Tải bản đầy đủ (.doc) (142 trang)

XUYEN_VIET-(_TONG_HOP)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.42 MB, 142 trang )

Tài liệu thuyết minh xuyên việt

THUYẾT MINH TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH
1. THUYẾT MINH THEO TUYẾN

Tuyến Du Lịch Tp.HCM-> Tp.Đà Nẵng
I-Tuyến Tp.HCM-> Phan Thiết (196 Km)-> Phan Rang (338km)-> Nha Trang (466km) ->
Tp. Qui Nhơn (670km) -> Quảng Ngãi (755km) -> Đà Nẵng (977km)



Địa phận Tp.HCM:

Sơ Lược Về Lịch Sử Hình Thành Của Thành Phố Hơn 300 Năm
Vào khoảng đầu thế kỷ XVII, cả vùng đất Nam Bộ ở trong tình trạng hầu hết đất đai đều hoang
vu, rừng hoang bạt ngàn, dân cư thưa thớt, hệ thống sơng ngịi chằng chịt. Ở thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay đã hình thành một thị trấn nhỏ, hình thức cư trú tập trung ban đầu. Trong số dân cư ở đây, người
Khơmer chiếm đa số, cạnh đó cịn có những người Việt đầu tiên từ các tỉnh miền Trung vào đây sinh
sống. Đây là nơi buôn bán trao đổi của nhân dân trong vùng .
Sự xuất hiện của con người ở vùng này khá sớm, tồn tại nhiều nền văn hoá từ thời kỳ đồ đá đến
kim khí với di tích Bến Đò quận 9.
Qua các dữ liệu trong quá khứ và hiện nay, chúng ta thấy trên vùng đất Nam Bộ từ sơng Tiền trở
lên vùng Tây Bắc ra phía Bà Rịa ở phía Đơng đã có giống người sinh sống và tồn tại. Giống người đó
ngày nay thuộc hai phần dân tộc chính là Mạ và Stiêng, người Khơme đến sau chiếm một vùng đất trên
rẻo đất phía Tây Tây Ninh .
Căn cứ vào thư tịch cổ và các chứng cứ khảo cổ học cho thấy ở miền Nam có sự tồn tại của nền
văn hóa sáng giá và vương quốc Phù Nam có nền văn hố phát triển được mệnh danh là văn hố Ĩc Eo.
Vương quốc này hiện diện từ thế kỷ II sau Công Nguyên cho đến nửa đầu thế kỷ VIII. Có giả thiết cho
rằng vào thời điểm này có một trận hồng thủy lớn đã chơn vùi hải cảng Ĩc Eo phồn thịnh dưới lớp phù
sa .
Sau đó một thời gian, nước Chân Lạp của người Khơmer đang ở sâu trong nội địa Nam Lào mở


rộng ra và chia thành hai miền :
_Lục Chân Lạp ở phía Bắc là miền núi đồi .
_Thuỷ Chân Lạp có biển và đầm lầy .
Thuỷ và Lục Chân Lạp thống nhất vào đầu thế kỷ IX, người Khơmer sống tập trung ở vùng đất
cao ráo gần Biển Hồ, xây dựng Ankor huy hồng. Đồng bằng Nam Bộ nói chung là một vùng gần như
hoang dã, chỉ có vài số người Khơme sống rải rác ở vùng cao .
1 .Thời chúa Nguyễn :
Người Việt vào miền Nam lúc nào sử sách khơng ghi lại. Khơng ghi vì họ khơng phải là cánh
qn chinh phục, cũng khơng có sứ mạng rao giảng gì cả, những di dân đầu tiên chỉ là những nơng dân
nghèo phải tha phương cầu thực. Có thể vào cuối thế kỷ XVI, vào thời Trịnh _Nguyễn phân tranh trong 9
trận đánh lớn kể từ năm 1692 đến 1772 chỉ có một trận đánh lớn là do quân Trịnh chủ động gây chiến, đi
từ Thăng Long vào nhưng đều thất bại. Như vậy, qua mấy chục năm chiến tranh, sự thiệt hại nặng nề
thuộc về chúa Trịnh. Điều đó cho thấy những lưu dân người Việt buổi đầu vào đất Gia Định có thể là
những người này chạy loạn đến đây .
1


Tài liệu thuyết minh xuyên việt
Cũng có người cho rằng những lưu dân đầu tiên của người Việt đặt chân đến vùng Mơ Xồi vào
thời thuộc Minh. Sử sách đã ghi chép về tính hà khắc của bọn xâm lược Minh đối với dân Việt đến nỗi
người ta không sống được. Có lẽ lực lượng kháng chiến chống quân Minh của quân dân nhà Trần đã rút
vào Thuận Hoá. Cuộc kháng chiến thất bại, sẵn có thuyền bè, lương thực, chắc chắn số người này sẽ
căng buồm vào Nam nơi nghe nói trù phú và hồn tồn vơ chủ (giai đoạn này khơng thể vượt đường bộ
vì vùng đất từ núi Bà Rịa vào Nam đến Hàm Tân còn là lãnh thổ của nước Chiêm Thành cho đến 1693).
Đến năm 1679, hai tướng nhà Minh là Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên với 3000 quân
và 50 chiến thuyền trốn nhà Thanh chạy sang chúa Nguyễn cho vào Mỹ Tho và Biên Hoà làm ăn. Họ lập
ra phố chợ, phát triển sở trường thương mại. Năm 1698 khi lưu dân đã khá đông, chúa Nguyễn cử Thống
Suất Nguyễn Hữu Cảnh vào tổ chức bộ máy chính quyền ở Gia Định và lập ra đơn vị hành chính như sau
:
+ Lập dinh Phiên Trấn thuộc huyện Tân Bình .

+ Lập dinh Trấn Biên thuộc huyện Phước Long. Hai dinh này thuộc phủ Gia Định .
Đến năm 1788, Nguyễn Ánh chiếm Gia Định, nâng Gia Định trấn thành Gia Định thành, cho xây
dựng thành Bát Quái vào năm 1790 vị trí nằm giữa bốn con đường hiện nay là Đinh Tiên Hoàng, Lê
Thánh Tơn, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Đình Chiểu .
Từ năm 1802 đến năm 1808 đất Sài Gòn thuộc hai huyện Bình Dương và Tân Long, Sài Gịn vừa
là trụ sở của trấn Phiên An tại chợ Thị Nghè, vừa là trụ sở của Gia Định thành .
Tháng 7 năm 1832 tả quân Lê Văn Duyệt chết, vua Minh Mạng bỏ cấp thành Gia Định và chia
Nam Bộ ra thành Lục tỉnh.
Đến năm 1836 vua Minh Mạng cho xây thành Phụng sau khi phá bỏ thành Bát Quái với vị trí
ngày nay thuộc bốn con đường : Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Mạc Đỉnh Chi .
2. Sài Gòn thời Pháp thuộc:
Đầu thế kỷ XIX, tư bản Pháp phát triển cao địi hỏi phải có một thị trường cung cấp nguyên liệu
và tiêu thụ hàng hoá sản phẩm sản xuất ở chính quốc. Hai nhân vật quan trọng trong việc cổ vũ Pháp
chiếm Việt Nam là giám mục Pellerin_cai quản địa phận Huế và linh mục Huc_cựu thừa sai truyền giáo .
Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 01-9-1858 Pháp huy động 3000 quân, 14 tàu chiến tấn công Đà
Nẵng. Ngày 02-2-1859 Pháp rời Đà Nẵng kéo vào đánh thành Gia Định bằng đường biển rồi tiến vào
sông Lịng Tàu, nhưng dọc sơng Lịng Tàu có nhiều pháo đài do qn triều đình đóng giữ và đánh trả
quyết liệt. Chính vì vậy, đồn qn viễn chinh phải mất một tuần lễ mới vượt qua được. Tuy nhiên, đến
chiều ngày 15-2-1859, quân Pháp vẫn đến cửa ngõ thành Gia Định và bắn đại bác vào thành để yểm trợ
cho bộ binh tiến lên cổng thành .
Quân ta cầm cự đến 10g thì rút, bỏ lại hầu hết súng đạn, 200 khẩu đại bác, 8 chiến thuyền trong
xưởng, 85.000kg thuốc súng và nhiều kho gạo đủ để nuôi 7000-8000 người trong một năm. Đến ngày
08-3-1859 Pháp huỷ thành Phụng và triều đình Huế ký hồ ước vào ngày 05-6-1862 giao ba tỉnh miền
Đơng Nam Kỳ cho Pháp là: Biên Hồ –Gia Định –Định Tường. Sau đó là hồ ước 1867 giao ba tỉnh
miền Tây : Vĩnh Long-An Giang –Hà Tiên. Như vậy trên nguyên tắc chiến tranh giữa Pháp và triều đình
Huế chấm dứt. Cả Nam Kỳ trở thành thuộc địa của Pháp .
Ngày 08-1-1877 tổng thống Pháp ký sắc lệnh chính thức thành lập thành phố Sài Gịn. Thành
phố Sài Gòn được xếp vào loại thành phố cấp I .
2



Tài liệu thuyết minh xuyên việt
Ngày 20-10-1879, thống đốc Nam Kỳ Le Myre deVillers ban hành nghị định thành lập thành
phố Chợ Lớn và xếp vào cấp II.
Ngày 17-10-1877, tổng thống Nam Kỳ ban hành sắc lệnh thành lập liên bang Đơng Dương trong
đó có xứ Nam Kỳ. Ngày 12-11-1887, do sắc lệnh của tổng thống Pháp, Sài Gòn được chọn làm thủ phủ
Đơng Dương .
3. Sài Gịn vào thời Mỹ-Nguỵ:
Bị sa lầy ở chiến trường Đông Dương, đặc biệt là sau thất bại Điện Biên Phủ, thực dân Pháp buộc
phải ngồi vào bàn hội nghị Genève, đàm phán với chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hồ về việc chấm
dứt đưa tay sai Ngơ Đình Diệm lên làm Thủ tướng bù nhìn tại miền Nam Việt Nam và nước ta bị chia cắt
làm hai miền .
Với bản chất hiếu chiến độc tài, gia đình trị, Ngơ Đình Diệm chẳng những khơng được lịng dân
mà ngay cả giới sĩ quan, binh lính cũng bất mãn. Chính vì vậy, ngày 01-11-1963 cuộc đảo chính lật đổ
chế độ độc tài nổ ra kết thúc cuộc đời Diệm –Nhu trên đường từ nhà thờ Cha Tam về Sài Gòn. Mỹ đưa
Nguyễn Văn Thiệu, rồi Trần Văn Hương cuối cùng là Dương Văn Minh lên nắm quyền tổng thống .
4. Thời kỳ thống nhất đất nước :
Từ năm 1974, bộ chính trị đã đề ra kế hoạch và nhiệm vụ cho Cách Mạng miền Nam trong năm
1975-1976. Tuy nhiên, nếu có thời cơ thì giải phóng trong miền Nam ngay trong năm 1975. Trên tinh
thần đó, sau hàng loạt chiến thắng của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam: chiến dịch Tây
Nguyên, chiến dịch Huế – Đà Nẵng, giải phóng Phước Long, ta tiếp tục mở chiến dịch giải phóng Sài
Gịn –Gia Định .
Ngày 14-4-1975 chiến dịch này chính thức mang tên ”chiến dịch Hồ Chí Minh“. Ngày 26-4-1975
qn giải phóng chia làm 5 mũi tiến chiếm được năm mục tiêu quan trọng nhất Sài Gòn .
5g sáng ngày 30-4-1975, sau đợt bắn pháo chuẩn bị, đội hình thọc sâu của quân đoàn 3 vượt qua
ngã tư Bảy Hiền tiến đánh sân bay Tân Sơn Nhất. Trên tất cả các hướng, các sư đoàn tiến nhanh về thành
phố mà điểm tập hợp là Dinh Độc Lâp Đến 11g30’ ngày 30-4-1975 lá cờ Cách Mạng đã tung bay trên
nóc Dinh Độc Lập .
Sau khi chính quyền cũ Việt Nam Cộng Hồ và đế quốc Mỹ hoàn toàn sụp đổ với sự đầu hàng
của tổng thống cuối cùng là Dương Văn Minh nước Việt Nam vẫn cịn tồn tại hai chính phủ :

+ Ở miền Bắc đang tiến lên Xã Hội Chủ Nghĩa là chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hồ,
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng .
+ Ở miền Nam là chính phủ Cách Mạng lâm thời miền Nam Việt Nam của nhân dân miền Nam
đã đứng lên giải phóng đất nước bao gồm quân giải phóng và các lực lượng tiến bộ khác, quốc kỳ nửa đỏ
nửa xanh, sao vàng ở giữa.
Sau khi giành được độc lập hoàn toàn vào ngày 30-4-1975, ngày 26 và 27-12-1975 tại Dinh
Độc Lập lúc bấy giờ đã diễn ra hội nghị Hiệp Thương hai miền Nam –Bắc thống nhất đất nước.
Sau khi thống nhất đất nước, nước Việt Nam chỉ cịn lại một chính phủ là Cộng Hoà Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam với quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng .
Ngày 02-7-1976 Quốc hội khố VI đã chính thức đổi tên Sài Gịn thành Thành Phố Hố Chí
Minh .
ĐƠI NÉT VỀ TP.HCM

3


Tài liệu thuyết minh xuyên việt
Thành phố Hồ Chí Minh trong địa giới hôm nay rộng hơn 2093,7 km2; Dân số hơn 8 triệu người
(năm 2006). Là Thành Phố lớn và đơng dân nhất của đất nước, có năng lực lớn về sản xuất kinh doanh và
là một trong những thành phố đang phát triển khá sầm uất của khu vực Đông Nam Á. Gồm 20 quận và 4
huyện:
Nội thành có 15 quận: Quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, Phú Nhuận, Gị Vấp, Bình
Thạnh, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân.
Ngoại thành có 4 quận: quận 2, 9, 12, Thủ Đức .
5 huyện : Nhà Bè, Hóc Mơn, Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ.
Sau thời gian dài trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cuộc tổng tiến công
và nổi dậy Mùa xuân 1975 đã đánh dấu bước ngoặt mới cho sự hòa bình và ấm no của dân tộc Việt Nam.
Tên thành phố Sài Gòn được đổi thành tên thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1976.
Sau hơn 10 năm cùng với cả nước thực hiện đường lối đổi mới kinh tế trên địa bàn thành phố tăng
trưởng khá cao và ổn định đóng góp 37,8% GDP cả nước.

