguyên giá 102.564.233 123.265.200 212.171.233
229 Hao mòn luỹ kế 72.018.233 76.314.178 70.005.720
230 4.Chi phí XDCB dở dang 1.654.123.985 893.645.556 2.643.731.787
250 III) Các khoản ĐTTC
dài hạn
28.564.000 34.792.800 39.000.000
258 1. Đầu tư tài chính dài
hanh
28.564.000 34.792.800 39.000.000
260 IV) Tài sản dài hạn
khác
2.500.620.230 3.131.430.231 2.920.237.353
261 1.Chi phí trả truớc dài
hạn khác
2.400.644.311 3.056.430.231 2.847.273.353
268 2. Tài sản dài han khác 99.975.919 75.000.000 73.000.000
270 TỔNG CỘNG TÀI
SẢN

83.324.818.728 93.688.100.348 131.133.637.879
300 A.NỢ PHẢI TRẢ 65.008.622.454 82.470.319.732 94.629.263.314
310 I.Nợ ngắn hạn 51.153.554.068 69.908.193.387 84.614.286.839
311 1. Vay và nợ ngắn hạn 11 35.154.682.511 46.107.860.896 59.817.041.348
312 2.Phải trả người bán 11.465.874.561 19.687.604.698 12.584.657.175
313 3.Người mua trả tiền
trước
321.156.844 287.153.428 770.757.159
314 4.Thuế và các khoản phải
trả nhà nứoc
12 1.654.652.232 1.148.931.843 1.565.274.568
315 5.Phải trả người LĐ 546.654.233 853.225.676 668.151.191
316 6.Chi phí trả trứơc 564.312.321 460.711.901 1.728.687.678
23
Chuyên đề thực tập
319 7.Các khoản phải trả, nộp
ngắn hạn khác
13 1.546.221.366 1.362.704.945 7.479.717.720
330 II) Nợ dài hạn 13.855.068.386 12.562.126.045 10.014.976.565
333 1.Phải trả dài hạn khác 650.546.000 736.601.512 631.439.902
334 2.Vay và nợ dài hạn khác 14 12.549.311.154 11.169.504.791 8.665.839.215
336 3.Cp trợ cấp mất việc làm 655.211.232 656.019.742 717.697.358
400 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 18.316.234.149 11.217.780.916 36.504.374.565
410 I.Vốn chủ sở hữu 16.786.688.097 10.992.914.522 36.355.691.513
411 1.Vốn pháp đinh đã góp 15 10.565.245.652 10.992.914.522 20.000.000.000
412 2.Thặng dư vốn cổ phần 15 16.065.231.123 - 16.068.921.429
420 3.LN chưa phân phối 15 156.211.322 - 286.770.084
430 II) Nguồn kinh phí và
quỹ khác
1.529.508.177 224.866.394 148.638.052

431 1.Quỹ khen thưởng PL 15 1.529.508.177 224.866.394 148.638.052
4313. TỔNG CỘNG NGUỒN
VỐN
83.324.818.728 93.688.100.348 131.133.637.879
( Nguồn: phòng kế toán)
Nhìn vào bảng cân đối kế toán ta thấy tài sản của doanh nghiệp tăng nhanh
qua các năm .Năm 2007 tài sản của doanh nhiệp là 83.324.818.728 vnđ năm 2008
con số này lên đến 93.688.100.348 vnđ .Sang năm 2009 tăng nhanh lên một cách
mạnh mẽ tăng tới 37.445.537.531 vnđ.Trong đó các khoản tăng chủ yếu là tiền
mặt .Trong khoản mục tài sản cả tài sản dài hạn và ngắn hạn đều có mức tăng nhanh
qua các năm .Nhưng ngược lại bên nguồn vốn các khoản nợ dài hạn có xu hướng
giảm dần năm 2007 là 13.855.068.097 nhưng sang 2008 là 12.562.126.045 năm
2009 chỉ còn có 10.014.976.565.Còn về vốn chủ sở hữu có xu hướng biến động
năm tăng năm giảm như năm 2007 vốn chủ sở hữu là 16.786.688.097 vnđ sang
2008 lại giảm xuống 10.992.914.522 vnđ giảm đi mất 5.793.773.575 vnđ. Có thể
giải thích điều này do năm 2008 nền kinh tế thế giới bị suy thoái nên Việt Nam
24
Chuyên đề thực tập
cũng bị chịu tác động một phần bởi vậy các nhà đầu tư không dám đầu tư mạnh
.Nhưng tình hình này được cải thiện sang năm 2009 nền kinh tế đã dần ổn đinh, hơn
nữa trong năm 2009 công ty sát nhập các công ty con lai cùng với vốn góp của các
quỹ đầu tư như Mekong capital và ngân hang BIDV.
1.2. Khả năng thanh toán
Nhìn vào bảng cân đối kế toán ta thấy tài chính của công ty ngày càng được
phát triển mặc dù có những biến động nhẹ trong năm 2008 do quá trình sát nhập
công ty nhưng sang năm 2009 công ty đã bắt đầu tăng trưởng trở lại . Thể hiện qua
tỷ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp:
Tỷ số khả năng thanh toán = Tài sản ngắn hạn /Nợ ngắn hạn
Năm 2007 = 57.458.789.140/51.153.554.068 = 1,1233
Năm 2008 =59.314.26.076/69.908.193.387= 0,85

Năm 2009 =89.222.218.636/84.614.286.839= 1,0545
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh =( tiền+khoản phải thu) /nợ ngắn hạn
Năm 2007 = (800.542.123+26.115.707.918)/ 51.153.554.068 = 0,5262
Năm 2008 = (954.552.830+25.712.111.565)/ 69.908.193.387= 0,3815
Năm 2009 = (1625711019+47682371876)/ 84614286839 = 0,5827
Tuy nhiên qua hai hệ số này khả năng thanh toán của công ty vẫn chưa ở mức
an toàn vì trong tài sản ngắn hạn khoản phải thu và tồn kho là chính, khoản phải thu
chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ ngắn hạn .Nói tóm lại khả năng tài chính của
công ty chưa thật vững vàng , thiếu tính độc lập tự chủ.Vì vậy công ty hoạt động
sản xuất kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn vay.
25

×