Hiện nay, Tp.HCM là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước, thu hút hàng năm 70% lượng khách
quốc tế đến Việt Nam .
Giao Thơng
Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thơng của cả miền Nam bao gồm đường sắt, đường bộ,
đường thủy và đường hàng không. Từ thành phố đi Hà Nội có quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất và
quốc lộ 13 xuyên Đông Dương.
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất chỉ cách trung tâm thành phố 7km, là sân bay lớn nhất nước với
hàng chục đường bay nội địa và quốc tế. Có các đường bay nội địa từ Tp. Hồ Chí Minh tới Bn Ma
Thuột, Đà Lạt, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Nha Trang, Phú Quốc, Pleiku, Quy Nhơn, Rạch Giá,
Vinh.
Tp. Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km, cách Tây Ninh 99km, Biên Hòa (Đồng Nai) 30km, Mỹ
Tho 70km, Vũng Tàu 129km, Cần Thơ 168km, Đà Lạt 308km.
Ngã Tư Hàng Xanh
Đây là một trong những giao lộ quan trọng và là cửa ngõ ra vào thành phố với lưu lượng hơn
20.000 lượt xe qua lại trong một giờ. Cho nên thường xảy ra tình trạng kẹt xe trong giờ cao điểm. Trước
tình hình này UBND TP.Hồ Chí Minh đã xem xét dự án xây dựng giao lộ này với kinh phí xây dựng 15,6
tỉ đồng. Tên gọi Hàng Xanh bởi ngày xưa khu vực này có rất nhiều cây Sanh (một loại cây gỗ cùng họ
với cây Si) đọc chạy nên có tên là Hàng Xanh. Người dân ở đây quen gọi là Ngã 4 Hàng Xanh.
Khu Du Lịch Văn Thánh
Cầu Văn Thánh bắt qua rạch Văn Thánh đổ ra rạch Thị Nghè rồi sau đó đổ ra sơng Sài Gịn. Phía
bên tay phải là khu du lịch Văn Thánh một trong những nơi du lịch, vui chơi giải trí của thành phố, được
xây vào năm 1988. đây là một cù lao nhỏ (khoảng 7ha) trước những năm 1975 còn được gọi là cù lao
Bảy Mẫu. Theo sáng kiến của các nhà hoạt động văn hóa quận Bình Thạnh, cù lao Bảy Mẫu đã được đầu
tư xây dựng thành khu du lịch Văn Thánh. Hàng năm vào ngày 5-1 âm lịch nơi đây thường tổ chức lễ hội
mừng chiến thắng của vua Quang Trung (Kỷ Dậu 1789)và cuộc thi tuyển chọn diễn viên điện ảnh, người
mẫu. Tên gọi là Văn Thánh vì năm 1824(Minh Mạng đời thứ 5) ở khu vực này có xây dựng ngôi Văn4


Tài liệu thuyết minh xuyên việt
Miếu thờ đức Khổng Tử nên người dân gọi là khu Văn Tử Dụng Thánh nhưng trong thời Pháp miếu thờ

này đã bị phá hủy và hiện nay khơng cịn nữa.
Bến Xe Văn Thánh
Bến xe Văn Thánh là một trong những bến xe lớn có từ lâu đời ở khu vực này. Từ đây có thể đi
Biên Hòa-Vũng Tàu và một số tỉnh miền Trung. Khoảng cuối năm 1996 bến xe được dời sang bến xe
Miền Đơng vì ở đây xây dựng hệ thống đường lớn va cao tốc, nếu để bến xe ở khu vực này dễ gây ách tắt
giao thông.
Khu Tân Cảng
Khu Tân Cảng nằm ngay dưới chân cầu Sài Gịn phía hạ lưu quận Bình Thạnh. Cảng này được
Mỹ xây dựng vào năm 1965, được xem là Hải Cảng Quân Sự lớn của Mĩ-Ngụy nhằm cung cấp vũ khí và
đạn dược cho chiến trường miền Nam Việt Nam. Sau giải phóng thì đây là khu vực do hải quân Việt
Nam kiểm soát. Trong thời kinh tế thị trường (1990) khu Tân Cảng được chia thành 2 khu vực: khu vực
kinh tế (cho tàu xuất nhập hàng hóa và kho để các Container). Từ cầu Sài Gịn nhìn xuống chúng ta có
thể thấy rất nhiều Container xếp chồng lên nhau trong một khu vực lớn. Hiện cảng là trung tâm sửa chữa
và tiếp tế hàng hóa chính của nền qn sự Việt Nam.
Cảng Sài Gòn trực thuộc Cục Hải Quan Việt Nam, là cảng lớn nhất của Việt Nam hiện nay, đã trải
qua trên 100 năm phát triển và là thành viên của Hiệp hội cảng quốc tế từ năm 1992. Hiện nay cảng còn
tiếp tục thu hút đầu tư để phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế. Điều kiện tự nhiên của cảng Sài
Gòn khá thuận lợi cho một cảng biển với độ dốc luồng 85 km từ Vũng Tàu với mức nước bình quân 11
m, thấp nhất là 9,7 m và cao nhất là 12,1 m. Cảng có thể tiếp nhận tàu có trọng tải 30.000 DWT, dài
230m trong khoảng thời gian 6 -> 15 giờ/ngày.
Khu Thanh Đa
Cư xá Thanh Đa gồm 29 lơ chiếm diện tích 36ha được xây dựng 1973 làm khu nhà ở cho công
nhân viên chức.
Đặc sản của khu vực này là: bánh tráng phơi sương cuốn thịt luộc, cháo vịt… ngoài ra ở đây cịn
nổi tiếng với Khu Du Lịch Bình Quới: gọi là khu du lịch dưới nước với nhiều hoạt động vui chơi trên
đoạn sơng Sài Gịn. Đến đây chúng ta có thể tổ chức các hoạt động dã ngoại như: lướt ván trên sơng, câu
cá giải trí, du thuyền trên sông…hàng năm ở đây thường tổ chức trại hè cho thiếu nhi tồn thành phố.
Cầu Sài Gịn
Cầu Sài Gịn được xây dựng vào năm 1960 và hoàn thành vào năm 1964, cầu dài 987,2 m, rộng
16m, dài 32 nhịp, trọng tải 25 tấn. Đây là chiếc cầu quan trọng của cửa ngõ dẫn vào thành phố. Cầu do

hãng C.E.C (Captital Engineering Cooperation) thiết kế và hãng RMR (Mỹ) thi cơng xây dựng bắt qua
sơng Sài Gịn, kinh phí do chính quyền Mỹ tài trợ, sơng Sài Gịn bắt nguồn từ Sông Bé(Sông Mê Kông)
chảy qua Củ Chi, Thanh Đa, Nha Bè rồi đổ ra cửa biển Cần Giờ qua sơng Sồi Rạp.
Năm 1998, ta liên minh với Pháp xây dựng, sửa chữa và nâng cấp lại phần chịu lực đồng thời mở
rộng từ 16m thành 25m với tải trọng 45 tấn. Trong tương lai sẽ có thêm một cây cầu nữa bắc song hành
với cây cầu cũ nhằm giảm bớt áp lực cho cầu Sài Gòn. Cầu Sài Gòn là ranh giới giữa đường Điện Biên
Phủ và xa lộ Hà Nội.
Sơng Sài Gịn dài 220 km, bắt nguồn từ cao nguyên Hớn Quảng. Một đoạn của con sông này là
ranh giới tự nhiên của tỉnh Tây Ninh và Bình Phước. Một phần đổ vào hồ Dầu Tiếng, sau khi chảy qua
Bến Cát sông lại nhập chung với sông Đồng Nai và đổ ra cửa biển Gành Rái.
5


Tài liệu thuyết minh xuyên việt
Cảng Sài Gòn
Trực thuộc Cục hàng hải Việt Nam, đây là cảng lớn nhất nước ta hiện nay. Điều kiện tự nhiên của
Cảng Sài Gòn được xem là khá thuận lợi cho một cảng biển, đặc biệt tại đây có sức chứa hàng hóa khá
lớn và có thể chứa hàng hóa kho bãi hơn 200.000 tấn.
Quận 2
Qua khỏi cầu Sài Gòn là địa phận của Quận 2 TP.HCM với diện tích hơn 5000 ha gồm An Phú-An
Khánh-Thủ Thiêm-Thạnh Mỹ Lợi-Bình Trưng. Trước năm 1997 khu vực này thuộc huyện Thủ Đức.
Quận 2 gồm khu công nghiệp Cát Lái và khu đô thị mới Thủ Thiêm hiện nay là trung tâm mới của
Thành Phố. Dân số hiện nay là 200.000 người và dự kiến đến năm 2010 sẽ là 800.000 người.
Hiện nay cùng với sự phát triển kinh tế đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO (11/2006), những
nhà đầu tư nước ngoài chọn Quận 2 là trung tâm để xây dựng các cao ốc biệt thự, nhà cho thuê, dọc theo
tuyến đường chúng ta thấy cơ sở vật chất ở đây khá khang trang. Đó cũng là một bộ mặt mới của TP.Hồ
Chí Minh hiện nay.
Xa lộ Hà Nội
Xa lộ Hà Nội dài 31 km, rộng 21m được xây dựng từ năm 1956->1961 do Mỹ viện trợ. Xa lộ Hà
Nội nối liền từ cầu Điện Biên Phủ (trước đây là cầu Phan Thanh Giản) đến ngã ba Tam Hiệp ( Hố Nai)

theo dự định ban đầu xa lộ có 4 làn xe nhưng do thất bại trong “chiến tranh đặc biệt” Hoa Kỳ đã cắt giảm
kinh phí nên năm 1964 xa lộ được khánh thành chỉ với 2 làn xe. Mỹ và chính quyền Sài Gòn sử dụng con
đường này như một đường bằng quân sự dã chiến phòng khi sân bay Tân Sơn Nhất gặp sự cố. Đến năm
1971 chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cho rằng xa lộ sẽ là 1 đường băng tuyệt vời cho qn giải phóng
tấn cong Sài Gịn nên đã cho xây dựng 1 con lươn chạy dọc theo xa lộ. Tuy vậy xét về mặt giao thông
vận tải thì đây là một điều kiện tốt nhằm giúp cho giao thơng trên xa lộ được an tồn hơn.
Ngày 10-10-1984 nhân kỷ niệm 30 năm giải phóng Hà Nội, xa lộ Biên Hòa đổi tên là xa lộ Hà
Nội. Năm 1998, cùng với dự án khôi phục QL 1A, xa lộ Hà Nội cũng được khôi phục và mở rộng, bàn
giao lại cho chính phủ Việt Nam vào ngày 20/1/1998. Đây là con đường quan trọng về kinh tế, quân sự
nối liền miền Bắc và Sài Gòn.
Parkland
Đây là khu nhà ở dành cho người nước ngoài thuê, được xây dựng khoảng 1995 …
Là biệt thự đẹp được xây dựng trong vườn rộng, thoáng, nằm cạnh xa lộ quan trọng Sài
Gịn- Biên Hồ tạo thêm cảnh quan cho thành phố phía trên là khu nhà ở, văn phịng cho người nước
ngoài thuê và tầng trệt là một siêu thị Mini bán hàng phục vụ cho những người ở quanh khu vực.
Ngã ba Cát Lái
Nằm trong xa lộ cao tốc TP.Hồ Chí Minh-Vũng Tàu với chiều dài 96,6 km và chiều rộng 23m,
tổng dụ án dự kiến là 645 triệu USD dược thực hiện bởi liên doanh Anh và Việt Nam, xa lộ cao tốc này
sẽ được thiết kế với 4 làn xe và bắt qua cầu Đồng Nai mới.
Nhà Máy Ciment Sao Mai
Đây là một nhà máy liên doanh giữa nhà máy Ciment Hà Tiên và tập đoàn Holder Bank của
Thụy Sĩ với vốn đầu tư 346 triệu USD (35% vốn Việt Nam). Thời gian sử dụng 50 năm.
6


Tài liệu thuyết minh xuyên việt
Công suất thiết kế của nhà máy 1,8 triệu tấn/năm. Được xây dựng tháng 10-1994 và hoàn
thành vào đầu năm 1997. Tháng 1-1997, nhà máy Ciment Sao Mai đã cho ra những mẻ ciment đầu tiên.
Giống như nhà máy ciment Hà Tiên, nhà máy ciment Sao Mai cũng có nhà máy ciment ở
Hịn Chơng, Hà Tiên để cung cấp nguyên liệu Linke cho sản xuất.

Cầu Rạch Chiếc
Đọan đường từ cầu Sài Gòn đến cầu Rạch Chiếc là địa bàn thuộc quận 2, cầu Rạch Chiếc đến cầu
Đồng Nai thuộc Quận 9 và Quận Thủ Đức. Đây là cửa ngõ quan trọng về quân sự của chính quyền Sài
Gịn. Sở dĩ cầu có tên Rạch Chiếc là do khi làm cầu này ở sơng có loại rau chiếc nên được gọi là cầu
Rạch Chiếc.
Đựơc xây dựng cùng thời điểm với cầu Sài Gòn và xa lộ Biên Hòa(1959-1961) dài 150m. Đây tuy
là chiếc cầu nhỏ nhưng chứa đựng một sự kiện lịch sử hết sức quan trọng góp phần làm rạng rỡ cho chiến
dịch Hồ Chí Minh. Vào ngày 27/4/1975, tại chân cầu này đã xảy ra liên tục năm trận đánh giữa quân Giải
Phóng và qn lính chế độ Sài Gịn bảo vệ cầu. Cuối cùng, quân giải phóng đã chiếm được cầu Rạch
Chiếc nhưng 59 chiến sỹ cách mạng đã hy sinh tại đây để giành đường lưu thơng an tồn cho qn giải
phóng tấn cơng vào Sài Gịn.
Hiện nay nhà nước đang có kế hoạch đầu tư xây dựng tại đây một đài tưởng niệm các chiến sỹ
cách mang đã hy sinh ngày 27/4/1975.
Quận Thủ Đức- Lâm Viên Thủ Đức
Trước kia Thủ Đức là một huyện ngoại thành có diện tích 20.000ha. Vào ngày 4-4-1997 để mở
rộng trung tâm nội thành ra, UBND thành phố quyết định thành lập 5 quận mới. Trong đó Thủ Đức được
tách ra thành 3 quận ngoại thành: quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức. Xét về tiềm năng kinh tế tại khu vực
Thủ Đức này phát triển rất nhiều cơ sở đầu tư của nước ngoài; món ăn đặc sản ở đây là nem Thủ Đức.
Lâm viên Thủ Đức: vào ngày 22-4-1992 được phép của Uy Ban Hợp Tác Đầu Tư Nhà Nước bởi 4
công ty: Lâm Viên Thủ Đức, Du Lịch Thành Phố, Liksin và công ty Đài Loan Liên Doanh xây dựng tại
đây sân Golf 36 lỗ đạt tiêu chuẩn quốc tế và một khách sạn 120 phòng đạt tiêu chuẩn 3 sao và những
cơng trình phụ như: sân quần vợt, hồ bơi, sân chơi trẻ em…với tổng kinh phí 7 triệu USD hồn thành
năm 1996. Khi bắt đầu xây dựng thì đã có nhiều nguồn dư luận nhưng sau đó có kết luận của Thủ Tướng
Chính Phủ sân Golf mới đi vào xây dựng yên ổn. Hiện nay sân tập đánh Golf đã hình thành và thẻ hội
viên thường trực của Golf là 5.000 USD/người.
Nhà Máy Xi Măng Hà Tiên
Nhà máy xi măng Hà Tiên được người Pháp xây dựng từ năm 1969 đến 1964 nhằm cung cấp xi
măng cho các tỉnh thành phố. Vị trí nhà máy rất thuận tiện cho việc chuyển nguyên liệu từ nhà máy xi
măng Kiên Lương ở Hà Tiên về đây bằng đường bộ lẫn đường thủy. Do nguồn nguyên liệu chủ yếu được
khai thác từ Hà Tiên nên gọi là xi măng Hà Tiên. Đến cuối năm 1994 nhà máy Hà Tiên đổi thành Công

Ty xi măng Hà Tiên 1. Sản lượng hiện nay hơn 2 triệu tấn/năm.
Một trong những cánh chim đầu đàn về sản xuất vật liệu xây dựng ở Việt Nam. Nguyên liệu chính
được lấy từ nhà máy xi măng Kiên Lương, sau đó chuyên chở bằng xà lan đến thành phố sản xuất ra xi
măng cung cấp cho thành phố và một số tỉnh ở vùng Đông Nam Bộ. Trước đây nhà máy này đã gây ra
một lượng khí thải lớn ảnh hưởng đến mơi trường nhưng sau đó đã được khắc phục với kinh phí là 2 tỷ
đồng.
Cơng Ty Truyền Tải Điện 4 Trạm Thủ Đức
7


Tài liệu thuyết minh xuyên việt
Để có thể nhận điện từ thủy điện Đanhim (1961-1964) và phân phối điện cho thành phố, nên ở
đây xây dựng thêm một trạm biến điện (các năm 1964) do các công ty của Nhật xây dựng bằng bêtông
cốt thép và mang dáng dấp nhà máy hiện đại .
Năm 1964: gọi là nhà truyền tải và phân phối điện, đến năm 1976 đổi tên thành sở truyền tải điện
Thủ Đức. Hiện nay gọi là công ty truyền tải điện 4 Trạm Thủ Đức.
Hiện nay ở đây tập trung 2 nguồn điện: nhiệt điện Thủ Đức và Thủy điện Đanhim (còn thủy điện
Trị An hạ thế ở trạm Hóc Mơn) hạ thế cung cấp điện cho thành phố và khu vực xung quanh.
Ngã Tư Bình Thái
Rẽ phải đi vào có một số nhà máy lớn: Vietronics, thép Posvina, dệt Phước Long.
Rẽ trái vào chùa Một Cột, trường Đoàn Lý Tự Trọng và chợ Thủ Đức.
Làng Đại Học
Được xây dựng từ năm 1961 hơn 200 ngôi biệt thự dành cho 200 giáo sư ở và làm việc. Đây là
một dự án lớn xây làng đại học ở cây số 12, cạnh xa lộ Biên Hòa cũ do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đưa ra
phương án qui hoạch tổng thể khu làng Đại Học này .
Cơng trình xây dựng khu biệt thự này với sự tham gia thiết kế của hầu hết các kiến trúc sư tiếng
tăm thời bấy giờ: Huỳnh Kim Mảng, Nguyễn Gia Đức, Tô Công Văn, Lê Công Lắm, Trần Văn Tải,
Nguyễn Quang Nhạc, Phạm Văn Thông. Biệt thự được thiết kế đa dạng đầy đủ tiện nghi nằm trên các lơ
đất thống mát .
Ngã Tư Thủ Đức

Đi phía phải: vào chợ nhỏ, bệnh viện, quân đội 7A, trường công an Phước Sơn Học Viện chính trị
Quốc Gia Hồ Chí Minh –phân viện TP.HCM, Đại học giao thơng.
Đi phía trái: Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thủ Đức và vào 2km đến chợ Thủ Đức, nếu đi
thẳng sẽ qua Water Park và về đường cầu Bình Triệu .
Tìm Hiểu Về Thủ Đức
Vừa qua viện Khoa Học Xã Hội Thành Phố, cùng với nhà truyền thống Huyện tìm hiểu thực tế:
tại tổ 3 ấp 10 thị trấn Thủ Đức cịn ngơi mộ cổ kiến trúc theo hình voi phục có tấm bia đá Granit khắc
chữ Hán nội dung như sau: Mộ ông Tạ Huy, hiệu Thủ Đức tiền hiền thôn Linh Chiểu Đông nước Đại
Nam. Ông chết ngày 19-6. Hương chức lập mộ bia vào tháng 2-1890.
Như vậy đã rõ tên hiệu của ông Tạ Huy. Tìm hiểu thêm ơng Tạ Huy hay Tạ Dương Minh là thủ
lãnh của người Hoa bài Thanh phục Minh sang cư ngụ tại vùng Linh Chiểu, có cơng trong việc khai khẩn
đất hoang, lập ấp nên người ta gọi địa danh này là Thủ Đức.
Nhà Máy Nước Thủ Đức
Được xây dựng năm 1959, với công suất 4500m 3 nước/ngày. Hiện nay: công suất: 650.000m3
nước/ngày.
Đây là nhà máy nước quan trọng cung cấp nước cho toàn thành phố. Nước ở đây được bơm từ
trạm bơm Hoá An, lấy nước sông Đồng Nai về đây .

8


Tài liệu thuyết minh xuyên việt
Nhu cầu tiêu dùng nước ở thành phố Hồ Chí Minh hiện tại là: 1.000.000m 3 nước/ngày. (Nhà máy
nước Thủ Đức cung cấp m3 nước/ngày + nhà máy nước Hóc Mơn 200.000m 3 nước/ngày, thiếu khoảng
150.000m3 nước/ngày).
Ngân hàng Á Châu cho vay khoảng 62,3 tỉ USD để nâng công suất nhà máy nước Thủ Đức đủ cho
nhu cầu tiêu dùng, thay hệ thống ống chính lên 2,4m (ống cũ 1,8m).
Bên trái chúng ta có 2 ống cao nhô lên là:
Cột thủy áp lực (giống cầu Điện Biên Phủ) nhằm điều hòa các lực trong các đường ống nước. Ví
dụ, vào ban đêm tất cả các van nước của các gia đình đều đóng lại thì áp lực nước trong ống rất lớn, nên

2 trụ này có nhiệm vụ giảm áp suất tránh các đường ống bị phá vỡ.
Công Ty Nước Giải Khát Coca-cola
Nhà máy nước ngọt Coca-cola: trước đây là công ty liên doanh giữa công ty nước giải khát
Chương Dương và công ty Indochina chi nhánh PCB ( Paciffic Beverga Company) đặt tại Singapore.
Chính thức ký hợp đồng vào tháng 7-1993 với tổng vốn đầu tư là 24 triệu USD. Nhà máy PCB nằm trên
một lô đất khoảng 2ha tại Thủ Đức. Nhà máy có 3 dây chuyền sản xuất 3.5000 két/ngày và cơng suất tối
đa là 40 triệu lít/năm. Hiện nay là doanh nghiệp có 100% vốn nước ngồi.
Trước đây thị trường nước ngọt giải khát ở TP.HCM là Tribêcô –tiếp Pepsi –hiện nay Coca-cola
chiếm lĩnh thị trường nước ngọt ở TP.HCM và cả nước.
Hiện nay Coca-cola là một trong những đơn vị tài trợ cho nhiều hoạt động thể thao thành phố và
cả nước.
Xa Lộ Đại Hàn
Đến ngã ba trạm 2: phía trái là xa lộ Đại Hàn.
Sau tổng tấn công vào tết nổi dậy năm Mậu Thân 1968, Mỹ hoảng sợ và cho xây dựng hệ thống
đường vành đai để bảo vệ sân bay Tân Sơn Nhất và Sài Gòn, để ngăn cách giữa Sài Gịn và qn cách
mạng ở Hóc Môn –Củ Chi.
Xa lộ Đại Hàn được xây dựng 1960-1970, do công ty Mỹ thiết kế và do công binh Đại Hàn xây
dựng (nên có tên gọi là xa lộ Đại Hàn).
Xa lộ Đại Hàn dài 40km, rộng 16m bắt đầu từ ngã 3 trạm 2 đến ngã 3 An Lạc. Hiện nay đoạn
đường này là quốc lộ 1A (trên đoạn này từ Trạm 2 đến ngã 2 Bình Phước gọi là đường Trường Sơn).
Xa lộ Đại Hàn là một hệ thống đường giao thông hết sức quan trọng là cầu nối 2 khu vực kinh tế:
vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và vùng Đồng Bằng Nam Bộ. Đa số những xe đi từ các tỉnh miền Tây
lên miền Đông không phải vào TP.HCM mà đi qua xa lộ Đại Hàn.
Đường Xun Á
Khoảng năm 1996 chính phủ đã có quyết định xây dựng đường Xuyên Á từ (Bangkok) Thái Lan
qua Campuchia (Nôm Pênh) qua cửa khẩu Mộc Bài (Bến Cầu –Tây Ninh) qua thị trấn Gò Dầu đến quốc
lộ 22A đến Ngã 4 An Sương quẹo trái qua xa lộ Đại Hàn đến ngã 3 trạm 2 và đi Vũng Tàu.
Đoạn đường từ Bangkok –Nôm Pênh –TP.HCM –Vũng Tàu là cơng trình đầu tiên Liên Á được
“hội nghị kỹ thuật vùng” của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đầu năm 1996 ưu tiên chọn lựa. Theo
tính tốn các chun gia, cảng Bến Đình –Sao Mai –Thị Vải nối thơng mạng ôtô Xuyên Á, sẽ làm cho

9


Tài liệu thuyết minh xuyên việt
các sức sản xuất khu vực tăng gấp 2 đến 2,5 lần (Có các tỉnh như: Tây Ninh, Bình Dương, TP.HCM,
Đồng Nai, Vũng Tàu).
Đường Xuyên Á trên địa phận Việt Nam từ cửa khẩu Mộc Bài đến Vũng Tàu dài 173km.
Kinh phí tồn tuyến Bangkok –Nông Pênh –Vũng Tàu là 306 tr USD. Trên địa phận Việt Nam là
120 tr USD.
Từ trạm 2 vào phía trái khoảng 2km (rẽ phải) vào trường Đại Học Đại Cương –Đại Học Dược,
TDTT, … Nếu đi tới khoảng 500m (phía trái) là khu điện tử Nam Triều Tiên VINASAMSUNG, tiếp tục
đi tới phía trái là khu chế xuất Linh Trung.
Suối Tiên Thủ Đức
Lâm trại Suối Tiên cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh 19km thuộc xã Tân Phú huyện Thủ Đức
cách xa lộ Hà Nội 100m, nơi đây có một dòng suối thiên nhiên lâu đời uốn lượn qua những cụm rừng
nguyên sinh và đổ dòng qua 6 ngọn đồi, tạo thành 6 ngọn thác nhỏ. Suối chảy qua các tỉnh Đồng Nai,
Sông Bé và hạ nguồn chảy qua Lâm Trại dài 1.200m, như một dải lụa trắng. Mùa xuân hoa mai vàng nở
rộ dọc theo triền suối. Trước vẻ đẹp thơ mộng và quyến rũ ấy người dân ở đây không ngần ngại đặt tên là
Suối Tiên. Tháng 6-1993 đồ án quy hoạch được văn phòng kiến trúc sư trưởng phê duyệt và UBND
thành phố cho phép thực hiện theo quy hoạch Lâm Trại Suối Tiên trên diện tích 120ha với vốn đầu tư
bước đầu là 50 tỉ đồng cho các cơng trình vui chơi tham quan trên diện tích 20ha.
Đến với Suối Tiên quý khách sẽ tận hưởng những giây phút thoải mái khơng khí trong lành cùng
với thiên nhiên và đặc biệt được chiêm ngưỡng hình ảnh một con rồng được xây dựng theo truyền thuyết
“con rồng cháu tiên” lớn nhất Việt Nam, dài 400m được đúc bằng bêtông. Trong tương lai một phần của
sở thú sẽ được chuyển ra đây.
Dự An Thảo Cầm Viên Mới
UBND TP chấp nhận cho địa điểm xây dựng Thảo Cầm Viên mới tại khu vực đồi Lâm Viên gần
sân golf quận 9. Thảo Cầm Viên mới có diện tích 200ha với các khu vui chơi, giải trí, mơ hình tiến hoá
các loại động vật và thực vật. Dự kiến kinh phí xây dựng khoảng 50tr USD.
Khu Lâm Viên Thủ Đức được quyết định thành lập ngày 6-8-1984 cách xa lộ Hà Nội 2km phía

phải với diện tích là 1200ha (trong đó phủ 350ha cây điều và 200ha cây xanh) .
Nghĩa trang liệt sĩ Thành phố.
Nghĩa trang Thành Phố là nơi quy tụ mộ anh hùng liệt sĩ, đã hy sinh trong 3 cuộc kháng chiến
chống Pháp, Mỹ và Campuchia. Nghĩa trang này rộng 3 ha gồm hơn 12.000 ngôi mộ được sắp xếp xung
quanh đài tưởng niệm “ Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng” . Cơng trình được xây dựng năm 1984 và hồn
thành vào 4-1987.
TỈNH BÌNH DƯƠNG
Diện tích : 2695,5 km2 .
Dân số : 883.200 người ( 2004 ).
Tỉnh lỵ: thị xã Thủ Dầu Một.
Các huyện : Bến Cát, Dầu Tiếng, Tân Uyên, Phú Giáo, Thuận An, Dĩ An.
Dân tộc: Việt ( kinh ), Hoa, Khmer, Tày.
10


Tài liệu thuyết minh xuyên việt
Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đơng Nam Bộ. Phía Bắc giáp Campuchia, phía Đông giáp
tỉnh Đồng Nai ( với sông Đồng Nai làm ranh giới ), phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía Tây
giáp Củ Chi và tỉnh Tây Ninh. Thị xã Thủ Dầu Một cách Thành phố Hồ Chí Minh 30km về phía Bắc.
Địa thế trong tỉnh tồn bình ngun và đồi thấp, chỉ có núi Ong cao 281m là đáng kể.
Sơng ngịi: có 3 sơng lớn là sơng Đồng Nai, Sài Gịn và sơng Bé, nhiều kênh rạch, sơng con, ghe
thuyền đi lại thuận tiện.
Khí hậu Bình Dương giống như đa số các tỉnh miền Nam, mùa mưa từ tháng 5 – 11, mùa khô từ
tháng 12 – 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27 0. lượng mưa trung bình hàng năm là 2300
mm.
Đường bộ: tuyến quốc lộ 13 xuyên suốt từ Bắc đến Nam của tỉnh, nhiều đường liên tỉnh nối liền
các đường giao thơng thuận tiện và an tồn.
Có những ngành nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như : gốm sứ, sơn mài, điêu khắc gỗ…
Nền kinh tế của tỉnh khá phát triển với các khu công nghiệp như Việt Nam – Singapore, Việt
Hương …

Núi Châu Thới
Còn gọi là núi Châu Thái, cao 73m, trên núi có chùa Hội Sơn. Trụ trì Khánh Hưng Thiền Sư.
Vào thế kỷ 18 ở đây từng là nơi đóng quân của Nguyễn Anh .
Trước đây ở núi Châu Thới là nơi khai thác đá để cung cấp cho ngành xây dựng và cầu đường.
Phía trái :khu du lịch Bình An.
Nằm cách xa lộ Hà nội 500m phía trái là khu du lịch hồ Bình An, khu nghỉ ngơi vào cuối tuần
cho dân thành phố, với khung cảnh thống mát hữu tình có hồ nước, nhiều khu vui chơi .
Đường vào Tân Vạn, (ngã 3 Tân Vạn): vào núi Châu Thới du lịch suối Lồ Ô.
Cây Điều:
Chưa tìm thấy tài liệu nào nói đích xác cây điều được di giống đến nước ta từ bao giờ. Có giả thiết
cho rằng các giáo sĩ Au Châu khi tới Việt Nam truyền giáo đã mang theo hạt điều vào nước ta; điều đó có
nghĩa là cây điều đã có mặt ở nước ta từ mấy trăm năm nay vào thời kỳ các nước tây Au bành trướng
thuộc địa ở Châu A và châu Phi. Nhưng cũng có tài liệu lại cho rằng một số chủ đồn điền người Pháp
mang hạt điều từ An Độ sang trồng thử tại nước ta chỉ mới hơn một trăm năm nay. Có thể tin rằng vào
thời kỳ đầu đã có cây điều trồng thử nhiều vùng ở nước ta, Miền Bắc cũng như Miền Trung và Miền
Nam. Song do năng lực thích nghi về sinh thái khí hậu nên giống điều chỉ tồn tại ở Nam Bộ và cực Nam
Trung Bộ dưới dạng cây vườn phân tán ở các đồn điền cũ của Pháp và xung quanh nhà dân.
Suốt trong một thời gian dài do khơng có thị trường tiêu thụ và do sản phẩm không đáng kể nên
cây điều chẳng được mấy ai chú ý đến. Đến khi lực lượng quân sự Mỹ ồ ạt xâm chiếm miền Nam vào
những năm 60 và đầu thập kỷ 70 vừa qua, một số danh nhân Hoa Kiều ở Chợ Lớn đã tìm thấy nguồn lợi
trong việc chế biến nhân hạt điều cho các tiệm ăn phục vụ binh sĩ Mỹ mới bắt đầu tổ chức mua hạt điều
của các hộ nông dân và đầu tư chút ít cho việc trồng điều quy mơ nhỏ. Tính tới đầu những năm 80 cây
điều từ dạng phân tán lẻ tẻ đã được trồng thành vườn nhỏ với tổng diện tích ở Đơng Nam Bộ và dun
hải Miền Trung lên sấp sỉ 1000 ha, đạt sản lượng khoảng 200 – 300 tấn/năm.
11


Tài liệu thuyết minh xuyên việt
Vào 1977 – 1978, do tìm hiểu thị trường tiêu thu do Sở Ngoại Thương Tp.HCM đã xuất được lô
hàng đầu tiên thô đầu tiên ra nước ngồi bán với giá cao và tìm thấy ở ngành hàng nông sản này một thế

mạnh trên thị trường quốc tế nên đã mạnh dạng đầu tư xây dựng một nông trường trồng điều 300 ha ở
Huyện bến Các Tỉnh Bình Dương. Từ đó đã dấy lên một phong trào trồng điều mạnh mẽ ở nhiều địa
phương. Đến nay tổng diện tích trồng điều ở nước ta, tính từ phía Nam đèo Hải Vân trở vào mà tập trung
nhiều nhất là các tỉnh Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ đã lên đến 250.000 ha gồm đủ loại cũ có mới có,
già có non có, vườn có năng suất cao cũng như vườn thoái hoá. Sản lượng hạt điều thơ thu mau trong hai
năm 1996 – 1997, bình quân mỗi năm là 130.000 tấn; dự kiến năm 2000 có thể đạt đến 200.000 tấn.
Vào những năm 80 phần lượng hạt điều của nước ta đều bán ra thị trường nước ngoài. Bước qua
thập kỷ 90 cụ thể là 1995 trở lại đấy đã có hơn 50 cơ sở kinh danh, chế biến hạt điều với tổng công suất
thiết kế để chế biến đạt 150.000 tấn nguyên liệu hạt thơ/năm. Nhờ đó đã thu được hầu như tồn bộ sản
lượng hạt điều thô cho chế biến trong nước, tỷ lệ xuất nguyên liệu thô không đáng kể.
Trong một thời gian hết sức ngắn, chưa đầy 20 năm, cây điều ở nước ta chưa được mấy người
quan tâm nay đã trở thành một loại cây trồng mạnh mẽ, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động cả
trong khâu trồng cũng như trong chế biến sản phẩm và cho giá trị kim ngạch xuất khẩu đáng kể. Đồng
thời, cũng cần chú ý rằng mặt hàng điều của nước ta đã chiếm một vị trí cao cả về tổng lượng sản phẩm
cũng như phẩm chất mặt hàng trên thương trường quốc tế. Song, cũng trong thời gian ngắn đó đã có biết
bao vấn đề khó khăn, trở ngại cả về phương diện khoa học kỹ thuật trong gây trồng giống chế biến cũng
như về chính sách kinh tế về mối quan hệ giữa người sản xuất nguyên liệu với cơ sở chế biến, giữa các
đơn vị xuất khẩu và bạn hàng nước ngồi đã từng lúc, từng nơi kìm hãm sự phát triển của mặt hàng này,
thậm chí đã có địa phương người nông dân chặt bỏ vườn điều của mình vì sản phẩm thu hoạch được bị
ép giá rẻ khơng đủ bù chi phí sản xuất.
Để cây điều phát triển ổn định, mặt hàng xuất khẩu tăng, sản phẩm có chất lượng cao thì đã tới
lúc nhà nước có sư quan tâm thích đáng về phương diện khoa học-kỹ thuật, chính sách kinh tế, điều
chỉnh các mối quan hệ trong nội–ngoại thương, cùng với lúa và cao su xem cây điều như một cây trồng
nông-công nghiệp chiến lược của nước ta.
Cầu Đồng Nai
Cầu Đồng Nai được xây dựng vào năm 1959-1961 do hãng C.E.C thiết kế và hãng Joushin Deake
thi công, cầu dài 454 m, rộng 16 mét, trọng tải 25 tấn, gồm 27 nhịp được bắt qua con sông Đồng Nai, con
sông quan trọng của tỉnh Đa Nhim-Đa Dung có nguồn gốc từ cao nguyên Lâm Viên (Langbian) ở độ cao
1776 m đổ về, chảy qua địa phận tỉnh Đồng Nai sau đó kết hợp với sơng Sài Gịn và đổ ra vịnh Gành
Rái.

Sơng Đồng Nai: Hệ thống sơng Đồng Nai-Vàm Cỏ là hệ thống sơng kép vì hai con sơng này chỉ
gặp nhau ở ngồi cửa Sồi Rạp và được kết nối với nhau bằng những con kênh nhân tạo. Đây là hệ thống
sông lớn thứ ba trong nước sau hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long. Chiều dài sơng chính là 635 km,
diện tích tồn khu vực là 44100 km 2 phát triển chủ yếu ở Nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, một phần
ở Tây Nam Bộ và Campuchia. Hệ thống sông Đồng Nai và Vàm Cỏ có tổng lượng nước vào khoảng 32,8
tỉ m3/năm. Thủy chế tương đối đơn giản vì chỉ có một mùa mưa và một mùa cạn. Sông Đồng Nai có giá
trị cả về giao thơng, sinh hoạt, nơng nghiệp và thủy điện.
Từ trên cầu, ở ngã ba sông về phía thượng lưu là Cù Lao Phố. Ngược dịng lịch sử, năm 1679, khi
triều Minh Mạng ở Trung Hoa bị nhà Thanh lật đổ có khoảng 3000 binh sĩ và gia đình trong nhóm bài
Thanh phục Minh đã đến nước ta và xin Chúa Nguyễn cho làm dân Việt. Trong đó có một nhóm do Trần
Thượng Xuyên làm thủ lĩnh đến cư trú tại đây và lập nên một cảng có hoạt động thương mại sầm uất gọi
12


Tài liệu thuyết minh xuyên việt
là Nông Nại Đại Phố. Năm 1698, thừa lệnh của Chúa Nguyễn, Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lý, ông
thấy vùng đất này trù phú và n bình nên đã dừng chân tại đây. Ơng đã chia đặt các đơn vị hành chính
và thành lập chính quyền Nam Bộ, hai huyện đầu tiên là Phước Long và Tân Bình. Sơng Đồng Nai là
ranh giới tự nhiên giữa thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai.
Cù lao phố
Qua Cầu Đồng Nai, nhìn bên trái, xa xa chúng ta thấy cù lao, đó chính là Cù Lao Phố. Có diện
tích khoảng 660ha và hơn 9.000 dân sống ở đây thuộc xã Hiệp Hòa, thành Phố Biên Hòa, Đồng Nai.
Thế kỷ 17, Cù lao phố là thương cảng sầm uất, tên gọi là Nông Nại Đại Phố, trao đổi hàng hóa với
nhiều nước trong khu vực: Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, Inđơnexia. Năm 1679, nhóm người Hoa di dân của
nhà Minh-nhóm Trần Thượng Xuyên đến Cù Lao Phố.
Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh đến vùng đất này, đặt tổng hành dinh tại Cù Lao Phố thuộc dinh
Trấn Biên, huyện Phước Long.
Bộ.

Năm 1998, tp.HCM –tp.Biên Hòa kỷ niệm 300 năm, ngày đặt nền hành chính đầu tiên tại Nam


TỈNH ĐỒNG NAI
Đồng Nai là tỉnh thuộc Miền Đông Nam Bộ nước Cộng hồ Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có diện
tích 5.862,73 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tư nhiên của vùng
Đơng Nam Bộ. Dân số toàn tỉnh theo số liệu thống kê năm 2003 là 2.149.030 người, mật độ dân số: 365
người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của toàn tỉnh năm 2004 là 1,22%. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính
trực thuộc gồm: Thành phố Biên Hịa - là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh; thị xã Long Khánh
và 9 huyện: Long Thành; Nhơn Trạch; Trảng Bom; Thống Nhất; Cẩm Mỹ; Vĩnh Cửu; Xuân Lộc; Định
Quán; Tân Phú.
Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam Đồng Nai tiếp giáp với các vùng sau:


Phía Đơng giáp tỉnh Bình Thuận.



Phía Đơng Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng.



Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước



Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu



Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh
Là một tỉnh có hệ thống giao thơng thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua

như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế
Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả
nước đồng thời có vai trị gắn kết vùng Đơng Nam Bộ với Tây Ngun.
Phần lớn diện tích của cả tỉnh là vùng đất cao, địa thế mấp mô, nối tiếp cao nguyên Nam Trung
Bộ và phần đất tiếp giáp với Cao nguyên Lâm Viên và Di Linh. Tuy nhiên cũng có một số thung lũng,
đồng bằng, gị, đồi thấp. Phần lớn đất ở Đồng Nai là đất badan, đất xám và đất phù sa cũ màu mỡ nằm
chen lẫn nhau quanh các ngọn núi lửa cổ và vùng phù sa thấp phẳng ven sông Đồng Nai rất tốt cho việc
trồng trọt. Bởi vậy, Đồng Nai trồng nhiều loại cây công nghiệp như : cao su, cà phê, chè, cây ăn trái và
cây công nghiệp ngắn ngày.
13


Tài liệu thuyết minh xuyên việt
Sông Đồng Nai là con sông quan trọng nhất của tỉnh do hai sông Đa Dung và Đa Nhim phát
nguyên từ cao nguyên Lâm Viên hợp thành. Sơng có chiều dài 480km, đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai dài
294 km. Dọc hai bên bờ là các làng đảo, vườn bưởi. Đập thủy điện Đa Nhim được xây dựng trên con
sông La Ngà, sông Lá Buông chảy qua, có nhà máy thuỷ điện Trị An.
Đồng Nai có lợi thế về vị trí địa lý, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, thuộc vùng ít bão lụt thiên
tai, nhiệt độ bình quân hàng năm 25-26 0C, gồm 2 mùa mưa nắng, lượng mưa tương đối cao khoảng
1.500mm - 2.700mm, địa hình chủ yếu là đất đồi cao, kết cấu đất có độ cứng chịu nén tốt (trên 2kg/cm 2)
khơng tốn nhiều chi phí trong việc san lấp, xử lý nền móng cơng trình, thuận lợi cho việc đầu tư phát
triển cơng nghiệp và xây dựng cơng trình với chi phí thấp.
Do những lợi thế nêu trên, đến năm 2010, chưa kể các cụm tiểu thủ công nghiệp qui mô nhỏ,
Đồng Nai đã qui hoạch và phát triển khoảng 10.000 ha đất khu công nghiệp tập trung, trong đó Thủ
tướng Chính phủ đã phê duyệt 15 khu cơng nghiệp với diện tích 4.751 ha. Các khu cơng nghiệp này, cơ
sở hạ tầng đã và đang được xây dựng đồng bộ, đã bố trí 55% diện tích đất, và đang sẵn sàng đón nhận
các nhà đầu tư trong và ngồi nước.
Đồng Nai có nhiều tiềm năng về nơng nghiệp. Đất canh tác nông nghiệp phần lớn là đất đỏ bazan
thích hợp để phát triển các loại cây cơng nghiệp và cây ăn quả. Các cây trồng chủ yếu như cao su
(41.000ha), cà phê (25.000ha), điều (42.000ha), đậu nành (7.000ha), bắp (67.000ha), cây ăn quả

(20.000ha) ... Đồng Nai đang là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về sản xuất thức ăn gia súc, và có
nhiều trang trại chăn ni qui mơ cơng nghiệp, tổng đàn trâu bị 76.000 con, heo 970.000 con, gia cầm 11
triệu con. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến.
Kết cấu hạ tầng tại Đồng Nai khá thuận lợi so với nhiều địa phương khác trong cả nước, vì Đồng
Nai chỉ cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 25 km, các nhà đầu tư tại Đồng Nai có thể sử dụng các
cơng trình kỹ thuật hạ tầng và hệ thống dịch vụ hiện có của Thành phố Hồ Chí Minh như sân bay, bến
cảng, hệ thống viễn thông, khách sạn và các dịch vụ khác.
VÀI DÒNG LỊCH SỬ
Cuối thế kỷ XVI, vùng đất Đồng Nai vẫn còn hoang dã, chưa được khai phá, người dân bản địa
gồm các dân tộc Stiêng, Mạ, Kơ ho, M'nông, Chơ Ro và một vài sóc người Khơ me sinh sống. Dân ít,
sống thưa thớt, kỹ thuật sản xuất thơ sơ, trình độ xã hội còn thấp.
Cuộc chiến tranh của họ Trịnh và họ Nguyễn ở miền Trung và Bắc Việt Nam làm cho dân chúng
khổ sở, điêu đứng và tạo ra một làn sóng di cư của người dân miền Thuận Quảng vào Đồng Nai tìm đất
sống.
Bản tính cần cù, chịu khó, lưu dân người Việt đã cùng với người bản địa chung sức khai phá đất
đai để sản xuất nông nghiệp. Dần dà, rừng rậm hoang vu đã trở thành những cánh đồng lúa và hoa màu
tươi tốt.
Năm 1679, nhà Minh ở Trung Quốc sụp đổ, Tổng binh Trần Thượng Xuyên trấn thủ các châu
Cao, Lôi, Liêm không khuất phục nhà Thanh đã đem 50 chiến thuyền, 3.000 binh lính thân tín và gia
quyến đến xin thuần phục chúa Nguyễn ở Thuận Hóa. Chúa Nguyễn Phúc Chu đã thu nhận họ và cho
vào khai khẩn, mở mang vùng đất Đông Phố (Cù lao Phố ngày nay).
Năm Mậu Dần 1698, chúa Nguyễn sai Thống suất Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh
vào kinh lược vùng đất Đồng Nai (là cả Nam Bộ bây giờ), đặt vùng đất mới thành phủ Gia Định, chia
làm 2 huyện: huyện Phước Long (Đồng Nai) dựng dinh Trấn Biên, huyện Tân Bình (Sài Gịn) dựng dinh
14


Tài liệu thuyết minh xuyên việt
Phiên Trấn. Ngoài ra, Nguyễn Hữu Cảnh còn cho lập bộ đinh, bộ điền, chiêu mộ những người có vật lực
từ các vùng khác vào lập nghiệp và phát triển kinh tế.

Người Hoa theo Trần Thượng Xuyên đầu tiên định cư ở Bến Gỗ, nhưng thấy Cù lao Phố có vị trí
thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán, họ đã quyết định di chuyển đến đây sinh sống. Từ đây, Cù lao
Phố phát triển ngày càng phồn thịnh và nhanh chóng trở thành trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế
của cả vùng Gia Định (Nam bộ ngày nay).
Trong cuộc hành trình dài giữ nước, ông cha ta đã khai phá đất đai ngàn dặm dọc suốt miền Trung
và đền nơi đây là Biên Hòa-Đồng Nai, mảnh đất đai đầu ở Nam Bộ in dấu chân đoàn quân Nam tiến của
dân tộc Việt.
Đồng Nai cịn nổi tiếng với một số di tích lịch sử quan trọng đó là chiến khu Đ, căn cứ địa bí mật
của Trung Ương cục R thời kháng chiến chống Pháp Và Mỹ. Ngày nay chiến khu Đ trở thành một điểm
đến du lịch mà bất cứ du khách nào khi đến Đồng Nai đều không thể bỏ qua.
ẨM THỰC ĐỒNG NAI
Do thời tiết hai mùa mưa nắng, sản vật biển, rừng, sông nước, vườn ruộng phong phú, cách ăn
uống của người Đồng Nai vừa thể hiện nét chung của văn hóa Việt Nam, vừa có sắc thái mang dấu ấn
Nam Bộ.
Các món ăn quen thuộc của người Biên Hịa - Đồng Nai trong thói quen ngày ăn ba bữa thơng
thường: cháo đậu ăn với cá lóc kho tiêu, cháo đậu nước cốt dừa, canh bầu nấu với cá trê vàng, cá lóc kho
thơm, canh chua cá lóc, mắm kho ghém rau sống, mắm đồng chưng trứng, canh khổ qua dồn thịt…
Đất Đồng Nai cũng rất giàu hoa trái, gần như quanh năm đều có trái cây, trong đó bưởi là thứ trái
cây nổi tiếng nhất.
Biên Hịa có bưởi Thanh Trà;
Thủ Đức nem nướng, Điện Bà Tây Ninh;
Bưởi Đồng Nai nhiều nhất ở làng Tân Triều (huyện Vĩnh Cửu). Bưởi Tân Triều nổi tiếng trong
nước và cả một số nước trên thế giới với vị chua ngọt dễ chịu, múi nhỏ mọng nước, có tác dụng tốt cho
tim mạch. Ngày nay, du khách có thể theo tour, hoặc tự đến làng Tân Triều ( tỉnh lộ 24, qua khỏi trung
tâm Văn hóa Du lịch Bửu Long 10km) để được nằm nghỉ, cắm trại hay picnic ngay trong vườn bưởi, và
tự tay chọn hái những quả bưởi trĩu cành, để tận hưởng vị ngọt thanh của đường hòa tan trong múi bưởi –
một vị ngọt mát nhẹ nhàng giúp cho tinh thần sảng khối..
Khơng thể khơng nhắc đến chơm chơm, sầu riêng – hai thứ đặc sản của các vườn cây Long
Khánh.
Quả chôm chôm vỏ dày, thịt trắng trong, ngọt mát. Sầu riêng là loại đắt tiền nhất trong các loại

hoa quả Việt nam. Tên của loại quả này gắn liền với truyền thuyết về mối tình khơng thành của chàng
hồng tử láng giềng và cơ gái Nam Bộ Việt Nam. Sầu riêng vỏ dày, cứng, có gai nhọn lởm chởm. Khi
chín, chỉ cần dùng lưỡi dao tách nhẹ vào đường rãnh vỏ là thấy ngay những múi sầu riêng vàng ngà, óng
ánh như được phết bơ. Hương sầu riêng rất đậm, quyến rũ đến lạ kỳ, bay rất xa và rất lâu tan trong khơng
khí. Sầu riêng đã được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.
Đồng Nai là tỉnh có ngành cơng nghiệp phát triển, tồn tỉnh có 120 công ty nhà máy với 72000 lao
động. Riêng khu cơng nghiệp Biên Hịa là trung tâm cơng nghiệp lớn nhất tỉnh được bao bọc một bên là
15


Tài liệu thuyết minh xuyên việt
sông Đồng Nai, một bên là xa lộ Hà Nội và một bên là tỉnh lộ 51 rất thuận tiện cho việc thông thương cả
về đường thủy và đường bộ.
Khu Căn Cứ Long Bình
Khu căn cứ Long Bình nằm phía phải( góc đơng bắc ngã 3 xa lộ), được xây dựng 1964 với diện
tích ban đầu là 6km2, dùng làm kho chứa đạn và dụng cụ chiến tranh đầu tiên gọi là kho Long Bình .
Tháng 4-1965 sau khi kiểm tra tình hình miền Nam Việt Nam, phái đoàn quân sự do Mac Namara
và Taylor cầm đầu đã quyết định xây dựng lại kho Long Bình năm 1966, mở rộng gấp 4 lần so với trước
là 24km2 và gọi là tổng kho Long Bình. Tổng kho Long Bình lấy hàng từ cảng Sài Gịn, cảng Vũng Tàu,
sân bay Biên Hòa và trở thành trung tâm cung cấp vũ khí cho quân đội Mỹ và chư hầu. Tổng kho Long
Bình có 6 hầm ngầm đủ chứa 150.000 tấn bom, đạn. Có 7 lớp rào bao bọc 72 tháp canh.
Đại siêu thị Big C
Được khánh thành ngày 18/8/1998 do tập đoàn Boubon của Pháp đầu tư với số vồn là 54 triệu
USD, diện tích 20.000 m vng. Siêu thị có trên hơn 20.000 mặt hàng và 90% hàng hịa là sản xuất tại
Việt Nam. Tập đồn Boubon là một trong những tập đoàn lớn nhất của Pháp về lương thực thực phẩm.
Các dự ánBoubon đã đầu tư vào Việt Nam như nhà máy đường Bourbon Tây Ninh-nhà máy thức ăn gia
súc Boron trong quy hoạch phát triển tại Việt Nam, Bourbon đã vạch rõ sẽ thơn tính toàn bộ hệ thống
siêu thị Việt Nam với khách hàng chủ yếu là tầng lớp trung lưu. Hiện nay tập đồn Bourbon có 3 siêu thị
lớn ở Việt Nam: siêu thị An Lạc, siêu thị Cora Miền Đông-siêu thị Cora Hà Nội. Trước đây có tên là Co
Ra nhưng tập đoàn này đã bán lại cho một tập đoàn của Thái Lan.

Khu Cơng nghiệp Biên Hịa 1 và 2. Đây là khu công nghiệp được đầu tư xây dựng quy mô khá
lớn. Trước năm 1975, Mỹ đã xây dựng những khu công nghiệp này lên nhằm làm cho nền kinh tế ta phát
triển, hàng hóa của Mỹ chiếm độc quyền. Tại đây chuyên sản xuất về các mặt hàng như: công nghiệp sản
xuất hàng tiêu dùng, dày da, công nghiệp thực phẩm, điện tử……và thu hút nhiều nhà đầu tư đến từ các
nước như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc….Đặc biệt nhờ có biện pháp xử lý và đầu tư tốt cho nên mặc
dù hai khu công nghiệp này nằm bên đường quốc lộ nhưng không gây ô nhiễm môi trường.
Khu cơng nghiệp Biên Hồ 1
Khu cơng nghiệp Biên Hịa 1 được thành lập từ 1963 với tên gọi là khu kỹ nghệ Biên Hịa, với
tổng diện tích theo quy hoạch ban đầu là 511 ha. Theo các tài liệu để lại, ý đồ của chính quyền Sài Gịn
lúc đó là xây dựng một khu công nghiệp tập trung với định hướng ưu tiên bố trí các nhà máy, xí nghiệp
sử dụng nông phẩm và nguyên liệu trong vùng, sản xuất hàng tiêu dùng và các cơ sở dịch vụ để giải tỏa
dần các nhà máy, xí nghiệp khu vực Sài Gòn-Chợ Lớn với định hướng ban đầu là thiên về công nghiệp
chế biến và công nghiệp nhe. Sau khi được tiếp quản, khu kỹ nghệ có 95 xí nghiệp. Cơ cấu 95 xí nghiệp
phân thành các nghành như: cơng nghiệp nặng (điện, luyện kim, cơ khí) có 10 xí nghiệp, cơng nghiệp
hàng tiêu dùng có 68 xí nghiệp, cơng nghiệp vật lieu kiến trúc xây dựng 12 xí nghiệp.
Khu cơng nghiệp Biên Hồ 2
Ngành nghề thu hút đầu tư : thực phẩm và chế biến nông sản thực phẩm; may mặc và dệt sợi;
hàng nữ trang, mỹ nghệ và các loại mỹ phẩm; giày dép, dụng cu the thao, các loại bao bì cao cấp; sản
phẩm cơng nghiệp từ cao su, gốm sứ, thuỷ tinh; lắp ráp điện tử, phụ kiện máy tính, linh kiện điện tử; sản
xuất dây điện các loại , đồ điện gia dụng; dược phẩm, dụng cụ y tế và nông dược, thiết bị công nghiệp…
Khu công nghiệp Amata
Nằm cách tp.hcm 30km nằm cạnh khu cơng nghiệp Biên Hịa 2. Tổng diện tích 760 ha được xây
16


Tài liệu thuyết minh xuyên việt
dựng qua 5 giai đoạn trong đó giai đoạn 1 xây dựng 100 ha chưa kể diện tích xây dựng đường giao thơng
nối quốc lộ vào khu công nghiệp. Tại đây chuyên sản xuất về các mặt hàng như: đầu tư cơ khí l uyện
kim, may mặc, da dày, hóa chất, mỹ phẩm, điện tử.
Khu Thiên Chúa Giáo Hố Nai

Khu Thiên Chúa giáo Hố Nai cách trung tâm thành phố Biên Hòa 3 km về phía Đơng Bắc, nằm
trên giải đất dài 12 km với nhiều nhà thờ rải rác hai bên quốc lộ 1. Trước năm 1954, khu đất còn là rừng
hoang thuộc địa phận xã Bình Phước, huyện Đức Tu tỉnh Biên Hịa; năm 1954 có hơn 40.000 đồng bào
theo đạo thiên chúa giáo thuộc 25 xứ đạo từ nhiều tỉnh trên miền Bắc, đặc biệt là tỉnh Hà Nam Ninh cũ,
đã di cư vào đây, lập trại định cư theo sự bố trí của chính quyền Ngơ Đình Diệm. Thang 8-1956 Ngơ
Đình Diệm ra sắc lệnh gọi trại định cư này là Hố Nai, xã có diện tích 2090 ha, trụ sở cách trung tâm
thành phố Biên Hòa 10 km, cư dân ở đây tuyệt đại đa số là người Việt chỉ có rất ít là người Nùng. Hiện
nay xã Hố Nai đã trở thành một khu dân cư đông đúc và hoạt động kinh tế phong phú với dân số lên đến
100.000 người, nhiều cơ sở tôn giáo và y tế giáo dục được xây dựng, xã có gần 30 nhà thờ, 28 trường
học, 1 bệnh viện và các cơ sở từ thiện của khu vực. Sau năm 1975 xã Hố Nai được chia thành 4 khu: Hố
Nai 1, 2, 3 và 4 thuộc huyện Thống Nhất-Đồng Nai. Ngày nay Hố Nai là một trong những trọng điểm
sản xuất dịch vụ đang phát triển mạnh của miền Đông Nam Bộ, đặc biệt là chế biến gỗ phát triển mạnh
của miền Đông Nam Bộ.
Thủy điện Trị An
Trị An là thác nước cuối cùng trên con sông Đồng Nai trước khi chảy vào đồng bằng. Với sự giúp
đỡ của Liên Xô và sự đóng góp cơng sức của cả nước, cơng trình thủy điện lớn thứ hai sau thủy điện Hịa
Bình trên sơng Đà đã khởi cơng xây dựng năm 1983. Đập chính chắn ngang sơng Đồng Nai được xây
dựng phía thượng nguồn của thác Trị An, tạo nên hồ rộng 232 km 2 chứa 3 tỷ m3 nước. Nước từ hồ chính
đưa qua hồ phụ rồi chảy qua nhà máy làm quay, 4 tổ máy có cơng suất tổng cộng 400 MW. Sản lượng
điện hàng năm đạt 1,7 tỷ kv/h.
Ngã Ba Dầu Giây
Ngã Ba Dầu Giây là điểm giao nhau giữa quốc lộ 20 và quốc lộ 1A, cách thành phố Hồ Chí Minh
67 km. Sở dĩ có tên là Dầu Giây là vì vào năm 1954 khi người Bắc di cư vào đây họ mang một số trầu
dây leo. Nhưng họ không phát âm được chữ “trầu” mà phát âm là chữ “dầu” do đó mới có tên là Dầu
Giây. Có giải thích cho rằng: ngày xưa ở đây có một cây dầu thật to có nhiều dây leo bám chằng chịt.
Đặc biệt quanh vùng chỉ có dây dầu này là to nhất nên địa phương mới đat tên nơi đây thành một địa
danh: Dầu Giây và do ở đây là ngã 3 nên mới gọi là Ngã 3 Dầu Giây.
Cách Tp.HCM, khoảng 67 km, quẹo trái đi 232 km đến Đà Lạt, nếu đi thẳng theo quốc lộ 1A đi
các tỉnh miền Trung.
Gỉa thuyết về Dầu Giây: người ta cho rằng trước đây vùng này có nhiều cây dầu và cây giây leo.

Có giả thuyết khác cho rằng Dầu Giây là đọc lại từ Trầu giây, khu vực này có trồng nhiều cao su.
Nằm trên đầu mối giao thông quan trọng của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai có
nhiều điều kiện thuận lợi cả về đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không để thu hút đầu tư, phát triển
kinh tế - xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong nhiều năm qua ngành Giao thông Vận tải đã
không ngừng phấn đấu, từng bước xây dựng hồn thiện hệ thống giao thơng, phục vụ kịp thời nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của khu vực.
Dốc Mẹ Bồng Con
17


Tài liệu thuyết minh xuyên việt
Dốc Mẹ Bồng Con là ngọn dốc đầu tiên trên con đường Bắc Nam, cách Ngã 3 Dầu Giây khoảng 4
km theo quốc lộ 1A, ở khu vực này gồm 1 con dốc lớn và một dốc nhỏ như hình ảnh mẹ đang bồng đứa
con nhỏ và đó cũng là cách lý giải cho tên gọi của dốc. Có một câu chuyện khác; Trước đây người ta kể
rằng: có một người phụ nữ mang thai, khi qua khu vực này thì chẳng may gặp tai nạn chết và đêm đêm
người dân ở đây kể lại rằng thường nghe tiếng người phu nữ bồng đứa con hay qua lại khu này than khóc
oan ức, nên người ta đã đặt tên cho khu vực này là dốc Mẹ Bồng Con.
Đường Thiên Lý Bắc Nam
Đây là con đường giao thơng chính của nước ta, xun suốt từ Bắc xuống Nam, điểm khởi đầu là
Lũng Cú Đồng Văn (Hà Giang) và kết thúc là Năm Căn (Cà Mau).
Đường thiên lý dưới thời Nguyễn dùng để liên lạc ba xứ Bắc Trung Nam. Đường đựoc chia thành
nhiều trạm, có phu trạm lo việc truyền công văn, khiêng cáng kệ, đồ đạc của quan. Thời Gia Long mỗi
một trạm đặt một cai đội và phó cai đội. Từ Quảng Nam đến Gia Định, mỗi trạm có 50 phu trạm, từ Huế
ra Quảng Bình mỗi trạm có 80 người, từ Quảng Bình đến Hà Nội mỗi trạm có 100 phu trạm. Để phục vụ
cho việc liên lạc nhanh chóng, Vua Minh Mạng cấp cho mỗi trạm 3 con ngựa. Việc phát đệ được xếp
hạng như sau:
Phi đệ
Tối khẩn
Thứ khẩn
Thường hành

Chuyển công văn từ Gia định đến kinh là 13 ngày. Tư Bắc vào kinh là năm ngày. Đúng hạn thì
được thưởng từ 3-5 quan, nếu chậm một ngày thì khơng thưởng, nếu chậm từ 3-4 ngày bị phạt 30 roi.
Công văn chuyển đi được niêm phong rất kỹ. Thời Tự Đức quy định dùng ống tre khô chắc, một
cái lớn, một cái nhỏ. Công văn được cuộn lại bỏ vào ống tre nhỏ, dán miệng ống lại, rồi cắt giấy niêm
phong ống từ 2-3 lần, đóng dấu vào nơi miệng ống giáp nhau, buộc dây dán lại, đánh dấu rồi cuối cùng
bo vào ống tre lớn, dán lại đóng thêm một lần nữa, trước khi buộc chặt để chuyển đi không sợ bị hư hay
bị ướt.
Những chiếu chỉ sắc dụ của nhà vua đưa đến trạm nào thì trạm ấy phải có người đưa đi ngay, bất
kể ngày đêm mưa nắng. Những công văn ghi chữ phi đệ các trạm phải dùng ngựa chuyển đi cho kịp. Nhờ
thế mà những công văn phi đệ có thể chuyển từ Huế vào Gia Định có sáu ngày, hay ra Hà Nội chỉ có ba
ngày.
Nhờ đường giao thông thông suốt, tổ chứa trạm chặt chẽ, sự lãnh đạo của triều đình Huế đã đến
mọi miền đất nước được kịp thời. Đó là một yếu tố quan trọng giúp cho nhà Nguyễn tồn tại gần một thế
kỷ rưỡi.
Cây Cao Su
Cây Cao Su có tên khoa học là Hevèa, nguồn gốc ở Nam Mỹ mọc theo dòng sông Amazon (chảy
từ Pêru qua Braxin và đổ về Đại Tây Dương). Thổ dân Mainás dùng một thứ nhựa trắng của cây bôi lên
quần áo để chống ẩm và mưa, họ cịn dùng nó để tạo ra những viên bi, quả bóng vui chơi trong những
dịp lễ hội và họ gọi thứ nhựa này là Caoutchouk có nghĩa là nước mắt của cây và người Pháp đã phiên
dịch ra thành cao su.
Năm 1877 các nhà khoa học Pháp đã đưa giống cây cao su từ Philippines về trồng tại vườn thực
vật Sài Gịn và một số nơi khác. Do khơng hợp cây cao su chết hết.
18


Tài liệu thuyết minh xuyên việt
Năm 1905 bác sĩ Raoult nhận được một số giống cây từ Jakarta sang đây. Bác sĩ Yerin cũng nhận
được một số cây và đem về trồng ở Suối Dầu và chính từ đây cây này là hạt nhân đã tạo ra các nông
trường cao su ở nước ta. Tuy nhiên nơi trồng thích hợp nhất vẫn là vùng đất có thổ nhưỡng thích hợp như
ở Dầu Giây. Chính phủ bảo hộ Pháp đã tìm những nơi đất thích hợp để lập đồn điền cao su. Tuổi thọ cây

từ 20->30 tuổi.
“ Cao su đi dễ khó về
Khi đi trai tráng khi về bủng beo ”.
“ Bán thân đổi mấy đồng xu
Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng ”.
Vài câu ca dao đã nói lên nỗi cực khổ của những phu đồn điền cao su ngày xưa. Họ phải làm việc
trong môi trường vô cùng khắc nghiệt, dậy từ tờ mờ sáng và nghỉ vào lúc mặt trời khuất núi. Thêm vào
đó mủ cao su khi gặp ánh nắng mặt trời sẽ phát ra một mùi cực kỳ khó chịu và có hại cho sức khoẻ.
Trong điều kiện như thế, khơng biết đã có bao nhiêu người sinh mạng vùi thây làm phân bón cho những
gốc cao su xanh tươi của bọn thực dân Pháp. Cao su là nước mắt của cây nhưng cũng là máu và nước
mắt của những người dân phu ngày xưa.
Núi Chứa Chan
Cịn gọi là Núi Sót, cao 838 m, đứng thứ hai Đông Nam Bộ sau núi Bà Đen 986m. Nơi đây có
nhiều mỏ đá đang được khai thác cung cấp cho ngành xây dựng. Trên đỉnh núi có sân bay trực thăng, chỉ
sử dụng trong thời gian chiến tranh..
Lưng chừng núi Chứa Chan có Chùa Gia Lào, chuyện kể rằng: Vào thế kỷ 17, có một vị tướng
người Việt tên là Việt Hùng đánh nhau với quân Chăm. Ông bị bắt, vợ ơng đang có mang bị Vua Chăm
ép làm vợ, cịn ơng bị quản thúc tại khu vực núi này và ông đã lập ngôi miếu ăn chay tịnh. 18 năm sau
khi cô con gái của ông ta lớn lên, tên là Mai Khanh, nghe ngươi mẹ kể về chuyện cũ và cơ quyết định đi
tìm cha. Sau đó ba người bỏ trốn, bị người Chăm truy đuổi và cả ba nhảy xuống vực tự vẫn. Người dân
đã lập miếu thờ, hiện nay trong chùa có ba tượng ông Vàng bà Bạc, cô Chì .Người dân biết chuyện đã đặt
tên núi là núi Chứa Chan để nói lên tình cảm sau này.
Ngã ba Ơng Đồn
Cách tp.hcm 120 km thuộc huyện Xuân Lộc, thị trấn Gia Rây được thành lập tháng 7- 1991, tách
ra từ huyện Xuân Lộc cũ thành Huyện Long Khánh và huyện Xuân Lộc. Từ đây có đường đi thẳng vào
Núi Chứa Chan. Ngồi ra ở chân núi cịn có viện cây giống Nam Bộ.
Dọc hai bên đường chúng ta thấy có khá nhiều lá bng. Đây là loại lá người ta cắt trong rừng
đem về phơi khô, thường sử dụng đan làm phên, vách, lợp nhà và làm một số đồ thủ công để làm túi
xách, làm giỏ, xuất khẩu qua nước ngoài.
Trị Trấn Lạc Tánh

Bn tay tri l ng 3 căn cứ 6 nằm ở km1762. Ở đây cách thành phố Hồ Chí Minh
120km và từ đây đi vào khoảng 40km nữa sẽ đến thị trấn Lạc Tánh của huyện Tánh
Linh. Bước trong phạm vi Lạc Tánh về phía đơng bắc khoảng 13km chúng ta sẽ bắt
gặp một ngọn núi mang tên núi Tà Bao, trên núi có tượng đức mẹ Maria được phu
nhân của Ngơ Đình Nhu cho đặt vào năm 1960.
TỈNH BÌNH THUẬN
19


Tài liệu thuyết minh xuyên việt
Cách thành phố Hồ Chí Minh 188 km, phía Bắc và Đơng Bắc giáp Ninh Thuận, Tây Bắc giáp
Lâm Đồng, Tây Nam giáp Đồng Nai, Đông và Đông Nam giáp biển, Tây Nam giáp Bà Rịa-Vũng Tàu.
- Diện tích tự nhiên: 7.854 km mét vng.
- Dân số: 1.090.000 người. Nhiều dân tộc, đa số là dân tộc Kinh chiếm 80%, số còn lại là dân tộc,
Chăm, Hoa, K'Ho...
- Đơn vị hành chính: Thành phố Phan Thiết và 8 huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc,
Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Đức Linh, Tánh Linh và huyện đảo Phú Quý.
-Địa hình : Thuộc phần cuối dãy núi Trường Sơn cao hơn 1.000m đâm ra biển, độ dốc cao. Có
sơng La Ngà và 6 con sơng nhỏ. Đất canh tác chiếm 1/7 tổng diện tích. Ven biển nhiều đồi cát và ngập
mặn.
- Khí hậu: Thuộc khu vực khơ hạn nhất cả nước, lượng mưa ít, trung bình 1.000 đến 1.600
mm/năm (bằng 1/2 lượng mưa trung bình ở Nam Bộ). Nhiệt độ trung bình 27 độ C. Độ ẩm trung bình
80%.
- Cơng trình lớn quốc gia: Cụm thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi cơng suất 476 Mw/h.
Bình Thuận - những cái nhất cả nước
1. Vùng đồi cát Mũi Né đẹp nhất và hoạt động du lịch dã ngoại sôi động nhất.
2. Bãi đá Cổ Thạch ở Tuy Phong nhiều hình hài màu sắc nhất.
3. Ngọn đèn biển Khê Gà 100 m hơn trăm tuổi bằng đá cao nhất.
4. Tượng Phật nằm lớn nhất dài 49 m nằm giữa rừng nguyên sinh trong khuôn viên chùa Linh Sơn
Trường Thọ trên núi Tà kú thuộc Hàm Thuận Nam.

kế).

5.Tháp nước đẹp nhất cao 32m, 70 tuổi ở trung tâm Phan Thiết (do Hồng thân Xuvanuvơng thiết
6. Đền thờ cá voi Vạn Thủy Tú lớn nhất, lưu giữ hơn 100 bộ xương cá voi ở Phan Thiết.
7. Vùng trồng thanh long nhiều và ngon nhất, sị điệp nhiều và có giá trị nhất.

8. Có nhiều cuộc thi dân gian độc đáo nhất như đua thuyền trên sông Cà Ty, leo núi Tà kú, chạy
việt dã qua đồi cát. Quy mô hội thi và rước đèn Trung thu lớn nhất cho trẻ em.
Bình Thuận là địa danh chung chỉ vùng đất Nam Trung Bộ thời các đời chúa Nguyễn cho mở
mang khai khẩn. Trải qua 300 năm, những thay đổi địa giới, đơn vị hành chính và dân cư theo các biến
cố lịch sử đã hình thành tỉnh Bình Thuận ngày nay.
Vào cuối tháng 10-1995, hàng vạn nhà khoa học, khách du lịch trong nước và thế giới đổ về Mũi
Né để chiêm ngưỡng và nghiên cứu hiện tượng nhật thực toàn phần cả trăm năm mới có thì cũng đồng
thời nhận ra nơi họ đến đón kỳ quan vũ trụ có nhiều cảnh quan kỳ thú và tiềm năng kinh tế phong phú.
Khắp nơi trên đất này, nơi đâu ta cũng gặp các cánh đồng lúa, vườn điều xanh tươi, những gốc thanh
long trái mọng đỏ, vị nồng ấm của các sản phẩm miền biển tràn đến từ những cánh đồng muối, những
vuông nuôi tôm nối nhau, những bến cá, bãi phơi hay từ những xưởng nước mắm ....
Thiên nhiên Bình Thuận có 192 km bờ biển, có huyện đảo Phú Quý và nhiều đảo nhỏ, vũng, vịnh
trước ngư trường rộng lớn có nhiều dịng hải lưu, hội tụ các đàn cá, tôm, mực... Với 4.600 con tàu lớn
nhỏ, ngư dân thạo nghề ở đây mỗi năm đánh bắt được 130 ngàn tấn hải sản các loại. Mực là sản phẩm
giá trị nổi tiếng của tỉnh với sản lượng hơn 20.000 tấn/năm chế biến dưới dạng đông lạnh hoặc sấy khô
20


Tài liệu thuyết minh xuyên việt
được ưa chuộng ở thị trường trong và ngoài nước. Thương hiệu nươc mắm Phan Thiết từ lâu có chất
lượng và hương vị riêng vẫn cung cấp đều đặn hơn 20 triệu lít/năm cho thị trường nội địa. Phần diện tích
hơn 52.000 ha bãi triều ngập mặn trong tỉnh thuận lợi tạo ao đầm nuôi tơm sú, đặt lồng bè ni cua, cá,
đặc biệt sị điệp chiếm 75% sản lượng khai thác cả nước, chúng được chế biến dưới tên hiệu xuất khẩu
Queen Scallop danh tiếng. Các huyện ven biển những năm gần đây đã phát triển mạnh mẽ nghề nuôi

thủy hải sản, đặc biệt là tôm sú, thu hút mạnh vốn đầu tư từ nhiều nguồn.
Dải đất nhiều nắng ít mưa này khơng thuận trồng lúa, nhưng hợp với cây công nghiệp dài ngày
như cao su, điều, tiêu, đặc biệt cây trái thanh long xuất khẩu 25.000 tấn/năm, đang phát triển vùng bông
vải 10.000 ha. Nhà nước đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho từng hạng mục xây dựng hồ trữ nước, mạng
thủy lợi cho sản xuất và sinh hoạt.
Chỉ trong vài năm, một trọng điểm du lịch cấp quốc gia thứ 10 - Du lịch Bình Thuận được đánh
dấu son trên bản đồ, dành cho loại hình du lịch dã ngoại, sinh thái nghỉ dưỡng đang rất được khách ưa
chuộng.
Năm 1996 Phan Thiết chỉ có vài khách sạn, nhà nghỉ nhỏ, cả nam đón vài chục ngàn khách thì đến
nay đã có 202 dự án đầu tư du lịch với vốn đăng ký 1.300 tỷ VND và 7 dự án nước ngoài đăng ký vốn 30
triệu USD được cấp phép, trong đó 67 dự án trong nước và 4 của nước ngoài đang hoạt động. Mỗi dự án
đều cố gắng hòa với thiên nhiên sẵn có, cống hiến nhiều sáng tạo trong thiết kế, trang bị hiện đại tiện
nghi, phục vụ chu đáo, tất cả đều muốn cho du khách có những ngày nghỉ đáng nhớ.
Khu dã ngoại leo núi, tắm suối nước nóng ở Tàkóu; Khu dã ngoại mạo hiểm vùng hồ Biển Lạc,
vượt thác Ch'reo, thăm rừng nguyên sinh Tánh Linh. Ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế có
tốc độ tăng trưởng cao nhất trong tỉnh.
Cây Thanh Long
Cây thanh long có tên tiếng Anh là Ritahaya hay còn gọi là Dragon Fruit thuộc họ xương rồng ở
Việt Nam từ lâu, nhưng mới được đưa lên thành hàng hóa trong vài năm gần đây, Việt Nam hiện nay là
nước duy nhất ở Đơng Nam Á có trồng Thanh Long tương đối tập trung trên quy mô thương mại với
diện tích ước tính khoảng 2.000 ha trong đó Bình Thuận chiếm 1.000 ha. Cây Thanh Long là cây có
nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi nên được trồng ở những vùng nóng. Đặc biệt cây Thanh Long có hiện
tượng rụng nụ, khi số lượng nụ trên cành nhiều sau khi xuất hiện từ 5->7 ngày thì nụ khơng phát triển
vàng rồi rụng. Tỷ lệ rụng từ 10->20%, đặc biệt nhất ở cây này có vịng chín 3 lần. Từ xanh sang đỏ, từ đỏ
sang xanh, từ xanh sang đỏ sậm đến lần chín thứ 3 là lần chín cuối cùng và là lần ngon nhất của trái
Thanh Long nhưng làm vậy cây sẽ mất sức nên nhà vườn chỉ để chín lần 2 là bán ra thị trường. Hiện nay
trái thanh long còn được xuất khẩu sang các thị trường các nước như: Đài Loan, Singapore, HongKong,
Nhật Bản…. Và các nước Châu Au.
Quả của nó 3 dạng, tất cả đều có vỏ giống như da và có một chút lá. Chúng có tên gọi khoa học
như sau:

Hylocereus undatus thuộc chi Hylocereus, ruột trắng với vỏ hồng hay đỏ.
Hylocereus polyrhizus thuộc chi Hylocereus, ruột đỏ với vỏ hồng hay đỏ.
Selenicereus megalanthus thụôc chi Selenicereus, ruột trắng với vỏ vàng.
Các hạt giống như hạt vừng đen nằm lẫn lộn trong ruột. Lớp cùi thịt trong ruột thường được ăn
dưới dạng quả tươi, có mùi vị thơm dịu, ngọt vừa phải và ít cung cấp calo. Quả có thể chế biến thành
21


Tài liệu thuyết minh xuyên việt
nước quả hay rượu vang, hoa có thể ăn hay ngâm vào nước giống như chè. Mặc dù các hạt bé tí xíu của
chúng được ăn với thịt của ruột quả nhưng chúng không bị tiêu hoá.
Loại này được trồng phổ biến ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ nhưng thương hiệu nổi tiếng
nhất là ở Bình Thuận. Loại thanh long này sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có cường độ ánh
sáng cao và toàn phần. Được trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: đất xám bạc màu, đất phèn…
nhưng muốn có năng suất cao đất phải có tầng canh tác tối thiểu từ 30 – 50 cm.
Thanh long cần bám vào cây trụ, do đó phải chuẩn bị cây trụ trước khi đặt hom giống. Có thể
dùng trụ bằng gỗ hay xi măng cốt thép. Tuy nhiên nếu dùng trụ ximăng cần chú ý vào mùa nắng trụ hấp
thụ nhiệt rất mạnh, dễ làm đứt các rễ khí sinh của thanh long, nên dùng rơm rạ, lá chuối hay bao tải bao
một lớp mỏng xung quanh trụ để giảm bớt hấp thụ nhiệt và tưới lên trụ vào sáng sớm hay chiều tối.
Trồng trụ trước khi đặt hom một tháng, chiều cao trụ khoảng 1,7 – 2,2 m, phần chơn sâu từ 0,5 – 0,7 m,
đường kính trụ 15 – 20 cm ( trụ ximăng mỗi canh khoảng 12 – 15 cm ). Trồng trụ thẳng, trên đầu trụ
đóng thêm giá đỡ hình chữ (+) hoặc đóng nẹp hai bên mép trụ giúp thanh long có chỗ bám trên đầu trụ,
cành thanh long sẽ rũ xuống.
Thành phố Phan Thiết
Cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 200 km, được thành lập 20/10/1898. Thành phố Phan Thiết
nằm ở hai bên sông Cà Ty. Ngày 25/8/1999 Phan Thiết được nâng cấp từ thị xã lên thành phố.
Bên hữu ngạn là khu di tích trường Dục thanh và phân viện bảo tàng Hồ Chí Minh với tượng đài
Bác nhìn ra dịng sơng. Phan Thiết gắn liền với những địa danh như Lầu Ơng Hồng, Tháp Pơ Shanư,
những rặng dừa xanh ngút, những đồi cát vàng óng…
Với vùng biển trải dài, Phan Thiết gắn liền với ngành kinh tế biển góp phần làm giàu cho đất

nước. Vịnh Phan Thiết tương đối kín gió lại nằm trên dịng hải lưu nóng lạnh tạo nên nguồn hải sản
phong phú. Ngày nay đến với Phan Thiết chúng ta sẽ thấy được những khu nghỉ mát rất đẹp, những điểm
tham quan ngày càng mới mẻ… đã góp phần cho Phan Thiết trở thành điểm thu hút khách du lịch.
Nghề muối
Hiện nay sản lượng muối của Việt Nam khoảng 680.000 tấn /năm, trong đó có khoảng 350.000
tấn muối ăn và 275.000 tấn muối công nghiệp, đáp ứng được nhu cầu muối ăn, nhưng vẫn phải nhập số
lượng lớn muối công nghiệp. Năm 1996 nước ta phải nhập khẩu hơn 5.000 tấn muối công nghiệp và năm
1997 nhập khẩu đến 70.000 tấn: nguyên nhân thiếu hụt muối cong nghiệp là do công nghệ sản xuất thấp
kém nên chất lượng muối ăn và muối công nghiệp đều thấp so với tiêu chuẩn quốc tế.
Đầu tư vào nghề muối tuy vất vả và cực nhọc, nhưng tiêu thụ muối cịn khó khăn hơn. Thiếu vốn,
thiếu nơi tích trữ và phương tiện vận chuyển, mạng lưới thu mua muối của quốc doanh kém hiệu quả,
khiến tư thương ép giá, dìm giá muối.
Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển ngành muối đến năm 2010, dự kiến sản xuất 5 triệu
tấn muối vào năm 2007.
Nước mắm Phan Thiết
Nước mắm Phan Thiết từ lâu được xem là thứ nước chấm ngon. Đi dọc trên đường chúng ta sẽ dễ
dàng nhìn thấy những chiếc lu đựng nước mắm, thời gian càng lâu nước mắm càng ngon. Xưa kia nước
mắm Phan Thiết được vận chuyển theo ghe bầu vào cung ứng cho thị trường Nam Bộ và đồng bào phía
Nam.
22


Tài liệu thuyết minh xuyên việt
Nghề cá Phan Thiết
Vùng biển Phan Thiết trải dài từ 10 độ 45 đến vĩ Bắc, vùng nội thuỷ kéo dài từ bờ biển ra đường
cơ sở thẳng trên dưới 100km, chưa kể ranh giới lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của nước Việt Nam
nằm trước vịnh Phan Thiết, còn kéo dài thêm gấp 3 lần vùng nộ thuỷ nói trên. Do đó, người ta xác định
rằng chẳng những từ trước mà từ nay mãi về sau Phan Thiết luôn gắn liền với ngành kinh tế biển góp
phần làm giàu cho đất nước. Vịnh Phan Thiết nơng, tương đối kín gió, hằng năm cây lá mục và lượng
phù sa do hai con sông Mương Mán và sông Quao đổ ra cửa biển Phan Thiết, Phú Hài cung cấp đều đặn

lượng cát lẫn bùn, nhờ đó nước biển thêm chất màu thích hợp cho phù sinh vật sinh sôi phát triển làm
mồi cho các loại moi ruốc… các loại tôm, cua, ốc, cá tầng đáy cũng như các loại cá nổi, cá tầng giữa
luôn có nguồn thức ăn để ổn định mơi trường sinh trưởng.
Vịnh Phan Thiết lại nằm trên dịng hải lưu nóng lạnh mà thiên nhiên đã ưu đãi cho bờ biển Việt
Nam. Mùa đơng dịng hải lưu đưa luồng nước từ đông bắc xuống tây nam vào mùa hè ngược lại. Chính
dịng hải lưu mùa hè đã quyến rũ những đàn cá từ Vịnh Thái Lan đến biển Việt Nam tìm mồi. Trong q
trình di trú lần theo hướng đơng bắc đến vịnh Phan Thiết gặp mồi nhiều biển êm, đàn cá tụ họp sinh sản.
Với nguồn hải sản phong phú, đi đơi với thời tiết thuận lợi ngư dân có thể bám biển quanh năm
với các loại nghề thích hợp. Nếu Bình Thuận là ngư trường lớn của cả nước, thì Phan Thiết là trung tâm
nghề cá của tỉnh. Sản lượng khai thác sản lượng hàng năm gần đây của riêng tàu thuyền Phan Thiết trên
30.000tấn chiếm trên 30% của tỉnh.
Phan thiết cịn là trung tâm tơm giống của phía Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Hiện có 61 trại tôm
giống. Tôm giống của Phan thiết trong những năm qua đã cung cấp cho 250ha nuôi tôm thương phẩm
trong cả tỉnh và còn xuất bán cho khách hàng nhiều tỉnh Nam Bộ như: Tiền Giang, Bến Tre, Kiên giang,
Cà Mau…năng suất tôm thương phẩm đạt loại cao so với cả nước, bình quân 1tấn/ha/vụ, mỗi năm 2-3vụ.
Nghề cá Phan Thiết đã và đang là thế mạnh của kinh tế địa phương, nay lại được chủ trương cơng
nghiệp hố – hiện đại hoá của đảng hỗ trợ, cùng với ý thức bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, sự hiểu biết đầu tư
khoa học kỹ thuật ngày một nâng cao, nhất định sẽ nhanh chóng trở thành một trung tâm nghề cá của khu
vực với cảng cá cồn chà hiện đại đang xây dựng, có sức đậu cho hàng trăm tàu cơng suất 1000CV, thu
hút các đội tàu cả nước ta và nước ngoài đến đây làm ăn để cùng phát triển.
Nhà máy nước suối Vĩnh Hảo
Thuộc xã Vĩnh Hảo huyện Tuy Phong, cách QL 1A 1 km. Trước 1975, nước suối Vĩnh Hảo là một
trong những sản phẩm nổi tiếng trên thị trường Đơng Nam Á. Dịng suối Vĩnh Hảo được xem là linh
thiêng đối với người Chăm xưa.
Năm 1301, thái thượng hồng Trần Nhân Tơng cùng đồn Chiêm Quốc du ngoạn, ông đã từng
hứa gả con gái là Huyền Trân Công Chúa cho vua Chế Mân. Tháng 6/1306, Chế Mân dâng 2 Châu Ơ và
Lý để làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân. Trong thời gian sống ở Chiêm Quốc, Huyền Trân và Chế
Mân thường đi thưởng ngoạn ở dịng suối này. Do thấy phong cảnh hữu tình và dòng suối đẹp nên Huyền
Trân đặt tên là Vĩnh Hảo để nói lên sự giao hảo bền chặt giữa hai nước Việt-Chăm.
Năm 1928 được người Pháp khai thác gọi là Vichy giống như loại nước khoáng nổi tiếng bấy giờ

của Pháp. Nước suối Vĩnh Hảo được chính thức nghiên cứu năm 1945. Nước suối Vĩnh Hảo thực sự lớn
mạnh khi trở thành một cơng ty cổ phần tài chính Sài Gịn hợp tác với cơng ty nước giải khát Tribeco với
vốn ban đầu là 10 tỉ đồng.
Bãi biển Cà Ná
23


Tài liệu thuyết minh xuyên việt
Bãi biển Cà Ná nằm sát bờ biển. Cà Ná có vị trí thuận lợi cho việc tham quan, chúng ta có thể
dừng chân tại Cà Ná thưởng thức cảnh đẹp và nghỉ ngơi để tiếp tục cho cuộc du ngoạn. Cà Ná có khơng
khí trong lành và cả những hoạt động rất phong phú.
Hành trình trên quốc lộ 1A, khi đến đoạn giáp ranh Bình Thuận- Ninh Thuận, biển Cà Nà hiện ra
bát ngát, bao la được mệnh danh là “nàng công chúa ngủ quên”. Biển xanh, cát trắng, ghềnh đá, núi
non... cộng với các tuyến đường giao thông uốn lượn qua các eo biển, tạo cho Cà Ná một cảnh quan đầy
ngoạn mục với khí hậu nắng ấm quanh năm. Cà Ná có đủ loại hình du lịch leo núi, khám phá những danh
lam, di tích cịn giữ ngun nét hoang sơ, du lịch biển, hải đảo... Nước biển Cà Ná xanh thẳm, có độ mặn
cao hơn các vùng khac từ 3-40, chỉ cần từ bờ lội ra khơi chừng 20 mét, với độ sâu chỉ khoảng 1-1,5 mét,
du khách có thể thỏa sức ngắm các rạn san hô rất đẹp ẩn sau tầng nước. Bãi tắm trải dài xa hút, cát trắng
tinh anh, sạch sẽ. Những ghềnh đá hoa cương điểm xuyến thêm nét đẹp đặc trưng của Cà Ná. Chính
những ghềnh đá này tạo nên nhiều hang động kỳ bí như: hang Ông Phật, ghềnh Ông Nồng, giếng Đục...
Đến đây, du khách sẽ được đắm mình trong dịng nước xanh mát, chiêm ngưỡng những mỏm đá
đủ loại hình thù nằm sát mép bờ, chụp ảnh lưu niệm hoặc tổ chức leo núi, thưởng thức các món ăn đặc
sản, thăm các danh thắng, các cơng trình văn hóa đặc sắc, các làng nghề truyền thống của dân tộc Chăm
thuộc huyện Ninh Phước, đi thuyền ra đảo Cù Lao Câu, tắm nước khoáng Vĩnh Hảo…
Trong tiếng Chăm có nghĩa là tiên sa. Đây là nơi mà gia đình các vua Chăm Pa thường đến nghỉ
ngơi và săn bắt. Hiện nay Cà Ná là một bãi biển đẹp, cát trắng, biển trong xanh. Cà Ná thuộc Bình Thuận
và cũng là ranh giới giữa Bình Thuận và Ninh Thuận. Phóng tầm mắt về hướng biển khoảng 6 km chúng
ta thấy một hòn đảo nổi lên giữa biển như một chiec hàng khơng mẫu hạm: đó chính là Cù Lao Câu một
trong những nơi hiện nay có mơi trường sinh thái biển tốt nhất Việt Nam hiện nay. Năm 1998 đã được
Unessco tài trợ 2 triệu USD để bảo vệ rặng san hô ngầm từ Cù Lao Câu đen Hịn Mun (Khánh Hịa).

TỈNH NINH THUẬN
*

Diện tích: 3.427 km2

*

Dân số: 483.400 người

*

Tỉnh lỵ: Phan Rang

*

Tỉnh Ninh Thuận bao gồm thị xã Phan Rang và ba huyện: Ninh Sơn, Ninh Hải và

Ninh Phước.
Ninh Thuận là 1 tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, Bắc giáp Khánh Hòa, Tây giáp với Lâm
Đồng, Nam giáp với Bình Thuận và Đông giáp biển Đông. Ninh Thuận được bao bọc bởi 3 mặt là núi:
phía Bắc và Nam là 2 dãy núi nhơ ra biển, phía Đơng là vùng núi cao của tỉnh Lâm Đồng. Địa hình có 3
dạng: miền núi, đồng bằng, vùng ven biển. Nơi đây có hai hệ thống sơng chính đó là: hệ thống sơng Cái
bao gồm các sông nhánh như sông Mê Lam, sông Sắt, sông Ông, sông La, sông Quao … và hệ thống các
sông suối nhỏ phân bố ở phía Bắc và Nam của tỉnh như sông Trâu, sông Bà Râu.
Ninh Thuận nằm trong vùng khơ hạn nhất nước ta, khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng là
khơ nóng, gió nhiều và bốc hơi mạnh, khơng có mùa đơng. Nhiệt độ trung bình năm là 27 0C, lượng mưa
trung bình 705 mm và tăng dần theo độ cao lên đến 1100 mm ở vùng miền núi. Một năm có 2 mùa: mùa
mưa từ tháng 5 ->11 và mùa khô từ tháng 12 ->5 năm sau.
Vì có khí hậu và vùng đất không được như những vùng khác trong nước nên Ninh Thuận có
những vùng chuyên sản xuất chuyên canh như nho, thuốc lá, mía, đường, bơng, tỏi, hành và ni trồng

thủy sản vì nơi đây là vùng ven biển.
24


Tài liệu thuyết minh xuyên việt
Ninh Thuận là 1 bức tranh hài hòa giữa đồng bằng, đồi núi và biển cả. Nằm trong cụm du lịch
quốc gia thuộc tam giác Đà Lạt-Nha Trang-Phan Rang. Ninh Thuận có vườn quốc gia Núi Chúa…
Ninh Thuận là một tỉnh phía nam miền Trung Việt Nam. Đây là mảnh đất sinh sống của một số
lượng lớn những người Chàm. Trong lịch sử, dân tộc Chàm đã từng là một quốc gia hùng mạnh và tại
đây cịn nhiều những di tích lịch sử và văn hóa của người Chàm cổ như Tháp Chàm, ... Tất cả tạo nên
một sức thu hút lớn cho du khách.
Ninh Thuận nằm dọc theo bờ biển, chính điều này đã đem đến nhiều bãi biển đẹp và nguồn hải
sản dồi dào tạo thế mạnh rất lớn cho việc phát triển kinh tế của tỉnh.
Thành Phố Phan Rang
Dân số khoảng 80.000 người, nằm bên bờ sông Cái. Khu vực Phan Rang có nhiều người Chăm
sinh sống. Phan Rang có nho là đặc sản nổi tiếng. Tại trung tâm thị xã có một ngã ba rẽ trái 110 km là
đến Đà Lạt. Đồng bằng Phan Rang trù phú nhờ cơng trình đập thủy điện Đa Nhim.
Dân tộc Chăm
Người Chăm cịn có tên gọi là Chàm, Chiêm, Chiêm Thành… Người Chăm có dân số 98.971
người thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo. Vương quốc Chămpa tồn tại từ thế kỷ II đến đầu thế kỷ XVII. Lãnh
thổ kéo dài từ Quảng Bình đến Bình Thuận, số còn lại cư trú ở An Giang, Phú Yên, TP.HCM, Bình Định,
Tây Ninh. Vào thế kỷ XV sau những lần giao tranh với Đại Việt thất bại, một số người đã chạy sang
Campuchia. Đến thế kỷ XVII họ lại trở về. Vào những năm 1940 do chiến tranh họ lại di chuyển lên
sống và định cư ở TP.HCM.
Dân tộc Chăm có hai bộ phận Cau và Dừa, giữa hai bộ phận này thường xảy ra tranh chấp cho đến
thế kỷ II sau công nguyên, Khu Liên chống lại nhà Hán lập ra Lâm Ấp, sau đó cháu là Phạm Phật đã
thống nhất hai bộ phận này và lập ra nước Chămpa. Kinh đơ của nước Chămpa lúc đó là Trà Kiệu cách
Đà Nẵng 70 km về phía Tây Nam mà sử gọi là Sinhapura (thành phố sư tử) nằm bên bờ sông Thu Bồn
nay thuộc xã Duy Sơn.
Từ thế kỷ IX kinh đơ được chuyển ra phía Bắc tại làng Đồng Dương nằm bên bờ sông Ly Ly, là

một nhánh sông Thu Bồn, cách cố đô Trà Kiệu 25 km về phía Nam có tên là Indrapura, vương triều này
cịn gọi là vương triều Phật Giáo vì trong giai đoạn này Phật Giáo phát triển thành quốc giáo lấn áp cả
Ấn Giáo. Đồng Dương là nơi tập hợp đền chùa, cung điện chứ không tách ra như vương triều trước. Vào
cuối thế kỷ X, kinh đô Đồng Dương bị tấn công nhiều lần nên vào những năm 1000 thì dời về Đồ Bàn
với trung tâm được đánh dấu là tháp Cánh Tiên.
Làng của người Chăm gọi là Plây, xung quanh khơng có cây cối hoặc chỉ có vài cây me vì họ cho
rằng ma quỷ trú ngụ trên những cây to. Nhà được xây dựng về hướng Nam. Một gia đình sống trong
khn viên có hàng rào bằng cây khô. Người Chăm sống theo chế độ mẫu hệ. Mỗi gia đình có những
ngơi nhà xây cất gần nhau theo một trật tự gồm: một căn nhà lớn cho cả nhà gọi là Thang Yơ, đến khi
con gái lớn lấy chồng thì mọi người nhường căn nhà đó cho cô và cất căn nhà khác bên cạnh gọi là
Thang Mưyân. Khi cô con gái thứ hai lấy chồng cô cả phải ra ở cạnh để nhường cho cô em. Cơ con gái út
được hưởng nhà đó và có nhiệm vụ giữ Chick Atâu-là một cái giỏ tre đựng đồ quý của gia đình để cúng
giỗ gia đình.
Người Chăm ăn cơm gạo được nấu trong nồi đất. Thức ăn gồm thịt, cá, rau củ do săn bắt, hái
lượm, chăn nuôi. Người Chăm ở Bình Thuận, Ninh Thuận ăn bằng đũa. Người Chăm theo đạo Hồi
khơng ăn thịt bị vì bị là vật linh thiêng. Họ cũng khơng ăn heo vì heo là con vật dơ bẩn. Họ có món
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×